1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật về trợ giúp xã hội đối với hộ nghèo từ thực tiễn tại tỉnh bắc giang

88 6 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trong các đối tượng của trợ giúp xã hội thì hộ nghèo là một trong nhóm đối tượng yếu thế cần sự tương trợ giúp đỡ. Do vậy Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến chính sách xóa đói giảm nghèo nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo. Tuy nhiên, xóa đói, giảm nghèo đang đứng trước những thách thức, khó khăn, đặc biệt là trong vấn đề pháp luật về trợ giúp xã hội với hộ nghèo của người dân tại các tỉnh trung du, miền núi và vùng cao vẫn còn nhiều điều bất cập, cần phải tháo gỡ trong đó có tỉnh Bắc Giang, để góp phần nâng cao hiệu quả công tác áp dụng các chính sách pháp luật về trợ giúp xã hội đối với hộ nghèo vào thực tế tại địa phương. Trên cơ sở đó, luận văn đã đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về Pháp luật về trợ giúp xã hội đối với hộ nghèo nói chung, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm bảo đảm thực hiện chính sách, pháp luật trợ giúp xã hội đối với hộ nghèo tại tỉnh

Trang 1

BO GIAO DUC VA DAO TAO

TRUONG DAI HQC MO HA NOI

LUAN VAN THAC Si

PHAP LUAT VE TRO GIUP XA HOI DOI VOI HO NGHEO TU THUC TIEN TAI TINH BAC GIANG

PHAM THUY LOAN

NGANH: LUAT KINH TE

MÃ NGÀNH: 8380107

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYÊN HỮU CHÍ

HÀ NỘI - 2020

Trang 2

MUC LUC

LOI CAM DOAN LOI CAM ON

DANH MUC TU VIET TAT

DANH MUC BANG, BIEU

GIÚP XÃ HỘI VỚI HO NGHÈO 1.1 Khái quát chung về hộ nghèo

1.1.1 Khái niệm hộ nghèo 1.1.2 Nguyên nhân nghèo ở Việt Nam

113: Ý nghĩa của xóa nghèo, giảm nghèo 1.2 Khái niệm và vai trò của pháp luật trợ giúp xã hội với hộ nghèo

1.2.1 Khái niệm pháp luật trợ giúp xã hội với hộ nghèo 1.2.2 Vai trò của pháp luật trợ giúp xã hội với hộ nghèo

Kết luận chuong |

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VẺ TRỢ GIÚP XÃ HỘI VỚI HỘ NGHEO VA THUC TIEN AP DUNG TREN DIA BAN TINH BAC GIANG

GIAEDOAN 2016-2020 wasn 20

2.1 Thực trạng pháp luật liên quan đến trợ giúp xã hội với hộ nghèo

2.1.1 Hệ thống văn bản pháp luật xác định hộ nghèo

2.1.2 Các chế độ trợ giúp xã hội với hộ nghèo

2.1.3 Quy định về trình tự, thủ tục thực hiện bảo trợ xã hội đối với hộ nghèo 32 2.1.4 Quy định về tài chính và trách nhiệm của các chủ thể liên quan trong việc thực „34

2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về trợ giúp xã hội với hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc

Giang giai đoạn 2016-2020

hiện bảo trợ xã hội đối với hộ nghèo

Trang 3

2.2.1 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

2.2.2 Những kết quả đạt được trong việc áp dụng pháp luật trợ giúp xã hội với hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

2.2.3 Các tôn tại, hạn chế và nguyên nhân

Kết luận chương 2

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VA NANG CAO HIEU QUA AP DUNG PHAP LUAT VE TRO GIUP XA HỘI VỚI HO NGHEO TREN DIA BAN TINH BAC GIANG 67

Trang 4

DANH MUC BANG, BIEU

Bang 2.1 Khảo sát về việc ban hành chủ trương về xóa đói, giảm nghèo trên địa ban

tỉnh Bắc Giang

Bảng 2.2.Tổng hợp kết quả năm 2016-2020 tỉnh Bắc Giang

Biểu đề 2.1: biểu đồ thể hiện khảo sát về việc ban hành chủ trương về trợ giúp xã hội

trên địa bàn tỉnh Bắc Giang 2

Biểu đồ 2.2: tông hợp két qu:

Trang 5

MO DAU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Quyền được hưởng an sinh xã hội (ASXH) là một trong những quyền cơ bản của con người Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên Hợp Quốc đã ghi nhận: Tắt cả con người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền hưởng ASXH Đảm bảo ASXH luôn là đòi hỏi tất yếu, khách quan dé nhà nước thực hiện cả chức năng giai cấp và chức năng xã hội của mình

Trợ giúp xã hội là một nội dung của pháp luật ASXH Thậm chí ở một số

nước còn coi là trụ cột chính của ASXH

Trong các đối tượng của TGXH thì hộ nghèo là một trong nhóm đối tượng dễ bị tốn thương Bởi vì, thông thường hộ nghèo sinh sống ở nơi có điều kiện khó khăn về địa lý, điều kiện phát triển kinh tế, thêm nữa thực tế có nhiều người

nghèo còn có hạn chế về nhận thức, thể lực, năng lực, trình độ

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến chính sách xóa đói giảm nghèo Một trong những chủ trương lớn và nhất quán của Đảng và Nhà nước ta hiện nay là thực hiện tốt công tác XĐGN, nhằm cải thiện đời sống vat chat va tinh than cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, miền và giữa các dân tộc

Trong Hiến pháp, cũng như các văn kiện của các kỳ Đại hội Đảng đều

khẳng định chính sách đối với hoạt động XĐGN, trong đó và là một trong

những chính sách quan trọng tạo đà để nâng cao đời sống vật chất cho người dân trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước

Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, Đại

XI của Đảng đã đề ra định hướng cơ bản: “Máng cao thu nhập và chất lượng lần thứ

cuộc sống của nhân dân Tạo cơ hội bình đẳng tiếp cận các nguôn luc phat trién va hưởng thụ các dịch vụ cơ bản, các phúc lợi xã hội Thực hiện có hiệu

quả hơn chính sách giảm nghèo phù hợp với từng thời kỳ; đa dạng hố các ngn lực và phương thức để bảo đảm giảm nghèo bên vững, nhất là tại các huyện nghèo nhất và các vùng đặc biệt khó khăn Khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tăng nhanh số hộ có thu nhập trung bình khá trở lên Có chính sách

Trang 6

và các giải pháp phù hợp nhằm hạn chế phân hoá giàu nghèo, giảm chênh lệch về mức sống giữa nông thôn với đô thị ” Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước

đối với người dân không chỉ thể hiện qua các Nghị định, chương trình, dự án,

mà còn bằng chiến lược cơ bản lâu dài, như Chiến lược công tác xóa đói giảm nghèo đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Một trong những nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm được đặt ra là nâng cao đời sống của người dân ở nước ta hiện nay Thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, Chương trình phát triển KTXH các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi qua từng giai đoạn, Chương trình hỗ trợ

đã tạo cho người nghèo có việc làm, thu nhập và được cải thiện đáng kể chất lượng cuộc

giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các địa phương nghèo

sống cả về vật chất và tỉnh thần

Tuy nhiên, XĐGN đang đứng trước những thách thức, khó khăn: kết quả XĐGN chưa bền vững, tỷ lệ tái đói nghèo hàng năm còn cao, nhất là trong điều

kiện có thiên tai, bão lụt xảy ra thì khả năng tự ứng cứu và phục hồi tại chỗ rất

hạn chế; tốc độ giảm nghèo không đồng đều; nhận thức và tổ chức thực hiện

chương trình giảm nghèo ở địa phương, cơ sở cũng có sự khác nhau Những năm qua nhận thức rõ tầm quan trọng của việc đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống đối với người dân các cấp chính quyền đã triển khai các Chương

trình: Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20 tháng 07 năm 2004 của Thủ

tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước

sinh hoạt cho hộ người dân nghèo, đời sống khó khăn và thực hiện hai chương

trình trọng tâm được ghi nhận tại Chương trình 30a; Chương trình 135CP; Chương trình Mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới.v.v Nghị quyết số 80/NQ - CP ngày 19/5/2011 về định hướng giảm nghèo bền vững từ năm 2011 đến năm 2020: “Chương trình giảm nghèo nhanh, bền vững, gắn với xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới” Trong đó tập trung ưu tiên mọi nguồn lực (ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, vốn ODA, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn vay tín dụng ưu đãi, huy động cộng đồng, xã hội ) đề triển khai thực

hiện, từ đó, tạo sự chuyển biến trong chương trình giảm nghèo, đặc biệt là

chương trình 135 tại Quyết định só 1722/QĐ-TTg ngày 02 tháng 09 năm 2016

Trang 7

của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016- 2020 để hỗ trợ cho các đối tượng người nghèo,

hộ nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng XĐGN và miễn núi, xã biên giới, xã an toàn khu và các thôn, bản đặc biệt khó khăn trên phạm vi cả nước

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả quan trọng đã đạt được thì còn một số khó khăn, hạn chế làm ảnh hưởng đến các chính sách của Đảng và nhà nước đối với công tác hỗ trợ người dân nói chung Đặc biệt là trong vấn đề pháp luật về TGXH với hộ nghèo của người dân tại các tỉnh trung du, miền núi và vùng cao Những vướng mắc đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện các chính sách của Đảng và nhà nước nói chung Nhìn một cách tổng quan từ khi ra đời đến nay, các chính sách TGXH với người nghèo cho người dân đã và đang tạo nền tảng cơ bản cho việc nâng cao chất lượng cuộc sóng của người dân khó khăn ở nước ta trên khắp cả nước Đồng thời, đã từng bước góp phần hoàn thiện hơn sự quan tâm của Đảng và Chính phủ với các đối tượng này

Nhưng trên thực tế, xuất phát từ những khó khăn và vướng mắc thì XĐGN cho

người dân nghèo ở nước ta vẫn còn nhiều điều bất cập, cần phải tháo gỡ

Tại tỉnh Bắc Giang, kết thúc năm 2019, theo kết quả thống kê, toàn tỉnh

Bắc Giang còn hơn 23,1 nghìn hộ nghèo (chiếm 5,01%)!, trên cơ sở đường lối

của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về XĐGN cho người dân nghèo,

chính quyền các cấp đã ban hành các văn bản và triển khai thi hành chính sách

này Nhìn chung, đã đạt được một số kết quả nhất định, góp phần nâng cao

trách nhiệm, ý thức của cộng đồng và xã hội trong việc thực thi chính sách

XDGN Nhưng công tác thực hiện các chính sách còn bộc lộ nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển bền vững

Chính vì vậy cần được tiếp tục nghiên cứu, đề ra các giải pháp hoàn thiện chính

sách về vấn đề này Góp phần nâng cao hiệu quả công tác áp dụng các chính

sách vào thực tế, Xuất phát từ tình hình nói trên, tác giả chọn đề tài “Pháp luật

về trợ giúp xã hội đối với hộ nghèo từ thực tiễn tại tỉnh Bắc Giang ” làm luận

' htps://baodansinh.vn/bac-giang-ty-le-ho-ngheo-con-; Ngày 21/3/2020

Trang 8

văn thạc sĩ, với mong muốn góp phần hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả áp dụng trong thực tế của đề tài Vì đây là một nội dung khá mới, các tài liệu nghiên cứu trong nước chưa nhiều nên việc tìm hiểu và nghiên cứu quy định

của chính sách pháp luật cũng như thực tiễn là cần thiết để hoàn thiện trong

thực tế,

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Các công trình khoa học nghiên cứu về người nghèo, hộ nghèo và chính sách với họ khá nhiều ở Việt Nam Các nghiên cứu này tiếp cận dưới nhiều góc

độ: kinh tế, xã hội, pháp lý, an sinh, chính sách

- Về công trình là luận văn thạc sĩ có: Đề tài luận văn Thạc sĩ Chính sách

công “Chính sách giảm nghèo bên vững từ thực tiễn Quận Liên Chiểu, Thành pho Da Nang” cia Mai Tan Tuan, Học viện Khoa học xã hội, năm 2018; Đề tài luận văn Thạc sĩ quản lý kinh tế “Giảm nghèo bồn vững trên địa bàn tỉnh

Hà Giang” của Phạm Ngọc Dũng; Luận văn: Pháp luật về bảo trợ xã hội từ thực tiễn tinh Dak Lak của Hoàng Xuân Hòa, Học viện Hành chính quốc gia,

năm 2017; Luận văn: Trợ giip pháp ly cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đặng Lâm Bích, năm 2015 luận

văn Pháp luật trợ giúp xã hội từ thực tiễn quận Phú Nhuận thành phố Hồ Chí

Minh của tác giả Đổ Hải, Học viện Khoa học xã hội năm 2018 Pháp luật trợ giúp xã hội và thực tiễn huyện Kim Bôi,tỉnh Hòa Bình của TS Bùi Quang Hòa của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2019

- Về bài viết tạp chí khoa học có: Thành công và bắt cập Trong chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên, Nguyễn Đức Chiện, Tạp chí Nghiên cứu Lập

pháp, tháng 4/2012; Thực trạng thực hiện chính sách trợ giúp xã hội và giải

pháp đổi mới giai đoạn tới, TS Nguyễn Trọng Đàm, thứ trưởng bộ LĐTBXH,

Tạp chí Lao động và Xã hội, tháng 8/2016; Bài viết: 7hực trạng và kiến nghị

hoàn thiện pháp luật về trợ giúp xã hội đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt,

Th.s Tô Đức, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, tháng 6/2016; Bài viết: Xây dựng hệ thống trợ giúp xã hội toàn diện có khả năng ứng phó với rúi ro, TS Nguyễn Hải Hữu, Trang thông tin của Hội đồng lý luận Trung ương, tháng 9/2019; Bài

Trang 9

viết: Nhận thức của người dân, đặc biệt là đối tượng yếu thế về trợ giúp pháp lý và giải pháp nâng cao nhận thức về trợ giúp pháp lÿ của người dân, Bình

An, http://trogiupphaply.gov.vn/, Thang 11/2019

Những công trình nghiên cứu, các bài viết trên ít nhiều đều đề cập đến vấn đề áp dụng pháp luật XĐGN ở nước ta dưới mọi góc nhìn của đời sống KTXH Tuy nhiên, công trình nghiên cứu triển khai trực tiếp về nội dung hoạt động TGXH với người nghèo còn khiêm tốn Xong các công trình nghiên cứu nói

trên là nguồn tài liệu hữu ích cho tác giả thực hiện luận văn của mình

3 Mục đích nghiên cứu

Thông qua hoạt động nghiên cứu, tác giả mong muốn cung cấp cho người đọc một cách tổng thẻ các quy định cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật TGXH với hộ nghèo Trên cơ sở đó, nghiên cứu thực trạng về việc thực hiện các quy định của pháp luật áp dụng pháp luật TGXH với hộ nghèo, đề có thể đánh giá được mức độ tham gia trong hoạt động này của địa phương Đồng thời, thực tế vai trò áp dụng pháp luật TGXH với hộ nghèo Qua đó, đánh giá tình hình áp dụng các quy định của pháp luật trợ giúp xã hội với hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói riêng và cả nước nói chung Đồng thời dựa vào thực trạng đó để nghiên cứu về nguyên nhân từ đó đưa ra những giải pháp để tháo gỡ vướng mắc

còn tổn tại

Để có thé dat được mục đích đặt ra khi nghiên cứu đề tài, đòi hỏi đề tài

phải giải quyết các vấn đề sau:

Đề tài có nhiệm vụ hệ thống hóa những vấn đề có tính khái quát chung về vấn đề hộ nghèo, các chính sách đã được quy định, nội dung và vai trò trong hoạt động áp dụng về hoạt động TGXH với hộ nghèo ở nước ta trong giai đoạn

hiện nay

Nghiên cứu về thực tiễn pháp luật TGXH với hộ nghèo trên địa bàn

huyện tỉnh Bắc Giang Qua đó, tìm hiểu các thành tựu, hạn chế và các nguyên nhân của hoạt động áp dụng trong thực tế

Đề xuất những giải pháp nâng cao vai trò áp dụng pháp luật TGXH với hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói riêng trong giai đoạn hiện nay

Trang 10

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tợng nghiên cứu

Pháp luật về TGXH với hộ nghẻo và thực trạng thực thi quy định pháp luật TGXH với hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian gần đây 4.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn được xác định giới hạn nghiên cứu như sau: Nghiên cứu cac hệ thông quy phạm phap sluaatj về trợ giúp xã hội ở Việt Nam và so sánh với các qui phạm

pháp luật trước đó Những nghiên cứu của luậ văn được hướng tới hệ thống qui phạm

pháp luật điều chỉnh hoạt động TGXH

- Về mặt thời gian: Từ Năm 2016 đến năm 2020

- Địa bàn nghiên cứu: Tỉnh Bắc Giang

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu và mục đích nghiên cứu, luận

văn được tiếp cận phương pháp luận của chủ nghĩa Mac- Leenin trong việc giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu Đối với từng nội dung cụ thể, đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh

luật học và phương pháp lịch sử

Các phương pháp mà tác giả sử dụng dé nghiên cứu đề tài bao gồm: Phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, so sánh, thống kê

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn,

tạo một cái nhìn sâu hơn, rộng hơn về hoạt động áp dụng pháp luật TGXH với

hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đáp ứng với yêu cầu trong công cuộc cải cách nền KTXH ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

Bên cạnh đó, thông qua quá trình nghiên cứu và những kết quả đã đạt được thì luận văn có ý nghĩa trong việc làm sáng tỏ cả về phương diện lý luận

Trang 11

luật TGXH với hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang cũng như những chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra

Đồng thời, điểm mới của luận văn chính là trên cơ sở nghiên cứu, tham

khảo các công trình khoa học, bài viết nghiên cứu có liên quan thì luận văn đã tiến hành phân tích, tổng hợp, đưa ra dẫn chứng từ đó rút ra kết luận về sự phù hợp của các quy định pháp luật trong áp dụng pháp luật TGXH với hộ nghèo hiện tại cũng như tương lai Đối với các nhà hoạch định chính sách, các nhà

ban hành pháp luật, các cơ quan thực thi pháp luật, phát hiện của đề tài về

những tồn tại của pháp luật, những vướng mắc trong quá trình thực thi cũng

như các kiến nghị nêu ra có thẻ được xem là sự đánh giá, là ý kiến đóng góp được

cân nhắc kĩ lưỡng, góp phần trong công tác chuyên môn, trong công tác áp dụng pháp luật TGXH với hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nói riêng và cả nước nói chung trong giai đoạn hiện nay

7 Kết cầu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung

của luận văn gồm 3 chương

Chương I: Khái quát chung về hộ nghèo và pháp luật trợ giúp xã hội với hộ nghèo

Chương 2: Pháp luật về trợ giúp xã hội với hộ nghèo và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016-2020

Trang 12

CHUONG 1

KHÁI QUÁT CHUNG VẺ HỘ NGHÈO VÀ PHÁP LUẬT TRỢ GIÚP

XÃ HỘI VỚI HỘ NGHÈO

1.1 Khái quát chung về hộ nghèo

1.1.1 Khái niệm hộ nghèo

Nghèo đói là một vấn đề kinh tế xã hội phức tạp, đa phương diện và không thuần tuý là vấn đề kinh tế cho dù thước đo của nó trước hết và chủ yếu dựa

trên thước đo về kinh tế Nghèo không chỉ phản ánh sự thiếu ăn, thiếu mặc,

thiếu phương tiện sản xuất và sinh hoạt mà còn phản ánh sự thiệt thòi trên

bình diện sức khoẻ, giáo dục, địa vị xã hội

Nghèo diễn tả sự thiếu cơ hội đề có thể sống một cuộc sông tương ứng với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định Thước đo các tiêu chuẩn này và các nguyên nhân dẫn đến nghèo nàn thay đổi tùy theo địa phương và theo thời gian Tổ

chức Y tế Thế giới định nghĩa nghèo theo thu nhập Theo đó một người là nghèo

khi thu nhập hàng năm ít hơn một nửa mức thu nhập bình quân trên đầu người hang nam (Per Capita Incomme, PCI) của quốc gia

Theo quan điểm của WB cho rằng: Nghèo là tình trạng thiếu thốn ở nhiều

phương diện Thu nhập hạn chế hoặc thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để

đảm bảo tiêu dùng trong những lúc khó khăn và dễ bị tổn thương trước những

đột biến bắt lợi, ít có khả năng truyền đạt nhu cầu và những khó khăn tới những

người có khả năng giải quyết, ít được tham gia vào quá trình quyết định, cảm giác bị sỉ nhục, không được người khác tôn trọng đó là những khía cạnh của

nghèo?

Ngoài ra, tại Hội nghị về xoá đói, giảm nghèo khu vực châu Á - Thái Bình

Dương do ESCAP tổ chức tháng 9/1993 tại Băng Cốc (Thái Lan), Uỷ ban kinh

tế - xã hội châu Á - Thái Bình Dương đã đưa ra khái niệm nghèo như sau: Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn những

nhu cầu cơ bản của con người (ăn, mặc, ở, nhu cầu văn hoá, y tế, giáo dục và ? World Bank (2004), Đói nghèo và bắt bình đẳng ở Việt Nam

Trang 13

giao tiếp ) để duy trì cuộc sống, mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận

Khái niệm nghèo còn được hiểu theo hai nghĩa: Nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối

Để có một cái nhìn tổng quan về các vấn đề của các nước đang phát triển, Robert McNamara, khi là giám đốc của Ngân hàng Thế giới, đã đưa ra

khái niệm nghèo tuyệt đối Ông định nghĩa khái niệm nghèo tuyệt đối như

ji ld song ở ranh giới ngoài cùng của tôn tại

sau: “Nghèo ở mức độ tuyệt

Những người nghèo tuyệt đối là những người phải đầu tranh để sinh tần trong các thiếu thôn tôi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mắt phẩm cách vượt quá sức tưởng tượng mang dấu ân của cảnh ngộ may mắn của giới trí thức chúng ta.” Ngân hàng Thế giới xem thu nhập 1 đô la Mỹ/ngày theo sức mua tương đương của địa phương so với (đô la thế giới) đề thỏa mãn nhu cầu sống như là chuẩn tổng quát cho nạn nghèo tuyệt đối Trong những bước sau đó các trị ranh giới nghèo tuyệt đối (chuẩn) cho từng địa phương hay từng vùng được xác định, từ 2 đô la cho khu vực Mỹ La tỉnh và Carribean đến 4 đô la cho những nước Đông Âu cho đến 14,40 đô la cho những nước công nghiệp (Chương

trình Phát triển Liên Hiệp Quốc 1997)

Trong những xã hội được gọi là thịnh vượng, nghèo được định nghĩa dựa vào hoàn cảnh xã hội của cá nhân Nghèo tương đối có thể được xem như là

việc cung cấp không đầy đủ các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho những người thuộc về một số tầng lớp xã hội nhất định so với sự sung túc của xã hội đó Nghèo tương đối có thể là khách quan, tức là sự hiện hữu không phụ thuộc vào cảm nhận của những người trong cuộc Người ta gọi là nghèo tương đối chủ quan khi những người trong cuộc cảm thấy nghèo không phụ thuộc vào sự

xác định khách quan Bên cạnh việc thiếu sự cung cấp vật chất (tương đối), việc

3 Hội nghị về xoá đói, giảm nghèo khu vực châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tháng 9/1993 tại Băng Cốc (Thái Lan), Uỷ ban kinh tế - xã hội châu Á - Thái Bình Duong

Trang 14

thiếu thốn tài nguyên phi vật chất ngày càng có tầm quan trọng hơn Việc nghèo đi về văn hóa-xã hội, thiếu tham gia vào cuộc sống xã hội do thiếu hụt tài chính

một phần được các nhà xã hội học xem như là một thách thức xã hội nghiêm

trọng

Ranh giới cho nạn nghèo tương đối dựa vào nhiều số liệu thống kê khác nhau cho một xã hội Một con số cho ranh giới của nạn nghèo được dùng trong chính trị và công chúng là 50% hay 60% của thu nhập trung bình Vì thế từ năm 2001 trong các nước thành viên của Liên minh châu Âu những người được coi là nghèo khi có ít hơn 60% trung bình của thu nhập ròng tương đương Lý luận của những người phê bình cho rằng con số này trên thực tế cho biết rất ít về chuẩn mực cuộc sống của con người Những ai hiện tại có ít hơn 50% của thu nhập trung bình thì cũng vẫn có ít hơn 50% của trung bình khi tất cả các thu nhập đều tăng gấp 10 lần Vì thế những người đó vẫn còn là nghèo tương

đối Và khi những người giàu bỏ đi hay mắt tiền của thì sẽ giảm trung bình của

thu nhập đi và vì thế làm giảm thiểu nghèo tương đối trong một nước Ngược lại nghèo tương đối sẽ tăng lên khi một người không nghèo có thé tăng được thu nhập ngay cả khi những người có thu nhập khác vẫn không có thay đồi Người ta còn phê bình là ranh giới nghèo trộn lẫn vần đề nghèo với vân đề phân bố thu nhập Vì một sự phân chia rõ ràng giữa nghèo và giàu trên thực tế không, có nên khái niệm ranh giới nguy cơ nghèo cũng hay được dùng cho ranh giới nghèo tương đối

Ngược với ranh giới nghèo tương đối, các phương án tính toán ranh giới nghèo tuyệt đối đã đứng vững Các ranh giới nghèo tuyệt đối được tính toán một cách phức tạp bằng cách lập ra những giỏ hàng cần phải có để có thể tham

gia vào cuộc sống xã hội

Các ranh giới nghèo tương đối và nghèo tuyệt đối đều không có thể xác

định được nếu như không có trị số tiêu chuẩn cho trước Việc chọn lựa một con

số phần trăm nhất định từ thu nhập trung bình và ngay cả việc xác định một giỏ hàng đều không thể nào có thê được giải thích bằng các giá trị tự do Vì thế mà chúng được quyết định qua những quá trình chính trị

Trang 15

Thực tế cho thấy sử dụng tiêu chí thu nhập để đo lường nghèo đói là không đầy đủ Về bản chất, đói nghèo đồng nghĩa với việc bị khước từ các quyền cơ

bản của con người, bị đầy sang lề xã hội chứ không chỉ là thu nhập thấp Có nhiều nhu cầu tối thiểu không thẻ đáp ứng bằng tiền Nhiều trường hợp không

nghèo về thu nhập nhưng lại khó tiếp cận được các dịch vụ cơ bản về y tế, giáo dục, thông tin Mặc dù một số hộ không có tên trong danh sách hộ nghèo nhưng lại thiếu thốn các dịch vụ y tế, nước sạch, ở vùng sâu vùng xa học sinh phải học trong những căn nhà lá đơn sơ, bốn bề gió lùa Do đó, nếu chỉ dùng thước đo duy nhất dựa trên thu nhập hay chỉ tiêu sẽ dẫn đến tình trạng bỏ sót đối tượng nghèo, dẫn đến sự thiếu công bằng, hiệu quả và bền vững trong thực thi các

chính sách giảm nghèo!

Người ta còn khái niệm nghèo thông qua định nghĩa tình trạng sống Cái gọi là định nghĩa tình trạng sống lưu ý đến những khía cạnh khác ngoài thu

nhập khi định nghĩa "nghèo con người", thí dụ như cơ hội đào tạo, mức sống,

quyền tự quyết định, ôn định về luật lệ, khả năng ảnh hưởng đến những quyết

định chính trị và nhiều khía cạnh khác Chương trình Phát triển Liên Hiệp

Quốc cũng đã đưa ra chỉ số phát triển con người (tiếng Anh: juman development index-HDI) Các chỉ thị cho HDI bao gồm tuổi thọ dự tính vào

lúc mới sinh, tỷ lệ mù chữ, trình độ học vấn, sức mua thực trên đầu người và

nhiều chỉ thị khác Trong "Báo cáo phát triển thế giới 2000" Ngân hàng Thế

giới đã đưa ra bên cạnh các yếu tố quyết định khách quan cho sự nghèo là những, yếu tố chủ quan như phẩm chat va ty trong

Ở Việt Nam, qua nhiều thập niên, cách đo lường và đánh giá nghèo chủ yếu thông qua thu nhập Chuẩn nghèo được xác định dựa trên mức chỉ tiêu đáp ứng những nhu cầu tối thiểu và được quy thành tiền Nếu người có thu nhập

thấp dưới mức chuẩn nghèo thì được đánh giá thuộc diện hộ nghèo Đây chính

4 “Nghéo đa chiều ở Việt Nam: Một số vấn để chính sách và thực tiễn”, PGS.TS Đặng Nguyên Anh,

Trang 16

là chuẩn nghèo đơn chiều do Chính phủ quy định Tuy nhiên, chuân nghèo hiện nay của Việt Nam được đánh giá là thấp so với thế giới Trên thực tế, nhiều hộ dân thoát nghèo nhưng mức thu nhập vẫn nằm cận chuẩn nghèo, do đó số lượng

hộ cận nghèo vẫn rất lớn, tỷ lệ tái nghèo còn cao

Hộ nghèo là một khái niệm gắn với kết cầu gia đình theo hôn nhân, huyết thống mà trong đó các thành viên trong gia đình đều trong tình trạng của khái niệm nghèo nói trên

Ở Việt Nam, theo quy định hiện hành thì: “H6 nghéo la hộ được cấp có

thẳm quyên phê duyệt theo tiêu chí quy định tại Quyết định số 09/2011/OD- TTg ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành

chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 và Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020.”Š

1.1.2 Nguyên nhân nghèo ở Việt Nam

Trên thế giới có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh việc xác định nguyên nhân của đói nghèo Trên thực tế không có một nguyên nhân biệt lập, riêng rẽ dẫn tới đói nghèo nhất là đói nghèo trên diện rộng, có tính chất xã hội Nó cũng

không phải là nguyên nhân thuần tuý về mặt kinh tế hoặc do thiên tai địch hoạ

Ở đây nguyên nhân của tình trạng đói nghèo là có sự đan xen, thâm nhập vào nhau của cái tất yếu lẫn cái ngẫu nhiên, cái cơ bản và cái tức thời, cả nguyên

nhân sâu xa lẫn nguyên nhân trực tiếp, tự nhiên lẫn kinh tế -xã hội Tóm lại

nguyên nhân đói nghèo trên thế giới bao gồm những nguyên nhân chủ yếu sau:

- Sự khác nhau về của cải (những chênh lệch lớn nhất trong thu nhập là do

những sự khác nhau về sở hữu tài sản)

- Sự khác nhau về khả năng cá nhân

- Sự khác nhau về giáo dục đào tạo

Trang 17

'Và một số nguyên nhân khác như: Chiến tranh, thiên tai địch hoạ, rủi ro Ở Việt Nam hiện nay, nghèo là do nền kinh tế đang trong quá trình chuyền

đổi từ nền kinh tế lạc hậu kém phát triển sang nền kinh tế phát triển hiện đại

Nền kinh tế nước ta ở trình độ kém phát triển, lực lượng sản xuất tồn tại ở nhiều thang bậc khác nhau nên còn tồn tại đan xen nhiều trình độ sản xuất khác nhau,

dẫn đến sự giàu nghèo khác nhau trong các tầng lớp dân cư Như vậy, ở góc độ nước nghèo, giảm nghèo ở nước ta là từng bước thực hiện quá trình chuyển từ

trình độ sản xuất kém phát triển, sang trình độ sản xuất hiện đại Ở góc độ

người nghèo, giảm nghèo là quá trình tạo điều kiện giúp đỡ người nghèo có cơ

hội tiếp cận các nguồn lực của sự phát triển, trên cơ sở đó từng bước thoát ra

khỏi tình trạng nghèo

Ở Việt nam nguyên nhân chính gây ra đói nghèo có thẻ phân theo 3 nhóm:

- Nhóm nguyên nhân điều kiện tự nhiên: khí hậu khắc nghiệt, thiên tai, bão lụt, hạn hán, sâu bệnh, đất đai cần cỗi, địa hình phức tạp, giao thông khó

khăn đã và đang kìm ham san xuất, gây ra tình trạng đói nghèo cho cả một

vùng, khu vực

- Nhóm nguyên nhân chủ quan của người nghèo: thiếu kiến thức làm ăn,

thiếu vốn, đông con, thiếu lao động, không có việc làm, mắc các tệ nạn xã hội, lười lao động, ốm đau, rủi ro

- Nhóm các nguyên nhân thuộc về cơ chế chính sách: Thiếu hoặc không

đồng bộ về chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu vực khó khăn,

chính sách khuyến khích sản xuất, vốn tín dụng, hướng dẫn cách làm ăn,

khuyến nông,lâm, ngư,chính sách trong giáo dục đào tạo, yté, giải quyết đất

đai, định canh định cư, kinh tế mới và nguồn lực đầu tư còn hạn chế

Kết quả điều tra về xã hội học cho thấy:

- Thiếu vốn: 70-90% tổng số hộ được điều tra

- Đông con: 50-60% tổng số hộ được điều tra

- Rui ro, ốm đau: 10-15% tong số hộ được điều tra

~ Thiếu kinh nghiệm làm ăn: 40-50% tổng số hộ được điều tra

Trang 18

- Neo đơn, thiếu lao động: 6-15% tổng số hộ được điều tra - Lười lao động, ăn chơi hoang phí: 5-6% tổng số hộ được điều tra

- Mắc tệ nạn xã hội: 2-3% tổng số hộ được điều tra

Xác định nguyên nhân nghèo ở Việt Nam có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đê xuât các kiên nghị nhăm hoàn thiện pháp luật, chính sách trong lĩnh vực này 1.1.3 Ý nghĩa của xóa nghèo, giảm nghèo Nghèo không chỉ là vấn đề của riêng những người rơi vào cảnh đói nghèo,

mà còn là một vấn đề xã hội lớn, cần tới sự quan tâm của toàn xã hội Bởi vì

nghèo có thể gây ra những tác động tiêu cực cả về mặt kinh tế và xã hội sâu sắc: Nghèo gây suy thoái kinh tế; gia tăng tội phạm xã hội; tăng dịch bệnh do không đủ sức khỏe chống chọi với bệnh tật; gây bất ổn định chính trị thậm chí

dẫn tới nội chiến, chiến tranh; làm tăng sự phân biệt đối xử giữa người nghèo

và người giàu; làm giảm tuổi thọ của con người Những hậu quả này còn có tính chất xoay vòng, làm cho người nghèo đã nghèo càng nghèo thêm

Một xã hội muốn phát triển bền vững thì một trong những yếu tố quan trọng đó là phải quan tâm đến tất cả mọi thành viên trong xã hội của mình Vì ¡ ngày nay

đặt ra và tổ chức thực hiện Với mục đích của ASXH là tạo ra hệ thống các tắm

vậy mục tiêu vì con người đã được tất cả các quốc gia trên thế g

lưới bảo vệ cho các thành viên xã hội, vai trò của xóa nghèo, giảm nghèo đối

với ASXH là rất quan trọng: xóa nghèo, giảm nghèo góp phần đảm bảo an sinh xã hội bền vững Điều đó được thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau:

- Xóa nghèo, giảm nghèo là một phần quan trọng nằm trong chính sách

ASXH của mỗi quốc gia Cùng với BHXH, cứu trợ xã hội và ưu đãi xã hội các chương trình xóa nghèo, giảm nghèo tạo ra một tắm lưới toàn điện bảo vệ cho

các thành viên trong xã hội Nếu như BHXH hướng tới đối tượng là người lao

động, cứu trợ xã hội hướng tới những người khó khăn và bị tổn thương trong cuộc sống, ưu đãi xã hội hướng tới những người có công với đất nước thì xóa nghèo, giảm nghèo hướng tới một diện bảo vệ quan trọng dễ bị tổn thương nhất trong cuộc sống đó là tất cả những người nghèo

Trang 19

- X6a nghèo, giảm nghèo góp phần bảo đảm ASXH một cách lâu dài va bền vững Mặc dù BHXH là một chính sách ASXH lớn, nhưng thực tế cho thấy

đối tượng được hưởng lợi từ BHXH chủ yếu là các tầng lớp dân cư có thu nhập

bậc trung chứ không phải người nghèo Còn với chính sách cứu trợ xã hội, mặc dù người nghèo là một trong những diện được hưởng nhiều, nhưng các trợ giúp này (trừ một số trợ cấp dài hạn) thường có tính tức thì và ngắn hạn Vì vậy, xóa nghèo, giảm nghèo được coi là giải pháp có tính lâu dài và bền vững, giúp người nghèo thoát nghèo, tự đảm bảo cho cuộc sóng của mình, góp phần tạo ra mang lưới an sinh toàn điện cho mỗi quốc gia

- Xóa nghèo, giảm nghèo xét về lâu dài, góp phần làm giảm gánh nặng cho hệ thống ASXH thông qua việc thu hẹp đối tượng cần trợ cấp ASXH Khi tỉ lệ người nghèo giảm xuống tất yếu sẽ có ít người hơn cần tới sự trợ giúp của chính sách ASXH Vì vậy gánh nặng chỉ tiêu cho các trợ cấp ASXH sẽ được giảm xuống

- Xóa nghèo, giảm nghèo tạo điều kiện cho chính sách ASXH tăng chất

lượng hoạt động thông qua việc tăng mức trợ cấp ASXH Khi đói nghèo giảm và xã hội giàu có hơn, các quỹ ASXH sẽ đổi dào hơn trong khi đối tượng cần trơ cấp ASXH cũng giảm Vì vậy người nghèo nói riêng và những người gặp

khó khăn nói chung có điều kiện để nhận mức trợ cấp ASXH tốt hơn Đó là những lí do chính để khẳng định xóa nghèo, giảm nghèo là nhân tố

góp phần đảm bảo an sinh xã hội bền vững Từ đó giúp đất nước hướng tới phát

triển một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh

1.2 Khái niệm và vai trò của pháp luật trợ giúp xã hội với hộ nghèo 1.2.1 Khái niệm pháp luật trợ giúp xã hội với hộ nghèo

TGXH ra đời cùng với sự hình thành và phát triển của xã hội loài người Ngay từ khi chưa có Nhà nước, các cá nhân trong gia đình và cộng đồng đã tìm cách hỗ trợ, giúp đỡ cho những nhóm người có hoàn cảnh đặc biệt và các thành viên của mình khi gặp rủi ro Dân tộc ta có truyền thông “lá lành đùm lá rách;

14 rach it dum lá rách nhiều ”, “tương thân, tương ái”, “bầu ơi thương lấy bí cùng” nên luôn có ý thức chia sẻ trách nhiệm của cộng đồng, xã hội đối với

Trang 20

những trẻ em kém may mắn, gặp rủi ro về sức khỏe, về điều kiện sóng Đây là truyền thống nhân văn, nhân ái của dân tộc với sự chia sẻ trách nhiệm xã hội

của cộng đồng

Trong điều kiện ở nước ta, TGXH là sự giúp đỡ của Nhà nước và cộng

đồng đối với những cá nhân, gia đình hoặc nhóm xã hội yếu thế, bị tổn thương

nhằm bảo đảm thực hiện các quyền cơ bản của công dân, đạt được mức sống tối thiểu và ồn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng TGXH đối với người nghèo, hộ nghèo là sự đảm bảo của Nhà nước và cộng đồng về các điều kiện

sinh sống thiết yếu bằng các hình thức và biện pháp khác nhau đối với các hộ

gia đình đủ điều kiện là hộ nghèo nhằm giúp đỡ, hỗ trợ họ thốt khỏi hồn cảnh

nghèo đói

Công cụ hữu hiệu nhất để Nhà nước thực hiện các hoạt động TGXH là ban hành và bảo đảm thực hiện các quy phạm pháp luật về TGXH Pháp luật về TGXH đối với hộ nghèo là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước

ban hành hoặc thừa nhận điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực

tô chức và thực hiện TGXH đối với hộ nghèo nhằm giảm bớt những khó khăn,

bảo đảm thực hiện quyền TGXH, đạt được mức sống tối thiểu và ổn định cuộc

sống, hòa nhập cộng đồng, có cơ hội thoát cảnh nghèo, đói

Pháp luật về TGXH đối với hộ nghèo điều chỉnh các quan hệ xã hội diễn

ra trong quá trình cung cấp các biện pháp công cộng, trợ giúp vật chát, tỉnh thần cho hộ nghèo Xuất phát từ tính chất của các quan hệ xã hội do pháp luật về TGXH đối với hộ nghèo điều chỉnh, Nhà nước sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp, trong đó có hai phương pháp chủ yêu thường dùng là phương pháp mệnh lệnh và phương pháp tùy nghi

Pháp luật về TGXH đối với hộ nghèo ghi nhận, khẳng định quyền được

bảo đảm an sinh xã hội của hộ nghèo; phản ánh, thể hiện chính sách xã hội của

Nhà nước trong từng thời kỳ phát triển của đất nước và là công cụ góp phần

Trang 21

1.2.2 Vai trò của pháp luật trợ giúp xã hội với hộ nghèo

Trên phương diện lý luận và thực tiễn thì các chính sách, pháp luật TGXH

với hộ nghèo có vai trò sau:

Một là, pháp luật TGXH với hộ nghèo thông qua việc thực hiện các chính sách của Nhà nước góp phần giúp xóa đói, giảm nghèo cho người dân Người dân được đảm bảo về vấn đề phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo được quyền và lợi ích phát triển các vùng miền được thực hiện một cách cụ thé Thông qua các quy định trong lĩnh vực này Nhà nước để người dân có thể tiếp cận nâng cao chất lượng, cuộc sống của người dân nói chung ở Việt Nam

Hai là, pháp luật TGXH với hộ nghèo có vai trò, ý nghĩa quan trọng, góp phần trong việc đảm bảo thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuân về phục vụ tốt cho việc chăm sóc sức khỏe, tỉnh thần, vật chất cho người dân, sự phát triển của đất nước và xã hội của mỗi quốc gia Bằng việc quy định cụ thể điều kiện bảo

đảm pháp luật TGXH với hộ nghèo để người nghèo có thể tiếp cận các quy

định của luật và văn bản hướng dẫn thi hành có vai trò không thẻ thay thế được

trong việc đảm bảo thực hiện các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn phát triển nền KTXH, nâng cao chất lượng cuộc sống nói chung ở nước ta hiện nay

Ba là, đỗi với xã hội thì pháp luật TGXH với hộ nghèo có vai trò to lớn đối với tăng cường năng lực cho người dân dé họ có thể tự vươn lên làm chủ cuộc sống vật chát và tinh thần, để người nghèo không thể mãi là người nghèo

và người nghèo hoàn toàn có khả năng tự thoát nghèo khi có sự hỗ trợ, tạo cơ

hội của cộng đồng và xã hội

Bốn là, hoạt động quản lý nhà nước về pháp luật TGXH với hộ nghèo có

tác động đến KTXH Việt Nam là một nước nông nghiệp, có nhiều dân tộc, đời

sống của người dân nghèo rất khó khăn nên việc tiếp cận chính sách trợ giúp

còn rất quan trọng, ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa chính trị, xã hội rất

quan trọng

Năm là, pháp luật TGXH với hộ nghèo có vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của xã hội về vân đẻ chất lượng cuộc sông Những quy định

về chính sách, chế độ TGXH với hộ nghèo có vai trò trong việc giáo dục, truyền

Trang 22

thông về trách nhiệm xã hội từ đó góp phần nâng cao nhận thức của xã hội về vân đề chính sách, pháp luật TGXH với hộ nghèo vốn dĩ rất quan trọng trong

Trang 23

Kết luận chương 1

Pháp luật TGXH với hộ nghèo là một chế định pháp lý quan trọng, là cơ

sở cần thiết trong việc thiết lập và hoàn chỉnh một hệ thống pháp luật về phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay Việc xác định đặc điểm, tính tất yếu, những

yếu tố đảm bảo trong việc hoạt động xóa nghèo, giảm nghèo trong lĩnh vực này sẽ hỗ trợ một phần lớn trong việc thiết lập các quy phạm pháp luật chặt chẽ nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật về ASXH tại Việt Nam Đây là nhiệm vụ quan trọng đối với nước ta trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đảm bảo hài hoà giữa phát triển kinh tế giữa các vùng miền Đồng thời, còn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thẻ khi tham gia vào quan hệ xã hội trong lĩnh vực ASXH Góp phần quan trọng trong hoạt động phát triển kinh tế trong khu vực và trên thế giới Cùng với thời gian thì những quy định về xóa nghèo, giảm nghèo với hộ nghèo đã được thay đổi nhằm phù hợp hơn

với sự phát triển KTXH ở nước ta Qua đó, đảm bảo hoạt động thực hiện pháp

luật là quá trình đưa pháp luật vào đời sống, áp dụng những quy định trong văn bản vào hiện thực, góp phần đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật Chương

1 đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản của đề tài như:

- Một là, tổng hợp các nhận thức chung về hộ nghèo và xóa nghèo, giảm nghèo, nguyên nhân nghèo

- Hai là, nghiên cứu khái niệm, vai trò pháp luật TGXH với hộ nghèo

Khẳng định tính tất yếu khách quan của công tác quản lý nhà nước và thẻ hiện

Trang 24

CHUONG 2

THUC TRANG PHAP LUAT VE TRO GIUP XA HOI VOI HO

NGHEO VA THUC TIEN AP DUNG TREN DIA BAN TINH BAC

GIANG GIAT DOAN 2016-2020

2.1 Thực trạng pháp luật liên quan đến trợ giúp xã hội với hộ nghèo 2.1.1 Hệ thống văn bản pháp luật xác định hộ nghèo

Vấn đề về xóa nghèo, giảm nghèo hiện nay đã và đang được nhà nước ta

quan tâm, chú trọng trong giai đoạn xây dựng và phát triển hiện nay Hiện nay,

hầu hết quốc gia trên thế giới đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về lĩnh vực này một cách hoàn chỉnh nhất Có thể kể đến hệ thống văn bản pháp luật của một số quốc gia láng giềng của nước ta như Trung Quốc Những quy định về hoạt động quản lý nhà nước đối với pháp luật TGXH với hộ nghèo đã

đáp ứng, thậm chí vượt qua nhiều các tiêu chuẩn nhằm phục vụ cho quá trình

xây dựng các đất nước trong giai đoạn hiện nay Đối với vấn đề về xóa nghèo,

giảm nghèo đã và đang trở thành vái nhận được nhiều quan tâm của các cơ quan NN có thâm quyền và toàn xã hội Nhận thức được tầm quan trọng của lĩnh vực này, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước cũng như điều chỉnh hiệu quả các quan hệ xã hội phát sinh thì pháp luật ngày càng được sửa đổi, bồ sung

một cách hoàn thiện hơn, trong đó có nội dung pháp luật TGXH với hộ nghèo

Cùng với Hiến pháp, các văn bản luật cũng quy định theo hướng ngày càng hoàn thiện và phù hợp hơn về nội dung quản lý nhà nước ngân sách nhà nước, đáp ứng với yêu cầu chính trị, quá trình xây dựng kinh tế - xã hội ở nước

ta trong tình hình mới, cụ thể như sau:

- Quyết định số 754/QĐ-TTg ngày 18/6/2007 về việc thành lập Ban chi

đạo quốc gia giảm nghèo

- Quyết định số 13/QĐ-BCĐGN ngày 06/12/2007 quy định về quy chế

hoạt động của Ban chỉ đạo quốc gia giảm nghèo

Trang 25

- Théng tu 04/2007/TT-BLDTBXH ngay 28/2/2007 hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo hàng năm

-Thông tư liên tịch số 102/2007/TTLT/BTC-BLĐTBXH ngày

20/8/2007 về hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với một số dự án của

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo

- Quyết định 1053/2007/QĐÐ-BLĐTBXH ngày 23/7/2007 quy định khung theo dõi, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010

- Quyết định 23/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 5/10/2007 quy định hệ thống

chỉ tiêu, theo dõi, giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010

- Quyết định 134/2004/ QĐ-TTg ngày 20/7/2004 quy định chính sách

hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu

số, đời sống khó khăn

- Quyết định 167/2008/ QĐ-TTg ngày 12/12/2008 về chính sách hỗ trợ hộ

nghèo về nhà ở và an sinh xã hội

- Nghị quyết 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 về định hướng giảm nghèo bền

vững thời kỳ 2011-2020

- Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Thủ tướng Chính quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chỉ phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021

~ Nghị định 20/2021 /NĐ-CP chính sách trợ giúp xxa hội

- Thông tư liên tịch s6 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/03/2016 đã hướng dẫn cụ thể: Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phô thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo được miễn học phí

- Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02 tháng 09 năm 2016 của Thủ tướng

Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững,

Trang 26

- Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng

đồng bào dân tộc và miền núi (CT 135-II) (Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg

ngày 10/01/2006)

- Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo giai đoạn 2006-2010

(CTMTQG-GN) (Quyết định só 20/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007) Chương

trình giảm nghèo nhanh và bền vững cho 62 huyện nghèo (Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008)

Trong những năm qua nước ta tồn tại song song một só phương pháp xác

định chuẩn nghèo phục vụ mục đích khác nhau Đó là cách xác định chuẩn

nghèo của Chính phủ do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố và chuẩn nghèo của Tổng cục Thống kê và Ngân hàng Thế giới

* Cách xác định đường nghèo của Tổng cục Thống kê và Ngân hàng Thế giới - Chuẩn nghèo lương thực, thực phẩm được xác định là chỉ phí cần thiết mua rồ lương thực, thực phẩm cung cấp đủ lượng Kecalo tiêu dùng bình quân I người 1 ngày (2.100 Kcalo) Năm 1998 chuẩn nghèo lương thực, thực phẩm được xác định là 1.287 ngàn đồng/người/năm

- Chuẩn nghèo chung được xác định bằng cách lây chuẩn nghèo về lương thực, thực phẩm cộng với chỉ phí cho các mặt hàng phi lương thực, thực phẩm của nhóm dân cư 3 (nhóm có mức sóng trung bình) Chuẩn nghèo chung được xác định cho năm 1998 là: 1.790 ngàn đồng/người/năm

Tuy nhiên, phương pháp này có một số hạn chế sau: Phương pháp này sử dụng rổ hàng hóa từ năm 1993 đến nay đã 20 năm không thể phản ảnh

được thực tế tiêu dùng hiện tại của đại đa số người dân Việt Nam

Sử dụng một chuẩn nghèo duy nhất áp dụng cho cả khu vực thành thị và nông thôn chỉ cho phép đánh giá thực trạng nghèo đói của cả nước, không thẻ

xác định và lập được danh sách hộ nghèo cụ thể ở các địa phương

* Phương pháp xác định chuân nghèo của Bộ Lao động - Thương binh và

Xã hội Lúc đầu chuẩn nghèo được xác định dựa vào nhu cầu chỉ tiêu, sau đó

chuyển sang sử dụng chỉ tiêu thu nhập Mục đích của Bộ Lao động - Thương

binh và Xã hội là xác định được đối tượng cụ thể của chương trình trợ cấp thôn,

Trang 27

xã, lên danh sách hộ nghèo, chi ra các nguyên nhân nghèo đói và đề xuất các giải pháp hỗ trợ Bên cạnh đó giúp Chính phủ theo dõi, đánh giá tác động của

các chính sách kinh tế và XĐGN, điều chỉnh chuẩn nghèo theo mức độ cải thiện

của đời sống dân cư và người nghèo

- Chuẩn nghèo và phương pháp xác định chuẩn nghèo của Việt Nam Chuẩn nghèo lần 1: Ban hành năm 1993, quy định:

Chia hộ đói nghèo trong cả nước thành hai loại là hộ đói và hộ nghèo, chia

cả nước thành hai vùng đói nghèo đó là thành thị và nông thôn, trong đó: + Hộ

đói

đối với khu vực thành thị và dưới 8 kg/người/tháng đối với khu vực nông thôn

à hộ có thu nhập lương thực quy gạo bình quân dưới 13kg/người/tháng + Hộ nghèo: Là hộ có thu nhập lương thực quy gạo bình quân dưới

20kg/người/tháng đối với khu vực thành thị và dưới 15kg/người/tháng đối với

khu vực nông thôn

Chuẩn nghèo lần 2: Ban hành năm 1995, quy định:Chia hộ đói nghèo trong,

cả nước thành hai loại là hộ đói và hộ nghèo, chia cả nước thành 3 vùng đói

nghèo là: thành thị, nông thôn miền núi và hải đảo, nông thôn đồng bằng và trung du, trong đó:

+ Hộ đói: Là hộ có thu nhập lương thực quy gạo bình quân dưới 13kg/người/tháng, tính cho mọi vùng

+ Hộ nghèo: Là hộ có thu nhập lương thực quy gạo bình quân dưới

15kg/người/tháng đối với khu vực nông thôn miền núi và hải đảo, dưới

20kg/người/tháng đối với khu vực nông thôn đồng bằng và trung du và dưới 25kg/người/tháng đối với khu vực thành thị

Chuẩn nghèo lần 3: Ban hành năm 1997 (Công văn số 1751/LĐTBXH

ngày 20/5/1997), quy định:

Chia hộ đói nghèo trong cả nước thành hai loại là hộ đói và hộ nghèo, chia cả nước thành ba vùng đói, nghèo là: thành thị, nông thôn miền núi và hải đảo,

nông thôn đồng bằng và trung du, trong đó:

Trang 28

+ Hộ đói: Là hộ có mức thu nhập bình quân quy gạo dưới 13kg/người/tháng, tương đương 45.000 đồng, tính cho mọi vùng

+ Hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân quy gạo dưới 15kg/người/tháng, tương đương 55.000 đồng, tính cho khu vực nông thôn miền núi và hải đảo, dưới 20kg/người/tháng, tương đương 70.000đ, tính cho khu vực nông thôn đồng bằng và dưới 25kg/người/tháng, tương đương với 90.000 đồng, tính cho khu vực thành thị

Chuẩn nghèo lần 4: Ban hành năm 2000 (Quyết định số 1143/QĐ-

LĐTBXH ngày 01/11/2000), quy định: Bỏ tiêu chí xác định hộ đói, giữ lại tiêu

chí xác định hộ nghèo, không dựa vào thu nhập lương thực quy gạo mà dựa vào

thu nhập tính theo tiền Việt Nam, trong đó:

Hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân dưới §0.000đ/người/tháng, tính cho khu vực nông thôn miễn núi và hải đảo, dưới 100.000đ/người/tháng, tính cho khu vực nông thôn đồng bằng và dưới 150.000đ/người/tháng, tính cho

khu vực thành thị

Chuẩn nghèo lần 5: Ban hành năm 2005 (Quyết định số 170/2005/QĐ-

TTg ngày 08/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ), quy định chuân nghèo giai đoạn này được nâng lên cho phù hợp với mức sống đã được nâng lên của nhân dân và để gần với chuẩn nghèo đói của quốc tế

Hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân dưới 200.000đ/người/tháng, tính cho khu vực nông thôn và dưới 260.000đ/người/tháng, tính cho khu vực thành thị

Với chuẩn nghèo này, cả nước có 22% hộ nghèo, tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền núi, biên giới và Tây Nguyên

Chuẩn nghèo lần 6: Ban hành ngày 30/01/2011 theo Quyết định số

09/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ: Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000đ/người/tháng (từ 6.000.000đ/người/năm) trở xuống Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000

đồng/người/tháng (từ 4.80.000 đồng/người/năm) trở xuống Hộ cận nghèo ở

nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến

Trang 29

520.000đ/người/tháng Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000đ đên 650.000đ/người/tháng

Chuẩn nghèo lần 7: Ban hành ngày ngày 19 tháng 11 năm 2015 theo Quyết định số: 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ: Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sông trung bình áp dụng cho giai đoạn 2016-2020

Hộ nghèo:

a) Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

~ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;

- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000

đồng và thiêu hụt từ 03 chỉ sô đo lường mức độ thiêu hụt tiệp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên

b) Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;

- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000

đồng và thiêu hụt từ 03 chỉ sô đo lường mức độ thiêu hụt tiêp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên

Hộ cận nghèo

a) Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên

700.000 đông đên 1.000.000 đông và thiêu hụt dưới 03 chỉ sô đo lường mức độ thiêu hụt tiệp cận các dịch vụ xã hội cơ bản

b) Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đông đên 1.300.000 đông và thiêu hụt dưới 03 chỉ sô đo lường mức độ thiêu

hụt tiệp cận các dịch vụ xã hội cơ bản

Các tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản: - Các dịch vụ xã hội cơ bản (05 dịch vụ): y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch và vệ sinh; thông tin;

- Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10 chỉ sô): tiêp cận các dịch vụ y tê; bảo hiêm y tê; trình độ giáo dục của người

Trang 30

dau người; nguồn nước sinh hoạt; hồ xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viên thông; tài sản phục vụ tiêp cận thông tin

* Trình tự, thủ tục xác định hộ nghèo" a Đối với cơ quan cấp xã, phường:

- Trưởng thôn, ban công tác mặt trận thôn họp tồn dân trong thơn, dự

kiên danh sách hộ có thê nghèo, tiên hành khảo sát theo phiêu rà soát hộ nào có thu nhập bình quân dưới chuân nghèo thì đưa vào danh sách hộ nghèo Danh

sách đuợc công khai tại Nhà văn hố thơn;

- Trưởng thôn tổng hợp danh sách gửi về Uy ban nhân dân cấp xã - Ban chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp xã họp xét duyệt, tổng hợp danh sách gửi Phòng Lao động, thương binh và Xã hội

b Đối với từng hộ gia đình:

- Bước 1: Chủ hộ nghèo viết đơn xin có chữ ký của Trưởng xóm và UBND xã

- Bước 2:

+ Cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một

cửa thuộc UBND cập xã

+ Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Tắt cả các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày lễ)

- Bước 3: Công chức tiếp nhận và kiểm tra tính pháp lý, nội dung hồ sơ:

+ Nếu hồ sơ hợp lệ thì viết giấy hẹn

+ Nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn cá nhân hoàn thiện theo đúng quy định

- Bước 4: Công chức chuyền hồ sơ đến người có thâm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn

* Thông tư số 17/2016/BLĐTBXH, Hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, ngày 28/6/2016

Trang 31

- Bước 5: Cá nhân nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa thuộc UBND cấp xã, phường

- Cơ quan có thâm quyền quyết định theo quy định: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

- Co quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã, phường

Trên cơ sở tuân thủ quy định của sự vận động khách quan của đất nước trong tình hình mới, Việt Nam đã xây dựng và ban hành những quy định nhằm

điều chỉnh vấn đề xóa nghèo, giảm nghèo phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn ở

nước ta Hình thành nền tảng pháp lý cơ bản trong việc thực thi pháp luật về xóa nghèo, giảm nghèo ở Việt Nam, góp phần không nhỏ trong quá trình xây dựng và phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay Như vậy, có thể thay pháp luật quy định khá thống nhất và xuyên suốt về van đề xóa

nghẻo, giảm nghèo Điều nảy tạo điều kiện để công tác quản lý về xóa nghèo,

giảm nghèo đã thẻ hiện sự quan tâm thường xuyên và ý nghĩa của Đảng và Nhà nước ta đối với vấn đề này ở nước ta khi khẳng định vai trò quan trọng của hoạt động này khi xây dựng đất nước Đồng thời, cùng với hoạt động ban hành các văn bản hướng dẫn nêu trên đã giúp cho quá trình áp dụng những quy định của

pháp luật về XĐGN ở Việt Nam thực hiện một cách hoàn thiện hơn Từ đó hình

thành nền tảng pháp lý cơ bản trong việc thực thi pháp luật về XĐGN trong tiến trình phát triển đất nước, góp phần không nhỏ nhằm ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật cũng như đề cao vai trò của XĐGN trong quá trình hội

nhập kinh tế - quốc tế hiện nay

2.1.2 Các chế độ trợ giúp xã hội với hộ nghèo

yên

2.1.2.1 Chế độ trợ giúp xã hội thường a

Chế độ TGXH thường xuyên đối với hộ nghèo là sự giúp đỡ về mặt vật

chất và các điều kiện sinh sống khác của xã hội một cách thường xuyên cho các hộ nghèo khi họ gặp phải những rủi ro, bất hạnh, rơi vào hoàn cảnh khó khăn

Chế độ bảo trợ xã hội thường xuyên có tính ồn định, lâu dài hơn, bao gồm TGXH về vật chất với các khoản tiền trợ cấp, phương tiện sinh sống, và

Trang 32

TGXH vé tinh than bằng các hoạt động tư vấn sức khỏe, tâm lý, giáo dục, đành cho trẻ em

Hộ nghèo bao gồm nhiều nhóm đối tượng khác nhau, có hoàn cảnh và

môi trường sống khác nhau, do đó đòi hỏi sự trợ giúp phải có sự linh hoạt nhằm

đạt được mục đích chung của TGXH Nguyên tác chung cho việc thực hiện

TGXH cho hộ nghèo là ngoài phần đảm bảo của Nhà nước thì cần phải phát huy tối đa sức mạnh của bản thân mỗi người nghèo, của cộng đồng và toàn xã hội Trong trường hợp hộ nghèo nhưng lại rơi vào hoàn cảnh éo le, khó khăn không thể tự lo liệu hoặc không có người chăm sóc thì được tiếp nhận vào các

trung tâm bảo trợ xã hội để nuôi dưỡng Các trung tâm, cơ sở bảo trợ xã hội có

nhiệm vụ tiếp nhận đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp; bảo đảm sự an toàn và đáp ứng các nhu cau khan cap của đối tượng như nơi cư trú tạm thời, thức ăn,

quan áo và đi lại; tham vấn, trị liệu rối nhiễu tâm trí, khủng hoảng tâm lý và

phục hồi thể chất cho đối tượng; tư vấn và trợ giúp đối tượng thụ hưởng các

chính sách trợ giúp xã hội; phối hợp với các cơ quan, tổ chức phù hợp khác để

bảo vệ, trợ giúp đối tượng; tìm kiếm, sắp xếp các hình thức chăm sóc; tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện đặc biệt

khó khăn, không tự lo được cuộc sống và không có điều kiện sinh sống tại gia đình, cộng đồng; tổ chức hoạt động phục hồi chức năng, trợ giúp các đối tượng

trong các hoạt động tự quản, văn hoá, thể thao, các hoạt động khác phù hợp với

lứa tuổi và sức khoẻ của từng nhóm đối tượng lao động sản xuất theo quy định của pháp luật

Mức trợ cấp xã hội thường xuyên cụ thể cho hộ nghèo được xác định và điều chỉnh trong mối quan hệ chung với mức trợ cấp của các đối tượng chính sách khác, phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước và điều kiện thực tế của địa phương Mức trợ cấp được quy định dựa trên cơ sở của chỉ phí sinh hoạt tối

thiểu để đảm bảo cuộc sống cho hộ nghèo Tùy thuộc vào hình thức nuôi dưỡng

tập trung hay tại cộng đồng mà mức trợ cắp xã hội thường xuyên được xác định ở mức tối thiểu khác nhau

Trang 33

- Trợ cáp xã hội hàng tháng”:

Theo Điều 4 Nghị định 20/2021/NĐ-CP, mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ 1/7/2021 là 360.000 đồng/tháng thay vì 270.000 đồng/tháng như quy

định trước đó quy định chính sách TGXH đối với đối tượng bảo trợ xã hội,

mức chuẩn của trợ cấp là xã hội là 360.000 đồng Đây là căn cứ xác định mức

trợ cấp xã hội, mức trợ cấp nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng và các mức trợ cấp xã hội khác Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phó trực thuộc Trung ương quyết định mức trợ

cấp xã hội, mức trợ cấp nuôi dưỡng, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng

và các mức trợ cấp xã hội tại địa phương

+ Trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo; người bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo không còn khả năng lao động mà không có lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng với mức thấp nhất bằng mức chuẩn

TGXH là 360.000 đồng/người/tháng nhân với hệ số 2,5 đối với đối tượng dưới 04 tuổi; hệ số 2,0 đối với đối tượng từ 04 tuổi đến dưới 16 tuổi; Hệ số 1,5 đối

với đối tượng từ 16 tuổi trở lên

+ Người thuộc hộ nghèo không có chồng hoặc không có vợ; có chồng

hoặc vợ đã chết; có chồng hoặc vợ mắt tích theo quy định của pháp luật và đang

nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 tuổi đến 22 tuổi nhưng người

con đó đang học phé thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao dang, dai

học văn bằng thứ nhất (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con) Mức trợ cấp hàng tháng Hệ số 1,0 đối với đối tượng quy định nói trên

đang nuôi 01 con; Hệ số 2,0 đối với đối tượng đang nuôi từ 02 con trở lên

+ Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người

Nghị định Nghị định 20/2021/NĐ - CP ngày 01 tháng 07 năm 2021 quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội

6 Nghị định Nghị định 136/2013/NĐ - CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 quy định chính sách trợ ¡ với đối tượng bảo trợ xã hội

Trang 34

này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hang tháng, mức trợ cấp là Hệ số 1,5 đối

với đối tượng từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi; Hệ số 2,0 đối với đối tượng quy định

từ đủ 80 tuổi trở lên

+ Người cao tudi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào

cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hệ số 3,0

- Tham gia bảo hiểm y té’: Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ tiền đóng bảo

hiểm y tế cho các đối tượng thuộc hộ nghèo nói trên Họ được quỹ bảo hiểm y

tế chỉ trả các chỉ phí: khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; khám bệnh để sàng lọc, chân đoán sớm một số bệnh; vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện

lên tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyền tuyến chuyên môn kỹ thuật

- Trợ giúp giáo dục”: Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được hưởng chính

sách trợ cấp và miễn, giảm học phí cho trẻ em đang đi học là đối tượng được

hưởng chính sách xã hị

xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ em có hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn vượt

khó học tập Việc miễn, giảm học phí được thực hiện trong suốt thời gian học tập tại nhà trường, trừ trường hợp có những thay đổi về lý do miễn hoặc giảm học phí Nhà nước thực hiện cấp bù học phí trực tiếp cho các cơ sở giáo dục

mam non, phé thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập có đối

tượng thuộc diện được miễn, giảm học phí theo số lượng người học thực tế và mức thu học phí , trẻ em dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế -

- Hỗ trợ chỉ phí mai táng'": Những đối tượng hộ nghèo nói trên khi chết thì được hỗ trợ tiền mai táng phí Mức hỗ trợ chỉ phí mai táng đối với đối bằng

20 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội Trường hợp đối tượng được hỗ trợ chỉ phí mai táng với các mức khác nhau thì chỉ được hưởng một mức cao nhất

9 Nghị định Nghị định 136/2013/NĐ - CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 quy định chính sách trợ với đối tượng bảo trợ xã hội

lều 10 Nghị định Nghị định 136/2013/NĐ - CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội

19 Xem: Điều I1 Nghị định Nghị định 136/2013/NĐ - CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội

Trang 35

2.1.2.2 Chế độ trợ giúp xã hội độ xuất

Là sự giúp đỡ về mặt vật chất và các điều kiện sinh sống khác của xã hội

dành cho hộ nghèo khi các em gặp phải những tai nạn, rủi ro bắt ngờ làm cho

cuộc sống tạm thời bị đe dọa, cần có sự hỗ trợ khân cấp (Ví dụ sự kiện thiên tai, hỏa hoạn, lở đất ) Chế độ trợ cấp đột xuất thì có tính nhất thời, được thực

hiện một lần với các hình thức đa dạng, linh hoạt, mang ý nghĩa vô cùng cấp thiết với mọi đối tượng trong đó có hộ nghèo Mức trợ cấp đột xuất tùy thuộc vào từng hoàn cảnh và trường hợp rủi ro cụ thề, tuy nhiên không được thấp hon

mức tối thiểu đo luật định

+ Hỗ trợ lương thực: Hỗ trợ 15 kg gạo/người đối với hộ gia đình thiếu

đói trong dịp Tết Âm lịch; hỗ trợ 15 kg gạo/người/tháng trong thời gian không quá 03 tháng cho mỗi đợt trợ giúp đối với hộ gia đình thiếu đói trong và sau

thiên tai, hỏa hoạn, mất mùa, giáp hạt hoặc lý do bất khả kháng khác

+ Hỗ trợ người bị thương nặng!?: Người bị thương nặng do thiên tai, hỏa hoạn; tai nạn giao thông, tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng hoặc các lý do

bat khả kháng khác tại nơi cư trú hoặc ngoài nơi cư trú được xem xét hỗ trợ với

mức bằng10 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội Trường hợp người bị thương nặng ngoài nơi cư trú mà không có người thân thích chăm sóc thì cơ quan, tô chức trực tiếp cấp cứu, chữa trị có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cấp cứu, chữa trị cho đối tượng quyết định hỗ trợ theo mức quy định

+ Hỗ trợ chỉ phí mai táng'°: Hộ gia đình có người chết, mắt tích do thiên

tai, hỏa hoạn; tai nạn giao thông, tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng hoặc các lý do bất khả kháng khác được xem xét hỗ trợ chỉ phí mai táng với mức bằng 20 lần mứcchuẩn trợ giúp xã hội Cơ quan, tổ chức, cá nhân tổ chức mai

táng cho người chết không phải tại địa bàn cấp xã nơi cư trú của người đó thì

*! Xem: Khoản 1,2 Điều 12 Nghị định Nghị định 136/2013/NĐ - CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội

2 Xem: Điều 13 Nghị định Nghị định 136/2013/NĐ - CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 quy định chính sách trợ

giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội

3 Xem: Điều 14 Nghị định Nghị định 136/2013/NĐ - CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội

Trang 36

được hỗ trợ chỉ phí mai táng theo chỉ phí thực tế, nhưng không quá 30 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội

+ Hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở'“: Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị đồ, sập, trôi, cháy hoàn toàn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bat kha kháng khác mà không còn nơi ở thì được xem

xét hỗ trợ chỉ phí làm nhà ở với mức tối đa không quá 40.000.000 đồng/hộ Hộ

phải đi dời nhà ở khẩn cấp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền do nguy

cơ sạt lở, lũ, lụt, thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác được xem

xét hỗ trợ chỉ phí di dời nhà ở với mức tối đa không quá 30.000.000 đồng/hộ

Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị hư

hỏng nặng do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không ở được thì được xem xét hỗ trợ chỉ phí sửa chữa nhà ở với mức tối đa không quá

20.000.000 đồng/hộ

+ Hỗ trợ tạo việc làm, phát triển sản xuất'°: Hộ gia đình bị mắt phương

tiện, tư liệu sản xuất chính do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác, mắt việc làm được xem xét trợ giúp tạo việc làm, phát triển sản xuất theo quy định

+ Không thu học phí có thời hạn: Khi xảy ra thiên tai, tùy theo mức độ và phạm vi thiệt hai, Uy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định không thu

học phí trong thời hạn nhất định đối với trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông thuộc vùng bị thiên tai Nhà nước thực hiện cấp bù học phí cho các cơ sở

giáo dục trong các trường hợp đột xuất

2.1.3 Quy định về trình tự, thủ tục thực hiện bảo trợ xã hội đối với hộ nghèo 2.1.3.1 Trình tự, thủ tục thực hiện chế độ bảo trợ xã hội thường xuyên

Pháp luật về bảo trợ xã hội thường xuyên quy định các hình thức, biện

pháp bảo trợ xã hội liên tục, ôn định đối với các đối tượng cần được nuôi dưỡng,

trợ giúp trong một thời gian dài hoặc trong suôt cả cuộc đời Theo quy định tại 1“ Xem: Điều 15 Nghị định Nghị định 136/2013/NĐ - CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 quy định chính sách trợ

giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội

5 Xem: Điều 17 Nghị định Nghị định 136/2013/NĐ - CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội

Trang 37

Khoản 1 Điều 21 Nghi dinh 136/2013/ND — CP ngay 21 tháng 10 năm 2013 dé

đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội là người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng thì các tổ chức, cá nhân phải hoàn thiện hồ sơ xin bảo trợ bao gồm:

- Tờ khai nhận chăm sóc, nuôi dưỡng có xác nhận đủ điều kiện của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã

hội quy định;

- Bản sao số hộ khẩu của người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc văn

bản xác nhận của công an cấp xã về việc cư trú của người nhận chăm sóc, nuôi

dưỡng;

- Tờ khai của đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định

Thời gian hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng kể từ tháng Chủ tịch Ủy

ban nhân dân cấp huyện ký quyết định hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng

2.1.2.3 Trình tự, thủ tục của chế độ bảo trợ xã hội đột xuất

Pháp luật về bảo trợ xã hội đột xuất quy định các hình thức, biện pháp

bảo trợ xã hội khẩn cấp, cấp bách đối với các các đối tượng (trong đó có hộ

nghèo) gặp hoàn cảnh khó khăn, rủi ro do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc các

lý do bắt khả kháng khác Các biện pháp, cách thức trợ giúp khân cấp, cấp bách nhằm giúp cho các đối tượng này an toàn, tiếp cận các dịch vụ cơ bản đáp ứng

nhu cầu thiết yếu, nhằm khắc phục và hạn chế tối đa các thiệt hại cho họ Khoản

3 Điều 12 Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định thủ tục thực hiện chế độ bảo

trợ xã hội đột xuất như sau:

+ Trưởng thôn, bản, phum, sóc, ấp, cụm, khóm, tổ dân phố (sau đây gọi

chung là Trưởng thôn) lập danh sách hộ gia đình và số người trong hộ gia đình thiếu đói cần hỗ trợ theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định

Trang 38

+ Trưởng thôn chủ trì họp với đại diện của các tô chức có liên quan trong thôn để bình xét hộ gia đình, số người trong hộ gia đình thiếu đói gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã

+ Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Trưởng

thôn, Hội đồng xét duyệt thống nhất danh sách hộ gia đình và số người thiếu đói, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định cứu trợ ngay những trường hợp cấp thiết Trường hợp thiếu nguồn lực thì có văn bản đề nghị trợ giúp gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội

+ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch

Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ

+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định hỗ trợ Trường hợp thiếu nguồn lực thì có văn bản đề nghị trợ giúp gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính

+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định Trường hợp thiếu nguôn lực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản gửi

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính

+ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Tài

chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định

+ Khi nhận được hỗ trợ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp tô chức thực hiện ngay việc trợ giúp cho đối tượng bảo đảm đúng quy định

+ Kết thúc mỗi đợt hỗ trợ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổng

hợp, báo cáo kết quả hỗ trợ

2.1.4 Quy định về tài chính và trách nhiệm của các chủ thể liên quan trong việc thực hiện báo trợ xã hội đối với hộ nghèo

Cùng với quá trình đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính sách bảo trợ xã

hội, cơ chế tài chính trong bảo trợ xã hội đối với hộ nghèo cũng từng bước được

hoàn thiện và đổi mới Theo quy định của pháp luật hiện hành, nguồn tài chính

Trang 39

của bảo trợ xã hội đối với hộ nghèo chủ yếu lấy từ nguồn ngân sách nhà nước, bên cạnh đó còn bao gồm sự hỗ trợ, ủng hộ của các tô chức, cá nhân trong và ngồi nước thơng qua các khoản vay ưu đãi, khoản viện trợ khơng hồn lại, các dự án hỗ trợ phát triển

- Nguồn kinh phí thực hiện đối với chế độ bảo trợ xã hội thường xuyên

đối với hộ nghèo:

Theo quy định tại Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách

TGXH đối với các đối tượng bảo trợ xã hội, nguồn kinh phí bảo trợ xã hội

thường xuyên được bảo đảm thực hiện theo cơ chế: Ngân sách nhà nước bảo

đảm chỉ trả toàn bộ chế độ bảo trợ xã hội thường xuyên cho đối tượng bảo trợ

xã hội hỗ trợ nhận chăm sóc tại cộng đồng và kinh phí thực hiện chỉ trả chính sách; tuyên truyền, xét duyệt đối tượng; ứng dụng công nghệ thông tin; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ và kiểm tra giám sát được thực hiện theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước

Bên cạnh đó, theo Nghị định 103/2017/NĐ-CP ngày 12 tháng 09 năm 2017 quy định về thành lập, tô chức, hoạt động, giải thể và quản lý cơ sở TGXH,

đối với kinh phí hoạt động của cơ sở TGXH công lập, nguồn kinh phí bao gồm: Nguồn ngân sách nhà nước cấp; nguồn thu phí dịch vụ từ các đối tượng tự

nguyện; Nguồn thu từ hoạt động lao động sản xuất, dịch vụ của cơ sở TGXH;

nguồn trợ giúp từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài; nguồn khác theo quy định của pháp luật Đối với cơ sở TGXH ngồi cơng lập, nguồn kinh phí bao gồm: Nguồn tự có của chủ cơ sở TGXH; Nguồn trợ giúp từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngồi; Ngn thu phí dịch vụ từ đối tượng tự nguyệ

nước để cung cấp dịch vụ TGXH

Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật; Hỗ trợ từ ngân sách nhà

-Nguôn kinh phí thực hiện đối với chế độ bảo trợ xã hội đột xuất đối với hộ nghèo:

Nguồn kinh phí bảo đảm thực hiện bảo trợ xã hội đột xuất đã được quy định rõ ràng, trong đó, có ngân sách địa phương tự cân đối theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; trợ giúp của các tổ chức, cá nhân trong và

Trang 40

ngoài nước hỗ trợ trực tiếp cho dia phương hoặc thông qua cơ quan, tô chức Trường hợp thiên tai, hỏa hoạn xảy ra trên diện rộng gây thiệt hại nặng và các

nguồn kinh phí nêu trên không đủ đề thực hiện trợ giúp đột xuất thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ

Tài chính để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định hỗ trợ từ nguồn ngân sách trung ương, hướng tới mục tiêu trợ giúp đời sống của hộ nghèo và nhân dân khi bị rủi ro do thiên tai gây ra và những lý do bắt khả kháng

khác nhằm ồn định đời sống, bảo đảm các yếu tố: ip thời, nhanh, chính xác;

không bỏ sót, nhầm lẫn hoặc tràn lan; bảo đảm yếu tố công bằng giữa các đối

tượng và các vùng, miễn, khu vực

Về quản lý tài chính, tài sản, cơ sở thực hiện quản lý tài chính, tài sản là

theo các quy định của pháp luật Việc sử dụng và quản lý các nguồn kinh phí phải thực hiện công khai, minh bạch và theo Quy chế hoạt động, Quy chế chỉ tiêu của cơ sở Cơ sở có trách nhiệm báo cáo kết quả tài chính định kỳ và hàng năm theo quy định của pháp luật

Đối với quy định tổ chức thực hiện pháp luật về trợ giúp xã hội đối với

hộ nghèo hiện hành có một số đặc điểm chính như sau:

Chính phủ chỉ đạo, quản lý, điều hành hoạt động trợ giúp xã hội thống

nhất trên phạm vi cả nước; phân công, phân quyền, giao nhiệm vụ cho các Bộ,

ngành và địa phương tổ chức thực hiện pháp luật về bảo trợ xã hội đối với hộ

nghèo Cu thé:

+ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm chủ trì: Hướng

dẫn thực hiện quy định pháp luật về bảo trợ xã hội đối với hộ nghèo; tuyên

truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội; ứng dụng công nghệ

thông tin quản lý đối tượng; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thực hiện chính sách trợ

giúp xã hội; kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo trợ xã hội đối với hộ nghèo

+ Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của

mình có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thực hiện pháp luật về trợ giúp xã hội

đối với hộ nghèo

Ngày đăng: 12/08/2022, 14:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w