1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Chẩn đoán và can thiệp trẻ em tự kỷ vẫn còn bỏ ngỏ ppt

4 777 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 120,71 KB

Nội dung

Chẩn đoán can thiệp trẻ em tự kỷ vẫn còn bỏ ngỏ Theo các số liệu điều tra của một vài nơi cho thấy tỉ lệ trẻ em mắc bệnh tự kỷ ngày càng gia tăng. Thế nhưng, điều đáng lo ở đây là việc chẩn đoán, can thiệp vẫn còn bị bỏ ngỏ, mỗi nơi có một cách điều trị. Bài 1: Hoang mang chẩn đoán BS Hoàng Vũ Quỳnh Trang, khoa tâm lý BV Nhi Đồng 1 TP.HCM nói: “Hàng năm chúng tôi phát hiện khoảng 1.700 – 2.000 trẻ rối loạn phổ tự kỷ, nhưng số trẻ mắc dường có xu hướng như ngày một tăng”. Đó là ghi nhận ở một bệnh viện, con số của cả TP.HCM cả nước chắc chắn rất nhiều. Nhiều như thế, nhưng vấn đề đặt ra ở đây là việc kết luận chẩn đoán một trẻ tự kỷ lại khá mù mờ. Số trẻ mắc tự kỷ ngày càng tăng. Không ai kết luận cuối cùng! Cách đây năm năm, anh N., ngụ tại quận 1 – TP.HCM, thấy con trai gần hai tuổi của mình có biểu hiện kỳ lạ. Anh mang con đến khám ở một bệnh viện, ở đây bác sĩ cho biết bé có nét tự kỷ, nhưng không thể kết luận chắc chắn vì bé còn nhỏ. Sốt ruột, anh đưa con đến một chuyên viên tâm lý bên ngoài, người này “phán” ngay con anh bị tự kỷ nặng. Gặp anh N. ngày 14/3/2013, anh nói: “Thật tình dù đi một số nơi sau đó ai cũng nói bé bị chứng tự kỷ, nhưng để xác nhận chắc chắn thì chưa ai đưa ra kết luận cuối cùng”. Trường hợp con anh N. không phải cá biệt. T., một kỹ sư có con được chẩn đoán bị tự kỷ, tỏ ra rất hiểu biết: “Ở TP.HCM có hai bệnh viện nhi đồng có khoa tâm lý là nơi nhận khám trẻ tự kỷ. Nhưng tự kỷ đâu phải là hội chứng tâm lý. Theo tôi tìm hiểu, có trẻ bị vấn đề khác, nhưng lại được chẩn đoán nhầm là tự kỷ. Ngược lại, có trẻ bị tự kỷ nhưng lại bị chẩn đoán nhầm sang vấn đề khác, vì thế bỏ qua cơ hội can thiệp cho trẻ”. Tâm trạng hoang mang của phụ huynh có con bị vấn đề tự kỷ là có thật. Một khảo sát của đại học Sư phạm TP.HCM trên 60 phụ huynh có con phát hiện bệnh tự kỷ cho thấy: 70% phụ huynh không hài lòng khi trẻ được chẩn đoán quá nhanh 80% phụ huynh lúng túng khi nhận được những kết quả chẩn đoán khác nhau từ các cơ sở y tế, giáo dục! Can thiệp chưa đúng Cử nhân Hoàng Văn Quyên, khoa vật lý trị liệu phục hồi chức năng bệnh viện Nhi Đồng 1 – TP.HCM, nơi nhận can thiệp nhiều trẻ tự kỷ nói: “Tại những nước tiên tiến, để chẩn đoán một trẻ tự kỷ phải cần đến một nhóm chuyên viên gồm bác sĩ nhi khoa, bác sĩ tâm thần nhi khoa, chuyên viên tâm lý, chuyên viên âm ngữ trị liệu, chuyên viên hoạt động trị liệu nhà xã hội học. Mỗi người kiểm tra một khía cạnh khác nhau của trẻ, sau đó họ mới ngồi lại thảo luận với nhau đưa ra chẩn đoán cuối cùng”. Do tự kỷvấn đề khá mới mẻ, nên làm theo bài bản nước ngoài có lẽ là chuyện dài lâu. Thế nhưng, điều đáng lo ở đây là do khâu chẩn đoán chưa chuẩn mực, nên việc can thiệp cho trẻ sau đó là chuyện bỏ ngỏ. Tại TP.HCM, trong vài năm trở lại đây ngoài cơ sở nhà nước – chủ yếu là bệnh viện nhi khoa – nhiều cơ sở nhân cũng mở các lớp giáo dục chuyên biệt cho trẻ tự kỷ với những quảng cáo rất kêu như: “áp dụng các phương pháp can thiệp hàng đầu thế giới”, “có đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm”. Thế nhưng ai thẩm định các cơ sở này về mặt chuyên môn, ai đánh giá hiệu quả các phương pháp can thiệp là điều đáng đặt ra. H., một bác sĩ có con bị tự kỷ, chia sẻ kinh nghiệm: “Khi con tôi được chẩn đoán bị tự kỷ, nghe người quen giới thiệu, tôi đưa đến một số cơ sở nhân để được can thiệp. Nhưng sau một thời gian dài cháu không hề tiến bộ. Sau đó tôi đưa con đến một bệnh viện công lập, ở đây tuy chật chội, nhưng cháu được điều trị bằng các phương pháp tích cực, đến nay cháu đã nói được nhiều từ biết nghe. Thực tế hiện nay có nhiều trường nhân chữa tự kỷ, nhưng tất cả chỉ mới dừng lại ở mức đáp ứng nhu cầu xã hội, thiên về chăm sóc hơn là trị liệu”. . Chẩn đoán và can thiệp trẻ em tự kỷ vẫn còn bỏ ngỏ Theo các số liệu điều tra của một vài nơi cho thấy tỉ lệ trẻ em mắc bệnh tự kỷ ngày càng. hiểu, có trẻ bị vấn đề khác, nhưng lại được chẩn đoán nhầm là tự kỷ. Ngược lại, có trẻ bị tự kỷ nhưng lại bị chẩn đoán nhầm sang vấn đề khác, vì thế bỏ qua

Ngày đăng: 09/03/2014, 10:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w