1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện quy trình nhập khẩu xe máy tại công ty QHQT-ĐTSX.doc

66 862 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 529,5 KB

Nội dung

Hoàn thiện quy trình nhập khẩu xe máy tại công ty QHQT-ĐTSX.doc

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Đất nước ta đang bước vào thời kì đổi mới, hội nhập với nền kinh tế khuvực và thế giới Để bắt kịp với nền kinh tế thế giới, tại đại hội Đảng VIII, Đảng đãchủ trương : “ Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại tự chủ, mở rộng đa phươnghoá, đa dạng hoá các quan hệ đối ngoại với tinh thần Việt Nam muốn làm bạn vớitất cả các nước trên thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển Hợp tácnhiều mặt, song phương và đa phương với các nước, các khu vực trên nguyên tắctôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, bình đẳng cùng có lợigiải quyết các vấn đề còn tồn tại và các tranh chấp bằng thương lượng.

Trên cơ sở đó hoạt động thương mại quốc tế (TMQT) ở nước ta ngày càngphát triển, vì TMQT là tất yếu khách quan tạo ra hiệu quả cao nhất trong nền sảnxuất của mỗi quốc gia cũng như trên toàn thế giới Ơ nước ta, việc nhập khẩu đẩynhanh quá trình xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theohướng đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước

Hoạt động xuất khẩu ở nước ta còn hạn chế mà chủ yếu là nhập khẩu, có thểlà nhập thiết bị máy móc để phục vụ sản xuất,nhập nguyên vật liệu để gia côngxuất khẩu, nhập tư liệu về sản xuất phục vụ tiêu dùng trong nước hoặc nhập khẩucác thiết bị hoặc sản phẩm phục vụ đời sống dân sinh Việt Nam ta đã qua thờiphải lo cho việc ăn sao cho đủ no mặc sao cho đủ ấm, mà bây giờ vươn lên nhucầu tự thoả mãn bản thân, mua sắm phục vụ đời sống, nhu cầu đi lại sao cho thuậntiện Hiện nay xe máy và xe đạp vẫn là những phương tiện đi lại chủ yếu của ngưòidân Việt Nam, thị trường xe máy hiện nay rất sôi động và kinh doanh mặt hàng xemáy đang là nguồn lợi của nhiêù công ty.

Công ty Quan hệ quốc tế - Đầu tư sản xuất (QHQT-ĐTSX) cũng tham giavào thị trường đó và hoạt động liên tục có lãi trong nhiều năm qua Qua thời gian

thực tập và nghiên cứu tại công ty, em đã chọn cho mình đề tài : “Hoàn thiện quitrình nhập khẩu xe máy tại công ty QHQT-ĐTSX “ Trong bài gồm các phần sau

:

Trang 2

Chương I : Những lí luận cơ bản về qui trình nhập khẩu hàng hoá của doanh

nghiệp kinh doanh hoạt động xuất nhập khẩu

Chương II : Thực trạng qui trình nhập khẩu xe máy tại công ty QHQT-ĐTSX

trong thời gian qua.

Chương III : Một số giải pháp nhằm hoàn thiên qui trình nhập khẩu xe máy tại

công ty QHQT-ĐTSX

Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích chi tiết các nội dung và các khâu của

quá trình nhập khẩu, chỉ ra những mặt được và những mặt còn tồn tại và đề xuấtmột số giải pháp nhằm hoàn thiện qui trình nhập khẩu xe máy tại công ty, dướiđiều kiện tự do hoá, nền kinh tế thị trưòng mở và cạnh tranh gay gắt trên thị trường

Giới hạn nghiên cứu: Bài viết nghiên cứu dưới góc độ của môn Kĩ thuật thương

mại quốc tế, các nghiệp vụ nhập khẩu của công ty

Phương pháp nghiên cứu : Phương pháp sử dụng trong bài là phưong pháp tiếp

cận hệ thống duy vật biện chứng, logic và lịch sử

Trang 3

1 Công ty quan hệ quốc tế - đầu tư sản xuất: Công ty QHQT-ĐTSX2 Phương án kinh doanh : PAKD

3 Thương mại quốc tế : TMQT 4 Giám đốc : GĐ

5 Nhập khẩu : NK.6 Xuất khẩu : XK

Trang 5

1 Vai trò của hoạt động nhập khẩu hàng hoá đối với sự phát triển của nềnkinh tế quốc dân:

- Nhập khẩu để mở rộng khả năng sản xuất, tiêu dùng trong nước, nhằm nângcao đời sống nhân dân

- Nhập khẩu để chuyển giao công nghệ, đưa công nghệ tiên tiến của thế giớiáp dụng vào sản xuất tiêu dùng trong nước, tạo sự nhảy vọt của sản xuấttrong nước, nhằm rút ngắn khoảng cách về trình độ, công nghệ trong nướcvới các nước trên thé giới

- Nhập khẩu để xoá bỏ tình trạng độc quyền, phá vỡ nền kinh tế đóng tự cungtự cấp, từ đó thúc đẩy phát triển đa dạng và đồng bộ các loại thị trưòng nhưthị trưòng tư liệu sản xuất, thị trường vốn, thị trưòng lao động Mặt khácnó còn liên kết thống nhất giữa các thị trường trong và ngoài nước trên thếgiới, tạo điều kiện tốt cho quá trình hội nhập và phát triển kinh tế trên thếgiới

- Nhập khẩu tạo ra cơ hội cho dân chúng mở mang dân trí , có thể theo kịp vàhoà nhập với nếp sống văn minh của thế giới

- Nhập khẩu là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng trong nước với thị trưòngthế giới, đem lại những thành tựu khoa học, kỹ thuật tiên tiến của thế giới

Trang 6

góp phần thúc đẩy quá trình CNH-HĐH đất nước Thực hiện tốt công tácnhập khẩu sẽ đáp ứng tốt nhu cầu phát triển của sản xuất trong nước, gópphần đẩy mạnh xuất khẩu Ngược lại nếu thực hiện không tốt sẽ gây nên sựmất cân đối kinh tế, rối loạn thị trường trong nước, đồng thời lãng phínguồn lực, tiền của mà không đem lại hiệu quả

- Nhập khẩu để bổ sung, thoả mãn nhu cầu để từng bước thay đổi và hoànthiện cơ cấu tiêu dùng vủa nhân dân

- Nhập khẩu còn cho ta biết điểm mạnh và điểm yếu của nền kinh tế, qua đógiúp cho Đảng và Nhà nước ta có những biện pháp ở tầm vĩ mô nhằm đemlại lợi ích cho đất nước

2 Vai trò của hoạt động nhập khẩu đối với các doanh nghiệp:

Nhập khẩu trước hết là giúp cho cân bằng cung cầu trong nước, nhập khẩucòn giúp cho các doanh nghiệp có thể tiếp thu được khoa học công nghệ tiên tiếnđể áp dụng vào sản xuất trong doanh nghiệp, áp dụng những tiêu chuẩn mang tínhchất quốc tế vào thực tế sản xuất Hơn thế nữa, nhập khẩu có vai trò tích cực thúcđẩy xuất khẩu, góp phần nâng cao chất lượng hàng hoá tạo môi trường thuận lợicho xuất khẩu hàng hoá Việt nam ra thị trường nước ngoài, đặc biệt là những nướcnhập khẩu Tạo mối quan hệ tốt để các doanh nghiệp xuất khẩu những sản phẩmcủa mình có lợi thế sang các thị trường khác

II QUY TRÌNH NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ CỦA CÁC DOANH NGHIỆPKINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU:

1 Nghiên cứu thị trường và lập phương án kinh doanh :I.1 : Nghiên cứu thị trường :

Trước khi chuẩn bị giao dịch, đàm phán, kí kết hợp đồng thì nghiên cứu thịtrường để có thông tin đầy đủ, chính xác kịp thời sẽ giúp cho các doanh nghiệpđưa ra các quyết định đúng đắn , phù hợp với tình hình thị trường Hoạt độngnghiên cứu này bao gồm :

Trang 7

Nghiên cứu thị trường trong nước: thị trường trong nước đối với hoạt động nhậpkhẩu là thị trường đầu ra Mục tiêu nhập khẩu là đáp ứng nhu cầu thị trường này, do vậyphải nắm bắt được biến động của nó Để phát hiện và hạn chế những biến động, nắmbắt thời cơ, biến nó thành những cơ hội hấp dẫn, doanh nghiệp phải luôn theo sát, amhiểu thị truờng thông qua công tác nghiên cứu thị trường Phải luôn luôn trả lời đượccâu hỏi xem nhu cầu thị trường và tình hình tiêu thụ hàng hoá của công ty sẽ như thếnào?

Nghiên cứu thị trường nước ngoài: Việc nghiên cứu này khó khăn hơn so vớinghiên cứu thị trường trong nước, và có thể áp dụng nhiều phương pháp như thamquan triển lãm, hội chợ, tìm hiểu thông qua sách báo, hoặc cơ quan tư vấn Doanhnghiệp cần phải nắm rõ về tình hình kinh tế xã hội và những yếu tố môi trườngkhác Nghiên cứu rõ sản phẩm sẽ nhập khẩu về yếu tố chất lượng, giá cả vớiphương thức tham quan, thông qua hội chợ - triển lãm Trong đó, doanh nghiệpcần đặc biệt chú ý tới yếu tố giá cả, vì nó là biểu hiện bằng tiền của giá trị hànghoá Giá cả là yếu tố quyết định tới phương án lựa chọn nguồn cung cấp vì nó ảnhhưởng tới thu nhập của doanh nghiệp Do vậy cần phải nghiên cứu thị trường nướcngoài và nghiên cứu giá ở từng thời điểm, từng lô hàng, các loại giá cả các nhân tốtạo nên sự biến động của giá cả

Lựa chọn nguồn cung cấp trong nhập khẩu hàng hoá: Nghiên cứu thị trườnggiúp doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu hàng hoá lựa chọn được phương thứcbuôn bán, điều kiện giao dịch thích ứng Lựa chọn được nguồn cung cấp là mộtcông việc hết sức quan trọng Một nhà nhập khẩu có thể hoàn tất công việc xácđịnh dúng sản phẩm đấp ứng đúng nhu cầu của mình thì việc đạt tới mục tiêu nàyhoàn toàn phụ thuộc vào vấn đề lựa chọn nguồn cung cấp người nhập khẩu phảichắc chắn rằng nhà cung cấp giao hàng đúng theo thời gian cam kết Do vậy, việclựa chọn một người cung cấp tin cậy có uy tín, năng lực sẽ quyết định đến hiệu quảcủa quá trình nhập khẩu và được các nhà nhập khẩu rất chú trọng

1.2: Lập phương án kinh doanh :

PAKD là một chương trình hành động tổng quát hướng tới việc thực hiện đượcnhững mục đích, mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp

Trang 8

Quá trình xây dựng một PAKD gồm các bước :

- Phân tích để lựa chọn thị trường và mặt hàng kinh doanh : Phải phân tíchđánh giá một cách tổng quát về thị trường hiện tại và những thay đổi trongtương lai để biết được những cơ hội và thách thức để doanh nghiệp lựachọn thị trường và mặt hàng kinh doanh

- Xác định mục tiêu : thì có thể là mục tiêu doanh số hay mục tiêu lợi nhuận Nội dung cơ bản của một PAKD gồm :

- Mô tả chi tiết tình hình kinh doanh trên thị trường mục tiêu: mặt hàng kinhdoanh, đối tác, số lượng, giá cả.

- Cách thức tiến hành kinh doanh - Các biện pháp và tiến trình thực hiện

- Các phương pháp kiểm tra, giám sát thức hiện và đánh giá kết quả.

2.Giao dịch, đàm phán và kí kết hợp đồng:2.1: Quá trình giao dịch :

Quá trình giao dịch là quá trình trao đổi thông tin về các điều kiện thương mạigiữa các bên tham gia

Ta có thể khái quát quá trình đàm phán như sau :

Hỏi giá(Inquiry)

Chào hàng(offer)

Đặt hàng(order)

Xác nhận(Confirmation)

Chấp nhận(Acceptance)

Hoàn giá(Counter-offer)

Trang 9

- Hỏi giá : là bước khởi đầu vào giao dịch Hỏi giá là việc người mua đề nghị

người bán cho biết giá cả và các điều kiện thương mại cần thiết khác để mua hàng.Người hỏi giá có thể hỏi giá tới các nhà cung cấp tiềm năng để nhận được nhữngbáo giá và đánh giá các báo giá để lựa chọn những báo giá thích hợp nhất, từ đóchính thức lựa chọn người cung cấp Nội dung cơ bản của một hỏi giá là yêu cầungười cung cấp cho biết các thông tin chi tiết về hàng hoá, qui cách phẩm chất, sốlượng, bao bì , điều kiện giao hàng, giá cả, điều kiện thanh toán và các điều kiệnthương mại khác

- Chào hàng : là lời đề nghị kí kết hợp đồng mua bán hàng hoá được gửi đi cho

một người nào đấy Chào hàng có thể do người bán hoặc do người mua phát ra.Chào hàng có hai loại:

+ Chào hàng cố định: Là loại chào hàng mà trong thời gian hiệu lực của chàohàng, người nhận chào hàng chấp nhận vô điều kiện các nội dung của hợp đồngchào hàng thì hợp đồng coi như được kí kết

+ Chào hàng tự do: là loại chào hàng mà trong thời gian hiệu lực của chào hàng,nếu người nhận chấp nhận vô điều kiện của hợp đồng thì chưa chắc được kí kết màngười nhận chào hàng không thể trách cứ người chào hàng, nó chỉ trở thành hợpđồng khi bên chào hàng xác nhận trở lại

Nội dung của chào hàng: phải đầy đủ các nội dung cơ bản của một hợp đồnggồm tên hàng, số lượng, chất lượng, giá cả, điều kiện giao hàng và điều khoảnthanh toán.

-Đặt hàng : là lời đề nghị kí kết hợp đồng thương mại của người mua Về nguyên

tắc, nội dung của đặt hàng phải đầy dủ các nội dung cần thiết cho việc kí kết hợpđồng.

- Chấp nhận : là việc ngưòi nhận chào hàng chấp nhận vô điều kiện các nội dung

của chào hàng Một chấp nhận có hiệu lực về mặt pháp lí phải đảm bảo các điềukiện sau:

+ Được gửi đi trong thời hạn có hiệu lực của chào hàng + Do người nhận chào hàng gửi đi

Trang 10

+ Phải gửi đến người chào hàng

+ Phải chấp nhận vô điều kiện các nội dung của chào hàng

- Hoàn giá : là việc ngưòi nhận chào hàng không chấp nhận vô điều kiện các nội

dung của chào hàng mà đưa ra những nội dung thương mại mới Khi một chàohàng cố định có hoàn giá thì ngay lập tức chào hàng không có giá trị.

- Xác nhận : Sau khi thống nhất các điều kiện giao dịch hai bên ghi lại kết

quả đã đạt được rồi trao cho nhau, đó là xác nhận Xác nhận thường đượclập thành hai bản, được hai bên kí và mỗi bên giữ một bản.

2.2 : Đàm phán kí kết hợp đồng nhập khẩu:

Đàm phán : là một quá trình trong đó các bên tiến hành thương lượng thảo luận

về các mối quan tâm chung và những quan điểm còn bất đồng để đi tới một thoảthuận mà các bên cùng có lợi.

Một số nguyên tắc cơ bản trong đàm phán :

- Tập trung vào quyền lợi chứ không phải tập trung vào lập trường quan điểm.- Luôn đưa ra quan điểm có lợi cho cả hai bên.

- Luôn bảo vệ những quan điểm về sự công bằng hay những chuẩn mực Các hình thức đàm phán:

-Đàm phán qua thư : thường đòi hỏi nhiều thời gian chờ đợi, có thể cơ hội mua

bán sẽ qua đi, nhưng hình thức này tiết kiệm được chi phí.

- Đàm phán qua điện thoại : giúp người giao dịch tiến hành nhanh chóng đúng

thời cơ cần thiết, nhưng chi phí cao và thường hạn chế về mặt thời gian.

- Đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp :là hình thức đàm phán mà cả hai bên gặp

gỡ trực tiếp nhau để thống nhất các vấn đề Việc mua bán trực tiếp gặp gỡ nhau tạođiều kiện cho hiểu biết nhau hơn và duy trì quan hệ lâu dài Trong đàm phán giaodịch nguời ta thường dùng hình thức này

Trang 11

- Chuẩn bị đàm phán: là quá trình chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tiến hành

đàm phán Các nhà đàm phán phải chuẩn bị kĩ nội dung sau:

+ Chuẩn bị nội dung và xác định mục tiêu: trong nội dung cần xác định cácphương án đàm phán, các mục tiêu cần đạt được, những mục tiêu cần ưu tiên tối đacác nỗ lực để đạt được.

+ Chuẩn bị số liệu thông tin về :

 Thông tin hàng hoá: tìm hiểu đặc điểm hàng hoá, công dụng, tínhchất các yêu cầu thị trường về mặt hàng đó như chủng loại kiểumốt

 Thông tin thị trường : bao gồm các thông tin kinh tế, chính trị, phápluật

 Thông tin về đối tác: tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển, hìnhthức tổ chức, các mặt hàng kinh doanh

+ Chuẩn bị nhân sự: là một vấn đề đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chu đáo.Thành phần nhân sự trong đàm phán gồm chuyên gia ở cả ba lĩnh vực: pháp lí, kĩthuật, thương mại Người đàm phán là người có năng lực, trình độ và kinh nghiệmtham gia các hoạt động giao dịch TMQT, có tinh thần sáng tạo, đầu óc phân tích,phán đoán, quyết đoán và phản ứng linh hoạt trước các tình huống, am hiểu hànghoá, thị trường và đối tác đàm phán, có kĩ thuật và kĩ năng đàm phán TMQT + Chuẩn bị thời gian, địa điểm: địa điểm đàm phán có thể lựa chọn ở nướcngười bán, nước người mua hoặc nước thứ ba Phải chọn thời điểm tối ưu, và địađiểm đàm phán đảm bảo tâm lí thoải mái và phù hợp cho cả hai bên

+ Chuẩn bị chương trình làm việc: cần có chương trình làm việc cụ thể, chitiết và trao trước cho đối tác.

- Tiến hành đàm phán : gồm bốn giai đoạn sau

+ Tiếp cận : Là giai đoạn mở đầu cho đàm phán, giành cho thảo luận nhữngvấn đề nằm ngoài thương lượng để giới thiệu các bên.

Trang 12

+ Trao đổi thông tin : trong giai đoạn này, những người thương lượng cungcấp và thu nhận thông tin về nội dung các cuộc đàm phán để chuẩn bị cho giaiđoạn tiếp theo Đây là giai đoạn quan trọng, các thông tin làm cho các bên hiểuđược quan điểm, mục tiêu, quyền lợi của nhau, làm cơ sở phân tích, đưa ra cácquyết định thuyết phục hay nhượng bộ để đàm phán đạt kết quả cao

+ Thuyết phục : trên cơ sở các thông tin đã cung cấp và nhận được, ngườiđàm phán phải tiến hành phân tích, so sánh mục tiêu, quyền lợi, điểm mạnh, điểmyếu của đối phương với mình để đưa ra chiến lược thuyết phục đối phương nhượngbộ theo quan điểm của mình, bảo vệ quyền lợi của mình làm đối phương chấpnhận các quan điểm lập trường của mình, thực hiện các mục tiêu đề ra

+ Nhượng bộ và thoả thuận: kết quả của quá trình đàm phán là kết quả của sựthoả hiệp và nhượng bộ lẫn nhau Sau giai đoạn thuyết phục sẽ xác định đượcnhững mâu thuẫn còn tồn tại, giữa các bên cần phải có sự nhượng bộ, thoả thuậnthì mới đạt được thành công Người đàm phán phải biết kết hợp chặt chẽ giữanhượng bộ của mình và đối phương để đàm phán được thành công mà các bên đềucó lợi, đặc biệt là đạt được mục tiêu đề ra.

Kết thúc đàm phán : có thể xảy ra các trường hợp sau

- Trong đàm phán đối phương không kí kết thoả thuận hoặc kết thúc bằngnhững thoả thuận bất hợp lý mà ta không thể chấp nhận được thì tốt nhấtnên rút khỏi đàm phán, không nên bực tức nóng giận đổ lỗi cho đối phươngmà tìm lý lẽ giải thích một cách hợp lí về việc ta không thể tiếp tục đàmphán mà vẫn giữ được mối quan hệ tốt đẹp

- Các bên tiến hành kí kết hợp đồng, hoặc các bên đã đạt được những thoảthuận nhất định và cần có những đàm phán tiếp theo mới có thể dẫn đến kíkết hợp đồng thì các bên phải xác nhận những thoả thuận đã đạt được Sau mỗi cuộc đàm phán phải đánh giá kết quả cuộc đàm phán so với mụctiêu đã đề ra để rút ra những bài học kinh nghiệm cho những cuộc đàm phántiếp theo.

Trang 13

3.Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu của các doanh nghiệp :

Sau khi kí kết hợp đồng, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên đã được xácđịnh, thì việc thực hiện các bước của quá trình nhập khẩu là việc tự nguyện Cácbước của quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu gồm:

3.1.Xin giấy phép nhập khẩu:

Hàng hoá nhập khẩu phải được cấp giấy phép nhập khẩu để nhà nước quảnlý Đối với hàng hoá thông thường thì doanh nghiệp không phải xin giấy phépnhập khẩu mà chỉ làm một tờ khai hải quan gửi Bộ thương mại để lưu giữ và theodõi

Hồ sơ cấp giấy phép nhập khẩu gồm có: hợp đồng nhập khẩu, phiếu hạnngạch, L/C và các giấy tờ liên quan.

Thủ tục cấp giấy phép được quy định trong thông tư số 21/KTĐV/VT ngày23/10/1989 Mỗi giấy phép chỉ cấp cho một chủ hàng kinh doanh để nhập khẩuhoặc một số mặt hàng với một nước nhất định, chuyên chở bằng một phương thứcvận tải và giao nhận tại một cửa khẩu nhất định

3.2 Thuê phương tiện vận tải:

Trong quá trình thực hiện hợp đồng TMQT, bên bán và bên mua tuỳ từngtrường hợp mà tiến hành thuê phương tiện vận tải và dựa vào các căn cứ: + Điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng TMQT

+ Khối lượng hàng hoá và đặc điểm của hàng hoá + Điều kiện vận tải

+ Ngoài ra còn phải căn cứ vào các điều khoản khác của hợp đồng

Người bán phải thuê phương tiện khi kí kết hợp đồng TMQT theo nhóm C, D vềđiều kiện giao hàng trong Incoterm 2000 Còn người mua phải thuê phương tiệnvận tải theo điều kiện E, F.

Trang 14

Phương tiện vận tải bao gồm: đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, đường hàngkhông, đường ống.

Việc thuê phương tiện vận tải phục vụ cho chuyên chở hàng hoá xuất nhậpkhẩu có ý nghĩa quan trọng đối với các tác nghiệp của qui trình thực hiện hợpđồng Nó trực tiếp ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng, sự an toàn của hàng hoá và cóliên quan nhiều đến nội dung của hợp đồng Chính vì vậy, khi thuê phương tiệnvận tải cần phải am hiểu và nắm chắc nghiệp vụ, có thông tin về thị trường thuêphương tiện vận tải, tinh thông các điều kiện và cũng cần có kinh nghiệm thực tế.

3.3 Mua bảo hiểm cho hàng hoá:

Bảo hiểm là sự cam kết của người bảo hiểm bồi thường cho người được bảohiểm về những mất mát, hư hỏng, thiệt hại của đối tượng bảo hiểm do những rủi rođã thoả thuận gây ra, với điều kiện người được bảo hiểm đã mua cho đối tượng đómột khoản tiền gọi là phí bảo hiểm Người nhập khẩu phải mua bảo hiểm theo cácđiều kiện khác nhau, có nhiều điều kiện bảo hiểm, trên thế giới và Việt Nam hiệnnay thường áp dụng ba điều kiện bảo hiểm chính sau:

- Điều kiện bảo hiểm A : bảo hiểm mọi rủi ro - Điều kiện bảo hiểm B : bảo hiểm có tổn thất riêng

- Điều kiện bảo hiểm C : điều kiện tối thiểu, bảo hiểm miễn tổn thất riêng Ngoài ra còn một số điều kiện bảo hiểm phụ, điều kiện bảo hiểm đặc biệt nhưchiến tranh, bảo hiểm đình công

Khi mua bảo hiểm cho hàng hoá cần căn cứ vào :

- Điều kiện cơ sở giao hàng trong hợp đồng: một nguyên tắc có tính cơ bản là rủiro về hàng hoá trong quá trình vận chuyển thuộc về người xuất khẩu hay nhậpkhẩu thì người đó cần xem xét để mua bảo hiểm cho hàng hoá.(NgoạI trừ trườnghợp CIP và CIF người bán phảI có nghĩa vụ bảo hiểm cho hàng hoá ở phạm vi tốithiểu)

Trang 15

- Hàng hoá vận chuyển : nếu lô hàng có giá trị lớn, dễ chịu tác động của quá trìnhbốc xếp vận chuyền làm hư hỏng, hao hụt, để tránh rủi ro cần bảo hiểm ở điều kiệnA mới đáp ứng nhu cầu Những hàng hoá khó có thể hư hỏng, mất mát cho dù cótác động từ bên ngoài thì có thể bảo hiểm ở điều kiện thấp hơn hoặc không cần bảohiểm

- Điều kiện vận chuyển : như loại phương tiện vận chuyền, chất lượng của phươngtiện vận chuyển , các yếu tố tác động trong quá trình bốc dỡ, vận chuyển là cácyếu tố tạo nên rủi ro cho hàng hoá mà chúng ta cần xem xét, phân tích để quyếtđịnh lựa chọn loại hình bảo hiểm cho phù hợp

* Để tiến hành mua bảo hiểm cho hàng hoá, doanh nghiệp cần tiến hành theocác bước :

- Xác định nhu cầu bảo hiểm: từ căn cứ trên doanh nghiệp phải tiến hành xácđịnh giá trị bảo hiểm và điều kiện bảo hiểm Giá trị bảo hiểm là giá trị thựctế của lô hàng, bao gồm giá hàng hoá, cước phí vận chuyển, phí bảo hiểmvà các phí liên quan khác Như vậy giá trị bảo hiểm là giá hàng hoá ở đIềukiện CIF

- Xác định loại hình bảo hiểm: các doanh nghiệp TMQT thường sử dụng hailoại hình bảo hiểm chính đó là : hợp đồng bảo hiểm chính và hợp đồng bảohiểm bao.

- Lựa chọn công ty bảo hiểm: các doanh nghiệp thường lựa chọn các công tybảo hiểm có uy tín, tỷ lệ bảo hiểm thấp, thận tiện giạo dịch.

- Đàm phán ký hợp đồng bảo hiểm thanh toán phí bảo hiểm, nhận đơn bảohiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm

3.4.Làm thủ tục hải quan:

Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, hàng hoá khi đi qua của khẩu Việt Nam.Đều phải làm thủ tục hải quan Qui trình làm thủ tục hải quan cho hàng hoá nhậpkhẩu gồm:

Trang 16

- Khai báo hải quan: nhằm mục đích để cơ quan hải quan kiểm tra tính hợppháp của hợp đồng kinh doanh nhập khẩu, hàng hoá nhập khẩu và làm cơsở tính thuế hoặc miễn giảm thuế Do đó, doanh nghiệp phải khai chi tiết vềhàng hoá lên tờ khai hải quan gồm các nội dung sau: Tên hàng, kí mã hiệuhoặc mã số, số lượng, khối lương, đơn giá, tổng giá trị và xuất xứ hànghoá và nộp tờ khai cùng các chứng từ liên quan khác.

- Xuất trình hàng hoá: Doanh nghiệp phải xuất trình hàng hoá tại địa điểmqui định và tạo mọi điều kiện để cơ quan hải quan kiểm tra hàng hoá thựctế.

- Thực hiện các quyết định về hải quan: Sau khi kiểm tra giấy tờ và hàng hoá,hải quan sẽ có các quyết định sau:

 Cho hàng qua biên giới

 Cho hàng qua biên giơí có điều kiện nhưng phải sửa chữa khắc phụclại, phải nộp thuế Nhập khẩu

 Không được phép nhập khẩu.

Trách nhiệm của chủ hàng là nghiêm chỉnh thực hiện các quyết định trên.

3.5.Giao nhận hàng hoá:

Đối với việc nhận hàng thì gồm rất nhiều hình thức tuỳ và phương thứcchuyên chở hàng hoá, gồm có:

 Giao nhận hàng từ tàu biển.

 Giao nhận hàng hoá chuyên chở bằng container. Giao nhận hàng hoá chuyên chở bằng đường sắt Giao nhận hàng hoá chuyên chở bằng đường bộ.

 Giao nhận hàng hoá chuyên chở bằng đường hàng không.

Giao nhận hàng chuyên trở bằng tầu biển:

Trang 17

Khi có thông báo tầu cập cảng đến doanh nghiệp nhập khẩu khẩn trươngthực hiện việc giao nhận hàng hoá Nhập khẩu với tàu vận chuyển bằng cách trựctiếp hoặc uỷ thác cho cơ quan vận tải cảng thực hiện giao nhận, bao gồm các bước:

giao hàng.

- Tiến hành nhận hàng: Nhận về số lượng, xem xét sự phù hợp về tên hàng,chủng loại, kích thước, thông số kỹ thuật, chất lượng bao bì, ký mã hiệu củahàng hoá so với yêu cầu đã thoả thuận trong hợp đồng Kiểm tra, giám soátviệc giao nhận, phát hiện các sai phạm và giải quyết các tình huống phátsinh.

- Thanh toán chi phí giao nhận, bốc xếp, bảo quản hàng hoá cho cơ quan vậntải.

Giao nhận hàng chuyên trở bằng container: bao gồm các bước:

Giao nhận hàng chuyên chở bằng đường sắt:

Trang 18

- Nếu hàng đầy toa xe, người nhập khẩu nhận cả toa xe, kiểm tra niêm phongkẹp chì, làm thủ tục hải quan, dỡ hàng, kiểm tra hàng hoá và tổ chức vậnchuyển hàng hoá về kho riêng.

- Nếu hàng hoá không đủ toa xe riêng, người nhập khẩu nhận hàng tại trạmgiao hàng của ngành đường sắt, tổ chức vận chuyển hàng hoá về kho riêng.

Trang 19

Giao nhận hàng hoá chuyên chở bằng đường bộ:

- Nếu tại cơ sở của người nhập khẩu( thường là đầy một xe hàng), nếu ngườinhập khẩu chịu trách nhiệm dỡ hàng xuống và nhận hàng.

- Nếu tại cơ sở của người vận tải, người nhập khẩu phải kiểm tra hàng và tổchức vận chuyển về kho của mình.

Giao nhận hàng chuyên chở bằng đường hàng không:

Người nhập khẩu nhận hàng tại trạm giao nhận hàng không, tổ chức vậnchuyển hàng về kho riêng của mình.

Kiểm tra hàng nhập khẩu:

Sau bước nhận hàng hoá là bước kiểm tra niêm phong kẹp chì trước khi dỡhàng ra khỏi phương tiện vận chuyển Nếu hàng có tổn thất hoặc không xếp theo lôvận đơn, thì cơ quan ga cảng phải mời bên giám định lập biên bản giám định dướitàu Nếu hàng chuyên chở bị thiếu hụt, mất mát thì phải có biên bản kết toán nhậnhàng với tầu.

Doanh nghiệp nhập khẩu với tư cách là một bên đứng tên trên vận đơn, phảilập thư dự kháng nếu nghi nghờ hoặc nhận thấy hàng thực sự có tổn thất, phải yêucầu công ty bảo hiểm lập biên bản giám định nếu tổn thất xảy ra thuộc những rủiro đã mua bảo hiểm.Trong những trường hợp khác phải yêu cầu công ty giám định

tiến hành kiểm tra hàng hoá và lập chứng từ giám định

Trang 20

- Phương thức thanh toán: Hiện nay có rất nhiều phương thức thanh toán baogồm phương thức tín dụng chứng từ, phương thức nhờ thu, phương thứcchuyển tiền, phương thức giao chứng từ trả tiền.

Phương thức tín dụng chứng từ ( L/C ):

Phương thức tín dụng chứng từ là một thể thức thanh toán trong đó ngânhàng phục vụ người nhập khẩu theo yêu cầu của người nhập khẩu sẽ tiến hành trảtiền cho người xuất khẩu khi người xuất khẩu xuất trình được bộ chứng từ thanhtoán phù hợp với nội dung trong thư tín dụng.

Để mở L/C, người nhập khẩu phải đến ngân hàng làm đơn xin mở L/C(Theo mẫu in sẵn từng ngân hàng) Đơn xin mở L/C là cơ sở pháp lý để giải quyếttranh chấp (nếu có) giữa ngân hàng mở L/Cvà người xin mở L/C, đồng thời cũnglà cơ sở để ngân hàng tiến hành mở L/C cho bên xuất khẩu Vì thế người nhậpkhẩuphải lập đơn chính xác, đúng mẫu.

Ngoài đơn xin mở L/C, cùng với các chứng từ khác, người nhập khẩu phảiđồng thời tiến hành ký quỹ số tiền ký quỹ phụ thuộc vào từng mặt hàng, mối quanhệ giữa khách hàng và ngân hàng.

Phương thức nhờ thu:

Phương thức nhờ thu là phương thức người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụgiao hàng sẽ kí phác hối phiếu đòi tiền người mua nhờ ngân hàng thu hộ số tiền đó.Có hai phương thức nhờ thu:

- Nhờ thu phiếu trơn: phiếu thu không kèm chứng từ.

- Nhờ thu kèm chứng từ: người bán sau khi giao hàng sẽ chuẩn bị chứng từgửi đến cho ngân hàng nhờ thu tiền hộ Trong trường hợp này, khi ngườimua muốn có những chứng từ để di nhận hàng thì phải :

 Trả tiền để nhận chứng từ: D/P

 Chấp nhận trả tiền để nhận chứng từ: D/A

Phương thức chuyển tiền:

Trang 21

Là phương thức người bán sau khi giao hàng thì chuyển trực tiếp chứng từcho người mua để người mua nhận hàng Người mua sau khi kiểm tra chứng từthấy phù hợp thì yêu cầu ngân hàng của mình thanh toán tiền cho người bán Ngânhàng của người mua lệnh cho đại lý của mình tại nước người bán trả tiền chongười bán Phương thức chuyển tiền này bao gồm :

- Chuyển bằng thư - Chuyển tiền bằng điện.

Phương thức giao chứng từ trả tiền:

Khi đến kỳ hạn thanh toán, người nhập khẩu đến ngân hàng phục vụ mìnhyêu cầu thực hiện dịch vụ CAD hoặc COD lý một văn bản ghi nhớ, đồng thờithực hiện ký quý 100% giá trị của thương vụ để lập tài khoản ký thác Sau khingân hàng kiểm tra bộ chứng từ do người xuất khẩu chuyển tới nếu thấy phùhợp thì ngân hàng chấp nhận chứng từ và thanh toán cho bên xuất khẩu, đồngthời chuyển chứng từ đúng cho người nhập khẩu để tiến hành nhận hàng

3.7: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại:

Khiếu nại là phương pháp giải quyết phát sinh trong quá trình thực hiện hợpđồng, bằng cách các bên trực tiếp thương lượng nhằm đưa ra các giải pháp mangtính pháp lý thoả mãn hay không thoả mãn các yêu cầu của các bên khiếu nại Người mua khiếu nại người bán hoặc người bán khiếu nại người mua:

Người mua có quyền khiếu nại người bán khi người bán vi phạm bất cứđiều gì qui định về nghĩa vụ người bán trong hợp đồng cụ thể là:

- Giao hàng không đúng về số lượng, trọng lượng, qui cách, phẩm chất,nguồn gốc như hợp đồng qui định.

- Bao bì kí mã hiệu sai qui cách, không phù hợp với điều kiện vận chuyển,bảo quản hàng hoá bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển.

- Giao chậm, cách thức giao sai so với thoả thuận giữa hai bên.- Không giao hàng mà không phải do trường hợp bất khả kháng.

Trang 22

- Không giao hoặc giao chậm tài liệu kĩ thuật, không thông báo hoặc thôngbáo việc chậm giao hàng lên tàu

Để khiếu nại, người khiếu nại phải lập hồ sơ khiếu nại bao gồm: đơn khiếunại, bằng chứng về sự sai phạm, và các chứng từ khác có liên quan Khi nhận đượchồ sơ khiếu nại, bên bị khiếu nại cần nghiêm túc, nhanh chóng nghiên cứu hồ sơtìm các giải pháp để giải quyết khiếu nại một cách thoả đáng nhất.

Người bán và người mua khiếu nại người chuyên chở và bảo hiểm:

Người bán hoặc người mua khiếu nại người chuyên chở khi người chuyênchở vi phạm hợp đồng chuyên chở, cụ thể: khi người chuyên chở đưa tàu đến cảngbốc dỡ hàng không đúng quy cách của hợp đông chuyên chở, hàng bị mất, thấtlạc trong quá trình chuyên chở

Hồ sơ khiếu nại gồm: đơn khiếu nại, các chứng từ kèm theo gửi trực tiếpđến cho người chuyên chở hoặc đại diện của người chuyên chở trong thời gianngắn nhất.

Người bán hoặc người mua có thể khiếu nại người bảo hiểm khi hàng hoá bịtổn thất do các rủi ro đã được bảo hiểm gây nên Đơn khiếu nại phải kèm theonhững bằng chứng về việc tổn thất cùng các chứng từ khác chuyển đến công ty bảohiểm trong thời gian ngắn nhất.

3.8 Các chứng từ thường sử dụng trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng:

Hoá đơn thương mại ( commercial invoice ):

Là chứng tư cơ bản phục vụ cho công tác thanh toán Nó là yêu cầu củangười bán đòi hỏi người mua phải trả số tiền đã được ghi trên hoá đơn Thôngthường hoá đơn thương mại được lập thành nhiều bản và được dùng trong nhiềuviệc khác nhau.

Bảng kê chi tiết ( specification ): là chứng từ về chi tiết hàng hoá trong kiện

hàng.

Trang 23

Phiếu đóng gói ( packing list ): là bảng kê khai tất cả các hàng hoá đựng trong

một kiện hàng.

Giấy chứng nhận số lượng ( certificate of quantity ): và giấy chứng nhận trọng

lượng (certificate of weight ): là giấy chứng nhận về số lượng và trọng lượnghàng hoá thực giao, do tổ chức kiểm hàng hoá nhập khẩu cấp.

Giấy chứng nhận phẩm chất (certificate of quality ):là chứng nhận xác nhận

chất lượng hàng hoá thực giao.

Giấy chứng nhận kiểm dịch và giấy chứng nhận vệ sinh: do cơ quan có thẩm

quyền nhà nước cấp.

Giấy chứng nhận xuất xứ ( certificate of origin ): do tổ chức có thẩm quyền

Chứng từ vận tải : gồm có

Chứng từ bảo hiểm: là chứng từ do tổ chức bảo hiểm cấp nhằm hợp thức hoá

hợp đồng bảo hiểm Chứng từ bảo hiểm thường được dùng là đơn bảo hiểm vàgiấy chứng nhận bảo hiểm.

- Đơn bảo hiểm: là chứng từ do tổ chức bảo hiểm cấp, bao gồm những điềukhoản chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm

- Giấy chứng nhận bảo hiểm: do tổ chức bảo hiểm cấp cho người được bảohiểm để xác nhận một lô hàng nào đó đã được bảo hiểm theo điều kiện củamột hợp đồng dài hạn.

Trang 24

Chương II

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUY TRÌNH NHẬP KHẨU XE MÁYCỦA CÔNG TY QUAN HỆ QUỐC TẾ - ĐẦU TƯ SẢN SUẤT TRONG

THỜI GIAN QUA

I TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ KẾT QUẢHOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUAN HỆ QUỐC TẾ - ĐẦUTƯ SẢN SUẤT:

1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty:

1.1: Quá trình hình thành và phát triển của công ty:

Công ty “ Quan hệ quốc tế - Đầu tư sản xuất “ (sau đây sẽ được viết tắt làcông ty QHQT-ĐTSX ) là doanh nghiệp Nhà nước, hoạt động trong lĩnh vực kinhdoanh thương mại, đầu tư sản xuất và các ngành nghề được phép kinh doanh.

Công ty QHQT-ĐTSX được thành lập theo quyết định số LĐ ngày 7/10/1996 của bộ Giao thông vận tải Công ty QHQT-ĐTSX có tên giaodịch quốc tế là Center of International Relation and Investment ( CIRI )

2667/QĐ-TCCB-Công ty QHQT-ĐTSX là đơn vị thành viên hạch toán độc lập của Tổngcông ty xây dựng giao thông – công trình 8 Công ty QHQT-ĐTSX có tư cáchpháp nhân theo luật Việt Nam Trụ sở chính đặt tại :

 Số 508, đường Trường Chinh, quận Đống Đa, tp Hà Nội. Điện thoại: 8 533 410, 5 631 805

 Fax: 5 631 780

 Tài khoản: Mở tại ngân hàng Công thương Việt Nam

 Vốn và tài sản: quản lý và sử dụng vốn, tài sản do Nhà nước cấp. Có con dấu hoạt động riêng.

Trang 25

Nhiệm vụ của công ty QHQT-ĐTSX:

- Xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư - thiết bị tổng hợp Kinh doanh vật tư thiếtbị y tế, thu phát nghe nhìn quảng cáo.

- Sản xuất phụ tùng, động cơ xe máy, lắp ráp xe máy, ắc quy ô tô, xe máy,động cơ diesel, thiết bị điện tử, điện lạnh, bán dẫn, hàng may mặc, giầy dépcác loại.

- Xuất khẩu lao động, kinh doanh dịch vụ, đào tạo kĩ thuật.

- Xây dựng công trình giao thông, công nghiệp và dân dụng, lắp đặt các thiếtbị chiếu sáng, thiết bị lạnh chuyên dùng.

Quyền của công ty QHQT-ĐTSX:

- Công ty có quyền quản lý, sử dụng vốn, đất đai và các nguồn lực khác củaNhà nước do tổng công ty giao.

- Công ty có quyền đầu tư liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần để sản xuấtkinh doanh theo các ngành nghề được qui định theo khoản 4 điều 24 qui chếtài chính của tổng công ty và luật pháp Nhà nước.

- Công ty có quyền chuyển nhượng, thay thế, cho thuê, thế chấp, cầm cố tàisản theo phân cấp quản lý của tổng công ty.

- Công ty có quyền tổ chức, quản lí kinh doanh, quản lý tài chính.

Nghĩa vụ của công ty QHQT-ĐTSX:

- Công ty có nghĩa vụ nhận và sử dụng có hiệu quả, bảo toàn phát triển vốnNhà nước giao, kể cả phần vốn đầu tư và phần vốn liên doanh khác Nhậnvà sử dụng có hiệu quả đất đai và các nguồn lực khác do Nhà nước và tổngcông ty giao cho để thực hiện mục tiêu kinh doanh, nhiệm vụ do tổng côngty và Nhà nước giao.

- Có nghĩa vụ thực hiện các khoản nợ phải thu, phải trả ghi trong bảng cânđối tài sản của công ty tại thời điểm thành lập.

- Trả các khoản nợ tín dụng do công ty trực tiếp vay và các khoản nợ tín dụngdo tổng công ty bảo lãnh.

Trang 26

- Có nghĩa vụ quản lí hoạt động kinh doanh, thực hiện đúng chế độ và cácqui định quản lí vốn, tài sản, các quĩ

- Công ty công bố công khai báo cáo tài chính hàng năm

Công ty thực hiện nộp thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước khác theo quiđịnh của pháp luật.

1.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban tại công tyQHQT-ĐTSX:

1.2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí của công ty:

Ban GĐ

Xưởnglắp ráp

XưởngL R xemáyKm9

XưởngL R xemáy114Maihắc đế

XưởngS xkhung

Xưởnglắp rápđồng

Xưởngtại Tp

Đội xâydựng

Trungtâm đào

tạo XKlao động

Xưởng cơkhí Láng

Hoà Lạc

Xưởng lắpráp máy vitính, thiếtbị diện tử

Xưởng sảnxuất, lắp

ráp ô tôcác loại

Trang 27

1.2.2: Chức năng nhiệm vụ các phòng ban tại công ty QHQT-ĐTSX:

- Giám đốc: Do tổng GĐ công ty đề nghị hội đồng quản trị công ty bổ nhiệm,miễn nhiệm, khen thưởng, kỉ luật GĐ công ty là KS Phạm Thành Công, làngười đại diện pháp nhân của công ty và chịu trách nhiệm trước công ty,trước tổng công ty, trước pháp luật về việc điều hành hoạt động cua công ty.GĐ là người có quyền điều hành cao nhất trong công ty.

- Phòng tổ chức hành chính: Về công tác tổ chức cán bộ - lao động tiềnlương: tham mưu cho GĐ công ty về công tác tổ chức bộ máy, sắp xếp bốtrí lực lượng lao động của công ty, về quản lý, xét duyệt hồ sơ, xây dựng kếhoạch tuyển dụng nhân viên, làm các báo cáo kế hoạch tổng kết công táctiền lương, quản lý theo dõi sổ BHYT,BHXH, cho toàn thể cán bộ côngnhân viên toàn công ty.

- Phòng tài chính - kế toán tổng hợp: Xây dựng kế hoạch, kiểm tra tình hìnhthực hiện kế hoạch sản xuất - kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính, lậpbáo cáo kế toán thống kê theo qui định.

- Phòng dự án: Trực tiếp tham mưu cho GĐ trong việc nghiên cứu xây dựngcác dự án sản xuất, đầu tư, chuyển giao công nghệ.

- Phòng kinh doanh: Trực tiếp nhận mệnh lệnh từ GĐ công ty, từ đó xâydựng kế hoạch ngắn hạn và dài hạn để triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ,thực hiện các tác nghiệp liên quan đến xuất khẩu, mua bán hàng hoá - Phòng vật tư thiết bị: Trực tiếp tham mưu cho GĐ công ty trong điều kiện

cung ứng vật tư thiết bị cho các đơn vị trong và ngoài tổng công ty

- Phòng xuất khẩu lao động: tìm hiểu,tập hợp, phân tích thông tin về tìnhhình xuất khẩu lao động nước ngoài từ đó báo cáo GĐ quyết định lựa chonphương hướng kinh doanh trong xuất khẩu lao động.

- Phòng tin học: xây dựng và phát triển tin học nhằm phục vụ tốt nhất chiếnlược kinh doanh của công ty, tham mưu cho GĐ lập phương án, bố trí sửdụng thiết bị, nâng cấp trang thiết bị tin học.

Trang 28

- Phòng kĩ thuật: Xây dựng kế hoạch ngắn và dài hạn về phát triển và cảicách kĩ thuật trong công ty, xây dựng công tác quản lý, giám sát chất lượngsản phẩm, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật cho các loại hàng hoá.- Khối chi nhánh, văn phòng: đều chịu sự điều hành trực tiếp của GĐ công ty,

tổ chức, triển khai các nhiệm vụ chiến lược kinh doanh của công ty.

- Khối các xưởng sản xuất: Tất cả đều nhận nhiệm vụ do GĐ công ty giao,làm việc theo đúng quyền hạn và nghĩa vụ của mình.

1.3 Nguồn lực của công ty:

Nguồn nhân lực của công ty:

Công ty HQT-ĐTSX với tổng số cán bộ công nhân viên là 515 người trongđó:

* Đại học và trên đại học : 92 người* Cao đẳng: 3 người* Trung cấp: 13 người * Công nhân kĩ thuật: 285 người * Công nhân phổ thông và lao động khác: 122 người* Lao động hợp đồng ngắn hạn: 315 người

Bình quân thu nhập của người lao động trong toàn công ty là tương đối cao,năm 2001 là 1.718.000 đồng/người/năm

Tình hình tài chính của công ty:

Công ty thực hiện chế độ hoạch toán kinh tế độc lập, tự chủ tài chính trongkinh doanh phù hợp với luật doanh nghiệp Nhà nước, quy chế tài chính của tổngcông ty và các qui định khác của pháp luật

Vốn điều lệ của công ty gồm có:

Trang 29

- Vốn được tổng công ty giao tại thời điểm thành lập công ty và vốn lưuđộng, vốn cố định được bổ sung tại thời điểm tổng công ty giao cho.

- Phần lợi nhuận sau thuế được tính bổ sung theo vốn quy định hiện hành.- Vốn huy động từ các nguồn khác của công ty.

Khi có sự tăng giảm vốn điều lệ, công ty phải điều chỉnh kịp thời trong bảngcân đối tài sản và công bố công khai vốn của công ty đã được điều chỉnh.

Tình hình nguồn vốn của công ty:

Nguồn vốn thì bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ phảI trả.Qua số liệu 2 năm2000 và 2001 ta có thể so sánh nguồn hình thành vốn kinh doanh của công ty nhưsau:

Đơn vị:Triệu đồng

Số tiền Tỷtrọng

Số tiền Tỷtrọng

Số tiền Tỷtrọng1.Vốn chủ sở hữu 137.040 41,24 50.284 31,96 -86.756 63,32.Nợ phải trả 195.221 58,76 107.018 68,04 -88.203 45,18Tổng nguồn vốn 332.261 100 157.302 100 -174.959 52,65

Trong nguồn vốn chủ sở hữu của công ty thì bao gồm:-Vốn cố định: 6.200 (Triệu đồng)

-Vốn lưu động: 2.800 (triệu đồng)-Vốn khác:

2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty QHQT-ĐTSX trong thời gianqua:

2.1: Các lĩnh vực kinh doanh của công ty:

Công ty QHQT-ĐTSX kinh doanh trên các mặt nhập khẩu, xuất khẩu kinhdoanh thương mại khác và trong lĩnh vực xây dựng cơ bản:

Trang 30

Về nhập khẩu: thì có nhập khẩu kinh doanh và nhập khẩu uỷ thác

Trong nhập khẩu kinh doanh thì có: Nhập khẩu xe máy dạng IKD, CKD; hàng ytế; ô tô chuyên dùng; hàng khác.

Trong nhập khẩu uỷ thác thì có uỷ thác nhập khẩu thiết bị cầu đường,phương tiện vận tải, hàng khác.

Về kế hoạch xuất khẩu: đó là xuất khẩu lao động sang các nước cần nguồnnhân lực có tay nghề và kĩ thuật cao như sang thị trường Đài Loan.

Kế hoạch kinh doanh thương mại là kinh doanh thiết bị cầu đường, các mặthàng tiêu dùng.

Tuy công ty kinh doanh trên nhiều lĩnh vực có cả xuất khẩu và nhập khẩuuỷ thác, về nhập khẩu uỷ thác thì lĩnh vực này ngày càng yếu đi vì xu hướng chungcủa các doanh nghiệp là nhập khẩu trức tiếp nhiều hơn Các hoạt động kinh doanhthương mại( kinh doanh mặt hàng tiêu dùng ) cũng góp phần vào doanh thu chodoanh nghiệp nhưng chiếm tỷ trọng nhỏ Hoạt động kinh doanh chủ yếu của côngty là nhập khẩu xe máy ta có thể thấy qua bảng giá trị thực hiện doanh thu củanăm 2001 như sau:

Trang 31

BẢNG GIÁ TRỊ SẢN LƯỢNG THỰC HIỆN DOANH THU NĂM 2001

Đơn vị: triệu đồng

GIÁ TRỊ SLNĂM 2001

THỰC HIỆNGIÁ TRỊ SL

NĂM 2001

TỶ LỆĐẠT (%)

TỔNG DOANH THU 2001TỔNG SỐ

A Kế hoạch nhập khẩuI Nhập khẩu kinh doanh

B Kế hoạch xuất khẩu

C Kế hoạch kinh doanh thương mại

Trang 32

2.2 Kết quả kinh doanh của công ty QHQT-ĐTSX:s

Trong thời gian thực tập, tìm hiểu nghiên cứu về công ty, em thấy hai năm gầnđây (2000 - 2001) công ty đều kinh doanh có lãi, hoàn thành vượt mức tất cả cácchỉ tiêu, đem lại thu nhập cao cho người lao động Sau đây là bảng tổng kết hainăm qua :

BẢNG TỔNG KẾT TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY ĐTSX HAI NĂM (2000-2001)

A Kết quả kinh doanh

1 Sản lượng thực hiện 1.074.458 214,8 519.527 127 -554.931Tổng doanh thu, trong đó 1.069.957 211 505.560 121 -564.397

B Phân phối lợi nhuận

Trang 33

tình hình của công ty và tình hình biến động kinh tế trên thị trường ta thấy đượcnguyên nhân là do:

Nguyên nhân khách quan: đó là thị trường xe máy trong năm 2001 khôngcòn nhộn nhịp như năm 2000 nữa, doanh thu có giảm nhưng vẫn tăng khá, và vượtchỉ tiêu kế hoạch, do công ty đã có tiềm lực và ưu thế trên thị trường.

Nguyên nhân chủ quan do:

- Được sự chỉ đạo sâu sát của Đảng uỷ, lãnh đạo công ty, hội đồng quản trị,công đoàn và các phòng ban nghiệp vụ của công ty.

- Do sản phẩm xe máy của công ty có thương hiệu riêng, có uy tín và đãkhẳng định được nhãn hiệu của mình trên thị trường xe máy, được nhiềungười tiêu dùng biết đến.

- Do sự đoàn kết nhất trí cao độ, thống nhất trong suy nghĩ và hành động từlãnh đạo cao nhất công ty đến người công nhân trực tiếp sản xuất.

2.3: Hoạt động nhập khẩu xe máy tại công ty QHQT- ĐTSX:

Trong hoạt động nhập khẩu xe máy tại công ty thì bạn hàng chủ yếu củacông ty là phía đối tác Trung Quốc, những năm trước còn có quan hệ với Thái Lanva Malaisia về nhập khẩu xe máy nhưng do thị trường trong nước hạn chế nênthôi Với Trung Quốc thì chúng ta nhập khẩu chủ yếu từ công ty CHONGING CQMEC MACHINERY & EQUIPMENT IMP & EXP CO với hai nhãn hiệu xe là:WAKE UP 110 CC và PREAMLM II.

Ta có thể lập biểu về thực hiện kế hoạch sản lượng tình hình nhập khẩu xemáy của công ty như sau:

Ngày đăng: 30/11/2012, 16:51

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Mô tả chi tiết tình hình kinh doanh trên thị trường mục tiêu: mặt hàng kinh doanh, đối tác, số lượng, giá cả. - Hoàn thiện quy trình nhập khẩu xe máy tại công ty QHQT-ĐTSX.doc
t ả chi tiết tình hình kinh doanh trên thị trường mục tiêu: mặt hàng kinh doanh, đối tác, số lượng, giá cả (Trang 8)
1.2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí của công ty: - Hoàn thiện quy trình nhập khẩu xe máy tại công ty QHQT-ĐTSX.doc
1.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí của công ty: (Trang 26)
BẢNG GIÁ TRỊ SẢN LƯỢNG THỰC HIỆN DOANH THU NĂM 2001    - Hoàn thiện quy trình nhập khẩu xe máy tại công ty QHQT-ĐTSX.doc
2001 (Trang 31)
BẢNG GIÁ TRỊ SẢN LƯỢNG THỰC HIỆN DOANH THU NĂM 2001 - Hoàn thiện quy trình nhập khẩu xe máy tại công ty QHQT-ĐTSX.doc
2001 (Trang 31)
BẢNG TỔNG KẾT TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY QHQT- QHQT-ĐTSX HAI NĂM (2000-2001) - Hoàn thiện quy trình nhập khẩu xe máy tại công ty QHQT-ĐTSX.doc
2000 2001) (Trang 32)
BẢNG TỔNG KẾT TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY QHQT- - Hoàn thiện quy trình nhập khẩu xe máy tại công ty QHQT-ĐTSX.doc
BẢNG TỔNG KẾT TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY QHQT- (Trang 32)
- Tình hình kinh tế chính trị – xã hội, văn hoá và những tập quán trong kinh doanh của phía đối tác. - Hoàn thiện quy trình nhập khẩu xe máy tại công ty QHQT-ĐTSX.doc
nh hình kinh tế chính trị – xã hội, văn hoá và những tập quán trong kinh doanh của phía đối tác (Trang 36)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w