1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty thiết bị đo điện Hà Nội

40 510 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Công ty Thiết bị đo điện Hà Nội
Người hướng dẫn Phó Giáo Sư_Tiến Sĩ Phạm Quang Huấn
Trường học Công ty Thiết bị đo điện Hà Nội
Thể loại luận văn tốt nghiệp
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 331,5 KB

Nội dung

Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty thiết bị đo điện Hà Nội

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Trong xu thế hội nhập về kinh tế hiện nay, sự cạnh tranh diễn ra rất gay gắt.Các doanh nghiệp muốn tồn tại đứng vững trên thị trường, muốn sản phẩm củamình có thể cạnh tranh được với sản phẩm của các doanh nghiệp khác thì khôngcòn cách nào khác phải tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho có hiệuquả Do vậy, tìm ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là vấnđề đang được rất nhiều các doanh nghiệp quan tâm chú trọng

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệpphải đối mặt với rất nhiều khó khăn Là một doanh nghiệp sản xuất trực thuộc BộCông nghiệp, Công ty Thiết bị đo điện Hà Nội cũng gặp phải sự cạnh tranh khốcliệt của các doanh nghiệp cùng ngành trong và ngoài nước Vì vậy, muốn đứng vữngtrên thị trường, đòi hỏi những nhà quản lý luôn phải thường xuyên cải tiến sản phẩm,nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm Nắm được vấn đề này, Ban lãnh đạoCông ty đã có những biện pháp quản lý chặt chẽ các khâu thu mua, bảo quản, dựtrữ và các chi phí khác để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty

Sau một thời gian thực tập, tìm hiểu thực trạng sản xuất kinh doanh tại Côngty Thiết bị đo điện Hà Nội, em đã nhận thấy được tầm quan trọng của việc quản lýđối với quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty Do đã được sự hướng dẫn và

chỉ bảo nhiệt tình của Phó Giáo sư_Tiến sĩ Phạm Quang Huấn và các cô chútrong Công ty em đã mạnh dạn đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

tốt nghiệp của mình với đề tài: “Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sảnxuất kinh doanh ở Công ty Thiết bị đo điện Hà Nội”

Luận văn này gồm ba nội dung chính sau :

Chương I: Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh

Chương II: Thực trạng hoạt động và hiệu quả sản xuất kinh doanh củaCông ty Thiết bị đo điện Hà Nội

Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sảnxuất kinh doanh tại Công ty Thiết bị đo điện Hà Nội

Trang 3

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH

I. Lý luận chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1 Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh

Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung củasự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực(nhân lực, vật lực, tiền vốn ) và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trìnhtái sản xuất để đạt được các mục tiêu kinh doanh

Nếu ký hiệu: H – Hiệu quả kinh doanh K – Kết quả đạt được

C – Hao phí nguồn lực gắn với kết quả đóThì ta có công thức sau để mô tả hiệu quả kinh doanh

KH =

C

Như vậy hiệu quả kinh doanh là thước đo ngày càng trở nên quan trọng củasự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêukinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ

2 Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh

Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh là nâng cao năng suất lao động xãhội và tiết kiệm lao động xã hội Đây là hai mặt có quan hệ mật thiết của vấn đềhiệu quả kinh tế Để đạt được mục tiêu kinh doanh các doanh nghiệp phải chútrọng và phát huy tối đa năng lực, hiệu năng của các yếu tố sản xuất, tiết kiệm mọichi phí Tuy vậy, để hiểu rõ bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh cần phânbiệt hai khái niệm Hiệu quả và Kết quả sản xuất kinh doanh

Kết quả là phạm trù sản xuất phản ánh những cái thu được sau một khoảng

thời gian sản xuất kinh doanh được biểu hiện bằng đơn vị hiện vật (tấn, tạ, Kg )và đơn vị giá trị (đồng, triệu đồng ) Kết quả còn phản ánh qui mô hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 4

Hiệu quả là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất hay

phản ánh mặt chất lượng của quá trình kinh doanh Việc xác định hiệu quả kinhdoanh cũng rất phức tạp bởi kết quả kinh doanh và hao phí nguồn lực gắn với mộtthời kỳ cụ thể nào đó đều rất khó xác định một cách chính xác

Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là phải đạt Lợi nhuận tối đavới chi phí tối thiểu

II. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp

1 Các nhân tố bên ngoài

Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ giữa kết quảđạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó, nó phản ánh trình độ lợi dụng cácnguồn lực đầu vào để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp Các đại lượng kết quảđạt được và chi phí bỏ ra chịu tác động rất nhiều nhân tố khác nhau với các mức độkhác nhau Do đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của các doanhnghiệp Các nhân tố bên ngoài bao gồm:

Môi trường khu vực và quốc tế: Môi trường kinh tế cũng như chính trị trong

khu vực và trên thế giới ổn định là cơ sở, tiền đề thuận lợi giúp các doanh nghiệptiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đạt hiệu quả cao

Môi trường kinh tế quốc dân bao gồm môi trường chính trị, pháp luật và

môi trường kinh tế, môi trường văn hoá xã hội, điều kiện tự nhiên và cơ sở hạtầng, trình độ Khoa học kĩ thuật công nghệ Đây là các nhân tố vô cùng quan trọngtác động trực tiếp tới hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp

Môi trường ngành: Trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay, trong hầu hết

các lĩnh vực kinh doanh, môi trường ngành là nhân tố góp phần ảnh hưởng khôngnhỏ tới hiệu quả sản xuất kinh doanh, nó bao gồm các doanh nghiệp trong ngành,khả năng gia nhập mới của các doanh nghiệp khác, các sản phẩm thay thế, ngườicung ứng và khách hàng Trong đó khách hàng là vấn đề vô cùng quan trọng vàđược các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm chú ý

2 Các nhân tố bên trong

Trang 5

Bao gồm cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị, đặc tính về sản phẩm, công táctiêu thụ sản phẩm, công tác đảm bảo Nguyên vật liệu, cơ sở vật chất kỹ thuật, tìnhhình Tài chính, Lao động, Tiền lương và Môi trường làm việc

Đặc tính về Sản phẩm: Ngoài chất lượng của sản phẩm những đặc tính mang

hình thức bên ngoài của sản phẩm như mẫu mã, bao bì, nhãn hiệu là những yếutố cạnh tranh không thể thiếu được Các đặc tính của sản phẩm là nhân tố quantrọng quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, góp phần lớn vào việc tạouy tín, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm làm cơ sở cho sự tồn tại và phát triểncủa doanh nghiệp nên có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp

Công tác tổ chức Tiêu thụ sản phẩm: Tiêu thụ là khâu cuối cùng trong quá

trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó quyết định tới các khâu khác củaquá trình sản xuất kinh doanh Doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm có tiêu thụđược hay không mới là điều quan trọng nhất Tốc độ tiêu thụ sản phẩm quyết địnhtốc độ sản xuất và nhịp độ cung ứng Nguyên vật liệu

Công tác đảm bảo Nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu là một trong những yếu

tố đầu vào không thể thiếu được đối với các doanh nghiệp sản xuất Số lượng,chủng loại, cơ cấu, chất lượng, giá cả của Nguyên vật liệu và tính đồng bộ củaviệc cung ứng Nguyên vật liệu ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp

Cơ sở vật chất kĩ thuật: Cơ sở vật chất kĩ thuật là yếu tố vật chất hữu hình

quan trọng phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Cơ sởvật chất dù chiếm tỷ trọng lớn hay nhỏ trong tổng tài sản của doanh nghiệp thì nóvẫn có vai trò quan trọng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh và thể hiện bộ mặtkinh doanh của doanh nghiệp qua hệ thống nhà xưởng, kho tàng, bến bãi

Tình hình Tài chính: Tình hình Tài chính của doanh nghiệp tác động rất

mạnh tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Khả năng Tài chính của doanhnghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của doanh nghiệp, tới khả năng chủ độngsản xuất kinh doanh, tới tốc độ tiêu thụ và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp,ảnh hưởng tới mục tiêu tối thiểu hoá chi phí bằng cách chủ động khai thác sử dụngtối ưu các nguồn lực đầu vào

Trang 6

Lao động và Tiền lương: lao động là một trong các yếu tố đầu vào quan

trọng, nó tham gia vào mọi hoạt động, mọi quá trình sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Do đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh.Bên canh đó tiền lương và thu nhập của người lao động cũng ảnh hưởng trực tiếptới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp vì tiền lương là một bộ phần cấu thànhlên chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời nó còn tác động tớitâm lý của người lao động trong doanh nghiệp

Môi trường làm việc: Bao gồm môi trường văn hoá và môi trường thông tin,

hai yếu tố này cũng trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh trongdoanh nghiệp

III. Hệ thống các chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp

1 Hiệu quả kinh doanh tổng hợp

Để đánh giá Hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp của toàn doanh nghiệpngười ta thường dùng các chỉ tiêu sau:

Chỉ tiêu Doanh thu một đồng chi phí trên cho biết với một đồng Chi phí bỏra, doanh nghiệp tạo ra được mấy đồng Doanh thu

Doanh thu trên

= Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳmột đồng chi phí Tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ

Chỉ tiêu Doanh thu trên một đồng vốn kinh doanh phản ánh một đồng Vốnkinh doanh đem lại bao nhiêu đồng Doanh thu.

Doanh thu trên một = Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳđồng vốn kinh doanh Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu doanh lợi theo chi phí cho biết bỏ ra một đồng Chi phí đem lại baonhiêu đồng Lợi nhuận.

Doanh lợi theo = Lợi nhuận sau thuế trong kỳ

chi phí Tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ trong kỳ

Chỉ tiêu Doanh lợi theo vốn kinh doanh cho biết một đồng vốn kinh doanhđem lại bao nhiêu đồng Lợi nhuận.

Doanh lợi theo = Lợi nhuận sau thuế trong kỳvốn kinh doanh Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu Doanh lợi doanh thu thuần phản ánh một đồng Doanh thu thuầnđem lại bao nhiêu đồng Lợi nhuận.

Trang 7

Doanh lợi

Doanh thu thuần Doanh thu tiêu thụ thuần

2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động

Lao động là yếu tố đầu vào cơ bản của sản xuất, hiệu quả sử dụng lao độnggóp phần nâng cao hiệu quả chung của toàn doanh nghiệp Chỉ tiêu đánh giá hiệuquả sử dụng lao động trong mỗi doanh nghiệp sẽ mang lại hiệu quả cao hay thấp.Hầu hết doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường đều phải sử dụng lao động,nhưng việc sử dụng lao động đó sẽ mang lại hiệu quả ra sao thì ta cần đánh giáthông qua một số chỉ tiêu sau:

Chỉ tiêu năng suất lao động cho biết bình quân một lao động trong một kỳ

kinh doanh sẽ có khả năng đóng góp sức mình vào sản xuất để thu lại được baonhiêu giá trị sản lượng cho doanh nghiệp.

Năng suất lao động = Giá trị sản xuất

Tổng số lao động bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu sức sản xuất của lao động cho biết bình quân một lao động trong một

kỳ kinh doanh làm ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Sức sản xuất của lao động =

Doanh thu tiêu thụ sản xuất trong kỳTổng số lao động bình quân trong kỳ

3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng Tài sản cố định (TSCĐ)

Để đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ, người ta thường sử dụng các chỉ tiêunhư : Sức sản suất của TSCĐ (Hiệu suất sử dụng TSCĐ trong một kỳ), Sức sinhlợi của TSCĐ và Suất hao phí từ TSCĐ.

Chỉ tiêu Sức sản xuất của TSCĐ phản ánh một đồng nguyên giá bình quân

TSCĐ đem lại mấy đồng Doanh thu thuần.

Sức sản xuất của

Tổng số Doanh thu thuầnNguyên giá bình quân TSCĐ

Chỉ tiêu sức sinh lợi TSCĐ cho biết một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ

đem lại mấy đồng lợi nhuận thuần (hay lãi gộp).

Sức sinh lợi của

Lợi nhuận trong kỳNguyên giá bình quân TSCĐ

Chỉ tiêu Suất hao phí từ TSCĐ cho thấy để có một đồng Doanh thu thuần hay

Lợi nhuận thuần phải hao phí bao nhiêu đồng Nguyên giá TSCĐ

= Nguyên giá bình quân TSCĐ

Trang 8

Suất hao phí từ

TSCĐ Doanh thu thuần(hay lợi nhuận thuần)

4.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng Tài sản lưu động (TSLĐ)

Nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng TSLĐ trong doanh nghiệp, người ta thườngsử dụng các chỉ tiêu: Vòng quay TSLĐ trong kỳ, Hiệu quả sử dụng TSLĐ trong kỳvà Mức đảm nhiệm TSLĐ.

Vòng quay TSLĐ trong kỳ (hay hiệu suất sử dụng TSLĐ) cho biết mỗi đơn vị

TSLĐ sử dụng trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần, chỉ tiêu nàycàng lớn càng chứng tỏ hiệu suất sử dụng TSLĐ cao.

Vòng quay TSLĐ

= Doanh thu thuần trong kỳTrong kỳ TSLĐ bình quân trong kỳ

Hiệu quả sử dụng TSLĐ phản ánh khả năng sinh lợi của TSLĐ Nó cho biết

mỗi đơn vị TSLĐ có trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị Lợi nhuận sau thuế.

Hiệu quả sử dụngTSLĐ trong kỳ =

Lợi nhuận sau thuế

TSLĐ sử dụng bình quân trong kỳ

Mức đảm nhiệm TSLĐ cho biết để đạt dược mỗi đơn vị doanh thu, doanh

nghiệp phải sử dụng bao nhiêu phần trăm đơn vị TSLĐ Chỉ tiêu này càng thấpcàng chứng tỏ hiệu quả kinh tế cao.

Mức đảm nhiệm

TSLĐ bình quân trong kỳDoanh thu thuần

5.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả Kinh tế - Xã hội 5.1.Nộp ngân sách

Mọi Doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải cónhiệm vụ nộp ngân sách nhà nước dưới hình thức là các loại thuế như thuế Doanhthu, thuế đất, thuế lợi tức, thuế xuất khẩu (với các đơn vị xuất nhập khẩu), thuếtiêu thụ đặc biệt nhà nước sẽ sử dụng những khoản thu này để đầu tư cho sự pháttriển của nền kinh tế quốc dân và các lĩnh vực phi sản xuất, góp phần phân phối lạithu nhập quốc dân

5.2.Việc làm

Nước ta cũng giống như các nước đang phát triển, hầu hết là các nước nghèo,tình trạng yếu kém về kỹ thuật sản xuất và nạn thất nghiệp còn phổ biến Để tạo

Trang 9

nhiều công ăn việc làm cho người lao động và nhanh chóng thoát khỏi nghèo nàn,lạc hậu đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự tìm tòi đưa ra những biện pháp nâng caohoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, tạo công ăn việc làmcho người lao động

5.3.Thu nhập

Ngoài việc tạo công ăn việc làm cho người lao động đòi hỏi các doanh nghiệpphải làm ăn có hiệu quả để góp phần nâng cao mức sống của người lao động Xéttrên phương diện kinh tế, việc nâng cao mức sống của người dân được thể hiện quacác chỉ tiêu như gia tăng thu nhập quốc dân bình quân trên đầu người, gia tăng đầutư xã hội, mức tăng trưởng phúc lợi xã hội

Trang 10

6 Các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh, người ta thường so sánh kết quảđầu ra so với chi phí đầu vào trong một quá trình Do vậy, muốn nâng cao hiệu quảsản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải hiểu rõ về chi phí đầu vào của quátrình sản xuất và làm sao phải giảm chi phí đầu vào xuống mức thấp nhất có thể.Có như vậy thì quá trình sản xuất kinh doanh mới đạt hiệu quả cao.

Chi phí đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh, thường bao gồm: Chi phísản suất , chi phí lưu thông sản phẩm và các chi phí Bán hàng ,quản lý doanhnghiệp Chi phí sản suất là các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để đạt đượcmục tiêu kinh doanh Do vậy, có thể nói chi phí sản xuất là các chi phí của mộtdoanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các hao phí về vật chất và về lao độngmà doanh nghiệp phải bỏ ra để sản suất sản phẩm trong một thời kỳ nhất định Đểquản lý và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các định mức chi phí ,tính toán đượckết quả tiết kiệm chi phí ở từng bộ phận sản xuất và toàn doanh nghiệp Cần phảitiến hành phân loại chi phí sản xuất Việc phân loại chi phí sản xuất có tác dụngđể kiểm tra và phân tích quá trình phát sinh chi phí và hình thành giá thành sảnphẩm Từ đó ta có thể xem xét để giảm chi phí ở từng loại, góp phần hạ giá thànhsản phẩm sản xuất ra.

Trong quá trình sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường, việc tiêu thụ sảnphẩm đối với một doanh nghiệp là hết sức quan trọng Để thực hiện việc tiêu thụsản phẩm , doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí nhất định, đó là chi phí lưuthông sản phẩm bao gồm chi phí trực tiếp đến việc tiêu thụ sản phẩm (như : chi phíđóng gói, bao bì, vận chuyển,….) và chi phí marketinh (như chi phí điều tra nghiêncứu thị trường, chi phí giới thiệu sản phẩm, chi phí bảo hành,…) Ngoài ra chi phíbán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng là bộ phận cấu thành nên chi phíđầu vào của quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

Việc phân loại chi phí một cách rõ ràng kết hợp với việc giảm các loại chi phímột cách hợp lý sẽ góp phần hạ giá thành sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh củasản phẩm trên thị trường Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp

Trang 11

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANHCỦA CÔNG TY THIẾT BỊ ĐO ĐIỆN HÀ NỘI

I.Giới thiệu chung về Công ty Thiết bị đo điện

1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Công ty Thiết bị đo điệnTên gọi: Công ty Thiết bị đo điện

Tên giao dịch quốc tế: EMIC ( Electric Measuring Intrument Company)

Địa chỉ: Số 10 Trần Nguyên Hãn, Phường Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

Công ty Thiết bị Đo điện được thành lập ngày 1/4 /1983 theo quyết định số317 /CK - CB ngày 24/12 /1982 của Bộ cơ khí luyện kim tách ra từ một phânxưởng của nhà máy chế tạo biến thế cũ Công ty là một doanh nghiệp nhà nướctrực thuộc Tổng Công ty Thiết bị kỹ thuật điện, Bộ Công nghiệp

Ngày 1/6/1994, Thực hiện quyết định số 173 QĐ / TCBĐT của Bộ trưởng BộCông nghiệp nặng, tên mới của nhà máy là Công ty Thiết bị đo điện, tên giao dịchquốc tế là EMIC Công ty là một doanh nghiệp nhà nước hạch toán kinh tế độclập, tự chủ về Tài chính và có tư cách pháp nhân, trực thuộc Tổng Công ty Thiếtbị kỹ thuật điện Bộ Công Nghiệp Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty làsản xuất, bán buôn, bán lẻ các loại Thiết bị đo và đếm điện

Cho tới nay, Công ty đã đạt được nhiều thành công rực rỡ Không nhữngđứng vững trước khó khăn do cơ chế thị trường, mà còn tận dụng được những lợithế của nó để phát triển Công ty đã trở thành một trong số những Công ty dẫn đầutrong ngành chế tạo Thiết bị điện ở Việt Nam và luôn hoàn thành vượt mức kếhoạch được giao với quy mô năm sau cao hơn năm trước

2 Chức năng nhiệm vụ của Công ty

Qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, Công ty Thiết bị đo điện Hà Nội đãluôn phấn đấu, đầu tư mở rộng sản xuất, không ngừng nâng cao chất lượng sảnphẩm Để có thể đứng vững trong nền kinh tế đang có nhiều biến động và cạnhtranh gay gắt hiện nay, Ban lãnh đạo Công ty đã đề ra những chức năng và nhiệmvụ chính sau:

Trang 12

 Xây dựng và thực hiện kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu và nhiệm vụ sảnxuất kinh doanh

 Thực hiện chế độ hạch toán độc lập

 Chấp hành đúng các chính sách, chế độ của nhà nước Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công nhân viên trẻ có năng lực

 Nghiên cứu, áp dụng khoa học - kỹ thuật và công nghệ mới, lập quy hoạch vàtiến hành nâng cấp cơ sở hạ tầng

3 Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

3 1 Đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty

Cơ cấu sản phẩm của Công ty Thiết bị đo điện khá đa dạng và phức tạp (Baogồm công tơ một pha, công tơ ba pha, máy biến dòng hạ thế và đồng hồ vôn.Ampe ) Tuy nhiên các sản phẩm này đều có quy trình gia công tương đối giốngnhau Quy trình công nghệ của Công ty có thể khái quát theo sơ đồ sau :

Sơ đồ 1: Quy trình công nghệ của Công ty Thiết bị đo điện

Công ty có 6 phân xưởng trong đó có 5 phân xưởng sản xuất, 1 phân xưởng

- Phân xưởng 5: Là phân xưởng lắp ráp 2 chuyên lắp ráp các sản phẩm công tơ3 pha, các loại đồng hồ vôn - ampe

Lắp giáp cụm chi tiết

Lắp giáp bộ phận cuối cùng

Hiệu chuẩn kỹ thuậtSản

xuất chi tiết

Bao gói nhập kho

Trang 13

- Phân xưởng 6: Là phân xưởng sản xuất phụ chuyên sản xuất các loại dụng cụphục vụ cho các phân xưởng sản xuất khác, sửa chữa các hệ thống Thiết bị chotoàn Công ty

Về đặc điểm dây chuyền công nghệ: Toàn bộ dây chuyền sản xuất của Công

ty được chuyển giao công nghệ bởi landis (thụy sỹ) từ A Tới Z các máy móc Thiếtbị sản xuất và các Thiết bị kiểm tra có cấp chính xác cao với hệ thống mới nhất củathụy sỹ, Đức, Nhật Các Thiết bị cần bổ xung, thay thế, sửa chữa Công ty sẽ cóquyền mua và có quyền lựa chọn Sản lượng của EMIC khi mới được chuyển giaocông nghệ với mức sản xuất là 750 000 sản phẩm năm Sau khi nghiên cứu tìmtòi, nâng cấp và bổ xung máy móc trang Thiết bị cho đến năm 2001 sản phẩm củaCông ty sản xuất ra đạt 1.600.000 sản phẩm năm

3 2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Thiết bị đo điện

3.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

Là doanh nghiệp nhà nước, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Thiếtbị đo điện được tổ chức theo mô hình trực tuyến: mối quan hệ giữa cấp trên và cấpdưới quy định theo tuyến (quan hệ dọc) và quán triệt nguyên tắc một thủ trưởng

Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Thiết bị đo điện

Phân xưởng cơdụngPhân xưởng Độtp

Trang 15

3.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:

Giám đốc: là người có quyền hành cao nhất, có trách nhiệm tổ chức hoạt

động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty theo điều lệ doanh nghiệp được Hộiđồng Tổng Công ty phê duyệt Trực tiếp ký nhận vốn, tài sản của Tổng Công tygiao cho (kể cả đất đai và các nguồn lực khác) để quản lý, sử dụng vào mục đíchsản xuất kinh doanh Duyệt chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng nămcủa Công ty, phương án đầu tư, liên doanh, đề án tổ chức quản lý của Công ty trìnhTổng Công ty và cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt Báo cáo kết quả hoạtđộng sản xuất kinh doanh của Công ty với Tổng Công ty và các cơ quan nhà nướccó thẩm quyền

Phó giám đốc: Xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn và điều hành sản xuất

để thực hiện kế hoạch đề ra Soạn thảo và kiểm tra các hợp đồng kinh tế đảm bảoquyền lợi của Công ty và thực hiện đúng tiến độ của các hợp đồng đã ký Giảiquyết mọi công việc khi được giám đốc ủy quyền

Phòng tổ chức :Sắp xếp bố trí lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật trong

Công ty, phối hợp với phòng lao động bố trí lực lượng công nhân sản xuất

Phòng kế hoạch: Xây dựng chỉ đạo và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh

doanh của Công ty Viết báo cáo hoàn thành kế hoạch 6 tháng, cả năm theo yêucầu của giám đốc đồng thời kiểm tra việc lưu trữ hồ sơ chất lượng, tạo điều kiện đểđánh giá nội bộ đơn vị mình

Phòng kỹ thuật: Nghiên cứu thiết kế sản phẩm(sản phẩm mới), cải tiến sản

phẩm theo yêu cầu của khách hàng, xây dựng và thực hiện các bước công nghệ,thiết kế chế tạo và gá lắp, dụng cụ khuôn mẫu Cấp cho phòng kế hoạch, kế toánthống kê, vật tư những định mức tiêu hao Nguyên vật liệu về tình hình sử dụngThiết bị máy móc

Phòng quản lý chất lượng sản phẩm: Kiểm tra chất lượng các bán thành

phẩm, từ khâu đầu tiên cho tới khâu cuối cùng nhiên Nguyên vật liệu Quản lý hệthống mẫu chuẩn, quản lý các dụng cụ đo kiểm, đảm bảo thống nhất các đơn vị đolường trong toàn Công ty, tìm tòi các phương pháp và phương tiện kiểm tra mới.Tham gia giải quyết những khiếu nại của khách hàng về chất lượng sản phẩm và tổchức thực hiện kiểm định nhà nước

Trang 16

Phòng vật tư: Triển khai các hợp đồng vật tư lấy về Công ty, đảm bảo số

lượng, chất lượng và tiến độ Phục vụ kịp thời các loại vật tư cho nhu cầu sản xuấtcủa Công ty, không để vật tư ứ đọng

Phòng tài vụ: Xây dựng các kế hoạch Tài chính, giá cả cho các yêu cầu sản

xuất, quản lý tài sản cố định và lưu động Tổ chức và sử dụng các nguồn vốn cóhiệu quả Tổ chức thực hiện và hướng dẫn việc ghi chép ban đầu, mở sổ sách hạchtoán kế toán và thống kê tổng hợp Thanh toán và hạch toán kịp thời, đầy đủ, đúnghạn mỗi khoản thu, chi Tài chính, xuất nhập vật tư, sản phẩm được biểu hiện bằngtiền

Phòng lao động: Xây dựng kế hoạch qũy lương được cấp trên phê duyệt.

Xây dựng và hoàn thiện các định mức lao động, đơn giá trả lương, các phươngpháp trả lương, quản lý, tổ chức thực hiện và phân tích hiệu quả kinh tế của cácđịnh mức đó Xây dựng kế hoạch lao động hàng năm Duy trì và kiểm tra việcchấp hành nội quy, quy chế và kỷ luật lao động

Phòng Bảo Vệ: Tổ chức xây dựng và bảo vệ các kế hoạch về bảo vệ trật tự trị

an và tài sản xã hội chủ nghĩa, Xây dựng hoàn thiện nội quy và quy chế trong côngtác bảo vệ trong Công ty

Phòng hành chính: Tổ chức thực hiện công tác quản trị các công trình công

cộng và tài sản ngoài sản xuất như: Nhà cửa, đất đai, môi trường và các phươngtiện sản xuất khác, bố trí nhà ở cho cán bộ công nhân viên theo chủ trương của hộiđồng phân phối nhà ở Công ty và có biện pháp cao nhất trong việc sử dụng cáccông trình và tổ chức thực hiện trong Công ty các chính sách của nhà nước

3 3 Đặc điểm về Nguyên vật liệu và Sản phẩm của Công ty

3.3.1 Đặc điểm Nguyên vật liệu

Chủng loại vật tư của Công ty hiện lên tới 1600 loại khác nhau như: dâyđiện từ, tôn silic, điốt, điện trở, vòng bi Mà thị trường trong nước thì chưa đápứng được yêu cầu chất lượng, bởi vậy Công ty phải nhập khẩu phần lớn Nguyênvật liệu(80%) thông qua các Công ty ủy thác xuất nhập khẩu Nguyên vật liệu nàylại chiếm một tỷ trọng lớn trong kết cấu sản phẩm Một số loại nguyên vật liêu màtrong nước có thể đáp ứng được như: Kim loại đen( các loại thép silic Nga, Nhật.các loại thép hợp kim) và kim loại màu; Một số loại công cụ, dụng cụ, phụ tùng

Trang 17

thay thế; Một số linh kiện như nam châm, chân kính; Dây điện từ các loại nhập từnhật

3.3.2 Đặc điểm về sản phẩm

Sản phẩm của Công ty Thiết bị đo điện có đặc điểm phức tạp, bao gồm nhiềuloại chi tiết( gần 200 loại chi tiết cho các sản phẩm) như: Công tơ điện 1pha, 3 phacơ hoặc điện tử, biến dòng và biến áp trung thế, biến dòng hạ thế, đồng hồ vônampe; Lưới trung thế Tu, Ti các cấp dòng khác nhau, cầu chì tự rơi; Các sản phẩmhạ thế 400kv trở xuống, trung thế từ 60kv trở xuống, Cao thế 110kv-200kv

3 4 Đặc điểm lao động trong Công ty

Đứng trước tình hình toàn cầu hóa kinh tế, doanh nghiệp không ngừngtuyển thêm nhiều lao động có trình độ kỹ thuật (một phần để thay thế số cán bộ cũ,công nhân viên đến tuổi về hưu và chiến lược phát triển kinh doanh của doanhnghiệp) Còn đối với đội ngũ công nhân trẻ nòng cốt của Công ty được Công ty tạođiều kiện cho họ được đào tạo trong và ngoài nước Số còn lại được đào tạo ởtrong nước để thích ứng xu hướng hiện đại hóa hiện nay

Biểu 1 : Cơ cấu Lao động trong Công ty Thiết bị đo điện

Đơn vị : người Năm

Chỉ tiêu

So sánh 2003/2002Số

1.Tổng sốLĐ

2.Cơ cấu LĐ+LĐ giántiếp

+LĐ trựctiếp

Trang 18

Là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh , cho nên lao động trực tiếp trongCông ty thường chiếm một tỷ lệ lớn, tới 84,8% trong tổng số lao động Số lao độngtrong Công ty có trình độ đại học hầu hết giữ vị trí quan trọng trong Công ty Tuysố lượng lao động có trình độ đại học không nhiều, nhưng cũng đủ đáp ứng nhucầu quản lý quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.

III.5 Đặc điểm về thị trường

Tất cả sản phẩm của EMIC chủ yếu được các ngành điện sử dụng (có 7ngành điện trong cả nước) Giá của sản phẩm của Công ty rẻ hơn so với sản phẩmcùng loại nhập ngoại, mặt khác chất lượng sản phẩm lại tốt và các dịch vụ sau bánhàng chu đáo, do đó sản phẩm của Công ty đã được chấp nhận 75% khối lượngsản phẩm của Công ty được bán trực tiếp cho các ngành điện, 20% bán trên thịtrường tự do, còn lại 5% dành cho công tác xuất khẩu Ngoài ra EMIC còn mởrộng thêm một số thị trường mới như: Bangladet, Lào (52 000 công tơ/1 năm),Campuchia, Myanma

3 6 Đặc điểm về Tài chính

Vốn là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình sản xuất kinh doanh trongbất kỳ doanh nghiệp nào Nó là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên hình thái cơsở vật chất của sản phẩm hàng hóa hay là yếu tố tạo nên kết quả của các hàng hóadịch vụ

Để thấy rõ về tình hình tài chính của công ty, ta xem xét bảng số liệu về cơcấu Vốn và Nguồn vốn của Công ty Thiết bị đo điện sau:

Biểu 2: Cơ cấu vốn và nguồn vốn của công ty Thiết bị đo điện

Đơn vị : nghìn đồng

Năm

Chỉ tiêu

I.Cơ cấu vốn1.Vốn cốđịnh

73,3 27.442.111

74,342.Vốn lưu

8.732.876 278.732.876 26,7 9.632.876 2610.150.760

25,66

Trang 19

II.Cơ cấuNV

1.Nợ phải trả 16.750.895

51,67 16.430.153

45,5 17.153.280

48,33 16.291.300

54,5 22.409.900

56,64III.Tổng NV32.418.94

Thông qua biểu 2 ta thấy, vốn cố định trong công ty thường chiếm một tỷ lệrất cao 73%- 74% Trong khi đó nguồn vốn, là một doanh nghiệp sản xuất, nênphải đầu tư máy móc Thiết bị vào sản xuất, tuy nhiên nguồn Vốn lưu động lạichiếm một tỷ lệ như vậy là chưa hợp Điều này cho thấy, nó có thể ảnh hưởng tớiquá trình sản xuất kinh doanh của công ty Do đó, công ty cần phải có giải phápnhằm nâng cao tỷ trọng Vốn lưu động trong tổng nguồn vốn.

Thông qua 4 năm từ 2000-2003, nhìn chung Nợ phải trả của công ty vẫn luônchiếm một tỷ lệ lớn, thường là 45%- 50% trong tổng nguồn vốn Điều này nó sẽảnh hưởng tới chi phí sản xuất của công ty, từ đó làm ảnh hưởng tới lợi nhuận củacông ty Trong 4 năm liên tiếp từ 2000- 2003, thì dư có năm 2000 nhìn chung tìnhhình tài chính là tốt hơn cả Nguồn vốn từ 32,7 tỷ năm 2001 tăng lên tới 37 tỷtrong năm 2002, tăng 13,3% tỷ trọng Nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng mạnh từ49,79% năm 2001 lên 54,5% năm 2002 Điều đó cũng đồng nghĩa với việc tỷ trọngnợ phải trả giảm.

II Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công tyThiết bị đo điện Hà Nội

1 Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty

Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là thước đo để đánh giá đúng nănglực trình dộ của một doanh nghiệp Một doanh nghiệp có năng động nhạy bén vàhoạt động có hiệu quả hay không được thể hiện qua những chỉ tiêu về hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp đó

Trang 20

Biểu 3 : Kết quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty Thiết bị đo điện Hà Nội

Ngày đăng: 29/11/2012, 16:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Quản lý doanh nghiệp Trường đại học Quản lý và Kinh doanh Hà nội Khác
2. Giáo trình Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Trường đại học Kinh tế quốc dân Khác
3. Giáo trình Chiến lược kinh doanh Trường đại học Quản lý và Kinh doanh Hà nội Khác
4. Báo cáo Tài chính, Báo cáo tổng hợp Công ty EMIC Thiết bị điện Khác
5. Giáo trình Quản lý nhân sự của Trường đại học Quản lý và Kinh doanh Hà nội Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1: Quy trình công nghệ của Công ty Thiết bị đo điện - Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty thiết bị đo điện Hà Nội
Sơ đồ 1 Quy trình công nghệ của Công ty Thiết bị đo điện (Trang 12)
Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Thiết bị đo điện - Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty thiết bị đo điện Hà Nội
Sơ đồ 2 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Thiết bị đo điện (Trang 13)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w