Luận văn Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường Cao đẳng Lương thực - Thực phẩm Đà Nẵng đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường trong giai đoạn hiện nay.
Trang 1DAI HOC DA NANG
TRUONG DAI HQC SU PHAM
TRAN THI HANG
BIEN PHAP QUAN LY
HOAT DONG KIEM TRA DANH GIA
KET QUA HQC TAP CUA SINH VIEN TRUONG CAO DANG LUONG THUC - THUC PHAM DA NANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Trang 2DAI HOC DA NANG
TRUONG DAI HQC SU PHAM
TRAN TH] HANG
BIEN PHAP QUAN LY
HOAT DONG KIEM TRA DANH GIA
KET QUA HQC TAP CUA SINH VIEN TRUONG CAO DANGLUONG THUC - THU'C PHAM DA NANG
Chuyên ngành : Quản lý giáo dục
Mã số : 60.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS TRÀN VĂN HIẾU
Trang 3Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bồ trong bắt kỳ công trình nào khác
Tác giả luận văn
Trang 4
1 Tính cấp thiet cta de tai eee 1
Mục tiêu nghién citu
Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2:22:22: 2.2
Giả thuyết khoa học 2 3 4 5 Nhiệm vụ nghiên cứu 6 7 Phạm vi nghiên cứu 8 2 2 3 Phương pháp nghiên cứu : - — 3 4
Cấu trúc luận văn 5
9 Tổng quan tài liệu nghiên cứu l l - ny
CHUONG 1 CO SO LY LUAN VE QUAN LÝ HOAT DONGKIEM TRA DANH GIA KET QUA HOC TẬP CỦASINH VIÊN TRUONG CAO
DANG
1.1 TONG QUAN NGHIEN CUU LIEN QUAN N DEN ĐÈ TÀI 1.2 CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH CỦA ĐÈ TÀI
1.2.1 Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường
1.2.2 Kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên
13 LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KIÊM TRA - ĐÁNH GIA KET QUA HOC
TAP CUA SINH VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG -2 e TẾ
1.3.1 Mục đích hoạt động kiểm tra — đánh giá 18
1.3.2 Vai trò và ý nghĩa hoạt động kiểm tra — đánh giá l9
1.3.3 Cơ sở của hoạt động kiểm tra — đánh giá
1.3.4 Những yêu cầu của hoạt động kiểm tra — đánh giá 2
1.3.5 Các nguyên tắc của hoạt động kiểm tra — đánh giá wl
Trang 51.4.1 Quản lý việc lập kế hoạch kiểm tra — đánh giá kết quả học tập của sinh ` .,.Ô._ 1.4.2 Quản lý tô chức thực hiện kiểm tra — đánh giá kết quả học tập của sinh viêt 27 1.4.3 Chỉ đạo thực thiện hoạt động kiểm tra — đánh giá kết quả học tập của sinh vién 28 1.4.4 Quan ly công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động kiểm tra — danh giá kết quả học tập - 29) 1.4.5 Đánh giá và hoàn thiện hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập 229
của sinh viêt
1.4.6 Quản lý việc thực hiện các văn bản, quy chế, qui định về kiểm tra —
đánh giá kết quả học tập .29
1.4.7 Quản lý nguồn nhân lực, nguồn tài chính, các điều kiện đảm bảo hoạt động kiểm tra ~ đánh giá kết quả học tập của sinh viên 130
1.5 CAC YEU TO ANH HƯỚNG ĐỀN HOẠT DONG KIEM TRA - DANH
GIA KET QUA HOC TAP 30 V5.1 YOu 16 Vin Da eee eeneneeeneenenenetneeneneneeneeetneneceeneee SO
1.5.2 Yếu tố năng lực, nhận thức wl
1.5.3 Yếu tố cơ sở vật chất, tài chính cc222.zcc2ztrtrrrcczzrrrrcecee 327
TIEU KÉT CHƯƠNG I ° 32
Trang 6
2.2 KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT —-
2.2.1 Mục đích khảo sát seo
2.2.2 Nội dung khảo sát sos
2.3 THUC TRANG HOAT DONG KIEM TRA - ĐÁNH GIÁ
2.3.1 Đánh giá chung của CBQL, GV, SV về tầm quan trọng của kiểm tra —
đánh giá trong quá trình day hoc 40
2.3.2 Đánh giá chung của CBQL, GV, SV về mục đích của kiêm tra — danh
Al
giá trong quá trình day học
2.3.3 Đánh giá thực trạng hoạt động kiểm tra - đánh giá -43 2.3.4 Đánh giá về sự phối hợp trong hoạt động KT-ĐG KQHT của SV
2.4 THUC TRANG QUAN LY HOAT DONG KIEM TRA - DANH GIA 50
2.4.1 Thực trạng quản lý việc lập kế hoạch kiểm tra - đánh giá 50 2.4.2 Thue trang quản lý tổ chức thực hiện kiểm tra - đánh giá Š2 2.4.3 Thực trạng chỉđạo hoạt động kiểm tra - đánh giá 54 2.4.4 Thực trạng kiểm tra, giám sát, đánh giá và hoàn thiện công tác kiểm tra - đánh giá „55 2.5 ĐÁNH GIÁ CHƯNG 222222222222222 rrrerreerece.Ÿ7 2.5.1 Mặt mạnh „57 ` 8 ¬ - 2.5.3 Thời cơ Se) TIEU KÉT CHƯƠNG 2
Trang 7
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thỉ s2
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 62 3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa, phát triển bền vững, ôn định 62
3.2 CÁC BIEN PHÁP QUẢN LÝ - ¬ 63
3.2.1 Tơ chức các hoạt động nâng cao nhận thức của đội ngũ CBQL, GV và
SV về tầm quan trọng của KT-ĐG trong quá trình dạy học 63 3.2.2 Thành lập bộ phận chuyên trách thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra
hoạt động KT-ĐG KQHT của SV kHEHHeeeeeeereeeoe.Ôf
3.2.3 Đây mạnh triển khai xây dựng ngân hàng đề thỉ đối với các học phần
phù hợp _ nets
3.2.4 Tăng cường sự phối hợp của các lực lượng quản lý, các đơn vi thực hiện hoạt động KT-ĐG 2+-22.7227.722.7 1 rrrrerree-.72
3.2.5 Cải tiền hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên 74
3.2.6 Hoàn thiện cơ chế, chính sách, văn bản quản lý của nhà trường đối với
hoạt động kiểm tra - đánh giá KQHT của SV secu
3.3 MOI QUAN HỆ GIỮA CAC BIEN PHAP - 80
3.4 KHAO NGHIEM VE TINH CAP THIET VA TINH KHA THI CUA CAC BIEN PHAP ĐÈ XUÁT 2222222.22rrrrreererrecuB
3.4.1 Khách thể khảo nghiệm 81
3.4.2 Kết quả khảo nghiệm 22222 222tr
TIEU KÉT CHƯƠNG 3 eon 86
KET LUAN VA KHUYÊN NGHỊ, 2222222222222 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 8BGH Bộ GD&ĐT Bộ NN&PTNT CB CBCT CBGT CBQL CĐ cv ĐH DN GDĐH GV HSSV KT-ĐG KQHT LTTP NHĐT NT QL QLGD sv TNKQ
: Ban Giám hiệu
Bộ Giáo dục và Đào tao
: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cán bộ : Cán bộ coi thi Cán bộ giám sát Cán bộ quản lý Cao đẳng Chuyên viên : Đại học Da Ning : Giáo dục đại học Giảng viên
Trang 9Số hiệu
băng Ten bang Trang
31, | S8 MMơng đội ngũ côn bộ viên chức Trường Cao đăng |
Lương thực - Thực phẩm Đà Nẵng năm học 2016-2017
32 Quy mô đào tạo chính quy từ năm học 2011-2012 đếnnăm „
học 2015-2016
23 | Số lượng HSSV đã tốt nghiệp từ năm 2012-2016 38
24 Nhận thức về tâm quan trọng của KT-ĐG 40
25 Mục đích hoat dong KT-DG KQHT cua SV 42
26 Hoạt động ra đề thi KT-ĐG KQHT của SV 4
3 Binh giá VỆ việc xây dựng ngân hàng đề thì cho eae hoe | phần
2.8 [ Tý lệ các học phân có ngân hàng câu hỏi so với kế hoạch a4
29 Đánh giá vê tô chức thi, kiêm tra 45
2.10 Đánh giá về việc tô chức châm thị, kiêm tra 46
2.11 Danh gia ve viéc cong bo/tra ket qua thi/KT 47
m Đánh giá sự phôi hợp giữa các lực lượng quản lýtrong hoạt :
động KT-DG
2.13 Thực trạng quản lý việc lập kê hoạch KT-ĐG H
2.14 | Thực trạng quản lý KT-ĐG thường xuyên và giữa kỳ s2 2.15 | Thực trang quan ly KT-DG, thi kết thúc học phân 3
2.16 Thực trạng chỉ đạo hoạt động KT-ĐG 55
2.17 | Thực trạng kiêm tra, giám sát hoạt động KT-ĐG 56 2.18 [Thực trạng quản lý đánh giá, hoàn thiện hoạt động KT-ĐG | 56
3.1 Bang tinh diém cho cac mite d6 cap thiệt và khả thì 82
Trang 10
3.2 | Kết quả khảo sát về tính cấp thiết của các biện pháp 3.3 [Kết quả khảo sát về tính khả thi của các biện pháp 8 85
Trang 111 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày 15 tháng 08 năm 2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT về việc ban hành “Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ” Từ đó các trường trên cả nước lần lượt
chuyên đổi từ đảo tạo theo niên chế sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ Kể từ năm
học 2010-2011, trường Cao đẳng Lương thực - Thực phẩm chuyển sang đào tạo
theo hệ thống tín chỉ cho các khoá tuyển sinh mới nhập học Để chuẩn bị cho công
tác đào tạo này, nhà trường phải tiến hành nhiều khâu từ giáo dục nhận thức cho đội
ngũ cán bộ giảng viên đến chuẩn bị nguồn tài chính, cở sở vật chất, bồi dưỡng kiến
thức cho giảng viên, ban hành các văn bản mới
Đồng thời, thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013
Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,
trường Cao đẳng Lương thực - Thực phẩm đã tiến hành rà soát và thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đảo tạo Trong đó, biện pháp đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào
tạo, đảm bảo trung thực, khách quan được nhà trường chú trọng hơn cả
Trang 12kiểm tra ~ đánh giá kết quả học tập của sinh viên tại trường trong thời gian tới
Xuất phát từ những lý do trên, đề tài: “Biện pháp quản lý hoạt động kiểm
tra ~ đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường Cao đẳng Lương thực - Thực
phẩm Đà Nẵng” được chọn đê nghiên cứu 2 Mục tiêu nghiên cứu
“Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng quản lý hoạt động kiếm tra — đánh giá kết quả học tập của sinh viên Trường Cao đảng Lương thực - Thực phẩm Đà Nẵng, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động
kiểm tra — đánh giá kết quả học tập của sinh viên đáp ứng yêu cầu phát triển của
Nhà trường trong giai đoạn hiện nay
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường Cao đẳng Lương thực - Thực phẩm Đà Nẵng
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Quan lý hoạt động kiểm tra — đánh giá kết quả học tập của sinh viên Trường Cao đẳng Lương thực - Thực phẩm Đà Nẵng
4 Giá thuyết khoa học
Hoạt động kiểm tra — đánh giá kết quả học tập của sinh viên Trường Cao
đăng Lương thực - Thực phẩm Đà Nẵng trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế, bắt cập do nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân chính là do hạn chế trong quản lý hoạt động kiểm tra — đánh giá kết quả học tập của sinh viên
Nếu áp dụng các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả
học tập của sinh viên Trường Cao đẳng Lương thực - Thực phẩm Đà Nẵng một
Trang 13viên đáp ứng yêu cầu phát triển của Nhà trường 5 Nhiệm vụ nghiên cứu
~ Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở trường cao đẳng
- Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra
đánh giá kết quả học tập của sinh viên Trường Cao đăng Lương thực - Thực phẩm Da Ning
~ Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học
tập của sinh viên Trường Cao đẳng Lương thực - Thực phẩm Đà Nẵng
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 6.1.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài li
Tổng quan các tài liệu liên quan tới vấn đề nghiên cứu, phân tích phần tài liệu lý thuyết thành các đơn vị kiến thức để tìm hiểu những dấu hiệu đặc thù, bên
trong của lý thuyết và trên cơ sở đó tổng hợp để tạo ra hệ thống nhằm thấy được
mối quan hệ, mối tác động biện chứng với nhau Từ đó xây dựng cơ sở lý luận quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường CĐ
6.1.2 Phương pháp phân loại tài liệu
Trên cơ sở phân tích lý thuyết để tiến tới tổng hợp, chúng tôi tiến hành thực hiện quá trình phân loại tài liệu với thao tác sắp xếp tài liệu kiểm tra đánh giá theo những vấn đẻ, theo những nội dung, những đơn vị kiến thức, có cùng một dấu hiệu bản chất, cùng một hướng phát triển về công tác KT-ĐG KQHT của sinh viên và quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở trường CĐ
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễm
6.2.1 Phương pháp phóng vấn
Chúng tôi trao đổi với SV, CBQL và GV của nhà trường nhằm tìm hiểu thực
trạng kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong quá trình thực hiện, thực
Trang 14Đây là một trong những phương pháp cho phép chúng tôi thu thập những
thông tin đa dạng, nhiều mặt, trực tiếp về đối tượng nghiên cứu Đặc biệt chúng tôi vận dụng phương pháp này để tìm hiểu về quá trình thực hiện quản lý hoạt động
m tra đánh giá kết quả học tập của SV trường Cao đẳng LTTP Đà Nẵng theo các chức năng quản lý
6.2.3 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi (phương pháp an-két)
Là phương pháp thu thập thông tin trên phô rộng, với số lượng khách thể lớn,
có thể cho phép người nghiên cứu rút ra kết luận có độ tin cậy cao Nhằm mục đích
thu thập ý kiến đánh giá về thực trạng kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh
viên và thực trạng quản lý của CBQL đối với hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở Trường Cao đẳng LTTP Đà Nẵng, chúng tôi tiến hành điểu tra bằng phiếu hỏi 03 nhóm khách thê là SV, CBQL và GV
6.2.4 Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo, báo cáo tông kết kết quả kiểm tra đánh giá của nhà trường, các sản phẩm kiểm tra đánh giá của GV nhằm thu thập thông tin một cách chính xác, toàn diện
6.2.5 Phương pháp chuyên gia
'Vận dụng phương pháp này chúng tôi thu thập ý kiến của các CBQL và GV có kinh nghiệm trong quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV,,
khảo nghiệm tính hợp lý, tính khả thi của các biện pháp đẻ xuất
6.3 Nhóm phương pháp xử lý thông tìm
Sử dụng các phương pháp thống kê toán học cùng với phần mềm SPSS for 'Window để tổng hợp, xử lý các kết quả điều tra khảo sát
7 Phạm vi nghiên cứu
~ Luận văn tập trung nghiên cứu quản lý hoạt động kiểm tra ~ đánh giá kết
Trang 15
tập của sinh viên Trường Cao đẳng Lương thực - Thực phẩm Đà Nẵng trong giai đoạn 2011 - 2016
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 3 chương:
~ Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường cao đẳng
- Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra ~ đánh giá kết qua hoc tập của sinh viên Trường Cao đẳng Lương thực - Thực phẩm Đà Nẵng
- Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra — đánh giá kết qua hoc tap
của sinh viên Trường Cao đẳng Lương thực - Thực phẩm Đà Nẵng
9 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện dé tài, tác giả luận văn đã đọc, tham khảo các tài liệu về phương pháp nghiên cứu khoa học như: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học của tác giả Vũ Cao Đàm (2003);Phương pháp nghiên cứu khoa học của tác giảPhạm Viết Vượng (2001), Lưu Xuân Mới (2003).Đo lưởng và đánh giá trong giáo dục của Nguyễn Đức Chính (2008); giáo trinhKiém tra - đánh giá trong giáo dục của Nguyễn Bảo Hoàng Thanh (2011), giáo trình Đánh giá trong giáo dục của
Trang 16KIEM TRA DANH GIA KET QUA HQC TAP CUA SINH VIEN TRUONG CAO DANG
1.1 TONG QUAN NGHIEN CUU LIEN QUAN DEN DE TAI
Trong những năm gần đây, đất nước ta đang có những chuyển biến về mọi mặt, đặc biệt là nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế đã làm cho bộ mặt đất nước ngày càng thay đổi Trong đó, chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định nâng
cao năng lực cạnh tranh và tạo nên sự thành công cho đất nước Tham gia vào quá
trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi đắt nước phải nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực và bản thân người lao động cũng phải có năng lực cạnh tranh
Người lao động phải thường xuyên cập nhật các kiến thức, kỳ năng nghề, ứng dung
công nghệ thông tin và phải có năng lực sáng tạo, thích nghỉ tốt với sự thay đổi
Vì vậy, khi nghiên cứu về vấn đề giáo dục, các nhà nghiên cứu khoa học giáo
dục luôn đề cập đến chất lượng giáo dục Đặc biệt là quá trình thực hiện các khâu
trong quá trình dạy học, trong đó có khâu KT-ĐG kết quả học tập của người học Trong lịch sử giáo dục người ta nhận thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa thi, kiểm
tra với chất lượng dạy học, nên đã sử dụng thi, kiểm tra để đánh giá KQHT của
người học
Hệ thống lý luận về GD, hệ thống lý luận về KT-ĐG đã được nhiều tác giả
nước ngoài nghiên cứu và hoàn thiện từ sớm Hệ thống lý luận hiện đại về KT-ĐG
có nhiều tư tưởng khác nhau và thường được trình bày thống nhất với hệ thống lí luận về hoạt động dạy học, trong đó có nhiều tư tưởng tiến bộ Tiêu biểu, ở Châu
Âu, vào thế kỷ XIV-XV, J.A.Comenxky yêu cầu thi, kiểm tra phải phù hợp với
trình độ người học, và xem đó là một cách thức dạy học, có vai trò khuyến khích
học sinh tích cực tự giác hoc tap Dén dau thé ky XX, van dé KT-DG quá trình dạy
Trang 17Theo tác giả Rowntree mục đích của KT-ĐG là nhằm đánh giá thành tích,
năng lực, và sự tiến bộ của người học, bao hàm luôn cả những yếu tố của hoạt động
dạy học có tác động đến chất lượng dạy học Còn theo tác giả Mechrers và Lehmann: “Kiém tra, đánh giá là miêu tả thành tích học tập, rèn luyện của SV”
Ở Việt Nam, đã có một số nghiên cứu trong lĩnh vực này như: Dương Thiệu
Tống với “Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập” (1973) [18] Ông chủ yêu
đi sâu nghiên cứu những nguyên lý cơ bản về đo lường và đưa ra nhận định: soạn thảo đề kiểm tra để đánh giá KQHT phải dựa trên mục tiêu dạy học, bên cạnh đó ông còn chỉ ra những điểm khác biệt giữa phương pháp luận đề và phương pháp tric nghiệm, cách sử dụng từng phương pháp phù hợp với từng mục đích đánh giá Ở miễn Bắc, năm 1975 có đề tài nghiên cứu “Cơ sở jý luận của việc đánh giá trong quá trình dạy học ở trường phổ thông ” của tác giả Lê Đức Phúc
Đến năm 1993, khi Bộ GD & ĐT mời một số chuyên gia nước ngoài vào phô biến về khoa học đo lường và đánh giá trong giáo dục thì các trường ĐH bắt đầu quan tâm đến hoạt động KT-ĐG KQHT trong nhà trường, nhiều nhóm nghiên cứu được thành lập, thời gian này các nhóm nghiên cứu quantâm đến việc đổi mới phương pháp kiểm tra nhằm đánh giá KQHT được quan tâm hơn, dẫn đến nhiều công trình nghiên cứu áp dụng phương pháp TNKQ vào KT-ÐĐG KQHT được công
bố, cụ thể là nhóm nghiên cứu phát triển giáo dục đã đưa ra những kết luận về tính ưu việt của phươngpháp trắc nghiệm khách quan đẻ khuyến khích các trường ĐH và
CĐ cải tiến phương pháp KT-ĐG KQHT trong nhà trường
Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, hoạt động nghiên cứu lý luận về vấn đề KT-ÐG ngày càng có nhiều công trình được thực
hiện Có thể kể ra một số công trình như sau:
Trang 18
tiến bộ của sinh viên trong quá trình học tập” của Nguyễn Thị Hồng Nam thuộc Trường ĐH Cần Thơ Các tác giả chủ yếu tìm hiểu thực trạng KT-ĐG KQHT trong các trường ĐH hiện nay, tìm ra nguyên nhân của nó và đề xuất một số giải
pháp đổi mới KT-ĐG KQHT, theo hướng đa dạng hóa phương pháp kiểm tra và thực hiện đánh giá cả quá trình dạy học
Bén cạnh những đề tài nghiên cứu trên, một số đề tài liên quan đến hoạt động quản lý hoạt động KT- ÐG KQHT và đã biên soạn thành giáo trình giảng dạy trong các trường ĐH như: *Đo lưởng đánh giá trong giáo dục” của tác giả Nguyễn Đức Chinh (2002), “Thanh tra, kiểm tra, đánh giá trong giáo dục "của Nguyễn Phúc Châu, “Khoa học quản lý
duc
Kiểm, “1ý luận đạy học đại học” của Lưu Xuân Mới [12] Các tác giả đã khẳng
định vấn đề KT-ĐG kết quả dạy học như một phạm trù của lý luận dạy học, là một
‘ia Tran Kiểm [11], “Đánh giá trong giáo ido duc” của Trần Văn Hiếu [10], “Khoa học quản lý nhà trường phổ thông” của Trần
khâu không thể thiếu được trong quá trình dạy học, vì vậy phải coi trọng và thực hiện tổ chức KT-ĐG một cách khách quan và khoa học
Việc ra đời của Quy chế đào tao ĐH và CÐ ban hành kèm theo Quyết định
số25/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 26/06/2006 của BGD&ĐT về đảo tạo ĐH và CÐ hệ chính quy [5], và Quy chế 43/2007/ QĐ-BGD&ĐT về đào tạo ĐH và CÐ hệ chính
quy theo hệ thống tín chỉ [6] cho thấy Nhà nước đã chú trọng hơn vào chất lượng đào tạo ở các bậc học và thống nhất quan điểm đổi mới KT-ĐG KQHT của SV
trong giai đoạn hiện nay trên tỉnh thần đa dạng hóa hình thức kiểm tra và chú trọng đánh giá của quá trình dạy học
Trang 19& Quản lý
Quản lý là một hiện tượng xã hội đặc biệt, xuất hiện từ rất sớm và là một nhân
tố quyết định sự phát triển của xã hội Quản lý là một hoạt động phổ biến ở mọi nơi,
mọi lúc, mọi lĩnh vực, mọi cắp độ và có liên quan đến mọi người Đó là một hoạt
động xã hội bắt nguồn từ tính chất cộng đồng dựa trên sự phân công và hợp tác để
làm một công việc nhằm đạt được một mục tiêu chung Nghiên cứu về quản lý có
nhiều khái
lệm khác nhau Khái niệm “quản lý” là khái niệm rất chung, tông quát
Tay theo góc độ, quan điểm và phương pháp tiếp cận, có rất nhiều quan niệm khác
nhau về khái niệm quản lý
Theo từ điển tiếng Việt thuật ngữ quản lý được định nghĩa là: “Tổ chức, điều khiên hoạt động của một đơn vi, cơ quan”
Theo Từ điển giáo dục học, “Quản lý là hoạt động hay tác động có định hướng, có chủ định của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tô chức nhằm làm cho tô chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [8]
Ở góc độ kinh tế, quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó thấy được rằng họ đã hồn thành cơng việc một cách tốt đẹp và rẻ nhất
Dưới góc độ chính trị - xã hội và góc độ hành động, “Quản lý là hoạt động có
ý thức để chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt đến mục tiêu ý chí của người quản lý và phù hợp với qui luật khách
quan” [20]
Ngoài ra, còn có một số định nghĩa tiêu biểu như:
Theo cae nha khoa hoc Pall Hersey va Ken Blanc Hard (1995), trong tác phẩm “Quản lý nguồn nhân lực”: Quản lý như là một quá trình làm việc cùng và thông
Trang 20Nhà quản lý người Mỹ F.W Taylor cho rằng: "Quản lý là hoàn thành công việc của mình thông qua người khác và biết được một cách chính xác họ đã hồn
thành cơng việc một cách tốt nhất và rẻ nhát" Còn Mary Follett cho ring: "Quan ly
là nghệ thuật khiến cho công việc được thực hiện thông qua người khác" Theo K
Marx, "Quản lý là chức năng tất yếu của lao động xã hội, nó gắn chặt với sự phân
công và phối hợp" [20]
Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu về khoa học quản lý đều nhấn mạnh các yếu
tố: chủ thể quản lý, khách thê và mục tiêu quản lý, đồng thời khẳng định rằng: Quản lý là một hoạt động mà trong đó con người vừa là chủ thê vừa là khách thé quan ly
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo, “Quản lý có ý nghĩa phô quát cho mỗi con
người cho một tập thể người Người nào, cộng đồng nào cũng cần có tư duy kỹ
năng “Quản” (duy trì) và tư duy kỹ năng “lý” (đổi mới) để bản thân mình, gia đình
mình, cộng đồng và đất nước sống có hạnh phúc” [1]
Theo tac gia Tran Kiểm, “Quản lý là những tác động của chủ thê quản lý trong việc phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chinh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngồi tơ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [11]
Các tác giả Đăng Quốc Bảo, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng, “Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tô chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra” [2]
Từ những khái niệm về quản lý nêu trên, ta có thể hiểu: Quản lý là quá trình tác
động có mục đích của chủ thê quản lý đối với khách thê (đối tượng) quản lý về mặt chính trị, văn hoá, kinh tế xã hội bằng một hệ thống các luật lệ, chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp có thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng
Trong quản lý bao gồm các thành phần cơ bản: Chủ thê quản lý, khách thể
quản lý, mục tiêu quản lý, các công cụ, phương pháp quản lý Hoạt động quản lý về
bản chất là sự tác động có ý thức, có mục đích của chủ thể quản lý vào khách thể
Trang 21chức đó nhằm đạt được các mục tiêu quản lý
Theo quan điểm hiện đại ngày nay, các nhà khoa học đều thống nhất quản lý
có 4 chức năng cơ bản là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra
~ Kế hoạch hóa là việc xác định mục tiêu, mục đích đối với các thành tựu
tương lai của tổ chức và các con đường, biện pháp, cách thức đẻ đạt được mục tiêu đó Lập kế hoạch có liên quan đến mục tiêu, nhiệm vụ, xác định hình thành mục
tiêu phương hướng đối với tổ chức, xác định và đảm bảo phương tiện, điều kiện các nguồn lực của tổ chức để đạt được các mục tiêu Trong lập kế hoạch bao hàm cả
phương diện hoạch định cách thức tô chức thực hiện mục tiêu nhiệm vụ và kiểm tra,
đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, việc này để thấy rõ những mục tiêu
nhiệm vụ Đây là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình quản lý
~ Tổ chức gồm tổ chức bộ máy và tổ chức công việc Tổ chức bộ máy là sắp xếp bộ máy đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu và các nhiệm vụ phải đảm nhận Nói khác đi phải tổ chức bộ máy phù hợp về cấu trúc, cơ chế hoạt động để đủ khả năng đạt được mục tiêu, phân chia thành các bộ phận sau đó ràng buộc các bộ phận bằng các mối quan hệ Tô chức công việc là sắp xếp công việc hợp lý, phân công nhiệm vụ rõ ràng để mọi người hướng vào mục tiêu chung Trong quá trình xây
dựng cơ cấu tổ chức quản lý cần tính đến các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp, đó là điều kiện, hoàn cảnh, tình huống cụ thể có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tổ chức thực hiện
~ Chỉ đạo là phương thức tác động của chủ thể quản lý nhằm điều hành tô chức nhân lực đã có của đơn vị vận hành theo đúng kế hoạch đã đề ra Trong chức năng chỉ đạo, chủ thể quản lý phải trực tiếp ra quyết định cho nhân viên dưới quyển và hướng dẫn, quan sát, phối hợp, động viên, thuyết phục, thúc đây họ hoàn thành
những công việc nhất định để đạt được những mục tiêu của tổ chức Hiển nhiên,
việc chỉ đạo không chỉ bắt đầu sau khi việc lập kế hoạch và thiết kế bộ máy đã hoàn
tắt, mà nó thắm vào, ảnh hưởng quyết định tới hai chức năng tổ chức và chỉ đạo
- Kiểm tra - đánh giá là hoạt động của chủ thẻ quản lý tác động đến khách thể
Trang 22
sát thành quả hoạt động, đồng thời uốn nắn, điều chỉnh các sai lệch nhằm thúc đây hệ
thống sớm đạt được mục tiêu đã định Để tiến hành kiểm tra - đánh giá, cần phải có
các tiêu chuẩn, nội dung và phương pháp kiểm tra - đánh giá dựa trên các nguyên tắc kế hoạch đề hình thành hệ thống kiểm tra thích hợp Kết quả kiểm tra là cơ sở để đánh giá và kết quả đánh giá giúp cho nhà quản lý xây dựng kế hoạch và triển khai
các chức năng quản lý tốt hơn
Ngoài 4 chức năng quản lý trên, thông tin là yếu tố cực kỳ quan trọng trong
quản lý, vì thông tin là nền tảng, là huyết mạch của quản lý, không có thông tin thì
không có quản lý hoặc quản lý mơ hỗ, dễ mắc sai phạm Nhờ có thông tin mà có sự
trao đổi qua lại giữa các chức năng được cập nhật thường xuyên, từ đó có biện pháp
xử lí kịp thời và hiệu quả Mối quan hệ giữa các chức năng quản lý được biểu diễn qua sơ đồ sau: Kiểmra ]«—»| Thơngun ]+—+{ Tỏchức Sơ đồ Mối quan hệ của các chức năng quản lJ' 5 Quản lý giáo dực
Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, con người là sản phẩm của xã hội, mỗi xã hội tồn tại một nền giáo dục để phục vụ cho xã hội đó Giáo dục là quá trình đào tạo con người một cách có mục đích, nhằm cung cấp cho con người những
hành trang về đạo đức, tri thức, sức khỏe, để tham gia đời sống xã hội, tham gia vào
Trang 23Quản lý giáo dục là một bộ phận của quản lý xã hội, mặc dù có những điểm riêng biệt song cũng chịu sự chỉ phối bởi mục tiêu quản lý xã hội, quản lý đất nước Khoa học quản lý giáo dục là một bộ phận chuyên biệt của khoa học quản lý xã hội nói chung bởi đối tượng nghiên cứu của nó là hệ thống giáo dục quốc dân
Quản lý giáo dục theo nghĩa rộng nhất là quản lý quá trình hình thành và phát
lên nhân cách con người trong các chế độ chính trị khác nhau đó là trách nhiệm
của Nhà nước và hệ thống đa cấp của ngành giáo dục từ Trung ương đến địa
phương
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác đông có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ van hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tinh chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa quan hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất"[15]
Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý giáo dục được hiểu là hệ thống giáo dục tự giác (có ý thức, có mục đích kế hoạch, có hệ thống, có quy luật) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực
lượng xã hội trong và ngoài nhà trường thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục
tiêu giáo dục của nhà trường” [1]
Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “QLGD theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thúc đây công tác đào tạo thế hệ trẻ theo
yêu cầu phát triển xã hội” [1]
Quản lý giáo dục còn được hiểu là tập hợp những biện pháp nhằm đảm bảo sự
vận hành bình thường của cơ quan trong hệ thống nhà trường, bảo đảm sự tiếp tục
phát triển và mở rộng cả về số lượng lẫn chất lượng của hệ thống nhà trường
Từ những quan niệm đã nêu, có thể hiểu: Quản lý giáo dục là hệ thống những
tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến khách thể
Trang 241.2.2 Kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên
a Kiém tra
'Việc đánh giá luôn đi liền với việc kiểm tra Đánh giá sẽ không thể thực hiện được nếu như không có kiểm tra Kiểm tra được coi là một khâu tất yếu trong tiền trình đánh giá Tuy nhiên, không phải mọi sự kiểm tra đều nhằm mục đích đánh giá
Theo tir dié
để đánh giá Tùy theo từng lĩnh vực mà có các khái niệm khác nhau về kiểm tra
Tiếng Việt, kiểm tra được hiểu như là xem xét tình hình thực tế Kiểm tra trong dạy học giáo dục là hoạt động thu thập dữ kiện, thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của người học Trong hoạt động day học, KT-ĐG là bộ phận hợp thành và là khâu cuối cùng của quá trình dạy học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
Theo Lê Khánh Bằng “Kiểm tra ở đại học là hoạt động giúp giảng viên thu được những thông tin về hoạt động nhận thức của sinh viên trong quá trình dạy ở các đường liên hệ ngược ngoài Nhờ đó giảng viên có thêm kiện nắm vững sinh viên của mình hơn, kịp thời giúp họ củng cố, mở rộng, đào sâu, hoàn thiện những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo đã học Hơn nữa, giảng viên có thể dựa vào thông tin ngược để tự đánh giá và điều chỉnh kịp thời hoạt động của mình” [3]
Như vậy trong lĩnh vực giáo dục, kiểm tra là một thuật ngữ chỉ sự đo lường, thu thập thông tin để có những phán đoán, xác định xem mỗi SV sau khi học đã
nắm được gì, làm được gì và bộc lộ thái độ ứng xử ra sao, đồng thời có được những thông tin phản hồi đề hoàn thiện quá trình dạy - học Việc kiểm tra cung cấp những
dữ liệu, những thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá Trong giáo dục, người ta chia kiểm tra thành các loại
- Kiểm tra thường xuyên: Việc kiểm tra thường xuyên được thực hiện qua
quan sát một cách có hệ thống hoạt động của lớp học nói chung, của mỗi SV nói
riêng, qua các khâu kiểm tra miệng, 15 phút, ôn tập củng cố bài cũ, tiếp thu bài mới,
vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn Kiểm tra thường xuyên giúp cho GV kịp
Trang 25- Kiểm tra định kỳ: Hình thức này được thực hiện sau khi học xong một chương lớn, một phần của chương trình hoặc sau một học kỳ Nó giúp GV và SV' cùng nhìn lại kết quả dạy và học sau những kỳ hạn nhất định, đánh giá trình độ SV
nắm một khối lượng kiến thức kỹ năng tương đối lớn, củng cố, mở rộng những điều
đã học, đặt cơ sở tiếp tục học sang những phần mới
- Kiểm tra tông kết: Hình thức này được thực hiện vào cuối mỗi giáo trình, cuối năm học nhằm đánh giá kết quả chung của môn học, chuẩn bị điều kiện để tiếp
tục học chương trình của năm học sau [18]
Khi đánh giá, GV phải kết hợp các kết quả kiểm tra tổng kết, kiểm tra định kỳ
với kiểm tra thường xuyên, theo dõi hằng ngày mới đánh giá đúng thực chất trình độ của SV
Trong kiểm tra nên hết sức tránh những lời quở trách nặng nề, cần khuyến khích, động viên những tiến bộ của SV dù là nhỏ nhất, giúp các em có nghị lực vươn lên không ngừng Điều quan trọng là phải biết phát hiện những nguyên nhân sai sót, lệch lạc và có biện pháp giúp đỡ kịp thời
b Đánh giá
Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của
công việc trên cơ sở các thông tin thu được và so sánh, đối chiếu với các mục tiêu đưa ra từ trước Từ đó đề xuất những quyết định thích hợp đề cải thiện thực trạng điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc Ở khái niệm này, đánh giá không đơn thuẫn là sự ghi nhận thực trạng mà còn là để xuất những quyết định làm thay đổi thực trạng Vì thế đánh giá đi liền với kiểm tra được xem là một khâu rất
quan trọng, đan xen với khâu lập kế hoạch và khâu triển khai công việc
Theo Trần Văn Hiếu: “Đánh giá giáo dục được hiểu là quá trình mà người
Trang 26được sự tiến bộ ngày càng cao "[10
Đánh giá trong giáo dục được hiểu là một quá trình tiến hành có hệ thống để xác định mức độ đạt được của SV về các mục tiêu của đào tạo Nó có thẻ bao gồm
những sự mô tả về mặc định tính hay định lượng những hành vi của người học cùng
với những nhận xét đánh giá những hành vi này đối chiếu với sự mong muốn đạt
được về mặt hành vi đó
Trong giáo dục hay dạy học, người ta thường dùng những hình thức đánh giá sau đây:
~ Đánh giá chân đoán: Được tiến hành trước khi dạy một chương trình hay một vấn đề nào đó nhằm giúp cho GV nắm được tình hình những kiến thức liên quan đã
có trong SV, những điểm SV đã nắm vững, những lỗ hồng cần bỏ khuyết để quyết
định nội dung và phương pháp dạy học thích hợp
- Đánh giá từng phần: Được tiến hành nhiều lần trong quá trình dạy học nhằm cung cấp những thông tin ngược phản ánh KQHT của SV, để GV và SV kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy và hoạt động học, ghi nhận kết quả từng phần để tiếp tục
thực hiện chương trình một cách vững chắc
- Đánh giá tông kết: tiến hành khi kết thúc môn học, năm học, khóa học bằng những kỳ thi nhằm đánh giá tổng quát KQHT, đối chiếu với mục tiêu đã đề ra để
đưa ra những quyết định tùy thuộc vào mục đích của mỗi kỷ thi
Việc đánh giá phải đi đến mục đích cuối cùng là ra quyết định Đây là khâu
cuối cùng của đánh giá Dựa vào những định hướng đã nêu trong khâu đánh giá,
GV quyết định những biện pháp cụ thể để giúp đỡ SV, hoặc giúp đỡ chung cho cả lớp khắc phục những thiếu sót phổ biến hoặc có những sai sót đặc biệt để cải thiện kết quả và tạo ra sự tiền bộ không ngừng của SV [10]
e Kết quả học tập của sinh viên
Có rất nhiều khái niệm và quan điểm về KQHT của SV tại các trường đại học, cao đẳng trong các nghiên cứu trong và ngoài nước, như:
~ “Kết quả học tập là bằng chứng sự thành công của học sinh - sinh viên về
Trang 27Madison University, 2003; James O Nichols, 2002)
~ Một định nghĩa khác *Kết quả học tập là kết quả của một môn học, một chuyên ngành hay của cả một khóa đảo tao” hay “Kết quả học tập của sinh viên bao gồm các kiến thức, kĩ năng và thái độ mà họ có được Các kiến thức, kĩ năng này được tích lũy từ các học phần khác nhau trong suốt quá trình học được quy định cụ thé trong chương trình đào tạo” hay “Kết quả học tập được xem là mức độ thành
công trong học tập của học sinh khi xem xét trong mối quan hệ với mục tiêu đã xác
định, các chuẩn kiến thức và kĩ năng đạt được so với công sức và thời gian mà người học bỏ ra”
~ Trường Cabrillo quan niệm “kết quả học tập là kiến thức, kỹ năng và thái độ sinh viên đạt được và phát triển trong suốt khóa học, là mục tiêu quan trọng nhất của các trường đại học, cao đẳng cũng như của sinh viên”
kế công cụđánh giá kết quả học
tập, giảng dạy và nghiên cứu trong giáo dục đại hoc” tac giả Nguyễn Công Khanh cho
Trong báo cáo “Các nguyên rắc và kỹ thuật thu
rằng: “Kết quả học tập là những nhận thức được cấu thành từ những kiến thức và kỹ năng mà sinh viên thu được trực tiếp sau môi học phân hoặc một khóa học
Những khái niệm này tuy cách nói khác nhau nhưng tất cả đều cho rằng KQHT là gồm các kiến thức, kỹ năng và thái độ mà người học có được trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường Các trường đại học, cao đăng cố gắng trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng mà họ cần Sinh viên nào vào trường cũng kỳ vọng họ sẽ thu nhận những kiến thức cần thiết để phục vụ quá trình làm việc và phát triển sự nghiệp của họ Như vậy, đề tài xác định kết quả học tập đề cập trong bài viết này là kiến thức, kỹ năng và thái độ của sinh viên đạt được qua học
tập và rèn luyện ở từng học phân trong chương trình đào tạo tại trường
4 Kiểm tra - đánh giá kết quả học tập
Theo Rebecca Cartwright, Ken Weiner và Samantha Streamer-Veneruso thì “kiểm tra - đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập thông tin và những thông
tin này sẽ thông báo cho cơ sở đào tạo biết liệu rằng những dịch vụ, hoạt động của
Trang 28động như mong muốn lên những người tham gia vào những dịch vụ, hoạt động hoặc những thực nghiệm đó hay không Mặc khác cơ sở đó có tạo ra một sự khác nhau trong đời sống giữa các cá nhân nó phục vụ hay không”
Xét tương quan giữa kiểm tra và đánh giá trong quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục, chúng ta thấy kiểm tra là cách thức, là công cụ thực hiện, còn
đánh giá là kết quả, là mục đích Do vậy, trên thực tế, đánh giá thường được dùng
như một hình thức gọi tắt của thuật ngữ kiểm tra đánh giá
'Và nhiều khi từ “đánh giá” được dùng thay thế để chỉ hoạt động kiểm tra Tuy nhiên, không có trường hợp dùng từ “kiểm tra” để chỉ hoạt động “đánh giá”
Thông thường chúng ta thấy ở các trường đại học, cao đẳng đánh giá kết quả học tập qua 3 giai đoạn:
~ Xác định những mục tiêu quan trọng nhất sinh viên cần đạt được; ~ Đánh giá sinh viên thực sự đạt được mục tiêu ở mức độ nào; - Sử dụng kết quả cải tiến đào tạo
Thue chất của đánh giá là thu thập các chứng cứ để so sánh với chuẩn mực đã được xác định Đánh giá KQHT là xác định mức độ nắm được kiến thức, kỹ năng của HSSV so với yêu cầu của chương trình đề ra
Việc đánh giá chính xác, chân thực với nội dung, hình thức phù hợp với mục
tiêu, yêu cầu đảo tạo sẽ có tác dụng trực tiếp với người học Từ đó, người học tìm ra nguyên nhân, đề ra những giải pháp để việc học có hiệu quả Việc đánh giá tốt sẽ dẫn đến tự đánh giá tốt của đối tượng Nó có tác động mạnh mẽ đến tâm lý đối tượng, tạo điều kiện để đối tượng phát triển nhân cách, thói quen tự đánh giá đúng
mình, tinh thần trách nhiệm, nỗ lực ý chí, tính kiên định, lòng tự tin vào mình Như
vậy, người học sẽ luôn nỗ lực tìm kiếm các phương pháp tự học cho bản thân khi
học trong trường đại học, cao đẳng
1.3 LY LUAN VE HOAT DONG KIEM TRA - DANH GIA KET QUA HOC TAP CUA SINH VIEN 6 TRUONG CAO DANG
1.3.1 Mục đích hoạt động kiểm tra — đánh gì
Trang 29không thể thiếu được trong quá trình dạy học KT-ĐG mang lại nhiều mục đích
khác nhau, cụ thể:
~ Xác định kiến thức, kĩ năng và thái độ hiện có ở SV trước, trong và khi kết
thúc một giai đoạn học tập Từ đó thúc đây SV học tập và thông báo kịp thời tiến bộ của SV trong quá trình dạy học
~ Giúp giảng viên cải tiến, hoàn thiện quá trình dạy học Người dạy cũng bị tác đông bởi KT ĐG Người học học theo nội dung KT-ĐG, GV dạy để KT -ĐG Yêu cầu KT-ĐG đúng mục tiêu học tập và
u chí đánh giá sẽ tạo điều kiện để người
dạy chủ động trong phương pháp giảng dạy và KT-ĐG trên lớp Do đó, việc dạy sẽ có hiệu quả hơn
- Đảm bảo đánh giá đúng mục đích và đúng mục tiêu môn học Xác định rõ và hiểu rõ mục đích tức là phải trả lời được câu hỏi tại sao phải KT-ĐG, thông tin thu được sẽ giúp gì cho GV và nhà quản lý trong việc ra quyết định
~ Phản ánh, xác nhận hoặc chứng nhận trình độ, năng lực của người học qua
đánh giá quá trình và kết quả học tập
Nhu vay, việc đánh giá SV không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và
định hướng điều chỉnh SV mà còn đồng thời tạo điều kiện để giáo viên tự đánh giá và định hướng điều chinh hoạt động dạy và hoàn thiện nhân cách của mình
1.3.2 Vai trò và ý nghĩa hoạt động kiểm tra - đánh giá
KT-ĐG là bộ phận hợp thành và là khâu cuối cùng của quá trình dạy học có vai trò đặc biệt quan trọng, nó không chỉ cho ta biết quá trình đào tạo có đạt được
mục tiêu hay không mà còn cung cắp các thông tin phản hồi hữu ích về kết quả học
tập, sự tiến bộ của SV, sự thành công của phương pháp giảng dạy KT-ĐG là hai
công việc được tiền hành theo trình tự nhất định hoặc đan xen lẫn nhau nhằm khảo
sát, xem xét cả về định lượng và định tính KQHT, đánh giá mức độ chiếm lĩnh nội
dung học vấn của SV Do đó, kiểm tra- đánh giá có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối
với sinh viên, giảng viên và các bộ phận quản lý
Trang 30
đó, GV biết được mức độ nắm bắt kiến thức của SV, những kỹ năng, kỹ xảo SV đạt được và phần thiếu hụt, cần bô sung đề từ đó có những biện pháp phù hợp tác động,
hướng dẫn SV hoàn thiện hoạt động học của mình
- Đối với SV: giúp SV tự đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức, kĩ năng so với mục tiêu của môn học, làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa đạt được về các mục tiêu đảo tạo, Từ đó SV tự điều chỉnh hoạt động học và thúc đây quá trình học tập
phát triển không ngừng
với các cắp quản lý, lãnh đạo nhà trường và ngành giáo dục: việc KT-
ĐG giúp các CBQL giáo dục nhìn nhận thực chất hoạt động dạy học của thầy và
trò, đánh giá một cách chính xác chất lượng dạy học của nhà trường Từ đó có
những chủ trương, biện pháp chỉ đạo, khuyến khích và hỗ trợ những sáng kiến
nhằm nâng cao hiệu qua dao tạo Đồng thời, kết quả KT-ĐG cũng là cơ sở để xây
dựng chiến lược giáo dục về mục tiêu, đội ngũ GV, về vấn đề đổi mới nội dung,
phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động dạy học
- Việc KT-ĐG còn giúp GV và nhà trường có thể công khai hóa kết quả day học nói chung, KQHT của SV nói riêng cho gia đình và xã hội biết Từ đó nâng cao
tinh thần trách nhiệm của SV, GV, nhà trường, gia đình và xã hội đối với giáo dục
1.3.3 Cơ sở của hoạt động kiểm tra — đánh giá
Để đánh giá KQHT của HS cần dựa vào mục tiêu học phần, mục đích học tập và mối quan hệ giữa mục tiêu của học phần, mục đích học tập và đánh giá KQHT
* Mục tiêu của học phần là những gì SV cần phải đạt được sau khi học xong
học phần, bao gồm các thành tố:
- Hệ thống các kiến thức khoa học gồm cả các phương pháp nhận thức - Hệ thống kỹ năng, kỹ xảo
~ Khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế
- Thai độ, tình cảm đối với nghề nghiệp, đối với xã hội
* Mục đích học tập là những gì SV cần đạt được sau khi đã học xong một đơn
vị kiến thức Mục đích học tập có thể bao gồm:
Trang 31và xã hội
~ Trang bị kiến thức để đáp ứng nhu cầu vẻ thi tuyển, nghề nghiệp và nhu cầu
cuộc sống
1.3.4 Những yêu cầu của hoạt động kiểm tra - đánh giá
Dé hoạt động KT-ÐG đạt hiệu quả phải đảm bảo các yêu cầu sau: ~ Đánh giá phải xuất phát từ mục tiêu dạy học
~ Công cụ đánh giá phải đảm bảo mức độ chính xác nhất định
~ Đánh giá phải mang tính khoa học, toàn diện, có hệ thống và công khai ~ Đánh giá phải đảm bảo độ tin cậy
1.3.5 Các nguyên tắc của hoạt động kiểm tra - đánh giá
Hoạt động KT-ĐG cần tuân theo những nguyên tắc, chuân mực nhất định,
được ghỉ rõ trong văn bản qui định hoạt động KT-ĐG và được công khai đối với
người được đánh giá.bao gồm sáu nguyên tắc cu thé sau:
a Đảm bảo tính khách quan: đây là nguyên tắc quan trọng nhất khi tiến hành
KT-ĐG Nguyên tắc này đã đặt ra những đòi hỏi khác nhau đối với từng hoạt động
trong KT-ĐG như sau
~ Đối với hoạt động kiểm tra: đề kiêm tra cần cỗ gắng tạo mọi điều kiện để SV có cơ hội bộc lộ rõ rệt và thực chất nhất khả năng và trình độ của mình và hạn chế tối đa mọi hành vi thiếu trung thực trong kiểm tra Nội dung kiểm tra phải phù hợp với nguyên tắc chung của chương trình đề ra, không thể xuất phát từ ý muốn chủ
quan của GV hay người ra đề Tổ chức kiểm tra nghiêm túc theo đúng các nguyên
tắc của quy chế thi và kiểm tra
~ Đối với hoạt động đánh giá: cần xây dựng chuân đánh giá đúng đắn, rõ ràng, toàn diện và thống nhất
b Đảm báo tính toàn diện: đảm bảo nguyên tắc này cần chú trọng đánh giá cả
về khối lượng và chất lượng chiếm lĩnh tri thức và kỹ năng thực hành; đánh giá
năng lực tư duy và hoạt động trí tuệ, đặc biệt là năng lực tự học, sáng tạo; đánh giá cả về tỉnh thần, ý thức, thái độ học tập của SV trong cả quá trình dạy học
Trang 32việc KT-ĐG đòi hỏi phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và có hệthống
nhằm đảm bảo cho GV và SV thường xuyên thu được những thông tin “ngược”, từ
đó có cơ sở để đánh giá và điều chinh hoạt động của mình, đồng thời SV luôn có
đông lực để tích cực học tập 4L Đăm bảo tính giáo dục
Đánh giá phải góp phần nâng cao việc học tập và khả năng tự học, tự giáo dục của học sinh Học sinh có thể học từ những đánh giá của giáo viên Và từ những
ấy, học sinh định ra cách tự điều chỉnh hành vi học tập về sau của bản thân Qua kết quả đánh
tiến bộ của bản thân, những gì cần có gắng hơn trong môn học, cũng như nhận thấy
sự khẳng định của giáo viên về khả năng của họ Điều này có tác dụng động viên người học rất lớn, góp phần quan trọng vào việc thực hiện chức năng giáo dục và phát triển của đánh giá giáo dục
e Đảm bảo tính phát triển: Xét về phương diện giáo dục, có thể nói quá trình dạy học luôn vận động và phát triển Nói cách khác, giáo dục là quá trình giúp những cá nhân trong xã hội phát triển tiềm năng của mình để trở thành những người có ích Vì vậy việc KT-ĐG phải được xem xét phù hợp với hướng phát triển của
người học Cần đánh giá cả quá trình trên cơ sở xem xét kết quả của từng khâu,
từng giai đoạn học tập và rèn luyện của SV
# Đâm bảo tính công khai, công bằng: đánh giá phải là một tiến trình công khai SV cần được biết các tiêu chuẩn và nguyên tắc đánh giá của các nhiệm vụ hay bài tập, bài kiểm tra, bài thi mà họ sẽ thực hiện Các nguyên tắc, tiêu chuẩn đánh giá này có thể được thông báo khi bắt đầu học phần và thông qua trong đề cương chi tiết học phần Họ cũng cần biết cách tiến hành các nhiệm vụ ấy sao cho đạt được tốt các tiêu chuẩn và nguyên tắc đã định
Trang 331.3.6 Các phương pháp kiểm tra - đánh giá trong giáo dục
Có nhiều cách phân loại các phương pháp kiểm tra trong dạy học, nhưng nhìn
chung có các cách phân loại sau:
~ Phương pháp tự luận: được sử dụng phổ biến và lâu dài, thường là dạng bài
thĩ, kiểm tra trong đó SV viết câu trả lời ra giấy bằng việc kết hợp giữa năng lực
cảm thụ của bản thân với giáo trình, sách giáo khoa hoặc tài liệu tham khảo
Phương pháp này có ưu điểm lớn là cho phép kiểm tra được nhiều SV cùng một lúc
trong một thời gian nhất định, kiểm tra được những vấn đẻ lớn có tính chất tổng hợp
của nhiều chương, nhiều phần Qua đó, có thê đo lường, đánh giá được sự nhận thức
ở các mức độ cao: KT-ĐG kỹ năng trình bày, diễn đạt, các khảnăng phân tích, tổng
hợp đánh giá vấn đề
Phương pháp này có nhược điểm là khó đánh giá được nhiều chủ để trong một
môn học nên kết quả KT-DG không thật chính xác do bị ảnh hưởng bởi yếu tố chủ quan từ phía người chấm Sử dụng phương pháp này thường dẫn đến tình trạng học tủ, học lệch, học đối phó trong SV
~_ Phương pháp trắc nghiệm khách quan: là hình thức kiểm tra sử dụng bài trắc nghiệm khách quan làm công cụ để đánh giá KQHT của SV theo mục đích đã
định trước Bài trắc nghiệm khách quan thường gồm nhiều câu hỏi, mỗi câu trả lời
bằng ký hiệu đơn giản, một từ hay một cụm từ Phương pháp này có ưu điểm là có
thể KT- ĐG một lượng SV lớn trong một thời gian nhất định Có thẻ đo lường kiến
thức của SV trên phạm vi rộng và đo lường, đánh giá được những nhận thức ở các
mức thấp như: nhận biết, hiểu và áp dụng, đảm bảo tính khách quan trong khâu
chấm bài, ứng dụng được kỹ thuật chấm bài giúp đánh giá được số lượng lớn SV với tốc độ nhanh và chính xác Ngoài ra việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thi trắc nghiệm khách quan hiện nay khá phổ biến, SV có thể biết điểm và đáp án
sau khi thi, GV không phải chấm bài và rút ngắn thời gian công bố điểm Phương
Trang 34sử dụng nhiều câu hỏi cùng lúc, dài và khó hơn Nó giúp GV thu được tín hiệu “ngược” nhanh chóng, đồng thời giúp SV rèn luyện kĩ năng biểu đạt bằng ngôn ngữ
nói một cách nhanh gọn, chính xác, rõ ràng Phương pháp vấn đáp có tác dụng tốt để đánh giá khả năng đáp ứng của SV, khả năng phân tích, tổng hợp vấn đề trong một tình huống cần kiểm tra Tuy nhiên, phương pháp kiểm tra vấn đáp có nhược
điểm là mang tính chủ quan của GV bởi cách đặt câu hỏi, nhận xét đánh giá tức
thời; và hơn nữa là mất nhiều thời gian nên ít được sử dụng trong trường hợp can KT-ĐG vị ố lượng SV lớn ~_ Phương pháp thực hành/thí nghiệm: là trình diễn lại các thao tác các bước
trên cơ sở quan sát GV làm mẫu để hoàn thành bài tập, công việc của chuyên ngành từ đó hình thành các kỹ năng kỹ xảo mà người thợ thực hiện cho nghề nghiệp sau này Phương pháp này nhằm đánh giá kỹ năng, kỹ xảo thực hành, đặc biệt thực hành
về nghề nghiệp ở trên lớp, trong phòng thí nghiệm, vườn/xưởng trường, cơ sở sản xuất, cơ sở thực tập ; hay nói cách khác là đánh giá kỹ năng vận dụng lý thuyết vào các tình huồng khác nhau trong thực tiễn của SV
Trong quá trình kiểm tra GV cần theo đõi trình tự, độ chính xác, trình độ thành
thạo của các thao tác, kết hợp kiểm tra lý thuyết — cơ sở lý luận của các thao tác Tuy thuộc vào nội dung và nguyên tắc kiểm tra mà hình thức kiểm tra được thực
hiện với tập thể hoặc cá nhân, với thời gian dài hay ngắn, với lý luận lẫn thực hành
~_ Phương pháp tiểu luận: GV gợi ý một vấn đề nghiên cứu hoặc SV có thê đề
xuất, GV đưa ra các hướng dẫn SV tự nghiên cứu Thông qua tiểu luận SV phải nêu
lên được vấn đề, phân tích vấn đề và trình bày những kết quả mới phát hiện được,
hay ý kiến, quan điểm, kết luận của mình Phương pháp này có thể kiểm tra kiến
thức, kỹ năng tự học, tự nghiên cứu của SV Các kỹ năng khác như giải quyết vấn
đề, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, cũng như các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết
cũng được củng cố
Trang 35thể hướng tới nội dung công việc lớn hơn; kết quả của mỗi nhóm sẽ được trình bày
trước tập thể để thảo luận chung trước khi GV đi đến kết luận cuối cùng Sử dụng
phương pháp này giúp SV rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, tư
duy sáng tạo, cũng như các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết Thông qua phương pháp
này GV có thê đánh giá kiến thức, kỹ năng tự học, tự nghiên cứu của SV, đánh giá
được thái độ tham gia thảo luận, và đặc biệt là kỹ năng thuyết trình một vấn đẻ
Các phương pháp trên đều thuận tiện trong kiểm tra đánh giá đề khảo sát thành
quả học tập của SV hữu hiệu và đều cần thiết Tùy theo mục đích KT-ÐG mà người
ra đề kiểm tra nên lựa chọn, áp dụng các phương pháp kiểm tra vừa phù hợp với mục đích kiểm tra vừa khắc phục những hạn chế của mỗi loại phương pháp, nhằm
đạt được mục tiêu giảng dạy
1.3.7 Nội dung của hoạt động kiểm tra - đánh giá
* Ra dé thi:
Giảng viên trực tiếp ra để kiểm tra và cho điểm đánh giá bộ phận, đề thi kết thúc học phần được phòng Khảo thí và ĐBCL tổ hợp từ ngân hàng câu hỏi thi đã biên soạn trước đó Nếu học phần đó chưa có ngân hàng câu hỏi chuẩn thì việc ra đề thi kết thúc học phần do GV đảm nhận Việc lựa chọn các hình thức đánh giá bộ
phân và trọng số của các điểm đánh giá bộ phận cũng như cách tính điểm tổng hợp đánh giá học phần do GV đềxuất, được Hiệu trưởng phê duyệt và phải được quy định trong đề cương chỉ tiết của học phần
Nội dung đề thi phải mang tính khái quát, nhưng sát với nội dung chương trình
học, đảm bảo tính hệ thống và phát triển Tổ trưởng bộ môn chịu trách nhiệm trước BGH về việc ra dé thi cho các kỳ thi thuộc về chuyên môn Tô thực hiện giảng day
Các nội dung kiểm tra đánh giá được GV thông báo cho SV khi bắt đầu giảng
dạy học phần nhằm tạo điều kiện cho SV có phương pháp học tập để đạt kết quả tốt
nhất
* Tổ chức KTĐG:
Trang 36các bộ phận liên quan nhằm đảm bảo tính công bằng, khách quan, khoa học trong KT-ĐG KQHT của SV Hai hoạt động chính đó là: đánh giá học phần; thi kết thúc
học phần của SV
~ Đánh giá học phần bao gồm: Điểm kiểm tra thường xuyên trong quá trình
học tập, điểm đánh giá nhận thức và thái độ tham gia thảo luận, điểm đánh giá thực
hành, điểm chuyên cần, điểm thi giữa học phần, điểm tiểu luận Phần này do GV
trực tiếp thực hiện trong quá trình giảng dạy
~ Thi kết thúc học phần: Cuối mỗi học kỳ, nhà trường tô chức một kỳ thi chính và một kỳ thi phụ đề thi kết thúc học phần (nếu có) Phòng Đào tạo bố trí và công
bố lịch thi trước 04 tuần khi kết thúc chương trình học Phòng Khảo thi và ĐBCL
thực hiện quá trình tổ chức thi bao gồm chuân bị các biểu mẫu, tổ chức sao ¡n đề
thi, bé trí cán bộ coi thi, cán bộ giám sát Kỳ thi phụ dành cho sinh viên không tham dự kỳ thi chính hoặc có điểm học phần dưới 4 sau kỳ thi chính Kỳ thi phụ được tổ chức sớm nhất là hai tuần sau kỳ thi chính Thời gian dành cho ôn thi mỗi học phần
tỷ lệ thuận với số đơn vị học trình của học phần đó và được tính ít nhất nửa ngày
cho mỗi đơn vị học trình Hiệu trưởng quy định cụ thể thời gian dành cho ôn thi và thời gian thi cho các kỳ thi
* Chấm bài thi và đánh giá kết quả:
Các bài kiểm tra trên lớp được GV cho điểm và công bố ngay tại lớp Các bài
thi kiểm tra học kỳ được chấm theo qui định nghiêm ngặt: Bài thi được đánh phách,
rọc phách, phách sau đó được lưu trữ tại phòng Khảo thí và ĐBCLL, các bài thi được
phân cho các GV giảng dạy chấm và ghi điểm vào bảng điểm phách, sau đó phòng
Khảo thí và ĐBCL tiến hành kiểm tra và ráp phách
Bang điểm sau đó được gởi cho phòng Đào tạo và công bố trên website trường để các em SV xem và gởi đơn phúc khảo (nếu có)
Trang 371.4 NOI DUNG QUAN LY HOAT DONG KIEM TRA - DANH GIA KET QUÁ HỌC TẬP 1.4.1 Quản lý việc lập kế hoạch kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên Trước tiên là quản lý hoạt động lập kế hoạch KT-ĐG KQHT của SV, đảm bảo
sự phối hợp chặt chẽ của các bộ phận chức năng có liên quan và được Ban giám hiệu phê duyệt thực hiện Đây là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình QL hoạt động KT-DG KQHT cua SV, vì trên cơ sở mục tiêu và nhiệm vụđảo tạo, nhà trường
xác định thời gian, tiền độ đảm bảo đúng theo qui chế qui định Đồng thời, cần phân tích điều kiện về nguồn lực hiện có (đội ngũ giảng viên, phương tiện cơ sở vật chất, kinh phí tổ chức, ) mà xác định rõ hệ thống mục tiêu, nội dung hoạt động, các biện pháp cần thiết để từng bước thực hiện mục tiêu của hoạt động KT-ÐG KQHT của
SV Kết quả của giai đoạn này phải đạt được sự thống nhất cao trong nhà trường về bản kế hoạch đào tạo năm học, trong đó thể hiện kế hoạch hoạt động KT-ĐG KQHT của SV, đáp ứng đúng quy chế, quy định về thi, kiểm tra - đánh giá
1.4.2 Quản lý tổ chức thực hiện kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên
Quản lý hoạt động tổ chức thực hiện KT-ĐG KQHT của SV bao gồm quản lý các hoạt động liên quan đến đánh giá học phần và thi kết thúc học phần của SV, cụ thể là ra đề thi kiểm tra, t6 chức thực hiện thi, chấm thi và công bố kết quả
Quan ly ra dé thi la QL về mục tiêu, nội dung của đề thi; QL sự phù hợp của đề thi với các hình thức tổ chức thi; QL chất lượng đề thi từ đảm bảo nội dung đến các tính chất về độ giá trị, độ tin cậy của đề thi
Chủ thê QL đề kiểm tra là các GV và CBQL cấp bộ môn; chủ thể QL đẻthi là phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng Trong mỗi kỳ học yêu cầu GV phụtrách học
phần ra đề thi theo mục tiêu và nội dung quy định; gồm ít nhất 3 đề/học phần có đáp
án rõ ràng Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng QL và đưa vào sử dụng trong
mỗi buổi thi theo đúng quy chế
Trang 38bao mit dé thi; QL két qua thi; QL ké hoach t6 chite thi; QL bao quan bai thi việc phân công các công việc QL này thường tập trung ở Phòng Khảo thí và Đảm bảo
chất lượng và một số ít các đơn vị chức năng liên quan
Quản lý hoạt động tổ chức thực hiện KT-ĐG KQHT của SV nhằm đảm bao
cho kế hoạch KT-ĐG được thực hiện đúng tiến độ, nội dung đã đề ra
Quản lý hoạt động tổ chức coi thi, giám sát thi KT-DG KQHT của SV Sau
khi đã phân tích từng câu hỏi và toàn bộ bài thi, công việc tiếp theo là tổ chức một
đợt thi Chọn cử cán bộ tham gia coi thi dim bảo tiêu chuẩn, yêu cầu theo quy định;
đảm bảo hồ sơ, tài li phục vụ thi; phô biến, quán triệt nhiệm vụ đối với cán bộ coi
thi, phân công cán bộ coi thi; thực hiện hoạt động bàn giao để thi, bài thi; ting cường kiểm tra, giám sát các phòng thi; xử lý cán bộ coi thi vi phạm quy chế; tổ chức lấy ý kiến GV, SV nhằm cải tiến hoạt động tổ chức thi
Quản lý hoạt động chấm thi, KT-ĐG KQHT của SV Việc xây dựng phương thức chấm điểm, các tiêu chuẩn, tiêu chí cho điểm chính xác là rat cần thiết Một điểm cần lưu ý khi chấm bài thi, kiểm tra theo tiến trình nên cólời nhận xét của giảng viên Những lời nhận xét chính xác, cách động viên của giảng viên sẽ giúp
SV sửa lỗi và tiến bộ sau mỗi kỳ kiểm tra
1.4.3 Chỉ đạo thực thiện hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh viên
Chỉ đạo về hoạt động KT-ĐG KQHT của SV là những hành động xác lập quyền chỉ huy và sự can thiệp của người lãnh đạo trong toàn bộ quá trình QL, là huy
động lực lượng vào việc thực hiện kế hoạch và điều hành nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động của trường diễn ra trong kỷ cương, trật tự
Chi dao bao ham việc liên kết, tập hợp, hướng dẫn, điều hành, tác động đến
các cá nhân, các đơn vị tham gia QL (gồm các phòng, bộ phận liên quan, các tổ bộ
môn .) và các đối tượng thực hiện (cụ thể là các GV, SV) nhằm động viên, khuyến khích họ hoàn thành nhiệm vụ; theo dõi, giám sát; ra quyết định, điều chỉnh, sửa chữa, bù đắp, chỉnh lý nhằm giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong
Trang 391.4.4 Quản lý công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả học tập
Đây là nội dung quan trọng của chủ thẻ QL vì chức năng này xuyên suốt quá
trình QL và là chức năng của mọi cấp trong hoạt động QL Kiểm tra là một hoạt
động nhằm thâm định, xác định một hành vi của cá nhân hay một tổ chức trong quá độ
Tăng cường giám sát đảm bảo đúng theo quy chế, quy định về đánh giá học
trình thực hiện kế hoạch, tỉ
phần; thi kết thúc học phần của SV Tăng cường giám sát đảm bảo nguyên tắc, khách quan và công bằng trong KT-ĐG KQHT của SV Đây cũng là quá trình chủ thể QL nhìn nhận các mối quan hệ về nhu cầu và khả năng KT-ĐG KQHT của SV,
mức độ đáp ứng của các nguồn lực và cả những tác động QL tới kết quả KT-DG Trên cơ sở đó, có những điều chỉnh hợp lý nhằm nâng cao chất lượng đảo tạo
1.4.5 Đánh giá và hoàn thiện hoạt động kiểm tra — đánh giá kết quả học
tập của sinh viên
Từ thực tế KT-ĐG KQHT của SV trong trường, chủ thê QL tổ chức tông kết, đánh giá định kỳ hoạt động KT-ĐG KQHT của SV Trên cơ sở đó, tiếp tục xây
dựng kế hoạch, vạch ra hướng thực hiện mới cải tiến qui trình tô chức thi và đặc biệt là hoàn thiện các văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện tốt hoạt động KT-ĐG KQHT của SV
Quản lý các hoạt động thu nhận thông tin phản hồi của sinh viên về kết quả kiểm tra kết quả học tập bao gồm: Đảm bảo công bồ kết quả thi, KT-ÐG KQHT của SV đúng thời gian; thực hiện công bố kết quả thi, KT-ĐG KQHT của SV trên các
bảng thông báo (của phòng Đào tạo, hồ sơ điện tử); có bộ phận tiếp nhận ý kiến
phản hồi của SV về kết quả thi, KT-ĐG KQHT của SV; đảm bảo việc điều chỉnh
các sai sót trong chấm thi, KT-ĐG KQHT theo quy định; thông báo kết quả giải
quyết ý kiến phản hồi của SV về kết quả thi, KT- ÐĐG KQHT đúng thời gian
1.4.6 Quản lý việc thực hiện các văn bản, quy chế, qui định về kiểm tra — đánh giá kết quả học tập
Trang 40pháp quy vi phạm pháp luật về lĩnh vực hoạt động giáo dục, đây lànhững văn bản định hướng để nhàquản lýxác định chiến lược, mục tiêu, lựa chọn nội dung, chương
trình, thực hiện kế hoạch, vận dụng các phương pháp,tìm tòi các hình thức tổ chức
và xây dựng phương thức đánh giá kết quả học tập của sinh viên
Quản lý việc thực hiện các chế định về giáo dục đào tạo là chỉ đạo triển khai
kịp thời những văn bản vi phạm pháp luật của Nhà nước về công tácquản lý đào tạo 1.4.7 Quan lý nguồn nhân lực, nguồn tài chính, các điều kiện đảmbảo hoạt động kiểm tra — đánh giá kết quả học tập của sinh viên
Ngoài các hoạt động QL nêu trên thì QL hoạt động KT-ĐG còn QL các điều kiện đảm bảo hoạt động KT-ÐĐG KQHT của SV bao gồm: Nhân lực, cơsở vật chất,
bố trí nhân sự cho bộ phận khảo thí, đào tạo, thường xuyên bồi dưỡng kiến thức
nghiệp vụ cho bộ phận in sao đề, cập nhật các phần mềm hỗ trợ thi, kiểm tra
Bên cạnh đó, quản lý cơ sở vật chất phục vụ thi và kiểm tra như phòng thi, phòng máy, các thiết bị máy móc phục vụ thi
Nguồn kinh phí cho hoạt động KT-ÐĐG KQHT của SV như xây dựng NHDT, trang bị máy móc thiết bị phù hợp, giấy thi, giấy nháp, chỉ bồi dưỡng ra đề thi, cán bộ coi thi, giám sát, chấm thi, hoạt động khảo thi
1.5 CAC YEU TO ANH HUONG DEN HOAT DONG KIEM TRA - ĐÁNH GIA KET QUA HOC TAP
1.5.1 Yếu tố văn bản
Hệ thống văn bản pháp quy vi phạm pháp luật là một trong những chế định
giáo dục và đào tạo, vừa là cơ sở pháp lý, vừa là những định hướng để chủ thể quản
lý giáo dục xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung và chương trình thực hiện kế hoạch, vận dụng các phương pháp, tim tdi các hình thức tổ chức và xây dựng
phương thức đánh giá kết quả đào tạo
Người cán bộ quản lý phải bám sát các quy định hiện hành của văn bản của ngành, cụ thể hoá các văn bản của Bộ GD&ĐT, của Bộ NN&PTNT và của Trường
bằng những văn bản quy định cụ thể đề áp dụng vào công tác KT - ĐG có hiệu quả