1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả XK lao động VN trong những năm tới.doc

119 352 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Biện pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả XK lao động VN trong những năm tới.doc

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Sau gần 20 năm đổi mới nền kinh tế, từ một nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấpsang nền kinh tế thị trường, theo định hướng Xã hội chủ nghĩa và có sự quản lý củaNhà nước, nền kinh tế nước nhà đã đạt được những thành tựu quan trọng bước đầu,song cũng chỉ đáp ứng được một phần trước những nhu cầu cấp thiết của xã hội, đặcbiệt là nhu cầu việc làm do tỷ lệ thất nghiệp gia tăng từ chuyển đổi nền kinh tế vàbùng nổ dân số

Trong những năm gần đây, xuất khẩu lao động đã trở thành một hoạt động kinh tế xã hội quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của nước ta Từ khi ra đời và pháttriển đến nay đã được hơn 20 năm, xuất khẩu lao động Việt Nam đã đạt được nhữngthành tựu đáng kể, song bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế và những tháchthức mới Với sức ép nội tại về việc làm, nguyện vọng của người lao động và lợi íchQuốc gia, đòi hỏi phải được đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả, kể cả số lượng lẫn chấtlượng của chương trình xuất khẩu lao động, hiện tại cũng như trong những năm tới.Nhằm đưa lĩnh vực xuất khẩu lao động lên một tầm cao mới, tương xứng với vị trí vàvai trò quan trọng của nó

-Trong điều kiện, hoàn cảnh kinh tế nước ta hiện nay và xu hướng hội nhập kinh tếquốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu lao động Việt Nam hay thực chất là đưa nhiều lao độngViệt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là một hoạt động cần thiết Sau quá

http://tailieutonghop.com

Trang 2

trình học tập, nghiên cứu và đi thực tập, là một sinh viên tôi nhận thức sâu sắc rằng:Xuất khẩu lao động quả thực là một vấn đề mới, rất khó và phức tạp; đang đượcĐảng, Nhà nước và toàn Xã hội quan tâm, coi đó là một trong 4 ngành kinh tế quan

trọng của đất nước Với lý do đó tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp nhằm đẩymạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động Việt Nam trong những năm tới”

làm đề tài cho Luận văn tốt nghiệp của mình, nhằm góp phần làm rõ thêm về mặt lýluận và đáp ứng yêu cầu thực tiễn cũng như những yêu cầu mới đối với xuất khẩu laođộng trong những năm tới.

Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam haythực chất là việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn sử dụng một số các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:- Phương pháp biện chứng.

- Phương pháp phân tích.- Phương pháp thống kê toán.

- Phương pháp chuyên gia, điều tra khảo nghiệm tổng kết thực tiễn. Nội dung nghiên cứu:

- Xây dựng cơ sở lý luận về việc đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của xuất khẩulao động Việt Nam.

Trang 3

- Phân tích và đánh giá thực trạng của hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam quacác thời kỳ từ 1980 đến nay.

Qua đó phát hiện những điểm tích cực và hạn chế (tồn tại khiếm khuyết của xuấtkhẩu lao động Việt Nam), tiến tới xây dựng các phương hướng, biện pháp đẩy mạnhvà nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động Việt Nam Đồng thời, đưa ra các kiến nghị,chính sách nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của xuất khẩu lao động Việt Namtrong hiện tại cũng như trong những năm tới.

Với lượng thời gian nghiên cứu, thực tập và viết đề tài hạn hẹp, nội dung nghiêncứu của đề tài mà tác giả đưa ra dưới đây sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót bấtcập Kính mong các Thầy giáo, Cô giáo, các Cô chú, Anh chị cán bộ công nhân viênthuộc Cục Quản lý Lao động với nước ngoài và Công ty Cung ứng Nhân lực Quốc tếvà Thương mại (SONA) cùng các bạn sinh viên quan tâm góp ý phê bình để đề tàiluận văn này được hoàn thiện hơn.

Ngoài các phần: Lời nói đầu, Danh mục các tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dungcủa đề tài Luận văn được chia thành 3 chương sau đây:

Trang 4

lao động Việt Nam trong những năm tới.

Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2003.Người thực hiện:

Sinh viên: Nguyễn Lương Đoàn.

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, cho phép em được bày tỏ lời cảm ơn và lòng biết ơn sâu sắc tới tập thểThầy giáo, Cô giáo trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà Nội, đã dạy dỗ, dìu dắtem trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại Nhà trường.

Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo Trưởng khoa Thương mại P.G.S T.S TrầnVăn Chu, Thầy giáo Phó chủ nhiệm khoa Thương mại T.S Trần Văn Hoè cùng tập thểcác Thầy cô trong khoa, đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong việc học tập, rènluyện cũng như đi thực tập và viết đề tài luận văn của mình.

Đặc biệt, cho phép em được bày tỏ tình cảm và lòng biết ơn chân thành tới Thầygiáo T.S Nguyễn Anh Tuấn Phó phòng tổ chức cán bộ, trường Đại học Kinh tế Quốcdân Hà Nội, người đã dành nhiều thời gian tận tình hướng dẫn em trong việc địnhhướng, lựa chọn và viết đề tài luận văn của mình.

Em cũng xin được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới các Cô, Chú, Anh Chị cán bộ côngnhân viên Cục Quản lý Lao động với Nước ngoài – Bộ Lao động Thương binh và Xãhội số 41 Lý Thái Tổ – Hoàn Kiếm - Hà Nội cùng các Cô, Chú, Anh, Chị cán bộ côngnhân viên thuộc Công ty Cung ứng Nhân lực Quốc tế và Thương mại SONA số 34Đại Cồ Việt – Hai Bà Trưng – Hà Nội Đã hợp tác, tận tình quan tâm giúp đỡ em trong

http://tailieutonghop.com

Trang 6

suốt quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về các hoạt động quản lý, kinh doanh xuất khẩu laođộng tại Cục và Công ty, để em sớm hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.

Xin chân thành cảm ơn các Cá nhân, Tổ chức kinh tế, Xã hội đã cung cấp và chophép sử dụng tài liệu trong việc thực hiện và viết đề tài của cuốn luận văn này.

Hà Nội, ngày 16 thág 12 năm 2003.

Sinh viên: Nguyễn Lương Đoàn

Lớp 402 – KTĐN

Trang 7

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

1 Bản chất của hoạt động xuất khẩu lao động.

1.1 Một số khái niệm cơ bản.

1.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực.

Nguồn nhân lực là một lực lượng bao gồm toàn bộ lao động trong xã hội, khôngphân biệt về trình độ, tay nghề, Nam nữ, tuổi tác

Hoặc nguồn nhân lực còn được hiểu là một bộ phận của dân số, bao gồm nhữngngười có việc làm và những người thất nghiệp.

1.1.2 Khái niệm nguồn lao động.

Nguồn lao động là một bộ phận của dân cư, bao gồm những người đang ở trong độtuổi lao động, không kể mất khả năng lao động, và bao gồm những người ngoài độtuổi lao động(1).

1.1.3 Khái niệm nhân lực.

Nhân lực là nguồn lực của mỗi con người, nó bao gồm cả thể lực và trí lực.

(1)Trên, dưới độ tuổi lao động (từ 16 – 55 đối với Nữ, 16 – 60 đối với Nam).

http://tailieutonghop.com

Trang 8

1.1.4 Khái niệm lao động.

Lao động là hoạt động có chủ đích, có ý thức của con người nhằm thay đổi nhữngnhững vật thể tự nhiên phù hợp với lợi ích của mình Lao động còn là sự vận động củasức lao động trong quá trình tạo ra của cải, vật chất và tinh thần, là quá trình kết hợpgiữa sức lao động và tư liệu sản xuất.

1.1.5 Khái niệm sức lao động.

Sức lao động là tổng hợp thể lực và trí lực của con người trong quá trình lao độngtạo ra của cải, vật chất, tinh thần cho xã hội.

1.1.6 Khái niệm việc làm.

Việc làm là một hoạt động có ích, không bị pháp luật ngăn cấm, có thu nhập hoặctạo điều kiện tăng thêm thu nhập cho những người trong cùng hộ gia đình.

1.1.7 Khái niệm xuất khẩu lao động.

Xuất khẩu lao động: (Export of Labour), được hiểu như là công việc đưa người lao

động từ nước sở tại đi lao động tại nước có nhu cầu thuê mướn lao động.

Lao động xuất khẩu: (Labour Export), là bản thân người lao động, có những độ tuổi

khác nhau, sức khỏe và kỹ năng lao động khác nhau, đáp ứng được những yêu cầucủa nước nhập khẩu lao động.

Trang 9

Như trên đã đề cập, việc các nước đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theonghĩa rộng tức là tham gia vào quá trình di dân quốc tế và nó phải tuân theo hoặc làHiệp định giữa hai quốc gia, hoặc là phải tuân theo Công ước quốc tế, hoặc thông lệquốc tế, tùy theo từng trường hợp khác nhau mà nó nằm ở trong giới hạn nào.

Như vậy, việc di chuyển lao động trong phạm vi toàn cầu bản thân nó cũng cónhững biến dạng khác nhau Nó vừa mang ý nghĩa xuất khẩu lao động, vừa mang ýnghĩa của di chuyển lao động Do đó, đã phát sinh ra vấn đề sau:

1.1.8 Khái niệm thị trường.

Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá, dịch vụ

1.1.9 Khái niệm thị trường lao động.

Thị trường lao động là một bộ phận cấu thành của hệ thống thị trường trong nềnkinh tế thị trường phát triển Ở đó diễn ra quá trình thoả thuận, trao đổi, thuê mướnlao động giữa hai bên, bên sử dụng và bên cho thuê lao động.

1.1.10 Khái niệm thị trường lao động trong nước.

Thị trường lao động trong nước là một loại thị trường, trong đó mọi lao động đềucó thể tự do di chuyển từ nơi này đến nơi khác, nhưng trong phạm vi biên giới củamột quốc gia.

http://tailieutonghop.com

Trang 10

l.1.11 Khái niệm thị trường lao động quốc tế.

Thị trường lao động quốc tế là một bộ phận cấu thành của hệ thống thị trường thếgiới, trong đó lao động từ nước này có thể di chuyển từ nước này sang nước khácthông qua Hiệp định, các Thoả thuận giữa hai hay nhiều quốc gia trên thế giới.

1.2 Sự hình thành và phát triển của thị trường hàng hoá sức lao động quốc tế.

Do sự phát triển không đồng đều về trình độ phát triển kinh tế – xã hội, cũng nhưsự phân bố không đồng đều về tài nguyên, dân cư, khoa học công nghệ giữa các vùng,khu vực và giữa các quốc gia, dẫn đến không một quốc gia nào lại có thể có đầy đủ,đồng bộ các yếu tố cần thiết cho sản xuất và phát triển kinh tế.

Để giải quyết tình trạng bất cân đối trên, tất yếu sẽ dẫn đến việc các quốc gia phảitìm kiếm và sử dụng những nguồn lực từ bên ngoài để bù đắp một phần thiếu hụt cácyếu tố cần thiết cho sản xuất và phát triển kinh tế của đất nước mình.

Thông hường, các nước xuất khẩu lao động đều là những quốc gia kém hoặc đangphát triển, dân số đông, thiếu việc làm ở trong nước hoặc có thu nhập thấp, không đủđể đảm bảo cho cuộc sống của gia đình và cho chính bản thân người lao động Nhằmkhắc phục tình trạng khó khăn này, buộc các nước trên phải tìm kiếm việc làm chongười lao động của nước mình từ bên ngoài Trong khi đó, ở những nước có nền kinhtế phát triển thường lại có ít dân, thậm chí có những nước đông dân nhưng vẫn khôngđủ nhân lực để đáp ứng nhu cầu sản xuất do nhiều nguyên nhân: Công việc nặng

Trang 11

nhọc, nguy hiểm và độc hại… nên không hấp dẫn họ, dẫn tới thiếu hụt lao động chosản xuất Để có thể duy trì và phát triển sản xuất, bắt buộc các nước này phải đi thuêlao động từ các nước kém phát triển hơn, có nhiều lao động dôi dư và đang có khảnăng cung ứng lao động làm thuê.

Vậy là đã xuất hiện nhu cầu trao đổi giữa một bên là những quốc gia có nguồn laođộng dôi dư với một bên là các nước có nhiều việc làm, cần thiết phải có đủ số lượnglao động để sản xuất Do đó vô hình chung đã làm xuất hiện (Cung – Cầu): Cung, đạidiện cho bên có nguồn lao động, còn Cầu đại diện cho bên các nước có nhiều việclàm, đi thuê lao động Điều này cũng đồng nghĩa với việc đã hình thành lên một loạithị trường, đó là thị trường hàng hoá lao động quốc tế

Khi lao động được hai bên mang ra thoả thuận, trao đổi, thuê mướn, lúc này sức laođộng trở thành một loại hàng hoá như những loại hàng hoá hữu hình bình thườngkhác Như vậy, sức lao động cũng là một loại hàng hoá khi nó được đem ra trao đổi,mua bán, thuê mướn và khi đã là một loại hàng hoá thì hàng hoá sức lao động cũngphải tuân theo những quy luật khách quan của thị trường: Quy luật cung – cầu, quyluật giá cả, quy luật cạnh tranh… như những loại hàng hoá hữu hình khác.

Như đã phân tích ở trên, cho thấy: Để có thể hình thành thị trường lao động xuấtkhẩu trước hết phải xuất phát từ những nhu cầu trao đổi hoặc thuê mướn lao độnggiữa bên cho thuê lao động và bên đi thuê lao động Thực chất, khi xuất hiện nhu cầutrao đổi, thuê mướn lao động giữa quốc gia này với quốc gia khác, là đã hình thành

http://tailieutonghop.com

Trang 12

lên hai yếu tố cơ bản của thị trường, đó là cung và cầu về lao động Như vậy là thịtrường hàng hoá sức lao động quốc tế đã được hình thành từ đây

Trong điều kiện hội nhập phát triển đời sống kinh tế như hiện nay, quan hệ cung –cầu không còn bị bó hẹp trong phạm vi một quốc gia, biên giới của một nước chỉ còný nghĩa hành chính, còn quan hệ này ngày càng diễn ra trên phạm vi quốc tế, mà trongđó bên Cung đóng vai trò là bên xuất khẩu và Cầu sẽ đại diện cho bên nhập khẩu lao động.

1.3 Sự cần thiết khách quan và vai trò của xuất khẩu lao động đối với sự pháttriển kinh tế – xã hội của Việt Nam.

1.3.1 Sự cần thiết khách quan phát triển hoạt động xuất khẩu lao động.

Thực tế cho thấy, nước ta là một quốc gia đông dân khoảng hơn 80 triệu người.Theo số liệu thống kê năm 1998 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, nước ta cókhoảng 40 triệu người đang ở độ tuổi lao động, hàng năm tăng thêm 1,1 triệu lao độngvà hiện nay là 1,2 triệu lao động/năm, chiếm 3% trong tổng số lực lượng lao động.Riêng lao động kỹ thuật cao chúng ta có khoảng 5 triệu chiếm khoảng 12,5%, trongđó lao động có trình độ Đại học, Cao đẳng là 23% khoảng 1.150.000 người Bên cạnhđó, hiện có khoảng 9,4 triệu lao động thiếu việc làm, chiếm 23,5% lực lượng laođộng Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực đô thị đã giảmliên tục từ 10% năm 1991 xuống còn 5,88% năm 1996 nhưng đến năm 1998 tỷ lệ nàylại nhích lên 6,85%(1) và lại tiếp tục giảm nhẹ xuống còn 6,28% vào năm 2001 Tỷ lệ

(1)Do tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế khu vực năm 1997.

Trang 13

sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn cũng có xu hướng tăng lên từ 72,1%năm 1996 lên 74,4% vào năm 2001

Với tình trạng tốc độ phát triển nguồn lao động nêu trên, mâu thuẫn giữa lao độngvà việc làm ngày càng trở nên gay gắt đối với nền kinh tế Nếu không giải quyết mộtcách hài hoà và có những bước đi thích hợp giữa mục tiêu kinh tế và xã hội sẽ dẫn tớimất ổn định nghiêm trọng về mặt xã hội Cùng với hướng giải quyết việc làm trongnước là chính, xuất khẩu lao động là một định hướng chiến lược tích cực quan trọng,lâu dài, cần phải được phát triển lên một tầm cao mới, phù hợp với vai trò của nó Đócũng là xu hướng chung mà nhiều nước xuất khẩu lao động đã quan tâm phát triển từnhiều thập kỷ trước đây.

Để giải quyết được vấn đề này, xuất khẩu lao động đã trở thành một lĩnh vực cứucánh cho bài toán giải quyết việc làm không những của Việt Nam mà còn đối với cảhầu hết các nước xuất khẩu lao động trong khu vực và trên thế giới, vì đây là lĩnh vựcđạt được liền lúc cả hai mục tiêu kinh tế – xã hội: vừa đảm bảo mục tiêu giải quyếtcông ăn việc làm, vừa tạo nguồn thu ngoại tệ mạnh để phát triển kinh tế xã hội trongnước

1.3.2 Vai trò của xuất khẩu lao động đối với sự phát triển Kinh tế – Xã hội củaViệt Nam.

Với tư cách là một lĩnh vực hoạt động kinh tế, cần phải được xem xét, đánh giá các

http://tailieutonghop.com

Trang 14

mặt hiệu quả tích cực mà xuất khẩu lao động đã mang lại Một khi nhận thức đúngđắn về hiệu quả của xuất khẩu lao động, cùng với việc vạch ra các chỉ tiêu, xác địnhnó là cơ sở quan trọng cho việc đánh giá hiện trạng và chỉ ra các phương hướng cũngnhư các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động đưa lao động đi làm việc cóthời hạn ở nước ngoài.

Thông thường, hiệu quả nói chung, thường được biểu hiện qua hiệu số giữa kết quảđạt được và chi phí Tuy nhiên, trong nền kinh tế xã hội, mỗi kết quả thường có đồng

thời cả hai mặt đó là mặt kinh tế và mặt xã hội Hiệu quả kinh tế được tính theo côngthức trên, còn hiệu quả xã hội lại được hiểu như những kết quả tích cực so với mụctiêu Khi đánh giá về vai trò của xuất khẩu lao động đối với sự phát triển kinh tế, xãhội của Việt Nam trong những năm trước đây và hiện tại, không một ai có thể phủnhận những gì mà xuất khẩu lao động Việt Nam đã đóng góp Xuất khẩu lao độngkhông những vừa đạt được mục tiêu về kinh tế, mà còn đạt được cả mục tiêu về xãhội.

Về mục tiêu Kinh tế.

Trong khi nước ta chuyển đổi nền kinh tế chưa lâu, kinh tế nước ta còn gặp vô vànnhững khó khăn, mọi nguồn lực còn eo hẹp, thì việc hàng năm chúng ta đưa hàng vạnlao động ra nước ngoài làm việc, đã mang về cho đất nước hàng tỷ USD/năm từ hoạtđộng xuất khẩu lao động Đây quả là một số tiền không nhỏ đối với những quốc giađang phát triển như chúng ta

Về mục tiêu xã hội.

Trang 15

Mặc dù còn có những hạn chế nhất định so với tiềm năng, song xuất khẩu lao độngViệt Nam trong những năm qua, bước đầu đã đạt được những thành công nhất định vềmục tiêu kinh tế - xã hội mà Đảng và Nhà nước đã đề ra

Trước hàng loạt những khó khăn và gánh nặng thất nghiệp và thu nhập của ngườilao động trong nước, cùng với các biện pháp tìm kiếm và tạo công ăn, việc làm trongnước là chủ yếu thì xuất khẩu lao động đã trở thành một trong những ngành kinh tếquan trọng, góp phần tạo công ăn việc làm và thu nhập cho hàng vạn lao động mỗinăm, đồng thời làm giảm sức ép về việc làm và tạo sự ổn định xã hội ở trong nước…

1.4 Quy trình xuất khẩu lao động.

Trong mỗi một giai đoạn, xuất khẩu lao động đều có một quy trình xuất khẩu riêng,phù hợp với tính chất của từng giai đoạn Trong thời kỳ đầu (1980 – 1990), quy trìnhxuất khẩu lao động được thực hiện chủ yếu trêu cơ sở Hiệp Định được ký kết giữa haiChính phủ, thoả thuận ngành với ngành Cơ chế xuất khẩu lao động dựa trên mô hìnhnhà nước trực tiếp ký kết và tổ chức thực hiện đưa người lao động đi làm việc ở nướcngoài, các doanh nghiệp không trực tiếp tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng, đồngthời các công đoạn cũng ít phức tạp hơn… Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay quytrình xuất khẩu lao động Việt Nam đã có nhiều thay đổi, các doanh nghiệp phải tự vậnđộng tìm kiếm và xúc tiến xuất khẩu lao động Nhà nước chỉ đóng vai trò hỗ trợ trongviệc đàm phán cấp cao chứ không đóng vai trò chủ đạo như trước kia Do vậy, xuấtkhẩu lao động Việt Nam hiện tại chủ yếu được thực hiện theo các bước sau đây:

http://tailieutonghop.com

Trang 16

Về phía Nhà nước.

Nhà nước chỉ đóng vai trò là người hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc hướngdẫn, tư vấn và đưa hợp tác lao động vào các chương trình làm việc, đàm phán cấp caogiữa hai chính phủ với các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới có khả năngtiếp nhận lao động Việt Nam.

Về phía doanh nghiệp xuất khẩu lao động.

- Chủ động tìm kiếm thị trường.

- Đàm phán ký thoả thuận (hợp đồng).- Tuyển chọn lao động.

- Đào tạo giáo dục định hướng cho người lao động.+ Ngoại ngữ, kỷ luật lao động.

+ Phong tục, tập quán nước đến.+ Nội dung hợp đồng.

+ Quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động.- Tổ chức khám tuyển.

- Đưa lao động đi.

- Quản lý lao động ở nước ngoài.

- Tiếp nhận lao động trở về và thanh lý hợp đồng.

- Tái xuất (nếu pháp luật của nước tiếp nhận cho phép và doanh nghiệp đó yêu

Trang 17

cầu)

Sơ đồ Quy trình xuất khẩu lao động Việt Nam trong giai đọan hiện nay:xem Phụ lục số (1)

1.5 Kinh nghiệm xuất khẩu lao động ở một số quốc gia trên thế giới.

1.5.1 Tình hình xuất khẩu lao động trên thế giới.

Trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập nền kinh tế, sự cạnh tranh ngày càng trở nênkhốc liệt, hàng loạt các nước thuộc Châu Á có lao động xuất khẩu, từ nhiều thập kỷtrở lại đây đều đưa ra những chính sách phát triển và ít nhiều đã tạo dựng được nềntảng vững chắc và thành công bước đầu, đặc biệt là các nước xuất khẩu lao động:Banglades, Ấn Độ, Pakistan, Srilanka, Indonesia, Philippin, Thailand, Trung Quốc….hàng năm nhờ vào giá nhân công thấp, các nước xuất khẩu lao động Châu Á tìm mọicơ hội để cạnh tranh với chính các nước cùng xuất khẩu lao động trong khu vực cũngnhư các nước khác trên thế giới và kết quả là hàng năm có hàng triệu lao động từ cácnước này được đưa đi làm việc ở nước ngoài và đem về cho đất nước mình một lượngngoại tệ khổng lồ Trong những năm 80, Việt Nam ta có khoảng gần 300.000 laođộng làm việc tại các nước Đông Âu, Liên xô, Iraq và một số nước thuộc Châu Phikhác Trong những năm gần đây, lao động Việt Nam đưa đi ngày một tăng và tươngđối ổn định, trung bình khoảng 30.630 lao động/năm(1)

Các nước phát triển: Anh, Pháp, Canada, Đức… cũng không đứng ngoài cuộc,

(1)Số liệu được tính bình quân từ năm 1996 đến tháng 10 năm 2003.

http://tailieutonghop.com

Trang 18

phần lớn họ đưa lao động ra nước ngoài làm việc chủ yếu là các chuyên gia để thungoại tệ cho đất nước, đồng thời mỗi năm họ cũng vẫn tiếp nhận hàng vạn lao động từcác nước khác đến làm việc.

1.5.2 Kinh nghiệm của một số nước Đông Nam Á về xuất khẩu lao động.

Cơ chế quản lý và chính sách xuất khẩu lao động đã được quy định rất rõ ràngtrong bộ luật lao động năm1973 đối với Philppin và 1985 đối với Thái Lan Bộ luậtnày đã tạo cơ sở cho việc xúc tiến mạnh mẽ xuất khẩu lao động dư thừa cho tới khinền kinh tế trong nước có thể tự đáp ứng hết số người đến tuổi lao động

Để thực hiện được các mục tiêu đó, Chính phủ Philippin và Thai Lan đã có nhữngbiện pháp quản lý đặc biệt và đã gặt hái được những thành công quan trọng trongnhững năm qua.

1.5.2.1 Philippin:

Thành lập 3 cơ quan chuyên trách, độc lập thuộc Bộ Lao động và việc làm:

- Ban phát triển việc làm ngoài nước: chịu trách nhiệm quản lý mọi hoạt động vềtuyển mộ và bố trí lao động trên đất liền.

- Hội đồng thuỷ thủ quốc gia: chịu trách nhiệm về quản lý mọi hoạt động của cácdoanh nghiệp tuyển mộ thuỷ thủ đi làm việc trên biển.

- Văn phòng dịch vụ việc làm: chịu trách nhiệm quản lý, theo dõi các tổ chứctuyển dụng đã được cấp giấy phép trong việc bố trí việc làm ngoài nước cho đến khi

Trang 19

kết thúc hợp đồng.

Chính phủ Philippin thực hiện quản lý các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhânbằng một cơ quan quản lý duy nhất là Cục Quản lý việc làm ngoài nước Cơ quan nàychịu trách nhiệm về phát triển thị trường và cấp giấy phép, giám sát các doanh nghiệpđã được cấp giấy phép Hỗ trợ người lao động trước khi đi lao động ở nước ngoài, tạinơi làm việc và sau khi lao động về nước.

Nhằm thực hiện tốt các nhiện vụ trên, Chính phủ Philippin đã quy định tất cả việcthuê mướn, tuyển dụng lao động Philippin phải thông qua Cục Quản lý việc làm ngoàinước hoặc công ty tuyển mộ được cấp phép, phải tổ chức đào tạo và huấn luyện chongười lao động trước khi đi Cho phép xuất khẩu cả những lao động có trình độ đặcbiệt, thành lập các quỹ lao động, quảng cáo và tổ chức đăng ký nguồn(1) nhưng phảinói rõ nguồn và không được thu lệ phí của người lao động đến tuyển Chính phủPhilippin cũng quy định: Đối với các doanh nghiệp muốn được cấp giấy phép xuấtkhẩu lao động phải có giấy phép đăng ký kinh doanh, đồng thời phải có khả năng vềtài chính, có tài sản thế chấp từ 12.500USD trở lên, phải nộp một khoản tiền đặt cọc5000USD, phải nộp một khoản tiền bảo lãnh là 7.500USD và lệ phí xin cấp giấy phép300USD cùng với đơn xin cấp giấy phép Giấy phép có giá trị trong vòng 24 tháng kểtừ ngày cấp và có thể gia hạn bằng với thời gian giá trị giấy phép Giấy phép phảiđược tuân thủ theo các điều kiện sau:

- Không được phép chuyển nhượng, giấy phép được cấp cho loại lao động nào thì

(1)Nguồn tuyển lao động.

http://tailieutonghop.com

Trang 20

chỉ được phép tuyển loại lao động đó Những thay đổi về nhân sự, trụ sở giao dịch,phải báo cáo và được sự chấp thuận của Cục Việc làm ngoài nước.

Chính phủ Philippin cũng đã có những quy định hết sức chặt chẽ trong việc đảmbảo quyền lợi của người lao động và lợi ích quốc gia như quy định về thủ tục, tiêuchuẩn tuyển người lao động đi nước ngoài làm việc

Trong hoạt động xuất khẩu lao động, Chính phủ Thái Lan thực hiện hai chức năng:- Điều phối các hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân trong xuất khẩu lao động(kể cả trong nước lẫn ngoài nước).

- Văn phòng quản lý lao động ngoài nước thuộc Tổng cục lao động (Bộ Nội vụ),là cơ quan Chính phủ cao nhất thực hiện các chức năng trên, có nhiệm vụ cấp giấyphép và quản lý các hoạt động của các doanh nghiệp đã được cấp giấy phép Chínhphủ Thái Lan cũng có chính sách hỗ trợ một phần quỹ phúc lợi cho người lao động, sốcòn lại người lao động phải đóng góp Quỹ này chủ yếu dùng để hỗ trợ hành chính và

Trang 21

tài chính cho người lao động trước khi đi và khi trở về gặp nhiều khó khăn như: Hồihương, tai nạn, chết và trợ cấp khó khăn cho người lao động.

Thái Lan cũng cho phép xuất khẩu những lao động có trình độ cao và cho phép mọicá nhân có thể tự tìm kiếm việc làm ở nước ngoài và Chính phủ cũng cho phép cácdoanh nghiệp xuất khẩu lao động thu một phần lệ phí xuất khẩu lao động nhưng chỉbằng 1 tháng lương của người lao động, nếu không đi được thì doanh nghiệp phảihoàn trả lại cho người lao động.

1.5.3 Những bài học kinh nghiệm.

1.5.3.1 Vai trò của Nhà nước.

Để có thể tồn tại và phát triển phù hợp với những xu hướng vận động của nề kinh tếthế giới và quá trình hội nhập kinh tế đang diễn ra trong khu vực và trên thế giới, xuấtkhẩu lao động càng phải nhận được sự quan tâm, hướng dẫn chỉ đạo đặc biệt từ phíaNhà nước Cho nên muốn hay không muốn thì vai trò của nhà nước trong bối cảnhhiện nay và kể cả trong tương lai vẫn đóng một vai trò quan trọng và cần thiết trongviệc hoạch định chính sách phát triển xuất khẩu lao động, nhằm đáp ứng những yêucầu cấp thiết trong tình hình mới Thực tế đã chứng minh, càng ngày xuất khẩu laođộng càng được các chuyên gia đưa vào hoạch định chính sách phát triển kinh tế, coixuất khẩu lao động là một trong các ngành kinh tế mũi nhọn, quan trọng của đất nướctrong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của nước mình Do đó để thực hiệntốt những mục tiêu có tính chất chiến lược đã được hoạch định, Nhà nước phải ban

http://tailieutonghop.com

Trang 22

hành hệ thống luật pháp, cơ chế và chính sách nhằm:

+ Tạo hành lang pháp lý cho hoạt động xuất khẩu lao động phát triển.

+ Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu lao động phát triển.+ Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động…

1.5.3.2 Thu nhập và quyền lợi kinh tế, vấn đề không chỉ đối với người lao động.

Trong một vài thập kỷ trở lại đây, vấn đề nguồn thu ngoại tệ thu được(1) từ lao độngxuất khẩu đã có tác động sâu sắc đến sự phát triển của nhiều quốc gia xuất khẩu laođộng, trong đó có Việt Nam chúng ta Trong điều kiện suy thoái nền kinh tế, chínhsách bảo hộ mậu dịch của các nước phát triển đã tạo nên sức ép lên cán cân thanh toáncủa những nước chậm và đang phát triển, thì nguồn kiều hối từ xuất khẩu lao động trởthành một nguồn quan trọng trong việc làm cân bằng cán cân thanh toán Bên cạnhđó, một số quốc gia đã đưa lượng kiều hối từ xuất khẩu lao động vào tính toán thunhập quốc dân Chính những vấn đề này buộc chúng ta phải thừa nhận vai trò tích cựcvà những thay đổi do xuất khẩu lao động đã mang lại cho tổng nguồn thu của nềnkinh tế quốc gia Vì vậy, không một quốc gia nào khi làm công tác xuất khẩu lao độnglại chỉ chú ý và đảm bảo thu nhập kinh tế, quyền lợi cá nhân người lao động, màkhông tính đến những lợi ích quốc gia.

1.5.3.3 Việc làm khi lao động trở về nước.

(1)Tiền lương của người lao động sau khi gửi về Việt Nam bắt buộc phải quy đổi ra VNĐ.

Trang 23

Thông thường, phần lớn các nước xuất khẩu lao động đều thuộc diện những nướckém, chậm và đang phát triển, đông dân, lao động dư thừa, thiếu vốn đầu tư sản xuấttrong nước, khan hiếm việc làm nên khó có khả năng thu hút và đáp ứng được nhu cầuviệc làm và thu nhập ổn định cho người lao động trong nước Do đó nên sau khi kết thúchợp đồng lao động trở về, có một bộ phận người lao động trước khi đi họ đã có việc làmổn định, nay trở về thường có tâm lý không trở lại nghề cũ mà tìm cách tiếp cận với côngviệc khác nhẹ nhàng và có thu nhập cao hơn Bên cạnh đó, một bộ phận những người laođộng khác, khi trở về họ thực sự không thể tự tìm kiếm được việc làm mới, kể cả trở lạinghề cũ hoặc tìm được những công việc có thu nhập không đáng kể Vì thế, phần lớntrong số họ lại mong muốn được tiếp tục đi xuất khẩu lao động một lần nữa Tuy vậy, dochúng ta chưa thực sự ý thức được vấn đề hậu xuất khẩu lao động, nên thường thì ngườilao động khi trở về nước lại phải bắt đầu tìm kiếm từ đầu một khi họ muốn tiếp tục ranước ngoài làm việc Chính vì vậy mà không phải ai muốn trở lại hoặc sang một nướckhác có điều kiện làm việc, thu nhập tốt hơn cũng có thể sang được Việc mong muốnđược tiếp tục ra nước ngoài làm việc vẫn còn là một chuyện cực kỳ khó khăn đối vớiphần đông người lao động, nên mới dẫn đến tình trạng người lao động bỏ trốn ra làmviệc và sống lưu vong ở chính nước mình đến lao động Trong khi đó, ở một số quốc giacùng xuất khẩu lao động như Philippine, Thái Lan, Pakistan… một khi người lao độngđã hoàn thành hợp đồng trở về, họ thường được chính doanh nghiệp vận động tái xuấtbằng những chính sách ưu tiên đặc biệt, nhằm khuyến khích người lao động tiếp tục trởlại nước cũ, hoặc là sang lao động ở một nước khác có điều kiện làm việc tốt hơn, nên có

http://tailieutonghop.com

Trang 24

rất nhiều lao động tham gia tái xuất, thậm chí có rất nhiều lao động cả đời chỉ đi lao độngở nước ngoài Đây là chính sách hậu xuất khẩu rất quan trọng mà các quốc gia này đãquan tâm và khai thác triệt để từ lâu, nó cũng có thể coi là biện pháp hạn chế thất nghiệphậu xuất khẩu mà Việt Nam chúng ta cần phải quan tâm và phát triển hơn nữa.

Chương 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ

2.1 Đặc điểm cơ bản của lao động Việt Nam và các thị trường xuất khẩu lao động.

2.1.1 Đặc điểm cơ bản của lao động Việt Nam.

So với lao động cùng loại của các nước xuất khẩu lao động, lao động Việt Nam đượcgiới chủ đánh giá cao, tuy nhiên cũng có một số đặc điểm nổi bật cũng như hạn chế sau.

Trang 25

- Thể lực yếu, chưa thích nghi được với cường độ lao động công nghiệp.- Ngoại ngữ kém.

- Ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao.

2.1.2 Đặc điểm của thị trường xuất khẩu lao động Việt Nam.

Nhìn chung, về thị trường xuất khẩu lao động Việt Nam khá đa dạng, lao động ViệtNam đã có mặt ở hầu hết khắp các khu vực cũng như Châu lục trên thế giới Tuynhiên, cho đến thời điểm này, thị trường xuất khẩu lao động của Việt Nam tập trungchủ yếu ở một số nước trong khu vực Những thị trường này đều có khoảng cách gầngũi về địa lý, có nhiều điểm tương đồng về truyền thống văn hoá cũng như khí hậu…

Một số quốc gia như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia hiện đang và sẽcòn tiếp tục tiếp nhận lao động Việt Nam với số lượng lớn Đặc biệt là thị trườngMalaysia và thị trường Đài Loan, đây là hai thị trường rất có thiện cảm với lao độngViệt Nam, cho nên thay vì tiếp nhận lao động các nước khác, nay họ chuyển dần sangtiếp nhận lao động Việt Nam với số lượng lớn cho mọi ngành nghề khác nhau HànQuốc và Nhật Bản cũng được coi là hai thị trường khá dễ tính trong việc tiếp nhận laođộng Việt Nam Do yêu cầu về tiêu chuẩn lao động không cao, nên phần lớn lao độngViệt Nam đều có đủ điều kiện về thể lực, trí lực cũng như trình độ tay nghề để đápứng Hơn nữa, xu hướng của các thị trường nêu trên trong những năm tới, sẽ vẫn còntiếp nhận lao động giản đơn Bên cạnh đó họ cũng có khả năng tiếp nhận nhiều laođộng có trình độ cao cho các lĩnh vực như: Phần mềm tin học.

http://tailieutonghop.com

Trang 26

Đối với các thị trường khác, tuy số lượng tiếp nhận không lớn như các thị trườngtrong khu vực, do nhu cầu tiếp nhận, khác xa nhau về truyền thống văn hoá, tôn giáo vàcách xa nhau về mặt địa lý, song cũng cho thấy đây là những thị trường khá dễ tính vàđầy tiềm năng, rất có khả năng tiếp nhận nhiều lao động của ta trong những năm tới

2.2 Thực trạng hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam qua các thời kỳ.

Việt Nam bắt đầu xuất khẩu lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài từnhững năm 1980, từ đó đến nay, cùng với sự đổi mới chung về cơ chế quản lý kinh tếcủa đất nước, cơ chế xuất khẩu lao động cũng đã có nhiều thay đổi, phù hợp với tìnhhình phát triển của đất nước và quan hệ quốc tế trong từng thời kỳ Nhìn chung, hoạtđộng xuất khẩu lao động Việt Nam đã đạt được những yêu cầu quan trọng, góp phầntích cực vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Có thể nói, hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia của Việt Nam được chiathành ba thời kỳ:

Trang 27

những chủ trương, chính sách rất rõ ràng về vấn đề này:

Năm 1979 Ban Bí thư Trung ương Đảng và Thường vụ Hội đồng Chính phủ chínhthức giao cho Bộ Lao động và Uỷ ban kế hoạch Nhà nước, nghiên cứu tiến hành đàmphán với một số quốc gia XHCN về trao đổi, hợp tác lao động.

- Ngày 11/02/1980 hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 46/CP về việc đưa cánbộ, công nhân đi bồi dưỡng, nâng cao trình độ và làm việc có thời hạn ở các nước Xãhội Chủ nghĩa

- Ngày 29/11/1980 hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 362/CP về việc hợp tácsử dụng lao động với các nước XHCN, đáp ứng một phần yêu cầu lao động của cácnước anh em, giải quyết việc làm cho một bộ phần thanh niên chưa có việc làm.

- Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, trong báo cáo của Ban Chấp hành Trungương Đảng về phương hướng, mục tiêu chủ yếu phát triển kinh tế – xã hội trong 5năm 1986 – 1990, hợp tác lao động đã được xác định là một trong 3 chương trình kinhtế lớn; mở rộng việc đưa lao động ra nước ngoài bằng nhiều hình thức thích hợp

Mục tiêu.

- Chủ yếu là đưa cán bộ, công nhân viên đi bồi dưỡng, nâng cao trình độ tay nghề,nắm vững những kỹ thuật then chốt, phức tạp, tinh vi trong quy trình chế tạo sảnphẩm và trong cả dây chuyền công nghệ, hoặc nắm vững những kiến thức và tay nghềcần thiết để có thể tự mình thiết kế và chế tạo những sản phẩm mới.

http://tailieutonghop.com

Trang 28

- Phát huy mọi tiềm năng lao động và chất xám, giải quyết việc làm, tăng thu nhậpcho người lao động và tăng nguồn thu ngoại tệ cho Đất nước.

2.2.1.2 Kết quả xuất khẩu lao động.

Trong giai đoạn này, hoạt động xuất khẩu lao động chủ yếu dựa trên quan hệ hợptác sử dụng lao động giữa Việt Nam với các nước Xã hội Chủ nghĩa (XHCN) thôngqua các hiệp định Chính phủ và các thoả thuận giữa ngành với ngành Cơ chế xuấtkhẩu lao động chủ yếu dựa trên mô hình Nhà nước trực tiếp ký kết và triển khai tổchức thực hiện đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài

Từ 1980 – 1990, Việt Nam đã đưa đi được 265.501 lao động Trong tổng số 265.501lao động đã đưa đi, phần lớn lao động của ta chủ yếu được đưa sang 4 nước XHCN

(Liên Xô, CHDC Đức, Tiệp Khắc và Bungari) với tổng số lao động là: 240.301 người,

trong đó có 91.955 lao động nữ, chiếm 38,26% và trong tổng số 240.301 lao động đãgửi đi chỉ có 101.084 người đã có nghề(1) chiếm 42,06% Số lao động còn lại trước khiđi, phần lớn là không nghề(2) bằng 57,94% tổng số lao động đưa sang 4 nước này.Ngoài số lao động gửi sang các nước XHCN, Nhà nước ta còn gửi 25.200 lao độngsang làm việc ở các nước khác thuộc khu vực vùng Vịnh và Châu Phi

Tiến độ đưa lao động Việt Nam làm việc tại các nước XHCN được thể hiện quabảng số (1) dưới đây.

(1)Lao động đã qua đào tạo nghề.

(2)Lao động chưa qua đào tạo nghề.

Trang 29

Bảng số (1):

Kết quả xuất khẩu lao động Việt Nam sang cỏc nước XHCN từ 1980 - 1990.

n v tớnh: (Ngi).Đơn vị tớnh: (Người).ị tớnh: (Người).ười).

Số lượngLao động

NữLao độngcú nghề

Lao độngkhụng nghề

Tỷ lệ (%)lao động cú

Nguồn: Cục Quản lý Lao động với Nước ngoài – Bộ Lao động TB&XH.

Hỡnh (1): Mụ tả kết quả Xuất khẩu lao động Việt Nam thời kỳ (1980 - 1990).

(*)Khụng bao gồm 25.200 lao động tại cỏc nước ở (Trung Đụng và Chõu Phi)

http://tailieutonghop.com

20230 2597012402

44895008 9012

Lao động xuất khẩuLao động Nữ Lao động có nghề

Trang 30

Qua kết quả xuất khẩu lao động Việt Nam thời kỳ từ 1980 – 1990 trên đây, ta nhậnthấy một số vấn đề sau:

Trong giai đoạn này, mặc dù chúng ta phải đối mặt với không ít những khó khăn vềkinh tế lẫn chính trị, song công tác xuất khẩu lao động và chuyên gia của chúng tacũng đã đạt được những kết quả quan trọng bước đầu làm tiền đề xúc tiến và pháttriển cho xuất khẩu lao động Việt Nam trong những năm kế tiếp.

Nhìn chung, số lượng lao động Việt Nam đưa đi hàng năm theo Hiệp Định Chínhphủ và các thoả thuận giữa ngành với ngành không phải là cố định Số lượng lao độngđã được đưa đi cao nhất phải nói đến các năm 1981, 1982 và đặc biệt là các năm từ1987 - 1989 Năm 1980 số lao động Việt Nam được đưa đi 100% là lao động có nghề,còn kể từ năm 1981 – 1990 số lượng lao động không nghề đưa đi ngày một tăng lên,chiếm 57,94% trong tổng số lao động Việt Nam được đưa sang 4 nước XHCN trongcả thời kỳ Lý do chính của tình trạng này là do yêu cầu của phía Chính phủ các nướctiếp nhận lao động Việt Nam không yêu cầu cao về trình độ tay nghề của lao động.Phần lớn các nước này phân phối ngay lao động Việt Nam vào các nhà máy, cơ sở sảnxuất Họ tự kèm cặp, đào tạo(1) cho lao động ta để trở thành công nhân thực thụ Đâylà một đặc điểm rất đặc biệt của lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài kể

(1)Đào tạo ngoại ngữ, nghề nghiệp… trong vòng từ 1 – 2 năm.

Trang 31

từ trước đến nay Nó cũng rất khác biệt so với hoạt động đưa lao động ra nước ngoàicủa các nước trong khu vực như Philippin, Thailand… trong cùng khoảng thời giannày

Ngoài các nước XHCN nhà nước ta còn đưa 25.200 lao động sang cả các nướckhác Nhưng chủ yếu là tập trung ở các nước vùng Vịnh và các nước thuộc Châu Phi.Lao động đưa sang các nước vùng Vịnh là 18.000 người và Châu Phi (Libya, Angieria,Angola, Mozambiq, Congo, Madagasca) là 7.200 người.

Bảng số (2): Phân bố lao động Việt Nam tại 4 quốc gia XHCN từ 1980 1990.

-n v tí-nh: (Ngi).Đơn vị tính: (Người).ị tính: (Người).ười).

Quốc gia tiếpnhận lao động

Việt Nam

Tổng sốLao độngtiếp nhận

Trong đó

(%) Nữ

Lao độngcó nghề

Tỷ lệ (%)lao động có

Trang 32

Như vậy, trong thời kỳ này thị trường xuất khẩu lao động của chúng ta tập trungchủ yếu vào thị trường các nước XHCN như trong bảng số (2) đã chỉ rõ Phần lớn laođộng của ta đưa sang 4 quốc gia, chủ yếu tập trung ở Liên Xô và CHDC Đức Haiquốc gia còn lại về số lượng lao động đến làm việc không lớn bằng Liên Xô vàCHDC Đức, nhưng cũng cho thấy đây là hai thị trường cũng không kém phần quatrọng trong hệ thống các nước mà lao động Việt Nam được đưa đến lao động.

Về độ tuổi của số lao động trên khi gửi đi, theo quy định là từ 18 – 40 tuổi Đâyđược coi là độ tuổi có nhiều khả năng tốt về thể lực, trí lực và năng lực làm việc khi đilao động ở nước ngoài Thực tế cho thấy, ở một số nước có xuất khẩu lao động, họcũng lựa chọn lao động trong độ tuổi này để đưa đi Do đó, sau khi kết thúc thời hạnlao động trở về, người lao động vẫn còn có thể tiếp tục tái xuất hoặc làm việc ở trongnước tuỳ theo khả năng của mình.

Về cơ cấu ngành nghề của lao động Việt Nam tại 4 quốc gia, được thể hiện trongbảng số (3) dưới đây:

Bảng số (3): Cơ cấu ngành nghề của lao động Việt Nam tại 4 quốc giaXHCN

Trang 33

từ 1980 - 1990 theo các nhóm ngành chính.

n v tính: (Ngi).Đơn vị tính: (Người).ị tính: (Người).ười).

Quốc gia tiếp nhận lao động Việt Nam

Liên Xô CHDCĐức

Nguồn: Cục Quản lý Lao động với Nước ngoài – Bộ Lao động TB&XH.

Có thể thấy rằng, cơ cấu ngành nghề ở 4 quốc gia trên tương đối đa dạng, nhưngchưa mang tính đa dạng về loại, nhóm lao động Việc làm của lao động Việt Namđảm trách có tới hơn 90% là lao động giản đơn, chủ yếu là lao động trong lĩnh vựccông nghiệp và xây dựng Tuy nhiên cơ cấu ngành nghề này không phải do lao độngViệt Nam được đào tạo từ trong nước, mà phần lớn là do các nước tiếp nhận lao độngcủa ta tự kèm cặp, đào tạo và sử dụng cho đến khi kết thúc thời hạn lao động Chúng

http://tailieutonghop.com

Trang 34

ta cũng phải thừa nhận rằng, lao động có nghề của ta chỉ chiếm 42,06% và số laođộng không nghề chiếm tới 57,94% so với tổng số lao động đưa đi.

Như vậy, qua kết quả xuất khẩu lao động Việt Nam trong thời kỳ này đã cho thấy,chất lượng lao động xuất khẩu của ta đã được nâng lên rõ rệt, điều này được thể hiệnqua kết quả xuất khẩu tăng dần từng năm, khẳng định lao động Việt Nam đã có thểđáp ứng nhu cầu về lao động của nước tiếp nhận trong nhiều lĩnh vực.

2.2.2 Thời kỳ (1991 – 1995).

2.2.2.1 Chủ trương và mục tiêu.

Cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990, các nước XHCN ở Đông Âu tiếpnhận lao động của ta đều xảy ra những biến động lớn về chính trị, kinh tế xã hội.Nhiều nước ở Châu Phi có lao động Việt Nam làm việc cũng gặp khủng hoảng kinh tếxã hội và chính trị, còn ở Trung Đông lại phải đối đầu với cuộc chiến tranh Iraq Vì vậymà hầu hết các nước này không còn nhu cầu tiếp nhận lao động Việt Nam, thậm chí cótiếp nhận nhưng đứt quãng và số lượng cũng không đáng kể Trước những biến độngbất ổn đó, để có thể tiếp tục duy trì và phát triển xuất khẩu lao động, Chính phủ đãkhẳng định: phải tiếp tục mở rộng hợp tác quan hệ quốc tế, trong đó hợp tác về xuấtkhẩu lao động vẫn được coi như là một ngành kinh tế mang lại nhiều lợi ích cho quốcgia.

Chủ trương.

Trang 35

Mở rộng và hướng xuất khẩu lao động sang các nước trong khu vực và trên thếgiới, đưa lao động Việt Nam ra nước ngoài bằng nhiều hình thức thích hợp, coi đó làmột bộ phận hữu cơ của chương trình lao động việc làm quốc gia.

- Ngày30/6/1988 Hội đồng Bộ trưởng đã ra Chỉ thị số 108/CT – HĐBT về việc mởrộng hợp tác lao động, là một nhiệm vụ kinh tế quan trọng, có ý nghĩa chiến lược lâu dài.- Ngày 20/01/1995 Chính phủ ban hành Nghị định số 07/NĐ - CP đã khảng định:Đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là một hướng giảiquyết đúng đắn…

Mục tiêu.

Nhằm duy trì xuất khẩu lao động, phát huy mọi tiềm năng lao động và chất xám,giải quyêt việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và tăng nguồn thu ngoại tệ choĐất nước.

2.2.2.2 Kết quả xuất khẩu lao động.

Khác với thời kỳ đầu, cơ chế xuất khẩu lao động Việt Nam trong thời kỳ này đãđược đổi mới, trong đó phân định rõ chức năng quản lý của nhà nước và chức năngkinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động Nhà nước thống nhất xuất khẩu lao động bằngcác chính sách và quy định pháp lý Các tổ chức kinh tế được nhà nước cấp giấy phépthực hiện hoạt động kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động thông qua các hợp đồngký kết với bên nước ngoài Do vậy mà khắc phục được những khó khăn và đạt đượcmột số kết quả khích lệ bước đầu và điều này được thể hiện rõ qua bảng số (4) kết quả

http://tailieutonghop.com

Trang 36

xuất khẩu lao động dưới đây.

Bảng số (4): Kết quả xuất khẩu lao động Việt Nam từ 1991 - 1995.

n v tính: (Ng i).Đơn vị tính: (Người) ị tính: (Người) ười).

Số lượngLao động

NữTỷ lệ (%)Nữ

Lao độngcó nghề

Tỷ lệ (%)lao động có

Nguồn: Cục Quản lý Lao động với nước ngoài – Bộ Lao động TB&XH.

Hình (2): Mô tả kết quả Xuất khẩu lao động và chuyên gia Việt Nam thời kỳ (1991 - 1995).

Trang 37

Qua kết quả xuất khẩu lao động thời kỳ từ 1991 – 1995 trên đây, ta nhận thấy mộtsố vấn đề sau:

Nhìn chung, số lượng lao động xuất khẩu của ta đưa đi hàng năm là rất thấp so vớicác năm xuất khẩu trong thời kỳ trước, đồng thời số lượng lao động xuất khẩu cũngkhông cố định mà luôn có sự biến đổi theo từng năm cụ thể Số lượng lao động xuấtkhẩu thấp nhất trong thời kỳ này là năm 1992, ta chỉ đưa đi được 810 lao động; trongđó có 79 người là lao động Nữ, chiếm 33,33% và 423 lao động đã có tay nghề, chiếm52,22% trong tổng số lao động được đưa đi năm 1992 Năm 1991 được coi là năm cótiến bộ hơn, nhưng số lượng lao động đưa đi cũng chỉ dừng lại ở con số 1.022 laođộng; Trong đó, 133 lao động Nữ, chiếm 34.05% và 520 người là lao động đã qua đàotạo, chiếm 51% trong tổng số lao động được đưa đi trong năm 1991 Tình trạng trì trệ

Trang 38

này đã được khắc phục bằng các kết quả số lượng lao động xuất khẩu tăng dần trongcác năm từ 1993 – 1995 Năm 1993 ta xuất khẩu được 3.960 lao động; trong đó có480 lao động Nữ, chiếm 33,58% và 2.341 lao động có nghề, chiếm 59,16% trong tổngsố lao động được đưa đi trong năm 1993 Năm 1994 ta xuất khẩu được 9.230 laođộng; trong đó có 980 lao động Nữ, chiếm 41,60% và 5.489 lao động có tay nghề,chiếm 50,69% trong tổng số lao động được đưa đi trong năm 1994 10.050 là con sốlao động xuất khẩu cao nhất mà xuất khẩu lao động Việt Nam đã đạt được trong cảthời kỳ; trong đó có 1.715 người là lao động Nữ, chiếm 46,26% và 5.489 lao động đãcó nghề, chiếm 54,61% trong tổng số lao động đã được đưa đi trong năm 1995

Số liệu cũng cho thấy: tỷ lệ (%) lao động Nữ còn rất thấp so với tổng số 25.072 laođộng được đưa đi trong cả thời kỳ, khoảng 3.387 người, chiếm 13,51% Bên cạnh đó,tỷ lệ lao động có tay nghề lại tăng lên đáng kể, khoảng 13.452 người, chiếm 53,65%.Như vậy, tỷ lệ lao động có tay nghề trong thời kỳ này cao hơn hẳn so với thời kỳ đầu1980 – 1990 là 11,59% còn tỷ lệ (%) lao động Nữ lại giảm xuống, khoảng 24,75% sovới thời kỳ đầu.

Về phân bố của lao động Việt Nam tại thị trường các nước trên, được thể hiện quabảng số(5) dưới đây:

Bảng số (5): Phân bố lao động Việt Nam tại các quốc gia từ 1991 - 1995.

Trang 39

n v tính: (Ng i) Đơn vị tính: (Người) ị tính: (Người) ười).

Quốc gia tiếp nhậnlao động Việt Nam

Tổng sốLao độngtiếp nhận

Trong đó

NữTỷ lệ (%)Nữ

Lao độngcó nghề

Tỷ lệ (%)lao động có

Nguồn: Cục Quản lý Lao động với nước ngoài – Bộ Lao động TB&XH.

Có thể nói, mật độ phân bố của lao động Việt Nam ta trên các thị trường là khá đadạng Trong đó bao gồm cả những nước trước kia vốn dĩ là thị trường truyền thốngcủa ta và lao động Việt Nam bước đầu đã tiếp cận được với các thị trường mới trongkhu vực cũng như trên thế giới.

Số liệu cũng cho thấy lao động của ta chủ yếu tập trung ở một số các thị trường

http://tailieutonghop.com

Trang 40

mới(1) như: Hàn Quốc 11.512 lao động, Libya 6.183 lao động, Lào 2.966 và Nhật Bảnlà 1.499 lao động Trong các thị trường còn lại, riêng hai thị trường Đài Loan vàMalaysia tuy số lượng lao động tiếp nhận chưa nhiều song cũng cho thấy đây là haithị trường rất có triển vọng đối với lao động Việt Nam

Cũng giống như thời kỳ đầu, độ tuổi lao động xuất khẩu Việt Nam đã đưa đi trongthời kỳ này, vẫn chủ yếu nằm trong độ tuổi khoảng từ 18 – 40.

Về cơ cấu ngành nghề của lao động Việt Nam tại các quốc gia trên, được phản ánhtrong bảng số (6) dưới đây:

Biểu bảng (6): Cơ cấu ngành nghề của lao động Việt Nam tại các quốc gia từ 1991 - 1995 theo các nhóm ngành chính.

n v tính: (Ng i) Đơn vị tính: (Người) ị tính: (Người) ười).Ngành

CácNK

Ngày đăng: 30/11/2012, 16:50

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng số (2):  Phân bố lao động Việt Nam tại 4 quốc gia XHCN từ 1980 -  1990. - Biện pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả XK lao động VN trong những năm tới.doc
Bảng s ố (2): Phân bố lao động Việt Nam tại 4 quốc gia XHCN từ 1980 - 1990 (Trang 32)
Bảng số (4): Kết quả xuất khẩu lao động Việt Nam từ 1991 - 1995. - Biện pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả XK lao động VN trong những năm tới.doc
Bảng s ố (4): Kết quả xuất khẩu lao động Việt Nam từ 1991 - 1995 (Trang 37)
Bảng số (5): Phân bố lao động Việt Nam tại các quốc gia từ 1991 - 1995. - Biện pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả XK lao động VN trong những năm tới.doc
Bảng s ố (5): Phân bố lao động Việt Nam tại các quốc gia từ 1991 - 1995 (Trang 40)
Bảng số (7): Kết quả xuất khẩu lao động Việt Nam từ 1996 đến nay. - Biện pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả XK lao động VN trong những năm tới.doc
Bảng s ố (7): Kết quả xuất khẩu lao động Việt Nam từ 1996 đến nay (Trang 46)
Bảng số (8): Phân bố lao động Việt Nam tại các quốc gia từ 1996 - Nay. - Biện pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả XK lao động VN trong những năm tới.doc
Bảng s ố (8): Phân bố lao động Việt Nam tại các quốc gia từ 1996 - Nay (Trang 49)
Bảng số (9):  Cơ cấu ngành nghề của lao động Việt Nam tại các quốc gia từ     1991 - Nay theo các nhóm ngành chính. - Biện pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả XK lao động VN trong những năm tới.doc
Bảng s ố (9): Cơ cấu ngành nghề của lao động Việt Nam tại các quốc gia từ 1991 - Nay theo các nhóm ngành chính (Trang 51)
Sơ đồ Quy trình xuất khẩu lao động Việt Nam trong giai đọan hiện nay. - Biện pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả XK lao động VN trong những năm tới.doc
uy trình xuất khẩu lao động Việt Nam trong giai đọan hiện nay (Trang 97)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w