PHẦN MỞ ĐẦU ĐẶT VẤN ĐỀ Quảng Bình là tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ, có bờ biển dài 116,04km, vùng đặc quyền lãnh hải có diện tích khoảng 20.000km2, gấp hơn 2,5 lần diện tích đất liền, có 5 đảo nhỏ là: Hòn La, Hòn Gió, Hòn Nồm, Hòn Cỏ, Hòn Vũng Chùa; có 5 cửa sông chính đổ ra biển, trong đó có cửa sông Gianh và sông Nhật Lệ, lại nằm ở cửa ngõ phía nam của Vịnh Bắc Bộ nên nguồn lợi hải sản đa dạng và phong phú với trên 1600 giống, loài. Trữ lượng hải sản ước tính 20 triệu tấn, đặc biệt có nhiều loài hải sản quý hiếm có giá trị kinh tế và giá trị xuất khẩu cao. Đó là những tiềm năng và lợi thế để phát triển nghề khai thác hải sản. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2010-2015 đã xác định một trong những nhiệm vụ chủ yếu là: "Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo tinh thần Nghị quyết lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương khóa X về "Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020" với tốc độ nhanh, bền vững, hiệu quả, cơ cấu ngành nghề phù hợp, đa dạng, từng bước hiện đại. Phấn đấu đến năm 2015, nâng tỷ trọng của kinh tế biển đạt khoảng 16% GDP của tỉnh", "Khai thác tiềm năng, thế mạnh các nguồn lực để phát triển kinh tế biển, trong đó phát triển ngành thuỷ sản thực sự trở thành một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Đầu tư, nâng cấp, cải tạo các cơ sở hậu cần nghề cá, cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền tránh, trú bão…” Khai thác nguồn lợi hải sản là một nghề có từ lâu đời của cộng đồng dân cư ven biển của tỉnh. Hiện nay Quảng Bình có 23 xã, phường thuộc 04 huyện và 01 thành phố có nghề khai thác và chế biến hải sản với trên 32 nghìn nhân khẩu. Trong những năm qua, nghề khai thác hải sản đã có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy vậy, so với tiềm năng và nguồn tài nguyên hải sản sẵn có thì sản lượng và giá trị khai thác còn thấp và chưa ổn định; phạm vi khai thác chủ yếu tập trung ở vùng lộng và ven bờ, quy mô nhỏ, một số trường hợp sử dụng các hình thức đánh bắt mang tính chất huỷ diệt làm suy giảm nguồn lợi hải sản. Nguồn vốn đầu tư mua sắm tàu thuyền, ngư lưới cụ phục vụ hoạt động khai thác, kỹ thuật đánh bắt còn hạn chế; dịch vụ hậu cần chưa đáp ứng yêu cầu. Giá trị chế biến thủy sản, kim ngạch xuất khẩu còn thấp. Lực lượng lao động trong ngành thủy sản và vùng ven biển chưa được phát huy; đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng ngư dân mặc dù đã từng bước được cải thiện, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn... Làm thế nào để nghề khai thác hải sản đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian hiện tại và tương lai là vấn đề được chính quyền tỉnh, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng như các địa phương có nghề khai thác hải sản hết sức quan tâm nhằm đề ra những chính sách và có giải pháp phù hợp thúc đẩy nghề khai thác phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Hàng năm Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình đều có báo cáo đánh giá tổng kết tình hình khai thác hải sản nhưng các báo cáo này chỉ đơn thuần là các chỉ tiêu thống kê về sản lượng khai thác, biến động của tàu thuyền, công tác quản lý tàu cá … Về nghiên cứu khoa học cho đến nay mới có một số đề tài đề cập đến từng mặt của hoạt động khai thác và thu nhập của hộ ngư dân tại một ít xã ven biển. Các đề tài này cũng chỉ dừng lại ở mức độ nêu lên hiện trạng nghề khai thác hải sản, ít đề cập đến việc đề xuất các chính sách cần thiết, cụ thể nhằm cải thiện và phát triển ngành này một cách bền vững. Xuất phát từ yêu cầu cần thiết trên, tác giả đã chọn đề tài: “Giải pháp chủ yếu phát triển nghề khai thác hải sản tỉnh Quảng Bình” để làm luận văn thạc sỹ. 2. Câu hỏi nghiên cứu 2.1. Vì sao phải phát triển nghề khai thác hải sản ở tỉnh Quảng Bình? 2.2. Tình hình khai thác hải sản ở Quảng Bình thời gian qua như thế nào? (Những kết quả đạt được? Những khó khăn tồn tại? Nguyên nhân?) 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển nghề khai thác hải sản? 2.4. Cần có những giải pháp nào để phát triển nghề khai thác hải sản của tỉnh trong thời gian tới? 3. Mục đích nghiên cứu 3.1. Mục đích chung Mục đích của luận văn là hệ thống hóa và bổ sung những vấn đề lý luận chung liên quan đến nghề khai thác hải sản, xác định xu thế phát triển hợp lý của nghề sản xuất này dựa trên điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương. Trên cơ sở đó gợi ý, đề xuất các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị, hộ gia đình ngư dân và các chủ tàu thực hiện một số giải pháp chính nhằm đảm bảo cho nghề khai thác hải sản của tỉnh phát triển bền vững. 3.2. Mục đích cụ thể - Phân tích thực trạng, kết quả đạt được, những khó khăn tồn tại, tìm ra các nhân tố, nguyên nhân ảnh hưởng đến nghề khai thác hải sản trên địa bàn. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế nghề khai thác hải sản tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu : - Các cơ quan quản lý nhà nước về khai thác hải sản - Các chủ tàu, hộ gia đình ngư dân khai thác hải sản - Phạm vi nghiên cứu + Không gian: Các huyện Quảng Trạch, Bố Trạch và thành phố Đồng Hới là các địa phương khai thác hải sản có sản lượng lớn nhất tỉnh Quảng Bình + Thời gian đánh giá thực trạng từ năm 2007-2010; + Các giải pháp đề xuất từ năm 2011-2015. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập số liệu - Thu thập số liệu thứ cấp: Niên giám thống kê, quy hoạch, kế hoạch ngành thủy sản, các đề tài, đề án, bài báo khoa học, công trình, tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu đã được công bố. - Số liệu sơ cấp: Phỏng vấn các chủ tàu, hộ ngư dân khai thác hải sản bằng phiếu điều tra khảo sát và bảng hỏi. Quá trình phỏng vấn kết hợp với quan sát và trao đổi kinh nghiệm về các vấn đề liên quan đến mục đích nghiên cứu. Thu thập thông tin từ các chuyên gia, chuyên viên quản lý ngành thủy sản tại Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh, cán bộ quản lý thủy sản các địa phương có nghề khai thác hải sản. 5.2. Tổng hợp số liệu Tiến hành phương pháp phân tổ theo các tiêu thức khác nhau tùy vào mục đích nghiên cứu. 5.3. Phương pháp phân tích số liệu + Phương pháp phân tích thống kê: Quá trình phân tích thống kê sẽ được tính toán thông qua các số tuyệt đối, số tương đối, tốc độ tăng bình quân. .. + Phương pháp toán kinh tế: Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm Excel và SPSS là phần mềm đã được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Mô hình kinh tế lượng được xây dựng thông qua hàm sản xuất Cobb-Douglas nhằm phân tích các yếu tố tác động tới hiệu quả hoạt động khai thác hải sản của tỉnh, từ đó đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm phát triển bền vững nghề khai thác hải sản. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài các phần mở đầu, kiến nghị và kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn gồm: Chương 1: Lý luận chung về ngành thuỷ sản và phát triển nghề khai thác hải sản . Chương 2: Thực trạng khai thác hải sản của tỉnh Quảng Bình trong thời kỳ 2007-2010. Chương 3: Giải pháp chủ yếu phát triển nghề khai thác hải sản của tỉnh
LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu kết nghiên cứu luận văn chưa bảo vệ học vị Tôi xin cam đoan rằng, giúp đỡ cho việc thực luận văn cảm ơn thông tin trích dẫn luận văn rõ nguồn gốc Huế, tháng năm 2011 Xác nhận giáo viên hướng dẫn Tác giả luận văn PGS TS Nguyễn Văn Phát Nguyễn Huệ ĐẠI HỌC KINH TÊ HUÊ i LỜI CẢM ƠN Trong trình thực luận văn, nhận giúp đỡ nhiều tập thể cá nhân Trước hết xin trân trọng cảm ơn Thầy giáo, PGS.TS Nguyễn Văn Phát, người trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này, xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phịng KHCN-HTQT-ĐTSĐH, thầy giáo, giáo, cán bộ, nhân viên Trường đại học Kinh tế Huế nhiệt tình giúp đỡ thời gian học tập thực đề tài Tôi xin bày tỏ biết ơn chân thành đến cán bộ, chuyên viên Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn, Sở kế hoạch đầu tư, Cục Thống kê, Chi cục khai thác bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản tỉnh Quảng Bình; cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phịng cửa Quốc tế cửa Gianh, Đồn biên phòng Nhật Lệ; Thạc sĩ Mai Hồng Ngọc, Thạc sĩ Phạm Sinh Bích; chủ tàu, hộ gia đình khai thác hải sản, bạn bè, đồng nghiệp giúp đỡ, động viên tạo điều kiện thuận lợi cho suốt q trình nghiên cứu hồn thành đề tài ĐẠI HỌC KINH TÊ HUÊ Do hạn chế nhiều mặt nên luận văn chắn thiếu sót định Tơi mong nhận ý kiến đóng góp thầy, giáo bạn đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện tốt Một lần xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Nguyễn Huệ TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ Họ tên học viên: Nguyễn Huệ Chun ngành: Kinh tế nơng nghiệp; Niên khố: 2009 - 2011 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Phát Tên đề tài: Giải pháp chủ yếu phát triển nghề khai thác hải sản tỉnh Quảng Bình Tính cấp thiết đề tài Khai thác nguồn lợi hải sản để sinh sống nghề có từ lâu đời cộng đồng dân cư ven biển tỉnh Trong năm qua, nghề khai thác hải sản có đóng góp quan trọng vào nghiệp phát triển kinh tế - xã hội Quảng Bình Tuy vậy, so với tiềm nguồn tài nguyên hải sản sẵn có sản lượng giá trị khai thác chưa cao Đời sống vật chất, tinh thần cộng đồng ngư dân bước cải thiện, cịn nhiều khó khăn Làm để nghề khai thác hải sản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội vấn đề quyền tỉnh, ngành, địa phương có nghề khai ĐẠI HỌC KINH TÊ HUÊ thác hải sản quan tâm nhằm đề sách phù hợp thúc đẩy nghề khai thác phát triển mang lại hiệu kinh tế cao Xuất phát từ yêu cầu cần thiết trên, chọn đề tài: “Giải pháp chủ yếu phát triển nghề khai thác hải sản tỉnh Quảng Bình” để làm luận văn thạc sỹ Phương pháp nghiên cứu - Điều tra, thu thập tài liệu thứ cấp tài liệu sơ cấp; tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu toán kinh tế; phương pháp chuyên gia chuyên khảo Kết nghiên cứu đóng góp khoa học luận văn Góp phần làm rõ vấn đề lý luận nhân tố ảnh hưởng đến khai thác hải sản Dựa vào luận khoa học để đánh giá thực trạng nhân tố ảnh hưởng đến khai thác hải sản Quảng Bình, đề xuất số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy nghề khai thác hải sản địa phương phát triển DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BQ Bình qn CNH Cơng nghiệp hố CN-XD Cơng nghiệp xây dựng CT – XH Chính trị xã hội CV Đơn vị công suất - Mã lực đ.vị nghề Đơn vị nghề FAO Tổ chức nông lương Liên Hiệp Quốc GDP Tổng sản phẩm quốc nội KH – CN Khoa học cơng nghệ KTBQ Khai thác bình qn KTHS Khai thác hải sản LĐ Lao động NGO Các tổ chức phi phủ NN PTNT Nơng nghiệp phát triển nông thôn ĐẠI HỌC KINH TÊ HUÊ NS Năng suất NSLĐ Năng suất lao động ODA Vốn viện trợ thức SXKD Sản xuất kinh doanh SXKTBQ Sản xuất khai thác bình quân tấn/CV/năm Tấn /đơn vị công suất/năm tấn/lđ/năm Tấn /lao động//năm TĐTTBQ Tốc độ tăng trưởng bình qn triệu đ/CV/năm Triệu đồng/đơn vị cơng suất/năm triệu đ/lđ/năm Triệu đồng/lao động/năm TM-DV Thương mại dịch vụ TSCĐ Tài sản cố định TTKT Tăng trưởng kinh tế UBND Uỷ ban nhân dân WTO Tổ chức Thương mại Thế giới DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ Sản lượng hải sản khai thác thời kỳ 2007-2010 52 Sơ đồ 2.2 Giá trị sản xuất khai thác hải sản khai thác thời kỳ 2007-2010 54 ĐẠI HỌC KINH TÊ HUÊ DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Trữ lượng hải sản, tiềm khả khai thác .41 Bảng 2.2: Tổng sản phẩm địa bàn theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế 41 Bảng 2.3: Cơ cấu kinh tế Quảng Bình giai đoạn 2007-2010 42 Bảng 2.4: Lao động làm việc ngành kinh tế thời kỳ 2007-2010 45 Bảng 2.5: Tổng hợp tàu thuyền KTHS toàn tỉnh thời kỳ 2007 -2010 47 Bảng 2.6: Trang bị ngư cụ cấu nghề nghiệp khai thác hải sản thời kỳ 2007 - 2009 48 Bảng 2.7: Lao động ngành thuỷ sản nghề KTHS thời kỳ 2007 - 2010 .51 Bảng 2.8: Sản lượng hải sản khai thác thời kỳ 2007 - 2010 52 Bảng 2.9: Giá trị sản xuất khai thác tỷ trọng giá trị sản xuất thuỷ sản qua năm theo giá thực tế 53 Bảng 2.10: Một số tiêu tổng hợp khai thác hải sản tỉnh Quảng Bình thời kỳ 2007- 2010 55 Bảng 2.11: Chi phí nhóm tàu có công suất