1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tìm hiểu về chế độ hạch toán tiền lương tại khách sạn bình dương – binh đoàn 15

59 543 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 899,5 KB

Nội dung

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Lê Thị Mỹ Tú Luận văn Tìm hiểu về chế độ hạch toán tiền lương tại Khách Sạn Bình Dương – Binh Đoàn 15 Đào Thị Nương Lớp KT: 18c 1 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Lê Thị Mỹ Tú LỜI MỞ ĐẦU Trong thời đại ngày nay, với cơ chế thị trường mở cửa thì tiền lương là một vấn đề rất quan trọng. Đó là khoản thù lao cho công lao động của người lao động . Lao động là yếu tố đầu vào quan trọng nhất của mọi doanh nghiệp .Bởi vậy việc quản lý và sử dụng lao động phù hợp sẽ là biện pháp khuyến khích phát huy sáng kiến của người lao động nhằm năng cao năng suất lao động . Để đạt dược mục đích trên, việc hạch toán tiền công ,tiền lương chính xác và kịp thời sẽ đem lại lợi ích cho người lao động ,đảm bảo cho họ một mức sống ổn định ,tạo điều kiện cho họ cống hiến khả năng và sức lao dộng , điều đó cũng có nghĩa với việc đem lại lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp . Tiền lương là biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động .Tiền lương có vai trò là đòn bẩy kinh tế lao động tác động trực tiếp đến người lao động . Vì vậy mỗi doanh nghiệp cần lựa chọn hình thức và phương pháp kế toán tiền lương để trả lương một cách hợp lý , trên cơ sở đó mà thỏa mãn lợị ích của người lao động , để có động lực thúc dẩy lao động nhằm nâng cao năng suất lao động, góp phần làm giảm chi phí, hạ giá thành tăng doanh lợi cho doanh nghiệp . Gắn chặt với tiền lương là các khoản trích theo lương bao gồm BHXH, BHYT, KPCĐ. Đây là các quỹ xã hội thể hiện sự quan tâm của toàn xã hội đối với người lao động . Các quỹ này được hình thành trên cơ sở từ nguồn đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động . Trên cơ sở những lý luận cơ bản về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương cũng như các quy định hiện hành của Nhà nước về công tác này ,từ đó thấy kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương là một trong những vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong công tác kế toán tại doanh nghiệp . Do vậy em chọn đề tài “ Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ” Làm chuyên đề báo cáo thực tập tốt nghiệp . Dưới sự hướng dẫn của các thầy cô ở trưêng, em sẽ Đào Thị Nương Lớp KT: 18c 2 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Lê Thị Mỹ Tú tìm hiểu về chế độ hạch toán tiền lương tại Khách Sạn Bình Dương Binh Đoàn 15. Nội dung chuyên đề gồm 3 chương: Chương I : Cơ sở lý luận về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Chương II: Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Nhà Khách Bình Dương BĐ 15. Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Nhà Khách Bình Dương Binh đoàn 15. Do những hạn chế về trình độ và thời gian nên trong báo cáo thực tập này không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Em mong được sự chỉ bảo và giúp đỡ của các thầy cô hướng dẫn trong tổ Bộ môn kế toán để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Đào Thị Nương Lớp KT: 18c 3 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Lê Thị Mỹ Tú CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 1.1. Khái niệm và ý nghĩa của tiền lương và các khoản trích theo lương 1.1.1. Khái niệm Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động, được hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động thông qua hợp đồng lao động (bằng văn bản hoặc bằng miệng), phù hợp với cung - cầu sức lao động trên thị trường lao động và phù hợp với quy định tiền lương của pháp luật lao động. Tiền lương được người sử dụng lao động trả cho người lao động một cách thường xuyên, ổn định trong khoảng thời gian hợp đồng lao động (tuần, tháng, năm ). 1.1.2. Ý nghĩa Tiền lương, tiền công là một trong các yếu tố chi phí cấu thành trong giá thành sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra, đồng thời lại là khoản thu nhập chủ yếu của người lao động để tái sản xuất sức lao động. Các khoản trích theo lương với tỷ lệ quy định, bao gồm: bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), kinh phí công đoàn (KPCĐ), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ. Ngoài tiền lương, tiền công người lao động còn được hưởng các khoản khác như: tiền thưởng, BHXH, BHYT và các khoản khác theo chế độ. Tiền lương là đòn bẩy kinh tế khuyến khích tinh thần hăng hái lao động, kích thích và tạo mối quan tâm của người lao động đến kết quả công việc của họ, góp phần vào việc tăng năng suất lao động. Các khoản khác nhằm góp phần bảo đảm vật chất, ổn định đời sống người lao động trong các trường hợp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí, tử tuất, Không ngừng nâng cao tiền lương thực tế của người lao động, cải thiện và nâng cao mức sống của người lao động là vấn đề đang được các doanh nghiệp quan tâm, bởi vì đó chính là một động lực quan trọng để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Đào Thị Nương Lớp KT: 18c 4 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Lê Thị Mỹ Tú 1.2. Phân loại lao động, tiền lương Tại các doanh nghiệp, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương là một bộ phận công việc phức tạp trong kế toán chi phí kinh doanh, bởi vì cách trả thù lao, lao động thường không thống nhất giữa các bộ phận, các đơn vị, các thời kỳ… Để đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời cho quản lý, đòi hỏi kế toán tiền lương và các khoản trích theo lưong phải quán triệt các nguyên tắc sau: 1.2.1. Phân loại lao động Do lao động trong doanh nghiệp có nhiều loại khác nhau nên để thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán, cần thiết phải tiến hành phân loại lao động. Phân loại lao động là việc sắp xếp lao động vào các nhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất định. Về mặt quản lý và hạch toán, lao động thường được phân theo các tiêu thức sau: 1.2.1.1. Phân loại lao động theo thời gian lao động Theo cách phân loại này, toàn bộ lao động có thể chia thành 2 loại: + Lao động thường xuyên trong danh sách (gồm cả số hợp đồng ngắn hạn và dài hạn): đây là lực lượng lao động chủ yếu tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp; sự biến động của loại lao động này có ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp. + Lao động không thường xuyên, có tính chất tạm thời: đây là lực lượng lao động không tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuất, họ chỉ hoạt động tạm thời theo thời vụ xuất phát từ nhu cầu thực tế về lao động của doanh nghiệp. Cách phân loại này giúp cho DN nắm được tổng số lao động của mình, từ đó có kế hoạch sử dụng, bồi dưỡng, tuyển dụng và huy động khi cần thiết. Đồng thời, xác định các khoản nghĩa vụ với người lao động và với Nhà nước được chính xác. 1.2.1.2. Phân loại lao động theo quan hệ với quá trình sản xuất Theo cách phân loại này, toàn bộ lực lượng lao động trong doanh nghiệp có thể chia thành 2 loại: + Lao động trực tiếp sản xuất: đây là bộ phận công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất SP hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ. Thuộc loại này bao gồm những người điều khiển thiết bị, máy móc để sản xuất sản phẩm (kể cả cán bộ kỹ thuật trực tiếp sử dụng), những người phục vụ quá trình sản xuất (vận chuyển, bốc dỡ nguyên, vật liệu trong nội bộ, sơ chế nguyên, vật liệu trước khi đưa vào sản xuất,…). Đào Thị Nương Lớp KT: 18c 5 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Lê Thị Mỹ Tú + Lao động gián tiếp sản xuất: đây là bộ phận lao động gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Thuộc loại này bao gồm nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản ký kinh tế, nhân viên quản lý hành chính. Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp đánh giá được tính hợp lý của cơ cấu lao động. Từ đó có biện pháp tổ chức, bố trí lao động phù hợp với yêu cầu công việc. 1.2.1.3. Phân theo chức năng của lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh Theo cách này, toàn bộ lao động trong doanh ngiệp có thể chia thành 3 loại: + Lao động thực hiện chức năng sản xuất, chế biến: bao gồm những người lao động tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ như công nhân trực tiếp sản xuất, nhân viên phân xưởng… + Lao động thực hiện chức năng bán hàng: là những lao động tham gia hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ như nhân viên bán hàng, tiếp thị, nghiên cứu thị trường… + Lao động thực hiện chức năng quản lý: là những lao động tham gia hoạt động quản trị kinh doanh và quản lý hành chính của DN như các nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính… Cách phân loại này có tác dụng giúp cho việc tập hợp chi phí lao động được kịp thời, chính xác, phân định được chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ. 1.2.2. Phân loại tiền lương Do tiền lương có nhiều loại với tính chất khác nhau, chi trả cho các đối tượng khác nhau nên cần phân loại tiền lương theo tiêu thức phù hợp. Trên thực tế có rất nhiều cách phân loại tiền lương như phân loại tiền lương theo cách thức trả lương (lương sản phẩm, lương thời gian), phân theo đối tượng trả lương (lương gián tiếp, lương trực tiếp), phân theo chức năng tiền lương (lương sản xuất, lương bán hàng, lương quản lý)… Mỗi một cách phân loại đều có những tác dụng nhất định trong quản lý. Tuy nhiên, để thuận lợi cho công tác hạch toán nói riêng và quản lý nói chung, xét về mặt hiệu quả, tiền lương được chia làm 2 loại là tiền lương chính và tiền lương phụ. Đào Thị Nương Lớp KT: 18c 6 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Lê Thị Mỹ Tú Tiền lương chính là bộ phận tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế có làm việc bao gồm cả tiền lương cấp bậc, tiền thưởng và các khoản phụ cấp có tính chất tiền lương. Tiền lương phụ là bộ phận tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế không làm việc nhưng được chế độ quy định như nghỉ phép, hội họp, học tập, lễ, tết, ngừng sản xuất… 1.3. Các chế độ tiền lương Việc tính và trả lương có thể thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau tuỳ theo đặc điểm kinh doanh, tính chất công việc và trình độ quản lý mà doanh nghiệp áp dụng các hình thức trả lương phù hợp. Trên thực tế, thường áp dụng các hình thức (chế độ) tiền lương theo thời gian, tiền lương theo sản phẩm và tiền lương khoán. 1.3.1. Tiền lương theo thời gian Thường được áp dụng cho lao động làm công tác văn phòng như hành chính quản trị, tổ chức lao động, thống kê, tài vụ - kế toán…Trả lương theo thời gian là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào thời gian làm việc thực tế. Tiền lương thời gian có thể chia ra: - Tiền lương tháng: Là tiền lương trả cố định hàng tháng trên cơ sở hợp đồng lao động. - Tiền lương tuần: Là tiền lương trả cho một tuần làm việc được xác định trên cơ sở tiền lương tháng nhân (x) với 12 tháng và chia (:) cho 52 tuần. - Tiền lương ngày: Là tiền lương trả cho một ngày làm việc và được xác định bằng cách lấy tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc trong tháng. - Tiền lương giờ: Là tiền lương trả cho một giờ làm việc và được xác định bằng cách lấy tiền lương ngày chia cho số giờ tiêu chuẩn theo quy định của Luật Lao động (không quá 8 giờ/ngày). Hình thức trả lương theo thời gian có ưu điểm là đơn giản, dễ tính nhưng có nhược điểm là mang tính bình quân, chưa thực sự gắn với kết quả sản xuất. 1.3.2. Tiền lương theo sản phẩm Tiền lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ trực tiếp vào số lượng, chất lượng sản phẩm (hoặc dịch vụ) mà họ đã hoàn thành. Đào Thị Nương Lớp KT: 18c 7 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Lê Thị Mỹ Tú Trong hình thức trả lương theo sản phẩm, tiền lương của người lao động nhận được nhiều hay ít tùy thuộc vào đơn giá của sản phẩm, số lượng, chất lượng của sản phẩm được nghiệm thu hay khối lượng công việc hoàn thành. Việc trả lương theo sản phẩm có thể tiến hành theo nhiều hình thức khác nhau như trả theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế, trả theo sản phẩm gián tiếp, trả theo sản phẩm có thưởng, trả theo sản phẩm lũy tiến. 1.3.2.1. Trả lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế Theo hình thức này, tiền lương phải trả cho người lao động được tính trực tiếp theo số lượng sản phẩm hoàn thành đúng quy cách, phẩm chất nhân (x) đơn giá tiền lương đã quy định cho 1 sản phẩm, ngoài ra không chịu bất cứ một sự hạn chế nào. Ưu, nhược điểm của chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế như sau: Ưu điểm: Chế độ trả lương này đơn giản, dễ hiểu, dễ tính, công nhân có thể tự tính được số tiền lương của mình; gắn được tiền lương với kết quả lao động, năng suất, chất lượng lao động cá nhân. Từ đó khuyến khích công nhân phấn đấu tăng năng suất lao động. Nhược điểm: Nếu thiếu những quy định chặt chẽ, hợp lý, công nhân sẽ ít quan tâm đến việc tiết kiệm nguyên vật liệu, coi nhẹ việc tiết kiệm chi phí sản xuất, ít quan tâm đến việc bảo quản máy móc, thiết bị. Trong một số trường hợp, công nhân chỉ quan tâm đến số lượng mà ít chú ý đến chất lượng sản phẩm. 1.3.2.2. Trả lương theo sản phẩm gián tiếp Hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp là hình thức trả lương cho công nhân làm các công việc phục vụ sản xuất như công nhân vận chuyển vật liệu, sản phẩm, bảo dưỡng máy móc, thiết bị, kiểm tra chất lượng sản phẩm,… căn cứ vào kết quả lao động của công nhân chính hưởng lương sản phẩm và đơn giá tiền lương tính theo mức lao động của công nhân chính. Ưu, nhược điểm của chế độ trả lương sản phẩm gián tiếp như sau: Ưu điểm: Khuyến khích công nhân phụ phục vụ tốt hơn cho công nhân chính, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động của công nhân chính. Nhược điểm: Tiền lương của công nhân phụ phụ thuộc vào năng suất lao động của công nhân chính. Năng suất lao động của công nhân chính cao thì tiền lương sản Đào Thị Nương Lớp KT: 18c 8 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Lê Thị Mỹ Tú phẩm của công nhân phụ cao và ngược lại. Do vậy, tiền lương của công nhân phụ nhiều khi phản ánh không chính xác kết quả lao động của công nhân phụ. 1.3.2.3. Trả lương theo sản phẩm có thưởng Là việc kết hợp trả lương theo sản phẩm (sản phẩm trực tiếp hoặc sản phẩm gián tiếp) với chế đọ tiền thưởng trong sản xuất (thưởng tăng năng suất lao động, thưởng tiết kiệm chi phí,… ). Hình thức trả lương SP có thưởng được áp dụng đối với công nhân hưởng lương theo SP mà công việc hoặc sản phẩm có vai trò quan trọng hoặc yêu cầu bức xúc góp phần vào việc hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch của đơn vị. Hình thức trả lương sản phẩm có thưởng thường được áp dụng đối với công việc của những khâu chủ yếu trong dây chuyền sản xuất, để giải quyết sự đồng bộ trong sản xuất, thúc đẩy tăng năng suất lao động ở khâu khác có liên quan trong một dây chuyền sản xuất. Ưu, nhược điểm của chế độ trả lương sản phẩm có thưởng như sau: Ưu điểm: Khuyến khích người lao động tích cực làm việc,khuyến khích họ tích cực học hỏi, tích lũy kinh nghiệm để hoàn thành vượt mức sản lượng. Nhược điểm: Chỉ tiêu thưởng, điều kiện thưởng, tỷ lệ thưởng nếu xác địng không hợp lý sẽ làm tăng chi phí tiền lương và bội chi quỹ lương. 1.3.2.4. Trả lương theo sản phẩm lũy tiến Là hình thức trả lương theo sản phẩm mà tiền lương của những sản phẩm ở mức khởi điểm lũy tiến (sản phẩm ở mức quy định hoàn thành) được trả theo đơn giá bình thường (đơn giá cố định), còn tiền lương của những sản phẩm vượt mức khởi điểm lũy tiến được trả theo đơn giá lũy tiến. Mức khởi điểm lũy tiến là mức được quy định, nếu sản lượng vượt mức quy định đó thì những sản phẩm vượt sẽ được trả lương theo đơn giá cao hơn so với bình thường. Trả lương sản phẩm lũy tiến được áp dụng đối với công nhân trực tiếp SXKD. Hình thức trả lương theo sản phẩm lũy tiến áp dụng cho công nhân làm ở những khâu trọng yếu của dây chuyền sản xuất hoặc do yêu cầu đột xuất của nhiệm vụ SXKD (đơn đặt hàng đột xuất, sản xuất hàng xuất khẩu,…). Ưu, nhược điểm của chế độ trả lương sản phẩm lũy tiến như sau: Đào Thị Nương Lớp KT: 18c 9 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Lê Thị Mỹ Tú Ưu điểm: Khuyến khích công nhân tăng năng suất lao động, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch. Nhược điểm: Việc tổ chức quản lý tương đối phức tạp. Nếu xác định biểu tỷ lệ lũy tiến không hợp lý sẽ làm tăng giá thành sản phẩm và giảm hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. 1.3.3. Tiền lương khoán Tiền lương khoán là hình thức trả lương cho người lao động theo khối lượng và chất lượng công việc mà họ nhận khoán đã hoàn thành. Theo hình thức này có thể là khoán việc, khoán khối lượng, khoán sản phẩm cuối cùng, khoán quỹ lương. Ưu, nhược điểm của chế độ trả lương khoán như sau: Ưu điểm: Khuyến khích người lao động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, cải tiến phương pháp lao động để tối ưu hóa quá trình lao động; khuyến khích người lao động hoàn thành nhiệm vụ trước thời gian và đảm bảo chất lượng như trong hợp đồng giao khoán. Nhược điểm: Việc xác định đơn giá khoán đòi hỏi phải phân tích kỹ, tính toán phức tạp. Nếu công tác kiểm tra, nghiệm thu thực hiện thiếu chặt chẽ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Ngoài chế độ tiền lương, các doanh nghiệp còn tiến hành xây dựng chế độ tiền thưởng cho các cá nhân, tập thể có thành tích trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiền thưởng bao gồm thưởng thi đua (lấy từ quỹ khen thưởng) và thưởng trong sản xuất kinh doanh (thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm, thưởng tiết kiệm vật tư, thưởng phát minh, sáng kiến,…). Bên cạnh chế độ tiền lương, tiền thưởng được hưởng trong quá trình kinh doanh, người lao động còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc quỹ BHXH, BHYT trong các trường hợp ốm đau, thai sản,… Các quỹ này được hình thành một phần do người lao động đóng góp, phần còn lại được tính vào chi phí kinh doanh của DN. 1.4. Quỹ tiền lương, quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ và BHTN 1.4.1. Quỹ tiền lương Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương mà DN trả cho tất cả lao động thuộc quyền quản lý doanh nghiệp. Thành phần quỹ tiền lương bao gồm: Đào Thị Nương Lớp KT: 18c 10 [...]... vụ khi Binh đoàn có yêu cầu 2.1.4 Chc nng, nhim v ca cỏc b phn 2.1.4.1 B phn l tõn v k hoch tip th * Lễ tân: - Trong khách sạn có thể ví bộ phận lễ tân là bộ mặt của khách sạn, vì đây là bộ phận đầu tiên tiếp xúc với khách khi họ đến khách sạn, bộ phận lễ tân có nhiệm vụ thay mặt Giám Đốc đón tiếp khách khi khách đến và rời khách sạn, và là cầu nối giữa khách và các bộ phận khác trong khách sạn (Buồng,... trang thit b i mi, biờn ch tng lờn 28 ngi v i tờn thnh Khỏch Sn Binh on 15 Qua nhiều lần đổi tên theo quyết địn của cấp có thẩm quyền thỏng 9/2000 Khỏch Sn Binh on 15 i tờn thnh Nh khỏch Binh on 15 thuc Cụng ty Bỡnh Dng Tng Cụng ty 15 (Binh on 15) Ngy 23/01/2006 đổi tên thành Nhà Khách Bình Dơng Binh on 15 Nh khỏch Bỡnh Dng Binh on 15 hon thnh sa cha nõng cp v t chc khỏnh thnh vi quy mụ thit k 6... 2.391.945.000 9.122.942.496 2.1.2 Chc nng v nhim v ca khỏch Sn Bỡnh Dng - Binh on 15 2.1.2.1 Chc nng - Phục vụ ăn, nghỉ đối với khách là quân nhân, công nhân viên chức trong quân đội, khách từ các cơ quan của Đảng, Nhà nớc đến làm việc với Binh đoàn; khách là cán bộ, chiến sĩ, ngời lao động Binh đoàn (gọi chung là khách nội bộ của Binh đoàn) - Tận dụng năng lực, công suất còn dôi d để kinh doanh dịch vụ... kết quả lao động, tại mỗi phân xng, bộ phận sản xuất, nhân viên hạch toán phân xng phải mở sổ tổng hợp kết quả lao động Trên cơ sở các chứng từ hạch toán kết quả lao động do các tổ gửi đến, hàng ngày (hoặc định kỳ), nhân viên hạch toán phân xởng ghi kết quả lao động của từng ngời, từng bộ phận vào sổ và cộng sổ, lập báo cáo kết quả lao động gửi cho các bộ phận quản lý liên quan Phòng kế toán doanh nghiệp... nghiệp cũng phải mở sổ tổng hợp kết quả lao động để tổng hợp kết quả chung toàn doanh nghiệp o Th Nng 15 Lp KT: 18c Chuyờn tt nghip GVHD: Lờ Th M Tỳ 1.6.1.4 Tiền lơng cho ngời lao động Để thanh toán tiền lơng, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp và các khoản khác cho ngời lao động, hàng tháng kế toán DN phải lập Bảng thanh toán tiền lơng cho từng tổ, đội, phân xng sản xuất và các phòng ban căn... khách về các tour du lịch trong và ngoài thành phố của Khách Sn - Đón tiễn khách đoàn đến Nắm rõ các loại vé, ngoại tệ, kệ báo chí Nhận các fax, điện thoại khi khách đến đặt phòng, trả lời fax -Thơng lợng giá cả với khách - Lu trữ thông tin của khách - Tổng kết số liệu lợt khách đến, khách đi - Yêu cầu tiền đặt cọc, nhận tiền đặt cọc, và hoàn trả tiền đặt cọc - Nhận đặt phòng với các tổ chức, cá nhân,... của khách 2.1.4.3 B phn bung - Bộ phận buồng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động của khách sạn Tại vì chất lợng dịch vụ là diện mạo và thái độ của nhân viên là cơ sở để đánh giá một khách sạn tốt hay không Chất lợng dịch vụ về vệ sinh buồng, phòng, giặt ủi, nớc uốngcủa bộ phận buồng sẽ đảm bảo tốt cho sự lu trú của khách hàng, đem lại cảm giác thoải mái, tin tởng cũng nh giúp cho Khách. .. cầu ăn uống của khách hàng, thì mi khách sạn đều tạo cho mình một cách thiết kế không gian riêng nhà hàng, cách chế biến riêng để làm nổi bật ý tởng của chính mình Cho dù mi Khách sạn đều thể hiện ý to Th Nng 24 Lp KT: 18c Chuyờn tt nghip GVHD: Lờ Th M Tỳ ởng của riêng mình nhng tất cả đều có mục đích chung là đem lại cảm giác thoải mái dễ chịu cho khách khi khách đặt chân đến Khách sạn, Nhà hàng mình... từ kế toán đảm bảo đúng nguyên tắc, đúng quy định hiện hành Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tợng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán Kiểm tra giám sát các khoản thu chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán và nguồn hình thành tài sản ; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán Phân tích thông tin số liệu kế toán; ... lên phòng, hớng dẫn khách sử dụng các trang thiết bị điện, máy nóng lạnh cho khách trong phòng + Đăng ký lu trú tại cơ quan an ninh, công an phờng ,phòng đăng ký xuất nhập cảnh cho khách nớc ngoài tại phòng PA35 của thành phố + Hớng dẫn nơi đỗ đậu xe cho khách đến làm việc, lu trú ti khách Sn 2.1.4.5 B phn k toỏn o Th Nng 25 Lp KT: 18c Chuyờn tt nghip GVHD: Lờ Th M Tỳ Tổ chức hạch toán, ghi chép sổ . Tú tìm hiểu về chế độ hạch toán tiền lương tại Khách Sạn Bình Dương – Binh Đoàn 15. Nội dung chuyên đề gồm 3 chương: Chương I : Cơ sở lý luận về kế toán tiền. nghiệp GVHD: Lê Thị Mỹ Tú Luận văn Tìm hiểu về chế độ hạch toán tiền lương tại Khách Sạn Bình Dương – Binh Đoàn 15 Đào Thị Nương Lớp KT: 18c 1 Chuyên

Ngày đăng: 06/03/2014, 19:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w