đề tài phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của hộ nuôi cá tra tại quận thốt nốt – cần thơ
Trang 1KHOA KINH TE & QUAN TRI KINH DOANH
LUAN VAN TOT NGHIEP
PHAN TICH THUC TRANG VA HIEU QUA KINH TE CUA HQ NUOI CA TRA TAI
QUAN THOT NOT - CAN THƠ
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Trang 2CHƯƠNG 1
DAT VAN DE 1.1 LY DO CHON DE TAI
Theo xu thé chung của thế giới ngày nay, sự tăng trưởng mạnh của nền kinh
tế toàn cầu cùng với sự gia tăng về dân số kéo theo sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu
tiêu dùng của con người mà đặc biệt là những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu thiết yêu hằng ngày Do đó nhu cầu sử dụng sản phẩm thủy sản trên thế giới ngày
càng tăng Mức tăng của các sản phẩm thủy sản nhiều hơn so với các sản phẩm
trên cạn khác đo con người có xu hướng sử dụng sản phẩm thuỷ sản thay thế cho các loại sản phẩm trên cạn
Trong những năm gần đây ngành thủy sản Việt Nam đã có những bước phát
triển kỳ diệu trong tất cả các lĩnh vực sản xuất (đánh bắt, nuôi trồng, chế biến,
sản xuất giống, cảng cá và các dịch vụ nghề cá khác) Vì vậy, thủy sản đã trở thành một trong những ngành kinh tế chủ đạo với giá trị xuất khâu đứng thứ 3 cả
nước; đã cung cấp khoảng 40% lượng protein động vật trong bữa ăn của người Việt Nam và tạo ra khoảng 4 triệu việc làm; đã góp phần chuyển địch cơ cấu trong nông nghiệp và nông thơn, cũng như xóa đói giảm nghèo cho hàng triệu
người lao động khác Trong đó, sự có mặt của cá tra là một trong những sản
phẩm thiết yếu đóng góp rất lớn vào kim ngạch xuất khâu thủy sản phục vụ lợi ích nền kinh tế quốc đân nói chung và nền kinh tế thủy sản nói riêng
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong 7 vùng kinh tế trọng
điểm quan trong của cả nước, nằm ở hạ lưu sông Mê Kông với đất đai màu mỡ,
sông ngòi, kênh rạch chang chịt, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới thuận lợi cho việc phát triển nơng nghiệp nói chung và ni trồng thuỷ sản nói riêng ĐBSCL là vùng có diện tích và sản lượng ni trồng thuỷ sản lớn nhất nước Hiện nay, cá tra có giá trị kinh tế rất cao, không chỉ nỗi tiếng ở khu vực ĐBSCL, Thành phố
Hồ Chí Minh mà còn được xuất khâu sang Mỹ, EU, Ai Cập .theo đường
Trang 3Thốt Nốt là nơi có điều kiện thuận lợi để nuôi cá tra và cá ba sa, bởi những
điều kiện tự nhiên về môi trường nước, sinh thái Mỗi năm diện tích ni cá tra,
ba sa đều tăng Năm 2007 giá cá tra, ba sa khá cao, có lúc lên đến 17.000 đồng/kg, nên người nuôi thu lợi nhuận cao, có tổng diện tích ni cá tra, ba sa trên 5.000 ha So với năm 2000 diện tích này đã tăng trên 10 lần và dự báo sẽ tiếp tục tăng nhanh trong những năm sắp tới Tuy nhiên, nếu đánh giá tổng quan về thực trạng nuôi và tiêu thụ cá tra thì cịn rất nhiều khó khăn, thách thức Một số khó khăn, thách thức điển hình như: thứ nhất, chỉ phí nguyên nhiên liệu đầu vào ngày càng tăng, gây khó khăn trong q trình nuôi của người dân; thứ hai, sự biến động về giá trên thị trường, khiến giá cả bấp bênh, không ổn định; thứ ba, thiếu sự hỗ trợ, phối hợp của các cơ quan có chức năng và còn nhiều những khó khăn, trở ngại khác chưa được đề cập đến Trước những thách thức trên, việc nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân về tình hình ni cá tra là vấn đề hết sức cần thiết Vì vậy, đề tài “Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của người nuôi cá tra ở quận Thốt Nốt - Thành phố Cần Thơ” được thực hiện
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng và hiệu quả kinh tế của người nuôi cá tra ở Quận Thốt
Nốt- Tp Cần Thơ Từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cá tra trong thời gian tới
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Đánh giá thực trạng chung của nông đân nuôi cá tra ở Q Thốt Nốt- Tp Cần
Thơ
Phân tích chi phí, doanh thu, lợi nhuận đạt được của nông dân và các nhân tố ảnh hưởng đến q trình ni cá tra ở Q Thốt Nốt- Tp Cần Thơ
Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả nuôi cá
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Thực trạng nuôi cá tra của nông dân ở Quận Thốt Nốt- Tp Cần Thơ như thế
Trang 4Chỉ phí, doanh thu, lợi nhuận của người nuôi cá tra hợp lý và đạt hiệu nhất
chưa?
Có những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả sản xuất, tiêu thụ cá tra ở Thốt Nót- Tp Cần Thơ trong thời gian tới?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Địa bàn nghiên cứu là Q Thốt Nốt- TP.Cần Thơ, gồm xã Tân Hưng và Tân
Lộc
1.4.1 Không gian nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu là Q Thốt Nót-Tp Cần Tho
1.4.2 Thời gian nghiên cứu
Đề tài sử dụng nguồn thông tin, số liệu thứ cấp trong thời gian 02 năm 2007-2008 Nguồn thông tin, số liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2008
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Các hộ nông đân môi cá tra ở Q Thốt Nốt Tp Cần Thơ
1.4.4 Lược khảo tài liệu:
1.TS Mai Văn Nam: Thị trường nông sản và các giải pháp nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ nơng sản hàng hố ở Đồng Bằng Sông Cửu Long năm 2002: trường hợp sản phẩm heo ở tỉnh Cần Thơ Tác giả đã áp dụng phương pháp phân tích tần số, hồi qui tương quan và kiểm định sự phù hợp, để phân tích hiệu quả sản xuất và xác định những thuận lợi, khó khăn, đánh giá các chính sách đối với hoạt động triển khai và áp dụng kỹ thuật mới trong quá trình sản xuất
2 Ths Lê Quang Viết, Ths Huỳnh Trường Hu, Cn Huỳnh Nhựt Phương: Thực trạng nuôi cá không theo quy hoạch ở An giang, Động Tháp và Tp Cần Thơ năm 2007 Đề tài đã được tác giả áp dụng theo phương pháp thống
kê mơ tả, để thấy được tính hiệu quả khi nông hộ ứng dụng các mơ hình khoa học
Trang 5CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Một số thuật ngữ kinh tế
- Hiệu quả: là việc xem xét và lựa chọn thứ tự ưu tiên các nguồn lực sao cho đạt kết quả cao nhất Hiệu quả bao gồm ba yếu tố: không sử dụng nguồn lực lãng
phí, sản xuất với chỉ phí thấp nhất, sản xuất để đáp ứng nhu cầu của con người - Hiệu quả sản xuất: bao gồm :
+ Hiệu quả kinh tế: Tiêu chí về hiệu quá kinh tế thực ra là giá trị Nghĩa là khi sự thay đổi làm tăng giá trị thì sự thay đổi đó có hiệu quả và ngược lại thì
khơng có hiệu quả
+ Hiệu quả kỹ thuật: là việc tạo ra một số lượng sản phẩm nhất định từ việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất Nó được xem là một thành phần của hiệu
quả kinh tế Bởi vì muốn đạt được hiệu quả kinh tế thì trước hết phải đạt được
hiệu quả kỹ thuật
2.1.2 Khái niệm hộ
Trong một số từ điển chuyên ngành kinh tế cũng như từ điển ngôn ngữ, hộ là tất cả những người cùng sống trong một mái nhà Nhóm người đó bao gồm những người cùng chung huyết tộc và những người làm công
Về phương diện thống kê, Liên hợp quốc cho rằng: “Hộ là những người cùng sống chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ”
Qua các điểm khác nhau về khái niệm hộ có thể nêu lên một số điểm cần
lưu ý khi phân định hộ:
Trang 6~ Cùng tiến hành sản xuất chung
Ở Việt Nam, cho đến nay chưa có một cuộc thảo luận nghiêm túc nào về
khái niệm hộ và các phương pháp nghiên cứu hộ Hầu như từ trước tới nay người ta mặc nhiên thừa nhận “hộ” là “gia đình”, “kinh tế hộ” là “kinh tế gia đình”
2.1.3 Vai trị của kinh tế nơng hộ trong quá trình phát triển
Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của
nông nghiệp và nông thôn Các thành viên trong nông hộ gắn bó với nhau chặt chẽ trước tiên bằng quan hệ hơn nhân và dịng máu, dựa trên cơ sở huyết thống, ngồi ra cịn do truyền thống qua nhiều đời, do phong tục tập quán, tâm lí đạo đức gia đình, dịng họ Về kinh tế, các thành viên trong nơng hộ gắn bó với nhau trên các mặt quan hệ sở hữu, quan hệ quản lí và quan hệ phân phối, mà cốt lõi của nó là quan hệ lợi ích kinh tế Các thành viên trong nơng hộ có cùng mục đích và cùng lợi ích chung là làm cho hộ mình ngày càng phát triển, ngày càng giàu có Trong mỗi nông hộ thường bố mẹ vừa là chủ hộ, vừa là người tổ chức việc hiệp tác và phân công lao động trong gia đình, vừa là người lao động trực tiếp Các thành viên trong hộ cùng lao động, gần gũi nhau về khả năng, trình độ, tình hình và hoàn cảnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân công và hiệp tác lao động một cách hợp lí
Kinh tế nơng hộ trong q trình phát triển nơng hộ của nhiều nước có vai trò hết sức quan trọng Ở Mỹ - nước có nền nơng nghiệp phát triển cao - phần lớn nông sản vẫn là do nông trại gia đình sản xuất bằng lao động của chính chủ nông trại và các thành viên trong gia đình Động lực lớn nhất thúc đầy sản xuất ở nông
trại gia đình là lợi ích kinh tế của các thành viên trong gia đình Ở Việt Nam,
kinh tế nông hộ mặc dù còn ở quy mô sản xuất nhỏ và phân tán, nhưng có vai trò hết sức quan trọng đề phát triển nông nghiệp Kinh tế nông hộ đã cung cấp cho xã hội khoảng 90% sản lượng thịt và cá, khoảng 90% sản lượng trứng, 90% sản lượng rau quả, góp phần tăng nhanh sản lượng lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp và xuất khẩu, góp phần sử dụng tốt hơn đất đai, lao động, tiền vốn, tăng thêm việc làm ở nông thôn và tăng thêm thu nhập cho nhân dân
Trang 7đời sống cho nông dân luôn là mục tiêu phấn đầu của toàn Đảng, toàn dân Đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu nhằm tìm ra những giải pháp để nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho nhân dân, trong đó đề tài “Thị trường nông sản và các giải pháp nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hố ở Đồng bằng sơng Cửu Long: trường hợp sản phẩm heo ở tỉnh Cần Thơ” (tháng 9/2002)
do tiến sĩ Mai Văn Nam - trưởng Khoa Kinh Tế & Quản Trị Kinh Doanh trường
Đại học Cần Thơ làm chủ nhiệm là một điển hình
2.1.4 Một số chỉ tiêu kinh tế để đánh giá hiệu quả kinh tế:
Để đánh giá hiệu quả kinh tế của người nuôi cá tra, trong đề tài có sử đụng các tỷ số tài chính:
Tổng thu nhập = Giá bán x Tổng sản lượng
Tổng chỉ phí = Chỉ phí lao động + Chỉ phí vật chất + Chỉ phí khác Lợi nhuận = Tổng thu nhập - Tổng chỉ phí
Tỷ số giữa thu nhập rịng trên chỉ phí cơng lao động nhà (TNR/CPLDN):
nhằm biết thu nhập có bù đắp được chỉ phí cơng lao động nhà hay không
Tỷ số giữa thu nhập ròng trên chỉ phí chưa có công lao động nhà (TNR/YCLDN): một đồng chỉ phí bỏ ra sẽ cho bao nhiêu đồng thu nhập
Tỷ số giữa lợi nhuận ròng trên chỉ phí cơng lao động nhà (LNR/CPLDN):
lợi nhuận đạt được có đủ bù đắp chỉ phí công lao động nhà hay không
Tỷ số giữa lợi nhuận ròng trên tổng chỉ phí đã có cơng lao động nhà (LNR/VCP): một đồng chỉ phí bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận Đây chính là tỷ suất lợi nhuận của việc nuôi cá
Tỷ số giữa thu nhập ròng trên tổng doanh thu (TNR/SDT): trong một đồng doanh thu tạo ra có bao nhiêu đồng thu nhập ròng
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
2.2.1 Chọn địa bàn nghiên cứu:
Địa bàn khảo sát tại Q Thét Nét 1a thi trấn Thốt Nốt gồm xã Tân Hưng và
Trang 8- Tham khảo số liệu từ các báo cáo kinh tế, niên giám Thống kê Q Thốt Nốt năm 2007 Đồng thời tham khảo sự giới thiệu của các cô, chú, anh, chị
Phòng kinh tế quận, trạm khuyến ngư quận để chọn địa bàn có diện tích ni cá tra tương đối lớn
- Cách chọn nông hộ phỏng vấn như sau: Trước tiên, tham khảo danh sách các hộ nông dân nuôi cá tra từ trạm khuyến ngư của Q Thốt Nót Sau đó, trực tiếp đến địa bàn nghiên cứu, tiến hành chọn nông hộ để phỏng vấn
2.2.2 Số liệu thu thập 2.2.2.1 Số liệu thứ cấp
- Các số liệu về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội, tình hình sản
xuất nông nghiệp trong quận nói chung và ni cá tra nói riêng được tham khảo
từ Chi Cục Thủy Sản Cần Thơ từ 2007-2008
2.2.2.2 Số liệu sơ cấp
- Phỏng vấn trực tiếp 49 hộ nông dân nuôi cá tra tại địa bàn nghiên cứu Sở dĩ, chỉ phỏng vấn trực tiếp 49 nông hộ là do thời gian điều tra nghiên cứu, nguồn lực tài chính, khả năng tiếp cận nơng hộ có hạn Đồng thời, theo nguyên lý thống kê, cỡ mẫu điều tra trên 30 mẫu thì đã có ý nghĩa về mặt thống kê
Nội dung phỏng vấn nông hộ gồm:
+ Thông tin tổng quát về đặc điểm nguồn lực sản xuất của nơng hộ (về trình độ học vấn, kinh nghiệm sản xuất, đất đai, lao động, vốn, ứng dụng khoa học kỹ
thuat )
+ Các khoản mục, tiêu chí liên quan đến hiệu quả sản xuất (chi phí, thu
nhập, lợi nhuận )
+ Tình hình về thị trường đầu vào và đầu ra trong quá trình sản xuất, tiêu
thụ
+ Một số nhận định của nông dân về những thuận lợi và khó khăn của nông
Trang 92.2.3 Phân tích dữ liệu
Sử dụng phương pháp hồi quy bội huễn tính đa chiều là phương pháp
dùng để đự đoán, ước lượng giá trị của một biến (được gọi là biến đự báo hay
biến phụ thuộc) theo giá trị của một hay nhiều biến khác (được gọi là biến dùng để đự báo, biến độc lập, biến mô tả) Mơ hình tổng qt hàm thu nhập có dạng:
Y¡= Bo + BiX¡¡*+ BzXai + + BpXụi + uị = fŒX¡, Xại, Xpi)
Ký hiệu Xạ¡ biểu hiện giá trị của biến độc lập thứ p tại quan sát thứ i Các
hệ số ÿ là các tham số không biết và thành phần u; là một biến độc lập ngẫu nhiên
có phân phối chuẩn với trung bình là 0 và phương sai không đổi ơ”
Áp dụng cụ thể đối với các nông hộ nuôi cá tra ở Q Thốt Nốt- Tp Cần Thơ
nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ thì hàm thu nhập từ hoạt
động nuôi cá tra sẽ có dạng:
Y= f(X1, Xo, X3, X4, Xs, Xo, X7, Xs, Xo, X10 )
Các biến số X¡ X; được thiết lập trên cơ sở tập hợp các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí và doanh thu của hoạt động nuôi cá tra, bởi vì thu nhập là hiệu số
giữa doanh thu và chỉ phí chưa tính cơng lao động nhà Còn biến số X;,Xo là kinh
nghiệm thể hiện trình độ kỹ thuật của người ni nên cũng có tác động đến
doanh thu và chỉ phí do đó cũng có ảnh hưởng đến thu nhập
Kết quả in ra từ phần mềm SPSS có các thông số sau:
⁄ Multiple R: hệ số tương quan bội, nói lên mối liên hệ chặt chẽ giữa biến phụ thuộc Y và các biến độc lập X R càng lớn, mối liên hệ càng chặt chẽ
Hệ số xác định R” (R — Square): Tỷ lệ % biến động của Y được giải thích
bởi các Xi
Significant F: Mức ý nghĩa của phương trình hồi quy, Sig.F càng nhỏ càng tốt, độ tin cậy càng cao (Sig.F ~ o), thay vì tra bảng F, Sig.F cho ta kết luận ngay mơ hình hồi quy có ý nghĩa khi Sig.F nhỏ hơn mức ý nghĩa nào đó
- Phương pháp thống kê mô tả : dùng để mơ tả, phân tích sự biến động về
Trang 10CHƯƠNG 3
TONG QUAN VE QUAN THOT NOT- THANH PHO CAN THO 3.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
3.1.1.Vị trí địa lý
Theo niên giám thống kê Tp Cần Thơ 2007, Quận Thốt Nốt là một trong chín đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Cần Thơ Quận có vị trí địa lý như
sau:
- Phía đơng giáp tỉnh Đồng Tháp
- Phía tây giáp huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ - Phía nam giáp huyện Cờ Đỏ, quận Ô Mơn - Phía bắc giáp tỉnh An Giang, Đồng Tháp
Quận Thót Nốt có mặt tiền đường bộ nằm trải dai theo Quốc lộ 91, phía sau
sông hậu trên đưới 500m là dịng sơng Hậu hiền hòa quanh năm mang phù sa, dòng nước ngọt là điều kiện để phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản
3.1.2 Lịch sử hình thành
- Thời Pháp, Thốt Nốt là tên thuộc tỉnh Long Xuyên Thời Việt Nam Cộng Hịa, Thốt Nót là quận của tinh An Giang Sau năm 1975 là huyện của tỉnh An
Giang,sau đó lại thuộc tỉnh Cần Thơ.Cuối năm 2003 Cần Thơ trở thành thành
phó trực thuộc trung ương thì quận Thốt Nốt cũng được tách thành 2 huyện là
Thốt Nốt và Vĩnh Thạnh thuộc ngoại ô thành phố Cần Thơ
3.1.3 Khí hậu
- Quận Thốt Nót có đặc tính khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng đồng bằng
Trang 11- Nhiệt độ khơng khí trung bình dao động khá rộng từ 22,3°C đến 33,6°C Tháng 12 và tháng giêng hằng năm thường có nhiệt độ thấp nhất khoảng 19,4°C, trong khi đó tháng 04, tháng 05 có nhiệt độ cao nhất, lên đến 34,8°C
- Số giờ nắng thấp nhất là bình quân cả năm nắng khoảng 2.242,9 giờ Trong đó tháng nắng cao nhất là tháng 3 có 238,4 giờ nắng; tháng nắng thấp nhất là tháng 07 có 135,3 giờ nắng
- Độ ẩm tương đối trung bình của huyện cả năm là 84% Trong đó tháng 02 có độ âm thấp nhất là 77%, tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 9 với 89%
- Lượng mưa trung bình trong năm của huyện khoảng 1.642,2mm, trong đó vào tháng 9 có lượng mưa nhiều nhất là 307,3mm, thấp nhất vào tháng 02 chỉ có 11,1mm Nhìn chung Quận Thốt Nót có nguồn nước ngọt tương đối dồi đào, đảm bảo cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và các hoạt động kinh tế khác
3.1.4 Sông ngịi
Hệ thống sơng ngịi lớn nhỏ chỉ chít rất thuận lợi, nước ngọt quanh năm Mưa kiệt vào tháng 4, lưu lượng nước sông Hậu 1970 m3/giây, lưu lượng nước xuống thấp, gây tình trạng thiếu nước Mùa lũ thường xây ra vào tháng 9, lưu lượng nước sông Hậu đến 38.000 m3/ giây, hàm lượng phù sa 0,2 - 0,37 kg/m3 Thời kỳ này mưa tập trung gây ngập lụt góp phần cải đất Tình trạng thủy văn trên đây ảnh hưởng quan trọng đến sản xuất, nhất là nông nghiệp và đời sống 3.2 TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI
3.2.1 Đơn vị hành chánh
-Theo niên giám thống kê Q Thốt Nốt, 2007 Quận Thốt Nốt hiện nay có
17.110,08 ha diện tích tự nhiên Quận Thốt Nốt gồm 9 đơn vị hành chánh trực thuộc là các xã,phường: Hới Thuận, Thuận An, Thốt Nốt, Thạnh Hòa, Trung Nhứt, Trung Kiên, Thuận Hưng, Tân Hưng và Tân Lộc
3.2.2 Dân Số
Trang 12đó có 99.242 là nam và 98611 nữ, trong đó có 23.595 ở thành thị và 174.258 ở
nông thôn Lao động nông thôn là 57.256 người
3.2.3 Văn hóa - xã hội
- Về hệ thống giáo dục năm 2007: Quận Thót Nót có 4 trường mầm non, 25 trường tiêu học, 7 trường trung học cơ sở, 35 trường trung học phổ thông, trung tâm giáo đục thường xuyên, 1 trung tâm dạy nghề và 8 trung tâm học tập cộng đồng Tuy nhiên, trong số này mới có 1 trường mầm non, 2 trường tiểu học và 1 trường THCS được công nhận đạt chuẩn quốc gia Phần lớn cơ sở vật chất trường
học trên địa bàn huyện đã được xây dựng lâu năm, bán kiên cố, đang bị xuống
cấp nghiêm trọng Đáng chú ý là quận vẫn cịn có 29 phịng học xây dựng tạm bằng cây
- Về cơ sở y tế, năm 2007, toàn huyện chỉ có 01 bệnh viện, 01 phòng y tế, 08 trạm y tế xã với 249 giường bệnh, 60 y, bác sĩ Số xã chuẩn Quốc gia về y tế
- Đào tạo ngành nghề: Quận Thốt Nót từ năm 2007 đến nay đã giới thiệu
và giải quyết việc làm cho trên 16.000 lao động trên địa bàn Tuy nhiên, do đa số
học viên lao động ngoại thành và lực lượng vũ trang xuất ngũ đêu có hồn cảnh
kinh tế khó khăn, trình độ học vấn thấp, chất lượng đào tạo nghề hạn chế, ngán ngại tìm việc làm, nên cơ hội có việc làm ổn định, thu nhập cao rất khó
3.2.4 Kinh Tế
- Quận Thốt Nốt nằm cặp bờ sông Hậu Trên quốc lộ 91 từ trung tâm thành phố Cần Thơ đi Long Xuyên, An Giang phải qua quận Thốt Nốt Quận
Thốt Nốt địa thế thấp, độ cao 4m trên mặt nước biển Kinh tế chủ yêu là nông
nghiệp với các cây trồng chính là lúa, hoa màu và cây ăn trái, nuôi thủy sản Trong đó củ lao Tân Lộc là vùng chuyên canh cây ăn trái đặc sản của quận Hiện nay một khu công nghiệp đang xây đựng ở Thốt Nót với tổng điện tích giai đoạn 1 và 2 là 55 ha Khu này định hướng là khu công nghiệp năng động thứ 3 của Tp
Cần Thơ, sau khu công nghiệp trà nóc và Hưng Phú
3.2.5 Cơ cầu ngành nghề
Theo phòng kinh tế quận, tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP tăng bình quân
Trang 13đến mức 14,04%, vượt 0,58% so với kế hoạch GDP bình quân đầu người đạt
khoảng 3,89 triệu đồng/người/năm vào năm 2000 đã tăng lên đạt khoảng 6,537
triệu đồng năm 2005, tốc độ tăng GDP bình quân đầu người xấp xỉ 1%/năm Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch dần theo xu hướng thương mại — dịch
vụ, công nghiệp — xây dựng, nông nghiệp — lâm nghiệp — thủy sản, theo đúng quy định phát triển kinh tế của quan Thét Nét Phấn đấu đề đạt tốc tăng trưởng kinh
tế của huyện từ 13,64% đến 16% từ 2007 đến 2010
3.3 TINH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIEP TRONG QUAN THOT NOT
3.3.1 Trồng trọt
- Theo niên giám thống kê quận Thốt Nốt năm 2007 Diện tích trồng trọt là 29.717 ha, giảm so với năm 2006 là 3.272 ha Trong đó tổng diện tích xuống giống lúa 03 vụ là 23.063 ha Tổng sản lượng đạt được là 137.479 tấn giảm so
với cùng kì năm trước là 3.139 tấn
3.3.2 Chăn nuôi
Đàn gia súc gia cầm bước đầu được phục hồi, cơng tác phịng chống địch bệnh cúm trên gia cằm, lở mồm long móng trên gia súc được khống chế; triển khai các biện pháp nhằm tổ chức lại đàn chăn nuôi theo hướng bền vững.Tổng
dan gia cầm có 293.250 con (150.203 con vịt, 143.047 con gà), tăng 5,53% so
với năm 2006 và đạt 123,01% kế hoạch năm 2007
3.3.3 Thủy sản
Diện tích thủy sản thu hoạch 565.7 ha, tăng 1,85% so với năm 2007 Diện
tích xuống giống tôm ruộng được 10.8 ha, tăng 1,85% so với năm 2007, tôm
ruộng đạt năng suất 700kg/ha, sản lượng thu hoạch 23,8 tấn Tổng sản lượng
Trang 14CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÁ TRA Ở QUẬN THÓT NÓT - THÀNH PHÓ CẦN THƠ
4.1 Nguồn và đặc điểm tự nhiên của cá tra 4.1.1 Nguồn gốc cá tra
Cá tra (Pangasius hypophthalmus Sauvage) là một trong số 14 loài được nhận biết ở hạ lưu sông Mekong thuộc địa phận Việt Nam Từ năm 1940, nuôi cá trong ao mới xuất hiện ở đồng bằng nam bộ Hầu như nhà nào cũng có một vài ao lớn nhỏ và đối tượng nuôi chính là cá tra Do đó, nghề ni cá tra ở Việt Nam được phát triển mạnh nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và có
truyền thống ni từ những năm 1940.Năm 1985 có hơn 90% điện tích ao nuôi
cá ở nông thôn (cùng với Đồng Tháp) có nguồn cá tra giống phong phú vớt trên sông và nghề cá tra giống phát triển nhất trong cả nước Tài liệu của Ủy hội sông Mê Kông cũng đề cập về hiện trạng nuôi cá tra ở miền nam Việt Nam những thập kỷ 1940- 1970 Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá tra để chủ động cung cấp giống cho người ni và góp phần bảo vệ nguồn lợi tự nhiên đã là một nhu cầu quan trọng và cấp thiết Từ năm 1978 với sự phối hợp nghiên cứu giữa khoa Thủy sản trường Đại học Nông lâm Tp Hồ Chí Minh và trường Trung học kỹ thuật Nông nghiệp Long Định (nay là Viện cây ăn quả miền nam) lần đầu tiên đã nuôi nhân tạo thành thục cá tra bố mẹ trong ao và năm 1979 đã cho đẻ thành công Từ năm 1980 Viện Nghiên cứu NTTS II cũng bắt đầu chương trình nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá tra, suốt thập niên 1980- 1990 qui trình ni vỗ thành thục cá bố mẹ
trong ao và cho đẻ nhân tạo đã tương đối hoàn chỉnh, năm 1997 công nghệ sản
Trang 15những tiến bộ về kỹ thuật nuôi, năng suất nuôi cá tra đạt rất cao, ở các tỉnh An
Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long trong ao nuôi thâm canh tới 200- 300
tấn/ ha/ vụ, trong bè có thể đạt tới 100-300kg/m? nước bè, nuôi ao ven sơng lớn
có thể đạt 500 tấn/ ha/ vụ Nhờ có cá tra, Việt Nam trở thành nước có sản lượng
xuất khẩu cá da trơn lớn nhất khu vực ở các tỉnh nam bộ, cá tra nuôi tập trung
chủ yếu ở 7 tỉnh miền đông, thành phố Hồ Chí Minh và 12 tỉnh miền tây nam bộ Sản lượng cá thịt ước tính các năm gần đây khoảng 250- 350 nghìn tắn, trong đó
nuôi cá bè với khoảng trên 3.000 bè nuôi ở cá tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần
Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang cho sản lượng từ 45- 50 nghìn tấn, số còn lại là sản lượng nuôi trong ao
4.1.2 Phân bố của cá tra
Cá tra phân bố tự nhiên ở lưu vực sông Mekong, Borneo, Sunratra, Thái
Lan, Malayxia, Campuchia ở nước ta, cá bột và cá tra giống được vớt chủ yếu trên sông Tiền thuộc đồng bằng sông Cửu Long
4.1.3 Đặc điểm hình thái và sinh thái của cá tra
Cá tra thân dài, khơng có vấy, đầu dep, lưng bụng và đuôi đẹp bên, chiều
dài thân không kể đuôi gấp 4,5- 5 lần chiều cao thân và chiều dài đầu Răng lá mía, miệng rộng, có hai đơi râu dài, màu xám tro, lứng sẵm, bụng hơi bạc Vây lưng cao có một tia gai cứng, vây ngực cũng có một tia gai cứng, có vây mỡ nhỏ, vây hậu môn dài, vây đuôi chẻ sâu nhỏ Cá sống chủ yếu ở nước ngọt, vẫn có thể sinh trưởng được ở vùng nước lợ (10- 14%o), có thể chịu dựng ở môi trường nước
với pH = 4 (pH< 4 cá bỏ ăn), giới hạn chịu đựng về nhiệt độ trong khoảng15-
39%
4.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng
Điều này có thể giải thích tại sao chúng ăn thịt lẫn nhau ngay trong bẻ ấp, thậm chí cá vớt trên sông vẫn thấy chúng ăn nhau trong đáy vợt vớt cá bột Cá bột ăn các loại động vật có kích thước vừa cỡ miệng của chúng như ấu trùng côn
trùng ở nước, cua, tôm cá con, trai ốc Khi cá lớn, tính ăn tạp thiên về động vật
Trang 164.1.5 Đặc điểm sinh sản của cá tra
Tuổi thành thục: cá tra đực ở 2t, cá tra cái ở 3t trở lên, trọng lượng khi đó đạt trung bình 3kg trở lên Tuy nhiên sự thành thục ở cá còn phụ thuộc rất nhiều
vào điều kiện môi trường sống, trong đó nhiệt độ là yếu tố tiên quyết Cá tra
không có cơ quan sinh dục phụ, nên nhìn hình thái ngồi khó phân biệt đực cái Cá đẻ tự nhiên ở lưu vực sông Mekong tại Campuchia từ tháng 3 đến thang 8, trong tự nhiên không thấy hiện tượng tái phát dục Trong sinh sản nhân tạo, ta có thể cho thành thục sớm, cho đẻ sớm khoảng tháng 3, có thể cho đẻ tái phat duc 1- 2 lần trong năm Hệ số thành thục cá đực 1- 3%, cá cái có thể đạt tới 20% Sức sinh sản tương đối của cá tra có thể từ 200 ngàn đến vài triệu trứng Sức sinh sản tuyệt đối đao động từ 70- 150 ngàn trứng
4.2 THONG TIN VE HO NUOICA TRA
Mẫu số liệu dùng đề xử lý, phân tích trong đề tài được thu thập trực tiếp từ các hộ nuôi cá tra tại địa bàn quận Thét Nét, tổng số mẫu thu được là 49 mẫu
4.2.1 Tổng quan về hộ nuôi cá tra
Để thấy được hiệu quả sản xuất của nông hộ nuôi cá tra ở Quận Thốt Not ta tiến hành phân tích diện tích, nguồn lực và độ tuổi lao động, trình độ học vấn của nông hộ, các yếu tố kĩ thuật:
4.2.1.1 Diện tích ni cá
Bảng 1: Diện tích ni cá của nông hộ năm 2008
Diện tích Số hộ Cơ cấu (%)
Diện tích từ 0,3 ha đên 0,5 ha 28 571
Diện tích từ 0,5 ha đên 0,75 ha 9 18,4
Diện tích từ 0,75 ha đên 1 ha 6 122
Diện tích từ I ha đên 1,5 ha 4 8,2
Dién tich tir 1,5 ha g dén 2 ha 2 41
Tông 49 100
Trang 17
Kết quả khảo sát 49 hộ nuôi cá tra tại vùng nghiên cứu, cho thấy diện tích đất canh tác bình quân của nông hộ là 0,6286 ha (nhỏ nhất là 0,3 ha, lớn nhất là 2 ha)
Từ bảng số liệu trên cho thấy diện tích ni cá tra giữa các hộ tại địa bàn
nghiên cứu có sự chênh lệch lớn Các hộ có diện tích đất sản xuất từ 0,3 ha đến
0,5 ha chiếm đến 57.1% Trong khi đó, các hộ có điện tích đất trồng nhiều nhất tại vùng nghiên cứu chỉ chiếm 4,1% Điều này cho thấy nguồn lực về đất sản xuất tại vùng khảo sát tương đối không đồng đều Đa số các hộ có diện tích đất
nuôi nhỏ nhưng các hộ này khơng có điều kiện về vay vốn để mở rộng diện tích
hoặc một số hộ có diều kiện vay vốn để mở rộng diện tích nhưng họ khơng vay vì họ mang tâm lí đầu tư càng lớn thì họ càng lỗ vì biến động giá cả cá tra trên thị
trường rất thất thường nhất là trong tình hình hiện nay Chỉ có một số hộ có diện
tích đất tương đối lớn Đồng thời, thực trạng trên cũng cho thấy diện tích đất ni cá tra tại địa bàn nghiên cứu còn manh mún, quy mô nhỏ lẻ, thường mang tính tự phát Điều này cũng là một hạn chế về nguồn lực sản xuất của nông hộ
4.2.1.2 Vị trí ao ni:
Vị trí ao ni đóng vai trị quan trọng trong việc nuôi cá, ao nuôi nên gần nguồn cấp — thoát nước, thuận lợi nhất là gần sông lớn Hiện nay đa số ao nuôi cá tra được xây dựng trên đất bãi ven sơng Hậu, ao ni có hình chữ nhật, diện tích tùy theo khả năng, nhưng thích hợp nhất là từ 500-1.500mŸ, chiều sâu 3.5-4.0m Bờ ao cần cao hơn đỉnh lũ cao nhất hàng năm 0,5m nhằm tránh ngập trong mùa lũ Xung quanh ao đắp thêm bờ đất nhỏ nên cao thêm 20cm để ngăn nước ma
tràn xuống làm đục nước ao ảnh hưởng đến hoạt động của cá Mặt bờ trong rau
muống đề ngăn sạt lở và làm thức ăn cho cá Tuy nhiên, do việc nuôi cá tra trong những năm qua đạt lợi nhuận khá nên nhiều người nuôi cũng đào ao tại đất vườn, đất ruộng nằm sâu trong nội đồng và lấy nước qua hệ thống kênh, rạch nhỏ để nuôi cá vơ tình người dân đã làm gid dat & Thét Not tang lên khá cao Khi đào ao nuôi cá tra tại đất vườn, đất ruộng một vài vụ đầu tiên có thể vẫn đạt năng suất Nhưng ở những vị trí này, khả năng cấp — thoát nước bị hạn chế, kênh rạch
không được nạo vét thường xuyên dễ tích tụ chất thải từ các ao của vụ nuôi trước
Trang 184.2.1.3 Nguồn lực và độ tuổi lao động
Bảng 2: Thông tin về tuổi và lực lượng lao động của hộ năm 2008
Nhỏ nhât Lớn nhât Trung bình Tuổi chủ hộ 23 65 38,39
Lao động nhà 1 5 2,26
Lao động thuê 1 6 2,45
Nguôn: số liệu điều tra năm 2009
Theo kết quả điều ta cho thấy, độ tuổi bình quân của chủ hộ nuôi cá tra khá cao, khoảng 38,39 tuổi, trong đó nhỏ nhất là 23 tuổi và cao nhất là 65 tuổi, Qua đây cho thấy những chủ hộ này đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong quá trình ni cá tra
Theo kết quả điều ta cho thấy: Lao động nhà trung bình khoảng 2,26 người, trong đó nhỏ nhất là 1 người và cao nhất là 5 người tham gia nuôi cá tra, lao động thuê trung bình 2,45 người, số lượng thuê ít nhất là 1 người và nhiều nhất là 6 người
4.2.1.4 Trình Độ Văn Hóa
Theo kết quả điều tra cho thấy: Tỷ lệ mù chữ của chủ hộ chiếm trên 4,1%, tỷ lệ người học cấp I đối với chủ hộ chiếm 20,4% trong 49 hộ phỏng vấn, học cấp
II chỉ có 51% đối với chủ hộ, còn tỷ lệ học cấp III của chủ hộ chiếm 24,5% trong
49 hộ phỏng vấn
Bảng 3 : Thơng tin về trình độ văn hoá của chủ hộ năm 2008 Trình độ Tần số Tỷ trọng hợp Tỷ trọng lệ (%) tích luỹ (%) Mù chữ 2 41 41 Cấp I 10 20,4 24,5 Cấp II 25 51 75,5 Cấp III 12 24,5 100 Tong 49 100
Trang 19Nhìn chung, trình độ học vấn của nông dân tại địa bàn nghiên cứu khá cao, Với trình độ văn hóa phần lớn là bậc trung học cơ sở, bậc phổ thơng trung học thì nơng dân hồn tồn có khả năng tự tìm tịi, học hỏi, tiếp cận thông tin khoa học kỹ thuật qua các phương tiện truyền thông (sách báo, truyền thanh, truyền hình ), hoặc được cung cấp kiến thức từ các lớp tập huấn, cán bộ khuyến nông
4.2.1.5 Yếu tố kĩ thuật:
Qua quá trình phỏng vấn trực tiếp những hộ nuôi cá tra tại Q.Thốt Nót về tình hình nuôi cá tra trong năm 2007 - 2008 của hộ (số lượng, con giống, kỹ thuật nuôi, tiêu thụ ) thấy rằng:
Trong q trình ni cá tra yếu tố kĩ thuật là một khâu rất quan trọng tác
động đến năng suất lợi nhuận Vì vậy yếu tố kĩ thuật tác động rất lớn đến quá
trình nuôi cá tra của nông hộ nhằm để giảm chỉ phí và năng cao năng suất của nông hộ nuôi cá tra ở Quận Thét Nét Vi vậy yếu tố kĩ thuật là một khâu rất quan trọng không thể thiếu trong q trình ni cá tra Để thấy được yêu té kĩ thuật tác
động như thế nào đến năng suất, lợi nhuận của nông hộ ta dựa vào bảng dưới đây và một số yếu tố khác
Bảng 4: Thông tin tình hình ni cá ở Thốt Nốt năm 2008
Chỉ tiêu DVT Nhỏ nhất Lớn nhất | Trung bình Mật độ thả nuôi Con/m” 24 76,4 46,88
Sản lượng thu hoạch Tân 46 1.200 298,08
Kích cở thả ni gam 10 80 53,98
Kích cở thu hoạch Kg 0,9 1,4 1,18
Thời gian nuôi Tháng/vụ 6 13 8,8
Tỷ lệ sống %/vụ 38.3% 92.4% 67.48%
Nguôn: Số liệu điều tra, 2009
a Mat độ thả nuôi
Trang 20những trường hợp cá biệt, thông thường nông hộ thả với mật độ dao động từ 20
con đến 40 con/m”, Trong thời gian gần đây do mức độ ô nhiễm nguồn nước ngày càng trầm trọng do đó mức độ rủi ro của việc nuôi cá cũng cao hơn nên có
một số hộ chủ trương nuôi cá với mật độ thấp (có thể từ 15 - 20 con/m') đề đạt mức an toàn cao nhưng vẫn cho kết quả tốt, bên cạnh đó cũng có những hộ nâng mật độ nuôi ngày càng cao để nâng cao năng suất và sản lượng cá nuôi (trên 50 con/m’), tuy nhiên việc thả cá với mật độ dày hộ nuôi cho rằng sẽ sinh lợi, tiết
kiệm điện tích ni nhưng sẽ làm cho cá bị stress và phát sinh dịch bệnh Khi đó,
người ni phải sử đụng hóa chất, thuốc men rất nhiều trên diện tích ao ni làm
gia tăng chỉ phí, gây ô nhiễm môi trường nuôi, tồn lưu thuốc, hóa chất độc hại
trong thịt cá và năng suất ao nuôi ngày càng thấp
b Kích cỡ thả nuôi:
Giống là yếu tố rất quan trong trong q trình thả ni của nông hộ Bởi nguồn giống không đạt tiêu chuẩn chất luợng về kích cỡ (nếu kích cỡ thả nuôi nhỏ quá thì làm cho con giống tăng trưởng chậm hay lớn quá làm cho giảm đầu con trên một điện tích) Qua kết quả điều tra cho ta thấy kích cỡ thả ni trung bình là 53,98 gam, trong đó kích cỡ thả nuôi thấp nhất là 10 gam và kích cỡ thả nuôi cao nhất lên đến 80 gam là tương đối phù hợp với điều kiện của vùng, hay nói khác hơn kích cỡ nguồn con giống đạt tiêu chuẩn
c Thời gian ni
Ngồi những yếu tố nêu trên thì thời gian ni cũng góp phần quyết định
dến năng suất cũng như lợi nhuận đạt được của nông hộ Bởi nếu thời gian ni
ngắn q thì sẽ làm cho năng suất thấp bởi tốc độ tăng trưởng của cá không phù hợp với tiêu chuẩn của thị trường, còn nếu thời gian nuôi kéo đài dẫn đến làm
tăng chỉ phí trong sản xuất Vì vậy ta cần phải có thời gian nuôi sao cho đúng tiến
độ tăng trưởng của cá cũng như tình hình tiêu thụ của thị trường Theo bảng điều tra ta thấy thời gian nuôi của nông hộ ít nhất là 6 tháng/vụ và thời gian nuôi nhiều nhất là 13 tháng/vụ, thời gian ni trung bình là 8,8 tháng/vụ Nhìn chung, thời
gian nuôi cá của nông hộ trong năm 2008 kéo dài hơn so với trung bình năm
Trang 21nguyên nhân ảnh hưởng đến thời gian nuôi trong năm nay như: giá bán bap bênh, chất lượng các yếu tố đầu vào trong sản xuất cá tra (thức ăn, con giống, nguồn nước, thuốc phòng trị bệnh) đa số đều giảm (theo sự đánh chủ quan của nông hộ nuôi) so với trước đây,
d Kích cỡ thu hoạch:
Kích cỡ thu hoạch là một trong những yếu tố quyết định không nhỏ đến
doanh thu cũng như lợi nhuận của nông hộ, bởi vì nếu kích cỡ thu hoạch nhỏ quá hay lớn quá sẽ dẫn đến giá cả thấp hơn (phần lớn sự tiêu thụ cá của các thương lái thường trung bình khoảng Ikg/con) Trong 49 hộ điều tra thì kích cở thu hoạch thấp nhất là 0,9 kg và kích cỡ thu hoạch cao nhất là 1,4 kg, kích cỡ thu hoạch trung bình của 49 hộ nuôi là 1,18 kg tương đối phù hợp với nhu cầu của tiêu thụ của thị trường
e Sản lượng thu hoạch:
Qua kết quả điều tra 49 hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn nghiên cứu cho thấy sản lượng thu hoạch trung bình là 298,08 tắn, trong đó sản lượng thấp
nhất là 46 tấn và cao nhất lên đến 1.200 tấn Điều đó cho thấy được tình hình về
thu hoạch được trong năm qua là tương đối thấp Nguyên nhân là do năm qua
chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên: nguồn nước, mầm bệnh, nguồn thức ăn
không đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho cá tăng trưởng Mặt khác, phần lớn nông
hộ nuôi với mật độ khá cao nên làm cho cá lớn khơng đồng đều Vì vậy mà sản
lượng thu hoạch vừa qua của nông hộ không khả quan
f Tỷ lệ sống của hộ nuôi cá tra
Tỷ lệ sống là một trong những yếu tố quyết định không nhỏ đến năng suắt,
doanh thu cũng như lợi nhuận của nông hộ nuôi cá tra, bởi vì tỷ lệ sống của cá là phần trăm cá còn sống sau khi thu hoạch, nếu tỷ lệ sống của cá tra thấp sẽ làm giam nang suất, lợi nhuận của nông hộ nuôi cá tra Trong 49 hộ điều tra thì tỷ lệ sống của cá tra thấp nhất là 38.3/vụ và tỷ lệ sống cao nhất là 92.4%/vụ, tỷ lệ sống của cá tra trung bình của 49 hộ nuôi là 67.48%/vụ tương đối phù hợp với
Trang 22nhiều các yếu tố khác như: chất lượng nước, bệnh, nguồn thức ăn, chất lượng thuốc, con giống
g Thức ăn và cho cá ăn: Chất lượng thức ăn
Bảng 5:Thông tin chất lượng thức ăn ở Thốt Nốt năm 2008
Tần số Tỷ trọng hợp lệ (%) Tốt 16 32,7 Không tốt 33 67,3 Tổng 49 100
Nguôn: Số liệu điều tra, 2009
Chất lượng thức ăn là yếu tố quan trọng trong việc nuôi cá của nông hộ, vì
chất lượng thức ăn ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, chất lượng thịt của cá
tra Qua nhận xét của nông hộ môi cá tra ở Thét Nét thi năm 2008 thì chất lượng thức ăn dé nuôi cá khơng tốt lắm
Qua q trình phỏng vấn 49 mẫu ở địa bàn nghiên cứu ta thấy hộ nuôi thường sử dụng 2 loại thức ăn : Thức ăn tự chế và thức ăn công nghiệp
+ Thức ăn tự chế: hộ nuôi thường chế biến thức ăn như sau Nguyên liệu để chế biến có gốc động vật: cá tạp phải tươi, không bị ươn thối, đầu cá; cá tạp khô không có sâu, mọt Các nguyên liệu phụ: Cám, gạo, rau xanh
+ Thức ăn công nghiệp: hay còn gọi là thức ăn viên thông thường nông hộ mua qua các đại lý, hoặc trực tiếp từ công ty Hiện nay người ni ngày càng có xu hướng thích trực tiếp ký hợp đồng mua thức ăn với công ty để tiết kiệm hơn, đồng thời giảm thiểu rủi ro khi mua qua các đại lý làm ăn gian dối
Cho ăn: Thời kỳ cá cịn nhỏ có kích cỡ từ 10-20cm, cá phát triển mạnh về
chiều dài, chưa tích lũy mỡ nên cần cho thức ăn chứa nhiều đạm (30%) Nông hộ
thường cho cá ăn các loại thức ăn thời kỳ này là: cá vụn, đầu tôm, các sản phẩm
loại của các nhà máy thủy hải sản xuất khẩu, cám, rau muống, bắp, khoai và
Trang 23thời kỳ này giảm xuống 15-20% Cho cá ăn hai lần/ngày và cần cho cá ăn đến no thì thơi, thường là lượng thức ăn bằng 4-6% trọng lượng cá Thành phần thức ăn của cá như sau: 20% rau xanh, 50% cám, 30% cá, ốc, hến, đầu cá xay nhỏ Thức ăn được nấu chín, nhồi dẻo, cho ăn ở dạng viên
Thực tế khi khảo sát cho thấy nông hộ nuôi không quan tâm nhiều đến các
định mức kỹ thuật khi cho cá ăn như trên, mà thông thường họ cho cá ăn đến khi
no thì thơi gây ra việc ô nhiễm đo thức ăn thừa cộng với lãng phí thức ăn đây giá thành lên cao Hơn nữa việc bảo quản thức ăn tương đối còn kém, kho bảo quản thường không hợp vệ sinh làm cho thức ăn dễ bị nắm mốc nhất là trong mùa mưa
làm cá dễ bị bệnh do thức ăn đã bị hư
h Chất lượng nguồn nước
Bảng 6:Thông tin chất lượng nguồn nước ở Thốt Nót năm 2008
ak Tý trọng hợp Tân sô lệ (%) Tốt 14 28,6 Không tốt 35 71,4 Tổng 49 100 Nguôn: Số liệu điều tra, 2009
Chất lượng nước là một điểm kiểm soát tới hạn và những mối nguy có khả năng xảy ra gồm các hóa chất và sinh vật gây nhiễm Thủy sản nuôi trong bè ở những vùng nước ngọt đễ bị nhiễm hóa chat ding trong nông nghiệp, chất thải của tàu bè vận chuyên trên sơng Qua q trình phỏng vấn 49 hộ nuôi cá tra ta thấy chất lượng nước của người đân dùng đề nuôi cá tra đạt chất lượng không tốt và càng chất lượng nước càng xấu đi vì nơng hộ thường đùng nước thải nuôi thủy sản hoặc thói quen bón phân gia súc vào ao ni có thể dan tới kết quả là sản phẩm sẽ chứa vi khuẩn gây bệnh và ký sinh trùng, ngoài ra mật độ thả nuôi ngày
càng cao, sự dư thừa thức ăn , hơn nữa trong những năm gần đây do việc đào
Trang 24mục tiêu ở đồng bằng Sông Cửu Long” được đăng trên Tạp chí khoa học 2008
trang 205-209 trường đại học Cần Thơ trong khi hầu hết hộ nuôi đều không có ao
xử lý nước thải Chúng ta có thể thực hiện những biện pháp kiểm soát để ngăn
ngừa sự lây nhiễm hoá chất bằng cách chọn nguồn cung cấp và xử lý nước Đối
với những mối nguy vi sinh vật có thể liên quan đến sản phẩm thủy sản ni chưa được nấu chín, chuẩn bị đúng cách để ăn là điểm kiểm soát tới hạn cuối cùng nhằm loại bỏ các mối nguy này
4.2.1.6 Nguồn vốn vay
Hiện nay, trên địa bàn xã có nhiều đại lý bán thức ăn, thuốc, con giống
thường bán cho người ni dưới hình thức là bán chịu với lãi suất tương đối phù
hợp cho đến khi thu hoạch mới thanh toán một lần nếu như người ni có nhu
cầu Chỉ phí thức ăn, chi phí giống chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng q trình
ni cá mà có đến khoảng 80% nơng hộ được phỏng vấn là mua thức ăn theo
hình thức này, nên nhu cầu về vốn vốn vay của hộ nuôi rất cao, họ thường vay vốn của các ngân hàng với lãi suất 1/74%/ tháng trong năm 2008, tuy nhiên định mức cho vay ưu đãi lại rất thấp không đủ vốn để người ni có thể đầu tư ni cá chính vì vậy nơng hộ thường vay bên ngoài và chịu lãi suất cao tư 3-6% tùy vào số tiền và uy tín của người vay Hơn nữa vốn vay ngân hàng nông nghiệp cịn phải chịu thêm chỉ phí vay tương đối cao trong năm 2008
4.3 PHÂN TÍCH DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN VÀ CÁC NHÂN TO ANH HUONG
4.3.1 Đánh giá hiệu quả kinh tế 2007-2008
Để đánh giá hiệu quả kinh tế của nông hộ nuôi cá tra, ta nghiên cứu dựa
Trang 254.3.1.1 Phân tích doanh thu
Bảng 7: Doanh thu bình quân của hộ sản xuất cá tra 2007-2008
Trung bình (triệu đồng) Số mẫu
Doanh thu 2008 4,598 49
Doanh thu 2007 3,936 49
Nguon: s6 liéu diéu tra, 2009
Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu cá tra trung bình năm 2008 là 4,598 tỷ đồng so với giá bán cá tra năm 2007 là 3,936 tỷ đồng, ta thấy doanh thu năm
2008 cao hơn năm 2007 khoảng 650 triệu đồng, tuy nhiên doanh thu tăng do sản
lượng thu hoạch trong năm của các quan sát tăng 4.3.1.2 Phân tích về giá thành
Bảng 8: Doanh thu bình quân của hộ sản xuất cá tra năm 2007-2008
Trung bình Số mẫu
Giá thành 2008 16.090 49 Giá thành 2007 12.410 49
Nguôn: số liệu điều tra, 2009
Qua bảng số liệu trên ta thấy giá thành trung bình năm 2008 là 16.090 đồng/kg so với giá thành năm 2007 là 12.410 đồng/kg, ta thấy giá thành năm 2008 cao hơn năm 2007 Năm 2008 người nuôi cá tra chỉ phi thức ăn, chỉ phí con giống đều, chỉ phí khác .đều tăng cao do lạm phát xảy ra làm cho chỉ phí ni cá tra năm 2008 cao hơn năm 2007
4.3.1.3 Phân tích về lợi nhuận
Bảng 9: Lợi nhuận bình quân của hộ sản xuất cá tra năm 2007-2008
Trung bình(triệu đồng) Số mẫu
Lợi nhuận 2008 -161,84 49
Loi nhuan 2007 544,98 49
Nguon: s6 liéu diéu tra, 2009
Qua bảng số liệu trên ta thấy trung bình trong năm 2008 mỗi hộ nuôi lỗ 161
Trang 26hình trong năm 2008 biến động quá đột ngột, hầu hết người nuôi lỗ nặng, có hộ lỗ cao nhất lên đến 1,2 tỷ đồng trong khi đó năm 2007 hộ lỗ cao nhất cũng chỉ là 150
triệu Tuy nhiên bên cạnh đó trong năm 2008 cũng có hộ nuôi lãi được cao nhất la
1,56 tỷ đồng Nhìn chung qua kết quả phân tích trên ta thấy hoạt động của hộ nuôi cá tra năm 2007 đạt hiệu quả về kinh tế hơn năm 2008 là do sự biến động kinh tế thế giới làm cho xuất khâu cá tra giảm
4.3.1.4 Một số yếu tố khác
Phân tích năng suất bình quân
Nhìn chung, sự tăng lên hay giảm xuống về năng suất cá tra của nông hộ ở 2 năm 2007 — 2008 nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng chính yếu nhất vẫn là
các yếu tố như: mật độ thả nuôi, diện tích ni, chỉ phí sản xuất, chúng tác động
một cách trực tiếp và rõ ràng nhất Vì thế, năng suất giữa 2 vụ 2007 -2008 cũng
có sự thay đổi rõ rệt như sau:
Bảng 10: Năng suất bình quân của hộ sản xuất cá tra năm 2007-2008
Trung bình S6 mau
Nang suat 2008 462,13 49
Nang suat 2007 432,04 49
Nguồn: số liệu điều tra, 2009
Qua bảng số liệu trên cho thấy năng suất trung bình của cá tra năm 2008 là 462,13 tắn/ha so với năng suất trung bình năm 2007 là 432,04 tắn/ha, năng suất trung bình năm 2008 tăng 14,35% vì năm 2008 giá cả xuống thấp từ 14.000-14.500đ người nuôi không bán cá khi cá tới thời điểm thu hoạch vì một phần họ đợi giá cao dé ban,
một phần họ bị thương lái ép giá, cá tra trên thị trường thế giới bị dội, chính vì
khơng bán nên họ cứ tiếp tục cho ăn cho đến khi bán được cá vì thế năng suất 2008 cao hơn năng suất 2007 1a 30,09 tan/ha
Phân tích về giá bán
Bảng 11: Giá bán bình quân của hộ sản xuất cá tra năm 2007-2008
Trung bình Số mẫu
Giá Bán 2008 15,120 49 Giá Bán 2007 14,390 49
Nguồn: số liệu điều tra, 2009
Trang 27
Qua bảng số liệu trên ta thấy giá bán cá tra trung bình năm 2008 là 15.120 đồng so với giá bán cá tra năm 2007 là 14.390 đồng, ta thấy giá bán cá tra năm 2008 cao hơn năm 2007 là 736,73 đồng tuy giá bán cá tra năm 2008 cao hơn năm 2007 nhưng người nuôi cá tra năm 2008 lỗ mà khi đó người ni cá tra năm 2007 thì lời vì năm
2008 chỉ phi thức ăn, chỉ phí con giống đều, chi phí khác .đều tăng cao trong khi đó
tình hình kinh tế thị trường có nhiều biến động xảy ra như lạm phát tăng cao, khủng hoảng kinh tế toàn kéo đài
4.3.2 Phân tích các chỉ phí sử dung vốn nuôi cá tra
Để sản xuất cá tra các hộ nuôi phải bỏ ra khá nhiều chỉ phí trong một vụ,
những chỉ phí đó như: chỉ phí thức ăn, chỉ phí con giống, chỉ phí thuốc Bình qn mỗi hộ phải chỉ 7,9 tỷ đồng cho các khoản chỉ phí ni cá tính trên 1 ha mặt nước Các khoản chi phí đó đựơc tổng hợp trong bang sau:
Bảng 12: Tổng hợp chỉ phí ni cá tra năm 2008
Nhỏ nhất | Lớn nhất Tỷ Bình quân (triệu
Chỉ tiêu (triệu (triệu à trọng
à à Dong/ha)
dong/ha) Dong/ha) (%)
Chi phi thức ăn 1.399,37 14.400 5.462,08| 68,99
Chi phi ao 61,74 510 222,25| 2,83
Chi phi gidng 205,79 2.005,31 847,55| 10,8
Chi phi thuoc 185,21 1.800 618,84| 7⁄79
Chỉ phí lao động 20,58 200 8159| 1,03 Chi phí máy móc 30 334.22 111,78| 1,41 Chỉ phí sử dụng vôn 107,01 1.020 463,47| 5,91 Chỉ phí khác 30 460 99,54] 1,23 Tong 2.057,89 20.000 7.907,09 100 Nguôn: Số liệu điều tra, 2009
Năm 2008, nhìn chung tổng chỉ phí ni cá tra của nông hộ là tương đối cao
Trang 28giống, chi phí thuốc, chi phí lao động, chi phí máy móc, chi phí sử dung vốn và chi phí khác Trong đó, chi phí trung bình 1 vụ của hộ ni cá tra thì chi phí thức ăn (chiếm 68,99%) chiếm tỷ trọng lớn nhất Năm 2008 thời gian nuôi cá tra của nông hộ khá dài dẫn đến chi phí cho thức ăn cũng tăng theo, là do một số nguyên
nhân sau: do bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới kéo đài làm
cho thị trường tiêu thụ cá tra trên thế giới bị giảm mạnh, một phần là do thương
lái ép giá, nhiều hộ nông dân không chịu bán cá đợi giá lên, nên làm cho chỉ phí sản xuất của nông hộ tăng lên đáng kể Vi vay, dé thay ro hơn và chính xác hơn hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất nếp ta cần xác định rõ từng yếu tố ảnh
hưởng đến chỉ phí ở từng khâu sản xuất được thông qua biéu dé sau:
Hình 1: Cơ cấu các lọai chỉ phí của hộ nuôi cá tra 2008
Chỉ phí thức ăn, 68.99% Chỉ phí khác, Chỉ phí 1.23% giống, 10.80%
Chi phi str Chi phi
dung von, Chi phi may Chi phi lao thudc, 7.79%
991% moc, 1.41% động, 1.03%
Nguồn: Số liệu điểu tra, 2009
Từ bảng trên ta thấy, trong các lọai chỉ phí mà hộ ni phải bỏ ra thì chỉ phí
dành cho thức ăn chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm 68,99%), bình quân mỗi hộ chỉ
khoảng 5,462 tỷ đồng cho việc mua thức ăn trên 1 mat nước Tùy theo quy mô nuôi, khả năng áp dụng kỹ thuật mới và nguồn vốn của hộ ni mà chỉ phí mua thức ăn nhiều hay ít Cụ thể, hộ chỉ ít nhất là 1,399 tỷ đồng và nhiều nhất là 14,44 tỷ đồng
Trang 29
Bên cạnh chỉ phí thức ăn thì chỉ phí con giống cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chỉ phí (chiếm 10,8%), bình qn mỗi hộ chỉ 847,55 triệu đồng dé mua giống trong 1 vụ sản xuất Tùy vào, qui mô nuôi, nơi mua và thời gian mua giống mà chỉ phí này nhiều hay ít Hộ bỏ ra ít nhất để mua con giống là 205,79 triệu đồng và nhiều nhất là 2 tỷ đồng
Trong q trình ni, cá tra chịu tác động của nhiều yếu tố như chất lượng nguồn cá giống, nguồn nước, các loại vi khuẩn, bệnh, tan công dẫn đến sự sụt giảm về số lượng và chất lượng Đề khắc phục tình trạng này, hộ nuôi phải mua
các loại thuốc về chữa bệnh cho cá, bình quân mỗi hộ phải bỏ ra 618 triệu đồng
cho việc mua thuốc trên 1 ha mặt nước (chiếm 7,79% trong téng chi phi)
Đầu tư vào nuôi cá cần một lượng vốn ban đầu khá lớn (khoảng 8 tỷ đồng cho 1 ha mat nước trong 1 năm) nông hộ thường không đủ khả năng đầu tư, để cần xuất nông hộ phải vay thêm các nguồn khác như ngân hàng, bạn bè, người thân hay các tổ chức tín dụng Và chỉ phí của việc đi vay vốn này chiếm 5,91% trong tổng lượng vốn, bình quân mỗi hộ phải trả 9.517.938,78 đồng cho việc sử dụng nguồn vốn vay
Phần trăm còn lại trong tổng chỉ phí, các chỉ phí ao, chỉ phí máy móc, chỉ phí lao động, chỉ phí khác chia nhau nắm giữ Cụ thể, chỉ phí ao (2,83%), chỉ phí máy móc (1,41%), chi phí lao động (1,03%), chi phí khác (1,23%)
4.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận năm 2007-2008
Trong các hoạt động sản xuất, năng suất hay lợi nhuận (biến phụ thuộc)
chịu sự tác động và thường là sự tương tác đồng thời của các biến độc lập lên
biến phụ thuộc Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài để xét mối tương quan giữa
các biến độc lập (các yếu tố kỹ thuật) lên biến phụ thuộc (năng suất hay lợi nhuận) ta sử dụng phương trình tương quan đa biến có đạng như sau:
Y=A+B, X; + By X2 + B; X3 + Bn Xn
Trong d6: Y: Nang suất hay lợi nhuận (biến phụ thuộc) A: Hằng số
XI Xn: Là các biến độc lập giả định có ảnh hưởng đến năng suất và lợi
Trang 30B1 Bn: Hệ số của Xi
4.3.3.1 Phương trình năng suất năm 2007-2008
Năng suất của việc nuôi cá tra chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau
như: sản lượng thả nuôi, mật độ nuôi, thời gian nuôi như thế nào? Gọi Y là năng suất của hộ nuôi Các biến độc lập X¡ bao gồm:
X¡: diện tích thả nuôi(ha) X;: mật độ nuôi (con/m?) X;: gid thành(đồng/kg) X4: kich c6 tha nudi(gam/con)
X;: Sản lượng thu hoạch (kg/ha)
Ta có phương trình hồi qui biểu diễn mối quan hệ giữa năng suất và các biến :
Y=A+B¡;Xi¡i+B;X;+B¿X: +B; Xs
a Năng suất 2008
Trang 31Bảng 13: Kết quả mơ hình năng suất 2008
Mơ hình Hệ số Ý nghĩa Giá trị t
Hằng số 941.595,862 0,006 2,879 Diện tích thả ni -420.159,519 0,000 -6,968 Sản lượng thu hoạch 0,996 0,000 7,954
Kích cỡ thả ni 994,55 0,239 1,195 Giá thành -36,795 0,071 -1,853 Mật độ thả nuôi 526,044 0,7 0,388 Só mẫu 49 RẺ 0,765 F 28,072 Sig-F 0,0000 R 0,875
Nguon: So liéu diéu tra 2009
Hệ số xác định mơ hình trên là 0765 Điều này có ý nghĩa là các yếu tố được đề cập trong mơ hình tác động đến sự thay đổi của năng suất là 76,5%, còn lại 23,5% sự biến động của năng suất là do các yếu tố khác tác động không được đưa vào mơ hình
Khi hệ số xác định R? = 0,765, giá trị F = 25,757 tương ứng mức ý nghĩa
quan sát được là 0,000 Điều này cho thấy có thê kết luận mơ hình hồi quy tuyến tính ta khảo sát có ý nghĩa và hoàn toàn phù hợp với tổng thể nghiên cứu, qua phân tích trên có thể thấy mẫu quan sát có thể đại diện cho toàn tổng thể nghiên cứu
Tuy nhiên, tập trung xét đến những biến ảnh hưởng đến năng suất có ý
nghĩa thống kê (mức ý nghĩa z < 5%) Kết quả trên ta thấy năng suất chịu sự tác động chủ yếu của các biến như: Diện tích thả nuôi (sig t = 0,000 < 0,05), sản
lượng thu hoạch (sig t = 0,000 < 0,05) Các yếu tố này tương quan với năng suất
Trang 32tương quan thuận với năng suất, bên cạnh đó có biến diện tích có mối tương quan nghịch với năng suất
Các yếu tố như: Mật độ thả nuôi (sig t = 0,7> 0,05), kích cỡ thả ni (sig
t=0,239 > 0,05), giá thành(sig t=0,071>0,05), các biến ảnh hưởng khơng có ý
nghĩa thống kê đến năng suất vì (sig t> 0,05) nhưng được giữ lại trong mơ hình để thể hiện vai trò của chúng
Từ đó ta có phương trình năng suất như sau:
Y = 941.595,862 - 420.159,519X, + 526,044X2 - 36,795X3+ 994,55X4 + 0,996Xs (1)
Trong đó
Y: Năng suất (ha/năm) Xi: diện tích thả nuôi(ha) X¿: mật độ nuôi (con/m?
X¿: giá thành(đồng/kg)
X¿: kích cỡ thả ni(gam/con)
X:: Sản lượng thu hoạch (kg/ha)
Hệ số A= 941.595,862 nghĩa là năng suất sẽ tăng do các yếu tố khác không
được nghiên cứu trong mơ hình này
Ảnh hưởng của diện tích thả ni đến năng suất
Với mức ý nghĩa 1%, hệ số của X; của phương trình cho thấy yếu tố diện tích thả ni có mối tương quan nghịch với năng suất Nghĩa là khi các yếu tố khác có định thì khi yếu tố diện tích thả ni tăng lên 01 ha thì năng suất nuôi cá
sẽ giảm xuống tương ứng 420.159,519 kg/ha
Ảnh hưởng sản lượng thu hoạch đến năng suất
Trang 33lên 0,996 kg/ha Điều này cho thấy khi sản lượng thu hoạch càng lớn trong q
trình ni cá thì năng suất cá tra sẽ tăng lên tương ứng
Như vậy, qua q trình phân tích thấy rằng: khi phân tích các yếu té tác động đến năng suất của hộ nuôi bỏ qua tác động của yếu tố khác có định thì chỉ có diện tích thả nuôi, sản lượng thu hoạch với mức độ khác nhau đều tác động đến năng suất của hộ nuôi
Diện tích thả ni với tác động làm giảm năng suất của hộ, yếu tố sản lượng
thu hoạch với tác động làm tăng năng suất của hộ ni Cịn với mức ý nghĩa œ = 10% các yếu tố như: Mật độ thả ni, kích cỡ thả nuôi, giá thành đã khơng có tác
động đến năng suất của hộ nuôi cá tra ở mức ơ = 10% Theo kết quả của mơ hình
thì muốn tăng năng suất của hộ, ta phải tác động hợp lý vào 2 nhân tố diện tích
thả nuôi, sản lượng thu hoạch
b.Năng suất 2007
Từ số liệu thu thập được của 49 nông hộ nuôi cá tra tại địa bàn nghiên cứu, ta có kết quả phân tích SPSS, đã thể hiện được các yếu tố ảnh hưởng đến năng
suất cá của nông hộ năm 2007
Bảng 14: Kết quả mơ hình năng suất 2007
Mơ hình Hệ số Giá trị t Ý nghĩa
Hằng số 521.388.036 2,22 0,032 Diện tích thả ni -354.823,893 -6,732 0,000
Sản lượng thu hoạch 1,061 7,148 0,000
Trang 34Hệ số xác định mô hình trên là 0,692 Điều này có ý nghĩa là các yếu tố được đề cập trong mơ hình tác động đến sự thay đổi của năng suất là 69,2%, còn lại 31,8% sự biến động của năng suất là do các yếu tố khác tác động không được
đưa vào mô hình
Khi hệ số xác định R? = 0,692, giá trị F = 19,283 tương ứng mức ý nghĩa
quan sát Sig.= 0,000 Điều này cho thấy có thể kết luận mơ hình hồi quy tuyến tính ta khảo sát có ý nghĩa và hoàn toàn phù hợp với tổng thể nghiên cứu Và qua phân tích trên có thể thấy mẫu quan sát có thể đại diện cho toàn tổng thể nghiên cứu
Tuy nhiên, tập trung xét đến những biến ảnh hưởng đến năng suất có ý
nghĩa thống kê (mức ý nghĩa z < 5%) Kết quả trên ta thấy năng suất chịu sự tác động chủ yếu của các biến như: Sản lượng thu hoạch (sig t = 0,000 < 0,05), kích
cỡ thả ni (sig t = 0,011 < 0,05), điện tích thả ni (sig t = 0,000 < 0,05) Các
yếu tố này tương quan với năng suất có ý nghĩa về mặt thống kê, trong đó biến sản lượng thu hoạch, kích cỡ thu thả ni có mối tương quan thuận với năng suất, bên cạnh đó có biến diện tích có mối tương quan nghịch với năng suất
Các yếu tố như: Mật độ thả nuôi (sig t = 0,641 > 0,05), Gid thanh (sig t = 0,247 > 0,05), ảnh hưởng khơng có ý nghĩa thống kê đến năng suất nhưng được giữ lại trong mơ hình để thể hiện vai trò của chúng
Từ đó ta có phương trình năng suất như sau:
Y = 521.388,036 - 354.823,893X¡+500,635X;-22,996X¿+ 2.009,727X4 + 1,061X:(2)
Trong đó
Y: Năng suất (kg/ha) Xi: diện tích thả nuôi(ha) X¿: mật độ nuôi (con/m?) X¿: giá thành(đồng/kg)
Trang 35X:: Sản lượng thu hoạch (kg/ha)
Hệ số A= 521.388,036 nghĩa là năng suất sẽ tăng do các yếu tố khác
không được nghiên cứu trong mơ hình này
Ảnh hưởng của diện tích thả ni đến năng suất
Với mức ý nghĩa 1%, hệ số của X¡ của phương trình cho thấy yếu tố diện tích thả ni có mối tương quan nghịch với năng suất Nghĩa là khi các yếu tố khác cố định thì khi yếu tố diện tích thả nuôi tăng lên 01 ha thì năng suất ni cá sẽ giảm xuống tương ứng 354.823,893 kg/ha
Ảnh hưởng kích cỡ thả nuôi đến năng suất
Với mức ý nghĩa 1%, hệ số X¿ của phương trình (2) cho thấy kích cỡ tha
ni có mối tương quan thuận với năng suất Nghĩa là khi các yếu tố khác cố định thì khi kích cỡ thả ni tăng lên 1 gam/con thì năng suất nuôi cá sẽ tăng lên 2.009,727 kg/ha Điều này cho thấy khi kích cỡ thả nuôi càng lớn trong q trình
ni cá thì năng suất cá tra sẽ tăng lên tương ứng
Ảnh hưởng sản lượng thu hoạch đến năng suất
Với mức ý nghĩa 1%, hệ số X; của phương trình cho thấy sản lượng thu hoạch có mối tương quan thuận với năng suất Nghĩa là khi các yếu tố khác có định thì khi sản lượng thu hoạch tăng lên 1 kg/ha thì năng suất ni cá sẽ tăng lên 1,061 kg/ha Điều này cho thấy khi sản lượng thu hoạch càng lớn trong q trình
ni cá thì năng suất cá tra sẽ tăng lên tương ứng
Kết luận
Nhìn chung, yếu tố mật độ thả nuôi trong cả 2 phương trình (1) và (2) đều không ảnh hưởng đến năng suất nuôi cá tra của nông hộ về mặt thống kê, nhưng
thực tế thì yếu tố này cũng không thể không kẻ đến, vì chúng cũng đóng góp đề
Trang 36Điều kiện tự nhiên:
Giữa 2 năm 2007 và năm 2008 thì điều kiện tự nhiên của hai năm hoàn toàn khác nhau: năm 2008 thì có điều kiện khí hậu, lượng mưa, nguồn nước thích hợp hơn cho việc nuôi cá, cũng như là về bệnh cũng không ảnh hưởng nhiều như năm 2007, vì vậy tỷ lệ sống của cá tra năm 2008 cao
Yếu tố khác:
Bên cạnh những yếu tố vừa nêu trên thì năng suất cũng bị ảnh hưởng những yếu tố khác như: chất lượng nguồn nước, chất lượng con giống, chất lượng thuốc, cũng ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và hiệu quả kinh tế của hộ ni cá tra
4.3.3.2 Phương trình lợi nhuận năm 2007-2008
Theo kết quả phân tích lợi nhuận chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi các biến như: năng suất, chỉ phí thức ăn, chỉ phí ao, chỉ phí giống, chỉ phí thuốc, chỉ phí lao động
Y=A+BiXi+B;X;+B¿;X;
Gọi Y là lợi nhuận của hộ nuôi Các biến độc lập Xi bao gồm:
X¡: Năng suất (ha)
X;: Giá thành (đồng/kg)
X;: Mật độ thả nuôi (đồng/kg)
X¿: Sản lượng thu hoạch(kg/ha)
Ta có phương trình hồi qui biểu diễn mối quan hệ giữa năng suất và các biến :
Giả thiết được đặt ra cho mơ hình hồi quy này là:
Ho: Bi= Bạ= B (hay các yếu tố được đưa vào phân tích trong mơ hình khơng
ảnh hưởng đến lợi nhuận của nơng hộ)
Hi: có ít nhất 1 tham số ¡z 0 (tức là có ít nhất 1 yếu tố được đưa vào phân
tích trong mơ hình có ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ)
Trang 37a.Hàm lợi nhuận 2008
Sau khi tính tốn các biến, thông qua phần mềm SPSS ta có kết quả chạy
hồi qui như sau:
Bảng 15 Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận năm
2008
Mô hình Hệ số Giá trị t Ý nghĩa
Hằng số 1,168E10 6,822| 0,000
Giá thành -733.815,692 -7I11| 0,000
Năng suất -1.243,435 -2,366| 0,022
Mật độ thả nuôi 1,329E6 0/207| 0,837
Sản lượng thu hoạch 937.011,317 2,344| 0,024
Số mẫu 49 Hệ số xác định (R”) 0,582 Sig.F 0,000 F 15,331 R 0,763
Nguon: S6 liéu diéu tra 2009
Hệ số xác định mô hình trên là 0,582 Điều này có ý nghĩa là các yếu tố
được đề cập trong mơ hình tác động đến sự thay đổi của lợi nhuận là 58,2%, còn
lại 42,8% sự biến động của lợi nhuận là đo các yếu tố khác tác động không được
nghiên cứu trong đề tài Hay nói cách khác là có khoảng 58,2% sự thay đôi của lợi nhuận được giải thích bởi sự tác động của các biến trong phương trình hồi quy tuyến tính như năng suất, giá thành, sản lượng thu thả nuôi
Khi hệ số xác định R?= 0,582, F =15,331 tương ứng mức ý nghĩa quan sát
được là 0,000 Điều này cho thấy có thể kết luận mơ hình hồi quy tuyến tính ta
khảo sát có ý nghĩa và hoàn toàn phù hợp với tổng thể nghiên cứu Và qua phân tích trên có thể thấy mẫu quan sát có thể đại diện cho toàn tổng thể nghiên cứu
Trang 38động chủ yếu của các biến như: Giá thành (sig t = 0,000 < 0,05) ; Năng suat (sig t=0,022 < 0,05); Sản lượng thu hoạch (sig t = 0.024 < 0,05) Các yếu tố này tương quan với lợi nhuận với mức độ chặt chẽ (R = 0,763)
Các yếu tố như: Mật độ thả nudi (sig t = 0,837> 0,05) ảnh hưởng khơng có
ý nghĩa thống kê đến lợi nhuận vì (sig t> 0,05) nhưng được giữ lại trong mơ hình để thể hiện vai trò của chúng
Theo số liệu từ bảng trên ta có phương trình hồi quy tuyến tính về lợi nhuận như sau:
Y = 1,168EI0 - 1.243,435X: -733.815,692X;+937.011,317X¿+ 1,329E6X4 (3)
X¡: Năng suat (kg/ha) X,: Gid thanh (déng/kg) X3: Sản lượng thu hoạch(kg/ha)
X, : Mat độ thả nuôi (con/m?)
Hệ số A= 1.75e+08 nghĩa là năng suất sẽ tăng do các yếu tố khác không được nghiên cứu trong mơ hình này
Ảnh hưởng của yếu tố năng suất đến lợi nhuận
-_ Với mức ý nghĩa 1%,Từ phương trình cho thấy yếu tố năng xuất có mối tương quan nghịch với lợi nhuận Nghĩa là khi các yếu tố khác cô định thì khi
yếu tố năng xuất giảm 1 đơn vị thì lợi nhuận sẽ tăng -1.243,435 đồng Hay nói
cách khác, khi năng suất tăng thì lợi nhuận sẽ tăng lên tương ứng với hệ số
Ảnh hưởng của giá thành đến lợi nhuận
Với mức ý nghĩa 1%, Từ phương trình cho thấy giá thành là có mối tương quan nghịch với lợi nhuận Nghĩa là khi các yếu tố khác có định thì khi giá thành tăng 01 đơn vị thì lợi nhuận sẽ giảm 733.815,692 đồng Hay nói cách khác, khi
giá thành tăng lên thì lợi nhuận ni cá tra sẽ giảm tương ứng với hệ số
Trang 39Với mức ý nghĩa 1%, hệ số X; của phương trình cho thấy sản lượng thu hoạch có mối tương quan thuận với lợi nhuận Nghĩa là khi các yếu tố khác cố định thì khi sản lượng thu hoạch tăng lên 1 don vi thi lợi nhuận nuôi cá sẽ tăng lên 937.011,317 đồng Điều này cho thấy khi sản lượng thu hoạch càng lớn trong q trình ni cá thì lợi nhuận cá tra sẽ tăng lên tương ứng
b.Lợi nhuận 2007
Tương tự như năm 2008, qua kết quả xử lý số liệu về các ýếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2007 của nông hộ bằng phần mềm SPSS, ta có bảng kết quả như sau:
Bảng 16 Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hướng đến lợi nhuận của nông hộ
trong năm 2007
Các yếu tố Hệ số Giá trị | Ý nghĩa
t
Hang sé 6,741E9 3,642 0,001 Mật độ thả nuôi -5,024E6 -0,81 0,422
Kích cỡ thu hoạch -1,548E8 | -0,146 0,885
Nang suat 2.743,726 4,691 0,000 Giá thành -53.078,617 | -4,728 0,000 R 0,728 R7 0,53 F 12,411 Sig.F 0,000
Nguon: So liéu diéu tra 2009
Theo kết quả phân tích chương trinh SPSS ta có: tỷ số F = 12,411 và Sig.F
= 0.000, kết luận rằng mơ hình có ý nghĩa, hệ số xác định R” = 0,53, nghĩa là sự
biến động lợi nhuận của nơng hộ được giải thích bởi các yếu tố được xác định trong mơ hình ở mức độ 53% với mức độ tin cậy 95%
Tuy nhiên, tập trung xét đến những biến ảnh hưởng đến lợi nhuận có ý
nghĩa thống kê (mức ý nghĩa œ < 5%) Kết quả trên ta thấy lợi nhuận chịu sự tác
Trang 40t=0,022 < 0,05) Các yếu tố này tương quan với lợi nhuận với mức độ chặt chẽ (R =0,728)
Các yếu tố như: Mật độ thả nuôi (sig t = 0,422> 0,05), kích cỡ thu hoạch
(sig t = 0,885> 0,05) ảnh hưởng khơng có ý nghĩa thống kê đến lợi nhuận vi (sig
t> 0,05) nhưng được giữ lại trong mơ hình để thể hiện vai trò của chúng
Tương tự ta có phương trình hồi qui thể hiện các nhân tố ảnh hưởng đến lợi
nhuận của nông hộ trong việc nuôi cá tra 2008 như sau:
Y = 1.58e+09 + 2.743,726X: - 53.078,617X; - 1,548E8X; - 5,024E6X, (4) X¡: Năng suất (kg/ha)
X;: Giá thành (đồng/kg) X:: Kích cỡ thu hoạch (kg/ha)
X¿ : Mật độ thả nuôi (con/m’)
Hệ số A= 6,741E9 nghĩa là năng suất sẽ tăng đo các yếu tố khác không
được nghiên cứu trong mô hình này
Ảnh hưởng của yếu tô năng suất đến lợi nhuận
- Với mức ý nghĩa 1%,Từ phương trình cho thấy yếu tố năng xuất có mối tương quan thuận với lợi nhuận Nghĩa là khi các yếu tố khác có định thì khi yếu tố năng xuất tăng 01 đơn vị thì lợi nhuận sẽ tăng 2.743,726 đồng Hay nói cách khác, khi năng suất giảm thì lợi nhuận sẽ tăng lên tương ứng với hệ số
Ảnh hưởng của giá thành đến lợi nhuận
Với mức ý nghĩa 1%, từ phương trình cho thấy giá thành là có mối tương quan nghịch với lợi nhuận Nghĩa là khi các yếu tố khác có định thì khi giá thành
tăng 01 đơn vị thì lợi nhuận sẽ giảm 53.078,617đồng Hay nói cách khác, khi giá
thành tăng lên thì lợi nhuận ni cá tra sẽ giảm tương ứng với hệ số Điều này cho thấy ta cần phải giảm chỉ phí trong sản xuất thì sẻ làm tăng lợi nhuận cho nông hộ nuôi cá tra