Đề tài nghiên cứu Văn hóa chợ đêm phố cổ Hà Nội đã trình bày về văn hóa chợ ở Hà Nội và những giá trị tiêu biểu của chợ đêm phố cổ Hà Nội và nêu lên thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển không gian văn hóa này. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Trang 1ecapoas—
DƯƠNG THỊ THANH THỦY
VĂN HÓA CHỢ ĐÊM PHO CO HÀ NỘI
Chuyên ngành : Văn hóa học
Mã số : 60.31.70
Luận văn thạc sĩ Văn hóa học
"Người hướng dẫn khoa học:
TS NGUYÊN THỊ PHƯƠNG LAN
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ và đóng góp nhiệt tình của các thầy cô giáo khoa Cao học, trường đại học Văn hóa Hà Nội Trước hết tôi xin chân
thành cảm ơn đến các thầy cô giáo trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã tâm
huyết truyền đạt những kiến thức bổ ích trong suốt hai năm học ở trường dé
làm hành trang trí thức hữu ích cho tôi trong công việc và cuộc sống Đặc
biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới 7S Nguyễn Thị
Phương Lan, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này
Do còn có hạn chế nên những thiếu sót của luận văn là điều không
Trang 3CHƯƠNG 1: CHỢ VÀ VĂN HÓA CHỢ Ở HÀ NỘI 7 1,1 Chợ và văn hóa chợ 1
1.1.1 Chợ: khái niệm, nguồn gốc và loại hình 1
1.1.2 Chợ đêm: quan niệm, loại hình và đặc điểm i
1.1.3 Văn hóa chợ "5
1.2 Phố - chợ Hà Nội
1.2.1 Sự xuất hiện chợ trên mảnh đất Thang Long - Kẻ Chợ 2B
1.22 Phố - chợ Hà Nội: những xu hướng biến đổi trong thời kỳ đổi mới 9 1.2.3 Phố - chợ và Chợ đêm trên khu vực phố cổ Hà Nội hiện nay 30
'CHƯƠNG 2: CHỢ ĐÊM PHÓ CÔ HÀ NỘI - NHỮNG GIÁ TRỊ TIÊU BIÊU 2.1 Không gian văn hóa Chợ đêm phố cổ seo 38 2.1.1 Chơi đêm 38 2.1.2 Ăn đêm st
2.1.3 Thưởng thức nghệ thuật seo S8
2.2 Những giá trị tiêu biểu của Chợ đêm phố cổ Hà Nội
2.2.1 Giá trị lịch sử - _-
2.2.2 Giá trị cảnh quan kiến trúc 69
2.2.3 Gia trị văn hóa - xã hội 73
2.2.4 Giá trị kinh
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUY HOẠCH, PHÁT
'TRIÊN KHÔNG GIAN VĂN HÓA CHỢ ĐÊM PHÓ CÔ HÀ NỘI 79
3.1 Thực trạng hoạt động của Chợ đêm phố cỗ Hà Nội hiện nay 79
3.1.1 Tác động của kinh tế thị trường đến hoạt động của Chợ đêm phố cổ
Hà Nội 79
fa du lich 76
Trang 51, Lý do chọn đề tài
Thăng Long Hà Nội dù đã trải qua những biến cố thăng trim của lịch sử nhưng đây vẫn là nơi đô hội, là trung tâm của cả nước, nơi hội tụ, giao lưu,
kết tinh văn hóa của bốn phương và tỏa sáng khắp mọi miễn dit nước
‘Thing Long - mảnh đất hội tụ tỉnh hoa của mọi miền, là nơi hội tụ của tài năng và là nơi phát huy rực rỡ bản sắc văn hóa dân tộc Đã từ lâu, Thăng
Long đã được biết đến với tên gọi Kẻ Chợ, mạng lưới chợ dày đặc chính là yếu tố cốt lõi để làm nên nền kinh tế thị thành
Nhà văn Tơ Hồi trong “Chuyện cũ Hà Nội” đã viết “Bộ mặt đời sống xã hội của một vùng là cái chợ Tên gọi Hà Nội là sau này, còn những tên “Thăng Long, Đông Quan, Đông Đô thay đổi theo mỗi thời kỳ, nhưng lúc nào,
, dân gian, phố phường vẫn gọi là Kẻ Chợ” Như vậy chợ Hà Nội là
một trong những phần cốt lõi nhất tạo nên bản sắc văn hóa Thăng Long - Kẻ Chợ - Hà Nội
Trong chiều dài lịch sử phát triển, người Hà Nội đã quen thuộc với những chợ truyền thống như Chợ Mơ, chợ Bưởi, chợ Hôm những chợ đó vẫn còn nguyên giá trị của mình cho đến hôm nay Dưới tác động của nền kinh tế thị trường, của quá trình đô thị hóa nhanh chóng, công với những tác đông của quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa Thủ đô và đất nước đã khiến cho chợ Hà Nội có nhiều biến đổi Những nét văn ñóa chợ nay không, còn được như xưa Chợ hiện đại gần như chỉ mang yếu tổ kinh tế đơn thuần,
là nơi trao đổi giữa người bán và người mua
Cũng chính cuộc sống đô thị hóa dẫn đến sự thay đổi trong lỗi sống của
người Hà Nội Sau một ngày ồn ào, bận rộn với bi
bao công việc, người Hà
Trang 6không còn quá xa lạ với nếp sống người dân thủ đô Họ không chỉ đi chợ
ngày để lo mua thực phẩm và những đồ dùng thiết yếu mà còn đi chợ đêm,
vẫn nghĩa đi chợ nhưng không hản để sám đồ, để mua bán Và một loại hình chợ mới - CHỢ ĐÊM HÀ NỘI ra đời Cũng chính những tác động và ảnh hưởng của chợ đêm góp phần tạo nên một Hanoi bynight trong con mắt của
người dân Thủ đô và du khách khắp mọi miền đất nước Trong những chợ đêm Hà Nội, do đặc thù riêng có, chợ đêm phố cỗ Hà Nội không chỉ mang,
tính chất là một chợ đơn thuần mà là một chợ văn hóa và dự lịch
Chợ đêm phố cỗ nằm trên tuyến phố đi bộ Hàng Ngang - Hàng Đào -
chợ Đồng Xuân mới ra đời và là loại hình chợ hết sức độc đáo Gạt bỏ những
ếu tố kinh tế và nhìn chợ đêm phố cổ đưới góc nhìn văn hóa sẽ thấy nhiều
điều thú vị Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi tâm lý chợ đơn thuần mà nét văn hóa chợ đêm chưa thực sự được nhìn nhận như một tài nguyên văn hóa, tài nguyên du lịch Nhiễu tác đông tiêu cực của kinh tế thị trường đã làm mắt đi
nét văn hóa của phố cỗ, của chợ đêm phố cô Những thay đổi đó thực sự là
mối quan tâm của người Hà Nội nói riêng, của những ai yêu Hà Nội nói
chung Việc khai thác giá trị của chợ đêm phố cô, tạo sự hài hòa giữa truyền
'thống và hiện đại; nhìn nhận chợ không chỉ đơn thuần mang nghĩa kinh tế mà
chứa đựng giá trị văn hóa của Hà nội 36 phố phường, của nếp sống của người
Hà Nội thực sự là một vấn đề cấp thiết Chính vì vậy, tôi chọn đề tài: “Văn
khóa Chợ đêm phố cỗ Hà Nội” làm luận văn cao học Văn hóa học 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về chợ đã được khai thác, tuy nhiên chưa có nhiều công trình viết về vấn để này Nghiên cứu về chợ chủ yếu được nhìn nhận
dưới những góc nhìn xã hội học và kinh tế học Ching hạn như công trình
Trang 7trình mở rộng và phát triển thị trường, phát triển sản xuất hàng hóa
'Cũng đã có một số công trình tiếp cận chợ dưới góc độ văn hóa như:
"Chợ quê Việt Nam” của tác giả Trần Gia Linh đã trình bày đặc trưng văn
hóa của chợ xưa ở đồng bằng trung du, miền núi và miễn biển Trong đó có sưu tầm và giới thiệu về một số chợ quê xưa như: chợ Bưởi, chợ Diễn ; “Chợ và văn hóa chợ ở Thành phố Hồ Chí Minh”, luận văn thạc sĩ Văn
hóa học của Nguyễn Vĩnh Thiện (1997), là bức tranh toàn cảnh về chợ ở
thành phố Hồ Chí Minh và những giá trị văn hóa đặc trưng của chợ
Về chợ miền núi có: “Chợ các tỉnh miền núi phía Bắc - trung tâm
ăn hóa toàn vùng”, đề tài nghiên cứu khoa học của một số
sinh hoạt của
giảng viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội, do tác giả Phan Thị Dém làm chủ
nhiệm, đã nêu bật nét văn hóa đặc sắc của chợ miền núi phía Bắc
Riêng về chợ Hà Nội, đã ít nhiều được để cập đến trong một vai công
trình nghiên cứu về Thăng Long - Hà Nội xưa như: “Thăng Long Hà Nội thế
ki XVII, XVII, XIX”, luận án PTS sử học của Nguyễn Thừa Hỷ (Nxb Trường Đại học Tổng hợp, 1983) đã miêu tả diện mạo của Thăng Long - Hà "Nội qua các thế kỷ 17, 18, 19 về các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội Trong đó có
đẻ cập tới chợ Thăng Long
Đáng chú ý có “Chợ Hà Nội xưa và nay” của PGS.TS Đỗ Thị Hảo 'Công trình đã dựng lại diện mạo của các chợ Hà Nội xưa giúp mọi người dù
đi đâu vẫn cảm nhận được nét hay nét đẹp, nét hấp dẫn của “Kẻ chợ của các
kẻ quê" trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang phát triển chóng mặt Bên cạnh đó cũng đã có những khóa luận chuyên ngành xem xét chợ
Trang 8Nam đề cập tới việc khai thác tiềm năng du lịch chợ đêm như: chợ đêm
Quảng Bá, chợ hoa quả đêm Long Biên
Như vậy, chợ Hà Nội ít nhiều được nhắc đến nhưng chủ yếu chỉ trong
ký ức về Hà nội xưa Loại hình chợ đêm cũng đã bước đầu được đề cập đến
một cách tân mạn trên một số bài viết Chưa có công trình chuyên sâu nghiên
cứu về chợ đêm Hà Nội, đặc biệt là về văn hóa chợ đêm phố cô
Kế thừa những kết quả nghiên cứu của nhà khoa học đi trước, kết hợp với những tìm hiểu, khảo sát thực tiễn, tác giả đã tông hợp, phân tích để xây
dựng lên luận văn với hướng tiếp cận dưới góc nhìn văn hóa học: “Văn hóa
Chợ đêm phô cỗ Hà Nội”
3 Mục đích nghiên cứu
~ Nghiên cứu, tìm hiểu giá trị văn hóa của chợ đêm phố cổ Hà Nội, từ
đó thấy được nét đặc sắc và độc đáo của loại hình chợ nảy so với các chợ
khác
~ Tìm ra những giải pháp để khai thác và phát triển chợ đêm để đây
thực sự là chợ văn hóa, chợ du lịch - nơi hội tụ nét đặc sắc của người Thăng
Long xưa với nét thanh lịch và hiện đại tong nếp sống của người Hà Nội ngày hôm nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu
Tim hiểu những giá trị văn hóa của chợ đêm phố cổ Hà Nội, đặc biệt đi
sâu nghiên cứu chợ đêm Đồng Xuân trên phố đi bộ Hàng Ngang, Hàng Đào
4.2 Pham vi nghiên cứu
~ Không gian: Chợ đêm phố cỏ Hà Nội gồm chợ đêm trên tuyến phó di
Trang 9~ Thời gian: Chợ đêm phố cổ Hà Nội trong bối cảnh hiện nay, dưới sự
tác động của nẻn kinh tế thị trường
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 3.1 Phương pháp lưận
Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và tư tưởng Hỗ Chí Minh
5.2 Phương pháp nghiên cứa
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:
~ Phương pháp phân tích, tông hợp tư liệu
~ Phương pháp so sánh - đối chiếu
~ Phương pháp khảo sát thực tế để đánh giá hiện trạng của Chợ đêm
phố cổ
- Phương pháp phỏng vấn sâu: thăm đò ý kiến, phỏng vấn người mua,
người bán, khách du lịch và người dân sống ở khu phố - chợ 6 Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần làm sáng tỏ những vấn để lý luận và thực tiễn về
giá trị văn hóa của chợ đêm phố cổ Hà Nội, và sự biến đổi của những giá trị
này dưới tác động của nền kinh tế thị trường
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể giúp các nhà quản lý và hoạch
định chính sách có thêm những căn cứ khoa học trong việc định hướng, hoạch định những chính sách hữu hiệu cho Chợ đêm trong tổng thể các chương trình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của khu phố cổ nói riêng và Thủ đô Hà
Trang 10Kết quả nghiên cứu của luận văn còn có thể được sử dụng làm tải liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và quản lý trong các lĩnh vực
văn hóa - xã hội
7 Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, danh mục Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm ba chương:
Chương 1: CHỢ VÀ VĂN HÓA CHỢ 6 HA NOL
Chương 2: CHỢ ĐÊM PHÓ CÔ HÀ NỘI - NHỮNG GIA TR] TIEU BIEU Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUY HOẠCH VÀ PHÁT
Trang 111.1 Chợ và văn hóa chợ
1.1.1 Chợ: khái niệm, nguồn gốc và loại hình:
Chợ - một từ rất đỗi quen thuộc với người dân Việt Nam Từ khi còn
thơ bé, chắc hẵn ai cũng thuộc lòng những câu đồng dao “Bà còng đi chợ trời
mưa cái tôm cái tếp di dua ba cong/ tin bà trong túi rơi ra/ cái tôm nhặt được trả bà mua rau” Trẻ được giáo dục tính thật thà, biết tôn trọng, giúp đỡ người giả qua những câu hát đầy hình ảnh Và chợ trong câu hát được trẻ hình dung là nơi xa xôi Mẹ hay bà đi chợ không chỉ mua đồ ăn thức uống cho gia đình
mà còn mua quà vẻ cho bé nữa “Mong như mong mẹ về chợ” là như vậy Lớn lên, cắp sách tới trường, học sinh nào chẳng hiểu động, đến nỗi thầy cô
phải mắng “lớp ồn như cái chợ vỡ” Đúng vậy, ở chợ lúc nào cũng vui vẻ, tấp
nap, am thanh nhộn nhịp, đặc biệt vào các dịp lễ, tết “vui như chợ tết" Quang
cảnh đó bớt ôn ä trong những phiên chợ "rửa bát” ~ sau hôm chợ phiên hoặc
sẽ lắng dần khi “nắng quái chiều hôm”, đến lúc tàn chợ để dân gian có câu so
sánh “vắng như chợ chiều”
Chợ gắn bó mật thiết với đời sống người Việt và có sức hấp dẫn trần
tục đến nỗi “Thứ nhất là tu tại gia/ Thứ nhì tu chợ/Thứ ba tu chùa”
Khi
lến tuổi cặp kê, các chàng trai được khuyên “Trai khôn chọn vợ chợ đông” Có nghĩa là khi đến chợ các cô gái sẽ bộc lộ hết tính cách thực sự
của mình: hiển lành hay ghê gớm, lanh lẹ hay lề mé, c6 dam dang quan xuyén
hay không, có thành một người vợ tốt hay không Nhưng mặt khác các
chàng cũng được khuyên đừng quá kén chọn để đến nỗi phải “vo béo gat tép”: “Buổi chợ đông con cá hồng anh chê nhạt
Trang 12'Nỗi băn khoăn, lo lắng về nhân duyên của người con gái gắn liền với chợ:
*Thân em như đãi lụa đảo
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
“Tình cảm vợ chồng cũng được dân gian so sánh với hình ảnh che:
“Gái thương chồng đương đông buổi chợ Trai chưa vợ nắng quái chiều hôm”
Cái chợ nhỏ bé ấy nhưng có thể coi như một xã hội thu nhở, nơi tập
trung mọi hạng người và những mối quan hệ xã hội phức tạp
Cứ như vậy ca đao tục ngữ, thành ngữ gần gũi với cuộc sống thường
nhật, ở đó hình ảnh “chợ” xuất hiện với nhiều dáng vẻ khác nhau, chợ đã trở thành máu thịt của người dân Việt Do đó, mỗi người sẽ giữ riêng cho mình
một quan niệm riêng về chợ Vậy nên, khó định nghĩa chính xác và đầy đủ
chợ là gì
Đối với người bán, chợ là nơi "buôn có bạn, bán có phường”, là nơi
kiếm lời Đối với người mua, chợ là nơi cung cấp những nhu yếu phẩm cho cuộc sống thường ngày, là nơi gặp gỡ hàng xóm láng giềng, thăm hỏi bạn bè, trao đổi kinh nghiệm sản xuất Con gái thích đi chợ vì được ngắm nhìn, được
mặc cả, chợ là nơi thể hiện tài nữ công gia chánh Ngược lại, đa số đàn ông con trai ngại đi chợ có lẽ vì quan niệm rằng “đi chợ là chuyện lat vặt của đản ba” Tré nhỏ thích chợ vì chợ là nơi có nhiều đỗ chơi, quà bánh, nhiều trò vui
mắt Với nam thanh nữ tú, chợ còn là nơi hò hẹn va tâm tinh
Mặc dù vậy, theo nghĩa chung nhất, chợ vẫn được hiểu “Lả nơi cổng
cộng để đông người đến mua bán vào những ngày, buổi nhất định” [49,
1.171], Céc nha kinh tế học phương Tây lại nhìn nhận chợ dưới góc độ thuần
Trang 13đồng trao đổi đạt được thông qua hoạt động của các quy luật cung và cầu
Như vậy, thi trong market gắn liền với sản xuất hàng hóa
Cũng từ định nghĩa trên ta có thể tìm thấy nguồn gốc của chợ Chợ xuất hiện khi kết thúc thời kỳ kinh tế tự cấp, tự túc, loài người biết trao đổi hàng,
hóa dư thừa, đồng thời thỏa mãn nhu cầu mới trong sự phát triển của xã hội
mới Vậy ở Việt Nam chợ xuất hiện khi nào? Câu hỏi này rất khó trả lời vì
chưa có nhà khoa học nào phát hiện ngôi chợ nào cổ nhất Việt Nam Các nhà
khoa học chỉ có thể khoanh vùng những ngôi chợ lâu đời nằm trong vùng đất
cỗ (khu vực đồng bằng châu thổ Sông Hồng) để nghiên cứu mà thôi Hơn
nữa, chợ là khoảng đắt trống diễn ra các hoạt động mua bán của con người, để
họp chợ rất đơn giản, không phải xây cắt kiên cố nên khó để lại những dấu vết
khảo cổ Tuy nhiên, theo nhiều tài liệu và phương pháp nghiên cứu, các nhà
khoa học cũng có thể đoán định từ cuối thời đá mới và đầu thời đồng thau, khi
công cụ sản xuất được tu chỉnh đem lại nhiều nguồn thu hoạch khác nhau (như ngoài hái lượm, săn bắt là trồng trọt, chăn nuôi, nghề thủ công) và với thu hoạch cao cùng khả năng bảo quản dự trữ khiến cộng đồng có nhiều sản
phẩm thăng dư Mặt khác, thị tộc, bộ lạc cũng cần phải có sự quản lý, có phân
công xã hội, tức là có một số người có năng lực chuyên môn làm công việc
quản lý Và để phục vụ cho tầng lớp người thoát ly sản xuất, làm những
công việc chung cũng như để thỏa mãn các nhu cầu ngày càng đa dạng của toàn công đồng, nền sản xuất hàng hóa đã manh nha ra đời Khi có hàng hóa,
vật phẩm thì xuất hiện nơi cố định, quy ước giữa những “người cần” và
“người có” đến trao đổi, mua bán Chợ hình thành từ đó
inh chat của chợ đa dạng, phụ thuộc vào trình độ phát triển
Quy mô,
Trang 14nhiều tiêu chí dé phan chia các loại hình chợ Thông thường có 3 tiêu chí chủ yếu là: Tiêu chí không gian, tiêu chí thời gian và tiêu chí cơ cấu hàng hóa
+ Phan loại theo tiêu chí không gian có các chợ cấp vùng miễn và địa phương, khu vực
'Chợ cấp vùng miễn như : chợ vùng cao, chợ biên giới (chợ Đồng Đăng,
Kỳ Lửa), chợ đồng bằng (chợ Đồng Xuân, Đông Ba, Bến Thành ), chợ vùng
sông nước (chợ nôi Cai Rang )
Chợ cấp địa phương, khu vực như: chợ nông thôn, còn gọi là chợ quê
(bao gồm chợ làng, chợ xã; chợ huyện, chợ tỉnh); chợ thành phố (bao gồm các chợ lớn cấp thành phố và các chợ khu vực, chợ cóc
+ Phân loại theo theo tiêu chí thời gian có: chợ phiên (họp định kỳ vào một số ngày quy ước nhất định, như chợ Bưởi, chợ Hôm, chợ Mơ ) và chợ thường nhật (họp hàng ngày)
Cũng lấy thời gian họp chợ làm tiêu chí phân loại cồn có thé chia ra thành các loại chợ như: chợ họp vào vào sáng sớm gọi là chợ mai, chợ họp,
lúc chiều tối gọi là chợ hôm, chợ họp ban đêm gọi là chợ đêm
+ Phân loại theo tiêu chí cơ cấu hàng hóa có: các chợ thường (ban da
dạng các mặt hàng) và các chợ đặc sản (bán một loại hàng hóa đặc trưng và được lấy làm tên chợ như: chợ hoa, chợ rau quả, chợ trâu bỏ, chợ ngựa, chợ cạo, chợ vải, chợ nón )
Ngoài ra, còn có một số tiêu chí khác đễ phân loại chợ như: căn cứ vào quy mô có các chợ quy mô lớn và các chợ quy mô nhỏ; căn cứ vào
mức độ hiện đại của chợ có chợ truyền thống, siêu thị, trung tâm thương
mại, chợ điện tử ; hay dựa trên nét đặc sắc của chợ có chợ tết, cho tinh,
Trang 15Chính
trên tồn lãnh thơ Việt Nam Chỉ biết rằng chợ có mặt khắp nơi với nhiều kiểu
:ây rất khó có thẻ thống kê chính xác có bao nhiêu cái chợ
loại đa dạng nhằm phục vụ nhu cầu mua sắm thực phẩm tươi sống hằng ngày, vật dụng sinh hoạt và công cụ sản xuất của người dân Hơn nữa chợ còn là nơi
giao lưu và có thể còn là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa cộng đồng Vì
vậy, từ lâu chợ đã là một phần không thể thiếu trong đời sống vật chất va tinh
than của người dân Việt Nam
Một người nước ngoài làm cơng tác văn hố nhiều lần đến Việt Nam
đã nói rất hay về chợ Việt: “Đó là thương trường bán lộ thiên kỳ diệu, là
nơi bùng nỗ sắc màu, âm thanh, hương vị thiên nhiên, tính cách và xứ sở”
Quả thật đi chợ Việt, cũng là lúc con người ta chìm đắm trong một biểu
cảm của một sắc thái Việt, một thứ văn hoá sống động chứa chất đầy một
tính duy cảm
1.1.2 Chợ đêm: quan niệm, loại hình và đặc điểm
Nếu như chợ nói chung là nơi hội họp để mua bán hàng hóa thì chợ đêm cũng vậy song không chỉ có vậy, chợ đêm còn là nơi sinh hoạt văn hóa,
giao tiếp xã hội Người ta đi chợ không chỉ để mua bán mà còn để giao lưu,
giải trí, thư giãn
Có thể quan niệm về chợ đêm như sau: Chợ đếm là chợ họp vào ban
đêm tại một địa điểm nhất định, nơi diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa, đông thời là địa điểm sinh hoạt văn hóa trên cơ sở những đặc thù riêng về kinh tế, văn hóa, xã hội của một khu vực dân cư nhất định
Từ đó chúng ta có thể đi đến nhận diện những đặc điểm chủ yếu của
Trang 16cũng mang những đặc điểm cơ bản nhất của chợ nói chung, đó là: chợ họp tại
một địa điểm nhất định và có thể vào những ngày, buổi nhất định; chợ là nơi
diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa Chính vì vậy, có thể nói
điểm chung bao trầm nhất giữa chợ đêm và các loại hình chợ thông thường khác đó chính là: chợ luôn là một không gian kinh tế
Cái làm nên sự khác biệt giữa chợ đêm và các chợ thông thường khác trước hết ở chính thời gian họp chợ: chợ đêm là chợ họp vào ban đêm
Một đặc điểm nữa tạo nên sự khác biệt đó là nếu như các chợ thông
thường có thể có hoặc không diễn ra các hoạt động văn hóa thì chợ đêm
thường là địa điểm cho những sinh hoạt văn hóa, giao tiếp, ứng xử đáp ứng
nhu cầu giao lưu, giải trí, vui chơi của con người Vì vậy chợ đêm không chỉ
là không gian kinh tế mà còn là không gian văn hóa và du lịch Ở một số chợ
đêm, đặc biệt là Chợ đêm phố cổ Hà Nội, đặc điểm này trở nên nỗi trội Chính vì vậy, nói tới chợ đêm người ta thường quan tâm nhiều tới ý nghĩa văn hóa
cdu lịch của chợ Chợ đêm mang đậm bản sắc kinh tế, văn hóa của con người địa phương và là loại hình sinh hoạt đặc biệt hấp dẫn đối với du khách
Cé thể phân loại chợ đêm theo các tiêu chi phân loại chợ nói chung như
đã đề cập ở phần trên Tuy nhiên do đặc thù của chợ đêm, còn có thẻ căn cứ
vào nét đặc sắc của chợ mà phân loại thành 3 dạng chủ yếu: chợ đêm buôn
đa dạng mặt hàng, chợ đêm buôn bán mặt hàng nông sản và chợ đêm du lịch Hà Nội hiện nay phổ biến 3 dạng chợ đêm là: chợ đêm mua sắm dành cho sinh viên, chợ đêm buôn bán mặt hàng nông sản và chợ đêm du lịch
+ Chợ đêm sinh viên: Hà Nội hiện có hai chợ đêm mua sắm dành cho
sinh viên là chợ đêm sinh viên Dịch Vọng và chợ đêm sinh viên Phùng
Khoang Đều là chợ đêm nhưng mỗi chợ có một đặc điểm riêng khác nhau,
Trang 1718 đến 23 giờ là thời điểm hoạt động của chợ sinh viên, người bán hàng,
chủ yếu là sinh viên bày bán tất cả những mặt hàng từ giày dép, quần áo,
túi xách Từ sau 23 giờ đến 11 giờ sáng hôm sau là thời điểm chợ đầu mối
hoa quả hoạt động
Chợ Phùng Khoang được hình thành cũng do nhu cầu mua sắm của sinh viên các trường trên địa bàn như sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Kién trúc, Đại học Hà
Nội Hàng hóa ở chợ cũng rất nhiều nhưng lượng khách và lượng người mua
không nhiều bằng hai chợ kia Điểm khác biệt của chợ đêm này là sách được
bày bán rất nhiều nhưng không phải ở trong chợ mà đọc đường Nguyễn Trãi + Dạng chợ đêm phục vụ nhu cầu của người dân thành phố về các mặt
hàng nông sản tươi sống Chợ đêm kiểu này đã hình thành từ lâu, chủ yếu hình thành tự phát, không dược thành lập, tổ chức, xây dựng (trừ chợ quả Long Biên, chợ hoa Quảng Bá, chợ rau Dịch Vọng) Chợ thường họp từ 2 đến 5 giờ sáng, đông nhất vào lúc 3 - 4 giờ sáng Vì chợ họp đêm, trong một thời nên có một không khí đặc biệt nhộn nhịp, tép nập nhưng không,
Chợ hoa Quảng Bá họp ở trên đê Yên Phụ thuộc địa phận phường
Quảng An (quận Tây Hồ) Đây là nơi cung cấp hoa chủ yếu cho các hộ kinh
doanh hoa tươi trong nội thành Hoa được chuyển tới chợ từ nhiều nơi, xa nhất là Đà Lạt, gần là từ các làng ngoại vi Hà Nội như Nghỉ Tàm, Ngọc Hà,
Quảng Bá, Phú Thượng, Tây Tựu Khách đổ về mua hoa chủ yếu là ở nội
Trang 18những quầy hoa trai dai theo các cột đèn đường Chợ hoa Quảng Bá họp từ 2
đến 5 giờ sáng, nhộn nhịp nhất là khoảng vào khoảng 3 giờ
Chợ Long Biên là chợ quả lớn nhất miền Bắc Chg hop cả ngày lẫn đêm
nhưng đông đúc, nhộn nhịp nhất là trong khoảng thời gian ngắn từ 3 đến 4 giờ
sáng Từ 2 giờ sing đã có nhiều xe tải chất đầy các loại quả đỗ quanh chợ để
chuẩn bị bán cho các hộ kinh doanh Hoa quả được vận chuyển đến đây từ khắp nơi trên đất nước, thậm chí từ Trung Quốc, gồm đủ các loại Mặc dù có
một lượng lớn các loại quả được vận chuyển đến chợ mỗi đêm nhưng tắt cả
đều được bán buôn, phân chia trong vòng từ 2-3 tiếng Các loại quả được khách mua, lựa chọn, phân loại và đóng hộp ngay tại chợ, sau đó lại được vận
chuyển đến tay người tiêu dùng khắp các tỉnh miền Bắc Âm thanh đặc trưng của chợ hoa quả Long Biên là tiếng kĩu kịt phát ra từ những chiếc đòn gánh
tre trên vai những người gánh quả thuê cho các hộ mua buôn khi họ vội vã
sánh những hộp quả từ các xe tải về điểm tập kết
Ngoài những chợ trên, ở Hà Nội còn có một số chợ rau quả đêm khác như chợ rau Cầu Mới, chợ rau Dịch Vọng, chợ rau quả Đồng Xuân Hàng đêm các chợ này buôn bán một lượng lớn rau quả phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô
+ Dang chợ đêm thứ ba là chợ đếm dự lịch Dạng chợ này vừa phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của người dân địa phương, vừa thu hút du khách Hình thức chợ này được tổ chức ở rất nhiều nước trên thế giới, nhất là khu vực
chau A và hoạt động rất hiệu quả Chẳng hạn như chợ đêm Patpong ở Bang
Kok, “night bazaar” & Chiangmai (Thai Lan), chợ đêm wanchai (HongKong),
chợ Namdeamun ở Seul (Hang Quốc) mang bản sắc địa phương với hàng
hóa đủ chủng loại, những khu ẩm thực với hàng trăm quây thức ăn và những
buổi biểu diễn nghệ thuật ở sân khấu ngoài trời Ở Việt Nam, một chợ đêm
Trang 19đêm phố cỗ mang đúng tính chất chợ đêm du lịch
Nói đến chợ đêm Hà Nội không thể không để cập đến một loại chợ đặc
biệt, đó là hội chợ Do vị thể của Hà Nội là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa xã hội, nên hàng năm trên địa bàn thành phố có hàng chục hội chợ, triển lãm diễn ra Đã từ lâu, đi tham quan, mua hàng tại các hội chợ đã trở thành một thú vui, một thói quen của người dân Hà Nội, đông nhất là vào ban đêm khi
mọi người có thời gian rảnh rỗi Với dạng hội chợ diễn ra vào ban đêm, từ 7
giờ tối đến 10 giờ tối, hoặc có hội chợ diễn ra cả ngày lẫn đêm thì cũng có thể
coi đây là dạng chợ đêm đặc biệt
Cuối cùng phải nhắc đến một loại chợ cao cấp, đó là siêu thị Ở Hà Nội
có một hệ thống siêu thị rất lớn nằm rải rác các phố lớn Các siêu thị bán đủ
các loại hàng, giá cả tuy hơi cao nhưng chất lượng hàng hóa đảm bảo Hầu hết
các siêu thị đều phục vụ khách đến tận 10 giờ đêm 1.1.3 Văn hóa chợ
Ngày nay, qua các phương tiện thông tìn đại chúng, cụm từ “van hóa” trở nên quá quen thuộc Chúng ta có một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, có nhiều danh nhân văn hóa, có làng văn hóa rồi gia đình văn hóa, trình độ văn hóa lại có văn hóa thị dân, văn hóa học đường, văn hóa doanh nghiệp, văn hóa m thực và có cả văn hóa chợ Vậy văn hóa là gi? Từ văn hóa có thể được hiểu theo nhiều phương diện và bình diện khác nhau, bởi bản thân nó mang một ngoại diên rộng lớn mênh mông, là sự sáng tạo của con người từ
cái nhỏ nhất đến cái lớn nhất trên mọi lĩnh vực sinh tổn Tùy mỗi trường hợp
công việc mà người ta định nghĩa nó để cho công việc được chuẩn xác Song
Trang 20với tự nhiên (tự nhiên với nghĩa là nguyên thô) Tuy nhiên, khi sử dụng văn
hóa trong đời sống, chúng ta có thể hiểu theo các cách sau:
~ Khi văn hóa đi liền với tên một quốc gia, một dân tộc, một giai đoạn phát triển của loài người như: Văn hóa Việt Nam, văn hóa Nhat Bản, văn hóa Cé Dai thi văn hóa là toàn thể những cấu trúc xã hội, tôn giáo, những biểu thị trí tuệ, nghệ thuật, đặc định một xã hội
~ Khi muốn nói tới từng yếu tố cấu thành văn hóa, người ta đặt từ văn
hóa đứng trên với tư cách là loại, tiếp theo yếu tố nào nói đến thì yếu tố đó
là chủng Ví dụ như: văn hóa vật chất, văn hóa tỉnh thần, văn hóa phong,
tục, văn hóa văn nghệ Khi này toàn thể các sản phẩm thuộc chủng ấy đều
thuộc văn hóa
~ Người ta cũng dùng từ văn hóa với nghĩa là lối sống như văn hóa thị
dân, văn hóa nông dân
~ Những từ ngữ trong đó từ văn hóa được kèm theo là một danh từ với chức năng định ngữ như: văn hóa dân gian, văn hóa bác học, văn hóa chợ, có nghĩa là toàn bộ các tác phẩm văn hóa do một xã hội hay một nhóm xã hội sản
xuất nên
Với ý nghĩa đó văn hóa chợ được hiểu là ứoàn thể các giá trị văn hóa
(vat chdt va tinh thin) do cong đồng người trong môi trường chợ tạo nên
'Văn hóa chợ phản ánh đời sống kinh tế - xã hội của người dân trong vùng
Như vậy, văn hóa chợ được hiểu phần nào dựa vào khái niệm và cách
dùng của từ “văn hóa”
'Văn hóa chợ là một bộ phận cấu thành nên bản sắc văn hóa Việt Nam
độc đáo Thông qua các nét văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, chợ phản ánh lịch sử của miễn đất: từ đời sống kinh tế - xã hội đến phong tục tập quán,
Trang 21kinh doanh trong chợ có những hành động cạnh tranh thiếu văn hóa, lịch sự
'Và, cũng từ chính sự nhộn nhạo ở chợ mà nhiều người nghĩ sai về cụm từ văn hóa chợ Họ thường đánh đồng chợ với nơi tụ họp của những thành phần
thiếu giáo dục, thiếu học thức với những hạng đầu trộm đuôi cướp Dễ dàng, nhận thấy điều đó trong các thành ngữ: “Kẻ đầu đường xó chợ”, “cách xử sự
như con buôn”, “chua ngoa như mấy my hing tôm, hàng cá”, “chợ chưa hop
kẻ cắp đã tới” Và thực tế không tránh khỏi những cảnh thiếu văn hóa như:
vậy trong chợ
* Văn hóa vật chất
~ Địa điểm hop chợ
“Thường là nơi rộng rãi, thuận tiện cho giao thông di lại của người dân
địa phương Mỗi vùng đắt lại có những đặc trưng riêng tạo nên một kiểu chợ
đặc trưng như: chợ vùng cao là trung tâm của cả vùng, thường họp các thung
lũng bằng phẳng, rộng rãi, bao quanh là màu xanh của núi rừng ngút ngàn;
'Chợ miền duyên hải thường họp từ sáng sớm đến tỉnh mơ, ngay trên bờ biển,
khi các đoàn thuyền đánh cá vừa cập bền đề thu mua hải sản tươi sống; Người
dan miễn Nam tận dụng hệ thống kênh rạch chẳng chịt để hình thành các chợ nỗi độc đáo trên sông Còn ở đồng bằng Bắc Bộ, các chợ thường họp ở trung, tâm kinh tế của vùng, ngay sát bên bến sông để thuận lợi cho việc thông
thương Mật độ chợ càng đông tại các tỉnh, thành phố nhằm đáp ứng nhu cầu
rất lớn của các tằng lớp thị dân, công chức Đôi khi vì sự thuận tiện nên các chợ cóc, chợ xanh mọc ra ngay trên via hé, lòng đường làm cản trở giao
Trang 22- Quy hoach, quy mo cia cher
Các chợ Việt Nam có một đặc trưng rất khác biệt so với các chợ
phương Tây về mặt quy hoạch Trải qua nhiều thể kỷ, đời sống kinh tế, xã hội cổ truyền Việt Nam vận hành theo hình thái kinh tế mang đậm tính công xã nông thôn Sự phụ thuộc vào tự nhiên của nền kinh tế nông nghiệp lúa nước
đã dẫn đến tư duy thiên về cảm tính nhiều hơn tư duy logic trừu tượng Điều
này thể hiện ngay ở tính tự nhiên, tự phát trong quy hoạch về đường đi, cách
bố trí các sạp hàng trong các khu chợ người Việt Nam Điều nảy khiến du khách Châu Âu cảm thấy tò mò, thú vị
~ Cơ sở vật chất, kỹ thuật hạ tầng của chợ
Trước đây, chợ Việt truyền thống thường rất đơn giản đến mức sơ sài
Đa số các chợ chỉ gồm vài cái lều tranh, thậm chí có chợ họp trên những khu
đất trống, người bán bày hàng trên chðng tre hoặc ngay trên mặt đất Trong
bối cảnh hiện nay, vấn đề cơ sở vật chất, kỹ thuật ha ting của chợ ngày cảng,
được chú trọng và được coi là yếu tố không thể thiếu để duy trì việc họp chợ
Thông qua hệ thống nhà xây, các cửa hàng, sạp hàng, hệ thống cầu cống,
đường xá, hệ thống điện chiếu sáng, nước sinh hoạt cho thấy mức độ hiện
đại của chợ, từ đó biết được tình hình kinh tế, mức sống, tập quán của người
dân địa phương Một số chợ lớn tại các thành phố có cơ sở hạ tầng khang trang như tại Hà Nội có chợ Đồng Xuân, chợ Hôm, chợ Cửa Nam; Huế nỗi
tiếng với chợ Đông Ba; tại Thành phố Hồ Chí Minh có chợ Bến Thành, chợ Lớn Đây là các chợ truyền thống theo kiểu “bán lộ thiên”, tức là: chợ được chia thành hai khu vực bao gồm trong nhà có mái che kiên cố và phần không
Trang 23
tạo, văn hóa của loài người, là một bộ phận chủ chốt cầu thành nên bắt kỳ
khu chợ nào trên thế giới Bên cạnh đó hàng hóa cũng là một yếu tố tạo nên
những đặc trưng riêng và sự khác biệt giữa chợ này và chợ khác vì nó
mang đậm sắc thái văn hóa của khu vực, quốc gia, dân tộc, vùng miễn
“Chợ Việt Nam có các loại hàng hóa đặc trưng như hoa quả nhiệt đới, lương
thực thực phẩm tươi sống và đặc biệt là đồ thủ công mỹ nghệ mang đậm
bản sắc văn hóa việt, không nơi nào trên thể giới có được Sự đa dạng,
phong phú của các loại hàng lạ mắt đã là một nét cuốn hút lớn Bên cạnh
đó, sự bài trí, sắp đặt hàng hóa trên các sạp hàng cũng khiến du khách cảm
thấy thích thú Sự ngạc nhiên của du khách càng tăng gấp bội khi chứng
kiến việc sơ chế nông sản, thực phẩm tươi sống ngay tại chợ của người bán
hàng như chế biến các món ăn, các loại bánh trái đặc biệt là khi chứng
kiến những thao thác thành thục của các nghệ nhân thủ công mỹ nghệ: nặn tò he, vẽ tranh, nặn tượng, tô tượng, thêu ren
~ Âm thực chợ - nét văn hóa đặc sắc
Ăn uống là nhu cầu tắt yếu của con người Khác với quan niệm gấp gáp, thực dụng của người phương Tây, ăn uống chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống của người Việt Trong các lễ hội, đình đám không thể không
có mâm cổ, trước để dâng lên thần linh, ông bà tổ tiên, sau đó phân chia mỗi
người một chút lộc để lấy may Ngày thường, ngoài những bữa chính cung,
cấp năng lượng cho lao động, còn có rất nhiều thứ quà khác nhằm thỏa mãn thú vui ẩm thực của con người như phở, bún, xôi, chè, cháo, bánh kẹo
Những quà này được bán nhiều trong các khu chợ Trước tiên là để phục vụ
nhu cầu ăn uống của tầng lớp thương nhân trong chợ sau là nơi nghỉ chân của
Trang 24loại quà đặc sản, đại diện cho chợ và văn hóa cả vùng Chợ Đồng Xuân đã
từng nỗi tiếng với những gánh quà mang đậm hương sắc Hà thành Ngược lên
vùng cao miền núi phái Bắc, các dân tộc thiều số xuống chợ phiên như đi trây
hội Từng tốp người dân tộc ngồi quây quần bên nỗi Thắng cố bốc hơi nghỉ
ngút, những bát rượu ngô trong vắt sóng sánh trên tay, khuôn mặt rạng ngời
niềm vui hội ngô sau những ngày lao động mệt mỏi ~ Trang phục của người bản, người mua
Cùng với ẩm thực, trang phục cũng phản ánh văn hóa trong đời sống
thường nhật của người dân địa phương Điều này đặc biệt thấy rõ tại các chợ
vùng cao Những bộ trang phục rực rỡ khiến cho du khách ngỡ tưởng mình
đang đi lạc vào thế giới cô tích rực rỡ sắc màu Và những bộ trang phục cổ
truyền tự dệt tay của phụ nữ vùng sơn cước đã trở thành điểm hấp dẫn của
vùng của du lịch văn hóa vùng núi phía bắc Khi đến chợ ở đồng bằng, ta có
'thể phân biệt một cách ước lệ các thành phần người ở đó thông qua trang phục
của họ, được ngắm nhìn cách ăn mặc lạ lẫm cùng các cử chỉ tự nhiên
* Văn hóa phi vật chất ~ Chợ - những dấu ấn lich sie
Chợ Việt Nam có lẽ được hình thành từ thời lập quốc, theo truyền
thuyết từ thời Hùng Vương, người Việt đã biết giao lưu buôn bán với nước
ngoài, chợ là nơi trao đổi hàng hóa, sản phẩm giữa các cộng đồng người khác
nhau Cùng với tiến trình lịch sử đân tộc, chợ cũng thay đổi Bởi chợ được hình thành do nhu cầu trao đổi hàng hóa của người dân địa phương Củng với sự phát triển của cộng đồng dân cư, chợ cũng thay đổi và phát triển tương, ứng Những chợ được hình thành lâu đời trên một vùng dắt sẽ được chứng
Trang 25hóa — lich sir da dién ra tại chợ ta sẽ phần nào hiểu biết về lịch sử mảnh đất
hình thành nên ngôi chợ
~ Chợ - nơi bảo lưu các giá trị văn héa truyén thẳng,
Chợ chính là nơi bảo lưu và thể hiện rõ nét nhất các giá trị văn hóa kinh
doanh truyền thống của dân tộc Nồi bật là ý thức công đồng được biểu hiện ở
triết lý kinh doanh “buôn có bạn, bán có phường” Chợ cũng là nơi mà các
hành vi buôn bán kinh doanh phi đạo đức bị cả xã hội lên án: “Buôn gian bán
lận”, *Treo đầu dé bán thịt chó”, *Thật thà như thê lái buôn”
Đặt chân đến bat ky chợ nào dù trên một miền đất xa lạ, du khách vẫn
sẽ cảm nhận được văn hóa của cư dân địa phương thông qua các minh chứng
vật chất hiện hữu khi quan sát tập quán mua bán của người dân, cách ứng xử
của người mua, người bán, các quan niệm, tín ngưỡng trong môi trường mua
bán Người Việt Nam vốn trọng tình nghĩa và thể hiện tính cộng đồng ngay trong công việc làm ăn, buôn bán, hỗ trợ nhau khi công việc không được
thuận buồm xuôi gió Tuy nhiên, làm ăn kinh tế liên quan đến kế sinh nhai
nên đôi khi vẫn xảy ra tình trạng cãi cọ, tranh giành khách giữa các chủ hàng
như "ép giá”, 'nói thách cắt cổ” đối với khách hàng Tại chợ còn diễn ra một
số sinh hoạt như bói toán, chọi gà, hát giao duyên, cò quay ăn tiền Chợ còn là nơi giao tiếp giữa các dân tộc như chợ phiên, chợ vùng cao Ngoài lý do
mua bán, chợ còn là nơi gặp gỡ, hen hò, thăm hỏi, vay mượn, thanh toán, làm
quen, hẹn hò, tỏ tình, kết bạn, thăm hỏi tin tức của người thân lâu ngày không
có liên lạc Còn rất nhiều ứng xử khác tại chợ và tắt cả hòa quyện vào nhau để tạo nên một sắc thái văn hóa duy cảm cho chợ nói chung, chợ Hà Nội nói
Trang 262
+ Van héa tm Linh của người bán:
Với quan niệm có thờ có thiêng, có kiêng có lành, những người bán hang tự hình thành nên những kiêng ky độc đáo cả trong hành vi và ngôn ngữ
Mỗi cửa hàng kinh doanh, buôn bán đều có một ban thờ nhỏ ngay sát mat dit trong góc nhà Đó là ban thờ thần tai, hay ông địa
Người Việt quan niệm, mọi sự khởi đầu trong buôn bán đều rất quan
trọng Chính vì vậy, khi khai trương cửa hàng mới hay mở hàng trong đầu
năm đều hết sức quan trọng Theo phong thủy, cần phải chọn ngày giờ tốt hợp
với chủ thì việc buôn bán cả năm sẽ thuận lợi Chon giờ hoàng đạo để mở cửa
hàng, tìm đúng người tốt để mua hàng, đó là việc mà các chủ doanh nghiệp
thường làm để đón lộc đầu năm Thông thường người ta chọn người hợp tuổi
để “xông đất” nhưng điều cần nhất là có vía âm, vía dương tức là cả nam và
nữ tới mở hàng đầu năm Nếu chỉ có nam thì dù lẻ hay chẵn, cả năm sẽ thất
bại Do đó mỡ cửa hàng các chủ buôn bán phải chọn tìm 1 nam, 2 nữ hoặc 2
gái, 3 trai và để mọi thứ hoàn hảo thì cửa hàng cũng chọn giờ cho đúng để
không phạm vào sao xấu
Những người buôn bán quan niệm sáng sớm ra ngõ kiêng gặp đàn bà, con gái, phụ nữ đang mang bầu nhỡ có gặp thì phải quay về nhà ngồi chờ
năm, mười phút rồi mới bắt đầu xuất hành
Kiêng mở hàng cho dan ba con gái với quan niệm "năng vía” Họ thích những người khách nhanh nhẹn để lấy may cho cả ngày, hỉ vọng hàng hóa còn lại của họ cũng được bán nhanh chóng như vậy
Quan niệm về sự may rủi của các con số: Người đi buôn quan niệm:
Số 2 — tiên bạc, số 3- tải, số 4 — tử, số S — sinh, số 6 - lộc, số 7 ~ thất, số 8 — phát, số 9 - mỹ mãn Kiêng đi buôn xa vào những ngày xấu: “chớ đi
ngày bảy, chớ về ngày ba”, “mùng năm, mười bốn, hai ba; trồng cây cây
Trang 27
Còn rất nhiều kiêng ky khác được lưu truyền trong giới buôn bán như:
“Buôn bán kiêng nói con khi, con tiều, con hủm, con beo, sợ ế hàng Bán
hàng kiêng mặc cả một nhời, sợ không được may mắn Kẻ bán hàng kiêng, người ta bước qua đòn gánh, sợ gánh không cân." Rồi còn “kiêng ngày kiêng tháng, kiêng đứng kiêng ngồi, kiêng ăn kiêng mặc , kiêng cả đến sáng sớm đồi nợ ” [5, tr255]
+ Chơi chợ tết ~ nét văn hóa đặc sắc của người Việt
Người Việt có rất nhiều lễ hội diễn ra trong cả năm nhưng Tết nguyên
đán là lễ hội lớn nhất Tết được coi là dịp nghỉ ngơi sau cả một năm lao động
vất vả và đón chào năm mới với hi vọng tốt lành Cuối năm, gia đình nào
cũng bận rộn chuẩn bị mua sắm thức ăn, vật dụng trang hoàng nhà cửa đón
tết Chính vì vậy, chợ tết đông vui khác thường Chợ đầy ắp hàng hoá đủ sắc màu, hoa quả rực rỡ tỏa hương ngào ngạt trong gió xuân Lòng người đi chợ
cũng phơi phới niềm vui hòa cùng đất trời Không chỉ các bà, các chị mới đi
chợ sắm tết mà còn có cả các cụ giả, trẻ nhỏ, các nam thanh nữ tú chen vai vào chợ để ngắm nhìn, để cảm nhận không khí xuân Đặc biệt nhất là các chợ hoa tết Chợ chỉ họp trước tết một hai tuần
thục vụ nhu cầu mua hoa, cây
cảnh về trang hoàng nhà cửa của mỗi gia đình khi đến đến Người đi mua,
người đi ngắm nô nức, tấp nập, nét mặt ai cũng vui tươi, rạng ngời trong
muôn vàn muôn hoa khoe sắc chào đón xuân về
“Tóm lại, chợ Việt Nam với những nét đẹp văn hóa đã có sức hấp dẫn và việc tim hié
1, khai thác những nét đẹp này là điều vô cùng thú vị
1.2, Phố - chợ lội
1.2.1 Sự xuất hiện chợ trên mảnh đắt Thăng Long - Kẻ Chợ
Học giả Pháp, Andre Mason, trong tác phẩm “Hà Nội giai đoạn 1873-
1888”, đã nhận xét: “Không thể hiểu sự phát triển của thành phố hiện đại Hà
Trang 28”
Nội nếu không biết đến nét cổ kính của đô thị An Nam chen lẫn các khu phố
Tây” Qủa thật, hình ảnh của thủ đô một nước Việt nam đang đi lên nhanh
chóng từ một nền nông nghiệp lạc hậu và sản xuất nhỏ được phản ánh khá rõ
nét qua hình ảnh và đời sống của các phố - chợ ở Hà Nội
Kế từ ngày định đô - thế kỉ XI đến nay, Thăng Long - Kẻ Chợ - Hà Nội
đã không ngừng phát triển và trở thành một đô thị lớn nhất cả nước (bao gồm
hai phần cơ bản là Thành và Thị), một trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế có
tầm vóc quốc gia Trải qua nhiều biến cố thăng trằm lịch sử, xu thế chung của
sự phát triển đó là nhường bước dần về tầm quan trọng của phần Thành
chuyển sang phần Thị Trong đó, khu buôn bán phía đông thành với hệ thống
sông Hồng và sông Tô Lịch (khu phố cổ hiện nay) vẫn là hạt nhân tập trung,
nhất của các hoạt động kinh tế và đô thị Cứ như vậy, phần Thị của Thăng
Long chuyển từ bộ phận cộng sinh thành yếu tố độc lập Sự biến chuyển đó
thể hiện một Thăng Long, mang đầy đủ ý nghĩa kinh tế và chứng tỏ sự chín
mudi trong sự phát triển kinh tế của nó: *Kẻ Chợ” Kẻ Chợ để phân biệt với kẻ quê như Kẻ Sở (thôn Quán La), Kẻ Nành (xã Ninh Hiệp), Kẻ Bưởi (vùng,
Bưởi) Từ “Kẻ” là một từ cỗ giống như từ “Làng” Vì vậy mới có câu: “Đất lề quê thói” hay như “Đất lề Kẻ Chợ" Người Kẻ Chợ với nền nếp văn hiến kinh kỳ thật xứng đáng với câu vi ma dân gian đã đúc kết:
“Ching thơm cũng thể hoa nhài, Dẫu không thanh lịch cũng người Trằng An”
Kết cấu kinh tế của Ké Cho thé ki XVII - XVIII và sau này cũng là kết cấu kinh tế của Hà Nội thể ki XIX, bao gồm một loạt yếu tố có liên quan chặt
chẽ với nhau trong cùng một hệ thống: một mạng lưới chợ, một bến cảng ~
sông, các phố phường nội thị và một số làng ven đô Trong đó, mạng lưới chợ
Trang 29yếu tố khác, chính vì vậy được thể hiện kết tinh trong tên gọi dân gian của thành phố Kẻ Chợ
Mạng lưới chợ: Mạng lưới chợ ở Thăng Long đã xuất hiện từ rất sớm
'Năm 1035, vua nhà Lý "mở chợ Tay Nhai với hành lang dài” [30, tr211] (nay có thể ở quăng chợ Ngọc Hà) Cũng thời gian này, vua Lý Thái Tông cho mở
phố chợ về Cửa Đông (quãng phố Hàng Buồm ngày nay), hàng quán chen
chúc sát bên đền Bạch Mã, rất huyên náo Đến thời Trần, trong Án Nam tie swe - sir gia Trần Cuong Trung đã nói đến một mạng lưới chợ họp định kì (2 ngày XVII, mạng lưới chợ ở Thăng Long đã phát triển mạnh mẽ Vì là nơi phồn hoa đô
một lần), hàng hóa phong phú, có dựng lều quán Trong thể ki XVII
hội, tụ tập đông người nên mật độ các chợ ở đây dày đặc hơn các nơi khác,
nhất là tại nơi buôn bán tập trung Đến thế kỷ XIX, Đại Nam nhất thống chí
ghi thêm các Chợ Mới (quãng phố Hàng Chiếu), chợ Đông Thành (quãng phố
Hàng Vải, Hàng Gà), chợ Yên Thọ (ô cầu Dẻn), chợ Yên Thái (Bưởi)
Về địa điểm họp chợ, giỗng như các địa phương khác, chợ Thăng long
~ Hà Nội thường tập trung ở những nơi công cộng thuận tiện cho việc di lại, trao đổi buôn bán Nhìn chung chợ thường họp ở các cửa ô, cửa thành và bờ
sông, bờ kênh
Cửa ô là nơi tập kết quan trọng của khối dân chúng các làng xã phụ cân
ngoại thành Đại La, khi mang hàng hóa vào trao đổi với dân chúng nội thị
“Thuộc loại này ta có thể kể đến chợ Yên Thái (Bưởi), chợ Dịch Vong (ô cầu
Giấy), chợ Cầu Dừa (ô chợ Dừa), chợ Yên Thọ (ô Cầu
), chợ Ông nước
(ô ông Mác hay còn gọi là ô Đông Mác)
Cửa thành là nơi ra vào, trao đổi thường xuyên giữa khối dân quan liêu
~ quân sĩ trong thành và khối bình dân ngoài phố xá Hàng ngày, các gia
nhân, nha lại của vua qua ra ngoài thành mua bán một khối lượng các thức ăn,
Trang 3026
cạnh cửa thành, đã sớm xuất hiện các khu phố sằm uất Cửa thành xưa nhất
của Thăng Long có khả năng là chợ cửa Tây (chợ Tây Nhai) thành lập từ đời
Lý Trong thế ki XVI, sử có có nhắc đến một chợ là chợ Hoàng Hoa thị (chợ hoa vàng) [30, tr.85] Các nhà nghiên cứu cho rằng vị trí của nó nằm giữa chợ
Ngọc Hà ngày nay Chợ Cửa Đông cũng là một chợ cổ và sằm uất, vì cửa
Đông Môn thời Trần là cửa Đông Hoa, trực tiếp ăn thông ra khu vực buôn
bán của Kinh thành (6 quãng Hàng Đường, hàng Buồm bây giờ)
Chợ Cửa Nam là chợ lớn nhất của Thăng Long ~ Hà Nội, vì Cửa Nam
là nơi ra vào chính của vua chúa, quan lại và các vị tân khoa nho sĩ và tất cả
những ai có việc phải đi đến hoàng thành Cạnh đó các trạm kiểm soát Đình
Ngang, cũng có một cái chợ nhỏ hơn là chợ Đình Ngang Hai bên bờ sông Tô
Lịch cũng là nơi họp chợ đông đúc, buôn bán tấp nập Các chợ mọc lên hai
bên bờ sông Tô, một số là chợ đặc sản như chợ gạo, chợ Hàng Cá, chợ cẩu
Đông Chợ cầu Đông nổi tiếng kinh thành và đã đi vào câu ca dao “Ba gid di
chợ Cầu Đông/ Xem một quẻ bói lấy chồng lợi chăng ” Chợ Bạch Mã (còn
soi là chợ Cửa Đông) liền sát đó là quãng phố Hàng Buồm hiện nay, họp sát
L đặc biệt là các phú
'bờ sông Tô, trên bến dưới thuyền, hoạt động buôn b;
thương Hoa Kiều
Ngoài các chợ cửa ô, cửa thành, bờ sông kẻ trên, còn phải kể đến
những chợ lưu động, không tên của Kẻ Chợ, ở đó những người buôn bán rong, đã tụ họp lại dọc theo các đường phố, những ngã ba, ngã tư, những khoảng
đất trồng, tóm lại là tất cả những nơi có người qua lại, ngồi bán hàng không
cần hàng quán Đây là cảnh một loại chợ vào những năm 80 của thế ki XIX
được một học giả Pháp ghi lại: Người nông dân ngồi ngay xuống đắt, trên
đường phổ, hàng hóa để ngay trong một vuông vải hay một cái làn, thậm chí
trên đất bụi Các chợ của thành phố không được bố trí trật tự Thương nhân
ngồi bán la liệt ở các ngã tư, các nơi công cộng, trên đường phố, bắt kì đâu
Trang 31Ngày nay, mặc dù thành phố đã thay da đổi thịt nhưng những ấn tượng, ngạc nhiên của du khách nước ngoài đã ghi lại gần như trong cùng câu
chữ với nhận xét của du khách thế kỷ XVII, mỗi phố có quy định riêng để bán, y như các hợp tác xã trung cỗ của các thành phố Châu Âu
Thời gian họp chợ: ở Thăng Long, việc họp chợ theo chu kỳ có lẽ đã
có từ lâu Trong 4n mam túc sự Trần Cương Trung (sử Trung Quốc đời Trần)
đã có nhận xét là: “Chợ cứ hai ngày họp một lần”
Cũng giống như chợ ở các địa phương khác, chợ ở Thăng - Hà Nội họp
từ sáng sớm cho đến quá trưa, từ 7 giờ sáng và kéo dài cho đến 2 giờ chiều,
có chợ từ 7 giờ sáng đến Š giờ chiều Nhìn chung, thời gian họp chợ trong
ngày ở Thăng Long ~ Hà Nội dai hơn các địa phương khác Đó có thể là vì số lượng người mua bán và số lượng người trao đổi hàng hóa ở đây nhiều hơn
'Có một số chợ chỉ họp lúc chiều tối, gọi là chợ hôm, có lẽ chỉ phục vụ riêng,
cho những khách hàng tiêu thụ tại chỗ ở gần đấy, như chợ hôm ở phố gần
Hàng Bè (còn gọi là Nam phố)
Các mặt hàng buôn bán: Chợ Thăng Long ~ Hà Nội là chợ lớn nhất trong toàn quốc, cho nên số lượng các mặt hàng hóa buôn bán cũng rất lớn và
phong phú Hầu như tắt cả các mặt hàng trong và ngoài nước đều bán ở đây
“Ta có thể kể đến hai loại hàng chính: hàng nông sản và hàng thủ công nghiệp
+ Hàng nông sản: do vị trí thuận lợi đầu mồi của các trục giao thông
thủy bô, do mật độ cư dân đông đảo và sự có mặt thường trực của một bộ máy
h chính = quân sự to lớn với những nhu cầu tiêu thụ hàng ngày Đó là gạo các lái buôn mang từ Hải Dương và các vùng phụ cận theo dòng sông Hồng cập bến ở cửa sông Tô Lịch, họp riêng thành một chợ đặc sản gọi là chợ Gạo
Thịt cá, các mặt hàng phổ biến sau gạo, được cung cấp từ hệ thống sông, hồ,
Trang 3228
kém gì cá Lư sông Tùng, cá ngon sông Bính, cá chép sông Hà, cá mè sông,
Lạc” Ta biết rằng thế ki XVIII, hàng năm nhà nước vẫn đặt thuế đánh cá hồ
Tây, mỗi năm lên đến hàng nghìn quan tiền Ngoài cá tươi, người ta còn buôn
bán ở Thăng Long một số lượng khổng lồ các loại cá mắm, cá khô và nước
mắm dung trong cdc chum vai dé s6, tỏa ra khắp phố phường một mùi nồng
nặc Ngoài ra, thịt lợn, thịt trâu bò có bán khắp các chợ Sau gạo, thịt, cá, các chợ Thăng Long ~ Hà Nội còn bán vô vàn các thứ rau quả, từ các làng nghề chuyên canh đặc sản ven đô đem về, trong đó có nhiều thứ nỗi tiếng trên toàn quốc, có thứ được liệt vào loại tiến vua Sự phong phú của các mặt hàng nông sản của chợ Thăng Long - Hà Nội không chỉ ở thóc gạo, rau quả, thịt cá Ở
Ké Chg, người ta còn thấy bán cả thịt chó, thịt mèo và cả châu chấu nữa + Hàng thủ công nghiệp: So với các mặt hàng nông sản thì hàng thủ công nghiệp không chỉ bày bán tại các chợ mà còn bán nhiều ở các cửa hiệu ở
các phố dành riêng cho từng mặt hàng, như phố Hàng Đào bán tơ lụa, phố
Hàng Ngang bán xiêm áo, phố Hàng Bạc bán trang sức kim hoàn, Hàng Đồng
ban đồ đồng, phố Hàng Tượng bán giảy dép, phố Bát Sứ bán hàng gốm sứ
“Thợ thủ công hầu hết là những người thuộc các tỉnh Hà Đông, Hà Nam, Hưng
'Yên, Hải Dương, Bắc Ninh những làng sẵn có nghề cỗ truyền Họ lên kinh
đô làm ăn, tập trung thành các phường hội thủ công, đem cả văn hóa cộng
đồng làng xã lên kinh kỳ Đối với quảng đại dân chúng bình dân vả nhất là
những người nông dân vùng phụ cận kéo về Kẻ Chợ thì họ vẫn thích mua trực
tiếp các loại hàng đó ở chợ, nó tiện và giá cũng rẻ hơn
“Tóm lại, chợ Thăng Long - Hà Nội họp ở tắt cả mọi nơi, tập trung ở các
cửa ô, cửa thành, bờ sông và trên dọc mọi đường phố, ở tất cả nơi nào có
người qua lại Chợ họp trong các lều quán dựng sẵn được bố trí cho từng mặt
Trang 33Toàn bộ Kẻ chợ là một cái chợ không lô, bao gồm các chợ lớn nhỏ, trải
khắp thành phố, trong đó dày đặc nhất vẫn là phía đông (khu phổ cỗ hiện
nay) Phổ - chợ trở thành nơi báo lưu các giá trị truyền thống của văn hóa
Việt - một sắc thái văn hóa mang đậm yếu tổ văn hóa nông nghiệp lúa nước
1.22 Phố - chợ Hà Nội: những xu hướng biễn doi
H
nông nghiệp lạc hậu và sản xuất nhỏ được phản ánh rõ nét qua hình ảnh và
ảnh của Thủ đô một nước đang đi lên nhanh chóng từ một nẻn
đời sống của các chợ Hà Nội
Cho đến đầu những năm 80, Hà Nội có các chợ lớn như chợ Đồng Xuân, chợ Hôm, chợ Mơ Còn các loại chợ trung bình thì được sắp xếp trong
các khúc phố ngắn, hàng quán bày bán ngay trên lòng đường như theo hàng ngang với các mái che tạm bằng nilon, nứa lá gác trên cọc tre như chợ Hàng, Bè, chợ Khâm Thiên các chợ kiểu này lần lượt mọc lên các khu tập thể đông dân Do nhu cầu mua bán chút ít thực phẩm của cán bộ, công nhân viên trên đường về nhà, còn có hàng trăm chợ cóc, chợ xanh, tự động mọc lên các
sóc phố, via hè
Từ cuối những năm 80, đời sống kinh tế phát triển mạnh cùng với
nhu cầu lập lại trật tự sinh hoạt xã hội, các chợ Hà Nội đã có những thay
dỗi rõ rệt
‘Vai nim gần đây, các siêu thị, cửa hàng tự chọn xuất hiện khá nhiều
Ngoài các chợ bình thường, ở Hà Nội còn có nhiều loại chợ đặc biệt như chợ hoa Quảng Bá, chợ rau qui Long biên
‘Thanh nién muốn tìm những quần áo “hang độc” thường tìm đến các
chợ quần áo cũ, trong đó phải kể đến hai địa điểm nỗi tiếng là gác hai chợ
Trang 34'Khu phố cổ cũng có những thay đổi do thời gian và do chiến tranh tàn
phá nhưng ta vẫn nhận ra một Thăng Long - Kẻ Chợ cỗ kính với những con
phố nhỏ lô xô mái ngói rêu phong, vẫn những gian hàng hẹp mặt tiền bán
hàng thủ công Chợ hoa Hàng Lược rực rỡ sắc màu trong ngày tết hay chợ
Hàng Mã nhộn nhịp vào ngày trung thu
Ngày nay, đời sống vật chất được nâng cao, nhu cầu mua sắm ngày
cảng nhiễu hơn trước, từ đó xuất hiện hệ thống các siêu thị, trung tâm thương
mại, các minimart tự phục vụ như: trung tâm thương mại Tràng Tiền (phố
Trảng Tiền), Vincom (phô Bà Triệu), siêu thị Metro Star (Cầu Giấy), Starbow
(Thái Hà) Hệ thống “siêu chợ” này chứng minh cho sự phát triển kinh tế của
Hà Nội trong quá trình đô thị hóa
Hà Nội mỗi thời kỳ đều có sự thay đổi Dù ở thời nào thì chợ đều phản
ánh các giá trị đặc sắc về lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội của mảnh đất và
con người Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn vật
1.2.3 Phố - chợ và Chợ đêm trên khu vực phô cỗ Hà Nội hiện nay
1.2.3.1 Sự hình thành Chợ đêm phổ cổ
Chợ đêm phố cổ Hà Nội, từ khi xuất hiện đến nay đã trở thành một thói quen, một nét văn hóa của riêng người dân Hà thành Khởi đầu từ chợ đêm
Đồng Xuân, được khai trương vào ngày 18 tháng 11 năm 2003 Tiếp đó, Chợ
đêm phố cổ được hình thảnh từ kết nối chợ đêm Đồng Xuân với tuyến phố đi
bộ Hàng Ngang - Hàng Đào - Hàng Đường, tạo thành chuỗi chợ đêm kéo đài
gần 3 km, từ Bờ Hồ đến Đồng Xuân Chợ họp vào ba buổi tối cuối tuần (thứ
sáu, thứ bảy, chủ nhật), riêng chợ đêm Đồng Xuân họp cả tuần
Năm trong lòng khu phố cố Hà Nội, với bề day lich sử gắn liễn cùng
sự hình thành và phát triển thương mại của đất Thăng Long, Đồng Xuân
Trang 35hiến, mà Đồng Xuân còn là nơi lưu giữ nhiều nhất những lề thói xưa eũ của đất Kẻ Chợ
Tuyến phô đi bộ Hàng Ngang - Hàng Đào là tuyến phô đi bộ đầu tiên
của Thủ đô, là ý tưởng thành công trong việc kết nối phố đi bộ và chợ tạo
thành một tuyển phố văn hóa, thương mai va du lich đặc sắc của Hà Nội Phố đi bộ Hàng Ngang - Hàng Đào - Hàng Đường và chợ đêm Đồng
Xuân (thường được gọi gộp là Chợ đêm phố cổ) được hình thành nhằm mục
đích: khai thác nét văn hóa phố cổ Hà Nội; quảng bá kiến trúc, không gian
phố cổ; giới thiệu sản phẩm làng nghề phố nghề Hà Nội và xây dựng điểm
đến cho du khách du lịch Hà Nội
Tuyến phố phố đi bộ Hàng Đào - Đồng Xuân kết nỗi với chợ đêm
Đồng Xuân thực sự trở thành một không gian đi bộ về đêm
Cũng như chợ Bến Thành ở Thành phố Hồ Chí Minh hay chợ Đông Ba
ở thành phố Huế, chợ đêm Đồng Xuân là một phần không thể thiếu khi nhắc
về Hà Nội trong dòng chảy lịch sử Nhà văn Băng Sơn đã viết: “Ai có dịp về
Hà Nội, nếu chưa đi chợ Đồng Xuân thì coi như mới biết một phần nhỏ, một
góc bé, hoặc chưa đến Hà Nội”
Chợ đêm bắt đầu mở cửa từ 7giờ tối, kéo dài từ đầu phố Hàng Đào đến
hết phố chợ Đồng Xuân, tạo thành một con phố đi bộ tắp nập, đông đúc Cứ
mỗi tối cuối tuần từ thứ sáu đến chủ nhật, dòng người từ muôn nơi lại đổ về
đây đi chơi, mua sắm, tự nhiên trở thành một thói quen không thể éu trong
tuần
Cũng do đặc điểm của các con phố họp chợ là các phố buôn bán, nên
khách có thể tìm thấy ở chợ đêm bắt cứ thứ gì liên quan đến nhu cầu ăn, mặc
và chơi Từ đoạn phố Hàng Ngang, Hàng Đào chuyên bán quần áo, đến khu
Trang 3632
dùng học tập ở Lương Văn Can, Hàng Mã, và các hàng tạp phẩm dọc phố
Ngõ Gạch, Hàng Cá Đoạn cuối chợ từ phố Đồng Xuân đến hết chợ Đồng
Xuân và đầu phố Hàng Giấy là đoạn phố bán gần như đủ mọi thứ hàng hóa,
vật dụng
Đoạn cuối chợ đêm cạnh chợ Đồng Xuân có riêng một khu ăn đêm, da dạng và phong phú với các món lẩu, món nướng, bánh khúc, xôi nóng
Ngoài ra, hàng ăn được bày bán khắp nơi Cả dọc khu chợ đêm đầy ip những hàng quán via hè, đó cũng chính là một nét văn hóa của con người
đất Hà thành
Người ta đi chợ đêm để mua sắm hoặc chỉ là đi bộ lừng thững theo
dòng người để cảm nhận được hết cái không khí của chợ đêm, cái nếp sống
người Hà Nội Lũ trẻ con hí hửng được đi chợ đêm với gia đình, nhong
nhong trên cổ bố hay nắm chặt tay mẹ đi giữa dòng người tấp nập chen
chúc, hoặc ngồi lê la nghịch tranh cát, vẽ tượng Những đôi đang yêu cằm
tay nhau đi giữa những con phố, cười nói hoặc chụp ảnh, mua một vài món
đồ đôi xinh xắn, cũng lăng mạn cho một ngày cuối tuần Khách du lịch và người nước ngoài đi tham quan mua sắm cũng nhiều, họ dễ dàng tìm thấy
những món đổ lưu niệm đậm chất Hà Nội, đậm chất Việt Nam mà giá
thành cũng tương đối rẻ
1.2.3.2 Những phố - chợ cận kẻ với Chợ đêm Đông Xuân - Hàng Đào Khu vực phố cổ là điểm tập trung nhiều phó - chợ nhất Hà Nội Những
phố chợ hoạt động tấp nập cả ngày lẫn đêm Ở Chợ đêm phố cổ, ngoài các gian hàng, quầy hàng bán đủ các loại hàng hóa quanh chợ thì những phố - chợ
xung quanh cũng có những quầy hàng lưu động bán đồ ăn nhanh, những gánh hàng quả, hàng ăn bán các loại đặc sản của Hà Nội và các địa phương miền
Bắc, các cửa hàng bán đồ lưu niệm, hàng thủ công truyền thống Những phố
Trang 37Can vn là những phố buôn bán tấp nập cả ngày lẫn đêm là những phố - chợ
tạo thành khu vực chợ đêm phố cổ nhộn nhịp và sằm uất
Bên cạnh những chợ đêm được tổ chức và quy hoạch, có những chợ
đêm tự phát họp ngay trên các phố vào những dịp Tết nguyên đán, Tết trung
thu Tuy không phải là chợ nhưng do sự tấp nập mua bán tại các cửa hàng, tại
ngay trên mặt phố, via hè và sự tập trung rất đông khách vào ban đêm (mặc
dù họp cả ban ngày) cho nên có thé coi đây là những chợ - “phố - chợ Đó là
chợ trên phố Hàng Lược, Hàng Mã
Trên phố Hàng Lược hàng năm vào những ngày trước tết nguyên đán
(từ 23 tháng chạp đến chập tối 30) có chợ hoa xuân Chợ hoa này mỗi năm chỉ
họp một phiên và phiên kéo dài liên tục 7 ngày, 7 đêm Tối 30 tết, mọi người chuẩn bị ra đón giao thừa thì chợ tan Phố Hàng Lược nhỏ bé, chợ hoa như một con sông trin bé, né tràn sang phố Hàng Mã, Hàng Rươi, Hàng Cót, Phùng Hưng Các buổi tối chợ hoa sáng trưng vì đủ các loại đèn được thấp
lên, từ các cửa hàng, các dãy hoa, cây cảnh đến các quây bán sách báo tết, tranh ảnh, lịch tết, câu đối tết Xen vào chợ hoa còn có nhiễu thứ hàng hóa
khác như bóng bay, dé chơi, túi lì xì, hàng đi bì
sứ, chậu cây, lọ lộc
, bát cắm hoa
Có thể nói chợ hoa là một hình ảnh thu nhỏ của văn hóa Hà Nội thanh
lịch biết ăn, biết chơi trong dịp tết cổ truyền Người đi chợ hoa là trai thanh gái lịch của Hà Nội, là những người già chơi đồ cô, cây thế, cá vàng, non bộ, rất sành với các thú chơi hoa Chợ hoa Hàng Lược đã thành truyền thống nay
đã mở rộng nhiều phố xung quanh, nhưng người Hà Nội gọi nó là chợ hoa
Hàng Lược để nhớ về một truyền thống văn hóa Hà Thành, khó có nơi nào có
được
Không biết chợ hoa Hàng Lược có từ bao giờ, chỉ biết đã bao đời nay,
Trang 38Tết vẫn rủ nhau về chợ hoa Hàng Lược, đón nhận sắc trời hương đất của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội
Hàng năm, cứ đến ngày 20-30 tháng chạp là người ta mang đảo, quất, cúc,
mai, hồng, hướng đương, cảm chướng, hải đường, trà mi cùng với chim lồng, cá cảnh, chậu cây từ các làng ven đô về đây xây nên một vùng hương sắc Chợ 'hoa Hàng Lược đông nhất là đêm 29-30 Tết, dòng người nêm chặt bị đây về một
phía Mọi người đều gặp nhau ở một niềm vui thưởng thức hoa xuân Dường như từ xửa từ xưa đến bây giờ, chợ hoa Hàng Lược vẫn thế, người ta không muốn thay đổi vì nét sinh hoạt văn hoá này đã truyền tâm linh cho người Hà Nội
đời này qua đời khác
Phố Hàng Mã chạy từ ngã tư Hàng Đường đến phố Phùng Hưng dài
339 m, đất cũ thuộc hai thôn Vĩnh Hanh và Yên Phú thuộc tổng Tiền Tic, huyện Thọ Xương - hai thôn xưa cách nhau bằng con sông Tô Lịch, sông đã bị lấp nên hai đoạn phố ở hai bên bờ đối diện tưởng như xưa nay vẫn liễn với
nhau, nay thuộc phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm - Hà Nội Là một trong
36 phố cỗ Hà Nội, rất gần với Hồ Gươm và chợ Đồng Xuân Phố Hàng Mã
kinh doanh nhiều mặt hàng, lúc nào cũng nhộn nhịp luôn là điểm đến của
khách du lịch trong và ngoài nước
Phố Hàng Mã là một trong những con phố buôn bán nhộn nhịp điển
hình của Hà Nội xưa và nay Đặc biệt, vào những ngày lễ, Tết, con phố này thực sự trở thành con phố của những âm thanh, sắc màu, ánh sáng dân gian và
mang đậm dấu ấn tâm linh của người phương Đông
Phố Hang Mã còn nỗi tiếng với kiến trúc đặc sắc là nhà hình ống và nhà chồng diêm Nhà hình ống với chiều dài, bề rộng có hạn, nhưng người
dân ở khu pI này đã sáng tạo nên không gian ở, thờ phụng, nghỉ ngơi, sản
xuất và buôn bán hợp lý, vẫn có cả khoảng không để đưa thiên nhiên vào
Trang 39'Vào dịp tết Trung thu cũng trên đoạn phố này là nơi họp chợ đỗ chơi
Trung thu Chợ đồ chơi này thường tấp nập vào ban đêm khi mọi người có
thời gian rảnh rỗi để mua đồ chơi cho trẻ con Không chỉ có những ông bố bà
mẹ đi mua đồ chơi cho con cái mà có cả nam thanh nữ tú đến mua đồ chơi
cho nhau, tặng bạn bè Ở đây có đủ các đồ chơi trung thu từ truyền thống đến
hiện đại như đèn lồng, đèn ông sao, đèn kéo quân, trống con, đồ chơi điện
tử Cả đoạn phố rực rỡ sắc màu, nhộn nhịp không khí mua bán, mọi người ai
cũng hân hoan ríu rít
Loại chợ như hai chợ trên một năm chỉ họp 1-2 lần và từ lâu đã được
xem là một nơi mua bán quen thuộc của người dân thủ đô Đây cũng là một hoạt động sinh hoạt văn hóa đặc sắc chỉ có ở Hà Nội và thu hút sự hiểu kỳ của du khách
Đến phố Lương Văn Can ngày nay, du khách cảm nhận đầu tiên là phố
đồ chơi dành cho con trẻ Đồ chơi do ta sản xuất, nhập từ Trung Quốc sang,
đỗ chơi trí tuệ LEGO, đồ chơi người máy, các loại xe chạy bằng pin, những
cây thông Noel, cái gì cũng có Vào Ngày Quốc tế thiếu nhi, Rim Trung thu,
Lễ Giáng sinh, các bậc phụ huynh đưa cháu con đến mua đồ chơi tắp nập, làm
tắc nghẽn giao thông,
Ở phố Lương Văn Can cũng không chỉ có đồ chơi, mà còn có các cửa
hàng chuyên may áo dài phục vu chị em với tên cửa hàng đều có chit “Trach như An Trạch, Phúc Trạch, Bình Trạch, Đông Trạch, Vân Trạch, Hưng Trach” vi họ đều có chung quê hương: Làng Trạch Xá, huyện ứng Hòa, tỉnh
Hà Tây (nay là Hà Nội)
Người có công đưa “thương hiệu” may từ làng quê ra kẻ chợ là ông Lý
Trang 4036
truyền thống đã được “cách tân” cho hợp thị hiếu thế hệ trẻ, một loạt hiệu
may mới ra đời: Bảo Thành, Hà Phương, Hoàng Giang tạo nên một sự cạnh tranh giữa các nhà may với nhau Khách có quyển lựa chọn cho mình cửa
hàng ưng ý Để khép kín các công đoạn trong nghề may của phố Luong Van
'Can, vài năm gần đây xuất hiện nhiều cửa hiệu bán phụ kiện may mặc: Kim,
chỉ, cúc, các phụ tùng máy khâu, kéo, thước, các loại vải đủ mọi màu sắc,
thêu hoa trông “bắt mắt”
Các phố nói trên đều nằm trong khu vực phố cổ, cận kể với Chợ đêm
và đều có các hoạt động buôn bán về đêm, vì vậy có khả năng bổ sung và hỗ
trợ tích cực cho hoạt động của Chợ đêm phố cô, nhất là trong các dịp lễ tết
TIEU KET
Việt Nam, chợ mang một ý nghĩa đặc biệt, chứa đựng dấu ấn kinh tế,
văn hóa và tâm hồn Việt Đối với người dân Việt Nam nói chung và người
dân Hà Nội nói riêng, chợ luôn là hình ảnh thân thương, gần gũi với cuộc
sống hàng ngày Nói đến chợ là nói đến bn bán, tuy nhiên ngồi hoạt động
kinh tế chợ còn là một không gian văn hóa phản ánh lối sống của từng vùng
đất, từng cộng đồng người, nhất là với Thăng Long - Hà Nội chốn kinh ky
vốn nỗi tiếng thanh lịch, sành ăn, sành chơi, sành dùng Từ xa xưa đến nay,
chợ không nhất thiết chỉ là nơi trao đổi mua bán, mà còn là nơi gặp gỡ trao đổi thông tin hàng ngày, nơi giao lưu tình cảm, tâm tỉnh Đó cũng là nét sinh
hoạt mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam
Không khác chợ truyền thống nhiều lắm, chợ hiện đại dù có những thay
đổi về hình thức mua sắm, trao đổi nhưng những nét văn hóa của chợ quê vẫn
ăn sâu vào từng khu chợ, từng ngỡ ngách của chợ Hà Nội Dù có những chợ