1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vai trò của Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái trong phát triển nhân lực ngành du lịch

113 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai trò của Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái trong phát triển nhân lực ngành du lịch
Tác giả Trịnh Thế Bình
Người hướng dẫn TS. Phạm Cảnh Huy
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Quản lý kinh tế và chính sách
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 366,04 KB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong lịch sử phát triển của các hình thái kinh tế- xã hội (KTXH), con ngươì luôn được coi là nhân tố quan trọng nhất, quyết định sự tồn tại phát triển của xã hội. Ở mọi thời đại con người luôn chủ động sáng tạo ra mọi của cải vật chất, văn hoá xã hội. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta thì vai trò của nhân tố con người cũng được chứng minh và khẳng định. Trong phát triển KTXH hiện nay, muốn có được sự phát triển nhanh và bền vững cần phải dựa trên 3 yếu tố: khoa học công nghệ; hạ tầng cơ sở và nguồn nhân lực. Trong đó, nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng, then chốt nhất. Tuy nhiên, phát triển nguồn nhân lực phải căn cứ vào chủ trương, định hướng phát triển KTXH của mỗi quốc gia và điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn của mỗi địa phương, trong mỗi giai đoạn cụ thể để đáp ứng yêu cầu phát triển. Mù Cang Chải là một huyện vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái, cách trung tâm tỉnh lỵ 180km về phía Tây, với tổng diện tích tự nhiên là 1.200,95 km2, dân số trên 66.400 người, chủ yếu là người dân tộc Mông (chiếm trên 90%), trình độ dân trí không đồng đều. Là huyện có nhiều tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, nhiều bản sắc văn hóa dân tộc phong phú, đa dạng, có Di tích cấp Quốc gia đặc biệt Danh lam thắng cảnh Ruộng bậc thang được nhiều tạp chí du lịch có uy tín trong nước và quốc tế đánh giá cao, bình chọn là một trong những điểm đến “Rực rỡ nhất thế giới”. Trong những năm gần đây, cấp ủy, chính quyền huyện Mù Cang Chải đã chỉ đạo đẩy mạnh phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, nhất là trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020- 2025 đã xác định xây dựng huyện Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch vào năm 2025, trở thành điểm đến “Bản sắc- An toàn- Thân thiện”. Mặc dù là huyện có xuất phát điểm muộn trong lịch sử khai thác và phát triển du lịch, xong với những sản phẩm du lịch phù hợp với xu hướng, nhu cầu của du khách, thân thiện với môi trường, lĩnh vực du lịch huyện Mù Cang Chải đã đạt được những kết quả bước đầu tích cực, lượng du khách đến với Mù Cang Chải và doanh thu từ lĩnh vực du lịch trên địa bàn huyện ngày một cao, đi kèm với đó là nhu cầu về các dịch vụ như ăn uống, lưu trú, vui chơi, giải trí, hướng dẫn du lịch,... tăng lên, đòi hỏi cần có một đội ngũ cán bộ chuyên trách có trình độ chuyên môn cao để tham mưu cho Ủy ban nhân dân (UBND) huyện thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước (QLNN) về lĩnh vực du lịch. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân lực làm việc trong các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch hay các hộ gia đình có hoạt động du lịch cũng đòi hỏi phải từng bước nâng cao tính chuyên nghiệp, thành thạo các kỹ năng cơ bản như giao tiếp, chế biến món ăn, phục vụ lễ tân, buồng bàn, marketing,... Trong khi đó hiện nay trên địa bàn huyện có hai cơ quan tham mưu thực hiện quản lý và tổ chức các hoạt động du lịch nhưng chưa có cán bộ có chuyên môn về du lịch, chưa có doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Các hợp tác xã, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch lao động chủ yếu là lao động phổ thông (một số là gia đình cán bộ hưu trí tăng gia) và lao động mới chuyển dịch từ lĩnh vực nông nghiệp sang, phần lớn chưa qua đào tạo, chưa được tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng nghề. Những khó khăn trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác QLNN về du lịch cũng như chất lượng các dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện. Để tháo gỡ được những khó khăn trên, UBND huyện Mù Cang Chải cần phải phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch, thực hiện xã hội hóa, liên kết, hợp tác, thu hút các nguồn lực để phát triển nguồn nhân lực du lịch, nhất là trong đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch cả trong lĩnh vực QLNN, quản trị doanh nghiệp và lao động nghề du lịch. Đó chính là lý do để tác giả lựa chọn đề tài: “Vai trò của Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái trong phát triển nhân lực ngành du lịch” để làm đối tượng nghiên cứu luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế và chính sách tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 2. Tổng quan nghiên cứu Theo tìm hiểu của tác giả, việc lựa chọn chính xác đề tài về vai trò của UBND huyện trong trong phát triển nhân lực ngành du lịch thì vẫn chưa có nghiên cứu nào được công bố. Tuy nhiên, đã có nhiều đề tài gần giống hoặc có liên quan mật thiết với đề tài của luận văn này, đặc biệt là các đề tài luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ. - Tác giả Trần Sơn Hải (2010), Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị- Hành Chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Bên cạnh những vấn đề về nguồn nhân lực du lịch và phát triển nguồn nhân lực du lịch, tác giả đã tập trung vào công tác QLNN đối với phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch, bao gồm các nội dung: (1) Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch; (2) Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch; (3) Xây dựng và ban hành các chính sách về tuyển dụng lao động trong ngành du lịch: (4) Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch; (5) Mở rộng quan hệ hợp tác, thúc đẩy sự giao lưu hợp tác về nguồn nhân lực ngành Du lịch giữa các vùng miền và các quốc gia; (6) Hoàn thiện bộ máy tổ chức, chỉ đạo thực hiện đưa các chiến lược chính sách phát triển nguồn nhân lực vào cuộc sống. Như vậy mặc dù không có phạm vi nghiên cứu chỉ ở cấp huyện, nhưng luận án này vẫn có nhiều giá trị tham khảo. - Tác giả Đinh Thị Hạnh (2014), Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế- Đại học Huế. Trong nghiên cứu này, tác giả đã đề cập đến một số nội dung phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch, đây cũng là những nội dung thể hiện được vai trò của chính quyền thành phố Đồng Hới trong phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch, bao gồm: (1) Lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực; (2) Công tác tuyển dụng; (3) Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; (4) Quá trình phân công lao động; (5) Đánh giá quá trình lao động và trả lương cho nhân viên; (6) Khen thưởng và kỷ luật; (7) Các vấn đề an toàn và sức khỏe người lao động. Tuy nhiên nhìn chung thì nội dung phân tích của luận văn chưa sâu sắc, chưa đứng trên quan điểm rõ ràng của chính quyền địa phương hay doanh nghiệp. - Tác giả Phạm Đình Sửu (2014), Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bình Định, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã làm rõ được những vấn đề về nguồn nhân lực du lịch, phát triển nguồn nhân lực du lịch, phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực du lịch. Tuy nhiên, luận văn của tác giả chỉ dừng ở việc phân tích cơ cấu, chất lượng nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bình Định; các vấn đề về vai trò của chính quyền địa phương đối với phát triển nguồn nhân lực du lịch thì chưa được đề cập nghiên cứu. - Tác giả Nguyễn Hồng Vân (2015), Phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế- Đại học Huế. Trong nghiên cứu này, tác giả tiếp cận vấn đề nghiên cứu theo các tiêu chí đánh giá sự phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch. Tuy nhiên, tác giả cũng nghiên cứu đến những yếu tố tác động đến sự phát triển này, trong đó có hoạt động đào tạo nguồn nhân lực du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Mặc dù vậy, vấn đề này cũng chỉ được tác giả đề cập một cách sơ lược. - Tác giả Nguyễn Mạnh Cường (2015), Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Luận án nghiên cứu vai trò của chính quyền tỉnh đối với phát triển du lịch nói chung, do đó, vấn đề phát triển nhân lực ngành du lịch mặc dù có được đề cập, nhưng không sâu. - Tác giả Nguyễn Mạnh Hùng (2019), Phát triển nguồn nhân lực du lịch cho các tỉnh trung du, miền núi Bắc Bộ, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Thương mại. Luận án trình bày ba nội dung đánh giá phát triển nguồn nhân lực du lịch được xác định gồm: tăng trưởng về số lượng, phát triển về cơ cấu và phát triển về chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Trong đó việc phát triển chất lượng của nguồn nhân lực du lịch qua các yếu tố: kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, sức khỏe,...Hệ thống hóa làm rõ các hoạt động phát triển nguồn nhân lực du lịch gồm: QLNN đối với phát triển nguồn nhân lực du lịch; Thu hút nguồn nhân lực du lịch; Đào tạo bồi dưỡng và nâng cao chất lượng và Liên kết hợp tác phát triển nguồn nhân lực du lịch. Đồng thời, luận án cũng đã phân tích được các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển nguồn nhân lực du lịch theo 3 nhóm yếu tố, gồm: nhóm các yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô; nhóm các yếu tố môi trường ngành; và nhóm các yếu tố thuộc về doanh nghiệp và bản thân người lao động. Theo tìm hiểu của tác giả, trong thời gian gần thời điểm nghiên cứu, chưa có nghiên cứu nào đề cập đến vai trò của UBND huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái trong phát triển nhân lực ngành du lịch. Do đó, việc nghiên cứu đề tài này vẫn đảm bảo tính mới, không bị trùng lặp với những nghiên cứu đã công bố. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định khung lý thuyết về vai trò của UBND huyện trong phát triển nhân lực ngành du lịch. - Phân tích thực trạng vai trò của UBND huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái trong phát triển nhân lực ngành du lịch trong giai đoạn 2018- 2020. Từ đó đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, giải thích nguyên nhân dẫn đến những điểm yếu trong vai trò của UBND huyện trong phát triển nhân lực ngành du lịch. - Đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện vai trò của UBND huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái trong phát triển nhân lực ngành du lịch đến năm 2025. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của UBND huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái trong phát triển nhân lực ngành du lịch. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: Nghiên cứu vai trò của UBND huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái trong phát triển nguồn nhân lực cho phát triển ngành du lịch tiếp cận theo hướng các nội dung QLNN về phát triển nhân lực ngành du lịch. + Về không gian: Nghiên cứu tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. + Về thời gian: Thông tin, số liệu thứ cấp sử dụng trong luận văn được thu thập trong giai đoạn 2018- 2020; Thông tin, số liệu sơ cấp được thu thập vào tháng 04/2021; Những phương hướng và giải pháp được đề xuất đến 2025. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Khung nghiên cứu Khung nghiên cứu của luận văn Nguồn: Học viên xây dựng 5.2. Quá trình và phương pháp nghiên cứu Bước 1: Nghiên tài liệu có liên quan nhằm xây dựng khung nghiên cứu về vai trò của UBND huyện trong phát triển nhân lực ngành du lịch. Các phương pháp chủ yếu được sử dụng ở bước này là phương pháp tổng hợp, phương pháp mô hình hóa. Bước 2: Thu thập thông tin, số liệu thứ cấp từ các báo cáo về vai trò của UBND huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái trong phát triển nhân lực ngành du lịch trong các năm từ 2018 đến 2020. Các phương pháp chủ yếu được sử dụng ở bước này là phương pháp thống kê, phân tích, so sánh. Bước 3: Thu thập thông tin, số liệu sơ cấp thông qua khảo sát bằng phiếu hỏi được phát tận tay hoặc thông qua email đối với các nhóm đối tượng sau: - Nhóm 1: 10 cán bộ công tác tại UBND huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Số phiếu phát ra là 10, số phiếu thu về là 08, trong đó có 06 phiếu hợp lệ. - Nhóm 2: 30 đại diện các cơ sở giáo dục, đào tạo, tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Số phiếu phát ra là 30, số phiếu thu về là 25, trong đó có 23 phiếu hợp lệ. Nội dung khảo sát tập trung vào việc đánh giá việc thực hiện các vai trò của UBND huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái trong phát triển nhân lực ngành du lịch trong các năm từ 2018 đến 2020. Số liệu khảo sát sau khi thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm Excel. Điểm trung bình có được đối với các tiêu chí sẽ được quy ước đánh giá như sau: - Điểm trung bình dưới 2,5: Tiêu chí được đánh giá kém. - Điểm trung bình từ 2,5 đến dưới 3,5: Tiêu chí được đánh giá trung bình. - Điểm trung bình từ 3,5 đến dưới 4,5: Tiêu chí được đánh giá khá. - Điểm trung bình từ 4,5 đến 5,0: Tiêu chí được đánh giá tốt. Các phương pháp chủ yếu được sử dụng ở bước này là phương pháp thống kê, phân tích, so sánh. Bước 4: Tiến hành phân tích thực trạng vai trò của UBND huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái trong phát triển nhân lực ngành du lịch trong giai đoạn 2018- 2020. Đồng thời, đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, giải thích nguyên nhân cơ bản dẫn đến những điểm yếu trong vai trò của UBND huyện trong phát triển nhân lực ngành du lịch. Phương pháp chủ yếu sử dụng ở bước này là phân tích, tổng hợp. Bước 5: Đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện vai trò của UBND huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái trong phát triển nhân lực ngành du lịch đến năm 2025. Phương pháp chủ yếu sử dụng ở bước này là dự báo, tổng hợp. 6. Nội dung các chương Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về vai trò của UBND huyện trong phát triển nhân lực ngành du lịch. Chương 2. Phân tích thực trạng vai trò của UBND huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái trong phát triển nhân lực ngành du lịch. Chương 3. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện vai trò của UBND huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái trong phát triển nhân lực ngành du lịch. 

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

-šš&šš -TRỊNH THẾ BÌNH

VAI TRÒ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN MÙ CANG CHẢI, TỈNH YÊN BÁI

TRONG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2022

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

-šš&šš -TRỊNH THẾ BÌNH

VAI TRÒ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN MÙ CANG CHẢI, TỈNH YÊN BÁI

TRONG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH

Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH

Mã số: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

TS PHẠM CẢNH HUY

HÀ NỘI - 2022

Trang 3

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôicam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không viphạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.

Hà Nội, ngày tháng năm 2022

Tác giả luận văn

Trịnh Thế Bình

Trang 4

Với tình cảm trân trọng nhất, tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành vàsâu sắc tới Tiến sĩ Phạm Cảnh Huy- Giảng viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thànhLuận văn thạc sỹ “Vai trò của Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Báitrong phát triển nhân lực ngành du lịch”

Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, quý thầy, cô giảng viên của Trường Đạihọc Kinh tế Quốc dân đã tạo điều kiện, tận tình, chu đáo và giúp đỡ tác giả có môitrường thuận lợi để học tập, nghiên cứu và hoàn thiện Luận văn này

Xin chân thành cảm ơn Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, Cơquan phòng Văn hóa và Thông tin, phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mù CangChải; Đảng ủy, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mù Cang Chải,các doanh nghiệp, Hợp tác xã, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bànhuyện và toàn thể cán bộ các xã, thị trấn đã tạo điều kiện, giúp đỡ cho cá nhân tácgiả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu, khảo sát thực tế tại địa phương

Cuối cùng xin cảm ơn gia đình, bạn bè cùng lớp, đồng chí, đồng nghiệp nhữngngười luôn cổ vũ, động viên, khích lệ tác giả trong quá trình học tập và hoàn thiệnLuận văn này

Trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2022

Tác giả luận văn

Trang 5

MỤC LỤC

Trang 7

Hình

Trang 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

-šš&šš -TRỊNH THẾ BÌNH

VAI TRÒ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN MÙ CANG CHẢI, TỈNH YÊN BÁI

TRONG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH

Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH

Mã số: 8340410

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Trang 9

HÀ NỘI - 2022

Trang 10

số trên 66.400 người, chủ yếu là người dân tộc Mông (chiếm trên 90%) Địa hình 100%

là đồi núi dốc, cơ cấu kinh tế chủ yếu là Nông – lâm nghiệp, tuy nhiên, sản xuất còn lạchậu Là huyện có nhiều tiềm năng du lịch, huyện Mù Cang Chải đã chỉ đạo đẩy mạnhphát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, tuy nhiên, nhân lựcngành du lịch là một vấn đề còn gặp nhiều khó khăn

Đó chính là lý do để tác giả lựa chọn đề tài: “Vai trò của Ủy ban nhân dân

huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái trong phát triển nhân lực ngành du lịch” để làm

đối tượng nghiên cứu luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế và chính sách tạiTrường Đại học Kinh tế Quốc dân

Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định khung lý thuyết về vai trò của UBND huyện trong phát triển nhânlực ngành du lịch

- Phân tích thực trạng vai trò của UBND huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Báitrong phát triển nhân lực ngành du lịch trong giai đoạn 2018- 2020 Đánh giá nhữngđiểm mạnh, điểm yếu, giải thích nguyên nhân

- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện vaitrò của UBND huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái trong phát triển nhân lực ngành

du lịch đến năm 2025

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của UBND huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên

Bái trong phát triển nhân lực ngành du lịch

- Phạm vi nghiên cứu:

Trang 11

+ Về nội dung: Nghiên cứu vai trò của UBND huyện Mù Cang Chải, tỉnhYên Bái trong phát triển nhân lực ngành du lịch tiếp cận theo hướng các nội dungQLNN về phát triển nhân lực ngành du lịch.

+ Về không gian: Nghiên cứu tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái

+ Về thời gian: Thông tin, số liệu thứ cấp sử dụng trong luận văn được thuthập trong giai đoạn 2018- 2020; Thông tin, số liệu sơ cấp được thu thập vào tháng04/2021; Những phương hướng và giải pháp được đề xuất đến 2025

Nội dung các chương

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo, luận văn gồm 3 chương:Chương 1 Cơ sở lý luận về vai trò của UBND huyện trong phát triển nhânlực ngành du lịch

Chương 2 Phân tích thực trạng vai trò của UBND huyện Mù Cang Chải, tỉnhYên Bái trong phát triển nhân lực ngành du lịch

Chương 3 Phương hướng và giải pháp hoàn thiện vai trò của UBND huyện

Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái trong phát triển nhân lực ngành du lịch

Trang 12

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN

TRONG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH

1.1 Nhân lực và phát triển nhân lực ngành du lịch

1.1.1 Khái niệm và phân loại nhân lực ngành du lịch

1.1.1.1 Khái niệm nhân lực ngành du lịch

Có định nghĩa nhân lực là trình độ lành nghề, kiến thức và năng lực thực có

và những năng lực tiềm tàng của con người Cách tiếp cận này đánh giá cao tiềmnăng của con người, đồng thời mở ra khả năng xây dựng các cơ chế thích hợp trongquản lý, sử dụng nguồn nhân lực (Trần Sơn Hải, 2010)

1.1.1.2 Phân loại nhân lực ngành du lịch

- Nhóm nhân lực thực hiện chức năng QLNN về du lịch

- Nhóm nhân lực thực hiện chức năng sự nghiệp ngành du lịch

- Nhóm nhân lực thực hiện chức năng kinh doanh trong ngành du lịch

1.1.2 Phát triển nhân lực ngành du lịch

1.1.2.1 Khái niệm phát triển nhân lực ngành du lịch

Theo các tác giả giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực của Trường Đại học Kinh tếQuốc dân: Phát triển nguồn nhân lực là quá trình phát triển thể lực, trí lực, khả năngnhận thức và tiếp thu kiến thức tay nghề, tính năng động xã hội và sức sáng tạo của conngười; nền văn hoá; truyền thống lịch sử (Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh,2012)

1.1.2.2 Tiêu chí đánh giá sự phát triển nhân lực ngành du lịch

- Quy mô nhân lực ngành du lịch.

- Cơ cấu nhân lực ngành du lịch

Trang 13

- Phát triển nhân lực ngành du lịch

- Thúc đẩy phát triển du lịch và góp phần phát triển KTXH địa phương

1.2.2 Nguyên tắc của Ủy ban nhân dân huyện trong phát triển nhân lực ngành du lịch

- Nguyên tắc tuân thủ pháp luật

- Nguyên tắc công khai, minh bạch, công bằng

- Nguyên tắc hiệu lực, hiệu quả

1.3 Bộ máy của Ủy ban nhân dân huyện trong phát triển nhân lực ngành du lịch

- UBND huyện; Phòng Văn hóa, Thông tin; Các cơ quan chuyên môn khácthuộc UBDN huyện như: Phòng Nội vụ, Thanh tra huyện, phòng Tài chính - Kế hoạch,phòng Lao động - Thương binh và Xã hội

1.4 Vai trò của Ủy ban nhân dân huyện trong phát triển nhân lực ngành

du lịch

1.4.1 Tham mưu xây dựng chính sách, chương trình, dự án phát triển nhân lực ngành du lịch

1.4.2 Lập kế hoạch phát triển nhân lực ngành du lịch

1.4.3 Triển khai chính sách thực hiện kế hoạch phát triển nhân lực ngành du lịch

1.4.3.1 Truyền thông về chính sách phát triển nhân lực

1.4.3.2 Triển khai chính sách phát triển nhân lực thực hiện chức năng quản

1.4.4 Kiểm soát hoạt động phát triển nhân lực ngành du lịch

1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của Ủy ban nhân dân huyện trong phát triển nhân lực ngành du lịch

1.5.1 Các nhân tố thuộc về Ủy ban nhân dân huyện

Trang 14

- Quan điểm của lãnh đạo UBND huyện trong chỉ đạo, điều hành, kiểm soáthoạt động phát triển nhân lực ngành du lịch

- Chất lượng đội ngũ CBCC của bộ máy quản lý trong phát triển nhân lựcngành du lịch của UBND huyện

- Sự phối hợp giữa UBND huyện với các ngành, các cấp trong phát triểnnhân lực ngành du lịch

1.5.2 Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài Ủy ban nhân dân huyện

- Pháp luật, chính sách, quy định của Đảng và Nhà nước về phát triển nguồnnhân lực ngành du lịch

- Thực trạng phát triển KT-XH của đất nước, của địa phương

- Quy mô và chất lượng hoạt động của hệ thống đào tạo nguồn nhân lựcngành du lịch

- Sự phát triển của ngành du lịch

- Nguồn nhân lực của địa phương

- Nhận thức của các đơn vị, tổ chức, cá nhân hoạt động trong ngành du lịch

- Yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế đối với nhân lực ngành du lịch

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN MÙ CANG CHẢI, TỈNH YÊN BÁI TRONG PHÁT TRIỂN

NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH

2.1 Giới thiệu về Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái

Huyện Mù Cang Chải là một huyện vùng cao, nằm ở phía Tây của tỉnh YênBái và cách trung tâm tỉnh 185km, cách thủ đô Hà Nội là 365km

Huyện có tổng diện tích tự nhiên là 1200,95 km2, độ cao tuyệt đối thấp nhất

là cánh đồng Cao Phạ 650m, cao nhất là đỉnh Lùng Cúng thuộc xã Nậm Có 2.913m

so với mặt nước biển

2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ

Trang 15

Phòng Văn hóa và thông tin

Phòng Giáo dục & Đào tạo

Phòng LĐTB&XH

Phòng Y tế

Văn phòng Cấp ủy và Chính quyền

Trung tâm Truyền thông và Văn hóa

- Về nhiệm vụ:

+ Xây dựng, trình HĐND huyện quyết định các nội dung quy định tại cácđiểm a, b, c và g khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 26 của Luật Tổ chức chínhquyền địa phương và tổ chức thực hiện các nghị quyết của HĐND huyện

2.1.2 Cơ cấu tổ chức

Hình 2.1: Cơ cấu bộ máy của UBND huyện Mù Cang Chải

Nguồn: Văn phòng Cấp ủy và Chính quyền huyện Mù Cang Chải

2.1.3 Thực trạng nguồn nhân lực

Trang 16

Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn nhân lực của UBND huyện Mù Cang Chải trong

- Chuyên viên chính và tương đương 5 1,1 13 2,9 14 3,4

- Chuyên viên và tương đương 122 26,2 175 38,6 171 41,4

Nguồn: Văn phòng Cấp ủy và Chính quyền huyện Mù Cang Chải

2.2 Thực trạng nhân lực ngành du lịch huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2018- 2020

- Thực trạng nhóm nhân lực thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch

- Thực trạng nhóm nhân lực thực hiện chức năng sự nghiệp ngành du lịch

Trang 17

UBND huyện Mù Cang Chải

Các đơn vị phối hợp(Phòng Tài chính Kế hoạch; Cơ quan Tổ chức- Nội vụ; phòng LĐTBXH Các cơ sở đào tạo; Các nhà trường, doanh nghiệp Phòng Văn hóa và Thông tin

- Thực trạng nhóm nhân lực thực hiện chức năng kinh doanh ngành du lịch

2.3 Bộ máy của Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải trong phát triển

nhân lực ngành du lịch

Hình 2.2: Cơ cấu bộ máy của UBND Mù Cang Chải trong phát triển nhân lực

ngành du lịch

Nguồn: Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Mù Cang Chải

2.4 Thực trạng vai trò của Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải trong

phát triển nhân lực ngành du lịch

2.4.1 Tham mưu xây dựng chính sách, chương trình, dự án phát triển nhân

lực ngành du lịch

Bảng 2.6: Kết quả tham mưu của UBND huyện Mù Cang Chải về chính sách

phát triển nhân lực ngành du lịch địa phương giai đoạn 2018- 2020

ĐVT: văn bản tham mưu

- Tham mưu về chính sách tuyển dụng CBCC QLNN

- Tham mưu về chính sách đãi ngộ CBCC QLNN về

- Tham mưu về chính sách, chương trình, dự án hỗ

trợ các cơ sở giáo dục, đào tạo phát triển đội ngũ

giảng viên ngành du lịch

- Tham mưu về chính sách, chương trình, dự án hỗ

trợ các trường THCS, THPT đào tạo, bồi dưỡng đội 52 78 85

Trang 18

Stt Tiêu chí 2018 2019 2020

ngũ giáo viên về mảng kiến thức du lịch

- Tham mưu về chính sách, chương trình, dự án hỗ

trợ các chủ thể kinh tế ngành du lịch đào tạo, bồi

dưỡng nguồn nhân lực

2.4.2 Lập kế hoạch phát triển nhân lực ngành du lịch

Hằng năm UBND huyện Mù Cang Chải thực hiện chức năng tham mưu xâydựng kế hoạch phát triển nhân lực ngành du lịch thông qua việc xây dựng kế hoạch

kế hoạch phát triển nhân lực ngành du lịch của địa phương mình và báo cáo UBNDtỉnh Yên Bái xem xét, tổng hợp kế hoạch cho toàn tỉnh

2.4.3 Triển khai chính sách thực hiện kế hoạch phát triển nhân lực ngành du lịch

2.4.4 Kiểm soát phát triển nhân lực ngành du lịch

- Chủ thể thực hiện được giao cho Phòng Văn hóa và Thông tin

- Nội dung kiểm soát phát triển nhân lực ngành du lịch chủ yếu chỉ là kiểmtra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển nhân lực ngành du lịch của địaphương

- Hình thức kiểm soát phát triển nhân lực ngành du lịch thời gian qua chủyếu là định kỳ, các hình thức kiểm soát thường xuyên và đột xuất chưa được ápdụng

Trang 19

2.4 Đánh giá vai trò của Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải trong phát triển nhân lực ngành du lịch

2.4.1 Đánh giá thực hiện mục tiêu của Ủy ban nhân dân huyện trong phát triển nhân lực ngành du lịch

- Đảm bảo nguồn nhân lực du lịch có chất lượng và đáp ứng được yêu cầu

- Góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy phát triển ngành du lịch địaphương

2.4.2 Đánh giá vai trò của Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải đối với phát triển nhân lực ngành du lịch

2.4.2.1 Điểm mạnh của Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải đối với phát triển nhân lực ngành du lịch

- Về tham mưu về chính sách, pháp luật phát triển nhân lực ngành du lịchnhững năm gần đây đã được UBND huyện tập trung thực hiện; Phòng Văn hóa vàThông tin đã tích cực trong việc điều tra khảo sát và đánh giá tình hình thực tế nhằmphát hiện những điểm mới trong thực tế, nâng cao tính thực tiễn cho những văn bảntham mưu

- Về lập kế hoạch phát triển nhân lực ngành du lịch đã có nhiều sự đổi mới

cả về nội dung, phương pháp và tổ chức thực hiện

- Về triển khai chính sách thực hiện kế hoạch phát triển nhân lực ngành dulịch thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả khả quan

- Về kiểm soát phát triển nhân lực ngành du lịch được duy trì thực hiện định

kỳ hàng tháng, quý

2.4.2.2 Điểm yếu của Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải đối với phát triển nhân lực ngành du lịch

- Chất lượng tham mưu của UBND huyện đối với cấp tỉnh còn thấp

- Các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch được xây dựng chưa đầy đủ, vẫn chủ yếuchỉ là mục tiêu về số lượng nhân lực được đào tạo, bồi dưỡng và kinh phí thực hiện

- Các chính sách về phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch chưa đồng bộ,thiếu nhất quán và thiếu thông thoáng trong quá trình triển khai

Trang 20

- Về kiểm soát phát triển nhân lực ngành du lịch hiệu quả chưa cao.

2.4.2.3 Nguyên nhân điểm yếu của Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải đối với phát triển nhân lực ngành du lịch

a) Nguyên nhân thuộc về UBND huyện Mù Cang Chải

- Đội ngũ CBCC của bộ máy thực hiện vai trò phát triển nhân lực ngành dulịch của UBND huyện còn nhiều hạn chế về cả số lượng và chất lượng

- Sự phối hợp giữa UBND huyện với các ngành, các cấp trong thực hiện vaitrò phát triển nhân lực ngành du lịch chưa thực sự chặt chẽ

b) Nguyên nhân thuộc môi trường bên ngoài UBND huyện Mù Cang Chải

- Sự phát triển của ngành du lịch huyện trong những năm gần đây là rấtnhanh, tạo ra nhu cầu lớn trong đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của ngành

- Nguồn nhân lực của địa phương có trình độ văn hoá và chuyên môn khôngđồng đều, hạn chế về nhiều mặt, nhất là về ngoại ngữ

- Nhận thức của các đối tượng của chính sách phát triển nhân lực du lịch địaphương chưa tốt

- Mù Cang Chải là một trong những địa phương chậm phát triển, ảnh hưởngrất lớn đến việc đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VAI TRÒ CỦA

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN MÙ CANG CHẢI, TỈNH YÊN BÁI TRONG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH

3.1 Phương hướng hoàn thiện vai trò của Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải trong phát triển nhân lực ngành du lịch đến năm 2025

Trong giai đoạn 2021- 2025, Mù Cang Chải định hướng mục tiêu phát triểnnhân lực ngành du lịch có hệ thống; tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng, tínhchuyên nghiệp và hợp lý hóa cơ cấu nhân lực ngành du lịch; nâng cao năng lực vàchất lượng của hệ thống đào tạo du lịch đáp ứng yêu cầu hội nhập; và nâng caonhận thức cộng đồng về du lịch và nhân lực ngành du lịch; tạo động lực và lợi thếthúc đẩy du lịch phát triển nhanh và bền vững

Trang 21

3.2 Giải pháp nâng cao vai trò của Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang Chải trong phát triển nhân lực ngành du lịch

3.2.1 Giải pháp về bộ máy quản lý trong phát triển nhân lực ngành du lịch

- Huyện cần sắp xếp và ổn định tổ chức bộ máy QLNN về du lịch theohướng tinh gọn, hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch

- Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, thực hiện tốt cơ chế “một cửa”, “mộtcửa liên thông” nhằm giảm chi phí thời gian của doanh nghiệp, tạo môi trường đầu

tư thông thoáng, minh bạch

- Tăng cường công tác QLNN trong lĩnh vực du lịch hướng tới mục tiêuchuyên nghiệp; thực hiện phương châm hành động trong ngành du lịch: Thân thiện,chuyên nghiệp, an toàn, chất lượng chấn chỉnh nạn chèo kéo, đeo bám khách, tănggiá dịch vụ tại các thời điểm nghỉ lễ, tết và các dịp tổ chức lễ hội

- Tổ chức thu thập thông tin, xây dựng các chương trình, kế hoạch xúc tiến

và hỗ trợ hoạt động xúc tiến của các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch trên địabàn tỉnh đặc biệt là với các hộ dân làm du lịch cộng đồng

- Tăng cường hợp tác, liên doanh với các địa phương trong cả nước đặc biệt

là các địa phương lân cận để mở rộng các hoạt động tư vấn đầu tư, xúc tiến thôngtin đầu tư, đơn giản hoá các thủ tục cấp giấy phép đầu tư

3.2.2 Giải pháp về tham mưu xây dựng chính sách, chương trình, dự án phát triển nhân lực ngành du lịch

- Tăng cường công tác dự báo trên các lĩnh vực quản lý du lịch của UBNDhuyện, giải quyết có hiệu quả những vấn đề thực tiễn đặt ra

- UBDN huyện cần tích cực tham mưu cho cấp tỉnh xây dựng, hoàn chỉnh hệthống các văn bản về QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh

- Tăng cường tổ chức bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ công tác tham mưuchính sách, pháp luật về phát triển nhân lực ngành du lịch

Trang 22

- Củng cố, hoàn thiện hệ thống mạng máy tính nội bộ; hoàn thiện hệ thốngthông tin nội bộ phục vụ cho công tác tham mưu của đội ngũ CBCC Phòng Văn hóa

và Thông tin

3.2.3 Giải pháp về lập kế hoạch phát triển nhân lực ngành du lịch

- Công bố công khai kế hoạch được duyệt

- Lập kế hoạch chi tiết thành các chương trình, đề án phát triển nhân lựcngành du lịch

- Nâng cao nhận thức của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp du lịch về pháttriển nhân lực ngành du lịch của địa phương cũng như của từng doanh nghiệp, cơ sởkinh doanh du lịch

3.2.4 Giải pháp về triển khai chính sách thực hiện kế hoạch phát triển nhân lực ngành du lịch

3.2.4.1 Giải pháp về truyền thông chính sách

- Tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm, giúp cho các đối tượng chính sáchchủ động trong việc tham gia vào thực hiện chính sách

- Giải thích, cung cấp đầy đủ thông tin cho các đối tượng chính sách khi họ

có thắc mắc về chính sách

- Tăng cường phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong công tác tuyên truyềnthực hiện chính sách

- Có hình thức tuyên truyền phù hợp với mỗi nhóm đối tượng chính sách

- Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc công tác tuyên truyền, đảm bảo tínhliên tục, hiệu quả của tuyên truyền

3.2.4.2 Giải pháp về triển khai chính sách phát triển nhóm nhân lực thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch

Thứ nhất, đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đào tạo và bồi dưỡng đội

ngũ CBCC QLNN về du lịch

Thứ hai, hoàn thiện chế độ, chính sách đãi ngộ, thu hút CBCC QLNN về du lịch Thứ ba, áp dụng các công cụ nâng cao chất lượng hoạt động công vụ.

Trang 23

3.2.4.3 Giải pháp về triển khai chính sách phát triển nhóm nhân lực thực hiện chức năng sự nghiệp và chức năng kinh doanh ngành du lịch

- Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng:

- Thiết kế chương trình đào tạo, bồi dưỡng:

- Thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng:

- Đánh giá hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng:

3.2.5 Giải pháp về kiểm soát phát triển nhân lực ngành du lịch

- Đổi mới và nâng cao năng lực hoạt động kiểm tra, giám sát theo hướng bổsung và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác kiểm tra, giám sát đảmbảo tính chuyên sâu, chuyên nghiệp, hiệu quả

- Xây dựng và hoàn thiện quy chế, quy trình nghiệp vụ kiểm tra, giám sát toànngành trên cơ sở áp dụng phương pháp quản lý rủi ro Xây dựng hệ thống tiêu chí đểphân tích, nhận dạng rủi ro phục vụ cho công tác kiểm tra tại địa phương, doanhnghiệp

- Ứng dụng công nghệ tin học vào công tác kiểm tra, giám sát

- Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lực lượngkiểm tra, giám sát

3.3 Một số kiến nghị

- Đối với các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương

- Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái

- Đối với các cơ sở đào tạo về du lịch

- Đối với các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Trang 24

-šš&šš -TRỊNH THẾ BÌNH

VAI TRÒ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN MÙ CANG CHẢI, TỈNH YÊN BÁI

TRONG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC NGÀNH DU LỊCH

Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH

Mã số: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

TS PHẠM CẢNH HUY

HÀ NỘI - 2022

Trang 25

Mù Cang Chải là một huyện vùng cao đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái,cách trung tâm tỉnh lỵ 180km về phía Tây, với tổng diện tích tự nhiên là 1.200,95km2, dân số trên 66.400 người, chủ yếu là người dân tộc Mông (chiếm trên 90%),trình độ dân trí không đồng đều Là huyện có nhiều tiềm năng về cảnh quan thiênnhiên hoang sơ, hùng vĩ, nhiều bản sắc văn hóa dân tộc phong phú, đa dạng, có Ditích cấp Quốc gia đặc biệt Danh lam thắng cảnh Ruộng bậc thang được nhiều tạpchí du lịch có uy tín trong nước và quốc tế đánh giá cao, bình chọn là một trongnhững điểm đến “Rực rỡ nhất thế giới”

Trong những năm gần đây, cấp ủy, chính quyền huyện Mù Cang Chải đã chỉđạo đẩy mạnh phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, nhất

là trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020- 2025 đãxác định xây dựng huyện Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch vào năm 2025, trởthành điểm đến “Bản sắc- An toàn- Thân thiện” Mặc dù là huyện có xuất phát điểmmuộn trong lịch sử khai thác và phát triển du lịch, xong với những sản phẩm du lịchphù hợp với xu hướng, nhu cầu của du khách, thân thiện với môi trường, lĩnh vực

Trang 26

du lịch huyện Mù Cang Chải đã đạt được những kết quả bước đầu tích cực, lượng

du khách đến với Mù Cang Chải và doanh thu từ lĩnh vực du lịch trên địa bàn huyệnngày một cao, đi kèm với đó là nhu cầu về các dịch vụ như ăn uống, lưu trú, vuichơi, giải trí, hướng dẫn du lịch, tăng lên, đòi hỏi cần có một đội ngũ cán bộchuyên trách có trình độ chuyên môn cao để tham mưu cho Ủy ban nhân dân(UBND) huyện thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước (QLNN) về lĩnh vực du lịch.Bên cạnh đó, đội ngũ nhân lực làm việc trong các doanh nghiệp, các cơ sở kinhdoanh dịch vụ du lịch hay các hộ gia đình có hoạt động du lịch cũng đòi hỏi phảitừng bước nâng cao tính chuyên nghiệp, thành thạo các kỹ năng cơ bản như giaotiếp, chế biến món ăn, phục vụ lễ tân, buồng bàn, marketing,

Trong khi đó hiện nay trên địa bàn huyện có hai cơ quan tham mưu thực hiệnquản lý và tổ chức các hoạt động du lịch nhưng chưa có cán bộ có chuyên môn về

du lịch, chưa có doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực du lịch Các hợp tác xã,

cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch lao động chủ yếu là lao động phổ thông (một số làgia đình cán bộ hưu trí tăng gia) và lao động mới chuyển dịch từ lĩnh vực nôngnghiệp sang, phần lớn chưa qua đào tạo, chưa được tham gia các lớp bồi dưỡng, tậphuấn về kỹ năng nghề Những khó khăn trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tácQLNN về du lịch cũng như chất lượng các dịch vụ du lịch trên địa bàn huyện

Để tháo gỡ được những khó khăn trên, UBND huyện Mù Cang Chải cần phảiphát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch, thựchiện xã hội hóa, liên kết, hợp tác, thu hút các nguồn lực để phát triển nguồn nhânlực du lịch, nhất là trong đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch cảtrong lĩnh vực QLNN, quản trị doanh nghiệp và lao động nghề du lịch Đó chính là

lý do để tác giả lựa chọn đề tài: “Vai trò của Ủy ban nhân dân huyện Mù Cang

Chải, tỉnh Yên Bái trong phát triển nhân lực ngành du lịch” để làm đối tượng

nghiên cứu luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế và chính sách tại TrườngĐại học Kinh tế Quốc dân

2 Tổng quan nghiên cứu

Theo tìm hiểu của tác giả, việc lựa chọn chính xác đề tài về vai trò của

Trang 27

UBND huyện trong trong phát triển nhân lực ngành du lịch thì vẫn chưa cónghiên cứu nào được công bố Tuy nhiên, đã có nhiều đề tài gần giống hoặc cóliên quan mật thiết với đề tài của luận văn này, đặc biệt là các đề tài luận ántiến sĩ, luận văn thạc sĩ.

- Tác giả Trần Sơn Hải (2010), Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịchkhu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Luận án tiến sĩ, Học việnChính trị- Hành Chính Quốc gia Hồ Chí Minh Bên cạnh những vấn đề vềnguồn nhân lực du lịch và phát triển nguồn nhân lực du lịch, tác giả đã tậptrung vào công tác QLNN đối với phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch, baogồm các nội dung: (1) Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành dulịch; (2) Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, tạo hành langpháp lý cho phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch; (3) Xây dựng và ban hànhcác chính sách về tuyển dụng lao động trong ngành du lịch: (4) Xây dựng vàhoàn thiện hệ thống chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch; (5) Mởrộng quan hệ hợp tác, thúc đẩy sự giao lưu hợp tác về nguồn nhân lực ngành

Du lịch giữa các vùng miền và các quốc gia; (6) Hoàn thiện bộ máy tổ chức,chỉ đạo thực hiện đưa các chiến lược chính sách phát triển nguồn nhân lực vàocuộc sống Như vậy mặc dù không có phạm vi nghiên cứu chỉ ở cấp huyện,nhưng luận án này vẫn có nhiều giá trị tham khảo

- Tác giả Đinh Thị Hạnh (2014), Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịchthành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế-Đại học Huế Trong nghiên cứu này, tác giả đã đề cập đến một số nội dung pháttriển nguồn nhân lực trong ngành du lịch, đây cũng là những nội dung thể hiện đượcvai trò của chính quyền thành phố Đồng Hới trong phát triển nguồn nhân lực ngành

du lịch, bao gồm: (1) Lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực; (2) Công tác tuyểndụng; (3) Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; (4) Quá trình phân cônglao động; (5) Đánh giá quá trình lao động và trả lương cho nhân viên; (6) Khenthưởng và kỷ luật; (7) Các vấn đề an toàn và sức khỏe người lao động Tuy nhiênnhìn chung thì nội dung phân tích của luận văn chưa sâu sắc, chưa đứng trên quan

Trang 28

điểm rõ ràng của chính quyền địa phương hay doanh nghiệp.

- Tác giả Phạm Đình Sửu (2014), Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực dulịch tỉnh Bình Định, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhânvăn- Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn đã làm rõ được những vấn đề về nguồnnhân lực du lịch, phát triển nguồn nhân lực du lịch, phân tích được các yếu tố ảnhhưởng đến phát triển nguồn nhân lực du lịch Tuy nhiên, luận văn của tác giả chỉdừng ở việc phân tích cơ cấu, chất lượng nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bình Định;các vấn đề về vai trò của chính quyền địa phương đối với phát triển nguồn nhân lực

du lịch thì chưa được đề cập nghiên cứu

- Tác giả Nguyễn Hồng Vân (2015), Phát triển nguồn nhân lực trong ngành dulịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế- Đạihọc Huế Trong nghiên cứu này, tác giả tiếp cận vấn đề nghiên cứu theo các tiêu chíđánh giá sự phát triển nguồn nhân lực trong ngành du lịch Tuy nhiên, tác giả cũngnghiên cứu đến những yếu tố tác động đến sự phát triển này, trong đó có hoạt độngđào tạo nguồn nhân lực du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế Mặc dù vậy, vấn đề nàycũng chỉ được tác giả đề cập một cách sơ lược

- Tác giả Nguyễn Mạnh Cường (2015), Vai trò của chính quyền địa phươngcấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình, Luận án tiến sĩ, TrườngĐại học Kinh tế Quốc dân Luận án nghiên cứu vai trò của chính quyền tỉnh đối vớiphát triển du lịch nói chung, do đó, vấn đề phát triển nhân lực ngành du lịch mặc dù

có được đề cập, nhưng không sâu

- Tác giả Nguyễn Mạnh Hùng (2019), Phát triển nguồn nhân lực du lịch chocác tỉnh trung du, miền núi Bắc Bộ, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Thương mại.Luận án trình bày ba nội dung đánh giá phát triển nguồn nhân lực du lịch được xácđịnh gồm: tăng trưởng về số lượng, phát triển về cơ cấu và phát triển về chất lượngnguồn nhân lực du lịch Trong đó việc phát triển chất lượng của nguồn nhân lực dulịch qua các yếu tố: kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, sức khỏe, Hệ thống hóa làm

rõ các hoạt động phát triển nguồn nhân lực du lịch gồm: QLNN đối với phát triểnnguồn nhân lực du lịch; Thu hút nguồn nhân lực du lịch; Đào tạo bồi dưỡng và nâng

Trang 29

cao chất lượng và Liên kết hợp tác phát triển nguồn nhân lực du lịch Đồng thời,luận án cũng đã phân tích được các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển nguồn nhân lực

du lịch theo 3 nhóm yếu tố, gồm: nhóm các yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô;nhóm các yếu tố môi trường ngành; và nhóm các yếu tố thuộc về doanh nghiệp vàbản thân người lao động

Theo tìm hiểu của tác giả, trong thời gian gần thời điểm nghiên cứu, chưa cónghiên cứu nào đề cập đến vai trò của UBND huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Báitrong phát triển nhân lực ngành du lịch Do đó, việc nghiên cứu đề tài này vẫn đảmbảo tính mới, không bị trùng lặp với những nghiên cứu đã công bố

3 Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định khung lý thuyết về vai trò của UBND huyện trong phát triển nhânlực ngành du lịch

- Phân tích thực trạng vai trò của UBND huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Báitrong phát triển nhân lực ngành du lịch trong giai đoạn 2018- 2020 Từ đó đánh giánhững điểm mạnh, điểm yếu, giải thích nguyên nhân dẫn đến những điểm yếu trongvai trò của UBND huyện trong phát triển nhân lực ngành du lịch

- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện vai tròcủa UBND huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái trong phát triển nhân lực ngành dulịch đến năm 2025

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Vai trò của UBND huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên

Bái trong phát triển nhân lực ngành du lịch

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về nội dung: Nghiên cứu vai trò của UBND huyện Mù Cang Chải, tỉnh YênBái trong phát triển nguồn nhân lực cho phát triển ngành du lịch tiếp cận theohướng các nội dung QLNN về phát triển nhân lực ngành du lịch

+ Về không gian: Nghiên cứu tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái

+ Về thời gian: Thông tin, số liệu thứ cấp sử dụng trong luận văn được thu

Trang 30

Những nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của UBND huyện trong phát triển nhân lực ngành du lịchVai trò của UBND huyện trong phát triển nhân lực ngành du lịchMục tiêu thực hiện vai trò của UBND huyện trong phát triển nhân lực ngành du lịch

Nhóm nhân tố thuộc về môi trường bên ngoài UBND huyện

Nhóm nhân tố thuộc về UBND huyện

Triển khai chính sách thực hiện kế hoạch phát triển nhân lực ngành du lịch

Lập kế hoạch phát triển nhân lực ngành du lịchTham mưu xây dựng chính sách, chương trình, dự án phát triển nhân lực ngành du lịch

04/2021; Những phương hướng và giải pháp được đề xuất đến 2025

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Khung nghiên cứu

Khung nghiên cứu của luận văn

Nguồn: Học viên xây dựng

5.2 Quá trình và phương pháp nghiên cứu

Bước 1: Nghiên tài liệu có liên quan nhằm xây dựng khung nghiên cứu về vaitrò của UBND huyện trong phát triển nhân lực ngành du lịch Các phương pháp chủyếu được sử dụng ở bước này là phương pháp tổng hợp, phương pháp mô hình hóa

Bước 2: Thu thập thông tin, số liệu thứ cấp từ các báo cáo về vai trò củaUBND huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái trong phát triển nhân lực ngành du lịchtrong các năm từ 2018 đến 2020 Các phương pháp chủ yếu được sử dụng ở bướcnày là phương pháp thống kê, phân tích, so sánh

Bước 3: Thu thập thông tin, số liệu sơ cấp thông qua khảo sát bằng phiếu hỏiđược phát tận tay hoặc thông qua email đối với các nhóm đối tượng sau:

Trang 31

- Nhóm 1: 10 cán bộ công tác tại UBND huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.

Số phiếu phát ra là 10, số phiếu thu về là 08, trong đó có 06 phiếu hợp lệ

- Nhóm 2: 30 đại diện các cơ sở giáo dục, đào tạo, tổ chức, doanh nghiệp kinhdoanh trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái Sốphiếu phát ra là 30, số phiếu thu về là 25, trong đó có 23 phiếu hợp lệ

Nội dung khảo sát tập trung vào việc đánh giá việc thực hiện các vai trò củaUBND huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái trong phát triển nhân lực ngành du lịchtrong các năm từ 2018 đến 2020

Số liệu khảo sát sau khi thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm Excel Điểmtrung bình có được đối với các tiêu chí sẽ được quy ước đánh giá như sau:

- Điểm trung bình dưới 2,5: Tiêu chí được đánh giá kém

- Điểm trung bình từ 2,5 đến dưới 3,5: Tiêu chí được đánh giá trung bình

- Điểm trung bình từ 3,5 đến dưới 4,5: Tiêu chí được đánh giá khá

- Điểm trung bình từ 4,5 đến 5,0: Tiêu chí được đánh giá tốt

Các phương pháp chủ yếu được sử dụng ở bước này là phương pháp thống kê,phân tích, so sánh

Bước 4: Tiến hành phân tích thực trạng vai trò của UBND huyện Mù CangChải, tỉnh Yên Bái trong phát triển nhân lực ngành du lịch trong giai đoạn 2018-

2020 Đồng thời, đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, giải thích nguyên nhân cơ bảndẫn đến những điểm yếu trong vai trò của UBND huyện trong phát triển nhân lựcngành du lịch Phương pháp chủ yếu sử dụng ở bước này là phân tích, tổng hợp.Bước 5: Đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện vai tròcủa UBND huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái trong phát triển nhân lực ngành dulịch đến năm 2025 Phương pháp chủ yếu sử dụng ở bước này là dự báo, tổng hợp

6 Nội dung các chương

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo, luận văn gồm 3 chương:Chương 1 Cơ sở lý luận về vai trò của UBND huyện trong phát triển nhân lựcngành du lịch

Chương 2 Phân tích thực trạng vai trò của UBND huyện Mù Cang Chải, tỉnhYên Bái trong phát triển nhân lực ngành du lịch

Trang 32

Chương 3 Phương hướng và giải pháp hoàn thiện vai trò của UBND huyện

Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái trong phát triển nhân lực ngành du lịch

Trang 33

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN

HUYỆN TRONG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC

NGÀNH DU LỊCH

1.1 Nhân lực và phát triển nhân lực ngành du lịch

1.1.1 Khái niệm và phân loại nhân lực ngành du lịch

1.1.1.1 Khái niệm nhân lực ngành du lịch

Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về nhân lực: Có định nghĩa tiếp cậntheo hướng coi nhân lực là nguồn lực với yếu tố vật chất, tinh thần tạo nên nănglực, sức mạnh phục vụ cho sự phát triển chung của các tổ chức, với cách tiếp cậnnày nhân lực được hiểu là nguồn lực con người của các tổ chức có quy mô, loạihình, chức năng khác nhau, có khả năng và tiềm năng tham gia vào quá trình pháttriển của tổ chức cùng với sự phát triển KTXH của quốc gia, khu vực và thế giới

Có định nghĩa nhân lực là trình độ lành nghề, kiến thức và năng lực thực có vànhững năng lực tiềm tàng của con người Cách tiếp cận này đánh giá cao tiềm năngcủa con người, đồng thời mở ra khả năng xây dựng các cơ chế thích hợp trong quản

lý, sử dụng nguồn nhân lực (Trần Sơn Hải, 2010)

Du lịch theo Luật Du lịch năm 2017 được định nghĩa là các hoạt động có liênquan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời giankhông quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí,tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.(Quốc hội, 2017)

Do đó, luận văn xây dựng khái niệm sử dụng cho nghiên cứu như sau: Nhân

lực ngành du lịch được hiểu là lực lượng lao động tham gia vào hoạt động du lịch,

bao gồm lao động gián tiếp và lao động trực tiếp.

Để cung ứng dịch vụ du lịch và quản lý hoạt động du lịch, các địa phương đềuphải tổ chức đội ngũ nhân lực trong ngành này, từ nhân lực tại các cơ quan QLNN

về du lịch, đến nhân lực tại các doanh nghiệp du lịch, nhân lực tại các điểm đến du

Trang 34

lịch, các đơn vị đào tạo cung cấp nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp du lịchtuyến trước và tuyến sau, Như vậy có thể thấy rằng, nhân lực ngành du lịch rất đadạng, bao gồm toàn bộ lực lượng lao động trực tiếp và gián tiếp liên quan đến quátrình phục vụ khách du lịch.

1.1.1.2 Phân loại nhân lực ngành du lịch

Nhân lực ngành du lịch được phân loại thành 03 nhóm cụ thể như sau:

- Nhóm nhân lực thực hiện chức năng QLNN về du lịch: có vai trò quan trọng

trong việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch của quốc gia và từng địa phương,tham mưu hoạch định chính sách phát triển du lịch Họ đại diện cho nhà nước đểhướng dẫn, giúp đỡ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch kinh doanh có hiệuquả; kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh (Trần Sơn Hải, 2010)

- Nhóm nhân lực thực hiện chức năng sự nghiệp ngành du lịch: là bộ phận có

trình độ học vấn cao, có kiến thức chuyên sâu về ngành du lịch, có chức năng đàotạo, nghiên cứu khoa học về du lịch và có vai trò to lớn trong việc phát triển nhânlực ngành du lịch, tác động lớn đến chất lượng và số lượng của nhân lực ngành dulịch hiện tại và trong tương lai (Trần Sơn Hải, 2010)

- Nhóm nhân lực thực hiện chức năng kinh doanh trong ngành du lịch: chiếm

số lượng đông đảo nhất trong tổng số nhân lực của ngành du lịch, cũng là nhóm laođộng có những đặc trưng phức tạp do trong nhóm này có nhiều loại lao động khácnhau với những vai trò khác nhau: Nhóm lao động chức năng quản lý chung (laođộng trong các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch); Nhóm lao động chức năngquản lý theo các nghiệp vụ kinh tế (lao động quản lý trong các tổ chức kinh tếngành du lịch ); Nhóm lao động chức năng đảm bảo điều kiện kinh doanh củadoanh nghiệp du lịch; Nhóm lao động trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách (TrầnSơn Hải, 2010)

1.1.2 Phát triển nhân lực ngành du lịch

1.1.2.1 Khái niệm phát triển nhân lực ngành du lịch

Theo các tác giả giáo trình Quản trị nhân lực của Trường Đại học Kinh tếQuốc dân: Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hoạt động học tập có tổ chức

Trang 35

được tiến hành trong những khoảng thời gian nhất định để nhằm tạo ra sự thay đổihành vi nghề nghiệp của người lao động Phát triển nguồn nhân lực gồm ba loạihoạt động là: giáo dục, đào tạo và phát triển (Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn NgọcQuân, 2012) Còn theo các tác giả giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực của TrườngĐại học Kinh tế Quốc dân: Phát triển nguồn nhân lực là quá trình phát triển thể lực,trí lực, khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức tay nghề, tính năng động xã hội vàsức sáng tạo của con người; nền văn hoá; truyền thống lịch sử (Trần Xuân Cầu vàMai Quốc Chánh, 2012).

Tóm lại, đứng trên góc độ quản lý vĩ mô của chính quyền các cấp: Phát triển

nhân lực ngành du lịch là tổng thể những chính sách, hành động của nhà nước

nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng nhân lực ngành du lịch (trí tuệ, thể chất

và phẩm chất tâm lý- xã hội) làm gia tăng số lượng và điều chỉnh cơ cấu nhân lực ngành du lịch cho phù hợp với yêu cầu phát triển KTXH và phát triển du lịch trong từng giai đoạn phát triển

Như vậy áp dụng vào trường hợp nghiên cứu có thể thấy, với cách tiếp cậnphát triển từ góc độ xã hội, phát triển nhân lực ngành du lịch là quá trình tăng lên vềmặt số lượng (quy mô) nhân lực và nâng cao về mặt chất lượng nhân lực, tạo ra cơcấu nhân lực ngày càng hợp lý Với cách tiếp cận phát triển từ góc độ cá nhân, pháttriển nhân lực ngành du lịch là quá trình làm cho con người trưởng thành, có nănglực xã hội (thể lực, trí lực, nhân cách) và tính năng động xã hội cao Còn xét về mặtnội dung, phát triển nhân lực ngành du lịch bao gồm ba loại hoạt động là: giáo dục,đào tạo và phát triển Những hoạt động này nhằm mục đích nâng cao khả năng vàtrình độ nghề nghiệp của người lao động

1.1.2.2 Tiêu chí đánh giá sự phát triển nhân lực ngành du lịch

- Quy mô nhân lực ngành du lịch: Tiêu chí phát triển nhân lực ngành du lịch

về số lượng được thể hiện qua sự thay đổi về số lượng nhân lực ngành du lịch quathời gian và cho biết quy mô về nhân lực ngành du lịch tại thời điểm đánh giá Việcđảm bảo NNLDL đủ về số lượng phụ thuộc vào việc hoạch định, tuyển chọn, đặcbiệt là thu hút lao động xã hội, lao động từ các ngành khác chuyển sang, nhất là

Trang 36

ngành nông nghiệp tham gia vào hoạt động du lịch nhằm đảm bảo cho địa phươngthực hiện thành công chiến lược, kế hoạch phát triển du lịch, không chỉ có ý nghĩatrong phạm vi ngành mà còn mang lại hiệu quả KTXH Phát triển nhân lực ngành

du lịch về mặt số lượng góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

- Cơ cấu nhân lực ngành du lịch: cơ cấu nhân lực ngành du lịch cần phù hợp

với cơ cấu hoạt động du lịch của quốc gia, vùng, địa phương, đồng thời phản ánhnhu cầu thực tế công việc đòi hỏi cũng như sự phát triển của ngành du lịch Việcxác định cơ cấu nhân lực hợp lý, chính xác phù hợp theo trình độ đào tạo, giới tính

và độ tuổi để đảm bảo tính hiệu quả KTXH, tránh tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”,

ổn định thị trường lao động

- Chất lượng nhân lực ngành du lịch: được đánh giá theo trình độ chuyên

môn, trình độ đào tạo của nhân lực ngành du lịch, kỹ năng nghiệp vụ, trình độ ngoạingữ, giới tính và độ tuổi, Khi đánh giá chất lượng của nhân lực ngành du lịch,người ta thường sử dụng các công cụ đo lường định tính để xác định mức độ đápứng về năng lực như trình độ, kỹ năng mà họ tích lũy được, như sự hiểu biết của họ

về nhiệm vụ và thái độ nghề nghiệp của họ hoặc có thể thông qua việc khảo sát sựhài lòng của khách du lịch

1.2 Mục tiêu và nguyên tắc của Ủy ban nhân dân huyện trong phát triển nhân lực ngành du lịch

1.2.1 Mục tiêu của Ủy ban nhân dân huyện trong phát triển nhân lực ngành du lịch

Du lịch là một ngành tổng hợp trong tổng thể các lĩnh vực ngành nghề pháttriển tại địa phương sự phát triển của ngành du lịch (với tư cách là một ngành có lợithế phát triển ở địa phương) phải là động lực để phát triển kinh tế chung, tạo nên sắcthái riêng của kinh tế địa phương Do đó, sự phát triển ngành du lịch phải đặt trong

sự phát triển của địa phương

Từ góc độ học thuật, theo Đại từ điển Tiếng Việt thì: Vai trò là chức năng, tácdụng của cái gì hoặc của ai trong sự vận động, phát triển của nhóm, tập thể nóichung (Trung tâm Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam, 1998) Theo quan điểm này thìvai trò của một cơ quan, tổ chức được xác định gồm 02 yếu tố là chức năng và hiệu

Trang 37

quả tác động mà cơ quan, tổ chức mang lại trong mối liên hệ vận động với các cơquan, tổ chức khác Qua đó có thể thấy:

Vai trò của UBND huyện trong phát triển nhân lực ngành du lịch là những

tác động, ảnh hưởng và đóng góp UBND huyện trong việc hoàn thiện và nâng cao nhân lực ngành du lịch về mặt số lượng, chất lượng và cơ cấu cho phù hợp với yêu cầu phát triển KTXH và phát triển du lịch địa phương trong từng giai đoạn phát triển.

Như vậy, trên góc độ quản lý nhà nước UBND huyện phải đảm bảo thực hiện vaitrò của mình trong phát triển nhân lực ngành du lịch nhằm hướng tới các mục tiêu:

- Phát triển nhân lực ngành du lịch: đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và đápứng được yêu cầu về chất lượng Đây là mục tiêu chính, chủ đạo trong việc thựchiện vai trò của UBND huyện trong phát triển nhân lực ngành du lịch Để thực hiệntốt mục tiêu này, UBND huyện cần đảm bảo thực hiện tốt các chính sách và cáccông cụ khác, từ việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực ngành dulịch đến việc tổ chức bộ máy, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch và kiểm soát

1.2.2 Nguyên tắc của Ủy ban nhân dân huyện trong phát triển nhân lực ngành du lịch

UBND huyện phải tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản trong thực hiện vai tròphát triển nhân lực ngành du lịch của mình, bao gồm:

- Nguyên tắc tuân thủ pháp luật: Mọi hoạt động thực hiện vai trò của UBND

huyện trong phát triển nhân lực ngành du lịch địa phương đều phải tuân thủ các quyđịnh của pháp luật, đồng thời tuân theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của UBND cấp tỉnh

Trang 38

Việc đảm bảo nguyên tắc này sẽ giúp cho các hoạt động thực hiện vai trò nói trênđược thống nhất, đạt được hiệu quả trong giới hạn nguồn lực của địa phương.

- Nguyên tắc công khai, minh bạch, công bằng: UBND huyện cần phải thực

hiện công khai, minh bạch về các quy hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực ngành dulịch địa phương, về các chính sách, quy định có liên quan; đảm bảo công bằng trongviệc hỗ trợ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trong ngành du lịch phát triểnnguồn nhân lực của họ, công bằng trong thanh tra, kiểm tra, giám sát việc phát triểnnhân lực ngành du lịch địa phương

- Nguyên tắc hiệu lực, hiệu quả: Việc tổ chức thực hiện các vai trò phát triển

nhân lực ngành du lịch của UBND huyện phải sử dụng các nguồn lực, trong đó chủyếu là nguồn ngân sách nhà nước Do đó, UBND huyện phải đảm bảo sử dụng tiếtkiệm, hiệu quả đúng mục đích các nguồn lực đặc biệt để phát triển nhân lực ngành

du lịch đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật, phù hợp với năng lực của địaphương Đồng thời, UBND huyện cần có biện pháp thích hợp trong đánh giá kếtquả đạt được so với chi phí bỏ ra trong việc thực hiện vai trò phát triển nhân lựcngành du lịch của mình

1.3 Bộ máy của Ủy ban nhân dân huyện trong phát triển nhân lực ngành du lịch

Tại UBND cấp huyện Phòng Văn hóa và Thông tin là cơ quan tham mưu, giúpviệc cho UBND huyện thực hiện công tác QLNN về du lịch, trong đó có việc thựchiện vai trò trong phát triển nhân lực ngành du lịch Những đơn vị trực thuộcUBND huyện khác có vai trò phối hợp với Phòng Văn hóa và Thông tin trong thựchiện nhiệm vụ này Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận của bộ máy trong thựchiện vai trò trong phát triển nhân lực ngành du lịch như sau:

Trang 39

+ Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, kế hoạch phát triểnnhân lực ngành du lịch trên địa bàn huyện.

- Phòng Văn hóa, Thông tin:

+ Trình UBND huyện: Dự thảo quyết định kế hoạch phát triển nhân lực ngành

1.4 Vai trò của Ủy ban nhân dân huyện trong phát triển nhân lực ngành du lịch

1.4.1 Tham mưu xây dựng chính sách, chương trình, dự án phát triển nhân lực ngành du lịch

UBND huyện là cấp thi hành những chính sách, chương trình, dự án về pháttriển nhân lực ngành du lịch Do đó, trong quá trình tổ chức thực hiện, UBNDhuyện có thể phát hiện những bất cập trong cơ chế, chính sách, qui định của trungương, của tỉnh về vấn đề phát triển nhân lực ngành du lịch Nhiệm vụ của UBNDhuyện là nghiên cứu, đánh giá và có kiến nghị với UBND cấp tỉnh cũng như các sở,ngành liên quan của tỉnh về những bất cập mà huyện phát hiện được để UBND cấptỉnh có những điều chỉnh hoặc tổng hợp để kiến nghị cấp có thẩm quyền điều chỉnhchính sách, dự án, chương trình về phát triển nhân lực ngành du lịch Nhìn chung,nội dung công việc này đòi hỏi cán bộ thực hiện phải có năng lực tốt, có khả năngphân tích, đánh giá những yếu tố của môi trường, của tổ chức và đảm bảo năng lựctham mưu đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển ngành du lịch

UBND huyện chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin tiến hành nghiên cứu, phântích, đánh giá tình hình triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển nhân

Trang 40

Phân tích môi trường

Xây dựng các phương án kế hoạch

Đánh giá và lựa chọn phương án kế hoạch tối ưu

Xác định mục tiêu kế hoạch

Quyết định và thể chế hóa kế hoạchlực ngành du lịch trên địa bàn huyện để kịp thời phát hiện những bất cập, từ đó cónhững kiến nghị trình lên cấp tỉnh xem xét, điều chỉnh hoặc tổng hợp

1.4.2 Lập kế hoạch phát triển nhân lực ngành du lịch

Lập kế hoạch phát triển nhân lực ngành du lịch là công việc được thực hiệnhàng năm của UBND huyện (được thực hiện chung trong quá trình xây dựng kếhoạch phát triển du lịch hàng năm của huyện) Thông thường hoạt động lập kếhoạch phát triển nhân lực ngành du lịch được UBND huyện tiến hành thực hiện vàoquý IV năm trước năm kế hoạch

- Về mặt khái niệm, việc lập kế hoạch phát triển nhân lực ngành du lịch đượchiểu là quá trình xác định các mục tiêu và lựa chọn các phương thức hành động đểđạt được mục tiêu phát triển nhân lực ngành du lịch trong năm kế hoạch (thamkhảo Nguyễn Thị Ngọc Huyền và cộng sự, 2012)

- Quy trình lập kế hoạch phát triển nhân lực ngành du lịch của UBND huyệnthông thường trải qua một số bước sau đây (trên thực tế thực hiện ở các địa phương

có thể không đầy đủ các bước này):

Hình 1.1: Quy trình lập kế hoạch phát triển nhân lực ngành du lịch

Ngày đăng: 19/08/2022, 11:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
14. Trần Kim Dung (2011), Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực
Tác giả: Trần Kim Dung
Nhà XB: Nxb Tổng hợpthành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2011
15. Trần Sơn Hải (2010), Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị- Hành Chính Quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch khu vực duyênhải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên
Tác giả: Trần Sơn Hải
Năm: 2010
16. Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh (2012), Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực
Tác giả: Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh
Nhà XB: Nxb Đại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2012
17. Giáo trình Quản lý học của“Khoa Khoa học quản lý, trường Đại học Kinh tế Quốc dân - Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân xuất bản năm 2012. Đồng chủ biên: PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền, PGS.TS Đoàn Thị Thu Hà, TS Đỗ Thị Hải Hà Khác
18. Giáo trình Chính sách kinh tế - xã hội (Chính sách công), của Khoa Khoa học quản lý, trường Đại học Kinh tế Quốc dân - Nhà xuất bản Tài chính xuất bản năm 2012. Chủ biên: TS Nguyễn Thị Lệ Thúy, TS Bùi Thị Hồng Việt Khác
19. Giáo trình Quản trị học của khoa Khoa học Quản lý, trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Chủ biên: PGS, TS Đoàn Thị Thu Hà, PGS, TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền – Nhà xuất bản Tài chính, xuất bản năm 2018 Khác
20. Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế, khoa Khoa học quản lý, trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Đồng chủ biên: GS, TS Đỗ Hoàng Toàn, PGS, TS Mai Văn Bưu – Nhà xuất bản Lao động – xã hội, xuất bản năm 2005 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w