DAI HOC MO HA NOI
KHOA DU LICH
Họ và tên : TRAN NGUYEN HUE ANH - K23QT
KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC
Dé tai:
THUC HANH DU LICH CO TRACH NHIEM TAI KHU DU LICH YEN TU
NGANH : QUAN TRI KINH DOANH (DU LICH)
MA NGANH 52340101
CHUYEN NGANH : QUAN TRI DU LICH - KHACH SAN
Trang 2MUC LUC DANH MUC CAC BANG, BIEU ĐÒ A PHAN MO DAU 1 Tính cấp thiết của đề tài, lý do chọn đề tài: 2 Mục đích nghiên cứu của đề tài: 3 Đối tượng nghiên cứu của khóa luận: 6 Phương pháp nghiên cứu: 7 Kết cấu của khóa luận: B PHẢN NỘI DUNG
Trang 3143.3 Lợi ích đối với người dân địa phương
1.4 Quản lý điểm đến du lịch có trách nhiệm
1.4.1 Xây dựng sản phẩm và chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch có trách
nhiệm [2, 19-21]
1.4.2 Xây dựng năng lực và chính sách tô chức du lịch có trách nhiệm
1.5 Xu hướng du lịch xanh và nhu cầu của thị trường khách về sản phẩm
du lịch có trách nhiệm
1.6 Tóm tắt chương I
CHƯƠNG 2 : THUC TRANG HOAT DONG DU LICH TAI YEN TU 20
2.1 Khai quat vé Yén Tử 2.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên 2.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình 2.1.1.2 Địa chất, địa mạo 2.1.1.3 Sinh vật 2.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn 2.1.2.1 Di tích, di sản 2.1.2.2 Am, Chùa
2.1.2.3 Các hoạt động văn hóa, lễ hội
2.2 Thực trạng hoạt động du lịch tại Yên Tử
2.2.1 Nguồn khách và lượng khách du lịch đến Yên Tử theo mùa vụ 30
Trang 42.3.1 Tác động về kinh tế 2.3.2 Tác động về xã hội 2.3.3 Tác động về môi trườn, 2.4 Cơ hội và thách thức đối với sự phát triển du lịch tại Yên Tử 49 2.4.1 Cơhội đối với sự phát triên du lịch tại Yên Tử
2.4.2 Thách thức đối với sự phát triển du lịch tại Yên Tử
2.5 Tóm tắt chương 2
CHUONG 3: MOT SO DE XUAT VE GIAI PHAP THUC HANH DU LICH
CO TRACH NHIEM TAI KHU DU LICH YEN TU 53
3.1 Tính cấp bách của việc thực hành du lịch có trách nhiệm tại Yên Tử 53 3.2 Giảm tác động tiêu cực và tăng tác động tích cực của du lịch đối với kinh 3.2.1 Giải pháp xây dựng và phát triên sản phâm du lịch có trách nhiệm 3.2.1.2 Xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng dưới chân núi Yên T 3.2.1.3 Đa dạng hóa sản phẩm du lịch tâm linh
Trang 6DANH MUC CAC BANG, BIEU DO
Bang 2 1: Lịch khóa tu một ngày tại Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử
Bảng 2 2: Bảng số lượng cơ sở lưu trú tại Yên Tử năm 2017
Biểu đồ 2 1: Cơ cấu khách du lịch quốc tế đến với Yên Tử
Trang 7A.PHAN MO DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài, lý do chon dé tai:
Du lịch đóng một vai trò quan trọng đến sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và có
những bước phát triển mạnh mẽ trong những năm trở lại đây Tổ chức Du lịch Thế
giới đánh giá Việt Nam là một trong 6 quốc gia hàng đầu thế giới có mức tăng trưởng du lịch cao Tuy nhiên, cùng với mức tăng trưởng tích cực đó, ngành Du lịch đứng
trước nhiều thách thức về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường mà vẫn phải đảm
bảo phát triển kinh tế - xã hội
Việt Nam là đất nước có nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên và nhân văn phong phú nhưng phân lớn lại nằm ở những vùng dân cư còn khó khăn, mức sống khá thấp và nhận thức chưa cao Do đó, việc phát triển du lịch có trách nhiệm là một yêu cầu bức thiết đối với ngành Du lịch Việt Nam, nhằm nâng cao nhận thức về việc bảo tồn các di sản văn hóa, thiên nhiên, mang lại lợi ích kinh tế cho người dân địa phương, đồng thời đem đến cho du khách những trải nghiệm về văn hóa và thiên nhiên "đúng nghĩa", "đích thực" hay “đậm chất địa phương”, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch Bên cạnh đó, đối với các doanh nghiệp du lịch, việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ du lịch có trách nhiệm giúp gia tăng giá trị sản phẩm và tạo danh tiếng tốt cho doanh
nghiệp, giúp doanh nghiệp nồi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh
Du lịch có trách nhiệm tại điểm đến dựa trên các nguyên tắc chủ đạo về trách nhiệm
với xã hội - môi trường — kinh tế cũng là tiền đề đẻ phát triển du lịch bền vững cho
ngành Du lịch Việt Nam trong tương lai
Khu di tích, thắng cảnh Yên Tử, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh là một địa điểm
nồi tiếng về du lịch tự nhiên và đặc biệt là du lịch nhân văn, bao gồm một hệ thống các di tích lịch sử văn hóa tôn giáo, gắn liền với sự ra đời, hình thành và phát triển của thiền phái Trúc Lâm ở Việt Nam Có lẽ, đây là một điểm hấp dẫn đặc biệt mà không
nơi nào có được Chính vì là vùng đất Phật linh thiêng, hàng năm thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến thăm viếng Để Yên Tử có thể phát triển một cách bền vững, ngoài các biện pháp bảo tồn đi sản, trùng tu tái tạo thì việc hướng đến thực hành
du lịch có trách nhiệm tại đây là điều rất cần thiết
Trang 8
Chính từ những vấn đề cấp thiết trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài: “Thực hành
du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch Yên Tử” cho khóa luận tốt nghiệp 2 Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Nêu lên thực trạng phát triển du lịch hiện nay của Yên Tử và đề xuất các giải pháp thực hành du lịch có trách nhiệm tại Yên Tử đề khu di tích, thắng cảnh Yên Tử có thể phát triển mạnh mẽ và bền vững
3 Đối tượng nghiên cứu của khóa luận:
Đối tương nghiên cứu của khóa luận là những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hành du lịch có trách nhiệm tại Yên Tử
4 Phạm vi nghiên cứu:
- _ Về mặt thời gian : Nghiên cứu sinh tập trung nghiên cứu thực trạng hoạt động du lịch tại Yên Tử từ năm 2010 - 2018 và đề xuất các giải pháp dé thực hành du lịch có trách nhiệm tại Yên Tử
- Về mặt không gian: Về mặt lãnh thổ, đề tài tập trung nghiên cứu các hoạt động
du lịch trong khu di tích và danh thắng Yên Tử thuộc thành phố Uông Bi, tinh
Quảng Ninh 5 Nội dung nghiên cứu:
Trên cơ sở đã có nhiều nghiên cứu, khảo sát, số liệu thống kê liên quan đến các hoạt động du lịch và định hướng phát triển du lịch tại Yên Tử, nghiên cứu sinh tập trung nghiên cứu làm rõ việc thực hành các nguyên tắc của du lịch có trách nhiệm để phát triển du lịch tại Yên Tử được bền vững
6 Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu, khoá luận đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, bổ sung cho nhau nhằm tạo điều kiện để khoá luận đạt hiệu quả một cách khách quan và có cơ sở khoa học Đó là: Phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp thu thập, phân tích và xử lý số liệu, phương pháp tông hợp và so sánh
7 Kết cấu của khóa luận:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, khoá luận được cấu trúc thành 3 chương:
Trang 9
Chuong 1: Co sé ly luan vé thye hành du lịch có trách nhiệm tại điểm đến
Chương 2: Thực trạng hoạt động du lịch tại Yên Tử
Chương 3: Một số đề xuất về giải pháp thực hành du lịch có trách nhiệm tại khu du lịch Yên Tử
Trang 10
B PHAN NOI DUNG
CHUONG 1: CO SO LY LUAN VE THUC HANH DU LICH CO TRACH
NHIEM TAI DIEM DEN
1.1 Khai niệm điểm đến du lịch và cac yéu t6 chinh ciia diém dén du lịch 1.1.1 Khái niệm điểm đến du lịch
Điểm đến du lịch là một trong số năm thành phần của hệ thống vận hành du lịch bao
gồm: khách du lịch, khu vực gửi khách, khu vực trung chuyền, ngành du lịch và điểm
đến du lịch Không có một khái niệm nhất quán trên toàn cầu về điểm đến du lịch và
thuật ngữ này được sử dụng theo rất nhiều cách khác nhau Đề có cái nhìn toàn diện về
điểm đến du lịch, trước tiên phải hiểu khái niệm về điểm đến
Theo Philip Kotler [6, 12]: "Một điểm đến là một khu vực có địa giới hành chính được pháp luật công nhận hay có đường biên nằm trong nhận thức của mọi người” Có thể thấy rằng, quy mô của một điêm đến rất đa đạng, có thê là một khu vực có địa giới hành chính rõ ràng hay một vùng văn hóa
Tổ chức Du lịch Thế giới (UN-WTO), đã đưa ra quan niệm về điểm đến du lịch
(Tourism Destination) [1, 1] một cách day đủ và rõ ràng: “Điểm đến du lịch là vùng
không gian địa lý mà khách du lịch ở lại ít nhất một đêm, bao gồm các sản phẩm du
lịch, các dịch vụ cung cấp, các tài nguyên du lịch thu hút khách, có ranh giới hành chính để quản lý và có sự nhận diện về hình ảnh để xác định khả năng cạnh tranh trên
thị trường”
Còn theo Luật Du lịch 2017 [5, 2], khái niệm về điểm du lịch như sau: "Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch được đầu tư, khai thác phục vụ khách du lịch”
Từ các khái niệm trên, chúng ta có thể thấy rằng, điểm du lịch là nơi có nguồn tài
nguyên du lịch đa dạng, phong phú được khai thác và sử dụng để cung cấp các hoạt động và dịch vụ du lịch Bên cạnh đó, để có thể tạo nên được một điểm đến hấp dẫn du
khách, nhà nước cần có quy hoạch và chiến lược phát triển du lịch phù hợp, khai thác
có trách nhiệm những tài nguyên hữu hạn, phát triển và nâng cao chất lượng “sản
phẩm” du lịch đặc trưng của điểm đến du lịch Các điểm đến du lịch của một địa
phương, một đất nước có hoạt động du lịch tốt đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung
Trang 11
1.1.2 Cac yéu tố chính của điểm đến du lịch
Có rất nhiều yếu tố tạo nên một điểm đến du lịch, nghiên cứu sinh đưa ra những yếu tố
chính sau :
Tài nguyên du lịch: Tài nguyên du lịch là yếu tố quan trọng nhất của một điểm đến du lịch Tài nguyên du lịch được chia ra làm hai loại là tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn Tài nguyên du lịch tự nhiên có thê kể đến như địa hình, địa chất- địa mạo, khí hậu, nguồn nước, thủy sinh vật, động vật, hang động Tài nguyên du lịch nhân văn là những yếu tố về con người, văn hóa, âm thực, tâm linh, các công trình kiến trúc truyền thống Tất cả những yếu tố đó tạo nên tài nguyên du lịch của một điểm đến, một điểm đến có thể chỉ có tài nguyên du lịch tự nhiên hoặc nhân văn hoặc hỗn hợp tài nguyên du lịch
Cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu ha tang: Cơ sở hạ tầng biểu thị tất cả các dạng của công trình xây dựng trên hoặc dưới mặt đất cần thiết cho một khu vực dân cứ sinh sống, bao gồm cả hệ thống thông tin liên lạc mở rộng ra hệ thống bên ngoài Cở sở vật chất kỹ thuật của điểm đến bao gồm toàn bộ những tiện nghỉ vật chất và phương tiện kỹ thuật của điểm đến du lịch, như các cơ sở lưu trú và ăn uống, các điểm hấp dẫn được xây dựng, các khu vui chơi, giải trí, các cơ sở thương mại và dịch vụ khác Thêm vào đó, sự thuận tiện trong giao thông vận chuyển cũng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tiếp cận điểm đến một cách dễ đàng đơn giản và nhanh chóng hơn Các đơn vị kinh doanh du lịch (Nguôn nhân lực dụ lịch): Các đơn vị kinh doanh du lịch ở điểm đến có vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra các trải nghiệm cho khách bằng cách cung các cấp dịch vụ và sản phẩm đơn lẻ hoặc sản phẩm trọn gói cho khách du lịch Những người trực tiếp phục vụ khách, đó là nhân viên trong các doanh nghiệp du lịch (doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, nhà hàng, hướng dẫn viên du lịch, thuyết minh vién tai các điểm tham quan, .) Họ là những người trực tiếp chịu trách nhiệm phục vụ khách từ lúc họ đến cho đến khi họ đi Ấn tượng của họ về sự phục vụ của các nhân viên là rất lớn, họ đòi hỏi một sự nhiệt tình với công việc và trách nhiệm của
nhân viên đối với khách từ những công việc và hành động nhỏ nhất Nếu như nhân
viên làm tốt sẽ tao ra một ấn tượng sâu sắc cho khách và đây sẽ là một hình thức tuyên truyền và quảng cáo hiệu quả nhất
Trang 12
Cộng đông dân cư địa phương : Mặc dù thái độ và hành vi của cộng đồng là những yếu tố không được liệt kê trong sản phẩm du lịch do các đơn vị kinh doanh chào bán, nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến sự lựa chọn điểm đến của khách du lịch Một cộng
đồng dân cư hiếu khách, tôn trọng khách, nhiệt tình với khách sẽ đem lại danh tiếng
không chỉ cho địa phương mà cho cả điểm đến du lịch
Cơ quan quản lý nhà nước về dụ lịch : Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch tại điểm đến có trách nhiệm trong việc tạo ra và điều chỉnh các chính sách về du lịch sao cho phù hợp với hoạt động phát triển của điểm đến du lịch
Ngoài ra còn có rất nhiều yếu tố khác các điểm đến du lịch như: vấn đề an ninh, an
toàn cho khách, các loại hình nghệ thuật, phong tục tập quán, khí hậu, môi trường
V V
Tất cả các thành phần tham gia phục vụ khách du lịch tại điểm đến có khả năng kết hợp và chia sẻ với cộng đồng đề cùng thụ hưởng các lợi ích từ du lịch mang lại, hoạt động du lịch tại điểm đến mới có thé phát triển theo hướng bền vững đồng thời mang
lại những trải nghiệm hoàn hảo cho du khách
1.2 Khái niệm, nguyên tắc và mục tiêu của du lịch có trách nhiệm [2, 13-16] 1.2.1 Khái niệm của du lịch có trách nhiệm
Hoạt động du lịch tạo ra hiệu quả tốt đối với việc sự dụng hợp lý và bảo vệ tối ưu các nguồn tài nguyên du lịch, bằng việc quản lý tốt các vườn quốc gia, khu bảo tồn tự nhiên, tu bô hệ thống di tích lịch sử, các công trình kiến trúc mỹ thuật Bên cạnh đó, hoạt động du lịch còn hỗ trợ một cách tích cực việc tu sửa, phát triển cảnh quan đô thị, cảnh quan tại các điểm du lịch như sửa chữa nâng cấp nhà cửa thành những cơ sở du lịch mới, cải thiện môi trường cho cả du khách và cư dân địa phương, bằng cách gia tăng tiện ích công cộng, đường xá, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, nước sạch và cải thiện việc xử lý nước thải, thu gom rác thải và cung cấp thêm các dịch vụ môi trường Thông qua hoạt động du lịch có sự giao thoa giữa các nền văn hóa bản địa với du khách trong nước và quốc tế, nâng cao đời sống tỉnh thần và tu dưỡng đạo đức cho
con người, đồng thời hỗ trợ đắc lực cho việc bảo tồn các di sản văn hóa địa phương, cả
về vật thể và phi vật thẻ Du lịch đóng góp GDP cho nền kinh tế đất nước, mang lại cơ hội việc làm cho cộng đồng nói chung và người dân địa phương nói riêng, nâng cao dân trí và mang lại quyền bình đẳng con người
Trang 13
Tuy nhiên, hoạt động du lịch cũng mang lại những tác động tiêu cực có thé ké đến như lượng nước thải được xả thắng ra môi trường, không được xử lý, gây ô nhiễm môi trường hay việc thải rác bừa bãi của khách du lịch, cũng như chặt phá rừng, san lấp mặt bằng để xây dựng các cơ sở du lịch gây ra sụt lỡ đất, mất cân bằng hệ sinh thái và hủy diệt sinh vật Được coi là ngành “công nghiệp không khói” nhưng du lịch cũng gây ra ô nhiễm không khí thông qua các phương tiện chuyên chở khách du lịch như tàu thuyền, ô tô Thêm vào đó, hoạt động của du khách có tác động lớn đến hệ sinh thái như việc tham quan, thu nhặt san hô, vỏ sò, ốc gián tiếp gây hủy hoại môi trường sống của sinh vật, làm chết cdc ring san hô Các khu rừng cấm và khu rừng nguyên sinh đặc biệt dễ bị tốn thương khi có nhiều du khách tới thăm, một số động vật hoang đã còn bị tai nạn cho chính con người gây ra Hoạt động du lịch còn gây ra nhiều thay đổi về đạo đức xã hội và gia tăng mức độ tội phạm Ở Việt Nam, các tệ nạn cướp giật, ăn xin ở các điểm du lịch thường cao hơn so với những nơi khác, các hoạt động mại đâm có xu hướng gia tăng, việc tập trung du khách ngày càng nhiều tại cùng một thời điểm, địa điểm sẽ làm cho các bãi tắm, nhà nghỉ trở nên quá tải, đường xá tắt nghẽn, làm tôn hại đáng kể đến chất lượng cuộc sống
Phát triển du lịch với mục đích đơn thuần về kinh tế đang đe doạ huỷ hoại môi trường
sinh thái và các nền văn hoá bản địa Trong bối cảnh đó, phát triển du lịch có trách nhiệm được coi là nguyên tắc mang tính chiến lược, và là chìa khóa đê bảo đảm các lợi ích dài hạn, bền vững
Khác với khái niệm “du lịch bền vững” mang tính phổ quát, không rõ ràng và dé bị lạm dụng, du lịch có trách nhiệm chỉ ra những yêu cầu cụ thể mà ngành du lịch phải thực hiện xoay quanh ba khía cạnh về kinh tế, văn hóa và xã hội Chính vì lẽ đó, du lịch có trách nhiệm được thúc đây trong những năm gần đây tại nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam
"Du lịch có trách nhiệm” đã được biết đến khá rộng rãi trên thế giới kể từ Tuyên bố
Cape Town năm 2002 tại Nam Phi Tuy nhiên phải tới năm 2011, khi Dự án Phát triển Năng lực Du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội, do Liên minh châu Âu tài trợ (Dự án EU-ESRT), triên khai tại Việt Nam, lần đầu tiên các khái niệm đó mới được nhắc đến và trở nên quen thuộc Du lịch có trách nhiệm tại các điêm đến được hiểu là việc hạn chế đến mức thấp nhất các tác động tiêu cực về kinh tế, môi trường và
Trang 14
xã hội; tạo ra lợi ích kinh tế lớn hơn và nâng cao phúc lợi cho người dân địa phương, khuyến khích họ tham gia vào các hoạt động bảo tồn các di sản thiên nhiên và văn hóa Đây chính là cách tiếp cận nhằm giảm các tác động tiêu cực và tăng cường các tác động tích cực, phát triển du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm ảnh hưởng
về lâu dài
1.2.2 Nguyên tắc của du lịch có trách nhiệm
Du lịch có trách nhiệm là một cách tiếp cận dé quan ly va tiễn hành du lịch đối với một điểm đến, nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực của du lịch và gia tăng tác động tích cực của nó Kết quả của Du lịch có trách nhiệm là tạo ra một nơi tốt hơn cho mọi người để sống và hấp dẫn hơn cho khách du lịch đến tham quan, và thước đo của sự thành công là thu nhập cao hơn, công ăn việc làm thỏa đáng hơn, các cơ sở văn hóa, xã hội, tự nhiên được cải thiện Cốt lõi của Du lịch có trách nhiệm là những nguyên tắc của du lịch bền vững đó là tam giác Kinh tế - Xã Hội - Môi trường
Trong Tuyên bố Cape Town năm 2002, các nguyên tắc chủ đạo cho việc thực hiện du lịch có trách nhiệm tại các điểm đến đã được xác định bao gồm:
Các Nguyên tắc chủ đạo về Trách nhiệm Xã hội :
1 Cộng đồng địa phương chủ động tác động vào việc lập kế hoạch, ra quyết định
và xây dựng năng lực để biến du lịch có trách nhiệm thành hiện thực
2 Đánh giá các tác động xã hội trong suốt vòng đời hoạt động - bao gồm cả giai đoạn quy hoạch và thiết kế dự án - để giảm thiểu các tác động tiêu cực và tối đa hóa những tác động tích cực
3 Nỗ lực biến du lịch như một trải nghiệm xã hội toàn diện và đảm bảo rằng mọi người đều có quyền tham gia, đặc biệt là các cá nhân và cộng đồng dễ bị tổn
thương và gặpkhó khăn
4 Chống bóc lột tình dục, đặc biệt là bóc lột trẻ em
5 Quan tam văn hóa địa phương sở tại, duy trì và khuyến khích sự đa dạng xã hội và văn hóa
6 Nỗ lực để đảm bảo rằng du lịch góp phần cải thiện sức khỏe và giáo dục Các Nguyên tắc chủ đạo vẻ Trách nhiệm Môi trường :
1 Đánh giá tác động môi trường trong suốt vòng đời của các cơ sở và các hoạt động du lịch - bao gồm cả giai đoạn quy hoạch và thiết kế, đảm bảo giảm thiểu các tác động tiêu cực và tôi đa hóa những tác động tích cực
Trang 15
Su dung nguồn tài nguyên một cách bền vững, giảm chất thải và sự tiêu thụ quá mức Quản lý đa dạng tự nhiên một cách bền vững, và khi thích hợp thì khôi phục lại sự đa dạng này; cân nhắc quy mô và loại hình du lịch mà môi trường có thẻ hỗ trợ, và tôn trọng sự toàn vẹn của hệ sinh thai dé bi tổn thương và các khu vực cần được bảo vệ
Tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức của các đối tác cho sự phát triển bền vững
Nâng cao năng lực của mọi đối tác và đảm bảo tiến hành theo mô hình điển
hình, tham khảo ý kiến các chuyên gia môi trường và bảo tồn Các Nguyên tắc chủ đạo vẻ Trách nhiệm Kinh tế :
đụ
123:
Đánh giá tác động kinh tế trước khi phát triển du lịch và ưu tiên tiến hành những hình thức phát triển mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương và giảm thiểu tác động tiêu cực đến sinh kế của người dân địa phương, nhìn nhận rằng du lịch có thể không phải lúc nào cũng là hình thức thích hợp nhất cho phát
triển kinh tế địa phương
Tối đa hoá lợi ích kinh tế địa phương bằng cách tăng cường các mối liên kết và
giảm bớt các kẽ hở, bằng cách bảo đảm rằng các cộng đồng cùng tham gia và hưởng lợi từ du lịch Sử dụng du lịch để hỗ trợ giảm nghèo bằng cách áp dụng các chiên lược vì người nghèo ở bât cứ nơi nào có thê
Phát triển sản phẩm có chất lượng giúp mang lại, bổ sung và tăng cường cho các điêm đên
k Tiếp thị du lịch theo cách mang lại sự toàn vẹn tự nhiên, văn hóa và xã hội của
điểm đến
Thực hiện kinh doanh công bằng, giá mua và giá bán hợp lý, xây dựng mối quan hệ đối tác đa chiều để giảm thiểu và chia sẻ nguy cơ, tuyển dụng và sử dụng nhân viên đạt các tiêu chuẩn lao động quốc tế
Hỗ trợ thích hợp và đầy đủ cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ và vi mô để đảm bảo các doanh nghiệp có liên quan đến du lịch cùng phát triển mạnh và bền vững Mục tiêu của du lịch có trách nhiệm
Du lịch có trách nhiệm là công cụ, tiền đề để phát triển du lịch bền vững Vậy nên, các mục tiêu của phát triển du lịch bền vững cũng là mục tiêu của du lịch có trách nhiệm Ba mục tiêu nền tảng đó là :
Trang 16
1 Tan dung tối ưu các nguồn tài nguyên môi trường tạo thành một yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch, duy trì quá trình sinh thái quan trọng và giúp đỡ để bảo tồn di sản thiên nhiên và đa đạng sinh học
2 Tôn trọng tính xác thực văn hóa xã hội của cộng đồng địa phương, bảo tồn những công trình, đi sản văn hóa sống và những giá trị truyền thống của họ, và đóng góp vào sự hiểu biết và khoan dung của liên văn hóa
3 Dam bao khả thị, lợi ích kinh tế lâu dài cho tất cả các bên có liên quan được phân phối một cách công bằng, trong đó có việc làm ổn định cơ hội tạo thu nhập và các dịch vụ xã hội cho các địa phương, cùng với đó là góp phần xóa đói giảm nghèo
Mặc dù vậy, Du lịch có trách nhiệm không chỉ là việc đạt được tính bền vững, nó còn đòi hỏi tất cả chúng ta, từ khách du lịch các nhà quản lý và nhân viên trong nhà hàng, khách sạn, đến các cơ quan quản lý du lịch, cần tham gia tích cực hơn trong việc tạo ra các thay đổi tích cực qua việc ra quyết định và thực hiện chúng để tối đa hóa lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường và giảm thiểu tác động tiêu cực liên quan
1.3 Lợi ích của việc thực hành du lịch có trách nhiệm
Chia khóa thành công của du lịch có trách nhiệm là sự tham gia của tất cả các bên liên quan và chính trong mỗi chúng ta cần phải có trách nhiệm với từng hành động của mình và chỉ có như thế mới có thể cùng thụ hưởng các lợi ích tích cực mà du lịch đem lại
1.3.1 Lợi ích đối với khách du lịch
Khách du lịch là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống vận hành du lịch, không có
khách du lịch, hệ thống du lịch sẽ không thẻ vận hành và phát triển Khách du lịch
cũng là yếu tố quan trọng trong việc triển khai và thực hiện du lịch có trách nhiệm tại
điểm đến
Theo như nghiên cứu của tổ chức SNV về “thị trường cho các sản phẩm du lịch có trách nhiệm” [2, 14], đã xác định các lợi ích sau:
Nên viết lại cho rõ ý, ví dụ như:
© Du lich có trách nhiệm đáp ứng các nguyên tắc ngày càng cao về trách nhiệm đối với xã hội và môi trường, mà những thị trường khách du lịch thế hệ “Bùng
Trang 17
nỗ dân số” ở châu Âu và Bắc Mỹ (1961-1981) đang yêu cầu đối với những trải
nghiệm du lịch
©ˆ Trở lại với thiên nhiên: Du lịch có trách nhiệm mang đến các loại hình du lịch gắn với thiên nhiên, gần gũi với thiên nhiên thông qua các hoạt động ngoài trời
như đi bộ đường dài, cắm trại, quan sát động vật hoang dã, đi xe đạp, thể thao dưới nước và có sự tiếp xúc với cộng đồng dân cư địa phương
© Trải nghiệm đích thực: Du lịch có trách nhiệm mang đến cho du khách trải
nghiệm về các nền văn hóa và thiên nhiên "đúng nghĩa" hay "đích thực" hay “đậm chất địa phương” đáp ứng mong mỏi đó của khách du lịch, như các buổi biểu diễn văn hóa đầy đủ các nét truyền thống thay vì những màn trình diễn thương mại, hoặc được nhìn ngắm các động vật hoang đã trong môi trường sống tự nhiên của chúng thay vì mơi trường ni nhốt
©- Là những dụ khách trách nhiệm: Du lịch có trách nhiệm đề cao ý thức "bảo vệ
môi trường", giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường và cộng đồng địa phương; hỗ trợ, mang lại các cơ hội về việc làm và điều kiện làm việc cho người dân bản địa tham gia trong việc cung, cấp hàng hóa và dịch vụ được tiêu thụ trong quá trình đi du lịch
© Là những du khách có tâm: Các sản phẩm về du lịch có trách nhiệm tạo ra các cơ hội để người đi du lịch có thể đóng góp hỗ trợ tình nguyện địa phương nơi
mình tham quan về mặt tài chính cũng như chuyên môn cho cộng đồng cũng như môi trường tại điểm tham quan
1.3.2 Lợi ích đối với doanh nghiệp du lịch
Trở thành một doanh nghiệp du lịch có trách nhiệm sẽ khiến doanh nghiệp khác biệt với đối thủ cạnh tranh và ghi điểm trong mắt những người tiêu dùng có đạo đức, đem lại những giá trị dài lâu cả về kinh tế lẫn sự tin tưởng của người tiêu dùng cho doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường Ngoài ra, còn có những lợi ích sau :
© Đáp ứng như câu người tiêu dùng: Bằng cách tiếp cận Du lịch có trách nhiệm
bạn đang đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho các công ty có chính sách đạo đức, nhân viên được trả lương công bằng, được cung cấp điều kiện làm việc tốt, hòa nhập với văn hóa, và không gây hại cho môi trường
Trang 18
© Tang gid tri san pham: Nguoi tiéu ding cam thấy tốt khi mà họ đang góp phan tích cực vào việc bảo vệ môi trường, hỗ trợ người dân địa phương về kinh tế và xã hội Tuân theo các nguyên tắc du lịch có trách nhiệm sẽ nâng cao danh tiếng của bạn và giúp bạn nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh
© Hỗ trợ cộng đông: Bằng cách thực hiện các biện pháp có thê chứng minh là bảo vệ môi trường và người dân cùng nền kinh tế địa phương được hưởng những lợi ích tích cực, bạn sẽ được sự ủng hộ thuận lợi hơn từ các doanh nghiệp, cộng đồng và chính phủ địa phương, từ đó tạo điều kiện tốt để bạn có thể tiếp tục cơng việc kinh doanh
© Tao ra nhitng chi ý tích cực từ cơ quan truyễền thông: Là một nhà điều hành có trách nhiệm có thể tạo ra sự chú ý tích cực của các phương tiện truyền thông
điều đó sẽ giúp thúc đây doanh số bán hàng và tạo thêm nhiều cơ hội kinh doanh hơn nữa
©ˆ Giúp tiết kiệm tiền: Việc sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng giúp bạn tiết kiệm
chỉ phí Thực hiện các điều kiện làm việc tốt dẫn đến một lực lượng lao động vui vẻ hơn và tăng năng suất Bảo tồn khu vực tự nhiên trong các điểm du lịch dẫn đến việc gia tăng tỉ lệ trở lại của du khách và bảo vệ các mối quan hệ của
doanh nghiệp về lâu dài
©- Giúp giữ chân nhân viên: Thực hiện một kế hoạch có trách nhiệm tạo ra niềm
tự hào trong kinh doanh và giúp bạn thu hút và giữ nhân viên do đó làm giảm lượng nhân viên phải thay thê và chi phí đào tạo nguồn nhân lực mới
1.3.3 Lợi ích đối với người dân địa phương
Tham gia vào hoạt động du lịch mang lại rất nhiều lợi ích cho người dân địa phương cũng như giúp nâng cao ý thức, trí thức để bảo vệ và quảng bá bản sắc dân tộc tới khách du lịch trong và ngoài nước Những lợi ích đó được thể hiện một cách rõ ràng như sau:
® Quảng bá được các giá trị văn hóa cũng như tự nhiên của địa phương mình: Nâng cao nhận thức về tài nguyên văn hóa cũng như tự nhiên bản địa sẽ giúp người dân địa phương gìn giữ và bảo tồn được các giá trị văn hóa và thiên nhiên của địa phương mình
Trang 19
® Tạo ra được nguôn thu phục vụ công tác bảo tôn: Phát triển du lịch là một trong những nguồn thu quan trọng đóng góp cho công tác bảo tồn và gìn giữ các giá trị văn hóa cũng như tự nhiên thông qua các hoạt động tham quan du lịch như
bán vé tham quan, vv Thêm vào đó, nguồn thu từ du lịch có thể đóng góp cho
các đầu tư về con người — đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức, kiến thức cho người dân địa phương để quản lý tài nguyên của chính họ một cách bền vững
©ˆ Phát triển cơ sở hạ tầng: Phát triển du lịch sẽ hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng của
địa phương (như đường xá, trường học, bệnh viện, thông tin, nguồn nước sạch) Các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường trong xây dựng và tô chức của các hoạt động du lịch cũng khuyến khích các ngành nghề khác hoạt động thân thiện với môi trường hơn
© Vai tré ctia gidi: Mang lai các cơ hội việc làm cho phụ nữ và thanh niên Đặc
biệt là trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn như nhân viên lễ tân, nấu ăn, dọn đẹp là những công việc phù hợp với phụ nữ và người trẻ ti
© Tạo động lực kinh doanh: Hỗ trợ nền kinh tế địa phương trên nhiều lĩnh vực, tạo cơ hội cho các hoạt động kinh doanh liên quan, và kích thích tăng trưởng kinh doanh địa phương một cách trực tiếp và gián tiếp
© Các cơ hội kinh tế: Tạo ra các cơ hội trực tiếp và gián tiếp về việc làm, thu
nhập, trao đổi tiền tệ cũng như các khoản thuế đóng góp cho chính quyền địa phương
© Du lich dựa vào cộng đồng: Hỗ trợitạo môi trường để cộng đồng tham gia một
cách chủ động vào các hoạt động du lịch, để tạo ra các nguồn thu từ hoạt động du lịch, thông qua đó góp phần xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng địa phương
1.4 Quản lý điểm đến du lịch có trách nhiệm
1.4.1 Xây dựng sản phẩm và chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch có trách nhiệm [2,
19-21]
Sự tồn tại và xây dựng sản phẩm du lịch có trách nhiệm là điều kiện tiên quyết cho sự đưa các nguyên tắc về du lịch có trách nhiệm vào áp dụng ở Việt
thành công của
Nam Do du lịch có trách nhiệm còn là một khái niệm mới nên xây dựng sản phẩm du lịch có trách nhiệm cần được thực hiện theo một qui trình để tạo ra nhận thức cao hơn
Trang 20
về các yêu cầu của xây dựng du lịch có trách nhiệm, đồng thời đưa ra các bước thực tế
để biến ý tưởng thành hành động
Để có thể phát triển được sản phẩm du lịch, trước hết ta cần hiểu rõ khái niệm thế nào là sản phẩm du lịch có trách nhiệm Theo UNEP (United Nations Environment Programme), mọi sản phẩm du lịch bao gồm 3 thành tố :
1 Sự trải nghiệm : Lễ hội, các sự kiện và hoạt động cộng đồng, âm thực và giải trí, mua sắm, an toàn, dịch vụ
2 Cảm xúc : Các nguồn lực về con người, văn hóa và lịch sử, lòng hiếu khách
3 Vật chất : Cơ sở hạ tầng, tài nguyên thiên nhiên, nơi lưu trú, nhà hang
Áp dụng phương pháp du lịch có trách nhiệm cũng yêu cầu tập trung vào việc khuyến khích các nhóm có liên quan và đưa ra được những hành động rõ ràng và khả
thi mà các nhóm đó có thể đảm nhận trách nhiệm và cùng làm việc để đạt được kết
quả có lợi chung
Để có thể xây dựng được các sản phẩm du lịch có trách nhiệm chúng ta cần biết được mức phát triển của thị trường, động cơ và nhu cầu của khách du lịch, cuối cùng là khả năng chỉ trả Từ những yếu tố này, chúng ta có thể phân đoạn được thị trường để có những chiến lược xây dựng sản phẩm du lịch có trách nhiệm và hiệu quả từ nguồn tài
nguyên hữu hạn của điểm đến du lịch
Ngoài việc có những chiến lược ding din để tạo ra các sản phẩm du lịch có trách nhiệm thì các hoạt động của doanh nghiệp trong việc quản lý và điều hành cũng phải đáp ứng những tiêu chí bền vững Nói cách khác, tất cả những doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực du lịch và được hưởng lợi ích từ hoạt động du lịch gọi là chuỗi cung ứng dịch vụ và đều phải bảo đảm mục tiêu bền vững trong quá trình hoạt động
Trong ngành du lịch, chuỗi cung ứng có thể bao gồm nhiều thành phan, tir dich vu lưu trú, vận chuyên, ăn uống, đã ngoại, giải trí, đồ thủ công, chế biến món ăn và rác
thải, đến các cơ sở hạ tầng hỗ trợ ngành du lịch của một điểm đến Các thành phần
này cùng nhau làm nên một phần sản phẩm mà du khách đã mua cho kì nghỉ của
mình Áp dụng tính trách nhiệm cho chuỗi cung ứng ngành du lịch yêu cầu cân nhắc
ba lĩnh vực chính của du lịch có trách nhiệm là: kinh tế, môi trường và nguyên tắc xã hội — trong từng thành phần của sản phẩm du lịch Điều này đòi hỏi phân tích tính bền vững của mỗi thành tố trong chuỗi cung ứng sản xuất cho dich vụ và sản phẩm
Trang 21
cam kết của họ với sự bền vững, các lĩnh vực có thể giảm
du lich để đánh giá mức đi
thiểu tác động tiêu cực và tối đa hóa các tác động tích cực Lợi ích của chuỗi cung ứng có trách nhiệm
© Nang cao nhận thức về tính bền vững trong nội bộ doanh nghiệp đề tăng hiệu quả nhân viên và với các nhà cung cấp
¢ Doanh thu tăng qua các hành động giảm thiểu chỉ phí như việc giảm tiêu thụ
năng lượng,
e Tăng số lượng khách hàng bởi nhu cầu các sản phẩm du lịch có trách nhiệm
dang tang cao
e Nang cao tinh higu qua hoat dong bang cách sử dụng hiệu quả các nguồn lực, qua đó giảm chỉ phí
e Tăng cường các tài sản cốt yếu của doanh nghiệp qua việc bảo vệ môi trường
và văn hóa
© _ Thúc day kinh tế địa phương qua việc sử dụng nguồn lực địa phương 1.4.2 Xây dựng năng lực và chính sách tổ chức du lịch có trách nhiệm
Nhận ra được tầm quan trọng của du lịch có trách nhiệm, điều thiết yếu các doanh nghiệp cần là xây dựng được năng lực và chính sách tổ chức du lịch có trách nhiệm Việc xây dựng năng lực và phát triển chính sách tổ chức có trách nhiệm liên quan tới quá trình phát triển cơ cầu tổ chức nội bộ để trở nên có trách nhiệm hơn về kinh tế, xã hội và môi trường Bắt đầu bằng việc phân tích các khía cạnh trong bền vững, việc phát triển chính sách sẽ nhằm củng có vị trí quan trọng của tổ chức trong công việc thực tiễn Để thực hiện được chính sách cần phải phát triển một hệ thống các quy trình
cùng với các hướng dẫn chỉ tiết bổ trợ Tiếp theo, việc tuyên truyền và phổ biến các chính sách và quy trình cho nhân viên là bắt buộc, tiếp nói là tập huấn và phát triển
nhân viên nhằm đảm bảo việc thực hiện thành công các thực tiễn du lịch có trách nhiệm Các chính sách, quy định của tổ chức đối với một vấn đề cần phải rõ ràng cụ thể và cần huấn luyện nhân viên các kỹ năng để có thể thực hiện các nhiệm vụ cần
thiết để có thể đạt được mục tiêu; nhờ đó nâng cao nhận thức và tập huấn về các quy trình và hướng dẫn chính sách, các thành phần bổ sung cần thiết trong quá trình thực hiện chính sách Bên cạnh đó, khách hàng cũng sẽ nhận ra được mong muốn và mục tiêu mà tổ chức muốn đạt được
Trang 22
Các chính sách là các văn bản nhằm mục đích mô tả nguyên tắc hay chuỗi hoạt động được một tô chức hay từng cá nhân thực hiện hoặc dé xuất và nó rất quan trọng trong việc tránh các hiểu lầm về quan điểm của tỏ chức hay cá nhân Sau khi xây dựng được
các chính sách và quy trình, cần thiết phải tổ chức đào tạo đội ngũ nhân viên, xác định
các phương pháp đào tạo phù hợp cũng như đánh giá hoạt động đào tạo sau khi đã hoàn tắt,
1.5 Xu hướng du lịch xanh và nhu cầu của thị trường khách về sản phẩm du
lịch có trách nhiệm
Du lịch xanh là loại hình du lịch dựa vào tự nhiên và văn hóa, kết hợp với giáo dục môi trường, chứ không nhằm thỏa mãn những đòi hỏi, yêu cầu của du khách như trong một chuyến du lịch nghỉ dưỡng Du lịch xanh khiến mỗi chúng ta nhận thức rõ tầm quan trọng của thiên nhiên, sự tác động qua lại giữa hệ sinh thái và chất lượng sống của con người
Hiện nay trái đất đang phải đối mặt với những diễn biến phức tạp của hiện tượng nóng lên toàn cầu khiến các khối băng ở Bắc cực và Nam cực tan nhanh, gây ra lụt lội, bầu không khí bị ô nhiễm do các nhà máy và khói xe Bên cạnh đó, những khu rừng là lá phổi của Trái đất lại đang bị tàn phá vì nạn khai thác gỗ bừa bãi cũng như nạn chặt phá cây để xây dựng các khu nghỉ dưỡng cao cấp Chưa kẻ đến những chất thải sinh hoạt từ những khu dịch vụ du lịch không theo quy hoạch xả thing ra môi trường gây ra ô nhiễm nguồn nước sạch của người dân địa phương sau mỗi mùa cao điểm du lịch Tất cả những yếu tố đó đang đe dọa trực tiếp đến môi trường sống của con người Vì vậy, du lịch xanh chính là yếu tổ tắt yếu trong phạm trù du lịch bền vững
Trang 23bảo tồn Theo nghiên cứu của Tổ chức SNV của Hà Lan, 52% du khách có xu hướng thích đặt tour qua các hãng lữ hành được chứng nhận có điều kiện làm việc tốt và hỗ trợ hoạt động từ thiện ở địa phương Vì vậy, các cơ sở lưu trú du lịch cần triển khai thực hiện và tập trung tuyên truyền cho những chương trình, dịch vụ thân thiện với môi trường đê thu hút khách
1.6 Tóm tắt chương 1
Nghiên cứu sinh đã đưa ra các khái niệm về điểm đến du lịch theo UNWTO và những
yếu tố chính của điểm đến du lịch bao gồm: tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật, các doanh nghiệp du lịch, cộng đồng địa phương và các cơ quan quản lý về doanh
nghiệp tại điểm đến Thêm vào đó, khác khái niệm, nguyên tắc và mục tiêu của du lịch
có trách nhiệm cũng được chỉ ra rõ ràng dựa trên yếu tố bền vững : kinh tế - xã hội — môi trường
Bên cạnh đó, nghiên cứu sinh cũng chỉ ra những lợi ích của việc thực hành du lịch có trách nhiệm Đối với khách, du lịch có trách nhiệm đem lại những giá trị về sự trải nghiệm dich thực hơn cho du khách đồng thời giúp cho du khách hiểu rằng mình cũng góp phần gìn giữ và bảo vệ nguồn tài nguyên cũng như bản sắc văn hóa địa phương Đối với doanh nghiệp, việc thực hiện các chính sách du lịch có trách nhiệm hướng tới mục tiêu phát triển du lịch bền vững giúp cho doanh nghiệp có chỗ đứng vững chắc trên thị trường và khác biệt với đối thủ cạnh tranh Đối với người dân địa phương, việc tham gia phát triển du lịch có trách nhiệm giúp xóa đói giảm nghèo, nâng cao dân trí mà vẫn bảo tồn được các giá trị văn hóa bản địa
Để đạt được những lợi ích mà du lịch có trách nhiệm đem lại thì cần triển khai xây
dựng các sản phẩm và chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch có trách nhiệm tại điểm đến mà cụ thể là mỗi đơn vị kinh doanh phải nhận thức được tầm quan trọng và xây dựng những chính sách phù hợp cũng như nâng cao trình độ của đội ngũ nhân viên trong tô chức để cùng hướng đến một mục tiêu chung là phát triển bền vững
Du lịch sẽ ngày một phát triển hơn nếu chúng ta biết cách sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên hữu hạn cũng như tái tạo chúng đê cho thế hệ tương lai Trên thé gidi, xu hướng du lịch xanh ngày một phát triên mạnh mẽ và du khách cũng là những người tự ý thức được trách nhiệm của mình trong việc đem đến những điều tốt đẹp hơn cho nơi
Trang 24
mình đến tham quan và họ sẵn sàng chỉ trả cao hơn chi để sử dụng những sản phẩm địch vụ thân thiện với môi trường
Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú nhưng chúng ta lại chưa thật sự có cách sử dụng hợp lý cũng như các biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên đó Trên cơ sở lý luận về thực hành du lịch có trách nhiệm tại điểm đến, nghiên cứu sinh chọn ra Yên Tử là nơi có tiềm năng du lịch rất lớn và đặc biệt, nguồn tài nguyên về tự nhiên đa dạng được nhà nước bảo tồn và công nhận là rừng quốc gia Yên Tử đồng thời là cái nôi của Phật giáo Việt Nam do Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông sáng lập Thiền phái Trúc Lâm, nhưng Yên Tử lại chưa thật sự phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có của nó Nghiên cứu sinh sẽ làm rõ hơn vấn đề ở chương 2 của khóa luận
Trang 25
CHUONG 2 : THUC TRANG HOAT DONG DU LICH TAI YEN TU
2.1 Khai quat vé Yên Tử
2.1.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình
Yên Tử thuộc xã Thượng Yên Công - Thị xã Uông Bí, có tọa độ địa lý:
«_ Từ 21905 đến 21909 vĩ độ Bắc
« _ Từ 106943 đến 106945 độ kinh Đông
Phân bố ở địa bàn 03 tỉnh: Quảng Ninh, Bắc Giang và Hải Dương Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang (lấy chùa Đồng làm ranh giới), phía Nam giáp đường 18A và xã Phương Nam của Thành phố Uông Bí (lấy chùa Bí Thượng làm ranh giới), phía Tây giáp huyện Đông Triều lấy suối Vàng Tân làm ranh giới, phía Đông giáp khu vực Than Thùng xã Thượng Yên Công
Khu vực Yên Tử có tổng diện tích tự nhiên khoảng 2686ha, cách Hà Nội khoảng 150km, cách thành phố Hạ Long 50km quay trở lại, cách trung tâm thành phó Hải Phòng 40km, nằm trên tuyến du lịch quan trọng Hà Nội - Hạ Long, các tuyến du lịch trong nước và quốc tế Đây là vị trí rất thuận lợi cho phát triển du lịch Yên Tử Yên Tử được giới hạn bởi dãy đông chính Yên Tử với đỉnh cao nhất là 1068m với độ
dốc địa hình bình quân là 209 ~ 259 có một số nơi độ đốc có thể đạt đến 350 núi đất xen
lẫn núi đá
Dọc theo giông chính của Yên Tử là con đường hành hương xưa lên tới đỉnh cao nhất được chia thành 3 vùng địa hình khác nhau:
e _ Vùng thứ nhất: từ chùa Giải Oan (độ cao 130m) lên đến chùa Hoa Yên (cao độ 500m) có bề mặt tương đối bằng phẳng, độ dốc dọc theo giông trung bình từ
15°C + 30°C
e Vung thir hai: tt’ Hoa Yén lén An Ky Sinh (46 cao 900m) c6 dia hình bề mặt gồ ghé, vách đá và đá sạn kết, nhiều đoạn dốc đột ngột hoặc đứt gãy tạo thành vực
dốc và hàm ếch Độ dốc dọc theo giông trung bình từ 25°C +45°C
« Vùng thứ 3: từ tượng An Kỳ Sinh lên tới chùa Đồng (độ cao 1068m) có bề mặt
gồ ghề nhiều lớp đá tảng nứt gãy chồng xếp nhưng tương đối thoải, độ dốc
trung bình dọc theo giông từ 15°C + 20°C
Trang 26
Khu vực các di tích phía ngoài (chùa Bí Thượng, chùa Suối Tắm, chùa Câm Thực,
chùa Lân ) có địa hình tương đối thoải đặc trưng của hệ thống đồi thấp
2.1.1.2 Địa chất, địa mạo
Yên Tử nằm trong vùng địa chất có tính chất, địa chất của vòng cung Đông Triều, hình thành từ kỷ Đệ tứ có các loại đá mẹ chính như: đá Sa thạch, đá sỏi sạn kết và phù sa cô
© at Feralit màu vàng sáng vùng núi thấp phát triển trên sa thạch
e_ Đất Feralit màu vàng, vàng nhạt vùng đổi phát triển trên sa thạch, sạn sỏi kết © Dat Feralits mau vàng đỏ, đỏ vàng phát triển trên phù sa cổ
«Đất phù sa cô phân bố trên cánh đồng Năm Mẫu và ven khe suối
* Dat Feralit — min 6 dai cao tir 700 — 800m trở lên
Nhìn chung đất của rừng Yên Tử có thành phan co giới nhẹ đến trung bình, tầng đất
trung bình có độ sâu từ 50 cm đến 1m, đất tơi xóp, dễ thoát nước, tương đối thuận lợi
cho sinh trưởng và phát triển của cây rừng Tuy nhiên, do khả năng đính kết kém, nên
dễ bị xói mòn, rửa trôi nếu không có rừng che phủ
Khí hậu: Do vị trí địa lý, địa hình Yên Tử nằm trên cánh cung Đông Triều có nhiều
dãy núi cao ở phía Bắc và thấp đần xuống phía Nam đã tạo cho Yên Tử một khí hậu đa dạng, phức tạp vừa mang tính chất khí hậu miền núi, vừa mang tính chất khí hậu miền duyên hải
Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa đông lạnh và khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa
hè nóng âm mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10, mưa tập trung vào tháng 7 và tháng 8
Tuy nhiên do đặc điểm riêng của vùng tiểu khí hậu mà trong vùng đông lạnh, tại Yên Tử vẫn có mưa xuân tập trung hơn so với các vùng xung quanh
Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trong các năm không có nhiều biến động, nhiệt độ trung bình
năm dao động trong khoảng từ 23 độ C đến 24 độ C Mùa hè nhiệt độ trung bình từ 28
-30°C, cao nhất 34-36°C Mùa đông nhiệt độ trung bình từ 17-20°C, thấp nhất từ 10 -
12.5°C Có thê nói đây là yếu tố khá thuận lợi cho việc phát triển du lịch của khu vực Chế độ mưa: khu vực Yên Tử phụ thuộc vào ảnh hưởng của 2 khối không khí Lượng mưa từ tháng 05 đến tháng 09 chủ yếu do tác động của gió Đông và gió Đông Nam mang lại và từ tháng 10 đến tháng 04 năm sau do tác động trực tiếp của gió Bắc và gió mùa Đông Bắc Tổng lượng mưa trung bình năm đạt từ 1.600 - 1.800mm Lượng mưa
Trang 27
trong năm tập trung chủ yếu từ tháng 6 - 9, trong thời gian này, lượng mưa chiếm khoảng 85-87 % tổng lượng mưa cả năm Nhiều nhất vào tháng 7 có lượng mưa lớn nhất 346,3mm và ít nhất vào tháng 11 có lượng mưa là 29,2mm Lượng mưa trung bình các tháng trong năm là 133,3mm Số ngày mưa trung bình năm là 153mm Với đặc điểm như thế này, mặc dù Yên Tử là khu vực có lượng mưa rất thuận lợi với mức độ thích nghỉ của con người nhưng trong trường hợp mưa lớn thường có lũ làm ảnh hưởng đến sản xuất và đi lại Còn vào những tháng mùa khô dễ gây hiện tượng cháy rừng
Hướng gió : Có hai hướng gió thịnh hành ở khu vực Yên Tử là gió Đông Nam thôi vào mùa hè và gió Đông Bắc vào mùa đông Sức gió (tốc độ gió) trong vùng khá ồn định, dao động ở mức 1-2m/s và không có biến động lớn qua các năm Gió ôn hòa do
vậy trong từng năm khu vực này ít chịu ảnh hưởng của gió bão Tốc độ gió cao trung
bình trong khoảng 8-13m/s, do đó số ngày có gió bão trong năm chỉ một hai ngày hoặc có năm không có ngày nào (năm 2010), năm có nhiều ngày gió bão nhất là năm 2009 (10 ngày)
Độ ẩm: Độ âm của khu vực cao và ồn định, với độ ẩm trung bình hàng năm đạt từ 80 -
§2%, độ âm trung bình của các tháng dao động từ 70 - 90% Độ 4m cực tiểu thường
xuất hiện từ tháng 10 năm trước đến tháng 1 hoặc tháng 3 năm sau tùy từng năm và dao động trong khoảng từ 22 - 40% Tuy nhiên tháng 10 - 1 là những tháng tập trung
nhiều ngày có độ ẩm thấp nhất (khoảng 8 đến 19 ngày), trùng với mùa ẩm thấp (lượng
mưa thấp trong cả năm) và trùng với thời kỳ hoạt động của gió Đông và Đông Nam Lượng bốc hơi nhìn chung tăng nhẹ trong những năm qua, với lượng bốc hơi cả năm
dao động trong khoảng 1.000- 1.200mm, thường bốc hơi nhiều vào các tháng cuối
năm từ tháng 10 - 12
Khí hậu với độ ẩm cao, lượng mưa chủ yếu nằm ngoài mùa lễ hội và nhiệt độ trung bình mát mẻ đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đến với Yên Tử
Thúy văn: Khu di tích Yên Tử có 3 hệ thuỷ chính đều bắt nguồn từ đãy Yên Tử là hệ suối Vàng Tân (tiểu khu 9), hệ suối Giải Oan (tiểu khu 32, 37) và hệ suối Bãi Dâu nằm
trong khu di tích nội vụ Suối Giải Oan nằm trọn trong lòng 2 tiểu khu 32 và 36 đó là nguồn nước chính đề phục vụ cho sản xuất Nông — Lâm nghiệp và sinh hoạt của nhân dân sinh sống trong khu vực Suối Vàng Tân là đanh giới giữa Đông Triều và Uông bí,
Trang 28
một phần lưu vực Suối Vàng Tân là nằm ở 3 khoảnh của tiểu khu 9, trước đây chưa
đưa vào dự án 327 của rừng đặc dụng Yên Tử
Trước đây, các suối này đều có nước quanh năm phục vụ rất tốt cho sản xuất nông nghiệp (cánh đồng Năm Mẫu) và sinh hoạt của nhân dân trong vùng Song trong 4 năm gần đây, do khai thác than và tàn phá rừng quá mạnh, đất và đá thải ra đã không được giải quyết hợp lý, trôi xuống lắp dần các suối, làm nước quanh năm đục ngầu và lắp cả lúa và hoa mẫu
2.1.1.3 Sinh vat
Hệ thực vật đa dạng phong phú với 4 ngành chủ yếu là Thông đất, Dương xi, Hạt trần
và Hạt kín thuộc 121 dòng họ và 428 loài đặc trưng cho luỗng thực vật miền Bắc Việt
Nam Hàng trăm loại gỗ quý như Lát hoa, Hoàng đàn giả, Táu mật, Kim xanh, Ba gạc, Sa nhân và nhiều loại cây dược liệu quý giá như Long não, Ba kích, Đăng sâm, Xuyên nhung, Cao lạc tiên, Trầu một lá cần được bảo vệ một cách nghiêm ngặt Ngoài ra còn phải kế đến các loài hoa đẹp tại Yên trong đó có Mai vàng, Phong lan, Trà Mi, những loài hoa nơi đây nở rộ theo mùa, cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hài hòa Bên cạnh đó, còn là những rừng trúc xanh mướt bạt ngàn, trúc là sản phâm độc đáo của Yên Tử, tượng trưng cho sức sống đẻo dai, vẻ đẹp thanh bạch và tao nhã của tạo hóa
Yên Tử được mệnh danh là nơi núi rừng trùng điệp do vậy hệ thống động vật cũng
không kém phần phong phú Tổng số loài động vật ở cạn có xương sống lên tới 206
loài, trong đó động vật có vú 40 loài, chim 120 loài, bò sát 25 loài, lương thê 21 loài
Có 20 loài thú quý hiếm cần được bảo vệ trong đó:
e_ Thú có 9 loài: Báo gdm, gấu ngựa, cầy gầm, sơn dương, tê tê, cu ly lớn, khi mặt đỏ, voọc bạc má, sóc bay lớn
e _ Chim có 4 lồi: Gà lơi trắng, gà tiềm, phượng hoàng đất, cao cát
® Bò sát có 7 loài: Rồng đất, kỳ đà nước, trăn gam, ran hé mang, ran cap nong, rắn ráo, tắc kè
Với hệ thống động, thực vật đa dạng phong phú, Yên Tử không chỉ thu hút khách du lịch đến thăm quan, hành hương mà còn thu hút những nhà khoa học và những người yêu thích sinh vật đến khám phá, nghiên cứu hệ sinh thái tại nơi đây
Trang 29
2.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
Cộng đồng dân cư sinh sống qua nhiều thế hệ tại Yên Tử đã hình thành bản sắc văn hóa riêng biệt và chính những điều đó đã tạo nên tài nguyên du lịch nhân văn đặc sắc cho Yên Tử Từ xưa, Yên Tử được coi là cõi tiên, cõi phật - nơi con người tu thành tiên, thành phật Tục truyền rằng hơn hai ngàn năm trước, thầy An Kỳ Sinh về núi này tu tiên, hái lượm cây thuốc, luyện thần dược trường sinh bất lão và chữa bệnh cứu
người, khi mắt đã hóa thành tượng đá, tên gọi “thầy Yên” là “Yên Tử” Gần một nghìn
năm qua, đây là nơi tu hành, thành đạo của của các bậc anh hào hiền lương mà cuộc
đời, sự nghiệp đã trở thành bất tử, từ Tổ Hiện Quang thời Lý (trước năm 1220) đến
các Tổ: Đạo Viên, Đại Đăng, Tiêu Diêu, Huệ Tuệ, Tam Tổ Trúc Lâm thời Trần (thé
kỷ XII - XIV), từ Tổ Chân Nguyên thời Lê (thé ky XVII) đến Ni sư Đảm Thái thời
nhà Nguyễn (đầu thế kỷ XX) Đây cũng là nơi Điều Ngự Giác Hồng Trần Nhân Tơng
sáng lập Thiền phái Trúc Lâm, trên cơ sở tiếp thu và kế thừa những tỉnh hoa của Phật
giáo Án Độ và Phật giáo Trung Hoa; một dòng Thiền nhập thé, mang dam ban sắc dân tộc Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử chỉ ra rằng: Phật ở ngay trong tâm mình, không phải ở đâu trên cõi trời xa xôi, không hẹn kiếp khác
Dấu tích lịch sử văn hóa hiện tồn ở Yên Tử là hàng trăm ngôi tháp thờ xá lợi thiền
sư, hàng chục nền móng chùa, am thời Trần - Lê dưới những ngôi chùa được trùng tu, phục dựng; hàng nghìn di vật cổ: tượng, chuông, bia đá, ngói, gạch, sứ, sành với những họa tiết, hoa văn, kiến trúc độc đáo, lưu lại dấu ấn vàng son của một thời đã qua
2.1.2.1 Ditích, di sản
Hon Ngọc (hòn Hạ Kiệu): Cách đây 7 thế kỷ, vua Trần Nhân Tông đã cho hạ kiệu để đi bộ lên vùng núi cao Yên Tử vì đường xá gập ghềnh, vách đá cheo leo không thể dùng phương tiện nào khác ngồi đơi chân Hịn Ngọc có tên gọi là Hạ Kiệu từ đó Hòn Ngọc là một cụm di tích gồm 8 ngọn tháp, nay chỉ còn có 3 ngọn tạm thời gọi là nguyên vẹn nhưng cũng đã qua trùng tu nhiều lần Những ngọn tháp này có 3 tang và đều là tháp đá được xây dựng có thể là vào thời nhà Lê Ngọn xưa nhất có niên đại Cảnh Hưng năm thứ 19 (1785) Ngọn thứ hai là tháp Bảo Chân dựng năm 1770 Ngọn thứ ba mang tên Trịnh Trú được xây dựng năm 1963 Những tháp còn lại chỉ còn là những phế tích nhô khỏi mặt đất chút ít, xung quanh xếp vài viên gạch rất sơ sài
Trang 30
Tượng An Kỳ Sinh: An Kỳ Sinh là người Trung, Quốc, ông học đạo và làm thuốc, ông đi tìm nơi lập nghiệp với điều kiện nơi đó phải là danh lam thắng cảnh, đồng thời có nhiều cây thuốc quý đề làm thuốc và luyện đan Khia ông đi đến vùng Đông Bắc nước
ta, xa xa trông thấy đỉnh Bạch Vân Sơn, ông ưng ý lắm, liền dừng lại: Ông chữa bệnh
cho dân nghèo với tâm niệm làm phúc vì vậy dân bản xử quý mến ông, họ gọi ông là An Tử ( thầy An) Ông nhờ người làm một am nhỏ vừa là nơi thờ vừa để luyện đan ở trên núi Một ngày khi ông lên núi có người đưa lương thực, các thứ cần thiết cho ông, còn ông chủ yếu sống bằng thuốc bỏ Từ đó, tự nhiên người ta gọi là An Tử Sơn ( núi thay An) đề tỏ lòng ngưỡng mộ ông Ngày nay hơn hai ngàn năm du khách chúng ta tới đây sẽ chiêm ngưỡng tượng đá thiên tạo hình ông sư ( giống như An Kỳ Sinh) An Kỷ Sinh tu tiên đắc đạo, tạo hoá đã đề lại cho đời pho tượng đá An Kỳ Sinh
Vườn tháp Huệ Quang: nay chỉ còn 64 ngọn tháp và mộ, trong đó có 40 tháp mới được trùng tu năm 2002, 11 tháp đá, 13 tháp gạch, một số ngôi tháp đã bị đổ chỉ còn lại dấu
tích Tháp Tổ Trần Nhân Tông hay còn gọi là Tháp Huệ Quang mặt bằng rộng khoảng
180m2, cao 10m, với 6 tầng, được ghép từ các phiến đá xanh, đặt ở vị trí trung tâm của vườn tháp Sân tháp hình vuông, có tường bao quanh Nền tháp xòe rộng, hình lục lăng, mặt ngoài chạm nổi hình sóng nước Tầng bệ tháp tạc đài sen 102 cánh, chạm nổi trang trí hoa dây Trong lòng tầng 2 của tháp đặt tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông, cao 62cm, bằng chất liệu đá cảm thạch, trong tư thế một nhà sư ngồi thiền định, mình khoác áo cà sa hở ngực phải, các nếp áo chảy tràn ra mặt bệ tượng
Bia Phật: Gần nơi Cổng Trời, có một phiến đá tự nhiên, bề mặt giống như hình chiếc
oan dâng cúng Phật, trên đó khắc hai hàng chữ Hán gồm tám chữ, bón chữ hàng dọc
và bốn chữ hàng ngang Hàng dọc có ba chữ đã mờ, chỉ còn rõ chữ thứ tư là chữ “Phật” Bốn chữ hàng ngang “Tứ tự hồng danh” còn khá rõ Dựa vào nghĩa chữ, Thượng Tọa Thích Quảng Tùng, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định: “Toàn bộ tám chữ khắc trên Bia Phật là: A-Di-Đà Phật Tứ- Tự-Hồng-Danh” Phiến đá ấy được gọi là Bia Phật Bia được khắc từ lâu, song chưa rõ năm tháng và người khắc bia Điều đó minh chứng một thời, Pháp môn Tịnh Độ
truyền thừa giáo hóa đến nơi này, trước cả khi ra đời Pháp Phái Thiền Trúc Lâm
Yên Tử
Trang 31
Đường Tùng: Đường Tùng ngày nay là một đoạn đường dài hơn trăm mét, người xưa trồng tùng ở hai bên vệ đường, tuổi tùng đã đến vài trăm năm, thân gốc cây đã thành cổ thụ Đường Tùng là trục đường chính hành hương lên Cõi Phật Các nhà khoa học thời nay coi Đường Tùng Yên Tử là hàng cây trồng cổ nhất ở Việt Nam Đường Tùng là đi sản quý, vừa là chứng tích lịch sử, vừa là biểu tượng văn hóa; thể hiện tình yêu sự
sống, tôn trọng và hòa hợp với thiên nhiên - một giá trị cốt lõi của Thiền Phái Trúc
Lâm Yên Tử 2.1.2.2 Am, Chùa
Chùa Bí Thượng: xưa được khởi dựng từ thời Hậu Lê, trên mặt nền kiến trúc hình chữ
Nhất, từng được trùng tu, tôn tạo nhiều lần trong lịch sử Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chùa bị phá hủy hoàn toàn Năm 1993, chùa được dựng lại trên mặt nền kiến trúc hình chữ Đinh, quay hướng Tây Nam, hệ khung bằng bê tông, tường xây gạch, mái lợp ngói Tây Tiền đường gồm ba gian, hai chái nối với ba gian hậu cung
Hai dãy tả vu, hữu vu mỗi bên 9 gian, kiến trúc đơn giản, thờ Thập bát La Hán Nhà t6
ở phía sau chùa chính, được dựng trên mặt nên hình chữ Nhất, gồm năm gian, mái lợp
ngói mũi hài, hai đầu hồi bít đốc, vì kèo nóc kiểu giá chiêng chồng rường con nhị
Chùa Suối Tắm: được dựng dưới chân núi, sát bên bờ suối Tắm, bố cục mặt bằng kiến trúc dạng chữ Đinh, gồm ba gian hai chái bái đường và một gian hậu cung, mái lợp ngói mũi hài, có đầu đao ở bốn góc mái trang trí hình mây cuộn và rồng, trên bờ nóc trang trí hình rồng Kiến trúc nhà tổ được bố trí trên mặt nền hình chữ Nhất, gồm ba gian hai chái, mái lợp ngói mũi hài, đầu đao bốn mái Hai dãy Tả vu, Hữu vu mỗi bên
có mái lợp ngói mũi hài, đầu đao ở bôn góc mái trang trí hoa văn mây xoắn
Chùa Đẳng: Chùa Đồng còn có tên Thiên Trúc tự (chùa Cõi Phật), tọa lạc ở đỉnh cao nhất day Yén Tu (1.068m) Chùa Đồng (Yên Tử) đã được Trung tâm Sách kỷ lục Việt
Nam ghi nhận là ngôi chùa đồng lớn nhất và nằm ở độ cao nhất cả nước Nguyên khởi,
chùa Đồng do một bà phi của chúa Trịnh dựng vào thời hậu Lê (thế kỷ 17) Chùa được
đúc bằng đồng, ban đầu chỉ là một cái khám nhỏ, một người chui không lọt Đến năm
Canh Thân 1740, đời vua Lê Cảnh Hưng, bão làm bật mái chùa, sau bị kẻ gian dỡ phần còn lại chỉ đê lại dấu tích các hố cột chôn trên mỏm đá Vào mùa Đông 1930, bà
Trang 32
Bùi Thị Mỹ từ chùa Long Hoa tái tạo chùa Đồng bằng bê tông cốt đồng trên một hòn
đá vuông cao quá đầu người ở vị trí chùa Đồng cũ Đến năm 1993, ông Nguyễn Sơn Nam, một Việt kiều ở Mỹ, cùng các phật tử ở hải ngoại phát tâm đúc lại chùa mới kiến trúc hình chữ Đỉnh theo dáng một bông sen nở, ngự trên sập đồng chân quỳ dạ cá trổ hình hoa sen cách điệu, đặt ngay bên cạnh ngôi chùa Đồng bằng bê tông xây dựng đầu
thế kỷ XX
Chùa Bảo Sái: tọa lạc chênh vênh trên vách núi Yên Tử, ở độ cao 724 mét so với
mặt nước biển, mang tên Thiền sư Bảo Sái là đệ tử đầu tiên của Điều Ngự Giác Hồng Trần Nhân Tơng Từ chùa Một Mái, tiếp tục lộ trình hành hương lên núi
khoảng 500 mét, du khách sẽ đến chùa Bảo Sái Bảo Sái là người duy nhất được Ngài cho gọi về, ở bên và được nghe lời dạy cuối cùng của Ngài về triết lý căn bản của Nhà Phật trước khi Ngài viên tịch Bảo Sái có công trong việc coi sóc ấn hành Đại Tạng Kinh triều Trần
Chùa Vân Tiêu và cụm tháp 9 tầng: Hiện nay mới dựng lại một gian nhỏ bên cạnh may bức tường đỗ nát của chùa cũ để thờ 3 vị Phật cũng đều là tượng mới cả Bên cạnh chùa còn giữ cả một văn bia bằng đá nhưng đã long đế chưa được xây cất lại Trước mặt chùa, trên một ngọn núi thấp hơn là quần thể cụm tháp chín tầng (còn gọi là cụm Tháp Vọng Tiên Cung) gồm có 6 ngọn xây dựng bằng đá và gạch Đáng chú ý là ngọn tháp Vọng Tiên Cung lớn nhất thuộc kiến trúc thời Nguyễn Tháp có 9 tầng (nay còn 7 tầng) hình lục năng có bệ đá hình con rùa Đây là một di tích quý cần được tôn tạo
Chùa Giải Oan: xưa được dựng vào thời Trần Trải qua thời gian và thăng trầm của lịch sử, chùa đã bị xuống cấp nghiêm trọng Năm 1994, nhân dân công đức xây dựng lại chùa, gồm các hạng mục: chùa chính, nhà Mẫu, nhà tỏ, nhà tu lễ, nhà bếp và một số công trình khác Chùa chính được dựng trên mặt nên kiến trúc kiểu chữ Đinh, gồm ba gian, hai chái tiền đường và một gian hậu cung Nhà Mẫu nằm bên phải chùa chính, dựng trên mặt bằng kiến trúc kiểu chữ Đinh, gồm ba gian, hai chái bái đường và một gian hậu cung Nhà tổ nằm bên trái chùa chính, dựng trên mặt bằng kiến trúc kiểu chữ Nhất, gồm ba gian, mái lợp ngói vẫy, đầu kìm nóc đắp nồi hình rồng
Trang 33
Chùa Hoa Yên: được dựng từ thời Lý và được tôn tạo nhiều lần trong lịch sử Chùa tọa lạc trên lưng chừng núi, quay hướng Tây Nam, gồm có các hạng mục: chùa chính, nhà tổ, tả vu, hữu vu, nhà khách, nhà ni, nhà bếp và một số công trình phụ trợ
khác Chùa chính có mặt nền kiến trúc kiểu chữ Công, vì kèo kết cấu, theo thức
thượng giá chiêng chồng rường, hạ bay Nhà tổ có mặt bằng kiến trúc kiểu chữ Nhất, gồm ba gian, hai chái, mái lợp ngói mũi hài kép Hai dãy tả vu, hữu vu kiến trúc
giống nhau, dang hai tang tám mái Nhà khách gồm một gian, hai chái, tường hồi bít
đốc, mái lợp ngói mũi hài
Chùa Lân: xưa được dựng từ thời Trần Đây vốn là một ngôi chùa lớn, với những công
trình đồ sộ nhưng đã bị hủy hoại theo thời gian, nay chỉ còn lại một vài dấu tích trên mặt đất Năm 2002, Chùa Lân (Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử) đã được xây dựng lại, gồm các hạng mục chính điện, nhà tổ, lầu trồng, lầu chuông, tam quan, nhà trưng bày, nhà khách, nhà tăng, nhà ni Chính điện được xây theo khối vuông, chồng diém hai tang tam mái, lợp ngói vấy Nhà tổ ở phía sau chính điện, cao hơn tòa chính điện Chùa Cẩm Thực: nằm về bên trái con đường vào Yên Tử Chùa cũ được dựng từ thời Trần, bố cục mặt bằng kiến trúc kiểu chữ Nhất, gồm 6 gian, nay chỉ còn nền móng Dựa trên những dấu tích còn lại, chùa (mới) đã được xây dựng lại vào năm 1993, gồm các hạng mục: chùa chính, nhà Mẫu và các công trình phụ trợ Chùa chính có bố cục mặt bằng kiến trúc kiểu chữ Đỉnh, gồm ba gian, hai chái, mái lợp ngói vây Nhà Mẫu
có bố cục mặt bằng kiến trúc kiểu chữ Nhất, gồm ba gian, tường hồi bít đốc, mái lợp
ngói vảy
Am Thiền Định: xưa vốn là một ngôi tháp cỗ đặc biệt ở Yên Tử, đứng đơn lẻ một
mình, phía sau chùa Hoa Yên Tháp xây bằng gạch đỏ tráng men xanh, bề mặt đúc nỗi nhiều hoa văn và mặt thú lạ Am Thiền Định nay chỉ còn lại dấu vết của nền móng cũ Am Dược và Am Hoa: Am Dược là nơi mà các nhà sư luyện thuốc cứu độ chúng sinh Vào thời nhà Trần, các ngự y thường lên đây để luyện thuốc Am này hiện nay đã trở
thành phế tích, đáng kể chỉ còn lại hai ngọn tháp: một bằng đá và một bằng gạch Dù
là phế tích nhưng ở đây vẫn đủ chứng tích của một công trình kiến trúc của người xưa Am Hoa ở gần Am Dược cũng có kiến trúc tương tự nhưng ở dạng phế tích trầm trọng
Trang 34
hơn Hiện nay Am nay chỉ còn một ngọn tháp nhưng đã sụp đổ từ lâu Tên Am Hoa đưa ta đến một liên tưởng về việc Lê Thánh Tông cho đổi tên chùa Vân Yên Thành Hoa Yên vì nơi đây vốn là vùng có nhiều hoa thơm cỏ ngọt
Am Ngọa Vân: Trên đường thượng sơn, cùng với Thác Ngự Dội, Am Ngọa Vân ở phía trái chùa Hoa Yên Am Ngọa Vân nay đã bị cháy trụi chưa được khôi phục đến Đến đây du khách chỉ còn thấy mấy bức tường đồ nát về hoang phế Vậy mà xưa kỉa nơi đây chính là một trong vài di tích vua Trần Nhân Tông hay đến để tụng kinh niệm phật Năm 1308, Ngài đã viên tịch tại đây
2.1.2.3 Các hoạt động văn hóa, lễ hội
Làng Hành Hương được xây dựng nhằm tái hiện đời sống văn hóa, tỉnh thần thời Trần Làng hành hương gồm 50 nóc nhà, bao bọc bởi 2 dãy phó với các hạng mục: Trung tâm sinh hoạt cộng, đồng - nơi diễn ra các hoạt động văn hóa cộng đồng; khu vực các cửa hàng làng nghề truyền thống nơi quảng bá, giới thiệu các sản phẩm, quy trình sản xuất để du khách có thể tham gia trải nghiệm cũng như tương tác trực tiếp với các nghệ nhân; khu vực thuốc đông y, 4m thực và trình diễn nghệ thuật thư pháp Các hoạt động tại làng hành hương nhằm tái hiện vẻ đẹp chân thực và lan tỏa các giá trị văn hóa, tư tưởng, lịch sử của Phật hoàng Trần Nhân Tông và nhà Trần
Hàng năm lễ hội Yên Tử được tổ chức từ mùng 10 tháng Giêng kéo dài đến gần như quanh năm nhưng chủ yếu đến 3 tháng Thời gian này chủ yếu đón tiếp các Phật tử và
nhân dân hành hương về Yên Tử Trong số rất nhiều lễ hội được tổ chức ở Yên Tử thì
mỗi lễ hội có nội dung và hình thức riêng biệt rất độc đáo Các lễ hội chính (bảy lễ hội) được quan tâm đặc biệt ở Yên Tử là:
e_ Lễ hội vào mùa trầy hội Yên tử: Lễ hội này diễn ra tại trảng bằng dưới chân núi
Yên Tử, nơi đóng trụ sở của Ban quản lý, vào trung tuần tháng Giêng âm lịch Lễ hội vào mùa có quy mơ hồnh tráng và rất tưng bừng Các trò chơi dân tộc mang tính đại chúng và các tiết mục nghệ thuật được trình diễn tại lễ hội này
Trang 35
¡ thứ hai ky niệm đanh nhân đạo sỹ An Kỳ Sinh tu tiên đắc pháp, đạt độ
= on
trường sinh, hóa đá trên đỉnh núi Lễ hội này diễn ra vào trung tuần tháng Hai
âm lịch
© _ Lễ hội tưởng niệm Thiền sư Hiền Quang, vào đầu tháng ba âm lịch
e_ Lệ hội tưởng niệm Đệ Nhị tổ Thiền phái Trúc Lâm Pháp Loa vào ngày 01/3 4m
lịch tại chùa Bảo Sái
e_ Lễ hội tưởng niệm Đệ Tam tổ Thiền phái Trúc Lâm Huyền Quang Lý Đạo Tái
vào cuối tháng Năm âm lịch
e_ Lễ hội tưởng niệm Đệ Nhất tổ Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam Điệu Ngự Giác
Hoàng Trần Nhân Tông vào ngày 21/10 âm lịch tại chùa Hoa Yên © _ Lễ hội giải oan tại chùa Giải Oan vào ngày 20/11 âm lịch
Bên cạnh bảy lễ hội chính trong năm, ở Yên Tử còn thường xuyên có các hoạt động văn hóa văn nghệ như: tại trảng bằng dưới chân núi Yên Tử, người ta sẽ dựng lên những quán phong nguyệt để thưởng trăng, ngắm hoa, nghe thổi sáo trúc va uống trà ướp hoa cúc vàng, hay tại đây người ta thường xuyên trình diễn những cuộc trình diễn giả trang gọi là những cuộc trình diễn Ngụ Ngơn
Ngồi ra ở đây là có sân để dạy võ và diễn võ Trúc Lâm, còn có hồ nước và nhà thủy đình dé diễn ra múa rối cạn Nơi đây còn có nhà bát giác, tường lửng xung quanh, mái long đình, giữa sân có sân khấu vuông để trình diễn, diễn xướng các loại dân ca, dân vũ, dân nhạc các vùng, miền trong cả nước và diễn các trò hề truyền thống
2.2 Thực trạng hoạt động du lịch tại Yên Tử
2.2.1 Nguồn khách và lượng khách du lịch đến Yên Tử theo mùa vụ
Mỗi một mùa tết đến xuân sang, Yên Tử lại đón hàng nghìn lượt khách, ước tính du khách đến với Yên Tử có 50% là khách hành hương Họ về đây với tâm niệm: Yên Tử là đất tổ, về với Yên Tử là về với đất tổ, về với cội nguồn phật tô Việt Nam Trong tam
khảm của họ cũng như nhiều thế hệ người Việt Nam, đời nọ truyền đời kia, Yên Tử là
cõi tâm, cõi thiện là nơi gửi gắm niềm tin và lẽ sống, là nơi giải tỏa nỗi niềm u uất, phiền não và đau khổ Về với Yên Tử con người tạm xa lánh cõi trần tục với bao vất
Trang 36
vả, lo toan, nhưng nỗi niềm uất ước của kiếp sống con người, tạm quên đi những phiền não đời thường đề có những phút giây thanh thản Mỗi người về Yên Tử đều có một số phận, họ về Yên tử để cầu mong được Phật tô phù hộ, độ trì, che chở, ban phước lành cho họ và gia đình họ Số khách còn lại đến Yên Tử với mục đích tham quan thắng cảnh, di tích lịch sử, chiêm ngưỡng nét kiến trúc cổ, những cổ vật, nghiên cứu khảo cổ, nghiên cứu động, thực vật, sưu tầm tiêu bản tham gia hội thảo, thám hiểm, leo núi, Khách du lịch nội địa đến với Yên Tử thường chủ yếu vào mùa lễ hội bắt đầu từ mùng 10 tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch Họ chủ yếu đi theo đoàn vài chục người tự tổ chức, không có hướng dẫn hoặc một số đi tự do khoảng vài người một nhóm hoặc đi theo nhóm vài chục người theo tour của các công ty lữ hành du lịch, tổ chức đoàn thé và có hướng dẫn viên Thị trường khách du lịch nội địa chính: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, ngoài ra, còn có các tỉnh khác trên cả nước Mục đích chính đến với Yên Tử là tìm hiểu cội nguồn phật giáo Việt Nam, cầu bình an, tham quan thắng cảnh và chiêm ngưỡng các kiến trúc văn hóa Các sản phẩm thương mại được khách ưa thích là các mặt hàng thủ công my nghé, đặc sản núi rừng như rượu mơ, rượu chua, và các món ăn độc đáo ở Yên Tử Khách nước ngoài đến Yên Tử chủ yếu là mua tour của các công ty lữ hành, một số ít đi tự do Những năm gần đây, lượng khách quốc tế đến với Yên Từ tăng nhanh, chủ yếu là khách Hàn Quốc, ngoài ra còn có khách từ Đài Loan, Trung Quốc, Châu Âu, Canada và Malaysia Khách du lịch quốc tế chủ yếu đến Yên Tử là tham quan thắng cảnh thiên nhiên, các công trình kiến trúc tôn giáo và tìm hiểu văn hóa bản địa
Trang 37
BIEU DO CO CAU KHACH DU LICH QUOC TE DEN VOI YEN TU
#Hàn Quốc MĐàiLoan mChiuAu MQuốcgiakhác ®#Trung Quốc
Biểu đồ 2 1: Cơ cầu khách du lịch quốc tế đến với Yên Tủ
(Nguồn: “Báo cáo kết quả công tác quản lý lưu trú và dịch vụ du lịch năm 2017, nhiệm vụ trọng tâm năm 2018”)
Những năm trở về trước, lượt khách du lịch đến với Yên Tử đông vào mùa cao điểm lễ
hội, tính mùa vụ được thê hiện rõ rệt và phần lớn là khách nội địa chính vì vậy gây nên
tình trạng quá tại tại điểm đến Không chỉ mang tính mùa vụ, lượng khách du lịch đến Yên Tử còn có đặc điểm là phân bó không đều theo các ngày trong tuần hay có thể tạm gọi là “hiệu ứng cuối tuần” Lượng khách đến Yên Tử vào các ngày cuối tuần gấp khoảng 1,7 lần so với các ngày thường, nghĩa là trung bình cứ có 3 khách du lịch đến
vào ngày thường thì sẽ có 5 khách du lịch đến vào cuối tuần Bên cạnh đó, sở di Yên
Tử xảy ra “ Hiệu ứng cuối tuần” vì ngoài việc chịu sự chỉ phối sâu sắc của thời gian lễ hội được diễn ra, Yên Tử còn chịu ảnh hưởng lớn từ loại hình du lịch đặc trưng và vị trí địa lý của khu vực Loại hình du lịch đặc trưng của khu du lịch Yên Tử là du lịch tín ngưỡng tâm linh Chính vì vậy, thời gian cho chuyến di không nhất thiết phải kéo dài mà thường chỉ khoảng 1 ngày, hơn nữa Yên Tử lại có vị trí khá thuận lợi khi gần nguồn cung cấp khách du lịch lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương do đó càng thuận tiện cho việc khách du lịch thực hiện những chuyến du lịch ngắn ngày về với đất
Trang 38
Phật Chính vì lẽ đó cho nên những chuyền du lịch này thường chỉ kéo dài từ 1- 2 ngày
mà chủ yếu là 2 ngày cuối tuần và điều này đã gây lên tình trạng quá tải vào cuối tuần
tại Yên Tử
Theo số liệu thống kê của Phòng Văn hóa — Thong tin TP Uông Bí, những năm gần
đây, lượng khách quốc tế đến với Yên Tử tăng nhanh chóng, nếu như trong quãng thời
gian lễ hội, lượng khách nước ngoài đến Yên Tử chỉ chiếm 6% tổng số lượng khách thì sau mùa lễ hội, con số khách nước ngoài đã vượt lên chiếm gần 50% tổng số lượng
khách, có xu hướng tăng cao hơn khách Việt vào những tháng cuối năm làm giảm tính mùa vụ tại Yên Tử
Biểu dé lượng khách du lịch đến với Yên Tử 2500000 2000000 1500000 1000000 500000 ø = _ = m
Nam 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tổng lượng khách Khách quốctế ®#Khách nội địa
Biểu đơ 2 2: Biểu đô lượng khách du lịch đến với Yên Tủ
(Nguồn: “Phòng Văn hóa — Thông tin TP Uong Bi”)
2.2.2 Các dịch vụ và hoạt động du lịch chính tại Yên Tử
Trang 39
Sản phẩm du lịch chính:
Du lịch sinh thái tham quan, nghỉ dưỡng:
Yên Tử là một danh thắng đặc biệt khi vừa có thế mạnh về phát triển du lịch sinh thái,
tham quan, nghỉ dưỡng vừa có thế mạnh về phát triển du lịch tâm linh Trong những năm trở lại đây, thành phố Uông Bí đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái, tham quan nghỉ dưỡng bằng cách đầu tư khu du lịch sinh thái hồ Yên Trung được ví như Đà Lạt
thu nhỏ Khu du lịch sinh thái hồ Yên Trung nằm ở phía tây thành phó, trên địa bàn
phường Phương Đông, cách trung tâm thành phố 6km, cách chân núi Yên Tử (chùa Giải Oan) 10km Từ quốc lộ 18A đi theo đường Yên Trung 500m thì tới khu du lịch sinh thái hồ Yên Trung Ngoài khu du lịch sinh thái hd Yên Trung còn có khu du lịch sinh thác Lựng Xanh là điểm đến cho những khách du lịch mong muốn một trải nghiệm mao hiém hon Va nhắc đến du lịch sinh thái Yên Tử không thể không kể đến những tour du lịch sinh thái đến rừng Quốc gia Yên Tử, trải nghiệm thiên nhiên hùng Vĩ cùng với sự đa dạng về các loài động vật quý hiếm Thêm vào đó, tại nơi đây, hiện còn có một số loài cây đã gắn bó với cuộc đời tu hành tại Yên Tử của Phật hoàng Trần Nhân Tông và các đệ tử của ngài là cây tùng 700 năm tuổi, trúc, cây đại cô, mai vàng Yên Tủ,
Hiện nay, những tour du lịch sinh thái, tham quan, trải nghiệm đang du khách đặc biệt quan tâm nhất là những du khách nước ngoài ưa thích sự yên tĩnh, cảm giác an lành và sự mạo hiểm Hơn thế nữa, du khách vừa có dip tim hiéu các di tích lịch sử tại nơi đây như chùa Hoa Yên, Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, chùa Phổ Am, chùa Ba Vang, Tuy nhiên, các dịch vụ lưu trú, ăn uống lại chưa thật sự được phát triển một cách đồng bộ và đáp ứng được tiềm năng phát triển của Yên Tử khi chỉ có những nhà nghỉ cho khách trọ, homestay hay các nhà hàng tầm trung mà chưa có nhiều những khu nghỉ
dưỡng sinh thái cao cấp và đây cũng chính là điểm yếu của Yên Tử nói riêng và thành
phố Uông Bí nói chung trong thu hút khách du lịch Cùng với đó là nỗi lo về ý thức của khách du lịch trong việc tham quan, nghỉ dưỡng như nạn xả rác, chọc phá động vật, gây ảnh hưởng đến môi trường sinh sống của động vật
Du lịch tâm linh với các khóa tu, thiền hành:
Trang 40
Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử là một trong số ba thiền viện thuộc dòng Trúc Lâm lớn nhất Việt Nam (cùng với Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên và Thiền viện Trúc Lâm Đà
Lat) Đây là nơi ra đời Thiền phái Trúc Lâm do Điều Ngự Giác Hồng Trần Nhân Tơng sáng lập, trên cơ sở tiếp thu và kế thừa những tỉnh hoa của Phật giáo Án Độ và Phật giáo Trung Hoa; một dòng Thiền nhập thế, mang đậm bản sắc dân tộc Thiền viện có giá trị về mặt lịch sử, văn hóa, tôn giáo và kiến trúc nghệ thuật riêng và tồn tai trong tâm thức người Việt Nam Ngoài việc hành hương bái phật tại Yên Tử, du khách còn được trải nghiệm những khóa tu ngắn hạn cùng các tăng ni, phật tử và nhân dan trong vùng Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử có các khóa tu thiền 1 ngày, 3 ngày, hàng tháng và
hàng năm Các khách hành hương, phật tử có thể đăng ký trực tiếp với thiền viện để
nhận lịch khóa tu Thông thường lịch khóa tu một ngày bao gồm các hoạt động sau: Thời gian Hoạt động
7h30 Phật tử vân tập về Thiền viện