Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 22 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
22
Dung lượng
229,5 KB
Nội dung
PHẦN MỞ ĐẦU
Hiện nay nền kinh tế nước ta vẫn trong giai đoạn đầu của nền kinh tế thị trường
có sự quản lý của Nhà Nước. Và việc chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung
sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã đánh dấu một bước
phát triển mới cho nước ta. Bên cạnh những cơ hội phát triển thì cũng đầy rẫy những
thách thức khôn lường từ thị trường đã khiến cho không ít doanh nghiệp phải gặp
nhiều khó khăn.
Một tất yếu của nền kinh tế thị trường là kéo theo sự cạnh tranh vô cùng khốc
liệt trên thị trường. Đó không chỉ đơn thuần là sự cạnh tranh giữa các đối thủ cùng
ngành mà đó còn là sự cạnh tranh của các đối thủ tiềm ẩn, đối thủ kinh doanh hàng
thay thế. Đứng trước sự cạnh tranh như vậy thì doanh nghiệp nào không có những
biện pháp chiến lược tốt thì sẽ bị loại bỏ ra ngoài thị trường. Mỗi doanh nghiệp nên
lựa chọn một chiến lược phù hợp với tình hình doanh nghiệp mình dựa trên những
điểm mạnh để loại trừ những đe dọa từ bên ngoài, đồng thời tranh thủ các cơ hội có
được từ bên ngoài để khắc phục điềm yếu của mình. Có như vậy doanh nghiệp mới
đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển hơn.
Cụ thể là hiện nay thị trường kinh doanh LPG trong nước luôn có nhiếu biến
động khôn lường. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, trong khoảng 10 năm trở
lại đây, chưa bao giờ thị trường gas dân dụng - khí hóa lỏng LPG, lại biến động bất
thường như ở thời điểm này. Sau nhiều tháng tháng liên tục tăng giá, và đạt mức giá
530 USD/tấn, cao nhất từ trước đến nay vào cuối tháng 2, đến tháng 3/ 2010 thì giá
LPG trên thị trường thế giới lại nhanh chóng hạ nhiệt: chỉ còn 450 USD/tấn, và theo
dự báo, sẽ còn tiếp tục giảm trong những tháng sắp tới. Các nhà nhập khẩu và chế
biến LPG ở Việt Nam đang ở trong trạng thái phập phồng và chờ đợi.
Trước nhiều biến động cùng những khó khăn như vậy thì ANPHA PETROL
cũng không khỏi những đe dọa và thách thức tử bên ngoài ảnh hưởng tới hiệu quả
hoạt động của công ty trong thời gian sắp tới. Chính vì thế việc phân tích mô hình
SWOT của Anpha Petrol tại thời điểm nhiều biến động này là việc hết sức cần thiết.
Nó giúp Anpha Petrol có những chiến lược đúng đắn để thoát khỏi nguy cơ và tận
dụng cơ hội trước mắt.
1
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
TỔNG QUANCHUNGVỀANPHA PETROL
An phaPetrol có tiền thân là Công ty TNHH DV –
TM Gia Đình được thành lập từ tháng 04/1999
chuyên kinh doanh gas dân dụng và gas công
nghiệp. Đến tháng 4/2004 trên thị trường có nhiều
biến động, đồng thời do nhu cầu phát triển nên
Công ty Cổ phần Dầu khí AnPha S.G được thành
lập với mục đích đầu tư và quản lý hệ thống cơ sở
hạ tầng đầu vào cũng như hệ thống kho dự trữ đầu mối và vận tải LPG cho đối tác
chiến lược và các công ty kinh doanh Gas dân dụng thương hiệu. Và thương hiệu
Anpha Petrol tồn tại cho đến ngày hôm nay.
Công ty Cổ phần Dầu khí AnPha S.G là một trong những công ty hàng đầu
trong lĩnh vực kinh doanh khí hóa lỏng (LPG) ở Việt Nam. Là một trong 3 công ty
chiếm lĩnh thị phần gas dân dụng lớn nhất cả nước bao gồm Sài Gòn Petro, Anpha
Petrol và Petrolimex
Hơn thế nửa Anpha SG là một trong bốn công ty kinh doanh gas hàng đầu
Việt Nam có hệ thống kho chứa đầu mối ở cả hai miền Nam Bắc (Petrolimex Gas,
Petronas – Thăng Long Gas, Petro Vietnam Gas và Anpha Petrol).
Đặc biệt là công ty gas duy nhất có hệ thống hoàn chỉnh từ khâu nhập khẩu,
vận tải, tồn trữ đến phân phối bán buôn, bán lẻ trên địa bàn toàn quốc với qui mô
lớn.
2
Hiện nay Anpha sở hữu cùng lúc 4 thương hiệu gas có mặt khắp ba miền Việt
Nam:
• Ở miền Bắc thương hiệu Gia dinh Gas
®
thuộc Công ty TNHH Khí đốt
Gia Định (Hà Nội) chiếm khoảng 10% thị phần, nằm trong Top 5 công
ty có thị phần lớn nhất miền Bắc.
• Khu vực các tỉnh Tây Nguyên với thương hiệu Dakgas thuộc Công ty
cổ phần Dầu khí AnPha Tây Nguyên chiếm trên 16% thị phần, riêng
tỉnh Đăklăc nắm giữ trên 28%.
• Ở miền Nam, thương hiệu Gia dinh Gas
®
thuộc Công ty TNHH Dịch
vụ - thương mại Gia Đình (Quận 9, TPHCM) chiếm 5% thị phần, nằm
trong Top 10 công ty có thị phần lớn nhất miền Nam.
• Khu vực các tỉnh miền Đông Nam bộ có thương hiệu JP Gas thuộc
Công ty TNHH sàn xuất và thương mại LPG Minh Thông chiếm 40%
thị trường Tây Ninh
Nhìn chung, AnphaPetrol nhanh chóng có được vị thế đó một phần rất lớn là
do thiết lập được mối quan hệ hợp tác bền vững và tin cậy với những tên tuổi lớn
trong ngành từ Bắc đến Nam như: Petro Vietnam, Petrolimex, Sài Gòn Petro, Thăng
Long Gas, VTGas …
Ngành nghề kinh doanh của công ty bao gồm: mua bán khí hóa lỏng, vật tư-
thiết bị dầu khí; đại lý kinh doanh xăng, dầu, nhớt; kinh doanh vận tải; kinh doanh
vận tải sản phẩm dầu khí theo đường bộ, đường biển; chiết nạp sản phẩm dầu khí;
lắp đặt, bảo dưỡng các công trình ngành dầu khí; cho thuê kho bãi, phương tiện vận
tải chuyên dụng ngành dầu khí đường bộ, đường thủy; mua bán gỗ, vật liệu xây
dựng, máy móc-thiết bị ngành công-nông nghiệp và xây dựng Trong đó, kinh
doanh khí hóa lỏng LPG vẫn là mảng hoạt động chính yếu của công ty và hàng năm
chiếm một tỷ trọng đáng kể trong doanh thu của công ty.
3
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT CHO ANPHA PETROL
1. Môi trường kinh doanh của Anpha Petrol
1.1 Môi trường vĩ mô
1.1.1 Yếu tố kinh tế.
• Kinh tế thuận lợi
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh, môi
trường và chính sách đầu tư đã được lành mạnh hoá, cùng với sự phát triển của xã
hội nhiều ngành nghề đòi hỏi phải nâng cao cả về lượng và chất. Gas là chất đốt
sạch không gây ô nhiễm môi trường, không ăn mòn và tiện lợi trong vận chuyển,
giảm thiểu ô nhiễm môi trường so với các chất đốt khác do đó Gas đang dần trở
thành mặt hàng thiết yếu không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại trong dân dụng,
thương mại, nông nghiệp và công nghiệp, ngành dầu khí nói chung và kinh
doanh khí hoá lỏng nói riêng đang là lĩnh vực rất phát triển ở Việt Nam. Tiêu dùng
khí hoá lỏng cho cả lĩnh vực công nghiệp và dân dụng mỗi năm tăng 10% -15%.
• Sự biến động mạnh mẽ của giá
Giá bán LPG khá cao và không ổn định do phụ thuộc vào giá thế giới và
thuế nhập khẩu đã đặt sức ép nặng nề lên các nhà kinh doanh và nhập khẩu LPG, tứ
đó gây ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người tiêu dùng và quyền lợi hợp pháp của
các hội viên Hiệp hội Gas Việt Nam. Theo biểu thuế hiện tại của Bộ Tài chính, thuế
nhập khẩu mặt hàng LPG với thuế suất là 5%. Mức thuế này đã áp dụng hơn 10
năm nay, từ lúc giá LPG để tính thuế là 200 USD/tấn LPG trong khi giá LPG tính
thuế hiện nay là 790 USD/tấn. hiện nay LPG nội địa sản xuất được trong nước
chiếm 50 % tổng nhu cầu của cả nước, nhưng giá LPG trong nước được bán cho
các doanh nghiệp cũng dựa trên công thức giá bán nhập khẩu bao gồm thuế nhập
khẩu 5 %. Việc này đã làm cho giá LPG tại thị trường Việt Nam lên qúa cao và
chưa hợp lý.
4
• Lạm phát
Tình hình lạm phát hiện nay ở Việt Nam lên tới mức báo động là 2 con số, vượt
qua ngưỡng lạm phát cho phép tối đa là 9% của mỗi quốc gia. Điều này sẽ dẫn đến
nhiều tiêu cực trong đời sống kinh tế của chính phủ: làm suy vong nền kinh tế quốc
gia. Bên cạnh đó là sự tác động mạnh tới đời sống của người dân, nhất là dân nghèo
khi vật giá ngày càng leo thang.
Lạm phát vượt qua mức tối đa cho phép 9% và lạm phát năm 2008 tình đến nay
là 22,3%. Lạm phát năm 2007 đã ở mức hai chữ số (12,63%), 3 tháng 2008 tiếp tục
lồng lên đến mức 9,19%, cao gấp ba lần cùng kỳ và bằng gần ba phần tư mức cả năm
2007, đã vượt qua mức theo mục tiêu đã đề ra cho cả năm 2008.
• Sự suy thoái kinh tế và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Những khó khăn do lạm phát để lại cho nền kinh tế nước ta chưa kịp hồi phục
thì suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra vào đầu năm 2008 đã
ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động tài chính của các nước trên thế giới trong đó có
Việt Nam.
• Tình hình GDP năm 2009
Theo Tổng cục Thống kê (GSO) thì nền kinh tế Việt Nam năm 2009 đã có
những bước về đích khá ngoạn mục: GDP tăng dần qua các quý và tính cả năm, mức
tăng này là 5,32%. Khu vực dịch vụ có mức tăng cao nhất (6,63%),kế đến là công
nghiệp và xây dựng (tăng 5,52%), nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,83%. Tuy tốc
độ tăng GDP năm 2009 tuy thấp hơn tốc độ tăng 6,18% của năm 2008 nhưng đã vượt
mục tiêu 5% đề ra. Trong bối cảnh kinh tế suy thoái, đó là một thành công lớn. Nó
còn cho thấy nền kinh tế nước ta đã vượt qua thời kỳ suy giảm tăng trưởng, chứng tỏ
các chính sách, giải pháp ngăn chặn suy giảm triển khai trong năm là phù hợp với tình
hình và có hiệu quả tích cực.
5
• Xuất nhập khẩu suy giảm vào năm 2009
Trong bối cảnh suy giảm của kinh tế toàn cầu, xuất khẩu đã không thể tăng
trưởng 3% mà giảm 9,7% so với năm 2008. Kim ngạch xuất khẩu năm 2009 ước tính
đạt 56,6 tỉ đô la Mỹ trong khi hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đều tăng về
lượng. Nhập khẩu hàng hóa cả năm ước tính 68,8 tỉ đô la Mỹ, giảm 14,7% so với năm
2008. Dù kim ngạch nhập khẩu giảm mạnh hơn kim ngạch xuất khẩu nhưng nhập siêu
hàng hóa năm nay ước tính vẫn ở mức 12,2 tỉ đô la Mỹ, giảm 32,1% so với năm 2008
và bằng 21,6% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2009.
• Lãi suất
Ngày 25/11/2009, trước những diễn biến phức tạp của thị trường, Ngân hàng
Nhà nước (NHNN) đã công bố một loạt giải pháp điều hành chính sách tiền tệ mới:
tăng lãi suất cơ bản từ 7%/năm lên 8%/năm, tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng
5,44%, giảm biên độ tỷ giá xuống ±3%
1.1.2 Yếu tố chính phủ và chính trị.
• Chính trị ổn định.
Sự ổn định chính trị tại VN có sức hút quan trọng đối với các nhà đầu tư nước
ngoài. Và là một trong những yếu tố không thể thiếu, góp phần giúp Việt Nam có
thể kiên trì chính sách phát triển kinh tế. Nền chính trị ổn định tạo cho Việt Nam có
được một nền hoà bình và thịnh vượng. Nếu nhìn sang một số quốc gia trong khu
vực, dễ thấy rằng, trừ Singapore, thì từ năm 1990 trở lại đây, hầu hết các nước khu
vực đều trải qua các cuộc đảo chính hay khủng hoảng chính trị. Trong khi đó, nền
chính trị của Việt Nam luôn ổn định, đây là một đảm bảo cho sự gắn kết để thực hiện
chính sách kinh tế nhất quán. Tôi cho rằng, thành công của sự nghiệp đổi mới của
Việt Nam cũng là dựa trên sự ổn định chính trị này.
6
• Gói kích cầu cùa Chính phủ
Trong năm 2009 Chính phủ lần lượt tung ra 2 gói kích cầu nhằm mục tiêu
giúp nền kinh tế thoát khỏi cuộc khủng hoảng suy thoái toàn cầu. Và sau một thời
gian thì gói kích cầu đã phát huy tác dụng mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần
làm chỉ tiêu tăng trưởng của chúng ta không ngừng tăng lên trong các quý của năm
2009 và dự kiến cả năm đạt mức tăng trưởng 5,2%.
• Quy định Chính Phủ về việc định giá LPG
Từ ngày 10/5/2010, thương nhân kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG)
đầu mối ngoài việc được hưởng các quyền theo quy định tại Nghị định số
107/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh khí
dầu mỏ hoá lỏng, còn được quy định giá bán buôn, bán lẻ LPG trong hệ thống phân
phối LPG thuộc thương nhân quản lý. Đây là một trong những nội dung của Quy
chế đại lý kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng do Bộ Công Thương ban hành kèm theo
Thông tư số 11/2010/TT-BCT ngày 29 tháng 3 năm 2010 có hiệu lực thi hành từ
ngày 10 tháng 5 năm 2010.
• Tiêu chuẩn xuất nhập khẩu LPG.
Theo Nghị định trên thì điều kiện xuất, nhập khẩu LPG đòi hỏi thương nhân
phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có đăng ký xuất khẩu, nhập
khẩu LPG; có cầu cảng thuộc hệ thống cảng biển Việt Nam dưới hình thức hợp
đồng sở hữu, liên doanh ;có kho tiếp nhận LPG tối thiểu 3.000m3; có tối thiểu
300.000 chai LPG (thị trường vẫn gọi là bình gas) các loại (trừ chai mini); có trạm
nạp LPG và có hệ thống phân phối LPG đủ tiêu chuẩn.
7
• Tiêu chuẩn kinh doanh LPG
Nghị định trên cũng quy định rất rõ trạm nạp LPG phải đáp ứng đủ 7 điều
kiện: có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có đăng ký ngành nghề nạp
LPG vào chai; địa điểm nạp LPG phù hợp với quy hoạch và dự án; trạm nạp, thiết
bị nạp phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành; máy, thiết bị có độ
yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; trạm nạp LPG phải có hàng rào bảo vệ;
có giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy; có đầy đủ quy trình nạp
LPG vào chai, xe bồn, vận hành máy, thiết bị trong trạm, xử lý sự cố.
• Thuế xuất nhập khẩu cao.
Theo biểu thuế hiện tại của Bộ Tài chính, thuế nhập khẩu mặt hàng LPG với
thuế suất là 5%. Mức thuế này đã áp dụng hơn 10 năm nay, từ lúc giá LPG để tính
thuế là 200 USD/tấn LPG trong khi giá LPG tính thuế hiện nay là 790 USD/tấn.
Hiệp hội Gas cũng cho rằng trước đây các doanh nghiệp kinh doanh gas phải
nhập khẩu LPG 100 % thì mức thuế trên là hợp lý, nhưng hiện nay LPG nội địa sản
xuất được trong nước chiếm 50 % tổng nhu cầu của cả nước, nhưng giá LPG trong
nước được bán cho các doanh nghiệp cũng dựa trên công thức giá bán nhập khẩu bao
gồm thuế nhập khẩu 5 %. Việc này đã làm cho giá LPG tại thị trường Việt Nam lên
qúa cao và chưa hợp lý.
1.1.3 Yếu tố tự nhiên.
• Thiếu hụt sản phẩm.
Do nguồn LPG sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu nên
hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu thêm LPG từ các quốc gia lân cận như Thái
Lan, Malaysia, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc….và kể từ năm 2008 đã triển khai
nhập khẩu LPG bằng tàu lạnh. Tuy nhiên trong những năm gần đây, nguồn cung LPG
cho thị trường Việt Nam từ các nước trong khu vực Đông Nam Á ngày càng trở nên
khan hiếm và không ổn định do ảnh hưởng của dao động về giá cũng như chính sách
xuất khẩu của các nước trong khu vực.
8
Kể từ năm 2009, thị trường LPG Việt Nam có thêm nguồn cung LPG mới từ
Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Theo đó sản lượng LPG sản xuất nội địa trong năm
nay dự kiến sẽ đạt khoảng 400.000 tấn, đáp ứng khoảng 42% nhu cầu cả nước.
Trong tương lai, nguồn cung LPG cho thị trường Việt Nam sẽ tăng thêm khi các dự
án xây dựng nhà máy lọc dầu số 2, 3 và một số nhà máy lọc dầu khác được triển
khai.
1.1.4 Yếu tố công nghệ
• Hệ thống kho chứa
Nhằm đảm bảo thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ LPG ngày càng tăng và để đảm bảo
nguồn cung LPG ổn định, lâu dài, nhất thiết cần có hệ thống kho chứa với công nghệ
hiện đại, có công suất lớn, có khả năng điều phối thị trường và góp phần đảm bảo an
ninh năng lượng nước nhà. Để đảm bảo sức chứa lớn và an toàn, kho lạnh LPG phải
được thiết kế sử dụng công nghệ tiên tiến làm lạnh LPG. Với tổ hợp các hệ thống
thiết bị hiện đại được kết nối chặt chẽ với nhau bao gồm cầu cảng tiếp nhận tàu lạnh
trọng tải lớn, đường ống dẫn khí, bồn chứa LPG lạnh chất lượng cao cùng các thiết
bị điều khiển, phụ trợ tuân thủ các tiêu chuẩn tiên tiến của thế giới sẽ đảm bảo cho hệ
thống kho hoạt động một cách hiệu quả và an toàn.
• Ứng dụng công nghệ thông tin(CNTT) trong hoạt động sản xuất kinh
doanh
Từ vài năm trở lại đây, việc ứng dụng CNTT trong hoạt động sản xuất kinh
doanh đã trở thành nhu cầu tất yếu của các doanh nghiệp kinh doanh LPG. Với quyết
tâm mang lại hiệu quả và sự thay đổi toàn diện trên mọi lĩnh vực hoạt động nhiều
doanh nghiệp đã tập trung ứng dụng CNTT vào hoạt động của mình.
Hiểu được giá trị của thông tin và theo kịp với xu hướng làm việc di dộng,
lãnh đạo và nhân viên của doanh nghiệp cần làm việc và kết nối mạng về hệ thống
chính của doanh nghiệp từ bất cứ nơi đâu có Internet. Việc này giúp cho nhân viên
của doanh nghiệp làm việc rất linh động khi đi công tác mà vẫn có thể truy xuất được
tài nguyên tại trung tâm dữ liệu chính của doanh nghiệp.
9
Bảng tổng hợp môi trường vĩ mô của Anpha Petrol
Môi trường
vĩ mô
Mức độ quan
trọng của
ngành
Tác động đối với
Anpha petrol
Tính chất
tác động
Điểm
Yếu tố kinh tế
+ Kinh tế thuận lợi
+ Biến động giá
+Lạm phát
+ Suy thoái và khủng hoảng
chính 2008
+ Tình hình GDP 2009
+ Xuất nhập khẩu suy giảm
+ Lãi suất
3
3
1
2
1
2
2
3
3
2
3
1
2
2
+
-
-
-
+
-
-
+9
-9
-2
-6
+1
-4
-4
Yếu tố chính trị
+ Chính trị ổn định
+ Gói kích cầu Chính phủ
+ Quy định Chính Phủ về
việc định giá LPG
+ Tiêu chuẩn xuất nhập khẩu
LPG
+ Tiêu chuẩn kinh doanh LPG
+ Thuế xuất nhập khẩu cao
3
3
3
2
3
2
2
3
3
2
3
2
+
+
+
-
-
-
+6
+9
+9
-4
-9
-4
Yếu tố tự nhiên
+ Thiếu hụt sản phẩm
3 3 - -9
Yếu tố công nghệ
+ Hệ thống kho chứa
+ Ứng dụng công nghệ thông
tin
3
2
2
2
+
+
+6
+4
10
[...]... một cách bền vững Tuy nhiên thương hiệu Anpha vẫn chưa đi xa và chưa tới tai người tiêu dùng vì khách hàng chủ yếu của Anpha vẫn là các công ty, tồ chức sử dụng LPG Ớ khía cạnh này thì Anpha Petrol phải chịu cạnh tranh mạnh nhất từ Petrol Vietnam Gas • Thị phần tốt Hiện AnphaPetrol đang sở hữu 3 thương hiệu gas dân dụng, có thị phần gas dân dụng khoảng 10%, nằm trong top 3 Công ty đứng đầu cả nước... • Năng lực sản xuất tốt Đối với gas bình, hiện nay tổng công suất sản xuất khoảng 250.000 tấn/năm, đủ đảm bảo đáp ứng nhu cầu từ nay đến 2010, Hiện nay công ty đang tổ chức sản suất 1 ca làm việc một ngày, tương đương 100.000 tấn gas chiết nạp năm 16 Bảng tổng hợp môi trường nội tại của Anpha Petrol Mức độ quan trọng của ngành Tác động đối với Anpha petrol Tính chất tác động Điểm 2 3 + +6 + Tạo dựng... soát được đối thủ cạnh tranh, Anpha Petrol nên tiếp tục củng cố, hoàn thiện và phát triển kênh phân phối của mình, xây dựng lợi thế thông qua các kênh phân phối này để tạo sức ép cạnh tranh với các đối thủ, đồng thời thường xuyên nghiên cứu thị trường để đưa ra những sản phẩm khác biệt hóa trên thị trường, như vậy sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của Anpah Petrol Mặt khác, Anpha Petrol cần đưa ra chính... một thị trường tiêu thụ rộng lớn cho doanh nghiệp Việt Nam trong đó có Anpha Petrol Do đó Anpha Petrol cần tận dụng cơ hội này nghiên cứu và phát hiện các lĩnh vực có triển vọng trong việc sử dụng gas phục vụ cho công tác mở rộng và phát triển thị trường đồng thời mở rộng hoạt động sản xuất của mình ra nước ngoài nhằm tìm kiếm nhiều lợi nhuận hơn nửa về cho doanh nghiệp mình 19 3.4 Chiến lược phối... điều này thỉ sẽ mang lại kết quả ngoài mong đợi cho chính Anpha Petrol 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 TS Phạm Thế Tri, (1998), “Chiến lược và chính sách kinh doanh”, Đại học Cần Thơ 2 PGS.TS Đào Duy Huân, (2007), “Quản trị chiến lược trong toàn cầu hóa kinh tế”, NXB Thống kê 3 PGS.TS Nguyễn Thị Liên Diệp, (2006), “Chiến lược và chính sách kinh doanh”, NXB Lao Động và Xã Hội 4 Website www.anphapetrol.com.vn,... Nghiên cứu và phát triển + Mức độ đầu tư R&D Yếu tố tài chính Yếu tố sản xuất 17 2 Thiết lập mô hình SWOT cho Anpha Petrol Ma trận SWOT rút gọn của công ty Anpha Petrol CƠ HỘI _ O NGUY CƠ _ T 1 Kinh tế thuận lợi MA TRẬN SWOT 1 Biến động giá 2 Quy định Chính Phủ về việc định giá LPG 2 Tiêu chuẩn kinh doanh LPG 3 Gói kích cầu Chính phủ 4 Nhiều nguồn tài trợ, đầu tư vốn ĐIỂM MẠNH _ S 1 Thị phần tốt 2 Chính... doanh nghiệp Việt Nam trong việc tiếp cận với những công nghệ tiên tiến nhất Do đó, Anpha Petrol cần sử dụng tốt trình độ công nghệ hiện tại của mình nhưng vẫn đặt chiến lược tiếp tục củng cố, hoàn thiện , phát triển cũng như tìm hiểu công nghệ mới, tiên tiến lên hàng đầu, đồng thời xem xét khả năng ứng dụng vào sản xuất kinh doanh nhằm hạ giá thành sản phẩm, và tạo sự khác biệt của sản phẩm Anpha Petrol. .. trưởng khoảng 7,5 – 8%/năm 1.2.2 Nhà cung ứng • Nguồn tài trợ vốn Thời gian gần đây với sự phát triển mạnh mẽ và tiềm năng to lớn, AnphaPetrol đã thu hút được sự quan tâm của các tổ chức quốc tế và trong nước Đó là sự đầu tư của các tập đoàn nước ngoài và ngân hàng quốc doanh hàng đầu trong nước như: o Quỹ phát triển Việt Nhật (Japan-Vietnam Growth Fund L.P.): do Tập đoàn Sojitz, Quỹ đầu tư Châu Á và... hơn trong việc sử dụng, điều tiết linh hoạt nguồn tiền tạm nhàn rỗi giữa các công ty thành viên nên đã khắc phục được một phần khó khăn về nguốn vốn cho Anpha Petrol • Tỷ suất lợi nhuận không cao Kết thúc năm tài chính 2009 thì tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Anpha Petrol chỉ khoảng 2,4%, với tỷ lệ này được đánh giá là khá thấp Nguyên nhân là do công ty đã kh6ong có những chính sách kiểm soát chi... bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh LPG nào đều phải chịu một áp lực mạnh mẽ từ phía khách hàng chính là nhu cầu của khách hàng đòi hỏi giảm giá hoặc yếu cầu chất lượng sản phẩm cũng như chất lượng dịch vụ phải tốt hơn và cao hơn Chính điều này làm cho các nhà cạnh tranh chống lại nhau, tất cả những điều đó đều làm tổn hao lợi nhuận của doanh nghiệp 12 Bảng tổng hợp môi trường tác nghiệp của Anpha Petrol . DUNG
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CHUNG VỀ AN PHA PETROL
An pha Petrol có tiền thân là Công ty TNHH DV –
TM Gia Đình được thành lập từ tháng 04/1999
chuyên kinh doanh gas. chính của doanh nghiệp.
9
Bảng tổng hợp môi trường vĩ mô của Anpha Petrol
Môi trường
vĩ mô
Mức độ quan
trọng của
ngành
Tác động đối với
Anpha petrol
Tính