Đề tài: VẤN ĐỀ VỀ TRỤC LỢI BẢO HIỂM

16 1.5K 4
Đề tài: VẤN ĐỀ VỀ TRỤC LỢI BẢO HIỂM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài: VẤN ĐỀ VỀ TRỤC LỢI BẢO HIỂM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA NGÂN HÀNG  Đề tài: VẤN ĐỀ VỀ TRỤC LỢI BẢO HIỂM GVHD: TS.Nguyễn Tấn Hoàng Nhóm SVTH: Hồ Nguyễn Thảo Anh Nguyễn Thị Kim Hương Thái Như Nguyệt Nguyễn Lê Thu Nữ Nguyễn Thị Bích Trâm Lớp: Ngân hàng 12 Khoá: 33 TP.HCM, Tháng 9 năm 2010 Nhận xét của giảng viên hướng dẫn Phụ lục Chương I. TRỤC LỢI BẢO HIỂM 4 1.Khái niệm về trục lợi bảo hiểm 4 2. Các hình thức trục lợi bảo hiểm: 5 a)Khai quá mức độ tổn thất: 5 b)Xảy ra tổn thất mới đi mua bảo hiểm: 5 c)Bảo hiểm trùng: 6 d)Cố ý gây tổn thất cho đối tượng bảo hiểm: 6 e)Khai ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm trước thời hạn hợp đồng : 6 f)Lập hồ sơ giả: 6 g)Tạo hiện trường giả: 6 ChươngII. THỰC TRẠNG VỀ TRỤC LỢI BẢO HIỂM 7 1.Tình hình trục lợi bảo hiểm 7 a)Đối với thị trường bảo hiểm nhân thọ: 7 b)Đối với thị trường bảo hiểm phi nhân thọ: 8 2.Một số ví dụ thực tế về trục lợi bảo hiểm : 8 a)Lập hồ sơ giả: 8 b)Cố ý dựng hiện trường giả: 9 c)Khai báo không trung thực: 9 Chương III. NGYÊN NHÂN, HẬU QUẢ VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN GIÚP HẠN CHẾ TRỤC LỢI BẢO HIỂM 11 1.Nguyên nhân 11 2.Hậu quả 12 a)Đối với doanh nghiệp bảo hiểm: 12 b)Đối với khách hàng: 12 c)Đối với xã hội: 12 3.Một số ý kiến giúp hạn chế trục lợi bảo hiểm 13 a)Về phía cơ quan chức năng: 13 b)Về phía công ty bảo hiểm: 13 c)Về phía người được bảo hiểm : 14 Tổng kết 15 Lời mở đầu: Ngày nay, hoạt động bảo hiểm ngày càng phát triển, trở thành một ngành có vai trò quan trọng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Bảo hiểm là tấm lá chắn kinh tế của nền kinh tế xã hội, góp phần ổn định sản xuất kinh doanh, ổn định đời sống trước những rủi ro hiểm họa xảy ra. Ở Việt Nam, ngành bảo hiểm xuất hiện cách đây không lâu nhưng cũng có những bước tiến rõ rệt với quy mô ngày càng được mở rộng, số lượng sản phẩm ngày càng phong phú, đa dạng, đóng góp vào tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó, các dấu hiệu lừa đảo, trục lợi trong bảo hiểm bắt đầu xuất hiện và ngày càng gia tăng về số lượng cũng như mức độ nghiêm trọng của nó. Thị trường bảo hiểm Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức từ nhiều hành vi trục lợi bảo hiểm, với thủ đoạn tinh vi, đa dạng, gây thất thoát lớn về tài chính của Nhà nước. Trên thực tế, trục lợi bảo hiểm đã và đang diễn ra ở hầu hết các nghiệp vụ bảo hiểm, không những có tác động xấu đến xã hội, làm giảm lợi nhuận và uy tín của doanh nghiệp bảo hiểm mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của ngành bảo hiểm Nghiên cứu về tình trạng trục lợi trong bảo hiểm những năm gần đây, chúng tôi xin trình bày một số suy nghĩ của mình về vấn đề này. Đồng thời, trên cơ sở phân tích nguyên nhân và hậu quả của vấn đề, chúng tôi cũng đưa ra một vài giải pháp góp phần làm cho thị trường bảo hiểm phát triển một cách toàn diện, an toàn và lành mạnh. Vấn đề trục lợi bảo hiểm Chương I. TRỤC LỢI BẢO HIỂM 1.Khái niệm về trục lợi bảo hiểm “Bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số ít.” 1 .Bảo hiểm chia sẻ rủi ro, góp phần làm giảm gánh nặng về vật chất do bất hạnh gây ra. Các chuyên gia bảo hiểm thừa nhận rằng, nhìn chung tâm lý của đại đa số khách hàng là mua bảo hiểm cho tài sản của mình để được chia sẻ rủi ro, để an tâm là tài sản của mình được bảo vệ khi có sự cố xảy ra. Tuy nhiên một bộ phận người lợi dụng đặc điểm này để có những hành vi gian dối nhằm kiếm lợi bất hợp pháp trong kinh doanh bảo hiểm và tham gia bảo hiểm. Trục lợi bảo hiểm diễn ra ở hầu hết các nghiệp vụ bảo hiểm. Cùng với tốc độ phát triển của thị trường bảo hiểm, mức độ và cách thức trục lợi cũng ngày càng tinh vi và đa dạng hơn. Theo quy định tại Thông tư 31/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính thì: "Trục lợi trong bảo hiểm là hành vi cố ý lừa dối của tổ chức, cá nhân nhằm thu lợi bất chính khi tham gia bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm và giải quyết khiếu nại bảo hiểm". Như vậy: - Nói đến trục lợi bảo hiểm là phải nói đến hành vi của tổ chức, cá nhân được thực hiện một cách cố ý nhằm thu lợi bất chính. - Nhận dạng hành vi trục lợi bảo hiểm phải chú trọng đến việc tổ chức, cá nhân tham gia vào quan hệ bảo hiểm nhằm thu lợi bất chính cho mình. Tổ chức, cá nhân được đề cập là các chủ thể phải tham gia vào quan hệ kinh doanh bảo hiểm, đó có thể là bên mua bảo hiểm, bên được bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm, thậm chí có thể là hành vi gian lận trong bảo hiểm của đại lý bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Tóm lại, chúng ta có thể khẳng định: Trục lợi bảo hiểm là hành vi kiếm lời bất hợp pháp của các chủ thể tham gia vào quan hệ kinh doanh bảo hiểm. Đó là hành vi cố tình 1 Dennis Kessler, Risque No 17, Jan-Mars 1994 5 Vấn đề trục lợi bảo hiểm gian dối, lừa đảo có thể có chủ ý ngay từ khi tham gia bảo hiểm hoặc phát sinh sau khi đã xảy ra rủi ro cho đối tượng bảo hiểm nhằm chiếm đoạt một số tiền từ doanh nghiệp bảo hiểm mà đáng lý ra họ không được hưởng. 2. Các hình thức trục lợi bảo hiểm: Ngày nay thị trường bảo hiểm càng phát triển thì các hình thức trục lợi bảo hiểm ngày càng đa dạng hơn, thủ đoạn trục lợi bảo hiểm cũng tinh vi hơn theo thời gian và số tiền gian lận trục lợi bảo hiểm cũng ngày càng nhiều hơn. Sau đây là một số hình thức trục lợi bảo hiểm phổ biến: a) Khai quá mức độ tổn thất: Hành vi này thường được thực hiện bằng cách lợi dụng tổn thất xảy ra để làm hư hỏng thêm tài sản được bảo hiểm nhằm được trả tiền bồi thường cao hơn, hoặc làm hư hỏng toàn bộ tài sản đã được bảo hiểm để được bồi thường tài sản có trị giá lớn hơn. Một cách khác là tổn thất ít, lẽ ra không được bồi thường, nhưng làm cho tổn thất vượt quá mức miễn thường để được bồi thường. Ví dụ: Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển quy định: “Mức miễn thường là 0,35% trách nhiệm qua cân tại cảng”. Trên thực tế, trọng lượng hàng hóa bị thiếu là 0,34% nên không được bồi thường. Bên mua bảo hiểm có thể trục lợi bảo hiểm qua việc “tìm cách” nâng con số này lên trên 0,35% để được bồi thường. b) Xảy ra tổn thất mới đi mua bảo hiểm: Đối tượng bảo hiểm (máy móc, phương tiện vận chuyển…) đã bị tổn thất tức là sự kiện bảo hiểm đã xảy ra, bên mua bảo hiểm mới đi giao kết hợp đồng bảo hiểm để được bồi thường hoặc được trả tiền bảo hiểm. Ví dụ: Tàu biển đã bị đắm, toàn bộ hàng hóa bị tổn thất, chủ hàng mới đi mua bảo hiểm. 5 Vấn đề trục lợi bảo hiểm c) Bảo hiểm trùng: Bảo hiểm trùng là việc bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm. Ví dụ: Một tài sản trị giá 10 tỷ đồng được mua bảo hiểm ở 3 doanh nghiệp bảo hiểm với số tiền bảo hiểm ở mỗi doanh nghiệp là 10 tỷ đồng. Khi có tổn thất toàn bộ, 3 công ty phải trả 30 tỷ đồng, trong khi lẽ ra chỉ phải cùng nhau chi trả tổng cộng là 10 tỷ đồng. d) Cố ý gây tổn thất cho đối tượng bảo hiểm: Đây là hình thức trục lợi bảo hiểm rất tinh vi, có kiến thức nghiệp vụ cao về bảo hiểm, được chuẩn bị kỹ lưỡng, số tiền trục lợi thường lớn, rất khó điều tra hoặc tìm ra được sự thật thì tốn nhiều công sức, tiền của. Một cách khá phổ biến là tìm cách hủy hoại tài sản trong một hoàn cảnh được dàn dựng như thật. e) Khai ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm trước thời hạn hợp đồng : Hợp đồng bảo hiểm phải có thời hạn bảo hiểm, tức là nếu trong khoảng thời gian đó có sự kiện bảo hiểm xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm. f) Lập hồ sơ giả: Thường có cấu kết với nhân viên bên trong công ty bảo hiểm, để lam giả các giấy tờ cần thiết. g) Tạo hiện trường giả: Cố ý tạo ra cảnh tai nạn để đòi bồi thường mặc dù thực tế không có tai nạn xảy ra, không có tổn thất. 5 Vấn đề trục lợi bảo hiểm ChươngII. THỰC TRẠNG VỀ TRỤC LỢI BẢO HIỂM 1.Tình hình trục lợi bảo hiểm Theo ông Lê Song Lai_Vụ phó Vụ Bảo hiểm Bộ Tài chính Việt Nam thì: ở Nam Phi có từ 8 đến 35% các khiếu nại bảo hiểm có dấu hiệu trục lợi. Ở Đức, con số này là 10%, New Zealand: 15%. trục lợi bảo hiểm làm thiệt hại cho ngành bảo hiểm Mỹ mỗi năm 96 tỉ USD. Người ta thống kê rằng trong 4 vụ cháy nhà ở Mỹ có 1 vụ tự đốt nhằm trục lợi. Do tình trạng TLBH nghiêm trọng nên mỗi gia đình Mỹ mất đi 200 - 300USD/năm. Ở tất cả các nước phát triển, TLBH bị coi là một tội phạm hình sự và bị xử rất nặng. Trong năm 2002, nước Mỹ đã điều tra 33.000 vụ TLBH và đưa ra xét xử 22.000 vụ. Riêng ở Việt Nam, trục lợi bảo hiểm hiện nay có nhưng chưa nhiều và tốc độ còn chưa tinh vi so với nước ngoài. a) Đối với thị trường bảo hiểm nhân thọ: - Ở Mỹ, chỉ tính riêng trong năm 2002, các cơ quan quản lý bảo hiểm tiểu bang đã điều tra 33.000 vụ trục lợi bảo hiểm, trong đó đưa ra truy tố, xét xử hình sự 2.500 vụ. - Còn tại Việt Nam: Xét về hình thức và thủ đoạn trục lợi bảo hiểm khá đa dạng, trong đó phổ biến nhất là 2 nhóm hành vi:  Cố ý cung cấp thông tin: sai sự thật, hoặc khai báo không trung thực các thông tin liên quan đến tình trạng sức khoẻ của bản thân trong hồ sơ yêu cầu bảo hiểm hoặc trong hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm.  Cố ý hủy hoại tài sản hoặc tự gây thương tích cho bản thân, dựng hiện trường tai nạn giả hay giả mạo hồ sơ y tế đòi bồi thường Thông thường, trong các vụ trục lợi bảo hiểm bao giờ cũng có sự tham gia của người tham gia bảo hiểm, cán bộ nhân viên đại lý của doanh nghiệp bảo hiểm, các cơ sở y tế, khám chữa bệnh, giám định y khoa - Theo số liệu thống kê sơ bộ của 4 doanh nghiệp BHNT có vốn đầu tư nước ngoài (Prudential, Manulife, BM-CMG và AIA), trong tổng số 11.001 yêu cầu trả tiền bảo hiểm mà các Công ty này nhận được, số vụ đã xác định có dấu hiệu trục lợi và từ chối bồi thường chỉ chiếm tỷ lệ khoảng từ 2-3%. 5 Vấn đề trục lợi bảo hiểm - Thống kê tại những công ty bảo hiểm lâu năm trên thị trường cho thấy, trong khoảng 10 yêu cầu đòi bồi thường thì có tới 6 yêu cầu bị các công ty bảo hiểm nhân thọ từ chối chi trả, trong đó có một số vấn đề: do khách hàng yêu cầu bồi thường phạm vi không nằm trong hợp đồng, khách hàng đã mắc một trong những chứng bệnh nặng nhưng không khai báo trung thực… b) Đối với thị trường bảo hiểm phi nhân thọ: Hiện nay, ngành nghề kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (BHPNT) đang trên đà phát triển. Mặc dù vậy nhưng các doanh nghiệp vẫn phải chịu nhiều rủi ro do nạn trục lợi bảo hiểm gây ra. - Năm 2008 giá trị bồi thường trên toàn thị trường bảo hiểm là gần 500 tỷ đồng, trong đó giá trị trục lợi bảo hiểm chiếm hơn 10%. - Giá trị trục lợi bảo hiểm vẫn không giảm vào năm 2009. 9 tháng đầu năm 2009 thống kê được doanh thu đạt được từ BHPNT tăng nhanh_hơn 23% so với kì trước, và tăng nhiều nhất là bảo hiểm xe cơ giới_đạt 3.246 tỷ đồng, tăng hơn 45%. Mặc dù lĩnh vực bảo hiểm xe cơ giới đạt được doanh thu cao, song nghiệp vụ này cũng có tỷ lệ rủi ro lớn nhất trên thị trường BHPNT. Tổng số tiền bồi thường của nghiệp vụ này trong 9 tháng chiếm 45,1% doanh thu của các DN. Trong đó, DN có tỷ lệ bồi thường cao gồm Bảo Minh: 57,4%, Bảo Long: 52,7%, Bảo Việt: 50,8% - Hiện tượng trục lợi bảo hiểm khai báo tàu bị mất tích đối với tàu chạy pha sông biển có nhiều dấu hiệu nghi vấn đang là vấn đề nổi cộm, nhất là khi mùa mưa bão sắp đến. 2.Một số ví dụ thực tế về trục lợi bảo hiểm : a) Lập hồ sơ giả: Tháng 11/2002, lô hàng của Công ty Sông Tiền bị cháy trên đường vận chuyển từ cảng TP.HCM đến cảng Hamburg (Đức). Phan Hồng Thu biết tin vội sai nhân viên làm giả giấy tờ giả mạo để chứng minh công ty của mình có đủ tư cách mua hiểm của Pjico và thụ hưởng tiền bảo hiểm (110% trị giá hàng, tương đương 224.928 USD). Biết ý 5 Vấn đề trục lợi bảo hiểm định trục lợi của Thu, Tổng Giám đốc Pjico lúc đó là Trần Nghĩa Vinh (tổng Giám đốc Pjico) và Hồ Mạnh Quân (Phó Tổng Giám đốc) đã thỏa thuận sẽ thanh toán 3,8 tỷ đồng bảo hiểm cho lô hàng với điều kiện sẽ được "lại quả" một nửa số này. Cụ thể, Thu đã "có hành vi đưa hối lộ 1,9 tỷ đồng cho Vinh và Quân là tiền Thu đã chiếm đoạt của Pjico. Do nội bộ không thực hiện đúng nguyên tắc nên dẫn đến trục lợi bảo hiểm xảy ra. b) Cố ý dựng hiện trường giả: Ngày 19/6/2005, tại đỉnh đèo Chuối (quốc lộ 27) tỉnh Lâm Đồng, có chiếc xe ô tô khách Ford Transit trên đường từ Đà Lạt đi Kon Tum bị bốc cháy… Chủ nhân chiếc xe là ông Phạm Đại Việt, Giám đốc Công ty TNHH Đại Việt (trụ sở tại số 3C đường Đinh Tiên Hoàng, tp Đà Lạt), và chiếc xe đã được bảo hiểm với trách nhiệm bồi thường la 400 triệu đồng, vụ việc xảy ra công ty bảo hiểm Bảo Việt đã tiến hành thẩm định và phối hợp với công an điều tra . Sau quá trình kết hợp điều tra, kết quả là do chủ xe đã đặt kế hoạch cho nhân viên công ty Đại Việt mua xăng đốt xe để nhận lại tiền bảo hiểm 400 triệu đồng. c) Khai báo không trung thực: • Chủ một chiếc xe Accura mua bảo hiểm ngày 28/12/2008 và báo tai nạn xảy ra tại Lâm Đồng. Trong biên bản tai nạn được CA Lâm Đồng ký vào ngày 17/1/2009 nhưng lại ký dấu treo. Toàn bộ thiệt hại của chiếc xe này khoảng 200 triệu đồng. Tuy nhiên, khi giám định tại garage thì phát hiện chiếc xe này bị đóng bụi bẩn như đã nằm tại garage lâu lắm. Sau khi kiểm tra sổ của bảo vệ garage thì biết chiếc xe này được kéo về garage ngày 27/12/2008, tức là thời điểm trước ngày mua bảo hiểm. Như vậy, sau khi xe bị tai nạn, chủ xe mới gắn biển số xe bị hư hại này vào chiếc xe khác cùng loại còn nguyên vẹn và mua bảo hiểm để được đền bù cho chiếc xe bị thiệt hại. • Khách hàng mua bảo hiểm chiếc xe Huyndai Santafe ngày 11/8/2009 và đã báo tai nạn ngày 16/8/2009. Tổng thiệt hại ước tính lên đến 150 triệu đồng. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra giám định tai nạn, nhân viên bồi thường đã phát hiện sự không trung thực 5 [...]... thiết để điều tra một cách đầy đủ về những vụ có dấu hiệu trục lợi 5 Vấn đề trục lợi bảo hiểm - Do lỗi vô tình hay cố ý của các nhân viên bảo hiểm Họ có thể vô tình ghi sai ngày tham gia bảo hiểm trên giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc do thiếu trách nhiệm đã không đánh giá đúng mức độ trầm trọng của rủi ro cũng có thể nhân viên bảo hiểm thông đồng với khách hàng để trục lợi bảo hiểm Họ có thể đánh giá cao mức... chế trục lợi bảo hiểm a) Về phía cơ quan chức năng: + Trước hết cần rà soát và kiện toàn lại hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm Bên cạnh việc bảo đảm quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người tham gia bảo hiểm, mua bảo hiểm, cần có chế tài nghiêm khắc, đủ mạnh có giá trị răn đe, ngăn chặn, thậm chí xử lý hình sự đối với hành vi trục lợi bảo hiểm gây hậu quả lớn về. .. doanh nghiệp bảo hiểm hầu như không có Vì vậy, một đối tượng tài sản nào đó có thể tham gia bảo hiểm ở nhiều doanh nghiệp bảo hiểm Khi rủi ro tổn thất xảy ra họ đã được nhận tiền bồi thường ở tất cả các công ty bảo hiểm - Nhận thức của người dân về pháp luật còn nhiều yếu kém, nhất là những văn bản pháp quy về bảo hiểm Nhiều người dân nhận thức còn rất mơ hồ về bảo hiểm và họ cho rằng quỹ bảo hiểm giống... nghiệp bảo hiểmđể đảm bảo nguyên tắc trung thực tuyệt đối của hoạt động kinh doanh bảo hiểm, bên mua bảo hiểm cũng phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin mà họ đưa ra 5 Vấn đề trục lợi bảo hiểm Tổng kết Bảo hiểm là một công cụ chia sẻ rủi ro, gánh vác rủi ro của toàn xã hội Nếu như từng tổ chức, cá nhân có sự hợp tác một cách nghiêm túc và hợp pháp với các công ty bảo. .. hàng đã sơ ý không phát hiện ra mặc dù đã cố tình lấy biển số xe bị hư hỏng gắn vào xe còn nguyên vẹn để mua bảo hiểm 5 Vấn đề trục lợi bảo hiểm Chương III NGYÊN NHÂN, HẬU QUẢ VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN GIÚP HẠN CHẾ TRỤC LỢI BẢO HIỂM 1.Nguyên nhân Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trục lợi bảo hiểm Tuy nhiên, có thể kể đến một số nguyên như sau: - Do những kẽ hở pháp luật và do thực hiện pháp luật không... bạch, cụ thể về thời gian, quyền lợi cũng như nghĩa vụ của các bên tham gia c) Về phía người được bảo hiểm : Bên mua bảo hiểm khi tham gia quan hệ bảo hiểm cũng phải công bố các thông tin liên quan đến tài sản mà mình mua bảo hiểm Theo quy định tại Điểm b, Khoản 2 Điều 18, Luật KDBH thì: “Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu... lận thì sẽ có phí bảo hiểm cao hơn những doanh nghiệp kiên quyết chống và loại trừ những kẻ trục lợi bảo hiểm c) Đối với xã hội: Gian lận bảo hiểm là một nguy cơ về đạo đức, làm tha hoá, biến chất cán bộ nhà nước, làm cho môi trường kinh doanh thiếu lành mạnh và thiếu sự công bằng Điều đó dẫn đến tình trạng coi thường pháp luật, gây rối trật tự an ninh xã hội 5 Vấn đề trục lợi bảo hiểm 3.Một số ý kiến... viên trong công tác nghiệp vụ bảo hiểm, đảm bảo minh bạch, công khai + Xây dựng quan hệ tốt với cơ quan chức năng có liên quan như: giám định, điều tra, khoa học chuyên ngành, hợp tác hiệu quả trong giải quyết vụ việc bảo hiểm, bồi thường có yếu tố gian lận, tính phức tạp, không rõ ràng 5 Vấn đề trục lợi bảo hiểm + Cập nhật thông tin kịp thời, rộng rãi các vụ việc trục lợi được phát hiện để trao đổi,... nghiệp vụ bảo hiểm mà luật kinh doanh bảo hiểm quy định bắt buộc như bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, nhưng các chủ xe không tham gia bảo hiểm vì không có sự kiểm tra xử phạt - Thị trường bảo hiểm luôn sôi động, phức tạp, tình hình cạnh tranh ngày càng khốc liệt nên các doanh nghiệp bảo hiểm luôn phải giữ bí mật thông tin Việc trao đổi những thông tin cần thiết về khách... nhiều hơn… khá phổ biến trong loại hình bảo hiểm con người 2.Hậu quả a) Đối với doanh nghiệp bảo hiểm: Hậu quả có thể tính toán được do hành vi trục lợi bảo hiểm là làm giảm lợi nhuận hiệu quả kinh doanh bị hạn chế Thậm chí còn tác động xấu đến uy tín của doanh nghiệp b) Đối với khách hàng: Là những người trung thực sẽ bị thiệt thòi về quyền lợi bởi vì phí bảo hiểm mà họ phải nộp lại dùng để trả cho . mua bảo hiểm ngày 28/12/2008 và báo tai nạn xảy ra tại Lâm Đồng. Trong biên bản tai nạn được CA Lâm Đồng ký vào ngày 17/ 1/2009 nhưng lại ký dấu treo. Toàn. Ví dụ: Một tài sản trị giá 10 tỷ đồng được mua bảo hiểm ở 3 doanh nghiệp bảo hiểm với số tiền bảo hiểm ở mỗi doanh nghiệp là 10 tỷ đồng. Khi có tổn thất

Ngày đăng: 10/03/2014, 09:19

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chương I. TRỤC LỢI BẢO HIỂM

    • 1.Khái niệm về trục lợi bảo hiểm

    • 2. Các hình thức trục lợi bảo hiểm:

      • a) Khai quá mức độ tổn thất:

      • b) Xảy ra tổn thất mới đi mua bảo hiểm:

      • c) Bảo hiểm trùng:

      • d) Cố ý gây tổn thất cho đối tượng bảo hiểm:

      • e) Khai ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm trước thời hạn hợp đồng :

      • f) Lập hồ sơ giả:

      • g) Tạo hiện trường giả:

      • ChươngII. THỰC TRẠNG VỀ TRỤC LỢI BẢO HIỂM

        • 1.Tình hình trục lợi bảo hiểm

          • a) Đối với thị trường bảo hiểm nhân thọ:

          • b) Đối với thị trường bảo hiểm phi nhân thọ:

          • 2.Một số ví dụ thực tế về trục lợi bảo hiểm :

            • a) Lập hồ sơ giả:

            • b) Cố ý dựng hiện trường giả:

            • c) Khai báo không trung thực:

            • Chương III. NGYÊN NHÂN, HẬU QUẢ VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN GIÚP HẠN CHẾ TRỤC LỢI BẢO HIỂM

              • 1.Nguyên nhân

              • 2.Hậu quả

                • a) Đối với doanh nghiệp bảo hiểm:

                • b) Đối với khách hàng:

                • c) Đối với xã hội:

                • 3.Một số ý kiến giúp hạn chế trục lợi bảo hiểm

                  • a) Về phía cơ quan chức năng:

                  • b) Về phía công ty bảo hiểm:

                  • c) Về phía người được bảo hiểm :

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan