Mục tiêu của đề tài Nghiên cứu quá trình sinh trưởng, phát triển và năng xuất của cây mướp rồng (Lagenaria vulguris) trong các môi trường đất khác nhau tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng là làm cơ sở khoa học cho việc du nhập giống mới nhằm đa dạng hóa giống cây trồng, góp phần tăng thu nhập cho người nông dân.
Trang 1
NGUYEN THU HIEN
NGHIEN CUU QUA TRINH SINH TRUONG, PHAT TRIEN VÀ NANG SUAT CUA CAY MUOP
RONG (Lagenaria vulgaris) TRONG CAC MOI TRUONG DAT KHAC NHAU TAI
HUYEN HOA VANG, THANH PHO DA NANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Đà Nẵng - Năm 2014
Trang 2
NGUYEN THU HIEN
NGHIEN CUU QUA TRINH SINH TRUONG, PHAT TRIEN VA NANG SUAT CUA CAY MUOP
RONG (Lagenaria vulgaris) TRONG CAC
MOI TRUONG DAT KHAC NHAU TAI HUYEN HOA VANG, THANH PHO DA NANG
Chuyên ngành: SINH THÁI HỌC
Mã số: 60.42.60
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS HUỲNH NGỌC THẠCH
Đà Nẵng ~ Năm 2014
Trang 3Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận văn
Trang 4TL Y do chon 68 thi ha 2 Mục tiêu nghiên cứu 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4 Phương pháp nghiên cứu
§ Cầu trúc của luận văn CHƯƠNG 1: TONG QUAN TAI LIEU
1.1 TONG QUAN VE CAY MƯỚP RONG (Lagenaria vulgaris)
1.1.1 Tên gọi và phân loại khoa học [9], [17] 1.1.2 Các đặc điểm thực vật học ae Bw cra wn 1.1.3 Các thời kỳ sinh trưởng của mướp rồng 1.1.4 Giá trị của cây mướp rồng
1.1.5 Yêu cầu về các yếu tố sinh th: ¡ cây mướp rồng “ 12 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CÂY MUGP RONG (Lagenaria vulgaris)
1.2.1 Trên thể giới
1.2.2 Tại Việt Nam oe
13 KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIÊM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI TẠI HUYỆN HÒA VANG, TP ĐÀ NẴNG -1§
1.3.1 Vị trí địa lý 1.3.2 Đặc điểm tự nhiên
1.3.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội - 22
Trang 5
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1 Phương pháp kế thừa, hồi cứu tài 2.3.2 Phương pháp bó trí thí nghiệm
2.3.3 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu
2.3.4 Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế 36
2.3.5 Phương pháp phân tích số liệt -.37 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 38
3.1 PHAN TiCH ANH HUONG CUA ĐIỀU KIỆN SINH THÁI TẠI
HUYEN HOA VANG, TP DA NANG DEN QUA TRINH SINH TRUONG,
PHÁT TRIÊN VÀ NĂNG SUÁT CỦA CÂY MƯỚP RÔNG 38
3.1.1 Kết quả điều tra một số yếu tố sinh thái tại huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng trong thời gian thí nghiệm 38 3.1.2 Phân tích quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây mướp rồng trong điều kiện sinh thái tại huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng
¬—
3.2 DANH GIA HIEU QUA KINH TE CUA CAY MUGP RONG TẠI
HUYỆN HÒA VANG, TP ĐÀ NẴNG 71
3.3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KỸ THUẬT TRÔNG 1 MUGP RONG TAL
HUYEN HOA VANG, TP DA NANG 73
KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐÈ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
Trang 7
1.1 [ Bảng phân loại cây mướp rồng 3
1.2 | Giá trị dinh dưỡng trên 100 g quả mướp rồng " 13 [ Tống giá trị sản xuất kinh tế huyện Hòa Vang 22
1.4 | Tinh hinh sir dung dat trồng trọt của huyện Hòa Vang 24
15 [ Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện Hòa Vang 25 16 [Một số chỉ tiêu về xã hội huyện Hòa Vang 26
2.1 | Phân loại đất của quốc tế 33
31, | Đắc điểm thời tế, Khí hậu vụ hè thu năm 2013 tại huyện | Hoà Vang, TP Đà Nẵng
3.2 | Thành phân cơ giới của đất trồng thí nghiệm 4 ạạ,_ | Phân tích một số nguyên tổ hóa học trong đất trong thi] „„
nghiệm
3.4 | Kết quả theo đõi sự nảy mâm của hạt cây mướp rồng 47 3.5 | Thời gian các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của mướp rồng |_ 48 3.6 | Tăng trưởng chiều dài thân cây mướp rồng 5S 3.7 | Tốc độ tăng trưởng chiều dài thân cây mướp rồng 57 3.8 | Phân cành cấp I của cây mudp rong 60 3.9 | Tốc độ phân cành cấp 1 của mướp rồng 61 3.10 | Tình hình sâu bệnh hại cây mướp rồng 63 3.11 | Phân tích tỷ lệ đậu quả của cây mướp rong 66 3.12 | Một số chỉ tiêu về hình thái quả mướp rồng 68 3.13 | Tông chỉ phí đầu tư cho việc trồng mướp rồng 71
3.14 | Hiệu quả kinh tê của sản xuât mướp rông 72
Trang 8
11 [La mudp rong 8
1.2 | Hoa mudp rong 8
1.3 | Quả mướp rồng non và già bỗ dọc 9
1.4 | Bản đỗ hành chính huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng 18 15, | Điểu đồ tổng giá tị sản xuất kinh tế huyện Hoa Vang |
năm 2012
1.6 _ | Tình hình sử dụng đất trồng trọt của huyện Hòa Vang 24
2.1 | Cây mướp rồng (Lagenaria vulgaris) 28
22 | BO tri thi nghiém 30
Biểu đỗ đặc điềm thời tiết, khí hậu vụ hè thu năm 2013
3.1 | tại huyện Hoà Vang, TP Đà Nẵng (từ tháng 6/2013 đến |_ 40 tháng 9/2013)
3.2 [ Biểu đỗ thành phẩn cơ giới của đất thí nghiệm 4 ạa, | Biều đỗ thời gian các giai đoạn sinh trưởng, phát triển| „
của mướp rồng
3.4 | Giai đoạn ươm hạt mướp rồng nảy mâm trong bầu 50 3.5 | Biểu đỗ tăng trưởng chiều dài thân cây mướp rồng 36 3.6 [ Biểu do t6c d6 tng trưởng chiêu dài thân cây mướprông | 57 3.7 | Biểu đồ phân cảnh cấp I của cây mướp rồng 60 3.8 | Biểu đỗ tốc độ phân cành cấp I của mướp rồng 61 3.9 _ | Sâu dục lá gây hại trên cây mướp rồng 64 3.10 | Sâu đục quả gây hại giai đoạn quả còn non và trưởng thành |_ 65 3.11 | Phân tích tỷ lệ đậu quả của cây mướp rồng 67
3.12 | Mướp rồng giai đoạn thu hoạch 69
Trang 9
khi lương thực và các thức ăn giàu đạm đã trở nên đầy đủ thì rau là nhân tố
tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuôi thọ, rau cung cấp cho con người nhiều loại vitamin, các chất khoáng Một số còn có chất kháng sinh, các acid hữu cơ, các chất thơm, các chất dinh dưỡng mà các thực phẩm khác như
cá, thịt, trứng không có hoặc có rất ít [1 I]
Các nhà dinh dưỡng tại Việt Nam cũng như trên Thế giới đã nghiên
cứu và ước tính nhu cầu tiêu thụ rau hàng ngày của con người cần khoảng 7,5
- 9 kg rau/người/tháng Tuy nhiên, hiện nay tính bình quân chung cho cả
nước, chúng ta mới sản xuất được khoảng 4 - 4,5 kg rau/người/tháng (không tính phần sản xuất tự túc trong dân) [23] Từ đó ta thấy sản xuất rau là bức thiết Đặc biệt khi nhu cầu về giá trị dinh dưỡng và đa dạng bữa ăn hàng ngày
của người dân được nâng cao thì việc tìm ra một loại cây trồng đa dụng, thích hợp với điều kiện sinh thái và có giá trị kinh tế, ồn định là một định hướng
quan trọng của ngành nông nghiệp
Huyện Hòa Vang thuộc thành phố Đà Nẵng với truyền thống canh tác lâu đời, điều kiện tự nhiên thuận lợi nên việc phát triển nền nông nghiệp đáp ứng nhu cầu người dân toàn thành phố là một lợi thế rất lớn của huyện Trong đó, các xã vùng đồng bằng và vùng trung du của huyện như xã Hòa Nhơn, xã
Hòa Tiế
Trang 10
Cây mướp rồng (Lagenaria vulgaris) thuéc ho Bầu bí (Cueurbitaceae), có nguồn gốc từ Nhật Bản được du nhập vào nước ta
khoảng năm 1995 Là loại cây thích hợp ở vùng nhiệt đới, ra hoa và kết
quả quanh năm, trồng cần ít vốn đầu tư, cho năng xuất cao nên phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân Mướp rồng có hình dạng đẹp mắt có
thể để làm cảnh, thân lá quả dùng làm rau ăn có vị thơm đặc trưng, ngon,
mát, giàu chất ding dưỡng Ngoài việc là nguyên liệu chế biến nhiều món
ngon, cây mướp rồng còn là vị thuốc rất bổ ích cho gia đình, theo y học
cỗ truyền mướp rồng có vị ngọt nhạt tính mát, sử dụng tốt cho những
người nóng nhiệt, cầu táo, tiểu vàng, ho viêm họng,
Tuy là loại rau tốt nhưng mướp rồng chỉ mới được trồng rộng rãi tại một số tỉnh miền núi phía Bắc như Hoà Bình, Bắc Kạn, Yên Bái, Lạng Sơn Còn tại Đà Nẵng, mướp rồng chủ yếu nhập từ phía Bắc và bán tại
các siêu thị, nhà hàng để làm món luộc đặc sản với giá khá cao Do đó,
việc mở rộng diện tích trồng mướp rồng nhằm đáp ứng nhu cầu của
người dân huyện Hòa Vang nói riêng và của người dân TP Đà Nẵng nói
chung là rất cần thiết
Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc canh tác mướp rồng được thuận
lợi thì cần thiết phải có những nghiên cứu về tính thích nghi của cây với
các nhân tố sinh thái bên ngoài, đặc biệt là yếu tố nông hóa thô nhường
và thời tiết khí hậu Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có những nghiên
cứu nào về quá trình sinh trường, phát triển, năng suất cũng như biện
pháp canh tác mướp rồng phù hợp trong điều kiện sinh thái tại huyện Hòa
Trang 11Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng” với mong muốn có cơ sở khoa học cho việc canh tác hiệu quả giống mướp rồng tại huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng, góp phần đa dạng hóa rau quả trên thị trường và cải thiện đời sống kinh tế cho
người dân địa phương 2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Làm cơ sở khoa học cho việc du nhập giống mới nhằm đa dạng hóa giống cây trồng, góp phần tăng thu nhập cho người nông dân
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống mướp rồng trong vụ hè thu 2013 tại xã Hòa Tiến và xã Hòa Nhơn, huyện Hòa
'Vang, TP Đà Nẵng
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của giống mướp rồng trên thị trường tiêu thụ của TP Đà Nẵng
- Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật canh tác mướp rồng phù hợp với điều kiện sản xuất tại huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Gống mướp rồng (Lagenaria vulgaris) thuộc chỉ Bau (Lagenaria), ho Bau bí (Cueurbitaceae), bộ Bầu bí (Cucurbitales), lớp Hai lá mầm
Trang 12
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp kế thừa, hồi cứu tài liệu - Phương pháp bố trí thí nghiệm
~ Phương pháp phân tích các chỉ tiêu - Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế
- Phương pháp phân tích số liệu § Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm các phần chính sau:
Mo dau
Chương 1 Tổng quan tài liệu
Chương 2 Đối tượng, thời gian, địa điểm và phương pháp nghiên cứu Chương 3 Kết quả và bàn luận
Kết luận và kiến nghị
Trang 131.1 TONG QUAN VE CAY MUGP RONG (Lagenaria vulgaris)
1.1.1 Tên gọi và phân loại khoa học [9], [17]
Cây mướp rồng (/agenaria vulgaris) con được gọi là mướp Nhật, mướp rồng Nhật Bản, mướp lươn, mướp hỗ, mướp xoắn, Cây được trồng nhiều ở các nước châu Á, châu Úc, Nigeria và Án Độ
Tại Việt Nam, mướp rồng mới được trồng ở nước ta từ khoảng năm 1995 Hiện tại, có nhiều giống với kích thước và màu sắc khác nhau, là những, giống mới lai tạo và nhân rộng
Phân loại khoa học của cây mướp rồng theo hệ thống phân loại quốc tế được thể hiện trong bảng 1.1:
Bang 1.1 Bang phan loai cây mướp rồng TT Hệ thống AGP III (2009)
1 |Lớp(elass) Thue vat hai la mam (Magnoliopsida) 2 | B6 (ordo) Bau bi (Cucurbitales)
3 | Ho (familia) Bau bi (Cucurbitaceae ) 4 | Chi (genus) Béu (Lagenaria)
5 | Loai (species) Lagenaria vulgaris
Trang 14
với một lượng rất hữu hạn tại khu vực cận nhiệt đới và ôn đới Bộ này có một số ít các loại cây bụi hay cây thân gỗ còn chủ yếu là cây thân thảo hay dây leo Một trong các đặc trưng đáng chú ý của bộ Cucurbitales là sự có mặt của
hoa đơn tính, phần lớn là 5 cánh, với các cánh hoa nhọn và dày Thụ phấn chủ yếu nhờ côn trùng, nhưng cũng có thê nhờ gió
B6 Bau bi (Cucurbitales) c6 8 Ho (familia), 109 Chi (genus) véi
khoảng 2.600 loài (species) Bộ này chủ yếu phân bố ở vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới với nhiều dạng dây bò, dây leo, cây bụi và cây thân thảo
b Giới thiệu về Họ Bằu Bí (Cucurbifaceae)
Họ bầu bí là một họ thực vật bao gồm dưa hấu, dưa chuột, bí đao, bầu, bí ngô, mướp, mướp đắng Nó là một trong những họ quan trọng nhất trong việc cung cấp thực phẩm trên thế giới
Phân lớn các loài trong họ này là các loại dây leo sống một năm với hoa khá lớn và sặc sỡ Phần lớn các loài trong họ rất đễ bị tồn thương trước ấu
trùng của một số loài nhậy (một loài bướm đêm)
Ho Bau bi (Cucurbitaceae) có 125 Chi với khoảng 960 loài Hầu hết là những loài dây leo sống hàng năm và dây leo thân gỗ sống nhiều năm Chúng phân bố trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, rất nhạy cảm với sương giá Đây là Họ quan trọng trong cung cấp rau thực phẩm và dược
liệu cho con người
Trong Họ bầu bí có hai chỉ quan trọng là Chỉ bầu (agenaria) và Chi bi
Trang 15
e Giới thiệu về Chỉ Bằu (Lagenaria)
Chi bau (Lagenaria) có 7 loài với hàng chục phân loài và giống
khác nhau
Chỉ bầu phân bố ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và kẻ cả vùng ôn đới
Đặc diễm của Chi bầu là khi chín vỏ quả hóa gồ cứng 1.1.2 Các đặc điểm thực vật học
~ Bộ rễ
Mướp rồng thuộc loại rễ chùm Rễ có khả năng phân cành mạnh, phát
triển nông và rộng, phát triển mạnh nhất 6 tang dat mat
- Thân
Thân là một loại dây leo thân thảo, sống hằng năm Thân có góc cạnh, màu lục nhạt Đốt trên thân mang nhánh và tua cuốn Thân và các tay cuốn
trơn, không có lông
Thân leo được nhờ có tua cuốn nứt đôi chia nhiều nhánh, mọc đối với lá, có xu hướng động thuận nên quấn cuốn vào vật khi tua tiếp xúc
- Lá
Lá mầm: Thường lớn và có dạng hình trứng
Lá thật: Lá đơn, mọc cách, có chia thùy Xung quanh lá có răng cưa
Trang 16a & Hình 1.1 Lá mướp rồng
- Hoa
Hoa màu trắng, nhỏ, mọc ở nách lá, có cọng rất dài khoảng 20 cm, gồm
cả hoa đực, hoa cái cùng ở trên một cây
Hoa cái thường mọc đơn độc, riêng lẻ, cánh hoa rộng trong khi hoa đực
lại tập trung thành chùm, dạng chùy Hoa cái có bầu noãn hạ, cuống dài
Phần lớn hoa nở vào buổi sáng 5 - 9 giờ, quả phát triển nhanh sau khi
hoa cái nở Khi nở hoa hướng lên nhưng quả phát triển hướng xuống Hoa thụ
phấn chéo nhờ gió hoặc côn trùng
Hoa cái
Trang 17'Ruột đặc, cùi màu trắng, không có mạng xơ như mướp ta
Màu từ xanh đậm sọc trắng ngắn và dài, tới xanh nhạt và xanh sọc sậm Khi già bên trong quả có màu đỏ thẫm - Hat Hạt hình bầu dục đẹp, giữa hơi phòng lên, đường kính 2 - 4 em, day 0,5cem Trên bề mặt vỏ hạt có nhiều nếp nhăn, cứng, có màu nâu hoặc đen, mép có răng tù và rộng [I], [31] xế ay
Hinh 1.3 Quả mướp rồng non và già bồ dọc
1.1.3 Các thời kỳ sinh trưởng của mướp rằng
= Thời kỳ nảy mắm: Tính từ khi gieo đến khi có 2 lá mầm Thời kỳ này, nhiệt độ có vai trò quyết định Cây có khả năng mọc mầm nhanh khi gặp
nhiệt độ thích hợp, từ 25 - 30°C
Trang 18- Thời kỳ tăng trưởng: Tính từ khi cây có 4 - 5 lá đến ra hoa Lúc
này, thân chuyển sang bò, phát triển nhanh, tốc độ ra lá nhanh, kích thước
lá lớn, hoa đực nhiều Bộ rễ sinh trưởng nhanh hơn thân lá nên xảy ra hiện
tượng lốp (sinh trưởng mất cân đối, thân lá nhiều, hoa quả ít) nên cần
chăm sóc đúng kỹ thuật
~ Thời kỳ ra hoa, kết quả:
Giai đoạn này, thân, lá, rễ phát triển tối đa Thân vượt hơn rễ và cho quả lứa
Tính từ khi cây ra hoa, đậu quả tập trung
đầu Cây yêu cầu nhiều nước và chất dinh dưỡng nhất, cần thu hoạch quả lứa đầu đúng độ chín thương phẩm dé dưỡng cho các lứa quả sau
~ Thời kỳ già cỗi: Tính từ khi cây ra quả tập trung đến khi cây tan Cay
sinh trưởng thân lá giảm nhanh, hoa, quả ít, dị dạng nhiều, kém phẩm chất Cần chăm sóc kéo dài tuổi thọ bộ lá xanh và giảm tỷ lệ qua di dang [9]
1.1.4 Giá trị của cây mướp rồng,
Cây mướp rồng có chứa nhiều chất dinh dưỡng, nhất là các vitamin và khoáng chất nên mướp rồng được sử dụng rộng rãi đẻ chế biến thực phẩm và
trong y học Theo phân tích của Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USAD), thành phần
Trang 20- Giá trị thực phẩm
+ Ngọn và lá non: Ngọn và lá non của cây mướp rồng có nhiều chất bổ dưỡng Có thẻ thu hái dùng để chế biến các món ăn khác nhau như luộc, xào,
nấu canh
+ Quả: Quả cây mướp rồng được dùng làm rau thực phẩm có vị thơm đặc trưng, vị ngon, mát và bổ, giàu chất ding dưỡng
~ Giá trị trong y học
Mướp rồng vị hơi nhạt, tính mát, có công hiệu giải nhiệt, giải độc, lợi
tiểu, nhuận phổi, trừ ngứa; chủ trị các chứng như trướng bụng, phù thũng, tiểu
tiện ít, phổi nóng, ho
+ Thịt quả có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng giải nhiệt, trừ độc, dùng
chữa đái dắt, chứng phù
Còn dùng chữa bệnh tiêu khát (đái đường), đái
tháo và máu nóng sinh mụn lở Ở một số nước như Án Độ, người ta đắp thịt quả mướp rồng băm nhuyễn vào phần đang sung tay dé lam mát và khử độc
+ Vỏ có vị ngọt, tính bình, lợi tiểu, tiêu thũng nên cũng được dùng cho các chứng bệnh phù thũng, bụng trướng
+ Tua cuốn và hoa có tác dụng giải thải nhiệt độc, nấu tắm cho trẻ em
phòng ngừa đậu, sởi, lở ngứa - Giá trị thẩm mịỹ' Quả mướp rồng có hình dạng đẹp mắt nên được nhiều gia đình trồng đẻ làm cảnh, trang trí [7], [31] 1.1.5 Yêu cầu về các yếu tố sinh thái đối với cây mướp rồng a Nhiệt độ
Nhiệt độ là nhân tố khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến thực vật Các
Trang 21như quá trình hấp thụ nước ở rễ của thực vật đều chịu ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ [12]
Cây mướp rồng là cây rau của mùa hè, ưa khí hậu nóng và ẩm, sinh trưởng và phát triển trong giới hạn nhiệt độ từ 10 - 40°C Trong khoảng nhiệt độ từ 25 - 30°C cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất Nhiệt độ ngày và đêm càng chênh lệch nhiều thì tỉ lệ ra hoa cái càng nhiều và năng suất
cang cao
b Ánh sáng
Ánh sáng là một trong những nhân tố sinh thái quan trọng đối với
thực vật vì nó tham gia trực tiếp vào quá trình quang hợp và có vai trò
quyết định đến quá trình quang hợp Ảnh hưởng của ánh sáng đến quang
hợp của cây vừa phụ thuộc cường độ của ánh sáng vừa phụ thuộc chất lượng của ánh sáng [21]
Mướp rồng là cây ưa sáng, cây cần nhiều ánh sáng ngay từ khi xuất hiện lá mầm cho đến khi kết thúc sinh trưởng Cây yêu cầu trung bình từ § — 12 giờ chiếu sáng trong 1 ngày Quang kỳ ngắn kết hợp với cường độ ánh sáng mạnh thúc đây ra nhiều hoa cái, tăng tỉ lệ đậu quả, quả chín sớm, năng suất cao
Ngược lại, nếu mưa nhiều, trời âm u, thiếu nắng, cây sinh trưởng kém, ít đậu quả và dễ bị nhiễm bệnh
e Nước
Nước là thành phần bắt buộc của tế bào sống, hơn 90% nước là thành phần cấu trúc tạo nên các nguyên sinh, nước không chỉ là dung môi hòa tan
các chất mà còn là nguyên liệu tham gia vào các phản ứng sinh lý, sinh hóa
Trang 22Cây mướp rồng yêu cầu nhiều nước vì bộ lá to, nhiều Cây cần 4m độ đất 70 - 80% Cây có khả năng chịu hạn tốt, tuy nhiên cây không chịu được đất úng ngập, hoặc đất quá ẩm ướt, dễ bị thối rễ, thối cây Cây chịu úng kém nhất là giai đoạn còn non do đó nên trồng ở những nơi đất cao ráo, dễ thoát
nước, không ngập úng
d Dat
Đất vừa là giá thể nâng đỡ thực vật, vừa là nơi cung cấp các chất dinh
dưỡng, đa lượng và vi lượng cần thiết trong suốt quá trình sinh trưởng và phát
triển của cây [12]
Cây mướp rồng có khả năng thích hợp được với nhiều loại đắt, thích
hop nhất là trồng trên những đất có thành phần cơ giới nhẹ như đất phù sa, đất
thịt nhẹ, Cây yêu cầu đất canh tác phải tơi xốp, không ngập úng, tầng canh
tác sâu, độ pH trung tính
e Chất dinh dưỡng
Chất dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực
tiếp đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây mướp rồng Cây yêu cầu
nhiều chất dinh đưỡng nhất là giai đoạn ra hoa, đậu trái [5]
- Yêu cầu về đạm: Ở họ Bầu bí, lượng N tăng quá nhu cầu sử dụng làm tăng số hoa đực trong cây và tăng tích lũy nitrat trong quả và lá Trung bình
trên | ha dat trồng cần từ 65 - 185 kg N [20]
- Yêu cầu về lân: P là tác nhân sau N giới hạn sự tăng trưởng của mướp rồng, P có tác dụng rất rõ trong thời kỳ cây con, lúc rễ còn yếu [20] P kích thích sự tăng trưởng của rễ, nên bón sớm lúc đầu vụ, bón thúc P ít hiệu quả
- Yêu cầu về kali: K được vận chuyển từ mô lá vào quả Khi cây thiếu
Trang 23triển khơng bình thường Ngồi ra K còn có tác dụng làm tăng khả năng chín sớm của quả [22]
1⁄2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CUU VE CAY MUOP RONG (Lagenaria
vulgaris)
1.2.1 Trên thế giới
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã tập trung nghiên cứu về hàm lượng
các chất dinh dưỡng và tác dụng chữa bệnh của cây mướp rồng, tiêu biểu như:
Năm 2011, Shakhnoza S Azimova va Anna I Glushenkova tai Anh
nghiên cứu đề tài “
‘hat béo, thành phần Lipophilic và tỉnh dầu từ các nguôn thực vật” Kết quả nghiên cứu đã xác lập được danh sách của các chất béo, các Lipophilic và tinh dầu có thể được chiết xuất từ các bộ phận khác nhau
của 3.000 loài thực vật Trong đó, loài Lagenaria vulgaris duge coi là loài đa
dụng vì cho khả năng chiết xuất các các chất béo, các Lipophilic và tỉnh dầu phong phú từ tất cả các bộ phận như thân, lá, hoa quả và cả từ hạt giống của
cây [27]
Cũng trong năm 2011, có nghiên cứu “Đánh gid phan tích kháng
khuẩn và chiết xuất chống lại tác nhân gây bệnh đường hô hấp của Lagenaria
vwlgaris” của Mehta và cộng sự thuộc Sở Khoa học và Công nghệ dược phẩm, Viện Công nghệ Hóa học, Án Độ Trong nghiên cứu này chỉ ra trong
nước ép loài Lagenaria vuigaris có chứa một số hợp chất hoạt tính sinh học
như cucurbitacins triterpenoid B, D, G, H, fucosterol, campesterol, flavone C-
Trang 24
Trên tạp chí Quốc tế Dược phẩm và Lưu trữ sinh học của Án Độ số 4, năm 2012 đã đề cập đến giá trị dinh dưỡng trong quả loài Lagenaria
vulgaris Chứng minh được ruột trong quả Lagenaria vulgaris cé ham
lượng protein, chất béo, carbohydrate, chất xơ hòa tan, các khoáng chất và vitamin hơn hẳn các loại rau khác Ngoài tác dụng làm thực phẩm, Lagenaria vulgaris được khuyến khích sử dụng trong chữa trị một số bệnh
nghiêm trọng như tiểu đường, đau tim, đột quy, ung thư, rối loạn tâm trạng, rối loạn giấc ngủ, viêm khớp, Nghiên cứu cũng chỉ ra lợi ích của Lagenaria vulgaris trong ngành mỹ phẩm Nước ép từ quả dùng để mát xa
có tác dụng làm đẹp da, giúp chữa bệnh gàu và rụng tóc, Ngoài ra, nhờ
hàm lượng nước cao trong quả có tác dụng như một chất làm mát, loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể, vì vậy nó tác dụng như một chất giải độc tốt [26]
Gần đây nhất là nghiên cứu “Đánh giá khả năng sản xuất Ethanol sinh
học và biohydrogen từ hạt giống Lagenaria vulgaris” do Abdullahi Muhammad và cộng sự thuộc Trường Đại học Usmanu Danfodiyo, Sokoto, Negria nghiên cứu và được công bố vào năm 2013 Kết quả nghiên cứu đã
khẳng định tiềm năng sử dụng hạt giéng Lagenaria vulgaris trong san xuat
nguồn nguyên liệu Ethanol sinh học bằng cách lên men đường Phân tích cho thấy hàm Iugng ethanol sinh hoc tir hat Lagenaria vulgaris mang lại đạt 0,4241 + 0,4865%, cao hon nhiéu so véi tir cai, hat hudng duong, mé, đậu
phông và kê Nhu vay, hat giéng Lagenaria vulgaris c6 tiem nang lớn cho việc sản xuất nguồn nguyên liệu sinh học, góp phần da dạng hóa các nguồn
năng lượng cung cấp cho con người Đặc biệt là khai thác tài nguyên sinh
khối nhiên liệu sinh học có thể làm giảm tầm quan trọng của sự phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch, tăng nguồn cung năng lượng cũng như giảm nhẹ
Trang 251.2.2 Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, mặc dù mướp rồng đã được trồng và sử dụng từ lâu nay với sản phẩm rất đa dạng trong phương thức sử dụng, nhưng những nghiên
cứu về nó chưa nhiều
Tiêu biểu là đề tài “Nghiên cứu phương pháp ghép chôi dưa hấu tam
bội cấy mô trên góc cây Bằu (Lagenaria vulgaris) và cây bi (Cucurbita pepo)” năm 2006 của Lâm Ngọc Phương, Nguyễn Bảo Vệ tại trường Đại hoc Cần Thơ Đề tài đã thành công trong việc ghép dưa hấu trên gốc Lagenaria
vulgaris va Cucurbita pepo Két qua nghiên cứu cho thấy chồi dưa hấu tam
bội cấy mô ghép trên gốc Lagenaria vulgaris bang phương pháp chẻ ngọn có
khả năng kháng bệnh tốt, cho tỷ lệ cây sống cao trên 90%, cây sinh trưởng,
bình thường, có chiều cao và số lá nhiều nhất Đây là biện pháp hữu hiệu và
kinh tế đề có thể trồng dưa liên tục nhiều vụ trong năm mà cây dưa không bị
chết héo [15]
Cũng trong năm 2006, Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam đã tiến
hành nghiên cứu “Phương pháp trồng cây mướp nhật ” đã trình bày khá đầy đủ về các đặc điểm sinh học, giá trị và các kỹ thuật trồng hiệu quả cây mướp rồng tại một số tỉnh miền Bắc nước ta [32]
Năm 2009, Lê Khả Tường và cộng sự tại Trung tâm Tài nguyên thực
vật đã nghiên cứu đề tài “7w thập nguồn gen cây nông nghiệp từ một số tỉnh Đông Bắc, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên năm 2009” Kết quả đề tài đã thu
thập được 31 loài Lagenaria vulgaris trên tông số 331 loài cây rau đang có tại 11 tỉnh Đông Bắc, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, trong đó xác định được
Lagenaria vulgaris là một trong những nguồn gen thực vật có giá trị về nông
nghiệp, đang có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo tồn lâu dài và phát triển tại
Trang 26Từ tình hình nghiên cứu đã trình bày, chúng tôi nhận thấy việc nghiên
cứu về cây mướp rồng là chưa nhiều, đặc biệt hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào về cây mướp rồng tại Đà Nẵng được công bố
1.3 KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỌI TẠI HUYỆN HÒA VANG, TP ĐÀ NẴNG
1.3.1 Vj tri địa lý
Hòa Vang là một huyện ngoại thành bao bọc phía Tây của TP Đà Nẵng,
huyện có toa dé tir 15°55” dén 16°13’ vi dé Bic và 107°49° đến 108°13° kinh
Trang 27Toan huyện có diện tích đất tự nhiên là 734,89 km” Trong đó, đất nông nghiệp là 593,69 kmỶ, chiếm 80,79% [8]
Gồm I1 đơn vị hành chính cấp xã: Hòa Châu, Hòa Phước, Hòa Tiền,
Hòa Phong, Hòa Khương, Hòa Nhơn, Hòa Sơn, Hòa Liên, Hòa Phú, Hòa
Ninh và Hòa Bắc [29],
1.3.2 Đặc điểm tự nhiên
a Địa hình, đất dai
Huyện Hoà Vang có 3 loại địa hình là miền núi, trung du và đồng bằng
~ Vùng đồi núi: Phân bố ở phía Tây, có diện tích khoảng 56.476,7 ha,
chiếm 79,84% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện Có bốn xã miền núi,
bao gồm Hoà Bắc, Hoà Ninh, Hoà Phú và Hoà Liên, có độ cao khoảng từ 400
- 500 m, cao nhất là đỉnh núi Bà Nà (1.487 m), độ dốc lớn > 40°, là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của TP Đà Nẵng Đất đai có nguồn gốc chủ yếu đá biến chất, đất đỏ vàng, phát triển
trên các đá mẹ như mắc-ma, gra-phit, Địa hình đất đai của vùng này thích
hợp cho việc phát triển lâm nghiệp, nông nghiệp và du lịch
- Vùng trung du: Chủ yếu là đồi núi thấp có độ cao trung bình từ 50
~ 100 m, xen kẽ là những cánh đồng hẹp, bao gồm các xã Hoà Phong, Hoà Khương, Hoà Sơn, Hoà Nhơn với diện tích 11.170 ha, chiếm 15,74 %
diện tích toàn huyện Phần lớn đất đai bị bạc màu, xói mòn trơ sỏi đá, chỉ có rất ít đất phù sa bồi tụ hàng năm ven khe suối Địa hình và đất đai ở vùng này phù hợp cho việc trồng các cây cạn, có nhu cầu nước ít, chịu
được hạn
Trang 28sông và đất cát là hai loại đất đặc trưng của vùng, thích hợp cho việc trồng rau, lúa màu Tuy nhiên, có yếu tố không thuận lợi là do địa hình thấp, khu
vực này thường bị ngập lụt trong những ngày mưa lũ lớn
Địa hình đa dạng của huyện Hoà Vang cùng với kết cấu đất vững chic thuận lợi cho bố trí các công trình hạ tầng kỹ thuật, tạo cho huyện Hoà Vang tiềm năng phát triển một nền kinh tế với thế mạnh về nông lâm nghiệp và du lịch nhưng đồng thời cũng có nhiều khó khăn, thách thức như hạn hán, lũ lụt, cần phải giải quyết
Do đó cần phải có quy hoạch sử dụng đất hợp lý và phải tính đến những,
tác động tích cực cũng như tiêu cực của quá trình khai thác sử dụng nhằm đảm bảo trạng thái cân bằng về địa hình, bảo vệ môi trường sinh thái
b Tài nguyên rừng, thảm thực vật
Huyện Hòa Vang là huyện có diện tích rừng lớn, chiếm đến hơn 65%
diện tích đất tự nhiên, có nhiều nguồn gen động thực vật quý hiếm, có giá trị
nghiên cứu khoa học và phục vụ du lịch sinh thái như Bà Nà, suối Lương,
ngầm đơi,
¢ Đặc điểm khí hậu - thũy văn
Hoa Vang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điền hình, nhiệt độ cao và ít biến động Mỗi năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa kéo dài từ tháng § đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 01 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài
Nhiệt
với nhiệt độ trung bình 28 - 30°C; thấp nhất vào các tháng 12, 01, 02, trung
bình 18 - 23°C Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500 m, nhiệt độ
trung bình khoảng 20°C
Trang 29Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng
10, 11, trung bình khoảng 85 - 87%; thấp nhất vào các tháng 6, 7, trung bình khoảng 76 - 77%
Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.800 mm, mưa lớn thường
tập trung vào hai tháng 10 và 11 gây lũ lụt, ngập ting cho vùng đất thấp Tuy
nhiên có những năm lượng mưa thấp, như năm 2003 đạt 1.375,1 mm gây
thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp và đời sống
Số giờ nắng bình quân hàng năm là 2.076,9 giờ, nhiều nhất là vào tháng
5, 6, trung bình từ 233 - 262 giờ/tháng, thấp nhất là vào tháng 12 và tháng 01 trung bình từ 58 - 122 giờ/tháng
Các hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 02, gió mùa Đông Nam và Tây Nam vào tháng 5 đến tháng 7 Huyện thường xuyên bị chịu ảnh hưởng của bão, trung bình hàng năm có 1 - 2 cơn bão đi
qua, hai năm thường có một cơn bão lớn
Hệ thống sông ngòi của huyện Hoà Vang bao gồm các sông chính là sông Cu Đê, sông Yên, sông Túy Loan, sông Vĩnh Điện, một số sông nhỏ là sông Tây Tinh, Quá Giáng, và hệ thống nhiều ao hồ tự nhiên Nhìn chung chất lượng nước các sông đều đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của địa phương, trừ sông Cam Lệ và sông Cu Đê bị nhiễm mặn thủy triều vào thời gian mùa khô từ tháng 5 đến tháng 6
Về nước ngầm: Theo đánh giá sơ bộ, huyện Hoà Vang có trữ lượng
nước ngầm lớn, mực nước ngầm cao Trong tương lai có thể sử dụng nguồn
nước ngầm phục vụ sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác Tại thôn
Đồng Nghệ (xã Hoà Khương) có nguồn nước khoáng nóng nhưng hiện tại
Trang 30Nhìn chung, các điều kiện khí hậu và thuỷ văn của huyện Hoà Vang có
nhiều thuận lợi, song cũng có nhiều khó khăn gây ảnh hưởng không nhỏ đối với sản xuất, đời sống của nhân dân; gây hư hại các công trình kết cầu hạ tầng kinh tế - xã hội Đặc biệt, hiện nay do biến đổi khí hậu toàn cầu làm nhiệt độ
môi trường tăng lên, mùa mưa tăng nhưng mùa khô lại giảm, thời tiết bắt
thường dẫn đến thiên tai, hạn hán, lũ lụt diễn ra khốc liệt, và tình trạng lượng nước ngầm giảm và mực nước biển dâng đang là nỗi lo cho sản xuất nông
nghiệp đặc biệt tại các khu vực ven biển [29], [30]
1.3.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội
a Về kinh tế
~ Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế
Theo thống kê từ Chi cục Thống kê huyện Hòa Vang về tình hình sản xuất các ngành kinh tế của huyện trong năm 2012 được thê hiện cụ thể qua bảng 1.3 và hình 1.5 Bang 1.3 Tong gia tri san xuất kinh tế huyện Hòa Vang TT Giá trị sản xuất Số lượng (tỷ đồng) | Tỷ lệ (%) 1 | Thương mại, dịch vụ 3152 28,79
2 _ | Công nghiệp, thương mại, xây dựng | 498.3 45,51
Trang 31
L8 Thương mại, Dịch vụ Công nghiệp, thương mại, xây dung @Nong Lam Thay sin
Hình 1.5 Biểu đồ tổng giá trị sản xuất kinh tế huyện Hòa Vang năm 2012 Từ số liệu bảng 1.3 và hình 1.5, chúng ta thấy tổng giá trị sản xuất toàn
huyện Hòa Vang năm 2012 là 1.095 tỷ
ng Trong đó, ngành nông nghiệp là
ngành kinh tế giữ vai trò chủ lực với tổng giá trị sản xuất tồn ngành nơng, nghiệp đạt 281,3 tỷ đồng, đóng góp hàng năm trên 30% tổng giá trị kinh tế
huyện và thu hút khoảng 65% lao động của toàn huyện
- Tình hình sản xuất ngành nông nghiệp
+ Tình hình sử dụng đất phục vụ nông nghiệp: Diện tích đất phục
vụ nông lâm nghiệp là 65.235,77 ha chiếm 88,77% so với diện tích tự
nhiên Trong đó, diện tích cho trồng trọt sản xuất nông nghiệp của huyện
Hòa Vang là 5.936,87 ha, chiếm 80,79% so với diện tích tự nhiên, được
chia ra: Đất trồng cây hằng năm là 4.634,78 ha, chiếm 78,07% so với diện tích đất nông nghiệp Trong đó chủ yếu là lúa với diện tích 3.216,95 ha chiếm 54,19% so với diện tích đất nông nghiệp Đất trồng cây lâu năm là
Trang 32Bảng 1.4 Tình hình sử dụng đất trồng trọt của huyện Hòa Vang Chia ra Đất trồng cây Tổng số Đất trồng cây hằng năm 5.936,87 lâu năm (ha) Tổngsố | Trong đó lúa 1302,09 4.634,78 3.216,95 Tỷ lệ(%) | 100 78,07 54,19 21,93 (Nguôn: Niên giám thống kê TP Đà Nẵng năm 2012
[2 Đất trồng cây hàng nam m Đất tròng cây lâu năm,
Hình 1.6 Tình hình sử dụng đất trằng trọt của huyện Hòa Vang
+ Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp: Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện Hòa Vang tăng dần qua các năm từ năm 2006 đến 2011
“Tổng giá trị ngành sản xuất ngành nơng nghiệp tồn huyện năm 2006 là 253 tỷ đồng, tăng đều qua các năm, đến năm 2011 là 324,2 tỷ đồng Trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp, ngành trồng trọt đóng góp chủ yếu và đóng vai trò chủ đạo trong kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Thẻ hiện cụ thể
Trang 33Bảng 1.5 Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện Hòa Vang Đơn vị: Tỷ đồng Năm Ngành 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Nông nghiệp | 253,5 | 2676 | 2808 | 2953 | 3117 | 3242 Trong đó: ` 2142| 211,8 22314 241,5 2522 | 258,7 ~ Trồng trọt ~ Chăn nuôi | 25,5 270 27,6 31,3 35,0 39,4 - Dịch vụ | 15/8 | 188 198 225 | 245 | 261
(Nguôn: Chỉ cục Thống kê huyện Hòa Vang) + Định hướng phát triển ngành nông nghiệp đến năm 2020:
Ôn định diện tích đất trồng lúa ở những nơi có điều kiện thâm canh đẻ tạo vùng lúa cao sản khoảng 1200 - 1300 ha (trong đó sản xuất lúa giống 180 ha), tập trung nhất ở các xã Hòa Tiến, Hòa Châu, Hòa Phước, Hòa Khương và Hòa Phong nhằm giải quyết vấn đề lương thực cho các xã miền núi và các hộ đồng bào dân tộc
Tiếp tục xây dựng mới và mở rộng các vùng trồng rau chuyên canh tại
các xã Hòa Tiến, Hòa Phong, Hòa Khương, các vùng trồng hoa, cây cảnh tại các xã Hòa Phước, Hòa Châu, Hòa Liên, nhằm đáp ứng một cách tốt nhất
nhu cầu cho dân cư đô thị
Trang 34khí hậu thé nhưỡng ở huyện Hòa Vang thì khuyến khích nông dân chuyên sang trồng cây khác b Về xã hội Một số chỉ tiêu về kinh tế xã hội tại huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng được trình bày cụ thẻ ở bảng 1.6: Bang 1.6 Một số chỉ tiêu về xã hội huyện Hòa Vang TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng 1 | Dân số Người 124.844 2 | Mật độ trung bình Người/km? 170 3 | Tổng nguồn lao động Người 68.792
4 | Lao dong cé việc làm Người 66.236 5 _ | Tỷ lệ lao động thất nghiệp % 3,86 6 | Hộ nghèo Hộ 1.969 7 | Ty 1éh6 nghéo/ting sé ho % 67 8 | Tỷ lệ trẻ đến trường đúng độ tuôi % 100
(Nguồn: Phòng Lao động, TB&XH huyện Hòa Vang)
Trang 35Nguồn lao động huyện là 68.792 lao động, chiếm 57% dân số Nguồn
tỉ lệ 96%
lao động đồi dào, trong đó có việc làm là 66.236 người, chiết
Số lao động có việc làm tỷ lệ thuận với tổng nguồn lao động huyện và
tỷ lệ nghịch với tỷ lệ lao động thất nghiệp
Số hộ nghèo trên địa bàn huyện giảm rõ rệt so với các năm trước, chất
lượng cuộc sống của người dân ngày càng được đảm bảo
Chất lượng giáo dục ở nông thôn ngày càng được quan tâm đầu tư từ
nhiều phía, cả gia đình lẫn xã hội
Thu nhập của người lao động: Thu nhập bình quân/người/năm của huyện Hòa Vang là 13.800 ngàn đồng/người/năm, thu nhập cơ bản đáp ứng
Trang 36CHƯƠNG 2
ĐÓI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA DIEM VA
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐÓI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài được thực nghiệm trên giống mướp rong (Lagenaria vulgaris)
thuộc chỉ Bau (Lagenaria), ho Bau bi (Cucurbitaceae), bộ Bầu bí (Cucurbitales), lớp Hai lá mầm (Dicotyledonneae), ngành Hạt kín
(Magnoliophyta), giới Thực vật (Plantae)
Hạt giống được cung cấp bởi Trung Tâm Tài Nguyên Thực Vật thuộc
'Viện Khoa Học Nông Lâm Việt Nam
Hình 2.1 Cây mướp rồng
Trang 372.2 THOI GIAN VA DIA DIEM NGHIÊN CỨU
2.2.1 Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 3/2013 đến tháng 10/2013 2.2.2 Địa điểm nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên nền đất canh tác tại xã Hòa Nhơn
và xã Hòa Tiền, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng
* Cơ sở lựa chọn xã Hòa Tiến và xã Hòa Nhơn làm khu vực nghiên cứu: Xã Hòa Tiến và xã Hòa Nhơn là hai xã có diện tích cây lương thực và
rau màu lớn nhất, nằm trong vùng quy hoạch diện tích trồng rau tại huyện
Hòa Vang Là hai xã tiêu biểu cho vùng nông nghiệp của huyện Hòa Vang và
thành phô Da Ning
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1 Phương pháp kế thừa, hồi cứu tài liệu
Kế thừa các tài liệu và nghiên cứu có liên quan đến đề tài và hướng
nghiên cứu
2.3.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm * Kỹ hiệu các khu vực thí nghiệm:
Công thức 1 (CT1): Thí nghiệm trên đất canh tác tại xã Hòa tiến, huyện
Hòa Vang, TP Đà Nẵng
Công thức 2 (CT2): Thí nghiệm trên đất canh tác tại xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng
~ Thời vụ: Vụ hè thu năm 2013 (từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2013)
Trang 38
Hình 2.2 Bồ trí thí nghiệm
Tổng diện tích thí nghiệm 1a 108 m’, chia lam 2 ô thí nghiệm, bồ trí
tại vùng đất canh tác của xã Hòa Nhơn và xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang,
TP Đà Nẵng
Diện tích I ô thí nghiệm là 54 mỶ, chia làm 3 luống, diện tích I luống
là6mx3m= 1§ mỶ, luống cao 25 cm
Các luống thí nghiệm được chăm sóc đồng đều về chế độ đất, nước,
quy trình kỹ thuật Các cây trên mỗi luống được trồng với mật độ và độ sâu giống nhau
* Quy trình kỹ thuật trồng cây mướp rông [10], [19]
Mướp rồng tại 02 ô thí nghiệm trên vùng đất canh tác của xã Hòa Nhơn
và xã Hòa Tiến theo quy trình kỹ thuật trồng như nhau, cụ thể:
- Làm đất:
hon đất phải thoát nước tốt, không bị đọng nước, chủ động
Trang 39và nhổ sạch cỏ đại
- Xử lý hạt giống: Bắm bỏ một phần vỏ hạt đề tăng khả năng hút nước, ngâm hạt trong nước ấm (2 sôi 3 lạnh) trong 10 giờ, sau đó vớt hạt và ủ giống,
trong khăn sạch đến khi hạt nứt nanh (24 giờ)
- Gieo hạt: Gieo hạt trong bầu, khoảng cách các hạt là 5 em x 5 em, giá
thể trồng gồm phân chuồng, tro trấu, xơ dừa
Khi cây có 3 lá thật thì bắt đầu đem trồng
- Mật độ trồng: 1 cây/m
- Khoảng cách trồng: Mỗi luống rạch I hàng giữa luống, trồng cây theo hốc, hốc trên hàng cách nhau 40 em
- Bón phân:
+ Bón lót: Lượng bón gồm 1,8 tắn phân hữu cơ hoai mục + 8 kg super
lân + 4 kg KCI Làm rãnh dọc theo luồng, bón phân xuống và lắp đất lại
+ Bón thúc: Khi cây con được 20 ngày hoặc sau khi trồng 7 ngày bón
thúc lần đầu Sau đó khoảng 20 ngày bón một lần Mỗi lần bón khoảng 5 kg Uré + 8 kg KCI, hòa nước tưới gốc
~ Chăm sóc:
+ Tưới nước: Mướp cần độ âm, do đó cần chú ý đảm bảo đủ độ âm
cho cây
+ Làm giàn: Khi cây bắt đầu xuất hiện tua thì làm giàn cho day muép
leo Giàn làm kiểu mái bằng cao 2,0 m Khi mướp đã lên giàn, ta tia bot các lá
gần gốc cho thoáng
+ Bắt dây, nương quả: Khi dây leo lên giàn, cần sửa dây phân bố
Trang 40+ Phòng trừ sâu bệnh: Thực hiện các biện pháp vệ sinh đồng ruộng,
dùng thuốc bảo vệ thực vật đúng nồng độ và liều lượng
- Thu hoạch và bảo quản: Sau khi trồng từ 80 ngày, mướp bắt đầu cho thu hoạch Thu hoạch buổi sáng khi quả đang tươi, cắt cuống nhẹ nhàng, tránh dap nát
2.3.3 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu
- Phương pháp nghiên cứu thực địa: Đo, đếm các chỉ tiêu
- Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm: Cân, phân tích các chỉ tiêu
a Xác định các chỉ tiêu trong mẫu đất
Mẫu đất: mẫu đất được lấy đại diện cho tầng đất canh tác, nơi có sự tập
trung nhất của bộ rễ cây được trồng Lấy mẫu đất ở độ sâu khoảng 10 - 30 cm
Dùng các dụng cụ đào đất đề lấy mẫu [13]
Sau khi lấy xong, bao gói, ghi nhãn và phân tích các chỉ tiêu về thành phần cơ giới (Hạt cát, limon, sét) và thành phần hóa học (pH đất, Kali dễ tiêu,
Nitơ dễ tiêu, Phospho dễ tiêu) của đất