Từ cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài Biện pháp quản lý công tác tư vấn tâm lý cho học sinh tại các trường trung học cơ sở trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng đề xuất các biện pháp quản lý công tác tư vấn tâm lý cho học sinh các trường THCS quận Thanh Khê thành phố Đà nẵng trong giai đoạn hiện nay.
Trang 1
LẠI TIỀN HƯƠNG
BIEN PHAP QUAN LY CONG TAC TU VAN TÂM LÝ CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
TRUNG HQC CO SO TREN DIA BAN
QUAN THANH KHE THANH PHO DA NANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Đà Nẵng - Năm 2016
Trang 2
LẠI TIỀN HƯƠNG
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC TƯ VÁN TÂM LÝ CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG
TRUNG HQC CO SO TREN DIA BAN
QUẬN THANH KHÊ THÀNH PHÓ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành : Quản lý giáo dục
Mã số : 601401 14
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Giáo viên hướng dẫn khoa học: PGS.TS: TRÀN VĂN HIẾU
Đà Nẵng - Năm 2016
Trang 3
Tôi xin cam đoan rằng luận văn này do chính bản thân người nghiên
cứu thực hiện, tác giả đã nghiên cứu thực trạng quản lí công tác tư vấn tâm lý học sinh tại 10 trường THCS gôm: Trường THCS Chu Văn An, THCS Huỳnh
Thúc Kháng, THCS Nguyễn Đình Chiếu THCS Nguyên Thị Minh Khai, THCS Nguyễn Duy Hiệu, THCS Lê Thị Hồng Gắm, THCS Nguyễn Trãi,
THCS Phan Đình Phùng, THCS Đỗ Đăng Tuyển, THCS Hoàng Diệu trên địa
bàn Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng, để đưa ra các biện pháp thực hiện tốt công tác tư vấn tâm lí cho học sinh Nếu vi phạm người nghiên cứu
xin chịu mọi trách nhiệm theo quy định của Phòng sau đại học - Trường Đại
học sư phạm Đà Nẵng
Tac giả luận văn
Trang 4MỞ ĐẦU mm nh Mục tiêu nghiên cứu
Khách thê và đối tượng nghiên cứu Giả thuyết khoa học Các phương pháp nghiên cứ 2 3 4 5 Nhiệm vụ nghiên cứu 2+:2212 2221.211 6
7 Địa bản và thời gian nghiên cứu 22222222 22 si § Cấu trúc của luận văn: Có 3 Phần
Aa
he
ww
ww
9 Tổng quan tài liệu nghiên cứu an - CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT F ĐỘNG T TƯ VAN TAM LY CHO HQC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 7
1.1 TONG QUAN VE VAN ĐÈ NGHIÊN CỨU 7 1.1.1 Các nghiên cứu về quản lý hoạt động tư vấn tâm lý trên thế giới 7
1.1.2 Các nghiên cứu về quản lý tư vấn tâm lý ở Việt nam -„10
1.2 CÁC KHÁI NIỆM CỦA ĐẺ TÀI 222222222222sesceeessrsereerrer T2
1.2.1 Quản lý -12 1.2.2 Quản lý giáo dục -2s-2serererrrrrrrrreeeeeee Tổ 1.2.3 Quản lý nhà trường -l15
1.2.4 Tư vấn tâm lý trong trường học cc22sscccccceesec TẾ
1.2.5 Quản lý công tác tư vấn tâm lý trong trường học -18
1.3 CÔNG TÁC TƯ VÂN TÂM LÝ TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ
SỐ 20
Trang 522
1.3.4 Các hình thức tư vấn tâm lý -24
1.3.5 Các lực lượng thực hiện công tác tư vấn tâm lý 24
1.3.6 Những khó khăn tâm lý điển hình của học sinh trung học cơ sở 24 1.3.7 Các phương pháp hỗ trợ/ tư vấn tâm lý trong trường trung học cơ SO se se 26 14 QUAN LY CONG TAC TU VAN TAM LY TRONG TRUONG TRUNG HỌC CƠ SỞ -.28 1.4.1 Mục tiêu quản lý công tác tư vấn tâm lý trong trường trung học cơ SO -28 1.4.2 Quá trình quản lý công tác tư vấn tâm lý - 29
1.4.3 Nội dung quản lý công tác tư vấn tâm lý ở trường trung học cơ sở
T-HHHHHHHHHHH re 3U
1.5 NHỮNG YÊU TỔ CHI PHÓI THÀNH CÔNG CUA CONG TÁC TƯ:
VAN TAM LY TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỠ 33
TIEU KET CHUONG 1 34
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC TƯ VÁN TÂM
LÝ CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN
ĐỊA BÀN QUẬN THANH KHÊ THÀNH PHÓ ĐÀ NẴNG 35
2.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO QUẬN THANH KHÊ THÀNH PHÓ ĐÀ NẴNG35
Trang 62.2.2 Đối tượng và địa bàn khảo sát (Phụ lục 1) 37 2.1.3 Nội dung khảo sát - 2.1.4 Phương pháp khảo sát -222etreretrerrererreee 37
2.1.5 Thời gian tiến hành khảo sát “
2.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TƯ VAN TÂM LÝ CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN THANH
KHÊ THÀNH PHÓ ĐÀ NẴNG tren 38
2.3.1 Thực trạng thực hiện mục tiêu tư vấn tâm lý trong trường học 38
2.3.2 Thực trạng đội ngũ tư vấn viên của các trường trung học cơ sở 40
2.3.3 Thực trạng về những khó khăn tâm lý của học sinh ở các trường
CS 2tr 4đ
2.3.4 Thực trạng về các phương pháp hỗ trợ công tác tư vấn tâm lý ở các
trường trung học cơ sở Tre 46
2.3.5 Thực trạng về điều kiện hỗ trợ hoạt động tư tâm lý trong
LC
2.4 THUC TRANG QUAN LY HOAT DONG TU VAN TAM LY 6 CAC
TRƯỜNG TRƯNG HỌC CƠ SỞ 22222222222222cvzvvsrrsrrrrrrrrrr 4Ô,
2.4.1 Thực trạng quản lý xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch
Trang 7CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TRÊN ĐỊA
BAN QUẬN THANH KHÊ THÀNH PHÓ ĐÀ NẲNG -68
3.1 NHỮNG CAN CU CHO VIỆC XÂY DỰNG BIỆN PHÁP, 65
3.2 CÁC NGUYÊN TÁC ĐÈ XUẤT BIỆN PHÁP 66 67 67 3.2.1 Nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục 3.2.2 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
3.2.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 67 3.3 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC TƯ VÁN TÂM LÝ CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 7
3.3.1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên —
Tư vấn viên , học sinh về công tác tư vấn tâm lý trong nhà trường 67 3.3.2 Biện pháp 2: Hoàn thiện bộ máy nhân sự làm công tác tư vấn tâm 71 3.3.3 Biện pháp 3: Điều chỉnh mô hình tư tâm lý tại các trường trung học cơ Sở - - 78
3.3.4 Biện pháp 4: Bồi Bi dưỡng ning ¢ cao năng lực tư vấn tâm lý cho đội ngũ giáo viên, tư vấn viên -222.2 212111 BT
3.3.5 Biện pháp 5: Tăng cường các điều kiện hỗ trợ công tác tư vấn tâm lý trong trường học 2.22222222222122 8
3.3.6 Biện pháp 6: Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác tư vấn tâm lý
cho học sinh Kê ma 8S
3.4 MOI QUAN HE GIỮA CÁC BIỆN PHÁP
Trang 83.5.4 Kết quả khảo nghiệm TIEU KET CHUONG3 92 KẾT LUẬN -222222222222 re 9 1 KẾT LUẬN 2 KHUYỀN NGHỊ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐÈ TÀI (bản sao)
Trang 9Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ CBQL Cán bộ quản lý CMHS Cha mẹ học sinh CTTVTL Công tác tư vấn tâm lý GV Giáo viên
GVCN Giáo viên chủ nhiệm
Trang 10Số hiệu - bảng “Tên bảng Trang
21 Thực trạng tình hình đội ngũ tư vẫn viên 40
22 Thực trạng về điêu kiện hỗ trợ Công tác TVTL 48 trong trường học
2.3 | Thực trạng quản lý xây dựng chương trình, kế 51
hoạch hoạt động của CTTVTL
Trang 11Trẻ em có vai trò vô cùng quan trọng đối với gia đình và sự phát triển của xã hội, sự phát triển toàn diện của trẻ em có ý nghĩa lớn lao đối với sự
phát triển của mỗi dân tộc, chính vì vậy vấn đề chăm sóc, giáo dục, bảo vệ và
phát triển trẻ em là vấn đề cần phải được quan tâm một cách đúng mức Để
trẻ có được một tương lai tươi sáng, phát triển thuận lợi thì trẻ phải được yêu
thương, chăm sóc nuôi dưỡng một cách đầy đủ, có cuộc sống tinh thân, tình
cảm, tâm lý, nhận thức xã hội lành mạnh, được phát triển đầy đủ năng lực cá
nhân thì công tác chăm sóc, giáo dục, tư vấn tâm lý trẻ là vấn đề mà những người làm công tác giáo dục, các tổ chức, các ngành liên quan đến giáo dục cần phải quan tâm
Đặc biệt ngày nay sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với tốc độ nhanh
và nhiều biến động của nền kinh tế thị trường, đô thị hóa, mở rộng giao lưu
văn hóa trên toàn cầu, sự phát triển của công nghệ thông tin, sức ép của nhà
trường, gia đình đã đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với lớp trẻ nói
chung và học sinh nói riêng Mặt khác sự kỳ vọng quá cao của ông bà, cha mẹ, thầy cô đang tạo ra những áp lực rất lớn cho HS trong cuộc sống, trong
học tập và trong quá trình phát triển, trong khi đó sự hiểu biết của HS về bản
thân cũng như kỹ năng sống của các em vẫn còn hạn chế trước những sức ép
nói trên Thực tế hiện nay cho thấy HS trong nhà trường phô thông có thể có
những rối loạn về tâm lý, rối loạn phát triển (như đọc, viết, tính toán ),
những rối loạn cảm xúc như lo âu, trầm cảm hay những rối loạn về hành vi
(như gây rồi, bỏ học, trộm cắp ) hậu quả là ngày càng có nhiều học sinh gặp
Trang 12cơ sở nói riêng đang có những biến động to lớn với nhiều biểu hiện đáng lo
ngại Các em thường gặp những khúc mắc trong học tập, tâm sinh lí, trong
mối quan hệ với thầy cô, gia đình, bạn bè nếu không được điều chỉnh, giải
: nhẹ thì chán học, bỏ học;
tỏa kịp thời, thì rất dễ dẫn đến hau qua dang ti
nặng thì trầm cảm, bạo lực học đường thậm chí tự kỷ, gây hậu quả nghiêm trọng
Theo kết quả nghiên cứu của PGS.TS Phạm Minh Mục, Trung tâm nghiên cứu tâm lý học đường và giáo dục học thì có đến 51,6% tỷ lệ học sinh
liên quan đến bạo lực học đường và có 80% ý kiến được nhóm nghiên cứu
nghỉ nhận rằng rất cần có các phòng tư vấn tại trường học (bài viết đăng trên báo Tuôi trẻ số 76/2015)
Vì vậy các em học sinh rất cần sự giúp đỡ của các nhà chuyên môn, của
các thầy cô giáo và cha mẹ, các em đều có nhu cầu cần được sự giúp đỡ của
người lớn để thoát khỏi sự khủng hoảng về tâm lý trong quá trình phát triển
của mình Nói cách khác vấn đề tư vấn học đường cho học sinh về các lĩnh
vực liên quan đến đời sống học đường đang trở thành vấn đề bức xúc mà nhà
trường và xã hội cần được đáp ứng Nhu cầu tư vấn học đường càng bộc lộ rõ
rệt hơn trong các mối quan hệ của học sinh với cha mẹ, với bạn bè và thầy cô
giáo Đứng trước thực trạng trên rất cần có những hoạt động tâm lý học
đường cho học sinh Việc xây dựng các hoạt động tâm lý học cho học sinh
trong trường sẽ giúp cho giáo viên và học sinh hiểu biết rõ hơn về những vấn
đề liên quan đến sự hình thành và phát triển nhân cách của các em để giúp đỡ
và hướng cho các em phát triển một cách đúng đắn, lành mạnh, hiểu về bản
thân và người khác tốt hơn Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta các công tác tham
vấn, tư vấn và trợ lý tâm lý trong trường hoc chua được thực hiện một cách
Trang 13cầu tư vấn tâm lý ngày càng cao ở học đường
Vay việc tìm hiểu, phân tích và đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả của công tác tư vấn tâm lý cho học sinh THCS là rắt cần thiết
Từ lý luận và thực tiễn trên, tôi chọn đề tài: “Biện pháp quản lý công tác tr vẫn tâm lý cho học sinh tại các trường THCS trên địa bàn Quận
Thanh Khê Thành phố Đà Nẵng” đề nghiên cứu
2 Mục tiêu nghiên cứu
Từ cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đề xuất các biện pháp
quản lý công tác tư vấn tâm lý cho học sinh các trường THCS quận Thanh
Khê thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay 3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quản lý công tác tư vấn tâm lý cho học sinh ở các trường THCS
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý công tác tư vấn tâm lý cho học sinh ở các trường
“THCS trên địa bàn quận Thanh Khê thành phó Đà Nẵng 4 Giả thuyết khoa học
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý công tác TVTL và
xuất phát từ đặc thù công tác TVTL, có thê đề xuất được các biện pháp hợp
lý, khả thi để quản lý công tác TVTL ở các trường THCS trên địa bàn quận
Thanh Khê, thành phó Đà Nẵng, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển toàn
diện nhân cách học sinh 5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý công tác tư vấn tâm lý cho học sinh THCS
Trang 14Đà Nẵng
5.3 Đề xuất biện pháp quản lý công tác tư vấn tâm lý cho học sinh ở các
trường THCS trên địa bàn quận Thanh Khê thành phố Đà Nẵng 6 Các phương pháp nghiên cứu
6.1 Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý luận: phân tích và tổng hợp lý thuyết, hệ thống hoá lý thuyết trong xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài
6.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi và tiến hành điều tra bằng bing phiếu hỏi để khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động tư vấn tâm lý học
sinh ở các trường THCS trên địa bàn quận Thanh Khê thành phó Đà Nẵng;
Thu thập số liệu từ hồ sơ lưu trữ về công tác tư vấn tâm lý tại các trường
“THCS để nghiên cứu;
Đối tượng điều tra là lãnh đạo Phòng GD&ĐT, hiệu trưởng, giáo viên
chủ nhiệm, Giáo viên TPT Đội, cán bộ Đoàn TNCS Hỗ chí Minh, giáo viên thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh các trường THCS trên địa bàn
quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng Kết quả điều tra, khảo sát được phân
tích để tìm ra những thông tin cần thiết theo hướng nghiên cứu của đề tài
Phương pháp phỏng vấn
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý công tác TVTL, 6.3 Các phương pháp hỗ trợ:
Sử dụng các phép toán thống kê để xử lí kết quả khảo sát
7 Địa bàn và thời gian nghiên cứu
- Địa bàn nghiên cứu: 10 trường THCS trên địa bàn quận Thanh Khê
Trang 15khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2015
8 Cấu trúc của luận văn: Có 3 Phần 1 Mở đầu Pha 2 Nội dung Chương 1 Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh THCS
Chương 2 Thực trạng quản lý công tác tư vấn tâm lý cho học sinh ở các
trường THCS trên địa bàn quận thanh Khê, thành phó Đà Nẵng
Chương 3 Các biện pháp quản lý công tác tư vấn tâm lý cho học sinh ở
các trường THCS trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
Phần 3 Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục
9 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Luận văn đã sử dụng các tài liệu có liên quan đến công tác tư vấn, tham
vấn tâm lý học sinh trong các trường phổ thông như: Tài liệu tập huấn giáo
viên chủ nhiệm với công tác Tư vấn tâm lý - Giáo dục cho học sinh trung
học
Tài liệu thuộc Hội thảo khoa học qu PGS.TS Đoàn Văn Điều biên tập
Tài liệu giáo dục tâm lí và sức khỏe tâm thần trẻ em Việt Nam do Đặng Bá Lãm chủ biên Nghị quyết tế tâm lý học đường lần thứ 3 do
ố 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 tại Hội nghị lần
thứ tám Ban Chap hành Trung ương Đảng (khóa XI) và Chương trình hành động số 21-CTr/QU ngày 13 tháng 02 năm 2014 của Ban chấp hành Quận ủy
Trang 16định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”
Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28-8-2015 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống,
cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020”,
Các luận văn, luận án, đề án, đề tài nghiên cứu về công tác tư vấn tâm lý
học đường
Nghị quyết 03 - NQ/QU ngày 12 tháng 7 năm 2011 của Quận ủy Thanh
Khê về phát triển Giáo dục và Đào tạo đến năm 2015 và báo cáo thực hiện Nghị quyết 03 của Uy ban nhân dân quận Thanh Khê năm 2015
Báo cáo thực hiện công tác tư vấn tâm lý năm học 2013-2014 của các trường THCS trên địa bàn quận Thanh Khê
Quy chế phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong công tác giáo dục
đạo đức, tác phong nề nếp học sinh
Hồ sơ quản lý của hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn quận Thanh Khê về quản lý công tác giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp, công tác
tư vấn tâm lý cho học sinh
Báo tuôi trẻ có đăng các bài liên quan đến công tác tư vấn tâm lý, bạo
lực học đường, giáo dục kỹ năng sống
Bao Giáo dục và phát triển có đăng các bài đến sự cần thiết của công tác
tư vấn tâm lý trong trường học, các phỏng vấn chuyên gia trong công tác tư
vấn tâm lý học đường,
Trang 17CO SO LY LUAN CUA QUAN LY HOAT DONG TU VAN
TÂM LÝ CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1 TONG QUAN VE VAN ĐÈ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Các nghiên cứu về quản lý hoạt động tư vấn tâm lý trên thế
giới
a Lịch sử tư vấn trên thế giới
Tư vấn là một ngành nghề đại diện cho sự hợp nhất lại của nhiều sự ảnh
hưởng như phong trào đấu tranh để có được những biện pháp điều trị nhân đạo cho bệnh nhân tâm thần từ thế kỷ XIX ở Pháp như phân tâm học - Freud;
những khảo cứu khoa học và phương pháp tiếp cận hành vĩ; sự ra đời và được chuẩn hóa các trắc nghiệm tâm lý; tâm lý học hiện sinh; tâm lý học nhân văn
và những thành tựu rõ ràng của lĩnh vực hướng nghiệp, tư vấn nghề Từ 1900
đến 1950: Những tiền đề cho sự ra đời của ngành, nghề tư vấn
Tiền đề đầu tiên phải kẻ đến là sự phát triển của công tác hướng nghiệp,
tư vấn nghề và sự ra đời của những NTV nghề đầu tiên
+ Từ đầu thế kỷ XX, công tác xã hội đã mang lại quan tâm và những
thay đổi trong công tác giáo dục; tâm thần học làm biến đổi về chất các phương pháp chữa trị cho bệnh nhân tâm thần; phân tâm học và những liệu pháp liên quan được ứng dụng rộng rãi; hiệu quả của các trắc nghiệm và cuộc
cách mạng công nghiệp đối với sự phát triển xã hội nâng cao vật chất tinh
thần cho con người Nhìn một cách tỉnh tế, mỗi một sự kiện này đều ảnh
hưởng đến công tác hướng dẫn tư vấn nghề và sự ra đời của tư vấn
Trang 18dẫn tư vấn nghề nghiệp đầu tiên kết quả của hội nghị này đánh dấu sự ra đời của Hiệp hội tư vấn hướng nghiệp quốc gia Mỹ (NVGA) năm 1913, tổ chức tiền nhiệm của Hiệp hội tham vấn Mỹ sau này
- Tham vấn chính thức ra đời vào những năm 1930 do công của E.G
Williamson (1900 - 1979) Lần đầu tiên trong lịch sử một lý thuyết hoàn chỉnh của tham vấn được đưa ra, phân biệt rõ rệt với thuyết phân tâm học đang thịnh hành thời bấy giờ của Freud
- Từ 1950-2000: Sự ra đời và phát triển của tham vấn hiện đại Những
năm 50 của thế kỷ XX Tham vấn hiện đại được ra đời gắn liền với tên tuổi
của Carl Rogers, nhà Tâm lý học Mỹ theo trường phải tâm lý học nhân văn
Cuốn sách thứ hai của ông có tựa đề “Thân chủ - Trọng tâm trị liệu” (Client —
Centered Therapy) xuất bản năm 1951 để khăng định “một cách tiếp cận trị
liệu mới nhấn mạnh đến các giá trị nhân văn và nhấn mạnh đến sự tric
nghiệm có ý thức của từng cá nhân”{12, 83}
+ Thập kỷ này cũng in dấu sự phát triển của các thuyết khác trong lĩnh
vực tham vấn như Jean Piaget (1896-1980), nhà Tâm lý học Thụy Sĩ với
những nghiên cứu về sự phát triển của trẻ 1954 cho rằng “trẻ em đạt được những hành vi và kỹ năng riêng biệt ở những giai đoạn phát triển riêng biệt và
nhìn nhận các giai đoạn phát triển nhận thức” {27,61}
Năm 1995 Hiệp hội tham vấn Mỹ ACA (American couseling
Association) đã sửa đôi những tiêu chuẩn đạo đức và những tiêu chuẩn hành
nghề của tham vấn nhằm làm tăng hiệu quả mối quan hệ trợ giúp giữa người
tham vấn và thân chủ, mối quan hệ dựa trên sự thấu cảm, chấp nhận, quan
tâm, của người tham vấn đối với từng thân chủ có những đặc trưng về lứa tuổi, giới tính, kinh nghiệm, trình độ văn hoá khác nhau
Trang 19cách tham vấn
Một số theo quan điểm của phân tâm tìm ra những nguồn góc từ vô thức,
những cơ chế tự vệ do lo hãi, sự chuyển vai tích cực
Một trong những thay đổi lớn nhất của tham vấn trong giai đoạn hiện nay
là tập trung vào lĩnh vực văn hoá hay còn gọi là tham vấn xuyên văn hoá Các
nhà tham vấn hiện nay đều cho rằng sẽ rất khó khăn trong việc giúp đỡ khách hàng nếu nhà tham vấn không nắm được nền tảng văn hoá của khách hàng
b Lịch sử tư vấn tâm lý học đường
Tư vấn tâm lý học đường (School Counselling) hay còn gọi là tư vấn học đường là một nhánh ngành tư vấn tâm lý được xuất hiện vào đầu thế kỷ 20 tại Hoa kỳ Jesse B Davis có thể được xem là một trong những người đầu tiên trong lĩnh vực này khi giới thiệu một chương trình “Những hướng dẫn về
nghề nghiệp và đạo đức” (Vocational and Moral Guidance) cho học sinh các trường công Frank Parsons, được xem như cha đẻ của nghề Hướng dẫn (còn
gọi là Khải Đạo), đã viết cuốn sách “Chọn lựa một nghề” vào năm 1909 qua
đó trình bày phương pháp kết nối những đặc điểm tính cách của một cá nhân
với một nghề nghiệp, Jesse B Davis, Frank Parsons, Eli Weaver và nhiều
người khác nữa đã tạo thành một trào lưu thúc đẩy cho sự phát triển của
ngành tham vấn học đường [25,146]
Những năm 1930, lý thuyết đầu tiên về Khải đạo được giới thiệu: Lý
thuyết về các nhân tố và đặc điểm của E.G.Williamson, (E.G Williamson’s
Trait and Factor Theory) Lý thuyết này trở nên nỗi tiếng như là một sự chỉ
đạo cho hoạt động tham vấn
Năm 1940, đạo luật George Barden (George Barden Acl) - đạo luật về giáo dục hướng nghiệp — ra đời đã mang lại những nguồn lực quan trọng cho
Trang 20đường cũng như những môi trường khác Đây là lần đầu tiên những nhà tham
vấn học đường, những kiểm huấn viên địa phương và các tiểu ban nhận được
những hỗ trợ chính thức từ chính phủ
Năm 1965, đạo luật Giáo dục Tiểu học và Trung học ra đời và cung cấp
nguồn quỹ để phát triển những cơ hội giáo dục cho những gia đình nghèo
Đến những năm 1980s và 1990s, nhu cầu về việc làm rõ những đặc tính và
vai trò của nhà tham van học đường được xuất hiện với sự “chín muỗi” của những vấn đề pháp lý liên quan
Nam 1997, Tiêu chuẩn quốc gia dành cho các chương trình tham vấn học
đường ra đời và kể từ đó, ngành tham vấn học đường được xem đã hoàn thiện
1.1.2 Các nghiên cứu về quản lý tư vấn tâm lý ở Việt nam
Tư vấn tâm lý ở Việt Nam chưa có một lịch sử nghề nghiệp và bề dày như tư vấn tâm lý trên thế giới, chủ yếu mới chỉ dừng lại ở hình thức tự phát
của việc ra đời các dịch vụ tư vấn tình yêu, hôn nhân, gia đình, sức khoẻ sinh
san trên khía cạnh thực hành và một số bài báo, tác phẩm ít ỏi về lý thuyết
- Ở Việt Nam, vào những năm chín mươi của thế kỉ XX, một loạt các
hoạt động bề ngoài có vẻ rời rạc, khác nhau như sự hình thành các trung tâm công tác xã hội với các hoạt động giúp đỡ người nghèo, những người có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn do sự thay đổi và ảnh hưởng của kinh tế - xã hội; sự
xuất hiện các trung tâm tư vấn, các đường dây tư vấn điện thoại và các hình
thức tư vấn qua mạng mà ban đầu là miễn phí; việc mạnh dạn sử dụng các
sinh viên ngành tâm lý vào các hoạt động chăm chữa tâm thần tại các bệnh viện, phòng khám và sự ứng dụng đa dạng các trắc nghiệm tâm lý vào hoạt
động hướng nghiệp tại các trường trung học và cộng đồng tất cả góp phần
hình thành nghề tham van ở Việt nam, mà khởi đầu của nó là công tác tư vấn
Trang 21- Thực tế, những hoạt động trợ giúp tâm lý cho những người có khó khăn
đã xuất hiện từ rất sớm trong xã hội Việt Nam Nhìn từ lịch sử ngành công tác
xã hội, trước 1945 một số bệnh viện ở phía Bắc như Bệnh viện Bạch Mai,
một số cán sự xã hội (nhân viên công tác xã hội) đã sử dụng tham vấn, như
một kỹ năng quan trọng của Công tác xã hội, vào quá trình trợ giúp bệnh nhân tại các bệnh viện Ở phía Nam, trước năm 1945, cùng với các hoạt động công
tác xã hội theo hướng chuyên nghiệp đã tồn tại các hoạt động tham vấn cho cá
nhân, gia đình tại cộng đồng
~ Năm 2003, lần đầu tiên hội thảo “Nhu cầu tư vấn học đường tại thành
phố Hồ Chí Minh” được Viện nghiên cứu giáo dục-Trường Đại học Sư phạm
Thanh phố Hồ Chí Minh tổ chức thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia tâm lý, giáo dục, các nhà quản lý giáo dục nhằm thúc đẩy sự phát triển của
của ngành này trong thời gian tới
khiêm tốn của tham vắt
Điểm qua lịch sử phát iệt Nam, chúng tôi
thấy hoạt động tham vấn chuyên nghiệp ở nước ta còn rất mới mẻ cả về nghiên cứu lý luận và thực tiễn Trong khi đó nhu cầu đòi hỏi về tư vấn trong xã hội hiện nay là rất lớn, Hầu như ở bất kỳ lĩnh vực, địa bàn nào, không, phân biệt vị trí xã hội cao thấp, nghề nghiệp, giàu nghèo cũng có những cá
nhân gặp phải vấn đề xã hội, tâm lý, quan hệ gia đình, bạn bè, công việc Điều
đó đang đặt ra cho chúng ta sự nỗ lực rất nhiều trong nghiên cứu, phát triển tư
vấn trên mọi phương diện để đưa ngành tư vấn nước ta thực sự trở thành một ngành khoa học, một nghề chuyên môn đóng góp tích cực cho hạnh phúc của
con người và sự phổn vinh xã hội
Trang 22qua được những khó khăn, lựa chọn được cách giải quyết phù hợp
Dựa trên chỉ thi sé 9971/BGD&DT - HSSV của Bộ Giáo Dục và Đào
Tạo về “Triển khai công tác tư vấn cho học sinh, sinh viên”, ngày 28 10.2005
Dựa trên tài liệu tập huấn giáo viên chủ nhiệm với công tác tư vấn tâm lý
học đường — giáo dục học sinh trung học của nhóm tác giả do PGS.TS Đinh Thi Kim Thoa (Chủ biên)
Công văn số 149/CV-LT ngày 15 tháng 02 năm 2009 của Sở Giáo dục
và đào tạo thành phố Đà Nẵng và Cơng đồn giáo dục thành phố Đà Nẵng
Công văn số 246/PGD&ĐT-HĐNGLL ngày 04 tháng 04 năm 2014 của
Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Thanh Khê về báo cáo công tác tư vấn, tâm
lý học đường
Dựa trên việc tìm hiểu những tài liệu có liên quan và kết quả nghiên cứu thực trạng về hoạt động quản lý công tác TVTL cho học sinh tại các trường
THCS trên địa bàn quận Thanh Khê thành phố Đà Nẵng
Voi mong muốn đem lại những biện pháp thiết thực và hiệu quả về công, tác quản lý tư vấn trong trường học THCS, tôi chọn đề tài: “Biện pháp quản
1ý công tác tư vấn tâm lý cho học sinh ở các trường THCS trên địa bàn
Quận Thanh Khê Thành phố Đà Nẵng”
1.2 CÁC KHÁI NIỆM CỦA ĐÈ TÀI 1.2.1 Quản lý
Quản lý là một hoạt động cần thiết cho tất cả các lĩnh vực của đời sống
con người Ở đâu con người tạo lập nên nhóm xã hội là ở đó cần đến quản lý,
bat
đó là nhóm không chính thức hay nhóm chính thức, là nhóm nhỏ hay
nhóm lớn, là nhóm bạn bè, gia đình hay các đoàn thẻ, tổ chức xã hội, bất kể
mục đích, nội dung hoạt động của nhóm đó là gì
“Quản lý không chỉ mang tính khao học, mà còn mang tính nghệ thuật”,
Trang 23của công việc quản lý chính là nhằm đạt hiệu quả tối ưu cho mục tiêu đề ra
Ông viết: “Quản lý một hệ thống xã hội là khoa học và nghệ thuật tác động
vào hệ thống đó mà chủ yếu là vào con người nhằm đạt hiệu quả tối ưu theo mục tiêu đề ra.” [21]
Như vậy, theo nghĩa chung nhất từ góc độ của Quản lý học, quản lý được
hiểu như sau: Quản lý là tác động có ý thức, bằng quyển lực, theo quy trình của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý đẻ phối hợp các nguồn lực nhằm
thực hiện mục tiêu của tổ chức trong điều kiện môi trường biến đôi
Tom lai quản lý một cách khoa học đòi hỏi nhà quản lý phải có những
hiểu biết khoa học về đối tượng quản lý, về môi trường .Những năng lực
quản lý còn phụ thuộc vào khả năng vận dụng một cách khôn khéo và có hiệu
quả các qui luật, sử dụng các biện pháp thích hợp vào tình huống cụ đó quản lý vừa là khoa học vừa là nghệ thuật
1.2.2 Quản lý giáo dục
Như khái niệm quản lý đã được trình bày ở trên ta có kế hoạch của chủ
thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tận cùng các mắt xích của hệ thống nhằm
thực hiện mục tiêu giáo dục trên cơ sở nhận thức những nhiệm vụ cơ bản của
sự phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn lịch sử nhất định và cũng
như qui luật của quá trình giáo dục và sự phát triển tâm sinh lý của trẻ
Theo M.Mechitizade nhà lý luận về quản lý giáo dục “Quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp tổ chức, cán bộ giáo dục, kế hoạch hoá, tài chính, cung tiêu nhằm đảm bảo vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, đảm bảo sự tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt
số lượng cũng như chất lượng” [13]
Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và
hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tận cả các mắt xích
Trang 24thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những qui luật chung của xã hội cũng như các qui luật của quản lý giáo dục, của sự phát
triển thể lực và tâm lý trẻ em [5]
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đây mạnh
công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội” [27]
Theo GS Dang Quéc Bảo: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là
hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đây mạnh công tác
đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục thường xuyên, công tác giáo dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ
mà cho mọi người; tuy nhiên trọng tâm vẫn là giáo dục thế hệ trẻ cho nên
quản lý giáo dục được hiểu là sự điều hành của hệ thống giáo dục quốc dân,
các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân” [2]
Theo tác giả Trần Kiểm, đối với quản lý giáo dục ở cấp vi mô có hai
khái niệm như sau:
Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động tự giác của chủ thể quản lý
đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh va
các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng
và hiệu quả mục tiêu giáo dục ở nhà trường [19]
Quản lý giáo dục là những tác động của chủ thể quản lý vào quá trình
giáo dục (được tiến hành bởi tập thể giáo viên và học sinh, với sự hỗ trợ của
các lực lượng xã hội) nhằm hình thành và phát triển toàn điện nhân cách học
sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường [19]
Tóm lại có thể hiểu: Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống
Trang 25các tư liệu thích đáng trong quá trình chiêm nghiệm về vấn đề đó Yếu tố và
quan trọng trong tư vần tâm lý trước tiên là sự tự nhận thức của thân chủ, để
tiến hành chọn một quyết định hành động
Theo D.R.Riesman (1963) “Tư vấn tâm lý là một loại quan hệ xã hội
nhằm đạt đến một quá trình hỗ trợ, quá trình giáo dục và quá trình phát triển”
Theo C.Patterson (1967) “Tư vấn tâm lý là một loại quan hệ xã hội,
trong mối quan hệ này, nhà tư vấn đưa ra kiện hoặc không khí tâm lý
nhất định, nhằm làm cho đối tượng được tư vấn thay đổi, tự lựa chọn và giải
quyết vấn đề của chính mình, đồng thời hình thành nên một cá tính độc lập có
trách nhiệm, từ đó trở thành một người tốt, một thành viên tốt của xã hội”
Theo Mã Kiến Thanh (1992) “Tư vấn tâm lý là quá trình vận dụng phương pháp và lý luận liên quan đến khoa học tâm lý, bằng các giải tỏa, tư vấn những vấn đề tâm lý của đối tượng được tư vấn đề hỗ trợ và tăng cường tâm lý phát triển lành mạnh, thúc đây phát triển cá tính và phát triển tiềm
năng”
Theo Tiền Danh Di (1994) “Tư vấn tâm lý là quá trình vận dụng những phương pháp tâm lý học giúp đỡ đối tượng được tư vấn thự lập tự cường
thông qua một mối quan hệ nào đó”
Ngày nay, tư vấn tâm lý được quan niệm như Tyler: “Tư vấn tâm lý là
một loại hoạt động giúp đỡ về mặt tâm lý, tập trung làm rõ ý nghĩa về cái tôi
đang nỗi lên, quyết tâm tìm cách chọn lựa hành xử, và cam kết theo đuôi nó.”
Tổng kết lại chúng ta có thể chấp nhận định nghĩa chính thức sau đây của
Hiệp hội Tư vấn Tâm lý (Mỹ): “Tư vấn tâm lý là một cuộc tiếp xúc mang tính chuyên môn giữa một tư vấn viên được đào tạo, và một đối tượng tư vấn (thân
chủ), cuộc tiếp xúc đó thường là giữa hai con người mặt đối mặt, hoặc đôi khi
nhiều hơn, nhằm giúp đối tượng hiểu biết và làm sáng tỏ quan điểm cuộc sống,
có thể
Trang 26
hợp với bản chất chủ yếu trong lãnh vực mà người đó có khả năng” [34]
b Tư vấn tâm lý học đường
Hội ngành tư vấn viên tâm lý thuộc Hiệp hội Tâm lý nước Mỹ (1961) lần
đầu tiên đã can dự vào việc làm rõ ý nghĩa chức năng của hoạt động tư vấn
tâm lý Theo đó, 3 khuynh hướng sau đây được hợp nhất lại trong tư vấn tâm
lý (Counseling)
- Tu van hướng nghiệp (Vocational Guidance),
- Tu vấn trắc nghiém, chan doan tim ly (Psychometrics), va ~ Tư vấn phát triển nhân cách (Personnality Development)
Tư vấn học đường bao gồm cả ý nghĩa “hướng dẫn” và tư vấn tâm lý
- Hướng dẫn, có vấn, cung cấp thông tin hướng nghiệp: trắc nghiệm,
thông tin về kết quả trắc nghiệm tâm lý, tính cách con người, thông tin về thị trường lao động, về thế giới nghề nghiệp liên quan
- Tư vấn tâm lý, phát triển nhân cách (tư vấn phát triển, lắng nghe, khơi
day ) Cũng theo thời gian và kinh nghiệm, hoạt động hướng nghiệp và tư
vấn tâm lý trong nhà trường không chỉ là hoạt động đơn lẻ, mà là hoạt động
nhằm xúc tác, thúc đẩy nhiều hoạt động khác trong trường học, dưới sự lãnh
đạo giáo dục đặc biệt của hiệu trưởng, dưới hình thức một chương trình tổng thể tư van hoc duéng (Comprehensive Schoo! Counseling Program) [8]
- Tu van tâm lý học đường (School Counseling - tư vấn học đường —
TVHĐ) là một tiến trình giúp đỡ sinh viên học sinh, các vị phụ huynh hoặc
thầy cô giáo, tự tìm hiểu mình, biết được những đặc điểm tính cách, những
năng lực tiềm ấn và những hành vi của họ đã ảnh hưởng đến những người
khác như thế nào Đồng thời giúp họ chọn cách giải quyết vấn đề tối ưu trong
chiến lược định hướng phát triển của những người này khi có nhu câu
Tóm lại: Tư vấn tâm lý học đường là hình thức trợ giúp tâm lý đắc lực
Trang 27giáo dục của các cá nhân và tập thể trong trường học
1.2.5 Quản lý công tác tư vấn tâm lý trong trường học
Ngày 28 tháng 10 năm 2005 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Công văn số
9971/BGD&ĐT-HSSV về việc “Triển khai công tác tư vấn cho học sinh, sinh
viên thì Tư vấn cho học sinh, sinh viên là phương pháp tác động mang tính
định hướng giáo dục tới những học sinh, sinh viên đang có những khó khăn
tâm lý, tình cảm, những bức xúc của lứa tuôi cần được giải đáp, những vướng
mắc trong học tập, sinh hoạt, trong hướng nghiệp, trong tìm kiếm việc làm cần
được người am hiều và có trách nhiệm trợ giúp, tham vấn giải quyết để chọn được cách xử lý đúng, góp phần ôn định đời sống tâm hồn, tình cảm và giúp
học sinh, sinh viên thực hiện được nguyện vọng của mình Trong thời gian qua,
một số trường đại học, cao đăng, trung học chuyên nghiệp đã chủ động tổ chức
những hoạt động tư vấn, tìm việc làm cho học sinh, sinh viên và phần lớn đã
hình thành trung tâm (có nơi là nhóm, bộ phận, câu lạc bộ hoặc do nhà trường hoặc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên trường đảm nhiệm, ) giúp tư
vấn việc làm cho học sinh, sinh viên Một số trường phổ thông đã tổ chức tham
van học đường cho học sinh trung học phô thông, thu hút đông đảo các em
tham gia và có hiệu quả cao Hoạt động của bộ phận tư vấn nói trên đã đáp ứng
được một phần nhu cầu bức xúc về giải đáp những vướng mắc trong tâm lý,
tình cảm của những học sinh, sinh viên tham gia, giải quyết được việc làm cho nhiều sinh viên sau tốt nghiệp và đã trở thành địa chỉ đáng tin cậy của học sinh,
sinh viên trước và sau khi tốt nghiệp ra trường”
Như vậy quản lý công tác TVTL là một hoạt động của quá trình quản lý
trong trường học, bao gồm các công tác tư vấn tâm lý, tổ chức, các nguồn lực,
các tác động của hội đồng sư phạm, của giáo viên, học sinh, của các lực lượng
giáo dục khác trong và ngoài nhà trường theo kế hoạch và được tô chức trong
Trang 28động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm hỗ trợ cho học sinh khi gặp khó khăn về tâm lý và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh, tạo ra hiệu quả giáo
dục cần thiết trong nhà trường
Công tác TVTL được triển khai trong các nhà trường và thực hiện đúng
kế hoạch, nội dung, chương trình, mục tiêu đề ra dưới sự quản lý, chỉ đạo của Phòng GD&ĐT và do nhà trường điều hành, triển khai và tiến hành ngoài giờ dạy học trên lớp với sự tham gia của các CB, GV được chọn lựa, tập huấn
thực hiện xuyên suốt năm học
Công tác TVTL được tiến hành xen kẽ trong phạm vi nhà trường hoặc
trong đời sống xã hội, được diễn ra trong suốt năm học và có thể cả thời gian
nghỉ hè để khép kín quá trình giáo dục, hỗ trợ tâm lý cho các em, làm cho quá
trình đó được thực hiện mọi lúc, mọi nơi nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong
giáo dục
Như vậy có thể hiểu quản lý công tác TVTL cho học sinh là quả trình tác động có mục đích (do Hiệu trưởng và tổ tư vấn) đến tập thể giáo viên và học
sinh, được tiến hành ngoài giờ học theo chương trình và kế hoạch nhằm đạt
được mục đích giáo dục học sinh một cách toàn diện
Hiệu trưởng trên cơ sở nắm vững các chủ trương của Bộ GD&ĐT; Phòng GD&DT về việc tổ chức TVTL cho học sinh ở trường THCS để đi đúng
hướng, mềm hóa nội dung, đa dạng hóa về hình thức, thực hiện từng bước việc
quản lý công tác TVTL cho học sinh tại trường theo các nội dung sau:
~ Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác TVTL ~ Xây dựng kế hoạch quản lý công tác TVTL và kế hoạch hoạt động - Tổ chức, chỉ đạo công tác TVTL
- Kiểm tra đánh giá kết quả TVTL
- Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tham gia vào Tổ tư vấn tâm lý và Ban
Trang 29~ Xây dựng điều kiện quản lý công tác TVTL
- Tham mưu xây dựng, các Phòng tư vấn tại trường học, các điều kiện cơ
sở vật chất thiết yếu nhằm thực hiện công tác TVTL đạt hiệu quả cao
1.3 CÔNG TÁC TƯ VÁN TÂM LÝ TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC
CƠ SỞ
1.3.1 Vai trò của tư vấn tâm lý trong trường phổ thông,
Từ tháng 10 năm 2005, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các đơn vị, trường học
thực hiện công tác tư vấn tâm lý học đường Điều đó chứng tỏ tư vấn tâm lý học đường có vai trò quan trọng trong nhà trường Đối với học sinh tư vấn
tâm lý học đường đóng vai trò:
Giúp học sinh ứng phó trước những tác động đan xen của những yếu tố
tích cực và tiêu cực; tránh bị lôi kéo vào những hành vi tiêu cực, bạo lực,
sống ích kỷ, lai căng, dễ phát triển lệch lạc nhân cách là rất quan trọng:
Thông qua công tác tư vấn tâm lý, người làm công tác tư vấn hỗ trợ
thông tin, kỹ năng, phương pháp suy nghĩ, hành động
Giúp học sinh có cái nhìn khách quan, toàn diện, thấu đáo về thực trạng của vấn đề Tạo ra những tác động mang tính định hướng được hiểu là những tác động giúp học sinh có định hướng đúng, từ đó các em biết cách giải
quyết của bản thân Những định hướng này mang tính giáo dục, nghĩa
là tạo ra hướng phát triển phù hợp với yêu cầu, mong muốn của xã hội Như
vậy có thễ hiểu tư vấn tâm lý học đường tác động vào nhận thức, giúp các em
qua đó hình thành tính tự lập, độc
học sinh tự nhận thức, tự giải quyết
lập, tự chịu trách nhiệm Tư vấn tâm lý học đường hỗ trợ học sinh những
vướng mắc, khó khăn chưa giải quyết được trong tâm lý, tình cảm, những bức
xúc của lứa tuổi Lứa tuổi học sinh trung học đang phát triển, chưa ôn định
Hơn nữa, xã hội phát triển nhanh, quá trình xã hội hóa, toàn cầu hóa trong
Trang 30triển của trẻ Nhiều hiện tượng phát triển lệch lạc mất phương hướng của thanh thiếu niên gần đây có nguyên nhân của sự phát triển quá nhanh của xã hội, công nghệ, trong khi văn hóa, nếp sống, xã hội chưa biến đổi phù hợp,
con người chưa thích ứng
đó là căn nguyên gây ra những khó khăn của trẻ Một vai trò nữa, đó là tư vấn giúp các em lựa chọn cách xử lý đúng góp
phan ổn định đời sống tâm hồn, tình cảm và giúp học sinh thực hiện được
nguyện vọng của mình
Vai trò quan trọng của tư vấn học đường là cần tạo ra một môi trường
thuận lợi, tích cực thân thiện cho sự phát triển nhân cách của trẻ, sự phát triển
6 day là sự phát triển theo định hướng, theo mục tiêu mà xã hội mong muốn,
đó là hạnh phúc của mỗi cá nhân dựa trên hạnh phúc của toàn xã hội 1.3.2 Mục tiêu của tư vấn tâm lý trong trường học
Bảo đảm cho học sinh được sống, vui chơi và học tập trong những điều
kiện tốt, lành mạnh có lợi cho sự phát triển cả về thê chất lẫn tinh thần Trợ
giúp học sinh có những khó khăn về xã hội, tâm lý trong quá trình phát triển
của mình Ủng hộ những kế hoạch, dự hoạt động những hứng thú của
học sinh có điều kiện thực hiện được Tư vấn tâm lý học đường có nhiều cách hiểu và cách tổ chức giáo dục ở nhiều nước trên thế giới khác nhau Tuy vậy,
cần xác định mục tiêu và nhiệm vụ tư vấn học đường, mà nhà chuyên môn
nghiệp vụ tư vấn học đường hiện diện trong nhà trường thiết thực và cụ thể
như thể nào Sự tồn tại của tư vấn viên tâm lý học đường đem lại những hoạt
động cần thiết gì cho nhà trường, cho hệ thống giáo dục của ngành, cho phụ
huynh và cộng đồng ?
Tư vấn học đường, theo John J.Schmidt (1999) trong Counseling in School, la hoạt động trong nhà trường nhằm mục tiêu:
+ Phát triển giáo dục (Eduation development)
Trang 31năng sống cho học sinh, sinh viên
3 Tăng cường tô chức các hoạt động sinh hoạt tập thẻ, hoạt động vì cộng
đồng, hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao
4 Cần rèn luyện cho học sinh, sinh viên khả năng thích ứng học tập và rèn luyện bản lĩnh học tập
5 Cần rèn luyện năng lực giao tiếp, hợp tác lắnng nghe, biết hùng biện một vấn đề nào đó trước tập thể
6 Thực hiện công tác hướng nghiệp, định hướng nghề (ở các trường phổ thông), và thích ứng nghề (ở các trường chuyên nghiệp)
7 Cung cấp kiến thức, kỹ năng bảo vệ sức khỏe, rèn luyện thẻ chất, sức
khỏe sinh sản cho học sinh, sinh viên
8 Cần có hoạt động bảo vệ, tạo điều kiện luôn hòa nhập cho trẻ có hồn cảnh đặc biệt
9 Khơng chỉ tư vấn cho học sinh, sinh viên, các nhà tư vấn học đường
cần tư vấn các vấn đề phát triển cho trẻ em với những lực lượng giáo dục, lực
lượng xã hội có liên quan trong vấn đề bảo vệ trẻ em
- Cũng như tư vấn học đường các bậc học khác, tư vấn học đường bậc
trung học cơ sở sẵn sàng giúp đỡ học sinh những dịch vụ liên quan đến lĩnh
vực tâm lý có tính chữa trị và những vấn để giáo dục, quản lý giáo dục
- Chú trọng học sinh cá biệt, quá tăng động, hoặc tu kỷ; Những học sinh có nguy cơ bỏ học tham gia lao động sớm được tư vấn viên chăm sóc giúp đỡ
bằng nhiều nguồn lực của nhà trường, gia đình và cộng đồng
- Những học sinh có nguy cơ rơi vào tệ nạn xung đột, bạo hành, uống rượu, cờ bạc, ma túy, bị lạm dụng tình dục, lạm dụng lao động cần được tư vấn viên học đường phát hiện sớm bảo vệ, giúp đỡ „ hướng dẫn chữa trị, tránh xa tệ nạn
Trang 32có sự đóng góp tích cực của tư vấn học đường, bên cạnh những yếu tố vật chất, tỉnh thần khác Tư vấn viên học đường ngày nay hoạt đông như một giáo
dục viên, một nhân viên công tác xã hội trong nhà trường [34] 1.3.4 Các hình thức tư vấn tâm lý Tư vấn tâm lý có thể chia thành hai hình thức gồm tư vấn trực tiếp và tư vấn gián tiếp ~ Hình thức tư vấn trực tiếp: tức là có sự gặp gỡ trực tiếp giữa nhà tư vấn
và người được tư vấn Nhà tư vấn dùng kỹ năng của mình để giúp thân chủ hiểu các nguyên nhân dẫn đến vấn đề của họ, từ đó nhìn nhận lịa vấn đề một
cách tích cực hơn, khơi dậy những tiềm năng của thân chủ để họ tự lựa chọn
các giải pháp giải quyết vấn đề của mình Đặc điểm của hình thức này là: thông tin hai chiều trong một thời gian ngắn; các kỹ năng tư vấn được sử dụng một cách có hiệu quả Trong tư vấn trực tiếp có ba loại cơ bản: tư vấn cá
nhân, tư vấn nhóm, tư vấn gia đình
- Hình thức tư vấn gián tiếp: Nhà tư vấn và thân chủ không đối thoại trực
tiếp với nhau mà thường thông qua kênh liên lạc trung gian như: điện thoại,
báo chí, thư từ, internet, đài phát thanh, đài truyền hình Đặc điểm của hình thức này là thông tin một chiều, các kỹ năng tham vấn không được sử dụng
một cách triệt để và có hiệu quả
1.3.5 Các lực lượng thực hiện công tác tư vấn tâm lý
Ban giám hiệu nhà trường, đại diện cha mẹ học sinh, giáo viên chủ
nhiệm, đoàn thanh niên, tông phụ trách Đội, nhân viên y tế và các tư vấn viên
(nếu có) Trong đó hiệu trưởng chịu trách nhiệm quản lí trong công tác tư vấn
tâm lý
1.3.6 Những khó khăn tâm lý điển hình của học sinh trung học cơ sở
Trang 33nói riêng đang có những biến động to lớn với nhiều biểu hiện đáng lo ngại
Các em thường gặp những khúc mắc trong học tập, tâm sinh lý, trong mối quan hệ với thầy cô, gia đình, bạn bè néu không được điều chỉnh, giải tỏa
kịp thời, thì rất dễ dẫn đến hậu quả đáng tiếc : nhẹ thì chán học, bỏ học; nặng
thì trầm cảm, bạo lực học đường, thậm chí tự tử, gây án mạng
~ Một số khó khăn nội tâm:
Tuổi thiếu niên là giai đoạn phát triển của trẻ từ 11-15 tuổi, các em được
vào học ở trường trung học cơ sở (từ lớp 6 - 9) Lứa tuổi này có một vị trí đặc
biệt và tầm quan trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ em, vì nó là thời kỳ chuyền tiếp từ tuôi thơ sang tuổi trưởng thành và được phản ánh bằng những
tên gọi khác nhau như: “thời kỳ quá độ”, “tuổi khó bảo”, “tui
“tuéi bat trị” hủng hoảng “,
Ở lứa tuổi thiếu niên có sự tồn tại song song “vừa tính trẻ con, vừa tính
người lớn” ,điều này phụ thuộc vào sự phát triển mạnh mẽ về cơ thể, sự phát
dục, điều kiện sống, hoạt động của các em
~ Một số khó khăn trong quan hệ với thầy cô gi:
: đó là những mâu thuẫn,
xung đột giữa các em với thầy cô Học sinh muốn được đối xử như người lớn,
trong khi đó thầy cô chưa kịp thay đổi kiêu ứng xử, từ đó dẫn đến tình trạng bắt
hòa giữa học sinh và giáo viên Một số thay cô còn lạm dụng quyền của mình để
ngăn cắm, hạn chế tính tích cực của các em, thiếu sự đồng cảm với học sinh
~ Một số khó khăn nảy từ quan hệ bạn bè: bạn bè có ý nghĩa rất lớn đối
với trẻ lứa tuổi thiếu niên Chính vì vậy mà những vấn đề trục trặc nảy sinh
trong quan hệ bạn bè có thể bùng phát thành những xung đột lớn Sự bắt hòa
trong quan hệ với bạn, sự thiếu bạn thân hoặc tình trạng bị phá vỡ đều sinh ra
những cảm xúc nặng nề, được đánh giá như một bi kịch cá nhân Đưa đến cho
các em sự khó chịu hơn cả là sự phê phán của bạn bè Hình phạt nặng nề nhất
Trang 34nặng nề và hầu như không chịu đựng nỗi đối với trẻ Điều này đã đây các em đến chỗ đi tìm những người bạn mới [34]
1.3.7 Các phương pháp hỗ trợ/ tư vấn tâm lý trong trường trung
học cơ sở:
Để hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh có hiệu quả, việc tìm ra các phương pháp hỗ trợ tư vấn tâm lý cho học sinh là rất quan trọng Trong trường học, hoạt động của phòng tư vấn tâm lý có thể sử dụng những phương pháp hỗ trợ tư vấn tâm lý sau:
a Phương pháp lập chương trình hướng dẫn/ giáo dục
Mục đích: giúp học sinh tự nhận thức bản thân, phát triển các kĩ năng
kế và cung cấp các chương trình, hoạt động giáo dục cho
+ Các bài học có cấu trúc về kỹ năng sống, giáo dục nghề nghiệp, v.v được
dạy trong lớp học hoặc theo nhóm một cách định kì Chương trình này được
cung cấp cho tất cả các em học sinh trong trường với mục tiêu phòng ngừa
Quy trình xây dựng: Phân tích nhu cầu, nghiên cứu thực trạng, thiết kế
nội dung và bài giảng, tài liệu hướng dẫn
Hình thức: Tích hợp các nội dung trong giờ học trên lớp, chương trình giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp, chương trình liên môn, hoạt động nhóm
b Phương pháp hướng dẫn lập kế hoạch cá nhân
Mục đích: Giúp học sinh và cha mẹ định hướng học tập, đào tạo và kế hoạch hướng nghiệp
Nội dung: Các hoạt động giúp học sinh lên kế hoạch, theo đõi kế hoạch
mà mình đặt ra và tự quản lý việc học tập của mình Học sinh và phụ huynh
được tư vấn đề có lựa chọn hợp lý về đào tạo và hướng nghiệp, đề hiểu được
Trang 35Hình thức: Đánh giá tâm lý cá nhân/nhóm, tư vấn cá nhân hoặc nhóm về mục tiêu học tập, nghề nghiệp v.v € Phương pháp hỗ trợ tức thời Mục đích: Phòng ngừa và can thiệp Nội dung: Đáp ứng các nhu cầu, khó khăn, lo lắng, khủng hoảng trước mắt của học sinh Hình thức: Tư vấn, trị liệu cá nhân/nhóm, liên kết dịch vụ d Phương pháp hỗ trợ tổ chức
Mục đích: Hỗ trợ nhà trường, cán bộ tư vấn (TVV) tích hợp các nội dung kiến thức và phát triển công tác tư vấn tâm lý học đường nhằm hướng đến
giáo dục toàn diện cho học sinh
Nội dung: Công tác quản lý đề thiết lập, duy trì, phát triển tông thể hoạt động tư vấn tâm lý học đường như: tổ chức tập huấn thường xuyên cho cán
bộ tư vấn tâm lý học đường (TVV), giáo viên; tạo điều kiện cho nghiên cứu;
điều phối và quản lý các hoạt động của công tác này; hợp tác và tham dự vào các hoạt động giáo dục khác để cung cấp cũng như nhận các thông tin liên quan đến tư vấn tâm lý học đường
Hình thức: Thiết kế và xây dựng chương trình tư vấn tâm lý học đường với Ban giám hiệu, quảng bá chương trình, tư vấn giáo dục cho Ban giám
hiệu, tham gia đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh
Ngoài những nội dung trên hoạt động tư vấn tâm lý còn có nhiều phương
pháp hỗ trợ khác như:
~ Đăng tải các bài viết nhằm tuyên truyền về các hoạt động phòng chống
bạo lực học đường, các câu chuyện liên quan đến tâm lý lứa tuổi, giới tính, tinh ban, tinh yéu , các công tác phòng ngừa và các bài học kinh nghiệm trên wedsite của nhà trường để học sinh tham gia, chia sẻ, nghiên cứu rút kinh
Trang 36~ Tổ chức gặp mặt nói chuyện trao đôi với những diễn giả để được đưa ra những lời khuyên, lời gợi ý, hoặc cung cấp các thông tin hỗ trợ để người cần giúp đỡ có thể tự giải quyết vấn đề của họ
~ Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, phù hợp giúp người đang gặp khó khăn được trải nghiệm, qua đó giúp họ ngộ ra, tự nhận thức ra, từ đó có mong
muốn thay đổi bản thân
- Sử dụng những phương pháp can thiệp làm giản thiểu hậu quả xấu có thể xảy ra cho người cần tư vấn
~ Tìm kiếm các nguồn lực hỗ trợ
~ Tổ chức các hoạt động có tính phòng ngừa, tạo ra môi trường phát triển
thuận lợi, không để những yếu tố tạo ra sự phát triển lệch lạc, những hệ quả
xấu cho trẻ trong quá trình phát triển
~ Phối hợp trung tâm dịch vụ tư vấn tâm lý thành phố đề quản lý ca
1.4 QUAN LY CONG TAC TU’ VAN TAM LY TRONG TRUONG
TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.4.1 Mục tiêu quản lý công tác tư vấn tâm lý trong trường trung
học cơ sở:
Mục tiêu chung của quản lý công tác tư vấn tâm lý trong trường học là làm cho hoạt động tư vấn tâm lý trong nhà trường vận hành đồng bộ, hiệu quả
để nâng cao chất lượng công tác tư vấn tâm lý cho học sinh và được cụ thể
hoá qua các mục tiêu bộ phận như:
~ Mục tiêu giáo dục: Đảm bảo thực hiện có chất lượng mục tiêu hoạt động tư vấn tâm lý học đường; xây dựng tập thể học sinh phát triển toàn diện
về mặt học tập cũng như phát triển về mặt nhân cách, xây dựng tập thể công
chức, viên chức thành những chủ thể giáo dục nhân cách; xây dựng cơ sở vật
chất - kỹ thuật phục vụ cho công tác tư vấn tâm lý cho học sinh
Trang 37qua trọng của hoạt động tư vấn tâm lý trong trường học
~ Mục tiêu kinh tế: Chú trọng tính hiệu quả và chất lượng của hoạt động
tư vấn tâm lý cho học sinh, đảm bảo cho quá trình hoạt động tư vấn tâm lý đạt
được mục tiêu đề ra với chỉ phí thấp nhất
1.4.2 Quá trình quản lý công tác tư vấn tâm lý a Lập kế hoạch công tác tr vấn tâm lý
- Kế hoạch hàng ngày của Tổ TVTL: Phân công lịch trực, duy trì nề nép, thường xuyên của tổ TVTL
- Kế hoạch tuần: Tuyên truyền dưới cờ các nội dung, hình thức hoạt động của phòng TVTL, sắp xếp lịch tư vấn cho học sinh theo đề nghị, yêu cầu
từ phía học sinh (nếu có) trong tuần
- Kế hoạch tháng: Tổ chức tư vấn bằng nhiều hình thức khác nhau Sinh hoạt ngoại khoá giúp các em phát triển các kỹ năng sống, giá trị sống để vượt qua những khó khăn về mặt tâm lý
- Kế hoạch học kỳ, năm học có sơ kết, tổng kết đánh giá và tích hợp
nhiều nội dung
b Tổ chức công tác tư vấn tâm lý cho học sinh tại trường
Thành lập Ban chỉ đạo tư vấn tâm lý học đường gồm:
Hiệu trưởng; Phó hiệu trưởng; Chủ tịch cơng Đồn; Đoàn Thanh niên;
Tổng Phụ Trách đội; Đại diện cha mẹ học sinh; Giáo viên Ngữ văn; Giáo viên Giáo dục Công dân; Khối trưởng chủ nhiệm, các thành viên có chuyên môn
về công tác tư vấn
Tắt các các thành viên trong tô tư vấn học sinh có trình độ đảo tạo trên
chuẩn và làm công tác kiêm nhiệm Tổ tư vấn hoạt động thường xuyên (Từ
thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần) do các cán bộ, giáo viên trong tô tư van tâm lý trực
tiếp hỗ trợ tư vấn cho học sinh tại địa điểm của tô tư vấn tâm lý Các hoạt
Trang 38của học sinh Hoạt động tư vấn qua nhiều kênh: điện thoại, làm việc trực tiếp
tại văn phòng, gặp gỡ phụ huynh tại gia đình, qua giáo viên chủ nhiệm, Tổng Phụ trách Đội
¢ Chỉ đạo công tác tr vẫn tâm lý
- Chỉ đạo tổ chức các hoạt động của Tổ tư vấn tâm lý và hoạt động của
“Tư vấn viên về việc thực hiện các hoạt động trợ giúp, tư vấn cho học sinh gặp
khó khăn về tâm lý
- Chỉ đạo cho Đoàn thanh niên, Tổng phụ trách đội, giáo viên chủ nhiệm
thường xuyên tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan
trọng của công tác TVTL tại trường, từng bước theo dõi và phát hiện những
học sinh có nhu cầu cần tư vấn và hỗ trợ
~ Chỉ đạo Tô TVTL hoạt động theo đúng kế hoạch và mục đích đề ra
d Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch công tác tư vấn tâm lý:
~ Kiểm tra thường xuyên, kiểm tra hàng ngày, hàng giờ về việc thực hiện
nề nếp, lịch trực, sinh hoạt của tổ TVTL và các nội dung tư vấn cho HS Lap
danh sách giám sát, theo dõi quản lý ca để đánh giá mức độ thực hiện được
~ Kiểm tra chất lượng và tính hiệu quả của mỗi ca tư vấn cho HS và số
lượng học sinh đến với Phòng TVTL của nhà trường, kết quả sau khi được tư
vấn của HS Kiểm tra phản hỏi từ phía học sinh về chất lượng tư vấn của TVV - Kiểm tra, đánh giá tiền hành kết hợp với sơ kết, tổng kết rút ra bài học
kinh nghiệm
1.4.3 Nội dung quản lý công tác tư vấn tâm lý ở trường trung học cơ
a Quản lý nội dung, kế hoạch công tác tư vấn tâm lý:
Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo; Phòng GD&ĐT về các hoạt động trọng tâm của công tác Tư
Trang 39lều kiện
TTHCS, thực trạng và chất lượng của đội ngũ giáo viên, học sinh, các
khác của nhà trường như cơ sở vật chất, các nguồn nhân lực cần thiết cho việc
ác định yêu cầu thực hiện các kế hoạch giáo dục chủ thể quản lý cần phải
nhiệm vụ cụ thể, đề ra chỉ tiêu phấn đấu trong công tác Tư vấn tâm lý học
đường Từ đó, xây dựng hoàn chinh kế hoạch thực hiện công tác công tác Tư
vấn tâm lý học đường với các nội dung như: Mục đích yêu cầu, chương trình,
nội dung hoạt động, các biện pháp thực hiện, chỉ
b Quản lý công tác của cán bộ, giáo viên làm công tác ti vấn tâm lý
~ Quản lý các nội dung liên quan đến công tác tư vấn trường học và chủ
động thực hiện công tác theo phân công của lãnh đạo nhà trường như:
+ Tư vấn trực tiếp cho học sinh
+ Tư vấn gián tiếp thông qua hộp thư, hộp thư điện tử, điện thoại, trang
'wedsite của nhà trường
+ Tham gia tập huấn về chuyên môn tư vấn, tâm lý, hướng nghiệp, cho
cán bộ, giáo viên, công nhân viên, cha mẹ học sinh Thường xuyên đổi mới
công tác tư vấn, cách tiếp cận thân chủ và nâng cao hiểu biết về tâm lý lứa tôi,
cập nhật kiến thức xã hội, thức về tâm lý học và công tác tư vấn trường học nhằm có thể đáp ứng tốt nhất yêu cầu của công tác tư vấn trường học
- Phối hợp với các bộ phận trong nhà trường đề làm tốt công tác tư vấn
~ Nắm bắt tình hình hoạt động cụ thể của công tác tư vấn, thường xuyên trao đổi kinh nghiệm để xây dựng lòng tin và sự đoàn kết trong nhà trường,
xây dựng mơi trường giáo dục tồn diện, an tồn
- Thơng qua các kênh thông tin, truyền thông, truyền đạt mục tiêu
chương trình tư vấn đến các thành viên giáo dục liên quan, đến nhà trường, phụ huynh và cộng đồng, doanh nghiệp Phối hợp tốt giữa gia đình, nhà
trường và xã hội nhằm giáo dục học sinh
Trang 40với các thành viên giáo dục của nhà trường
- Duy tri và phát triển chương trình tư vấn học đường hiệu quả, chuẩn
mực
~ Quản lý công tác báo cáo hoạt động tư vấn của giáo viên tham gia hoạt
động tư vấn tâm lý
Báo cáo kịp thời, đúng hạn hoạt động của chương trình tư vấn;
Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, và thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; € Quản lý các hình thức tr vẫn tâm lý và nguồn lực hỗ trợ
Lãnh đạo trường họch cần nắm bắt và hiểu rõ các phương pháp và các
hình thức tổ chức công tác TVTL để tổ chức các hoạt động này một cách phủ
hợp, linh hoạt và sáng tạo Hình thức tổ chức công tác TVTL tại các trường
THCS phải được quản lý chặt chẽ Các hình thức tổ chức công tác TVTL đều
phải nhằm mục đích mở rộng khả năng thu hút các em vào các hoạt động tư vấn của nhà trường cho các em có nhiều cơ hội bày tỏ những suy nghĩ, những tâm tư nguyện vọng của mình Sự hướng dẫn, tư vấn của các thầy cô có tác
dụng lớn đối với việc phát triển nhân cách cho HS
Trong trường học hiệu trưởng cần quản lý các hình thức tư vấn tâm lý sau: - Quản lý tổ chức tư vấn tâm lý trực tiếp (Tư vấn tương tác trực tiếp giữa giáo viên tư vấn - cá nhân học sinh)
~ Quản lý tổ chức hình thức tư vấn nhóm
~ Quản lý tổ chức buổi nói chuyện các chuyên để tâm lý (có thể mời chuyên gia tâm lý nói chuyện với học sinh toàn trường)
~ Quản lý các nguồn lực hỗ trợ công tác tư vấn tâm lý
d Kiểm tra đánh giá công tác tư vẫn tâm lý trong trường THCS
Kiểm tra, đánh giá là một việc rất quan trọng đối với nhà quản lý nói
chung và quản lý công tác tư vấn tâm lý nói riêng đề thấy được, tìm ra được kế