1. Mục đích và phương pháp nghiên cứu Mục đích: Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ những vấn đề lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất (QSDĐ); nội dung các quy định của pháp luật về chuyển nhượng QSDĐ của hộ gia đình, cá nhân và thực tiễn thi hành tại thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Qua đó, đề xuất những phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật chuyển nhượng QSDĐ của hộ gia đình, cá nhân diễn ra trong thực tế hiện nay. Phương pháp nghiên cứu: tác giả có sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác Lênin; quan điểm, tư tưởng của Hồ Chí Minh; ngoài ra luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: Phương pháp tổng hợp, phương pháp diễn dịch, phương pháp quy nạp, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích lôgic, phương pháp đánh giá; phương pháp thống kê... 2. Kết quả nghiên cứu Phần mở đầu: Giới thiệu sơ lược, khái quát về đề tài, tính cấp thiết lựa chọn đề tài; mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài... Chương 1: Những vấn đề lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân và lý luận pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình cá nhân. Chương 2: Pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân và thực tiễn thi hành tại thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Chương 3: Định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân. 3. Kết luận Luận văn nghiên cứu và phân tích, làm rõ phương diện lý luận và tính tất yếu của vấn đề chuyển nhượng QSDĐ của hộ gia đình, cá nhân và sự cần thiết khách quan của việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với các giao dịch chuyển nhượng QSDĐ tại thành phố Lào Cai. Luận văn cũng tìm hiểu khái niệm và cơ cấu điều chỉnh pháp luật về chuyển nhượng QSDĐ đối với hộ gia đình cá nhân. Qua đó, làm rõ các yếu tố tác động, chi phối tới pháp luật điều chỉnh giao dịch chuyển nhượng QSDĐ của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Luận văn đã đề xuất những định hướng và giải pháp hoàn thiện những nội dung pháp luật quan trọng, có liên quan trực tiếp đến pháp luật chuyển nhượng QSDĐ của hộ gia đình, cá nhân ở Việt Nam và góp phần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về vấn đề này trên địa bàn thành phố Lào Cai,
Trang 1BO GIAO DUC VA DAO TAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI MO y Same ` ‘os \9 24, iH css © > J cò kg
LUAN VAN THAC Si
PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN NH ONG QUYEN SU DUNG DAT ĐỐI VỚI HỘ BI DINH, CA NHÂN TU THUC TIEN
TAI THANH PHO LAO CAI
DAO THI THUY
Chuyên ngành : Luật kinh tế
Ma sé :838 01 07
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYÊN THI NGA
HÀ NỘI - 2021
Trang 2MO DAU Chươn: 1.1.1 1.1.2: 1.15, 1.2.1 122: 1.23 124 MỤC LỤC
g 1: NHUNG VAN ĐÈ LÝ LUẬN VÈ CHUYỂN NHƯỢNG QUYÈN SỬ DUNG DAT CUA HO GIA DINH, CA NHAN VA LY LUAN PHÁP
LUẬT VỀ CHUYÊN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐÁT CUA HO
GIÁ ĐÌNH, CÁ NHÂN
Những vấn đề lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân
Khái niệm và đặc điểm về chuyền quyền sử dụng đất Khái niệm và đặc điểm của chuyển nhượng quyền sử dụng đất Vai trò của chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia
đình, cá nhân đói với đời sống kinh tế, xã hội
Những vấn đề lý luận pháp luật về chuyển nhượng quyền sử
dụng đất của hộ gia đình, cá nhân
Tính tất yêu của chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với
hộ gia đình, cá nhân trong nền kinh tế thị trường
Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với quan hệ
chuyền nhượng quyền sử dụng đắt đối với hộ gia đình, cá nhân Khái niệm và cơ cầu điều chỉnh pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình cá nhân
Các yếu tố chỉ phối pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình cá nhân
Chương 2: NỘI DUNG PHÁP LUẬT VÈ CHUYỂN NHƯỢNG QUYÈN SỬ 2:1 2.1.1 2.12 2.1.3 2.1.4
DUNG ĐÁT ĐÓI VỚI HỘ GIÁ ĐÌNH, CÁ NHÂN VÀ THỰC TIEN THI HANH TẠI THÀNH PHÓ LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI
Pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia
đình, cá nhân
Các nguyên tắc chuyển nhượng quyền sử dụng đất Chủ thể chuyên nhượng quyền sử dụng đất
Đối tượng và điều kiện chuyển nhượng quyên sử dụng đất
Trang 32.2 2.2.1 227
Hình thức và hiệu lực của giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân
Trình tự, thủ tục, thẩm quyền thực hiện chuyển nhượng
quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân
Thực tiễn thi hành pháp luật về chuyển nhượng quyền sử
dụng đất tại thành phô Lào Cai, tỉnh Lào Cai
Tổng quan tình hình chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai
Những kết quả đạt được, những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VE 3.1 32, 3.2.1; 3.22
CHUYỂN NHƯỢNG QUYÈN SỬ DỤNG ĐÁT VÀ NÂNG CAO HIEU QUA THI HANH PHAP LUAT VE CHUYEN NHUQNG QUYEN SU DUNG DAT CUA HQ GIA DINH, CA NHAN TAI
THANH PHO LAO CAI, TINH LAO CAI
Định hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân
Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành
pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia
đình, cá nhân tại thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai trong thời
gian tới
Giải pháp về hoàn thiện pháp luật về chuyên nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân
Giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về chuyển
Trang 5Số hiệu bảng 21 22 Số hiệu hình a 22 DANH MUC CAC BANG Tén bang Trang
Thống kê số lượng hồ sơ tiếp nhận va đã giải quyết của 45 các hộ gia đình, cá nhân tại Chỉ nhánh văn phòng đăng ký
đất đai thành phố Lào Cai
So sánh thành phần hồ sơ chuyển nhượng QSDĐ tại thành — 47
phố Lào Cai với quy định của pháp luật đất đai
DANH MỤC CÁC HÌNH
Tén hình Trang
Sơ đồ quy trình giải quyết hồ sơ chuyển nhượng QSDĐ 48
theo quy định của Luật đất đai
Sơ đồ quy trình giải quyết hồ sơ chuyển nhượng QSDĐ 49
Trang 6MO DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Theo quy định tại Điều 53 Hiến pháp năm 2013 và Điều 4 Luật đất
đai (LĐĐ) năm 2013, đất đai là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước
đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý Theo đó, có thé xác định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, người sử dụng đất (NSDĐ) chỉ có quyền sử dụng đất (QSDĐ) được Nhà
nước giao đất, cho thuê đất hoặc do nhận chuyển QSDĐ hợp pháp từ các cá
nhân, tổ chức khác trên thị trường Hệ thống pháp luật đất đai hiện nay ghi
nhận quyền chuyển nhượng QSDĐ là một trong những quyền chuyền quyền cơ bản, thiết yếu của NSDĐ khi thực hiện việc chuyên giao QSDĐ từ chủ thê này sang chủ thê khác
Quyền chuyền nhượng QSDĐ là một trong số các quyền cơ bản của
NSDD được pháp luật đất đai ghi nhận; đồng thời cũng là quyền được thực
hiện phổ biến nhất trong các giao dịch dân sự về đất đai dưới cơ chế đất đai
thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu Đây là một hình
thức chuyển dịch quyền sử dụng đất linh hoạt trên thị trường và phản ánh rõ nét tính chất thị trường trong quan hệ pháp luật đất đai, tuân thủ các quy luật của thị trường như: cung - cầu, giá cả, cạnh tranh, tôn trọng tối đa quyền tự do
thỏa thuận của các bên chủ thể, mà không có sự can thiệp và tham gia sâu của Nhà nước Mặt khác, việc chuyển nhượng QSDĐ còn thúc đây quá trình tích tụ
và tập trung đất đai vào tay những chủ thể có nhu cầu và khả năng sử đề đầu
tư, khai thác giá trị của đất; qua đó, khắc phục được tình trạng đất đai bị bỏ
hoang, lãng phí
Để đáp ứng cho nhu cầu chuyền nhượng QSDĐ ngày càng tăng cả về số lượng giao dịch và phương thức, hình thức chuyển nhượng, pháp luật đất
đai qua các thời kỳ đã có sự sửa đổi, bổ sung và ngày càng hoàn thiện theo
hướng mở rộng hơn về đối tượng, điều kiện của chủ thể được phép tham gia
thực hiện giao dịch chuyển nhượng QSDĐ; đồng thời tiếp tục cải cách các thủ
tục hành chính cũng như mức thuế suất phù hợp cho các chủ thé tham gia giao
dịch nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hình thức giao địch này, đảm bảo
Trang 7cũng như mâu thuẫn phát sinh trong quá trình thực hiện giao dịch chuyển
nhượng QSDĐ trong thời gian qua, cụ thể như các bên chủ thể tham gia giao
dịch vi phạm quy định của pháp luật dẫn đến các hợp đồng chuyền nhượng vô hiệu xảy ra; hay tình trạng giao dịch tự phát vẫn diễn ra tràn lan và phức tạp Chính những hạn chế, bất cập này là nguyên nhân dẫn đến những tranh chấp,
khiếu kiện dây dưa, kéo dài
Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa tại thành phó Lào Cai, tỉnh Lào Cai đang phát triển ngày càng nhanh và sôi động, đặc biệt hạ tầng đô
thị, theo đó, giá đất tại khu vực nội đô và ven đô có xu hướng tăng mạnh, dẫn
đến các giao dịch về chuyền nhượng QSDĐ cũng ngày cảng gia tăng về số lượng các, đặc biệt là giao dịch chuyển nhượng QSDĐ của hộ gia đình, cá
nhân Như vậy, có thẻ thấy sự phát triển của xu hướng này tỷ lệ thuận với sự
sôi động của thị trường bắt động sản (BĐS) tại thành phố Lào Cai, đóng góp
đáng kể cho phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh nhà Tuy nhiên, hệ quả của sự phát triển sôi động này lại chính là sự phát sinh ngày càng nhiều các tranh
chấp với tính chất ngày càng phức tạp, hàng loạt các hợp đồng vô hiệu được
ký kết do sự thiếu hiểu biết về pháp luật cũng như thiếu ý thức chấp hành
pháp luật của người dân, điều này đã và đang khiến cho các cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc giải quyết các hậu quả pháp lý và thực tế của nó
Qua những phân tích trên đây cho thấy việc tác giả lựa chọn đề tài: “Pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân
từ thực tiễn tại thành phố Lào Cai” lam Luan van thạc sĩ là cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Chuyển nhượng QSDĐ lần đầu tiên được ghi nhận trong LDD nam 1993 Trong thời gian qua, đặc biệt từ thời điểm LĐĐ năm 2013 được thông qua
và được áp dụng vào thực tiễn cho đến nay, đã có nhiều tác giả, nhà khoa học,
nhà quản lý nghiên cứu những vấn đề lý luận, pháp luật và thực tiễn áp dụng
pháp luật về chuyển nhượng QSDĐ cũng như pháp luật về chuyền nhượng
QSDĐ đối với hộ gia đình, cá nhân Có thể kể đến một số công trình nghiên
Trang 8- Về sách chuyên khảo:
Lê Xuân Bá (2003), Sự hình thành và phát triển thị trường bắt đông
sản trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật;
Nguyễn Nhu Phat (2003), M6t số vấn đề lý luận và thực tiễn về Hợp dong ở Việt Nam, Ñxb Công an nhân dân;
Nguyễn Văn Cương, Nguyễn Minh Hằng (2011), Giao dịch về quyên
sử dụng đất vô hiệu - Pháp luật và thực tiễn xét xử, Nxb Thông tin và
truyền thông
- Về luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ:
+ Luận án tiến sĩ Luật học: Nguyễn Quang Tuyến (2003), Địa vị pháp
lý của người sử dụng đất trong các giao dịch dân sự và kinh tế , Trường Đại
học Luật Hà Nội, Hà Nội; Nguyễn Thị Hồng Nhung (2012), Pháp luật về
chuyến nhượng quyền sử dụng đất trong kinh doanh bắt động sản, Trường Đại
học Luật Hà Nội, Hà Nội; Nguyễn Văn Hiến (2017), Chuyển nhượng quyên
sử dụng đất theo pháp luật Việt Nam, Học viện Khoa học Xã hội, Hà Nội + Luận văn thạc sĩ Luật học: Nguyễn Thị Thu Thuỷ (2004), Mội số vần đề về quyên sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật Việt Nam, Trường
Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội; Phạm Thị Thanh Vân (2015), Chuyển nhượng
quyên sử dụng đất theo pháp luật Việt Nam, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội; Nguyễn Ngọc Trường (2018), Chuyển nhượng quyền sử
dụng đất trong Dự án kinh doanh nhà ở thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện nay, Học viện Khoa học Xã hội, Hà
Ngoài ra, còn có các bài nghiên cứu chuyên sâu của nhiều nhà khoa học, chuyên gia đăng trên các báo và tạp chí chuyên ngành khác như: “Một số vấn đề trong giải quyết tranh chấp hợp đông chuyển nhượng quyên sử dụng
đất”, của Tưởng Duy Lượng, Tạp chí Toà án nhân dân, số 12/2004; “Mộ: số
giao dịch tư lợi trong thực hiện chuyển nhượng quyên sử dụng đất”, của
Doãn Hồng Nhung, Nguyễn Thị Nắng Mai, Tạp chí Nhà nước và pháp luật,
số 03/2012; “Điều kiện thực hiện quyên chuyển nhượng quyên sử dụng đất ở”
của LS Nguyễn Thùy Trang, Tap chí Nghiên cứu lập pháp, số 3/2017; “Hop đồng chuyển nhượng quyền sử dung dat theo Luật Đất đai 2013”, của Tạ Thị
Thuy Trang, Tap chi Dân chủ và pháp luật, số 02/2020 ; các đề tài khoa học:
Trang 9kết và thực hiện hợp đông chuyển nhượng quyên sử dụng đất" của Nguyễn Thị Nga (2011), “Những nội dung cơ bản của hợp đồng chuyển nhượng quyên sử dụng đất” của Nguyễn Thị Nga
Có thể thấy, với một số lượng lớn các công trình nghiên cứu có thể
thấy đây là vấn đề chứa đựng nhiều điều hấp dẫn, nhận được nhiều sự quan tâm chú trọng của các nhà nghiên cứu với nhiều cách nhìn và cách hiểu đa dạng, phong phú Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trong thời gian qua đã đề cập đến những vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về chuyền nhượng QSDĐ ở nhiều khía cạnh với các mức độ khác
nhau Tuy nhiên, từ thời điểm LĐĐ năm 2013 có hiệu thực thi hành, vẫn chưa
có nhiều công trình nghiên cứu về chuyền nhượng QSDĐ đối với hộ gia đình,
cá nhân một cách có hệ thống Vì vậy, tác giả cho rằng việc nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định của pháp luật về chuyền nhượng QSDĐ của hộ
gia đình, cá nhân từ thực tiễn thi hành tại thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai có
ý nghĩa lý luận và thực tiễn; qua đó có thé đưa ra biện pháp hoàn thiện có ý nghĩa rất lớn trong tình hình hiện nay
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ những vấn đề lý luận về
chuyển nhượng QSDĐ; nội dung các quy định của pháp luật về chuyển
nhượng QSDĐ của hộ gia đình, cá nhân và thực tiễn thi hành tại thành phố
Lào Cai, tỉnh Lào Cai Qua đó, đề xuất những phương hướng, giải pháp hoàn
thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật chuyển nhượng QSDĐ của hộ gia đình, cá nhân diễn ra trong thực tế hiện nay
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu cụ thể của luận văn là nghiên cứu, đi sâu nghiên cứu các tiền
đề lý luận cơ bản về chuyên nhượng QSDĐ và lý luận pháp luật về chuyên
nhượng QSDĐ đối với hộ gia đình, cá nhân
Đánh giá thực trạng của pháp luật chuyên nhượng QSDĐ đối với hộ
gia đình, cá nhân, chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế, bắt cập của hệ thống pháp
luật hiện hành và những vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai thực
Trang 10Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về chuyên nhượng QSDĐ nói chung và chuyển nhượng QSDĐ của hộ gia đình, cá nhân nói riêng trong giai đoạn hiện nay cũng như các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật chuyên nhượng QSDĐ của hộ gia đình, cá nhân diễn ra trong thực
tế hiện nay tại địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu những nội dung cơ bản về lý luận về chuyển nhượng
QSDĐ của hộ gia đình, cá nhân và lý luận pháp luật về chuyển nhượng
QSDĐ của hộ gia đình, cá nhân
- Nghiên cứu những quy định pháp luật hiện hành về chuyển nhượng
QSDĐ của hộ gia đình, cá nhân
- Nghiên cứu thực tiễn thi hành các quy định pháp luật hiện hành về
chuyển nhượng QSDĐ đối với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố
Lào Cai, tỉnh Lào Cai
4.2 Phạm vì nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu các quy định về chuyển nhượng,
QSDĐ của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của LĐĐ năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 và các văn bản
luật khác có liên quan
- Về không gian và thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu thực tiễn
thi hành pháp luật về chuyển nhượng QSDĐ của hộ gia đình, cá nhân tại thành phố Lào cai, tỉnh Lào Cai từ 2015 đến 2019
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn đã được tác giả sử dụng phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
- Phương pháp luận: Luận văn nghiên cứu trên cơ sở phương pháp duy
vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và pháp
luật của Nhà nước trong điều kiện xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã
Trang 11- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học để giải quyết các vấn đề của luận văn như: Phương pháp tổng hợp, phương pháp diễn dịch, phương pháp quy nạp, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích lôgic, phương pháp đánh giá; phương pháp thống kê
Cụ thể như sau:
+ Phương pháp phân tích: phương pháp này được sử dụng chủ đao đề làm rõ các vân đề lý luận về chuyền nhượng QSDĐ và xác định các giải pháp nhằm đảm bảo thi hành pháp luật về chuyển nhượng QSDĐ
+ Phương pháp lịch sử, so sánh được sử dụng để nghiên cứu kinh nghiệm ở trong nước và ngoài nước cũng như khi đánh giá thực trạng và đưa ra các biện pháp bảo đảm thực thi pháp luật về chuyển nhượng QSDĐ
+ Phương pháp tổng hợp được tác giả sử dụng để khái quát để tổng
kết lý luận, pháp luật cũng như thực tiễn trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh
Lào Cai
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Kết quả nghiên cứu đề tài: Pháp luật về chuyển nhượng QSDĐ của hộ gia đình, cá nhân tại thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai có ý nghĩa lý luận và
thực tiễn sau:
* Ý nghĩa lý luận:
Luận văn nghiên cứu và phân tích, làm rõ phương diện lý luận và tính
tá yếu của vấn đề chuyển nhượng QSDĐ của hộ gia đình, cá nhân và sự cần
thiết khách quan của việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với các giao dịch
chuyển nhượng QSDĐ tại thành phố Lào Cai Luận văn cũng tìm hiểu khái
niệm và cơ cầu điều chỉnh pháp luật về chuyển nhượng QSDĐ đối với hộ gia đình cá nhân Qua đó, làm rõ các yếu tố tác động, chỉ phối tới pháp luật điều
chỉnh giao dịch chuyển nhượng QSDĐ của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn
thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai
x~Ý nghĩa thực tiễn:
- Luan văn tập trung phân tích và đánh giá thực trạng của pháp luật về
chuyển nhượng QSDĐ của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố Lào
Cai, tỉnh Lào Cai trong thời gian qua Luận văn đã đưa ra những kết quả đạt
được, những hạn chế, vướng mắc và tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng thi
Trang 12- Luận văn đã đề xuất những định hướng và giải pháp hoàn thiện những nội dung pháp luật quan trọng, có liên quan trực tiếp đến pháp luật
chuyển nhượng QSDĐ của hộ gia đình, cá nhân ở Việt Nam và góp phần
nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về vân đề này trên địa bàn thành phố Lào
Cai, tỉnh Lào Cai
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được kết
cấu thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng
đất của hộ gia đình, cá nhân và lý luận pháp luật về chuyển nhượng quyền sử
dụng đất của hộ gia đình cá nhân Chương 2: Pháp luật
gia đình, cá nhân và thực tiễn thi hành tại thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai
chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với hộ
Chương 3: Định hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về chuyển
Trang 13Chuong 1
NHUNG VAN DE LY LUAN VE CHUYEN NHUQNG QUYEN SU DUNG DAT CUA HO GIA DiNH, CA NHAN VA LY LUAN
PHAP LUAT VE CHUYEN NHUQNG QUYEN SU DUNG DAT CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN
1.1 Những vấn đề lý luận về chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân
1.1.1 Khái niệm và đặc điển về chuyễn quyền sử dụng đất 1.1.1.1 Khái niệm quyền sử dụng đất
Thứ nhất, xem xét QSDĐ trong mỗi quan hệ với quyền sở hữu đất đai Từ điển tiếng Việt" và BLDS năm 2015 (Điều 158) đã đưa ra các định nghĩa về quyền sở hữu Trên cơ sở đó, chủ thê có quyền sở hữu đắt đai cũng
sẽ có đầy đủ 03 quyền năng cơ bản, quan trọng của một chủ sở hữu, đó là quyền chiếm hữu, QSDĐ và quyền định đoạt đất đai Trong các quyền trên thì QSDĐ của chủ sở hữu có ý nghĩa quyết định trong việc biến đổi đất đai từ một dạng tài sản mang tính tự nhién, “tiém nang”, “nguyên thủy” trở thành
một dạng tài sản có giá trị sử dụng và là tư liệu sản xuất không thể thiếu cho người sử dụng đất Do đó, QSDĐ là một bộ phận không thể tách rời với
quyền sở hữu và bị chỉ phối bởi quyền sở hữu của chủ sở hữu đất đai
Tiếp tục xét đến quyền sở hữu đối với đất đai, theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật đất đai năm 2013, đất đai trong phạm vi cả nước
thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản
lý Theo cơ chế này, Nhà nước sẽ thực hiện vai trò đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý đất đai, Nhà nước thực hiện quyền quản lý đất đai hay nói
các khác là thực hiện QSDĐ thông qua chủ thể là NSDĐ Điều này được phản
ánh qua hành lang pháp lý, hệ thông pháp luật đắt đai hiện hành Từ điền giải
thích Luật học cũng ghi nhận và đưa ra khái niệm về quyền sử dụng đất của
Nhà nước: “!v quyền khai thác các thuộc tính có ích từ đất để phục vụ cho
các mục đích phát triển kinh tế và đời sống xã hội” Tuy nhiên, Nhà nước
không khai thác, thực hiện QSDĐ một cách trực tiếp mà gián tiếp thông qua các hoạt động trao quyền sử dụng đất như giao đất, cho thuê đất cho tô
Trang 14chức, cá nhân sử dụng đất Vậy trên cơ sở đó, Nhà nước thông qua việc giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận QSDĐ để trao cho các tổ chức và cá nhân
QSDĐ và các tổ chức, cá nhân này sẽ trở thành người có QSDĐ Tùy thuộc vào hình thức chuyên giao QSDĐ mà Nhà nước trao cho các tô chức, cá nhân các quyền được hưởng cũng như các nghĩa vụ phải thực hiện khác nhau Trong quá trình sử dụng đất, NSDĐ được đầu tư, công sức, vốn, khoa học kỹ thuật vào đề khai thác những giá trị, lợi ích từ đất nhằm đáp ứng các nhu cầu của NSDĐ và thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước Ngoài ra, các tổ chức, cá
nhân được Nhà nước trao QSDĐ còn được phép trao đổi, thực hiện giao dịch
cũng như định đoạt QSDĐ theo mục đích và ý chí của mình Trong trường hợp này, QSDĐ của NSDĐ độc lập với quyền sở hữu, trở thành quyền tài sản của NSDĐ
Tóm lại, QSDĐ là một quyền tài sản vừa mang tính phụ thuộc (khi
nhìn nhận dưới góc độ là một trong ba quyền năng của chủ sở hữu) và vừa
mang tính độc lập (khi nhìn nhận đây là tài sản có chủ sở hữu; chủ sở hữu có
quyền khai thác trực tiếp các giá trị của đất)
Thứ: hai, QSDĐ từ góc độ kinh tế
Dưới góc độ kinh tế, Nhà nước ta sử dụng công cụ tài chính là một
trong những công cụ để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý kinh tế về đất đai một cách gián tiếp Thông qua hình thức Nhà nước giao đất khác nhau,
mục đích sử dụng đất khác nhau của các NSDĐ, Nhà nước điều tiết các nghĩa vụ tài chính cụ thể bằng các sắc thuế Việc Nhà nước thực hiện quyền sở hữu,
quản lý đất đai thông qua chính sách tài chính về đất đai chính đã làm cho đất
đai trở thành tài sản có giá trị về mặt kinh tế
Bên cạnh đó, để nâng cao khả năng khai thác giá trị của đất đai, Nhà
nước đã có bổ sung theo hướng mở rộng tối đa các quyền cho NSDĐ bằng việc trao cho NSDĐ có quyền được thực hiện các giao dịch: chuyển nhượng,
cho thuê, góp vốn, thế chấp, bảo lãnh bằng QSDĐ Khi NSDĐ có các quyền
này và được hiện thực hoá trên thị trường BĐS chính là hình thức để họ được
hưởng các lợi ích kinh tế thông qua việc chuyền giao quyền
Như vậy, xét dưới góc độ kinh tế, giá trị của QSDĐ được định giá
Trang 15Thứ ba, QSDĐ từ góc độ pháp lý
Các quan hệ đất đai giữa những NSDĐ với nhau hoặc giữa NSDĐ với
Nhà nước được điều chỉnh thống nhất bằng Luật đất đai năm 1987 - văn bản
Luật đất đai đầu tiên của nước ta Qua đó, ghi nhận những quy phạm xác định chế độ sở hữu, tư cách của Nhà nước cũng như quyền và nghĩa vụ của NSDĐ
Dựa trên chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, chế định về QSDĐ từ đó đã được
hình thành và cụ thể hóa như là một hình thức thể hiện của chủ sở hữu mà
Nhà nước là người đại diện Thông qua các hình thức giao đất được pháp luật quy định, Nhà nước ghi nhận QSDĐ hợp pháp của các tô chức, hộ gia đình,
cá nhân để họ có quyền sử dụng, khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức từ đất đai Tuy nhiên, chịu nhiều ảnh hưởng từ nền kinh tế thị trường, Nhà
nước đã không tập trung vào các lợi ích kinh tế mà đất đai mang lại, bên cạnh
đó, Nhà nước đã tạo ra nhiều rào cản cho quá trình vận động của QSDĐ bằng
các quy định cắm mua bán, chuyền nhượng đất đai Trước tình hình đó, Hiến pháp 1992 và LĐĐ năm 1993 ra đời, một mặt pháp luật tiếp tục khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý, thừa nhận và bảo vệ QSDĐ hợp pháp của NSDĐ, mặt khác, ghi nhận NSDĐ hợp pháp có quyền chuyên QSDĐ, bao gồm các quyền: chuyên nhượng, chuyền đổi, cho thuê, thừa kế, thế chấp QSDĐ với các điều kiện nhất định Thông qua các quy định này, NSDĐ vừa có thể khai thác lợi ích từ đất đai của mình mang lại, vừa có thể tăng giá trị của đất đai bằng việc cho thuê, chuyển nhượng, chuyển
đổi, thừa kế QSDĐ cho người khác Đến đây, QSDĐ được xem như quyền tài
sản Nhờ chế định này, trong các trường hợp cần thiết hoặc nhằm tạo thêm giá
trị của đất, NSDĐ có thể đưa QSDĐ của mình vào tham gia các giao dịch mà
pháp luật cho phép như tặng cho, chuyền nhượng, thừa kế Các văn bản pháp luật về sau ngày càng chú trọng đến giá trị của quyền sử dụng đất và các quyền liên quan
Như vậy, có thể khăng định QSDĐ được xác định là một loại tài sản
trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở nước ta và đây cũng như là một căn cứ pháp ly quan trong dé Nhà nước thực hiện đầy đủ các quyền năng cơ bản của một chủ sở hữu tài sản của mình
Có thể khẳng định rằng QSDĐ là quyền cơ bản, tiên quyết của NSDĐ,
Trang 16diện sở hữu đất đai và quyền lực của Nhà nước Trong quá trình phát triển của
nền kinh tế xã hội, Nhà nước, các cơ quan lập pháp và các ban ngành luôn cô
găng đưa ra những quy định phù hợp, giữ vững những mặt tích cực và có sự điều chỉnh đề đưa các quy định này được thực hiện ồn định, lâu dài trên thực tế
Tom lại, @SDĐ la quyền khai thác những thuộc tính có lợi từ đất một
cách hợp pháp thông qua các hành vi str dung dat hoặc chuyển quyền đó cho
người khác được pháp luật quy định dựa trên chế độ sở hữu toàn dân về đất đai
1.1.1.2 Khái niệm chuyển quyên sử dụng đất
Luật đất đai năm 1993 lần đầu tiên ghi nhận QSDĐ có giá và NSDĐ
được thực hiện các quyền chuyền QSDĐ bên cạnh các quyền quyền được trực
tiếp khai thác, sử dụng và hưởng những hoa lợi, lợi tức từ kết quả đầu tư vào đất Sự ghi nhận nay khang dinh được vai trò của Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu, quản lý đất đai trong điều kiện đất đai ngày nay được định giá bằng
tiền hoặc các giá trị vật chất tương đương Đến Luật đất đai năm 2013 tiếp tục
ghi nhận NSDĐ hợp pháp có đầy đủ các quyền chung được quy định tại Điều
166 Luật đất đai năm 2013, như: khai thác, sử dụng đất, hưởng thành quả lao
động, lợi ích từ đất và các quyền khác và các quyền về chuyển QSDĐ của
mình cho người khác khi không còn nhu cầu sử dụng hoặc nhằm mục đích thu lợi nhuận Việc chuyên QSDĐ này không gây ra bat kỳ ảnh hưởng tiêu cực
nào đến chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, bởi vì đối tượng giao dịch trên thị
thường chỉ là QSDĐ - quyền tài sản, chứ không phải bản thân đất đai, và Nhà nước vẫn có quyền quản lý và định đoạt với tư cách là đại diện chủ sở hữu Khi thực hiện chuyển QSDĐ, Nhà nước chỉ đóng vai trò người quản lý,
chứng nhận, cho phép việc thực hiện quyền chuyển QSDĐ cũng như việc
nhận chuyển QSDĐ theo điều kiện, trình tự thủ tục do pháp luật quy định; đồng thời, Nhà nước sẽ là chủ thể giải quyết những mâu thuẫn, bất đồng phát
sinh trong quá trình sử dụng đất hoặc xử lý những vi phạm không chỉ của NSDĐ mà của các cơ quan có thâm quyền trong quá chuyên QSDĐ
Theo khoản 10 Điều 3 Luật đất đai năm 2013, “chuyển quyên sử dụng
đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyên sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất" Theo quy định này, khi chuyển QSDĐ, toàn bộ QSDĐ sẽ được chuyển sang cho NSDĐ tiếp theo Các
Trang 17nghĩa vụ liên quan vì thế cũng không còn thuộc về trách nhiệm của người
chuyền QSDĐ Tuy nhiên, nếu hiểu theo định nghĩa trên thì việc ghi nhận các quyền của NSDĐ tại Điều 167 LĐĐ năm 2013 theo hai hướng, bao gồm: các
quyền chuyển quyền “trọn vẹn” và các quyền chuyển QSDĐ “không trọn vẹn” là cho thuê, cho thuê lại và thế chấp QSDĐ Như vậy, có thể hiểu quyền chuyển QSDĐ phải đầy đủ bao gồm các quyền: chuyền đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng QSDĐ
Từ những phân tích trên có thể hiểu, chuyển QSDĐ là việc Nhà nước cho phép NSDĐ được “định đoạt” QSDĐ hợp pháp của mình bằng một trong các hình thức: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thé chấp, góp vốn bằng QSDĐ theo quy định của pháp luật 1.1.1.3 Đặc điểm của chuyển quyên sử dụng đất
Từ khái niệm đã phân tích tại mục trên, việc chuyển QSDD có các đặc
điểm sau:
Thứ nhất, khác với các loại tài sản khác như xe cộ, đồ đạc cá nhân ,
chủ sở hữu sẽ có toàn quyền định đoạt với tài sản đó thì với quyền sử dụng
đất, quyền định đoạt của NSDĐ sẽ
hạn chế theo quy định của pháp luật Pháp luật nước ta quy định cụ thể về điều kiện, nội dung, trình tự, thủ tục khi
thực hiện việc chuyền QSDĐ và NSDĐ phải tuân theo các quy định này Bên cạnh đó, quy hoạch sử dụng đất cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến
việc chuyển QSDĐ Nhà nước quy định thời hạn sử dụng đất, mục đích sử
dụng đât và người chuyên QSDĐ, người nhận QSDĐ phải cân nhắc trong quá trình chuyển quyền cũng như sử dụng
Thứ: hai, chuyên QSDĐ sẽ dẫn đến sự chuyển dịch QSDĐ từ chủ thể
này sang chủ thể khác Việc chuyển quyền này xuất phát từ nguyện vọng của người người chuyền quyền và người nhận quyền để đạt được những mục tiêu, lợi ích nhất định Do đó, hai bên có thê lựa chọn hình thức phù hợp với mục
đích và lựa chọn trao toàn bộ hoặc một phần quyền sử dụng đất
Thứ ba, khi chuyên QSDĐ, các chủ thể cần thực hiện theo các quy định của pháp luật dân sự và pháp luật đất đai về việc chuyển QSDĐ cũng
như các nghĩa vụ phát sinh Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển,
đất đai là tài sản khan hiếm và ngày càng có giá trị nên nhu cầu thực hiện các
Trang 18đồng thời đưa ra các chế định chặt chẽ để điều chỉnh có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vừa đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, vừa góp phần thúc đầy sự phát triển kinh tế của đất nước
1.1.2 Khái niệm và đặc điểm của chuyển nhượng quyền sử dụng đắt
1.1.2.1 Khái niệm chuyển nhượng quyên sử dụng đất
Khái niệm “chuyển nhượng QSDĐ” xuất hiện từ khi Hiến pháp 1980 lần đầu tiên ghi nhận chế độ sở hữu toàn dân về đất đai và Nhà nước là đại
diện chủ sở hữu Trong khi đó, nhiều quốc gia khác trên thế giới sử dụng các
thuật ngữ khác như mua bán, chuyền nhượng đất đai Điểm khác nhau ở đây
là các quốc gia này, đất đai thuộc sở hữu tư nhân, còn ở nước ta, đất đai thuộc
sở hữu toàn dân Khái niệm chuyển nhượng QSDĐ ở nước ta được gắn liền
với chế độ sở hữu toàn dân về đất đai mà Nhà nước đóng vai trò đại điện Bên
cạnh việc ghi nhận, Nhà nước cũng đóng vai trò là chủ thể quản lý các giao
dịch liên quan đến chuyển nhượng QSDĐ Cụ thể, Nhà nước sử dụng quyền
lực của mình để ban hành các điều kiện, cách thức, trình tự, thủ tục cũng như
quyền và nghĩa vụ mà các chủ thế tham gia vào giao dịch chuyển nhượng QSDĐ phải tuân thủ
Dưới góc độ của pháp luật dân sự, chuyển nhượng QSDĐ được hiểu
là một trong những giao dịch dân sự có đối tượng là tài sản đặc biệt - QSDĐ Trong giao dịch này, bên chuyên nhượng QSDĐ có nghĩa vụ chuyên giao
QSDĐ của mình cho bên nhận chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng có
nghĩa vụ trả một khoản tiền tương đương với giá trị QSDĐ trên cơ sở thoả thuận giữa hai bên cho bên chuyền nhượng
Dưới góc độ pháp luật về đất đai, trên cơ sở lý luận, pháp luật về quyền
chuyền QSDĐ, chuyển nhượng QSDĐ được hiểu /à sự chuyển dịch QSDĐ từ chủ thể có QSDĐ hợp pháp sang chủ thể khác theo trình tự, thủ tục, điều kiện
nhất định do pháp luật quy định, theo đó, chủ thể có QSDĐ hợp pháp (chủ thể chuyển nhượng) có nghĩa vụ chuyển giao OSDP cho chi thé nhận chuyén nhượng; các bên phải thực hiện nghĩa vụ về thuế cũng như các khoản lệ phí theo quy định của pháp luật
1.1.2.2 Đặc điểm của chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Trên cơ sở phân tích khái niệm chuyền nhượng QSDĐ, việc chuyền
nhượng QSDĐ mang những đặc điểm sau:
Trang 19Thứ nhất, các bên tham gia giao dich chuyén nhugng QSDD phai dap
ứng các điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật
Như đã phân tích, QSDĐ là một tài sản được tham gia vào giao dịch
dân sự Do đó, khi thực hiện chuyên nhượng QSDĐ sẽ phải tôn trọng và tuân theo sự thỏa thuận giữa các bên chủ thẻ về giá chuyền nhượng cũng như các quyền và nghĩa vụ của các bên Tuy nhiên, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do
Nhà nước đại diện chủ sở hữu, thống nhất quản lý và khi chuyển nhượng
QSDĐ mối quan hệ sử dụng đất của bên chuyền nhượng với Nhà nước sẽ
chấm dứt hoàn toàn nên Nhà nước đã đặt ra các điều kiện để kiểm soát cũng
như quản lý đất đai Theo đó, khi NSDĐ thực hiện chuyển nhượng QSDĐ
phải đáp ứng những điều kiện luật định, bao gồm: các điều kiện chung về QSDĐ quy đỉnh tại Điều 188 LĐĐ năm 2013 và các điều kiện riêng về chủ
thể trong từng trường hợp đặc thù Qua đó, có thẻ thấy được, đt đai là một tài
sản quan trọng của mỗi quốc gia, việc chuyển nhượng QSDĐ có tác động rất
lớn đến hiệu quả sử dụng đất, chính vì vậy, đề tránh hiện tượng đầu cơ đất
hoặc sử dụng đất đai lãng phí, không khai thác hết tiềm năng của đất, Nhà
nước bắt buộc phải đưa ra các điều kiện cụ thể như vậy
Thứ hai, đối tượng QSDĐ khi tham gia chuyển nhượng QSDĐ cũng
phải đáp ứng theo các điều kiện nhất định và có sự khác nhau đối với từng loại đất Những điều kiện này phụ thuộc vào tầm quan trọng của từng loại đất
Ví dụ, điều kiện chuyển nhượng QSDĐ đặt ra đối với đất nông nghiệp, lâm nghiệp có phần chặt chẽ hơn so với các loại đất khác; điều này xuất phát từ ý
nghĩa, vai trò của loại đất này trong đời sóng cũng như sự phát triển của kinh
tế của đất nước, đặc biệt trong hoàn cảnh nước ta nền sản xuất chủ yếu và
quyết định đến sự ồn định kinh tế chính là nông nghiệp, đất nông nghiệp đóng
vai trò là tư liệu sản xuất chính của người dân, và việc chuyển nhượng QSDĐ nông nghiệp vừa ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành nông nghiệp, vừa ảnh
hưởng đến sinh kế hay chính đời sống của người dân
Thứ ba, các bên thực hiện chuyển nhượng QSDĐ phải thực hiện các
nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật Đây là hình thức điều tiết các giá trị từ đất mang lại, cụ thể bên chuyển nhượng phải nộp thuế thu nhập cá
nhân từ chuyển nhượng QSDĐ và các khoản phí, lệ phí khi thực hiện thủ tục
chuyển nhượng Qua đó, đảm bảo hài hòa lợi ích của chủ thể sử dụng đất với
Trang 20lợi ích chung của Nhà nước cũng như đảm bảo chức năng quản lý của Nhà
nước đối với đất đai
1.1.3 Vai trò của chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá
nhân đỗi với đời sống kinh tế, xã hội
Trong đời sống kinh tế - xã hội, hoạt động chuyển nhượng QSDĐ thẻ hiện vai trò trên những phương diện sau:
Thứ nhất, dưới khía cạnh quản lý nhà nước về đất đai
Xuất phát từ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước đại diện
chủ sở hữu và thống nhất quản lý nên Nhà nước sử dụng đất đai làm một công
cụ để điều tiết nền kinh tế Theo đó, Nhà nước ban hành những chính sách
phù hợp nhằm thúc day và kiểm soát sự phát triển của thị trường giao dich dat đai-một trong những nơi thu hút nhiều nhất giao dịch tài chính, tỉ
một quốc gia Do đó, với tầm quan trọng của đất đai đối với phát triển về mặt kinh tế, xã hội của quốc gia mà Nhà nước phải thực hiện một cách có hiệu quả
chức năng quản lý cũng như đại diện chủ sở hữu của mình Trên cơ sở đó, Nhà nước thực hiện phân cấp, phân quyền quản lý đất đai theo khu vực, theo vùng lãnh thỏ và địa giới hành chính
Bởi vậy, pháp luật quy định khi thực hiện chuyển nhượng QSDĐ các bên phải được lập dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản và nội dung hợp đồng phải phù hợp với các quy định của Luật đất đai để đảm điều kiện có hiệu lực
của hợp đồng Đây chính là căn cứ để các bên thực hiện các chính sách thuế đối với Nhà nước và kịp thời cập nhập những biến động về đất đai để thực
hiện chức năng quản lí Như vậy, chuyển nhượng QSDĐ thông qua hợp đồng
chuyền nhượng QSDĐ đảm bảo chức năng quản lý nhà nước đối với dat dai
Thứ hai, dưới khía cạnh quyén lợi của NSDĐ
Để thực hiện hoạt động chuyển nhượng QSDĐ , NSDĐ và người nhận chuyển nhượng QSDĐ sẽ ph ải kết lập hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật Theo quy định của pháp luật dân sự, các bên chủ thẻ có thể xác lập một giao dịch dân sự thông qua hình thức bằng văn bản, bằng lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể Trước đây trong lịch sử các giao dịch với QSDĐ nói chung và chuyên nhượng QSDĐ nói riêng chủ yếu thông qua van bản sơ sài, không công chứng, chứng thực và chỉ bao gồm những nội dung về giá, thời điểm thanh toán và dựa vào niềm tin của các bên Thực tế này do ảnh
Trang 21hưởng của văn hóa làng xã và trình độ dân trí hiểu biết pháp luật của người
dân còn thấp Điều này dẫn tới khi tranh chấp xảy ra, các bên đều không có cơ
sở để chứng minh, hoặc cơ sở chứng minh không đủ, dẫn đến quyền, lợi ích của các bên khó có thê được đảm bảo
Bởi vậy, để đảm bảo quyền của các bên khi thực hiện việc chuyền
nhượng QSDĐ cũng như là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh
chấp, các bên sẽ phải tiễn hành ký kết hợp đồng chuyển nhượng dưới hình thức văn bản theo quy định của pháp luật, trong đó phải bao gồm những nội dung cơ bản đảm bảo quyền và lợi ích của bên chuyền nhượng cũng như bên
nhận chuyển nhượng, tránh những tranh chấp phát sinh và là cơ sở để các bên
giải quyết khi có tranh chấp phát sinh Có thể nói, pháp luật quy định hoạt động chuyền nhượng QSDĐ dưới hình thức ký kết hợp đồng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chuyển nhượng và người nhận chuyển nhượng
Thứ ba, dưới khia cạnh thị trường
Chuyền nhượng QSDĐ là một trong những giao dịch phô biến trên thị trường QSDĐ Do đó, việc chuyên nhượng QSDĐ nói chung cũng như chuyển
nhượng QSDĐ của hộ gia đình, cá nhân nói riêng được thực hiện thông qua
dưới hình thức hợp đồng là hợp lý và hết sức cần thiết Qua đó, đảm bảo góp
phân hình thành khung pháp lý đầy đủ để từ đó có hình thành thị trường bắt động sản lành mạnh, công khai, minh bạch Đồng thời, QSDĐ sẽ trở thành
hàng hóa, dễ dàng chuyển BĐS trở thành vốn đầu tư Như vậy, hoạt động
chuyển nhượng QSDĐ đóng vai trò quan trọng trong thị trường QSDĐ nói riêng cũng như thị trường BĐS nói chung
1.2 Những vấn đề lý luận pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng
đất của hộ gia đình, cá nhân
1.2.1 Tính tất yếu của chuyễn nhượng quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân trong nền kinh tế thị trường
Quyền sử dụng đất là một quyền tài sản - một quyền có thẻ lượng hóa
được bằng tiền, do đó, chuyển nhượng QSDĐ nói chung và chuyển nhượng
QSDĐ đối với hộ gia đình, cá nhân nói riêng là một nhu cầu thiết thực của
NSDĐ và chính nó là một nhu cầu tất yêu khách quan của nền kinh tế thị trường
Để xác định được tính tất yếu khách quan của việc chuyển nhượng
QSDĐ của hộ gia đình, cá nhân thì điều đầu tiên chúng ta cần làm rõ quan hệ
Trang 22chuyển nhượng QSDĐ Như trên đã phân tích, quan hệ đất đai và quan hệ
chuyền nhượng QSDĐ ứng với mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau sẽ có những
nội dung không giống nhau Kể từ năm 1945 đến nay, nền kinh tế nước ta đã trải qua hai giai đoạn phát triển với hai cơ chế kinh tế khác nhau là cơ chế tập trung bao cấp (nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung) và nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa
Hiến pháp 1980 đã khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà
nước thống nhất quản lý Bằng quy định này, Nhà nước chỉ thừa nhận một
hình thức sở hữu duy nhất - sở hữu toàn dân về đất đai, và không ghi nhận bất kỳ hình thức sở hữu tư nhân hay tập thể nào khác, từ đó chấm dứt hàng loạt
những tranh chấp về quyền sở hữu với đất đai, tạo cơ sở pháp lý cho quy định không thừa nhận việc đòi lại đất đai đã giao cho người khác sử dụng Điều
này đã tạo được sự ôn định về kinh tế, chính trị, an toàn và trật tự xã hội trên
cả nước, đồng thời giúp Nhà nước thực hiện vai trò tối cao trong việc ban hành các chính sách pháp luật đất đai Tuy nhiên, pháp luật đất đai thời kỳ này cũng nghiêm cắm mọi hành vi chuyên nhượng QSDĐ; dẫn đến NSDĐ chỉ được tiếp cận đất đai thông qua Nhà nước trong mối quan hệ giao đất, thu hồi đất giữa NSDĐ với Nhà nước Hay nói cách khác, đất đai không được coi là hàng hóa nên không được tham gia vào giao dịch trên thị trường
Khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, các quan hệ xã hội nói chung và quan hệ kinh tế nói riêng sẽ chịu sự điều tiết của các quy luật trong thị trường như quy luật cạnh tranh, quy luật cung câu Điều nay đã ảnh hưởng đến các chính sách, pháp luật đất đai của
nước ta Tại Nghị quyết 10 ngày 05/04/1988 của Bộ Chính trị đã đặt ra cơ chế
giao khoán ruộng đất nông nghiệp cho hộ gia đình, xã viên Chính sách này là cơ sở để người nông dân khai thác, sử dụng đất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao
Hiến pháp năm 1992 đã tiếp tục khẳng định chế độ sở hữu toàn dân về
đất đai và Nhà nước sẽ thực hiện vai trò thống nhất quản lý trong cả nước Nhà nước cụ thể hoá vai trò của mình thông qua hoạt động trao quyền sử
dụng đất cho các tổ chức, cá nhân sử dụng; đồng thời tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ, cải tạo, khai thác đất đai hợp lý, sử dụng tiết kiệm và được phép thực hiện việc chuyển QSDĐ đã được Nhà nước giao theo quy
Trang 23định của pháp luật Điều này được cụ thể hóa trong các quy định của LĐĐ
1993 bằng việc ghi nhận QSDĐ ồn định, lâu dài của hộ gia đình, cá nhân và
cho phép họ được quyền chuyền QSDĐ trong thời hạn sử dụng
Như vậy, có thể thấy chuyền nhượng QSDĐ được pháp luật quy định phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế trong từng thời kỳ Điều này phù hợp thực tế khách quan và bảo vệ được quyền của những NSDĐ trong quá trình sử dụng đất
Hơn nữa, do đất đai thuộc sở hữu toàn đân nên bản thân đất đai không
phải là hàng hóa mà pháp luật chỉ công nhận QSDĐ là một tài sản và là một trong những loại hàng hàng hóa đặc Các giao dịch về QSDĐ nói chung và chuyển nhượng QSDĐ nói riêng dưới sự quản lý nhà nước về đất dai dang dần dần thay đổi theo hướng phù hợp với cơ chế thị trường Các công cụ, chính sách tài chính của đất đai ngày càng được khẳng định vai trò cũng như
đã được quy định cụ thể như: tiền sử dụng đất, thuế QSDĐ, thuế thu nhập từ
việc chuyên QSDĐ, tiền xử phạt vi phạm pháp luật đất đai, phí và lệ phí trong quản lý sử dụng đất đai
Không thé không đề cập đến sự thay đổi cơ cầu đất đai khi nền kinh tế
thay đổi Sự hình thành các khu đô thị là cách thức Nhà nước tác động vĩ mô
nền kinh tế của quốc gia, cũng như phương thức quản lý, điều tiết thu gọn QSDĐ đối với NSDĐ Tuy nhiên, cũng chính từ yếu tố này mà một số quan
hệ xã hội dần thay đổi Chăng hạn xuất hiện việc di cư của người dân từ nông
thôn dồn về thành thị, sự chuyển biến từ sản xuất nông nghiệp đơn thuần sang nền sản xuất tập trung hơn, công nghiệp hơn Điều này kéo theo Nhà nước
phải thực hiện chiến lược cải cách nền kinh tế Rõ ràng, đất đai với tư cách là
tư liệu sản xuất chính, một khi thay đổi sẽ dẫn tới kinh tế cũng thay đổi Hay
nói cách khác, việc gia tăng nhu cầu chuyển nhượng QSDĐ tỷ lệ thuận với quá trình đô thị hóa
Quá trình Nhà nước giao đất cho NSDĐ cũng là một trong những nội
dung thể việc mở rộng các quyền định đoạt QSDĐ, tạo căn cứ cho việc tích tụ
và tập trung đất đai trên phạm vi quy mô lớn phục vụ cho nền sản xuất đại công nghiệp; đồng thời đây là căn cứ đề xác định QSDĐ được phép tham gia
trên thị trường BĐS Việc hình thành thị trường QSDĐ, gắn liền với thị
Trang 24sử dụng của mỗi chủ thể Như vay, su chuyén dich dat dai chiu su tac dong
trực tiếp bởi sự hình thành, vận động và phát triển của nền kinh tế thị trường
1.2.2 Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với quan hệ chuyển
nhượng quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân
Hiện nay, chuyển nhượng QSDĐ là một trong những hình thức
chuyển QSDĐ phê biến nhất trên thị trường BĐS Giao dịch chuyển nhượng QSDD phụ thuộc vào điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trường và các
quan hệ hàng hóa tiên tệ Dù có được pháp luật thừa nhận hay không, thì các
quan hệ này vẫn phát sinh như một hiện tượng thực tế khách quan Hiện nay,
theo số liệu thống kê đất hàng năm, Việt Nam có hàng trăm triệu thửa đất đã
được đưa vào khai thác, sử dụng bởi các chủ thể là hộ gia đình, cá nhân và
các tổ chức kinh tế Trong số đó, tổ chức kinh tế có nhu cầu chuyền nhượng
QSDĐ chủ yếu xuất phát từ mục đích tích tụ, tập trung đất đai để mở rộng
phát triển sản xuất là chủ yếu Ngoài ra, chuyên nhượng QSDĐ tham gia vào thị trường ngoài có sự quản lý của Nhà nước còn chịu sự tác động của những quy luật của kinh tế thị trường như: Quy luật cung cầu, quy luật giá cả, quy
luật cạnh tranh, Do đó, yêu cầu cần thiết đặt ra đó là Nhà nước với tư cách là một chủ thể quản lý và đại diện chủ sở hữu đối với toàn bộ đất đai trong
cả nước phải xây dựng chính sách, pháp luật quản lý đối với giao dịch chuyển nhượng QSDĐ
Song song với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, xã hội, mối
quan hệ chuyên QSDĐ nói chung và chuyển nhượng QSDĐ nói riêng cũng ngày càng phong phú và phức tạp Trong quá trình hội nhập quốc tế, Việt
Nam đã và đang mở cửa đề thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư kinh
doanh ở Việt Nam, nhu cầu dịch chuyển QSDĐ ngày càng được mở rộng,
không chỉ thu hẹp trong một khu vực nhất định hay phạm vi chủ thể nhỏ hẹp như hộ gia đình, cá nhân trong nước mà mở ra nhiều khu vực khác với sự
tham gia của nhiều thành phần kinh tế, trong đó đặc biệt có sự tham gia của
các tổ chức, cá nhân nước ngoài Vì vật, yêu cầu đặt ra là pháp luật phải kịp
thời điều chỉnh các mối quan hệ này, tránh lạc hậu so với sự vận động và phát
triển của nền kinh tế - xã hội Đặc biệt là sự lạc hậu này có thể kéo theo
những khó khăn, thách thức khi các tô chức, cá nhân trong nước muốn huy
Trang 25luật, hay có thể dẫn đến những hành vi “lách luật” nhằm thu lợi bất chính, gây
thiệt hại nặng nề cho kinh tế quốc gia
Chính vì vậy, việc Nhà nước điều chỉnh quan hệ chuyển QSDĐ nói
chung và chuyển nhượng QSDĐ nói riêng đóng một vai trò hết sức quan trọng và cần thiết trong việc định hướng sự phát triển nền kinh tế đất nước
cũng như tạo ra hành lang pháp lý vững chắc, một thị trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh đảm bảo hài hòa lợi ích cá nhân với lợi ích Nhà nước
Từ những phân tích trên, Nhà nước đã xây dựng các quy định của pháp luật về giao dịch chuyển nhượng QSDĐ trong các khía cạnh sau: Chủ thể của chuyển nhượng, nội dung của quan hệ chuyển nhượng, hình thức và
hiệu lực của giao dịch chuyển nhượng, trình tự thủ tục và thắm quyền thực
hiện chuyên nhượng QSDĐ
1.2.3 Khái niệm và cơ cấu điều chỉnh pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình cá nhân
1.2.3.1 Khái niệm pháp luật về chuyển nhượng quyên sử dụng đất của hộ gia
đình, cá nhân
Với tư cách là chủ thể sử dụng đất chủ yếu và phổ biến, nhu cầu về
chuyển nhượng QSDĐ của các hộ gia đình, cá nhân là rất lớn trong thực tế cuộc sống, đặc biệt là ở các đô thị Pháp luật đất đai hiện hành ghi nhận quyền chuyên nhượng QSDĐ cho các hộ gia đình, cá nhân đã tạo ra hành lang pháp lý để quyền này được vận hành trong một trật tự an toàn, phòng ngừa được những rủi ro cho các chủ thể khi tham gia quan hệ chuyển nhượng QSDĐ
Dé tim hiểu khái niệm pháp luật về chuyên nhượng QSDĐ, ta cần hiểu
khái niệm về pháp luật: Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính bắt buộc
chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo mục tiêu, định hướng cụ thể, vì vậy nó mang ý chí của Nhà nước
Trên cơ sở đó, pháp luật về chuyển nhượng QSDĐ là tổng thé các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành điều chỉnh sự chuyển QSDĐ từ chủ
thể có QSDĐ hợp pháp (bên chuyển nhượng) sang chủ thế khác (bên nhận
chuyển nhượng theo một trình tự, thủ tục, điều kiện do pháp luật quy định
Các quy phạm pháp luật này được quy định ở nhiều văn bản pháp luật khác
nhau, điền hình như: Hiến pháp năm 2013, BLDS năm 2015, LĐĐ năm 2013,
Luật kinh doanh BĐS năm 2014, các luật và văn bản dưới luật có liên quan
Trang 261.2.3.2 Cơ cấu điều chỉnh pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất
của hộ gia đình, cá nhân
Thứ nhất, nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh về nguyên tắc chuyển
nhượng QSDĐ
Các giao dịch liên quan đến đất đai là loại giao dịch đặc biệt, do đó
nên việc chuyển nhượng QSDĐ cần phải tuân theo một số nguyên tắc nhất
định Cụ thể:
- Chỉ các cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, chủ thể khác có QSDĐ hợp pháp mới có quyền thực hiện hành vi chuyển nhượng QSDĐ
- Các bên chủ thể khi chuyển nhượng QSDĐ có quyền thỏa thuận về các nội dung của hợp đồng nhưng phải phù hợp với các quy định của pháp
luật dân sự, đất đai, thuế và không vi phạm điều cắm của pháp luật cũng
như không trái với đạo đức xã hội
- Bên nhận chuyền nhượng QSDĐ có nghĩa vụ chung của NSDĐ theo quy định của Luật đất đai sau khi nhận QSDĐ và được pháp luật ghi nhận
- Giao dịch chuyên nhượng QSDĐ được thực hiện trên cơ sở nhu cầu và
mong muốn thực tế của các bên, cũng như đảm bảo được lợi ích của NSDĐ Từ
đó khuyến khích họ đầu tư công sức, tiền của vào sử dụng đất có hiệu quả, đồng thời hạn chế được tình trạng mua bán nhằm đầu cơ tích trữ trái pháp luật
Thứ hai, nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh về chủ thể chuyển
nhượng QSDĐ
Chủ thể của một quan hệ pháp luật là các cá nhân, tổ chức phải đáp ứng các điều kiện cụ thể theo quy định của pháp luật khi tham gia quan hệ pháp luật Còn căn cứ vào các quy định của LĐĐ, BLDS, Luật Kinh doanh
BĐS thì chủ thể trong quan hệ chuyển nhượng QSDĐ được xác định là
NSDĐ Theo quy định của Luật đất đai năm 2013, NSDĐ bao gồm: tô chức
trong nước, hộ gia đình cá nhân trong nước, cộng đồng dan cư, cơ sở tôn giáo,
tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vồn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất, cho
thuê đất, công nhận QSDĐ và công nhận các giao dich đối với QSDD
Thứ ba, nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh về đối tượng của chuyển nhượng QSDĐ
Với tư cách là người đại diện chủ sở hữu và là chủ thể quản lý đối với đất đai, Nhà nước đã trao lại cho chủ sử dụng đất Theo đó, NSDĐ có quyền
Trang 27tự mình khai thác các giá trị của đất hoặc được thực hiện các giao dịch đối với
QSDĐ của mình, trong đó có quyền chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của
LĐĐ và BLDS Do đó, QSDĐ trở thành đối tượng của quan hệ chuyên
nhượng QSDĐ Tuy nhiên, không phải bắt kỳ QSDĐ nào cũng trở thành đối tượng trong quan hệ chuyển nhượng QSDĐ, mà muốn trở thành đối tượng trong quan hệ chuyển nhượng QSDĐ thì QSDĐ này phải đáp ứng được các
điều kiện theo quy định tại Điều 188 LĐĐ năm 2013 Ngoài ra, theo quy định
cua LDD nam 2013 thi QSDD bao gồm các loại như: QSDĐ ở, QSDĐ nông nghiệp, QSDĐ lâm nghiệp, Do đó, ngoài các điều kiện chung theo quy định
tại Điều 188 LĐĐ thì mỗi loại đất lại phải đáp ứng các điều kiện nhất định khi
tham gia vào giao dịch chuyển nhượng QSDĐ Chính các quy định về điều kiện để QSDĐ được tham gia vào các giao dịch chuyển nhượng là cơ sở để
các chủ thể tham gia giao dịch tìm hiểu tính hợp pháp của QSDĐ trước khi
thiết lập giao dịch Điều này cũng góp phần hạn chế bớt các tranh chấp, bất đồng trong việc ký kết và thực hiện giao dịch chuyền nhượng QSDĐ
Thứ tư, nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh về các thỏa thuận cơ
bản của giao dịch chuyển nhượng QSDĐ
Giao dịch chuyển nhượng QSDĐ có bản chất như một giao dịch dân
sự thông thường Do đó, khi thực hiện chuyển nhượng QSDĐ thì các bên cần thỏa thuận về các nội dung cơ bản cho cuộc giao dịch này Theo đó, khi đã thỏa thuận xong thì các nội dung này sẽ trở thành các điều khoản trong hợp
đồng chuyên nhượng QSDĐ BLDS năm 2015, đã đề cập và quy định những
nội dung cơ bản của một hợp đồng cần có về: Đối tượng, số lượng của hợp
đồng; chất lượng; giá, phương thức, thời hạn, địa điểm thanh toán, thời hạn,
địa điểm; quyền, nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm vi phạm hợp đồng và giải
quyết tranh chấp Với việc thỏa thuận về các điều khoản này thì buộc các bên phải tuân thủ đầy đủ và đúng các nội dung đã thỏa thuận, cũng như hạn chế
được tối đa tranh chấp về sau
Thứ năm, nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh về hình thức và hiệu lực của chuyển nhượng QSDĐ
Các giao dịch chuyển nhượng QSDĐ đều phải được thực hiện thông
qua hình thức ký kết hợp đồng chuyền nhượng QSDĐ BLDS năm 2015 và
LĐĐ năm 2013 đã quy định cụ thể về hình thức và thời điểm có hiệu lực của
Trang 28hợp đồng đối với QSDĐ nói chung và chuyền nhượng QSDĐ nói riêng Như
vậy, khi hợp đồng chuyền nhượng QSDĐ không được giao kết đúng theo quy định pháp luật về hình thức thì hợp đồng đó được coi là vô hiệu Và hợp đồng
vô hiệu sẽ làm phát sinh các hậu quả pháp lý nhất định mà các bên chủ thể phải gánh chịu và được giải quyêt theo quy định của BLDS
Thứ sáu, nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh về trình tự, thủ tục thực
hiện giao dịch chuyển nhượng QSDĐ
Với tư cách là đại điện chủ sở hữu đối với đất đai nên Nhà nước có
trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý đất đai, cũng như kiểm soát các giao dich và
sự biến động của các quan hệ đất đai trên thị trường Mặt khác, đất đai là một
tài sản quan trọng và có giá trị lớn đối với mọi cá nhân, hộ gia đình Vì vậy,
khi các bên ký kết hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ thì bắt buộc phải thông
qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo trình tự, thủ tục nhất định
1.2.4 Các yếu tố chỉ phối pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất doi với hộ gia đình cá nhân
Pháp luật được xây dựng dựa trên ý chí của Nhà nước, nhưng cũng chịu sự chỉ phối bởi các mối quan hệ xảy ra trong xã hội Ở nước ta, pháp luật
về chuyển nhượng QSDĐ đối với hộ gia đình, cá nhân chịu sự chỉ phối và ảnh
hưởng của các yêu tổ như: Đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam; Yếu tố văn hóa và xã hội; Yếu tố môi trường; Thói quen, phong tục tập quán;
Sự hội nhập của nên kinh tế quốc tế và phát triển bền vững Cụ thể như sau:
Thứ nhất, đường lồi, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam
Quan điểm của Đảng về phát triển thị trường BĐS: Pháp luật nước ta
luôn được ban hành dựa trên định hướng của Đảng và Nhà nước, trong đó có
pháp luật về chuyên nhượng QSDĐ đối với hộ gia đình, cá nhân Những chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng có vai trò vô cùng quan trọng Trên
cơ sở các nghị quyết của Đảng, các định hướng về thị trường BĐS và các định
hướng về chuyển nhượng QSDĐ đối với hộ gia đình, cá nhân từng bước được
thể hiện hóa trong các văn bản pháp luật của Nhà nước, hệ thống pháp luật
được bổ sung và ngày càng hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế Quan điểm của Đảng là đường lối chỉ đạo dé
xây dựng những chính sách pháp luật cụ thể về hoạt động chuyển nhượng
Trang 29hợp đồng đối với QSDĐ nói chung và chuyền nhượng QSDĐ nói riêng Như
vậy, khi hợp đồng chuyền nhượng QSDĐ không được giao kết đúng theo quy định pháp luật về hình thức thì hợp đồng đó được coi là vô hiệu Và hợp đồng
vô hiệu sẽ làm phát sinh các hậu quả pháp lý nhất định mà các bên chủ thể phải gánh chịu và được giải quyêt theo quy định của BLDS
Thứ sáu, nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh về trình tự, thủ tục thực
hiện giao dịch chuyển nhượng QSDĐ
Với tư cách là đại điện chủ sở hữu đối với đất đai nên Nhà nước có
trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý đất đai, cũng như kiểm soát các giao dich và
sự biến động của các quan hệ đất đai trên thị trường Mặt khác, đất đai là một
tài sản quan trọng và có giá trị lớn đối với mọi cá nhân, hộ gia đình Vì vậy,
khi các bên ký kết hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ thì bắt buộc phải thông
qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo trình tự, thủ tục nhất định
1.2.4 Các yếu tố chỉ phối pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất doi với hộ gia đình cá nhân
Pháp luật được xây dựng dựa trên ý chí của Nhà nước, nhưng cũng chịu sự chỉ phối bởi các mối quan hệ xảy ra trong xã hội Ở nước ta, pháp luật
về chuyển nhượng QSDĐ đối với hộ gia đình, cá nhân chịu sự chỉ phối và ảnh
hưởng của các yêu tổ như: Đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam; Yếu tố văn hóa và xã hội; Yếu tố môi trường; Thói quen, phong tục tập quán;
Sự hội nhập của nên kinh tế quốc tế và phát triển bền vững Cụ thể như sau:
Thứ nhất, đường lồi, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam
Quan điểm của Đảng về phát triển thị trường BĐS: Pháp luật nước ta
luôn được ban hành dựa trên định hướng của Đảng và Nhà nước, trong đó có
pháp luật về chuyên nhượng QSDĐ đối với hộ gia đình, cá nhân Những chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng có vai trò vô cùng quan trọng Trên
cơ sở các nghị quyết của Đảng, các định hướng về thị trường BĐS và các định
hướng về chuyển nhượng QSDĐ đối với hộ gia đình, cá nhân từng bước được
thể hiện hóa trong các văn bản pháp luật của Nhà nước, hệ thống pháp luật
được bổ sung và ngày càng hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế Quan điểm của Đảng là đường lối chỉ đạo dé
xây dựng những chính sách pháp luật cụ thể về hoạt động chuyển nhượng
Trang 30triên của thị trường BĐS và hoạt động chuyển nhượng QSDĐ đối với hộ gia đình, cá nhân trong thực tế
Thứ hai, cơ chế quản lý kinh tế - xã hội của đất nước
Pháp luật phải đảm bảo tính sát sao với thực tiễn, vì vậy chính sách
pháp luật về chuyển nhượng QSDĐ đối với hộ gia đình, cá nhân ở từng giai đoạn sẽ có sự thay đổi phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn đó Chuyển nhượng QSDĐ của hộ gia đình, cá nhân có vai trò tích cực với sự phát triển kinh tế, do đó Nhà nước có thể sử dụng các quy định về
chuyển nhượng QSDĐ của hộ gia đình, cá nhân làm công cụ điều chỉnh nền
kinh tế Khi nền kinh tế - xã hội có sự thay đổi thì hệ thống pháp luật về chuyền nhượng QSDĐ đối với hộ gia đình, cá nhân cũng sẽ thay đổi sao cho
phù hợp Đến nay, khi nền kinh tế thị trường phát triển đến trình độ cao hơn,
cùng với xu thế hội nhập thì một trong những vấn đề quan trọng là hoàn thiện
hệ thống pháp luật về thị trường BĐS, mà chuyển nhượng QSDĐ đối với hộ
gia đình, cá nhân là một hoạt động của thị trường BĐS, do đó pháp luật về
chuyền nhượng QSDĐ đối với hộ gia đình, cá nhân phải có những điều chỉnh phù hợp với các yêu cầu của nền kinh tế thị trường Có thể nói cơ quản lý kinh tế cùng thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước có vai trò chỉ phối trực tiếp đến các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động chuyển nhượng QSDĐ của hộ gia đình, cá nhân
Thứ ba, yếu 16 van hóa, đời sống, dân tộc
Có thể khẳng định rằng, văn hóa, đời sống con người cùng sự phát
triển của dân tộc có ảnh hưởng không thể phủ nhận đối với pháp luật Pháp
luật chính là đời sóng, đời sống được nâng lên thành luật có chọn lọc, do đó,
việc xây dựng pháp luật phải dựa trên những kinh nghiệm văn hóa đã tồn tại,
tức là pháp luật phải có khả năng biến thành văn hóa đề điều chỉnh cuộc sống
Hoạt động chuyển nhượng QSDĐ của hộ gia đình, cá nhân chịu ảnh hưởng
của những khía cạnh văn hóa, lối sống đến từ chính các hộ gia đình, cá nhân sinh sống trong từng địa phương nhất định Do vậy, yếu tố văn hóa, đời sống, dân tộc có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hoạt động thực thi pháp luật cũng như pháp luật về chuyền nhượng QSDĐ nói chung và pháp luật về chuyền nhượng QSDĐ của hộ gia đình nói riêng
Trang 31Thứ tư, thói quen, tín ngưỡng tôn giáo và phong tục, tap quan
Bên cạnh những ưu điểm được ghi nhận, phong tục tập quán ở nông
thôn cũng bộc lộ nhiều nhược điểm nhất định như những hủ tục lạc hậu, lỗi
thời còn tồn tại; trình độ dân trí còn thấp, thói hư tật xấu và tệ nạn xã hội phát sinh Những nhược điểm này sẽ gây nhiều khó khăn cho việc thực hiện pháp
luật một cách hiệu quả và đúng đắn, là một trong những yếu tố chỉ phối tới pháp luật về chuyên nhượng QSDĐ của hộ gia đình, cá nhân Đồng thời, từ
hoạt động chuyển nhượng QSDĐ, các yếu tố này còn có thể dẫn tới các hành
vi phạm tội, coi thường pháp luật
Thú năm, yếu tô hội nhập kinh tế quốc té
Song song với việc trở thành thành viên chính thức của các tổ chức thương mại quốc tế, các hiệp hội lớn trên thế giới, Việt Nam ngày càng có cơ
hội lớn đề phát triển đất nước Đi cùng với đó, các đòi hỏi về hệ thống pháp
luật phải phù hợp và tương thích với điều ước, tập quán quốc tế Pháp luật về chuyển nhượng QSDĐ đối với hộ gia đình, cá nhân cũng chịu sự chỉ phối của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Theo đó, các quy định về chuyển chuyển
nhượng QSDĐ đối với hộ gia đình, cá nhân phải tạo được một môi trường
pháp lý bình đẳng và phải đảm bảo có sự tương thích, phù hợp giữa hệ thống pháp luật kinh doanh BĐS Việt Nam với các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết tham gia Việc xây dựng pháp luật về chuyển nhượng QSDĐ đối với hộ gia đình, cá nhân dựa trên yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế trong từng giai đoạn cụ thể sẽ góp phần làm tăng sức của môi trường kinh doanh ở nước ta, thúc đây sự phát triển nhanh chóng của thị trường BĐS
Kết luận Chương 1
Qua nghiên cứu ở chương 1, tác giả đã nêu đầy đủ các khái niệm về
chuyển QSDĐ, chuyên nhượng QSDĐ, pháp luật về chuyển nhượng QSDĐ
Đồng thời tác giả đã đưa ra các cơ sở pháp luật để hiểu cụ thể hơn về chuyền nhượng QSDĐ Qua đó, giúp tác giả hiểu được vai trò quan trọng cũng như
tính cấp thiết chuyển nhượng QSDĐ đối với hộ gia đình, cá nhân Bên cạnh
đó, tác giả còn đề cập đến tính tất yếu của việc chuyền nhượng QSDĐ và cơ cấu pháp luật điều chỉnh về chuyển nhượng QSDĐ Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, quan chuyển nhượng QSDĐ ngày càng có diễn biến phong phú và phức tạp Trong bối cảnh Việt Nam đang trên đà phát triển, nhu
Trang 32cau chuyén QSDD của NSDĐ ngày càng mạnh mẽ, lan rộng ra các khu vực
nông thôn Chuyền nhượng QSDĐ ở nước ta ngày càng diễn ra vô cùng đa
dạng, phong phú nhưng cũng rất phức tạp Điều này đòi hỏi Nhà nước phải thể hiện vai trò quản lý với tư cách chủ sở hữu đại diện đối với đất đai thông qua việc xây dựng một hành lang pháp lý chặt chẽ LĐĐ năm 2013 và các văn
bản hướng dẫn thi hành đã cơ bản điều chỉnh các vấn đề liên quan đến đất đai,
trong đó có chuyên nhượng QSDĐ Vì vậy, để áp dụng những quy định pháp luật vào cuộc sống thực tiễn đạt hiệu quả cao nhất, việc nghiên cứu những
quy định pháp luật về chuyển nhượng QSDĐ là nội dung có ý nghĩa vô cùng
quan trong Do đó, sau khi đã tìm hiểu , nghiên cứu về những vấn đề lý luận về chuyển như ợng QSDĐ, để đi sâu nghiên cứu về thực trạng pháp luật về chuyển nhượng QSDĐ đối với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phó
Lào Cai, tỉnh Lào Cai cũng như thực thực tiễn thực hiện pháp luật về chuyển
nhượng QSDĐ trên địa bàn này, tác giả xin được đưa sang chương 2
Trang 33Chuong 2
NOI DUNG PHAP LUAT VE CHUYEN NHUQNG QUYEN SU DUNG DAT DOI VOI HO GIA DINH, CA NHAN VA THUC TIEN THI HANH
TAI THANH PHO LAO CAI, TINH LAO CAI
2.1 Pháp luật về chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân 2.1.1 Các nguyên tắc chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Khi tham gia vào giao dịch chuyển nhượng QSDĐ, có một số nguyên
tắc sẽ xuyên suốt và các bên chủ thể nhất định buộc các bên phải tuân theo
Các nguyên tắc chuyển nhượng QSDĐ nói chung và chuyền nhượng QSDĐ đối với hộ gia đình, cá nhân nói riêng như sau:
Thứ nhất, chuyển nhượng QSDĐ được thực hiện xuất phat tir nhu cau thực tế của các bên và đảm bảo lợi ích chính đáng của NSDD
Khi thực hiện chuyển nhượng QSDĐ, đối với bên chuyển nhượng sẽ
xuất phát từ việc bản thân họ không có nhu cầu hoặc điều kiện sử dụng hoặc
muốn có được một khoản lợi ích bằng tiền để phục vụ cho nhu cầu khác; còn
đối với bên nhận chuyển nhượng sẽ xuất phát từ nhu cầu được khai thác, sử
dụng QSDĐ đó Theo đó, bên nhận chuyền nhượng sẽ phải bỏ ra một khoản tiền tương đương với giá trị QSDĐ để trả cho NSDĐ Như vậy, mặc dù xuất phát từ những mục đích riêng, nhưng cả hai bên chủ thê đều có chung một ý
chí là cùng nhau thỏa thuận trao đổi QSDĐ để đáp ứng những nhu cầu thiết
thực của mình Giao dịch chuyển nhượng QSDĐ sẽ chỉ diễn ra một cách lành
mạnh, hiệu quả khi lợi ích vật chất của cả hai bên được hài hòa
Thứ: hai, việc chuyển nhượng QSDĐ phải phù hợp với quy định của pháp luật
Nội dung của thỏa thuận chuyển nhượng QSDĐ phải phù hợp với các quy định của hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành Đối với hộ gia đình, cá
nhân thực hiện hoạt động chuyền nhượng QSDĐ, với tư cách là chủ thể sử
dụng đất chủ yếu và phổ biến, diện tích đất mà các hộ gia đình cá nhân sử
dụng cũng lớn và trải rộng ở khắp các vùng miền trong cả nước Theo đó, chuyển nhượng QSDĐ của các hộ gia đình, cá nhân không chỉ đơn thuần là
phục vụ cho mục đích để ở, làm mặt bằng kinh doanh mà cao hơn là chuyển
Trang 34nhuận Do vậy, việc chuyển nhượng QSDĐ của hộ gia đình, cá nhân càng phải thực hiện đúng theo luật định
Thứ ba, phải sử dụng đất đúng mục đích, thời hạn quy định
Bên nhận chuyển nhượng QSDĐ sau khi nhận QSDĐ phải có nghĩa vụ sử dụng đất đúng mục đích và trong thời hạn thời hạn pháp luật đất đai đã
quy định được thể hiện trong giấy chứng nhận QSDĐ hoặc quyết định giao
đất, cho thuê đất của bên chuyển nhượng đã được cơ quan có thẩm quyền cấp Ngoài ra, theo quy định của pháp luật, toàn bộ đất đất đai thuộc sở hữu toàn
dân, do Nhà nước làm đại điện chủ sở hữu và quản lý theo quy hoạch, kế
hoạch thống nhất Nhà nước tiến hành lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất định kỳ, trong đó tính toán, phân bé dat đai cụ thể đối với từng loại dat dé làm
căn cứ giao đất, cho thuê đất Do đó, sau khi nhận QSDĐ, bên nhận chuyên
nhượng QSDĐ ngoài phải tuân thủ quy định của Nhà nước về mục đích sử
dụng đất, thời hạn sử dụng còn phải tuân theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất đã được cơ quan có thảm quyền phê duyệt
Như vậy, khi thực hiện giao dịch chuyên nhượng QSDĐ, các bên nhất thiết cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau đây: việc chuyên nhượng
QSDĐ phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của hai bên, đảm bảo lợi ích chính
đáng của NSDĐ; việc chuyển nhượng QSDĐ phải phù hợp với quy định của pháp luật và phải sử dụng đất đúng mục đích, thời hạn quy định Trên thực tế, những vi phạm pháp luật về các giao dịch chuyền nhượng QSDĐ dẫn đến hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ vô hiệu chính là do không tuân thủ một trong những nguyên tắc cơ bản nêu trên, gây nên sự bất cập trong hoạt động chuyền
nhượng QSDĐ nói chung và chuyển nhượng QSDĐ của hộ gia đình, cá nhân
nói riêng
2.1.2 Chủ thể chuyển nhượng quyền sử dụng dat
Chủ thé trong quan hệ chuyển nhượng QSDĐ được xác định chính là
NSDĐ Theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành, có thể chia NSDD
thành các nhóm sau: () hộ gia đình, cá nhân trong nước; (ii) tổ chức kinh tế trong nước và (ii) người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài
Tuy nhiên, như đã đề cập và phân tích, trong khuôn khổ luận văn này,
Trang 35đình, cá nhân trong nước sử dụng đất Theo đó, LĐĐ năm 2013 quy định cụ
thể đối với hộ gia đình, cá nhân trong nước có quyền chuyền nhượng QSDĐ trong các trường hợp sau:
- Hộ gia đình, cá nhân có QSDĐ nông nghiệp được Nhà nước giao
trong hạn mức; đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất
trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, được Nhà nước công nhận QSDĐ,
đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế
- Hộ gia đình, cá nhân thuê lại đất trong khu công nghiệp, cụm công
nghiệp, khu chế xuất dưới hình thức trả tiền thuê đất một lần cho toàn bộ thời
gian thuê
Nếu Khoản 3 Điều 113 và điểm a Khoản 2 Điều 115 LĐĐ năm 2003
chỉ quy định mang tính chung chung hộ gia đỉnh, cá nhân có QSDĐ không
phải là đất thuê được chuyền nhượng, không phân biệt đất nông nghiệp hay
phi nông nghiệp thì LĐĐ 2013 đã quy định cụ thể hơn Thay vì quy định
quyền của hộ gia đình cá nhân sử dụng đất “không phải đất thuê” thì LĐĐ
năm 2013 liệt kê rõ ràng loại đất theo mục đích sử dụng dat, theo nguồn gốc xác lập QSDĐ giúp cho NSDĐ dễ dàng xác định địa vị pháp lý của mình trong giao dịch chuyên nhượng QSDĐ Đây là một trong những điểm tiến bộ của LĐĐ năm 2013 so với các văn bản luật trong quá khứ
Luật Đất đai năm 2013 ra đời mang theo những sửa đổi, bổ sung theo
hướng mở rộng quyên và lợi ích hợp pháp của chủ thẻ sử dụng đất có yêu tố
nước ngoài, đồng thời cũng tăng tính bình đẳng giữa họ và chủ thể sử dụng đất trong nước Tuy nhiên, vì tính chất đặc biệt của chủ thể sử dụng đất này mà Nhà nước vẫn phải có những quy định riêng biệt đối với hành vi chuyển
nhượng QSDĐ của họ Bên cạnh đó, đối tượng là QSDĐ đối với đất nông
nghiệp, đất rừng phòng hộ, khu sinh thái, đất được giao theo chính sách hỗ trợ
của Nhà nước, đều được pháp luật quy định thuộc những trường hợp bị cắm
hoặc hạn chế chuyên nhượng Quy định này nhằm đảm bảo việc khai thác, sử
dụng đất nơng nghiệp trong hồn cảnh nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ
đạo; bên cạnh đó, việc chuyền nhượng đất rừng phòng hộ, đất khu bảo vệ sinh
thái, khu bảo vệ nghiêm ngặt, cũng được pháp luật hạn chế vì tính chất quan trọng của những loại đất này Các quy định trên thẻ hiện sự quan tâm và quản
lý đặc biệt của Nhà nước đối với những loại đất có tính chất đặc biệt quan
Trang 36trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc gia Qua đó cũng hạn chế
những hành vi đầu cơ về đất, đảm bảo hiệu quả sử dụng đất đối với những
loại đất này
2.1.3 Đối tượng và điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất 2.1.3.1 Đối tượng chuyển nhượng quyên sử dụng đất
Nhà nước trao QSDĐ cho NSDĐ và cho phép họ được thực hiện các quyền chuyển QSDD trong quá trình sử dụng, trong đó có quyền chuyển
nhượng QSDĐ Vì vậy, QSDĐ chính là đối tượng trong quan hệ chuyển
nhượng QSDĐ Tuy nhiên, không phải QSDĐ nào cũng là đối tượng được Nhà nước cho phép chuyển nhượng trên thị trường, chỉ có những QSDĐ được
pháp luật ghi nhận và cho phép chuyền nhượng mới được coi là đối tượng
hợp pháp trong quan hệ này Cụ thẻ, đối tượng QSDĐ được phép thực hiện chuyển nhượng trên thị trường phải đáp ứng các điều kiện nhất định
Khoản 1 Điều 188 LĐĐ năm 2013, NSDĐ được thực hiện chuyển nhượng QSDĐ khi có các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, NSDĐ phải có Giấy chứng nhận quyển sử dụng đất trừ trường
hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và khoản 1 Điều 168 LĐĐ năm 2013
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp cho NSDĐ, khi có
GCNQSDĐ thì NSDĐ mới được Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
Vì thế mà nó còn là cơ sở, là phương tiện để NSDĐ thực hiện quyền của mình khi tiến hành chuyên nhượng QSDĐ Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác
nhau mà không phải tất cả chủ thể sử dụng đất đều được cấp GCNQSDĐ,
trong khi nhu cầu về chuyển nhượng QSDĐ trên thị trường diễn ra rất sôi động Vì vậy, để tránh tình trạng người dân có tình không tuân theo quy định của pháp luật, thực hiện việc chuyển nhượng QSDĐ mà không có
GCNQSDĐ, LĐĐ năm 2013 vẫn cho phép NSDĐ được thực hiện chuyển
nhượng QSDĐ mà không cần GCNQSDĐ trong một số trường hợp Theo đó,
pháp luật vẫn cho phép chủ thể thuộc trường hợp người Việt Nam định cư ở
nước ngoài nhận thừa kế QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở không thuộc đối tượng
được mua nhà ở gắn liền với QSDĐ được quyền chuyển nhượng QSDĐ (khoản 1 Điều 186 LĐĐ năm 2013) Bên cạnh đó, trong trường hợp nhận thừa
Trang 37kế, NSDĐ có quyền chuyển nhượng QSDĐ khi có đủ điều kiện được cấp GCNQSDĐ (khoản 1 Điều 168 Luật này)
Thứ hai, đất không có tranh chấp
Pháp luật quy định như vậy nhằm bảo vệ quyền lợi cho bên nhận
chuyển nhượng QSDĐ và đảm bảo trật tự xã hội, đất không có tranh chấp
được hiểu là tại thời điểm thực hiện giao dịch chuyển nhượng QSDĐ, diện tích đất thuộc quyền sử dụng của bên chuyền nhượng không có bất kỳ khiếu kiện hay bất đồng, mâu thuẫn nào với các chủ thể khác Pháp luật cũng quy định cơ quan có thâm quyền xác nhận về tình trạng dat không có tranh chấp là Ủy ban nhân dân (UBND) xã, phường, thị trắn Trong trường hợp UBND xã, phường, thị trần xác nhận là diện tích đất này đang có tranh chấp thì các bên
chủ thể không được phép thực hiện mọi giao dịch liên quan đến đến chuyển
nhượng QSDĐ cho đến khi tranh chấp được giải quyết xong bởi cơ quan nhà nước có thâm quyền
Thứ ba, QSDĐ không bị kê biên để bảo đảm thì hành án
Kê biên tài sản là QSDĐ được thực hiện bởi Cơ quan thi hành án dân
sự để cưỡng chế buộc người phải thi hành án thực hiện nghĩa vụ theo Bản án,
Quyết định của Tòa án Trong thời gian QSDĐ bị kê biên để thi hành nghĩa vụ của người phải thi hành án thì chủ tài sản là QSDĐ bị hạn chế thực hiện
các quyền của mình Vì thế, trong trường hợp QSDĐ bị kê biên thì NSDĐ
không được phép chuyển nhượng Quy định này cũng nhằm đảm bảo cho việc tránh những tranh chấp, khiếu kiện kéo dài, đồng thời ngăn chặn việc tâu tán tài sản của người phải thi hành án Đây cũng là một điều kiện cơ bản, quan trọng nhằm đảm bảo cho các giao dịch về QSDĐ có hiệu lực, không xảy ra bắt kì tranh chấp nao trong thời gian Nhà nước đang niêm phong đề quản lý, kiểm soát tài sản đảm bảo cho một nghĩa vụ khác được thực hiện
Thứ tư, diện tích đất được chuyển nhượng phải đang trong thời hạn sử
dụng đất
Đây cũng là một điều kiện quan trọng, một nguyên tắc của việc
chuyên QSDĐ nói chung và chuyển nhượng QSDĐ nói riêng Tùy vào từng
loại đất với các đặc điểm khác nhau mà thời hạn Nhà nước trao QSDĐ cho
các chủ thể sử dụng đất khác nhau Có những loại đất Nhà nước giao sử dụng
ổn định lâu dài (Điều 125 LĐĐ năm 2013), nhưng có những loại đất được
Trang 38Nhà nước giao sử dụng có thời hạn (Điều 126 LĐĐ năm 2013) Thời hạn sử
dụng đất là khoảng thời gian mà Nhà nước cho phép chủ thể sử dụng đất có
quyền khai thác tính năng, công dụng của thửa đất được giao hoặc cho thuê Tương ứng với thời hạn đó mà quyền và nghĩa vụ của NSDĐ trên mỗi diện tích đất được xác lập Vì vậy mà chủ thể sử dụng đất chỉ có quyền chuyển nhượng QSDĐ trong khoảng thời gian mà Nhà nước cho phép sử dụng đất
Do vậy, sau khi thực hiện giao dịch chuyển nhượng QSDĐ, bên nhận quyền
cũng chỉ được phép sử dụng, khai thác giá trị QSDĐ đó trong khoảng thời gian sử dụng còn lại của bên chuyển quyền Sau khi hết thời han nay, NSDD
có thể được Nhà nước tiếp tục giao đất, cho thuê đất nếu có như cầu tiếp tục
sử dụng hoặc cũng có thể bị Nhà nước thu hồi đất theo quy định Đây cũng là yếu tố quan trọng trong thực hiện giao dịch chuyền nhượng QSDĐ, nó có ảnh hưởng đến việc thỏa thuận của các bên về giá cả cũng như quyền và nghĩa vụ cụ thể của mỗi bên ghi nhận trong hợp đồng
Việc quy định về điều kiện của đối tượng chuyển nhượng không những đảm bảo quyền và lợi ích của các bên không bị xâm hại mà còn đảm bảo được sự quản lý của Nhà nước trong các giao dịch chuyên nhượng giúp cho giao dịch trở lên rõ ràng, rành mạch, tránh xảy ra những mâu thuẫn bắt đồng, tranh chấp cho các chủ thể sử dụng dat
2.1.3.2 Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Như đã phân tích, chuyển nhượng QSDĐ là một giao dịch dân sự Do đó, các bên tham gia chuyền nhượng QSDĐ vừa phải đáp ứng đủ các điều kiện chung khi tham gia giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật dân sự vừa
phải đáp ứng các điều kiện riêng theo quy định của pháp luật đất đai, cụ thẻ:
Thứ: nhất, các điều kiện chung theo quy định của pháp luật dân sự: - Chủ thể tham gia vào giao dịch chuyền nhượng QSDĐ phải có đầy
đủ năng lực hành vi dân sự (điểm a Khoản 1 Điều 117 BLDS năm 2015)
- Chủ thể tham gia vào giao dịch này phải đảm bảo nguyên tắc tự
nguyện, thông nhất ý chí giữa các bên
Thứ hai, các điều kiện riêng theo quy định của pháp luật đất đai
Ngoài ra, để thực hiện hoạt động chuyển nhượng QSDĐ, NSDĐ phải
thực hiện các quy định về điều kiện chuyển nhượng QSDĐ được pháp luật đất
đai quy định cụ thể như sau:
Trang 39Một là, NSDĐ không được nhận chuyển nhượng QSDĐ (Điều 191 LDD
năm 2013) Chẳng hạn, tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp
sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyền nhượng đất trồng lúa; Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyền nhượng QSDĐ nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ Từ đó, nhằm đảm bảo việc quản lý nguồn đất của cơ quan nhà nước có thầm quyền
Hai là, hộ gia đình, cá nhân chuyển nhượng QSDĐ có điều kiện (Điễu 192 LĐĐ năm 2013) Đây là các trường hợp pháp luật đất đai cho phép hộ gia đình, cá nhân chuyển nhượng QSDĐ nhưng phải tuân thủ các điều kiện
kèm theo Chẳng hạn: nếu hộ gia đình, cá nhân là dân tộc thiểu số có QSDĐ
do Nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước thì không được
chuyền nhượng QSDĐ trong thời hạn 10 năm đầu kể từ ngày có quyết định
giao đất; sau khi hết 10 năm thì hộ gia đình, cá nhân mới được phép chuyên
nhượng cho chủ thẻ khác
Ba là, điều kiện nhận chuyển nhượng QSDĐ nông nghiệp để thực hiện
dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được phép nhận chuyền nhượng QSDĐ nông nghiệp dé thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại Điều 193 LĐĐ 2013
Bồn là, điều kiện chuyển nhượng QSDĐ để thực hiện dự án đâu tur
xây dựng kinh doanh nhà ở; dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển
nhượng hoặc cho thuê (Điều 194 LĐĐ năm 2013)
(1) Việc chuyển nhượng QSDĐ trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở phải tuân thủ theo quy định sau đây:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy định của Chính phủ về
điều kiện loại đô thị để cho phép chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng kinh
doanh nhà ở được chuyển nhượng QSDĐ dưới hình thức phân lô sau khi đã hoàn thành đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và nghĩa vụ tài chính về đất đai;
b) Đối với các dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở thì được
chuyển nhượng QSDĐ gắn với việc chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần
dự án khi đã có Giấy chứng nhận Bên nhận chuyền nhượng QSDĐ phải tuân
theo tiền độ dự án đã được phê duyệt
Trang 40(2) Việc chuyển nhượng QSDĐ gắn với chuyển nhượng toàn bộ dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có đủ các điều kiện chung để thực hiện quyền chuyển nhượng như
đã nêu trên;
b) Dự án phải xây dựng xong các công trình hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ ghi trong dự án đã được phê duyệt
Như vậy, không phải mọi chủ thể có năng lực hành vi dân sự đều được tham gia tạo lập các hợp đồng chuyền nhượng QSDĐ, mà chủ thê phải
có đủ những điều kiện nêu trên mới có thể xác lập được hợp đồng để thực hiện việc chuyền nhượng QSDĐ Khi chủ thể không đủ điều kiện để được xác
lập hợp đồng thì hợp đồng chuyền nhượng QSDĐ đó vô hiệu 2.1.4 Nội dung của quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng đất
2.1.4.1 Quyên và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ chuyển nhượng quyên sử dụng đất
a) Quyền và nghĩa vụ của bên nhận chuyển nhượng
Theo quy định tại Luật Kinh doanh BĐS năm 2014 và BLDS năm
2015 thì bên chuyền nhượng QSDĐ có các quyền sau đây:
- Yêu cầu bên nhận chuyền nhượng QSDĐ thanh toán giá chuyển nhượng theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng
- Yêu cầu bên nhận chuyền nhượng QSDĐ nhận đất theo đúng thời
hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng
- Yêu cầu bên nhận chuyền nhượng QSDĐ bồi thường thiệt hại do bên nhận chuyên nhượng gây ra
- Chỉ bàn giao đất khi đã nhận đủ tiền, trừ trường hợp hai bên có thỏa
thuận khác
- Cac quyền khác theo thỏa thuận trong hợp đồng
Luật Kinh doanh BĐS năm 2014 ra đời đã khắc phục được những
điểm bắt cập, hạn chế của Luật Kinh doanh BĐS năm 2006, đặc biệt khi cho
phép bên chuyển nhượng đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng khi bên chuyển nhượng vi phạm điều kiện đơn phương chấm dứt hoặc hủy bỏ hợp đồng mà hai bên đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật Tuy nhiên, khi Luật Kinh doanh BĐS năm 2014 được ban hành, quyền này đã