1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu.doc

69 162 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 472,5 KB

Nội dung

Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu.doc

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

I.1.Lí do lựa chọn đề tài

Việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO vào tháng 11 năm 2006 đã mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội để tìm kiếm và xâm nhập các thị trường kinh doanh mới ngoài các thị trương quen thuộc như Mỹ hay EU…

Hiện nay Việt Nam được đánh giá là một nước có tiềm năng phát triển nghành CNTT là rất lớn Nhưng các mặt hàng CNTT có mặt trên thị trường Việt Nam phần lớn đều được nhập khẩu từ các thị trường doanh trong lĩnh vực CNTT đều phải cố gắng nước ngoài như Nhật Bản, Malaysia, Trung Quốc…Cho nên các công ty kinh tìm cách để hoàn thiện hoặc nâng cao hiệu quả của việc nhập khẩu các mặt hàng CNTT của mình.

Công ty TNHH phát triển công nghệ và kĩ thuật Nam Á là một công ty kinh doanh trong lĩnh vực CNTT được 6 năm và hoạt động nhập khẩu mặt hàng này chỉ mới được thực hiện ở một vài năm gần đây cho nên hoạt động nhập khẩu của Công ty còn nhiều yếu kém Nhất là khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần có kiến thức chuyên môn tốt để thực hiện công việc của mình một cách sao cho hiệu quả

Đó là lí do mà em đã chọn đề tài “Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH phát triển công nghệ và kĩ thuật Nam Á trong thời gian tới”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu chủ yếu của chuyên đề là trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng nhập khẩu của công ty TNHH phát triển công nghệ và kĩ thuật Nam Á để đi đến kiến nghị và đề xuất một số giải pháp cho công ty để có thể thực hiên tốt hơn hoạt động nhập khẩu của công ty trong thời gian tới.

Trang 2

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH phát triển công nghệ và kĩ thuật Nam Á

1.5 Kết cấu đề tài

Đề tài gồm có 3 chương đó là:

Chương I : Một số vấn đề lí luận về nhập khẩu và sự cần thiết phải hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của Công ty TNHH phát triển công nghệ và kĩ thuật Nam Á

Chương II : Thực trạng nhập khẩu các mặt hàng CNTT của công ty TNHH phát triển công nghệ và kĩ thuật Nam Á

Chương III: Các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của công ty TNHH phát triển công nghệ và kĩ thuật Nam Á trong thời gian tới

Trang 3

1 Khái niệm nhập khẩu

Nhập khẩu là một bộ phận của thương mại quốc tế và có thể hiểu một cách đơn giản như sau: đó là sự mua bán hàng hóa dịch vụ từ nước ngoài để phục vụ cho nhu cầu sản xuât tiêu dùng trong nước hay là chỉ tạm nhập rồi xuất khẩu để thu lợi nhuận Nhập khẩu là một hoạt động kinh doanh quốc tế cho nên đó là một hoạt động có hệ thống và có tố chức.

2 Các đặc điểm cơ bản của nhập khẩu

Nhập khẩu là một động kinh doanh quốc tế nên trong hoạt động mua bán có sự lưu chuyển hàng hóa từ quốc gia này sang quốc gia khác Vì vậy nhập khẩu thể hiện mối quan hệ giửa các nền kinh tế của các quốc gia với nhau và mối quan hệ giữa nền kinh tế quốc ới nềgia vn kinh tế thế giới Nhất là trong tình hình thế giới hiên nay với xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa nến kinh tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ làm cho mức độ ảnh hưởng và tác động lẫn nhau giữa các quốc gia và giữa các khu vực của thế giới ngày một tăng

Hoạt động nhập khẩu có sự tham gia của ít nhất là hai doanh nghiệp có quốc tịch khác nhau và hàng hóa nhập khẩu được nhập khẩu đuợc vận chuyển qua biên giới quốc gia cho nên đối tượng của hoạt động nhập khẩu rất phong phú, đa dạng và phức tạp hơn quan hệ mua bán hàng hóa trong nước ở chổ đồng tiền thanh toán là đồng ngoại tệ mạnh và hàng hóa được chuyển qua biên giới quốc gia

Trang 4

3 Vai trò và chức năng của nhập khẩu

Thứ nhất nhập khẩu đóng vai trò cung cấp cho nền kinh tế trong nước

nguyên nhiên liệu sản xuất và tiêu dùng Một quốc gia không thể có đủ tất cả mọi loại tài nguyên để phục vụ cho nhu cầu sản xuẩt của mình được mà chỉ có thể đáp ứng được một phần nào đó thôi Cho nên để đáp ứng được nhu cầu sản xuất trong nước thì họ phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài Cũng tương tự như thế nền kinh tế trong nước cũng không thể đáp ứng được hết nhu câu tiêu dùng trong nước cho nên các doanh nghiệp cũng như nhà nước phải tiến hành nhập khẩu để phục phụ nhu cầc tiêu dùng trong nước.

Thứ hai nhập khẩu có vai trò đổi mới dây chuyền máy móc thiết bị

trong nước Với một đất nước đang phát triển như nước ta thì việc đổi mới dây chuyền thiết bị sản xuất đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế Bởi vì việc nhập khẩu sẽ thúc đẩy quá trình xây dựng cơ sở vậy chất kĩ thuật, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Việc nhập khấu máy mác thiết bị sẽ là tiền đề cho việc nâng cao năng lực sản xuất của đất nước, làm tăng năng suất lao động, nâng cao trình độ của người lao động.

Thứ ba nhập khẩu góp phần cải thiện nâng cao đời sống nhân dân vì

nhập khẩu vừa có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của nhân dân về hàng tiêu dùng và còn đảm bảo cho nền sản xuât trong nước về nguyên nhiên liệu, tạo việclàm ổn dịnh cho người lao động

Thứ tư nhập khẩu cũng có vai trò trong việc thúc đẩy xuất khẩu Việc

thúc đẩy này thể hiện ở chổ nhập khẩu sẽ cung cấp nguyên vật liệu cho các ngành sản xuất hàng xuất khẩu Hiện nay nền sản xuất công nghiệp phụ thuộc khá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài nhất là các mặt hàng xuất khẩu.

Trang 5

4 Các hình thức nhập khẩu cơ bản.

4.1 Nhập khẩu trực tiếp

Là hình thức nhập khẩu mà trong đó nhà nhập khẩu sẽ phải tự mình đứng ra giao dịch trực tiếp với các đối tác xuất khẩu nước ngoài Hình thức nhập khẩu này doanh nghiệp sẽ phải tự mình thực hiện các công việc để có thể tiến hành việc nhập khẩu từ việc nghiên cứu thị trường nhập khẩu cho đến viện thực hiện hợp đồng nhập khẩu và giải quyết các khiếu nại tranh chấp có xảy ra

Hình thức nhập khẩu này doanh nghiệp phải hoàn toàn chịu mọi trách nhiệm đối với những vấn đề có thể xảy ra đối với doanh nghiệp trong quá trình nhập khẩu

4.2 Nhập khẩu ủy thác

Là hình thức nhập hình thành và được sử dụng khi một doanh nghiệp trong nước có nhu cầu nhập khẩu về một loại mặt hàng nào đó nhưng không có đủ khả năng hoặc không có quyền nhập khẩu trực tiếp cho nên doanh nghiệp tiến hành ủy thác cho một doanh nghiệp khác có chức năng nhập khẩu trực tiếp, nhập khẩu mặt hàng mà doanh nghiệp cần và có khả năng thực hiện hợp đồng nhập khẩu đó thực hiện việc nhập khẩu thay cho doanh nghiệp.

Đối với loại hình nhập khẩu này thì bên doanh nghiệp nhận ủy thác nhập khẩu sẽ không phải bỏ vốn hay thực hiện các công việc chuẩn bị cho việc nhập khẩu một cách tốt nhất là: nghiên cứu thị trường nhập khẩu, lập phương án kinh doanh Ở dây doanh nghiệp được ủy thác chỉ đóng vai trò là đại diện cho bên ủy thác trong việc giao dịch đàm phán, kí kết và thực hiện hợp đồng với bên nước ngoài.Với việc thựchiên các giao dịch nhập khẩu cho nên doanh nghiệp được uỷ thác nhập khẩu cũng phải chịu trách nhiệm nếu có xảy ra khiếu nại hay tranh chấp đối với hợp đồng nhập khẩu mà doanh nghiệp được ủy thác nhập khẩu.

Trang 6

Sau khi hoàn thành hợp đồng nhập khẩu cho bên uỷ thác thì bên ủy thác nhập khẩu sẽ trả cho bên được ủy thác nhập khẩu một khoản thù lao gọi là phí ủy thác Phí ủy thác được hai bên thỏa thuận trong hợp đồng ủy thác và thường là tính theo phần trăm của tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu được ủy thác.

Với doanh nghiệp được ủy thác nhập khẩu thì sau khi hoàn thành việc nhập nhập khẩu ủy thác sẽ không được tính tổng giá trị hàng nhập khẩu được uỷ thác vào doanh thu của mình, mà chỉ được tính khoản phí ủy thác nhập khẩu được phía uỷ thác trả vào doanh thu và chỉ phải chịu thuế giá tri gia tăng đối với phần phí uỷ thác nhận được.

Trong hình thức nhập khẩu này thì doanh nghiệp được ủy thác nhập khẩu sẽ phải lập và thực hiện hai loại hợp đồng đó là: Hợp đồng nội và hợp đồng ngoại.

• Hợp đồng nội hay còn gọi là hợp đồng ủy thác: là hợp đồng được kí kết giữa bên ủy thác nhập khẩu và bên nhận ủy thác nhập khẩu Hợp đồng này quy định trách nhiệm và nghĩa vụ của bên uỷ thác và bên nhận uỷ thác như: Bên uỷ thác sẽ phải trả cho bên được uỷ thác bao nhiêu khi hoàn thành việc uỷ thác, trách nhiêm của cả hai bên nếu có rủi ro xảy ra trong quá trình nhập khẩu.

• Hợp đồng ngoại hay còn gọi là hợp đồng nhập khẩu: là hợp đồng được kí kết bởi bên nhận ủy thác nhập khẩu với bên xuất khẩu nước ngoài Đây là hợp đồng thể hiện việc giữa bên uỷ thác và bên đối tác nước ngoài đã đi đến thống nhất về các điều kiên mua bán Trong hợp đồng nêu rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi bên trông quá trình nhập khẩu nhất là trong giai đoạn thực hiện hợp đồng nhập khẩu.

Trang 7

4.3 Nhập khẩu liên doanh liên kết

Là hình thức nhập khẩu dựa trên cơ sở liên kết tự nguyện giữa các doanh nghiệp với nhau mà trong đó phải có ít nhất một doanh nghiệp được phép nhập khẩu trực tiếp.

Hình thức nhập khẩu liên doanh liên kết diễn ra khi một doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu về một loại mặt hàng nào đó nhưng không có đủ năng lực để nhập khẩu bởi thiếu vốn hay công nghệ… Điểm khác biệt với hình thức nhập khẩu uỷ thác là ở hình thức này doanh nghiệp vẫn được phết nhập khẩu trực tiếp chỉ không có đủ năng lực nhập khẩu mà thôi Khi đó doanh nghiệp sẽ tìm một doanh nghiệp có đủ năng lực để nhập khẩu và cũng có nhu cầu nhập khẩu mặt hàng đó để liên doanh liên kết tiến hành nhập khẩu mặt hàng đó.

Việc thực hiện liên doanh liên kết nhập khẩu sẽ giúp cho hai doanh nghiệp có thể bổ sung hỗ trợ cho nhau đối với những khó khăn hay rủi ro có thể xảy ra khi tiến hành việc nhập khẩu Hơn nữa các doanh nghiệp sẽ có thể giảm bớt những mất mát, rủi ro có thể xảy ra trong quá trình nhập khẩu bởi có họ thể chia sẽ được một phần rủi ro, mất mát cho phía đối tác liên doanh

4.4 Nhập khẩu tái xuất

Đây là hình thức nhập khẩu mà hàng hóa được nhập nhập khẩu không phải được đưa vào sử dụng hay phục vụ công việc sản xuất kinh doanh trong nước mà để xuất khẩu sang nước thứ ba để thu lợi nhuân Trong hình thức nhập khẩu này khác với các hình thức nhập khẩu khác đó là luôn có ba quốc gia vào hoạt động nhập khẩu đó là: quốc gia nhập khẩu, quốc gia tạm nhập tái xuất, quốc gia xuất khẩu

Doanh nghiệp thực hiện hình thức nhập khẩu này phải đồng thời soạn thảo và thực hiện hai loại hợp đồng là: hợp đồng nhập khẩu và hợp đồng xuất khẩu Do mặt hàng mà doanh nghiệp nhập khẩu tái xuất có thể không được

Trang 8

nhập về nước mà có thể chuyển thẳng sang nước nhập khẩu thứ ba cho nên doanh nghiệp có thể không phải chịu thuế nhập khẩu đối với mặt hàng đó

II CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU 1 Các yếu tố chủ quan

• Năng lực của công ty

Năng lực của công ty là nhân tố có ảnh hưởng quyết định tới khả năng nhập khẩu của doanh nghiệp Năng lực của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố như: Vốn, cơ sở vật chất kĩ thuật, con người.

 Vốn: Nguồn vốn của doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động sản xất kinh doanh của công ty nói chung và hoạt động nhập khẩu của công ty nói riêng Hoạt động nhập khẩu phụ thuộc nhiều vào lượmg ngoại tệ của doanh nghiêp, bởi vì đồng tiền thanh toán trong hoạt động nhập khẩu thường là ngoại tệ mạnh Cho nên nguồn vốn của doanh nghiệp phải đáp ứng được việc thanh toán bằng ngoại tệ trong hoạt động nhập khẩu

 Con người: Trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp nói riêng thì trình độ và năng lực của cán bộ nhân viên đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của doanh nghiệp Trong hoạt động nhập khẩu thì trình độ và năng lực của các cán bộ xuất nhập khẩu của công ty quyết định tới việc thành công hay không của hoạt động nhập khẩu Nếu trình độ năng lực của các cán bộ xuất nhập khẩu tốt thì các công việc phải thực hiên để tiến hành nhập khẩu từ nghiên cứu thị trường cho đến thực hiên hợp đồng nhập khẩu sẽ được tiến hành một cách thuận lợi và tốt nhất Và ngược lại nếu trình độ và năng lực của cán bộ xuất nhập khẩu của doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu của hoạt

Trang 9

động nhập khẩu thì hiểu quả mà hoạt động nhập khẩu mang lại cho doanh nghiệp là rất thấp.

2 Các yếu tố khách quan

• Hệ thống chính sách thương mại quốc tế của nhà nước

Tất cả mọi hoạt động xuất nhập khẩu đều chịu điều chỉnh của các chính sách và các quy định pháp luật về xuất nhập khẩu của nhà nước Hệ thống các chính sách này có thể tác động một cách tích cực làm cho nền kinh tế phát triển và cũng có thể kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế một quốc gia Cũng tương tự như vậy hệ thống chính sách pháp luật về xuất nhập khẩu của nhà nước cung có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp làm ăn nhưng cũng có thể gây cản trở cho các doanh nghiệp nhập khẩu Cho nên để hoạt động nhập khẩu được diễn ra một cách thuận lợi và phù hợp với điều kiện trong nước thì đòi hỏi phải có một hệ thống chính sách về xuất nhập khẩu sao cho phù hợp.

Nhưng hiện nay ở nước ta thì hệ thống chính sách về chính sách xuất nhập khẩu còn nhiều điểm chưa phù hợp Đó là hệ thống pháp luật về xuất nhập khẩu còn chồng chéo, mâu thuẫn nhau gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu Cung cách làm việc của các cán bộ hành chính còn quan liêu, cố thình gây nhũng nhiễu cho doanh nghiệp Đơn cử như có chính sách nhằm khuyến khích việc nhập khẩu các sản phẩm công nghệ mới nhưng đi đôi với chính sách này lại có các chính sách về thuế và thủ tục hải quan thiếu đồng bộ và thống nhất gây cản trở cho việc mua sắm công nghệ mới của các doanh nghiệp.

• Các quy định về xuất nhập khẩu của nước người xuất khẩu

Một trong những đặc trưng cơ bản của hoạt động kinh doanh quốc tế là các giao dịch kinh doanh chịu sự điều chỉnh của nhiều nguồn luật khác nhau

Trang 10

từ pháp luật nước nhập khẩu, nước xuất khẩu cho đến các thông lệ buôn bán quốc tế Môi trường chính trị pháp luật ổn định sẽ tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh quốc tế diễn ra một cách thuận lợi Mỗi mặt hàng, mỗi khu vực địa lí có thông lệ buôn bán riêng tác động không nhỏ tới hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp nhất là giai đoạn đàm phán và thực hiện hợp đồng nhập khẩu.

• Môi trường văn hóa của nước người xuất khẩu

Trong hoạt động kinh doanh quốc tế thì các yếu tố văn hóa có ảnh hưởng rất lớn đến tập quán kinh doanh của của các doanh nghiệp quốc gia đó Đặc biệt là yếu tố văn hóa có sự ảnh hưởng rất lớn đến quá trình đàm phán và đi đến kí kết các hợp đồng kinh doanh quốc tế trong đó có hợp đồng nhập khẩu Ngày nay quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế yêu cầu các nhà kinh doanh quốc tế phải tiếp cận với những nền văn hóa xa lạ so vói những gì đã quên thuộc trước đây Việc am hiểu văn hóa của phía đối tác sẽ giúp cho doanh nghiệp có cách ứng xử phù hợp trong hoạt động kinh doanh quốc tế của mình.

III QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY1 Nghiên cứu thị trường nhập khẩu

Đây là bước đầu tiên và chiếm một vai trò quan trọng trong việc xâm nhập thị trường quốc tế Thông qua việc nghiên cứu thị trường doanh nghiệp sẽ nắm được nhu cầu thị hiếu và đối tượng tiêu của người dùng điều này có ý nghĩa rất lớn cho việc nhập khẩu của doanh nghiệp.

Có thể nói thị trường CNTT là một thị trường phong phú và đa dạng bởi vì trên thị trường quốc tế có nhiều nhà sản xuất và cung cấp loại sản phẩm này, cho nên Công ty cần phải xác định được sản phẩm của nhà cung cấp nào là phù hợp với nhu cầu của thị trường trong nước và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp mình Đây là kiều kiện bắt buộc bởi vì hiện nay trên thị trường

Trang 11

CNTT các sản phẩm của mỗi hãng sẽ có một đặc thù khác nhau về công nghệ và nhu cầu đối với sản phẩm của các hãng với người tiêu dùng trong nước là khác nhau, nếu không có sự chon lựa cẩn thận thì Công ty sẽ nhập khẩu phải sản phẩm mà nhu cầu sử dụng ở trong nước là không lớn và không phù hợp với nhu cầu tiêu dùng ở thị trường trong nước.

2 Lập phương án kinh doanh

Phương án kinh doanh trong ngoai thương là một bản giải trình về một dự án kinh doanh, các phương án thực hiện, các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của dự án.

Quy trình lập dự án kinh doanh: 5 Bước

• Bước 1: Đánh giá thị trường quốc tế và mặt hàng mà doanh nghiệp định nhập khẩu

• Bước 2: Lựa chọn thời cơ và điều kiện kinh doanh

• Bước 3: Đăt ra các mục tiêu kinh doanh cho doanh nghiệp

• Bước 4: Đề xuất các phương án tực hiện

• Bước 5 : Đánh giá hiệu quả dự án thông qua việc phân tích các chỉ tiêu cơ bản

3 Gọi chào hàng và lựa chọn đối tác nhập khẩu

Khi có đủ các thông tin về thị trường và các nhà cung cấp các doanh nghiệp sẽ tiến hành phát thư hỏi hàng tới các nhà cung cấp tiềm năng Trong thư hỏi hàng các bày doanh nghiệp sẽ trình cho phía đối tác yêu cầu về giá cả và những thông tin có liên quan đến hàng hóa mà doanh nghiệp sẽ nhập khẩu.

Sau khi nhận được thư chào hàng (thư báo giá) của các nhà xuất khẩu nước ngoài các doanh nghiệp sẽ xem xét các thư chào hàng (thư báo giá) để lựa chọn nhà cung cấp phù hợp nhất với doanh nghiệp Tùy thuộc vào đặc điểm của từng loại sản phẩm mà các doanh nghiệp có có các tiêu chí lựa chon

Trang 12

riêng, các tiêu chí thường được các doanh nghiệp sử dụng đó là: giá cả, chất lượng, uy tín của nhà xuất khẩu….

Trang 13

4 Đàm phán và kí kết hợp đồng nhập khẩu

4.1 Đàm phán

Đàm phán là quá trình đối toại giữa người mua và người bán nhằm đi đến thống nhất về những nội dung của hợp đồng ngoại thương, để sau quá trình đàm phán các bên có thể đi đến kí kết hợp đồng.

Quá trình đàm phán bao ggồm 4 giai đoạn:

• Giai đoan1: Chuẩn bị

• Giai đoạn 2: Thảo luận

• Giai đoạn 3: Đề xuất

• Giai đoan 4: Thảo luận

Đàm phán bao gồm các hình thức như: Đàm phán qua thư tín, Đàm phán qua điện thoại, Đàm phán trực tiếp.

• Đàm phán qua thư tín: tiết kiệm được nhiều chi phí, ý kiến đưa ra được cân nhắc kĩ càng và đã thông qua tập thể, giao dịch cùng lúc đồng thời nhiều khách hàng Nhưng hình thức nay thường làm chậm trễ, khó biết được thái độ của phía đối tác Đây là hình thức hiện nay khá phổ biến trong quá trình giao dịch mua bán quốc tế của các doanh nghiệp chi phí khi đàm phán qua hình thức này là không lớn.

• Đàm phán qua điện thoại: Đảm bảo tính khẩn trương, tiết kiệm nhưng thường bị hạn chế do cước điện thoại cao và không thảo luận đuợc chi tiết vấn đề Hình thức này được sử dungj như là tiền đề cho việc tiến hành đàm phán trực tiếp sau này của doanh nghiệp với phía đối tác.

• Đàm phán trực tiếp: có ưu điểm là các bên thảo luận dược nhiều vấn đề một cách chi tiết nhưng chi phí cho một cuộc đàm phán trực tiếp là khá tốn kém Trước khi tiến hành đàm phán bằng hình thức này

Trang 14

hai bên có thể đã đàm phán sơ bộ với nhau qua thư tín hay điên thoại rồi.

4.2 Kí kết hợp đồng nhập khẩu

Sau khi hoàn thành hoạt động đàm phán có nghĩ là hai bên đã đi đến thống nhất các điều khoản mà hai bên sẽ tiến hành giao dịch thì hai bên sẽ tiến hành việc kí kết hợp đồng nhập khẩu Hợp đồng nhập khẩu là biểu hiện của việc hai bên đã đi đến thống nhất với nhau về các điều kiện mua bán dược thể hiện thông qua các điều khoản trong hợp đồng.

Nội dung của hợp đồng nhập khẩu bao gồm các điều khoản sau:

• Điều khoản 1: Mô tả hàng hóa nhập khẩu

• Điều khoản 2: Mô tả chất lượng hàng hóa nhập khẩu

• Điều khoản 3: Số lượng hoặc trọng lượng hàng hóa nhập khẩu theo đơn vị tính toán

• Điều khoản 4: Đơn giả theo điều kiện thương mại và tổng số tiền phải thanh toán của nhà nhập khẩu

• Điều khoản 5: Thời hạn và địa điểm giao hàng

• Điều khoản 6: Phương thức thanh toán cho phía đối tác

• Điều khoản 7: Quy cách đóng gói và ghi nhãn hiệu hàng hóa

• Điều khoản 8: Bảo hành hàng hóa nhập khẩu

• Điều khoản 9: nếu Quy định về phạt và bồi thường một bên vi phạm hợp đồng

• Điều khoản 10: Bảo hiểm hàng hóa

• Điều khoản 11: Bất khả kháng

• Điều khoản 12: Khiếu nại và giải quyết tranh chấp (nếu có)

5 Thực hiện hợp đồng nhập khẩu

Trang 16

 Xin giấy phép nhập khẩu

Đối với mặt hàng được quản lí bằng hạn ngạch thì tùy vào nhu cầu và năng lực nhập khẩu của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có văn bản trình lên

Thuê phương tiện vận tải khi nhập

khẩu E, F

Làm thủ tục

hải quan nhập khẩu

Phối hợp với ngân hàng kiểm

tra bộ chứng từ

Xin giấy phép nhập khẩu( nếucó)

Làm thủ tục ban dầu thanh toán quốc tế

Thúc giục người bán giao hàngMua bảo hiểm

cho hàng hóa nhập khẩu E; F;

CFR; CPT

Thanh toán, nhận bộ chứng

Nhận hàng

từ người vận tải

Kiểm tra chất lượng

hàng hóa

Giải quyết tranh chấp (nếu có)

Trang 17

bộ Thương mại để xin nhập khẩu một lượng hàng nhất định trong một khoảng thời gian xác định.

Đối với các mặt hàng không chịu sự quản lí của nhà nước bằng hạn ngạch thì xin giấy phếp như bình thường trừ trường hợp nhập khẩu trong khuôn khổ nghị định thư

Hiện nay có hai cơ quan được phép cấp giấy phép nhập khẩu đó là: -Bộ Thương mại: Cấp giấy phếp nhập khẩu những mặt hàng mậu dịch -Tổng cục hải quan: Cấp giấy phép nhập khẩu cho những mặt hàng còn lại(mặt hàng phi mậu dịch)

Bộ hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu bao gồm:

• Thứ nhất là Hợp đồng nhập khẩu

• Thứ hai là Hồ sơ pháp lí doanh nghiệp (giấy phép kinh doanh, Mã số thuế, mã số nhập khẩu )

• Thứ ba là Đơn xin cấp giấp phép nhập khẩu

• Thứ năm là các chứng từ liên quan (báo cao tài chinh, báo cáo tình hình nhập khẩu …)

 Làm thủ tục ban đầu thanh toán quốc tế

• Nếu thanh toán bằng tiền mặt thì nhà nhập khẩu phải lập giấy biên nhân có xác nhận phía đối tác xuất khẩu

• Nếu thanh toán bằng chuyển tiền: phát hành ủy nhiệm chi từ tài khoản từ tà khoản tiền Việt Nam sang tài khoản bằng ngoại tệvà kèm theo lệnh chuyển tiền;gửi hợp đồng và các chứng từ liên quan cho ngân hàng, xin xác nhận chuyển tiền

• Nếu thanh toán bằng phương thức nhờ thu thì nhà nhập khẩu lựa chon hai ngân hàng để làm ngân hàng trả tiền và ngân hàng thu hộ

Trang 18

• Nếu thanh toán theo phương thức bộ chứng từ nhà nhập khẩu phải điền vào mẫu mở thư tín dụng theo mẫu của ngân hàng, Lập hồ sơ mở thư tín dụng,và hợp đồng nhập khẩu đã kí gửi cho ngân hàng Thuê phương tiện vận tải

Đối với hình thức nhập khẩu theo nhóm E, F thì người nhập khẩu làm thủ tục thuê tàu (Incoterm 2000)

Có hai hình thức thuê tàu đó là:

• Thuê tàu chợ: đây là hình thức vận tải mà tàu được nhà nhập khẩu thuê sẽ chạy trên một tuyến nhất định, theo một lịch trình nhất định, và thỏa thuận giữa bên thuê tầu và hãng tàu được điều chỉnh bởi vận đơn đường biển (Bill of Lading)

• Thuê tàu chuyến: Được sử dụng khi phải vận chuyển một lượng hàng hóa lớn và tàu sẽ chạy theo lịch trình của người thuê tàu và quyền lợi và nghĩa vụ các bên được điều chỉnh bởi hợp đồng thuê tàu.

Các nghiệp vụ thuê tàu:

• Liên hệ với cá hãng tàu để lấy bản đăng kí thuê tàu, biểu cước phí, lịch tàu.

• Lựa chọn hãng tàu, tên tàu và chuyến tàu

• Điền vào mẫu đăng kí thuê tàu

• Giao hàng cho hãng tàu,thanh toán cước phí và lấy vận đơn Thúc giục người bán giao hàng

Sau khi đã làm thủ tục thuê tàu nhà nhập khẩu tiến hành thúc giục người bán giao hàng để nhà nhập khẩu có thể thực hiện đúng tiến độ kinh doanh của mình.

Trang 19

Nhà nhập khẩu soạn thư gửi cho bên đối tác xuất khẩu để đôn đốc và giám sát quá trình thực hiện hợp đồng Cùng với đó yêu cầu phía đối tác xác định rõ thời hạn giao hàng của phía đối tác xuất khẩu.

Đồng thời đưa ra các các giải pháp nhằm giải quyết các vướng mắc có thể xảy trong quá trình thực hiện hợp đồng.

 Mua bảo hiểm cho hàng hóa

Nếu nhập khẩu theo các điều kiện E, F, CFR, CPT (Incoterm) thì nhà nhập khẩu phải tiến hành mua bảo hiểm cho hàng hóa nhằ hạn chế những rủi ro có thể xảy ra đối với hàng hoá trong quá trình vận chuyển hàng hoá đến nơi quy định.

Khi đi mua bảo hiểm cho hàng hóa nhà nhập khẩu cần thự hiên theo trình tự sau:

• Nghiên cứu điều kiện bảo hiểm cần mua (A, B, C) Tuỳ vào loại hàng hoá và điều kiện vận chuyển mà công ty chọn hình thức bảo hiểm cần mua cho hàng hoá của mình.

• Đến Công ty bảo hiểm làm giấy yêu cầu được bảo hiểm hàng hóa chuyên chở và kí hợp đồng bảo hiểm bằng văn bản.

• Thanh toán phí bảo hiểm cho công ty bảo hiểm và lấy giấy chứng nhận bảo hiểm.

 Làm thủ tục thông quan hàng hóa

Thông quan hàng hoá đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hàng hoá có thể lưu thông được thị trường trong nước hay không Bởi vì cơ quan hải quan là nơi quyết định hàng hoá có được phép qua cửa khẩu hay lên bờ hay không Để hàng hóa nhập khẩu được thông quan một cách thận lợi nhà nhập khẩu phải thực hiện các công việc sau:

• Khai và nộp tờ khai hải quan: Xuất trình các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan Các loại giấy tờ cần thiết để thông quan hàng hóa bao

Trang 20

gồm: hợp đồng nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu, giấy phép kinh doanh, mã số thuế, mã số xuất nhập khẩu, tờ khai hải quan theo mẫu hàngnhập khẩu, tờ khai giá trị hàng hóa nhập khẩu, giấy xác nhận thanh toán (bản sao thư tín dụng, giấy chuyển tiền)

• Đưa hàng hóa, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định để kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải

• Nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Thanh toán và nhận bộ chứng từ

Đồng thời với quá trình thông quan hàng hóa nhà nhập khẩu tiến hành thanh toán cho phía đối tác xuất khẩu, nhận các chứng từ liên quan đến hàng hoá nhập khẩu để có thể nhận hàng hoá từ người vận chuyển Nhà nhập khẩu có thể thanh toán cho phía đối tác bằng một trong các phương thức thanh toán sau:

• Phương thức thanh toánh nhờ thu

• Phương thức thanh toán chuyển tiền

• Phương thức thanh toán đổi chứng từ trả tiền

• Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

• Phương thức thanh toán gi sổ  Nhận hàng từ người vận tải

Để nhận được hàng từ phía nhà vận tải nhà nhập khẩu phải thực hiện một số công việc sau:

• Nhận bộ chứng từ do người bán gửi thông qua ngân hàng nếu phương thức thanh toán trong hợp đồng là L/C hay nhờ thu đổi chứng từ(D/P hoặc D/A)

• Trình vận đơn cho hãng tàu để nhận ba bản lện giao hàng (D/O)

Trang 21

• Nộp hồ sơ đăng kí xin kiểm hóa hải quan và nhận thông báo sẵn sàng dỡ hàng của tàu

• Nhân viên giao nhận của phía nhập khẩu có mặt cùng với đại điện của các cơ quan liên quan khi mở hầm tàu

• Làm thủ tục hải quan

 Kiểm tra chất lượng hàng hóa

Sau khi hàng hóa đã dỡ xuống khỏi tàu và nhập kho nhà nhập khẩu tiến hành kiểm tra hàng hóa xem có đúng số lượng và chất lượng theo như yêu cầu trong hợp đồng nhập khẩu hay không.

Các nghiệp vụ kiểm tra hàng hóa nhập khẩu bao gồm các công việc như: phá bỏ chì công hàng, kiểm tra mẫu hàng hoặc toàn bộ hàng hóa, lập biên bản giao nhận và kiểm tra hàng nhập khẩu, tiến hành lưu giữ các hồ sơ vê hàng hóa nhập khẩu.

 Khiếu nại và giải quyết tranh chấp(nếu có)

Trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu nếu có bất cứ tranh chấp nào phát sinh thì nhà nhập khẩu sẽ tiến hành lập hồ sơ khiếu nại để tiến hành khiếu nại.

Các chứng từ cần thiết cho hồ sơ khiếu nại bao gồm:

• Hợp đồng hay giấy chứng nhận bảo hiểm gốc

• Vận đơn gốc

• Bản sao hóa đơn gốc hoặc các hóa dơn chi phí

• Chứng từ xác số lượng, trọnglượng hàng

• Thư kèm tính toán số tiền khiếu nại

• Giấy yêu cầu bồi thường hàng hóa tổn thất(theo mẫu) Các nghiệp vụ khiếu nại:

• Soạn thư khiếu nại

Trang 22

• Tập hợp các chứng từ liên quan đến hoạt động nhập khẩu

• Gửi các chứng từ liên quan cho phía đối tác hoặc bên lập chứng từ thứ ba

• Yêu cầu đối tác đưa ra các biện pháp giải quyết

IV SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VÀ KĨ THUẬT NAM Á

1 Tầm quan trọng của việc nhập khẩu đối với công ty

Công ty TNHH phát triển công nghệ và kĩ thuật Nam Á kinh doanh trong lĩnh vực CNTT mà đặc thù của loại sản phẩm này là đa số đều được nhập khẩu từ các thị trường nước ngoài Nhưng hiện nay các sản phẩm CNTT mà Công ty đưa ra thị trường chủ yếu là các sản phẩm được các Công ty hàng đầu trong nước nhập khẩu về và phân phối lại Nguồn hàng của Công ty hiện nay chủ yếu phụ thuộc vào nguồn cung cấp này cho nên nhiều lúc Công ty không chủ động được trong việc sản xuất kinh doanh của Công ty Nhất là hiện nay với mục tiêu trở thành một Công ty hàng đầu cung cấp các sản phẩm CNTT ở Việt Nam thì việc chủ động về nguồn hàng là một yếu tố rất quan trọng trong chiến lược kinh doanh của Công ty Vì vậy về lâu dài Công ty cần phải tìm cách để có thể chủ động về nguồn hàng của mình, mà phướng pháp cơ bản nhất là trực tiếp nhập khẩu các mặt hàng CNTT từ các thị trường nước ngoài Công ty đã tiến hành nhập khẩu thử trong một vài năm trở lại đây và đã chính thức đi vào nhập khẩu vào đầu năm 2007 với mục tiêu kim nghạch nhập khẩu trong năm 2007 đạt từ 15-20% tổng giá tri hàng hóa của công ty.

Với việc trực tiếp nhập khẩu thì Công ty sẽ có thể chủ động được về nguồn cung cấp thường xuyên đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Trang 23

của Công ty được tiến hành theo đúng kế hoạch Cũng với việc trực tiếp nhập khẩu trực tiếp này Công ty sẽ nâng tầm của mình lên thành nhà phân phân phối hay bán buôn các sản phẩm CNTT và điện tử trên thị trường, và có thể thực hiện được mục tiêu trở thành doanh nghiệp CNTT hang đầu ở thị trường Việt Nam.

2 Công tác nhập khẩu của Công ty còn gặp nhiều hạn chế

Mặc dù Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO vào cuối năm 2006 nhưng trong quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế của Việt Nam còn gặp nhiều bất cập và yếu kém, cũng như quá trình tham gia vào các hoạt động kinh doanh quốc tế như nhập khẩu các sản phẩm CNTT còn gặp nhiều hạn chế từ chính phía Công ty và chính sách của nhà nước.

Trong công tác nhập khẩu hiện nay còn gặp nhiều khó khăn do hệ thống chính sách thương mại của Việt Nam mang lại, cơ chế hành chính chưa được thông thoáng, thuế nhập khẩu còn cao, các thủ tục để thông quan hàng hoá còn gặp nhiều trở ngại từ các cơ quan hải quan Điều này gây ra lãng phí về tiền bạc và thời gian cho các doanh nghiệp nhập khẩu nhất là những doanh nghiệp mới tiến hành nhập khẩu như Công ty.

Kinh nghiệm và năng lực của các cán bộ nhân viên còn non kém đặc biệt là các cán bộ xuất nhập khẩu, các cán bộ liên quan do chưa có ai được đào tạo chính quy về chuyên ngành ngoại thương, xuất nhập khẩu Nhất là họ còn thiếu kinh nghiệm đàm phán quốc tế cho nên thường bị yếu thế trong quá trình mua bán và thường phải mua với giá cao hơn giá trị thực tế của hàng hóa.

Công tác nghiên cứu thị trường nhập khẩu của Công ty chưa tốt vẫn còn phụ thuộc vào một số thị trường quen thuộc như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…Hiện nay công tác nghiên cứu thị trường của Công ty còn yếu kém, nguồn thông tin về các đối tác, các thị trường nhập khẩu của Công ty

Trang 24

vẫn còn chưa chủ động, còn phụ thuộc vào thông tin trên thị trườngổtong nước mà chủ yếu là từ các doanh nghiệp trong cùng lĩnhvực kinh doanh với Công ty Công ty cần có biện pháp để nâng cao công tác nghiên cứu thị trường của mình nhằm nâng cao và hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của Công ty trong thời gian tới

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CÁC SẢN PHẨM CNTT CỦA CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ

VÀ KĨ THUẬT NAM Á

I GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VÀ KĨ THUẬT NAM Á

1 Quá trình hình thành của công ty

Công ty TNHH phát trển công nghệ và kĩ thuật Nam Á được thành lập

vào năm 2000 với vốn pháp định là 10.000.000.000 VNĐ (Mười tỷ đồng chẵn).Vào đầu năm 2007 công ty vừa mới mở thêm một chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh.

Một vài nết về công ty:

Tên gọi công ty: Công ty TNHH phát triển công nghệ và kĩ thuật Nam Á

Tên giao dich đối ngoại: South Asia Technology and Industry Development Company Limited

Tên viết tắt: South Asia Tech Co.Ltd

Địa chỉ : Số 12 bis Lý Nam Đế, quận Hoàn kiếm, Hà NộiĐiện thoại :04.7337007

Fax :04.7337066

Website : www.nama.com.vn

Trang 25

2 Chức năng nhiệm vụ của công ty

 Chức năng

-Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng (chủ yếu là hàng điện tử, tin học, máy móc thiết bị, dụng cụ thí nghiệm, đo lường, tự động hoá, viễn thông, trang thiết bị văn phòng)

-Sản xuất, lắp ráp các sán phẩm điện tử, tin học

-Dịch vụ kĩ thuật, sửa chữa, bảo dưỡng, bảo hành, bảo trì các sản phẩm tin học, viễn thông

-Tư vấn và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực điện, điện tử, tin học, tự động hoá, đo lường.

-Sản xuất và buôn bán phần mềm tin học.-Đại lý mua, đại lý bán, kí gửi hàng hoá. Nhiệm vụ

 Tổ chức nghiên cứu và phát triển thị trường trong và ngoài nước nhằm tạo cho công ty một môi trường kinh doanh thuận lợi và nhập khẩu được những mặt hàng phù hợp với yêu cầu kinh doanh của công ty.

 Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế mà công ty phải nộp cho ngân sách theo quy định của pháp luật Việt Nam và từng bước nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty

 Đưa ra những chính sách phát triển công ty phù hơp với xu thế phát triển của thời đại nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

 Thực hiện việc quản lí tài chính theo đúng quy định của pháp luật và bộ Tài chính nhằm bảo đảm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả.

 Quyền hạn

Trang 26

 Được phép tổ chức sản xuất, láp ráp các sản phẩm tin học, tổ chức xây dựng phát triển các phần mềm ứng dụng không bị pháp luật Việt Nam ngăn cấm.

 Được phép mở đại lí, chi nhánh, các trung tâm phân phân phối bán lẻ các sản phẩm mà công ty nhập khẩu cũng như các sản phẩm đựợc cung cấp bởi các nhà sản xuất trong nước và các sản phẩm được lắp ráp sản xuất bởi chính công ty.

 Được thực hiện các nghiệp vụ thương mại, nhập khẩu, xuất cảnh, tái xuất …

 Được phép nhận làm đại lí hoặc làm nhà phân phối chính hãng cho các công ty tin học nước ngoài.

 Có quyền kí kết các hợp đồng thương mại với các đối tác trong nước và nước ngoài về các lĩnh vực mà không bị pháp luật Việt Nam ngăn cấm

3 Các nguồn lực của công ty

3.1 Nguồn nhân lực

Tổng số lao động của công ty ở hai miền Nam Bắc là 70 người trong đó có hơn 90% là nhân viên có độ tuổi trẻ với tuổi đời dưới 35 tuổi trong đó hơn 92% là biết về CNTT, trên 60 % có trình độ đai học và sau đại học, là cử nhân các ngành tài chính, kinh tế, điện tử viễn thông, maketing…Trong đó có hơn 70% là nhân viên kĩ thuật và nhân viên kinh doanh Cùng với sự phát triển của công ty và sự quan tâm sâu sát của lãnh đạo công ty, các CBCNV luôn được tạo mọi điều kiện tốt nhất về môi trường làm việc, các chế độ đãi ngộ xứng đáng với năng lực Công ty cũng rất quan tâm đến đời sống tinh thần của các cán bộ công nhân viên trong công ty, thường tổ chức khám sức khoẻ, tham quan nghỉ mát cho toàn thể cán bộ công ty trong các dịp nghỉ hè, lễ tết

3.2 Nguồn vốn

Trang 27

Nguồn vốn chủ sở hửu của công ty hiện tại là hơn 15 tỷ đồng so với nguồn vốn lúc công ty mới thành lập đã có sự gia tăng đáng kể Để được như vậy công ty đã tổ chức huy động vốn và điều tiết sử dụng phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh có hiệu quả công ty đã áp dụng những biện pháp tích cực như: tiết kiệm, huy động vốn nhàn rỗi trong tập thể, vay thêm vốn ở các ngân hàng và các tổ chức tín dụng, liên doanh để có thêm nguồn vốn mở rộng sản xuất kinh doanh.

3.3 Cơ sở vật chất kĩ thuật

Công ty TNHH phát triển công nghệ và kĩ thuật Nam Á có trụ sở chính tại 12 bis Lí Nam Đế với tổng diện tích sử dụng kể cả nhà kho là hơn 250m2 với hệ thống cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Tất cả các phòng ban và chi nhánh của công ty được trang bị một hệ thống các trang thiết bị hiện đại Hệ thống thông tin bao gồm các máy điện thoại, telex, fax, máy vi tính được trang bị đến tất cả các phòng ban và chi nhánh, cửa hàng của công ty Điều này giúp các cán bộ công nhân viên trong công ty có thể liên tục liên lạc với khách hàng trong và ngoài nước, và liên lạc trong nội bộ công ty, góp phần đưa lại các thông tin một cách hợp lý và kịp thời Đồng thời với đó là công ty có cơ sở lắp ráp máy vi tính với thương hiệu Asiapower đã được tổ chức BVQI đã chính thức công nhận và cấp giấy chứng nhận cho công ty Nam Á trong việc áp dụng hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001: 2000 v ào năm 2004.

4 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty

Trang 29

Nguồn : Wedsite: nama.com.vnQuyền hạn và chức năng các phòng ban trong công ty.

Bộ máy quản lý của công ty bao gồm: một giám đốc, hai phó giám đốc, bảy phòng ban, và năm trung tâm trực thuộc công ty.Cụ thể như sau:

 Ban giám đốc.

GĐChu Huy Hiền

Phó GĐKinh doanh

Phòng dự án

Phó GĐTài chính

Phòng kinh doanh

Phòng xuất nhập khẩu

Phòng Market

Phòng hành chính nhân

Phòng kế toán tài chínhPhòng

kỹ thuật

Trung tâm phân phối

Trung tâm bán lẻ

Trung tâm giao nhân

Trung tâm hỗ trợ kỹ

Trung tâm bảo hành

Trang 30

Ban giám đốc của công ty TNHH phát triển công nghệ Nam Á bao gồm một giám đốc và hai phó giám đốc

 Các phòng ban. Phòng dự án.

Phòng có nhiệm vụ xem xét tính khả thi của một dự án mà công ty có ý định thực hiện.Một dự án sản xuất kinh doanh có được thông qua hay không là do phòng này quyết định.Phòng sẽ thực hiện công việc xem xét của mình thông qua việc đánh giá các chỉ tiêu như: NPV, IRR, thời gian thu hồi vốn, điểm hòa vốn…

 Phòng XNK.

Phòng này có nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh quốc tế của công ty như: thanh toán quốc tế, làm thủ tục hải quan, nhận hàng ở cảng…

 Phòng Marketing.

Phòng có nhiệm vụ thực hiện các công việc liên quan đến thị trường và khách hàng của công ty như: điều tra thị trường, tìm kiếm thị trường mới cùng với phòng kinh doanh, thực hiện các dịch vụ hậu mãi và chăm sóc khách hàng

 Phòng kinh doanh.

Phòng có nhiệm vụ thực hiện các công việc sản xuất kinh doanh chính của công ty đó là: tiến hành thực hiện các dự án kinh doanh đã được thông qua, thực hiện các công viêc kinh doanh của công ty, tổ chức phân phối các sản phẩm của công ty đến tay khách hàng là tổ chức hoặc cá nhân.Tổ chức giao hàng đến tận tay khách hàng…

 Phòng hành chính nhân sự.

Phòng có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề về hành chính và nhân sự của công ty như tiếp khách của công ty, quản lí các tài sản hiện có của công ty…

Trang 31

và các công việc quản trị nhân sự như tuyển chọn hay sa thải nhân viên, phân bố công việc giữa các phòng ban Ngoài ra còn có chức năng tham mưu cho giám đốc trong việc sắp xếp bố trí nhân sự của công ty đồng thời đề ra các chính sách về tiền lương tiền thưởng cho các cán bộ công nhân viên trong công ty.

 Phòng tài chính kế toán

Phòng có chức năng thực hiện các nghiệp vụ kế toán của công ty như nộp thuế nhà nước, cân đối ngân sách cuối kì.Tổ chức đánh giá toàn bộ hoạt động của công ty theo kế hoạch đã đề ra (tháng, quý, năm) và tiến hành giao kế hoạch tài chính cho các phòng ban.

 Phòng kĩ thuật.

Phòng có chức năng tổ chức thực hiện các dự án kinh doanh và các hợp đồng kinh doanh của công ty như: tổ chức lắp đặt hay cài đặt hệ thống máy chủ, bảo hành nếu có hỏng hóc đối với sản phẩm của công ty…

 Các trung tâm trực thuộc

Năm trung tâm trực thuộc phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.Các trung tâm này nằm ngay trong trụ sở chính của công ty.

 Trung tâm phân phối.

Là trung tâm trực thuộc phòng kinh doanh chịu trách nhiệm phân phối sản phẩm của công ty đến các đại lí của công ty, phân phối cho các khách hàng là tổ chức mua với số lượng lớn.

 Trung tâm giao nhận.

Trực thuộc phòng kinh doanh chịu trách nhiêm nhận và vận chuyển hàng hóa mà công ty nhập về kho và giao, vận chuyển hàng đến tay khách hàng.

 Trung tâm bán lẻ.

Trực thuộc phòng kinh doanh chịu trách nhiệm phân phối lẻ sản phẩm của công ty tới tay khách hàng là cá nhân người tiêu dùng.

Trang 32

 Trung tâm hỗ trợ kĩ thuật

Trực thuộc phòng kĩ thuật chịu trách nhiệm tư vấn giúp đỡ khách hàng của công ty về các vấn đề kĩ thuật trong việc lắp ráp cũng như sử dụng các sản phẩm CNTT mà công ty cung cấp

 Trung tâm bảo hành

Trực thuộc phòng kĩ thuật là nơi chịu trách nhiệm bảo hành sản phẩm của khách hàng đã mua của công ty gặp phải sự cố.

 Các chi nhánh.

 Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh: chịu mọi trách nhiệm đối với hoạt đông sản xuất kinh doanh của công ty tại thành phố Hồ Chí Minh.

II CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VÀ KĨ THUẬT NAM Á

1 Các yếu tố thuận lợi cho hoạt động khẩu của công ty

Thứ nhất đó là đội ngũ cán bộ xuất nhập khẩu trẻ có năng lực, sáng tạo trong công việc, và có tinh thần cống hiến cho sự phát triển của Công ty Đội ngũ cán bộ nhân viên của Công ty còn trẻ, thời gian cống hiến cho Công ty dài, và đội ngũ này sẽ không ngừng nâng cao và động sản xuất kinh doanh của Công ty Đây là nhân tố đóng một vai trò hết sức quan trọng quyết định sự thành công của hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng của Công ty Công ty Qua một quá trình hoạt đông nhập khẩu họ sẽ dần hoàn thiện các kĩ năng năng nghiệp vụ của mình để phục vụ một cách tốt nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

Thứ hai đó là về nguồn cung cấp mặt hàng CNTT trên thị trường thế giới là rất phong phú và đa dạng, hơn nữa các sản phẩm mà họ cung cấp cũng khá bảo đảm về chất lượng và giá cả Các nhà cung cấp sản phẩm CNTT mà bước đầu Công ty tiến hành nhập khẩu đều có uy tín và là nhà cung cấp quen

Trang 33

thuộc các sản phẩm này trên thị trường Việt Nam và thị trường thế giới Vì vậy với các đối tác và các thị trường này công tác nghiên cứu thị trường cũa Công ty sẽ không phải tiến hành một cách kĩ lưỡng mà chỉ cần tìm hiểu các thông tin về các đối tác và thị trường thông qua các doanh nghiệp nhập khẩu các sản phẩm CNTT và điện tử cỏ trong nước.

Thứ ba đó là lĩnh vực CNTT ở nước ta đang có sự phát triển mạnh mẽ,cho nên nhu cầu về các sản phẩm này ở thị trường trong nước là rất lớn Trong khi các doanh nghiệp của Việt Nam chưa đáp ứng hết được nhu cầu về mặt hàng CNTT ở trong nước Vì vậy đây là một thuận lợi khi Công ty nhập khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ở trong nước về các sản phẩm CNTT.

2 Các yếu tố gây khó khăn và cản trở hoạt động nhập khẩu của công ty

Thứ nhất cũng là do đội ngũ cán bộ nhân viên còn khá trẻ cho nên

thiếu kinh nghiệm trong hoạt động xuất nhập khẩu và còn gặp nhiều lúng túng khi thực hiện các nghiệp vụ xuất nhập khẩu phức tạp nhất là khi giao dịch với các đối tác nước ngoài thường thủ dụng các xảo thuật khi tiến hành giao dịch Điều này sẽ làm cho Công ty bị thua thiệt trong quá trình giao dịch với các đối tác như thế.

Thứ hai đó là hệ thống chính sách xuất nhập khẩu ở nước ta còn chưa đồng bộ thống nhất, nhất là trong công tác xin giấy phép nhập khẩu còn có nhiều thủ tục hành chính rườm rà gây khó khăn cho Công ty, làm lãng phí thời gian và tiền bạc của Công ty Hơn nữa thuế nhập khẩu ở nước ta là khá cao đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ như Công ty, àm cho lợi nhuận thu được của Công ty từ hoạt động nhập khẩu là không đáng kể.

Thứ ba nguồn vốn kinh doanh của Công ty còn khá khiêm tốn, mặc dù một vài năm trở lại đây Công ty đã có nhiều biện pháp nhằm huy dộng thêm nguồn vốn kinh doanh Tuy nhiên vẫn không đáp ứng hết được nhu cầu

Trang 34

về vốn của hoạt độnh sản xuát kinh doanh Hiện nay, mục tiêu của hoạt động nhập khẩu Công ty cần một lựong ngoai tệ không nhỏ trong khi nguồn vốn chủ yếu của Công ty đã tập trung chủ yếu cho việc sản xuất kinh doanh ở thị trường trong nước.

III THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY1 Quy trình hoạt động nhập khẩu của công ty

1.1 Hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty

Công ty tiến hành thu thập thông tin về sản phẩm và thị trường nước ngoài qua các nguồn như: nguồn thông tin ở tên mạng Internet, các tạp chí chuyên ngành CNTT và điện tử, các công ty kinh doanh cùng lĩnh vức trong nước, hay đối với thị trường Trung Quốc thì Công ty trực tiếp tiến hành việc nghiên cứu, kkhảo sát sản phẩm và thị trường Nguồn thông tin mà Công ty sử dụng để tìm hiểu về sản phẩm và thị trường nước ngoài hiện nay là từ phía các bạn hàng quen thuộc ở trong nước.

Hiện nay có nhiều nhà cung cấp các sản phẩm CNTT và điện tử trên thế giới cho nên để có thể tìm ra được bạn hàng phù hợp thì Công ty cần nghiên cứu thật cẩn thận các thông tin về đối tác để công tác nhập khẩu của Công ty được tiến hành một cách thuận lợi.

1.2 Lập dự án kinh doanh

Khi đã có đầy đủ các thông tin về sản phẩm và thị trường nhập khẩu Công ty giao cho phòng Dự án lập phương án kinh doanh về mặt hàng mà Công ty có ý định nhập khẩu Trong phương án kinh doanh mà phòng Dự án đưa ra dựa trên các thông tin về thị trường và sản phẩm mà đưa ra các đánh giá về thị trường và sản phẩm, để từ đó có thể đưa ra các mục tiêu cho phương án kinh doanh và đề ra các biện pháp để thực hiện dự án đó

Ngày đăng: 30/11/2012, 16:51

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1 Sơ đồ quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhậpkhẩu - Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu.doc
Bảng 1.1 Sơ đồ quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhậpkhẩu (Trang 16)
Bảng 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty Na mÁ - Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu.doc
Bảng 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty Na mÁ (Trang 29)
Bảng 2.2 Kim ngạch nhậpkhẩu Công ty (2004-2006)                                                                      Đơn vị tính: USD - Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu.doc
Bảng 2.2 Kim ngạch nhậpkhẩu Công ty (2004-2006) Đơn vị tính: USD (Trang 37)
Nhìn vào bảng 2.4 và biểu 2.1 ta có thể nhận thấy rằng Trung Quốc là - Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu.doc
h ìn vào bảng 2.4 và biểu 2.1 ta có thể nhận thấy rằng Trung Quốc là (Trang 40)
Bảng 2.4 Cơ cấu các thị trường nhậpkhẩu của Công ty (2004-2006)                                                                   Đơn vị tính: USD - Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu.doc
Bảng 2.4 Cơ cấu các thị trường nhậpkhẩu của Công ty (2004-2006) Đơn vị tính: USD (Trang 40)
cung mục tiêu nhậpkhẩu để chia sẻ dự án nhậpkhẩu này. Cho nên hình thức nhập khẩu trực tiếp của Công ty là hình thức nhập khẩu chủ yếu.(xem bảng  2.5 và biểu 2.2) - Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu.doc
cung mục tiêu nhậpkhẩu để chia sẻ dự án nhậpkhẩu này. Cho nên hình thức nhập khẩu trực tiếp của Công ty là hình thức nhập khẩu chủ yếu.(xem bảng 2.5 và biểu 2.2) (Trang 42)
Qua bảng trên ta có thể thấy hình thức nhậpkhẩu trực tiếp là hình thức nhập khẩu chủ yếu của Công ty trong giai đoạn hiên nay, cụ thể như sau:  Năm 2004 giá trị nhập khẩu của hình thức nhập khẩu trực tiếp chiếm tới  66,73% tổng kim ngạch nhập khẩu, năm 20 - Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu.doc
ua bảng trên ta có thể thấy hình thức nhậpkhẩu trực tiếp là hình thức nhập khẩu chủ yếu của Công ty trong giai đoạn hiên nay, cụ thể như sau: Năm 2004 giá trị nhập khẩu của hình thức nhập khẩu trực tiếp chiếm tới 66,73% tổng kim ngạch nhập khẩu, năm 20 (Trang 43)
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU - Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu.doc
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU (Trang 68)
1. Danh mục các bảng - Hoàn thiện hoạt động nhập khẩu.doc
1. Danh mục các bảng (Trang 68)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w