1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sỹ - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh

121 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Ngành Nông Nghiệp Tỉnh Bắc Ninh
Tác giả Trương Thị Bích Ngân
Người hướng dẫn PGS.TS. Bùi Xuân Nhàn
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Quản Lý Kinh Tế
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài luận văn Nông thôn, nông nghiệp và nông dân có vai trò hết sức quan trọng trong việc ổn định và phát triển bền vững kinh tế - xã hội của cả nước nói chung cũng như của từng địa phương, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang tác động ngày càng rõ nét đến sản xuất nông nghiệp và tỉnh trạng đô thị hóa, công nghiệp hóa đang dần thu hẹp không gian của sản xuất nông nghiệp. Trong khi an ninh lương thực, vấn đề an toàn thực phẩm tiếp tục là chủ đề quan tâm của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Ở cấp độ địa phương cấp tỉnh, vấn đề “trồng cây gì”, “nuôi con gì”, mô hình sản xuất như thế nào… để đem lại hiệu quả kinh tế cho sản xuất nông nghiệp, thay đổi bộ mặt nông thôn cũng được bàn luận trên nhiều phương diện khác nhau. Và hầu hết, các địa phương đều có sự lựa chọn khác nhau dựa trên các yếu tố đặc thù về đất đai, khí hậu, yếu tố thủy văn, truyền thống canh tác, nuôi trồng, kỹ thuật thâm canh và cơ chế, chính sách để hỗ trợ và phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, để đánh giá đúng thực trạng kết quả sản xuất, sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp nói chung và trong nội bộ ngành này nói riêng thì cần có sự vào cuộc, nhìn nhận và đánh giá một cách khoa học, ở nhiều khía cạnh khác nhau và từng giai đoạn khác nhau, kể cả ở các địa phương có điều kiện hoàn cảnh giống nhau. Và mặc dù, đã có nhiều công trình nghiên cứu ở tầm quốc gia hay từng địa phương cấp tỉnh, thậm trí còn ở cấp huyện với những kinh nghiệm được nghiên cứu ở một số quốc gia trong những năm gần đây, nhưng các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các nhà quản lý, lãnh đạo chủ chốt vẫn không thể tìm ra hay đề xuất được các giải pháp, cơ chế, chính sách,... (hay còn gọi là một công thức hay mô hình chung) để áp dụng thống nhất cho tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước để thực hiện chuyển đổi, tái cơ cấu ngành nông nghiệp một cách hiệu quả nhất. Để trả lời cho các câu hỏi này, cần có sự nghiên cứu liên tục, xuyên suốt với thời gian dài để tìm ra cách làm hay, sáng tạo của từng địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp. Yếu tố mấu chốt trong đó vẫn phụ thuộc vào con người, họ chính là người nông dân hay các nhà nông học hay đội ngũ kỹ sư nông nghiệp, đội ngũ cán bộ công chức thực thi nhiệm vụ, triển khai các cơ chế, chính sách để hỗ trợ và phát triển sản xuất nông nghiệp ở từng địa phương, với sự phối hợp của các ngành có liên quan thì mới có thể thực hiện hiệu quả và bền vững. Trong những năm qua, thực hiện các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhất là Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, các cấp, các ngành và các địa phương tỉnh Bắc Ninh đã triển khai nhiều chương trình, kế hoạch phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã xác định mục tiêu phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản giai đoạn 2016-2020: Tốc độ tăng trưởng bình quân tăng 0,8%/năm; đến 2020, tỷ trọng chiếm 2,6% trong GRDP; với nhiệm vụ “Tập trung phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái, chất lượng, hiệu quả, giá trị gia tăng cao; đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp để nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp; hình thành các vùng sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng và giá trị cao; khai thác có hiệu quả các trang trại, vùng chăn nuôi tập trung, khép kín gắn với chế biến và tiêu thụ; thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng phát triển mạnh chăn nuôi, thủy sản gắn với an toàn dịch bệnh”. Để thực hiện các nhiệm vụ, ngành Nông nghiệp đã triển khai Đề án “Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, trong đó đã điều chỉnh các quan điểm, đó là: “Phát triển nông nghiệp gắn với phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường để bảo đảm phát triển bền vững; Phát triển bền vững vừa là một quá trình, vừa là mục tiêu của ngành nông nghiệp”; “Chuyển mạnh từ phát triển theo chiều rộng lấy số lượng làm mục tiêu phấn đấu sang nâng cao chất lượng, hiệu quả thể hiện bằng giá trị, lợi nhuận”; “Tăng cường sự tham gia của tất cả các thành phần kinh tế, xã hội. Nông dân và doanh nghiệp trực tiếp đầu tư đổi mới quy trình sản xuất, công nghệ và thiết bị để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn”; “Phát triển sản xuất nông nghiệp phải gắn kết chặt chẽ với công nghiệp bảo quản, chế biến và thị trường tiêu thụ, tiếp tục hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung”. Từ năm 2016 đến nay, tỉnh Bắc Ninh đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn, hỗ trợ nông dân; Nông nghiệp chuyển dần sang sản xuất hàng hóa, chương trình xây dựng nông thôn mới bước đầu đạt kết quả tốt; Đời sống nhân dân khu vực nông thôn được nâng lên, tạo lập các yếu tố nền tảng, phát huy động lực phát triển trong giai đoạn mới. Tuy nhiên, mặt trái quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở Bắc Ninh, đã và đang gây ra hiệu ứng không tích cực cho sản xuất nông nghiệp, được thể hiện rõ trên các mặt: (i) Thu hẹp diện tích đất sản xuất nông nghiệp, lao động làm việc trong ngành nông nghiệp giảm mạnh đã tác động tiêu cực đến năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm nông nghiệp của tỉnh; (ii) Tạo ra sự phân hóa xã hội giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh; (iii) Bỏ phí nhiều cơ hội phát triển nông nghiệp của tỉnh mặc dù có nhiều điều kiện thuận lợi. Vì vậy, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh trong những năm tới là hết sức cần thiết nhằm mục tiêu đưa nền nông nghiệp Bắc Ninh theo một hướng mới phù hợp với xu thế xây dựng Bắc Ninh trở thành đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, đồng thời tận dụng lợi thế của Bắc Ninh trong phát triển nông nghiệp để khu vực nông thôn và người nông dân tỉnh Bắc Ninh có cơ hội làm giàu từ sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao,... Trên cơ sở thực trạng nền nông nghiệp cũng như kết quả quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2016-2021 và vai trò của sự chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông nghiệp đối với phát triển kinh tế - xã hội, học viên nhận thấy cần có sự nghiên cứu, đánh giá về vấn đề này, nên đã lựa chọn “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2.Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan Tính đến năm 2021, ở phạm vi quốc gia cũng như các địa phương, đã có nhiều đề án, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ/ngành và các địa phương tổ chức nghiên cứu về vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở các góc độ khác nhau, như: (1) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long theo hướng phát triển bền vững - Luận văn Thạc sĩ của Bùi Tấn Đạt, 2013, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. Ở công trình này, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững ở một số nước. Tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở tỉnh Vĩnh Long trong giai đoạn 2001-2010, từ đó đã chỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp diễn ra chậm và trì trệ. Trong công trình, tác giả đã dùng các phương pháp nghiên cứu, như: khảo sát thực địa, thu thập tài liệu từ các sở, ngành có liên quan; phương pháp phân tích hệ thống, dự báo, bản đồ - biểu đồ,… Qua đó, tác giả đã rút ra một số kết luận: Quy mô và tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2001-2010 đã vượt mục tiêu (Quy hoạch) đề ra và đã đóng góp quan trọng trong ổn định tình hinh kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn, như: làm tăng diện tích các loại cây hàng hóa có giá trị kinh tế cao, phá bỏ thế độc canh của cây lương thực; đất đai được khai thác hợp lý hơn (hệ số sử dụng đất tăng hơn); tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho lao động nông thôn, góp phần xóa đói, giảm nghèo. Tác giả đã đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ với việc phân định rõ các vùng, tiểu vùng gắn với nhóm cây trồng, vật nuôi cụ thể. Đồng thời, tác giả đã chỉ ra quá trình chuyển dịch chậm và thiếu bền vững trên một số mặt, như: (1) Về mặt tự nhiên và môi trường: Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh còn chưa gắn với bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên và tái tạo nguồn lợi tự nhiên, thậm trí ở một số lĩnh vực còn xem nhẹ yếu tố môi trường; (2) Về mặt kinh tế - xã hội: Hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp còn lạc hậu, chưa thu hút được đầu tư và đặc biệt có nguy cơ tụt hậu so với các tỉnh trong vùng; cơ cấu chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn chậm, chưa thiết lập được các tiền đề để tiến lên sản xuất nông nghiệp hiện đại; chăn nuôi và thủy sản chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và còn mất cân đối với trồng trọt; giống cây trồng, vật nuôi chậm đổi mới về chất lượng và ứng dụng công nghệ sản xuất mới. Trong đề tài, tác giả đã đánh giá sự chuyển dịch trong nội bộ các ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản, nhưng lại dùng tốc độ tăng giá trị sản xuất (theo giá so sánh 1994) mà không dùng cơ cấu (theo giá thực tế) để thấy rõ chuyển dịch qua các năm, đồng thời cũng chưa chỉ ra được sự chuyển dịch đối với một số cây trồng chính như lúa, cây ăn quả không phải do thay đổi cơ cấu mùa vụ hay cơ cấu giống mà là do ảnh hưởng của giá xuất khẩu gạo là chưa phù hợp. Đối với đánh giá chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành thủy sản, tác giả đưa dữ liệu loại cá tra có đóng góp lớn, nhưng lại chưa chỉ ra được sự thay đổi về cơ cấu diện tích nuôi (quảng canh hay thâm canh) qua các năm, nên chưa nhìn thấy rõ sự chuyển dịch. Khi đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo thành phần kinh tế, tác giả mới dẫn chứng số liệu của 01 năm (2010), nên chưa thấy rõ sự chuyển dịch diễn ra như thế nào. Đánh giá về chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo lãnh thổ, tác giả mới chỉ nêu được phân vùng, còn kết quả cụ thể trong giai đoạn 2001-2010 chưa được chỉ ra cả về hiệu quả và xu hướng. (2). Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị của Nguyễn Đức Nhân, 2015, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng. Trong luận văn, tác giả đã luận giải cơ sở lý luận và thực trạng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh, đề xuất một số quan điểm và giải pháp nhằm đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở Thành phố thời gian tới. Tác giả đã sử dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam để làm phương pháp luận; đồng thời sử dụng các phương pháp trừu tượng hoá khoa học, kết hợp với một số phương pháp khác như: thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp và khảo sát thực tiễn để giải quyết nhiệm vụ đặt ra. Luận văn đã chỉ ra được kết quả chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp của thành phố từ năm 2000-2014 theo hướng giảm giá trị nông nghiệp thuần, tăng nông nghiệp giá trị cao gắn với sinh thái và bền vững; sự chuyển dịch trong nội bộ ngành trồng trọt theo hướng giảm tỷ trọng cây lương thực tăng tỷ trọng cây thực phẩm, ngành chăn nuôi theo xu hướng trang trại quy mô lớn và sản phẩm theo thị trường, ngành thủy sản chuyển dịch theo hướng tăng sản lượng nuôi trồng nước ngọt và nước lợ mặn. Chuyển dịch cơ cấu lao động ngành nông nghiệp diễn ra theo hướng chuyên môn hóa khi lực lượng lao động chuyển sang làm việc trong các ngành phi nông nghiệp. Về hạn chế: Trong luận văn, tác giả đã làm rõ sự chuyển dịch của ngành nông nghiệp diễn ra chậm và không ổn định; mất cân đối và không đồng đều giữa các loại cây trồng chính, giữa chăn nuôi gia súc với gia cầm, trong khai thác gần bờ và xa bờ, nuôi trồng thủy sản vẫn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm; lao động trong ngành nông nghiệp có trình độ thấp, ít được đào tạo nên chưa tạo ra năng suất cao. Tuy nhiên, khi dùng các chỉ tiêu giá trị sản xuất để đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp cũng như trong nội bộ từng ngành, tác giả đều dùng giá so sánh để tính tỷ trọng, cơ cấu. Khi đánh giá sự chuyển dịch về cơ cấu lao động, tác giả lại sử dụng số hộ nông dân để dẫn chứng; số liệu về trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề của lao động trong ngành nông nghiệp chỉ dẫn chứng số liệu của năm 2015 mà không so sánh với kỳ trước nên không thấy rõ sự chuyển dịch diễn ra như thế nào?, thậm trí còn dùng tỷ lệ tốt nghiệp tiểu học, trung học của dân cư nông thôn để dẫn chứng là không phù hợp với nội dung nghiên cứu. (3) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững tỉnh Nghệ An, Luận án Tiến sĩ của tác giả Lê Bá Tâm, 2016, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chi Minh. Trong công trình, tác giả tập trung xem xét chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo vùng sản xuất gắn với phát triển bền vững theo ba trụ cột: kinh tế, xã hội và môi trường trên địa bàn cấp tỉnh. Để thực hiện luận án, tác giả đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, như: phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp logic kết hợp với lịch sử, phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê, tổng kết thực tiễn và so sánh để đánh giá thực trạng. Luận án chỉ ra ở tỉnh Nghệ An đã tạo lập được một số điều kiện cần thiết cho chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững, như diện tích đất sản xuất nông nghiệp được mở rộng; thu hút và phân bổ vốn đầu tư phát triển nông nghiệp tăng qua các năm; đã hình thành và đưa vào sử dụng một số cơ sở khoa học và công nghệ, nhất là trong lai tạo giống mới góp phần quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu; hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp và ứng phó với biến đổi khí hậu bước đầu được xác lập, phát huy tác dụng. Trong luận án, tác giả đã chỉ ra được kết quả chuyển dịch giữa ba nhóm ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản từ năm 2008-2015 theo xu hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng ngành thủy sản, đồng thời chỉ ra thực trạng chuyển dịch trong nội bộ từng ngành. Trong đó, ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, giảm trồng trọt; trong lâm nghiệp, giảm tỷ trọng ngành trồng và khai thác gỗ, tăng tỷ trọng ngành khai thác lâm sản (ngoài gỗ); trong ngành thủy sản, giảm dần tỷ trọng ngành khai thác, tăng tỷ trọng ngành nuôi trồng. Về chuyển dịch cơ cấu theo vùng, tác giả đã chỉ ra được thực trạng xây dựng và hình thành các vùng sản xuất theo hướng phát huy thế mạnh về điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng. Tác giả đã kết luận hiệu quả của việc chuyển dịch là đã đạt được một số mục tiêu về kinh tế, như sản lượng lương thực, thực phẩm tăng hơn và đảm bảo an ninh lương thực theo mục tiêu tỉnh đề ra; về xã hội, đã tạo thêm nhiều việc làm, gia tăng thu nhập và ổn định đời sống của dân cư ở khu vực nông thôn; về môi trường, đã gia tăng độ che phủ rừng đến năm 2015 lên 57% (vượt mục tiêu đề ra); tỷ lệ chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh tăng lên 45%; tỷ lệ sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học và thuốc tăng trọng trong chăn nuôi giảm xuống. Luận án cũng đã chỉ ra quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An còn chậm và diễn ra ở nội bộ cả ba ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Nghệ An chủ yếu là nhờ khai thác tài nguyên, với mức sử dụng vật tư đầu vào cao và hàm lượng đổi mới công nghệ thấp. Trong đề tài luận án, tác giả đã đánh giá sự chuyển dịch trong nội bộ các chuyên ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, nhưng mới dừng lại ở phân ngành cấp 3 mà chưa làm rõ sự chuyển dịch trong nội bộ các ngành này diễn ra như thế nào, như trong trồng trọt thì loại cây nào (lương thực hay thực phẩm) có sự đóng góp lớn và chuyển dịch theo xu hướng nào; hay trong chăn nuôi thì loại con nào (sản phẩm) chiếm tỷ trọng lớn; trong nuôi trồng thủy sản thì con gì là trọng điểm hay phương thức nuôi trồng (quảng canh, thâm canh) chiếm tỷ trọng lớn và tỷ trọng thay đổi như thế nào qua các năm. Khi đánh giá về chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo vùng, tác giả mới chỉ dừng lại ở việc liệt kê các vùng sản xuất tập trung, ứng dụng công nghiệp cao và một số mô hình với số liệu dẫn chứng của năm 2015 nên chưa nhìn thấy rõ sự chuyển dịch từ năm 2008 mà tác giả nghiên cứu. Đánh giá về sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo thành phần kinh tế, tác giả mới chỉ nhận xét là hợp quy luật hơn, còn sự chuyển dịch diễn ra như thế nào từ năm 2018-2015 chưa có số liệu dẫn chững và không nói rõ là quy luật gì. (4). Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp tỉnh Ninh Bình, Luận văn Thạc sĩ của Đỗ Thị Thanh Loan, 2009, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong luận văn, tác giả đã làm rõ thêm một số lý luận về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp đối với tỉnh thuần nông. Và, từ việc nghiên cứu kinh nghiệm của 2 tỉnh có Hà Nam và Thái Bình để rút ra bài học cho tỉnh thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất; phát triển trang trại và nông hộ quy mô lớn nhằm nâng cao năng suất và thu nhập; chuyển đổi sản xuất theo đa canh và hàng hóa. Để thực hiện luận án, tác giả đã lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm phương pháp luận chung được vận dụng thông qua phương pháp trừu tượng hoá khoa học, phương pháp phân tích - tổng hợp; phương pháp lô gíc và lịch sử. Ngoài ra, còn sử dụng một số phương pháp khác như: thống kê định lượng, đối chiếu, so sánh nhằm tạo ra một tổng thể cho phép tiếp cận nhanh đối tượng và mục tiêu nghiên cứu. Luận văn đã phân tích khá rõ kết quả chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng thay đổi diện tích một số cây trồng chính và cơ cấu về sản lượng do thay đổi về mùa vụ và giống cây trồng. Trong chăn nuôi, đã chỉ ra sự chuyển dịch theo phương thức nuôi ở đàn bò, lợn, dê từ kiểu chăn nuôi truyền thống sang thương phẩm hàng hóa. Ở ngành thủy sản, có sự chuyển dịch theo hướng tăng diện tích đầm phá nước lợ ven biển và đầm phá mới cải tạo, mở rộng. Ngành lâm nghiệp chuyển dịch theo hướng gia tăng giá trị khai thác lâm sản. Tác giả cũng đánh giá sự chuyển dịch về cơ cấu lao động của nền kinh tế, trong đó lao động làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có xu hướng giảm xuống; đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu với đóng góp một phần cho phát triển kinh tế của tỉnh. Về hạn chế: Từ việc phân tích thực trạng từ năm 2001-2007, tác giả đã chỉ ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp còn diễn ra chậm, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh; nguồn vốn được huy động và sử dụng cho ngành nông nghiệp để tạo ra sự chuyển dịch còn chưa hợp lý và hiệu quả thấp; các kỹ thuật tiên tiến áp dụng cho ngành nông nghiệp còn hạn chế, nông sản thực phẩm chế biến chiếm tỷ lệ thấp và chất lượng chưa cao. Sản phẩm nông nghiệp mới đạt mục tiêu tăng về lượng, nhưng về chất (giá trị) còn thấp nên chưa làm thay đổi tỷ trọng cơ cấu nông nghiệp nông thôn; tiềm năng thế mạnh của vùng ven biển và đồi núi chưa được phát huy, việc xây dựng quan hệ sản xuất mới chưa được quan tâm đầy đủ. Từ việc đánh giá ưu điểm và hạn chế, tác giả đã đặt ra một số vấn đề cần giải quyết trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp, đó là: (i) Vấn đề tích tụ ruộng đất diễn ra chậm đã làm sản xuất nông nghiệp manh mún và không ứng dụng được tiến bộ KHKT vào sản xuất; (ii) Hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp, chế biến nông sản thực phẩm yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; (iii) Thị trường tiêu thụ nông sản thực phẩm hạn hẹp, giá cả đầu ra không ổn định, người sản xuất chạy theo thị trường, thiếu định hướng; (iv) Các chủ trương, chính sách của địa phương thực hiện chưa đồng bộ, thiếu cụ thể nên hiệu quả thấp; trình độ quản lý, năng lực của đội ngũ kỹ thuật chưa đáp ứng xu thế đổi mới. Trong đề tài, tác giả đã sử dụng nhiều số liệu chứng minh sự chuyển dịch của các ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, dịch vụ,… nhưng hầu hết là giá trị sản xuất để đánh giá sự chuyển dịch, nhưng trong đó không ghi rõ là theo loại giá gì; thậm trí còn sử dụng giá so sánh 1994 để tính tỷ trọng và nói về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đây là vấn đề chưa phù hợp, bởi khi đánh giá về tăng trưởng của một ngành, lĩnh vực thường dùng giá so sánh (của một năm gốc nào đó, Ví dụ: giá so sánh 1994, giá so sánh 2010) để loại trừ yếu tố giá; còn khi đánh giá về sự chuyển dịch theo giá trị, thường dùng giá thực tế (hay giá hiện hành). Khi đánh giá sự chuyển dịch theo sản lượng hay sản phẩm, diện tích có cùng đơn vị tính thì tác giả mới chỉ dùng số liệu cụ thể để tính toán về mức tăng/giảm qua các năm, nhưng lại không tính toán về tỷ trọng (cơ cấu) của từng loại sản lượng, sản phẩm trong tổng số để thấy được sự chuyển dịch như thế nào. Đánh giá về sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp trong mối quan hệ giữa lao động - việc làm, tác giả đã chỉ ra sự chuyển dịch về cơ cấu lao động ngành nông nghiệp trong nền kinh tế theo hướng giảm dần qua các năm là đúng hướng, nhưng lại chưa chỉ ra được sự chuyển dịch đó có mối quan hệ như thế nào với năng suất, chất lượng, hiệu quả của ngành nông nghiệp. (5) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hưng Yên theo hướng hiện đại, Luận án Tiến sĩ của Hoàng Minh Đức, 2018, Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Trong luận án, tác giả đã hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề lý luận, chắt lọc kinh nghiệm trong nước và quốc tế về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ truyền thống lên hiện đại, làm cơ sở xây dựng khung phân tích và lý thuyết của đề tài luận án. Tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng hiện đại trên địa bàn tỉnh Hưng Yên từ năm 2010-2016 trên các khía cạnh: kinh tế, xã hội, công nghệ, tổ chức, thể chế và môi trường. Để thực hiện luận án, tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp tiếp cận, như tiếp cận liên ngành, đa ngành, tiếp cận theo vùng, tiếp cận có sự tham gia, tiếp cận hệ thống, tiếp cận thị trường,… Đồng thời sử dụng các phương pháp thu thập và xử lý số liệu sơ cấp và thứ cấp, phương pháp nghiên cứu thống kê kinh tế, phân tích so sánh, phương pháp nghiên cứu trường hợp, phương pháp chuyên gia. Trong luận án đã tổng kết sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tỉnh Hưng Yên được nâng cao hơn theo hướng hiện đại với xu hướng chuyển từ cây trồng, vật nuôi giá trị thấp sang giá trị kinh tế cao, sản xuất hữu cơ bước đầu được hình thành, xúc tiến thương mại và xây dựng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý hàng hóa được quan tâm đầu tư cho nông dân. Chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp phù hợp với xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Tác giả cũng khẳng định không gian cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã giảm đi do sự phát triển của các ngành nghề chế biến, bảo quản, dịch vụ cây con giống phát triển và sự hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh. Đối với sự chuyển dịch trong nội bộ ngành trồng trọt, tác giả đã nêu kết quả bước đầu của sự chuyển dịch theo hướng tăng giá trị cây thực phẩm, giảm cây lương thực; trong chăn nuôi, chuyển dịch theo hướng nâng cao cả về chất lượng và sản xuất hàng hóa tập trung, theo hướng trang trại, trong đó đã lựa chọn một số con trọng điểm để đầu tư và phát triển. Tác giả cũng đánh giá các yếu tố hiện đại tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hưng Yên, như thị trường, tích tụ và tập trung ruộng đất, hiệu quả của việc liên kết giữa các chủ thể trong sản xuất nông nghiệp góp phần đẩy mạnh cơ giới hóa, ứng dụng CNC trong sản xuất; thực trạng bền vững gắn với bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu,… Đồng thời, trong luận án cũng đã chỉ rõ một số hạn chế cản trở quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hưng Yên, như: tốc độ diễn ra chậm và không ổn định, tỷ trọng các cây, con ứng dụng CNC còn thấp; một số vùng sản xuất tập trung, theo hướng chuyên môn hóa còn nhiều bất cập về diện tích đất được tích tụ, tiêu chí xác định chưa rõ ràng; sự liên kết còn lỏng lẻo, khả năng tiếp cận thị trường còn hạn chế; năng suất lao động ngành nông nghiệp thấp, thị trường lao động nông thôn mất cân đối và chậm phát triển,.. Trong luận án, tác giả đã giới hạn mục tiêu nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là ngành nông nghiệp và thủy sản, nhưng theo quy định về phân ngành kinh tế (VSIC) thì còn bao gồm cả ngành lâm nghiệp và trong một số chỉ tiêu có liên quan, như: tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP), lao động dùng để đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung sẽ bao hàm cả ngành lâm nghiệp, nên trong một số nội dung có đề cập đến thì không nói rõ có tách giá trị của ngành lâm nghiệp hay chưa và khi đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thường tính toàn bộ ngành A, mặc dù ngành lâm nghiệp của tỉnh Hưng Yên có quy mô nhỏ, nhưng khi tính trong tổng thể vẫn có thể tác động. Trong luận án, khi phân tích về tốc độ chuyển dịch, hầu hết đều sử dụng giá trị theo giá so sánh (có nội dung ghi giá cố định), mà không dùng cơ cấu, tỷ trọng theo giá hiện hành để thấy được sự chuyển dịch, như vậy là chưa phù hợp. Ngoài ra, trong luận án việc sử dụng thuật ngữ Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) còn chưa thống nhất, có chỗ ghi GDP (áp dụng đối với cả nước), có chỗ lại viết nhầm RGDP và ghi đưa số liệu GRDP theo ba khu vực thì khu vực I phải bao gồm cả nông, lâm nghiệp và thủy sản (trong luận án ghi nông nghiệp, thủy sản). (6) Báo cáo đề tài khoa học cấp Nhà nước KC.07.17: Nghiên cứu luận cứ khoa học của chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Hiện trạng và các yếu tố tác động ở Việt Nam của nhóm các tác giả, gồm: TS. Đào Thế Anh; GS.VS. Đào Thế Tuấn; TS. Lê Quốc Doanh - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Trong đề tài, các tác giả đã khẳng định chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn là một hiện tượng phức tạp, cần phải được nghiên cứu dựa trên cơ sử lý luận hoàn chỉnh và phân tích bằng các phương pháp phân tích đa yếu tố. Song song với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế chung có sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và không thể tách rời hai quá trình này. Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp phụ thuộc vào việc chuyển đổi cơ cấu của cả nền kinh tế. Theo đó, giữa tăng trưởng của khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp có một tương quan rất chặt chẽ: 1% tăng trưởng nông nghiệp tương ứng với 4% tăng trưởng phi nông nghiệp. Theo các tác giả, sự phát triển của nông nghiệp do hai hiệu ứng chi phối: Hiệu ứng Engel và hiệu ứng Malassis. Quan niệm của đề tài về khái niệm chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn thể hiện ở việc đa dạng hoá sản xuất, phát triển nông nghiệp toàn diện để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng lên của xã hội và phát triển ngành nghề phi nông nghiệp nhằm rút bớt lao động ra khỏi nông nghiệp và nông thôn, tăng năng suất lao động nông nghiệp và tăng thu nhập của hộ nông dân. Trên cơ sở nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở Việt Nam, các tác giả đã chỉ ra 5 kiểu chuyển đổi ở các địa phương cấp tỉnh, vùng, gồm: (1) Kiểu Tây Nguyên, chuyển đổi cơ cấu kinh tế chậm; (2) Kiểu đồng bằng lớn, chuyển đổi cơ cấu kinh tế trung bình; (3) Kiểu miền núi và miền trung, chuyển đổi cơ cấu kinh tế trung bình; (4) Kiểu đô thị và các tỉnh công nghiệp phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế khá Nhanh; (5) Kiểu công nghiệp hoá mới, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhanh: Đồng thời, các tác giả cũng chỉ ra những thách thức nảy sinh trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp cẩn phải vượt qua, đó là: (i) Môi trường nông thôn bị huỷ hoại do thâm canh và sử dụng quá mức các yếu tố đầu vào; (ii) Phát triển không cân đối giữa các vùng lãnh thổ, giữa đô thị và nông thôn; (iii) Công nghệ sản xuất và chế biến lạc hậu; (iv) Sức cạnh tranh thấp trong điều kiện gia nhập WTO do quy mô sản xuất nhỏ, thể chế lạc hậu. Trên cơ sở, các tác giả đã kiến nghị 5 định hướng chiến lược làm cơ sở cho xây dựng chính sách phát triển nông nghiệp. (7) Nghiên cứu về thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2010-2019 của hai tác giả ThS. Nguyễn Thị Mai Hương và ThS. Bùi Thị Sen, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam Hai tác giả đã nghiên cứu và đánh giá về thực trạng phân bổ việc sử dụng đất theo mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; thực trạng cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp và tăng trưởng nông nghiệp của Việt Nam giai đoạn 2012 - 2019. Từ đó, đã chỉ ra một số hạn chế trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Việt Nam, đó là: (i) Sự phát triển của nông nghiệp trong giai đoạn 2012-2019 chưa tương xứng với tiềm năng, chưa được định hướng theo nhu cầu của thị trường nên làm phát sinh sản phẩm dư thừa; việc liên kết tiêu thụ nông sản chưa ổn định; (ii) Việc xây dựng các công trình phụ trợ phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên đất nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn và chưa theo kịp xu hướng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học trên thế giới; (iii) Đầu tư cho sản xuất nông nghiệp công nghệ cao còn hạn chế, do thiếu tài sản thế chấp; việc định giá đất tại khu vực nông thôn còn thấp dẫn đến người nông dân, hợp tác xã và các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc đầu tư mở rộng sản xuất; (iv) Tập quán canh tác, sản xuất nông nghiệp vẫn theo phương thức truyền thống, còn nhỏ lẻ. Lao động trong nông nghiệp ngày càng thiếu hụt do sự chuyển dịch sang các lĩnh vực khác; (v) Việc triển khai thực hiện các mô hình chuỗi liên kết, chuỗi cung ứng, vốn góp bằng đất đai của nông dân để doanh nghiệp đầu tư quy mô lớn còn chậm và chưa có cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp với từng địa phương, vùng miền. Trên cơ sở đánh giá các hạn chế và nguyên nhân, hai tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của Việt Nam trong thời gian tới, như: (1) Rà soát quy hoạch, điều chỉnh lại cơ cấu sản xuất theo hướng tiếp cận từ đạt mục tiêu số lượng sang nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của từng sản phẩm; xác định lựa chọn những cây trồng vật nuôi có lợi thế, có thị trường để hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo các phân tầng sản phẩm; (2) Đổi mới, tháo gỡ vướng mắc về cơ chế chính sách. Tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn then chốt, tạo động lực cho sản xuất; (3) Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp theo hướng liên kết các chuỗi giá trị; đổi mới và nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả; phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ ở nông thôn; (4) Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng KHCN; đổi mới cơ chế chính sách, tăng cường tự chủ trong các đơn vị sự nghiệp khoa học công lập; đổi mới cơ chế quản lý theo hướng chuyển từ quản lý theo nhiệm vụ sang khoán, đặt hàng sản phẩm; (5) Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; nâng cao năng lực phòng chống thiên tai; (6) Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho nông dân, tăng nguồn nhân lực chất lượng cao cho nông nghiệp, nông thôn. Những công trình, đề tài nghiên cứu khoa học, luận án, luận văn được đề cập ở trên được phân tích một cách khoa học trên nhiều giác độ khác nhau cả về lý luận và thực tiễn đang diễn ra tại các địa phương, đã làm rõ hơn các luận cứ về vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp của Việt Nam trong những năm qua. Tuy nhiên, từ những khoảng trống được chỉ ra từ các nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án ở trên, có thể rút ra một số kết luận như sau: Một là, các công trình nghiên cứu đã hệ thống hóa, cập nhật tương đối đầy đủ, có tính tuần tự về thời gian đối với cơ sở lý luận về quá trình nhận thức, thay đổi tư duy cũng như kinh nghiệm thực tiễn phong phú của các địa phương trong thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp; nhất là ở một số địa phương có tỷ trọng ngành nông nghiệp lớn và chiếm vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong luận văn này học viên sẽ kế thừa để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài luận văn Hai là, trong các công trình đã tổng quan và rút ra các kết luận về ưu điểm và kết quả của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp của cả nước nói chung và một số địa phương cấp tỉnh nói riêng. Từ đó, đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị có thể vận dụng cho tỉnh Bắc Ninh, học viên sẽ nghiên cứu, vận dụng và kiến nghị phù hợp với điều kiện phát triển hiện nay của ngành nông nghiệp. Ba là, một số công trình nghiên cứu khi đánh giá quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo các ngành cấp 2 hoặc theo nhóm sản phẩm cây, con,.. đã sử dụng giá trị sản xuất theo giá cố định hoặc so sánh mà không sử dụng giá hiện hành và tính cơ cấu (tỷ trọng) của các ngành để phân tích sự thay đổi qua các năm, bới theo phương pháp luận thống kê chỉ sử dụng giá trị theo giá cố định/so sánh để đánh giá tốc độ tăng trưởng của một ngành nào đó khi loại trừ yếu tố giá. Bốn là, trong các công trình nghiên cứu ở một số nội dung đánh giá thực trạng sự chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo thành phần kinh tế. Tuy nhiên, một số công trình chưa tập hợp đủ thông tin của nhiều năm hoặc năm gốc và năm nghiên cứu để có thể so sánh, đánh giá được về cơ cấu, thay đổi tỷ trọng qua các năm, nên chưa nhìn nhận đúng thực tiễn ở các địa phương. Sở dĩ, như vậy là do ở ngành nông nghiệp của các địa phương hiện nay kinh tế cá thể vẫn chiếm tỷ trọng lớn, sự tham gia của các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài còn ít. Năm là, khi đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp do tác động của công nghiệp hóa, ứng dụng công nghệ cao của một số tác giá ở các địa phương cũng chưa có nhiều thông tin, dãy số liệu các năm để đánh giá, nên chủ yếu dừng lại ở việc đánh giá hay mô tả các mô hình hoặc một số doanh nghiệp mới đầu tư vào từ 1-2 năm nên chưa thể đánh giá được hiệu quả. Sáu là, khi đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu lao động của ngành nông nghiệp và những tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp, hầu hết các công trình mới chỉ dừng lại sự chuyển dịch lao động từ ngành nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp mà chưa đánh giá được trong nội bộ ngành như thế nào, chất lượng tay nghề lao động ra sao? do thông tin, dữ liệu để phân tích không đầy đủ. Bảy là, ở tỉnh Bắc Ninh kể từ năm 2010 đến nay, nhất là từ năm 2014 khi triển khai kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chưa có công trình nghiên cứu, đề tài khoa học cấp tỉnh hay luận văn, luận án nào được thực hiện, đây là khoảng trống cần được nghiên cứu, đánh giá, nhìn nhận một cách khách quan, khoa học nhằm cung cấp những thông tin cũng như kết quả của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp và quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đang làm thu hẹp không gian của ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh. Từ các kết luận trên, cho thấy có khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu là trên cơ sở hệ thống hóa có sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong ngành nông nghiệp ở địa phương cấp tỉnh vận dụng vào phân tích, đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2016-2021 để làm căn cứ đề xuất các nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. 3.Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Từ việc đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2016-2021, với mục tiêu tìm ra những rào cản, hạn chế tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp, đồng thời trên cơ sở định hướng phát triển nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh giai đoạn tới để đề xuất các nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. 3.2.Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được những mục tiêu trên, đề tài luận văn đặt ra các câu hỏi nghiên cứu như sau: 1)Vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở địa phương cấp tỉnh đã được nghiên cứu như thế nào? Còn những khoảng trống gì cần được tiếp tục nghiên cứu? 2)Cơ sở lý luận chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở địa phương cấp tỉnh là gì? 3) Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở tỉnh Bắc Ninh từ năm 2016-2021 có ưu điểm, hạn chế nào? Nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế đó là gì? 4) Quan điểm, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trong những năm tới như thế nào? Các nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh trong những năm tới là gì? 4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở một địa phương cấp tỉnh 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở địa phương cấp tính, gồm: làm rõ các khái niệm, nội hàm của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở địa phương cấp tỉnh; các tiêu chí (chỉ tiêu) đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp; bài học kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp từ một số địa phương cấp tỉnh lân cận để có thêm luận chứng trong việc phân tích, đánh giá thực trạng trong giai đoạn 2016-2021 và đề xuất các giải pháp về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trong những năm tới. - Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu ở phạm vi địa phương cấp tỉnh, mà trực tiếp là tỉnh Bắc Ninh. - Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn năm 2016-2021; Trên cơ sở đánh giá hạn chế và nguyên nhân, các định hướng của địa phương, đề xuất các giải pháp để thực hiện đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. 5.Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài này, học viên sử dụng tổng hợp các phương pháp sau: (i) Phương pháp tiếp cận nghiên cứu: Đọc các tài liệu lý thuyết, các văn bản chính sách của Nhà nước và địa phương về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp để tập hợp khung lý thuyết nghiên cứu; (ii ) Phương pháp thu thập dữ liệu Do trong thời gian nghiên cứu và thu thập các dữ liệu, tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp; việc tiếp xúc để phỏng vấn thu thập dữ liệu sơ cấp gặp khó khăn do thực hiện giãn cách xã hội, nên học viên chỉ sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp, gồm: - Các quyết định của UBND và HĐND tỉnh, báo cáo tổng kết hằng năm và 5 năm, quy hoạch, đề án phát triển ngành nông nghiệp,… được dùng để đánh giá thực trạng phân cấp quản lý trong quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp (mục 2.2.1) ở chương 2 và cung cấp hệ thống quan điểm, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp (mục 3.1.2 và 3.1.3) ở chương 3. - Kết quả các cuộc điều tra thống kê về trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản theo mùa vụ, thời điểm, hàng năm, 5 năm từ Cục Thống kê được dùng để phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp (mục 2.2.2; 2.2.4; 2.2.5) và tính toán các chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (mục 2.2.7) chương 2. - Các kết quả từ các luận văn, luận án, công trình khoa học khác đã công bố, các báo cáo tổng kết của UBND tỉnh và một số huyện được định hướng phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. (iii) Phương pháp xử lý dữ liệu: Đối với số liệu, thông tin từ các sở, ngành: Được tổng hợp thành các bảng số liệu để sử dụng cho việc phân tích. Đối với dữ liệu từ Cục Thống kê: Được tổng hợp từ các biểu đầu ra của các phần mềm chuyên dụng (do Tổng cục Thống kê phát triển), sau đó được tập hợp thành các bảng, biểu đồ (hình) theo nội dung và yêu cầu phân tích của đề tài. (iv) Phương pháp phân tích logic và tổng hợp: Từ các thông tin đã được xử lý, tổng hợp thành bảng, biểu đồ (hình), tiến hành phân tích kết quả theo từng nội dung, chỉ tiêu, từ đó phát hiện những bất cập, hạn chế để làm căn cứ đề xuất các giải pháp. Ngoài ra, trong một số nội dung, trong khi đánh giá các chỉ tiêu, mục tiêu, đề tài còn sử dụng phương pháp so sánh với kết quả của kỳ trước hoặc với địa phương khác để thấy sự khác biệt quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp. 6.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu Ý nghĩa khoa học: Đề tài nghiên cứu đã tổng quát được những nhận thức về quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp nói chung và ở địa phương cấp tỉnh nói riêng; đã cập nhật có hệ thống và theo thời gian tịnh tiến các nghiên cứu về lý luận chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở địa phương cấp tỉnh để bổ sung thêm các cơ sở lý luận cho nội dung nghiên cứu. Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh bị tác động của quá trình công nghiệp hóa với tỷ trọng nông nghiệp giảm nhanh trong cơ cấu kinh tế của tỉnh và sản xuất nông nghiệp cũng đang bị tác động của biến đổi khí hậu, nhưng cuộc cách mạng công nghệ đang diễn ra nhanh và được ứng dụng trong nhiều công đoạn sản xuất, cùng với vấn đề phát triển bền vững và đảm bảo an ninh lương thực, an toàn thực phẩm ngày càng được đề cao, thì cần thiết phải có sự đi sâu phân tích thực trạng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trong những năm qua nhằm đề xuất các giải pháp có tính lâu dài, ổn định và có tính khả thi cao đối với các ngành chức năng ở địa phương; các kiến nghị đối với Chính phủ và Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn có tính sát thực và có thể dùng để nghiên cứu các chính sách hỗ trợ phát triển ngành nông nghiệp trong những năm tới. 7.Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu gồm 03 chương, cụ thể: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp địa phương cấp tỉnh Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh Chương 3: Đề xuất một số nhóm giải pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI - TRƯƠNG THỊ BÍCH NGÂN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Hà Nội, Năm 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI - TRƯƠNG THỊ BÍCH NGÂN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8310110 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS BÙI XUÂN NHÀN Hà Nội, Năm 2022 i LỜI CAM ĐOAN Tôi đọc hiểu hành vi vi phạm trung thực học thuật Tôi cam kết danh dự cá nhân nghiên cứu Luận văn tự thực hướng dẫn PGS.TS Bùi Xuân Nhàn không vi phạm yêu cầu trung thực học thuật Các kết nghiên cứu luận văn trung thực, liệu thứ cấp sử dụng có nguồn gốc rõ ràng, ý kiến nhận định khoa học tác giả khác ghi xuất xứ rõ ràng đầy đủ Tơi xin chịu trách nhiệm hồn tồn tính trung thực, chuẩn xác nội dung luận văn Tác giả Trương Thị Bích Ngân ii LỜI CẢM ƠN Trong trình nghiên cứu học tập chương trình đào tạo Thạc sĩ quản lý kinh tế Trường Đại học Thương mại, tơi nhận thấy chương trình cung cấp cho học viên kiến thức quản lý kinh tế cập nhật mà rèn luyện kỹ quản lý nhà nước, lãnh đạo, thuyết trình, bổ sung thêm phương pháp nghiên cứu khoa học Mặc dù, thời gian cuối khóa học nghiên cứu thực tế, dịch Covid19 diễn biến phức tạp nhiều địa phương nước, với nỗ lực thân, lại quan tâm, nhiệt tình truyền thụ kiến thức giảng viên với trình độ trách nhiệm cao, giúp tơi hồn thành mơn học chun đề nghiên cứu theo lịch trình Tơi xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Giảng viên cô Chủ nhiệm lớp học, tham gia giảng dạy, quản lý hướng dẫn tơi suốt khóa học Với trách nhiệm cơng chức thực vai trị quản lý Nhà nước Thống kê trực tiếp phụ trách lĩnh vực thống kê nông, lâm nghiệp thủy sản, q trình tổng hợp phân tích số liệu đầu từ kết điều tra, tổng điều tra tham gia ý kiến vào chương trình, đề án, quy hoạch phát triển ngành nơng nghiệp tỉnh Bắc Ninh, tơi nhận thấy cần có phân tích đánh giá chuyên sâu kết chuyển dịch cấu ngành nông nghiệp, hướng dẫn PGS TS Bùi Xuân Nhàn, lựa chọn đề tài “Chuyển dịch cấu kinh tế ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh” làm luận văn tốt nghiệp Tuy nhiên, với vốn kiến thức tổng hợp cần trau dồi thêm, khả nghiên cứu kỹ trình bày cịn hạn chế, nên Luận văn tơi khơng thể tránh khỏi thiếu sót Rất mong nhận góp ý chia sẻ Q Thầy, Cơ, nhà nghiên cứu, học giả để hoàn thiện Trân trọng cảm ơn! iii MỤC LỤC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI, NĂM 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI, NĂM 2022 LỜI CAM ĐOAN I LỜI CẢM ƠN II BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIII HÀ NỘI, NĂM 2022 VIII BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIII HÀ NỘI, NĂM 2022 VIII LỜI CAM ĐOAN I VIII LỜI CẢM ƠN II VIII BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO III VIII HÀ NỘI, NĂM 2022 III VIII BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO III VIII HÀ NỘI, NĂM 2022 III VIII LỜI CAM ĐOAN I III VIII LỜI CẢM ƠN II III VIII CHƯƠNG 42 III VIII PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH 42 III VIII CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH 42 III .VIII 3.1 QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 82 III VIII 3.1.1 DỰ BÁO BỐI CẢNH VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NGÀNH NƠNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH 82 III VIII 3.1.2 QUAN ĐIỂM VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 83 III VIII 3.1.3 MỤC TIÊU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 84 III VIII 3.2 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 86 III VIII 3.2.1 NHÓM GIẢI PHÁP VỀ QUY HOẠCH, ĐẤT ĐAI 86 III .VIII 3.2.2 NHÓM GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT, KINH DOANH 87 III VIII 3.2.3 NHÓM GIẢI PHÁP VỀ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ; NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC ĐỂ THỰC HIỆN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP 88 III VIII 3.2.4 NHÓM GIẢI PHÁP VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH 89 III VIII 3.2.5 NHÓM GIẢI PHÁP VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VÀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI 90 III VIII iv 3.2.6 NHĨM GIẢI PHÁP VỀ CƠNG TÁC THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN 93 III .VIII 3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH THỜI GIAN TỚI 94 III VIII 3.3.1 KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ 94 III VIII 3.3.2 KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 94 III VIII CHƯƠNG 42 VIII PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH 42 IX CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH 42 IX 3.1 QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 82 IX 3.1.1 DỰ BÁO BỐI CẢNH VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NGÀNH NƠNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH 82 IX 3.1.2 QUAN ĐIỂM VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 83 IX 3.1.3 MỤC TIÊU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH NƠNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 84 IX 3.2 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 86 IX 3.2.1 NHÓM GIẢI PHÁP VỀ QUY HOẠCH, ĐẤT ĐAI 86 .IX 3.2.2 NHÓM GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT, KINH DOANH 87 IX 3.2.3 NHÓM GIẢI PHÁP VỀ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ; NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC ĐỂ THỰC HIỆN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP 88 IX 3.2.4 NHĨM GIẢI PHÁP VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH 89 IX 3.2.5 NHÓM GIẢI PHÁP VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VÀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI 90 IX 3.2.6 NHÓM GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN 93 IX 3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH THỜI GIAN TỚI 94 IX 3.3.1 KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ 94 .IX 3.3.2 KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 94 IX CHƯƠNG 42 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH 42 CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH .42 3.1 QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 82 3.1.1 DỰ BÁO BỐI CẢNH VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NGÀNH NƠNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH 82 3.1.2 QUAN ĐIỂM VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 83 3.1.3 MỤC TIÊU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 84 v 3.2 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 86 3.2.1 NHÓM GIẢI PHÁP VỀ QUY HOẠCH, ĐẤT ĐAI 86 3.2.2 NHÓM GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT, KINH DOANH 87 3.2.3 NHĨM GIẢI PHÁP VỀ KHOA HỌC, CƠNG NGHỆ; NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC ĐỂ THỰC HIỆN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP 88 3.2.4 NHÓM GIẢI PHÁP VỀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH 89 3.2.5 NHÓM GIẢI PHÁP VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VÀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI 90 3.2.6 NHĨM GIẢI PHÁP VỀ CƠNG TÁC THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN 93 3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH THỜI GIAN TỚI 94 3.3.1 KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ 94 3.3.2 KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 94 PHỤ LỤC vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ Tổng sản phẩm địa bàn tỉnh (thành phố) BHXH Bảo hiểm xã hội BN Bắc Ninh CCKTNNN Chuyển dịch cấu kinh tế ngành nông nghiệp CNC Công nghệ cao CN-XD Công nghiệp - Xây dựng CTKBN Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh DN Doanh nghiệp DNTN Doanh nghiệp Tư nhân DV Dịch vụ ĐVT Đơn vị tính FDI Foreign Direct Investment - Đầu tư trực tiếp nước GDP Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm nước GO Gross Output GRDP Gross Regional Domestic Product GTSX Giá trị sản xuất HĐND Hội đồng Nhân dân HTX Hợp tác xã KCN Khu công nghiệp KH Kế hoạch KHCN Khoa học Công nghệ KHKT Khoa học - Kỹ thuật KT-XH Kinh tế - Xã hội MTQG Mục tiêu Quốc gia NGTK Niên giám Thống kê NLTS Nông, lâm nghiệp thủy sản NTM Nông thôn OCOP One commune, one product - Mỗi xã, phường sản PTNT PTTH QĐ TNBQ TNHH TP phẩm Phát triển Nơng thơn Phát truyền hình Quyết định Thu nhập bình quân Trách nhiệm hữu hạn Thành phố vii TU UBND VP VSIC Tỉnh ủy Ủy ban Nhân dân Văn phòng Vietnam Standard Industrial Classification - Ngành kinh tế Việt Nam viii DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI, NĂM 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI, NĂM 2022 LỜI CAM ĐOAN I LỜI CẢM ƠN II BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO III HÀ NỘI, NĂM 2022 III BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO III HÀ NỘI, NĂM 2022 III LỜI CAM ĐOAN I III LỜI CẢM ƠN II III BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIII III HÀ NỘI, NĂM 2022 VIII III BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIII III HÀ NỘI, NĂM 2022 VIII III LỜI CAM ĐOAN I VIII III LỜI CẢM ƠN II VIII III BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO III VIII III HÀ NỘI, NĂM 2022 III VIII III BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO III VIII III HÀ NỘI, NĂM 2022 III VIII III LỜI CAM ĐOAN I III VIII III LỜI CẢM ƠN II III VIII III CHƯƠNG 42 III VIII III PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH 42 III VIII .III CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH 42 III VIII III 3.1 QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 82 III VIII III 3.1.1 DỰ BÁO BỐI CẢNH VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ NGÀNH NƠNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH 82 III VIII III 3.1.2 QUAN ĐIỂM VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 83 III VIII III 3.1.3 MỤC TIÊU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 84 III VIII III 94 3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH THỜI GIAN TỚI 3.3.1 KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ Để địa phương cấp tỉnh chủ động việc thực thi sách phát triển nơng nghiệp, sách đất đai, Chính phủ cần nghiên cứu trình Quốc hội xem xét tháo gỡ nhiều “rào cản”, là: - Xem xét bãi bỏ cho phép mở rộng hạn điền tối thiểu 10 thời gian thuê đất kéo dài tối thiểu 20 năm để khuyến khích loại hình DN đầu tư lâu dài vào ngành nông nghiệp Đồng thời, cắt giảm bớt thủ tục hành theo hướng tạo thuận lợi cho việc thuê, nhận, chuyển nhượng quyền sử dụng đất… để tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân đầu tư, nâng cao hiệu sản xuất Đồng thời, phê duyệt đạo địa phương thực nghiêm túc quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, quy hoạch phát triển nông nghiệp phê duyệt - Chính phủ đạo Bộ Kế hoạch Đầu tư sớm rà soát, cập nhật ban hành hệ thống bảng giá sản phẩm sản xuất nông, lâm nghiệp thủy sản để cập nhật sản phẩm phản ánh thay đổi giá trịm cấu nhóm sản phẩm ứng dụng CNC, cơng nghệ sạch, công nghệ sinh học, chuyển đổi số ngành nơng nghiệp 3.3.2 KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI BỘ NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - Xây dựng ban hành kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, ngành chăn nuôi để đảm bảo cân cung cầu nước xuất khẩu; Có chế, sách để trợ giá cho nơng dân gặp thiên tai, dịch bệnh gây thiệt hại nặng nề; Tránh tình trạng phát triển mức ngành, sản phẩm mức gây cân cung cầu ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp bền vững - Rà soát, sửa đổi, bổ sung tiêu giám sát, đánh giá trình chuyển dịch, tái cấu nông nghiệp theo hướng mở cho phù hợp với địa phương - Hỗ trợ tỉnh công tác thông tin thị trường, xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm; cần cập nhật cung cấp thông tin thị trường xuất nông sản, thực phẩm trọng điểm tỉnh có vùng liên kết sản xuất tập trung 95 KẾT LUẬN Chuyển dịch cấu kinh tế ngành nông nghiệp bối cảnh mở cửa hội nhập kinh tế chủ trương lớn Đảng Nhà nước ta đặt từ nhiều năm nay, vấn đề cần thiết có ý nghĩa quan trọng to lớn lý luận thực tiễn trình phát triển kinh tế nước địa phương Đây xu hướng tất yếu trình phát triển kinh tế nhằm tạo cấu kinh tế ngày hoàn thiện hợp lý sở khai thác có hiệu nguồn lực Trong thời gian qua, ngành nơng nghiệp tỉnh Bắc Ninh có chuyển dịch theo hướng tích cực đạt nhiều thành tựu, nông nghiệp theo kiểu truyền thống giảm nhanh nhường chỗ cho nông nghiệp CNC, công nghệ sạch, sinh học, theo hướng an toàn cấu kinh tế Nhưng cấu nơng nghiệp chuyển dịch cịn chậm, chưa khai thác, phát huy tốt tiềm năng, lợi thị trường để đẩy mạnh tăng trưởng chuyển dịch cấu; Sản xuất nơng nghiệp cịn tượng manh mún, thiếu liên kết chưa tạo nhiều thương hiệu cho sản phẩm; Diện tích đất nơng nghiệp chủ yếu sử dụng để trồng lúa nước, diện tích cơng nghiệp giảm mạnh, ăn số có giá trị kinh tế cao chưa quy hoạch thành vùng quy mô lớn; Chăn ni nói chung lợn nói riêng cịn phụ thuộc dịch bệnh giá cả, thị trường sản phẩm đầu ra, Với mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp thủy sản chiếm 2,3% cấu kinh tế tỉnh Trong cấu ngành nông nghiệp, tỷ trọng chăn nuôi thủy sản chiếm 54,2%; tỷ trọng trồng trọt chiếm 39,4%; tỷ trọng nông nghiệp ứng dụng CNC đạt 35-40%, Để thực mục tiêu này, trước khó khăn thách thức q trình cơng nghiệp hóa, đại hóa tỉnh tác động biến đổi khí hậu,… tỉnh Bắc Ninh cần tập trung triển khai đồng giải pháp thị trường, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào trình sản xuất; sửa đổi, bổ sung, hồn thiện chế, sách phát triển; thực rà sốt điều chỉnh cơng tác quy hoạch phù hợp với tình hình Đặc biệt, cần trọng phát triển kết cấu hạ tầng, hạ tầng chiến lược, …nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho trình chuyển dịch cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo quan điểm, định hướng mục tiêu đề 96 với mục tiêu lâu dài bền vững nhằm cải thiện đời sống người nông dân lực lượng lao động làm việc ngành nông nghiệp Khuyến khích, hỗ trợ kinh phí, nhà ở, phương tiện làm việc, để thu hút kỹ sư, chuyên gia đóng góp trí tuệ, nghiên cứu khoa học cho lĩnh vực nơng nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng hiệu chuyển dịch cấu kinh tế ngành nông nghiệp giai đoạn tới Trên sở phân tích quan điểm cách tiếp cận khác nhiều tác gia, từ khoảng trống ra, luận văn lựa chọn số tỉnh có điều kiện tương đồng để nghiêm cứu kinh nghiệp rút học chuyển dịch cấu kinh tế ngành nông nghiệp cho tỉnh Bắc Ninh Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng chuyển dịch cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh theo số nội dung, qua khẳng định kết bước đầu, đồng thời hạn chế, yếu luận giải nguyên nhân trình chuyển dịch cấu kinh tế nơng nghiệp Trên sở phân tích tác động biến đổi khí hậu cách mạng công nghiệp 4.0 năm tới ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp nước nói chung tỉnh Bắc Ninh nói riêng, đồng thời xuất phát từ quan điểm Đảng Nhà nước, định hướng phát triển ngành nông nghiệp tỉnh, luận văn đề xuất nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững đến năm 2025, tầm nhìn tới 2030 Tuy nhiên, thời gian có hạn, mức độ nghiên cứu chưa sâu nên nội dung chưa xem xét thấu đáo, là: (i) Việc đánh giá hiệu sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2016-2021 để đề xuất việc điều chỉnh nội dung, mở rộng đối tượng hỗ trợ; (ii) Đánh giá hiệu công tác quản lý nhà nước lĩnh vực sản xuất nơng nghiệp nhằm tìm giải pháp phù hợp chưa quan tâm nghiên cứu kỹ cấp tỉnh, huyện xã Tác giả hy vọng rằng, vấn đề nghiên cứu mức cao hơn, đánh giá tồn diện có nghiên cứu sinh quan tâm với hỗ trợ, tư vấn học giả nhà khoa học thời gian tới./ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Đào Thế Anh, Đào Thế Tuấn, Lê Quốc Doanh (2017), Nghiên cứu luận khoa học chuyển đổi cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng cơng nghiệp hóa, đại hóa - Hiện trạng yếu tố tác động Việt Nam, Báo cáo đề tài khoa học cấp Nhà nước KC.07.17, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh (2021), Niên giám Thống kê tỉnh Bắc Ninh 2020, Nxb Thống kê, Hà Nội Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh (2021), Kết điều tra nông thôn, nông nghiệp kỳ năm 2020 Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc (2021), Niên giám Thống kê 2020 tỉnh Vĩnh Phúc, Nxb Thống kê, Hà Nội Cục Thống kê thành phố Hải Phòng (2021), Niên giám Thống kê 2020 thành phố Hải Phòng, Nxb Thống kê, Hà Nội Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang (2021), Niên giám Thống kê 2020 tỉnh Bắc Giang, Nxb Thống kê, Hà Nội Bùi Tấn Đạt (2013), Chuyển dịch cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long theo hướng phát triển bền vững, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VI-XIII Đảng tỉnh Bắc Ninh (2015, 2020), Văn kiện Đại hội đảng tỉnh Bắc Ninh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015-2020 lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020-2025 10 Hoàng Minh Đức (2018), Chuyển dịch cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hưng Yên theo hướng đại, Luận án Tiến sĩ, Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam 11 Nguyễn Thị Mai Hương Bùi Thị Sen (2020), Nghiên cứu thực trạng chuyển dịch cấu kinh tế nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2019, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam 12 Kỷ hiếu hội thảo khoa học quốc gia (2015), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đổi mới, hội nhập phát triển bền vững, Đại học Kinh tế Quốc dân, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội 13 Kỷ yếu hội thảo khoa học (2015), Tái cấu ngành nơng nghiệp Việt Nam: Từ sách đến thực tiễn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội 14 Đỗ Thị Thanh Loan (2009), Chuyển dịch cấu ngành kinh tế nơng nghiệp tỉnh Ninh Bình, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội 15 Nguyễn Đức Nhân (2015) Chuyển dịch cấu kinh tế ngành nơng nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế trị, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phịng 16 Sở Nơng nghiệp Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh (2019), Hội thảo Khoa học - Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao địa bàn tỉnh Bắc Ninh 17 Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh (2021), Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025 địa bàn tỉnh Bắc Ninh 18 Lê Bá Tâm (2016), Chuyển dịch cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững tỉnh Nghệ An, Luận án Tiến sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chi Minh 19 Tỉnh ủy Bắc Ninh (12/2021), Báo cáo tổng kết tình hình phát triển KT-XH, QPAN 25 năm tái lập tỉnh 20 Trung tâm Thông tin - Tư liệu (2014), Cơ cấu chuyển dịch cấu ngành nông nghiệp Việt Nam 10 năm qua, Chuyên đề nghiên cứu Khoa học, Bộ Kế hoạch Đầu tư 21 Thủ tướng phủ (2017), Quyết định số 1819/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017-2020 22 Thủ tướng phủ (2017), Quyết định số 678/QĐ-TTg ban hành tiêu chí giám sát, đánh giá cấu lại ngành nông nghiệp đến năm 2020 23 Tổng cục Thống kê (2017), Kết thức Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp thủy sản năm 2016, Nxb Thống kê 24 Tổng cục Thống kê (2021), Niên giám Thống kê năm 2020, Nxb Thống kê 25 Tổng cục Thống kê (2021), Thực trạng Kinh tế - Xã hội Việt Nam giai đoạn 2016-2020, Nxb Thống kê 26 UBND tỉnh Bắc Ninh (2020), Báo cáo Tổng kết kế hoạch cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2014-2020 27 UBND tỉnh Bắc Ninh (2021), Báo cáo Tổng kết Nghị số 26-NQ/TW BCH Trung ương nông nghiệp, nông dân nông thôn 28 UBND tỉnh Bắc Ninh (2021), Thực Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 địa bàn tỉnh Bắc Ninh PHỤ LỤC BẢNG KÈM THEO Bảng Tổng sản phẩm địa bàn theo giá hành (GRDP) tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2016-2021 Năm Tổng số Nông, Chia Công nghiệp lâm xây dựng thuỷ sản Tổng số Tr đó: CN Thuế Dịch vụ sản phẩm Giá trị (Tỷ đồng) 2016 137.190 5.406 100.690 93.870 25.374 5.721 2017 168.508 5.132 128.403 121.530 28.349 6.625 2018 193.903 5.440 149.654 42.141 31.272 7.536 2019 200.073 5.167 152.469 144.236 34.431 8.007 2020 209.250 5.693 160.088 152.227 35.253 8.217 2021 227.615 6.136 176.025 Cơ cấu (%) 169.499 36.579 8.874 2016 100,0 3,94 73,39 68,42 18,50 4,17 2017 100,0 3,05 76,20 72,12 16,82 3,93 2018 100,0 2,81 77,18 73,31 16,12 3,89 2019 100,0 2,58 76,21 72,09 17,21 4,00 2020 100,0 2,72 76,51 72,75 16,85 3,93 2021 100,0 2,70 77,33 74,47 16,07 3,90 Bảng Tổng sản phẩm địa bàn theo giá so sánh năm 2010 tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2016-2021 Năm Tổng số Nông, Chia Công nghiệp lâm xây dựng thuỷ sản Tổng số Tr đó: CN Thuế Dịch vụ sản phẩm Giá trị (Tỷ đồng) 2016 90.012 3.983 64.402 59.558 17.561 4.067 2017 107.274 3.948 79.647 74.350 19.138 4.541 2018 119.406 4.035 89.905 84.357 20.553 4.914 2019 120.975 3.714 90.160 84.169 22.021 5.080 2020 124.988 3.650 93.973 88.404 22.219 5.146 133.609 3.777 101.699 97.177 22.691 Chỉ số phát triển so với năm trước (%) 5.442 Ước 2021 2016 106,1 99,7 105,9 105,6 110,3 100,1 2017 119,2 99,1 123,7 124,8 109,0 111,6 2018 111,3 102,2 112,9 113,5 107,4 108,2 2019 101,3 92,0 100,3 99,8 107,1 103,4 2020 103,3 98,3 104,2 105,0 100,9 101,3 106,9 103,5 108,2 109,9 102,1 Tốc độ phát triển bình quân năm (%) 105,8 Ước 2021 2016-2021 7,9 -0,9 8,9 9,5 6,1 5,0 Bảng Giá trị sản phẩm thu đất trồng trọt mặt nước nuôi trồng thủy sản tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2016-2021 Giá trị sản phẩm Năm trồng trọt nuôi Chia Giá trị sản Giá trị SP nuôi phẩm trồng trọt trồng thuỷ sản trồng thủy sản Giá trị (Triệu đồng) 2016 109,1 95,3 215,6 2017 109,7 95,7 217,4 2018 116,3 102,0 223,1 2019 119,7 105,0 232,2 2020 132,2 115,6 257,9 Ước 2021 134,9 115,4 287,9 Chỉ số phát triển (Năm trước =100) - % 2016 103,1 102,6 105,1 2017 100,5 100,4 100,8 2018 106,0 106,6 102,6 2019 102,9 102,9 104,1 2020 110,4 110,0 111,1 Ước 2021 102,1 99,9 111,6 Tốc độ phát triển bình quân năm (%) 2016-2021 4,14 3,69 5,81 Bảng Diện tích gieo trồng hàng năm phân theo nhóm trồng tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2016-2021 Năm 2016 2017 2018 2019 2020 Ước 2021 2016 2017 2018 2019 2020 Ước 2021 2016-2021 Tổng số Cây lương Chia Cây thực Cây công Cây hàng thực phẩm nghiệp năm khác Diện tích (Ha) 85.581 74.202 9.106 1.571 702 83.346 71.792 9.485 1.392 678 80.451 68.747 9.959 962 783 79.112 67.406 10.151 889 667 76.801 64.929 10.461 782 628 74.908 63.138 10.406 742 622 Chỉ số phát triển (Năm trước =100) - % 98,0 97,6 103,8 86,0 103,9 97,4 96,8 104,2 88,6 96,6 96,5 95,8 105,0 69,1 115,5 98,3 98,0 101,9 92,4 85,2 97,1 96,3 103,1 88,1 94,2 97,5 97,2 99,5 94,8 99,0 Tốc độ tăng bình quân năm - % -2,52 -3,05 2,89 -13,94 -1,37 Bảng Diện tích sản lượng lương thực có hạt tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2016-2021 Năm 2016 2017 2018 2019 2020 Ước 2021 2016 2017 2018 2019 2020 Ước 2021 2016-2021 Diện tích Trong đó: Tổng số Lúa Ngơ Sản lượng Trong đó: Tổng số Lúa Ngô ĐVT (Ha) ĐVT (Tấn) 73.835 70.782 3.053 454.655 439.119 15.536 71.499 69.089 2.410 427.337 414.950 12.387 68.488 66.431 2.056 420.771 410.444 10.327 67.185 65.543 1.634 411.336 402.710 8.606 64.369 63.050 1.315 410.979 404.058 6.911 62.934 61.849 1.079 407.412 401.724 5.675 Chỉ số phát triển (Năm trước =100) - % 97,8 98,4 85,4 98,4 96,8 97,6 78,9 94,0 95,8 96,2 85,3 98,5 98,1 98,7 79,5 97,8 95,8 96,2 80,5 99,9 97,8 98,1 82,1 99,1 Tốc độ tăng bình quân năm - % -2,98 -2,48 -18,10 -2,08 98,7 94,5 98,9 98,1 100,3 99,4 88,6 79,7 83,4 83,3 80,3 82,1 -,168 -17,14 Bảng Diện tích sản lượng thực phẩm tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2016-2021 Năm 2016 2017 2018 2019 2020 Ước 2021 2016 2017 2018 2019 2020 Ước 2021 2016-2021 Diện tích Sản lượng Trong đó: Trong đó: Tổng số Rau Đậu Tổng số Rau Đậu loại loại loại loại ĐVT (Ha) ĐVT (Tấn) 9.106 9.030 76 204.617 204.491 126 9.485 9.399 86 226.773 226.624 149 9.959 9.892 67 240.201 240.089 112 10.151 10.087 64 248.331 248.225 106 10.461 10.364 97 252.954 252.769 185 10.406 10.324 81 255.047 254.904 143 Chỉ số phát triển (Năm trước =100) - % 103,8 104,1 76,2 102,7 104,2 104,1 113,2 110,8 105,0 105,2 77,7 105,9 101,9 102,0 95,8 103,4 103,1 102,8 151,0 101,9 99,5 99,6 83,9 100,8 Tốc độ tăng bình quân năm - % 2,89 2,95 -3,41 4,20 102,7 110,8 105,9 103,4 101,8 100,8 79,2 117,9 75,6 94,7 173,7 77,6 4,20 -1,71 Bảng Kết chăn nuôi tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2016-2021 Năm 2016 2017 2018 2019 2020 Ước 2021 2016 2017 2018 2019 2020 Ước 2021 2016-2021 Trâu Đàn gia súc Bị Lợn Đàn gia cầm Tổng số Tr đó: gà ĐTV (Con) ĐVT (Nghìn con) 2.368 32.603 418.278 4.920 3.751 2.375 30.779 381.544 5.289 4.137 2.613 29.795 397.174 5.446 4.228 2.779 27.932 192.459 5.768 4.509 2.847 27.481 226.790 5.949 4.578 2.820 25.882 288.669 6.092 4.800 Chỉ số phát triển (Năm trước =100) - % 98,5 95,8 100,8 100,3 94,4 91,2 110,0 96,8 104,1 106,4 93,7 48,5 102,4 98,4 117,8 99,1 94,2 127,3 Tốc độ tăng bình quân năm - % 2,70 -4,46 -5,87 101,9 107,5 103,0 105,9 103,1 102,4 101,9 110,3 102,2 106,7 101,5 104,8 3,95 4,52 Bảng Sản lượng chăn nuôi tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2016-2021 Năm Trâu Đàn gia súc Bò Lợn Đàn gia cầm Tổng số Tr đó: gà ĐTV (Tấn) 2016 2017 2018 2019 2020 Ước 2021 2016 2017 2018 2019 2020 Ước 2021 2016-2021 185 2.288 74.023 17.312 186 2.161 70.834 17.560 189 2.113 73.167 17.788 206 2.005 50.427 18.917 219 2.008 43.655 19.668 222 2.054 59.932 21.434 Chỉ số phát triển (Năm trước =100) - % 98,5 96,2 101,8 100,6 94,4 95,7 101,5 97,8 103,3 108,9 94,9 68,9 106,6 100,1 86,6 101,1 102,3 137,3 Tốc độ tăng bình quân năm - % 2,81 -2,42 -3,18 13.351 13.638 13.747 14.885 15.485 16.579 102,4 101,4 101,3 106,3 104,0 109,0 101,7 102,2 100,8 108,3 104,0 107,1 4,03 3,97 Bảng Diện tích sản lượng thủy sản tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2016-2021 Diện tích Năm 2016 2017 2018 2019 2020 Ước 2021 2016 2017 2018 2019 2020 Ước 2021 2016-2021 nuôi trồng Sản lượng thủy sản Chia ra: Tổng số Khai thác thủy sản ĐVT (Ha) ĐVT (Tấn) 5.266 36.528 1.354 5.235 37.015 1.250 5.192 37.210 1.222 5.006 37.804 1.204 4.877 38.735 1.180 4.820 39.626 1.082 Chỉ số phát triển (Năm trước =100) - % 98,3 102,5 91,8 99,4 101,3 92,3 99,2 100,5 97,8 96,4 101,6 98,5 97,4 102,5 98,0 98,8 102,3 91,7 Tốc độ tăng bình quân năm - % -1,75 1,78 -5,03 Nuôi trồng 35.174 35.765 35.988 36.600 37.555 38.544 102,9 101,7 100,6 101,7 102,6 102,6 2,03 ... hàm chuyển dịch cấu kinh tế ngành nông nghiệp địa phương cấp tỉnh; tiêu chí (chỉ tiêu) đánh giá chuyển dịch cấu kinh tế ngành nông nghiệp; học kinh nghiệm chuyển dịch cấu kinh tế ngành nông nghiệp. .. TRẠNG CHUYỂN DỊCH 42 III VIII .III CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH 42 III VIII III 3.1 QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH. .. TRẠNG CHUYỂN DỊCH 42 III VIII CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH 42 III .VIII 3.1 QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH ĐẾN

Ngày đăng: 13/08/2022, 14:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
14. Đỗ Thị Thanh Loan (2009), Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp tỉnh Ninh Bình, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong nôngnghiệp tỉnh Ninh Bình
Tác giả: Đỗ Thị Thanh Loan
Năm: 2009
15. Nguyễn Đức Nhân (2015) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ởthành phố Hồ Chí Minh
18. Lê Bá Tâm (2016), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững tỉnh Nghệ An, Luận án Tiến sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chi Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng pháttriển bền vững tỉnh Nghệ An
Tác giả: Lê Bá Tâm
Năm: 2016
20. Trung tâm Thông tin - Tư liệu (2014), Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam trong 10 năm qua, Chuyên đề nghiên cứu Khoa học, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu ngànhnông nghiệp Việt Nam trong 10 năm qua
Tác giả: Trung tâm Thông tin - Tư liệu
Năm: 2014
16. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh (2019), Hội thảo Khoa học - Giải pháp phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Khác
17. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh (2021), Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Khác
19. Tỉnh ủy Bắc Ninh (12/2021), Báo cáo tổng kết tình hình phát triển KT-XH, QPAN 25 năm tái lập tỉnh Khác
21. Thủ tướng chính phủ (2017), Quyết định số 1819/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017-2020 Khác
22. Thủ tướng chính phủ (2017), Quyết định số 678/QĐ-TTg ban hành bộ tiêu chí giám sát, đánh giá về cơ cấu lại ngành nông nghiệp đến năm 2020 Khác
23. Tổng cục Thống kê (2017), Kết quả chính thức Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016, Nxb Thống kê Khác
24. Tổng cục Thống kê (2021), Niên giám Thống kê năm 2020, Nxb Thống kê Khác
25. Tổng cục Thống kê (2021), Thực trạng Kinh tế - Xã hội Việt Nam giai đoạn 2016-2020, Nxb Thống kê Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w