1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Dạy cụm bài luyện tập thao tác lập luận ở trường trung học phổ thông theo hướng phát triển năng lực người học

131 7 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 23,23 MB

Nội dung

Đề tài Dạy cụm bài luyện tập thao tác lập luận ở trường trung học phổ thông theo hướng phát triển năng lực người học tiến hành nhằm nghiên cứu về thực trạng dạy và học cụm bài luyện tập TTLL ở trường THPT nhằm đề xuất các biện pháp dạy học phù hợp để phát huy năng lực của học sinh, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy và học trong trường trung học phổ thông.

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYÊN THỊ KIM LIÊN

DẠY CỤM BÀI LUYỆN TẬP THA0 TÁC LẬP LUẬN Ủ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THONG

'THE0 HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC,

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Trang 2

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG DAI HOC SU’ PHAM

NGUYEN THI KIM LIEN

DAY CUM BAI LUYEN TAP THAO TAC LAP LUAN Ủ TRƯỜNG TRUNG HOC PHO THONG

THEO HƯỚNG PHAT TRIEN NANG LỰC NGƯỜI HỌC

Trang 3

LOL CAM DOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số

liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng

tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bắt kỳ một công, trình nào khác

Tác giả

Trang 4

Với tình cảm chân thành và lòng quý trọng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn

sâu sắc đến:

- Lãnh đạo Đại học Huế, Ban Giám hiệu Phòng Đào tạo Sau Đại học, Trường Đại học Sư phạm Huế

~ Quụ: Thấy, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy giúp đờ tôi trong quá trình

học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn Đặc biệt tôi xin chân thành bày

tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS Trần Hữu Phong, người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ dẫn tôi hoàn thành luận văn này

Đông thời, tôi xin chân thành cảm ơn

~ Ou Tỉ

Nguyễn Huệ, THPT chuyên Quốc Học, THTP Hai Bà Trưng- Huế

~ Các bạn bè đồng nghiệp đã động viên, khuyến khích, góp ý và tạo mọi

điều kiện thuận lợi giúp tơi hồn thành luận văn

cô giáo lãnh đạo quản lý và giáo viên của các trưởng TIIPT

Mặc dù bản thân đã cổ gắng hết sức, nhưng chắc chắn luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong quý thấy cô giáo và các bạn bè đằng nghiệp chỉ dẫn, góp ý thêm giúp tôi để luận văn được hoàn thiện

Xin duoc cam on tat ca!

Trang 5

MỤC LỤC Trang

‘Trang phu bia i

Lời cam đoan ii

Lời cảm ơn iii Mục lục 1 Danh mục các chữ viết tắt 4 Danh mục các biểu, bảng, eS MO DAU 5 1 Lí do chọn đề 5 2 Lịch sử vấn đề 6

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 10

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10

5 Phương pháp nghiên cứu WW

6, Giả thuyết khoa học "

7 Dồng góp của luận văn „

8, Cau trúc của luận văn 12

NỘI DŨNG l3

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỀN CỦA ĐÈ TÀ 3

1.1 Cơ sở lí luận : — — 13

1.1.1 Khái quát về lập luận và thao tác lập luận 13 1.1.2 Dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học "6

1.1.3 Vai trò, ý nghĩa và sự cần thiết dạy cụm bài luyện tập thao tác lập luận theo

hướng phát triển năng lực người học sen 19 L14 Đặc đêm âm in di học nh THPT với vậc phá tiễn ăng lự người học 20

12 Cơ sở thực tiễn 2

1.2.1 Chương trình, sách giáo khoa Ngữ văn THPT 2

1.2.2 Thực trạng day và học cụm bài luyện tập thao tác lập luận ở trường THPT 26

CHƯƠNG 2 TÔ CHỨC DẠY HỌC CỤM BÀI LUYỆN TẬP THAO TÁC P LUAN THEO HUONG PHAT TRIEN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC 33 2.1 Một số định hướng chung trong việc dạy học cụm ï luyện tập thao tác lập

Trang 6

2.1.1 Day hoc cum bài luyện tập thao tác lập luận phải tuân thủ nguyên tắc cũng cổ

lí thuyết gắn với thực hành 33 2.1.2 Day cụm bài luyện tập thao tác lap luân phải dựa trên quan điểm giao tiếp và

quan điểm tích hợp, - so sone

2.1.3 Day học cụm bài luyện tập thao tác lập luận phải chú ý vào năng lực hiện có của học sinh 38 2.2 Cách thức tổ chức day cụm bài luyện tập thao tác lập luận theo hướng phát triển năng lực người học 39 2.2.1 Cách tô chức dạy học cụm bài luyện tập thao tác lập luận trong các giờ thực hành tại lớp 39 2.2.2 Luyện tập thao tác lập luận theo hướng phát triển năng lực người học thông qua hệ thống bài tập AT 2.2.3 Té chite day học cụm bài luyện tập thao tác lập luận theo hướng phát triển 60

năng lực người học thông qua hoạt động kiểm tra, đánh giá os

2.2.4 Tổ chức day học cụm bài luyện tập thao tác lập luận theo hướng phát triển

năng lực học sinh thông qua hoạt động ngoại khóa 2-2ccsesecccece.7T

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SU PHAM 14

3.1 Mục đích, yêu cầu của thực nghiệm 14 3.2 Đối tượng, địa bàn và phương pháp thực nghiệm T5

Trang 7

DANH MYC CAC CHO VIET TAT

Trang 8

DANH MỤC CÁC BIEU BẢN

Trang Bang 1.1 Danh mục các bai hoe vé luyén tap TTLL ở trường THPT 24

Bang 1.2 Bang thống kê đặc điểm kiến thức cần đạt đối với cụm bài luyện tip TTLL 24 Bang 1.3 Kết quả xếp loại giờ dạy Làm văn 27

"Băng I.4 Chất lượng học tập cụm bài huyện tập các TTLL của HS ở trường THPT 30 Bảng 3.1 Danh sách các lớp, các GV tham gia day TN và DC 75 Bảng 3.2 Danh mục các bài hực nghiệm ¬ TT

Bang 3.3 Kết quả kiểm tra 15 phút lớp TN và ĐC, khối II 85

Bảng 3.4 Kết quả bải kiểm tra 90 phút lớp TN và ĐC, khối 11 85

Bảng 3.5 Kết qua bai kiểm tra 15 phút lớp TN và ĐC, khối 12 86

Bảng 3.6, Két qua bai kiém tra 90 phút lớp TN va ĐC, khối 12 ¬

Bang 3.7 Tổng hợp đánh giá kết quả các bài kiểm tra TN va DC $6

Trang 9

MO DAU

1 Li DO CHON bE TAL

Bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội đặt ra

những yêu cầu mới đối với người lao động, vi vay sự nghiệp giáo dục phải bắt nhịp, với xu thế và thay đổi để đảo tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của thời đại Nền giáo dục hàn lâm, truyén thụ một chiểu đã không còn phù hợp và đang được định hướng sang nền giáo dục chú trọng hình thành và phát huy năng lực hành động, phát huy tính tích cực chủ động và khả năng giao tiếp của người học Việc định hướng này thể hiện bằng những hành động cụ thể

Tit nim 2002, chương trình và sách giáo khoa (SGK) phổ thông được bắt

đầu triển khai với trong tâm là đổi mới phương pháp day học (PPDH) theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, rèn luyện phương pháp (PP) tự học của học sinh (HS) Diễu này được cụ thể hóa ở việc chỉ đạo của các cơ sở giáo dục, đào tạo ở nước ta qua những lần tổ chức các hội thảo, bồi dưỡng, tập huắn cho gido vi

(GV) về PPDH, đổi mới sinh hoạt chuyên môn; tổ chức hội thi GV dạy giỏi các cấp;

khen thưởng những cổng hiển trong hoạt động đổi mới tổ chức PPDH theo hướng,

phát huy năng lực cho HS,

Đường lối chỉ đạo, định hướng đổi mới giáo dục được luật hóa và thê hiện trong nhiều văn bản quan trọng Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu rõ: ấp tục đỗi mới mạnh mẽ

phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động

sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lồi truyền thụ áp

đặt một chiều, ghỉ nhớ máy móc Tập trung dạy cách học cách nghĩ, khuyến khích

tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới trí thức, kỹ năng, phát triển

năng lực Chuyển từ học chủ yêu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng,

chủ ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đẫy mạnh ứng dung

công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học ” Đề thực hiện tốt mục tiêu

nay doi hoi mỗi người GV, những nhà công tác giáo dục cẳn có nhận thức đúng đắn vẻ bản chất của đổi mới PPDH theo định hướng phát triển năng lực người học và thực hiện sáng tạo, có hiệu qua dé nên giáo dục nước ta ngày cảng thêm chất lượng

Trang 10

những tình hudng nhất định một cách hiệu quả nhất Dé làm được điều đó ta không, phải chỉ truyền thụ kiến thức cho HS mà quan trọng hơn cả là tạo tỉnh huống để các em vận dụng kĩ năng và các thao tác (TT) vào tạo lập văn bản Những tiết dạy học

luyện tập các thao tác lập luận (TTLL) là một cơ hội tốt để các em có thể phát triển

năng lực và cũng là một cơ sở để GV đánh giá và định hướng cho các em những kĩ năng edn thiết, góp phần tích cực cho sự phát triển toàn điện của người học

“Trong chương trình Làm văn ở THPT hiện nay, văn nghị luận có vị trí quan trọng Văn nghị luận hình thành cho HS những kiến thức, nhu cầu tìm hiểu thông

tin của đời sống xã hội và những kĩ năng cần thiết để có thể tham gia bản luận, nêu

ý kiến và đánh giá về những vấn đề khác nhau trong nhiều lĩnh vực của đời sống, như kinh tế, chính tri, dao dite, Muốn bản luận và đánh giá để thuyết phục người

đọc, người nghe, người viết phải đưa ra được những dẫn chúng, lí lẽ, khả năng diễn đạt và sử dụng kết hợp nhiều TTLL khác nhau Nhờ quá trình luyện làm văn như vậy, HS có khả năng tư duy, năng lực chung và năng lực chuyên biệt được rèn luyện và hoàn thiện hơn,

Nội dung chương trình được thể hiện rõ qua cụm bài luyện tập TTI.L, gồm

năm bài: luyện tập thao tác bình luận, luyện tập thao tác lập luận phân tích, luyện tập thao tác bác bỏ, luyện tập thao tác so sánh và bãi luyên tập kết hợp các thao tác

lập luận Để day học cụm bài này theo hướng phát triển năng lực HS phủ hợp với tinh thần đổi mới, hiện đại đã gây một số khó khăn nhất định đối với GV trong tiến

trình tổ chức hoạt động dạy học Bên cạnh đó chưa có tải liệu chính thống tháo gỡ

những vướng mắc cụ thể của người dạy, chính vì vậy chúng

cứu vấn để này với mong muốn đây sẽ là một tập tài liệu, một sự “gợi ý” giúp người

GV phần nào bớt khó khăn, lúng túng khi dạy học cụm bài này theo định hướng, phát triển năng lực

¡ đã mạnh dan ng!

“Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Dạy

cụm bài luyện tập thao tác lập luận ở trường trung học phổ thông theo hướng phát triển năng lục người học ”

2 LỊCH SỬ VẤN ĐÈ:

'Ở các quốc gia trên thể giới, vấn để dạy học làm văn nghị luận và những nội dung xoay quanh vấn dé nay đã được để cập và nghiên cứu từ rắt sớm Ở Việt Nam, vấn đề nảy cũng được chú trọng Các công trình nghiên cứu những vấn đề lí luận

Trang 11

đã làm nổi bật được tầm quan trọng của phân môn này đối với sự phát triển toàn diện của học sinh

2.1 Nhóm các công trình nghiên cứu các vẫn đề lí luận chung về Làm văn và phương pháp dạy học Làm văn

'Ở nhóm này có nhiều công trình lớn, làm nẻn tảng cho hoạt động tổ chức dạy

học Làm văn trong quá trình định hướng đổi mới giáo dục, có thể kế đến những, công trình:

~ Làm văn (2 tập), Dinh Cao, Lê A, NXB Giáo dục, 1991

~ Phương pháp day học môn Làm văn, Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh

'Toán, NXB Giáo duc, 1996,

~ Phương pháp dạy học Tiếng Việt, Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh

"Toán, NXB Giáo dục, 2006

~ Phương pháp day học Văn, Phan Trọng Luận, Trương Dĩnh, Nguyễn Thanh

Hùng, Trần Thế Phiệt, NXB Dại học Quốc gia Hà Nội, 2008,

Ở nhóm này, các tác giả đã quan tâm đến vấn đề dạy học Lảm văn trên các

bình diện lí thuyết và vận dụng thực hành Trên cơ sở đó, vị trí của Lâm văn trong, chương trình đã được xác định và có vai trở quan trọng đổi với quá trình phát triển tr duy, năng lực người học Bên cạnh đó, các tác giả đã định hướng cách dạy lĩ thuyết,

quá trình hình thành đề kiểm tra và vấn đề chấm, trả bài cho HS một cách cụ thể

Giáo trình “Phuong pháp dạy học môn Làm văn”, các nhà nghiên cứu Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán, đã xác định rõ vi trí và mục tiêu chương

trình, SGK của môn Làm văn ở nhà trường THPT, chỉ ra những tiễn đề lí thuyết của việc dạy học Lâm văn từ góc độ ngôn ngữ học văn bản, lí thuyết giao tiếp, lôie học, lí luận văn học

Trong “Phương pháp dạy học Văn” của các tác giả Phan Trọng Luận,

Trương Dĩnh, Nguyễn Thanh Hùng, Trần Thế Phiệt, cuốn tài liệu này đã dành hẳn chương VII để viết về PPDH môn Làm văn Cuốn sách này đã đề cập đến nhiều đề, trong đó có nhắn mạnh vai trò, nguyên tắc dạy học Làm văn Trong dạy học

Trang 12

và giờ thực hành, luyện tập Làm văn nói riêng Nhóm công trình này chính là tiễn đề cho định hướng đổi mới tư tưởng giáo dục hiện nay

2.2 Nhóm các công trình nghiên cứu chuyên sâu về lập luận trong

học Làm văn

'Õ nhóm này có những công trình đáng chú ý như:

~ Phương pháp làm bài văn nghị luận, Lê Thanh Thông, Nguyễn Lệ Thu, NXB Da Ning,

~ Luyện cách lập luận trong đoạn văn nghị luận cho học sinh, Nguyễn Quang

Ninh, Nguyễn Thị Ban, Trần Hữu Phong, NXB Dại học Quốc gia, 2000

~ Kĩ năng lam văn nghị luận phổ thông, Nguyễn Quốc Siêu, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2001 tảng cao kĩ năng làm văn nghỉ luân, Chu Huy, Chu Văn Sơn, Vũ Nho, NXB Gida dục, Hà Nội ~ Làm văn nghị luận: lý thuyết và thực hành, Hà Thúc Hoan, NXB Thuận Hóa, Huế, 2006,

Moạt động dạy học Làm văn không thể tách rời lí thuyết và thực hành, cũng không thé dat nặng dạy lí thuyết mà xem nhẹ phần thực hành, luyện tập, bởi chỉ

thông qua hoạt động luyện tập HS mới có thể bộc lỗ khả năng, tằm hiểu biết xã hội

và phát huy năng lực của mình Thực hành góp phần củng cổ lí thuyết và thể hiện

mức độ nhận thức của HS để người day kịp thời điều chỉnh hợp lí Việc luyện tập, vận dụng các TTLL trong nhận thức cũng như trong hoạt động tạo lập văn bản là

cần thiết để HS có cơ hội phát triển năng lực của mình

Di sâu vào các giờ thực hành Lâm văn, các luận văn Thạc sĩ của tác giá Phạm Khanh Duong, Huỳnh Tấn Trải đã chú trọng vào việc để xuất các biện pháp phát huy tính tích cực của HS trong các giờ luyện tập TL giờ trả bài viết Làm văn

Nhìn chung, các công trình trên đã tập trung nghiên cứu vấn đề rèn luyện

kĩ năng, TTLL cho HS, có đóng góp to lớn về mặt lí luận và thực tiễn Tuy nhiên đi

sâu vào các giờ luyện tập các TTLL để phát triển năng lực người học thì nhiều vấn

để còn bô ngõ, điểu này đã gợi cho chúng tôi có thêm lí do để thực hiện đ tài này Hiện nay, vấn đề thiết kế chương trình dạy học theo định hướng tiếp cận năng lực là một xu thể nỗi trội, được nhiều nước vận dụng đặc biệt là ở giai đoạn giáo dục phổ thông Giáo dục chú trọng và quan tâm hơn tới việc hình thành và phát

Trang 13

ngày, giúp con người thực hiện tốt mọi nghĩa vụ công dân và cuộc sống tương li Theo định hướng này, giáo dục chú trọng đến các kĩ năng và những năng lực cần

thiết cho người học

Nghỉ quyết đại hội Đăng lần thứ XI đã yêu cầu ngành Giáo dục ph

hành “đối mới căn bản toàn diện” nền giáo dục Việt Nam, Nghị quyết đã bàn vi

để thực hiện đổi mới chương trình và SGK từ sau năm 2015 theo định hướng phát triển năng lực HS,

Diễn đàn khai mạc “Hội thảo quốc gia và học môn Ngữ văn- Huế 5/6/2013,

khi đề cập đến năng lực nói chung và năng lực môn Ngữ văn nói riêng Thứ trưởng

'Bộ Giáo dục Đảo tạo Nguyễn Vinh Hiển đã cho rằng “Một trong những định hướng

đổi mới trọng yếu của Chương trình Giáo dục phổ thông sau 2015 là phát triển

năng lực người học Môn Ngữ văn góp phẩn hình thành và phát triển các năng lực

chung và các năng lực chuyên biệt nào? Năng lực nào được hình thành và phát triển thuận lợi và có hiệu quả nhất của môn này?” [15, tr-S]

Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể ( trong chương trình giáo dục phổ thông mới) Bộ

mục tiêu, yêu cầu cẩn đạt, kế hoạch giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông, iáo Duc va Dio tạo tháng 8/ 2015 đã xác định quan điểm,

trong đó có môn Ngữ văn sẽ được áp dụng vào năm 2018 Định hướng xây dựng

chương trình Tiếng việt, Ngữ văn đã nêu rồ “##Š được phát triển và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Liệt trong các quá trình học tập và thực tiển đời sống; đẳng thời được tiếp cận với một số nội dung học tập có liên quan dễn nghẻ nghiệp, dáp ứng:

sở thích và như câu của người học ” [1S, tr.1S] Bên cạnh đó, dự thảo cũng đã xác định những năng lực chung cần phát triển cho HS thông qua dạy học Ngữ văn

“Trong tập hội thảo "Một số van dé chưng về xây dựng chương trình giáo due phổ thông sau năm 2015” của Bộ Giáo dục và Đào tạo, một số nhà giáo dục có uy

tín đã đề cập sâu vấn đề phát triển năng lực người học PGS TS Đỗ Ngọc Thống đã

chỉ rõ những ưu điểm, bạn chế của chương trình, SGK hiện hành và đưa rà một số

1, SGK theo định hướng phát triển phẩm chất, năng

lực người học, đảm bảo hải hòa giữa dạy học chữ, dạy HS làm người và định hướng nghề nghiệp

'Cũng trong tập hội thảo này, TS Mai Văn Hưng đã bản về chuẩn năng lực chung của HS trong giáo dục phô thông, trên cơ sở đó tác giả đã định hướng một số

chuẩn đầu ra về năng lực mà HS trung học phố thông (THPT) phải có Một trong

Trang 14

những chuẩn năng lực đầu ra đó có năng lực trí tuệ ngôn ngữ, được phát triển thông, qua các môn Khoa học xã hội, trong đó có nhiệm vụ không nhỏ của môn Ngữ văn

‘ThS Tran Thi Kim Dung qua bài viết “Những năng lực cần phát triển cho HS

trung học qua chương trình Ngữ văn” đã để cập khá nhiều năng lực của học sinh 'THPT, trong đó có năng lực tạo lập văn bản Năng lực này thể hiện hoạt động thiết thực của HS, vận dụng tư duy, nhận thức va năng lực có được tạo lập, sản sinh văn bản Để làm được điều này, thiết nghĩ phân môn Làm văn nói chung và những bài luyện tập các TTL.L đóng vai trò không nhỏ

“Trên cơ sở kế thừa thành tựu và phát huy được những hướng đi, sự gợi mở

của những người đi trước, học hỏi, trau dổi kinh nghiệm của quý thẩy cô và bạn bẻ

đồng nghiệp, chúng tôi sẽ đi sâu nghiên cứu vin dé “Day cum bài luyện tập thao

tác lập luận ở trường THPT theo hướng phát triển năng lực người hoc” 3 MỤC DICH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

3.1 Mục dích nghỉ “Thực hiện để tài

theo hướng phát triển năng lực người học”, chúng tôi nhằm mục đích nghiên cứu vẻ thực trang day và học cụm bài luyện tập TTLL 6 trường THPT nhằm để xuất các

cứu

‘Day cum bai luyện tập thao tắc lập luận ở trường TIIPT`

biện pháp day học phù hợp dễ phát huy năng lực của HS Qua đó dé tai góp phần

nâng cao chất lượng day và học trong trường trung học phô thông

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu im hiểu, xác định cơ sở lí thuyết

thực tiễn của vấn đề phát triển năng lực

người học trong học tập va tinh can thiết của việc dạy học cụm bài luyện tập TTLL đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực người học

~ Để xuất nội dung, một số cách thức giúp phát triển năng lực HS thông qua hoạt động tổ chức dạy học cụm bài luyện tập TTI.L ở nhà trường trung học ph thông

~ Tổ chức dạy học thực nghiệm, kiểm tra đánh giá kết quả nghiên cứu để có kết luận khách quan về những giải pháp đã đẻ xuất

4 ĐÓI TƯỢNG VA PHAM VI NGHIÊN CỨU 4.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 15

42 Phạm vi nghiên cứu

~ Vẻ li thuyết: Nghiên cứu vấn để liên quan đến thao tác lập luận

~ Giới hạn tư liệu: SGK Ngữ văn lớp 11, 12, các sách tham khảo, giáo trình, các bài luận văn đăng trên các báo, tạp chí, nguồn tư liệu khai thác từ Internet

- Giới hạn thực nghiệm: Học sinh lớp 11 và lớp 12 ở các trường THPT 'Nguyễn Huệ, THPT chuyên Quốc Học, THPT Hai Bà Trưng, Thành phố Huế, Thừa “Thiên Huế

§ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để thực hiện luận văn này với đối tượng nghiên cứu đã xác định rõ ở trên,

chúng tôi đã sử dụng các PP nghiên cứu chủ yếu sau: 3.1 Phương pháp phân tích, tỗng hợp

Phương pháp này là đi sâu nghiên cứu các vấn đề lí luận thu được để rút ra

những kết luận cần thiết cho việc dé xuất các biện pháp day học cụm bài luyện tập TTL1 nhằm phát triển năng lực học sinh

$.2 Phương pháp điều tra, khảo sát

Đây chính là PP khảo sát, nghiên cứu thực tiễn để thu thập thông tin và tìm

x

hiểu, đánh giá thực tế về dạy học cụm bài luyện tập TTL theo hướng phát triển

năng lực HS Kết quả sẽ được xử lí, đánh giá nhằm rút ra nhân xét cần thiết làm cơ

sở thực tiễn cho đề tài

.3.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

“Chúng tôi sử dụng PP này để tổ chức dạy học, kiểm chứng và đánh giá tính

khả thí của biện pháp dạy- học ma chúng tôi đã đề xuất trong luận văn 5.4 Phương pháp thống kê

Sử dụng PP này để phân tích sổ liệu điểu tra, số liệu day học thực nghiệm, xử lí các phép đo định lượng trong kiểm tra đánh giá để có cơ sở khẳng định tính

khả thì và hiệu quả của giải pháp đề xuất

6 GIÁ THUYẾT KHOA HOC

Nếu GV tổ chức dạy học cụm bài luyện tập TTLL ở trường THPT theo

hướng phát triển năng lực HS thì hiệu quả dạy học sẽ được nâng cao hơn

7 ĐÓNG GÓP LUẬN VĂN

Trang 16

hoạt động tổ chức day học cụm bài luyện tập các TTLL theo hướng tiếp cận và phát triển năng lực của học sinh

'Qua việc nghiên cứu để tài, chúng tôi mong muốn đem sự hiểu biết nhỏ bé

của mình phục vụ cho những bạn đọc quan tâm vấn đề đổi mới giáo dục nói chung,

và dạy Làm văn theo hướng phát triển năng lực nói riêng Điều này giúp quá trình

dạy học Lâm văn ở nhà trường THPT được thuận lợi và thiết thực hơn 8 CÁU TRÚC LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn được chia làm ba chương:

'Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn của đẻ tài

Chương 2 Tổ chức day học cum bai luyện tập thao tác lập luận theo hướng phát triển năng lực người học

Trang 17

NOQLDUNG CHUONG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỀN CỦA ĐÈ TÀI

1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Khái quát về lập luận và thao tác lập luận

Lập luận (LL) là vấn đề khá quen thuộc được quan tâm nghiên cứu trong logic học, ngôn ngữ và lí thuyết về Làm văn, Dến nay các nhà nghiên cứu đã đưa ra được một hệ thống lí luận về li thuyết LI tương đối hoàn chỉnh Có rất nhiều cách

định nghĩa và quan niệm về lập luận Theo Từ điền Tiếng Việt "lập luận” là trình

bay li lẽ Khái niệm LL cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu nêu lên trong các công trình nghiên cứu của họ,

Tác giả Đỉnh Trọng Lạc, Lê Xuân Thoại trong cá tay Tiếng Việt THPT” cho rằng LIL là dựa vào những sự thật đáng tin cậy và các lí lề đầy đủ, xác

thực để nêu ra các ý kiến, quan niệm của cá nhân

Tác giả Nguyễn Quang Ninh, Nguyễn Thị Ban, Trần Hữu Phong cho rằng: “lập luận là đưa ra những l lẽ, dẫn chứng một cách đày đủ, chặt chẽ, nhất quản và

đáng tin cây nhằm dẫn dắt người đọc, người nghe đến một kết luận hoặc chấp nhận một kết luận nào đây mà người viếi, người nói muốn đạt tới” [34, tr.12] Nói cách

khá

đến kết luận của bài viết, bài nói "| 34, tr.13|

Gi

lẽ nhằm dẫn đắt người nghe (người đọc) đến một kết luận hay chấp nhận một kết

luận nào đây mà người nói, người viết muồn đạt tới" [1§, tr.15S]

“Theo tác giả Bùi Minh Toán, Nguyễn Quang Ninh thì “ lập luận là quá trình

tập luận là quá trình xây dựng lí lẽ đẻ đề xuất ý kiển, liên kết các ý kiến dẫn

sự Dỗ Hữu Châu lại định nghĩa như sau: “Lập luận là đưa ra những lí

xác lập, tổ chức các yếu tổ nội dung của văn bản nghị luận để thuyết phục người doc, dân dắt đến với kết luận và chấp nhận kết luận được đưa ra trong bài viết Trong văn bản nghị luận, nêu LL không chặt chẽ thì dù luận điểm, luận cứ đưa ra có hay đến mắy'

chăng nữa thì vẫn không có sức thuyết phục " (42, tt 55

Trang 18

dich của LL là tim ra chân lí mớ

xút những tr thức này từ những tr hức khác, là con đường đi đến nhận thức chân lí một cách khoa học

.Có thể thấy dù có rất nhiều khái niệm vé LL, mỗi khái niệm được nghiên cứu

khác nhau nhưng các tác giả đều đồng nhất với nhau trong việc khẳng định bản chất

vấn đề LL cũng như lí thuyết lập luận Từ đó chúng tôi cho rằng: ráp luận là cách:

dùng lí lẽ, dẫn chứng một cách đầy đủ, thuyết phục và đẳng tin cậy nhằm dẫn dắt người đọc, người nghe đến với kết luận hoặc chấp nhận một kết luận nào đó mà

người nói, người viết muốn đạt tới Một lập luận nhất thiết phải có ba yếu tổ: luận cử, kết luận và cách thức lập luận (mỗi quan hệ giữa luận cứ và cách thức lập luận)

Luận cứ: là căn cứ để rút ra kết luận Đó là những lí lẽ, những dẫn chứng, được người viết rút ra từ thực tiễn đời sống xã hội, đời sống văn học hoặc những

được nhiều người thừa nhân, những điễu hiển nhiên đùng để làm chỗ dựa và làm căn cứ, tiền đề, cơ sở dẫn đến kết luận

Kết luận: là những điều rút ra được sau khi đã so sánh, giải thích, phân tích,

chứng minh trong quá trình lập luận Kết luận là cái đích của lập luận, là điều mà người nói, người viết muốn người đọc, người nghe chấp nhận

“Cách thức lập luận: là sự phối hợp, tổ chức, liên kết các luận cứ theo những

cách suy luân nào đấy đề dẫn đến kết luận và làm nỗi bật kết luận

Lập luận là quá trình liên kết, xâu chuỗi các luận điểm, luận cứ, nhằm làm sáng tỏ luận đề theo một chính kiến, một quan điểm để người nghe, người đọc hiểu

và tin vào kết luận

rong văn nghị luận LỊ luôn được sử dụng để triển khai nội dung nghị luận

'Nhờ có LI mà con người trình bảy nội dung một cách khoa học, cũng nhờ có LI mà văn bản nghị luận mới tạo được sức thuyết phục đối với người đọc, người nghe Như vậy để tiến hành một hành động lập luận người viết phải sử dụng các thao tác Tập luận Thao tác lập luận là thao tác được sử dung dé thực hiện một hành động

lập luận, là cách thức dé làm nôn nội dung cho hành động lập luận Thao tác lập

luận chỉnh là những động tác lập luận cỏ tỉnh chất kĩ thuật được thực hiện nhằm đạt tới một nhiệm vụ bàn luận nào đấy

Trang 19

(THCS) dén trung học phổ thông Nghiên cứu li thuyét LL va TTLL nay sé tao điều kiện cho HS kha nang rén luyén kĩ năng tư duy, phát trién năng lực của mình trong việc tìm hiểu hệ thống các bài luyện tập thao tác lập luận

Thao tác LL phân tích là TTLL thực hiện việc chia tách đối tượng (sự vật, hiện tượng) thành các yếu tố, các khía cạnh theo những tiêu chí, những quan hệ nhất

định, từ đó dĩ sâu vào bên trong cũng như bên ngoài của đối tượng (ding cách phản tích để tổ chức, gắn kết các lí lš và dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm) Phân tích là TTLL được vận dụng thường xuyên trong các lì

h vực của đời sống, Dễ nhận thức thể giới khách quan, con người cần phân tích để đi sâu tìm hiểu, khám phá, nhận thức bản chất bên trong của các sự vật, hiện tượng

RO ring TTLL phan tích là một thao tác cực kì quan trọng, nó không thể

thiểu trong mọi hoạt động của cuộc sống con người kể cả trong quá trình học tập của HS, nhất là học tập về văn nghị luận Sau khi phân tích bao gi cũng gắn

với tông hợp và khái quát để bảo đảm nhận thức toàn bộ đối tượng trong chính thể, Phân phát hiện cho được ban chất của đối tượng thì việc phân tích mới có giá phải dễn đến nhận định, đánh giá toàn bộ đối tượng, Phải có sự khái quất, Như vậy, việc hướng din HS giải quyết các bài tập TTILI phân tích tức là hướng HS đến

khả năng phân tích , tổng hợp, đánh giá đối tương

'Cùng với TTLL phân tích, TTLL bác bỏ là TT sử dụng lí và dẫn chứng đẻ

gạt bỏ những quan điểm những ý kiến sai lệch hoặc thiểu chính xác từ đó nêu lên ý kiến của mình nhằm thuyết phục người đọc, người nghe TTLL bác bỏ đòi hỏi

chính kiến của người tranh luận Bởi bản chất của nghị luận là tranh luận, là đ

thoại Dứng trước một vẫn đẻ, một ý kiến , cá nhân có thể phát hiện ra những ý kiến

mà mình cho là chưa thôa đáng thậm chí không đúng TTLL, bác bỏ cũng luôn đi cùng với các TTLL khác để tạo nên những LIL chặt chẽ, giảu sức thuyết phục

“Thao tác LL bình luận cũng là TT vận dụng sự hiểu biết của mình để nhận

xét, đánh giá, bàn luận về một sự vật, hiện tượng nhằm để xuất ý kiến, thuyết phục người đọc, người nghe tin vào ý kiến của mình Bình luận vốn là nhu cầu và lả

Trang 20

“Thao tác LL so sánh

ing là một trong những TT quan trong được sử dụng trong quá trình viết văn nghị luận nói chung So sánh là TT đối chiếu một đối tượng với các đối tượng khác để tìm ra những điểm khác nhau cũng như những điểm tương đồng giữa chúng trên cơ sở đó nhận thức sâu sắc hơn và làm nỗi bật được đối

tượng cần nghị luân Đối với sử dụng TT nảy, HS cũng nên thận trọng trong quá trình so sánh đối tượng Nếu chúng ta có thái độ cực đoan, thiểu trung thực và

thiếu khoa học không chỉ làm cho người đọc nhận thức sai lệch về đổi tượng mà th bản thân

còn tai hại hơn là khiển cho người viết thiếu niềm tin vao LL do ct mình tạo ra

Đó là tất cả các TTLIL được sử dụng tổng hợp trong quá trình viết văn nghị luận Chính vì lẽ đó mà các bài luyện tập các TTLL và luyện tập vận dụng kết hợp các TTLL chỉ nhằm vào một mục đích là nâng cao ý thức, kĩ năng, năng lực viết

văn cho HS Đó cũng là cái đích cuối cùng của việc dạy và học cụm bài luyện tập các TTLI nhằm phát huy năng lực của HS trong nhà trường THPT hiện nay

1.1.2 Dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học

1.1.2.1 Khái niệm về năng lực, phát triển năng lực người học

“Trong xu thé phat trién cua giáo dục hiện nay, dạy học theo định hướng phát

triển năng lực hay còn goi “GD định hướng năng lực" với mục tiêu phát triển năng

lực người học và nay cũng đã trở thành một xu thế giáo dục quốc tế; có dấu hiệu khác biệt quan trọng là chuyển từ việc kiểm soát chất lượng đầu vào sang chú trọng

năng lực đầu ra, thực hiện mục tiêu phat trién toàn diện nhân cách, chú trong năng lực vận dung trỉ thức của người học vào giải quyết những tình huồng của thực tiễn cuộc sống; đồng thời nhắn mạnh vai trò của người học với tư cách là chủ thể năng đông, sáng tạo của quá trình nhận thức

Năng lực được xem là phẩm chất, kiến thức, kĩ năng vỗn có và qua quá trình xèn luyện của con người mà hình thành nên

Trang 21

“Theo từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê: “ Nang lục là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó Phẩm chất tâm 1í và sinh lí tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao (35, tr1020]._ Theo cách hiểu này thì "năng lực” là tập hợp các

thành tố: phẩm chất tâm lí + trình độ chuyên môn + chất lượng hoạt đông

“Trong tải liệu tập huấn việc dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng, phát triển năng lực của HS do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát hành năm 2014 thì Ing lực được quan niệm là sự két hop một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thúc, kĩ năng với thải độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân, .nhằm đáp ứng hiệu

quả một yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhất định" [\6, tr49], Năng lực thể hiện sự vân dụng tổng hợp nhiều yếu tố (phẩm chất của người lao

đông, kiến thức và kĩ năng) được thể hiện thông qua các hoạt động của cá nhân

nhằm thực hiện một loại công việc nào đó Năng lực bao gồm các yếu tố cơ bản mà

mọi người lao động, mọi công dân đều cân phải có, đó là năng lực chung, cốt lõi “Trong định hướng chương trình Giáo dục phổ thông sau năm 2015 đã đè cập đến hai loại năng lực chính : đó là năng lực chung và năng lực cụ thể, chuyên biệt

Nang Ine chung là năng lực cơ bản, thiết yêu của con người có thế sống và lâm việc bình thường trong xã hôi Năng lực này được hình thành và phát triển do

nhiều môn học, liên quan đến nhiều môn học Năng lực chung thường đề cập tới

như: học cách học, có PP học, làm việc; năng lực cá nhân: tự chủ, xây dựng đặc nhân, tự quản lí bản thân; năng lực xã hội: năng lực hợp tác, làm

trưng riêng của

việc theo đội tư duy tự phê, tư duy sang tao, giải quyết vấn đề

Năng lực cụ thể, chuyên biệt là năng lực riêng được hình thành và phát triển do một lĩnh vực, môn học nào đó, đó là năng lực nổi trội của một cá nhân trong hoạt động

Tuy nhiên các năng lực chuyên biệt này không thé thay thé cho năng lực chung

Có iy rằng dù có rất nhiều cách hiểu về “năng lực” khác nhau, nhưng các cách hiểu trên đều tập trung nói đến khả năng thực hiện, khả năng làm chủ bản thân trong các hoạt động có nghĩa là phải biết làm chứ không phải chỉ biết và hiểu

Trang 22

động và rèn luyện Vì thế, sống trong xã hội hiện đại, người có năng lực sẽ giúp cho họ tự do, rộng rãi trong việc lựa chọn nghề nghiệp hoạt động của họ có kết quả tốt

Nhu vay day học phải phải đảm bảo nhằm vào mục tiêu người học, hướng đến chất lượng đầu ra, thực hiện mục tiều phát triển toàn diện các phẩm chất nhân

cách, chú trọng năng lực vận dụng trị thức trong những tình huống thực tiễn chuẩn

bị cho người họ năng lực giải quyết các tình huồng của cuộc sống và nghề nghiệp Dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học có nghĩa là góp phần hình

thành và phát triển một số năng lực chuyên biệt bên cạnh năng lực chung Phát triển năng lực người học tức nhắn mạnh vai trở của người học với tư cách là chủ thể

của quá trình nhận thức Năng lực của mỗi HS không giống nhau vì nó được hình thành tùy thuộc vào môi trường, sự tu dưỡng phắn đấu, rèn luyện của bản thân

Người có năng lực này, người có năng lực khác, nhưng cũng có người đường như

không có năng lực nào rõ rệt Trong cuộc sống, có bao nhiêu hoạt động

con

người thì có bấy nhiêu năng lực Vi vay day làm văn nói chung va day cum bai luyện tập TT nói riêng thực chất là hoạt động giúp HS tự phát triển năng lực nhận biết, tạo lập, sản sinh văn bản Do đó muồn làm văn có hiệu quả, HS phải có năng lực đó là năng lực Lâm văn

“Trong học tập năng lực người học được thé hiện ở các mặt sau:

~ Về mặt nhân thức: HS tự tìm hiểu, nắm vững các thông tin về quá trình học tập, tự nhận thức được nhu cầu học tập của mình

~ Về mặt hành động, trí tuệ: HS tích cực làm chủ toàn bộ hụ từng giai đoạn của quá trình nhận thức, tích cực tiếp nhận trì thức, lập kế hoạch cá nhân và thực hiện nhiệm vụ đó ~ Về mặt ý chí: HS vận dụng kiển thức đã học để giải quyết các tình hudng mới, nỗ lực, cỗ gắng khắc phục những khó khăn

~ Về mặt động cơ, thái độ: HS tỏ ra hứng thú trước những vấn đề mới, luôn mong chờ tiết học, có thái độ cầu thị, tiếp và lĩnh hội trí thức ngoài ra các em

c học tập của mình

có trách nhiệm với công vi

~ VỀ mặt kết quả học tập: HS nắm vững trỉ thức, hình thành các ki nang edn thiết, đạt được kết quả phủ hợp với mục tiêu đảo tạo

Tóm lại, để giúp HS phát triển năng lực làm văn cũng như dạy các bài thực hành luyện tập này, GV cần chú ý:

Trang 23

Sử dụng có hiệ quả hệ thống bai tap luyện tập các kĩ năng làm văn ~Tăng cường luyện tập hoạt đông ở nhà; tăng cường tranh luận, hùng biện

~ Hướng dẫn HS tự học, nỗ lực tự nâng cao vốn sống và năng lực sống bằng

các hoạt động xã hội

1.1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến dạy học theo định hướng phát triễn

năng lực người học

Dạy học nhằm phát triển năng lực người học bị chỉ phối bởi hai nhân tổ chủ yếu: nhân tổ bên trong và nhân tổ bên nạ:

* Nhân tổ bên trong: là bản thân chủ thể người học bao gồm: những đặc

điểm tâm sinh lí, năng lực, trí tuệ và các phẩm chất nhân cách Mỗi con người có đặc điểm riêng, do đó những nhu cằu, hứng thú và khả năng cũng khác nhau Đó, cũng là lí do chứng minh rằng cùng trong môi trường giáo dục mà cá nhân này có

năng lực hơn hẳn cá nhân khác Nhân tố bên trong nó có vai trò chủ đạo trong việc

chỉ phối và quyết định năng lực người học

* Nhân tố bên ngoài: là nhân tố nằm bên ngoài chủ thể, tác động từ bên

ngoài đến quá trình nhận thức phát triển năng lực người học

-+ Nhà trường: Cơ sở vật chất, đội ngũ GV, mỗi quan hệ giữa GV và HS

+ Gia đình: Hoàn cảnh gia đình, không khí gia đình, truyền thống gia đỉnh

+ Xã hội: Các yêu cầu định hướng xã hội, các hoạt động, tổ chức xã hội trong nhà trường

'Các yếu tố trên hợp thành môi trường giáo dục cho hoạt động nhận thức vả

phát triển năng lực người học

Như vậy, phát triển năng lực của người học phụ thuộc vào nhiễu nhân tố,

trong đó có nhân tổ bên trong và bên ngoài Đối với nhân tổ bên trong cần chú ý đến năng lực thực thụ của HS, còn nhân tổ bên ngoài cằn chú ý hơn đến vai trò và tác động của giáo viên

1.1.3, Vai trò, ý nghĩa và sự cần thiết dạy cụm bài luyện tập thao tác lập

luận theo hướng phát triển năng lực người học

Trang 24

thành đoạn văn, bài văn Từ đó giúp các em có kiến thức sâu rộng hơn trong vin đề giao tiếp, hình thành văn bản

Dạy học cụm bài luyện tập TTLL không chỉ giúp các em hệ thống lại tư duy

lí thuyết mà còn giúp các em phát huy năng lực của mình trong học tập Thông qua các giờ luyện tập này các em có cơ hội tiếp cận vốn kiến thức làm văn dưới các

dang bài học riêng lẻ và tích hợp các TT trong một bài học chung Đến với các bải luyện tập này HS có cơ hội nhận lại hệ thống trí thức đã được học từ bài lí thuyết

đưới dạng xâu chuỗi kiến thức, Từ đó các đơn vị kiến thức của các bài luyện tập sẽ

được xâu chuỗi với nhau, tạo ra mối liên kết, giúp HS hiểu sâu và hiểu rõ vấn đề tạo sự dễ dàng trong việc hình thành đoạn văn, văn bản Việc nhận lại tri thức từ các bài luyện tập còn giúp các em giải đáp được thắc mắc mà các bài học lí thuyết trước các em chưa giải quyết được Do đó, đổi với các bài luyện tập này, người GV cần lựa

chọn các PPDH phủ hợp nhằm tạo ra hiệu quả học tập tốt nhất, phát triển dược năng lực cho học sinh

lừ vai trỏ quan trọng đó, xét thấy “Dạy học cụm bài luyện tập TTLI theo

hướng phát triển năng lực người học” là một vẫn để có ý nghĩa và mang tính thiết thực

HG thống bài tập luyện tập TL có những đặc điềm riêng, do đó dạy cụm bài luyện tập nảy như thể nào cho hiệu quả không phải là việc làm đơn giản Chính vì vây day học cụm bài luyện tập TTLL phát triển năng lực người học là việc làm

thiết Giáo viên cần linh hoạt trong việc giải bài tập ở các tiết luyện tập nhằm phát huy tối đa năng lực của HS, đồng thời giúp HS lĩnh hội lí thuyết một cách vững chắc nhất để vận dụng vào dựng đoạn và viết bài văn nghị luận điểm tâm lí lứa tuối học sinh THPT với việc phát triển năng lực người học

La tuôi học sinh THPT bao gồm những HS có độ tuổi từ 15 đến 18, đây là

giai đoạn đầu của tuổi thanh niên, phát triển rất phức tạp Ở lứa tuổi này, các em đang thời kì trưởng thành về mặt thể lực cũng như hoàn thiện về mặt nhân cách Đây là giai đoạn cực kì quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi cá nhân Nếu

HS tiểu học nhận thức theo cảm tính, hoe sinh THICS nhân thức theo lí tính dựa trên tư duy lí luận thì học sinh THPT có trình độ tư duy lí luận và năng lực khái quát cao hơn, hoàn thiện hơn

Trang 25

“Theo tâm lí học lứa tuổi, học sinh THPT ở thời kì này dang trưởng thành về mặt thể chất kéo theo sự phát triển về mặt tâm lí HS có những tính cách gần giống

người lớn, nhận thức được bản thân mình và bắt đầu biết đánh giá mọi người xung

quanh Các em có tính tự trọng cao trong học tập, luôn có xu hướng bảo vệ ý kiến, sự suy nghĩ độc lập của mình, thích hoạt động tập thể, sẵn sảng tham gia vào các hoạt động chung của lớp, của trường,

~ Về năng lực, trí tuệ:

tug Các em đã có năng lực trí giác có mục đích Khả năng phân tích, tổng hợp các vin Học sinh ở lứa tuổi này các em đã có một năng lực thực sự về mặt

để phức tạp cũng dẫn hình thành và hoàn thiện Các em được tiếp cận với hệ thống, trí thức mới, nhiều hơn và mức độ khó cũng cao hơn Giai đoạn này các em có khả

năng tư duy lí luận và tư duy trừu tượng một cách độc lập Ngoài ra

khả năng thực hiện một TT tư duy phức tap, phân tích những nội dung cơ bản của khái niệm trừu tượng và nắm được mỗi quan hệ nhân qua trong tự nhiên và xã hội

em còn có

Các em bắt đầu hình thành năng lực tri giác có mục đích,biết phân tích, tổng hợp và

lí giải các vẫn đề, ghỉ nhớ có chủ định và đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ của bản thân Có được những năng lực đó là đo sự phát triển của hệ thẳn kinh

có những biển đổi quan trọng Sự phát triển ấy tạo tiền đề cho việc hình thành năng

Jue va tri tuệ của các em HS lứa tuổi THPT

~ VỀ khả năng giao tiếp:

Lứa tuổi THPT có những thay đổi khá lớn về quan hệ giao tiếp bởi các em

trưởng thành hơn, sở hữu nhiều kinh nghiệm sống hơn, nhận ra được nhiều hơn vai

trò và vị trí của bản thân mình Từ khả năng đánh giá bản thân, các em bắt đầu hình

thành kha năng đánh giá người khác Các em dẫn có thể giới quan riêng của mình Cũng chính từ đây các mỗi quan hệ được mở rộng Các em cũng có nhu cẩu rất lớn trong việc giao lưu kết bạn, khao khát được hoạt động chung với nhau, khao khát được bạn bè tôn trọng, rất sợ bạn bè xa lánh, tẩy chay GV in nắm bắt được

những điều này để khuyến khích các em kết bạn, phát huy tình cảm trong sáng, tạo

điều kiện cho HS phát huy quan hệ giao tiép, phat huy tinh thin hop tác trong học tập đáp ứng mục tiêu giáo dục trong giai đoạn hiện nay

~ Về học tập:

Trang 26

đòi hỏi tính năng động, tự chủ và tính độ

là tư duy lí luận lập trong tư duy ở mức độ cao hơn nhất

“Thái độ học tập cua HS trong giai đoạn này trở nên có sự lựa chọn hơn Chính vì thể các em lựa chọn môn học mình thích thú Học lệch trở thành xu hướng chung đối với HS ở lứa tuổi này Nhiệm vụ của GV phải định hướng cho HS hiểu được tầm quan trọng của các môn học trong việc phát triển trí tuệ và nhân cách của chính các em, kích thích hứng thú học tập của các em, hạn chế việc học lệch Muốn

vậy người GV phải kích thích, động viên kịp thời, tạo cho các em có sự chủ động, tích cực, có niềm hứng thú, say mê trong học tập

'Ở mỗi lứa tuổi khác nhau sẽ có những đặc điểm tâm sinh lí khác nhau, năng,

Iựe tư duy khác nhau Vì vậy để đảm bảo định hướng phát triển năng lực HS trong

các tiết day bai luyện tập TTLL người GV cẳn quan tâm đến khía cạnh này để lựa chọn cách thức tác động vào đối tượng cho phù hợp

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỀN

1.2.1 Chương trình, sách giáo khoa Ngữ văn THPT

Chương trình, SGK Ngữ văn nói chung, phân môn Lâm văn nói riêng được

xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển nhằm hoàn tắt quá trình đảo tạo học vấn phổ thông Tuy nhiên, nhìn lai chương trình cải cách giáo dục trước đây, Lam văn được tách thành một môn riêng Quan điểm tích hợp đã dẫn tới sự ra đời của môn Ngữ văn

(Văn học, Làm văn và Tiếng việU thực hiện mục tiêu hình thành kĩ năng nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Việt cho học sinh Năng lực HS ở phần văn học (đọc - hiểu và

iếng Việt (năng lực giao tiếp bằng tiếng Việt) tạo điều kiện trực tiếp để đạt được mục tiều quan trọng nhất của Làm văn (tạo lập văn bản đạt kết quả cao trong giao tiếp) Với tư cách là "đầu ra”, kết quả làm văn của HS phản ánh kết quả học Văn và Tiếng việt, ngược lại những tr thức, kĩ năng Làm văn soi sáng cho

việc đọc- hiểu, tiếp nhận văn Do đó, GV cần phải hoe sinh Da tiếp nhận văn bản),

án, nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt

mới PPDH góp phần phát triển được năng lực của \gữ liệu dạy Làm văn đều được rút ra từ các văn bản ở phần Doc

văn, sử dụng triệt để kiến thức, kĩ năng về Văn học và Tiếng việt trong quá trình day Lam văn Các để trong bài luyện tập làm văn rất đa dạng: đó là các vấn đề văn học và các vấn để xã hội

Quan điểm đạy học phát triển năng lực của HS được khẳng định trong chương trình cũng như PPDH hiện nay Phương pháp dạy học phát triển năng lực

Trang 27

HS không chi chú ý đến năng lực HS về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải quyết vẫn đề gắn với những tinh huồng của cuộc sống và nghề nghiệp,

đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn

Van nghi luận từ lâu đã được sách giáo khoa (SGK) đưa vào từ chương trình

'THCS (bắt đầu từ lớp 7 cho đến lớp 9) và tiếp tục ở chương trình , sách giáo khoa

'THPT ở mức độ cao hơn, với các nội dung chính sau:

~ Lớp 10: Tập trung ôn lại các vấn dé cơ bản của văn nghị luận đã học ở sách

Ngữ văn THCS Luận điểm trong bài văn nghị luận; đề văn nghị luận, các TT nghị

luận: chứng minh, giải thích và viết đoạn văn theo các TT nghị luận đã học

4p 11: Hoàn thiện những kiến thức về liên kết trong văn bản nghị luận; hiểu một số TTLL: phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận; hiểu được sự cần thiết và

cách thức trong việc viết một văn bản nghị luận; biết tóm tắt văn bản nghỉ luận, tm ý, lập dân ý, nhân biết các lỗi LL và tao lập văn bản nghị luận

~ Lớp 12: Hoàn thiện kiến thức, kí năng tìm ý, lập dan ý; biết kết hợp các TLL phan nh luận, bác bỏ, so sánh Một cách hợp lí trong việc xây dựng,

đoạn văn, bài van nghị luận

Phan lam van trong SKG Ngữ văn đã ngày cảng tiếp tục hệ thống hóa, nâng cao nội dung, đỏi hỏi rèn luyện cho HS những kĩ năng cần thiết và phát triển được năng lực cho học sinh

Do vậy, văn nghị luận hiện nay không dựa vào các TTLL để chia nhỏ ra nhiều loại như chứng minh, giải thích, bình luận như trước đây mà có sự kết hợp

các TTLL Trên cơ sở đó các bài luyện tập TTL cing được thực hành trên cơ sở các bài lí thuyết tương ứng Việc kiểm tra đánh giá các bài luyện tập này cũng có mỗi quan hệ qua lại với toàn bộ quá trình đạy học Diễu đó có nghĩa là việc kiểm tra, đánh giá không chỉ thực hiện bằng các dé thi, bai thi mà thực hiện ở cả quá trình học, cả trên lớp lẫn ở nhà Vì vậy, thái độ học tập của HS thé hiện rất rỡ thông qua các bài thực hành luyện tập Đó cũng là căn cứ quan trọng để đánh giá quá trình học tập của HS và GV

heo cấu tạo chương trình Ngữ văn hiện hành, ban cơ bản, do GS Phan ‘Trong Luận chủ biên thì luyện tập TTL.L được học ở 2 khối lớp với các bải cụ thể như sau

Trang 28

Bang 1.1 Danh myc ede bai hoc vé luygn tgp TTLL 6 trudmg THPT

Tên bài “Thời lượng học | Tuân

TT [= Tuyên tập TTLL phân tích Tuất 4 ~ Luyện tập TTLL so sénh Tiết " ~ Luyện tập vận dụng kết hợp các TTLL phân tích | I tiết " Và so sánh - Luyện tập TTLL bác bỏ 2 - Luyện tập TTLL bình luân 28 - Luyện tập vận dụng TTLL 3 12 |- Luyện tập vin dụng kết hợp, 4 Nhìn lại một cách tổng quát về day học luyện tập „ ở lớp II,

HS được thực hành luyện tập kĩ về TTLL với 6 tết luyện tập Bốn TTLL là: so sánh, phân tích, bác bỏ và bình luận được xem là các TT chủ yếu rèn luyện cho HS

trong chương trình Làm văn lớp 11 Đến lớp 12, HS lại tiếp tục học về vận dụng kết hợp các TTLL (có kết hợp với TTLL ở chương trình THCS) Cấu trúc chương trình

cho ta thấy được tầm quan trọng của các bài thực hành luyện tập trong chương

trình, Mặt khác ta lại thấy tổng số tiết luyện tập ở lớp 11 là 7 tiết, và ít nhất 7 bài

viết liên quan đến TTL1 này Dị các TTL

lớp 12 cũng có ải viẾtlền quan đã học ở chương trình Một lầ ¡a những bải luyện nữa mình chứng cho ching ta thdy thm quan trong về TTLL này

Bảng I.2 Bảng thống kê đặc điểm kiến thức cần đạt đối với cụm bài luyện tip

Khoi lop Bài luyện tập "Nội dung yêu cầu cân đạt 17 Tuyén tap TILL phan tich — [= Cùng cỗ và nâng cao tri thức

vé TTL phan tich

- Biết vận dụng TTLL phân tích trong bài văn nghị luận

Trang 29

30 sánh trong bài văn nghị luận về một hiện tượng, một vấn đẻ gần gồi, quen thuộc trong đời sống hoặc trong văn học Tuyện tập TILT bác bôi ~ Cũng cỗ và nâng cao hiểu biết vẻ TTLL, bác bỏ - Vận dụng được TTLL bác bỏ thích hợp trong bài văn nghị luận Luyện tập TTLL bình luận "ùng cỗ vững chắc hơn những 'TLL bình luận

- Viết được một vài đoạn văn

bình luận (hoặc một văn bản luận ngắn) về một chủ đề gần gũi với cuộc sống và suy nghĩ của HS Tuyện tập vận đụng kết hợp | - Củng cỗ những kiên thức và kT các TTLI năng cơ bản về các TTLI đã học ~ Vận dụng các TTLL đã học để viết được một văn bản nghị luận ngắn về một hiện tượng (vấn đẻ) gần gũi, quen thuộc trong đời

sống hoặc trong văn học

HH Tuyện tập vân dụng kết hợp | - Củng có những kiến thức và kĩ các TTLL năng cơ bản về các TTLL đã học - Vận dụng các TTLL để viết được một văn bản nghị luận ngắn về một hiện tượng (vấn đề) trong đời sống hoặc trong văn học

Qua bảng thống kê trên chúng ta nhận thấy, tất cả các bài luyện tập đều

hướng HS cũng cố, ôn tập lại hệ thống lí thuyết đã học; sau đó vận dụng ce TLL

Trang 30

qua cde bai thue hành luyện tập Do vay GV edn nắm rõ đặc điểm cụm bài luyện tập này để đưa ra PPIDH phù hợp và có hiệu quả

'Qua tìm hiểu và nghiên cứu về cấu trúc bài học: các bài luyện tập về TTLL

chủ yếu được xây dựng trên hệ thống bài tập, các dạng để và các câu hỏi nêu vấn để Tuy nhiên mức độ của các bài tập có sự khác nhau từ bài tập nhận diện TTLL, đến bài tập tạo lập văn bản Song các bài tập này chưa phong phú, đa dạng về nội dung và còn đơn giản về hình thức Từ việc tìm hiểu đó chúng tôi nhận thấy được định hướng dạy học cụm bài luyện tap TLL theo hướng phát triển năng lực HS sẽ

là việc làm mang lại hiệu quả và có tính thiết thực cao

1.2.2 Thực trạng day và học cụm bài luyện tập thao tác lập luận ở trường THPT

1.2.2.1 Thực trang day cụm bài luyện tập thao tác lập luận của giáo viên ở trường THPT

Để xác định thực trang day hoe luyện tập TTLI của GV, chúng tôi đã tiễn hành điều tra, khảo sát Do điều kiện và thời gian nghiên cứu có hạn nên chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu trên đối tượng giáo viên THPT trên địa bàn tỉnh Thửa “Thiên Huế, lấy đó làm đại diện để đánh giá chung

sa Hình thức và nội đụng Khảo sát

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trang và chất lượng dạy học cụm bải

luyện tập thao tác lập luận ở trường THPT của giáo viên, chúng tôi chọn hình thức

gửi phiếu điều tra, khảo sát, đối tượng là những GV dạy môn Ngữ văn THPT của ba

trường thành phổ là trường THPT chuyên Quốc Học, THPT Nguyễn Huệ và THPT

Hai Bà Trưng Nội dung của phiểu điều tra bao gồm những câu hỏi liên quan đến

thực trạng dạy học cụm bài luyện tập TT hiện nay ở trường THPT Nội dung xoay quanh các vấn đẻ: đánh giá chất lượng dạy và học, các PP giảng dạy, những

khó khăn trong quá trình giảng dạy, nguyên nhân và để xuất giải pháp

Nội dung của phần khảo sát được trình bày dưới hình thức câu hỏi tắc nghiệm Phiếu điều tra có 1S câu hỏi, mỗi câu được xây dựng đáp án phủ hợp để

GV có thể lựa chọn Nội dung khảo sát liên quan đến dé tai nghiên cứu (Xem phẫn phụ lục)

Trang 31

Ngoài ra chúng tôi còn tiếp xúc với HS, phỏng vin, quan sát vở gh bài của các em, dự giờ thăm lớp GV để nắm tinh hình

b Kết quả khảo sát

Kết quá khảo sát câu 12 ( phần phụ lục) được chúng tôi chọn làm kết quả xếp

loại chất lượng giảng đạy luyện tập TTLL của giáo viên

Bang 1.3 Két qua xép lo; ‘day Lam van Xếp loại phương án trả lời

Tổng A (Tét) B.(Khá) | CDat yeu cduy | D- (Không đạt

phiếu yêu cầu)

§L [TL%| SL [TL%| §L §L [TL%

“ 7 | 163 | 4 [326] 20 2 | 47

‘Qua bang sé ligu, két qua day hoe lam văn hiện nay của các trường ở thành

phố Huế nói chung và các trường thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng là không cao, Kết quả chủ yếu nằm ở loại khá và đạt yêu cầu; vẫn còn GV rơi vào khung, chưa đạt yêu cầu

“Củng qua trao đổi, chúng tôi nhận thấy đại đa số GV đều đánh gi tim quan

trong của chương trình Làm văn hiện nay cũng như giảng đạy các bài luyện tập 'TTLL trong chương trình GV không dựa trên cơ sở kiểu bài mà đựa trên cơ sở TTLL dé giải quyết các bài luyện tập Da số ŒV nhận thấy được sự đổi mới rõ rệt về chương trình cũng như PP giảng dạy Ngữ văn nói chung và Làm văn nói riéng &

trường THPT nhất là dạy học đổi mới theo hướng phát triển năng lực của HS, Song

hat huy được năng lực của HS trong học tập dòi hỏi người GV phải dành một lượng thời gian đáng kể để các em bộc lộ quan điểm của mình, các em hợp tác nhóm, tự làm việc với đơn vi kiến thức Tuy nhiên do đặc thù của các tiết thực hành là lượng kiển thức khá nhiễu; vả lại GV phải đánh giá được hầu như phẫn lớn

HS trong lớp nên cũng rất khó cho quá trình giảng dạy Thiết nghĩ đó cũng là

nguyên nhân để GV tìm ra PP giảng dạy phủ hợp phát triển được năng lực của HS én hành khảo sát về Để làm rõ hơn tình hình giảng dạy của GV tôi cũng đã

vấn đề PP thiết kế và giảng dạy các bài luyện tập TTLL mà GV thường sử dụng

Kết quả có được cho thấy: trong quá trình thiết kế bài dạy, GV đã vận dụng tối đa các PP: dựa vào các câu hỏi có sẵn ở SGK để cho HS lam bai

các câu hỏi cụ thể, ích hợp hệ thống kiển thức và đặt vấn để cho HS Tuy nhiên,

, đồng thời cũng đặt ra

Trang 32

chưa thực hiện đồng bộ ở các GV cho nên kết quả chưa cao Bên canh đó nhiều GV chủ quan cho rằng nếu HS đã hiểu lí thuyết thì chắc chắn sẽ áp dụng vào thực hành tốt Do đó trên lớp GV chỉ chú trọng truyền đạt lí thuyết, xem đó là cứu cánh của

siờ học mà chưa chú trọng các giờ luyện tập, thực hành Việc kiểm tra HS có làm bài hay không, chất lượng thể nào chỉ được tiến hành qua loa, chiều lệ Hậu quả là

nhiều HS nắm vũng lí thyết nhưng khi áp dụng làm bài luyện tập, thực hành thì tỏ

ra ling ting

Từ lâu, việc đổi mới PPDH da được đặt ra và hiện nay van dé đổi mới PPDH

theo hướng phát triển năng lực của HS đã trở nên cắp thiết Riêng đối với môn Làm

văn, có thể nói trong thập kỉ qua, chúng ta chưa đạt thành tựu đáng kẻ Lỗi dạy thiên

về lí thuyết đã đưa đến lỗi học thụ đông cho HS Vì

đem lại cho các em những điều bổ ích, những kĩ năng cần thiết để có thể vận dụng

I, giờ Lâm văn chưa thật sự vào làm bai hay ứng đụng cuộc sống, Do nh

nguyên nhân, PP được sử dụng chủ

yếu trong giờ Làm văn vẫn là thuyết giảng, việc thực hành luyện tập còn rất đơn

điệu, kém hiệu quả

Một thực tế qua khảo sát GV cho thấy trong ba phân môn Ngữ văn (Đọc văn,

Lam vain, Tiếng Việ0 thì phân môn Làm văn rất ít giáo viên quan tâm GV thường

chỉ quan tâm, đầu tư cho hai phân môn Đọc văn và Tiếng việt Từ đồ dùng dạy học,

đến tiết dự giờ, thao giảng, thanh tra GV đều né tránh tiết day Lam văn Tác giả

Đỗ Kim Hồi có nhận xér “Ái đã quan tâm đến tình hình học làm văn trong các

trường TIIPT đều thừa nhận rằng đây là một trong những vẫn đề nhức nhồi nhát

RO ring phân môn này đang đứng trước một loại sự nghịch thường Cái phân môn

chắc phải coi là có lịch sử lâu đời nhất trong các môn học, cái phân môn đáng lẽ

phải tích lầy được nhiễu kinh nghiệm nhất là thành quả vào lue này hóa ra lại it di

và mong manh cũng vào bậc nhất Và trong bộ môn văn, những nguyên tắc dạy học

văn đúng đẳn nhu gắn với đời sống, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của

.HS tướng đâu phải tìm mãnh đất gieo trằng thích hợp nhất nơi làm văn thì lại

mới chỉ được bàn luận và thực hiện nhiều trong các khu vực giảng văn Lại nữa, tập

làm văn, cái phân môn kết tỉnh đầy đủ hơn cả nguyên lí học với hành và phân môn

bộc lộ rõ nét hơn cá nhân cách HS thì cũng lại là phân môn đang chịu bạc bẽo ” [30, tr285] Đây là thực tế đáng buồn mà chúng ta phải biết khắc phục Thực tế cho

thấy có những GV rất tâm huyết với nghề, có bản lĩnh sư phạm vững vàng thì mới

Trang 33

chú ý nhiều đến phân môn Làm văn còn một số GV khác còn xem nhẹ phân môn

này Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến chất lượng dạy học Làm văn nói chung và dạy cụm bài luyện tập TTLL nói riêng vẫn còn thấp

'Qua thực trạng đó, chúng tôi nắm được phần nào tình hình giảng dạy cụm

bài luyện tập TTLL ở trường THPT hiện nay như thế nào Qua đó, chúng tôi khẳng,

dink: “Day học cum bài huyện tập TT ở trường THPT theo hướng phát triển năng

lực người học” là một định hướng đúng đắn, rất cần thiết cho công tác giảng dạy

của GV,

1.3.2.2 Thực trạng học cụm bai luyện tập TTLL của HS ở trường THPT Để đánh giá đúng thực trạng, chất lượng học tập cụm bài luyện tập TTLI

của học sinh THPT chúng tôi đã tiến hành khảo sát các HS khối lớp 11 và một số

lớp 12 tại trường THPT chuyên Quốc Học, THPT Hai Bà Trưng, THPT Nguyễn Huệ, Thừa Thiên Huế,

áa Hình thức và nội dụng khảo sát

Để khảo sát năng lực tiếp nhận trì thức Lâm văn của Hồ qua các giờ dạy cụm

bài luyện tập TTLL, chúng tôi lựa chọn hình thức gửi phiếu điều tra thăm dò việc

học cụm bài luyện tập TTLI này của HS hiện nay Chúng tôi tiến hành điểu tra 3

lớp I1 và 3 lớp 12 ở 3 trường trên địa bản thành phố Huế là THPT chuyên Quốc

Học, THPT Nguyễn Huệ, THPT Hai Bà Tang

Nội dung của phiếu điều tra gồm những câu ii quan đến việc học cụm bài luyện tập TT của các em IIS hiện nay Cụ thể việc nhận diện các TTLI đã học ở tiết trước thông qua bài tập định sẵn, phân tích gid tri sir dung cdc TLL va tao lip đoạn văn, bài văn nghị luận có sử dụng các thao tác lập luận

Bên cạnh đó chúng tôi sử dụng phiếu điều tra còn để thăm dò, nắm thêm

thông tin về sở thích, hứng thú học tập, cách nhìn nhân, đánh giá của HS về chất

lượng các tiết học, các khó khăn trong quá trình tiếp nhận trỉ thức và tìm hiểu

nguyên nhân đề xuất PP dạy học cụm bài luyện tập thao tác lập luận

“Trong phiếu điều tra chúng tôi sử dụng nhiều câu hỏi với những phương án trả lời khác nhau, ở các mức độ mà HS có thể lựa chọn phù hợp với ý kiến của cá

Trang 34

b, Kết quả khảo sắt Bang 1.4 Chất lượng hục tập cụm bài luyện tập các TTLL của HS ở trường THPT Số HS [Loại bài tập l ‘ogi bài tập luyện a 1B Yếu— a khảo sát | tp TTLL Kém TL TL SL] „„ |SL| 4c | St | TL %| st [rt 9% Nhận điện về 56 |23,33] 72 | 30 | 103 | 42,91 | 9 | 3,75 TLL PT tie dụng của 24] 10 | 61 |25,41| 102 | 42,5 | 53 | 22,08 240 |vige sir dung TTLL, tạo lập doan van,| 6 | 2,5 | 50 |20,83] 86 | 35,83 | 98 | 40,83 bai van

'Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy chất lượng học tập về cụm bài luyện tập

TTLL cia HS con rất thấp Trong ba loại bài tập trên, loại bài tập nhận diện là đơn giản hơn cả nên chất lượng cao nhất, Giỏi 23,33%, Kha 30% va Trung 42,91% Ở loại bài tập phân tích tác dung của việc sử dụng TTLL mức độ khó có

tăng lên , thì kết quả chất lượng lại thấp xuống, Giỏi 10%, Khá 25,41%, Trung bình 42,5%, Yếu- Kém 22,08% Đến bài tập tạo lập đoạn văn, bài văn tạm gọi là mức độ khó nhất thì kết quả lại thấp Giỏi 2,5%, Khá 20,83%, Trung bình 35,83%, đặc biệt

là yếu kém chiếm tỉ lệ cao 40,83%

'Qua kết quả khảo sát cho thấy việc học cụm bải luyện tập TTL của các em

còn thấp Có lẽ do nhiều nguyên nhân từ chương trình, hạn chế từ phía GV như đã

khảo sát ở phần trên Nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là từ phía HS Kết quả khảo sát về việc tự học tập, phát triển về năng lực nhân thức của HS trong học tập cụm

bài luyện tập TTLL chưa cao Đa số các em vẫn còn quen lỗi học thụ động, không,

thích lối suy nghĩ, sáng tạo trong tư duy, ít vận dụng kiến thức thu nhận được để

giải quyết các bài tập thực hành, vận dụng vào việc dựng đoạn và viết

luận Như vậy việc học cụm bài luyện tập TTLL, thể nào cho hiệu quả fan nghị một việc

làm không dễ dàng Nó đôi hỏi người học phải biết tích lũy kiến thức lí thuyết, chủ

động trong quá trình tiếp nhận tri thức Song nhiều HS quá thụ động nhiều vào sự hướng dẫn của GV, chưa chủ động trong các tiết học nên khiến cho kết quả của việc

Trang 35

học cụm bài luyén tp TTLL không cao Đa số HS hiểu duge tim quan trong của

các tiết luyện tập TTLL song vẫn tồn tại nhiều HS còn đánh giá thắp giá trị của cụm

bài này Bởi theo các em có thể Làm văn là một môn học khó, khô, khổ Hơn nữa

một số HS cũng cho rằng PPDH của một số GV còn đơn điệu, nặng nẻ, vi hức luyện tập còn sơ sài, hệ thống bài tập chưa linh hoạt, chưa hướng dẫn đầy đủ các nội

dung cin thiết nên việc éu bài của HS cũng chỉ ở mức độ vừa phải Điều đó chứng, mình vì sao HS không có hứng thú học làm văn và đây cũng là lí do các em tỏ ra ngại hoặc không hứng thú đối với các tiết học luyện tập này

Hơn nữa, qua tìm hiểu HS và được biết rằng ngồi chuyện khơng hứng thú

ác giờ học làm văn còn đơn điệu buồn tẻ; học tập của các em, các em cho rằng

không có phương tiện hỗ trợ; GV chưa ứng dụng các công nghệ thông tin .chưa có cơ hội để kích thích sự thích thú của HS

Đối với các giờ trả bài viết, điểm kiểm tra của HS nhìn chung còn thấp Qua

bài làm, số HS phụ thuộc vào sách tham khảo, bài văn mẫu còn nhiễu Da phần các em hiểu được các TT (phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận ), có sử dụng các TT

này trong làm văn nhưng mức độ sử dụng chưa nhiều Khả năng phối hợp các TTLL trong bài viết còn nhiều hạn chế Cũng qua giờ trả bài viết này số HS quan tâm đến việc ôn lại kiến thức còn rất ít, đa số các em chỉ quan tâm đến điểm số mà

mình có Như vậy các em chưa nhận thức được vai trò quan trọng của giờ trả bài

viết đối với học tập bộ môn

Bên cạnh đó, vẫn có một số HS rất tích cực trong học tập, có ý thức tự giác,

mạnh dạn xây đựng bài, trình bảy những suy nghĩ của bản thân, có ý thức học tập khá nghiêm túc Tuy nhiên, số lượng những HS này trong lớp vẫn chưa cao Đây cũng là

những nhân tố góp phần động lực cho GV trong giảng dạy Những nhân tố này cần

được nhân rộng để cho việc học tập cụm bài luyện tập TTLL nói riêng và phân môn

Lam văn; bộ môn Ngữ văn nói chung ngày cảng trở nên tích cực vả có hiệu quả nhất

Trang 36

khắc phục những tồn tại dy đòi hỏi có sự hợp tác giữa GV và HS Từ thực trạng “Day hoc cum bài luyện tập TTLL theo hướng phát triển năng lực người học ở

trường THPT”, một lần nữa khẳng định việc đặt ra vấn đề phát triển năng lực HS

Trang 37

CHUONG 2

TO CHUC DAY HQC CUM BÀI LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN

‘THEO HƯỚNG PHÁT TRIÊN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC

2.1 MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG CHUNG TRONG VIỆC DẠY HỌC CỤM BÀI

LUYEN TAP THẢO TÁC LẬP LUẬN THEO HƯỚNG PHÁT TRIÊN NĂNG

LỰC NGƯỜI

2.1.1 Dạy học cụm bài luyện tập thao tác lập luận phải tuân thủ nguyên

thuyết gắn với thực hành

tắc củng cố

“Triết học Mác-xít quan niệm “ Giữa lí luận và thực tiễn có mỗi quan hệ biện chứng, tác động qua lại với nhau, trong đó thực tiễn giữ vai trò quyết định” Bộ luật giáo dục Việt Nam điều 24 ghỉ rõ "Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, chủ động tự giác, sáng tạo của HS phù hợp với đặc điểm từng lớp, từng môn học ( ) dem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS” Điều này có ý nghĩa hơn trong day học Lâm văn mà đặc biệt là dạy các tiết luyện tập Bởi mọi hoạt động tiếp nhận hay cing cổ, mở rộng phát triển trì thức, kĩ năng đều thông qua thực hành, coi trọng thực hành có như vậy mới luyện khả năng quan sát, lập luận,

hệ thống hóa kiến thức cho học sinh Lí thuyết có tác dụng soi sáng, định hướng cho thực hành và đến lượt mình, thực hành tác động trở lại lí thuyết, bỗ sung những vấn đề đặt ra trong lí thuyết Không có lí thuyết thực hành dễ sai lạc và không có thực hành lí thuyết trở nên lí thuyết suông Dạy các tiết luyện tập cho HS không chỉ là giải các bài tập mà qua đó GV củng cố khắc sâu lại lí thuyết cho HS Vì vậy GV

chú ý thông qua bai thực hành luyện tập để giúp HS rèn luyện, phát triển năng lực “Học đi đôi với hành” là như thế Tuy nhiên không phải khi nào cũng thành công tuyệt đối với HS bởi nắm bắt lí thuyết là trí thức nhưng biết vận dụng làm được bải tập là một kĩ năng

Mục đích của các tiết luyện tập khôn; ¡ng cố lí thuyết cho HS mà

giải quyết các dạng bài tập nâng cao để rèn kĩ năng và thiết lập văn bản Chính vì

Trang 38

Một sự nhìn nhận đúng đắn và đẩy đủ về mối quan hệ giữa thực hành và lí thuyết sẽ giúp GV xác định được PPDH phủ hợp và hiệu quả Tình trạng biến giờ

thực hành luyện tập thành những giờ học lí thuyết nặng nẻ, trừu tượng, khô khan sẽ

từng bước khắc phục, thay vào đó là những giờ luyện tập, luyện tập nhằm rèn luyện,

phát triển kĩ năng, năng lực cho HS Muốn vậy GV cần phải tổ chức, hướng dẫn tạo

điều kiện để cho tắt cả các HS đều được thực hành Từ đó HS có thể tự lĩnh hội, nắm chắc kiến thức lí thuyết, tự rèn luyện để hình thành và phát triển các kĩ năng,

TT thực hành, có như vậy mới đem lại hiệu quả cao trong quá trình dạy làm văn

“Chẳng hạn khi dạy bài “ Luyén tp van dung kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh "T8, t.120] Dễ khắc sâu lại khái niệm và kĩ năng tạo lập văn

bản, tôi đã cho HS lần lượt giải các bài tập ở SGK cụ thẻ bài tập 1 như sau:

Doc đoạn trích và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới

“Cho tu Miêu tự dại Tự kiểu tự đại là khở dại Vì mình hay, còn nhiễu người

hay hon mình Mình giỏi, còn nhiễu người giỏi hon mình Tự kiêu tự đại tức là thoái bộ Sông to, bê rộng thì bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng của nó rộng và sảu Cái chén nhỏ, cái đĩa cạn thì một chút nước cũng đây tràn, vì độ lượng nó hep nhỏ Người mà tự kiêu tự mãn thì cũng như cải chén, cái đĩa cạn

1 Đoạn trích trên sử dụng những TTLL nào?

2 Phân tích mục đích, tác dụng và cách kết hợp các TTLL trong đoạn trích

3 Anh (Chị) rút ra được kết luận gì về việc vận dụng kết hợp nhiều TTLL

trong một đoạn (một bài) văn nghị luận

Nhu vay HS sẽ lần lượt chỉ ra TTLLL vận dụng trong đoạn

tích và so sánh Dó cũng là cơ sở để HS nhớ lại lí thuyết TT phân tích là gì, TT so sánh là gì, Tiếp đến HS sẽ lần lượt trả lời câu hỏi 2.3 Trả lời được hai câu hoi đó

tức là HS biết cách vận dụng các TTLI làm cho bài văn được mạch lạc, sinh động, hấp dẫn Như vậy, tổ chức dạy cụm bài luyện tập TTLL phải kết hợp lí thuyết và thực hành nhưng c là TT phân trọng khâu luyện tập khắc sâu kiến thức và phát huy năng lực HS

2.1.2 Dạy cụm bài luyện tập thao tác lập luận phải dựa trên quan điểm

giao tiếp và quan điểm tích hợp

ao tiếp đó là hoạt động tiếp xúc giữa người và người trong xã hội để trao

đổi thông tin, nhận thức tư tưởng, tình cảm; thể hiện mối quan hệ ứng xử, thái độ

giữa người với người Xuất phát từ quan điểm trên ta thấy giao tiếp rất quan trọng

Trang 39

trong tắt cả mọi công việc cũng như trong đời sống xã hội Phát huy năng lực HS trong các giờ luyện tập TTL.L không thể không dựa vào quan điểm giao tiếp và quan điểm tích hợp

"Để thiết kế một giờ luyện tập phát huy năng lực của HS trên quan điểm giao

tiếp GV cẳn chú trọng đến khả năng thực hành, vận dụng của HS Hơn nữa GV

chú ý đến ba yếu tổ: người dạy, người học và môi trường Trong đó người dạy phải có kế hoạch, phải đưa ra những tỉnh huồng giao tiếp có vấn để, từ các tình huồng đó giúp HS hình thành các kĩ năng cần thiết, vận dụng những nội dung vào thực tiễn

“Thông qua trao đồi, thảo luận, tương tác giữa GV với HS, giữa HS với HS để các

em có cơ hội bày tỏ quan điểm của mình,

Trong các giờ luyện tập cần tiền hành hoạt đông giải bài tập, ôn luyện kiến

thức Ở hoạt đông luyện tập này, GV cho HS tự trình bảy suy nghĩ của mình, sau đó thảo luân, góp ý và GV là người chốt lại kiến thức cuối cùng cho HS Đối với dang bai luyện tập về TTL1 này GV cần chú ý đến các bài tập có tỉnh huồng giao

tiếp ở SGK hoặc GV đưa thêm những dạng bài tập mới có chứa tình huống giao tiếp

và yêu câu HS thực hiện Chẳng hạn ở bãi tập số 3, Bài “ruyện tập thao (ác lập luận bác bỏ 8, tr31] SGK đưa ra tình huỗng giao tiếp “Có quan niệm cho rằng:

thanh niên, HS thời nay phải biết nhuộm tóc, hút thuốc lá, ung rượu, vào các vữt trường thế mới là cách sống “sành điệu ” của tuổi trẻ thời hội nhập” Sau đó đưa

xa yêu cầu: Anh (Chị) hãy lập dàn ý và viết bài nghị luận bác bó quan niệm trén "Như vây, trước khi đưa ra bài tập, SGK đã đưa ra tỉnh huồng giao ti

lụ 2 Tổ chức dạy bài “ Luyện tập kết hợp các thao tác lập luận phân

và so sánh” ở chương trình Ngữ văn 11, ngoài các bài tập ở SGK, giáo viên có thể đưa thêm một số bài tập khác đựa trên một tình huồng giao tiếp cụ thể Chẳng han “rong chương trình THIPT em yêu thích môn học nào nhất” Sau đó HS sẽ lần lượt

tiến hành LL bằng cách có sử dụng kết hợp các TTLL đã học để tranh luận với nhau Tạo tình huống giao tiếp trong giờ luyện tập nhằm phát triển năng lực của HS theo chúng tôi cần tiến hành

hành) và hoạt động ôn lại kiến thức Ở hoạt đông ôn kiến thức, chúng ta có thé sir dụng hệ thống câu hỏi vấn đáp để đưa HS vào các tình huống giao tiếp, giúp HS nhớ lại kiến thức cũ Chăng hạn GV cho một câu tục ngữ “7ốt gỗ hơn tốt nước sơn” Trình bảy suy nghĩ của bản thân Sau khi HS tranh luận thành công tức là HS

đã nắm được lí thuyết và trên cở đó GV gợi nhắc lại lí thuyết về TTLL so sánh

Trang 40

hoat déng luyện tập (thực hành) GV xây dựng bài tập từ dễ đến khó, từ bải

tập nhận diện các TTLL đến bài tập tạo lập văn bản trên những ngữ liệu cụ thể nên cách tạo tình huống giao tiếp cũng tương tự như bài dạy lí thuyết nhưng cần chú ý

kĩ năng , năng lực của HS,

Như vậy đối với cách đạy cụm bài luyện tập TTLL trên quan điểm giao tiếp

MS sẽ được củng cổ, khắc sâu thêm kiến thie vé TTLL va quan trong hơn là việc vận dụng những kiến thức đó vào một bài viết cụ thé, vận dụng vào thực tế cuộc sống trên năng lực cụ thể của mình

“Tóm lại, việc ứng dụng quan điểm giao tiếp vào day học các bai luyện tập

“TTLL sẽ làm cho quá trình tổ chức dạy học nội dung này diễn ra thuận lợi hơn, làm cho quá trình học tập của HS ngày cảng tốt hơn vả hơn hết là phù hợp với xu thé

day hoe hign dai

Ben cạnh dạy học trên quan điểm giao tiếp, day học luyện tập TTLL còn phải dựa trên quan điểm tích hợp Tích hợp là sự phối hợp các trí thức gần gũi có

quan hệ mật thiết với nhau trong thực tiễn, để chúng hỗ trợ và tác động vào nhau,

phối hợp với nhau nhằm tạo nên kết quả tổng hợp nhanh chóng va vững chắc Dây

là quan điểm đã được các nước trên thé giới vận dụng từ lâu và hiệu quả đã được

kiểm nhiệm Ở Việt Nam việc tích hợp trong day học cũng đang được tiến hành

từng bước

“Xác định nội dung tích hợp khi dạy cụm bài luyện tập TTLL ở trường THPT, giáo viên cần căn cứ vào mục tiêu dạy học cụ thể của từng bài học để tích hợp một

cách hợp lí nhất theo hướng phát triển năng lực HS, Do đó nội dung tích hợp sẽ tránh được sự lan man, khiên cưỡng .làm lu mở các TT Khi dạy cụm bải này GV có thể lựa chọn nội dung tich hap theo hai hướng đó là tích hợp dọc và tích hợp ngang

“Tích hợp dọc là dạng tích hợp mà ở đó kiến thức “chuyển di” theo chiều dọc

Đây là tích hợp theo từng vấn đề, tích hợp dọc trong dạy cụm bài luyện tập TTLL này không những giúp cho HS củng cố lại kiến thức mà còn nâng cao nội dung,

giúp GV đánh giá đúng năng lực của HS Ví dụ khi dạy bai “ Luyện tap kết hợp các

TILL phan tich và so sánh”, GV có thể tích hợp với bài “Các thao tác nghị luận ở chương trình lớp 10 Cụ thể SGK lớp 10 đã đưa ra bài tập để nhận điện TTLL, đó là: Trong bai “Tinh thdn yêu nước của nhân dân ta, sau khi dẫn chứng những tắm sương của sự cống hiến, hi sinh cho kháng chiến, chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết:

“Những cử chỉ cao quỷ đó, tuy khác nhau nơi làm việc, nhưng: đều giống nhau nơi

Ngày đăng: 02/09/2022, 11:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w