1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Phát triển cho học sinh năng lượng giải quyết vấn đề trong dạy học phần Di truyền học, Sinh học 12

75 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Mục tiêu của đề tài Phát triển cho học sinh năng lượng giải quyết vấn đề trong dạy học phần Di truyền học, Sinh học 12 là xác định các biện pháp nhằm phát triển NLGQCĐ cho HS thông qua việc dạy học phần Di truyền học, Sinh học 12.

Trang 1

MỤC LỤC Trang phy bia

Lời cam đoạn Lời cảm ơn Mục lục Bảng chữ viết tắt Danh mục bảng, biểu đồ, hình ảnh PHAN 1 MO DAU 1 Lý đo chọn đề tài 2 Mục đích nghiên cứu

3 Giả thuyết khoa học

4 Đối tượng nghiên cứu

6 Phương pháp nghiên cứu 7 Phạm vi nghiên cứu

§ Cấu trúc luận văn

9 Những đóng góp mới của dé tai

10 Lược sử vấn đề nghiên cứu PHÀN 2 NỘI DUNG

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỀN CỦA ĐÈ TÀI 1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Năng lực ¬

1.1.2 Năng lực giải quyết vẫn đề (NLGQVĐ)

1.1.2.1 Định nghĩa năng lực giải quyết vấn đề

1.1.2.2 Cấu trúc năng lực giải quyết vấn đề 1.2 Cơ sở thực tiễn của dé tài

1.2.1 Thực trạng năng lực giải quyết vấn đề của học sinh THPT hiện nay

1.2.3 Thực trạng về phát triển NLGQVD cho hoe sinh ở trường THPT

Trang 2

Chương 2 PHÁT TRIÊN CHO HỌC SINH NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VÁN DE TRONG DAY HQC PHAN DI TRUYÊN HỌC, SINH HỌC 12

2.1 Phân tích cấu trúc và nội dung phần Di truyền học, Sinh học 12

2.2 Xây dựng quy trình phát triển NLGQVD trong dạy học Sinh học

2.2.1 Nguyên tắc xây dựng quy trình

2.2.2 Quy trình phát triển NLGQVĐ trong đạy học Sinh học 2.2.3 Ví dụ minh họa 33 2.3 Các biện pháp phát triển NLGQVĐ cho HS trong dạy học phần Di truyền học, Sinh học 12 2.3.1 Sử dụng bài toán nhận thức 23.11 Vidu 2.3.1.2 Một số BTNT được thiết kế 2.3.2 Sử dụng dự án học tập, 2.3.2.1 Ví dụ

2.3.2.2 Một số DAHT được xây dựng

Trang 3

BANG CHU VIET TAT

Các chữ viết tắt Y nghĩa các chữ viết tắt

Trang 4

DANH MỤC BẢNG, BIÊU ĐÒ, HÌNH ẢNH

L.Bang

Trang

Bang 1.1 Câu trúc các thành tố NLGQVD cua Polya, PISA và Australia 18 Băng 1.2 Kết quả điều tra về NLGQVĐ của học sinh hiện nay 20 Bang 1.3 Kết quả điều tra về phương pháp dạy học của giáo viên 22

Bang 1.4 Kết quả điều tra về sử dụng các biện pháp dạy học của giáo viên 23 Băng 1.5 Kết quả điều tra đối với GV về phát triển NLGQVĐ cho HS 24'

Băng 2.1 Cấu trúc và nội dung chương trình phần DTH, Sinh học 12 nâng cao 28

Bảng 2.2 Các nội dung và biện pháp phát triển NLGQVĐ 29

Bang 2.3 Kết quả các kiểu tự thụ phần trong quản thé 7 7 34 Bảng 2.4 Sự biến đổi vé thanh phan KG cia QT ty thy phan qua cdc thế hệ 35

Bảng 2.5 Sự biến đôi về thành phần KG của QT tự thụ phấn qua các thế hệ 41

Bảng 2.6 Kế hoạch thực hiện dự án của nhóm 56

Bang 2.7 Xây dung Rubric đánh giá NLGQVĐ của học sinh 57

Bảng 3.1 Bảng tổng hợp các mức độ đạt được các tiêu chí về NLGQVĐ của HS

Trang 5

— -2 Sơ đồ, biểu đồ

Trang

Sơ đồ 2.1 Quy trình phát triển NLGQVĐ cho HS trong dạy học Sinh học 3

Sơ đồ 2.2 Các bước hoạt ding GQVD 33

Biểu đồ 3.2 Biểu đồ biểu diễn các mức độ đạt được của tiêu chuẩn A qua 3 lần kiểm tra nước cosenennnnennanenennnnennnnanenneneennsenesen 66

Biéu dé 3.2 Biéu dé biéu diễn các mức độ đạt được của tiêu chuẩn B qua 3 lần kiểm tra 66 Biểu đồ 3.3 Biểu đồ biểu diễn các mức độ đạt được của tiêu chuẩn C qua 3 lần Kim tr os eornnennnnnnenennenennnnenennanennnnanennenmnnanennanenennanenen®T Biéu dé 3.4 Biểu đồ biểu điển các mức độ đạt được của tiêu chuẩn D qua 3 lần kiểm tra 68 3 Hình ảnh Trang

Hình 1.1 Cấu trúc NLGQVĐ (4 kĩ năng thành phần và 15 chỉ số hành vi) 19

Hình 2.1 Nhóm máu ABO ở người 40

Trang 6

PHÀN 1 MỞ ĐÀU

1 Lý do chọn đề tài

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện

giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ

bản của giáo dục, đảo tạo theo hướng coi trong phát triển phẩm chất, năng lực của

người học”, “Tập trung phát triển trí tuệ, thé chat, hình thành phẩm chất, năng lực

công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh

(HS) Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền

thống, đạo đức, lỗi sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực (NL) và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức và thực tiễn Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích

học tập suốt đời” [1]

Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ giáo dục tiếp cận

nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS hoe được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học Để làm được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyên từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến

thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất, đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra ghi nhớ kiến thức sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề [4], [5], [6]

Trong chín năng lực chung Việt Nam đề xuất mà mỗi môn học sẽ tham gia

phát triển cho học sinh, bao gồm: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy và sáng tạo; năng lực tự quản lý; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác;

năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT); năng lực sử dụng

ngôn ngữ; năng lực tính toán Trong đó năng lực giải quyết là một trong ba

năng lực quan trong nhất đối với việc dạy học [3], [4]

Đối với bộ môn Sinh học, kiến thức phần Di truyền học (DTH) khó và mang

tính trừu tượng cao Tuy nhiên, DTH là kiến thức nền tảng, quan trọng và chỉ phối

Trang 7

điều trong cuộc sống và tính ứng dụng cao Vì vậy dạy học phần DTH dễ phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh

Từ những lí do trên tôi quyết định chọn đề tài

“Phát triển cho học sinh năng

lực giải quyết vấn đề trong dạy học phân Di truyền học, Sinh học 12”

2 Mục đích nghiên cứu

Xác định các biện pháp nhằm phát triển NLGQVĐ cho HS thông qua việc

dạy học phần Di truyền học, Sinh học 12 3 Giả thuyết khoa học

Nếu xác định được các biện pháp hợp lí trong dạy học phần Di truyền học thì có thể phát triên NLGQVĐ cho HS, từ đó nâng cao hiệu quả dạy học Sinh học 12 ở trường THPT

4 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp phát triển NLGQVĐ cho HS trong dạy học phần Di truyền học,

Sinh học 12

iệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận về năng lực, NLGQVĐ

52 Điều tra thực trạng NLGQVĐ của HS lớp 12 và việc phát triển

NLGQVĐ trong dạy học Sinh học ở THPT

5.3 Phân tích cấu trúc, nội dung phần Di truyền học làm cơ sở cho việc đưa ra các biện pháp nhằm phát triển NLGQVĐ cho HS

5.4 Nghiên cứu quy trình phát triển NLGQVD cho HS từ đó phát triển

NLGQVĐ cho HS trong dạy học phần Di truyền học thông qua các biện pháp đã

lựa chọn

5.5 Xây dựng các tiêu chí để đánh giá NLGQVĐ của HS

5.6 Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của các biện pháp đưa ra 6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

“Tổng hợp các tài liệu liên quan đến đề tài như:

~ Các văn bản, nghị quyết, tài liệu về chủ trương đổi mới toàn diện giáo dục

Trang 8

~ Chương trình phổ thông và chuyên sâu của Bộ giáo dục về phần DTH ~ Các tài liệu về lý luận dạy học Sinh học, triết học, tâm lí học nhận thức, dạy

học tiếp cận năng lực, NLGQVĐ, sách giáo khoa, sách tham khảo về DTH 6.2 Phương pháp điều tra

Thiết kế và sử dụng anket để điều tra về thực trạng NLGQVĐ của học sinh

và thực trạng phát triển NLGQVĐ cho HS trong dạy học Sinh học ở THPT 6.3 Phương pháp quan sát sư phạm

Trực tiếp dự giờ GV phổ thông, quan sát quá trình GQVĐ của HS theo

nhóm, từ đó đánh giá NLGQVĐ của HS

6.4 Phương pháp chuyên gia

Gặp gỡ các chuyên gia, các giáo viên có kinh nghiệm và chuyên môn cao đẻ

trao đổi và học hỏi kinh nghiệm những vắn đề liên quan đến đẻ tài mình nghiên cứu

6.5 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Trên cơ sở bộ tiêu chí được xây dựng, chúng tôi tiến hành đo mức độ đạt

được về NLGQVĐ của HS theo thời gian

Tiến hành thực nghiệm theo mục tiêu (không có lớp đối chứng) trên 6 lớp

thuộc 3 trường: THPT Chuyên Nguyễn Tắt Thành, THPT Ngô mây và THPT Duy

Tân thuộc thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum 7 Phạm vi nghiên cứu

Sử dụng bài toán nhận thức (BTNT), dự án học tập (DAHT) nhằm phát triển

NLGQVD cho HS trong dạy học 3 chủ đẻ: Di truyền quần thể, Ứng dụng di truyền học và Di truyền học người thuộc phần Di truyền học, Sinh học 12

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận

văn gồm 3 chương:

Chương l: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài

Chương 2: Phát triển cho học sinh NLGQVĐ trong dạy học phần Di truyền

học, Sinh học 12

Trang 9

để tài

9 Những đóng góp mới c

~ Làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề

cho HS trong dạy học Sinh học nói chung, Di truyền học nói riêng

~ Xây dựng quy trình phát triển NLGQVĐ cho HS trong dạy học Sinh học

~ Đề xuất biện pháp sử dụng BTNT, DAHT nhằm phát triên NLGQVĐ cho 'HS trong dạy học phần di truyền học, Sinh học 12

~ Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực giải quyết vấn để của học sinh trong

day học Sinh hoc 6 THPT

10 Lược sử vấn đề nghiên cứu

10.1 Trên thế giới

Năm 1920 ở Anh đã hình thành những “Nhà trường mới” trong đó đề ra mục

tiêu là phát triển NL trí tuệ của HS Xu hướng này đã ảnh hưởng sang Mỹ và các

nước châu Âu

Tiếp cận đào tạo theo NL được hình thành và phát triển rộng khắp tại Mỹ

vào những năm 1970 và phát triển một cách mạnh mẽ trong những năm 1990 ở

„ New Zealand, xứ Wales, v.v Sở di có

hàng loạt cơ sở giáo dục tại Mỹ, Anh,

sự phát triển mạnh mẽ này là do rất nhiều học giả và các nhà giáo dục xem tiếp cận

NL là cách thức có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất (Tones và Moore, 1995) dé tạo ra sự phù hợp giữa giáo dục, đảo tạo và những nhu cầu về NL tại nơi làm việc (Harris và

công sự, 19935) và là cách thức để chuẳn bị lực lượng lao động cho một nền kinh tế cạnh tranh tồn cầu (Kerka, 2001) [38]

Mơ hình tiếp cận với sản phẩm đầu ra được các nhà nghiên cứu và thực hành

trên thế giới ủng hộ rất nhiều mà ngày nay được gọi chương trình định hướng tiếp

cận năng lực

Năm 1996, Paprock đã tông kết các lý thuyết về các tiếp cận dựa trên NL trong giáo dục, đào tạo và phát triển đã chỉ ra năm đặc tính cơ bản và ưu điểm của chương trình tiếp cận dựa trên NL, các mô hình NL và những NL được xác định đã

và đang được xây dựng, phát triển và sử dụng như những công cụ cho việc phát

Trang 10

Theo một báo cáo của viện nghiên cứu giáo dục quốc gia Nhật Bản năm

1999, chương trình giáo dục ở các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Mỹ, Hàn

Quốc, Úc, đều hướng đến hình thành các NL cho HS [35]

'Nhìn chung sau năm 2000 các nước có sự xem xét, cải tổ chương trình giáo

dục đều theo hướng tiếp cận NL Tuy nhiên không phải quốc gia nào cũng tuyên bổ

19 đó là chương trình tiếp cận theo NL Nhìn vào chương trình giáo dục của các

nước, có thê thầy ba loại: Thứ nhất, một số nước tuyên bố chương trình thiết kế theo

NL và nêu rõ các NL cần có ở HS chăng hạn chương trình giáo dục ở Úc, Canađa, New Zealand, Pháp Thứ hai, một số nước cũng tuyên bố chương trình thiết kế

theo năng lực nhưng không nêu hệ thống NL mà chỉ nêu chuẩn cụ thể cho chương

trình theo hướng này Tiêu biểu là chương trình của Indonesia (2006) Thứ ba, một

số nước khác (Hàn Quốc, Phần Lan, ) không tuyên bố chương trình thiết kế theo

'NL nhưng thực chất chương trình vẫn được thiết kế dựa trên cơ sở NL [40]

Bên cạnh sự thay đổi chương trình theo hướng NL thì các phương pháp,

quan điểm dạy học nhằm phát triển NL cho HS đặc biệt năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn dé (NLGQVD) được ra đời như dạy học giải quyết `, day hoc

dy an (DHDA)

'Vào những năm 70 của thế kỷ XIX đã có nhiều nhà nghiên cứu về dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề như AJa Ghecdơ, B.E Raicốp, N A Rôgiocôi

Các nhà khoa học này đã nêu lên phương án tìm tòi, phát hiện trong dạy học nhằm hình thành NL nhận thức của HS bằng cách đưa HS vào hoạt động tìm ra trì thức, là người sáng tạo ra hoạt động học Đậy là một trong những cơ sở lý luận của dạy học

phát hiện và giải quyết vấn đề

Năm 1909, lần đầu tiên quan điểm về dạy học nêu vấn đề đã được nhà giáo

dục học nỗi tiếng John Dewey (Mỹ) trình bày trong quyền sách “ Chúng ta suy nghĩ

như thé na

Trong tác phẩm này ông đã đề ra quy trình suy nghĩ vận động của học

sinh để đi đến làm sáng tỏ vấn đề nhận thức Lý thuyết đạy học của John Dewey

chống lại lối dạy học giáo điều và đã được phổ biến, vận dụng rộng rãi [41]

Học trò của J Dewey là V Becton và J W di nghién cứu và hoàn chỉnh về

dạy học nêu vấn đề Các tác giả cho rằng dạy học nêu vấn đề rất có hiệu quả trong

Trang 11

việc tạo cho học sinh khả năng làm việc độc lập trong giờ học nhưng chưa đề cập

tới lý thuyết của dạy học nêu vấn đề [8]

Trong những năm 50 của thế kỷ XX, tuy quan điểm giáo dục có nhiều mâu thuẫn nhưng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề đã bắt đầu có những thành tựu

Một số nhà giáo dục học như Macôp, M.A Đanhicôp đã công bố các công trình nghiên cứu về DH bằng các câu hỏi, vấn đẻ để tích cực hóa trong quá trình DH Tuy

nhiên các tác giả đó mới chỉ đề cập ở mức độ ban đầu, chưa xây dựng thành cơ sở

lý luận

'Vào những năm 70 của thế kỷ XX, các nhà giáo dục Nga như B.E.Raicop

(Sinh học); N.A.Rizôlôp (Sử học); M.A.Rupnicova (Ngôn ngữ); nhà hóa học người Anh - Amstrong đã đề xuất phương pháp tìm tòi øritxtic trong dạy học nhằm phát

huy tính tích cực, tự lực của HS trong quá trình nhận thức Năm 1970, M.N Skatkin

đã đề ra ba mức độ áp dụng dạy học nêu vấn đề đối với HS tủy theo lứa tuổi, trình

độ kỹ năng tiếp cận lối dạy học nảy mà các em được tập dượt dưới sự hướng dẫn từng bước của GV Năm 1977, Lecne đã công bố công trình dạy học nêu vấn đề Ong đề cập đến dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề ở mức cao, trong đó chú

trọng NL nhận thức tự giải quyết vấn đề của học sinh, tuy nhiên quy trình DH khá phức tạp (8 bước) rất khó áp dụng trong thực tiễn DH [8]

Đối với phương pháp DHDA được bắt nguồn từ nhu cầu thực tiễn Bắt đầu từ cuối thế ki XIX các nhà giáo dục mới tập trung nghiên cứu, hình thành cơ sở lí

luận và phổ biến mạnh mẽ phương pháp dạy học nay dién hinh la John Dewey;

William H Kilpatic; Lev Vygosky; Bruner; Jean Piaget Céc nghiên cứu tập trung

xác định về ảnh hưởng của tâm lý HS đến quá trình học tập cũng như việc phải tạo

môi trường phù hợp để trẻ em phát triển NL bản thân trong phương pháp dạy học dự án Từ những năm 1980, phần lớn sự chênh lệch rõ ràng giữa các chuẩn hướng dạy học với phương pháp đạy học dự án đã được giải quyết Các nhà giáo dục đã có

những nỗ lực đáng kể để hướng vào việc thiết lập sự hài hòa giữa phương pháp dạy

học theo dự án với các phương pháp dạy học khác nhằm đạt mục tiêu giáo dục Vì

vậy dạy học theo dự án được nghiên cứu sâu sắc ở nhiều khía cạnh do đó xuất hiện nhiều nghiên cứu để hoàn thiện phương pháp dạy học này trong bối cảnh mới, cụ

Trang 12

thể là: Hướng nghiên cứu tập trung vào động cơ học tập, các yếu tố ngoại cảnh và

công nghệ tác động đến ý thức học tập của HS thông qua day hoc dur an (Ames; arows; Boaler) [18], [25], [30] 10.2 O Viet Nam Quan diém déi mới toàn diện giáo dục của Đảng ta bao gồm đổi mới chương Blumentfel

trình và sách giáo khoa; phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá theo hướng

phát triển NL Vì vậy có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển năng lực cho HS

trong dạy học, cụ thể là:

Nguyễn Hữu Lam đã nghiên cứu về mô hình năng lực trong giáo dục, đào tao va phat triển nguồn nhân lực [38]

Phan Văn Nhân nghiên cứu về tiếp cận đào tạo theo NL trong giáo dục dạy

nghề đã khẳng định hiệu quả của việc đào tạo dựa trên NL [39]

Đỗ Ngọc Thống (201 1) đã khẳng định tính cấp bách, cần thiết của việc xây dựng, thiết kế chương trình giáo dục theo hướng tiếp cận NL người học [40]

Lê Thùy Linh (2012) nghiên cứu về vai trò của thiết kế và thực hiện mục tiêu

day học môn Giáo dục học theo hướng tiếp cận NL thực hiện [21, tr 31-32]

Nguyễn Công Khanh (2013) đã đề cập đến vấn đề cấp thiết cần đổi mới kiêm tra đánh giá HS phổ thông theo tiếp can NL [19]

Các tác giả Nguyễn Cương, Cao Thị Thang, Trin Thi Thu Hué (2012) da nghiên cứu về quy trình phát triển NL phát hiện và giải quyết vấn đề đồng thời đưa

ra các cách thức nhằm phát triển NL phát hiện và giải quyết vấn đề cho HS trong

dạy học môn Hóa học [9, tr 29-30],

Về quan điểm, phương pháp day học phát triển NLGQVĐ cho HS, người đầu tiên đưa dạy học giải quyết vấn đề vào Việt Nam là dịch giả Phan Tất Đắc “Dạy

học nêu vấn

nhằm đổi mới phương pháp dạy học, là con đường nhận thức mới mẻ và sáng tạo lề" (Lecne) (1977) Dạy học giải quyết vấn đề là một cách tiếp cận

“Trong luận án phó tiến sĩ với nhan đẻ “Phát triển hoạt động nhận thức của HS trong các bài học về Sinh học trường phổ thông” của Giáo sư Đinh Quang Báo (1981) đã

sử dụng câu hỏi, bai tap để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học Sinh học, tác giả đã thành công khi sử dụng biện pháp logic để vạch ra phương hướng sir

Trang 13

dụng chúng vào hoạt động tìm tòi của HS dựa trên cơ sở lôgic nội dung dạy học

Sinh học, thể hiện được tư tưởng dạy học nêu vấn đề Các nghiên cứu về sau hoàn

thiện phương pháp dạy học giải quyết vấn đề với sự đa dạng, linh hoạt về các mức

độ tham gia của giáo viên (GV) và HS cũng như các biện pháp, kỹ thuật DH được

tổ chức trong các bước của dạy học giải quyết vấn đề (Nguyễn Bá Lộc; Phan Đức

Duy; Hoàng Trọng Phan; Bién Van Minh) [23]

Ngoài ra, luận văn thạc sĩ của Trương Đình Dũng, Nguyễn Thị Ái Nhỉ,

Nguyễn Thị Kim Nữ (2015) đã thiết kế được một số bài tập phát triển NLGQVĐ,

xây dựng được quy trình sử dụng bài tập theo định hướng phát triển NLGQVĐ trong dạy học Sinh học cơ thể, Sinh hoc vi sinh vat va Sinh học 8 [11], [26], [28]

Với phương pháp DHDA bắt đầu được nghiên cứu ở Việt Nam vào những

năm cuối của thế kỉ XX Vì lí thuyết về dạy học dự án đã hình thành và đang phát triển mạnh ở Tây Âu nên khi được phô biến ở Việt Nam thì xuất hiện 2 quá trình song song với nhau đó là áp dụng trực tiếp lí thuyết này trong trường học và nghiên

cứu tính kha thi cua phương pháp này Khi nghiên cứu về day học theo dự án tác giả

Nguyễn Văn Cường đã phân loại DAHT theo nhiều phương diện khác nhau để cho

người học dễ xác định vai trò của mình trong quá trình học vả lượng giá được khả

năng của bản thân Bên cạnh đó tác giả cũng nêu ra 6 đặc điểm của DHDA đề khái

quát hoạt động học chủ động của HS, hoạt động định hướng hỗ trợ của GV trong

suốt quá trình triển khai nhiệm vụ học tập theo chủ đề của dự án Phương pháp dạy học này được nghiên cứu ở nhiều cấp học ở Việt Nam Từ khối giáo dục phổ thông

dục chuyên nghiệp và tập trung chủ yếu sau năm 2004 được thể hiện

u nhất là trong các luận văn, luận án giáo dục học Chúng tôi nhận thấy các

nghiên cứu này tập trung chủ yếu vào việc vận dụng quan điểm dạy học dự án để

thiết kế, tổ chức thực hiện một số DAHT trong một môn học sau đó nêu một cách

sơ lược những khó khăn và thuận lợi khi tổ chức một DAHT, một số nghiên cứu

cho thấy hiệu quả của việc thực hiện DAHT góp phần nâng cao NL tự học cho HS

nhưng chưa có tác giá nào nghiên cứu về NLGQVĐ trong quá trình day học dự án môn Sinh học [18], [25], [27], [30]

Trang 14

Như vậy, việc phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học được nghiên

cứu từ sớm nhưng còn ít công trình nghiên cứu chuyên sâu về việc phát triển

NLGQVĐ của học sinh trong dạy học Sinh học, đặc biệt chúng tôi chưa thấy có

công trình nghiên cứu nào về phát triển NLGQVĐ cho học sinh trong dạy học phần

Di truyền học Đó là những vấn đẻ đặt ra giúp chúng tôi định hướng, lựa chọn đẻ tài

nghiên cứu của mình, tiếp tục nghiên cứu phát triển NLGQVĐ trong day học Sinh

học phần Di truyền học - Sinh học 12

Trang 15

PHÀN 2 NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIÊN CỦA ĐÈ TÀI 1.1 Cơ sở lý luận 1.1.1 Năng lực

Thuật ngữ năng lực có nguồn gốc tiếng Latinh “competentia” có nghĩa là gặp gỡ Trong tiếng Anh, “năng lực” có thể được dùng với những thuật ngữ như

capability, ability, competency, capacity, [20]

Hiện nay, khái niệm NL được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau:

Theo Tâm lí học: Năng lực là tổ hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân

phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo

cho hoạt động có kết quả tốt

Theo Từ điển Bách khoa Việt nam: Nang lực là đặc điểm của cá nhân thể hiện mức độ thông thạo một số dạng hoạt động nào đó [15, tr41]

Theo P.A Rudich, năng lực là tính chất tâm sinh lí của con người chỉ phối

các quá trình tiếp thu các kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo cũng như hiệu quả thực hiện một hoạt động nhất định [4, tr.44], [31, tr.12]

Gerard và Roegiers (1993) đã coi năng lực là một tích hợp những kĩ năng

cho phép nhận biết một tình huống và đáp ứng với tình huống đó một cách tích hợp

và một cách tự nhiên [34, tr 91 ]

De Ketele (1995) cho rằng năng lực là một tập hợp trật tự các kĩ năng (các

hoạt động) tác động lên một nội dung trong một loại tình huống cho trước để giải

quyết các vấn đề do tình huống này đặt ra [34, tr 91]

Xavier Roegiers (1996) quan niệm năng lực là một vấn đề tích hợp ở chỗ nó

bao hàm cả những nội dung, những hoạt động cần thực hiện và những tình huống

trong đó diễn ra các hoạt động [34, tr 91]

Theo John Erpenbeck, năng lực được trỉ thức làm cơ sở, được sử dụng như khả năng, được quy định bởi giá trị, được tăng cường qua kinh nghiệm và được thực hiện hóa qua chủ định [4, tr 44]

Trang 16

itnert (2001) cho rằng năng lực là những khả năng và kĩ xảo học được

hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũng như sẵn sàng về động cơ, xã hội và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có

trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt [4, tr 44]

'Theo Phạm Minh Hạc (2005), năng lực chính là một tổ hợp các đặc điểm tâm lý của con người (còn gọi là tổ hợp thuộc tính tâm lý của một nhân cách), tổ hợp

đặc điểm này vận hành theo một mục đích nhất định tạo ra kết quả của một hoạt động nào đầy [14],

Nguyễn Trọng Khanh (201 1) cho rằng năng lực được hiểu là một thuộc tính nhân cách phức hợp, bao gồm kỹ năng, kỹ xảo cần thiết được định hình trên cơ sở

kiến thức, được gắn bó đa dạng với động cơ và thói quen tương ứng, làm cho con

người có thé dap ứng được những yêu câu đặt ra trong công việc [20]

‘Theo Bernd Meier va Nguyễn Văn Cường, năng lực là khả năng thực hiện có

trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong

những tình huống khác nhau thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân

trên cơ sở hiểu biết, kỳ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động [2], [10]

“Tôm lại, theo nghiên cứu của chúng tôi, năng lực là sự kết hợp một cách linh

hoạt và có tổ chức kiến thứ

Kindng voi thai dé, tinh cảm, giá trị, động cơ cá

nhân, nhằm thực hiện thành công hoạt động trong một bồi cảnh nhất định 1.1.2 Năng lực giải quyết vấn đề (NLGQVĐ)

1.1.2.1 Định nghĩa năng lực giải quyết vấn đề

Có hai cách tiếp cận về NLGQVĐ:

~ Theo cách truyền thống, NLGQVĐ được tiếp cận theo tiến trình giải quyết

vấn đề và sự chuyên đổi nhận thức của chủ thể sau khi giải quyết vấn đẻ

Trang 17

Không gian vấn đẻ là những diễn biến tâm lý bên trong của người GQVD:

trạng thái ban đầu (các thông tin đã biết); trạng thái trung gian; trạng thái mong muốn (mục tiêu) và cách thức, chiến lược hành động để chuyển từ trạng thái này

sang trạng thái khác,

“Trong quá trình GQVĐ, con người có thể sử dụng cách thức, chiến lược khác nhau và do đó có thể có những kết quả đầu ra khác nhau Đồng thời, vấn đề được

nảy sinh từ cuộc sống nên thường không rõ ràng ngay từ đầu, phức tạp và luôn thay

đối trong quá trình tương tác với vấn đề đó [S|

PISA 2012 hướng đến việc GQVĐ mang tính tương tác “GQVĐ là năng

lực của một cá nhân tham gia vào quá trình nhận thức để hiểu và giải quyết các

tình huống có van dé ma phương pháp của giải pháp đó không phải ngay lập tức nhìn thấy rõ ràng Nó bao gồm sự sẵn sàng tham gia vào các tình huống tương tự

để đạt được tiềm năng của mình như một công dân có tính xây dựng và biết suy

nghĩ" [36, tr.12]

PISA 2015 chuyển sang nhắn mạnh tính hợp tác “ giải quyết vấn đề là năng lực cá nhân có thể tham gia hiệu quả vào một quá trình mà hai hay nhiều đối tác

gắng GQVĐ bằng cách chia sẻ sự hiểu biết và nỗ lực cùng đi đến một giải pháp”

(37, tr 6]

Qua đó có thé thấy, NLGQVĐ thể hiện khả năng của cá nhân (khi làm việc

một mình hoặc làm việc cùng một nhóm) để tư duy, suy nghĩ vẻ tình huống vấn đề

và tìm kiếm, thực hiện giải pháp cho vấn đề đó

'Vì vậy, năng lực giải quyết vấn đề là khả năng cá nhân sử dụng hiệu quả các

quá trình nhận thức, hành động và thái độ, động cơ, xúc cảm đẻ giải quyết những

tinh huéng vẫn đề mà ở đó không có sẵn quy trình, thủ tục, giải pháp thông thường

1.1.2.2 Cấu trúc năng lực giải quyết vẫn đề

Mỗi năng lực gồm có ba thành phần chính:

~ Các hợp phần của năng lực (Components of Competency) mô tả một hoặc

nhiều hoạt động thuộc lĩnh vực chuyên môn, thể hiện khả năng tiềm ấn của con người

~ Các thành tố năng lực (Elements of Competency) là các kỹ năng cơ bản tạo

nên mỗi hợp phần

Trang 18

~ Tiêu chí thực hiện (Performance Criteria) chỉ rõ mức độ yêu cầu cần thực

hiện của mỗi thành tố, thường mô tả kết quả các hành động, thao tác, chỉ số cần đạt

Nhìn chung, số lượng cũng như tên các thành tố của NLGQVĐ có phần khác

biệt giữa các chuyên gia, tổ chức giáo dục, tùy thuộc vào cách tiếp cận năng lực

Mặc dù vậy hầu như vẫn dựa theo quy trình GQVĐ của Polya

Bang 1.1 Céu trac cdc thinh 16 NL GQVD cia Polya, PISA va Australia [5, tr 56]

Polya PISA (2003 &2012) Australia

(1973) NL tư duy phản biện và sáng tạo

Timhiéu |Hấpthụ | Tìmhiểu và khám | Tìm hiểu để xác định, khám phá, tổ

vấn đề kiến thức | phá vấn đề chức thông tin và ý tưởng

Lập kế Mô tả và hình Đưa ra những ý tưởng, phương án hoạch thành chiến lược _ | và các hành động

Thực hiện | Vận dụng | Lập kế hoạch và _ | Phân tích, tổng hợp, đánh giá lý

kế hoạch _ | kiến thức _ | thực hiện giải pháp | luận và quy trình thực hiện

Rà soát, Giám sát, xem xét | Xem xét cách tư duy và quy trình

kiểm tra thực hiện

Qua đây có thể thấy, những đặc điểm của NLGQVĐ đã được mở rộng so với

quan niệm truyền thống là: từ tìm hiểu vấn đề cho sẵn sang tìm kiếm và thê hiện vấn đề; từ vấn đề chỉ có một giải pháp đúng sang vấn đẻ có nhiễu giải pháp và nhiều kết quả đầu ra; từ chú trọng quá trình GQVĐ sang chú trọng cả quá trình và chiến

lược GQVĐ; từ cá nhân chuyển sang hợp tác nhóm để cùng giải quyết

Cấu trúc NLGQVĐ gồm bốn thành tố là: Tìm hiểu vấn đẻ; Thiết lập không gian vấn đề, Lập kế hoạch và thực hiện giải pháp; Đánh giá và phản ánh giải pháp Mỗi thành tố bao gồm một số hành vi của cá nhân khi làm việc độc lập hoặc khi

hoạt động nhóm trong quá trình GQVĐ Cụ thể như hình 1.1

Trang 19

Hình 1.1 Cấu trúc NLGQVĐ (4 kĩ năng thành phần và 15 chỉ số hành vi)

[5, tr 58]

Trang 20

1.2 Cơ sở thực tiễn của đề

Để có cơ sở thực tiễn của đề tài, chúng tôi đã tiến hành điều tra thông qua phỏng vấn và phiếu điều tra như sau:

~ Sử dụng phiếu điều tra vấn đề khảo sát với 250 học sinh lớp 12 của 4

trường THPT trên địa bàn thành phố Kon Tum: THPT Kon Tum, THPT chuyên

Nguyễn Tắt Thành; THPT Duy Tân và THPT Ngô Mây

~ Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến 26 giáo viên bộ môn Sinh học thuộc 4

trường THPT trên địa bàn thành phố Kon Tum

- Dự giờ 6 tiết của giáo viên môn Sinh học thuộc trường THPT chuyên Nguyễn Tắt Thành

Ngoài ra chúng tôi còn tiến hành trao đổi, tham khảo bài soạn của giáo viên môn Sinh của các trường THPT trên địa bàn thành phố Kon Tum

1.2.1 Thực trạng năng lực giải quyết vẫn đề của học sinh THPT hiện nay

Chúng tôi tiến hành điều tra 250 HS khối 12 thuộc 4 trường THPT trên địa

bàn thành phố Kon Tum về những vấn để liên quan đến NLGQVĐ của các em, kết

quả thu được ở bảng 1.2

Trang 21

A Rat can thiết 213 | 85,20 'Theo em việc phát triển

2 | năng lực GQVĐ cho HS | B Cần thiết 37 | 14/80

trong day học sinh học là C Không cẩn thiết ak 0 | 0

A Rat tot 0 0

Mức độ giải quyết các 0801 quyết cố B Tốt ¿ 0 | 0 tình huống có vấn đề

3 |trongthực tiễn cólin |C.Khá 13 | 520

quan đến kiến thức môn

¿ D Trung bình 67 |2680

Sinh học của em

E Không giải quyết được 170 | 68,00 A Tìm hiểu vấn đề liên quan 74 | 29,60 B Thiét lập không gian vấn Trong quá trình học tập _ | ga 22 | 880 [mS Sinh hoe, ee kt năng nào đã được các em_ | C- Lập kể hoạch giải quyết I2 | 480 sử dụng? vấn đề D Đánh giá giá giải pháp gi giải pháp giải Ho | 440 quyết vấn đề

Qua bảng 1.2 cho thấy, đa số các em cho rằng phát triển NLGQVĐ là rất cị thiết (85,20%) dù trên thực tế trong quá trình học tập ở nhà trường các em chưa

được chú trọng phát triển về năng lực này (78.80% học sinh cho rằng các em không

được chú trọng phát triển NLGQVĐ trong quá trình dạy học Sinh học) Điều này

hoàn toàn phù hợp khi HS gặp các vấn đề trong thực tiễn đời sống có liên quan đến các kiến thức Sinh học thì mức độ xử lý hiệu quả các tính huống này rất thấp

(26,8% HS nhận thấy chỉ xử lý tình huống ở mức trung bình và 68% HS không giải

quyết được)

Trang 22

1.2.3 Thực trạng về phát triển NLGOVĐ cho học sinh ở trường THPT

+ Thye trạng sử dụng phương pháp và biện pháp dạy học trong day học Sinh học ở trường THPT

Qua điều tra về việc sử dụng phương pháp và biện pháp dạy học của 26 giáo

viên dạy môn Sinh học thuộc các trường THIPT trên địa bàn thành phố Kon Tum

Kết quả thu được thẻ hiện qua bảng 1.3 và 1.4

Bảng 1.3 Kết quả điều tra về phương pháp dạy học của giáo viên

Mức độ sử dụng

- _ | Thường xuyên |_ Thỉnh thoảng Không

TT | Tên phương pháp sir yng sL_ | TL% | SL | TL% | SL | TL% 1 | Thuyết trình 1S |5769| 11 | 4231 | 0 0 2 | Giảng giải 20 | 7692] 6 | 2308 | 0 0 3 | Hoi dap - tim toi 16 | 6154] 10 | 3846 | 0 0 4 | Day học theonhóm | 11 | 4231] 14 | 5385 | 1 3,84 5 | Dạy học GQVĐ 4 |1538 | 16 | 6154 | 6 | 23,08 6 | Làm việc độc lập 8 |3077| 18 | 6923 | 0 0 với SGK 7 | Day hoe dy én 0 0 10 | 3846 | 16 | 6154 8 | Day hoc kham pha 0 0 7 | 2692 | 19 | 7308 9 | Ban tay nặn bột 0 0 6 | 2308 | 20 | 76492

Kết quả ở bảng 1.3 cho thấy, việc sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống vấn chiếm ưu thế so với các phương pháp dạy học tích cực (57,69% GV

Trang 23

thường xuyên sử dụng phương pháp thuyết trình, 76,92% GV thường xuyên sử

dụng phương pháp giảng giải) Một số phương pháp dạy học tích cực đã được quan tâm và sử dụng nhiều hơn như hỏi đáp tìm tồi; làm việc độc lập với SGK; dạy học

theo nhóm; dạy học giải quyết vấn đề Như vậy đã có chuyển biến trong việc tăng

cường sử dụng các PPDH tích cực ở mức độ thường xuyên hơn nhưng hiệu quả

chưa cao Hầu hết giáo viên chỉ đầu tư và vận dụng hiệu quả các PPDH tích cực chủ yếu là trong các tiết dạy tốt, thao giảng, thi giáo viên giỏi

Bang 1.4 Kết quả điều tra về sử dụng các biện pháp dạy học của giáo viên Mức độ sử dụng TT | Biện pháp dạy học | Thường xuyên | Thỉnh thoảng | Không sử dụng SL TL% SL TL% SL TL% 1 | Sử dụng câu hỏi, 2 | 100 | 0 0 0 0 bài tập ở SGK 2 | Sơ đỗ hóa 3 |H44| 14 | 5348| 9 | 3461 3 | Sử dụng bài tập tình ⁄ 0 0 10 38,46 17 61,54 huống Sử dụng bài toán 4 nhận thức 0 0 | 12 | 4615 | 14 |5385 Sử dụng bản đồ tư § duy 1 |385 | 12 | 461s | 13 | 5000 6 | Sử dụng DAHT 0 0 3 1154 2 88,46

Qua bang 1.4 chúng tôi nhận thấy, 100% giáo viên thường xuyên sử dụng câu hỏi, bài tập ở sách giáo khoa Giáo viên ít sử dụng các biện pháp sơ đỏ hóa, bài

tập tình huống, bài toán nhận thức, bản đồ tư duy, dự án học tập Đặc biệt rất nhiều

Trang 24

giáo viên trong quá trình dạy học không sử dụng các biện pháp bài tập tình huống

(61,54%); bài toán nhận thức (53,85%); dự án học tập (88,46%)

$#` Tình hình phát triển NLGQVĐ cho HS trong day học Sinh học ở trường THPT

Bảng 1.5 Kết quả điều tra đối với GV về phát triển NLGQVĐ cho HS Kết quả TT Vấn đề Các phương án trả lời SL | TL% A Thường xuyên 16 | 6154

'Quí Thầy (Cô) có nghe nói đến

1 NLGQVD khong ? B Thinh thoảng, 10 | 38,46

€ Chưa bao giờ 0 | 0

‘Thay (Cô) đã từng tham gia ÍA_ Dã từng tham gia s | 1923 3, | Khoa hoe mio vé pt trign

NLGQVD cho HS trong day

B Chưa từng tham gia | 21 | 80,77

học chưa

„ |A Rất cần thiết 23 | 8846

Theo Thầy (Cô) việc phát triển

3 |NLGQVĐ cho học sinh trong _ | B Cần thiết 3 1154

day học sinh học là C Không cần thiết cố 0 | 0

+ A Thuong xuyén 0 0

Thầy (Cô) có tổ chức các hoạt

4 | động dạy học theo hướng phát | B Thỉnh thoảng 21 | 8077

triển NLGQVD cho HS khong ? C Chưa bao giờ 5 | 19,23 Theo Thầy (Cô) việc dạy học | Thuận lợi: Phù hợp với xu hướng phát «| theo hướng pháttiển NLGQVD | tiễn của thể giới; quan điểm chỉ đạo của

cho học sinh có những thuận lợi | Đảng và nhà nước về đổi mới toàn diện

và khó khăn cơ bản: giáo dục nước ta; HS tích cực học tập

Trang 25

Khó khăn: GV phải đầu tư công phu cho

việc soạn giảng; Còn lúng túng trong việc tổ chức các hoạt động nhằm phát

huy tính tích cực, chủ động của học sinh;

Cơ sở vật chất chưa đáp ứng đủ; chưa hiểu rõ cấu trúc và quy trình phát triển NLGQVĐ cho HS; Sự đổi mới của các

thành tố trong quá trình dạy học chưa

đồng bộ; trình độ giáo viên còn hạn chế

Kết quả trên cho thấy, hầu hết giáo viên nhận thức được việc phát triển cho

HS nang lye GQVD 1a rit quan trọng (88,46%), tuy nhiên trên thực tế quá trình day học, GV ít chú trọng phát triển NLGQVĐ cho HS (80,77% GV thỉnh thoảng phát

triển NLGQVĐ cho học sinh thông qua tô chức các hoạt động dạy học) vì gặp nhiều khó khăn về năng lực, thời gian, quy trình thực hiện, điều kiện thực hiện và đặc biệt

vẫn là tư tưởng “thi gì- học nấy”

1.2.4 Nguyên nhân của thực trạng trên

s& LỀ giáo viên

~ Giáo viên đã có chuyển biến về việc sử dụng các phương pháp, biện pháp dạy

học phát huy tính tích cực của học sinh tuy nhiên vẫn còn mang tính đối phó, trình diễn khi có người dự giờ trong khi việc phát triển năng lực nói chung và phát triển NLGQVD cho hoe sinh nói riêng đòi hỏi cả quá trình mang tính chất thường xuyên

~ Dạy học theo hướng tiếp cận năng lực là hướng đổi mới từ dạy học theo hướng

tiếp cận nội dung được triển khai tập huần từ năm học 2014-2015 nên GV còn bỡ

ngỡ, khó khăn trong quá trình thực hiện Nguồn tài liệu về quy trình phát triển năng lực cho HS nói chung và phát triển cho HS năng lực GQVĐ nói riêng rất ít và

không có minh họa cụ thể để giáo viên tham khảo, học hỏi

~ Đa số giáo viên còn e ngại trong việc nghiên cứu tài liệu đầu tư cho công tác

soạn giảng, sáng tạo các hoạt động dạy học cũng như việc tự thiết kế các câu hỏi, bài tập, bài toán nhận thức, bài tập tình huống, sơ đồ hóa, dự án học tập nhằm phát

Trang 26

triển năng lực rất tốn công sức và mắt thời gian nên chủ yếu vẫn bám vào các câu

lệnh có sẵn trong SGK

~ Để tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực nói chung và phát triển NLGQVĐ cho HS nói riêng một cách có hiệu quả cũng như để thiết kế được câu

hỏi, bài tập phát triển năng lực; bài tập tình huống; dự án học tập phủ hợp với nội dung, mục tiêu đảo tạo, trình độ của học sinh, kích thích được tính tích cực của các

em đồi hỏi giáo viên phải có hiểu biết sâu rộng về tri thức khoa học, tri thức phương

pháp và tr thức thực tiễn Trên thực tế, số lượng giáo viên đạt các yêu cầu trên

không phải nhiều

> Về học sinh

~ Học gắn với thi đại học vì vậy phần lớn học sinh xem môn Sinh học là môn học phụ nên chủ yếu là học đối phó

~ Học chưa đi đôi với hành, chưa biết học dé làm gi, học thụ động vì vậy khi gặp

các tình huống trong cuộc sống liên qua đến môn học vẫn chưa biết cách giải quyết

hoặc giải quyết tình huống chỉ đạt ở mức thấp

~ Phần đông HS nhận thức được tầm quan trong cia NLGQVD, tuy nhiên các

em không biết và không có điều kiện để rèn luyện các kỳ năng của NLGQVĐ

SÈ Ngoài ra việc đổi mới các thành tố trong quá trình dạy học chưa đồng bộ, kịp thời như cơ sơ vật chất, thiết bị dạy học chưa đáp ứng được; nội dung chương, trình còn nặng về kiến thức mang tinh hàn lâm và đặc biệt kiểm tra đánh giá vẫn

nặng về mặt kiến thức đòi hỏi học sinh ghi nhớ, ít vận dụng đã góp phần không nhỏ dẫn đến thực trạng trên

KET LUAN CHUONG 1

“Trong chương này, chúng tôi tập trung nghiên cứu và trình bay một cách có

hệ thống những cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến việc phát triển cho HS năng

lực GQVĐ, cụ thể đã làm được những việc sau:

~ Lâm rõ được các khái niệm năng lực, NLGQVĐ cũng như phân tích cấu

trúc của NLGQVĐ gồm 4 kỹ năng thành phần và 15 chỉ số hành vi

Trang 27

~ Qua khảo sát thực trạng dạy học ở các trường THPT cho thấy: việc phát

triển cho HS năng lực GQVĐ trong dạy học Sinh học chưa được chú trọng, việc sử

dụng các biện pháp nhằm rèn luyện các kỹ năng thành phần của NLGQVĐ còn

nhiều hạn chế

Từ những vấn đề trên, chúng tôi thấy việc phát triển cho HS năng lực GQVĐ trong đạy học nói chung và trong dạy học Sinh học nói riêng là rất cần thiết Đây là

cơ sở lý luận và thực tiễn để chúng tôi nghiên cứu và sử dụng các biện pháp nhằm

phát triển NLGQVĐ cho HS một cách phủ hợp trong chương 2

Trang 28

Chương 2

PHÁT TRIÊN CHO HỌC SINH NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT

VAN DE TRONG DAY HQC PHAN DI TRUYEN HQC,

SINH HQC 12

2.1 Phân tích cấu trúc và nội dung phần Di truyền học, Sinh học 12

Chương trình Sinh học 12 nâng cao phần Dĩ truyền học gồm 5 chương với 30 bài, cụ thể 6 bang 2.1 Bảng 2.1 Cấu trúc và nội dung chương trình phần DTH, Sinh học 12 nâng cao Tính quy luật của hiện tượng

Chương Chương trình nâng cao

Gồm 10 bài đề cập tới các vấn đề: Khái niệm gen va mã di

Chương L › 5

¿ truyền; Quá trình nhân đôi của ADN; Phiên mã, dịch mã; Điều

Cơ chế di _ hòa hoạt động của gen; Đột biến gen; Hình thái, cấu trúc và <

truyền và l

biến iến bị chức năng của NST; Đột biến NST; Bài tập và thực hành về cơ co chế di truyền phân tử, đột biển số lượng NST

Chương II Gồm 9 bài đề cập tới các vấn đẻ: Các quy luật Menđen; Sự tác động của nhiều gen và tính đa hiệu của gen; Di truyền

liên kết: Liên kết hồn tồn và khơng hoàn toàn; Ảnh hưởng di truyền của môi trường đến sự biểu hiện của gen; Bài tập và thực hành; Lai giống

Chương III Gồm 2 bài đề cập các vấn đề: Cấu trúc di truyền của quần thể;

Di truyền học | Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể giao phối ngẫu

quần thể nhiên; Định luật Hacđi - Vanbee và ý nghĩa của định luật

Chương IV Gồm 5 bài đề cập tới các vấn đề: Chọn giống vật nuôi và cây

Ứng dụng di _ | trồng từ nguồn biến dị tổ hợp và gây đột biến; Tạo giống bằng

truyền học công nghệ tế bảo, công nghệ gen

Trang 29

Chương V Gồm 4 bài đề cập các vấn đề: Phương pháp nghiên cứu di Di truyền học _ | truyền người; Di truyền y học; Bảo vệ vốn gen di truyền của

người loài người

Qua phân tích chương trình Sinh học 12 kết hợp với cơ sở để phát triển năng

lực cho học sinh, chúng tôi đã chia phần di truyền học thành 7 chủ đề sau: Chủ đề I: Vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ phan tir

Chu dé 2: Vat chat va cơ chế di truyền cấp độ tế bào

Chi dé 3: Biến dị

‘Chu dé 4: Tinh quy luat của hiện tượng di truyền ‘Chu dé 5: Di truyền học quần thể

Cha dé 6: Ung dung di truyền học Cha dé 7: Di truyền học người

“Trong 7 chủ đề trên, chúng tôi chọn 3 chủ để 5, 6, 7 với các nội dung và biện

pháp tương ứng đề phát triển NLGQVĐ cho HS ở bảng 2.2:

Băng 2.2 Các nội dung và biện pháp phát triển NLGQVĐ

Chủ | Kiến thức nền tăng Nội dung kiến thức và biện pháp phát triển

đề | (nội dung trong NLGOVD SGK) Đặc trưng di truyền | Bài toán nhận thức: tính tần số alen, thành phần của quần thể kiểu gen của quần thể Di à Bài toán nhận thức:

truyền 7 ~ Xác định cấu trúc di truyền của quần thể tự phối ‘i : : we | | Quan thé tu phdi qua các thế hệ

Trang 30

~ Tĩnh đa dạng về kiêu gen, kiêu hình của quan thể

ngẫu phối

- Trang thái cân bằng Hardy - Weinberg cho

trường hợp gen hai alen

~ Mở rộng định luật Hardy - Weinberg:

+ Trạng thái cân bằng Hardy - Weinberg đối với

trường hợp các dãy alen

+ Sự cân bằng của QT khi có sự khác

alen ở các cơ thể đực và cái

+ Sự cân bằng của QT với những gen trên NST

giới tính

~ Tần số alen, thành phần kiểu gen trong quần thể

ngẫu phối khi không thỏa mãn các điều kiện cân bằng Hardy - Weinberg ~ Xác suất xuất hiện KG, KH ở thể hệ sau

Ứng | - Chọn giống vật nuôi | Dự án hoe tập:

dụng | và cây trồng Các phương pháp tạo giống vật nuôi và cây trồng di |- Tạo giống bằng truyền | công nghệ tế bào học i công nghệ gen ~ Phương pháp thức:

nghiên cứu di truyền ~ Phân tích phả hệ di truyền người

Di | người ~ Xác suất xuất hiện KH ở thế hệ sau truyền | - Di truyền y học ® Dự án học tập:

học | - Bảo vệ vốn gen di ~ Phương pháp nghiên cứu phả hệ

người | truyền của loài người - Bệnh, tật di truyền

~ Ảnh hưởng của hôn nhân cận huyết thống với

sự suy giảm giống noi

Trang 31

2.2 Xây dựng quy trình phát triển NLGQVD trong dạ

3.2.1 Nguyên tắc xây dựng quy trình

học Sinh học

Để xây dựng quy trình phát triển NL cho người học, cần dựa vào các nguyên

tắc sau:

Hoc sinh được chủ động trong việc phát triển năng lực của bản thân

Giáo viên cần thông báo cho học sinh biết mình cần phát triển năng lực gì và tại sao cần phát triển năng lực đó, để học sinh chủ động hợp tác với giáo viên

trong quá trình phát triển năng lực

S& Quá trình phát triển năng lực cần tuân theo các bước tăng dẫn vai trò của người học và giảm dẫn vai trò của giáo viên

Phát triển năng lực cho người học là cả một quá trình Vì vậy, quá trình phát

triển cần bắt

từ việc giáo viên đóng vai trò quan trọng để hướng dẫn người học thực hiện các thao tác trong năng lực đó trước Sau đó, giáo viên sẽ giảm dẫn vai trò

của mình và tăng dần tính chủ động cho người học để đến bước cuối cùng là người

học hoàn toàn chủ động trong việc phát triển NL ciia bản thân

3k Bám sát vào cấu trúc năng lực

“Xây dựng cấu trúc NL với các kỹ năng, thao tác là giúp cho giáo viên và học

sinh tường minh các thao tác cần có để hình thành nên NL đó ly, để phát triển

NL cho HS can rén luyện từng kỹ năng/ thao tác, sau đó sẽ rèn luyện tổng hợp tắt cả

các thao tác để hình thành năng lực tông hợp ở học sinh

s& Phát triển NL gắn liền với hình thành và phát triển kiến thức cho học sinh 'Việc phát triển các NL không thể tách rời với việc hình thành và phát triển kiến thức cho học sinh Vì vậy, song song với việc phát triển NL cho người học thì GV cần phải lưu ý việc hình thành và củng cố các kiến thức cho người học trong

các nội dung học tập Các nội dung kiến thức vừa là công cụ để phát triển năng lực

vừa là kết quả của quá trình học tập chủ động của học sinh

s& Quá trình phát triển NL gắn liền với quá trình đánh giá sự tiền bộ của học sinh

Phát triển NL cần phải tiến hành theo từng giai đoạn, và sau mỗi giai đoạn

cẩn có sự đánh giá và điều chỉnh Mỗi giai đoạn cần có sự đánh giá sơ bộ cả về quy

Trang 32

trình phát triển, công cụ phát triển, mức độ đạt được của học sinh theo mỗi tiêu chí

của năng lực

2.2.2 Quy trình phát trién NLGOVD trong day hoc Sinh học

Dựa trên quy trình chung phát triển NL cho người học của Lê Đình Trung - Phan Thị Thanh Hội [31], chúng tôi xây dựng quy trình phát triển NLGQVĐ cho

HS gồm có 4 bước cơ bản sau (sơ đỗ 2.I): Bước I- GV giới thigu khai quit vé NUGQVD 4 Bước 2: GV hướng dẫn HS trải nghiệm hoạt động GQVD ‡ Bước 3: HS lập kế hoạch và thực hiện giải pháp GQVĐ { Bước 4: Đánh giá kết quả hoạt động GQVĐ và phat trién NL

Sơ đồ 2.1 Quy trình phát triển NLGQVĐ cho HS trong dạy học Sinh học

Có thé cụ thể hóa một cách chỉ tiết các bước như sau: s* Bước 1: Giáo viên giới thiệu khái quat ve NLGQVD

GV giới thiệu khái quát NLGQVĐ gồm 4 thành tố và 15 chỉ số hành vi cần

đạt (như đã trình bày ở hình 1.1) để HS chủ động nắm bắt trước Đây là phần định

hướng cho HS khi bước vào quá trình phát triển NLGQVĐ

$#` Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh trải nghiệm hoạt động GOVĐ'

GV phân tích nội dung bài học, xác định các đơn vị kiến thức có thể xây dựng

thành các công cụ như câu hỏi, bài tập, bài tập tình hudng, bài toán nhận thức, dự án

học tập, sơ đồ kết hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực hướng dẫn

HS hoạt động GQVĐ

#` Bước 3: HS lập kế hoạch và thực hiện giải phip GQVD HS thao luận, tiến hành hoạt động GQVĐ theo các bước

Trang 33

Tìm hiểu vấn đẻ Xác định cách thức GQVĐ, tìm giải pháp 3upp vay dd GP đúng ‡ Thực hiện, trình bày giải pháp cho van dé + Khái quát hóa; mở rộng vấn đề

So dé 2.2 Cac bude hoat ding GQVD

* Buée 4: Đánh giá hoạt động GOV'Ð và phát triển NI

GV và HS đánh giá hoạt động GQVĐ của HS theo tiêu chí sau mỗi lần HS

hoạt động, phân tích điểm đạt được và chưa đạt được trong quá trình GQVĐ trên cơ sở đánh giá việc rèn luyện các kĩ năng GQVĐ với mục đích vừa phản hồi thông

tin để điều chỉnh thao tác, vừa cho học sinh thấy được sự tiến bộ của mình trong việc sử dụng các kĩ năng, đề có động lực thúc đây việc học và phát triển năng lực

2.2.3 Ví dụ mình họa

Phát triển NLGQVĐ cho HS qua nội dung “Quân thể tự phối”, chủ đề quần

thể (Bài 20, Sinh học 12 nâng cao, trang 82)

Bước 1: Giáo viên giới thiệu khái quit v8 NLGQVD

GV giới thiệu khái quát NLGQVĐ gồm 4 thành tố và 15 chỉ số hành vi cần

đạt (như đã trình bày ở hình 1.1) để HS chủ động nắm bắt trước Đây là phần định hướng cho HS khi bước vào rèn luyện NLGQVĐ

Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh trải nghiệm hoạt động GQVĐỀ

~ Khi nghiên cứu bài học, GV sẽ thấy nội dung quan trọng của bài là đặc

điểm di truyền trong quần thể tự phối Với đơn vị kiến thức này có thể tạo ra vấn đề

cần giải quyết cho học sinh dưới dạng bài toán nhận thức như sau:

BTNT: Một quản thể thực vật tự thụ phần ở thế hệ xuất phát có 100%Aa a Xác định cấu trúc di truyền của quan thé 6 thé hé F,,

Trang 34

b Em có nhận xét gì từ kết quả trên?

~ GV chia lớp thành các nhóm (mỗi nhóm 5-6 HS), tổ chức học sinh làm việc

với sách giáo khoa, HS hoạt động nhóm hợp tác hoàn thành nhiệm vụ trên

~ GV hướng dẫn học sinh bằng hệ thống câu hỏi:

1 Phân tích BTNT cho biết giả thiết và yêu cầu cần thực hiện là gì? 2 Thế nào là quần thể tự thụ phắn?

3 Trong quần thể có những kiểu tự thụ phấn nào? Kết quả ở thế hệ con của

các kiểu tự thụ phần đó?

4 Rút ra nhận xét gì về thành phần kiểu gen và tần số alen qua các thế hệ? Bước 3: HS lập kế hoạch và thực hiện giải pháp GQVĐ

3È Tìm hiểu vấn đề

~ Đọc và phân tích bài toán để hiểu rõ giả thiết và yêu cầu của bài toán ~ Giải thích khái niệm quần thê tự thụ phần

~ Xác định mâu thuẫn qua vấn đề với tri thức bản thân: đó là các em đã biết cách xác định kiểu gen, tỉ lệ kiểu gen ở các thế hệ con của từng kiểu bố mẹ, ở đây

đòi hỏi phải khái quát thành ti lệ kiểu gen ở các thế hệ của cả quan thể (tức là thế hệ con của tất cả các kiểu bố mẹ) s& Xác định cách thức GQVĐ, tìm giải pháp ~ Xác định các kiểu tự thụ phắn trong quần thể và kết quả của những kiểu tự thụ phấn đó: Bảng 2.3 Kết quả các kiểu tự thụ phần trong quần thẻ Các kiểu tự thụ phần Thế hệ con AAX AA AA aa x aa aa canned TAA: - Aa: Taa 4 4

~ T¡ lệ một kiểu gen nào đó trong quần thể tự thụ phấn ở một thế hệ sẽ bằng

tông các tỉ lệ của kiểu gen đó ở thế hệ đang xét do tắt cả các kiểu tự thụ phắn tạo ra

Trang 35

~ Xác định tỉ lệ các kiểu gen trong quần ở các thế hệ cụ thể

đó khái quát

thành công thức tổng quát cho thế hệ thứ n Qua đó rút ra được xu hướng di truyền trong quần thể tự phối

s& Thực hiện, trình bày giải pháp cho vẫn đề “Trình bày lời giải cho bài toán: a) Bảng 2.4 Sự biến đổi về thành phần kiểu gen của QT tự thụ phần qua các thế hệ Thế hệ Tỉ lệ các kiểu gen AA Aa aa P 0 1 0 Fy ai Fy 1 Fy Ty 1 b) Nhận xét: n càng lớn thi gid tri — cang nho va 2

cảng lớn Như vậy qua các

thế hệ tự thụ phần thì tỉ lệ kiểu gen di hop Aa càng giảm, đồng thời tỉ lệ kiểu gen đồng hợp (AA, aa) càng tăng

Trang 36

sk Khái quát hóa; mở rộng vấn đề

` Tẳng hợp, khái quát hỏa hình thành trí thức mới:

+ Quá trình tự phối làm cho quần thê dần dần phân thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau

+ Cấu trúc di truyền của quản thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng giảm dần tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử và tăng dẫn tỉ lệ đồng hợp tử

+ Quá trình tự phối không làm thay đổi tần số tương đối của các alen

+ Một quần thê tự phối thế hệ xuất phát có 100%Aa Cấu trúc di truyền của

quan thé 6 thé hé n là:

Mo réng van dé, phat hién van đê mới:

“Xuất phát từ bài toán đã giải 6 trén, GV huéng din HS “thir” thay déi, thêm

bớt, yếu tố nào đó hay điều kiện của bài toán để phát hiện bài toán tương tự hoặc

tìm thấy bài toán mới theo cách khái quát hóa, cá biệt hóa:

+ Thay đổi điều kiện bài toán từ thế hệ xuất phát 100% Aa thành thế hệ ban đầu có

đủ 3 kiêu gen AA, Aa, aa bài toán trở thành:

(+) Dạng cụ thê: Một quần thể ở thế hệ ban đầu có cấu trúc di truyền là

0,1AA: 0,4Aa: 0,5aa Hãy xác định cấu trúc di truyền của quản thê sau 4 thế hệ tự phối

(+) Dạng tổng quát: Một quần thể ở thế hệ ban đầu có cấu trúc di truyền là: xAA: yAa: zaa Hãy xác định cấu trúc di truyền của quân thể sau n thế hệ tự phối + Thay đổi điều kiện bài toán từ tự thụ phắn sang giao phối ngẫu nhiên

VD: Một quần thể ngẫu phối ở thế hệ xuất phát có cấu trúc di truyền là 0,3AA: 0,5Aa: 0,2aa Hay xac dinh cau trúc di truyền của quản thể sau 2 thế hệ Rút ra nhận xét gì từ kết quả trên

GV hướng dẫn học sinh tự đặt ra vấn đề thực tiễn trong cuộc sống như: Hôn

nhân cận huyết với các bệnh tật di truyền ở đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn

tỉnh Kon Tum

Trang 37

Bước 4: Đánh dong GQVD

Các nhóm báo cáo kết quá của nhóm, các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn

GV đánh giá kết quả hoạt động của các nhóm tập trung vào các kỹ năng của

NLGQVD đó là: tìm hiểu vấn đề, thiết lập không gian vấn đẻ, lập kế hoạch và thực

hiện giải pháp, đánh giá và phản ánh giải pháp

2.3 Các biện pháp phát triển NLGQVĐ cho HS trong dạy học phần Di truyền

học, Sinh học 12

NLGQVĐ được thể hiện qua hoạt động GQVĐ và chính hoạt động GQVĐ

năng lực

sẽ làm bộc lộ, phát triển NLGQVD Vi vậy có rất nhiều biện pháp để HS trải nghiệm hoạt động GQVĐ, thông qua đó nhằm phát triển NLGQVĐ cho HS Ở

đây, chúng tôi đã sử dụng bài toán nhận thức và dự án học tập là hai biện pháp

nhằm phát triển NLGQVĐ cho HS trong quá trình dạy học phần Di truyền học,

Sinh học 12

2.3.1 Sie dung bài toán nhận thức

Bài toán nhận thức là dạng bài tập có sự mâu thuẫn giữa những điều đã biết và

những điều chưa biết làm cho HS chú ý và muốn khám phá, tìm tòi để giải quyết được các vấn đề được nêu ra [22]

Như vậy bài toán nhận thức vừa có chức năng định hướng tìm tỏi, tức chức

năng tổ chức hoạt động nhận thức, vừa mã hóa đẻ tải được một dung lượng kiến

thức, kĩ năng nhất định Bài toán nhận thức được gia công sư phạm hợp lí sẽ là một động lực tâm lí kích thích tìm tỏi, tranh cãi tìm cách giải đáp, phát hiện ra vấn đẻ mới qua đó rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề 23.11 Vĩ dụ Sử dụng BTNT nhằm phát triển NLGQVĐ cho HS khi dạy nội dung định luật Hardy - Weinberg

~ GV đưa ra bài toán nhận thức sau

JBTNT: Ở thế hệ xuất phát của một quần thẻ ngẫu phối có 0.4AA: 0,4Aa: 0,2aa Xác định thành phần kiểu gen ở thể hệ F;, F;, F, Tit d6 rút ra nhận xét gì?

Trang 38

Thành phần kiểu gen ở F; 9 đ 06A 04a 06A (06ŸAA 0,6.04 Aa 04a 0,6 0,4 Aa (0,4) aa Cấu trúc di truyền cita QT 6 Fi: (0,6)°AA + (2 0,6 0,4) Aa + (0,4)? aa =1 Có dạng: p”AA + 2pq Aa + q” aa = 1 ác alen ở thé hé Fy; 2.0.60,4 — Pa =(0,6)2 + 1-0,6=04 “Tương tự ta có cấu trúc di truyền của QT ở F›, F;; (0,6)2AA + @ 0,6 0.4) Aa + (0,4)? aa =1 Có dạng: p`AA + 2pq Aa + q° aa= 1

Nhận xét: - Tần số các alen không đổi qua các thế hệ

~ Cấu trúc di truyền của quần thể không đổi từ thế hệ F, trở đi và có dạng: pỶAA + 2pq Aa + q” aa

S& Khái quát hóa; mở rộng vấn đề

+ Tổng hợp, khái quát hóa hình thành trì thức mới:

+ Thành phần kiểu gen và tần số tương đối các alen của quần thẻ ngẫu phối được ồn định qua các thế hệ trong những điều kiện nhất định

+ Xét 1 gen với 2 alen, khi QT đạt trạng thái cân bằng Hardy- Weinberg sẽ

thỏa mãn đẳng thức: p`AA + 2pqAa + qẺaa =1

“Trong đó: p là tần số alen A, q là tần số alen a; p+q

+ Nếu quần thể chưa đạt trạng thái cân bằng di truyền thì chỉ cần qua ngẫu

phối quần thể sẽ đạt trạng thái cân bằng ở thế hệ tiếp theo s®_Mớ rộng vấn đề, phát hiện vấn đề mới:

Xuất phát từ bài toán đã giải ở trên, GV hướng dẫn HS “thử” thay đổi, thêm

bớt, yếu tố nào đó hay điều kiện của bài toán để phát hiện bài toán tương tự hoặc

tìm thấy bài toán mới theo cách khái quát hóa, cá biệt hóa:

Tùy theo đối tượng HS mà mở rộng định luật Hardy - Weinberg theo các

hướng sau:

Trang 39

> Cân bằng Hardy - Weinberg với trường hợp các dãy alen

BTNT: Nhóm máu ABO ở người Alen _carbohyarat

4 ^ TP và r AA

là đo 3 alen khác nhau (1°, 1° va i) tế se

của cùng một gen qui định Mỗi : Không có cả A và B alen qui định một enzim xúc tác KiỂugen - tébêohôngcầu Ngoại hình, Kiểu hình (nhôm máu)

cho việc gắn một loại carbohydrat DP note Hi » A

đặc thù lên màng tế bào hồng cầu

Nhóm máu (kiểu hình) của một - #”" noạe zè “ 8

người có thể là A, B, AB hoặc O oe & as

Các chữ cái mày chỉ hai loại

carbohydrat A và carbohydrat B a @ °

được tìm thấy trên bề mặt của tế

bào hồng cầu Hình 2.1 Nhóm máu ABO ở người

1 Công thức của định luật Hardy - Weinberg sẽ được viết như thế nảo trong

trường hợp tính trang nhóm máu ở trên 2

2 Cho biết tỷ lệ kiểu gen hệ nhóm máu ABO ở một quần thể người như sau: BÊ Đi Kiểu gen i li ne ii Tile 0,0715 | 0,3558 | 0,0045 | 0,0896 | 0,0360 | 04425

Chứng minh quần thể trên ở trạng thái cân bằng di truyền

> Cân bằng Hardy - Weinberg với trường hợp tân số alen ở hai giới khác nhau

,BTNT: Giả sử một quần thê động vật giao phối ban đầu có tỉ lệ các kiểu gen:

~ Ö giới cái: 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa ~ Ở giới đực: 0,64AA: 0,32Aa: 0,04aa

Xác định cầu trúc di truyền của quân thể ở thế hệ thứ nhất và thứ hai sau

ngẫu phối Từ đó rút ra nhận xét gì về cấu trúc di truyền của quản thể?

> Cân bằng Hardy - Weinberg với trường hợp các gen liên kết với giới tính

,BTINT: Công thức của định luật Hardy - Weinberg áp dụng cho quần thẻ ngẫu phối

ở trạng thái cân bằng, đối với một locut trên nhiễm sắc thê thường có 2 alen là:

Trang 40

p’AA + 2pq Aa+q?aa=1

(Trong đó p và q là tần số tương ứng của alen A và a)

Công thức này sẽ được viết như thế nào trong trường hợp locut gen nằm trên

NST gigi tính X (xét ở loài giới đực là dị giao tử XY và tỉ lệ đực: cái = l: 1)

2.3.1.2 Một số BTNT được thiết kế

BINT 1 (Chui dé: Di truyền học quần thể)

Tính tần số tương đối của các alen trong các trường hợp sau:

1 Trong một nhóm 200 người, 160 người có nhóm máu MM, 36 người có

nhóm máu MN và 4 người có nhóm máu NN Hãy tính tần số alen N, M và tần số

các kiểu gen MM, MN, NN

2 Một quần thê động vật giao phối có tỉ lệ các kiểu gen:

~ Ở giới cái: 0,81AA: 0,1§Aa: 0,01aa

~ Ở giới đực: 0,36AA: 0,48Aa: 0,l6aa

3 Một quần thể động vật có vú có thành phần di truyền đối với một gen liên

kết giới tính như sau: Giới đực: 400 XÂY, 600X®Y Giới cái: 640XÂXÊ, 320 X^X*, 40 X?X* [ 2 (Chủ đề: Di truyền học quân thể)

Một quản thể thực vật tự thụ phắn ở thế hệ xuất phát có 100%Aa

1 Xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F¡, F;, F;, F„ bằng cách

én vio bang sau:

Ngày đăng: 29/08/2022, 15:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN