1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Dạy học cụm bài ôn tập kiến thức Tiếng Việt lớp 9 theo hướng phát triển năng lực tư duy hệ thống cho học sinh

92 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 14,51 MB

Nội dung

Đề tài Dạy học cụm bài ôn tập kiến thức Tiếng Việt lớp 9 theo hướng phát triển năng lực tư duy hệ thống cho học sinh nghiên cứu các biện pháp dạy học cụm bài ôn tập kiến thức Tiếng Việt lớp 9 nhằm phát triển năng lực tư duy hệ thống hóa cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giờ dạy ôn tập ở lớp 9 cũng như cấp THPT.

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ

TRUONG DAI HQC SU PHAM

-—-E1l-—-

DUONG TH] NIEM

DAY HQC CUM BAI ON TAP KIEN THUC TIENG VIET LOP 9 THEO HUONG PHAT TRIEN NANG LUC TU DUY

THONG HOA CHO HQC SINH

Chuyên ngành:

Lí luận và phương pháp dạy học Văn - tiếng Việt

Mã số: 60 14 01 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Người hướng dẫn khoa học TS HOÀNG THẢO NGUYÊN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố

trong bất kỳ một công trình nào khác

Tác giả luận văn

Trang 4

Lui cim on

Luận văn này là kết quả của một quá trình học tập và nghiên cứu của tơi được hồn thành nhờ nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ, động viên của

quý gia đình và bạn bè

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo TS Hoàng Thảo

Nguyén, người cô đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn này

Tơi xin chân thành cảm ơn quý thầy có giáo giảng dạy LL va PP day

học Văn — tiễng Liệt, khóa 23 đã trực tiếp gỉ ảng dạy tôi trong thời gian quá

Xim cảm ơn phòng Đào tạo Sau đại hoc, quý thdy cô giáo trong khoa

Ngit van va due DHSP Hué da tao điều kiện thuận lợi cho tôi

trong suốt thời gian hoc tập và nghiên cứu tại trường

Xin cảm ơn các thây cô giáo, các em học sinh các trường THCS Phú Hải, THCS Phú Thượng đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực nghiệm đẻ tài

Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình, người thân và bạn bè đã luôn ở bên động viên, khích lệ và tạo điều kiện thuận tợi để tôi an tâm học tập, nghiên cứu và hoàn thành tốt luận văn này

Huế, tháng

Tác giả

Trang 5

MỤC LỤC “Trang phụ bia - 22.-2t+-ecse + a Lời cam đoan - 7 - - cei Lời cảm ơn - - - - ii Danh mục các chữ viết tắt 3 Danh mục các bảng biểu 4 Danh mục các hình 5 MO DAU 6 1 Lý do chọn đề tai 6 2 Lịch sử vấn đề -8

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2 ec-.ece eeeee TÍ 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 52 s.ss 2

5 Phương pháp nghiên cứu HH eo 12

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIEN CUA DE TÀI 14

1.1 Cơ sở lí luận của đề tài 14

1.1.1 Cơ sở Ngôn ngữ học seo T 1.1.2 Cơ sở Tâm lý học -22221222tsesstrrerrrrrrer 2đ

1.2 Cơ sở thực tiễn của đề t 26

1.2.1 Cụm bài ôn tập tiếng Việt trong Chương trình và sách giáo khoa

Ngữ văn lớp 9 THCS 26

Tiểu kết chương l 33

CHƯƠNG 2 MỘT SO BIEN PHAP PHAT TRIEN NANG LỰC HỆ

THONG HOA KIEN THUC TIENG VIET CHO HQC SINH QUA DAY

HQC CUM BAI ON TAP TIENG VIET LOP 9 onsen 34

2.1 Định hướng sec 34

Trang 6

2.1.2 Phát triển năng lực hệ thống hóa cho học sinh cần chú trọng quan điểm giao tiếp trong dạy học tiếng Việt 2 -ss -.36

2.1.3 Phát triển năng lực hệ thống hóa cho học sinh cần quan tâm đồ

dùng dạy học ` 37

2.2 Tổ chức dạy học cụm bài ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 9 nhằm phát

triển năng lực hệ thống hóa cho học sinh 37

2.2.1 Sử dụng biểu bảng giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức tiếng Việt 37 2.2.2 Sử dụng graph giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức tiếng Việt 42 2.2.3 Sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức tiếng Việt 48 Tiểu kết chương 2 ốc $8 CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM —.- SD 3.1 Mục đích thực nghiệm 22s ones 59 3.2 Kế hoạch thực nghiệm 2222222222222 —-

3.2.1 Nội dung, cách thức thực nghiệm s9

3.2.3 Đối tượng chọn thực nghiệm 71

3.3 Kết quả thực nghiệm concen TS

Tid két churomg 3 o escescssssossesssesnsessneetsnsesnseenseesntenneensnneenseennsenneees SI

KẾT LUẬN - sec 8

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẰNG BIÊU

Bang 1.1 Nhận thức của HS về vai trò của các bài ôn tập theo hướng phát triển năng lực tư duy hệ thống hóa —.- Bảng I.2 Nhận thức của học sinh về việc học cụm bài ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 9 theo hướng phát triển năng lực tư duy hệ thống hóa 3

Bang 3.1 Đối tượng và địa ban thực nghiệm 78

Trang 9

1 Lý do chọn đề tài

Người xưa đã có câu “Văn ôn võ luyện”, đó là nhận định sâu sắc được đúc rút từ thực tiễn cuộc sống vô cùng phong phú và lâu dài Câu nói đó cho

đến ngày nay vẫn đúng đắn, nó khăng định tầm quan trọng của việc ôn luyện

kiến thức trong học tập nói chung Sự ghi nhớ kiến thức của con người chỉ có

thể vững bền nếu nó được ôn luyện thường xuyên trong quá trình học tập Nếu kiến thức chỉ được nhắc đến một lần, nó sẽ mờ nhạt dần và có nhiều điều sẽ biến mắt, quá trình quên sẽ xảy ra Nhận thấy tầm quan trọng của việc ôn

luyện kiến thức trong học tập, từ lâu, các chương trình giáo dục và giảng dạy cũng như sách giáo khoa biên soạn cho học sinh các cấp đều đã có loại bài ôn tập kiến thức Có thể ôn tập theo chương, phản, ôn theo học kỳ, theo năm học và cả ôn tập cho cả bậc học Cụm bài ôn tập tiếng Việt ở lớp 9 THCS hiện

nay là loại bài ôn tập cho cả bậc học về một phân môn - phân môn Tiếng Việt Như vậy, không riêng môn Tiếng Việt mà bất cứ môn học nảo cũng cần có loại bài ôn tập kiến thức Đó là một yêu cầu có tính bắt buộc của khoa học

Sư phạm

Hệ thống hóa tuy không phải là một thao tác tư duy cơ bản của con người nhưng nó cũng là một thao tác trí tuệ vô cùng quan trọng, nhất là trong học tập hoặc quản lý công việc, quản lý xã hội, trong nghiên cứu khoa học Khoa học phát triển ngày càng phong phú, đa dạng, phức tạp đòi hỏi phương

pháp nhận thức của con người phải chuyên biến theo Hệ thống hóa kiến thức

là một trong các phương pháp giúp con người nhận thức, lưu trữ kiến thức một cách khoa học, logie, hợp lý, thuận lợi Nếu không có phương pháp hệ kém

thống hóa, nhận thức của con người về khoa học sẽ rối loạn, chồng lái

Trang 10

hóa, khi lưu giữ kiến thức, con người sắp xếp, cất giữ nó có lớp lang thứ tự, trật tự, để khi cần huy động kiến thức, con người sẽ truy tìm một cách dễ dàng, thuận tiện

Đề đáp ứng mục tiêu giáo dục học sinh có kiến thức về khoa học tiếng Việt và có kỹ năng sử dụng tiếng Việt để học tập, giao tiếp trong môi trường

lứa tuổi, nội dung phần tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn ở THCS gồm 2 bộ phận lớn, bộ phận thứ nhất là nội dung kiến thức tiếng Việt và những quy tắc sử dụng tiếng Việt, bộ phận thứ hai là thực hành luyện tập nhằm củng có kiến thức và hình thành kỹ năng cho các em Kiến thức lý thuyết về tiếng Việt trong nhà trường phổ thông là những khái niệm về tiếng Việt, những quy tắc

sử dụng, sự phân loại cũng như đặc điểm tính chất, khả năng hoạt động của các đơn vị ngôn ngữ trong giao tiếp Kiến thức tiếng Việt có vai trò hết sức quan trọng Nó làm cơ sở khoa học, chỉ dẫn hoạt động thực hành đi đúng hướng, tránh con đường mò mẫm, kinh nghiệm chủ nghĩa Học sinh học kiến

thức lý thuyết về tiếng Việt là nhằm “học một biết mười” bởi kiến thức Ngôn ngữ học là những kiến thức được khái quát hóa từ vô vàn thực tế sử dụng

ngôn ngữ Song mục đích của dạy học tiếng Việt ở phổ thông không phải là đào tạo những nhà khoa học Ngôn ngữ học, các em không cần phải học quá sâu, quá nhiều về kiến thức hệ thống tiếng Việt mà kiến thức cần vừa đủ để giúp hoạt động thực hành đảm bảo tính khoa học, tránh sai sót Từ vai trò và vị trí của nó, kiến thức tiếng Việt được bố trí thời lượng một cách hợp lý ở từng

bậc học phô thông Ở THCS, phần tiếng Việt được bố trí khoảng năm mươi phần trăm thời lượng học tập tiếng Việt Cuối bậc THCS - lớp 9, có hệ thống bài ôn tập tiếng Việt Đây là loại bài có nhiệm vụ và tính chất khá đặc biệt Nó giúp hệ thống hóa những kiến thức tiếng Việt đã học từ lớp dưới cho đến đó, chủ yếu là kiến thức tiếng Việt của bậc THCS Loại bài này vừa có tác dụng ôn

Trang 11

giáo dục Môn tiếng Việt cũng vậy Hơn nữa, ngôn ngữ bản thân nó là một hệ thống vô cùng chặt chẽ, phong phú, phức tap, da dạng Vì vậy, dạy học cum bai ôn tập tiếng Việt cũng là góp phần đắc lực trong việc rèn luyện tư duy hệ thống, hóa cho học sinh

Tuy nhiên, loại bài học ôn tập tiếng Việt cũng là thách thức đối với cả giáo viên và học sinh, bởi nó đòi hỏi sự huy động tông lực kiến thức các em

đã học cả quá trình trước đó Để dạy tốt loại bài này cần lựa chọn phương,

pháp dạy học phủ hợp Thực tế dạy học loại bài ôn tập kiến thức tiếng Việt ở “THCS hiện nay đang gặp nhiều khó khăn Học sinh tỏ ra quá tải, chưa nhận thức được tầm quan trọng của loại bài này Giáo viên tỏ ra thiếu thời gian để thực hiện và phương pháp giảng dạy còn ít được đầu tư, còn đơn điệu, kém

hấp dẫn Nhìn chung chất lượng dạy học loại bài này còn hạn chế Xuất phát từ vai trò và vị trí của loại bài này, xuất phát từ đòi hỏi của thực tế dạy học,

chúng tôi mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài: Dạy học cụm bài ôn tập kiến thức tiếng Liệt lớp 9 theo hướng phát triển năng lực tư duy hệ thống hóa cho học sinh

2 Lịch sử vấn đề

'Nhận thấy tầm quan trọng của kiến thức tiếng Việt trong nhà trường đặc biệt là ở phô thông, nhiều tác giả đã có nhiều công trình nghiên cứu về dạy

học tiếng Việt trong đó có các bài ôn tập tiếng Việt và vận dụng nó vào các bài tập cụ thể Có thể khái quát các công trình đó theo các nhóm vấn đề sau: Nhóm các tài liệu về phương pháp dạy học tiếng Việt, Giáo trình đảo tạo giáo

viên; nhóm các công trình về sách giáo khoa dành cho học sinh Nhóm các tài liệu về phương pháp dạy học tiếng Việt

Đã có nhiều công trình đề cập đến những van dé chung về lí luận và

Trang 12

nhưng khác nhau là dành cho nhiều đối tượng giáo viên khác nhau từ Tiểu

học, THCS đến THPT Dành cho giáo viên Tiểu học có các giáo trình của các tác giả Lê A, Lê Phương Nga, Nguyễn Kim Nga, Nguyễn Trí, Cao Đức Tiền Dành cho cấp THCS có giáo trình của Lê A, Lê Xuân Soan, Cuốn giáo trình được sử dụng phổ biến nhất hiện nay dành cho cấp THPT là PÖương pháp dạy học tiếng Việt của các tác giả Lê A- Nguyễn Quang Ninh- Bùi Minh

Toán Trong các công trình trên, đều có phần hướng dẫn giáo viên dạy học phần ôn tập kiến thức tiếng Việt cho học sinh Trong đó, các tác giả đã chỉ rõ đặc điểm của bài ôn tập tiếng Việt, đó là tính chất tổng hợp, hệ thống hóa và

tính thực hành

Ngoài ra, còn có thể kể đến nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến van đề nâng cao hiệu quả dạy học phân môn tiếng Việt và cụ thể hóa một số dạng bài tiếng Việt cho học sinh như Agữ pháp văn bản và việc đạy làm văn (Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Quang Ninh, Trần Ngọc Thêm, Nxb GD, HN1985), Các bình điện của từ và từ tiếng Việt của Đỗ Hữu Châu, Nxb Đại

học quốc gia Hà Nội, 1999), Ngữ pháp tiếng Liệt (Diệp Quang Ban, Hoàng

'Văn Thung, Nxb GD, 1998) v.v

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đây đã xây dựng được hệ thống tr thức cơ bản về lí luận và phương pháp dạy học tiếng Việt, về quy trình hệ thống một bài ôn tập tiếng Việt cũng như kĩ năng tư duy hệ thống hóa cho học sinh Tuy nhiên chưa có công trình nào bàn riêng về phương pháp

dạy loại bài ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 9 ở THCS

Các công trình sách giáo khoa dành cho học sinh

“Trước năm 2002, trong nhà trường THCS, môn Ngữ văn được chia làm

3 phân môn: Văn, tiếng Việt, Tập làm văn Điều đáng nói ở đây là ba phân

môn trong một bộ môn nhưng lại tách biệt, ít liên quan đến nhau Điều này khiến cho việc rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức từ các bài học vào cuộc

Trang 13

không có tính thực tiễn, hệ thống nên học sinh gặp rất nhiều khó khăn trong

việc học và hành môn Tiếng Việt

Từ sau năm 2002 đến nay, SGK Ngữ văn mới được áp dụng trên toàn quốc được xây dựng theo hướng tích hợp Đây là điều kiện thuận lợi để học sinh được phát triển năng lực tư duy một cách hệ thống, đặc biệt là cụm bài

ôn tập phân môn tiếng Việt

Bộ sách giáo khoa 7ïéng Việt ở Tiểu học hiện hành đã được biên soạn theo hướng rất chú trọng vào vấn đề ôn tập kiến thức cho học sinh Từ sách

Tiếng Việt lớp 2 đến lớp 5, đều có hệ thống bài ôn tập, ôn tập giữa kỳ và cuối kỳ Trong mỗi phan ôn tập đó, các phân môn như: Tập đọc, Luyện từ và câu đều có nội dung ôn tập rất đầy đủ và chu đáo Các bài ôn tập cũng được biên soạn theo hướng dạy học tích cực, phát huy tính tích cực chủ động của HS, Bộ sách Ngữ văn THCS hiện hành cũng được biên soạn chú trọng nội dung, ôn tập Phân môn nào cũng có các bài ôn tập

Quyển sách Hỏi - Đáp kiến thức Ngữ văn 9 do PGS Lê Huy Bắc (chủ biên) Lê Quang Đức - Đỗ Thị Cẩm Nhung, Nguyễn Thị Minh Tuyết, Nxb GD, 2005) dù không dành riêng về ôn tập tiếng Việt nhưng với những kiến

thức và kinh nghiệm được trình bày một cách tỉ mi, hệ thống, cuốn sách là tài liệu rất quý báu đối với học sinh trong

học các bài ôn tập tiếng Vi Cũng xét trong mối qua tâm đến môn Ngữ văn 9, có thể kể đến các tài liệu như: Các chú đề ôn tập cuối cắp THCS và thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn, Cao Đăng Ngọc Phượng (chủ biên) - Lê Thị Kiều Oanh, Nxb GD Việt Nam, 2011 Cuốn Thiết kể bài giảng Ngữ văn 9 của Nguyễn Văn Đường, (chủ biên), Thạc sĩ Hoàng Dân, Nxb Hà Nội, 2005 đã coi trọng tính thực

hành, sách tập trung nhiều vào phân môn tiếng Việt đặc biệt là các bài ôn tip

với rất nhiều bài tập củng cố, mở rộng, nâng cao Đây là điều rất bổ ích cho

Trang 14

cây của các em học sinh trong quá trình học tập môn Ngữ văn 9 nói chung, cụm bài ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 9 theo hướng phát triển năng lực tư duy hệ thống hóa cho học sinh

'Nhìn chung, cấu trúc và thứ tự của các bài trong quyền sách này đều theo

sát với nội dung SGK Tuy khác nhau ở mức độ tiếp cận nhiều - ít, cụ thể - sơ lược nhưng đều giải quyết đến các vấn đề về cụm bài ôn tập tiếng Việt Đây là các bộ sách cung cấp những gợi ý khá bài bản được nhiều giáo viên tin cậy,

xem là cơ sở để dựa vào đó mà thiết kế bài giảng

Các bài viết, các công trình nghiên cứu trên đều là những phát hiện đáng

trân trọng Có bài viết là những chia sẻ đầy tâm huyết và kinh nghiệm của các

nhà giáo Đó là những bài học quý gid cn hoc tap Song chưa có tác gid nao

hướng dẫn cu thé day học cụm bài ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 9 theo hướng phát triển năng lực tư duy hệ thống hóa cho học sinh

Vì vậy, để góp phần nâng cao chất lượng dạy học cụm bài ôn tập tiếng

'Việt, chúng tôi nghiên cứu đề tài: Dạy học cụm bài ôn tập kiến thức tiếng Việt

lóp 9 theo hướng phát triển năng lực tư duy hệ thống hóa cho học sinh Luận

văn hy vọng sẽ góp phần hình thành cho học sinh năng lực sử dụng tiếng Việt

một cách thuần thục, tư duy một cách hệ thống theo hướng phát triển năng lực của mỗi HS đem đến hứng thú học tập môn Ngữ văn cho các em

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu

'Đề tài nghiên cứu các biện pháp dạy học cụm bài ôn tập kiến thức Tiếng Việt lớp 9 nhằm phát triển năng lực tư duy hệ thống hóa cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giờ dạy ôn tập ở lớp 9 cũng như cấp

THCS

Nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 15

Nghiên cứu lí luận về dạy học các bài ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 9

theo hướng phát triển năng lực tư duy hệ thống hóa cho học sinh Xác định cơ sở thực tiễn của đề tài

Đề xuất các biện pháp dạy học cụm bài ôn tập tiếng Việt 9 theo hướng phát triển năng lực tư duy hệ thống hóa cho học sinh

Tiến hành dạy học thực nghiệm để kiểm chứng tính đúng đắn và khả thi của các đề xuất của đề tài

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đẻ tài là quá trình dạy học tiếng Việt ở THCS, trong đó trọng tâm là cụm bài ôn tập kiến thức tiếng Việt ở cuối cắp

Do điều kiện khách quan, chúng tôi chọn học sinh lớp 9 một số trường

THCS thuộc huyện Phú Vang - tỉnh Thừa Thiên Huế làm đại diện cho học sinh THCS

Phạm vi nghiên cứu

Dé tai tap trung nghiên cứu cách thức giúp học sinh thông qua cụm bài

ôn tập tiếng Việt lớp 9 phát triển năng lực hệ thống hóa kiến thức nói chung

5 Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết vấn dé dat ra trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:

Phương pháp phân tích - tống hợp

Chúng tôi dùng phương pháp này để nghiên cứu các tài liệu liên quan

luận cho đề tài

nhằm xây dựng cơ sở

Phương pháp điều tra - thống kê

Trang 16

cậy

Phương pháp thực n

m sư phạm

Phương pháp thực nghiệm sư phạm giúp kiểm tra, đánh giá tính đúng đắn và khả thi của những đề xuất của đề tài

6 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Aớ đâu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của đề tài gồm có ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

Chương 2: Một số biện pháp phát triển năng lực hệ thống hóa kiến thức tiếng Việt cho HS qua dạy học cụm bài ôn tập TV lớp 9

Trang 17

CHUONG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIÊN CỦA ĐÈ TÀI 1,1 Cơ sở lí luận của đề tài

1.1.1 Cơ sở Ngôn ngữ học

1.1.1.1 Tính hệ thống của ngôn ngữ

Hệ thống là một tổng thể bao gồm các yếu tố có có quan hệ qua lại với

nhau quy định lẫn nhau và tổ chức thành một tổng thể Trong hệ thống, yếu

tố là phần tử tạo nên hệ thống Quan hệ giữa yếu tố trong một hệ thống tạo

thành cấu trúc của hệ thống Cấu trúc này luôn luôn tồn tại trong hệ thống,

và là cấu trúc của một hệ thống nhất định Nằm trong một hệ thống, các yếu tố luôn có một giá trị nhất định trong một hệ thống nhất định và là giá trị trong hệ thống ấy

Ferdinand de Saussure cho rằng Ngôn ngữ trước hết phải là một hệ thống kí hiệu Không có kí hiệu thì không thể có một sự giao tiếp nào cả Kí hiệu không phải là những yếu tố rời rạc, mà là một tập hợp có tổ chức, có hệ

thống, một chỉnh thể bao gồm những yếu tố có liên quan mật thiết với nhau, tùy thuộc lẫn nhau, giá trị của yếu tố này đồng thời có mặt của yếu tố kia,

trong hệ thống, quyết định Tính hệ thống của kí hiệu ngôn ngữ cho phép sự kết hợp muôn màu muôn vẻ giữa chúng với nhau để phát huy tính sáng tạo của tiếng nói, nhằm đáp ứng những nhu cẩu diễn đạt ngày càng cao và đổi mới khôn lường Bằng những thực tế sinh động, Saussure chỉ ra rằng ngôn

ngữ lúc nào cũng hiện ra như một tô chức (hệ thống hay cấu trúc) Vì vậy, mọi sự nghiên cứu phải xuất phát từ cái tổng thể làm thành một khối - để

Trang 18

đó lại

Trong hệ thống, yếu tố là phan tử tạo nên hệ thống Có những hệ thống

có rất nhiều yếu tố Trong hệ thống lớn lại có nhiều hệ thống nhỏ Mỗi hệ thống nhỏ là một yếu tố trực tiếp tạo nên hệ thống lớn Nói cách khác: trong một hệ thống lớn có thể có nhiều cắp độ tô chức Một phần nào đó, vừa có thể là yếu tố tạo nên hệ thống lớn hơn, vừa có thể là một hệ thống nhỏ bao gồm

các yếu tổ nhỏ hơn

Quan hệ giữa các yếu tố trong một hệ thống tạo thành cấu trúc của hệ thống Cấu trúc này luôn luôn tồn tại trong hệ thống và là cấu trúc của một hệ thống nhất định Con người có thể trừu tượng hoá, khái quát hoá mà tách cấu trúc thành hệ thống đề khảo sát và nghiên cứu Cấu trúc của hệ thống thường

được biểu hiện bằng các sơ đồ, bảng biểu, mô hình nó phản ánh mồi tương quan của các yếu tố, các bộ phận tạo nên hệ thống Các quan hệ trong hệ thống cũng có nhiều loại khác nhau Số lượng các quan hệ và độ phức tạp của

các quan hệ phụ thuộc vào số lượng các yếu tố của hệ thống, vào sự đa dạng của các yêu tố, vào các cấp độ khác nhau trong hệ thống, vào các mối quan hệ

với các hệ thống khác

Nam trong mét hé thống, các yếu tố luôn luôn có giá trị nhất định Giá

trị của mỗi yếu tố được xác định trong một hệ thống nhất định và là giá trị trong hệ thống ấy Nếu cũng yếu tố đó nhưng nằm trong hệ thống khác thì sẽ có giá trị khác Giá trị của mỗi yếu tố trong hệ thống vừa được xác định bởi những thuộc tính của bản thân yếu tố đó, vừa được quy định bởi mối tương quan với các yếu tố khác trong cùng hệ thống Cho nên giá trị của mỗi yếu tố

có thể thay đổi ngay cả khi bản thân yếu tố đó không thay đổi mà có sự thay đổi ở yếu tố khác trong cùng hệ thống

Trang 19

của một hệ thống Nó là một tổng thể bao gồm nhiều yếu tố quan hệ qua lại

với nhau Các yếu tố ngôn ngữ thuộc nhiều loại khác nhau, thuộc nhiều cấp độ khác nhau Mỗi loại yếu tố đảm nhiệm những chức năng khác nhau và mỗi loại yếu tố thường được coi là một loại đơn vị ngôn ngữ

'Yếu tố nhỏ nhất trong hệ thống ngôn ngữ là âm vị Âm vị là đơn vị âm thanh nhỏ nhất có giá trị phân biệt nghĩa, và cấu tạo nên mặt biểu đạt cho các

loại đơn vị ngôn ngữ khác Toàn bộ các âm vị của một ngôn ngữ tạo nên hệ thống âm vị Hệ thống này là một cắp độ trong hệ thống ngôn ngữ - cấp độ âm

VỊ

'Yếu tố ở cấp độ cao hơn sau âm vị là các hình vị Hình vị là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất mà có ý nghĩa dùng để cấu tạo từ và biến đổi từ Toàn bộ các hình vị tạo nên một hệ thống và một cấp độ - cấp độ hình vị

Từ là một loại yếu tố có số lượng rất lớn Mỗi ngôn ngữ có hàng chục

vạn từ và số lượng đó còn tiếp tục được bổ sung Từ là loại đơn vị có chức năng định danh và có thé dùng độc lập (riêng rẽ từng từ một ) dé cấu tạo cụm từ và câu Toàn bộ các từ của một ngôn ngữ tạo thành một thệ thống từ vựng

của ngôn ngữ đó và tạo nên cấp độ từ

Cấp độ từ cao hơn cấp độ hình vị, vì từ được tạo nên từ các hình vị, bao gồm các hình vị, nhưng cấp độ từ lại thấp hơn cấp độ câu

Hệ thống từ vựng lại bao gồm nhiễu yếu tố nhỏ hơn, vì mỗi từ có nhiều bình điện Xét về mặt cấu tạo: mỗi từ nằm trong một hệ thống cấu tạo từ Xét về đặt điểm ngữ pháp mỗi từ thuộc một hệ thống từ loại Xét về ngữ nghĩa, mỗi từ thuộc về một trường ngữ nghĩa

Trên đơn vị từ, có cụm từ và câu Nhưng cụm từ không có chức năng riêng, nó có chức năng tương đương với từ: chức năng định danh và chức

năng tạo câu

Trang 20

ngữ thực hiệ

được chức năng này Khác với âm vị, hình vị, từ, câu không

phải là yếu tố có sẵn của hệ thống ngôn ngữ, mà được tạo ra trong từng hoạt

động giá trị cụ thể Vì thế nó có số lượng vô hạn

Tuy số lượng các câu cụ thể (còn gọi là các phát ngôn) là vô hạn nhưng

chúng vẫn nằm trong những hệ thống nhất định Những câu có cùng kiểu cấu tạo (cấu trúc ngữ pháp) tạo thành một hệ thống: câu đơn, câu ghép

Trên cấp độ câu là lĩnh vực văn bản: đoạn văn và văn bản Chúng chỉ được tạo ra trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ , vì thế số lượng là vô hạn

‘Van ban là đơn vị (yếu tố) ngôn ngữ thực hiện chức năng thông báo trọn ven, còn đoạn văn là đơn vị thể hiện trọn vẹn một tiều chủ đẻ của văn bản

Nhu thé, trong hệ thống ngôn ngữ, số lượng các yếu tố là rất lớn Chúng

lại thuộc nhiều loại khác nhau, các chức năng khác nhau Chúng tạo nên hệ thống nhỏ trong lòng hệ thống ngôn ngữ với nhiều ting bậc khác nhau Hơn nữa, cùng một yếu tố ngôn ngữ có thể tham gia vào nhiều hệ thống bộ phận khác nhau trong lòng hệ thống ngôn ngữ Chính vì thế có thể nói rằng: Ngôn

ngữ là hệ thống của các hệ thống

1.1.1.2 Cơ sở Từ vựng học của cụm bài ôn tập tiếng Liệt 9

Từ và các ngữ cố định là đơn vị ngôn ngữ với tư cách là một hệ thống tín

hiệu Dạy học tiếng Việt không thể xem xét từ ngữ một cách cô lập mà phải thấy được hoạt động của nó, mỗi quan hệ của nó với các đơn vị bé hơn (tiếng) và những đơn vị lớn hơn (câu, đoạn văn và ngôn bản)

'Về vấn đề cấu tạo từ: Tiếng Việt là ngôn ngữ thuộc loại hình ngôn ngữ

đơn lập phân tích tính Vì vậy cấu tạo từ có khác so với các ngôn ngữ khác trên thể giới Từ TV được cấu tạo bằng một hoặc nhiều âm tiết Âm tiết là đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất, có chức năng cấu tạo từ Trong TV, âm tiết thường trùng với hình vị Hình vị là đơn vị nhỏ nhất mang nghĩa có chức năng

Trang 21

tiết ~ còn được gọi là ziếng — còn được gọi là từ đơn, từ có từ hai âm tiết trở lên thì được gọi la tir phức

Vé vấn đề nghĩa của từ: "Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất,

hoạt động, quan hệ ) mà từ biểu thị.” [10] Có thể giải thích nghĩa của từ

bằng hai cách chính sau:Trình bày khái niệm mà từ biểu thị Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích

Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh

Nghĩa của thành ngữ có thê bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ

tao nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh [10 ]

Từ có thê có một nghĩa hay nhiều nghĩa Chuyển nghĩa là hiện tượng

thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa Trong từ nhiều nghĩa có nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc Thông

thường, trong câu, từ chỉ có một nghĩa nhất định Tuy nhiên trong một trường hợp, từ có thể hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyền

“Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau” [10]

“Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.”

[I0]

Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau Một từ nhiều nghĩa có

thể thuộc nhiễu cặp từ trái nghĩa khác nhau [10]

Trang 22

Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác

Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác

Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những từ ngữ này, đồng thời có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác [10]

Cùng với sự phát triển của xã hội, từ vựng của ngôn ngữ cũng không

ngừng phát triển Một trong những cách phát triển từ vựng tiếng Việt là phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng Có hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ: phương thức ân dụ và phương thức hốn dụ

[12],

Ngồi từ thuần Việt là những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra, chúng ta còn vay mượn nhiều từ của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện

tượng đặc điểm, mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị Đó là các

từ mượn Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng

từ gốc Hán và từ Hán Việt) Bên cạnh đó tiếng Việt còn mượn từ của một số ngôn ngữ khác như tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga .Các từ mượn đã được Việt hóa thì viết như từ thuần Việt Đối với những từ mượn chưa được

Việt hóa hoàn toàn, nhất là những từ gồm trên 2 tiếng, ta nên dùng dấu gạch nối để nối các tiếng với nhau [1 1]

Tir Han Việt

Trong tiếng Việt có một khối lượng khá lớn từ Hán Việt, tiếng đẻ cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt Phần lớn các yếu tố Hán Việt không được dùng độc lập như từ mà chỉ dùng để tạo từ ghép Một số yếu tố Hán Việt như

hoa, quả, bút có lúc dùng để tạo từ ghép, có lúc được dùng độc lập như một từ Có nhiều yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng nghĩa khác xa nhau

Trang 23

thường được dùng trong các văn bản khoa học công nghệ Về nguyên tắc, trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị

một khái niệm và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ Thuật ngữ không có tính biều cảm [12]

Biệt ngữ xã hội: Khác với từ ngữ toàn dân, biệt ngữ xã hội chỉ được

dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định [1 1]

~ Muốn sử dụng tốt tiếng Việt, trước hết cần trau dôi vốn từ Rèn luyện

để nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ là việc rất

quan trọng đề trau dồi vốn từ [12]

'Từ tượng thanh và từ tượng hình:

Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật Tir tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người

'Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động có giá trị biểu cảm cao, thường được dùng trong văn miêu tả, tự sự [10]

Những tri thức về cấu tạo từ tiếng Việt và mối quan hệ của chúng với quan hệ của từ những hiểu biết về ngữ nghĩa, từ tiếng Việt là cơ sở khoa học

chính yếu tạo nên nội dung dạy học tiếng Việt trong chương trình 1.1.1.3 Cơ sở Ngữ pháp học của cụm bài ôn tập tiếng Việt 9

“Trong cụm bài ôn tập tiếng Việt, phần Ngữ pháp học giúp học sinh củng

cố kiến thức về từ loại, cụm từ, các kiểu câu, thành phần chính của câu nhằm

hình thành tư duy và phát triển ngôn ngữ cho người học

Từ loại là những tập hợp từ được phân loại dựa trên đặc điểm ý nghĩa

khái quát và khả năng kết hợp trong cụm từ và câu Có 3 nhóm từ loại chính:

Những từ có ý nghĩa từ vựng chân thực và có thể làm thành phẩn câu gọi là thực từ Những từ không có ý nghĩa từ vựng chân thực, không thể làm thành phần câu mà chỉ có ý nghĩa ngữ pháp gọi là hư từ

Trang 24

Những từ không có ý nghĩa từ vựng chân thực, không làm thành phần

của câu nhưng là những dấu hiệu về tình cảm, thái độ và đứng lẻ ở trong câu gọi là tình thái từ [Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt ~ Nguyễn Kim Than]

Cụm từ là một nhóm từ kết hợp với nhau tạo thành nghĩa nhưng không,

đầy đủ

Câu và thành phần câu (Thành phần chính và thành phần phụ):

Sách Ngữ văn 6 tap 2, NXBGD 2006 định nghĩa: “Câu trần thuật đơn là loại loại câu do một cụm C - V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kế về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến [10]

~ “Câu không phải là đơn vị có sẵn Nó được tao ra trong quá trình tư duy và hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ dựa vào các đơn vị có sẵn và các

quy tắc thực hiện được một ý kết hợp những đơn vị ấy Câu thể hiện được một ý tương đối trọn vẹn thái độ, tình cảm của người nói hay người viết Câu

là đơn vị chức năng khác với các đơn vị thấp hơn nó: câu giúp cho việc hình

thành, biểu hiện và truyền đạt tư tưởng tình cảm từ người này sang người

khác Chức năng này là chức năng thông báo So với các đơn vị cao hơn cũng

thực hiện chức năng này thì câu là đơn vị nhỏ nhất Câu có một cấu tạo ngữ pháp nhất định và một ngữ điệu kết thúc Ngữ điệu kết thúc báo cho người

nghe biết câu trọn vẹn, trên chữ viết nó được thể hiện bằng một dấu chấm câu” [10]

Câu có hai bộ phận: bộ phận chính và bộ phận phụ, bộ phận chính còn sọi là nòng cốt câu, đó là chủ ngữ và vị ngữ Nội dung cơ bản mà câu thể hiện

(thông báo) nằm trong nòng cốt câu Trong câu, ngoài nòng cốt câu, còn có các thành phần làm rõ nghĩa cho nòng cốt câu, đó là: trạng ngữ, thành phần

phụ chú, hô ngữ thành phần cảm thán và thành phần tinh thái

Trong TV, có hai cách phân loại câu, phân loại câu theo cấu tạo ngữ

pháp và phân loại câu theo mục đích giao tiếp (mục đích nói)

Trang 25

Câu phân loại theo cấu tạo gồm hai loại: câu đơn và câu phức Câu đơn

là câu có cấu tạo ngữ pháp gồm một nòng cốt, hay còn gọi là một cụm chủ vị Câu phức là câu có từ hai cụm chủ vị trở lên

Câu chia theo mục đích giao tiếp gồm bốn loại: câu tường thuật, câu

nghĩ vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán Câu tường thuật được thẻ hiện dưới hai hình thức: câu khẳng định và câu phủ định Câu khẳng định là câu xác

nhận thực trạng hoạt động, trang thái, tính chất của đối tượng, trong câu không có những từ phủ định, trừ trường hợp phủ định hai lần để nhắn mạnh ý khẳng định Câu phủ định là câu chứa những từ phủ định như: không, chẳng, chưa nhằm xác nhận thực trạng không tồn tại, không xảy ra, của sự vật, hiện tượng Dựa vào cách biểu hiện ý phủ định câu phủ định được chia thành hai kiểu: câu phủ định toàn bộ và câu phủ định bộ phận Câu phủ định toàn bộ là câu mà sự phủ định bao trùm lên toàn bộ nội dung của câu

Câu nghỉ vấn là câu có những từ nghỉ vấn (ai, gi, nào, sao, đâu, bao gid,

bao nhiêu, à, t, hả, hử,chứ, (có), không, (đã) chưa, ) hoặc có từ hay (nỗi

các về có quan hệ lựa chọn) Câu nghĩ vấn có chức năng chính là dùng để hỏi 'Khi viết, câu nghỉ vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi [11]

Câu cầu khiến là câu có những từ cầu khiến như: ñãy, đừng, chớ, đi,

thôi, nào, hay ngữ điệu cầu khiến, dùng để ra lệnh, yêu cẩu, đề nghị, khuyên bảo Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cầu khiến không được nhắn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm [1 1]

Câu cảm than là câu có những từ ngữ cảm thán như: ôi, than ôi, hởi ơi, chao ơi, trời ơi, thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào, dùng đễ bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương Khi viết, câu cảm than thường kết thúc bằng dấu chấm than [11]

1.1.1.4 Cơ sở Phong cách học của cụm bài ôn tập tiếng Việt 9

Trang 26

dùng để tạo nên các hình thức phát biểu Khi giao tiếp, mọi người vận dụng

vốn ngôn ngữ đã có trong kí ức của minh dé tạo ra những phát ngôn Vì vậy người nói phải lựa chọn và kết hợp như thế nào để lời nói có ý nghĩa rõ rằng, dễ hiểu đặc biệt phải phù hợp với thói quen ngôn ngữ xã hội có tính chất

truyền thống, những tập quán lựa chọn và kết hợp đã hình thành trong cộng đồng ngôn ngữ tạo nên những chuẩn mực cho toàn xã hội Việc lựa chọn sử dụng các phương tiện ngôn ngữ trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau gắn với nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, đối tượng giao tiếp khác nhau

như vừa nêu trên hình thành nên những “khuôn mẫu” sử dụng ngôn từ nhất định Đó chính là phong cách học Phong cách học là những khuôn mẫu trong

hoạt động lời nói, hình thành từ những thói quen sử dụng ngôn ngữ có tính chất truyền thống, tính chất chuẩn mực, trong việc xây dựng các lớp căn bản

(phát ngôn) tiêu biểu.” [20] Tuân theo những phong cách học để lời nói của minh trong mỗi hành vi giao tiếp được người khác công nhận là đúng, là thích hợp Một phát ngôn không phù hợp với phong cách học sẽ gây ra một sự phản

ứng tức thì ở người nhận (người nhận thấy lạ, ngạc nhiên, buồn cười, có khi khó chịu) cái sản phẩm của hoạt động lời nói trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể đó đã đến không đúng như người đó chờ đợi Có thể khăng định sự diễn đạt

theo phong cách là một đòi hỏi tất yếu khách quan (Phong cách học tiếng Việ, NXB Giáo dục, 2004),

Phong cách học tiếng Việt gồm các bộ phận lớn Tu từ học và Phong cách văn bản Bài học ôn tập TV lớp 9 chỉ bao gồm kiến thức về Tu từ học “Trong đó bao gồm các phép ân dụ, hoán dụ, nhân hóa, so sánh

An dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng

khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt [11]

Trang 27

vốn được dùng đề gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ

vật trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người [11]

So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn dat [11]

Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng khái niệm khác có quan hệ gn gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, sợi cảm cho sự diễn đạt [11]

1.1.2 Cơ sở Tâm lý học

Về tư duy hệ thống hóa

Trong các tài liệu Tâm lý học về tư duy, hệ thống hóa không được nói đến như một thao tác tư duy cơ bản Tuy nhiên, nó cũng là một thao tác trí tuệ được tiếp tục trên cơ sở các thao tác tư duy cơ bản Để hệ thống hóa, con

người phải trên cơ sở phân tích, so sánh, khái quát hóa và trừu tượng hóa Để

hệ thống hóa, người ta cũng cần có tư duy lôgic, có cụ thể hóa Tư duy hệ

g, tránh

thống hóa giúp con người nhận thức thế giới khách quan có hệ

được tình trạng lộn xộn, mù mờ Tư duy hệ thống hóa giúp con người ép nén

được thông tin, sự ghỉ nhớ sẽ bớt nặng nề, phức tạp, khi cần huy động kiến thức sẽ nhanh chóng hơn nhờ "lần theo” hệ thống của nó

Đặc điểm lứa tuổi thiếu niên với tư duy hệ thống hóa

“Tuổi thiếu niên là giai đoạn phát triển của trẻ từ 11- 15 tuổi được học ở bậc

THCS Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng trong thời kì phát

triển của trẻ em, vì đó là thời kì chuyển tiếp từ tuôi thơ sang tuổi trưởng thành

Đây là lứa tuổi nhảy vọt về thể chất lẫn tỉnh thần các em dần tách khỏi

thời kì thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn (người trưởng thành) tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt trong mọi mặt phát triển: thể chit, tri

Trang 28

Ở lứa tuổi thiếu niên có sự tồn tại song song vừa mang tính trẻ con lại

vừa mang tính người lớn, điều này phụ thuộc vào sự phát triển mạnh mẽ về cơ thể, sự phát dục, điều kiện sống, hoạt động của các em Đặc biệt sự phát triển trí tuệ của các em có sự thay đổi lớn: về khả năng phân tích, tổng hợp các sự vật, trí giác trở nên có kế hoạch, có trình tự và hoàn thiện hơn

Trí nhớ cũng được thay đổi nhiều về chất Đặc điểm cơ bản của trí nhớ

ở tuổi này là sự tăng cường tính chất chủ định, năng lực ghi nhớ có chủ định được tăng lên rõ rệt Cách thức ghỉ nhớ được cải tiến, hiệu suất ghỉ nhớ cũng tăng cao

HS THCS có nhiều tiến bộ trong ghi nhớ tài liệu trừu tượng, từ ngữ Các em có những kĩ năng hoạt động tư duy, biết tiến hành các thao tác như so sánh, hệ thống hóa, phân loại nhằm ghi nhớ tài liệu Kĩ năng nắm vững

phương tiện ghỉ nhớ của thiếu niên được phát triển ở mức độ cao, các em bắt đầu biết sử dụng những phương pháp đặc biệt để ghi nhớ và nhớ lại Tốc độ ghi nhớ và khối lượng tài liệu ghi nhớ tăng lên Ghi nhớ máy móc vàng ngày cảng nhường chỗ cho ghi nhớ logic, ghỉ nhớ ý nghĩa Hiệu quả của trí nhớ trở

nên tốt hơn Các em phản đối các yêu cầu của giáo viên về việc bắt học thuộc

từng câu từng chữ và có khuynh hướng muốn tái hiện bằng lời nói của mình “Tư duy có những biến đổi cơ bản, các em hiểu các dấu hiệu bản chất của

đối tượng nhưng không phải bao giờ cũng phân biệt được những dấu hiệu đó trong mọi trường hợp Ở tuổi thiến niên, các em biết lập luận giải quyết một vấn đề có căn cứ

các em không dễ tin như lúc nhỏ, biết lấy những điều quan sát được, những kinh nghiệm riêng để minh họa cho kiến thức mình được

học

Đó là cơ sở, là điều kiện thuận lợi để khẳng định việc vận dụng những 'PPDH vào trong dạy học đối với lứa tuôi THCS là rất phù hợp Điều này khong

Trang 29

chỉ phù hợp với những đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, sự phát triển nhân cách, trí

tuệ của HS phù hợp với quan niệm dạy học đáp ứng với yêu cầu đổi mới mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển tư duy một cách hệ thống của người học

1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài

1.2.1 Cụm bài ôn tập tiếng Việt trong Chương trình và sách giáo khoa Ngữ: văn lớp 9 THCS

Chương trình Ngữ văn lớp 9 là chương tình cuối cấp THCS Vì vậy nó mang đặc trưng hệ thống và củng cố kiến thức của chương trình THCS, tạo nên móng cho các lớp sau Mặc dù nó không có nhiều thời gian hơn chương trình SGK Tiếng Việt cũ nhưng lại đòi hỏi có nội dung đầy đủ và thực hành

nhiều hơn Vì đây là bộ SGK theo hướng tích hợp nên những vấn đề này sẽ giúp cho HS rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt tốt hơn Môn tiếng Việt góp phần

nâng cao khả năng thẩm mỹ (vẻ đẹp của ngôn từ) Môn TV hướng nhiều vào nội dung ngôn ngữ nghệ thuật, học tiếng Việt qua các tác phẩm nghệ thuật Môn Tiếng Việt rèn cho học sinh khả năng sử dụng tiếng Việt trong cuộc

sống, chuẩn bị cho các em tiếp tục học lên, trang bị cho các em số vốn từ để

sử dụng giao tiếp, trong công việc cũng như trong cuộc sống hằng ngày Để đạt được mục tiêu đó, chương trình có những nhiệm vụ sau:

~ Tiếp tục nâng cao, hoàn chỉnh hóa cho HS tri thức về tiếng Việt ở bậc THCS

~ Tiếp tục nâng cao, hoàn chỉnh cho HS năng lực hoạt động ngôn ngữ với các kĩ năng quan trọng của HS lớp 9

~ Tiếp tục nâng cao cho HS phát triển năng lực tư duy một cách hệ thống hóa, biết huy động và tổ chức những kiến thức cần thiết của một đề tài, biết diễn đạt một cách rành mạch, lớp lang, logic có sức thuyết phục về mọi mặt

~ Thông qua việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trên, cùng với các bộ môn khác trong nhà trường, môn Ngữ văn nói chung và môn tiếng Việt nói

Trang 30

riêng góp phần hình thành cho các em thế giới quan khoa học, yêu quê hương, đất nước, yêu gia đình, có trách nhiệm trước cuộc sống, ý thức, chủ động,

sáng tạo, biết yêu thích giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa giàu đẹp của tiếng Việt, một thứ của cải vô cùng phong phú và lâu đời của dân tộc ta,

~ Vễ kiến thức Từ vựng học: Sách giáo khoa có các bài: Tổng kết từ vựng: từ đơn và từ phức; Thành ngữ; Nghĩa của từ; Từ nhiều nghĩa và hiện

tượng chuyền nghĩa của từ; Từ đồng âm; Từ đồng nghĩa; Từ trái nghĩa; Cấp

độ khái quát của nghĩa từ ngữ Mỗi nội dung học I tiết

~ Về kiến thức Ngữ pháp học, gồm : Tông kết ngữ pháp: Từ loại (Danh từ; động từ; tính từ); Cụm từ Tổng kết ngữ pháp (tt): Thành phần câu (Thành phần chính và thành phần phụ ; Thành phần biệt lập; Các kiểu câu (Câu đơn; Câu ghép; Biế nhau) Mỗi nội dung học l tiết đổi câu; Các

câu ứng với những mục đích giao tiếp khác ~ Về kiến thức Phong cách học: gồm nhân hóa, hoán dụ, an dụ, so sánh Mỗi nội dung học l tiết

1.2.2 Thực trạng dạy học cụm bài hệ thống hóa kiến thức tiếng Việt ở lớp 9 a Cách thức khảo sát

Để đánh giá tình hình dạy học cụm bài hệ thống hóa kiến thức tiếng 'Việt ở lớp 9 trong chương trình THCS hiện nay, làm căn cứ để xuất những biện pháp tô chức vận dụng, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học, xác định cơ sở thực tiễn của đẻ tài, chúng tôi tiến hành khảo sát giáo viên và học sinh ở một số trường THCS trên địa bàn huyện Phú Vang của tỉnh Thừa Thiên Huế với các biện pháp như dự giờ, phỏng vấn và chấm bài kiểm tra của học sinh Để có số liệu tin cậy, chúng tôi chú trọng điều tra, khảo sát cả 3 loại trường: trường có điều kiện giáo dục thuận lợi, trường điều kiện giáo dục khó khăn và trường có điều kiện giáo dục bình thường

a.1 Dự giờ đông nghiệp

Trang 31

Chúng tôi đã dự 9 tiết dạy học Ôn tập tiếng Việt tại trường THCS Phú

Hải trên địa bàn huyện Phú Vang, tinh Thừa Thiên Huế Mục đích dự giờ của chúng tôi là nhằm tìm hiểu vé tình hình dạy học nói chung và hệ thống hóa kiến thức nói riêng sử dụng cụm bài ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 9 theo hướng phát triển năng lực tư duy hệ thống hóa cho học sinh, năng lực tổ chức, điều hành, quy trình thực hiện và hiệu quả của giáo viên trong quá trình sử

dụng hình thức phát triển năng lực tư duy hệ thống hóa cho học sinh 4.2 Phát phiếu tìm hiểu tình hình dạy học của GV và HS

Phiếu 1: Phiếu tìm hiểu tình hình giảng dạy ôn tập tiếng Việt của GV Câu hỏi 1: 7heo thẩy cô, cum bài ôn tập TV 9 có quan trọng hay không? a) Quan trọng b) Không quan trong ©) Bình thường

Câu hỏi 2: Theo thây (cô), cụm bài ôn tập tiếng Việt 9 có dung lượng và thời lượng dạy học phù hợp hay không?

a) Phi hop b) Chua pha hop ©) Bình thường

Trang 32

a) HS không học bài cũ

b) HS chưa biết cách hệ thống bai hoc ©) Bình thường

Câu hỏi 5: Theo thdy c6, dé giảng dạy tốt cụm bài ôn tập tiếng Việt 9 cần trang bị thêm các phương tiện đỏ dùng dạy hoc gi?

a) Máy chiếu

b) Giấy kroki, bảng phụ ©) Phiếu học tập

4) Bút màu

Câu hỏi 6: Học sinh thường gặp khó khăn gì khi học cụm bài ôn tập theo hướng phát triển năng lực tư duy hệ thống?

a) HS không học bài cũ

b) HS chưa biết cách hệ thống bài học ©) Bình thường

Câu hỏi 7: Theo thây (cô) học sinh sẽ được phát triển năng lực tư duy hệ thắng hóa qua việc học cụm bài như thể nào? a) Rất tốt b) Khá tốt ©) Bình thường Phiếu 2: Phiếu tìm hiểu tình hình ôn tập tiếng Việt của học sinh

Trang 33

a.3 Chấm bài kiểm tra của HS

Sau khi kết thúc phần ôn tập TV 9, chúng tôi tiến hành kiểm tra kết quả học tập của hs

Đề kiểm tra như sau:

Trang 34

Hình 1.1 Sơ đồ chưa đầy đủ

` Te, Sn sy cS SS © ei, z5 You, %

Hình 1.2 Sơ đồ đầy đủ

b Kết quả khảo sát

b.1 Kết quả dự giờ đồng nghiệp

Về phía giáo viên: chúng tôi đã dự giờ, sử dụng phiếu điều tra, phỏng vấn để thấy được tình hình rèn luyện việc dạy cụm bài ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 9 theo hướng phát triển năng lực tư duy hệ thống hóa cho học sinh

b2 Kết quả khảo sát qua phiếu tìm hiểu tình hình đạy học của GV và HS

Về phía giáo viên

~ 100% GV chưa biên soạn và tập hợp một cách có hệ thống tài liệu ~ 100% GV đều cho rằng nội dung bài dạy mắt nhiều thời gian

~ 20% GV vẫn dạy theo cách nặng về truyền đạt nội dung, có rat it GV

hướng dẫn HS tự học

~ 100% GV nhận thấy việc biên soạn tài liệu để hướng dẫn HS tự học là

cần thiết nhưng chỉ có 20% GV thường xuyên biên soạn tài liệu và 40% GV

Trang 35

thỉnh thoảng có biên soạn tài liệu cho HS

~ Chưa có GV nào từng dạy học cụm bài ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 9 theo hướng phát triển năng lực tư duy hệ thống hóa cho hoe sinh

~ GV đánh giá rất cao khả năng tự học của HS và việc rèn kỹ năng tự

học cho HS là rất cần thiết (100%)

Nhìn chung, trong công tác giảng dạy, GV đánh giá rất cao năng lực tự học của HS và đều cho rằng việc rèn kỹ năng tự học cho HS là rất cần thiết

Tuy nhiên việc dạy vẫn nặng về truyền đạt nội dung, chưa chú ý rèn kỹ năng đặc biệt là kỹ năng tự học, chưa chú ý đến dạy học phân hoá theo đối tượng HS do GV chưa biên soạn và tập hợp tài liệu một cách có hệ thống

'Qua thăm dò ý kiến của GV về những khó khăn gặp phải, chúng tôi nhận thấy đa số GV cho rằng nội dung ôn tập nhiều và khó nên trong một thời gian ngắn khó có thể vừa truyền đạt hết kiến thức vừa rèn kỹ năng cho HS Trong

khi đó GV không nhận được bắt cứ một tài liệu bồi dưỡng nào và việc biên soạn tải liệu để hướng dẫn cho HS tự học vẫn còn rắt hạn chế

'Về phía học sinh

~ Tỷ lệ HS đam mê môn tiếng Việt khá cao 88%

~ Tỷ lệ HS tự tin với năng lực tự học của mình chiếm 84%, trong đó 56%

HS rất tự tin

~ Tỷ lệ HS thích được học theo phương pháp tự học chiếm 92%,

~ Tỷ lệ HS có nhu cầu về tài liệu học tập 96%, trong đó 84% cho rằng tài liệu để tự học là rất cần thiết, chỉ có 12% cho rằng chưa cần thiết lắm

~ Tỷ lệ HS thiếu tài liệu để tự học 96%

Nhìn chung, tỷ lệ HS thích học theo phương pháp tự học khá cao Phần lớn HS rất tự tin với năng lực tự học của mình và rất cần các tài liệu để có thé tự học

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy đa số HS còn gặp khó khăn về thời

gian, về lượng kiến thức phải học quá nhiều trong một thời gian ngắn và điều

Trang 36

quan trọng là các em còn thiếu tài liệu để có thể tự học b3 Kết quả chấm bài kiểm tra của học sinh:

Về phía học sinh: chúng tôi cho học sinh làm bài kiểm tra, phân tích bài kiểm tra, phát phiếu học tập, phỏng vấn nhằm đánh giá năng lực ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 9 theo hướng phát triển năng lực tư duy hệ thống hóa cho HS

Bảng 1.2 Nhận thức của học sinh về việc học cụm bài ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 9 theo hướng phát triển năng lực tư duy hệ thống hóa STT Mức độ Số lượng % 1 |Rấtcần thiết 127 462 2 | Cân thiệt 138 50.2 3 [Có hay không cũng được | 10 36 4 |Không cần thiết 0 00

Đa số học sinh đều cho rằng: học cụm bài ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 9 theo hướng phát triển năng lực tư duy hệ thống hóa là điều cần thiết đối với các môn học đặc biệt là môn Ngữ văn, các học sinh này nêu lên lí do là nếu không tiếp thu và nắm kiến thức một cách hệ thống thì sẽ không thể ghỉ nhớ

được bài học, thậm chí học xong bài mà không biết đâu là kiến thức trọng tâm, cơ bản Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn (3,6%) số học sinh cho rằng: đối với phân môn tiếng Việt thì cụm bài ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 9 theo hướng phát triển năng lực tư duy hệ thống hóa kiến thức “có hay không cũng

được”

Tiểu kết chương 1

Dạy học cụm bài ôn tập TV 9 có cơ sở lý luận vững chắc ở các vấn đề: Dạy học cụm bài ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 9 theo hướng phát triển năng lực tư duy hệ thống hóa cho học sinh là một trong những nhiệm vụ của thầy cô giáo trong nhà trường và cũng là biện pháp năng cao chất lượng day học

Trang 37

Thực tế dạy học cụm bài ôn tập TV 9 ở còn một số trường THCS còn gặp nhiều khó khăn Do đó, muốn dạy học cụm bài này hiệu quả, giáo viên

cần tạo ra và duy trì không khí dạy học trong lớp nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc học tập và phát triển của học sinh Bên cạnh đó, GV cũng cần khởi động tư duy tạo hứng thú học tập cho HS, đưa HS vào trạng thái sẵn sàng học tập Trong giờ học, người thầy cũng cần biết khai thác và phối hợp cae PDH

'Việc dạy học cụm bài ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 9 theo hướng phát

triển năng lực tư duy hệ thống hóa cho học sinh trong giờ học phụ thuộc rất ay

Do đó chúng tôi nghiên cứu dé tai Dạy học cụm bài ôn tập kiến thức

nhiều vào sự tổ chức và điều khiển quá trình dạy học của người

tiếng Việt lớp 9 theo hướng phát triển năng lực tư duy hệ thống báo cho HS phải nắm rõ vai trò và cách tạo lập PPDH phát triển năng lực tư duy hệ thống

cho các em, chủ động một cách sáng tạo Bởi tri thức trong cuộc sống mỗi

ngày các em tiếp xúc ngày càng nhiều, nên sẽ hạn chế việc ghi nhớ Giáo viên là người hướng dẫn HS biết chọn lọc những kiến thức cơ bản, kiến thức nền bồ trợ cho tư duy phát triển Việc kết hợp nhịp nhàng của người đạy và người

học sẽ tạo ra những con người có ích cho xã hội và tương lai của đất nước sẽ tồn tại những con người có năng lực thực sự

CHƯƠNG 2

MOT SO BIEN PHAP PHAT TRIEN NANG LUC HE THONG HOA KIEN THUC TIENG VIET CHO HQC SINH QUA DAY HQC CUM

BAL ON TAP TIENG VIET LỚP 9

2.1 Định hướng,

2.1.1 Phát triển năng lực hệ thống hóa cho học sinh cần chú trọng nguyên tắc củng cô lý thuyết gắn với thực hành

Trang 38

biết);

đan xen với các kiến thức khác nên HS có thê không nhận ra tính hệ thống đó; iến thức nhiều, vốn có hệ thống nhưng được học rải ra suốt học kỳ 2 và kiến thức về hệ thống ngôn ngữ là kiến thức trừu tượng hóa, khái quát hóa; nhưng mục tiêu của việc dạy học tiếng Việt phải hướng đến phát triển lời nói trên cơ sở khắc sâu kiến thức lý thuyết vững chắc cho HS

~ Do đó, đạy học cụm bài ôn tập tiếng Việt 9 cần chú trọng nguyên tắc cũng cố lý thuyết gắn với thực hành "Học đi đôi với hành”, "Lý thuyết gắn với thực hành” đã trở thành nguyên lý trong dạy học nói chung Đặc điểm của bài ôn tập tiếng Việt 9 và yêu cầu của loại bài này tất yếu phải thực hiện nguyên lý giáo dục đó

~ Để thực hiện định hướng này, trong dạy học cụm bài này, giáo viên cần

giảm đến mức tối thiểu hình thức diễn giảng, để tăng thời gian cho phần luyện tập cho HS Mặt khác cần thiết kế các hoạt động học sao cho sinh động, hấp

dẫn nhằm kích thích hứng thú luyện tập cho HS

~ Trong quá trình dạy học cụm bài ôn tập tiếng Việt 9, cần sắp xếp yêu cầu nâng dần từ thấp lên cao theo nguyên tắc phát triển

Chẳng hạn, khi dạy graph cho bài Tổng &

ôn tập từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp bằng cách giúp các em nhớ

ir vung, c6 thé cho HS lại: từ - xét về đặc điểm cấu tạo, sẽ có 2 loại lớn đó là từ đơn và từ phức Ở nhánh từ phức có thể che hoặc để trống ô từ ghép, từ láy để các em tìm và điền thêm ô còn lại: rồi tiếp tục che những ô khác để HS tìm và điền vào Với dạng bài này, HS vừa dễ nhớ lại kiến thức cũ một cách dễ dàng vừa rèn luyện tư duy lo gie, hệ thống cho các em

Trang 39

Khi các em đã thành thạo hơn, chúng ta có thể che hết bảng graph, HS tái hiện kiến thức cũ bằng cách điền đủ thông tin vào bảng

Ví dụ 1: Graph cho bài Tổng kết về từ vựng Từ (xét về đặc điểm cầu tao)

2.1.2 Phát trí rang eels thong Hoa cho pe sinh cin chit trong quan

điễm giao tiếp trong dạy học tiếng Việ

~ Quan điểm giao tiếp yêu cầu: cần xây dựng hệ thống bài tập phong phú, đa dạng, phù hợp với đặc điểm nhận thức, tâm sinh lý học sinh, kích thích nhu cầu giao tiếp và hứng thú luyện tập của học sinh

~ Thực hiện định hướng này, GV cần thiết kế nhiều hình thức bài tập phong phú, đa dạng phù hợp với tính chất loại bài ôn tập tiếng Việt lớp 9 Trong các hình thức có tác dụng hệ thống hóa kiến thức hiện nay, phù hợp với

cụm bài ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 9 nhất đó là các dạng biểu bảng, graph

Trang 40

và sơ đồ tư duy Đây là những hình thức giúp sinh động hóa hoạt động thực hành của HS

2.1.3 Phát triển năng lực hệ thống hóa cho học sinh cần quan tâm đồ dùng dạy học

Giấy rô-ki, bút màu, phắn màu, phần mềm, sơ đồ tư duy là những dụng cụ, công cụ cần thiết trong khi dạy học cụm bài ôn tập Bài học sẽ trở nên sinh động, giàu hình ảnh, đường nét, giúp bán cầu não trái và bán cầu não

phải của HS cùng hoạt động, khiến các em tập trung hơn Bài học sẽ hiệu quả, tạo hiệu ứng tích cực trong suốt tiết học Bài học không bị khô khan, nhàm chán

2.2 Tổ chức dạy học cụm bài ôn tập kiến thức tiếng Việt lớp 9 nhằm phát triển năng lực hệ thống hóa cho học sinh

'Cho đến hiện nay, trong dạy học thường có nhiều cách nhằm giúp người

học hệ thống hóa kiến thức Đó có thể là hướng dẫn học sinh lập so dé graph;

sử dụng bản đồ tư duy, biểu bảng, sử dụng ký tw , dùng dấu mũi tên để hệ

thống hóa Căn cứ trên nội dung cụm bài ôn tập tiếng Việt, chúng tôi lựa chọn sử dụng các hình thức đạy học sau đây:

2.2.1 Sứ dụng biểu băng giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức tiếng Việt

Trong mô hình lớp học truyền thống, hầu hết các giáo viên dựa vào các hình thức nói, đọc, viết để trình bày và truyền đạt ý kiến

Biểu bảng trong bài ôn tập dùng để tập hợp sắp xếp kiến thức tiếng Việt

theo trật tự, logic thể hiện các mối quan hệ giữa và kiến thức và khai thác

chúng một cách hiệu qua Day là công cụ hiệu quả đối với các bài ôn tập tiếng

'Việt theo hướng phát triển năng lực tư duy hệ thống hóa

Đặc điểm:

Biểu bảng gồm những đường dọc và hàng ngang kết hợp, được dùng để tóm tắt, sắp xếp lại những nội dung kiến thức đã học dưới dạng các chủ đề rời

Ngày đăng: 29/08/2022, 15:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w