Đối với cấp trên trực tiếp của Công ty Thiết bị đo điện Hà Nội đó là Bộ Công nghiệp Hà Nội cần phải quan tâm hơn nữa tới sự phát triển của Công ty. Thường xuyên giám sát và có những chính sách chiến lược phát triển ưu đãi hơn nữa tới Công ty.
Nhà nước cần có những chính sách cụ thể đối với mặt hàng Thiết bị điện mà Công ty sản xuất ra, như chính sách bảo trợ mặt hàng Thiết bị điện sản xuất trong nước, giảm thuế xuất khẩu ra nước ngoài, chính sách khuyến khích đầu tư cho loại mặt hàng này. Địa phương (cụ thể ở đây là Quận Hoàn kiếm Hà Nội) cần có sự thông cảm giúp đỡ công ty, như khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào Công ty, giữ gìn trật tự an ninh trong địa bàn.
Đối với các cơ quan hữu quan như Cơ quan Công an, Thuế, Ngân hàng… Cần tạo điều kiện hơn nữa góp phần voà sự lớn mạnh của Công ty. Giúp đỡ chia sẻ những khó khăn với Công ty, đặc biệt là vấn đề Tài chính (nguồn vốn). Tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty được vay vốn để đầu tư máy móc thiết bị phát triển sản xuất, góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, đóng góp vào sự phát triển chung của nền Kinh tế nước nhà.
KẾT LUẬN
Công ty Thiết bị đo điện Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước sản xuất các loại Thiết bị điện. Tuy gặp khó khăn trong mấy năm gần đây, nhưng hiện nay, do đổi mới cách quản lý, sản xuất kinh doanh Công ty đã đứng vững trên thị trường và đang trên đà phát triển. Cùng với sự phát triển chung của Công ty, công tác quản lý sản xuất và kinh doanh ngày càng được hoàn thiện hơn phù hợp với yêu cầu quản lý và sản xuất kinh doanh của Công ty trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Qua những kiến thức được học ở trường, kết hợp với kinh nghiệm tiếp thu được trong quá trình thực tập tại Công ty, em nhận thấy việc hoàn thiện công tác quản lý trong sản xuất kinh doanh có thể sẽ là công cụ hữu ích giúp Công ty nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh một cách khoa học và hợp lý hơn, giúp Công ty có thể kiểm soát được chi phí, từ đó có biện pháp nhằm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tạo được nhiều lợi nhuận hơn nữa.
Tuy nhiên, do trình độ còn hạn chế, thời gian thực tập không nhiều, cho nên bài viết của em còn nhiều thiếu sót, chưa thể nêu rõ được những ưu, nhược điểm của
được những kiến nghị mang tính toàn diện hơn để góp phần hoàn thiện hơn công tác quản lý sản xuất kinh doanh tại Công ty Thiết bị đo điện Hà Nội.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của Giáo viên hướng dẫn Phó giáo sư_ Tiến sĩ Phạm Quang Huấn và các cán bộ Công ty Thiết bị đo Điện Hà Nội.
Hà Nội, tháng 8 năm 2003 Sinh viên Lê Minh Đức
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Quản lý doanh nghiệp Trường đại học Quản lý và Kinh doanh Hà nội nội
2. Giáo trình Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Trường đại học Kinh tế quốc dân quốc dân
3. Giáo trình Chiến lược kinh doanh Trường đại học Quản lý và Kinh doanh Hà nội nội
4. Báo cáo Tài chính, Báo cáo tổng hợp Công ty EMIC Thiết bị điện
5. Giáo trình Quản lý nhân sự của Trường đại học Quản lý và Kinh doanh Hà nội nội
MỤC LỤC
Trang LỜI NÓI ĐẦU
Chương I: Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh
IV. Lý luận chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
3. Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh 4. Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh
V. Các Nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1. Các nhân tố bên ngoài
2. Các nhân tố bên trong
VI. Hệ thống các chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
2. Hiệu quả kinh doanh tổng hợp .
3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động
4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng Tài sản cố định (TSCĐ) 5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng Tài sản lưu động (TSLĐ) 6. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả Kinh tế - Xã hội.
7. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Chương II: Thực trạng hoạt động và hiệu quả sản suất kinh doanh của Công ty Thiết bị đo điện Hà Nội
Giới thiệu chung về Công ty Thiết bị đo điện
1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Công ty Thiết bị đo điện 2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty
3. Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
II. Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Thiết bị đo điện Hà Nội
1.Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty 2. Phân tích hiệu qủa kinh doanh
Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Thiết bị đo điện Hà Nội
II. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty Thiết bị đo điện Hà Nội
3. Những thuận lợi. 4. Những khó khăn.
III. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Thiết bị đo điện Hà Nội
1. Giảm chi phí 2. Tăng Doanh thu
3. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 4. Nâng cao năng suất lao động 5. Nâng cao chất lượng
IV. Một số kiến nghị đối với các bên hữu quan
KẾT LUẬN