Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 17 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
17
Dung lượng
218,75 KB
Nội dung
Khoa học pháp lý
Tiếp tụchoànthiệnquytrình,
thủ tụclàmviệccủaQuốchội
Đoàn ĐBQH TP Hà Nội
thảo luận ở tổ tại kỳ họp thứ 4, Quốchội khóa XII. Ảnh TTXVN
Lịch sử hình thành và phát triển củaQuốchội nước ta cũng như
nghị viện các nước cho thấy, các quy định về quytrình,thủtục
làm việccủaQuốchội tại kỳ họp có ý nghĩa quan trọng, góp
phần bảo đảm
Lịch sử hình thành và phát triển củaQuốchội nước ta cũng như
nghị viện các nước cho thấy, các quy định về quytrình,thủtục
làm việccủaQuốchội tại kỳ họp có ý nghĩa quan trọng, góp
phần bảo đảm hiệu quả hoạt động củaQuốchội tại kỳ họp. Có
thể khẳng định rằng, quytrình,thủtục là những “bước, công
đoạn” để tiến hành công việc theo thứ tự, tuần tự định sẵn để bảo
đảm cho Quốchội thực hiện theo đúng thẩm quyền và bảo đảm
tính chất hoạt động tập thể của cơ quan này. Bài viết nêu lên một
số nhận xét về các quy định pháp luật về quytrình,thủtụccủa
Quốc hội và đề xuất giải pháp tiếptụchoànthiện các quy định đó
nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động củaQuốc hội.
1. Thực trạng các quy định pháp luật về quytrình,thủtục
làm việccủaQuốchội
Quốc hội nước ta đã có một hệ thống gồm 15 văn bản quy phạm
pháp luật về tổ chức, hoạt động củaQuốchội (1), trong đó, văn
bản điều chỉnh trực tiếp nhất đến quytrình,thủtụclàmviệccủa
Quốc hội là Nội quy kỳ họp được ban hành năm 2002 (2). Căn cứ
vào các quy định của Nội quy kỳ họp Quốchội để phân tích, so
sánh với các quy định về quytrình,thủtụclàmviệccủaQuốchội
ở các văn bản khác, ta thấy:
Một là, các quy định về kỳ họp nói chung và quytrình,thủtục
làm việccủaQuốchội tại kỳ họp nói riêng được quy định rải rác
trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Đó là một hệ thống các
văn bản gồm 10 loại như sau: (1) Hiến pháp năm 1992; (2) Luật
tổ chức Quốchội năm 1992 và được sửa đổi, bổ sung năm 2007;
(3) Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật năm 1996,
được sửa đổi, bổ sung năm 2001 (Luật ban hành văn bản 1996)
và được thay thế bằng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp
luật năm 2008 (Luật ban hành văn bản 2008) quy định về quy
trình, thủtục ban hành các văn bản pháp luật, trong đó có quy
trình Quốchội xem xét, thông qua các văn bản quy phạm pháp
luật; (4) Luật Ngân sách nhà nước năm 2003 quy định cụ thể về
quy trình ngân sách; nhiệm vụ quyền hạn củaQuốchội và các Uỷ
ban Quốchội trong quy trình xem xét, quyết định về ngân sách;
(5) Luật Hoạt động giám sát củaQuốchội năm 2003; (6) Nội quy
kỳ họp Quốchội năm 2002 gồm 47 điều quy định về quytrình,
thủ tục tiến hành kỳ họp; (7) Quy chế hoạt động của Uỷ ban
thường vụ Quốchội 2004; (8) Quy chế hoạt động củaHội đồng
Dân tộc và các Uỷ ban củaQuốchội năm 2004; (10) Quy chế
hoạt động của đại biểu Quốchội và Đoàn đại biểu Quốchội năm
2002.
Hai là, ở một mức độ nhất định, các quy định về trình tự, thủtục
xem xét các dự án luật, dự toán ngân sách, các vấn đề về tổ
chức đã quy định tương đối rõ, đầy đủ trong các văn bản quy
phạm pháp luật. Nhờ vậy mà các hoạt động này củaQuốchội
ngày càng đi vào nền nếp, thể hiện tính dân chủ trong sinh hoạt
của Quốc hội. Qua đó, các quyết định củaQuốchội được thông
qua tại phiên họp toàn thể được các đại biểu Quốchội thảo luận
rộng rãi, đồng tình cao và nhất là bảo đảm tính hợp hiến, hợp
pháp trong việc ban hành các quyết sách củaQuốc hội, tạo tiền
đề thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện sau khi quyết định được
ban hành.
Ba là, các quy định về trình tự, thủtụclàmviệccủaQuốchội tại
kỳ họp đã góp phần bảo đảm cho hoạt động củaQuốchội được
tiến hành theo luật định. Các quy định này có vai trò quan trọng
vào việc nâng cao chất lượng các kỳ họp củaQuốchội cũng như
hiệu quả hoạt động củaQuốchội nói chung. Điều này được phản
ánh qua kết quả đạt được của các kỳ họp Quốchội gần đây như
có nhiều dự án luật được thông qua, hoạt động trong các kỳ họp
có nhiều đổi mới, thể hiện tính dân chủ rõ nét hơn, thu hút được
sự quan tâm của đông đảo các tầng lớp nhân dân.
Bên cạnh đó, qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, còn có những
hạn chế nhất định trong hệ thống các quy định pháp luật về quy
trình, thủtụclàmviệccủaQuốc hội. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, có sự trùng lặp, chồng chéo giữa các văn bản quy phạm
pháp luật điều chỉnh về kỳ họp. Bên cạnh Nội quy kỳ họp Quốc
hội còn có các văn bản quy phạm pháp luật cùng điều chỉnh về
nhiều vấn đề mà Nội quy đã quy định. Đó là các quy định về việc
Quốc hội họp thường lệ và bất thường; về việc triệu tập kỳ họp;
về việcQuốchội họp công khai; nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn
thư ký kỳ họp; về việc chủ toạ tại kỳ họp (3)
Thứ hai, các quy định về quytrình,thủtụclàmviệccủaQuốchội
tại phiên họp toàn thể chưa rõ ràng, đầy đủ. Trong Nội quy kỳ
họp quy định nguyên tắc “Quốc hội thảo luận và quyết định các
vấn đề trong chương trình kỳ họp tại các phiên họp toàn thể”
(Điều 13). Tuy vậy, vấn đề quan trọng nhất của mỗi kỳ họp là
chương trình làmviệccủaQuốchội thì được xem xét, quyết định
tại phiên họp trù bị củaQuốchội thường diễn ra trước khi khai
mạc kỳ họp Quốchội (4). Thực tế này đặt ra vấn đề, phiên họp
trù bị củaQuốchội có được xem là một phiên họp của kỳ họp
Quốc hội hay không? Trường hợp không được tính đến thì rõ
ràng chúng ta đã bỏ qua một phiên họp rất quan trọng củaQuốc
hội mà tại đó, Quốchội thảo luận và quyết định nhiều vấn đề từ
nội dung và thứ tự tiến hành các phiên họp củaQuốc hội.
Chính vì không xác định rõ tính chất pháp lý của phiên họp trù bị
nên về mặt kỹ thuật văn bản, bên cạnh việc khẳng định “Chương
trình làmviệccủa kỳ họp Quốchội do Quốchội thông qua tại
phiên họp trù bị” (Điều 10 Nội quy kỳ họp) thì tiếp đó, tại Điều
13 của Nội quy lại quy định “Quốc hội thảo luận và quyết định
các vấn đề trong chương trình kỳ họp tại các phiên họp toàn thể”.
Điều này cho thấy, về mặt thủtục và quy trình làmviệccủaQuốc
hội, việc xem xét và quyết định chương trình làmviệccủaQuốc
hội tại phiên họp trù bị chưa được tính đến như là một phiên họp
toàn thể có ý nghĩa hết sức quan trọng, mở đầu cho một kỳ họp
của cơ quan này.
Đồng thời, trong Nội quy kỳ họp còn thiếu các quy định về trình
tự, thủtục đề xuất ý kiến; thủtục phát biểu ý kiến đồng tình hay
phản đối về một vấn đề nào đó để làm căn cứ cho việc chỉnh sửa
dự án luật; thủtục chấm dứt cuộc thảo luận để chuyển sang biểu
quyết, thông qua vấn đề; hoặc các quy định về trình tự, thủtục
mời đại biểu phát biểu ý kiến tại hội trường vừa cho phép chủ toạ
linh hoạt trong điều hành hội nghị, vừa tạo không khí dân chủ,
thoải mái Nội quy kỳ họp chỉ có một điều (Điều 18) quy định
về việc thảo luận tại Đoàn, Tổ đại biểu nhưng không có điều
khoản nào đề ra nguyên tắc, yêu cầu củaviệc thảo luận tại tổ,
đoàn Đại biểu; vai trò của chủ toạ, thư ký phiên họp. Hơn nữa,
trong Nội quy cũng không có những quy định về cách thức thành
lập Đoàn, Tổ đại biểu Quốchội và sự bố trí linh hoạt theo kiểu
luân phiên giữa các đoàn với nhau để tạo điều kiện cho các đoàn
giao lưu, gặp gỡ.
Thứ ba, thiếu một văn bản quy phạm pháp luật chung cho toàn bộ
các quytrình,thủtụclàmviệccủaQuốchội tại kỳ họp. Cụ thể là
các quy định về quytrình,thủtục xem xét, thông qua dự án luật
được Nội quy kỳ họp dẫn chiếu sang Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật; các quy định về trình tự, thủtục chất vấn vừa
được quy định tại Luật Hoạt động giám sát củaQuốchội (Điều
11) và Nội quy kỳ họp Quốchội (Điều 43). Từ đó, gây ra những
khó khăn nhất định cho việc tra cứu, áp dụng quytrình,thủtục
làm việc một cách nhanh chóng, tiện lợi; đồng thời làm rõ trách
nhiệm của từng khâu, từng bộ phận tham gia vào quy trình tổ
chức phục vụ.
Thứ tư, các quy định pháp luật hiện hành về quytrình,thủtục
làm việccủaQuốchội chưa được cập nhật, sửa đổi bổ sung kịp
thời, đồng bộ với những cải tiến trong quy trình hoạt động của
Quốc hội. Có thể thấy rõ điều này khi Nội quy kỳ họp Quốchội
được ban hành từ năm 2002 đến nay vẫn chưa một lần được sửa
đổi, bổ sung, trong khi đó, tại các kỳ họp gần đây, Quốchội đã có
những đổi mới đáng kể trong quytrình,thủtụclàmviệccủa mình
như giảm thời gian phát biểu tại hội trường từ 15 phút theo quy
định của Nội quy kỳ họp (Điều 16) xuống còn 7 phút; thời gian
phát biểu lần thứ hai về cùng một vấn đề nay rút xuống không
quá 3 phút; không đọc lại toàn văn bản trả lời chất vấn mà chỉ có
báo cáo tóm tắt nội dung trả lời; tiến hành phiên họp trù bị ngay
vào ngày khai mạc kỳ họp Quốchội Vẫn biết rằng những cải
tiến này còn mang tính thử nghiệm bước đầu nhưng một khi được
sửa đổi, bổ sung ngay vào Nội quy kỳ họp thì những cải tiến đó
sẽ mang tính pháp lý cao hơn.
2. Đề xuất giải pháp hoànthiện các quy định pháp luật về quy
trình, thủtụclàmviệccủaQuốchội
Xuất phát từ vị trí và tính chất đặc thùcủaQuốc hội, nên việc xây
dựng, hoànthiệnquytrình,thủtụclàmviệc tại kỳ họp Quốchội
cũng phải tuân theo những nguyên tắc chung sau:
Một là, quytrình,thủtụclàmviệc chung tại kỳ họp Quốchội
phải bảo đảm tăng cường nguyên tắc tập trung dân chủ; làmviệc
theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số. Với tính chất là cơ
quan đại biểu cao nhất của nhân dân, các đại biểu Quốchội là
người do nhân dân trực tiếp bầu ra, đại diện cho nhân dân nên
hình thức hoạt động chủ yếu để Quốchội xem xét, quyết định
phải là phiên họp toàn thể với việc quyết định theo đa số. Nguyên
tắc quyết định theo đa số thể hiện tính tập trung dân chủ trong
hoạt động củaQuốc hội, đồng thời thể hiện tính cẩn trọng của
Quốc hội khi thông qua các quyết định của mình. Thông thường,
việc thông qua các quyết định củaQuốchội chỉ yêu cầu nguyên
tắc đa số tương đối (quá bán), trừ một số quyết định quan trọng
như sửa đổi Hiến pháp, kéo dài hoặc rút ngắn nhiệm kỳ củaQuốc
hội… thì yêu cầu phải có đa số tuyệt đối (2/3) tổng số đại biểu
Quốc hội tán thành. Nguyên tắc này sẽ chi phối quy định về số
lượng đại biểu Quốchội có mặt tại một phiên họp để đảm bảo giá
trị của phiên họp: một phiên họp Quốchội sẽ không có giá trị nếu
có ít hơn nửa tổng số đại biểu Quốchội tham dự vì khi đó mọi
quyết định củaQuốchội sẽ không thể đạt được quá nửa tổng số
đại biểu Quốchội tán thành.
Hai là, quytrình,thủtụclàmviệc tại kỳ họp Quốchội phải bảo
đảm bình đẳng, dân chủ trong hoạt động củaQuốc hội. Kỳ họp
Quốc hội là nơi thể hiện ý chí nguyện vọng của các tầng lớp nhân
dân trong xã hội. Mỗi đại biểu Quốc hội, dù giữ cương vị gì trong
Quốc hội hay trong bộ máy nhà nước đều bình đẳng trong việc
kiến nghị, thảo luận, biểu quyết… tại các phiên họp Quốc hội. Từ
đó, việc sửa đổi các quy định của pháp luật về quytrình,thủtục
làm việc phải góp phần phát huy vai trò, tính tích cự, chủ động
của đại biểu Quốchội trong việc thảo luận, xem xét và quyết định
các vấn đề thuộc chương trình kỳ họp.
Để bảo đảm tính dân chủ trong sinh hoạt củaQuốc hội, cần phải
có các quy định khi nào thì Quốchội chấm dứt cuộc thảo luận để
chuyển sang biểu quyết, thông qua vấn đề, theo đó, cần xác định
rõ hình thức và số đại biểu ủng hộ thì chấm dứt việc thảo luận…
Là đại biểu của nhân dân nhưng cách thức tiếp cận, phương pháp
xử lý vấn đề của mỗi đại biểu luôn có sự khác biệt và đây là điều
bình thường trong sinh hoạt củaQuốc hội. Các đại biểu có ý kiến
khác phải có cơ hội trình bày, phản ánh với Quốc hội. Từ đó, cần
có những quy định cụ thể về quyền đưa ra kiến nghị; về thủtục
Quốc hội biểu quyết về kiến nghị đó; quyền yêu cầu chấm dứt
cuộc thảo luận; về quy định có số đại biểu như nhau đại diện cho
các luồng ý kiến: đồng tình, phản đối, ý kiến khác về vấn đề đang
thảo luận. Đồng thời, để tăng thêm số đại biểu phát biểu ý kiến,
cần có những quy định ràng buộc về thời gian, số lần phát biểu,
trường hợp được ưu tiên phát biểu không theo thứ tự đăng ký.
Ba là, quytrình,thủtụclàmviệc tại kỳ họp Quốchội phải bảo
đảm tính công khai trong hoạt động củaQuốc hội. Với tính chất
là cơ quan đại diện của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân,
thì hoạt động củaQuốchội cần công khai, minh bạch để “dân
biết, dân bàn, dân kiểm tra”. Tính công khai trong hoạt động của
Quốc hội đòi hỏi phải tăng cường thông tin về hoạt động của
Quốc hội như các cơ quan thông tấn, báo chí, truyền thông đưa
tin rộng rãi về các hoạt động củaQuốc hội; đại diện các cơ quan
nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã
hội, tổ chức kinh tế, người dân và khách quốc tế có thể được mời
dự các phiên họp công khai củaQuốc hội; tăng cường thời lượng
đưa tin về các phiên họp củaQuốc hội, nhất là tổ chức phát
thanh, truyền hình trực tiếp các phiên chất vấn và trả lời chất vấn,
thảo luận về kinh tế - xã hội, về các dự án luật…
Bốn là, quytrình,thủtụclàmviệc tại kỳ họp Quốchội phải góp
phần đề cao và khẳng định rõ vai trò, trách nhiệm của từng bộ
phận, chủ thể tham gia vào kỳ họp Quốc hội. Đây cũng là một
yêu cầu khoa học nhằm bảo đảm tính hiệu quả và tính khả thi của
các quy định về quytrình,thủ tục. Có thể lấy ví dụ về quy trình
xem xét, thông qua dự án luật. Đây là hoạt động có sự tham gia
của nhiều chủ thể. Vì vậy, quy trình thông qua luật phải thể hiện
được trách nhiệm của mỗi chủ thể, đồng thời, phải thể hiện được
sự phân công, phối hợp giữa các chủ thể tham gia vào quy trình
này. Trong quy trình này phải có sự liên kết giữa các công đoạn
[...]... các quytrình,thủtục tương ứng Nếu căn cứ vào các chức năng củaQuốchội thì có thể phân chia thành quytrình,thủtục trong hoạt động lập pháp; quytrình,thủtục trong hoạt động giám sát tối cao; quytrình,thủtục trong việcquy t định các vấn đề quan trọng của đất nước Trường hợp căn cứ vào hình thức hoạt động củaQuốchội thì có thể phân chia thành quytrình,thủtụccủa phiên họp toàn thể; quy. .. này không quy định về quytrình,thủtụclàmviệccủaQuốchội mà chủ yếu quy định về chức năng, nhiệm vụ củaQuốc hội, về cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động củaQuốchội Cụ thể là luật phải quy định rõ những vấn đề phải do Quốchội xem xét, quy t định và những vấn đề là do các cơ quan củaQuốchội xem xét, quy t định; về cơ cấu tổ chức củaQuốc hội, địa vị pháp lý của các đại biểu Quốchội Tương... hoạt động củaQuốchội nước ta Đó là việc xây dựng quytrình,thủtụclàmviệccủaQuốchội phải tính đến thực tế là Quốchội không hoạt động thường xuyên; mỗi năm chỉ họp hai kỳ; đa số các đại biểu hoạt động kiêm nhiệm Việc xây dựng quytrình,thủtụclàmviệccủaQuốchội phải bảo đảm phù hợp với từng loại công việccủaQuốchội Căn cứ vào tính chất, đặc điểm và yêu cầu đối với từng loại công việc mà... quy định của Luật Hoạt động giám sát củaQuốchội và chuyển tất cả các quy định có liên quan về phương thức hoạt động củaQuốchội như quytrình,thủtục giám sát vào Nội quycủaQuốchội (iii) Xây dựng Nội quy kỳ họp Quốchội thành một văn bản chung về tất cả những nội dung làmviệc tại kỳ họp Chúng ta phải tiến hành sắp xếp, cơ cấu lại một cách cơ bản các quy định về quytrình,thủtụclàmviệc của. .. thể; quytrình,thủtụccủa phiên họp tổ, đoàn đại biểu Quốc hội; quytrình,thủtụclàmviệccủa các cơ quan củaQuốchộiThứ sáu, các quy định pháp luật về quytrình,thủtục hoạt động củaQuốchội tại kỳ họp phải đồng bộ, không chồng chéo, trùng lặp Mục đích của nguyên tắc này là nhằm khắc phục sự chồng chéo, trùng lặp trong các quy định hiện hành về kỳ họp Quốc hội; đồng thời, bổ sung những quy định... Đổi tên gọi của Nội quy kỳ họp Quốchội thành văn bản có phạm vi điều chỉnh rộng, không chỉ là quytrình,thủtục làm việccủaQuốchội mà cả quy trình lập pháp, giám sát tối cao và quy t định các vấn đề quan trọng của đất nước trong văn bản có tên gọi là Nội quycủaQuốchội Xây dựng và ban hành được một văn bản chung như vậy về quy trìnhX, thủtục làm việccủaQuốchội sẽ góp phần hạn chế đến mức... những bất cập hiện hành về quytrình,thủtục làm việccủaQuốc hội, tạo khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh, đồng bộ, thống nhất để điều chỉnh các vấn đề về quytrình,thủtụclàmviệccủaQuốchội Cách làm này cũng đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung các quy định của Nội quy một cách kịp thời, bảo đảm cho văn bản này “sống” và cập nhật với những gì đang diễn ra trong xu hướng rõ nét là Quốchội phải hoạt động thường... mỉ thì mới tạo ra hiệu quả cao trong hoạt động củaQuốchội Từ những điều đã phân tích ở trên, chúng tôi đề nghị cần sửa đổi một cách cơ bản, toàn diện hệ thống các quy định pháp luật hiện hành về quytrình,thủtục làm việccủaQuốchội theo đó, Nội quy kỳ họp phải trở thành văn bản duy nhất quy định các vấn đề về quytrình,thủtục làm việccủaQuốchội (Phương án 1) Theo hướng này, các bước triển... toàn bộ các quy định nằm rải rác trong các văn bản hiện hành có liên quan về kỳ họp Quốchội được quy định trong Luật tổ chức Quốc hội, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Hoạt động giám sát, Quy chế hoạt động của ủy ban thường vụ Quốc hội, Quy chế hoạt động củaHội đồng Dân tộc, các ủy ban củaQuốchội vào trong Nội quyQuốchội (ii) Đồng thời, sửa đổi Luật tổ chức củaQuốchội theo hướng... củaQuốchội trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật như chuyển toàn bộ Chương V - Kỳ họp Quốchộicủa Luật tổ chức Quốc hội, các quy định về quytrình,thủtục thảo luận dự án luật trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật vào Nội quy kỳ họp Tương tự như vậy, cần phải đưa toàn bộ quy định về quytrình,thủtục xem xét các vấn đề về ngân sách, giám sát vào Nội quy kỳ họp (iv) Đổi tên gọi của Nội quy . quy trình, thủ tục làm việc của Quốc hội theo đó, Nội
quy kỳ họp phải trở thành văn bản duy nhất quy định các vấn đề
về quy trình, thủ tục làm việc của. của Quốc hội thì có thể phân chia
thành quy trình, thủ tục của phiên họp toàn thể; quy trình, thủ tục
của phiên họp tổ, đoàn đại biểu Quốc hội; quy trình,