Luận văn Quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng hệ thống hóa các cơ sở lý luận của công tác QLNN về giảm nghèo; đánh giá, phản ánh đúng thực trạng công tác QLNN về giảm nghèo trên địa bàn quận Thanh Khê; nêu ra những kết quả đã đạt được, chỉ ra những hạn chế, tồn tại và tìm ra những nguyên nhân, khắc phục để làm tốt hơn công tác giảm nghèo trong những giai đoạn đến; đề xuất các giải pháp thực hiện nhằm hoàn thiện công tác QLNN về giảm nghèo.
Trang 1
TRAN
FHỊ MỸ LIEN
Trang 2
TRẤN THỊ MỸ LIÊN
QUAN LY NHA NUOC VE GIAM NGHEO TREN DIA BÀN QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHÓ ĐÀ NANG
LUẬN VĂN THẠC Si QUAN LY KINH TE
Mã số: 60.34.04.10
Người hướng dẫn khoa học: TS LÊ BẢO
Đà Nẵng - Năm 2019
Trang 3Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cửu của bản thân tối
Các số liệu và kết quả được nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bồ bởi bắt kỳ công trình nghiên cứu nào./
Tác giả luận văn
Trang 41 Tính cấp thiết đề tài 1 2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến để tài 6 Bồ cục đề tài CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHEO u 3 4 4 Phương pháp nghiên cứu 4 7 0 1.1 KHAI QUAT QUAN LY NHA NUGC VE GIAM NGHEO 1" 1.1.1 Một số khái niệm ul
1.1.2 Sự cần thiết của giảm nghèo 26
1.1.3 Vai trồ của quản lý nhà nước về giảm nghèo 2
1.2 NỘI DỰNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VẺ GIẢM NGHÈO 3030
1.2.1 Xây dựng Kế hoạch giảm nghèo 30
1.2.2 Triển khai thực hiện các chính sách về giảm nghèo 31
1.23 TỔ chức bộ máy và huy động nguồn lực cho công tác giảm nghèo 3 1.2.4 Công tác kiểm tra và giám sát công tác giảm nghèo 34 1.2.5 Xử lý các vi phạm trong công tác giảm nghèo 35
1.3 CAC NHAN TO ANH HUONG DEN QUAN LY NHA NƯỚC VỀ
GIAM NGHEO 36
1.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương 36 1.3.2 Nhân tố về nhận thức của người nghèo 39 1.3.3 Nhân tố về trình độ, năng lực của đội ngũ CBCC làm công tác
Trang 51.4.1 Kinh nghiệm giảm nghèo tại Hàn Quốc 4
1.4.2 Kinh nghiệm của Quận Hải Châu thành phó Đà Ning 43 1.4.3 Kinh nghiệm của Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh 45
1.44, Những bài học kinh nghiệm rút ra cho UBND quận Thanh Khê ¬ 46 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 48
CHUONG 2 THYC TRANG QUAN LY NHA NUGC VE GIAM
NGHEO TREN DIA BAN QUAN THANH KHÊ 49
2.1 DAC DIEM CAC NHAN TO ANH HUONG DEN CONG TAC QUAN
LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO CỦA QUẬN THANH KHÊ 49
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế 49
2.1.2 Đặc điểm văn hóa, xã hội SI 2.1.3 Nhân thức của người nghèo 53 2.1.4 Trinh đô, năng lực của đội ngũ CBCC làm công tác giảm nghèo “
2.2.TiNH HINH NGHEO VA KET QUA GIAM NGHEO TREN DIA BAN
QUAN THANH KHE 56
2.2.1 Tình hình nghèo trên địa bàn quận Thanh Khê 56
2.2.2 Kết quả giảm nghèo tại quận Thanh Khê giai đoạn 2013-2017 62 23 THUC TRANG QUAN LY NHA NUGC VE GIAM NGHEO TREN
DIA BAN QUAN THANH KHE, 65
2.3.1, Thue trang công tác xây dựng kế hoạch giảm nghèo 65
2.3.2 Thực trạng về triển khai thực hiện các chính sách về giảm nghèo
Trang 62.3.4 Thực trạng về kiểm tra, giám sát công tác giảm nghèo 79
2.3.5 Thực trạng xử lý các vi phạm trong công tác giảm nghèo 800,
2.4 DANH GIA CONG TAC QLNN VE GIAM NGHEO TREN BIA BAN
QUẬN THANH KHÊ 822
2.4.1 Những kết quả đạt được 822
2.4.2 Những hạn chế trong công tác QLNN về giảm nghèo 844 2.4.3 Nguyên nhân của những mặt hạn chế 866
KET LUẬN CHƯƠNG 2 89
CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TAC QUAN LY NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHEO TREN DIA BAN QUẬN THANH KHÊ
+ 0
3.1 CĂN CỨ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHAP 90
3.1.1 Quan điểm QLNN về giảm nghèo tại Quận Thanh Khê 90 3.1.2 Mục tiêu QLNN về giảm nghèo tại Quận Thanh Khê 91
3.1.3, Phương hướng QLNN về giảm nghèo trên địa bản quận Thanh Khê 92
3.2 MOT SO GIAI PHAP QLNN VE GIAM NGHEO TREN DIA BAN
QUAN THANH KHE 93
3.2.1 Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch giảm nghèo 93
3.2.2 Tăng cường công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện các chính
Trang 8HĐND Ti đồng nhân dân UBND Uy ban nhân dân
UBMTTQVN Ty ban Mặt tận tô quốc Việt Nam QINN 'Quản lý nhà nước
Trang 9
sine Tén bang Tene
LL | Tỷ lệ nghèo đói qua các năm đầu mỗi giai đoạn 17 1.2 | Chuân nghèo của Việt Nam thời kỳ 2006 - 2020 17 1-3 | Xác định nghèo đa chiều ở Việt Nam 18
2.1 | Diện tích, dân số năm 2017 chia theo phường s +, | Trình độ, năng lực đội ngũ CBCC làm công tác giảm| „
nghèo của 10 phường trên địa bàn quận Thanh Khê
+2 | Đánh giá về chất lượng đội ngũ cán bộ, điều tra viên làm | giảm nghèo trên địa bản quận Thanh Khê
24 | Hộ nghèo của quận Thanh Khê qua các giai đoạn 38 35, | Ho mahio cia cde phutng thuộc quận Thanh Khê 7 giai đoạn 2013-2017 2ø | Phần tích nguyên nhân dẫn đến nghệo giải đoạn 2013-| 2017 +2, | Tình trạng nhà ở của hộ nghèo quận Thanh Khê gia[ „¡ đoạn 2013-2017 3g | Điều kiện sinh hoạt của hộ nghèo quận Thanh Khô giải | (5 đoạn 2013-2017
2g | Tình hình huy động nguồn ngân sách phục vụ công tc |, giảm nghèo giai đoạn 2013- 2017
2ã0 | Tông hợp cho vay vốn Ngân hàng chin sich quản| „ “Thanh Khê giai đoạn 2013 - 2017
2.11 | Đánh giá về việc triển khai thực hiện các chính sách về |_ 74
Trang 10
quân Thanh Khê
siâm nghèo tại quận Thanh Khê
+12._ | Sỗ hệu kết quả các đợt giám sát kiếm tra giaiđoạn 2013-|_ gọ 2017
Đánh giá về thực trạng thanh tra, kiểm tra, giám sắt và xử 2.13 lý vi phạm cán bộ làm công tác giảm nghèo trên địa bản |_ 81
Trang 11“Tên hình tne hình vẽ s
21 | Ban a8 hanh chinh Quiin Thanh Khé 50
22 Cơ cấu Tổ chức bộ máy hành chính 15
Trang 12Vin dé d6i nghèo là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội có tính
tồn cầu Đói nghèo ln xuất hiện và tồn tại trong mọi quốc gia, mọi xã hội Đói nghèo như là một vấn nạn, không chỉ thiếu thốn về tiền bạc, các vấn đề
về y tế, giáo dục, sức khỏe, nhà ở, vệ sinh môi trường, nước Đồng thời, đói nghèo còn chỉ về sự thiếu thốn tỉnh thần, làm cho con người tuyệt vọng Đặc
biệt, đói nghèo làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển đời sống kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của mỗi một quốc gia, mỗi một địa phương
Trong những năm qua, đối với nước ta cũng như thành phố Đà Nẵng
mà trong đó quận Thanh Khê xem công tác giảm nghèo là một trong những, chủ trương lớn, đặc biệt quan tâm của Đảng Chính quyền địa phương lãnh
đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện tốt các chủ trương, đường lỗi của Đảng pháp luật của Nhà nước về công tác giảm nghèo Đồng hành với sự hỗ trợ chung tay của cả cộng đồng, các nguồn lực khác đã tác động tích cực không nhỏ đến công tác giảm nghèo trên địa bàn của quận và đã đạt được một số kết
quả Giai đoạn 2013 - 2017, quận Thanh Khê đã giúp thoát nghèo 260 1hộ, năm 2015, quận Thanh Khê
không còn hộ nghèo theo chuẩn từ 800.000đồng/người/tháng trở xuống Hoàn bình quân mỗi năm giảm trên 850 hộ Đến cu:
thành chương trình giảm nghèo giai đoạn 2013 - 2017 trước 2 năm Mục tiêu xóa giảm nghèo của quận Thanh Khê đã đạt được kết quả rất quan trọng Tỷ
lệ hộ nghèo hằng năm giảm rõ rệt, các cơ sở hạ tằng được nâng lên, điều kiện
vật chất, đời sống của nhân dân không ngừng cải thiện, nâng lên Người dân
được tiếp cận các dịch vụ xã hội ngày càng nhiều chẳng như nhà ở, phương
tiện thông tin, dich vu y t6, giáo dục, môi trường, nước sạch Tuy nhiên, giảm
Trang 13thông tin truyền thông chưa được tuyên truyền phổ biến kịp thời đến người nghèo Các nguồn lực hỗ trợ đầu tư cho công tác giảm nghèo phần nào chưa đáp ứng yêu cầu, chưa thật sự xuyên suốt trong giai đoạn Công tác sơ kết,
tổng kết, cũng như đánh giá rút kinh nghiệm, khen thưởng các cá nhân, tập
thé chưa được quan tâm và thực hiện kịp thời Đồng thời, công tác điều hành,
lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý nhà nước còn gặp không ít nhiều khó khăn, một số chính sách chồng chéo, chưa nhất quán và đồng bộ, còn lúng túng trong quản
lý Các tổ chức chính trị trong hệ thống QIL.NN chưa phát huy hết vai trò trách
nhiệm trong phối hợp cùng với chính quyề lên thoát nghèo một cách bền vững
Với quận Thanh Khê bao gồm có 10 phường Hòa Khê, Tam Thuận, Thanh Khê Dông, Thanh Khê Tây, An Khê, Vĩnh Trung, Thạc Giá
Hà, Chính Gián và phường Tân Chính Quận Thanh Khê có vị trí nằm tiếp nỗi
các đầu mối giao thông quan trọng, là cửa ngõ ra vào của thành phô Đà Nẵng:
giúp người nghèo thật sự vươn
Xuân
nằm ở đầu mối giao thông liên vùng và quốc tế; kể sân bay quốc tế Đà Ning, nhà ga đường sắt, có bến xe khách Nội tỉnh - Liên tinh và đường giao thông quốc lộ 1A Thanh Khê là quận có nÏ
phát triển kinh tế dịch vụ, thương mại, giao thông vận tải và là kinh tí
thuận lợi, cũng như có lợi thể trong
lên
của thành phố Thanh Khê là một trong những quận của thành phố Đà Nẵng
có diện tích nhỏ nhất Mật độ dân số đông, đồng thời hộ nghèo chiếm tỉ lệ cao, hộ nghèo giai đoạn 2016 - 2020 là hơn 2800 hộ Vì vậy, vấn đề được đặt ra đối với quận Thanh Khê để đáp ứng Chương trình mục tiêu giảm hiện nay
là tập trung huy động mọi nguồn lực hỗ trợ xã hội; tạo điều kiện tốt nhất cho
hộ nghèo được tiếp cận trực tiếp các dịch vụ xã hội; triển khai các chính sách
Trang 14phương,
Với mỗi cách tiếp cận, mỗi cách nhìn, mỗi một yêu cầu đặt ra khác
nhau nên công tác QLNN về giảm nghèo ở mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn cũng
khác nhau Vấn đề đặt ra để nghiên cứu, rà soát, đánh giá những thực trạng
công tác QL.NN về giảm nghèo nhằm đưa ra các chính sách, các giải pháp phù
hợp với từng tình hình thực tế tại địa phương là vấn đề cần được quan tâm thiết yếu Do đó, tác giả đã chọn để tài: “Quản lý nhà nước về giảm nghèo
trên địa bàn Thanh Khê” làm đề tài nghiên cứu
‘Van đề nghiên cứu này cũng đã được ở một số địa phương nghiên cứu 'Với bản thân tác giả sẽ đưa ra một số thực trạng QLNN về giảm nghèo trên
địa bản quận Thanh Khê Trên cơ sở đó, tác giả đánh giá, phân tích những kết
quả đạt được, những mặt hạn chế và tồn tại công tác QLNN về giảm nghèo
của quận trong thời gian qua Đồng thời, tác giả định hướng những giải pháp,
vấn đề cần đặt ra trong thời gian đến nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về giảm nghèo, đảm bảo công tác an sinh xã hội góp phần phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng quân sự tại quận Thanh Khê
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1 Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài để đánh giá thực trạng công tác QLNN về giảm nghèo nhằm đưa ra các giải pháp để định hướng công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng một cách rõ nét hơn
3.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
~ Tác giả hệ thống hóa các cơ sở lý luận của công tác QLNN về giám
Trang 15hạn chế, tồn tại và tìm ra những nguyên nhân, khắc phục để làm
t hơn công
tác giảm nghèo trong những giai đoạn đến
~ Đề xuất các giải pháp thực hiện nhằm hồn thiện cơng tác QLNN về
giảm nghòo
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a) Đối tượng nghiên cứu
Cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác QLNN về giảm
nghéo tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng 8) Phạm ví nghiên cứu
~ Về nội dung: Đề tài nghiên cứu đến các vấn để liên quan đến công tác 'QLNN về giảm nghẻo
- Về không gian: Nội dung nghiên cứu trên địa bản quận Thanh Khê ~ Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng QLNN về giảm nghèo trên địa
‘ban quan Thanh Khê ở giai đoạn 2013 - 2017 Một số giải pháp đề xuất có ý
nghĩa trong những năm tới
4 Phương pháp nghiên cứu
~ Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Số liệu, tài liệu trong luận văn được thu thập từ các nguồn như Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng; Sở LĐTBXH thành phố Đà Nẵng; Phòng
LĐTBXH quận Thanh Khê; Để án thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững
thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016 - 2020 Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2016 - 2020 trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng; Quyết định phê duyệt Đề án “giảm nghèo trên
dia ban thành phố Đã Nẵng” giai đoạn 2016 - 2020; Nghị quyết của Quốc hội
Trang 16
2020; Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu giảm
nghèo giai đoạn 2013 - 2017 Mục tiêu và các giải pháp thực hiện chương trình giảm nghèo bên ving giai đoạn 2016 - 2020 của thành phố Đà Nẵng; các bài báo; tạp chí khoa học để phân tích, đánh giá vấn đề thực trạng công
tác QLNN về giảm nghèo trên địa bản quận Thanh Khê
~ Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cắp
+ Tiến hành điều tra, khảo sat:
+ Đối tượng và phạm vi điều tra:
Chọn mẫu ngẫu nhiên 100 hộ trong tổng số hộ nghèo, hộ cận nghèo tại
các phường và 10 cán bộ lãnh đạo, cán bộ làm giảm nghèo trên địa bản quận Thanh Khê
+ Thời gian điều tra: Thực hiện điều tra thu thập thông tin từ ngày
05/11/2018 đến ngày 20/11/2018 + Các bước thực hiện
Bước 1: Thiết kế phiêu điều tra khảo sát: Nghiên cứu sơ sở lý thuyết, văn bản pháp luật dé thực hiện và các bài luận văn đã được công bố trước đây để tiến hành thiết kế phiều điều tra
Bước 2: hành điều tra khảo sát các phiếu: Thực hiện điều tra trực tiếp tại 100 hộ nghèo trên địa bàn quận; 10 cán bộ lãnh đạo và cán bộ làm
giảm nghèo tại 10 phường của quận Thanh Khê Thực hiện phiếu điều tra với
hơn 20 câu hỏi (xem phần phụ lục đính kèm)
Bước 3: Phân tích kết quả điều tra: Với dữ liệu thu thập được trong quá
trình điều tra khảo sát thực tế Sau đó, thực hiện rà soát, kiểm tra, loại bỏ những
Trang 17
tiêu phủ hợp như thế nào với nội dung mà đề tài đặt ra Cuối cùng, đánh giá
kết quả thực hiện công tác QLNN về giảm nghèo trên địa bản quận
Kết quả triển khai thực hiện đánh giá, tác giả thực hiện theo thang đo Likert 5 điểm: từ 1 (nghĩa là Hoàn toàn không đồng ý) đến 5 (nghĩa là Hoàn toàn đồng ý)
—————t——k— Hoan tain snedingy Tame pings Hoan toan
ane dé; lông dingy Trung lip mg ý ảngg không đồng ý đồng ÿ
Ta có: Giá trị khoảng cách = (Maximum — Minimum)/n = (5-1)/5 = 0,8
Ta có bảng thang do đánh giá mức độ quan trọng của các tiêu chí: † trung bình Mức độ quan trọng Te 10 den 18 Hoan tồn Khơng đồng ý Từ 1,8 đến 2,6 Không đồng ý Từ 26 đến 34 Trung lập "Từ 3⁄4 đến 4,2 Đồng ý Tữ42 đến 5.0 Toàn toàn đồng ÿ ~ Phương pháp phân tích
Sử dụng phân tích hệ thống, phương pháp thống kê mô tả, cũng như
các tiêu chí đánh giá khác nhau Với để tài, việc thu thập dữ liệu được thông
qua các dữ liệu thứ cắp, sơ cấp để nhìn nhận đánh giá Qua đó, phân tích đánh giá thực trạng cũng như tìm ra nguyên nhân để có những định hướng, đưa ra
các giải pháp quản lý nhà nước phù hợp với tỉnh hình thực tế trên địa bản quan Thanh Khê
Bén cạnh đó, luận văn còn thu thập thêm thông tin, dữ liệu trên thông
tin mạng Internet, công trình nghiên cứu khác, một vài bài viết khác có liên
Trang 18nhiều cá nhât
sự ôn định chính trị của mỗi địa phương Có „ tổ chức nghiên cứu đến vấn đề nay Ở những nước đang phát triển, hay như ở nước ta, công
tác QLNN về giảm nghèo đã được các cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương,
UBMTQVN, các tổ chức chính trị xã hội, các nhà quản lý rất quan tâm nghiên cứu Đồng thời, cũng có nhiều bải viết và các công trình nghiên cứu về:
vấn để QLNN đối với công tác giảm nghèo ở nước ta Dưới đây là một số ý' kiến, công trình và bài viết cụ thể như sau:
~ Bài giảng “Quản lý Nhà nước về kinh tế” của TS Lê Bảo (năm 2016),
Khoa Kinh tế, Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng đã giúp cho người đọc có những kiến thức về công tác QLNN trong xã hội, kinh tế Trong đó, tại bay QLNN vé co sé ha ting
chương 5, chương 6, chương 7 và chương 8
kinh tế - xã hội; QLNN về giáo dục, về y
vấn, công ích TS Lê Bảo đã đưa ra việc quản lý các dịch vụ xã hội cơ bản LNN đối với các dịch vụ tư
như thế nào, liên quan đến công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo theo phương pháp tiếp cận nghèo đa chiều; đồng thời chỉ rõ quản lý dịch vụ công
ích và tư vấn
~ Đặng Nguyên Anh, (năm 2015) “Nghèo đa chiều ở Việt Nam: Một số
vấn để chính sách và thực tiễn ” Qua bài viết, tác giả đã nêu lên khái niệm nghèo đối theo cách tiếp cận đơn chiều; và khái niệm nghèo (heo phương
pháp tiếp cận đa chiều như hiện nay; các tiêu chí, quy định chính sách đối với nghèo đa chiều ở Việt Nam Tác giả Đặng Nguyên Anh đã chỉ rõ những khó khăn trong xây dựng các tiêu chí và xác định các tiêu chí đo lường nghèo đa
chiều ở Việt Nam nước ta để đánh giá đúng thực trạng, hiệu quả thực hiện
chương trình giảm nghèo ở giai đoạn 2016 - 2020
Trang 19
niệm nghèo và chính sách giảm nghèo Đồng thời, tác giả Nguyễn Ngọc Sơn
nhận định đưa các luận điểm, quan điểm, các chính sách giảm nghèo đã áp dụng và đang được áp dụng tại Việt Nam Để đánh giá, phân tích thực tế
nghèo, kết quả những chính sách giảm nghèo từ cơ sở đó được áp dụng tại
Việt Nam ta Bài viết nêu ra những định hướng, một số chính sách áp dụng để
làm giảm nghèo trong thời gian đến Trên cơ sở đó, bài viết đề cập tới những chính sách cụ thể để người làm chính sách, người quản lý chính sách có được
những chủ trương đúng đắn, kịp thời tạo điều kiện hỗ trợ cho người nghèo
vươn lên thoát nghèo bền vững
- Trương Thị Như Nguyệt, (năm 2016) "Khái niệm và tiêu chí cơ bản đánh giá nghèo ở Việt Nam dưới góc nhìn da chiều” Tạp chỉ Nghiên cứu
khoa học Cơng đồn số 05 Qua bài báo, tác giả đã phân tích khái niệm về
nghèo đói, các tiêu chí cơ bản đưới góc nhìn đa chiều để đánh giá nghèo
Dưới góc nhìn đa chiều được áp dụng như ngoài tiêu chí về thu nhập, còn có tiêu chí mức độ tiếp cận, thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản, cụ thể như 5 dịch vụ xã hội về y tế, giáo dục, nhả ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin Các chỉ số đo lường thiếu hụt các dịch vụ xã hội như tiếp cận các dịch vụ y tế, bao
hiểm y tế, trình độ giáo dục, tình trạng đi học của trẻ em, chất lượng của nhà ở, diện tích của nhà ở bình quân của đầu người; nguồn nước sinh hoạt, nhà vệ
sinh, sử dụng dịch vụ viễn thông, tài sản phục vụ tiếp cận thông tin Dựa vào
những tiêu chí đó dé phân tích, đánh giá nghèo đa chiều
~ Trần Thị Thái Minh, (năm 2014) “Đánh giá nghèo đa chiều của các
hộ gia đình Việt Nam” Luận văn Thạc sĩ Khoa kinh tế của Trường Đại học
kinh tế Hồ Chí Minh Bài viết đề cập đến việc chuyển đổi phương pháp tiếp
Trang 20
đoạn tới
- Hoang Thị Bích Ngọc (năm 2015), "Quán lý Nhà nước về xóa đói,
giảm nghèo ở Huyện Ba Vĩ, thành phố Hà Nội hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ,
Học viện báo chí và tuyên truyền, Hà Nội Luận văn đã nêu những vin dé lý
luận về phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, xóa đói giảm nghèo Đồng thời
cũng như đánh giá, phân tích thực trạng công tác nghèo; công tác QLNN về
giảm nghèo ở huyện Ba Vì Từ những lý luận thực tế, tác giả để xuất các giải
pháp để QLNN về XĐGN ở huyện Ba Vì đạt được hiệu quả hơn Sự phát
triển kinh tế, văn hóa xã hội ở mỗi địa phương khác nhau nên việc nghiên cứu để đưa ra các giải pháp QLNN về công tác giám nghèo cũng không giống
nhau Chính vì vậy, tùy vào tình hình thực tế mỗi địa phương mà có mỗi cách lâm, mỗi cách quản lý, mỗi cách áp dụng thực hiện để làm sao đạt hiệu quả
hơn, thiết thực hơn
~ Hoàng Triều Hoa, (năm 2014) “Giảm nghèo bên vững tại Liệt Nam: Hỗ trợ từ chính sách giáo dục, y tế ”, Tạp chí Kinh tễ và “Chính sách hỗ trợ
người nghéo tiép cận các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam” của Tạp chí khoa
học xã hội Việt Nam Các bài viết lập luận cho rằng
sách phân phối bởi
những người nghèo không đơn giản chỉ là chính sách giảm nghèo ở mức thu
nhập Chính sách hỗ trợ cho người nghèo đẻ nắm bắt các thông tin tiếp cận
các dịch vụ cơ bản theo phương pháp tiếp cận đa chiều như: chính sách hỗ trợ
y tế, chính sách giáo dục, chính sách hỗ trợ nhà ở hoặc đất ở, chính sách thông tin truyén thông, chính sách nước sinh hoạt Thực sự, các hộ nghèo muốn tự thân vươn lên thoát nghèo thì đòi hỏi họ phải có đủ sức khỏe, có
trình độ chuyên môn, điều kiện sống phải đảm bảo thì trong môi trường lao
Trang 21hợp với công việc, năng lực vốn có của họ Có vậy, họ mới tự thân vươn lên thoát nghèo một cách bền vững, tránh trường hợp tái nghèo
Ngoài ra, luận văn sử dụng thêm các tải liệu hội thảo, Website, báo cáo, Nghị quyết của thành phó, quận, địa phương về công tác giảm nghèo để có cơ
sở tham khảo thêm về những giải pháp có thể phù hợp với tình hình thực tiễn
trên địa bàn quận Thanh Khê Qua nghiên cứu, công tác QLNN về giảm nghèo đã được rất nhiều công trình khoa học, bài báo khác nghiên cứu dưới
nhiều góc độ, nhiều lập luận khác nhau, Tuy nhiên, tắt cả các đề tài khoa học
hay công trình nghiên cứu khác vẫn chưa hoàn toàn hoàn thiện đối với công tác QLNN về giảm nghèo trên địa bản quận Thanh Khê cho đến thời điểm hiện nay
6 Bố cục đề tài
'Để trình bày nội dung nghiên cứu của mình, bố cục luận văn được chia 3 phần như sau:
Chương Ì: Cơ sở lý luận QLNN về giảm nghèo
Trang 22CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUAN LY NHA NƯỚC VẺ GIẢM NGHÈO 1.1, KHÁI QUÁT QUẦN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO
1.1.1 Một số khái niệm
& Khái niệm nghèo
Đói nghèo là vin dé luôn được quan tâm của tắt cả các nước trên thể
giới, làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước Sự giàu mạnh gắn liền với sự phồn vinh của đất nước Nghèo là một trong những vấn đề tác động đến mọi mặt về đời sống văn hóa, kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, chính trị, cũng như môi trường sống của mỗi một quốc gia, mà còn ánh hưởng đến vấn để toàn cầu Nghèo là vấn để tồn tại ở mọi quốc gia, không chỉ có ở các nước chậm phát triển, đang phát triển mà ngay cả các nước phát triển Trong một nước, kinh tế càng phát triển thì có sự phân hóa giàu nghèo cảng càng rõ rệt Vấn đề nghèo đói càng bức xúc thì xã hội cảng
có nguy cơ xảy ra xung đột với nhau
Tùy vào thời gian nghiên cứu và sự phát triển kinh tế của mỗi một
nước, chúng ta sẽ có những quan điểm, những cách nhìn nhận không giống, nhau về nghèo Một số nhà nghiên cứu định nghĩa rất nhiều khái niệm về nghèo cụ thể như sau:
Tại Hội nghị ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương bàn về giảm nghèo đói do ESCAP tổ chức tại BangKok vào tháng 9 năm1993, các nước thống
nhất cũng đã đưa ra khái niệm: “Aghèo là tình trạng một bộ phận dan cw không có khả năng thỏa mãn những như cầu cơ bản của con người mà như
câu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội, phong tục tập quán
của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận” [13] Với khái
Trang 23nước và mỗi vùng miền
Hội nghị thượng đỉnh thế giới về Phát triển xã hội tổ chức tại
Copenhagen (Đan Mạch) năm 1995, đã khái niệm:“Người nghéo là đất cả
những ai mà thu nhập thấp hơn đưới 1 đô la Mỹ (USD) ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ mua với những sản phẩm thiết yếu để tân tại ”
Với khái niệm này có tính định lượng nhưng không tính đến sự thay đổi về
thời gian của vấn đề nghèo Khái niệm này không giống như khái niệm đưa ra
nêu trên Khái niệm này chỉ mới để cập đến nghèo đơn chiều, chỉ tính đến vấn đề về thu nhập
“Báo cáo về tình hình phát triển thé giới 2000 - 2001 ~ Tấn công nghèo
đói”, Ngân hàng Thể giới đã cho rằng: “Nghèo không chỉ là mức thu nhập và tiêu dùng thắp mà còn bao gôm mức độ hướng thụ thấp về giáo dục, y tế, đinh dưỡng và các lĩnh vực khác của sự phát triển con người” [4] Quan điểm này
nhân định toàn điện hơn về vấn đề nghèo, hay nói cách khác đó là nghèo da
chiều
Với Alkire và Foster từ năm 2007, đã nghiên cứu về một cách thức đo
lường mới về nghèo nhưng vẫn đáp ứng tính đa chiều của nghèo Cách thức đo lường mới về nghèo này đã được UNDP dùng để tính toán chỉ số nghèo đa chiều (MPI) Vấn đề này được giới thiệu lần đầu trong báo cáo phát triển con người vào năm 2010 Đồng thời, nghiên cứu đề nghị áp dụng thống nhất toàn
thế giới dùng để theo dõi, và được đánh giá nghèo từ sau năm 2015, Dựa trên
chỉ số 3 chiều như sau: Giáo dục, Y tế và Điều kiện sống; với 10 chỉ số đo
lường về phúc lợi Chuẩn nghèo được xác định cụ th là bằng 1/3 tổng số chỉ
số đo lường thiếu hụt
“Tất cả các tổ chức trong Liên hiệp quốc (UN) được lãnh đạo tuyên bố
thông qua vào tháng 6 năm 2008, cụ thể như sau:
'Nghèo là thiếu năng lực tối
Trang 24không có đủ ăn, đủ mặc, không được di học, không được đi khám, không có
đất đai để trằng trọt hoặc không có nghé nghiệp để nuôi sóng bản thân,
không được tiắp cận tín dụng Nghèo cũng có nghĩa sự không an tồn, khơng
và bị loại trừ của các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng Nghèo có
nghĩa dễ bị bạo hành, phải sống ngoài lề xã hội hoặc trong các diéu kiện rủi
ro, không được tiếp cận nước sạch và công trình vệ sinh an todn" [41]
'Qua các nghiên cứu lập luận trên, tác giả thấy rằng có nhiều khái niệm đưa ra và có nhiều điểm khác nhau Đa số các học giả, các nhà nghiên cứu, các nhà chính trị gia đều cho rằng nghèo là một hiện tượng đa chiều Tình
trạng nghèo xem là sự thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản, không được thỏa
mãn các nhu cầu nguồn lực cơ bản của con người Chính vì vậy, có thể hiểu
nghèo đa chiều là tình trạng con người không được đáp ứng một hoặc một vài
nhu cầu cơ bản trong cuộc sống
' nước ta, nghèo được định nghĩa cụ thể như sau: Nghèo là tỉnh trang một bộ phận dân cư chỉ có những điều kiện thoả mãn những nhu cầu tối thiểu và cơ bản nhất trong cuộc sống và có mức sống thắp hơn mức sống của cộng
đồng xét trên mọi phương diện Trong hoàn cảnh nghèo thì người nghèo và hộ nghèo cũng chỉ vật lôn với những mưu sinh hàng ngày và kinh tế vật
chất
7 ién trực tiếp nhất ở bữa ăn Họ không thể vươn tới các nhu cầu về văn hóa, tinh thần hoặc những nhu cầu này phải cắt giảm bớt tới mức tồi thiểu gần nhất, gần như không có
Có cách hiểu khác: Nghèo là một bộ phận dân cư có mức sống dưới
ngưỡng quy định của sự nghèo Nhưng ngường nghèo còn phụ thuộc vào đặc điểm cụ thể của từng địa phương, từng thời kỳ cụ thể hay từng giai đoạn phát
triển kinh tế xã hội cụ thể của từng địa phương hay từng quốc gia Và nghèo
'bao gồm có nghèo tuyệt đối, nghèo tương đối, nghèo có nhu cầu tối thiểu Ta
Trang 25~ Nghèo tuyệt đối: nghĩa là tình trạng một bộ phận đân cư thuộc diện
nghèo không có khả năng thoả mãn nhu câu tối thiểu của cuộc sống: ăn, mặc,
ở, đi lại
~ Nghẻo tương đối: nghĩa là tình trạng một bộ phận dân cư thuộc diện nghèo có mức sống dưới mức sống trung bình của cộng đồng và địa phương
dang xét
~ Nghèo có nhụ câu tối thiểu: nghĩa là ình trạng một bộ phận dân cư có
những đảm bảo tối thiểu để duy trì cuộc sống như đủ ăn, đủ mặc, đủ ở và một
ï thiểu
Đối với nước ta trong thời gian qua, chuẩn ngho, tỷ lệ nghèo và xác
số sinh hoạt hàng ngày nhưng ở mức
định đối tượng nghèo hoàn toàn dựa vào các tiêu chí thu nhập Chuẩn nghèo
được xác định theo phương pháp “chi phí cho các nhu cầu cơ bản ” Nhu cÀ cơ bản nghĩa là chỉ cho nhu cầu tối thiểu về lương thực, chỉ cho phi lương 'thực thiết yếu như giáo dục, y tế, nhà ở
'Có thể nói tại mỗi thời điểm, người nghèo có thể phải đối mặt với nhiều bat lợi khác nhau Người nghèo có thể đối mặt với những khó khăn vẻ học
hành, nhà ở, đất dai, nước sạch, khám chữa bệnh hoặc điện sinh hoạt Nếu
chúng ta chỉ sử dụng một tiêu chí thu nhập không thôi thì chúng ta không thể
nảo nắm bắt được tình trạng nghèo thực tế của người dân
Củng với sự hội nhập và phát triển của đất nước ta sau 30 năm đổi mới,
khái niệm nghèo từ cách tiếp cận theo phương pháp đơn chiều không còn phù
hợp nữa Chúng ta đến lúc cần phải xem xét trên thực tế với nhiều phương
diện, nhiều góc độ khác nhau của người dân như về con người, về xã hội, về vật chất Tại kỳ họp lần thứ 7, Quốc Hội khóa XIII đã thông qua Nghị quyết
số 76/2014/QH13 về việc diy manh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững,
Trang 26ban” 31)
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2324/QĐ-TTg ngày
19/12/2014 về kế hoạch hành động triển khai Nghị quyết số 76/2014/QH13
của Quốc hội đã xác định rõ nhiệm vụ xây dựng, nghiên cứu xây dựng đề án
tổng thể về đổi mới phương pháp tiếp cận nghèo ở Liệt Nam từ đơn chiều
sang đa chiễu, trình Chính phú xem xét vào cuối năm 2015/38] Thủ tướng, “Chính phủ đã ký kết Quyết định số 1614/QĐ-TTg ngày 15/9/2015 về việc phê
duyệt Đề án tổng thể “Chuyến đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ don chiéu sang da chiéu dp dung cho giai doan 2016 — 2020"[39]
6 nude ta, chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020 được Chính phủ triển
khai xây dựng thực hiện theo hướng kết hợp cả chuẩn nghèo về thu nhập và
mức độ thiểu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản Tiêu chí do lường xác
định nghèo cụ thể gồm các tiêu chí về thu nhập và mức độ thiếu hụt trong tiếp
cận các dich vụ xã hội cơ bản Bao gồm thiếu hụt tiếp cận về y tế,
nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin
Để nhìn nhận đánh giá được mức độ nghèo đói, chúng ta cần phải dựa vào các tiêu chí xác định cụ thể Trong từng giai đoạn cụ thể, các tiêu chí xác định không giống nhau như:
~ Chuẩn nghèo của UNDP
Với UNDP: để xác nhận chuẩn nghèo dựa trên cơ sở phân phối thu nhập theo đầu người hay theo nhóm dân cư Thước đo này tính phân phối thu
nhập cho từng cá nhân hoặc hộ gia đình nhận được trong thời gian nhất định,
nó không quan tâm đến nguồn mang lại thu nhập hay môi trường sống của
dân cư mà chia đều cho mọi thành phần dân cư Phương pháp tính li: Dem
Trang 27trong khi 20% dân số nghèo nhất chỉ chiếm 1,4% Như vậy, nhóm Giảu nhất tăng gấp 59 lần nhóm Nghèo nhất [44],
~ Chuẩn nghèo của WB
‘Theo Ngân hàng thế giới (WB) đưa ra các chỉ tiêu đánh giá mức độ
giàu, nghèo của quốc gia dựa vào mức thu nhập quốc dân bình quân theo đầu
người trên một năm Được tính theo 2 cách như sau:
Phuong pháp Atlas tức la tinh theo ty giá hồi đoái và tính theo USD Phương pháp PPP (purchasing power parity), là phương pháp tính theo sức mua tương đương, cũng tính bằng USD
Với phương pháp Arlas [21], năm 1990 người ta chia mức bình quân
của các nước trên toàn thé giới theo 6 mốc, cụ thể như sau:
+ Trên 25.000 USD/người/năm là nước cực giàu
+ Từ 20.000 đến dưới 25.000 USD/người/năm là nước giàu
+ Từ 10.000 đến đưới 20.000 USD/người/năm là nước kha gidu
+ Từ 2.500 đến dưới 10.000 USD/người/năm lả nước trung bình + Từ 500 đến dưới 2.500 USD/người/năm là nước nghèo
+ Dưới 500 USD/người/năm là nước cực nghèo
Véi phương phép PPP [23], WB muén đưa ra mức chuẩn nghèo đói chung cho toàn thể giới Trên cơ sở điều tra thu nhập, chỉ tiêu của hộ gia đình,
giá cả hàng hóa, thực hiện phương pháp tính "zổ hàng Ada” site mua tương, đương để tính được mức thu nhập dân cư giữa các quốc gia có thể so sánh
'WB đã tính mức năng lượng tối thiểu cần thiết cho một người để sống là
2.150 calo/ngiy Với mức giá chung của thế giới để đảm bảo mức năng lượng, đó cần khoảng 1 USD/người/ngày Năm 1995, WB đã đưa ra chuẩn nghèo
chung toàn cầu là thu nhập bình quân đầu người dưới 370 USD/người/năm
'Với mức này, WB ước tính có hơn 1,2 tỷ người trên thể giới sống trong nghèo
Trang 28~ Xác định chuẩn nghèo đa chiều ở Việt Nam nước ta:
Theo Bộ LĐTBXH đã xác định tỷ lệ nghèo đói của nước ta thể hiện
qua các năm đầu mỗi giai đoạn:
Bang 1.1 Tỷ lệ nghèo đổi qua các năm đầu m Năm 'T§ lệ nghèo đối (%) 1993 (Giai đoạn 1993 - 1995) 2600 1995 (Giai đoạn 1995 - 1997) 2037 1998 (Giai doan 1998 - 2000) 15,70 2001 (Giai đoạn 2001 - 2005) 1720 2006 (Giai đoạn 2006 - 2010) 18,10 2011 (Giai đoạn 2011 - 2015) 1525
(Nguẫn: Bộ Tao động, Thương bình và Xã hội)
Ở nước ta, Bộ LĐTBXH đã 3 lần điều chỉnh mức chuẩn nghèo tính
theo thu nhập Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 59/QĐ- TTg ngày 19/11/2015 về việc “ban hành chuẩn nghèo mới tiếp cận với nghèo
da chiéu dp dung cho giai doan 2016-2020" [40]
Bang 1.2 Chuẩn nghèo cũa Việt Nam thời kỳ 2006 ~ 2020 Đơn vị: đồng/ người/ tháng Giai đoạn Khu vì 2006-2010 | 2011-2015 | 2016-2020 Nông thôn 200.000 400.000 700.000 “Thành thị 260.000 500.000 900000
(Nguẫn: Bộ Lao động, Thương bình và Xã hội)
Giai đoạn 2016 - 2020: Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã
Trang 29Tiếp cận thông tin Các chỉ số đo lường mức độ thiểu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản gồm 10 chi số: (1) Trình độ giáo dục của người lớn; (2)
h trang đi
học của trẻ em; (3) Tiếp cận các dịch vụ y tế; (4) Bảo hiểm y tế; (S) Chất
lượng nhà ở; (6) Diện tích nhà ở bình quân đầu người; (7) Nguồn nước sinh
hoạt; (8) Hồ xí/ nhà tiêu hợp vệ sinh; (9) Sử dụng dịch vụ viễn thông; (10) Tài sản phục vụ tiếp cận thông tin
Bang 1.3 Xác định nghèo đa chiều ở Việt Nam bệnh (ốm đau được định là bị bệnh, Chữu [ ChiếHh [Van nghẹt chong nghèo | lường ——_ sử pháp Tin — phập — 202 Hộ gia nh có nhất| Nghị quyết số 1S/NQ-TW 11 Trình độ |! thành viên đủ 1Š ti Í Một số vấn đề chính sách xã
giáo dục của sinh từ năm 1986 tở | nội giai đoạn 2012 - 2020
sis lại không tốt nghiệp
TEPIER- | tung hoc eo sở và hiện | Nghỉ quyết số 41/2000QH không đi học (bổ sung bởi Nghị định số 88/2001/NĐ-CP) 1.Giáo dục Hiễn pháp 2013 Luật Giáo dục 2003 L21mp —- |HÔ gà dịnh có it nit
tun % sọc | tề em trong độ tui | Luật bảo về, châm sóc và " i" đi học (5 - 14 tuổi) | dục trẻ em
hiện không đi học Nghị quyết số 15NQ-TW'
Một số vẫn đề chính sách xã
hội giai đoạn 2012 - 2020
- Hộ gia đình có người
21 Tip cin êm đa nhữ luận php —- am
Trang 30Mức độ thiếu hụt Cơ sở pháp lý chấn thương nặng đến mức phải nằm một chỗ và phải có người chăm sóc tại giường hoặc nghỉ việphọc không tham gia được các hoạt động bình thường) Hin — "Pháp — 2013 Luật bảo hiểm y tế 2014 Nghị quyết số 15NQ-TW Một số hội giai doan 2012 - 2020 Hỗ gia đình có ít nhất 22 1 thành viên từ 6 tuổi hiểm ytế — | trở lên hiện tại không có bảo hiểm y tế ính sách xã Hộ gia đình đang ở
trong nhà thiểu kiên cổ La vụ sora
hoặc nhà đơn sor] Ẫ
3.1 CẤU CỐ ạ ga mạnh 4[NEHĨ Quyết sối5/NQ-TW
lượng nhà ở cấp độ: nhà kiên cố Một số ính sách xã : «| hoi giai doan 2012 - 2020, bán kiên cổ, nha thigu | "Bi dom
3.Nhàg kiên cổ, nhà đơn sơ)
lệ “Nho @ 2014
32 Điện th Quyết định 2127/QĐ-Ttg của
nhà ở bình| cH Öy ei | quan đầu người của hộ "| Tha tướng Chính phủ Phể |" Hệ hệ quần i toe nàn Ta, | duyệt Chiến lược phát tiến
người ° nhà ở quốc gia đến năm 2020
và tằm nhìn đến năm 2030
4Điểu |41 Nguôn|Hộ gia đìh không |Nghị quyết số I5NQ-TW,
kiện |nước sinh cân nguồn | Một inh sé
sống | hoat nước hợp vệ sinh hội giai đoạn 2012 - 2020
h xã
Trang 31
Mức độ thiếu hụt Cơ sở pháp lý
42 — Hế|Hộ gia đình Không sử|Nghỉ quyết số 15NQ-TW xưnhà ve | dung hổ xinhà tiêu | Một số vấn đề chính sách xã sinh hợp vệ sinh hội giai đoạn 2012 - 2020
Hộ gia đình không cố|luậ Viễn thông 2009 S41 Sử l9 E Í hành viên nào sử dụng | Nghị à viên nào sử dụng | Nghị quyết số 15/NQ- quyết số: 15/NQ-TW dịch vụ viễn à
no, TS họ về | lu mo đặc hại và [Ma in hh ch ‘ep internet hội giai đoạn 2012 - 2020
cận
thông Hộ gia đình không có | uật Thông tin Truyền thông
tửn_ |52 Tài sản | tài sản nào ong số các | 20s
phục vụ tiếp | tai sản: Tivi, đài, may "
cận - thông | vi tính; và không nghe | Nghi quyết số 15/NQ-TW
tin được hệ thống loa đài | Một số vấn đề chính sách xã truyền thanh xăhôn _ | hôi giai đoạn 2012 - 2020 (Nguồn: Bộ Lao động, Thương bình và xã hội) 'Ngưỡng thiếu hụt đa chiều đối với một hộ gia đình là từ 1/3 tổng điểm
thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên Dựa vào 2 tiêu chí trên để đánh giá, xác định mức chuẩn nghèo
~ Hộ nghèo: là hộ đựa vào 1 trong 2 tiêu chí sau:
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ chuẩn nghèo chính sách trở xuống,
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng cao hơn chuẩn nghèo chính sách đến chuẩn mức sống tối thiểu và từ 1/3 tổng số điểm thiểu hụt tiếp cận
các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên
Trang 32- Hộ chưa tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng cao hơn chuẩn mức sống tối thiểu và từ 1/3
tổng điểm thiểu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên
- Hộ có mức sống dưới trung bình: là hộ có thu nhập bình quân đầu người tháng từ dưới chuẩn mức sống trung bình và cao hơn chuẩn mức sống
tối thiểu
“Xác định mức chuẩn nghèo trên để thực hiện các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội, làm cơ sở hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội
của nước ta Tại “Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận nghèo đa chiều áp dụng giai đoạn 2016 -
.2020”/40j của Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ các tiêu chi xác định hộ nghèo,
hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình cụ thể như sau Đắi với Hộ nghèo:
~ Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong bai tiêu chí sau: Có thu
nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống; có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản
trở lên
- Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: Có thu
nhập bình quân đầu ngườitháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống: có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu
hụt từ 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên
Đối với Hộ cận nghèo:
~ Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: Có thu
Trang 33~ Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: Có thu
quân đầu người“tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiểu hụt dưới 3 chỉ số đo lường mức độ thiểu hụt nhập cân các dịch vụ xã hội cơ bản,
Đối với Hộ có mức sống trung bình:
- Khu vực nông thôn: Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên
1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng
- Khu vực thành thị: Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên
1.300.000 đồng đến 1.950.000 đồng
b Khái niệm về giảm nghèo
Có thể nói giảm nghèo là một phạm trù lịch sử mang tính tương đối, bởi vì nghèo vẫn luôn tồn tại trong mọi xã hội, mọi quốc gia; do sự khác biệt về năng lực, thể chất, thu nhập, địa vị xã hội giữa con người với nhau “Chúng ta có thể xóa được đói (nghèo tuyệt đối) nhưng chúng ta không thể xóa
được nghèo tương đối hay nói cách khác đó chỉ có thể giảm nghèo mà thôi Giảm nghèo là làm cho một bộ phận dân cư nghèo có mức sống được nâng
lên, đời sống cao hơn và họ thoát khỏi tình trạng nghèo đói Giảm nghèo làm
tác động rất lớn đến sự phát triển nền kinh tế, văn hóa xã hội của một đất nưc gia Giảm nghèo được thể hiện bởi kết quả tỷ lệ phần trăm, là tình trạng ít có điều kiện lựa chọn sang tình trạng có đầy đủ điều kiện đẻ cách của mot qu lượng người nghèo giảm hằng năm Hay nói cách khác, giảm nghèo
lựa chọn nhằm làm tốt hơn đời sống mọi mặt của họ Với cách nẹÌ
đánh giá và nhìn nhận nguồn gốc khác nhau nên cũng có nhiều quan điểm,
cách nhìn nhận về giảm nghèo cũng khác nhau
Ở góc độ tổng thể, giảm nghèo cũng chính là việc từng bước thực hiện
Trang 34nghèo là quá trình tạo điều kiện giúp đỡ người nghèo có khả năng tiếp cận các nguồn lực của sự phát triển xã hội một cách nhanh nhất đẻ người nghèo có
nhiều khả năng lựa chọn tốt hơn cho bản thân họ, giúp họ từng bước thoát
khỏi tình trạng nghèo đói
Ở nước ta, giảm nghèo là trong những nhiệm vụ quan trọng thực hiện
trong các chủ trương, đường lối của Đảng trên cơ sở những luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hỗ Chí Minh Tại Đại hội lần thứ X của Đảng
ta đã chỉ rõ và đề ra mục tiêu cụ thể như sau: “Khuyến khích mọi người làm
giàu theo pháp luật, thực hiện có hiệu quả các chính sách xoá đối, giảm
nghèo”, “Kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội trong phạm vỉ cả nước ở từng lĩnh vực, địa phương; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội gay trong từng bước phát triển "[18j Đặc biệt, trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 201 1 - 2020
Đại hội lần thứ XI của Đảng đã đề ra định hướng cơ bản: “Nang cao
thu nhập và chất lượng cuộc sông của nhân dân Tạo cơ hội bình đẳng tiếp
cân các nguồn lực phát triển và hưởng thụ các dich vụ cơ bản, các phúc lợi
xã hội Có chính sách và các giải pháp phù hợp nhằm hạn chế phân hoá giàu nghèo, giảm chênh lệch về mức sống giữa nông thôn với đô thị Khuyến khích làm giàu hợp pháp di đơi với xố nghèo bên vững; giảm dẫn tinh trạng chênh
lộch giàu nghèo giữa các vùng, múi
Đại hội lần thứ XII của Đảng đã đề ra phương hướng cụ thể: “Đổi mới
các tằng lớp dân cư "[19J
chính sách giảm nghèo theo hướng tập trung, hiệu quả và tiếp cận phương pháp đo lường nghèo đa chiều nhằm đảm bảo an sinh xã hội cơ bản và tiếp
cận các dich vụ xã hội cơ bản Tổ chức tốt hơn việc cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản thiết yếu "[20)
Vậy, giảm nghèo là tổng thể các biện pháp, chính sách của Nhà nước
Trang 35kiện để ho có thể tng thu nhập, thoái khỏi tình trạng thu nhập không đáp ứng
được những như câu tối thiểu và thỏa mãn được các nhu cầu cơ bản khác của con người: y tế, giáo dục và điều kiện sóng trên cơ sở chuẩn nghèo được qg' định theo từng địa phương, từng khu vực và quốc gia.9j'
e Khái niệm QLNIN về giảm nghèo
Khái niệm QLNN về giảm nghèo có nhiều cách hiểu khác nhau Có thể
hiểu: Quán ý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản
tý một cách giản tiếp hoặc trực tiếp nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong điều kiện biến đổi của môi trường
"Với cách tiếp cận triết học, quản lý là một khái niệm được dùng dé chi chức năng, hoạt động của một hệ thống có tổ chức thuộc các lĩnh vực khác nhau như kinh tế, xã hội để đảm bảo duy trì én định, thực hiện có hiệu quả
các mục tiêu, kế hoạch đặt ra
Khái niệm QLNN nằm trong hệ thống phạm trù quản lý Đó là các hoạt động thực thi quyền lực của Nhà nước thông qua việc thực thi các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước thực hiện Đồng thời, QLNN
nhằm xác lập một trật tự ôn định, sự phát triển xã hội theo những mục tiêu
của Nhà nước đặt ra QLNN bao gồm toàn bộ các hoạt động của cả bộ máy
nhà nước từ cơ quan lập pháp, hành pháp đến tư pháp, tất cả vận hành như
một thực tÍ mg nhất
Chúng ta hiểu Quản lý nhà nước theo hai nghĩa như sau:
~ Theo nghĩa rộng: Quản lý nhà nước là toàn bộ các hoạt động của bộ máy nhà nước, bao gồm từ các hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư pháp
~ Theo nghĩa hẹp: Quân lý nhà nước chỉ gồm hoạt động hành pháp
Trang 36văn bản mang tính luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt động của đối tượng được quản lý, cũng như vấn đề tư pháp đổi với đổi tượng quản lý cần thiết của
Nhà nước
Cho đến hiện nay chưa có khái niệm cụ thể QLNN về giảm nghèo
“Chúng ta có thể khái quát và hiểu quản lý nha nước về giảm nghèo cụ thể như sau: Quản lý nhà nước vẻ giảm nghèo là hoạt động có ý thức do Nhà nước
thực hiện thông qua các công cụ (cơ chế, chính sách, pháp luật, hệ thống tổ
chức, nguồn lực ) và các biện pháp hành chính khác (thanh tra, kiểm tra,
giám sát ) tác động vào người nghèo với mục tiêu xóa đói giảm nghèo, đảm
bảo công bằng, an sinh xã hội trong từng giai đoạn nhắt định
Quản lý Nhà nước về giảm nghèo là hoạt động vừa mang tính chấp hành, vừa mang tính điều hành Tính chấp hành thể hiện trên thực tế triển khai các văn bản luật, Pháp lệnh, Chính sách, Nghị quyết do các cơ quan có thẩm
quyền ban hành Và tính điều hành thể hiện đảm bảo cho các văn bản pháp
luật của cơ quan có thâm quyền được thực hiện Các chủ thể quản lý hành
chính Nhà nước phải tiến hành tổ chức và chỉ đạo các hoạt động trực tiếp đối với các đối tượng quản lý thuộc thâm quyền
Quản lý Nhà nước về giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ hoạt
động cần thiết, thường xuyên và lâu dài Bên cạnh đó, QLNN về giảm nghèo
cần phải có những hoạt động có tính sáng tạo, có tính đổi mới trong công tác
quản lý, lãnh đạo điều hành Căn cứ vào điều kiện thực tế cụ thể từng địa
phương, từng giai đoạn, từng đối tượng hộ nghèo để có cách tiếp cận, cách
quản lý Đồng thời, cơ quan QLNN phải đưa ra các giải pháp, định hướng, phương hướng cụ thé dé từ đó đề xuất các chính sách thực thì phủ hợp hơn,
trọng tâm hơn, hiệu quả hơn Do vậy, đối với cơ quan Nhà nước cần ban
hành, đưa ra các Kế hoạch, Đề án, Chương trình chủ trương, các giải pháp
Trang 37như vậy, công tác QLNN mới thật sự dem lại kết quả, hiệu quả, tạo được sự
đồng thuận trong nhân dân, trong xã hội
1.1.2 Sự cần thiết của giảm nghèo
Giảm nghèo gắn liền với tăng trưởng kinh tế Giảm nghèo và tăng
trưởng kinh tế là một trong những mối quan hệ biện chứng với nhau Tăng
trưởng kinh tế sẽ chịu tác động từ các quy luật phát triển kinh tế, chẳng hạn
như: quy luật giá trị, quy luật cung cầu, cạnh tranh, lợi nhuận, năng xuất lao động ^Đối với giảm nghèo sẽ chịu sự tác động quy luật phân hóa giảu, nghèo;
vấn đề phân phối thu nhập, vấn để lao động việc làm, cũng như các chính
sách dịch vụ xã hội Quá trình vận động các yếu tố, các quy luật tác động lên
tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo theo nhiều hướng, nhiều góc độ Nhằm đảm bảo được tăng trưởng kinh tế, cũng như các điều kiện để làm giảm nghèo, đồi hỏi cơ quan Nhà nước phải có sự can thiệp sao cho sự tác động các yếu t hiện giảm nghèo Bởi vậy, tăng trưởng kinh tế là nhân tổ quan trọng để thực
các quy luật có tính đồng thuận để tăng trưởng kinh tế, đồng thời thực
hiện công tác giảm nghèo Giảm nghèo là một nhân tổ bảo đảm cho sự phát
triển kinh tế bền vững của xã hội Giảm nghèo là một yêu cầu cần thiết khách quan, là trách nhiệm của Nhà nước và cơ quan các cắp cần phải quan tâm thực
hiện
lu cần thiết để ồn định tình hình chính trị, trật
tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế Hiện nay, vấn đề chính trị, vấn đề xã hội luôn có những diễn biến khó lường và phức tạp Chính từ đây, nghèo đói có
Giảm nghèo là một yêu
thể là một trong những nguyên nhân tạo nên sự bắt ổn chính trị xã hội Vì vậy,
giảm nghèo vừa mang ý nghĩa ổn định chính trị, xã hội, vừa củng cố niềm tin
của nhân dân vào sự phát triển đất nước Nếu công tác giảm nghèo chúng ta
Trang 38Nghèo về kinh tế chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tất cả các mặt của đời sống kinh tế xã hội, chính trị quốc gia Một đất nước, một quốc gia nghẻo sẽ tạo ra
nhỉ
vấn đề tệ nạn xã hội Xã hội sẽ phát sinh những vấn nạn như: trộm cắp,
cướp giật, ma túy, cờ bạc và các tệ nạn khác Xuất phát từ vấn đ đó, nếu như công tác giảm nghèo không được quan tâm giải quyết thì tỷ lệ hộ nghèo sẽ
vượt giới hạn an toàn Lúc đó, nghèo đói sẽ dẫn đến hậu quả khó lường trong
xã hội Nghèo nếu không giải quyết triệt để thì vấn để giảm nghèo sẽ không
thể thực hiện được mục tiêu công bằng xã hội và phát triển nền kinh tế đất
nước
1.1.3 Vai trò của quản lý nhà nước về giãm nghèo & Vai trò định hướng
QLNN
hội Nhà nước cần xây dựng các chính sách, các cơ chế phù hợp Đồng thời,
È giảm nghèo luôn gắn liền với quá trình phát triển kinh tế xã Nhà nước cần có công cụ ràng buộc khuôn khổ pháp lý thông qua các chủ trương, các chính sách triển khai thực hiện Đồng thời, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về phát triển kinh tế - xã hội ở những vùng đồng
bảo dân tộc thiểu số Qua đó, Nhà nước có những định hướng như đảo tạo
nghề, giải quyết việc làm, có những chính sách khuyến khích đầu tư sản xuất,
day mạnh phát triển kinh tế, nâng cao hiệu quả Điều hành hoạt động QLNN vé giảm nghèo thông qua các công cụ trên các lĩnh vực kinh tẾ, giáo dục và
hành chính
Việc hoạch định các chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật, Quyét định, Nghị quyết, Chương trình, Đề án nhằm đảm bảo chính sách phù hợp với tình hình thực tiễn của mỗi vùng, miền Các chính sách, chủ trương mang lại cho hộ nghỏo thể hiện sự quan tâm sâu sắc, là trách nhiệm của Đảng,
Trang 39thân vươn lên làm ăn, đời sống dần nâng lên, tiếp cận nhiều thông tin, các dịch vụ xã hội Hộ nghèo từng bước được cải thiện về nhận thức, môi trường
sống trong xã hội Xã hội ngày cảng phát triển, hộ nghèo giảm, trình độ dân trí được nâng cao, tình hình chính trị ồn định
b Vai trò phối hợp
“Trong công tác QILNN giữa các đơn vị, các cơ quan, các ban ngành cần
có sự phối hợp nhất quán, thống nhất trong triển khai các hoạt động Chính
quyền các cấp có sự phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể địa
phương và các ngành khác từ trung ương đến địa phương Trên cơ sở đó, Nhà
nước sẽ tạo được uy tín, thu hút được sự quan tâm, sự tham gia từ nhiều
nguồn lực, từ nhiều phía các đơn vị, các tổ chức chính trị xã hội Tắt cả các tổ chức chung tay tạo điều kiện hỗ trợ cho người nghèo; tuyên truyền, vận động cho người nghèo có ý thức nỗ lực phấn đấu phát triển kinh tế
'Vai trò QLNN có sự phối hợp giữa các nước, giữa các quốc gia có mối quan hệ song phương hoặc trong cùng một khối kinh tế, văn hóa xã hội
nhằm đa dạng hóa, đa phương thức quan hệ hợp tác quốc tế dé đạt tới các mục tiêu, đảm bảo thực hiện các cam kết đã ký kết
tiết e Vai trò
¡ với nước ta hiện nay, vai trò QLNN về giảm nghèo hoạt động chưa được đồng bộ, chưa có sự thống nhất nên rất khó khăn, cũng như gây khó
khăn trong quá trình quản lý, điều hành Do vậy, Nhà nước cằn phải có vai trò điều tiết mạnh hơn trong quản lý, điều hành để tạo ra s
c mạnh, uy quyền để
bảo vệ hộ nghèo, giúp hộ nghèo xóa bỏ rào cản xã hội Từ đó, người nghèo thấy được trách nhiệm, vai trò QLNN để bản thân họ tự vươn lên thoát nghèo
Trên cở sở nắm bắt những quy luật vận động khách quan của xã hội,
"Nhà nước nên định hướng cho hoạt động QILNN về công tác giảm nghèo theo
Trang 40những chính sách khuyến khích phù hợp cho các tổ chức, các cá nhân tham gia vao hoạt động giảm nghèo
4 Vai trò hỗ trợ
Cơ quan Nhà nước với tư cách là một chủ thể quản lý thông qua việc sử
dụng các nguồn lực của nhà nước nhằm hỗ trợ, tạo mọi điều kiện tốt nhất đẻ
thúc đây quá trình phát triển kinh tế - xã hội góp phần trong công tác xóa đói,
giảm nghèo Nhà nước hỗ trợ từ nhiều nguồn lực khác nhau để hỗ trợ cho hộ
nghèo Chẳng hạn như hỗ trợ học nghề miễn phí, giải quyết việc làm, hỗ trợ
vốn, hỗ trợ học bổng, hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà đem lại điều kiện tốt
nhất cho hộ nghèo Vì vậy, vai trò hỗ trợ của Nhà nước về giảm nghèo là rất cần thiết
'Nhà nước hoàn thiện các thể chế, các chính sách phù hợp với điều kiện từng địa phương, từng vùng miền nhằm thu hút các nguồn lực bên ngoài tham gia hỗ trợ cho công tác giảm nghèo bền vững
€ Vai trò kiểm tra, giảm sát
Nhà nước ban hành các chủ trương, các chính sách thì nhà nước cần
thực hiện công tác kiểm tra, công tác giám sát việc thực thi như thể nào, đến đâu việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, các Luật, Thông tư,
Nghị định Cơ quan Nhà nước hướng dẫn triển khai (hực hiện các văn bản
phải cụ thể, đến từng địa phương đối việc thực hiện các chính sách giảm
nghèo
Nhà nước có cơ chế thường xuyên giám sát, thanh tra mọi hoạt động
của mọi chủ thể trong hoạt động giảm nghèo tại địa phương Đồng thời, Nhà nước có sự theo đöi, có sự kiểm tra, giám sát quản lý chặt chẽ các chủ thể đó, Qua vige kiểm tra, giám sát nhằm ngăn chặn phát hiện và xử lý những sai sót, những lệch lạc, nguy cơ chéch hướng hoặc vĩ phạm pháp luật và các quy định