1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Nghiên cứu lịch sử thư pháp Việt Nam: Phần 1

122 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 30,3 MB

Nội dung

Nghiên cứu lịch sử thư pháp Việt Nam là quá trình khảo cứu công phu các sử liệu Việt Nam cùng với sử liệu Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc bàn về thư pháp, khảo sát và đối chiếu một hệ thống các tác phẩm thư pháp Việt Nam suốt chiều dài lịch sử hiện còn lưu giữ trong các đền chùa, trên bia đá, vách núi, hang động hay trên giấy. Tài liệu được chia thành 2 phần, mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung phần 1 được chia sẻ dưới đây!

Trang 2

- " Cuốn sách này được xuất bản với SỰ hỗ trợ của cu n công ty CP Quản lý & Khai thác Toà nhà PMC và FREYSSINET VIETNAM

LICH SU THU PHAP VIET NAM, Nguyễn ( S

ơ "Bn quyờn â Neuyn $8, 2007

Xuất bản theo hop đông sử dụng tác phẩm giữa Công ty Văn hố và Truyền thơng Nhã Nemva tac gid Nguyén Sử

Bản quyền tác c phẩm đã được bảo hộ Mợi hình thức xuất bản, sao chup, phan phối dưới dang " in ấn hoặc văn bản điện tử, đặc biệt là việc phát tán trên mạng Internet mà khôrig có sự chở phép bằng văn bản của Nhà xuất bản là vi phạm pháp luật và làm tổn hại đến quyền lợi của

Trang 5

Mục lục LỜI CẢM ƠN LỜI TỰA LỜI GIỚI THIỆU TỰ LUẬN

PHẦNT:_ LƯỢC SỬ NGHỆ THUẬT THƯ PHÁP TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG Á

Lược sử thư pháp Trung Quốc Lược sử thư pháp tàn Quốc

Thư pháp Nhật Bản

PHAN 2: LICH SU NGHE THUAT THU PHAP VIET NAM Chuong |: THU PHAP THO! KY BAC THUOC

Chuong Il: THU PHAP THOI LY-TRAN

Chuong Ill: THU PHAP THOI LE

Trang 7

LOI CAM ON

CALE (SS 2 LS) (2) C2 3-2 2 2 Se Fee Oe Lee Co Ce)

Lich sw thư pháp Việt Nam sẽ không thể ra đời nếu không có sự giúp đỡ nhiệt thành

của những người bạn, những người anh, chị Đoàn Thụy Anh, Phạm Văn Ánh, Trần

Mạnh Cường, Nguyễn Quang Duy, Nguyễn Đức Dũng, Trần Trọng Dương, Châu Hải Đường, Nguyễn Minh Hòa, Dương Hoàn, Nguyễn Bích Sơn, Nguyễn Quốc Hữu, Lê

Hữu Ích, Nguyễn Trung Hoàng Long, Trần Văn Quyến Cảm ơn anh Nguyễn Hồng

Minh, Nguyễn Quang Huy và công ty PMC

Đặc biệt, các bạn Nguyễn Phạm Bằng, Vũ Thị Hằng, Đào Xuân Ngọc, Ngô Đức Chí đã hết sức giúp tôi thực hiện những thác bản có chất lượng tốt nhất

Trong quá trình làm Việc, thầy Tiêu Hâm, anh Lê Quân là những người đã

không ngại ngần chia sẻ giúp đỡ tôi về mặt tư liệu cũng như đóng góp những

đánh giá quan trọng Chị Lương Hiền, anh Phùng Đắc Quang là những người đã luôn ủng hộ tôi về mặt tài chính và tỉnh thần, để tôi có thể tiếp tục công việc dù

trong những lúc khó khăn nhất

Xin chân thành cảm ơn anh Trần Quang Đức đã tận tâm hiệu đính bản thảo Sự biên tập công phu của anh đã là một phần để cuốn sách thêm hoàn thiện

Xin gửi lời tri ân tới những người đã tạo điều kiện cho sự ra đời cuốn sách này Và còn nhiều nữa những người đã giúp đỡ tôi trên chặng đường lần theo

những “câu thần bút hoa” mà tôi không thể kể hết, tôi xin gửi tới mọi người lời

biết ơn chân thành nhất!

Và hơn hết, xin cảm ơn Ba, Mẹ, người đã nâng đỡ con trên suốt những

chặng đường dài!

Trang 9

LỜI TỰA

[EETLE] LH LG] LTLEI ETLEIT LäLE] Ge 2S [TLEI ETLETI ETLE] ET1EI [H1E] [TLE] E5 LH] Eö LE]

Văn minh Trung Hoa đã từng có những ảnh hưởng lớn đối với các nước xung

quanh như Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam v.v Chữ Hán trong một thời gian dài

trở thành văn tự chung sử dụng tại các quốc gia này Theo lẽ tự nhiên, nghệ thuật thư pháp cũng đã đơm hoa kết trái trên chính những mảnh đất đó

Điều khác biệt là lâu nay giới văn hóa Nhật Bản hết sức coi trọng việc chỉnh lý, nghiên cứu lịch sử thư pháp, thậm chí trong một số lĩnh vực nhỏ hẹp, trình độ nghiên cứu của họ đã có những bước đi tiên phong Có thể nói, do giới học thuật, thư pháp Nhật Bản trọng thị việc chỉnh lý, nghiên cứu lý luận thư pháp Trung Quốc

cũng như lịch sử thư pháp Nhật Bản, cho nên trong mắt các quốc gia châu Á, thậm

chí Âu Mỹ, Nhật Bản luôn được coi là cường quốc thư pháp Bán đảo Triều Tiên chỉ đứng sau Nhật Bản, xét trong bình diện lịch sử thư pháp Trung Hoa Cùng thời với

triều Đường, bậc thư thánh của nước Triều Tiên là Kim Sinh ra đời Vị thư thánh

này từng làm rúng động các quan văn triều Tống Trung Quốc

Việt Nam cũng từng chịu ảnh hưởng từ chế độ, văn minh Trung Hoa, từ

hoàng đế đến các văn thần, trong một thời gian tương đối lâu dài, đã dành sự quan tâm và cập nhật khá nhanh chóng chế độ, văn hóa Hán ở Trung nguyên Nghệ thuật thư pháp ở đây chưa từng suy sút, thậm chí có thể nói thời nào cũng xuất hiện nhân tài Thư pháp Việt Nam thời trung đại học theo thư phong Tấn-

Đường, rất có vận vị điển nhã của thời Tấn-Đường Từ nét bút khắc trên bia đá của tầng lớp thống trị cho tới nét chữ khắc trên kinh tràng chốn cửa thiền, hoặc

phỏng theo nét gai góc tú lệ của chữ Tấn, hoặc phỏng theo vẻ rộng rãi khí thế của

chữ Đường, so với Trung nguyên không khác, rất đáng để đời sau tán thán! Đến

quấng thời Thanh, giao lưu Việt-Trung ngày một mật thiết, thư pháp của văn nhân

Việt Nam tiếp thu phong thái của các danh gia Trung Quốc thời Minh-Thanh Một loạt thư gia giỏi cả thơ ca và thư pháp xuất hiện như Chu Nguyên Hạo thời Lý,

Nguyễn Đình Giới thời Trần hay như người từng được xưng tụng là “thư thánh” như Cao Bá Quát

Một điều cần phải nhắc đến nữa là, trong quá trình sử dụng, diễn dịch thư pháp lâu dài, thể chữ quan phương của Việt Nam dần hình thành nên một dạng

thức đặc sắc, tương tự như thể chữ Wayo trong thư phong Nhật Bản, chúng tôi

|

Trang 10

10

tạm gọi là chữ Lê Có thể nói, phong cách chữ Lê vừa thể hiện mối liên hệ huyết

mạch với thư phong Tấn-Đường của Trung Quốc, vừa có những đặc điểm độc đáo

mang đậm tỉnh thần Việt Nam Dĩ nhiên, thể chữ Lê này chủ yếu được thể hiện trong lĩnh vực ghi chép quan phương, thực dụng

Có điều, lịch sử thư pháp Việt Nam xưa nay thiếu sự chỉnh lý mang tính hệ

thống; các ghi chép liên quan đến thư pháp và thư gia trong thư tịch cổ Việt Nam

không được phong phú như tình hình ở Nhật Bản, Triều Tiên Điều này tạo thành một khó khăn rất lớn cho người đời sau, khi chỉnh lý, nghiên cứu lịch sử thư pháp

Việt Nam Bút tích viết tay của quý tộc Việt Nam thời trung đại đã mất mát quá

nhiều Chữ nghĩa còn lại đến nay phần lớn nằm trên thạch khắc ma nhai, bia đá, kinh tràng, hoành phi Dĩ nhiên, từ thế kỷ XVII, XVIII trở lại đây, cũng có một số bản chép tay của văn nhân Việt Nam sót lại

Dù những nét chữ trên bia đá, ma nhai ít người để mắt, thậm chí có thể nói lịch sử thư pháp rất không được coi trọng ở Việt Nam, song anh Nguyễn Hữu Sử

lại lập chí muốn làm điều gì đó cho lịch sử thư pháp nước mình Anh Sử từng du

học ở Trung Quốc, học chuyên về Phật giáo, tinh thông nội ngoại điển, là người

giản dị thẳng thắn, học rộng nhiều tài, giỏi thư pháp hội họa Do yêu thích thư pháp, anh từng học hỏi từ tôi Nghe anh nói muốn biên soạn cuốn sách lịch sử

thư pháp Việt Nam để bổ sung cho sự thiếu khuyết xưa nay, tôi tự nhiên cảm thấy khâm phục và tán thán vô cùng Anh Sử leo lên vách đá hiểm trở, tìm đến những

chốn hoang vu, cặm cụi lần đọc cảo xưa sách cũ, đến nay đã có rất nhiều thu hoạch Mỗi khi anh gửi tôi xem ảnh chụp chữ viết của người Việt thời trung - cận đại, tôi hết lần này đến lần khác kinh ngạc về trình độ thư pháp cao diệu của người Việt Nam xưa, quả thực họ không hề đứng sau thư gia Nhật Bản, Triều Tiên Song, tôi cũng đồng thời cảm thấy xót xa cho sự thiếu hụt của một nền thư sử Việt Nay

anh Nguyễn Hữu Sử đã soạn xong cuốn sách phơi bày trầm tích, kèm theo những lời vắn gọn luận bình, ít nhiều có thể bổ sung cho sự thiếu hụt trong việc nghiên

cứu thư sử của nước Việt xưa Quả thực may mắn vô cùng!

Sách sắp chào đời, Nguyễn Quân tha thiết mời tôi viết tựa Tôi vốn học hành

lan thần, càng không thông thạo sử Việt, rất khó chọn lựa câu từ, đành viết lắm nhảm vài dòng, thẹn làm lời tựa

Tiêu Hâm viết tại Tiêu Vũ hiên, ngày 8 tháng 9 năm 2016

Trang 11

LỜI GIỚI THIỆU

Thuở nhỏ, đi sơ tán, lớp học trong các đình chùa cổ, tôi thường lơ đễnh với bài giảng của thầy giáo, mà thích thú ngắm nhìn hoành phi câu đối, tượng Phật vàng son đẹp mắt Tôi thầm nghĩ làm sao đọc được những dòng chữ Hán Nôm kia có ý nghĩa gì Khi biết được chút ít, chợt thấy trước mặt mình là cả một nền văn minh đang chìm dần

vào quá khứ, đang bị đập phá tan tành bởi những đợt bài trừ mê tín dị đoan quá tả và bom đạn Tôi cũng phát hiện ra vài người bạn có chung ý nghĩ và họ đều là con cháu

những ông đồ xưa, trong nhà có sách cổ và đồ cổ, những người được Viện Hán Nôm

khi đó thuê đến chép sách và dịch thô sách Hán Nôm để lại Chiến tranh, loạn lạc, lý lịch gia đình địa chủ, tiểu tư sản, con buôn, hầu hết những người bạn không vào được đại học, mà học 10 cộng 2, cộng 3, ra dạy học cấp một, cấp hai, song cũng dần bỏ nghề, đi làm thầy cúng, cung văn, buôn đồ cổ chui Tất cả đều tự học Hán Nôm, học theo

lối dân gian, nói đúng ra là học hành lỗ mỗ nhưng lại có sẵn một đời sống văn hóa phương Đông trong người Những cánh hầu đồng chui cần đến những người như thế để viết sớ, tô đền chùa, làm pháp sư, nhưng những việc đó đều bị cấm, nên tinh thần

là hễ có “trật tự” đến thì vứt khăn chầu áo ngự vào chuồng xí, rồi nhảy qua tường thốt thân Tơi yêu thư pháp, hội họa phương Đông nói riêng và nghệ thuật nói chung vì thế Nếu có ai làm được những cái đó nghiêm chỉnh thì rất thán phục

Thời Đổi mới đến, văn hóa truyền thống được phục hồi, một lớp người trẻ được đào tạo cẩn thận ở trong nước, hoặc được học chuyên ngành ở nước ngoài

như Trần Trọng Dương, Trần Quang Đức, Nguyễn Hữu Sử Họ được đào tạo cẩn thận về Hán Nôm và văn hóa phương Đông, và có một lợi thế hơn hẳn những

người đi trước là có công cụ tìm kiếm trên Internet, thay vì các cụ đồ xưa tra cứu

tư liệu hàng năm, mà chưa chắc đã được, thì bây giờ làm xong trong vài hơm

Cũng như tồn bộ thác bản văn bia Hán Nôm Việt Nam đã được chụp lại, nhiều

sách Hán Nôm được số hóa đưa lên mạng, để có thể khai thác Những nhà nghiên cứu trẻ, có nho học, mới trên dưới 3o tuổi mà đã có sách in và có tiếng tăm vững

vàng Cuốn Lịch sử thư pháp Việt Nam do Nguyễn Hữu Sử viết là cuốn sách đầu

tay của anh, cũng giống như những người bạn Hán Nôm của mình, rất nhạy bén, kỹ lưỡng, thách thức các nhà nghiên cứu đầu râu tóc bạc, vò đầu bứt tai mà mãi chưa viết ra được chữ nào

Trang 12

Nghệ thuật thư pháp Trung Hoa từng được biết đến ở Việt Nam, từ Lan Đình

tự của Vương Hi Chi, Thiên tự văn của Tống Huy Tông đến những bài từ do chính

Mao Trạch Đông viết Những thành tựu đó từng gây ra mặc cảm nhất định cho

những người viết thư pháp ngoài Trung Hoa, dù Việt Nam cũng có hàng ngàn năm sử dụng chữ Hán, và để lại không ít dấu ấn Chúng ta thực sự có một lịch sử thư pháp hay không? Đó là một câu hỏi, và một thách thức véi những ai muốn dựng nên một lịch sử chữ viết như vậy Bản thân giới mỹ thuật chúng tôi, cũng chỉ dé dat khi nói đến hội họa truyền thống, và thấy thực sự điêu khắc có một lịch sử liên tục và có

học thuật, còn tranh vẽ, tranh in chỉ giới hạn ở mấy dòng tranh dân gian, đồ họa ấn

lốt, cơ bản khơng có tác giả và nhiều ngôn ngữ đồ họa hơn là ngôn ngữ hội họa

Thư pháp có vẻ là một cái gì riêng trong câu chuyện Hán Nôm, nó là nghệ

thuật, cũng như các ngành nghệ thuật khác như hội họa, điêu khắc Đối với người

xưa chữ còn quý hơn tranh, nên có câu “Nhất chữ nhì tranh”, hay “Thư họa đồng

nguyên” Lịch sử thư pháp cũng có những thời kỳ và tác giả như lịch sử hội họa, điều

được tổng kết ở Đông Á và cả thế giới Hồi giáo Việt Nam cũng là đất nước dùng chữ

Hán, ít nhất 2ooo năm qua, nhưng thực sự đến nay không có một nghiên cứu nào

có hệ thống về thư pháp, có chăng chỉ là những ngâm ngợi hoài cổ lặt vặt Thư pháp

được xác định từ các di vật trên mai rùa, trên đồ đồng, bia đá và trên giấy do các nhà

thư pháp viết bằng bút lông Dù là thư pháp được khắc trên mai rùa, trên đồ đồng, trên bia đá thì cũng bắt đầu do một người viết chữ trên giấy lụa (hoặc viết trực tiếp), làm mẫu Nên thư pháp bao giờ cũng có hơi thở của nét bút Từ viết chuyển thành khắc cũng có thể khơng hồn tồn như nhau, và khắc cũng là nghệ thuật thư pháp riêng, đòi hỏi kỹ thuật tỉnh xảo không kém

Nếu như cho đến nay không thể xác định được hội họa Việt Nam thời phong

kiến, ngoài những dòng tranh dân gian, còn điêu khắc hầu hết là vô danh, thì thư pháp rố ràng có những nhà nho có tên tuổi viết để lại Họ không thuộc giai tầng thợ thủ công, mà là những kẻ sĩ có danh vọng trong xã hội Đó chính là công việc của Nguyễn Hữu Sử, chắc chắn, cuốn sách của anh không chỉ làm cái việc liệt kê thư pháp Việt Nam, mà có những ý tưởng riêng về chỗ đứng của thư pháp Việt Nam ở Đông Á, cái nhìn về nghệ thuật thư pháp và các tác giả - thư pháp gia trong lịch sử, cùng mối quan hệ, sự học hành của họ, với các nhà thư pháp nổi tiếng bên ngồi

Tơi nghĩ rằng thư pháp không phải là việc viết chữ đẹp, nó cũng không sinh

ra từ những người chỉ là học Hán học, thư pháp và viết đẹp đủ lục thư, mà nó

chỉ sinh ra từ danh nhân Danh nhân dù chữ nghĩa có loạc choạc đôi chút, thì chữ

nghĩa cũng có thần thái, có đời sống nhân thế ở đó, nếu điều đó lại nằm trong

người được học tập kỹ thuật thư pháp hệ thống thì có khả năng thành nhà thư pháp để đời Chúng ta hãy xem cuốn sách này tìm ra bao nhiêu người như vậy

Trang 13

TỰ LUẬN

[ELEI ETLEI ETLE][HLBIEH1LBIETILE1LBLEBILHLEG]ILTHLB]LrTrLB]I Ce LE Se LS ee LS ed

“Các dân tộc vĩ đại viết lại lịch sử của họ bằng ba cuốn sách ghi lại hành vi, lời nói va

nghệ thuật Ta không thể hiểu bất kỳ cuốn sách nào nếu không đọc hai cuốn còn lại, nhưng trong số đó, chỉ duy nhất cuốn cuối cùng là đáng tin.”

John Ruskin, trích trong Kenneth Clark,

Civili-sation: A Personal View, London, 1969, p.I

Ce CUCCLE IDIOT INE

Chữ Hán từ khi được truyền bá vào Việt Nam, với vai trò là lối văn tự chính thống đã đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội

và văn hóa Ảnh hưởng của chữ Hán kéo dài cho tới tận ngày hôm nay là điều khó

có thể phủ nhận Trong đó, nghệ thuật thư pháp lấy chữ Hán làm chất liệu là một

sản phẩm song hành cùng với quá trình truyền tải những giá trị văn hóa đó, và là

bộ môn nghệ thuật mang đậm tính khu vực Trong lịch sử các nước Trung, Nhật,

Việt, Triều-Hàn đều từng tồn tại thư pháp nhưng cho đến nay chỉ có Trung, Nhật,

Hàn vẫn bảo lưu được hình thức nghệ thuật này một cách có hệ thống Ngược

dòng lịch sử thư pháp nước nhà để tìm hiểu con đường phát triển của nó qua các

chặng đường khác nhau, cũng như khảo cứu sự lựa chọn các phong cách nghệ

thuật của các nhà thư pháp Việt, đồng thời xem xét ảnh hưởng của thư pháp

Trung Hoa đến họ là một công việc phức tạp đòi hỏi nhiều công phu Bên cạnh đó,

Trang 14

z kết, tham chiếu đối sánh

với các nước đồng văn, trên tỉnh thần “biết người, biết ta” để thấy được ý

nghĩa thực sự của nền thư pháp nước nhà

Trong cuốn sách này,

chúng tôi cố gắng giới

thiệu đến người đọc một cách tối đa các tư liệu có

giá trị của từng thời đại

Mạch chủ đạo của cuốn

sách là lấy tác phẩm thư

pháp làm trung tâm, đi sau

đó là các tác gia Ở những

giai đoạn đầu tiên, người

viết tập trung chủ yếu vào

các tác phẩm thư pháp, do

thời kỳ này chưa định hình

nên các thư gia, còn ở giai

đoạn muộn hơn, việc khảo

cứu gắn liền với những tác

phẩm của các thư gia để

làm rố những phong cách,

những tư trào thẩm mỹ ' từng phổ biến từ văn nhân

sĩ đại phu cho tới thứ dân Pa) trong nước Đương nhiên

sự phan chia giai tang

xã hội này chỉ mang tính

: tương đối và không quá

nghiêm ngặt, cũng như -¡ không có những ranh giới

“| nghiêm cẩn nào đó Ở Việt Nam, van bia

Hán Nôm có niên đại sớm

ff nhất hiện nay được tìm

Trang 15

Giao Châu mục Đào liệt hầu ở Bắc Ninh, trên có ghi rõ niên đại dựng bia là năm 304 (ở đây chưa nhắc tới những giai đoạn sớm hơn với các tác phẩm minh văn trên

trống đồng và gạch) Các thời kỳ tiếp sau đó có bài minh trên chuông xã Thanh

Mai là Thanh Mai xã chung minh khắc năm 78o và các kinh tràng ở Hoa Lư, khắc vào

thời Dinh (o68-g79) Ở các thế kỷ sau, số lượng tác phẩm ngày càng phát triển, đa

dạng về hình thức và phong phú về nội dung Từ thời nhà Lý (1010-1225), bắt đầu một thời kỳ nhà nước phong kiến phát triển cường thịnh, có khoảng 27 tác phẩm (Văn khắc Hán Nôm Việt Nam, tập 1 - từ Bắc thuộc đến thời Lý, Paris, 1999) Thoi Tran (1225-1400), hiện đã tim thay 53 van bia (Văn bia thời Tran, Ha N6i, 2016) Thời

Lê sơ (1428-1527), chúng ta tìm thấy 7o tác phẩm Thời Mạc (1527-1533, các năm sau đó bị coi là ngụy triều và

đến 1677 thì mất hẳn), chúng ta tìm thay 165 văn bia (Dinh Khắc Thuân: Văn bia thời Mạc,

Nxb Khoa học xã hội Hà Nội,

1996) va nhiều văn khắc sau

này được phát hiện mà chúng

tôi chưa có điều kiện thống

kê Thời Lê Trung hưng (1533-

1788) khoảng vài ngàn văn khắc Thời Tây Sơn (1788-1802)

khoảng hơn 2oo văn khắc Và

thời Nguyễn (1802-1945) cũng

khoảng vài ngàn văn khắc Có

Trang 16

16

tấm bia cũng được coi như một tác phẩm để giới thiệu Các tư liệu tương quan

đa phần được viết bằng chữ Hán và việc chuyển tải những hàm nghĩa của một từ

hoặc một khái niệm để người đọc phổ thông cảm thấy dễ hiểu, dễ tiếp cận, quả

thực là một công việc không hề dễ dàng Người viết cố gắng tối đa, diễn dịch

những khái niệm đó sao cho gần gũi nhất, dung dị nhất, đương nhiên đây cũng là nguyên nhân dễ dẫn tới sự sai lạc, dịch chuyển trong khái niệm

Sự xuất hiện của những dấu vết chữ Hán trên những tác phẩm của Việt Nam

đã có từ rất sớm Từ những dòng chữ đại triện được khắc trên các trống đồng,

minh khí thời kỳ đầu, hay chữ lệ trên gạch, vò gốm thời thuộc Hán Trên bình diện

thư thể có thể nói tương đối phong phú, kể cả những khuynh hướng chuyển biến

từ thư thể này sang thư thể khác cũng được bảo lưu trên một số tác phẩm, như dòng chữ trên Bình đồng Nghi Vệ, vò gốm Hán Giao Châu đương thời là một trung

tâm văn hóa, một trạm trung chuyển của những luồng văn hóa đi từ phía Nam lên

với sự ảnh hưởng của Ấn Độ, sự tràn xuống từ phía Bắc của văn hóa Trung Hoa Giao thương thuận tiện, tôn giáo phát triển với trình độ nổi trội, Giao Châu đã từng là một trung tâm Phật giáo gần như lớn mạnh nhất của khu vực Đông Á kéo theo cả một nền tảng văn hóa vững chắc Xét trên bình diện thư pháp có thể thấy

sự hoàn thiện về mặt kỹ thuật của lối chữ khải và lệ Hai tấm bia Tấn cố sứ trì tiết

quán quân Giao Châu mục Đào liệt hầu và Xá lợi tháp minh mới được phát hiện vào thời điểm gần đây, song chính là minh chứng xác đáng cho sự hoàn thiện kỹ thuật

sử dụng ngòi bút tại Việt Nam

Trải tới nhà Lý, sự tiếp nhận phong cách của thời Đường vẫn còn được bảo lưu, sự học tập ảnh hưởng của Nhan Chân Khanh, Liễu Công Quyền v.v đã đạt

được những trình độ thượng thừa hoặc có cả sự vượt trội mang màu sắc cá nhân

mạnh mẽ Sự đồ sộ về mặt kích thước, sự hùng tráng về mặt phong cách thể hiện

khí độ vững mạnh của vương quyền Phật giáo là một yếu tố không thể bỏ qua

trong thời kỳ này với sự đóng góp trên nhiều khía cạnh của những nhà tu hành

trong vai trò của nhà chính trị và một nghệ sĩ như những nhân vật Thích Nghĩa

Thường, thiền sư Bảo Giám, tăng thống Huệ Sinh Kiến trúc, điêu khắc đều đạt

được những thành tựu đáng kể, mà những đại diện của nghệ thuật tạo hình này

phần nào đã cung cấp cho thư pháp nền tẳng vững chắc Không có sự ủy mị, giả

tạo mà ngược lại là sự mạnh mẽ, khí thế Đương nhiên trong dân gian cũng không

tách rời khỏi hoạt động thư pháp dẫu rằng phong cách quý tộc lan tràn ở khắp

nơi Các chứng cứ trực tiếp để chúng ta có thể khẳng định được điều đó chính là những tác phẩm được viết trên gạch, ngói Đây được xem như là dạng thư pháp

- bình dân nhất, vừa thuần phác, vừa hồn hậu Đương thời, chúng chỉ là những sản

phẩm phổ thông, dung dị, tuy nhiên tới ngày hôm nay chúng không chỉ là tư liệu

cấp một để nghiên cứu mà còn là sản phẩm có giá trị thưởng thức cao

Khải thư thời Lý được phát triển đến đỉnh cao bao nhiêu thì hành thư thời

Trang 17

Trần cũng đạt được những thành tựu tương đương như vậy Dưới thời Lý các thư gia đại đa số là những người có địa vị cao trong triều đình, có thân phận quý

tộc Tới thời Trần, thư pháp không còn là thú chơi dành riêng cho số ít những

người như hoàng đế, đại thần mà lan tỏa ra nhiều thành phần trong xã hội Nho

nhã có thể coi là nhịp điệu chủ đạo của thư pháp thời kỳ này Mọi đường nét, kết

cấu đều toát lên vẻ sang trọng và điển nhã, không quá quyết liệt nhưng vẫn có đủ sự cương quyết rắn rỏi, tất cả ẩn chứa trong những hình thức tưởng chừng đơn giản, dung dị Những thư gia được ca ngợi bấy giờ không chỉ ở trong nước mà còn vang danh sang cả nước ngoài như Nguyễn Đình Giới, Nguyễn Thái Xung;

hay những thư gia có tầm vóc lớn trong khu vực, dù rằng tên tuổi chưa được mấy

người biết đến như Phạm Hàm, hay những tác giả khuyết danh mà tác phẩm kinh

điển của họ, đơn cử như những tuyệt tác trên núi Dục Thúy, có thể sánh ngang với

bút pháp thư pháp Trung Hoa thời Tấn-Đường

Hai mươi năm thuộc Minh là thời kỳ xảy ra những tổn thất về mặt văn hóa không thể lấy gì bù đắp lại được Tuy nhiên đây cũng là thời kỳ đánh dấu thư phong kinh điển được chuyển hướng và nền tảng của thư pháp nhà Lê được xây dựng nên bởi chính hệ thống công văn quan phương của mình Lối chữ hoa áp

hay chữ lệnh thời Lê được viết trên nhiều phương tiện có thể xem là biểu hiện

của một cá tính độc đáo, riêng biệt, không thể lẫn so với thư pháp Trung Hoa hay

các nước trong khu vực Tuy nhiên một thư phong được duy trì quá lâu trong tiến trình lịch sử có thể nói là có hại nhiều hơn lợi Sự học tập, duy trì tính đơn nhất trong tác phẩm cũng tương tự như việc kéo dài của “hôn nhân cận huyết” Tệ

đoan không chỉ nằm ở sự hạn chế về mặt phong cách, sự bế tắc về mặt thẩm mỹ, kỹ xảo cũng chỉ còn những lề lối khá đơn thuần Một lề lối kéo dài hơn 250 năm đã

đẩy nền thư pháp của Việt Nam độc lập hoàn toàn với nền tảng chung nhưng cũng là một sự lạc hậu xét trên phương diện thẩm mỹ

Những.dồn nén kinh nghiệm thư pháp để lại từ cuối thời Lê Trung hưng đã

góp phần hình thành nên những quả ngọt cho các thư gia thời Nguyễn gặt hái

Không những kỹ thuật đạt đến trình độ đa dạng phong phú, thẩm mỹ thuần túy,

ý thức thư pháp cũng được tăng cường Đây là sự quay trở lại ý vị bản thân của thư pháp Những tác gia đạt được những thành tựu không tiền khoáng hậu phải

kể đến Cao Bá Quát, Vũ Tuần, Nguyễn Cẩn, Nguyễn Thuật Đặc biệt, sự khôi phục, phát triển của những thể chữ cũ như chữ lệ, triện đã làm cho màu sắc thư pháp

Việt phong phú đa dạng hơn

Chữ Nôm ra đời như một sản phẩm đặc thù của việc ghi âm tiếng Việt dựa trên chữ Hán, song xét trên bình diện thư pháp thì tính đặc thù của chữ Nôm

không cao Bởi thư pháp chú trọng đến vẻ đẹp của hình thức thị giác, chỉ cần nó được viết bằng chữ Hán, hay dạng văn tự phái sinh từ chữ Hán thì bất kể việc tạo chữ bắt nguồn từ hình thức ghi âm hay biểu ý, thì tính mỹ thuật thể hiện qua khối

Trang 18

18

chữ vuông không khác Chữ Nôm xuất hiện không phủ định những thành quả của chữ Hán mà góp phần làm phong phú thêm hệ thống cấu hình của chữ Hán Chúng ta vẫn có thể sử dụng tất cả tiêu chuẩn thẩm mỹ của thư pháp chữ Hán để đánh giá tác phẩm thư pháp chữ Nôm như chương pháp, kết cấu, đường nét, bởi đó

vẫn là nền tảng cơ bản của kỹ thuật viết chữ

Xét trong những quốc gia đã từng sử dụng chữ Hán với tư cách văn tự quan phương, mỗi quốc gia đều có vận mệnh của riêng mình, những vận mệnh đó đã

tạo nên diện mạo đặc thù của từng thời đại, vừa có những điểm tương đồng mà cũng vừa có những nét dị biệt so với các nước còn lại Người Việt Nam ưa pháp

độ, chuộng cương kiện, chữ lấy phép tắc làm nền tảng, phải cứng cáp rắn rỏi hoặc

nếu không thì “rồng bay phượng múa” Lối thẩm mỹ này có lẽ phải rất muộn mới

xuất hiện Xét một cách rốt ráo thì lối chữ thảo vẫn không được chú tâm mạnh mẽ

trong lịch sử thư pháp nước nhà

So với thành tựu của các nước Đồng Á khác, thành tựu sáng tác thư pháp ở

Việt Nam cũng không hề khiêm tốn Hơn nữa, cũng có thể thấy khi du nhập sang

các nước Đông Á, do nhiều nguyên nhân khác nhau, thư pháp được mỗi nước

tiếp cận dưới nhiều hình thức khác nhau Một số nước đã phát triển thư pháp

thành một bộ môn nghệ thuật đặc thù của nước mình, tuy nhiên ngay cả giai đoạn

phát triển đỉnh cao thì thư pháp ở các nước trong khu vực Đông Á vẫn “chậm một nhịp” so với Trung Quốc Điều này không chỉ tồn tại trên lĩnh vực thư pháp

mà mỹ thuật, văn học hay tư tưởng cũng vậy Do đó, thực tế sáng tác ở Việt Nam

không những cho thấy thực trạng chung của nghệ thuật thư pháp ở Đông Á, mà

còn phần nào cho thấy quy luật tiếp nhận thư pháp hay nghệ thuật ở khu vực này

Những nghiên cứu về mỹ thuật Việt Nam trước nay vẫn nhận định nghệ thuật được phát triển nhưng lại không hình thành được một hệ thống các danh

gia Điều này xuất hiện nổi bật trong lĩnh vực hội họa hay điêu khắc, song có thể

phải nhìn nhận lại trước sự hình thành của hệ thống các tác gia thư pháp Tình

trạng kém phát triển của nghệ thuật Việt Nam bị chỉ phối bởi nhiều nguyên nhân

khác nhau, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do sự học ở nước ta chủ yếu nhằm vào hướng khoa cử và chế độ quan liêu Do vậy, đa số các tác giả đều bị ảnh

hưởng và chỉ phối sâu sắc bởi quan niệm văn học có chức năng ngôn chí, tải đạo,

minh đạo Họ không mặn mà với những thứ được coi là “trò tiểu xảo” Ngoài

ra ở Việt Nam thời trung đại, đô thị không phát triển mạnh mẽ, không có đội ngũ

thị dân đông đảo Quan trọng nhất là trong lịch sử Việt Nam hiếm có trường hợp nghệ thuật được hậu thuẫn từ kinh tế chính trị, tức sự ủng hộ của hoàng gia hay

- các thương nhân Vì thiếu thốn một hệ thống tuần hoàn hoàn chỉnh để hỗ trợ

nghệ thuật nên bất cứ ngành nghệ thuật nào cũng không có môi trường thuận lợi

để phát triển, mà chỉ dừng lại ở mức độ giỏi nghề

Trang 19

thành phần xã hội khác nhau Có những thư gia là những người giàu cá tính, có học vấn cao, họ hoặc là các nhà khoa bảng thành danh, các nhân vật chính trị, hoặc

là các bậc tài tử phong lưu Cũng có những thư gia có xuất thân không mấy hãnh tiến, thậm chí đại đa số được xuất hiện với hình ảnh những người “khuyết danh”

bị chỉ phối, hạn chế bởi nhiều yếu tố khác nhau Vì thế, sự xuất hiện của hàng loạt các tác phẩm, trăm hoa đua nở cũng diễn ra khá muộn, chỉ khi tư tưởng văn nhân

tài tử được dịp phát triển Tính chất “không chuyên” vẫn là một đặc điểm quan

trọng và khá nổi bật

Nguồn ảnh hưởng đến việc sáng tác thư pháp của các thư gia Việt Nam có thể quy về hai con đường chính: một là sự ảnh hưởng thông qua việc tiếp xúc, học tập với các sách vở, bia thiếp của Trung Quốc, hai là sự ảnh hưởng qua lại giữa các tác gia, đặc biệt qua việc đi sứ Tuy nhiên, nguồn ảnh hưởng không phải yếu

tố quyết định đến việc lựa chọn sáng tác, bên cạnh đó còn có các yếu tố khác như

môi trường văn hóa và tâm thái tiếp nhận của chủ thể sáng tác

Trải qua nhiều biến thiên của lịch sử, thư tịch nước nhà bị thất truyền khá

nhiều, các tác phẩm được sưu tập, nghiên cứu chưa phải toàn bộ các tác phẩm

hiện còn, càng không phải tất cả những gì liên quan đến các tác phẩm mà tác giả Việt Nam thời trung đại đã sáng tác Tuy nhiên, với những đặc điểm riêng về thể

thức cùng giá trị nội dung và trình độ nghệ thuật đã đạt được, các tác phẩm thư

pháp đã góp phần quan trọng, làm phong phú thêm cho kho tàng nghệ thuật dân

tộc

Cuốn sách này ra đời nhằm thống kê hệ thống tác phẩm Việt Nam đã được

sưu tập, khảo sát, nghiên cứu từ các phương diện: thành tựu sáng tác, sự phân kỳ lịch sử, đặc điểm về đội ngũ tác giả, các nguồn ảnh hưởng đến việc sáng tác thư

pháp, động cơ sáng tác, quan niệm thẩm mỹ, thể thức, nội dung và phong cách

nghệ thuật của mỗi giai đoạn

Nghiên cứu, sưu tầm và giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật suốt hơn ngàn

năm lịch sử là một quá trình lâu dài và phức tạp Nhận thức những giá trị, thông

tin, những phong cách, trào lưu thể hiện qua từng thời đại đòi hỏi sự dụng công cũng như kiến thức tổng hợp sâu rộng Sự thiếu khuyết hoặc sai sót là điều không

thể tránh khỏi Tôi thành tâm mong nhận được sự chỉ giáo của các bậc thức giả và sự góp ý của các bạn đọc gần xa

Trang 21

LƯỢC SỬ NGHỆ THUẬT THƯ PHÁP TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG Á

Nghệ thuật thư pháp là một tiêu chí văn hóa-của vùng văn hóa châu Á, đặc biệt

được tập trung tại các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Ban voi nén tang là chữ Hán Nghệ thuật thư pháp có thể coi là một sợi dây kết nối cộng đồng văn

hóa này Trong suốt tiến trình sử dụng chữ Hán, dưới sự nỗ lực của các thư pháp gia, sợi dây này càng ngày càng được nới rộng

Thư pháp có thể trở thành một bộ môn nghệ thuật, trở thành đại diện văn 21

hóa của cả khu vực, nhờ một nhân tố quan trọng là chữ Hán, và từ chữ Hán diễn

tiến thành chữ Hangul của Triều Tiên, Hiragana và Katakana của Nhật Bản, chữ

Nôm của Việt Nam

Là một trong những nước ở châu Á tiếp thu ảnh hưởng văn hóa từ Trung

Hoa, Việt Nam cũng đã du nhập nghệ thuật thư pháp từ rất sớm và đạt được một

số thành tựu rực rỡ Tuy nhiên do những đặc thù lịch sử, chữ quốc ngữ đã được

sử dụng thay cho chữ Hán và cho đến nay, chữ Hán không còn được sử dụng với tư cách là văn tự chính thống nữa, kéo theo đó là sự “thất truyền” của thư pháp chữ Hán Tuy nhiên, xuất phát từ quan niệm “ôn cố nhỉ tri tân”, sử dụng phương

pháp nghiên cứu phong cách học nghệ thuật, căn cứ trên những sử liệu và di vật ft ỏi còn lại, chúng ta vẫn có thể phác họa lại vài nét chấm phá về hình ảnh của một

nền thư pháp Việt Nam đã từng trải dài suốt mấy ngàn năm trong quá khứ

Trang 23

Lược sử thư pháp Trung Quốc

Nghệ thuật thư pháp Trung Hoa đã có lịch sử phát triển lâu đời Về mặt thư thể, để thuận tiện cho việc sử dụng, chữ Hán đã được biến đổi theo hướng đơn giản hóa, nhưng trên giác độ kỹ xảo thư pháp, thì sự biến hóa

của nó lại ngày một phong phú, phong cách cũng ngày càng đa dạng,

phức tạp Từ thời cổ xưa đến ngày nay, về thư thể, có thể quy nạp về năm loại chữ cơ bản: triện, lệ, khải, hành, thảo Sự biến chuyển của những thể chữ này tương ứng với sự phát triển của từng giai đoạn lịch sử, gắn liền với đời sống xã hội

Về lịch sử hình thành thư pháp, ngay từ thời Ân Thương (thế kỷ XVII

- thế ký XI TCN) người ta đã dùng mai rùa, xương thú để xem bói, trên đó khắc các lời bói (bốc từ), bằng những chữ tượng hình, gọi là giáp cốt văn F430 Đến thời Chu Tuyên Vương (?-782 TƠN), có quan thái sử tên Trứu đem những cổ văn này chỉnh lý thành một thể chữ mới, gọi là trứu văn il %, trứu triện f##t hay đại triện K##š Đến đời Chu ngoài thể chữ trên còn có một loại chữ được tộc chư hầu khắc vào trống đá, gọi là thạch cổ văn 4% Về cơ bản, thạch cổ văn được sáng tạo trên cơ sở chữ trứu triện và có đôi chút chỉnh sửa, do vậy cũng có thể coi thạch cổ văn thuộc vào

loại chữ đại triện Những chữ đại

triện đến nay còn thấy được, tiêu

biểu nhất có Mao công đỉnh %

All, Tụng đỉnh 8ã, chữ thuần

hậu, ngay ngắn, nét tròn đều, trầm, nặng

Cùng thời kỳ này, vùng Kinh Sở còn có một kiểu viết chữ

rộng, thưa hơn, mà tiêu biểu là

Tản thị bàn ÑUWiä, có phong

cách rất hùng vĩ Những loại chữ

khắc trên chuông, đỉnh, và các

đồ thờ cúng kim loại khác, còn duoc goi la kim van 4X Giáp cốt văn - Chu cốt khắc từ

(Bảo tàng quốc gia Trung Quốc]

Trang 24

Đến đời Tần, để thống nhất

văn tự của sáu nước, thừa tướng

Lý Tư ÄWi (284-208 TCN) đã tiến hành lược bỏ những nét phức tạp của chữ đại triện, giữ lại những điểm hợp lý, sáng tạo ra thể chữ tiểu triện ⁄*#š Loại chữ này có nét chữ nhỏ, dài hơn, hình chữ

cũng tê chỉnh, cân đối Các chiếu bản thời Tần hầu hết đều dùng chữ tiểu triện Thời gian này có

Trinh Mac #2, mot vién cai

ngục ở huyện, vì mắc tội với Tần Xã

Thuy Hoang (259-210 TCN), bi Kim van

giam giữ ở ngục Vân Dương Ông dành thời gian suốt mười năm trời,

thêm bớt những nét vuông tròn cho chữ đại tiểu triện, tạo ra ba ngàn chữ

lệ Sau đó Tần Thủy Hoàng liền dùng ông ta vào chức ngự sử Vì loại chữ

này thuận tiện cho những người tù, nô lệ, quan ngục sử dụng nên được

gọi là chữ lệ 5š (nô lệ) Do là cách nói phổ biến xưa nay về việc ra đời của

chữ lệ Song cũng có giả thuyết cho rằng chữ lệ khởi nguyên từ đời Chu Có người lại cho rằng chữ lệ là loại chữ dành riêng cho những người nô

lệ, hạ dân, chỉ vì thời Tần chưa sử dụng một cách phổ biến, đến thời Hán

mới lưu hành nên gọi là Han 1é 22%

Đời Hán (202 TCN-220), ngoài chữ lệ là thể chữ thông dụng, còn có một loại chữ được gọi là chữ bát phân /\Z? Một trong những cách giải

thích sở dĩ gọi là chữ bát phân là vì thể chữ này “cất chữ lệ của Trình Mạc

đi tám phân, giữ lại hai phần, cắt chữ triện của Lý Tư đi hai phân, giữ lại tám phân” Trong chữ bát phân, phong cách chữ triện nhiều hơn chữ lệ Một thuyết khác lại cho rằng sở dĩ gọi là “bát phân”, là bắt nguồn từ hình thể chữ này, phép viết thường phân bố hai phần phải trái hướng lưng vào trong (như hình chữ “bát”) Có người nói đây là thể chữ thời Tây Hán, lại có người nói thể chữ này do Sái Ung ẩš É5 sáng tạo ra Chữ bát phân ngày nay còn thấy đều là chữ đời Hán, không thấy có ở thời Tần Bia chữ triện đời Hán cũng rất ít, chỉ có Trung nhạc Thiếu Thất thần đạo thạch khuyết minh 57> 2s HE A B24 va Khai Mẫu miéu thach khuyét minh BASRA

“iÄỦ#n là nổi tiếng nhất

Đời Hán còn xuất hiện chữ khải, chữ hành và chữ thảo Trước đời

Trang 25

Lưu Đức Thăng #ifễ7† (?-?) sáng tạo ra chữ hành fT Nhung con ai sang

tạo ra lối chữ thảo '## thì có nhiều cách nói chưa thống nhất Thời Đông

Hán, thông dụng lối chương thảo Sĩ Theo phong cách của loại chữ

thảo này, từng chữ được viết ra độc lập, không liền nối với nhau (liên miên), còn mang nét cứng rời của chữ lệ và chữ bát phân Có người nói

thời Hán Chương Đế, Đỗ Bá Độ ‡tL{l/# giỏi thảo thư, Chương Đế rất yêu

thích, xuống chiếu quy định trong các chiếu lệnh, tấu chương đều dùng lối thảo, nên bấy giờ người ta gọi là chương thảo Trong giai thoại thư

pháp có nhắc đến nhân vật Truong Chi 4&2 (?-192) thoi Dong Han rat

giỏi chương thảo, áo quan vai voc trong nhà đều viết kín chữ rồi lại dem

nhuộm lại, ra bên ao học viết chữ, nước ao cũng đen như mực

Thời Ngụy Tấn là thời kỳ nghệ thuật thư pháp Trung Quốc phát triển đến độ thành thục, trong đó thể chữ hành phát triển nhất Thể chữ hành

lại chia làm hành khải và hành thảo Hành khải là thể chữ hành được viết

rõ ràng, quy củ, gần với chữ khải; còn hành thảo là thể chữ hành được viết khá phóng túng, gần với chữ thảo Chung Diêu #§šã£(151-230) sống ở thời Ngụy-Tam quốc học bút ý hành thảo của Laru Đức Thăng, cùng

fea ae as eee 7 Se cea me

Chung niên thiếp - Trương Chỉ (thác bản thời Tống)

lệ thư, bát phân tự xây dựng thành một lối riêng, cùng với Trương Chi

được người đời ca ngợi so sánh, gọi chung là “Chung Trương” Tuy nhiên,

hiện nay chân tích của Chung Diêu đã tuyệt tích Thời Tấn, Vệ Quán fãï#š (220-291) và con trai là Vệ Hằng ffïjÑ (2-291) đều là những nhà thư pháp

nổi tiếng Vệ Quán học lối chữ của Trương Chỉ, giỏi chữ thảo, nét bút rất

Trang 26

Chung Diêu - Tuyên thị biểu

_ phi bạch (phép viết dùng bút mực khô, trong nét chữ thường xuất hiện

những vệt xơ trắng), tạo ra lối chữ tán lệ §## Ơng cịn viết tác phẩm Tứ

thé thu thé Was luận bút thế của bốn thể chữ: bát phân, triện, lệ và

thảo Em gái họ của Vệ Hằng là Vệ Thước f#ï## (272-349 ), người đời vẫn

tôn xưng là Vệ Phu nhân fñZ<À„, cũng rất giỏi thư pháp, là thầy dạy của

Vương Hi Chi +#š2 (303-361) Đến thời Vương Hy Chỉ và con trai là Vương Hiến Chi #2 (344-386), người đời gọi chung là Nhị Vương, thì thành tựu thư pháp càng trở nên tột bực, đến nay vẫn còn là mẫu mực cho những người học thư pháp Trong đó, Lan Dinh te = FF của Vương Hi Chi duoc xưng tụng là Thiên hạ đệ nhất hành thư Ngoài ra chữ chân,

thảo, lệ, phi bạch của ông loại nào cũng rất tỉnh xảo Vương Hiến Chỉ lúc nhỏ học thư pháp của cha, sau lại tự mình sáng tạo ra một lối riêng, giỏi cả năm thể: lệ, hành, thảo, chương thảo, phi bạch Ông sáng tạo ra thể

kim thao 4 doi Tan, con goi la pha thao 7%, lién mién thao #4,

hình chữ tương đối giản lược, nhưng chữ viết lưu loát, liền nối với nhau,

khó mà biện nhận được

Thời kỳ Nam Bắc triều, thư pháp Trung Hoa cũng phân chia thành

hai phái Nam, Bắc Nam triều thịnh hành giản độc (các thê tre hoặc gỗ để viết các văn thư), phong cách khoan thai nhàn dật, Bắc triều

Trang 27

thì chủ yếu là bia khắc, phong cách nghiêm cẩn, trầm lắng, dày dặn Nam triểu có nhà sư Trí Vĩnh #

ik (thé ky VI) 1a cháu bảy

đời của Vương Hi Chỉ, đặc

biệt nổi tiếng về thảo thư

Ông học theo lối chữ của

Vương Hi Chị, viết lại Chân thdo thién ty van RETF

x hon tam tram ban, luu

hành khắp các chùa vùng

Chiết Đông, được người sau vô cùng trọng thị Ông viết chữ trên gác chùa Vĩnh Hân, những cây bút

viết cùn, hỏng chất đầy Vương Tuần - Bá Viễn thiếp

năm thùng gỗ lớn, mỗi thùng có thể chứa được hơn một thạch, cũng là

một giai thoại trong thư sử _

Trong hệ thống bia khắc Bắc triều, chữ lệ, chữ khải đều xuất hiện, 27

đều mạnh khỏe, có lực, [lIE ee cùng với bia thời Đường trở thành hai dòng bia |-'

khải thư lớn Trong đó, j bia Bắc Ngụy hưng thịnh nhất, do đó gọi là Nguy bi |

##7£ Người đời Thanh sau |

này, rất quan tâm nghiên

cứu bia cổ, hầu như đều ši

lấy Ngụy bi làm khn § phép Thể chữ Nguy bi là

loại chữ lấy chữ khải làm ;

chính, nhưng dụng bút 3

lại mang hơi hướng ý vị :

của lối chữ lệ Ngụy bi số :

Trang 28

28

thập phẩm šš†"I—-T iu, ngoài những bia Pháp sinh, Bắc hải uương, Ưu

điền uương, các bia còn lại đều đùng phương bút, các nét gập, nét mác,

nét phẩy của chữ đều có góc nhọn, hình chữ đơn giản, kết cấu chặt chẽ, mạnh cứng, vô cùng khỏe khoắn Loại thứ hai lấy Vân Phong sơn tứ thập nhị chúng S l§ 1Ì) P-†- —§ của Trịnh Đạo Chiêu Š§3 4 (455-516) làm tác phẩm tiêu biểu, đều sử dụng lối viết viên bút Những tác phẩm Ngụy bi nổi tiếng, ngồi Long Mơn nhị thập phẩm và thạch khắc ở núi Vân Phong, còn có Trương Mãnh Long bị 5EXñff, Tung cao Linh miéu bi tà tài Sẽ li ni, Cúc Ngạn Vân m6 chi #23, Thach M6én minh APS, Điếu Tỷ Can uănñ HT, Lý Trọng Toàn tu Khổng tử miếu bị 2E{tffl£1L it, Giả Tư Bá biB RMBRE, Lý Siêu bi 2EÄBfE v.v

Kết thúc sự hỗn loạn của Nam Bắc triều, nhà Tùy (581-619) thống nhất Trung Quốc và cũng thống nhất hai thư phái của Nam - Bắc, mở ra một không khí mới cho thư pháp đời Đường Nam thiếp, Bắc bi, đến đời nhà Tùy đã phát triển đến mức thống nhất với nhau trong cùng dòng

chảy, chính thức hoàn thành hình thức của khải thư Khải thư thời Tùy

là sự diên cách của Lưỡng Tấn, Nam Bắc triều, mở ra quy phạm cho thư pháp đời Đường Bia của Tùy còn lại tương đối nhiều, đa phần được viết

theo lối chữ chân, được phân làm 4 loại phong cách khác nhau: 1 Nhẹ

nhàng đôn hậu như Khải pháp tự b¡ R\3:5ffcủa Định Đạo H6 Jit; 2 Nghiêm trang vuông vức như Đổng mỹ nhân mộ chi minh B32 \ BR £4; 3 Đây đặn mạnh mẽ như Tín hành thiền sư tháp mình {5{T38Eit‡##;

4 Nhẹ nhàng nhưng cương kiện của Long tàng tự bi šEƒÄ5?fff Thành tựu

thư pháp trên bia tuy chưa vượt qua được Ngụy bi, nhưng như Long tầng tự bi thì xưa nay vẫn cùng được xếp ngang với Trương Mãnh Long bi va

được coi là những tuyệt phẩm bậc nhất của bi thư

Đầu thời Đường (618-907), bia đá được dựng khắp nơi với lối khải thư kết hợp cả phong cách hai phái Nam và Bắc, đã kế thừa được bút ý Lục triều, hình chữ nghiêm túc, trầm, chắc, mang đậm hơi hướng kim

thạch, nhưng lại mang nhiều tư thái, phong vận bay bổng, trơn tru Thời

sơ Đường nổi tiếng với bốn đại gia thường được nhắc đến là Âu, Ngu,

Chử, Tiết

- Âu, tức Âu Dương Tuân f⁄l§š# (557-641): các thể chữ đều giỏi; bút lực mạnh hiểm; kết cấu chặt chẽ, kiên cố; nét bút trầm nặng, rậm dày, nét sau nét trước liền mạch, hô ứng lẫn nhau Ông đặc biệt nổi tiếng - với lối chữ tiểu khải, học tập những đặc điểm của thể chữ khải thời Tấn và lệ thư đời Hán, lại kết hợp với bia khắc thời Lục triều để tạo ra một

phong cách bút lực vừa mạnh hiểm, tỉnh xảo, chin chu ma con mang khí

tượng thanh cao, giản dị Con trai Âu Dương Tuân là Âu Dương Thông

Trang 29

f§;đ (? -691) cũng rất giỏi thư pháp

Hai cha con cùng nổi tiếng như

nhau, thường được gọi là đại tiéu

Âu Dương Nhưng cách cục của Âu Dương Thông còn nhỏ nhặt, chưa

được như cha

- Ngu, tức Ngu Thế Nam ƒš†#

(558-638): thư pháp của ông học theo sư Trí Vĩnh, đạt được thể thái viên dung rắn rỏi đẹp đẽ, trong như ngoài cương Về cách dùng bút và đường nét thì ông kế thừa phương pháp của Vương Hi Chỉ; nét bút trầm hậu, an ổn, rõ ràng; bút lực chắc khỏe, mà phong vận thì thanh tú Tác phẩm nổi tiếng có Khổng

phu tử miếu duong bi SLAF A

Vua Đường Thái Tông rất thích chữ

của ông tent

- Chử, tức Chử Toại Lương #43% &

(596-658): chữ khải của ông có đặc điểm

dùng nhiều hình thái của lệ thư, phong

cách thưa gầy, cứng cỏi điêu luyện mà chỉnh tê, hoa mỹ Tác phẩm nổi tiếng có

Thanh gido tu 22%, Am phit kinh K&?# 4% Cuối đời ông xuống châu Ái (Thanh

Hóa) làm quan, nhưng mất trên đường

tới nơi

- Tiết, tức Tiết Tắc ẩš## (649-713):

ông học thư pháp cúa hai nhà Ngu, Chử,

phong cách phóng túng, đậm đà, tú lệ

Khải thư càng gần với phong cách Chử

Toại Lương So với ba người còn lại thì phong cách của ông có phần yếu hơn

Kế tiếp sau Âu, Ngu, Chử, Tiết, đến thời Thịnh Đường, các thư pháp gia

trứ danh lại có Lý, Tôn, Trương, Tố, đều nổi tiếng về hành thư và thảo thư

- Lý, tức Lý Ung 2l (675-747): văn chương và thư pháp của ông đều lừng danh thiên hạ Quan lại, tăng ni, đạo sĩ khắp nơi muốn dựng bia

khắc chữ đều đến cửa nhà ông để nhờ viết Chữ của ông lưu truyền ở đời rất nhiều, phần lớn là các thác bản Ông dụng bút hùng cường, xử lý kết

pe ae

Trang 30

cấu chữ thì ở giữa dày chặt, mà bốn mặt thì rộng mở Phong cách khoan

thai, hào sảng, rất kỳ vĩ, có khí thế mạnh mẽ, nghiêm trang chưa từng có - Tôn, tức Tôn Quá Đình f43ÃƑš (?646-?691): ông sống dưới triều Võ Tắc Thiên, không làm quan Thảo thư của ông học theo Nhị Vương,

nhưng chuyên tâm vào phép dụng bút phấn chấn, gãy gọn Ông còn để lại tác phẩm Tư phổ ®3# Những nhà bình luận thư pháp xưa nay, thông thường đều cho rằng ông thuần học theo thư pháp đời Tấn Trong

số những nhà thư pháp đời Đường, ông là người nắm được ý tứ của Nhị

Vương hơn cả, nhưng sáng tạo mới thì không nhiều

- Trương, tức Trương Húc 7E] (?675-?750): ông giỏi thảo thu,

thường nói rằng mình được xem họ Công Tôn múa kiếm mà khải phát

được bút ý, hạ bút như có thần Khi ông viết chữ, thường uống rượu cho say khướt, hét to rồi vung bút mà viết Hoặc là nhúng cả đầu vào mực mà viết chữ, đến lúc tỉnh lại, tự mình cũng thấy là thần dị Thảo thư của

Trương Húc hào phóng, không câu thúc, biến hóa tung hoành, bút pháp khó mà suy xét

i

Trương Húc - Cổ thi tứ thiếp

- Tố, tức nhà sư Hoài Tố 42% (737-?): ông sống ở thời đại muộn hơn Trương Húc Vì nghèo khó, không có tiền mua giấy viết chữ, ông từng

trồng hơn vạn khóm chuối ở vườn nhà, để lấy lá chuối viết chữ Chữ đại

Trang 31

ấy đều làm thơ tán tụng chữ của ơng Ơng và Trương Húc đều chuyên lối cuông thảo, nên người đời thường gọi họ là Điên Trương cuông Tố

Tùy đến sơ Đường

Sau khi nhà Tùy thống nhất Trung Quốc, về mặt văn hóa, đã kết hợp được sự tỉnh túy của văn hóa Nam Bắc triều Cho đến thời kỳ nhà

Đường phôn thịnh, nghệ thuật thư pháp bắt đầu thoát thai từ thư pháp

Lục triều, xuất hiện với một tư thái mới trong lịch sử Thời sơ Đường lấy

khải thư làm chủ đạo, đặc điểm chính là kết cấu nghiêm cần

Thịnh Đường, trung Đường

Thư pháp thời kỳ thịnh Đường phản ánh tâm thái chung của xã hội

lúc bấy giờ là truy cầu sự lãng mạn, ví dụ như cuồng thảo của Trương Húc, Hoài Tố, hành thư của Lý Ung Đến thời trung Đường, khải thư tiếp

tục có được những bước đột phá, trong đó Nhan Chân Khanh được coi là

một nhân vật tiêu biểu cho việc đặt nền móng chuẩn mực cho khải thư, hình thành nên thư phong chính thống

Nhan Chân Khanh (709-785) giỏi lối khải thư và hành thu, lai tinh

thông về văn tự học Người xưa cho rằng chữ khải của ông là học từ Âu Dương Tuân và Nguy bị, với đặc điểm bút lực mạnh, đậm, lấy tân làm cổ, lấy vụng làm khéo, tự hình đặc biệt mở rộng mà đẹp đẽ, không cầu tiểu xảo hoa mỹ Tác phẩm Tế điệt Quy Minh van cdo SEAR cha ông

được người đời tôn xưng là Thiên hạ đệ nhị hành thư (sau Lan Đình tự của

Vuong Hi Chi) Ngoai ra, Tranh toa vi cdo # EAL cing 14 mot danh tac

Nhan Chân Khanh - Tế điệt cảo

Một nhân vật nữa khởi xướng cao trào của khải thư là Liễu Công Quyền ÿJ⁄4j# (778-865) Ông sống sau Nhan Chân Khanh, cũng sở

trường về khải thư và hành thu Ong ban dau hoc theo Vuong Hi Chi, sau

Trang 32

32

-mà tự hình thành

phong cách riêng Trong đó thể chữ, thế chữ khỏe đẹp, nét bút thanh gầy, lộ rõ gân cốt Thời bấy giờ, các nước chư hầu đến nộp cống, đều chuẩn bị

tài vật để mua chữ của họ Liễu Ngoài ra, đời Đường cũng có một nhà thư

pháp nổi tiếng với lối triện thư, đó là chú họ của đại thi hào Lý Bạch 2É,

Lý Dương Băng 2Š Ông đặc biệt giỏi tiểu triện, với nét bút nhỏ, cứng, bút lực không kém chữ triện của Lý Tư đời Tần, được coi là một thánh

thủ của triện thư đời Đường

Van Đường và Ngũ đại

Năm 907, Chu Toàn Trung diệt Đường, xây dựng nhà hậu Lương, từ

đó về sau, hậu Đường, hậu Tấn, hậu Hán, hậu Chu được gọi chung là giai

đoạn Ngũ đại Do quốc lực suy bại và chiến tranh, văn hóa nghệ thuật

cũng thể hiện xu thế đi xuống Nghệ thuật thư pháp tuy vẫn tiếp nhận

thư phong của Đường, nhưng xu hướng đi xuống là xu thế chung Thời

Ngũ đại, thư thể lại chuyển hướng sang dày đậm Dương Ngưng Thức tãữậzÁ (873-945) và Lý Kiến Trung 2 #&rh (945-1013) là những nhà thư pháp nổi tiếng nhất trong thời kỳ này Dương Ngưng Thức ban đầu học

chữ Nhan Chân Khanh, cũng học được tới cái diệu của Nhị Vương, dụng

bút nghiêm cẩn, nhưng phân hàng bố bạch cách nhau rất thưa Ông còn

giỏi cả lối viết cuồng

thảo của Trương Húc Thư pháp của Dương Ngưng Thức

tuy ở trong thời điểm

suy vi của Ngũ đại nhưng thư phong l

của ông như một cột |

trụ sừng sững trong

thời kỳ này Lý Kiến Trung thì học Âu

Dương Tuân, nhưng không theo trào lưu

lối viết nét gầy nhỏ, lạnh lùng của những người học chữ họ Âu, một phong cách

với nét bút dày, béo ` z

Trang 33

Ngoài ra còn có Lý Dục 2E, Ngạn Tu ŠÍ£ đều là những thư pháp

gia có thành tựu lớn Thư phong nghiêm cần thời Đường đã đi xuống, chuyển sang giai đoạn Bắc Tống với bốn đại gia kế thừa và đẩy lên một

làn sóng mới

Từ Tống đến Thanh

Thư pháp thời Tống chú trọng ở ý Điều này được thể hiện ở bốn

điểm: 1 Chú trọng tính triết lý; 2 Chú trọng tính phóng khoáng; 3 Chú trọng phong cách hóa; 4 Chú trọng biểu hiện ý cảnh, đồng thời đưa vào

tính độc đáo trong sáng tạo của từng cá nhân Nếu thư phong thời Tùy, Đường, Ngũ đại chú trọng ở kỹ pháp mực thước, chỉn chu, tỉnh tế thì tới thời Tống, thư pháp bắt đầu chuyển hướng sang phong cách trữ tình, một

biểu hiện mới trên bình diện thư pháp Điều này không chỉ yêu cầu tính

tự nhiên hay công phu mà còn cần học thức, tức các yếu tố liên quan đến

việc tu dưỡng về mặt tri thức cũng như đạo đức của thư pháp gia Thư

gia thay đổi diện mạo của khải thư thời Đường, trực tiếp học tập pháp

thiếp hành thư thời Tấn Đến thời Tống, những bút tích thời Tấn Đường đã bị mai một nhiều, Tống Thái Tông hạ lệnh cho quan thị thư Vương

Trứ tuyển tập bộ Cổ tiên đế uương danh than mặc tích, khắc được mười ˆ —_— cuốn thiếp thư pháp Nhưng Vương Trứ không có đủ trình độ tỉnh tường 33 về thư pháp, nên tuyển chọn vào sách này không ít những tác phẩm ngụy

tạo Từ khi lưu hành bộ thiếp thư pháp này đã làm hồng nguyên tắc “ Học thư tất cầu chân tích" (học thư pháp của ai phải tìm đúng bút tích thực

Trang 34

34

- giống với Nhan Chân Khanh, |

không kế thừa được nhiều truyền thống thư pháp từ thời trước, nhưng lại phát triển mạnh mẽ tính sáng tạo cá nhân Những nhà thư pháp tiêu biểu thời Tống thường được biết đến là Tô (Thức)#š#‡, Hoàng (Đình Kiên) E£Eš, Mễ (Phất)%Tf, Sái (Tương)#šïš Phong cách chung của các nhà thư pháp này là tĩnh tại, dung dị, ý thái đổi mới Tô Thức (1037-1101) có cách cầm bút rất đặc biệt, gần giống như ngày nay cầm bút sắt, chỉ cầu được tự

do viết ra theo phong cách, thần thái của mình Ơng và Hồng Đình Kiên

(1045-1105) đều là những nhà thơ, học giả lớn, tâm hồn rộng mở, kiến

thức sâu rộng Do đó, hai người coi trọng việc thể hiện được ý tứ ở ngoài nét bút, lĩnh hội được ý thú tiêu sái thời Tấn, viết chữ thì nét bút tròn trịa, mà vận vị tràn trễ Điểm khác biệt giữa chữ của hai người này là: chữ Tô

Thức thì thiên tư tự nhiên, trong ý bút thấy lộ rõ tình cảm; còn chữ Hoàng Đình Kiên thì lại có một thần thái cứng cáp, vững chãi khác vời Hoàng Đình Kiên kết tự cũng vơ cùng phóng khống, kết cấu bức chữ thường mang kiểu bức xạ, nét bút nhường tránh lẫn nhau, nhưng lại cùng tụ tập xúm xít dày đặc vào trung tâm, lực đẩy về phương ngang của các góc làm

chữ có độ mở lớn Ông sở trường về hành thư, thảo thư, riêng chữ khải

lại tự mình lập ra một trường phái riêng Mễ Phất (1051-1108) học bút pháp cổ nhân có thể nói là công phu nhất, dụng bút có thể xuất phong

tám mặt, tạo ra rất nhiều hình chữ của riêng mình Chữ khải, lệ, triện của

ông không tỉnh xảo lắm, nhưng ông lại rất nổi tiếng về hành thư và thảo

thư Phong cách trầm lặng, bay bổng, đạt được bút ý của Vương Hiến Chỉ

Nhưng cũng có người cho rằng, ông quá cầu kỳ, quá ham thích việc thể

hiện tài tình, nên trên mặt giấy tràn ngập nét mỹ miều, tràn ngập hỏa khí, vẻ tuấn tú, sảng khoái thì có thừa mà cái ý hàm súc, phóng khoáng thì chưa đủ Nhưng bởi bút ý có ngọn ngành rành rẽ, nên vẫn hài hòa không

tổn nhã Con trai Mé Phat là meg : xin

Mễ Hữu Nhân 2ˆ (1074- „&

1153) cũng rất giỏi thư họa, *® 2

phong cách thư pháp thâm ổ * oy:

trầm kỳ lạ, nét chữ béo đậm, `

dày dặn tươi nhuận, cùng -

với cha mình được người đời - - 4+

gọi là đại, tiểu Mễ Sái Tương _ * Í (1012-1067) có phong cách :- }/

hành thư đứng thứ nhất, tiểu

khải thứ nhì, thảo thư thứ ba, B3” =

Trang 35

đủ vẻ yếu điệu tuoi dep Bay giờ được suy tôn là Tống triều đệ nhất Tống Nhân Tông rất thích chữ viết của ông Tuy vậy dụng bút của ông cũng

thể hiện sự cầu kỳ dụng tâm quá nhiều, mỗi chữ đều tỉnh hoa tuyệt thế

Mễ Phất đã so sánh chữ của ông với những mỹ nhân nhà quý tộc, phong tư tuy đẹp, nhưng trang sức quá nhiều Đó cũng là một nhược điểm của

ông

Cuối thời Bắc Tống cé Sai Kinh 4% (1047-1126), thư pháp cũng

được người đời đánh giá cao Thư pháp của Sái Kinh có thế chữ hào hoa, khỏe khoắn, lắng trầm, mau le Vé đẹp của bút pháp còn hon ca Sái Tương Có người cho rằng, họ Sái trong bốn nhà Tơ, Hồng, Mễ, Sái đúng ra là chỉ Sái Kinh chứ không phải Sái Tương, nhưng do Sái Kinh là

một đại gian thần nổi tiếng trong sử sách, nên mới đổi thành Sái Tương

Nhìn chung, thư pháp thời Nam Tống vẫn noi theo phong cách bốn nhà Tơ, Hồng, Mễ, Sái; bút lực nhìn chung yếu hơn, nhưng cũng có những bút thế cao siêu, túng dật, mạnh mẽ rắn rồi vượt trội Chẳng hạn như thư

pháp của Nhạc Phi #57&(1103-1142), tác phẩm Xuất sự biểu tHĐ5& của

ơng cũng là một trong những kiệt tác trong nền thư pháp thời Tống Tuy nhiên không nói tới thiên tư cao như Sái Tương hay Tô Đông

Pha tw nay ra duoc

ý mới, trọng thị cổ nhân như Hoàng Đình Kiên, tiêu sái

hiểm tuyệt như Mễ Phất, các thư pháp gia đời Tống khác đều mong muốn thể hiện hình thái mới, một hình thức thẩm mỹ mới cho người thưởng thức Điều này về sau cũng được Phạm Thành Đại šj*, Chu Hy 4%, Van Thiên Tường # X* tiếp tục phát triển, dẫu rằng học vấn hay trình độ bút mực của các = Se: ee

Triệu Mạnh Phủ - Yên giang điệp chướng đồ (bảo tàng Thượng Hải)

Trang 36

36 - SỞ trường của các danh gia đời trước thư pháp gia thời Nam Tống so với Bắc Tống tứ đại gia thì không thể sánh bằng

Thời Nguyên là thời kỳ phục cổ của thư pháp, nhân vật đại biểu nhất thời kỳ này là Triệu Mạnh Phủ #š #j# (1254-1322) Ông có trình độ

thư họa rất sâu, thư pháp của ông được coi là Nguyên triều đệ nhất Các

loại thư thể đều quán tuyệt một thời, trở thành một nhà thư pháp tập hợp được hầu hết các lối viết Ơng ra sức khơi phục bút pháp của người xưa,

luyện tập được bút ý tốt nhất của cổ nhân, bút lực cực mạnh, nhưng chủ trương tránh cái khó, theo cái dễ, mượn vốn xưa để hình thành phong

cách nay Ông viết chữ vừa nhiều, vừa nhanh, hạ bút như bay, khai sáng

phong cách nhẹ nhàng, thanh thoát

Cũng có người còn chê lối viết của ông quá tròn trịa, thuần thục, nhưng thành tựu của ông lúc bấy giờ thực sự không một ai có thể so sánh Duy chỉ

có Tiên Vu Khu ##-'Ƒ†# (1246-1302)

với lối chữ hành thảo ngang tàng,

mang tư thái kỳ di la duoc coi trong

như Triệu Mạnh Phủ mà thôi

Các nhà thư pháp cuối Nguyên đầu Minh hầu hết đều học tập theo

lối chữ của Triệu Mạnh Phủ Thư

pháp đời Minh vẫn nằm trong khuôn khổ của thiếp học (học theo thiếp thư pháp cổ), phần lớn hạn chế ở việc mô

phỏng học theo, ít có sáng tạo mới

Thời kỳ này có Văn Trưng Minh

HR (1470-1559) và Chúc Doãn Minh 3#

#ù EỊ (1460-1526) tương đối nổi tiếng,

từng là những người lãnh đạo của | những dòng thư pháp chính một thời ; Văn Trưng Minh tỉnh thông cả thơ văn, hội họa Khải thư của ông học |

theo Nhị Vương, Âu, Ngu, Chử, Triệu, |

thanh lệ mà cổ nhã, tiếp nhận được ' Chúc Doãn Minh có bút ý tung hoành,

tài tình phóng khoáng, dụng bút tròn, ~— ` P ˆ 5 ` 5 1 n Đồng Kỳ Xương ¬_=—= - thơ Vương Duy

dày, đậm đà, tú lệ Người bấy giờ ca (bảo tàng Nam Kinh]

Trang 37

ngợi chữ của ông có phong thái, cốt cách rạng ngời, tự nhiên, phiêu dật,

có thể theo kịp Triệu Mạnh Phủ Cuối Minh, xuất hiện nhân vat Dong Ky

Xương 5l (1555-1636) Họ Đồng ban đầu học theo Mễ Phất, sau tự

luyện thành một trường phái riêng, tiếng tăm truyền ra tận nước ngoài

Từ Phỉ hoa thiếp 3E†El của Dương Ngưng Thức, ông tìm ra một lối chữ hành mới, giãn khoảng cách giữa các dòng, các chữ ra rất xa; viết chữ cũng không cầu quá đẹp, chỉ cốt sao tư thái của chữ có thể toát ra được

ý thú thanh đạm, cổ kính Ông cũng là người để xướng phong cách viết

tự nhiên, nhàn nhã điểm đạm Nhưng thư pháp của ông do công phu

tu học theo cổ nhân chưa đủ, nên hành bút không tránh khỏi có những

nét chống chếnh Vì thế mà đến cuối đời, ông đặc biệt nể phục Triệu

Mạnh Phủ trong việc học theo người: xưa Tuy vậy, phong, cách và thần

thái tiêu sái thoát trần của ~ > : ear E 5

ông thực sự đã mở ra một a

thư phái mới trong suốt -

một thời kỳ dài, mà ảnh

hưởng của nó còn kéo dài

đến tận giữa thời Thanh

Thư pháp đầu thời Thanh chú yếu chịu ảnh hưởng của Déng Kỳ Xương Đến thời Càn Long lại chuyên học theo Triệu Mạnh Phú; thời Gia Khánh, Đạo Quang thì chuyên tập thư pháp Âu Dương Tuân; thời Hàm Phong, Đồng Trị thì phong trào học tập theo Ngụy bi lại cực thịnh Thời Càn Long, ngành khảo cứu hưng thịnh, một lượng lớn các bi chí được tìm thấy, thư pháp vì thế cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ Nếu thời Minh chỉ có thiếp học, thì

từ giữa thời Thanh về sau,

lại xuất hiện thêm loại Từ Vị - dé tranh nho [bảo tàng tỉnh Chiết Giang)

Trang 38

GD œ

hình bi học (học theo thư pháp trên bia), và đến thời Tuyên Thống thì bi thiếp đã có sự hòa trộn, lai tạp, dung hợp lẫn nhau Ngoài những chuẩn mực thì những nhân vật đặc biệt nhu Tir Vi #38, Bat Dai son nhan /\ KL A cing la nhimg doa hoa la trong thư pháp thời kỳ này về sự cuồng quái

đặc biệt cũng như sự điềm tĩnh đặc thù trong kết cấu không gian của Bát Đại sơn nhân mà tác phẩm hội họa hay thư pháp của hai ông vẫn duy trì

những ảnh hưởng lớn của mình đối với thư pháp cận hiện đại của toàn

khu vực!

Những nhà thư pháp đầu thời Thanh hầu hết thuộc các thư phái đời Minh, đến Trương Chiếu 5Ei§ (1691-1745) mới tạo ra lối chữ riêng của thời Thanh Trương Chiếu ban đầu học theo họ Đồng, trung niên về

sau thì học họ Mễ, được coi là đại gia một thời Tuy nhiên, do ông viết theo thể đài các, thường thay Càn Long ngự bút, nên chữ ông mới trở

nên thông tục phổ biến, còn xét về khí vận thì không thể sánh được với Đồng Kỳ Xương Lưu Dung Šijš' (1719-1805 ) cũng là một đại gia xuất sắc

ở thời Thanh Thời trẻ ông học Đồng Kỳ Xương, sau học theo Tô Đông Pha, hơn bảy mươi tuổi lại chuyên tâm học Ngụy bi, phong cách rất hồn hậu Những nhà thư pháp nổi tiếng khác cùng thời ông, đồng thời cũng là những quan lại trong triều đương thời còn có: Vương Bành, Ngô Vinh

Quang 2489 (1773-1843), Vuong Van Tri 30/4 (1730-1802), những

danh gia ở ngồi dân gian, khơng tham gia quan chức cũng có: Trinh

Trang 39

Kính T # (1695-1765), Kim Nơng 4® (1687-1763) Do thời Càn Long,

cựu học đã mất dần ưu thế, nên nhóm Trịnh Bản Kiều, Kim Nông lién

tham khảo vận dụng kết cấu của triện, lệ, bất chấp bút pháp, biến thành

cuồng quái, nhưng cũng vô cùng cổ kính, tú lệ, có đặc sắc riêng biệt Đến thời Đạo Quang, triều đình đề cao thư pháp nên xuất hiện nhiều nhân tài, tiêu biểu trong đó có Đặng Thạch Như {441 (1743-1805) Dang

Thạch Như sống vào thời Gia Khánh, Đạo Quang Ông từng xem khắp các bia khắc nổi tiếng thời Tần-Hán, tìm tòi chuông đỉnh từ thời tam đại (Hạ, Thương, Chụ), mô phông, học tập chữ triện và chữ lệ Triện thư của

ông theo chữ của Lý Tư, Lý Dương Băng nhưng tung hoành, khai hợp rất

vi diệu Đặc biệt là chữ đại triện của ông, hơi mang ý tứ của chữ lệ, bỏ

những nét nhọn mà giữ lấy nét mạnh cứng gãy góc, thể chữ hơi vuông,

gần giống như những chữ viết trên trán bia, ngói thời Tần-Hán Trên

phương diện sử dụng bút lông để viết chữ triện, chữ lệ, có thể nói thành tựu của Đặng Thạch Như đến nay vẫn chưa có địch thủ Nhà lý luận thư

pháp Bao Thế Thần #1†FEã (1775-1855) trong cuốn Nghệ chu song tiếp Sš

$-#848, da dc biét dé cao Dang Thạch Như, cho rằng chữ triện và chữ lệ của ông đứng ở vị trí hàng đầu đời Thanh, chữ khải và chữ thảo cũng vào

hàng tuyệt diệu

Từ cuối đời Thanh cho đến thời Dân quốc, phong trào tập theo Bắc

bi càng ngày càng mạnh Khang Hữu Vi RE Xš viết Quảng Nghệ chu song

tiép BAA nhim muc dich dé xudng bi hoc Mét nha thu phap xuất sắc cuối cùng của thời Thanh cũng thường được nhắc đến, đó là Hà Thiéu Co (482 (1799-1873), tién si doi vua Đạo Quang Cách sử dụng bút lông và thế tay cầm bút viết của ông có thể nói là ngàn ngòi cùng tụ

lại thành một, công lực thâm hậu Thời trẻ, ông học hành thư, khải thư

theo chữ Nhan Chân Khanh, mạnh mẽ, hào tráng Trung niên, ông học

Bắc bi, đạt trình độ khá sâu Cuối đời ông mới học triện thư và bát phân,

đỉnh Chu, bia Hán Không có loại nào ông chưa từng nghiên tập, phỏng

học, rồi đem dung hòa vào lối chữ hành, chữ khải, xuất thần nhập hóa, khiến cho thư pháp Trung Hoa suốt mấy trăm năm lại được một lần chấn

hưng bởi bàn tay ông

Sau Hà Thiệu Cơ, các thư phái ngày càng phát triển phức tạp, đa

dạng Ngày nay, thư pháp cũng vẫn là một môn nghệ thuật khó và hấp dẫn nhiều tầng lớp quan tâm, học tập, nghiên cứu Tuy nhiên, có một điểm chung là dù thư pháp hiện nay phát triển như thế nào thì vẫn phải

phát huy, kế thừa và sáng tạo trên nền móng vững chắc hàng ngàn năm qua của nó Không những ở Trung Quốc, mà các nước Á Đông chịu ảnh

hưởng văn hóa Hán khác như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc thư pháp

Trang 40

chữ Hán cũng vẫn là một môn nghệ thuật có vị trí không nhỏ Vì vậy lịch

sử phát triển của thư pháp chữ Hán trong suốt từ khi hình thành cho đến hết thời kỳ phong kiến ở mảnh đất phát sinh ra nó luôn là một cơ sở,

Ngày đăng: 11/08/2022, 12:37