- Cũng như ở tất cả các doanh nghiệp, điều kiện đầu tiên của nhà quản lý luôn quan tâm đến vấn đề kiểm soát nội bộ KSNB thì hệ thống ngành BHXH cũngđặt nhiệm vụ kiểm soát và nhất là côn
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
* * *
LÊ THỊ THANH TÂM
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI
BỘ CÁC KHOẢN THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ BÀ RỊA
LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Trang 2
Đồng Nai – Năm 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
* * *
LÊ THỊ THANH TÂM
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI
BỘ CÁC KHOẢN THU BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ BÀ RỊA
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Người hướng dẫn khoa học:
PGS TS HÀ XUÂN THẠCH
Trang 3Đồng Nai – Năm 2014
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Lạc Hồng, Tác
giả đã hoàn thành luận văn trình độ Thạc sỹ với đề tài “Hoàn thiện công tác kiểm
soát nội bộ các khoản thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội thành phố Bà Rịa”
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân tác giả đã nhậnđược sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo và một số cán bộ, viên chức cơ quan Bảohiểm xã hội thành phố Bà Rịa
Có được thành quả này, cho phép tác giả được bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đếnQuý Thầy, Cô đã đem hết tâm huyết của mình để truyền đạt những kiến thức quý
báu trong suốt thời gian vừa qua; Và đặc biệt là PGS.TS Hà Xuân Thạch – người
Thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt quá trình tác giả nghiên cứu và thựchiện đề tài
Xin cùng bày tỏ lòng biết ơn tới các Thầy, Cô trong khoa Sau đại học TrườngĐại học Lạc Hồng đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả trong quá trình họctập, nghiên cứu
Cuối cùng, tác giả cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cơ quan Hội Cựu chiếnbinh thành phố Bà Rịa, gia đình, bạn bè, người thân đã tận tình giúp đỡ và tạo điềukiện thuận lợi nhất để tác giả hoàn thành khóa học và luận văn này
Tác giả luận văn
Lê Thị Thanh Tâm
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tác giả luận văn: Lê Thị Thanh Tâm, học viên lớp Cao học khóa 4, ngành Kế toán, Khoa Sau Đại học, Trường Đại học Lạc Hồng, xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Những nội dung trong luận văn, cụ thể là những phân tích, đánh giá về thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị Bảo hiểm xã hội thành phố Bà Rịa; Các đề xuất và giải pháp là do tôi tự nghiên cứu, không sao chép.
Luận văn kế thừa có chọn lọc những công trình nghiên cứu về kiểm soát nội bộ tại Việt Nam và trên thế giới Các tài liệu tham khảo để thực hiện luận văn đều được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng.
Đồng Nai, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn
Lê Thị Thanh Tâm
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tại các quốc gia trên thế giới, chính sách Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y
tế (BHYT) là nền tảng cơ bản cho an sinh xã hội (ASXH), là một trong những chínhsách lớn góp phần bảo đảm ổn định đời sống cho người lao động, ổn định chính trị,trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ tổ quốc
Ở nước ta, trong suốt quá trình thành lập và phát triển, Đảng ta đã luôn quantâm đến việc hình thành và phát triển chính sách BHXH, BHYT đối với lao động.BHXH vừa mang tính kinh tế nhưng cũng mang tính nhân đạo của Nhà nước tanhằm đảm bảo cuộc sống cho người lao động trước những biến cố làm giảm hoặcmất thu nhập Hơn hết mục tiêu cần thực hiện là mở rộng đối tượng tham giaBHXH cho mọi người dân nhưng hiện nay vì nhiều nguyên nhân mục tiêu đó chưathực hiện được, vẫn còn có nhiều tồn tại cần được giải quyết Kiểm soát thu BHXH
là một quy trình không thể thiếu trong hoạt động BHXH nhằm đạt được các mụctiêu về hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động
Bảo hiểm xã hội thành phố Bà Rịa là một bộ phận quan trọng trong hệ thốngquản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam, là cơ sở để thực hiện công tác BHXH Bảohiểm xã hội thành phố Bà Rịa là cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh, có chức năng giúpgiám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện chế độ chính sách BHXH, BHYT, quản lýthu, chi BHXH, BHYT trên địa bàn thành phố theo phân cấp quản lý của BHXHViệt Nam và quy định của pháp luật BHXH thành phố chịu sự quản lý trực tiếp,toàn diện của giám đốc BHXH tỉnh và chịu sự quản lý hành chính Nhà nước củaUBND thành phố Bà Rịa
Việc thất thoát nguồn thu BHXH hiện nay của ngành BHXH Việt Nam nóichung và BHXH thành phố Bà Rịa nói riêng, đang là vấn đề mà các nhà quản lýtrong ngành BHXH quan tâm hàng đầu Để tăng cường công tác quản lý nguồn thu,một trong những biện pháp mà BHXH thành phố Bà Rịa phải thực hiện là hoànthiện hệ thống kiểm soát nội bộ các khoản thu tại đơn vị Vì công tác kiểm soát nội
Trang 6bộ được thực hiện tốt sẽ góp phần vào việc cũng cố công tác tổ chức hoạt động củađơn vị ngày càng hiệu quả, ngăn ngừa được sai sót, gian lận trong hoạt động củađơn vị cũng như hoạt động thu BHXH tại BHXH thành phố Bà Rịa
- Cũng như ở tất cả các doanh nghiệp, điều kiện đầu tiên của nhà quản lý
luôn quan tâm đến vấn đề kiểm soát nội bộ (KSNB) thì hệ thống ngành BHXH cũngđặt nhiệm vụ kiểm soát và nhất là công tác kiểm soát thu tại các cơ quan BHXH và
tổ chức xây dựng chuẩn mực kiểm soát, hoàn thiện công tác kiểm soát nguồn thutrong nội bộ ngành BHXH để quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn thu các quỹBHXH, quỹ BHYT, quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) nhằm đảm bảo tính ổn địnhchính sách ASXH tạo môi trường bình đẳng, thúc đẩy các doanh nghiệp cạnh tranh,phát triển kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa (XHCN) (Võ Năm
(2012), Hoàn thiện công tác kiểm soát thu tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định, Luận
văn thạc sỹ, Trường Đại học Đà Nẵng)
Đi cùng với xu thế phát triển của đất nước, với quy mô ngày càng mở rộng, cáchoạt động của đơn vị diễn ra nhiều hơn với các nội dung ngày càng đa dạng, đốitượng tham gia và số thu BHXH, BHYT, BHTN ngày càng tăng; Tình trạng các cơquan, đơn vị, doanh nghiệp nợ đọng BHXH, BHYT, BHTN ngày càng lớn với thờigian kéo dài, nhưng chưa có chế tài đủ mạnh để buộc các đơn vị nợ đọng nộp đầy
đủ và kịp thời theo quy định của pháp luật Vì lẽ đó, công tác kiểm tra, kiểm soáthoạt động thu BHXH đã được đặt ra tại Bảo hiểm xã hội thành phố Bà Rịa Tuynhiên việc thực hiện còn một số hạn chế
Đề tài nghiên cứu hoàn thiện kiểm soát nội bộ các khoản thu Bảo hiểm xã hộitại Bảo hiểm xã hội thành phố Bà Rịa có ý nghĩa rất quan trọng trong hệ thống quytrình kiểm soát, nhằm tìm ra những tồn tại trong công tác quản lý thu của Bảo hiểm
xã hội thành phố Bà Rịa để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thốngkiểm soát nguồn thu BHXH, BHYT, BHTN có tính khả thi cao, đáp ứng kịp thờicho quá trình quản lý quỹ BHXH tại Bảo hiểm xã hội thành phố Bà Rịa trong giaiđoạn kinh tế phát triển mạnh mẽ hiện nay Do đó, việc xây dựng và hoàn thiện hệthống kiểm soát nội bộ dựa trên cơ sở lý thuyết hiện đại về KSNB trong hoạt độngthu BHXH, BHYT, BHTN là một vấn đề đặt ra cho ngành BHXH nhằm tăng cườngkiểm tra, kiểm soát chặt chẽ nguồn thu các quỹ BHXH, BHYT, BHTN là một khâu
Trang 7quan trọng và cần thiết trong việc quản lý của ngành BHXH hiện nay nhằm ổn địnhchính sách ASXH của Đảng và Nhà nước ta.
Trước tình hình đó, tôi chọn đề tài “Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ các khoản thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội thành phố Bà Rịa” làm đề tài
nghiên cứu hoàn thành khóa học của mình
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về KSNB các khoản thu tại đơn
vị hoạt động công
- Phân tích, đánh giá thực trạng về kiểm soát nội bộ các khoản thu tại Bảo hiểm xã hội thành phố Bà Rịa, chỉ ra những kết quả đạt được và những vấn đề đangđặt ra hiện nay trong quản lý kiểm soát thu BHXH ở Bà Rịa
- Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát nội
bộ các khoản thu tại Bảo hiểm xã hội thành phố Bà Rịa
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống KSNB nói chung và KSNB các khoản thu BHXH
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài đi sâu nghiên cứu về công tác kiểm soát nội bộ các khoản thu tại Bảo hiểm xã hội thành phố Bà Rịa từ năm 2011 đến năm 2013
4 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp thực hiện gồm:
- Về lý luận: Vận dụng lý luận chung về KSNB theo báo cáo Uỷ ban tổ chức đồng bảo trợ của Ủy ban Treadway (COSO) năm 1992, đồng thời vận dụng chủ yếutheo Tổ chức Quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao (INTOSAI) 1992 và các bảnhướng dẫn về KSNB trong hoạt động công tại Việt Nam và thành phố Bà Rịa
- Về thực trạng: chủ yếu sử dụng kết hợp phương pháp định tính và thống kê
mô tả để nghiên cứu Cụ thể:
+ Sử dụng phương pháp so sánh, phân tích để đánh giá các dữ liệu thứ cấp.+ Sử dụng phương pháp thống kê mô tả xử lý dử liệu sơ cấp thông quả kếtquả thu về từ bảng câu hỏi khảo sát với công cụ hỗ trợ chủ yếu là phần mềm excel
+ Kết luận và giải pháp : dùng phương pháp phân tích, tổng hợp, từ đó suydiễn các giải pháp hoàn thành mục tiêu
Trang 85 Các đề tài nghiên cứu có liên quan đã được công bố
Có nhiều công trình nghiên cứu về KSNB đơn vị công, sau đây là một số cáccông trình nghiên cứu đã công bố:
- Nguyễn Thị Phương Liên (2011), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại
cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ, Luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế, Trường
Đại học Nông Nghiệp Hà Nội
Kết quả nghiên cứu của đề tài này là tác giả tập trung nghiên cứu về hệ thốngKSNB đối với hoạt động thu và chi BHXH và đề xuất biện pháp triển khai thựchiện hệ thống KSNB nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan BHXH tỉnhPhú Thọ
- Võ Năm (2012), Hoàn thiện công tác kiểm soát thu tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Đà Nẵng.
Kết quả nghiên cứu của đề tài này là tác giả đi sâu nghiên cứu lĩnh vực KSNBhoạt động thu BHXH, BHYT, BHTN và từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoànthiện công tác kiểm soát thu BHXH, BHYT, BHTN tại BHXH tỉnh Bình Định
- Trần Ngọc Tuấn (2013), Hoàn thiện công tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội Khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Gia Lai, Luận văn Thạc sỹ kinh tế,
Trường Đại học Đà Nẵng
Kết quả nghiên cứu của đề tài là tác giả đi sâu vào việc nghiên cứu và phân tíchcác vấn đề liên quan đến công tác quản lý thu BHXH đối với khu vực kinh tế tưnhân dựa trên các quy định về quản lý thu BHXH, phân tích thực trạng công tácquản lý thu BHXH, những nhân tố tác động đến công tác quản lý thu BHXH đối vớikhu vực kinh tế tư nhân và trên cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn đề tài xây dựngcác giải pháp hoàn thiện công tác quản lý BHXH đối với khu vực kinh tế tư nhântrên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn từ năm 2013-2020
6 Đóng góp mới của đề tài
Luận văn có những đóng góp sau:
- Đánh giá thực trạng KSNB các khoản thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội thành phố Bà Rịa
- Đưa ra một số giải pháp tăng cường công tác thu bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội thành phố Bà Rịa
Trang 97 Kết cấu luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1 Cơ sở lý luận về kiểm soát nội bộ trong đơn vị hoạt động công
- Chương 2 Thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ các khoản thu tại Bảo hiểm
Trang 10CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG ĐƠN VỊ HOẠT ĐỘNG CÔNG 1.1 Lý luận chung về hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB)
1.1.1 Tổng quan về sự ra đời và phát triển của kiểm soát nội bộ
Trong hơn một thế kỷ qua, khái niệm KSNB đã phát triển không chỉ là mộtphương pháp giúp cho kiểm toán viên trong việc lập kế hoạch kiểm toán mà cònđược nhà quản lý sử dụng như một công cụ chủ yếu nhằm thực hiện chức năngkiểm soát
Từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 khái niệm KSNB được sử dụng trong
các tài liệu về kiểm toán Trên thế giới các công ty kiểm toán xuất hiện đầu tiên đều
có nguồn gốc từ Anh quốc, rồi lan rộng sang các quốc gia khác trong những nămcuối thế kỷ 19
Tại Việt Nam Kiểm toán chính thức xuất hiện từ giữa năm 1991 dưới hìnhthức các công ty kiểm toán độc lập, đến năm 1994 với Kiểm toán Nhà nước và đếncuối năm 1997 với sự hiện diện của Kiểm toán nội bộ
Hình thức ban đầu của KSNB là kiểm soát tiền Do yêu cầu phát triển, cáccông ty cần có vốn và từ đó đưa đến nhu cầu tăng cường quản lý vốn và kiểm trathông tin về sử dụng vốn Thuật ngữ KSNB bắt đầu xuất hiện từ giai đoạn này
Đến thập niên 1940, các tổ chức kế toán công và kiểm toán nội bộ Hoa Kỳ
đã xuất bản một loạt các báo cáo, hướng dẫn và tiêu chuẩn về tìm hiểu KSNB trongcác cuộc kiểm toán
Vào những thập niên 1970-1980, nền kinh tế nhiều quốc gia trên thế giới đãphát triển mạnh mẽ Số lượng các công ty tăng nhanh KSNB được quan tâm đặcbiệt Vào năm 1977, Luật về chống hối lộ nước ngoài (Foreign Corrrupt Practicesact) ra đời, các báo cáo của Cohen Commission và Financial Executive Institute(FEI) đều đề cập đến việc hoàn thiện hệ thống kế toán và KSNB Ủy ban chứngkhoán Hoa Kỳ (SEC) cũng đưa ra các điều luật bắt buộc các nhà quản trị phải báocáo về hệ thống KSNB của tổ chức Năm 1979, Hiệp hội kế toán viên công chứngHoa Kỳ (AICPA) đã thành lập một ủy ban tư vấn đặc biệt về kiểm toán nội bộ nhằmđưa ra các hướng dẫn về việc thiết lập và đánh giá hệ thống KSNB
Trang 11Từ năm 1985, sự quan tâm về KSNB ngày càng mạnh mẽ hơn, Hội đồngquốc gia chống gian lận về báo cáo tài chính (Treadway Commision- TC) đượcthành lập Hoạt động này nhấn mạnh tầm quan trọng của môi trường kiểm soát, cácquy tắt về đạo đức, các Ủy ban kiểm toán và chức năng của kiểm toán nội bộ Vì thế
Ủy ban tổ chức đồng bảo trợ (COSO) của Hội đồng quốc gia chống gian lận về báocáo tài chính đã được thành lập nhằm nghiên cứu KSNB:
- Thống nhất định nghĩa về KSNB để phục vụ cho nhu cầu của các đối tượngkhác nhau;
- Cung cấp đầy đủ một hệ thống tiêu chuẩn để giúp các đơn vị có thể đánhgiá hệ thống KSNB để tìm giải pháp hoàn thiện;
Báo cáo COSO năm 1992 đã tạo lập một nền tảng cơ sở lý luận cơ bản vềKSNB
1.1.2 Khái niệm hệ thống kiểm soát nội bộ
Theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế (Chuẩn mực IAS 400) “Hệ thống KSNB
là toàn bộ những chính sách và thủ tục kiểm soát do ban lãnh đạo của đơn vị thiếtlập nhằm đảm bảo việc quản lý chặt chẽ và sự hiệu quả của các hoạt động trong khảnăng có thể Các thủ tục này đòi hỏi việc tuân thủ các chính sách quản lý, bảo quảntài sản, ngăn ngừa và phát hiện gian lận hoặc sai sót, tính chính xác và tính đầy đủcủa các ghi chép kế toán; đồng thời đảm bảo lập trong thời gian mong muốn nhữngthông tin tài chính đáng tin cậy”
Theo định nghĩa của AICPA (Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ) thì
“ KSNB gồm cơ cấu tổ chức và các biện pháp, cách thức liên quan được chấp nhận
và thực hiện trong một tổ chức để bảo vệ tài sản, kiểm tra sự chính xác và đáng tincậy của số liệu kế toán, thúc đẩy các hoạt động có hiệu quả, khuyến khích sự tuânthủ các chính sách của người quản lý ”
Theo Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC) hệ thống kiểm soát nội bộ là một hệthống chính sách và thủ tục được thiết lập nhằm đạt được 4 mục tiêu sau: bảo vệ tàisản của đơn vị, bảo đảm độ tin cậy của các thông tin, bảo đảm việc thực hiện cácchế độ pháp lý và bảo đảm hiệu quả của hoạt động
- Bảo vệ tài sản của đơn vị :
Hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ bảo vệ các tài sản của đơn vị (bao gồm tài sản
Trang 12cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình) và cả các tài sản phi vật chất như sổsách kế toán, các tài liệu quan trọng…khỏi bị đánh cắp, hư hại hoặc bị lạm dụngvào những mục đích khác nhau.
- Bảo đảm độ tin cậy của các thông tin:
Thông tin kinh tế tài chính do bộ máy kế toán xử lý và tổng hợp là căn cứ quan trọng cho việc hình thành các quyết định của nhà quản lý vì vậy các thông tincung cấp phải đảm bảo tính kịp thời về thời gian, tính chính xác và độ tin cậy vềthực trạng hoạt động và phản ánh đầy đủ khách quan các nội dung kinh tế chủ yếucủa mọi hoạt động
- Bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý:
Hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế trong đơn vị phải đảm bảo các quyếtđịnh và chế độ pháp lý liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp phải được tuân thủ đúng mức
Cụ thể hệ thống kiểm soát nội bộ cần:
Duy trì kiểm tra việc tuân thủ chính sách có liên quan tới các hoạt động của đơn vị
Ngăn chặn phát hiện kịp thời, xử lý các sai phạm và gian lận
Ghi chép kế toán đầy đủ chính xác, lập BCTC trung thực khách quan
- Bảo đảm hiệu quả của hoạt động và năng lực quản lý:
Các quá trình kiểm soát trong một đơn vị được thiết kế nhằm ngăn ngừa sự lặp lại không cần thiết các tác nghiệp, gây ra sự lãng phí trong hoạt động và sử dụngkém hiệu quả các nguồn lực
Bốn mục tiêu nói trên của hệ thống kiểm soát nội bộ đều nằm trong một thể thống nhất tuy nhiên đôi khi cũng có mâu thuẫn với nhau như giữa tính hiệu quả củahoạt động với mục đích bảo vệ tài sản, sổ sách hoặc cung cấp thông tin đầy đủ vàtin cậy Cụ thể như nếu chúng ta muốn tăng cường việc bảo vệ tài sản thì sẽ làmtăng thêm chi phí như vậy sẽ không đảm bảo được mục tiêu nâng cao tính hiệu quảcủa hoạt động Vậy nhiệm vụ của các nhà quản lý là xây dựng một hệ thống kiểmsoát nội bộ hữu hiệu và kết hợp hài hòa bốn mục tiêu nói trên
Theo báo cáo của COSO năm 1992 được công bố dưới tiêu đề KSNB đãđịnh nghĩa về kiểm soát nội bộ như sau: “ KSNB là một quá trình bị chi phối bởi
Trang 13người quản lý, hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị, nó được thiết lập đểcung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu sau đây:
(1) Sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động;
(2) Sự tin cậy của báo cáo tài chính;
(3) Sự tuân thủ pháp luật và các quy định”
Theo định nghĩa trên, có 4 khái niệm quan trọng cần lưu ý, đó là: KSNB làmột quá trình; con người; đảm bảo hợp lý và các mục tiêu
+ Về KSNB là một quá trình: Các hoạt động của đơn vị được thực hiện thôngqua lập kế hoạch, thực hiện và giám sát Để đạt được mục tiêu mong muốn, đơn vịcần kiểm soát các hoạt động của mình, KSNB chính là quá trình này;
+ Về con người: KSNB được thiết kế và vận hành bởi các nhà quản lý,HĐQT, các nhân viên trong đơn vị, nó là công cụ phục vụ cho nhà quản lý;
+ Về tính đảm bảo hợp lý: KSNB chỉ có thể cung cấp sự đảm bảo hợp lý chocác nhà quản lý trong việc đạt được các mục tiêu của tổ chức chứ không thể đảmbảo tuyệt đối;
+ Các mục tiêu: Có thể chia các mục tiêu kiểm soát đơn vị cần thiết lập thành
Trang 14 Tạo ra cơ chế vận hành trơn tru, minh bạch và hiệu quả trong công tác quản
hệ thống kiểm soát nội bộ:
Hệ thống kiểm soát nội bộ thường bị xem xét trong mối quan hệ giữa chi phí
bỏ ra với lợi ích đem lại
Các thủ tục kiểm soát này thường tác động đến những nghiệp vụ xảy ra thường xuyên mà ít có tác động với những nghiệp vụ bất thường
Hệ thống kiểm soát nội bộ thường chỉ đặt ra các thủ tục kiểm soát bên trong đơn vị mà ít có tác động đối với các nghiệp vụ bên ngoài đơn vị
Các thủ tục kiểm soát thường dễ bị lạc hậu theo thời gian vì có sự đối phó của người bị kiểm soát
Hệ thống kiểm soát nội bộ thường dễ bị vô hiệu hóa bởi những nhà quản lý
1.1.4 Kiểm soát nội bộ trong hệ thống quản lý doanh nghiệp
Thông qua hoạt động kiểm tra, kiểm soát nhà quản lý sẽ được cung cấpthông tin về quá trình thực hiện, về kết quả đạt được, kịp thời so sánh với các mụctiêu đã đặt ra trong kế hoạch để có những điều chỉnh các hoạt động một cách phùhợp nhằm đạt được mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất
Ngoài ra, kiểm soát là một phương tiện nhằm giảm thiểu những yếu tố gâytác động xấu tới hoạt động của một đối tượng nào đó
Như vậy, kiểm soát là một chức năng của quản lý, gắn liền với quản lý, ở đâu
có quản lý thì ở đó có kiểm soát
1.2 Kiểm soát nội bộ trong đơn vị hoạt động công
Trang 151.2.1 Lược sử sự ra đời và phát triển của kiểm soát nội bộ trong đơn vị hoạt động công
Một số quốc gia như Mỹ, Canada đã có những công bố chính thức về KSNB
áp dụng cho các cơ quan hành chính sự nghiệp Chuẩn mực kiểm toán của Tổng kếtoán nhà nước Hoa Kỳ (United States General Accounting Office – GAO) năm
1999 có đề cập đến vấn đề KSNB đặc thù trong tổ chức hành chính sự nghiệp, vàcũng đưa ra 5 bộ phận của hệ thống KSNB như báo cáo COSO 1992
Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước do Tổ chức quốc tế các cơ quankiểm toán tối cao (International Organization of Supreme Audit Institutions –INTOSAI) ban hành gồm quy tắt đạo đức nghề nghiệp và chuẩn mực kiểm toán Năm 1996, Kiểm toán Nhà nước Việt Nam là thành viên chính thức của tổchức INTOSAI và đến năm 1997, Việt Nam tham gia Tổ chức các cơ quan kiểmtoán tối cao châu Á (Asian Organization of Supreme Audit Institutions – ASOSAI),
tổ chức này thành lập năm 1979, hiện nay có 46 thành viên, từ tháng 10/2009 ViệtNam là thành viên Ban điều hành của tổ chức này nhiệm kỳ 2009-2012 (theo Tạpchí Kế toán và kiểm toán, tháng 8/2011, Hà Nội)
Năm 2001, bản hướng dẫn của INTOSAI 1992 đã cập nhật thêm về cácchuẩn mực KSNB để phù hợp với tất cả các đối tượng và phù hợp với sự phát triểngần đây trong KSNB và nhất là tài liệu này đã trình bày những vấn đề đặc thù vềkhu vực công Điều lưu ý là tài liệu này đã tích hợp các lý luận chung về KSNB củaBáo cáo COSO 1992
1.2.2 Định nghĩa về KSNB của INTOSAI
Năm 2001, INTOSAI trình bày định nghĩa về KSNB như sau: “ KSNB là mộtquá trình xử lý toàn bộ được thực hiện bởi nhà quản lý và các cá nhân trong tổ chức,quá trình này được thiết kế để phát hiện các rủi ro và cung cấp một sự đảm bảo hợp
lý để đạt được nhiệm vụ của tổ chức Sau đây là những mục tiêu cần đạt được:
- Thực hiện các hoạt động một cách có kỷ cương, có đạo đức, có tính kinh tế,hiệu quả và thích hợp;
- Thực hiện đúng trách nhiệm;
- Tuân thủ theo pháp luật hiện hành và các nguyên tắc, quy định;
- Bảo vệ các nguồn lực chống thất thoát, sử dụng sai mục đích và tổn thất ”
Trang 16So với định nghĩa của báo cáo COSO và hướng dẫn năm 1992, khía cạnh giátrị đạo đức trong hoạt động được thêm vào Mục tiêu của KSNB được nhấn mạnhthêm, đó chính là tầm quan trọng của hành vi đạo đức cũng như sự ngăn chặn, sựphát hiện sự gian trá và tham nhũng trong khu vực công.
1.2.3 Các yếu tố của hệ thống KSNB theo INTOSAI
Cũng như Báo cáo COSO 1992, INTOSAI đưa ra 5 yếu tố của KSNB vàgiữa 2 hệ thống, báo cáo COSO 1992 và hướng dẫn của INTOSAI có những khácbiệt về chi tiết
1.2.3.1 Môi trường kiểm soát
Môi trường kiểm soát đã tạo nên một sắc thái chung cho một tổ chức, ảnhhưởng đến ý thức kiểm soát của các nhân viên Môi trường kiểm soát là nền tảngcho tất cả các yếu tố khác trong KSNB, tạo lập một nề nếp kỷ cương, đạo đức và cơcấu tổ chức Các nhân tố trong môi trường kiểm soát bao gồm:
+ Sự liêm chính và giá trị đạo đức cá nhân, chuyên môn của nhà lãnh đạo vàcủa đội ngũ nhân viên
Sự liêm chính và tôn trọng giá trị đạo đức của nhà lãnh đạo và đội ngũ nhânviên xác định thái độ cư xử chuẩn mực trong công việc của họ Tinh thần tôn trọngđạo đức thể hiện qua tất cả các cá nhân, mọi cá nhân phải tuân thủ các điều lệ, quyđịnh và đạo đức về cách ứng xử của cán bộ công chức nhà nước
Thái độ và cách điều hành của người quản lý, quyết định giọng điệu (tone)của toàn bộ tổ chức trong việc thiết lập các chính sách về kế toán, tài chính của đơnvị; ví dụ như: công khai tài sản, quy chế chi tiêu nội bộ, mang tính công bằng,khách quan, vô tư, không thiên vị,…Đồng thời, phải cho công chúng thấy được tinhthần này trong sứ mệnh và trong tiêu chuẩn đạo đức của tổ chức thông qua các vănbản chính thức; chẳng hạn như xây dựng giá trị đạo đức trong đơn vị mang tínhcông bằng, dung hòa các lợi ích, giảm thiểu các yếu tố cơ hội phát sinh các gian lận,tham nhũng
+ Năng lực nhân viên
Năng lực nhân viên bao gồm trình độ hiểu biết và kỷ năng làm việc cần thiết
để đảm bảo cho việc thực hiện có kỷ cương, trung thực, tiết kiệm, hiệu qủa và hữu
Trang 17hiệu, cũng như có một sự am hiểu đúng đắn về trách nhiệm của bản thân trong việcthiết lập hệ thống KSNB.
Lãnh đạo và nhân viên phải duy trì một trình độ đủ để hiểu được việc xâydựng thực hiện, duy trì của KSNB, vai trò của KSNB và trách nhiệm của họ trongviệc thực hiện sứ mệnh chung của tổ chức Mỗi cá nhân trong tổ chức đều giữ mộtvai trò trong hệ thống KSNB, bởi đó là trách nhiệm của họ
Lãnh đạo và nhân viên cũng cần có những kỹ năng cần thiết để đánh giá cácrủi ro Việc đánh giá rủi ro đảm bảo hoàn thành trách nhiệm của họ trong tổ chức
Đào tạo là một phương thức hữu hiệu để nâng cao trình độ cho các thànhviên trong tổ chức, đó là hướng dẫn về mục tiêu KSNB, phương pháp giải quyếtnhững tình huống khó xử trong công việc
+ Triết lý quản lý và phong cách lãnh đạo
Triết lý quản lý và phong cách lãnh đạo thể hiện qua cá tính, tư cách và thái
độ của nhà lãnh đạo khi điều hành Nếu nhà lãnh đạo cấp cao cho rằng KSNB làquan trọng thì những thành viên khác trong tổ chức cũng sẽ cảm nhận được điều đó
và sẽ theo đó mà tận tâm xây dựng hệ thống KSNB Tinh thần này biểu hiện rathành những quy định đạo đức ứng xử trong cơ quan Thí dụ như việc xây dựngkiểm toán nội bộ trong KSNB thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo đến KSNB
Ngược lại nếu các thành viên trong tổ chức cho rằng KSNB không quantrọng có nghĩa là lãnh đạo chưa quan tâm đúng mức đến KSNB Kết quả là KSNBchỉ còn là hình thức chứ không có ý nghĩa thực sự, dẫn đến mục tiêu, nhiệm vụ củađơn vị không còn đạt được như mong muốn
+ Chính sách nhân sự
Trang 18Chính sách nhân sự bao gồm sự tuyển dụng, huấn luyện, giáo dục, đánh giá,
bổ nhiệm, khen thưởng hay kỷ luật, kèm cặp nhân viên
Mỗi cá nhân đóng vai trò quan trọng trong KSNB Khả năng, sự tin cậy củanhân viên rất cần thiết để kiểm soát được hữu hiệu Vì vậy, cách thức tuyển dụng,huấn luyện, giáo dục, đánh giá, bổ nhiệm, khen thưởng hay kỷ luật là một phầnquan trọng trong môi trường kiểm soát Việc ra quyết định tuyển dụng nhân viênphải đảm bảo được về tư cách đạo đức cũng như kinh nghiệm để thực hiện côngviệc được giao
Nhà lãnh đạo cần thiết lập các chương trình động viên khuyến khích bằngcác hình thức khen thưởng và nâng cao mức khuyến khích cho các hoạt động cụ thể.Đồng thời, các hình thức kỷ luật nghiêm khắc cho các hành vi vi phạm cũng cầnđược các nhà lãnh đạo quan tâm
1.2.3.2 Đánh giá rủi ro
KSNB phục vụ để đạt mục tiêu tổ chức, việc đánh giá rủi ro là rất quan trọng
vì nó ghi nhận các sự kiện quan trọng đe dọa đến mục tiêu, nhiệm vụ của đơn vị
Phân tích đánh giá rủi ro để thu hẹp những rủi ro chủ yếu Việc nhận dạngrủi ro chủ yếu hết sức quan trọng, không chỉ vì nó liên quan đến những đe dọa củarủi ro mà còn liên quan đến sự phân chia trách nhiệm và nguồn lực đối phó rủi ro
Đánh giá rủi ro bao gồm quá trình nhận dạng và phân tích các rủi ro mộtcách thích hợp để đạt được mục tiêu của tổ chức và xác định biện pháp xử lý phùhợp Bao gồm:
+ Nhận dạng rủi ro: Nhận dạng rủi ro bao gồm rủi ro từ bên ngoài và bêntrong, rủi ro ở cấp toàn đơn vị và từng hoạt động, rủi ro được xem xét liên tục trongsuốt quá trình hoạt động của đơn vị
Liên quan đến khu vực công, các cơ quan Nhà nước phải quản trị rủi ro ảnhhưởng đến mục tiêu giao phó, bao gồm cả các chỉ tiêu được giao trong kế hoạch củađơn vị
+ Đánh giá rủi ro: Để kiểm soát được rủi ro, vấn đề quan trọng không chỉ lànhận ra các rủi ro tồn tại, mà còn là đánh giá tầm quan trọng, tác hại mà rủi ro gây
ra và khả năng xảy ra rủi ro
Trang 19Có nhiều phương pháp đánh giá rủi ro tùy theo mỗi loại rủi ro, tuy nhiên phảiđánh giá rủi ro một cách có hệ thống Thí dụ phải xây dựng các tiêu chí đánh giárủi ro, sau đó sắp xếp thứ tự các rủi ro, dựa vào đó nhà lãnh đạo sẽ phân bổ nguồnlực đối phó rủi ro.
+ Phát triển các biện pháp đối phó
Có 4 biện pháp đối phó với rủi ro: Chấp nhận rủi ro, tránh né rủi ro, xử lýhạn chế rủi ro và phân tán rủi ro Trong phần lớn các trường hợp rủi ro phải được xử
lý hạn chế và đơn vị duy trì KSNB để có biện pháp thích hợp Các biện pháp xử lýhạn chế rủi ro ở mức độ hợp lý vì mối liên hệ giữa lợi ích và chi phí nhưng nếunhận dạng được và đánh giá được rủi ro thì có sự chuẩn bị tốt hơn
Khi môi trường thay đổi như các điều kiện về kinh tế, chế độ của Nhà nước,công nghệ, luật pháp sẽ làm rủi ro thay đổi thì việc đánh giá rủi ro cũng nên thườngxuyên xem xét lại, điều chỉnh theo từng thời kỳ
Phần này không phải là một yếu tố của KSNB, mà trên cơ sở việc nhận dạngrủi ro, đánh giá rủi ro mà đơn vị thiết lập để đối phó với những rủi ro nào đó xảy ra
1.2.3.3 Hoạt động kiểm soát
Hoạt động kiểm soát là những chính sách và những thủ tục đối phó rủi ro vàđảm bảo đạt được mục tiêu, nhiệm vụ của đơn vị
Hoạt động kiểm soát có mặt xuyên suốt trong tổ chức, ở các mức độ và cácchức năng Hoạt động kiểm soát bao gồm các hoạt động kiểm soát phòng ngừa vàphát hiện rủi ro
+ Thủ tục phân quyền và xét duyệt
Việc thực hiện các nghiệp vụ chỉ được thực hiện bởi người được ủy quyềntheo trách nhiệm và phạm vi của họ Ủy quyền là một cách thức chủ yếu để đảmbảo rằng chỉ có những nghiệp vụ có thực mới được phê duyệt đúng mong muốn củangười lãnh đạo Các thủ tục ủy quyền phải được tài liệu hóa và công bố rõ ràng,phải bao gồm những điều kiện cụ thể
+ Phân chia trách nhiệm
Để giảm rủi ro về việc sai sót, lãng phí, những hành động cố ý làm sai và rủi
ro không ngăn ngừa được thì không một bộ phận hay cá nhân nào được giao mộtcông việc từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc Trách nhiệm phải được giao một cách
Trang 20có hệ thống cho từng cá nhân để đảm bảo sự kiểm tra có hiệu quả Năm trách nhiệmchủ yếu bao gồm ủy quyền, phê chuẩn, ghi chép, xử lý và đánh giá các nghiệp vụ.Tuy nhiên, cần lưu ý sự thông đồng làm giảm hoặc phá hủy sự hữu hiệu của KSNB.
Trong một số trường hợp đơn vị có quy mô nhỏ, có quá ít nhân viên để thựchiện việc phân chia phân nhiệm Khi đó, nhà lãnh đạo phải nhận biết được rủi ro và
bù đắp bằng những biện pháp kiểm soát khác như sự luân chuyển nhân viên Sựluân chuyển cán bộ, công chức viên chức (CCVC) và nhân viên đảm bảo rằng mộtngười không xử lý mọi mặt nghiệp vụ trong một thời gian dài Cũng như, việckhuyến khích và yêu cầu nhân viên thực hiện những ngày nghỉ hàng năm cũng giúpgiảm rủi ro bằng cách đem lại sự luân chuyển nhân viên tạm thời
+ Kiểm soát việc tiếp cận tài sản và sổ sách
Việc tiếp cận tài sản và sổ sách phải được giới hạn trong những cá nhân mà
họ được giao trách nhiệm bảo quản hoặc sử dụng tài sản Trách nhiệm của ngườibảo quản tài sản thể hiện qua chứng từ, hàng tồn kho, ghi chép sổ sách Hạn chếviệc tiếp cận tài sản làm giảm rủi ro lạm dụng hoặc làm thất thoát tài sản của Nhànước Mức độ giới hạn tùy thuộc vào rủi ro thất thoát tài sản Mức độ giới hạn phảiđược xem xét định kỳ
+ Kiểm tra: Các nghiệp vụ và sự kiện phải được kiểm tra trước và sau khi xử
lý Thí dụ, khi xác định số thu của từng đối tượng tham gia BHXH,BHYT thì căn
cứ vào số tiền đã nộp vào quỹ BHXH, BHYT trên cơ sở các sổ theo dõi thu của cán
bộ quản lý thu
+ Đối chiếu: Sổ sách được đối chiếu với các chứng từ thích hợp một cáchđịnh kỳ Thí dụ, sổ sách ghi chép tiền gửi ngân hàng đối chiếu với sổ phụ ngânhàng
+ Rà soát việc thực hiện các hoạt động: Việc thực hiện các hoạt động được ràsoát dựa trên một loạt các chuẩn mực nguyên tắc cơ bản, đánh giá hiệu quả và tínhhữu hiệu Nếu sự rà soát cho thấy rằng các hoạt động thực hiện không phù hợp vớimục tiêu của tổ chức hoặc các tiêu chuẩn, thì quy trình thực hiện để đạt các mụctiêu cần phải rà soát lại để đưa ra cải tiến cần thiết
Trang 21+ Rà soát sự điều hành, xử lý và hoạt động: Việc điều hành, xử lý và hoạtđộng nên được rà soát định kỳ để đảm bảo tuân thủ nguyên tắc, chính sách, thủ tục
và những đòi hỏi hiện hành khác
+ Giám sát nhân viên (giao việc, soát xét và chấp thuận, hướng dẫn và huấnluyện)
Việc giám sát kỹ càng giúp việc đảm bảo rằng mục tiêu của việc tổ chức sẽđược thực hiện Sự giao việc, soát xét và chấp thuận công việc của nhân viên baogồm:
- Sự thông báo rõ ràng, nghĩa vụ, trách nhiệm và sự chịu trách nhiệm giaocho mỗi thành viên
- Đánh giá một cách hệ thống công việc của mỗi thành viên trong phạm vicần thiết
- Chấp thuận công việc theo những tiêu chuẩn để đảm bảo công việc đượcthực hiện theo đúng định hướng
Người giám sát cung cấp cho nhân viên những hướng dẫn cần thiết và huấnluyện để đảm bảo rằng sự sai sót, lãng phí và hành động sai trái được giảm thiểu vàlàm cho nhà lãnh đạo trực tiếp hiểu được và đạt được kết quả
1.2.3.4 Thông tin và truyền thông
Thông tin và truyền thông rất cần thiết để thực hiện mục tiêu của KSNB + Thông tin: Là những thông tin cần được cung cấp cho các cấp quản lý vàcác cá nhân, bộ phận trong đơn vị để thực hiện các chức năng KSNB của mình, ví
dụ người quản lý cần nhận thông tin để thực hiện quản lý như việc phê duyệt hợpđồng mua bán thì các cấp trực thuộc phải có giấy đề xuất mua hàng để phê duyệt.Vậy giấy đề nghị là thông tin cho nhà quản lý Hoặc là cuối tháng nhà quản lý đượccung cấp các báo cáo tình hình nợ BHXH, BHYT để thấy được đơn vị nào nợ màngười lãnh đạo đưa ra các biện pháp thu hồi nợ đọng
+ Truyền thông: Truyền thông để mọi người hiểu được chức năng của từng
cá nhân nhằm thấy được chức năng của mình trong thực hiện KSNB đáp ứng đượcmục tiêu của cơ quan Ngoài ra, cũng cần có sự truyền thông hiệu quả từ bên ngoài
tổ chức
Trang 221.2.3.5 Hoạt động giám sát
Hệ thống KSNB cần được giám sát để đánh giá chất lượng hoạt động của hệthống qua thời gian Những khiếm khuyết của hệ thống KSNB cần được phát hiệnkịp thời để có biện pháp khắc phục càng sớm càng tốt
+ Giám sát thường xuyên
KSNB thiết lập cho những hoạt động thông thường và lặp lại thường ngàytrong các khâu của quy trình trong đơn vị, bao gồm cả những hoạt động giám sát vàquản lý mang tính chất định kỳ ngay trong quá trình thực hiện của các nhân viêntrong công việc hàng ngày
+ Giám sát định kỳ
Tổ chức đánh giá công tác KSNB ở đơn vị thông qua định kỳ hàng tháng,quý, năm phòng kiểm tra tổ chức kiểm tra hoạt động ở các bộ phận trong đơn vị.Phạm vi và tần suất giám sát định kỳ phụ thuộc vào sự đánh giá mức độ rủi ro vàhiệu quả của thủ tục giám sát thường xuyên Giám sát định kỳ bao phủ toàn bộ sựđánh giá, sự hữu hiệu của hệ thống KSNB và đảm bảo KSNB đạt kết quả như mongmuốn dựa trên các phương pháp và thủ tục kiểm soát
Và các yếu tố trên hoạt động trong mối quan hệ tương tác nhau và được biểudiễn theo hình 1.1 sau:
(Nguồn: Các yếu tố của hệ thống KSNB theo INTOSAI)
Hình 1.1: các phương pháp và thủ tục kiểm soát
Môi trường kiểm soát
Hoạt động giám sát
Thông tin
Đánh giárủi ro
Trang 231.3 KSNB các khoản thu Bảo hiểm xã hội
Trong tất cả các hoạt động của BHXH, hoạt động thu và chi là hai hoạt động
chủ yếu và quan trọng nhất
1.3.1 Tổng quan về hoạt động cơ bản thu và chi Bảo hiểm xã hội
1.3.1.1.Hoạt động thu Bảo hiểm xã hội
Nhìn chung quỹ BHXH ở các nước được hình thành chủ yếu từ các
nguồn sau ( Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội):
- Người lao động đóng góp
- Người sử dụng lao động đóng góp
- Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm
- Thu từ nộp phạt do chậm nộp BHXH của doanh nghiệp
- Thu từ tài trợ-viện trợ
- Thu từ lãi đầu tư phát trển
- Các nguồn thu hợp pháp khác
Tuy nhiên, tỷ lệ đóng góp của các đối tượng ở mỗi nước thì lại không giống nhau, mà tùy vào hoàn cảnh, điều kiện, chính sách xã hội (CSXH) và quan điểm củamỗi nước Về phần đóng góp của người sử dụng lao động thường được tính trên cơ
sở số lượng lao động thuê mướn trong doanh nghiệp Tỷ lệ trích nộp được pháp luậtquy định Tỷ lệ này được tính theo một mức trên tổng quỹ lương
Bên cạnh sự đóng góp chủ yếu của người sử dụng lao động và người laođộng vào Quỹ BHXH, Nhà nước ở những nước có nền kinh tế thị trường cũng luôn
hỗ trợ quỹ khi các khoản đóng góp của hai đối tượng trên không đủ đáp ứng chi tiêucủa quỹ hoặc khi có sự biến động khủng hoảng làm cho quỹ bị thâm hụt Nguồn bùđắp thiếu hụt quỹ BHXH ở các nước được lấy từ thuế theo những tỷ lệ và mức khácnhau
Theo đánh giá chung, trong ba nguồn đóng góp thì nguồn chủ yếu là nguồnđóng góp từ người sử dụng lao động Tỷ lệ đóng góp ở mỗi nước rất khác nhau, các
tỷ lệ đó có thể thích hợp với nước này, song cũng có thể không thể chấp nhận ởnước khác Chính vì lẽ đó tỷ lệ đóng góp của mỗi bên, mỗi quốc gia xuất phát từnhiều cơ sở: kinh tế, chính trị, xã hội, lịch sử của chính quốc gia đó Vì thế, cơ chế
Trang 24hình thành quỹ BHXH ở các nước khác nhau Nói chung, ở những nước có nền kinh
tế phát triển như Đức, Ý, Mỹ…thì áp dụng cơ chế tự thu tự chi, thu trong năm chủyếu chi hết trong năm Còn các nước kinh tế đang phát triển thì nói chung áp dụng
cơ chế tạo quỹ tích lũy, số dư hàng năm được sử dụng đầu tư tăng trưởng Do cơchế tạo quỹ khác nhau, nên tỷ lệ đóng góp của ba bên cũng khác nhau
Rủi ro thu Bảo hiểm xã hội
Nhận diện rủi ro có thể xảy ra trong công tác thu BHXH:
Việc nhận dạng các rủi ro và đánh giá tầm quan trọng của các rủi ro có thểxảy ra là một bộ phận quan trọng của hệ thống KSNB Không giống như các doanhnghiệp, hoạt động BHXH có các rủi ro chủ yếu được ghi nhận ở hoạt động thu, chiBHXH, BHYT, BHTN Ngoài các rủi ro xuất phát từ năng lực và đạo đức nhân viênBHXH, rủi ro thu không đủ theo số phải thu do các đơn vị sử dụng lao động khôngcung cấp đầy đủ thông tin của người lao động và tiền lương hiện hưởng của ngườilao động đang làm việc trong đơn vị
Về rủi ro thu BHXH, BHYT, BHTN thường gồm những trường hợp sau:
- Rủi ro thu BHXH, BHYT, BHTN phát sinh khi không thu được BHXH,BHYT, BHTN từ các đối tượng thuộc diện phải nộp BHXH, BHYT, BHTN nhất là
Ngoài ra, hoạt động BHXH còn đứng trước rủi ro về mất cân đối thu-chi cácquỹ BHXH, BHYT, BHTN Điều này càng đặt ra sự cần thiết của đội ngũ cán bộCCVC ngành BHXH để sớm có biện pháp khắc phục trong quá trình phát triển củangành nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động khi tham gia BHXH, BHYT Ngoài ra, nhìn chung trên thế giới số lượng người tham gia BHXH ngàycàng tăng, việc kiểm soát hoạt động thu không thể tránh những sai sót về thông tin
Trang 25cá nhân và quá trình tham gia BHXH dẫn đến việc thu không đúng, không đủ vàảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động
Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro
* Nguyên nhân khách quan
Các đơn vị, doanh nghiệp không muốn nộp BHXH vì tỷ lệ trích nộp BHXH mà doanh nghiệp phải nộp sẽ làm tăng chi phí hoạt động của doanh nghiệp
Một số doanh nghiệp có số lượng lao động ít không muốn tham gia đóng BHXH, có thể thấy rằng một số lao động hiện nay vẫn chưa hiểu được lợi íchcủa việc tham gia BHXH
Từ nguyên nhân trên cho chúng ta thấy rằng việc tuyên truyền, giải thích ý nghĩa của việc tham gia BHXH của các cơ quan BHXH rất quan trọng
* Nguyên nhân chủ quan
Cơ quan BHXH thiếu hoặc chưa ban hành kịp các nguyên tắc riêng, cơ
sở luật pháp riêng thật nghiêm khắc để xử lý việc cố tình nộp không đúng thời hạnquy định, làm ảnh hưởng đến lợi ích của người lao động
Ngoài ra, chúng ta cần phải nhận thấy nguyên nhân xuất phát từ đạo
đức của người chịu trách nhiệm quản lý thu BHXH Nhân viên có thể thông đồngvới các đơn vị nộp BHXH, cho phép họ chậm nộp BHXH để tư lợi
Kỹ năng làm việc của nhân viên xét duyệt mức đóng BHXH yếu kém, không cập nhật thông tin khi có sự thay đổi về luật pháp, qui định sẽ không xác địnhđúng mức lương làm căn cứ nộp BHXH của từng đối tượng tham gia BHXH
Số lượng người tham gia BHXH rất đông và ngày càng gia tăng, việc kiểm soát thông tin của từng cá nhân rất nhiều khó khăn Khi có sự thay đổi nếukhông cập nhật kịp thời sẽ tính toán không đúng số liệu thu BHXH
1.3.1.2.Hoạt động chi Bảo hiểm xã hội
Quỹ BHXH ở các nước được sử dụng để chi tiêu vào các nội dung quan
trọng sau: chi trợ cấp BHXH theo chế độ, chi quản lý hành chính, chi cho đầu tưtăng trưởng quỹ
Trong ba phần chi thì chi trả cho các chế độ trợ cấp BHXH là lớn nhất,quan trọng nhất Các khoản chi quản lý hành chính (QLHC) và chi cho đầu tư làkhông cố định phụ thuộc vào quy mô tổ chức, cách quản lý của một hệ thống
Trang 26BHXH ở từng nước Chi trả các chế độ BHXH là chi trả theo luật định ở mỗi nước,phụ thuộc vào phạm vi trợ cấp của từng hệ thống BHXH, thường bao gồm cáckhoản sau:
- Phương thức chi trợ cấp hưu trí xác định định mức đồng nhất, coi là mứctối thiểu thích hợp với mặt bằng chung của quốc gia Một số nước lại định mức trợcấp theo thu nhập đã từng có của người lao động trước khi nghỉ hưu Một nhómkhác kết hợp cả hai cách: trong phần trợ cấp có phần cơ bản là một mức đồng nhấtcộng thêm phần tỷ lệ theo mức thu nhập Tuy nhiên, xu hướng chung là trợ cấp theomức thu nhập đã từng có của người lao động trước khi nghỉ hưu, phù hợp với đa sốtrường hợp là đóng BHXH theo thu nhập
- Chi trợ cấp ốm đau của quỹ BHXH nhằm bù đắp các chi phí y tế và thunhập cho người lao động khi gặp rủi ro ốm đau phải nghỉ việc Để được nhận trợcấp này, người lao động phải có thời gian đã tham gia đóng BHXH theo quy địnhtùy theo mỗi nước
- Chi trợ cấp thai sản của các nước được áp dụng theo những cơ chế khácnhau, tùy theo điều kiện kinh tế-xã hội
- Một số nước trên thế giới có quy định chi trợ cấp tai nạn lao động và bệnhnghề nghiệp phụ thuộc vào mức độ thương tật, nhưng với điều kiện không được bỏviệc, không được phạm lỗi trong khi làm việc, không tham gia đình công Phươngthức trợ cấp có thể là chi một lần hoặc dài hạn
- Chi trợ cấp tử tuất được thực hiện ở hai nhóm nước khác nhau với hai cách:trợ cấp cho một mức đồng nhất hoặc theo mức thu nhập của người lao động trướckhi chết Có nước quy định trợ cấp tuất bằng 50% mức lương hưu Một số nướckhác lại quy định trợ cấp tuất bằng 40% đến 100% mức thu nhập khi còn sống.Nhìn chung khi xác định trợ cấp tuất người ta tính đến mặt bằng trợ cấp hưu củatừng quốc gia để xác định cho phù hợp Ở nước ta hiện nay, quy định mức trợ cấptuất bằng 50% mức lương tối thiểu chung/ định suất (lương tối thiểu 1.150.000đồng)
Rủi ro chi Bảo hiểm xã hội
Rủi ro chi BHXH thường bao gồm những trường hợp sau:
- Rủi ro chi BHXH phát sinh khi chi không đúng đối tượng được hưởng trợ
Trang 27cấp BHXH.
- Rủi ro chi BHXH có thể xuất hiện trong trường hợp chi trợ cấp BHXH không hợp lý hoặc vượt quá mức trợ cấp quy định được hưởng, sai chính sách Nhànước quy định
- Rủi ro chi BHXH có thể xảy ra khi cán bộ xét duyệt chi BHXH tính toán không đúng số tiền trợ cấp cho người lao động
- Rủi ro chi BHXH xảy ra trong trường hợp chi trùng lắp cho một đối tượng
Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro
* Nguyên nhân khách quan
Thông tin để làm căn cứ xét duyệt chi trợ cấp BHXH bị người được hưởng khai man, thiếu chính xác
* Nguyên nhân chủ quan
- Chuyên môn, nghiệp vụ của các cán bộ xét duyệt, thẩm định chi yếukém sẽ không đủ cơ sở chứng minh đưa đến kết quả là thông tin bị giả mạo, chikhông hợp lý
- Quá trình xét duyệt do một hoặc một số người đảm nhận nhưng nếu cánhân nào đó vì lợi ích riêng, hoặc mối quan hệ cá nhân nào đó hoặc có sự thôngđồng mà có sự xét duyệt không công bằng, khách quan sẽ xác định số chi vượt quáquy định cho phép Thông thường, số lượng đối tượng tham gia BHXH rất đông,trong tổ chức phải phân chia thành nhiều nhóm để quản lý từng đối tượng Điều này
dễ dẫn đến sự thông đồng do có mối liên hệ lâu dài, mà không có sự kiểm soát lẫnnhau, dễ dẫn đến sự chủ quan trong vấn đề chi trả
- Một số chế độ có sự chi trả trực tiếp bằng tiền thông qua cán bộ chi trả
có thể bị mất mát, biển thủ vì lợi ích cá nhân, không kiểm soát được trực tiếp
- Việc xác định mức trợ cấp được hưởng phải dựa trên quá trình xétduyệt quá trình công tác và những giấy tờ chứng minh Nếu thông tin không được
Trang 28xác định chính xác, kịp thời sẽ xét duyệt không đúng mức chi và đối tượng được trợcấp Đồng thời, số lượng đối tượng tham gia lao động ngày càng tăng, nếu không có
hệ thống thông tin và quy trình quản lý chặt chẽ về thông tin cá nhân của các đốitượng và không cập nhật kịp thời khi có sự thay đổi sẽ ảnh hưởng đến việc xác định
số tiền cần chi hợp lý theo nội dung trợ cấp quy định Hệ thống xử lý thông tin theodõi các đối tượng tham gia BHXH yếu kém, không cập nhật, cung cấp thông tin kịpthời cho các bộ phận liên quan đến việc xét duyệt khi có sự thay đổi về công tác,các chế độ đã được hưởng của đối tượng, nghiệp vụ chi trả sẽ dễ bị trùng lắp
- Bên cạnh đó, các quy định chế độ chính sách làm căn cứ xét duyệt nếuchưa đầy đủ sẽ là sơ hở để các đối tượng cung cấp thông tin sai lệch, không có thực
để được hưởng trợ cấp
- Ngoài ra, thiếu sự kiểm tra giám sát chặt chẽ của mọi tổ chức, cá nhânliên quan đến quỹ BHXH về việc sử dụng tiền nhàn rỗi để đầu tư sinh lợi hiệu quả Công tác KSNB trong khu vực công tại các nước trong những năm gần đâyngày càng được quan tâm đặc biệt Điều này xuất phát từ vai trò quan trọng củaKSNB đối với việc hoàn thành các mục tiêu của BHXH
Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống KSNB trong hoạt động BHXH bêncạnh các thuận lợi về trình độ nghiệp vụ nhân viên và độ ổn định trong hoạt động,cần tính đến các khó khăn phải đương đầu bao gồm khó khăn về nguồn quỹ, sựnhận thức về KSNB của các thành viên trong tổ chức và các ràng buộc trong quyđịnh của Nhà nước và chế độ của ngành nghề
1.3.2 Công tác KSNB các khoản thu bảo hiểm xã hội
Quỹ BHXH được hình thành từ các nguồn như: đóng góp của người sử dụng
lao động và đóng góp của người lao động; Nhà nước đóng và hỗ trợ; tiền lãi thuđược từ hoạt động đầu tư và tăng trưởng quỹ đem lại; tiền tài trợ của trong và ngoàinước; các khoản thu khác (nếu có) Trong các nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xãhội nói trên, nguồn do người lao động và người sử dụng lao động góp là quan trọng,chủ yếu nhất Nhưng quá trình quản lý sự đóng góp của người sử dụng lao động vàngười lao động cũng phức tạp và khó khăn nhất
Các căn cứ cơ sở pháp lý thực hiện quản lý thu bảo hiểm xã hội:
- Ngày 23/6/1994 Bộ Luật Lao động đã được Quốc hội thông qua, tại Chương
Trang 29XII quy định ‘‘Loại hình tham gia BHXH áp dụng đối với doanh nghiệp có sử dụng
từ 10 lao động trở lên Ở những doanh nghiệp này, người sử dụng lao động, ngườilao động phải đóng BHXH theo quy định ’’
- Ngày 17/3/1994 Liên Bộ Tài chính - Bộ Lao động-Thương binh và xã hội(1994) ban hành Thông tư Liên bộ số 19/TT-LB hướng dẫn tạm thời về thu quỹ15% BHXH do ngành Lao động Thương binh và Xã hội quản lý
- Ngày 14/4/1994 Liên Bộ Tài chính - Bộ Lao động-Thương binh và xã hộiban hành Thông tư Liên bộ số 33/TT-LB hướng dẫn bổ sung thông tư số 19/TT-LBngày 17/3/1994 về việc quản lý thu-chi quỹ BHXH do ngành Lao động Thươngbinh và Xã hội quản lý
- Ngày 29/6/2006, Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
đã ban hành Luật Bảo hiểm xã hội
- Ngày 22/12/2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số152/2006/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn một số điều Luật BHXH về Bảo hiểm
xã hội bắt buộc
- Ngày 25/10/2011 Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành quyết định số1111/QĐ-BHXH về phương pháp lập và biểu mẫu quản lý thu BHXH, BHYT,BHTN
- Ngày 12/4/2012 Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số
31/2012/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu chung
Vì vậy, công tác quản lý thu BHXH tập trung chính vào các nội dung:
* Quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội
Các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và phải đóng bảo hiểm xãhội bao gồm cả người sử dụng lao động và bản thân người lao động (kể cả ngườilao động được cử đi học, đi thực tập, công tác và điều dưỡng ở trong và ngoài nước
mà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền công của cơ quan và đơn vị) làm việc trong các
cơ quan, đơn vị, tổ chức kinh tế - xã hội dưới đây:
- Các doanh nghiệp nhà nước;
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, khu côngnghiệp; các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam (trừtrường hợp Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc
Trang 30tham gia có quy định khác);
- Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sửdụng từ 10 lao động trở lên;
- Các cơ quan hành chính sự nghiệp; các cơ quan Đảng, đoàn thể từ Trungương đến cấp huyện;
- Các tổ chức kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, cơquan Đảng, đoàn thể;
- Các doanh nghiệp, các tổ chức dịch vụ trong lực lượng vũ trang;
- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đóng cho quân nhân, công an nhân dân thuộcdiện hưởng lương và hưởng sinh hoạt phí theo Điều lệ Bảo hiểm xã hội đối với sĩquan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân và Công annhân dân ban hành kèm theo Nghị định số 45/CP ngày 15/7/1995 của Chính phủ;
- Cán bộ xã, phường, thị trấn hưởng sinh hoạt phí tại khoản 1,2,3,4,5 Điều 3Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ;
- Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làmviệc có thời hạn ở nước ngoài đóng cho người lao động theo Nghị định số152/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ (Quốc Hội nước Cộng Hòa XãHội Chủ Nghĩa Việt Nam (2006), Luật Bảo hiểm xã hội, NXB Lao động xã hội)
Để thực hiện tốt công tác quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội cầnphải thực hiện một số công việc sau:
- Thực hiện phân cấp quản lý, phân công cụ thể từng đơn vị, từng bộ phận
và cá nhân để quản lý, theo dõi, đôn đốc thu bảo hiểm xã hội đến từng cá nhân thamgia bảo hiểm xã hội Chẳng hạn như Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện quản lýđối tượng của khối quốc phòng - an ninh (Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếuChính phủ); Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố thực hiện quản lý đối với các đơn
vị (hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội, ) có trụ sở chínhđóng trên địa bàn tỉnh, thành phố (theo lãnh thổ) Bảo hiểm xã hội huyện được Bảohiểm xã hội tỉnh, thành phố phân cấp quản lý đối với một số cơ quan, đơn vị hànhchính sự nghiệp đến địa bàn huyện, một số doanh nghiệp có quy mô nhỏ và khốidoanh nghiệp ngoài quốc doanh
- Tiến hành cấp và ghi sổ BHXH cho từng người lao động để theo dõi, ghi
Trang 31chép kịp thời toàn bộ diễn biến quá trình đóng BHXH của họ theo từng thời gian(tháng, quý, năm), mức đóng và đơn vị, ngành nghề công tác để sau này làm căn cứxét hưởng các chế độ BHXH cho họ.
* Quản lý quỹ tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH
Mức thu bảo hiểm xã hội đối với người dử dụng lao động và người lao độngtham gia bảo hiểm xã hội theo Điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghịđịnh sô 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ
Theo quy định hiện hành thì tiền lương của người lao động và quỹ tiền lươngcủa cơ quan, đơn vị được xác định căn cứ vào từng người lao động ở từng khu vựccông tác Tuy nhiên phương thức đóng góp và mức đóng góp của các bên tham giaBHXH có khác nhau
+ Người lao động hưởng lương theo chế độ tiền lương của Nhà nước thì tiềnlương làm căn cứ đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc và các khoản phụ cấp:chức vụ, thâm niên vượt khung, thâm niên nghề (nếu có)
+ Người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng laođộng quy định thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH là mức tiền lương, tiềncông ghi trong hợp đồng lao động nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểuchung và không cao hơn 20 lần mức lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng + Tiền lương, tiền công để tính đóng BHXH của người quản lý doanh nghiệp
là chủ sở hữu, Giám đốc doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh công ty hợpdanh, Chủ tịch hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, thành viên hội đồng quản trị,Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, kế toán trưởng vàkiểm soát viên là mức tiền lương, tiền công do Điều lệ của công ty quy định nhưngphải được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố
+ Tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của người lao động trong hợp tác
xã là mức tiền lương, tiền công được đại hội xã viên thông qua và phải đăng ký với
cơ quan quản lý nhà nước về lao động theo phân cấp quản lý
+ Tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của người lao động thuộc các hộkinh doanh cá thể, tổ hợp tác và cá nhân là mức tiền lương, tiền công do người sửdụng lao động quy định nhưng phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về laođộng theo phân cấp quản lý
Trang 32+ Người lao động có tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động bằngngoại tệ thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH được tính bằng đồng Việt Namtrên cơ sở tiền lương, tiền công bằng ngoại tệ được chuyển đổi sang đồng Việt Namtheo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng nhà nướcViệt Nam công bố tại thời điểm vào ngày 02/01 cho 6 tháng đầu năm, vào ngày 01tháng 7 cho 6 tháng cuối năm Trường hợp trùng vào ngày nghỉ mà Ngân hàng nhànước Việt Nam chưa công bố thì được lấy tỷ giá của ngày tiếp theo liền kề.
+ Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thuộc các công ty nhànước chuyển đổi thành công ty cổ phần, công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) nhànước một thành viên trở lên nếu áp dụng thang, bảng lương do Nhà nước quy địnhthì phải đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố nơi đóngtrụ sở tại thời điểm chuyển đổi, thực hiện chuyển xếp lương, nâng bậc hoặc chuyểnngạch lương phải đúng theo quy định của Nhà nước đối với công ty nhà nước trên
cơ sở thang, bảng lương đang áp dụng và đóng BHXH trên cơ sở mức lương đó
*Phương thức và mức đóng BHXH:
Điều 91- Bộ Luật Lao động, Luật BHXH ban hành kèm theo Nghị định số152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ quy định Mức đóng bảo hiểm xãhội hàng tháng như sau:
a Đối với người lao động
Người lao động (Trừ lao động ở nước ngoài) hàng tháng đóng bằng 5% mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm
2010 trở đi, cứ 2 năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức 8% Cụ thể là:
- Từ tháng 01 năm 2007 đến tháng 12 năm 2009 mức đóng bằng 5% mứctiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất
- Từ tháng 01 năm 2010 đến tháng 12 năm 2011 mức đóng bằng 6% mứctiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất
- Từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 12 năm 2013 mức đóng bằng 7% mứctiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất
- Từ tháng 01 năm 2014 trở đi mức đóng bằng 8% mức tiền lương làm căn
cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất
Trang 33b Đối với người sử dụng lao động
Người sử dụng lao động hàng tháng đóng bằng 3% mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ ốm đau và thai sản, 1% vào quỹ tai nạn laođộng và bệnh nghề nghiệp, 11% vào quỹ hưu trí và tử tuất; từ năm 2010 trở đi, cứ 2năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt mức 14% Cụ thể là:
- Từ tháng 01 năm 2007 đến tháng 12 năm 2009 mức đóng bằng 3% vào quỹ
ốm đau và thai sản, 1% vào quỹ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, 11% vào quỹhưu trí và tử tuất
- Từ tháng 01 năm 2010 đến tháng 12 năm 2011 mức đóng bằng 3% vào quỹ
ốm đau và thai sản, 1% vào quỹ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, 12% vào quỹhưu trí và tử tuất
- Từ tháng 01 năm 2012 đến tháng 12 năm 2013 mức đóng bằng 3% vào quỹ
ốm đau và thai sản, 1% vào quỹ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, 13% vào quỹhưu trí và tử tuất
- Từ tháng 01 năm 2014 trở đi mức đóng bằng 3% vào quỹ ốm đau và thaisản, 1% vào quỹ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, 14% vào quỹ hưu trí và tửtuất
Như vậy, kể từ ngày 01/01/2012 đến 31/12/2013, tổng số tiền do người laođộng và người sử dụng lao động phải đóng vào quỹ BHXH bằng 24% mức tiềnlương, tiền công tháng làm căn cứ đóng BHXH (người lao động đóng 7%, người sửdụng lao động đóng 17%)
Mức đóng tiền hàng tháng bằng 18% mức tiền lương tối thiểu áp dụng chođối tượng Hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội nhân dân và Hạ sỹ quan, chiến sỹ công annhân dân phục vụ có thời hạn do người sử dụng lao động đóng;
Mức đóng hàng tháng bằng 17% mức tiền lương, tiền công tháng áp dụngcho đối tượng là Phu nhân/ phu quân trong thời gian hưởng chế độ phu nhân/ phuquân tại các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài mà trước đó đã tham gia BHXH bắtbuộc (người lao động đóng 6%, người sử dụng lao động đóng 12% đối với phunhân/ phu quân hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, trường hợp không hưởnglương từ ngân sách Nhà nước thì phu nhân/ phu quân đóng 16% thông qua người sử
Trang 34dụng lao động);
Mức đóng hàng tháng bằng 17% mức tiền lương, tiền công tháng trước khi đilàm việc ở nước ngoài, do người lao động đóng; áp dụng cho đối tượng: Hợp đồngvới tổ chức sự nghiệp, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ởnước ngoài, doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài dưới hình thứcthực tập, nâng cao tay nghề; Hợp đồng cá nhân;
Mức đóng không thấp hơn mức lương tối thiểu chung và không cao hơn 20lần mức lương tối thiểu chung tại thời điểm đóng;
Hàng tháng, người sử dụng lao động trích nộp trên quỹ tiền lương, tiền côngcủa người lao động theo mức quy định chậm nhất vào ngày cuối tháng;
Trong thời gian phải truy đóng, nếu người lao động bị ốm đau, thai sản, tainạn lao động và có khám, điều trị bệnh thì người sử dụng lao động phải chịu tráchnhiệm bồi hoàn chi phí cho người lao động; mức truy đóng tính theo mức lương tốithiểu tại thời điểm đóng;
Người sử dụng lao động đăng ký tham gia BHXH tại nơi đóng trụ sở chính;người lao động tự đóng BHXH tại BHXH quận, huyện nơi cư trú (Quốc Hội nướcCộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2006), Luật Bảo hiểm xã hội, NXB Laođộng xã hội; Thủ tướng Chính phủ (2002), Nghị định số 100/2002/NĐ-CP ngày 16tháng 12 năm 2002 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức củaBHXH Việt Nam, Hà Nội)
* Quản lý trình tự, thủ tục tham gia BHXH
- Quá trình hình thành quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN
Từ năm 1995 đến nay, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã nhiều lần thay đổi quytrình về công tác quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN Đây là vấn đề tất yếu kháchquan nhằm chuẩn hóa hệ thống tổ chức và quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN saocho phù hợp với tình hình thực tế ngày càng lớn mạnh của đối tượng tham giaBHXH, BHYT, BHTN và nhất là khi luật BHXH, luật BHYT có hiệu lực pháp luật
Ngày 25/10/2011, BHXH Việt Nam ban hành Quyết định số BHXH Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012, thay thế Quyếtđịnh số 902/QĐ-BHXH ngày 26/6/2007 ban hành Quy định về quản lý thu BHXH,BHYT bắt buộc; Quyết định số 1333/QĐ-BHXH ngày 21/02/2008 sửa đổi, bổ sung
Trang 351111/QĐ-một số điểm tại Quyết định số 902/QĐ-BHXH; Quyết định số 555/QĐ-BHXH ngày13/5/2009 ban hành Quy định cấp, quản lý và sử dụng sổ BHXH; Quyết định số1359/QĐ-BHXH ngày 25/11/2009 Quy định về cấp, quản lý và sử dụng thẻ BHYT;Quyết định số 299/QĐ-BHXH ngày 18/3/2009 ban hành quy định về quản lý và sửdụng phôi sổ BHXH, thẻ BHXH Bãi bỏ phần I Công văn số 1615/BHXH-CSXHngày 02/6/2009 hướng dẫn thực hiện thu - chi BHTN, Điểm 1,2,3 Công văn số2035/BHXH-CSXH ngày 26/6/2009 sửa đổi bổ sung Công văn số 1615/BHXH-CSXH; Phần I Công văn số 1564/BHXH-BT ngày 02/6/2008 hướng dẫn thủ tụctham gia và giải quyết hưởng các chế độ BHXH đối với người tham gia BHYT tựnguyện; Công văn số 29/BHXH-TN ngày 11/01/2008 hướng dẫn tổ chức thực hiệnBHYT tự nguyện và các văn bản do BHXH Việt Nam ban hành trước đây trái vớiquyết định này Nội dung văn bản này quy định, hướng dẫn về hồ sơ, quy trìnhnghiệp vụ, quyền và trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, đơn vị và tổ chức BHXHtrong thực hiện thu BHXH, BHYT, cấp, ghi, quản lý và sử dụng sổ BHXH, thẻBHYT.
Trang 36(Nguồn: Bảo hiểm xã hội thành phố Bà Rịa)
Sơ đồ 1.1.Quy trình quản lý thu Bảo hiểm xã hội
* Lập và giao kế hoạch thu BHXH
Tại Bảo hiểm xã hội huyện:
Căn cứ vào tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch năm trước và khả năng mởrộng trong năm tới lập 02 bản ‘‘Kế hoạch thu BHXH bắt buộc” năm sau, gửi 01 bản
Người sử dụng Lao động
thuộc BHXH Huyện quản Người sử dụng Lao động thuộc BHXH Tỉnh quản
Hướng dẫn tuyên truyền
báo cáo nhanh tình hình trong ngày và định
kỳ cho BHXH Việt Nam
lập kế hoạch thu năm sau và gửi cho BHXH Việt Nam.
Chuyển số tiền BHXH thu được trong tháng
Gửi báo cáo nhanh
Gửi
kế hoạch năm sau
Hướng dẫn
BHX
H VN phân loại đối tượng, hướng dẫn, thẩm định, kiểm tra số thu
Chuyển số tiền BHXH thu được trong tháng
Gửi báo cáo nhanh
Gửi
kế hoạch năm sau
Hướng dẫn
Thẩm định số thu
Hướng dẫn
Trang 37đến BHXH tỉnh trước ngày 05/11 hàng năm.
- BHXH tỉnh và BHXH huyện không được sử dụng tiền thu BHXH, BHYTvào bất cứ mục đích gì (trường hợp đặc biệt phải được Tổng giám đốc BHXH ViệtNam chấp thuận bằng văn bản)
* Phân cấp về thẩm quyền quản lý thu BHXH
Quyết định 902/QĐ-BHXH ngày 22/6/2007 của Tổng giám đốc BHXH ViệtNam về việc ban hành quy định quản lý thu theo Luật BHXH đã xác định phân cấp
về thẩm quyền quản lý thu BHXH cho BHXH tỉnh, huyện
Theo quy định này, BHXH tỉnh có thẩm quyền trong việc xây dựng quản lý cơ
sở dữ liệu liên quan đến người lao động tham gia BHXH trên địa bàn; xây dựng kếhoạch thu báo cáo BHXH Việt Nam trước ngày 15/11 hàng năm và thực hiện phân
bổ dự toán thu BHXH cho BHXH cấp huyện sau khi được BHXH Việt Nam giao
dự toán; hướng dẫn, kiểm tra tình hình thực hiện công tác thu, cấp sổ, thẻ theo phâncấp quản lý và quyết toán số tiền thu BHXH đối với BHXH cấp huyện theo định kỳquý, 6 tháng, năm và quyết toán với BHXH Việt Nam; quản lý tiền thu theo chế độtài chính hiện hành; hàng quý, có trách nhiệm quyết toán số tiền 2% của đơn vị sửdụng lao động do BHXH tỉnh trực tiếp quản lý thu được giữ lại; thực hiện việc tínhlãi đối với các đơn vị, cá nhân nộp chậm; thực hiện công tác tuyên truyền để nângcao nhận thức cho cá nhân, tập thể, đơn vị về BHXH
Đối với cấp huyện, BHXH huyện có thẩm quyền trong lập kế hoạch thu nộpBHXH trên địa bàn báo cáo BHXH tỉnh trước ngày 05/11 hàng năm; tổ chức,hướng dẫn, thực hiện thu nộp và mở rộng đối tượng tham gia BHXH cho các đơn
vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện, quản lý tiền thu theo chế độ tài chính hiện
Trang 38hành; thực hiện tính lãi đối với các đơn vị, cá nhân nộp chậm; hàng quý, có tráchnhiệm quyết toán số tiền 2% của đơn vị sử dụng lao động do BHXH huyện trực tiếpquản lý thu được giữ lại; hướng dẫn các cá nhân, đơn vị, tổ chức thực hiện ghi tờkhai cấp sổ BHXH và thực hiện ghi chép theo dõi quá trình đóng BHXH của các cánhân, đơn vị; thực hiện công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho cá nhân,tập thể, đơn vị về BHXH.
* Quản lý tiền thu BHXH
- Thu BHXH bằng hình thức chuyển khoản, trường hợp cá biệt phải thu bằngtiền mặt thì cơ quan BHXH phải nộp tiền vào ngân hàng ngay trong ngày
- Không được sử dụng tiền thu BHXH để chi cho bất cứ việc gì; Không được
áp dụng hình thức gán thu bù chi tiền BHXH đối với các đơn vị Mọi trường hợpthoái thu, truy thu BHXH để cộng nối thời gian công tác chỉ được thực hiện sau khi
có sự chấp thuận bằng văn bản của BHXH Việt Nam
- Chậm nhất 24 giờ hàng ngày phải báo nhanh tình hình thu-chi trong ngàybằng thư điện tử cho BHXH Việt Nam (Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2011), Côngvăn số 5374/BHXH-BT ngày 16/12/2011 về việc báo cáo nhanh tiến độ thu BHXH,BHYT, BHTN, Hà Nội)
- Chậm nhất vào cuối tháng, cơ quan, đơn vị quản lý đối tượng phải nộp đủ sốtiền đã được xác định vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH nơi đăng kýtham gia BHXH Nếu chậm nộp từ 30 ngày trở lên so với kỳ hạn phải nộp thì ngoàiviệc xử lý theo quy định của pháp luật xử phạt hành chính về BHXH, cơ quan, đơn
vị còn phải nộp tiền lãi theo mức lãi suất tiền vay quá hạn do ngân hàng Nhà nướcViệt Nam quy định tại thời điểm truy nộp
- Bảo hiểm xã hội huyện chuyển tiền thu BHXH về tài khoản chuyên thu củaBHXH tỉnh vào ngày 10 và ngày 25 hàng tháng Riêng tháng cuối năm chuyển toàn
bộ số tiền thu BHXH của huyện về BHXH tỉnh trước 24 giờ ngày 31/12 (Bảo hiểm
xã hội Việt Nam (2011), Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 phươngpháp lập và biểu mẫu quản lý thu BHXH, BHYT, BHTN, Hà Nội; Bảo hiểm xã hộiViệt Nam (2011), Công văn số 5374/BHXH-BT ngày 16/12/2011 về việc báo cáonhanh tiến độ thu BHXH, BHYT, BHTN, Hà Nội; Nguyễn Kim Ngọc (2009), Một
số giải pháp hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc,
Trang 39Luận văn Thạc sỹ, Học viện Tài chính; Thủ tướng Chính phủ (2002), Nghị định số100/2002/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2002 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam, Hà Nội).
- Hàng tháng BHXH tỉnh chuyển tiền thu BHXH về tài khoản chuyên thu củaBHXH Việt Nam vào các ngày 10, ngày 20 và ngày cuối tháng
* Thanh tra, kiểm tra về quản lý thu BHXH
Quyết định số 3591/QĐ-BHXH, ngày 27/12/2006 và Quyết định số BHXH, ngày 27/12/2006 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam về việc ban hànhQuy định công tác kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo của BHXH Việt Nam đãxác định Công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm giúp Tổng giám đốc BHXH Việt Namtrong việc quản lý thực hiện chế độ chính sách, quản lý quỹ BHXH theo quy địnhcủa pháp luật BHXH tỉnh có nhiệm vụ kiểm tra và phối hợp với các tổ chức thanhtra, kiểm tra khác để kiểm tra các hoạt động về BHXH trong phạm vi quyền hạnđược giao
Theo quy định này, việc phân cấp công tác kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tốcáo được quy định như sau:
BHXH tỉnh có thẩm quyền kiểm tra việc thực hiện thu, chi BHXH của BHXHcấp huyện; kiểm tra các tổ chức, cá nhân, đơn vị tham gia và thụ hưởng các chế độBHXH trong phạm vi tỉnh Giám đốc BHXH tỉnh là người có thẩm quyền ra quyếtđịnh kiểm tra, quyết định xử lý sau kiểm tra
Giám đốc BHXH tỉnh có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm phápluật, hành vi vi phạm quy định về nhiệm vụ, công vụ của người bị tố cáo thuộc thẩmquyền quản lý của BHXH tỉnh; có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối vớiquyết định, hành vi về BHXH của mình và của cán bộ, công chức do mình quản lýtrực tiếp và giải quyết những khiếu nại mà Giám đốc BHXH huyện đã giải quyếtnhưng còn khiếu nại
Trưởng phòng kiểm tra của BHXH tỉnh có trách nhiệm phối hợp với các ban,phòng nghiệp vụ để xây dựng chương trình công tác kiểm tra hàng năm; trình người
có thẩm quyền ra quyết định kiểm tra; tổ chức thực hiện kiểm tra; đôn đốc, theo dõiviệc kiểm tra nội bộ, việc tự kiểm tra tại các đơn vị sử dụng lao động, việc thực hiện
xử lý sau kiểm tra, kiến nghị việc phúc tra khi thấy cần thiết
Trang 40BHXH cấp huyện có thẩm quyền giải quyết các khiếu nại lần đầu đối vớiquyết định, hành vi về BHXH của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lýtrực tiếp Trường hợp không thuộc thẩm quyền thì hướng dẫn người khiếu nại gửiđơn khiếu nại lần đầu đến BHXH tỉnh.
Trong thực tiễn, công tác kiểm tra, thanh tra là một chức năng thiết yếu khôngthể thiếu được trong công tác quản lý nói chung, trong quản lý BHXH và quản lýthu nói riêng, có thể thấy vai trò của kiểm tra trong biểu thức:
Quản lý = Quyết định + Tổ chức thực hiện + Kiểm tra
Bản chất của công tác kiểm tra BHXH, quản lý thu BHXH là phải xác định vàsửa chữa được những sai lệch trong hoạt động của cơ quan BHXH so với chínhsách pháp luật, mục tiêu và kế hoạch vạch ra
Kiểm tra thu BHXH nhằm rà soát, chấn chỉnh, uốn nắn những sai sót, đôn đốcthu và phát hiện những bất cập trong quá trình quản lý
Nội dung kiểm tra quản lý thu BHXH, bao gồm:
- Kiểm tra nguồn hình thành quỹ BHXH
- Kiểm tra đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của pháp luật
- Kiểm tra việc trích tiền lương, tiền công tháng của người lao động và phầntrích của đơn vị đóng BHXH cho người lao động thông qua chuyển khoản vào hệthống Ngân hàng hoặc Kho bạc
- Kiểm tra và đối chiếu phần để lại 2% tiền đóng BHXH của đơn vị để thanhtoán các chế độ ngắn hạn cho người lao động
- Kiểm tra, đối chiếu công nợ BHXH và thực hiện tính lãi, phạt tiền do viphạm pháp luật BHXH về đóng BHXH đối với người sử dụng lao động
1.3.3.Kinh nghiệm Bảo hiểm xã hội của một số tỉnh
1.3.3.1.Kinh nghiệm bảo hiểm xã hội của tỉnh Bến Tre
Theo Nguyễn Đức (2014):
‘‘Để thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao, ngay đầu năm BHXH thành phố đãtham mưu cho UBND thành phố Bến Tre ban hành văn bản chỉ đạo công tácBHXH, BHYT trên địa bàn như: Kế hoạch số 13/KH-UBND ngày 06/02/2012 về tổchức triển khai và kiểm tra thực hiện Luật BHXH, các Nghị định quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH; Quyết định 209/QĐ-UBND ngày