1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích cấu trúc tài chính tại khách sạn phố hội

66 551 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 446 KB

Nội dung

Khái niệm phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệpPhân tích cấu trúc tài chính là phân tích khái quát tình hình đầu tư và huyđộng vốn của doanh nghiệp, chỉ ra các phương thức tài trợ tà

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong điều kiện hiện nay, khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường,

sự cạnh tranh trong kinh doanh ngày càng trở nên gay gắt Để đứng vững trên thịtrường, để có được các quyết định kinh doanh đúng đắn, bất cứ một doanhnghiệp nào cũng đều quan tâm đến tình hình tài chính, nó được đặt lên hàng đầu

vì ổn định tình hình tài chính là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của doanhnghiệp

Xuất phát từ nhu cầu quản lý kinh tế ngày càng cao, các doanh nghiệp đã

có sự quan tâm thích đáng đến công tác phân tích tình hình tài chính Việc phântích tình hình tài chính giúp cho thông tin cung cấp trên các Báo cáo tài chínhthực sự có ý nghĩa với người sử dụng Qua phân tích họ có căn cứ để đánh giá tốthơn tình hình sử dụng vốn cũng như thực trạng hoạt động của doanh nghiệp, xácđịnh được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ cũng như xu hướng tác động của từngnhân tố đến kết quả kinh doanh, từ đó các đối tượng quan tâm có thể ra quyếtđịnh tối ưu nhất

Bên cạnh đó việc phân tích cấu trúc tài chính còn cho ta biết được nguồnvốn đơn vị đang sử dụng được hình thành từ những nguồn tài trợ nào? Trongđiều kiện như thế nào thì doanh nghiệp cần huy động thêm nguồn vốn cho hoạtđộng của mình? Đồng thời, phân tích cấu trúc tài chính sẽ giúp ta đánh giá đượchiệu quả hoạt động cũng như mức rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên và để hiểu sâu hơn trong

thực tiễn, trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Dịch vụ du lịch sinh thái

Phố Hội - Khách sạn Phố Hội, tôi đã chọn đề tài: “ Phân tích cấu trúc tài chính tại khách sạn Phố Hội ” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

Khóa luận gồm ba phần:

Trang 2

Phần 1: Cơ sở lý luận về phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp.

Phần 2: Phân tích cấu trúc tài chính tại khách sạn Phố Hội.

Phần 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện cấu trúc tài chính

tại khách sạn Phố Hội.

Trang 3

1.2 Khái niệm phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp

Phân tích cấu trúc tài chính là phân tích khái quát tình hình đầu tư và huyđộng vốn của doanh nghiệp, chỉ ra các phương thức tài trợ tài sản để làm rõnhững dấu hiệu về cân bằng tài chính

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính doanh nghiệp

1.3.1 Xu hướng phát triển của nền kinh tế

Xu hướng phát triển của nền kinh tế, ngành mà doanh nghiệp hoạt động cótác động lớn đến định hướng phát triển của doanh nghiệp Nền kinh tế ở trạngthái ổn định với xu hướng phát triển tích cực thúc đẩy nhanh các doanh nghiệpthực hiện chiến lược đầu tư mở rộng hoặc nâng cao chất lượng hệ thống cơ sởvật chất kĩ thuật nhằm nâng cao cạnh tranh, tăng cường năng lực hoạt động, mởrộng thị trường Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải huy động các nguồn vốnthích hợp phục vụ cho quá trình hoạt động

Ngược lại, nếu nền kinh tế đang rơi vào trường hợp tiêu cực như các doanhnghiệp bị ràng buộc điều kiện nào đó mà khả năng tăng vốn chủ sở hữu là khókhăn Đứng trước những cơ hội phát triển sẽ thúc đẩy doanh nghiệp tìm kiếm cácnguồn vay nợ từ bên ngoài để đầu tư khai thác cơ hội kinh doanh thuận lợi Lúc

Trang 4

này, hiệu ứng đòn bẩy nợ sẽ phát huy tác dụng làm tăng giá trị doanh nghiệp Vìvậy, quá trình này sẽ tác động đến cấu trúc tài chính của doanh nghiệp.

1.3.2 Hình thức sở hữu của doanh nghiệp

Các loại hình doanh nghiệp khác nhau thì bị ràng buộc bởi những quy định

có tính pháp lý về tư cách pháp nhân, điều kiện hoạt động cũng như cơ chế vậnhành và các mục tiêu hoạt động khác nhau Do đó, điều kiện và khả năng tiếpcận các nguồn tài trợ từ bên ngoài cũng khác nhau

Đứng trước một cơ hội phát triển, thì các công ty cổ phần, công ty niêm yết

sẽ dễ dàng huy động nguồn vốn từ bên ngoài như từ thị trường chứng khoán haygia tăng NVCSH bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu hoặc gia tăng vốn gópcủa các thành viên, cổ đông Nhưng đối với những doanh nghiệp tư nhân thì việcgia tăng VCSH rất khó khăn, họ phải tự mình đi vay nợ bên ngoài để đầu tư.Như vậy ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có cách duy trì một cấu trúc tàichính hợp lý

1.3.3 Quy mô hoạt động của doanh nghiệp

Những doanh nghiệp đạt quy mô lớn là kết quả của một quá trình hoạt độnglâu dài, được nhiều người biết đến và tạo được uy tín trên thị trường Đồng thờitương ứng với quy mô lớn thì những doanh nghiệp này có một tiềm lực tài chínhmạnh và dồi dào Nên họ có khả năng huy động được nhiều nguồn vốn trên thịtrường tài chính và gặp nhiều thuận lợi hơn so với các doanh nghiệp khác trongviệc vay nợ

1.3.4 Đặc điểm cấu trúc tài sản của doanh nghiệp

Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp có hai bộ phận: TSNH và TSDH Doanhnghiệp nào có nhiều TSDH thì rủi ro xảy ra càng nhiều vì có đòn bẩy kinh doanhlớn Mặt khác, TSDH thường được dùng làm vật thế chấp khi đi vay nợ nhằm

Trang 5

đảm bảo độ an toàn cho các chủ nợ khi xảy ra rủi ro Do đó, để giảm bớt rủi rothì các doanh nghiệp có tỷ trọng TSDH cao thì nên duy trì tỷ suất nợ thấp, đảmbảo tính ổn định của cấu trúc tài chính.

1.3.5 Các nhân tố khác

Ngoài ra còn có các nhân tố khác ảnh hưởng tới cấu trúc tài chính như thuếthu nhập doanh nghiệp, điều kiện kinh doanh, quy mô kinh doanh, sự linh hoạtcủa hoạt động tài chính

Thuế thu nhập doanh nghiệp: Doanh nghiệp chịu thuế thu nhập thì lãi vaytrừ ra khỏi lợi nhuận khi tính thuế, do đó nó kích thích doanh nghiệp vay ngânhàng hơn Khi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tăng thì tỷ trọng vốn vaytrên tổng nguồn vốn tăng, doanh nghiệp vay ngân hàng có lợi hơn là không vay.Điều kiện kinh doanh thuận lợi thì để nâng cao hiệu ứng đòn bẩy tài chínhdoanh nghiệp tăng cường vay ngân hàng

Quy mô kinh doanh phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp thì các tàisản phân bổ hợp lý hơn Doanh nghiệp thường có tỷ trọng từng loại tài sản ướctính sao cho phù hợp với doanh nghiệp mình để có kế hoạch phân bổ vốn chotừng loại tài sản Khi quy mô kinh doanh được coi là đủ về số lượng và chấtlượng thì sự phân bổ vốn cho từng loại tài sản sẽ đúng theo dự tính, không gặpphải trường hợp đầu tư đủ ở tài sản này nhưng lại thiếu ở tài sản khác hoặc thừa

ở tài sản này thiếu ở tài sản khác

Sự linh hoạt của hoạt động tài chính: Nếu thị trường tài chính quốc gia nơidoanh nghiệp hoạt động phát triển mạnh thì cấu trúc tài chính của doanh nghiệp

dễ được thay đổi một cách phù hợp

Trang 6

2 Ý NGHĨA PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp giúp cho các nhà phân tích thấyđược xu hướng, bản chất của chỉ tiêu tài chính mà nhà phân tích cần tìm hiểu Từ

đó nhà quản trị có thể ra quyết định đúng đắn về việc hoàn thiện cấu trúc tàichính hoặc đầu tư và huy động vốn

Tùy theo mỗi chủ thể kinh tế mà phân tích cấu trúc tài chính có ý nghĩakhác nhau

2.1 Đối với bản thân doanh nghiệp

Đối với bản thân doanh nghiệp thì việc phân tích cấu trúc tài chính nhằmgiúp doanh nghiệp thấy được tình hình đầu tư và huy động vốn, từ đó có thể dựđoán được hiệu quả hoặc rủi ro tài chính có thể xảy ra Vì vậy doanh nghiệp cóthể giữ nguyên cấu trúc như cũ hoặc thay đổi cho phù hợp với chiến lược pháttriển của mình

Khi phân tích cấu trúc tài sản nhà quản lý có thể điều chỉnh tỷ trọng từngloại tài sản Tùy theo doanh nghiệp, tùy theo chính sách phát triển của doanhnghiệp mà có thể tăng hay cắt giảm hàng tồn kho, nên đầu tư vào loại tài sảnnào, thời điểm nào là hợp lý,

Phân tích cấu trúc nguồn vốn, nhà quản trị có thể thấy được tình hình tàichính của doanh nghiệp ổn định, tự chủ và cân bằng không, từ đó có thể điềuchỉnh cấu trúc nguồn vốn theo mong muốn của mình Trong điều kiện kinhdoanh thuận lợi nếu như doanh nghiệp muốn đạt hiệu quả tài chính cao thì tỷsuất nợ cao nhưng hiệu quả cao luôn gắn với rủi ro cao Ngược lại doanh nghiệpmuốn đảm bảo an toàn thì tỷ suất nợ thấp Khi tỷ suất nợ cao doanh nghiệp cóhai cái lợi đó là: thuế thu nhập doanh nghiệp đánh trên lợi nhuận sau khi trừ chi

Trang 7

phí lãi vay và thường thì chi phí lãi vay doanh nghiệp phải trả cho các tổ chức tíndụng nhỏ hơn cổ tức phải chia cho các cổ đông.

2.2 Đối với chủ thể kinh tế khác

Một ngân hàng trước khi quyết định cho doanh nghiệp vay hay không thìngân hàng xem khả năng thanh toán của doanh nghiệp Cụ thể là các tỷ số củacác chỉ tiêu tỷ suất nợ, đòn bẩy tài chính, hệ số khả năng thanh toán Do đó mộtdoanh nghiệp muốn huy động được vốn vay từ các tổ chức khác thì phải đảmbảo các yêu cầu về khả năng thanh toán

Cũng như ngân hàng, các nhà đầu tư trước khi quyết định đầu tư vào doanhnghiệp cũng xem tình hình tài chính của doanh nghiệp có đảm bảo an toàn chovốn đầu tư và có khả năng đem lại lợi nhuận không Vì vậy các chỉ số của cácchỉ tiêu như tỷ suất nợ đòn bẩy tài chính, hệ số khả năng thanh toán, tỷ suất sinhlời của tài sản, được các nhà đầu tư xem xét và so sánh trước khi có quyết địnhđầu tư

3 PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

3.1 Phân tích cấu trúc tài sản của doanh nghiệp

Phân tích cấu trúc tài sản nhằm đánh giá sự phân bổ vốn trong cơ cấu tàisản của doanh nghiệp xem có hợp lý không Có nghĩa là tỷ trọng các loại tài sảntrong tổng tài sản có phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp, quy

mô kinh doanh, chính sách đầu tư và huy động vốn của doanh nghiệp Sự hợp lýtrong đầu tư vốn cho từng khoản mục tài sản đem lại hiệu quả sử dụng vốn chodoanh nghiệp

Trang 8

3.1.1 Các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài sản

Có nhiều chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài sản tùy thuộc vào mục tiêu của nhàphân tích Tuy nhiên chúng ta chỉ nghiên cứu một số chỉ tiêu cơ bản như: tỷtrọng đầu tư tài chính, tỷ trọng khoản phải thu khách hàng, tỷ trọng hàng tồn kho

và tỷ trọng tài sản cố định, bởi vì dựa vào sự biến động của các chỉ tiêu này nhàphân tích có thể hình dung được tình hình phân bổ vốn của doanh nghiệp và sựảnh hưởng của cấu trúc tài chính hiện tại đối với hiệu quả tài chính

Công thức tổng quát phản ánh cấu trúc tài sản:

Giá trị tài sản loại i

Trang 9

tích mà chỉ tiêu này có lấy số liệu của khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh dởdang hay không ( MS 230 ), tử số của công thức trên sẽ lấy số liệu từ Mã số 220( bao gồm MS221, MS224, MS227, MS230 ).

Mặt khác khi phân tích cần chú ý tới một số vấn đề sau:

- Đặc điểm từng lĩnh vực kinh doanh

- Chính sách và chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp Trong giai đoạnđầu tư phát triển thì tỷ trọng TSCĐ cao, ngược lại trong giai đoạnsuy thoái phải thanh lý tài sản thì tỷ số chỉ tiêu này thấp

- Do được tính theo giá trị còn lại của TSCĐ nên phương pháp khấuhao có thể ảnh hưởng đến giá trị của chỉ tiêu này

- TSCĐ được phản ánh theo giá gốc và việc đánh giá lại TSCĐthường phải theo quy định của Nhà nước, nên chỉ tiêu này có thểkhông phản ánh đúng giá trị thực của TSCĐ

- Ta có thể tách biệt từng loại TSCĐ để tính tỷ trọng giúp cho việcđánh giá chính xác hơn

3.1.1.2 Tỷ trọng đầu tư tài chính

Giá trị các khoản đầu tư tài chính

Tổng tài sản

Chỉ tiêu này cho biết giá trị các khoản đầu tư tài chính chiếm bao nhiêuphần trăm trong tổng tài sản của doanh nghiệp Trong chỉ tiêu trên, giá trị đầu tưtài chính là giá trị thuần và là số tổng hợp của MS 120 “ Đầu tư tài chính ngắnhạn ” và MS 250 “ Đầu tư tài chính dài hạn ” trên Bảng cân đối kế toán Chỉ tiêunày đánh giá được tình hình đầu tư của doanh nghiệp như thế nào, đồng thời so

Trang 10

sánh giữa hiệu quả đầu tư và đầu tư tài chính của doanh nghiệp Có hai loại đầu

tư tài chính:

- Chỉ tiêu đầu tư tài chính ngắn hạn: Là các khoản đầu tư có thời

hạn thu hồi vốn dưới một năm hoặc trong một chu kì kinh doanh,không bao gồm các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặcđáo hạn không quá ba tháng kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tạithời điểm báo cáo Bao gồm: tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn, đầu tưchứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn và đầu tư ngắn hạn khác.Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tạo ra nguồn lợi tức trước mắt chocông ty Bởi vậy chỉ tiêu này càng cao thì khả năng tạo ra nguồn lợitức cho công ty trong thời gian trước mắt càng lớn

- Chỉ tiêu đầu tư tài chính dài hạn: Là các khoản đầu tư có thời hạn

thu hồi vốn lớn hơn một năm hoặc quá một chu kỳ kinh doanh Baogồm: đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết, liêndoanh, đầu tư dài hạn khác Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tạo ranguồn lợi tức lâu dài cho công ty Bởi vậy chỉ tiêu này càng cao thìkhả năng tạo ra nguồn lợi tức lâu dài cho công ty càng nhiều

Đầu tư tài chính là một hình thức để khơi thông nguồn vốn dư thừa, gópphần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi nềnkinh tế nước ta đang chuyển sang nền kinh tế thị trường với các chính sáchkhuyến khích đầu tư trong và ngoài nước cũng như việc hình thành thị trườngchứng khoán ở Việt Nam đã tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư tài chính cókhuynh hướng gia tăng và ngày càng phổ biến

Với một doanh nghiệp có tỷ trọng đầu tư tài chính cao chứng tỏ tình hìnhtình hình tài chính của doanh nghiệp đó tốt, đồng thời nó còn thể hiện mức độ

Trang 11

liên kết tài chính giữa doanh nghiệp với các doanh nghiệp và tổ chức khác, nhất

là cơ hội của các hoạt động tăng trưởng bên ngoài Những doanh nghiệp có quy

mô lớn thì giá trị của chỉ tiêu này thường cao

Việc đầu tư tài chính ở các doanh nghiệp phải theo đúng quy định về tàichính áp dụng cho loại hình doanh nghiệp đó Khi đánh giá tỷ trọng đầu tư tàichính cần phải căn cứ vào mục tiêu và hình thức đầu tư cũng như xác định cácnguồn vốn hợp lý tham gia vào quá trình đầu tư của doanh nghiệp Tỷ trọng loạitài sản này còn phụ thuộc vào nhu cầu đầu tư cũng như khả năng sinh lời và rủi

ro các hình thức đầu tư

Đầu tư tài chính bao gồm: Đầu tư chứng khoán, đầu tư góp vốn liên doanh,đầu tư bất động sản và các khoản đầu tư khác Ta có thể tách đầu tư tài chínhthành đầu tư tài chính ngắn hạn và đầu tư tài chính dài hạn hoặc tách theo tưcách chủ sở hữu và đầu tư với tư cách chủ nợ

3.1.1.3 Tỷ trọng hàng tồn kho

Hàng tồn kho là một bộ phận tài trợ cho quá trình sản xuất và tiêu thụ củadoanh nghiệp được tiến hành liên tục Dự trữ hàng tồn kho hợp lý là mục tiêucủa nhiều doanh nghiệp, vì dự trữ quá nhiều sẽ gây ứ đọng vốn, gia tăng chi phíbảo quản và dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp, ngược lại dự trữ quá ít sẽ gâyảnh hưởng tới tiến độ sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp

Ta có công thức tỷ trọng hàng tồn kho:

Giá trị hàng tồn kho

Tổng tài sản

Trang 12

Chỉ tiêu này cho biết giá trị hàng tồn kho chiếm bao nhiêu phần trăm trongtổng tài sản của doanh nghiệp Số liệu của hàng tồn kho lấy từ MS 140 trênBCĐKT Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệpcàng lớn Doanh nghiệp cần chi tiết từng loại mặt hàng tồn kho, xác định rõnhững nguyên nhân và tìm biện pháp giải quyết dứt điểm các mặt hàng tồn đọng,nhằm thu hồi vốn, góp phần sử dụng vốn có hiệu quả Khi phân tích cần xétnhững nhân tố mà chỉ tiêu này phụ thuộc:

- Chính sách dự trữ và tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp.Nếu như sản phẩm kinh doanh theo mùa vụ thì tỷ trọng hàng tồn kho sẽ caotrong thời kỳ mà nhu cầu sản phẩm này lớn Doanh nghiệp nào thực hiện tốtphương thức quản trị kịp thời trong cung ứng, sản xuất và tiêu thụ sẽ dẫn đến giátrị chỉ tiêu này thấp

- Giai đoạn tăng trưởng của doanh nghiệp: nếu doanh nghiệp đang ở trong giaiđoạn tăng trưởng, doanh thu tăng liên tục thì sẽ gia tăng dự trữ để đáp ứng nhucầu thị trường Ngược lại, nếu đang trong giai đoạn suy thoái thì tỷ trọng hàngtồn kho có khuynh hướng giảm

Tuy nhiên khi phân tích chỉ tiêu này cần chú ý tới các đặc thù sau:

- Giá trị chỉ tiêu này phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh củatừng loại hình doanh nghiệp

- Giá trị chỉ tiêu này còn phụ thuộc vào chính sách dự trữ và tính thời vụ tronghoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

- Tỷ trọng hàng tồn kho còn phụ thuộc vào tình hình tăng trưởng của doanhnghiệp

Trang 13

3.1.1.4 Tỷ trọng khoản phải thu khách hàng

Giá trị các khoản phải thu khách hàng

Tổng tài sản

Chỉ tiêu này cho biết giá trị khoản phải thu khách hàng chiếm bao nhiêuphần trăm trong tổng tài sản của doanh nghiệp Các khoản phải thu khách hàngbao gồm phải thu khách hàng ngắn hạn ở MS 131 trừ đi các khoản dự phòngphải thu khách hàng ngắn hạn khó đòi và phải thu khách hàng dài hạn ở MS 211trừ đi các khoản dự phòng phải thu khách hàng dài hạn khó đòi

Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ các khoản phải thu của doanh nghiệp cànglớn, điều đó chứng tỏ khách hàng mua chịu sản phẩm, hàng hóa của doanhnghiệp càng nhiều hay vốn của doanh nghiệp đang bị khách hàng chiếm dụng.Hầu hết các doanh nghiệp đều mong muốn chỉ tiêu này càng thấp càng tốt.Bởi vậy doanh nghiệp cần có biện pháp thúc đẩy quá trình thu hồi các khoản nợcủa khách hàng Để đánh giá mức độ hợp lý của chỉ tiêu này người ta thườngdựa vào các căn cứ sau:

- Quy mô hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: quy mô càng lớnthì khoản phải thu càng cao

- Phương thức bán hàng của doanh nghiệp: nếu doanh nghiệp bán lẻ,bán hàng thu tiền ngay thì tỷ trọng khoản khoản phải thu kháchhàng thấp, ngược lại nếu doanh nghiệp bán buôn thì tỷ trọng khoảnphải thu sẽ cao

- Chính sách tín dụng bán hàng của doanh nghiệp: được thể hiện quathời hạn tín dụng và mức tín dụng cho phép đối với từng kháchhàng Nếu doanh nghiệp có kỳ hạn tín dụng dài, số dư nợ định mức

Trang 14

cho khách hàng cao thì khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao Do tíndụng bán hàng là phương thức kích thích tiêu thụ nên cần phải đặttrong mối quan hệ với doanh thu tiêu thụ.

- Hiệu quả của công tác thu hồi nợ: nếu chỉ tiêu này quá cao mànguyên nhân không xuất phát từ phương thức bán hàng hay chínhsách tín dụng thì điều này thể hiện khả năng quản lý nợ của doanhnghiệp chưa được tổ chức tốt Doanh nghiệp cần tìm hiểu cácnguyên nhân để có biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm nâng caohiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp như: giảm mức dư nợ địnhmức cho các khách hàng thanh toán chậm, ngưng cung cấp hànghóa dịch vụ, bán các khoản nợ cho các công ty quản lý nợ, nhờ phápluật can thiệp,

Để đánh giá hiệu quả hơn nữa người ta thường chi tiết chỉ tiêu này cho từngkhoản nợ: nợ trong hạn, nợ quá hạn, nợ khó đòi

3.1.2 Phân tích biến động tài sản của doanh nghiệp

Phân tích cấu trúc tài sản bằng các tỷ số như trên gọi là phân tích dọc, chophép đánh giá khái quát tình hình phân bổ tài sản của doanh nghiệp Cách phântích trên chưa thấy rõ yếu tố nào ảnh hưởng đến sự thay đổi các tỷ số qua các kỳ.Phân tích biến động tài sản hay gọi là phân tích ngang sẽ cho thấy nguyên nhânảnh hưởng tới sự thay đổi các tỷ số qua các kỳ Khi phân tích biến động tài sản tatính được chênh lệch về số tuyệt đối và số tương đối giữa các năm của cùng mộtloại tài sản Ta có thể thấy môt loại tài sản nào đó có sự thay đổi đột ngột so vớicác năm trước, ta có thể tìm nguyên nhân biến động đó và có thể kết luận là nó

có ảnh hưởng như thế nào đến cấu trúc tài chính theo hướng tích cực hay tiêucực

Trang 15

Năm N N + 1 N + 2 Chênh lệch năm N +1 / N Chênh lệch năm N +2 / N +1

3.2 Phân tích cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp

Cấu trúc nguồn vốn thể hiện cấu trúc tài trợ của doanh nghiệp, liên quan tớinhiều khía cạnh khác nhau trong công tác quản trị tài chính Việc huy động vốnmột mặt vừa đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo sự an toàntrong tài chính, mặt khác liên quan đến hiệu quả và rộng hơn là rủi ro của doanhnghiệp

Phân biệt các nguồn tài trợ

a) Nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu

- Đối với nợ phải trả: đây là nguồn vốn do doanh nghiệp đi vay,doanh nghiệp phải cam kết với các chủ nợ số nợ gốc và các khoảnchi phí sử dụng vốn theo thời hạn đã quy định Khi doanh nghiệp bịgiải thể các chủ nợ có quyền ưu tiên nhận tài sản trước

- Đối với nguồn vốn chủ sở hữu: thể hiện phần tài trợ của người chủ

sở hữu đối với toàn bộ tài sản của doanh nghiệp Doanh nghiệpkhông phải cam kết thanh toán đối với chủ sở hữu

Trang 16

b) Nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời

- Nguồn vốn thường xuyên: là nguồn vốn doanh nghiệp được sử dụngthường xuyên, lâu dài để tài trợ cho hoạt động kinh doanh, có thờigian sử dụng trên một năm Nguồn vốn thường xuyên bao gồm vốnchủ sở hữu và nợ dài hạn

- Nguồn vốn tạm thời: là nguồn vốn được sử dụng tạm thời trong nămbáo cáo để tài trợ cho hoạt động kinh doanh, loại nguồn vốn nàythường được sử dụng vào các mục đích ngắn hạn Nguồn vốn nàybao gồm các loại: nợ dài hạn đến hạn trả, vay ngắn hạn, phải trảngười bán, phải trả công nhân viên, thuế và các khoản phải nộp Nhànước

3.2.1 Phân tích tính tự chủ tài chính của doanh nghiệp

3.2.1.1 Tỷ suất nợ

Nợ phải trả

Tổng tài sảnChỉ tiêu này cho biết phần trăm tổng tài sản của công ty được tài trợ bằngcác khoản nợ là bao nhiêu Trong công thức trên, Nợ phải trả được lấy từ MS

300 trên BCĐKT Tỷ suất nợ thấp có thể cho thấy việc sử dụng nợ không hiệuquả, còn tỷ suất nợ cao thể hiện gánh nặng về nợ lớn, như vậy một tỷ suất nợ /tổng tài sản là hợp lý sẽ tuỳ thuộc vào nhu cầu và khả năng tự tài trợ của công ty.Khi tỷ lệ nợ cao, doanh nghiệp sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanhtoán và sẽ khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp nhận thêm các khoản tíndụng bên ngoài

Trang 17

Đối với các chủ nợ, họ mong muốn đầu tư vào doanh nghiệp có tỷ suất nợcàng thấp càng tốt vì khả năng thu hồi vốn vay và lãi cao Đây là một trong cácchỉ tiêu để các nhà đầu tư đánh giá rủi ro và cấp tín dụng cho doanh nghiệp.Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bởi cáckhoản nợ Nợ phải trả bao gồm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và nợ khác Ta có thểchia thành tỷ suất nợ ngắn hạn và tỷ suất nợ dài hạn Tỷ suất nợ càng cao thểhiện mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào các chủ nợ càng lớn, tính tự chủcủa doanh nghiệp càng thấp và khả năng tiếp nhận các khoản nợ vay càng khómột khi doanh nghiệp không thanh toán kịp thời các khoản nợ và hiệu quả hoạtđộng kém Tỷ suất nợ ngắn hạn càng cao thì áp lực thanh toán của doanh nghiệptrong năm càng cao, rủi ro càng lớn Tỷ suất nợ dài hạn ít chịu áp lực thanh toánhơn so với tỷ suất nợ ngắn hạn nhưng chi phí sử dụng vốn cao hơn.

Tỷ suất tự tài trợ càng cao chứng tỏ doanh nghiệp có tính độc lập cao về tàichính và ít bị sức ép của các chủ nợ, doanh nghiệp có nhiều cơ hội tiếp nhận cáckhoản tín dụng từ bên ngoài

3.2.1.3 Tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu

Trang 18

Khi phân tích tính tự chủ về tài chính cần sử dụng số liệu trung bình ngànhhoặc số liệu định mức mà ngân hàng quy định đối với doanh nghiệp Nên giatăng các khoản vay nợ hay vốn chủ sở hữu và mức gia tăng là bao nhiêu có thểđược giải quyết khi dựa vào các số liệu trên Khi tỷ suất nợ đã vượt quá mức chophép có thể doanh nghiệp không nhận được các khoản tín dụng từ bên ngoài.Tuy nhiên cũng có thể được giải quyết nếu thị trường tài chính tại quốc gia

mà doanh nghiệp đang hoạt động hoặc tùy vào loại hình doanh nghiệp Công ty

cổ phần và loại hình doanh nghiệp khác với đa dạng hình thức sở hữu cùng thịtrường chứng khoán thì cấu trúc tài chính có thể được cải thiện một cách uyểnchuyển

3.2.2 Phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ

Khi phân tích cấu trúc nguồn vốn, sự ổn định về nguồn tài trợ luôn là vấn

đề được chú trọng hàng đầu của mọi doanh nghiệp, nó quyết định đến hiệu quả

Trang 19

và phương hướng hoạt động của doanh nghiệp trong lâu dài Căn cứ vào thời hạn

sử dụng vốn và chi phí sử dụng vốn, nguồn vốn của doanh nghiệp được chia làmhai loại: nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời Để đánh giá nội dungnày người ta thường xây dựng và tính các chỉ tiêu sau:

Nguồn vốn thường xuyên

Tổng nguồn vốn lấy từ MS 440 trên BCĐKT

Tỷ trọng NVTX càng cao thì có sự ổn định tương đối trong một thời giannhất định ( trên 1 năm ) đối với nguồn vốn đang sử dụng và doanh nghiệp chưachịu áp lực thanh toán nguồn tài trợ này trong ngắn hạn Ngược lại khi chỉ tiêunày thấp cho thấy nguồn tài trợ của doanh nghiệp phần lớn là nợ ngắn hạn, áplực thanh toán các khoản nợ vay rất lớn Để đánh giá chính xác hơn ta cần xem

tỷ suất NVCSH / NVTX, tỷ suất này càng cao thì áp lực thanh toán càng thấp,tính ổn định cao Tùy theo loại hình doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh mà mỗidoanh nghiệp có tỷ lệ NVTX và NXTT khác nhau Đối với doanh nghiệp có yêucầu đầu tư về tài sản cố định lớn nhất là doanh nghịêp sản xuất thì tỷ trọngNVTX cao

NVCSH

Trang 20

Tỷ trọng NVCSH trên NVTX = * 100%

NVTX

Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng NVTX có bao nhiêu đồng được tài trợbằng NVCSH Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ năng lực tự chủ về tài chính củadoanh nghiệp rất lớn, phần lớn nguồn vốn sử dụng trong kinh doanh có tính ổnđịnh lâu dài do được tài trợ bởi NVCSH, do đó áp lực trong thanh toán được hạnchế rất nhiều Như vậy, thông qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá khả năng độclập về tài chính và mức độ ổn định của nguồn tài trợ phục vụ cho hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp

Như vậy bằng các chỉ tiêu phản ánh tính tự chủ và tính ổn định của nguồnvốn, việc phân tích cấu trúc nguồn vốn sẽ cung cấp rất nhiều thông tin cho nhàquản trị và nhà tài trợ:

- Về phía nhà tài trợ: các chỉ tiêu trên là cơ sở cho các quyết địnhtrong việc có nên tiếp tục đảm bảo tín dụng cho khách hàng nhưngvẫn giảm thiểu các rủi ro phát sinh do không thanh toán được nợ

- Về phía nhà quản trị: việc đối chiếu các tỷ suất liên quan đến nợ củakhách hàng với các hạn mức của ngân hàng cho phép doanh nghiệpước tính khả năng nợ của mình để có quyết định huy động vốn hợp

lý Qua đó doanh nghiệp có cơ sở xây dựng một cấu trúc nguồn vốnhợp lý, giảm thiểu chi phí sử dụng vốn tới mức thấp nhất có thể, tối

đa hoá giá trị doanh nghiệp

4 PHÂN TÍCH CÂN BẰNG TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Cân bằng tài chính là kết quả từ việc đối chiếu tính thanh khoản của nhữngtài sản xác định các luồng thu về trong tương lai và tín dụng tới hạn của những

Trang 21

khoản nợ xác định các luồng chi ra trong tương lai Nói cách khác, cân bằng tàichính được định nghĩa bởi sự cân bằng giữa tài sản và nguồn vốn, bởi sự điềuhòa giữa thời gian biến đổi tài sản thành tiền và nhịp độ hoàn trả các khoản nợtới hạn.

Việc nắm giữ các TSDH có tính thanh khoản thấp đòi hỏi nắm giữ cácnguồn vốn lâu dài Chính từ nhận định này mà nguyên tắc truyền thống của cânbằng tài chính là các TSCĐ phải được tài trợ bởi các nguồn vốn dài hạn (vốn chủ

sở hữu và vốn vay dài hạn) Theo nguyên tắc này cân bằng được duy trì bằng sự

bù đắp các luồng tiền (tương ứng với khấu hao TCSĐ) với các khoản trả nợ (vốn

và lãi) hàng năm Tính ổn định của tài sản cũng như nguồn vốn không nhữngđảm bảo sự cân bằng nhất thời mà còn duy trì được sự cân bằng về dài hạn

Tuy nhiên, khả năng tài trợ của TSDH chưa đủ để đảm bảo cân bằng tàichính Các TSNH khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh cũng làm mộtphần nguồn vốn trở nên bất động nằm trong giá trị tồn kho và các khoản phảithu Chênh lệch giữa tổng các khoản này với tổng các khoản phải trả tạo thànhnhu cầu về vốn lưu động luôn thay đổi theo nhịp độ sản xuất kinh doanh Doanhnghiệp chỉ có được cân bằng tài chính khi vốn lưu động đủ khả năng bù đắp chonhu cầu này

Như vậy, nội dung chính của cân bằng tài chính là thể hiện mối quan hệgiữa tài sản và nguồn vốn thông qua các phương thức, chính sách tài trợ TSDH

và TSNH, khả năng thanh toán của doanh nghiệp với các chủ nợ Việc nghiêncứu cân bằng tài chính sẽ giúp doanh nghiệp phát hiện những nguyên nhân của

sự mất cân bằng tài chính từ đó có những biện pháp khắc phục và duy trì mộttrạng thái cân bằng tốt để việc huy động và sử dụng vốn có hiệu quả, đảm bảo

Trang 22

một khả năng thanh toán an toàn Ngoài ra việc phân tích cân bằng tài chính còn

là cơ sở để doanh nghiệp lựa chọn chính sách tài chính cho phù hợp

Tùy theo thời gian luân chuyển mà tài sản của doanh nghiệp chia thành hai

bộ phận là TSLĐ và TSCĐ Do vậy tùy theo từng loại tài sản mà có nguồn vốnđầu tư hợp lý sao cho vừa đảm bảo an toàn mà có hiệu quả TSCĐ có thời gianluân chuyển lâu, có giá trị lớn thường được đầu tư bằng NVTX có thời gian sửdụng dài, chi phí lớn TSLĐ có thời gian luân chuyển nhanh, giá trị thấp thườngđược đầu tư bằng NVTT có thời gian sử dụng vốn ngắn, chi phí thấp

Khi phân tích cân bằng tài chính của doanh nghiệp không chỉ xem xét sựcân bằng giữa tài sản và nguồn tài trợ tương ứng mà còn xem xét sự cân bằnggiữa TSLĐ và các khoản nợ vì TSLĐ dễ hoán chuyển thành tiền làm tăng khảnăng thanh toán của doanh nghiệp Các chủ nợ thường xuyên xem xét mối tươngquan giữa TSLĐ và nợ với mức quy định nhằm đảm bảo cho khả năng thu hồi

nợ Như vậy việc phân tích cân bằng tài chính nhằm giúp cho doanh nghiệp cókhả năng thanh toán an toàn và có sự lựa chọn chính sách tài trợ thích hợp đểviệc huy động và sử dụng vốn có hiệu quả, an toàn

4.1 Vốn lưu động ròng

4.1.1 Khái niệm vốn lưu động ròng

Vốn lưu động ròng là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ TSNH tại thời điểm lậpBáo cáo tài chính

Vốn lưu động ròng là phần còn lại của TSNH sau khi trừ đi nợ ngắn hạn:

VLĐR = Tài sản ngắn hạn ( MS 100 ) – Nợ ngắn hạn ( MS 310 )

Chỉ số cân bằng này thể hiện tình hình sử dụng VLĐR: vốn lưu động được phân

bổ vào các khoản phải thu, hàng tồn kho hay các khoản có tính thanh khoản cao

Nó nhấn mạnh đến tính linh hoạt trong việc sử dụng vốn lưu động ở doanh

Trang 23

nghiệp Chính vì vậy, phân tích cân bằng tài chính qua chỉ tiêu và cách tính nàynhấn mạnh đến phân tích bên trong, giúp nhà phân tích có thể dự đoán đượcnhững nhu cầu về vốn lưu động Phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố củaTSNH với nợ ngắn hạn còn thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp.Ngoài cách tính trên, VLĐR còn được xác định là phần chênh lệch giữa NVTX

và TSDH Thể hiện phương thức tài trợ TSDH bằng nguồn vốn dài hạn Đảmbảo sự phù hợp giữa thời gian sử dụng của TSDH và nguồn hình thành nó nhằmtránh áp lực trong thanh toán

VLĐR = Nguồn vốn thường xuyên – Tài sản dài hạn ( MS 200 )

đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không ?

Cụ thể VLĐR có thể nhận những giá trị sau đây:

4.1.2 Các trường hợp của VLĐR và ảnh hưởng của nó đến tình hình tài chính của doanh nghiệp

- Trường hợp 1: VLĐR < 0:

Trường hợp này có nghĩa là NVTX nhỏ hơn TSCĐ và đầu tư dài hạn Ta cóthể nhận xét cân bằng tài chính của doanh nghiệp kém, NVTX không đủ tài trợcho TSDH vì doanh nghiệp phải sử dụng nguồn vốn tạm thời (nợ ngắn hạn).Trong khi đó TSCĐ có giá trị đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn chậm mà nợ ngắnhạn chịu áp lực thanh toán trong năm Vì vậy, trường hợp này dễ dẫn đến rủi ro

Trang 24

phá sản doanh nghiệp Do đó doanh nghiệp phải có những điều chỉnh để tạo ramột cân bằng mới theo hướng bền vững.

Tuy nhiên để đánh giá chính xác tình hình cân bằng tài chính của doanhnghiệp ta không thể dựa vào một năm mà phải nhiều năm liên tục, vì VLĐR củadoanh nghiệp âm có thể do trong năm đó doanh nghiệp đầu tư mới cho tương lai,tăng cường TSCĐ để phát triển sản xuất

- Trường hợp 2: VLĐR = 0:

Cân bằng tài chính tốt hơn trường hợp 1 NVTX vừa đủ cho nhu cầu tài trợTSDH, doanh nghiệp không phải sử dụng NVTT Sự cân bằng này chỉ mang tínhchất tạm thời trong năm báo cáo, nó có nguy cơ bị phá vỡ khi doanh nghiệp giatăng đầu tư Một khi tốc độ tăng của NVTX chậm hơn tốc độ tăng của TSDH thìcân bằng tài chính rơi vào trường hợp 1

Trang 25

TSCĐ Để đánh giá chính xác hơn ta có thể sử dụng chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợTSCĐ:

Nguồn vốn chủ sở hữu

TSCĐ và đầu tư dài hạn

Trị giá của chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tính tự chủ động và ổn định trongtài trợ TSCĐ của doanh nghiệp rất cao Nguồn vốn chủ sở hữu lấy từ MS 410,TSCĐ và đầu tư dài hạn lấy từ MS 220 và MS 250 trên BCĐKT

Khi VLĐR dương qua nhiều năm, để đánh giá chắc chắn hơn sự cân bằngtài chính ta cần xem các bộ phận của NVTX Nếu tăng VCSH thì gia tăng tínhđộc lập tài chính, nhưng làm giảm đi hiệu ứng của đòn bẩy tài chính Ngược lại,tăng nợ dài hạn thì hiệu ứng đòn bẩy tài chính sẽ phát huy tác dụng nhưng luôngắn với những rủi ro do sử dụng nợ

4.2 Nhu cầu vốn lưu động ròng và phân tích cân bằng tài chính

Nhu cầu VLĐR là lượng vốn mà doanh nghiệp cần để tài trợ cho một phầncủa TSNH gồm hàng tồn kho và các khoản phải thu

Vốn lưu động có đặc điểm tuần hoàn liên tục (T-H SX H’-T’) Trong quátrình chu chuyển vốn lưu động luôn thay đổi hình thái biểu hiện từ vốn bằng tiềnban đầu, chuyển sang vốn vật tư, hàng hóa sang sản phẩm dở dang, bán thànhphẩm, sang vốn thành phẩm, kết thúc vòng tuần hoàn quay về hình thái ban đầu

là vốn bằng tiền Trong chu trình đó khi hoạt động tiêu thụ gia tăng thì làm tăng

dự trữ hàng tồn kho, tăng số dư các khoản phải thu và hoạt động cung ứng đếnlượt nó sẽ làm tăng các khoản nợ và tín dụng từ nhà cung cấp Do các nhân tốtrên tác động qua lại lẫn nhau nên trong chu kỳ kinh doanh sẽ phát sinh nhu cầu

về dự trữ hàng tồn kho, các khoản phải thu, các khoản nợ

Trang 26

Như vậy nhu cầu vốn lưu động ròng được tính như sau:

Nhu cầu VLĐR = Hàng tồn kho ( MS 140 ) + Nợ phải thu ngắn hạn ( MS

130 + MS 150 ) – Nợ ngắn hạn ( MS 310 – MS 311 )

( Nợ ngắn hạn không bao gồm vay ngắn hạn vì đây là nguồn vay có chỉ định, cómục đích và đặc biệt khi sử dụng lại phát sinh chi phí sử dụng vốn )

Trong thực tế có thể xảy ra các trường hợp sau:

NCVLĐR < 0: Tức là khoản tồn kho và các khoản phải thu nhỏ hơn nợ ngắn

hạn Điều này cho thấy các khoản nợ ngắn hạn từ bên ngoài dư thừa và bù đắp

đủ cho các sử dụng ngắn hạn Đây là tình trạng rất tốt đối với doanh nghiệp với ýnghĩa là doanh nghiệp được các chủ nợ ngắn hạn cung cấp vốn cần thiết cho chu

kỳ sản xuất kinh doanh Vì vậy đa số các doanh nghiệp đều muốn NCVLĐR âm

NCVLĐR > 0: Điều này cho thấy nợ ngắn hạn không kể vay ngắn hạn

không đủ để tài trợ cho hàng tồn kho và khoản phải thu Vì vậy doanh nghiệpcần phải huy động các nguồn vốn vay khác từ bên ngoài như ngân hàng, tổ chứctín dụng để tài trợ cho phần chênh lệch này Trường hợp này xảy ra đối với cácdoanh nghiệp làm việc theo thời vụ hay các ngành có chu kỳ sản xuất dài Ngoài

ra trong tình trạng kinh tế suy thoái, hàng hóa ứ đọng, khách hàng gặp khó khănkhông thanh toán các khoản nợ thì cũng làm NCVLĐR tăng lên

Mục tiêu mà các nhà quản trị hướng tới là làm sao để giảm NCVLĐR đếnmức tối thiểu Muốn như vậy cần phải đạt được đồng thời: duy trì một mức tồnkho tối thiểu mà không gây gián đoạn quá trình sản xuất, thu ngắn tối đa chu kỳsản xuất, chính sách thương mại, công tác thu hồi nợ khách hàng phải được pháthuy tốt nhất Ngoài ra doanh nghiệp cũng phải tìm kiếm các nguồn vốn tài trợ từbên ngoài như: nợ nhà cung cấp, yêu cầu khách hàng ứng trước tiền,

4.3 Ngân quỹ ròng

Trang 27

Các công thức tính chỉ tiêu ngân quỹ ròng ( NQR )

NQR = VLĐR – NCVLĐR

Ngân quỹ ròng là chỉ tiêu cân bằng tài chính ngắn hạn ( thường là một năm ).Các trường hợp xảy ra đối với NQR:

- Trường hợp 1: NQR < 0

Có nghĩa là VLĐR không đủ để tài trợ NVLĐR hay trên góc độ khác tiền

và đầu tư ngắn hạn không có khả năng thanh toán khoản vay ngắn hạn Doanhnghiệp phải vay ngân hàng để bù đắp dự trữ hàng tồn kho, các khoản bị chiếmdụng vốn trong năm và tài trợ một phần cho TSCĐ và VLĐR âm Trong trườnghợp này cân bằng tài chính được đánh giá là kém trong ngắn hạn

- Trường hợp 2: NQR = 0

Cân bằng tài chính được đánh giá là tốt hơn trường hợp 1 VLĐR vừa đủ tàitrợ cho NCVLĐR, doanh nghiệp không phải vay ngắn hạn tài trợ cho hàng tồnkho và khoản phải thu Tuy nhiên khi quy mô kinh doanh của doanh nghiệp thayđổi thì hàng tồn kho, khoản phải thu thay đổi do đó NQR dễ rơi vào trường hợp1

- Trường hợp 3: NQR > 0

Cân bằng tài chính trong ngắn hạn được đánh giá là tốt VLĐR có khả năngđáp ứng được NCVLĐR hay tiền và đầu tư ngắn hạn có khả năng thanh toánđược vay ngắn hạn Doanh nghiệp có một lượng vốn nhàn rỗi có thể đầu tư sanglĩnh vực khác nhằm nâng cao khả năng sinh lợi của đồng vốn

Để đánh giá cụ thể và chính xác hơn người ta thường kết hợp với cácnguyên nhân đã dẫn đến sự thay đổi của ngân quỹ ròng

Ngân quỹ ròng âm có thể do trong năm doanh nghiệp dùng tiền và tăng cáckhoản nợ nhất là nợ vay để đầu tư TSDH, cho nên trong một năm nào đó ngân

Trang 28

quỹ ròng có thể âm Chúng ta không thể đánh giá tình hình tài chính của doanhnghiệp mất cân bằng trong ngắn hạn theo chiều hướng tiêu cực vì việc đầu tưnày để phát triển cho tương lai.

Ngân quỹ ròng dương có thể doanh nghiệp trong giai đoạn suy thoái, khi đódoanh nghiệp thanh lý TSCĐ, giảm hàng tồn kho và các khoản phải thu dẫn đếntăng VLĐR, giảm NCVLĐR Vì vậy doanh nghiệp không phải dư thừa vốn trongngắn hạn theo chiều hướng tích cực, số tiền này không thể dùng để đầu tư pháttriển

Trang 29

PHẦN 2 THỰC TRẠNG VỀ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI KHÁCH

- Khách sạn được khởi công xây dựng vào đầu năm 2002, hoàn thành vào tháng

7 năm 2003 và đưa vào sử dụng vào tháng 8 năm 2003 với tiêu chuẩn 3 sao

- Nằm tại trung tâm của Phố cổ Hội An, bên cạnh cây cầu Cẩm Nam xinh đẹp,khách sạn Phố Hội là nơi lý tưởng để thư giản, nghỉ ngơi bên dòng sông ThuBồn

- Với diện tích tổng công khuôn viên hơn 7.000 m2, khách sạn được bao quanhbởi nhiều khu vườn nhiệt đới, có 83 phòng ngủ được trang trì theo phong cáchkết hợp giữa Việt Nam và Nhật Bản Phòng riêng tầng trệt sát bờ sông, mỗiphòng đều có ban công riêng với nhiều phong cảnh đẹp và hài hòa

- Nhà hàng có sức chứa 600 chỗ, chuyên phục vụ các món ăn nổi tiếng của ViệtNam Ngoài ra, ở đây không chỉ đáp ứng du khách về chất lượng và phong cáchphục vụ mà còn cả nghệ thuật thưởng thức ẩm thực Tại đây du khách có thể cảmthấy ấn tượng với lối kiến trúc, bài trí mang đậm phong cách truyền thống ViệtNam

- Trong những năm qua, khách sạn không ngừng phát triển từ cơ sở vật chất kỹthuật tới đội ngũ nhân viên, từ đó dần khẳng định vị thế của mình, nhờ biết nêu

Trang 30

cao tinh thần vượt khó, tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền địa phương vàkhách hàng nên khách sạn đã sớm ổn định, vươn ra tìm kiếm thị trường và xácđịnh cho mình một phương án kinh doanh thích hợp.

- Qua gần 10 năm hoạt động, khách sạn Phố Hội đã trải qua nhiều khó khănnhưng cũng đạt nhiều thành tựu đáng tự hào như là: lượng khách trong và ngoàinước đến với khách sạn ngày càng ổn định và đa dạng, đội ngũ nhân viên phục

vụ năng động, chu đáo và tận tình với khách hàng, cơ sở vật chất ngày càng đượchoàn thiện Có được kết quả như ngày hôm nay phải kể đến nỗ lực khôngngừng của ban quản lý cũng như toàn thể nhân viên trong suốt quá trình gần 10năm hoạt động, tạo được sự tín nhiệm của công ty du lịch Việt Nam

THÔNG TIN CƠ BẢN:

1.2 Chức năng, nhiệm vụ của khách sạn

- Khách sạn Phố Hội có 2 chức năng chính là: kinh doanh dịch vụ lưu trú và dịch

vụ ăn uống Trong đó kinh doanh lưu trú chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn trong doanhthu của khách sạn Khách sạn đã trang bị đầy đủ các trang thiết bị tiện nghi,phương tiện hiện đại nhằm đem lại những phút giây thực sự thoải mái cho kháchtrong thời gian lưu trú tại khách sạn Để hỗ trợ cho chức năng này, khách sạn cònđảm bảo nhu cầu ăn uống, tìm hiểu nét ẩm thực địa phương Khách sạn thuộc

Trang 31

công ty TNHH Dịch vụ Du lịch sinh thái Phố Hội nên phải chịu trách nhiệmtrước công ty về mọi hoạt động của mình.

- Khách sạn có nhiệm vụ tổ chức kinh doanh cung ứng các dịch vụ ăn uống, vuichơi giải trí cho khách đồng thời quản lý tốt các khâu tài chính, vật tư, quản lýnhân sự, không ngừng nỗ lực để nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như đáp ứngngày càng tốt nhu cầu của khách hàng Bên cạnh đó, khách sạn cũng chú trọngđến khâu bảo đảm quyền lợi cho người lao động, thực hiện đúng theo Luật laođộng và nghĩa vụ thuế đối với cơ quan Nhà nước và địa phương, đảm bảo anninh trật tự xã hội và bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh

Là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực lữ hành nên đặc điểm hoạtđộng kinh doanh có nhiều đặc điểm khác biệt so với hoạt động kinh doanh củacác ngành sản xuất vật chất Hoạt động kinh doanh lữ hành không có hàng tồnkho, không có sản phẩm dự trữ cho tiêu thụ, không có sản phẩm dở dang; quátrình sản xuất cũng đồng thời là quá trình tiêu thụ Mặt khác hoạt động cung cấpdịch vụ của khách sạn phục vụ trực tiếp cho nhu cầu của khách hàng, không quatrung gian mua bán, doanh thu cung cấp dịch vụ phần lớn được khách hàngthanh toán bằng tiền nên nợ phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng thấp trongtổng tài sản lưu động Doanh thu bằng tiền thu được sẽ tiếp tục chi ra cho chu kỳkinh doanh tiếp theo và được luân chuyển liên tục Hơn nữa Phố Hội lại là mộttrong những khách sạn sang trọng nhất Hội An nên những dịch vụ của khách sạncàng được chú trọng

Trang 32

NHỮNG DỊCH VỤ CỦA KHÁCH SẠN

• Dịch vụ phòng họp, dịch vụ thư ký, Internet tốc độ cao

• 2 Phòng đại tiệc, mỗi phòng có diện tích 704m2 và sức chứa lên đến 600người /phòng

• 6 phòng họp sức chứa đa dạng, từ 30 đến 350 khách mỗi phòng

• Dịch vụ tiệc tại nhà riêng của khách hàng

• 1 quầy bar liền kề bể bơi và 1 quầy bar tại sảnh

• Phục vụ bữa ăn trong phòng 24 giờ

• Phòng dành cho người không hút thuốc

• Khu bể bơi và tiệc ngoài trời phù hợp cho rèn luyện thể thao, các buổitrình diễn thời trang, quay video, tiệc Cocktail

• Phòng tập thể dục rộng, thoáng với trang thiết bị hiện đại, phòng tắm hơi,tắm sục jacuzzi

• Trung tâm thẩm mỹ Sen Spa & Beauty Salon với dịch vụ matxa toàn thân,matxa mặt, matxa chân, tắm hơi, tắm sục, chăm sóc tóc, móng, trang điểmphục vụ quý bà

Trang 33

• Trung tâm Spa de Palace với các dịch vụ matxa toàn thân, matxa mặt,matxa chân, tắm hơi, tắm sục, tập thể dục phục vụ quý ông

1.4 Đặc điểm bộ máy quản lý tài chính tại khách sạn

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức các phòng ban, bộ phận trong khách sạn.

Ngày đăng: 09/03/2014, 22:05

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.2. Tổ chức bộ máy kế toán của khách sạn. Phòng kế  toán - Phân tích cấu trúc tài chính tại khách sạn phố hội
Sơ đồ 2.2. Tổ chức bộ máy kế toán của khách sạn. Phòng kế toán (Trang 35)
Sơ đồ 2.3. Sơ đồ tổ chức kế toán theo hình thức chứng từ - ghi sổ. - Phân tích cấu trúc tài chính tại khách sạn phố hội
Sơ đồ 2.3. Sơ đồ tổ chức kế toán theo hình thức chứng từ - ghi sổ (Trang 37)
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán của khách sạn qua 3 năm (2010 – 2012 ). - Phân tích cấu trúc tài chính tại khách sạn phố hội
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán của khách sạn qua 3 năm (2010 – 2012 ) (Trang 38)
Bảng 2.2. Bảng các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài sản tại khách sạn Phố Hội. - Phân tích cấu trúc tài chính tại khách sạn phố hội
Bảng 2.2. Bảng các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài sản tại khách sạn Phố Hội (Trang 39)
Bảng 2.4.  Bảng phân tích biến động tài sản tại khách sạn Phố Hội. - Phân tích cấu trúc tài chính tại khách sạn phố hội
Bảng 2.4. Bảng phân tích biến động tài sản tại khách sạn Phố Hội (Trang 43)
Bảng phân tích trên cho thấy quy mô tài sản của khách sạn giảm trong năm 2011 và 2012, trong đó giữa năm 2011 và 2012 có sự chênh lệch quy mô tài sản không đáng kể - Phân tích cấu trúc tài chính tại khách sạn phố hội
Bảng ph ân tích trên cho thấy quy mô tài sản của khách sạn giảm trong năm 2011 và 2012, trong đó giữa năm 2011 và 2012 có sự chênh lệch quy mô tài sản không đáng kể (Trang 44)
Bảng 2.6. Bảng phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ tại khách sạn. - Phân tích cấu trúc tài chính tại khách sạn phố hội
Bảng 2.6. Bảng phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ tại khách sạn (Trang 46)
Bảng 2.7. Bảng phân tích tính cân bằng tài chính tại khách sạn. - Phân tích cấu trúc tài chính tại khách sạn phố hội
Bảng 2.7. Bảng phân tích tính cân bằng tài chính tại khách sạn (Trang 48)
Bảng 3.2. Báo cáo kế hoạch vốn bằng tiền. - Phân tích cấu trúc tài chính tại khách sạn phố hội
Bảng 3.2. Báo cáo kế hoạch vốn bằng tiền (Trang 62)
Bảng 3.3. Bảng theo dừi tỡnh hỡnh cụng nợ của khỏch hàng. - Phân tích cấu trúc tài chính tại khách sạn phố hội
Bảng 3.3. Bảng theo dừi tỡnh hỡnh cụng nợ của khỏch hàng (Trang 64)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w