25 Các doanh nghiệp bảo hiểm luôn nhận thức rằng với những rủi ro mình gánh chịu được quản lý theo nguyên tắc số đông tham gia gánh chịu cho số ít bị tổn thất, tuy nhiên trong thực tế kh
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI 7: NHỮNG ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA
ĐỒNG BẢO HIỂM VÀ TÁI BẢO HIỂM
GVHD: TS.Nguyễn Tấn Hoàng Nhóm sinh viên thực hiện của lớp Ngân hàng 12
Trang 2MỤC LỤC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1
MỤC LỤC 2
5.Các phương tức tái bảo hiểm: 10
Tài liệu tham khảo: 25
Các doanh nghiệp bảo hiểm luôn nhận thức rằng với những rủi ro mình gánh chịu được quản lý theo nguyên tắc số đông tham gia gánh chịu cho số ít bị tổn thất, tuy nhiên trong thực tế không phải lúc nào nguyên tắc này cũng được đảm bảo tối đa an toàn, các doanh nghiệp bảo hiểm phải đối mặt với việc không tập hợp được đủ số đông cần thiết tham gia hoặc do quy mô thị trường còn nhỏ chưa phát triển (như bảo hiểm hàng không, hàng hải, khai thác dầu khí, lâu đài, các toà nhà cao tầng,…), do doanh nghiệp bảo hiểm không đánh giá hết những rủi ro phải gánh chịu về đối tượng bảo hiểm khi xảy ra tổn thất nghiêm trọng, hàng loạt vượt quá số liệu thống kê dự báo, điều này sẽ làm cho doanh nhiệp bảo hiểm mất cân bằng tài chính và nguy cơ phá sản là khó tránh khỏi Điều này buộc các doanh nghiệp bảo hiểm phải lựa chọn phương pháp phân tán rủi ro theo diện rộng bằng phương thức tái bảo hiểm và đồng bảo hiểm I Đồng bảo hiểm:
1 Khái niệm đồng bảo hiểm:
Đồng bảo hiểm là phương thức phân tán rủi ro theo chiều ngang, bằng cách tập hợp nhiều doanh nghiệp cùng tham gia bảo hiểm cho một đối tượng, như vậy rủi ro tổn thất của đối tượng này được các doanh nghiệp bảo hiểm cùng gánh chịu theo tỉ lệ đã thoả thuận trước đó Phương thức đồng bảo hiểm được áp dụng cho một số trường hợp và phương thức này cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phân tán rủi ro và chia sẻ thị trường bảo hiểm
Được áp dụng khi giá trị bảo hiểm quá lớn (ví dụ bảo hiểm máy bay, tàu biển,…)
2 Mối quan hệ trong đồng bảo hiểm:
Người bảo hiểm A (… %)
Người bảo hiểm B (… %) Người được bảo hiểm
Người bảo hiểm C (… %) Hợp đồng
bảo hiểm
Trang 3Người bảo hiểm D (… %)Như vậy mỗi nhà đồng bảo hiểm chấp nhận một phần trăm nào đó của rủi ro, đổi lại cũng chỉ nhận được một tỷ lệ tương ứng về phí và cũng chỉ phải trả một tỷ lệ bồi thường như thế.
3 Mức chấp nhận:
Tỷ lệ phần trăm rủi ro được chấp nhận bởi mỗi nhà đồng bảo hiểm tuỳ thuộc vào các đặc điểm được xác định trước Nó bị chi phối bởi khả năng tài chính của con người Vì thế mỗi người đồng bảo hiểm phải xác định cho mình một “Mức chấp nhận” hay còn gọi là “Mức ký kết”
Mức chấp nhận là số tiền tối đa mà một nhà bảo hiểm có thể chấp nhận đảm bảo đối với một rủi ro nhất định
Mức chấp nhận này được xác định theo loại và bản chất của rủi ro
4 Phương diện pháp lý của đồng bảo hiểm
Về mặt pháp lý, người tham gia bảo hiểm phải biết tất cả các nhà đồng bảo hiểm Khi có tổn thất xảy ra, anh ta phải thực hiện việc khiếu nại đòi bồi thường đối với mỗi người nói trên Mỗi người đồng bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm cho phần của mình và không phải chịu trách nhiệm cho nhau Như vậy đồng bảo hiểm có thể coi là một rủi ro được đảm bảo bởi nhiều hợp đồng dưới giá trị
5 Phương diện ứng dụng:
Trên thực tế, nếu đồng bảo hiểm được thể hiện bằng hàng loạt các hợp đồng riêng lẻ thì rất bất lợi cho người được bảo hiểm, do đó chỉ có một hợp đồng duy nhất đượcc thiết lập mang tên của tất cả các nhà đồng bảo hiểm và các phần rủi ro mà họ chấp nhận đảm bảo Bản hợp đồng này sẽ do một trong các đồng bảo hiểm đứng ra đại diện, quản lý trong mối quan hệ với khách hàng Người này sẽ được gọi là người bảo hiểm chủ trì hay Tổ chức chủ trì
6 Đồng bảo hiểm trong bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm tài sản:
• Trong bảo hiểm tài sản:
Trong bảo hiểm tài sản, khi đơn bảo hiểm có điều khoản này thì đồng bảo hiểm xác định
số tiền mà công ty trả trong mỗi tổn thất theo quan hệ tỷ lệ sau đây:
Số tiền công ty bảo hiểm phải trả = (Số tiền tổn thất) x (số tiền bảo hiểm thực tế) / (Số tiền yêu cầu phải bảo hiểm)
Trong đó:
Trang 4Số tiền yêu cầu phải bảo hiểm = (Giá trị của tài sản được bảo hiểm) x (tỷ lệ đồng bảo hiểm theo điều khoản đồng bảo hiểm)
Thí dụ:
- Giá trị của một toà nhà là 100.000USD
- Tỷ lệ số tiền yêu cầu phải bảo hiểm theo điều khoản đồng bảo hiểm là 80%
- Tổn thất do cháy nhà là 60.000USD
- Số tiền bảo hiểm thực tế là: 75.000USD
Lưu ý rằng việc bồi thường cho người được bảo hiểm về một tổn thất tài sản sẽ không bao giờ vượt (1) số tiền tổn thất thực tế; (2) số tiền giới hạn trên đơn bảo hiểm; (3) số tiền xác định bởi tỷ lệ đồng bảo hiểm Thông thường áp dụng số tiền nhỏ hơn trong 3 số tiền trên
• Trong bảo hiểm sức khoẻ :
Khi Người được bảo hiểm và Người bảo hiểm chia sẻ chi phí y tế theo tỷ lệ thoả thuận thì đồng bảo hiểm là phần tổn thất Người được bảo hiểm phải chịu Thí dụ trong một số đơn bảo hiểm, Người bảo hiểm trả 75-80% chi phí thuốc men được bảo hiểm và Người được bảo hiểm trả phần chi phí còn lại Trong những đơn bảo hiểm khác, sau khi Người được bảo hiểm trả số tiền theo mức khấu trừ, Người bảo hiểm trả 75-80% số chi phí y tế được bảo hiểm vượt quá mức khấu trừ và Người được bảo hiểm trả phần còn lại cho đến khi đạt mức tối đa (thí dụ: 5.000USD) Người bảo hiểm trả 100% số chi phí y tế được bảo hiểm vượt quá con số 5.000USD này cho tới các giới hạn ghi trong đơn bảo hiểm
7 Ví dụ:
Một rủi ro cần được bảo hiểm có trị giá 2000000 USD Có 3 tổ chức tham gia đồng bảo hiểm Khả năng của các tổ chức như sau:
- Tổ chức A chủ trì có mức nhận tối đa là 1000000 USD
- Tổ chức B có mức nhận tối đa là 800000 USD
- Tổ chức C có mức nhận tối đa là 200000 USD
Phí bảo hiểm (phí gộp hay là phí thương mại) là 8000 USD Việc phân chia phí bảo hiểm
và bồi thường tổn thất giữa 3 tổ chức theo bảng sau:
Trang 5Đồng bảo hiểm A
Đồng bảo hiểm B
Đồng bảo hiểm C
1000000800000200000
504010
40003200800
25000020000050000
1000000800000200000
Trang 6II Tái bảo hiểm:
1 Định nghĩa:
Tái bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó một tổ chức bảo hiểm chuyển cho một tổ chức bảo hiểm khác một phần rủi ro mà anh ta đã chấp nhận đảm bảo.hay nói một cách chung và đơn giản nhất là: “Tái bảo hiểm là bảo hiểm lại cho bảo hiểm”
Mối quan hệ trong tái bảo hiểm
Ví dụ : Một công ty bảo hiểm A chỉ có khả năng thanh toán tiền bồi thường tối đa là 1
triệu USD, muốn bảo hiểm cho một chiếc tàu chở một khối lượng hàng hóa lớn trị giá 10 triệu USD Nếu giả sử không có tái bảo hiểm thì công ty bảo hiểm A không thể ký hợp đồng bảo hiểm với chủ tàu đó được, vì khi không may có tổn thất toàn bộ xảy ra công ty bảo hiểm A sẽ bị phá sản Nhưng do có hình thức tái bảo hiểm nên công ty bảo hiểm A vẫn ký được hợp đồng bảo hiểm với chủ tàu bảo hiểm cho con tàu trị giá 10 triệu USD Sau khi ký hợp đồng, công ty bảo hiểm A dùng phương pháp tái bảo hiểm phân tán bớt mức trách nhiệm mà mình phải gánh chịu Trong trường hợp này, công ty bảo hiểm A chỉ giữ lại 10%, còn 90% của 10 triệu USD công ty
(Người nhượng tái bảo hiểm)
Người tái bảo hiểm
(Người nhận TBH) Hợp đồng BH
Người tái bảo hiểm
(Người nhận chuyển nhượng tái bảo hiểm) Hợp đồng TBH
Hợp đồng chuyển nhượng TBH
Trang 7bảo hiểm A chuyển cho các công ty tái bảo hiểm khác, ví dụ như 50% cho công ty tái bảo hiểm
B và 40% cho công ty tái bảo hiểm C
2 Ph ương diện pháp lý :
Trong tái bảo hiểm, người được bảo hiểm chỉ cần biết nhà bảo hiểm gốc ban đầu và là người duy nhất chịu trách nhiệm đảm bảo cho rủi ro của mình chứ người được bảo hiểm không cần biết đến người nhận tái bảo hiểm
Hợp đồng tái bảo hiểm là hợp đồng giữa công ty tái bảo hiểm và công ty bảo hiểm gốc, người được bảo hiểm không liên quan gì đến trong hợp đồng này.Trong thực tế, phần lớn những người được bảo hiểm không hề biết một chút nào về tái bảo hiểm đang tồn tại
3 Sự cần thiết phải tiến hành tái bảo hiểm:
Các tổ chức nhận bảo hiểm rủi ro cho các bên tham gia bảo hiểm Đến lượt mình, các tổ chức nhận bảo hiểm (Người bảo hiểm gốc) cũng trở thành đối tượng được bảo hiểm Bởi vì, một khi những tai nạn rủi ro của người được bảo hiểm xảy ra liên tục vượt quá khả năng tài chính của
tổ chức bảo hiểm gốc, sẽ gây khó khăn cho tổ chức đó và có thể đưa đến phá sản Vì vậy một nghiệp vụ mới xuất hiện để đảm bảo cho người bảo hiểm – đó là nghiệp vụ tái bảo hiểm
Như vậy, “tái bảo hiểm là bảo hiểm cho những rủi ro mà người bảo hiểm phải gánh chịu” Nói cách khác, tái bảo hiểm là quá trình người bảo hiểm chuyển một phần trách nhiệm đã chấp nhận với người được bảo hiểm cho người bảo hiểm khác bằng cách nhượng lại cho họ một phần phí bảo hiểm qua hợp đồng tái bảo hiểm
Có thể thấy sự cần thiết của tái bảo hểm qua các lý do sau:
a) An toàn:
Một trong số những lý do để mua bảo hiểm là người được bảo hiểm muốn giảm bớt lo âu
về sự không chắc chắn của tổn thất Mua bảo hiểm tạo ra yếu tố an tâm Công ty bảo hiểm cũng tìm kiếm sự an toàn, an tâm và đạt được những điều này bằng việc mua bảo hiểm
Trang 8bảo hiểm gốc có khả năng tăng năng lực của họ để chấp nhận dịch vụ, góp phần giữ được thị trường, nâng cao vị thế và giữ được uy tín với khách hàng.
4 Phân loại tái bảo hiểm
Căn cứ vào tính chất các loại tái bảo hiểm, toàn bộ các hợp đồng tái bảo hiểm được phân làm ba loại:
• Tái bảo hiểm tạm thời (nhiệm ý)
• Tái bảo hiểm cố định (bắt buộc)
• Tái bảo hiểm mở sẵn (dự ước)
a) Tái bảo hiểm tạm thời:
Đây là loại hợp đồng dùng để giải quyết việc phân tán rủi ro một cách tạm thời và cũng là hợp đồng tái bảo hiểm đầu tiên ra đời trong lịch sử tái bảo hiểm
Hợp đồng tái bảo hiểm tạm thời có những đặc điểm sau:
• Mỗi rủi ro phát sinh muốn được tổ chức tái bảo hiểm chấp nhận phải tiến hành một lần thương lượng và như vậy làm phát sinh chi phí lớn
• Điều khoản hợp đồng tái bảo hiểm không nhất thiết thống nhất với điều khoản hợp đồng gốc.Thời hạn bắt đầu và kết thúc trách nhiệm của người nhận tái bảo hiểm có thể không trùng với trách nhiệm của hợp đồng bảo hiểm gốc
• Cả tổ chức nhận tái bảo hiểm và tổ chức nhượng tái bảo hiểm đều có quyền tự do lựa chọn: hoàn toàn không có sự bắt buộc nhượng hoặc nhận đối với người bảo hiểm gốc và người nhận tái bảo hiểm.Vì vậy, tổ chức tái bảo hiểm có điều kiện để nghiên cứu kỹ và kiểm tra từng rủi ro riêng lẻ trước khi quyết định chấp nhận hay
từ chối rủi ro được đề nghị
b) Tái bảo hiểm cố định:
Trang 9Theo sự phát triển của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, phương pháp tái bảo hiểm cho toàn bộ tổng lượng rủi ro được bắt đầu áp dụng rộng rãi Đó là tái bảo hiểm bắt buộc hay còn gọi
là tái bảo hiểm cố định
Tính chất của hợp đồng tái bảo hiểm cố định không cho phép tổ chức nhượng tái bảo hiểm và tổ chức nhận tái bảo hiểm lựa chọn rủi ro
Hợp đồng tái bảo hiểm cố định mang những đặc điểm sau:
• Có tính chất bắt buộc đối với cả bên nhượng và nhận tái bảo hiểm Khi phát sinh các dịch vụ qui định, bắt buộc tổ chức nhượng tái bảo hiểm phải có nghĩa vụ chuyển nhượng, đồng thời cũng bắt buộc tổ chức nhận tái bảo hiểm phải nhận các dịch vụ tổ chức chuyển nhượng giao, không được phép từ chối
• Mang tính chất toàn diện, bao gồm tất cả các loại nghiệp vụ Tức là mọi nghiệp
vụ tổ chức bảo hiểm gốc nhận trực tiếp từ những người tham gia bảo hiểm đều có thể chào tái bằng một hợp đồng bảo hiểm cố định
• Hợp đồng mang tính chất lâu dài, thời hạn có thể là một năm hoặc vô hạn định
• Khi xét thấy có vấn đề nghi vấn, không còn tiếp tục được nữa thì cả hai bên đều
có quyền từ bỏ hợp đồng nhưng phải được thông báo trước ít nhất là 30 ngày.c) Tái bảo hiểm mở sẵn:
Đây là loại tái bảo hiểm kết hợp giữa tái bảo hiểm tạm thời với tái bảo hiểm cố định Hợp đồng tái bảo hiểm loại này mang những đặc điểm sau:
• Tổ chức nhượng tái bảo hiểm có quyền tự do lựa chọn, tùy ý tái bảo hiểm theo phương thức nào nhưng tổ chức nhận tái bảo hiểm bắt buộc nhận mọi dịch vụ mà
tổ chức nhượng tái bảo hiểm chuyển giao
• Tái bảo hiểm mở sẵn không áp dụng cho mọi nghiệp vụ mà chỉ áp dụng cho một loại nghiệp vụ đặc biệt
• Kỳ hạn của hợp đồng tái bảo hiểm mở sẵn không nhất thiết phải trùng với kỳ hạn của hợp đồng bảo hiểm gốc
Trang 105 Các phương tức tái bảo hiểm:
Để tiến hành phân tán rủi ro các tổ chức bảo hiểm đã vận dụng nhiều phương thức tái bảo hiểm khác nhau Có thể chia ra làm 2 phương thức tái bảo hiểm khác nhau căn cứ vào việc phân chia quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên trong hợp đồng tái bảo hiểm hai phương thức đó là:Tái bảo hiểm tỉ lệ và tái bảo hiểm không tỉ lệ
a) Tái bảo hiểm tỉ lệ:
Tái bảo hiểm tỉ lệ là tái bảo hiểm thực hiện việc phân chia rủi ro theo tỉ lệ trên số tiền bảo hiểm Người nhận tái bảo hiểm chấp nhận đảm bảo một tỉ lệ phần trăm và chịu trách nhiệm bồi thường cũng theo tỉ lệ phần trăm này.Dựa vào thời gian và cách thức xác định tỉ lệ phần trăm của mỗi bên, phương thức tái bảo hiểm tỉ lệ được chia ra làm 2 loại:
• Tái bảo hiểm số thành: Là phương thức tái bảo hiểm mà mọi quan hệ giữa tổ chức
nhượng tái bảo hiểm và tổ chức nhận tái bảo hiểm đều được phân chia theo tỉ lệ phần trăm cố định, tỉ lệ phần trăm này được xác định ngay từ khi ký kết hợp đồng Việc phân
bổ phí và trách nhiệm bồi thường (nếu có) giữa tổ chức nhượng tái bảo hiểm và tổ chức nhận tái bảo hiểm đều dựa và tỷ lệ phần trăm mà 2 bên thỏa thuận
Ví dụ: Tổ chức bảo hiểm X trong năm nghiệp vụ bảo vệ các hợp đồng rủi ro hỏa hoạn
của mình bằng một hợp đồng tái bảo hiểm số thành, được xác định như sau:
Người nhượng giữ lại 35%, Người nhận chịu trách nhiệm 65%
Trong năm nghiệp vụ đã phát sinh các hợp đồng gốc với số tiền bảo hiểm (STBH), phí bảo hiểm gốc và thiệt hại phải bồi thường như sau:
Trang 11Phân chia trách nhiệm về số tiền bảo hiểm
Phân chia phí bảo hiểm gốc và số tiền bồi thường
Bảng 3.6 Bảng phân chia PBH và bồi thường
• Tái bảo hiểm thặng dư:
Theo phương thức tái bảo hiểm này trước hết tổ chức nhượng tái bảo hiểm xác định cho mình một số tiền giữ lại nhất định, ngoài số tiền giữ lại đối với mỗi đơn vị rủi ro, phần vượt quá
Trang 12sẽ được chuyển giao cho các tổ chức nhận tái bảo hiểm Trách nhiệm bồi thường của các bên được tính toán trên cơ sở tỷ lệ giữa số tiền của mỗi bên gánh chịu trên tổng trách nhiệm trong hợp đồng Trách nhiệm của mỗi tổ chức nhận tái bảo hiểm được xác định theo bội số lần mức giữ lại của tổ chức nhượng tái bảo hiểm.
Ví dụ: Tổ chức bảo hiểm Y trong năm N bảo vệ các hợp đồng rủi ro hỏa hoạn của mình
bằng một hợp đồng tái bảo hiểm mức dôi (thặng dư) được xác định như sau:
Mức giữ lại đối với:
A- Rủi ro thông thường: 1.000.000 UM
B- Rủi ro công nghiệp: 500.000 UM
C- Rủi ro thương nghiệp: 800.000 UM
Trách nhiệm của người nhận tái:
Trang 13 Phân chia trách nhiệm về số tiền bảo hiểm
Phân chia Người nhượng Mức dôi thứ 1 Mức dôi thứ 2
Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ
Trang 14- Phân chia số tiền bồi thường
Bảng 3.9 Bảng phân chia bồi thường
-b) Tái bảo hiểm không tỷ lệ:
Phương thức tái bảo hiểm không tỷ lệ là phương thức tái bảo hiểm mà việc phân chia
trách nhiệm giữa tổ chức nhượng tái bảo hiểm và tổ chức nhận tái bảo hiểm được dựa trên cơ sở
số tiền bồi thường tổn thất Phương thức tái bảo hiểm này bao gồm hai phương thức cụ thể:
• Tái bảo hiểm vượt mức tổn thất
• Tái bảo hiểm vượt mức tỷ lệ tổn thất
Tái bảo hiểm vượt mức tổn thất: Theo phương thức tái bảo hiểm này, tổ chức nhượng
tái bảo hiểm giữ lại cho mình một số tiền bồi thường nhất định Phần thiệt hại vượt quá số tiền bồi thường giữ lại đó tổ chức nhượng sẽ chuyển cho các tổ chức nhận tái bảo hiểm
Ví dụ: Công ty nhượng tái bảo hiểm xác định số tiền bồi thường giữ lại là 300.000
USD.Nếu tổn thất xảy ra nhỏ hơn hoặc bằng 300.000 USD thì công ty nhượng tái bảo hiểm sẽ bồi thường 300.000 USD, còn công ty nhận tái bảo hiểm vượt mức bồi thường chịu bồi thường phần vượt quá 300.000 USD
Việc phân chia trách nhiệm giữa công ty nhượng tái bảo hiểm và tổ chức nhận tái bảo hiểm giống như việc phân chia trách nhiệm trong phương thức tái bảo hiểm thặng dư, chỉ khác ở chổ tái bảo hiểm thặng dư dựa vào số tiền bảo hiểm còn tái bảo hiểm vượt mức bồi thường dựa