1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam

40 983 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 62,12 KB

Nội dung

Lời mở đầu Trong xu thế hội nhập kinh tế hiện nay, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là xu hướng tất yếu của các nước trên thế giới.

Trang 1

Lời mở đầu

Trong xu thế hội nhập kinh tế hiện nay, đầu tư trực tiếp ra nước ngoàilà xu hướng tất yếu của các nước trên thế giới Đó không chỉ là đặc quyền củacác nước có nền kinh tế phát triển, có tiềm lực tài chính mạnh, có khoa họccông nghệ hiện đại, có trình độ quản lý tiên tiến mà ngay cả đối với các nướccó nền kinh tế đang và kém phát triển thì dòng đầu tư ra cũng đã phát triểnmột cách mạnh mẽ Sự tham gia của các nước đang phát triển làm phong phú,đa dang thêm môi trường hoạt động đầu tư quốc tế Vịêt Nam không nằmngoài xu thế chung đó, trong những năm gần đây, hoạt động đầu tư trực tiếpra nước ngoài của các doanh nghiệp Vịêt Nam ngày càng phát triển, khôngchỉ đầu tư sang các nước đang và kém phát triển mà còn đầu tư sang các quốcgia phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh, Pháp… Hoạt động đầu tư trực tiếpra nước ngoài giúp doanh nghiệp khai thác được những lợi thế cạnh tranhcũng như có thể vượt qua các rào cản thương mại của nước nhận đầu tư để cóthể mở rộng thị trường sản xuất, tạo điều kiện thu được nhiều hiệu quả hơn từhoạt động sản xuất kinh doạnh

Vì đây là một lĩnh vực rất mới đối với Vịêt Nam nên trong phạm vi đềán môn học này em xin được tìm hiểu một cách có hệ thống hơn khái quáttình hình hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp VịêtNam trong thời gian qua và những đánh giá một cách có khoa học những báocáo nghiên cứu mới nhất về tình hình đầu tư ra nước ngoài cuả Vịêt Nam

Trang 2

Chương I: Cơ sở lý luận về Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

(ĐTTTRNN)1 Khái niệm ĐT nước ngoài, ĐTTTRNN

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một loại hình di chuyển vốn quốc tế,trong đó người sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hànhhoạt động sử dụng vốn Sự ra đời và phát triển của đầu tư trực tiếp nước ngoàilà kết quả tất yếu của quá trình quốc tế hoá và phân công lao động quốc tế.

Ngoài ra còn có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về đầu tư trực tiếpnước ngoài Theo hiệp hội luật quốc tế (1966) : “Đầu tư nước ngoài là sự dichuyển vốn từ nước của chủ đầu tư sang nước của người sử dụng nhằm xâydựng ở đó xí nghiệp kinh doanh hoặc dịch vụ”

Cũng có quan điểm cho rằng “Đầu tư nước ngoài là sự di chuyển vốntừ nước của người đầu tư sang nước của người sử dụng nhưng không phải đểmua hàng hoá tiêu dùng của nước này mà dùng để chi phí cho các hoạt độngcó tính chất kinh tế xã hội”.

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam là việccác doanh nghiệp Việt Nam đưa vốn ra nước ngoài để trực tiếp đầu tư quản lýhoạt động sản xuất kinh doanh với mong muốn mở rộng thị trường tiêu thụsản phẩm, hoặc dịch vụ và thu được lợi nhuận cao hơn so với trong nước

2 Sự cần thiết của hoạt động ĐTTTRNN

A Tính tất yếu của ĐTTTRNN của các nước đang phát trển

-Các quốc gia đang phát triển xuất phát điểm thấp, tuy nhiên trongnhững năm gần đây tình hình KT-XH đã được cải thiện rõ rệt do đó xu hướngđầu tư trực tiếp ra nước ngoài là tất yếu Như chúng ta đã biết đầu tư ra nướcngoài cần có rất nhiều điều kiện, từ phía bản thân doanh nghiệp như vấn đề tàichính có đủ mạnh để đầu tư ra không, công nghệ , thiết bị , trình độ chuyênmôn, quản lý, taynghề của người lao đôngh có đủ đáp ứng yêu cầu sản xuất

Trang 3

kinh doanh tại một thị trường mới không, cũng như giá thành, chất lượng sảnphẩm có đáp ứng được thị hiếu của khách hàng hay không, có đủ sức cạnhtranh với những sản phẩm tuơng tự và những sản hẩm có tính chất thay thếhay không… Rồi cơ chế chính sách của Nhà nước có khuyến khích, hỗ trợhoạt động đầu tư ra nước ngoài hay không nước nhận đầu tư có tạo điều kiệncho hoật động đầu tư của doanh nghiệp hay không? Như vậy với điều kiệnnhư trước đât, các nước đang phát riển không thể đảm bảo được những điềukiện cần thiết đó vì Như chúng ta đã biết, các nước này có nền kinh tế nghèonàn, lạc hậu, tích luỹ nội bộ thấp, vốn đầu tư cho hoạt động đầu tư phát triểnkhông có, nên không thể tiến hành đầu tư ra nước ngoài Tuy nhiên, trongnhững năm gần đây, các nước đang phát riển đã có nhiều sự chuyển biến đángkể, kinh tế đã có những bước phát triển vượt bậc, do đó những điều kiện choviệc triển khai hoạt động đầu tư trực tiếp tại nước ngoài đã có, và do đó đầutư ra nước ngoài là xu hướng tất yếu mà các nước đang phát triển đang hướngtới.

- Sự phát triển của các quốc gia không đồng đều Mỗi quốc gia có lợithế riêng, điểm mạnh riêng mang tính đặc trưng kể cả các quốc gia phát triểnhay các quốc gia đang phát triển khác

Mặc dầu không có được những lợi thế về vốn, công nghệ, khoa học kỹthuật như các nước phát triển, tuy nhiên các nước đang phát triển vẫn cónhững lợi thế riêng, điểm mạnh riêng, mang tính đặc trưng cần được khaithác Bên cạnh đó, gần đây các quốc gia đang phát triển đã có những điềukiện cần thiết để học hỏi các quốc gia phát triển trong lĩnh vực đầu tư, từ đóthực hiện đầu tư sang các nước kém phát triển hơn, đồng thời cũng có đủ điềukiện để khai thác thế mạnh của mình ở các quốc gia khác, thậm chí là cả ởquốc phát triển hàng đầu thế giới Trên nền tảng những thế mạnh sẵn có củamình, có thể nói thế mạnh cơ bản mà các quốc gia phát triển có là vốn đầu tưlớn, cũng như trình độ KHCN hiện đại, phát triển ở mức cao, còn điểm mạnhmà các quốc gia đang phát triển có thể phát huy ở các quốc gia phát triển là

Trang 4

môi trường kinh doanh của các nước này rộng lớn, khiến cho nhiều lĩnh vựcđầu tư còn bị bỏ ngỏ, hoặc chi phí để thực hiện một số lĩnh vực đầu tư đối vớihọ còn tương đối cao so với các quốc gia đang phát triển khi các quốc gia nàytrực tiếp thực hiện chúng.

B Lợi ích của đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các nước đang pháttriển

- Giúp các DN san sẻ rủi ro trong đầu tư và kinh doanh.Khi thực hiệnhoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thì doanh nghiệp có thêm nhiều cơhội mới để sản xuất kinh doanh, đồng thời mở rộng được thị trường tiêu thụsản phẩm, từ đó nhà đầu tư có thể san sẻ rủi ro cho hoạt động sản xuất kinhdoanh của mình.

-Giúp các DN vượt qua hàng rào bảo hộ thương mại của các nước nhậnđầu tư do đó tiếp cận với thị trường 1 cách ngắn nhất và mở rộng được thịtrường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, hoặc dịch vụ Như chúng ta đã biết, cácchính sách xuất-nhập khẩu có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đầu tư trựctiếp ra nước ngoài Thông thường để bảo vệ thị trường sản xuất trong nước,nhà nước sẽ hạn chế nhập khẩu để hang trong nước giảm phải cạnh tranh vớihàng nước ngoài Tuy nhiên trong xu thế hội nhập hiện nay thì hàng rào bảohộ thương mại sẽ dần dần được dỡ bỏ, sẽ có sự bình đẳng cạnh tranh giữahàng ngoại nhập và hàng trong nước Nhưng các nước ngày càng sử dụngnhiều biện pháp tinh vi hơn để đối phó với sự xâm nhập của hàng ngoại nhậpbằng các biện pháp như: đặt ra tiêu chuẩn kỹ thuật cho hàng ngoại nhập nhưkích thước sản phẩm , khối lượng sản phẩm phải đạt bao nhiêu, sản phẩmcó ảnh hưởng đến môi trường hay không, ngoài ra còn đặt ra các điều luật quyđịnh có lợi cho hàng hoá trong nước như thuế chống bán phá giá… Do đócon đường xuất khẩu hàng hoá của các nước khác sẽ ngày càng khó khăn.Trong điều kiện đó thì đầu tư trực tiếp nước ngoài được xem như là gải pháptối ưu được các nhà đầu tư lựa chọn, không chỉ vượt qua được hàng rào bảohộ của nước đó, tiếp cận thị trường một cách trực tiếp, mà còn được hưởng

Trang 5

những điều kiện ưu đãi trong sản xuất kinh doanh của nước nhận đầu tư giànhcho các nhà đầu tư Nên sẽ có nhiều cơ hội phát triển sản xuất kinh doanh mởrộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, làm tăng thị phần, và tăng doanh thu, do đócó được lợi nhuận cao hơn.

3 Các hình thức ĐTTTRNN của các DN các nước đang phát triển

- Hợp đồng hợp tác kinh doanh

Đây là hình thức mà 2 hay nhiều bên hợp tác kinh doanh với nhau trên cơsở hợp đồng hợp tác kinh doanh Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản kíkết giữa 2 bên hoặc nhiều bên để tiến hành hoạt động đầu tư tại nước sở tại,trong đó quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên.

Hình thức này mang những đặc điểm như: Không thành lập pháp nhânmới, hoạt động dựa trên văn bản kí kết giữa các bên, khi hết thời hạn hiệu lựcthì các bên không còn ràng buộc về mặt pháp lý.

Ở Vịêt Nam hình thức này chiếm khoảng 6,7% số dự án và 10,3 % số vốnnước ngoài đầu tư vào trong thời gian qua Hình thức này thường áp dụngtrong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí, dịch vụ bưu chính viễn thông

- Doanh nghiệp liên doanh.

Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập do 1 hoặc nhiềuchủ đầu tư nước ngoài góp chung vốn với doanh nghiệp nước sở tại trên cơ sởhợp đồng hợp tác liên doanh.

Hình thức này mang những đặc điểm như: Thành lập doanh nghiệp có tưcách pháp nhân mới Các bên cùng tham gia điều hành doanh nghiệp, chia lợinhuận và chịu rủi ro theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên Tuỳ theo qui định củamỗi nước mà mức góp có thể là góp vốn tối đa, hoặc là vốn tối thiểu vào vốnpháp định của chủ đầu tư nước ngoài.Quy định tối đa nhằm bảo vệ chủ quyềnquốc gia, dân tộc và do nước sở tại không ở trong tình trạng thiếu vốn, cònquy định tối thiểu nhằm mục đích thu hút càng nhiều vốn càng tốt Theo quyđịnh của Vịêt Nam, mức vốn góp tối thiểu của chủ đầu tư nước ngoài là 30%

Trang 6

vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh Ở Vịêt Nam hình thức liên doanhchiếm 49,1% số dự án và 66,1% số vốn đầu tư vào trong thời gian qua.

- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Doanhnghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp do chủ đầu tư nướcngoài đầu tư toàn bộ vốn để thành lập.

Hình thức này mang những đặc điểm như: Chủ đầu tư nước ngoài cóquyền điều hành toàn bộ doanh nghiệp theo quy định của pháp luật nước sởtại Doanh nghiệp hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của tổ chức cá nhân nướcngoài và do bên nước ngoài tự thành lập, quản lý và chịu trách nhiệm về kếtquả kinh doanh Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là một pháp nhân củanước nhận đầu tư Ở Vịêt Nam loại hình doanh nghiệp này chiếm 45,2% sốdự án và 23,65 số vốn đầu tư vào trong thời gian qua.

- Hình thức hợp đồng xây dựng- kinh doanh- chuyển giao (BOT )

Là văn bản kí kết giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của nước sở tạivới nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầngtrong một thời hạn nhất định Hết thời hạn, nhà đầu tư nước ngoài chuyểngiao không bồi hoàn hoặc bồi hoàn với một giá tượng trưng công trình đó chonước sở tại Chính phủ nước sở tại cùng với nhà đầu tư nước ngoài khai tháccông trình đó trong một thời gian nhất định để thu hồi vốn và đảm bảo có lãi.

Ngoài ra còn có hợp đồng BT.

Đây là văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước sở tại và nhà đầu tư nướcngoài về việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng Sau khi xây dựng xongnhà đầu tư nước ngoài sẽ chuyển giao cho nước sở tại Chính phủ nước sở tạitạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khác để thu hồi vốnđầu tư và có lợi nhuận hợp lý.

Mỗi hình thức đều có ưu và nhược điểm riêng Tuy nhiên để tận dụngđược vốn đầu tư từ nước ngoài thì Vịêt Nam áp dụng cùng một lúc nhiều hìnhthức đầu tư khác nhau Với Vịêt Nam cần khuyến khích hình thức liên doanhvì loại hình này đem lại chho Vịêt Nam kỹ thuật hiện đại, kinh nghiệm quản

Trang 7

lý tiên tiến đồng thời cho phép chúng ta tham gia điều hành doanh nghiệp.Bên cạnh đó cũng vẫn khuyến khích loại hình BOT, để nhằm nâng cao cơ sởhạ tầng của Vịêt Nam.

4 Các loại hình DN thực hiện ĐTTTRNN chủ yếu

- Các tập đoàn lớn, các TNCs của các nước đang phát triển

Các TNCs này tuy hầu hết mới thành lập nhưng với khả năng về vốnlớn, trình độ khoa học, kỹ thuật và công nghệ cao, có lực lượng lao động cótrình độ cao, mạng lưới sản xuất và kinh doanh trải rộng trên địa bàn nhiềuquốc gia nên hoàn toàn có thể cạnh tranh bình đẳng với các TNCs của cácnước phát triển trong đầu tư tại nước ngoài trên nhiều lĩnh vực Các TNCsnày có thể thực hiện đầu tư vào những dự án lớn những lĩnh vực đầu tư đòihỏi nhiều thời gian đầu tư và thu hồi vốn lâu dài, những lĩnh vực có rủi ro caonhưng lại mang đến lợi nhuận lớn, những lĩnh vực có sự cạnh tranh quyết liệtcủa các TNCs khác Đặc biệt là trong những lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng,khai thác dầu khí, điện, nước, tài chính, ngân hàng, vật liệu mới…Địa bàn đầutư của các TNCs này rất rộng lớn, bao gồm những lĩnh vực khác nhau trongthị trường các nước đang phát triển và cả trong thị trường các nước phát triển.Hình thức đầu tư cũng rất phong phú có thể bao gồm cả hình thức đầu tư xâydựng mới, đầu tư mở rộng, nâng cấp các doanh nghiệp có sẵn ở nước ngoài.Có thể dưới hình thức mua lại các doanh nghiệp, có thể dưới hình thức sátnhập các TNCs khác hay các doanh nghiệp lớn ở nước ngoài, hoặc đầu tưdưới hình thức cho thuê tài chính các tài sản, thiết bị công nghệ, hoặc mở chinhánh hay mở văn phòng đại diện ở nước ngoài… Do mạng lưới rất rộng lớn,mục tiêu đầu tư của các TNCs này có thể chú trọng vào khai thác thế mạnhcủa các quốc gia nhận đầu tư về nguồn nguyên vật liệu, về lao động rẻ, thịtrường tiêu thụ rộng lớn, hay vị trí địa lý và ảnh hưởng của các quốc gia đóvới nền kinh tế khu vực và nền kinh tế thế giới.

Trang 8

-Doanh nghiệp vừa và nhỏ của các nước đang phát triển.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ này với đặc tính là có vốn đầu tư nhỏ,khả năng thích ứng cao với biến động của môi trường, có thể tiến hành thửnghiệm và áp dụng một cách nhanh chóng các tiến bộ của KHCN mới, và đặcbiệt là có thể sản xuất những mặt hàng độc đáo, những sản phẩm truyềnthống, đáp ứng những đơn đặt hàng mang tính chất nhóm nhỏ nên loại hìnhdoanh nghiệp này cũng có những thế mạnh đầu tư ra nước ngoài, thậm chívào thị trường các nước đã phát triển.

Loại hình doanh nghiệp này mang nhiều những uu điểm của đầu tư trựctiếp ra nước ngoài đó là tìm được mặt hàng độc đáo, những lĩnh vực mà nhàđầu tư các nước và các TNCs không chú ý tới bởi số lượng tiêu thụ khônglớn, khó sản xuất hàng loạt, hay những lĩnh vực đòi hỏi những bí quyết kinhdoanh và công nghệ đặc biệt.

Trong điều kiện xu thế tiêu dùng và đặt hàng đơn lẻ sản phẩm và ý thứctiêu dùng gắn với môi trường và bảo vệ môi trường ở các nước công nghiệpphát triển ngày càng tăng cao thì vị thế và vai trò của các doanh nghiệp vừavà nhỏ trong đầu tư ra nước ngoài cũng được mở rộng, không chỉ ở các nướcđang phát triển và chậm phát triển mà còn thực hiện ở các nước đã phát triển.Các doanh nghiệp vừa và nhỏ không chỉ là những doanh nghiệp sản xuất cácbán thành phẩm, linh kiện, phụ kiện cung cấp cho các TNCs mà còn là nhữngđơn vị kinh doanh những mặt hàng độc lập, độc đáo, đáp ứng những nhu cầukhác nhau của thị trường tiêu dùng thế giới và có khả năng mang lại lợi nhuậntrong đầu tư lớn hơn nhiều so với hiệu quả đầu tư của các TNCs lớn

5 Những điều kiện cần thiết để các DN tiến hành hoạt động ĐTTTRNN

A Về phía doanh nghiệp

Khi thực hiện bất kỳ một hoạt động đầu tư nào, nhà đầu tư đều mongmuốn thu được một kết quả kinh doanh tốt nhất, cũng như vậy khi tham giavào hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thì nhà đầu tư cần phải xét xemhoạt động đầu tư của mình có thể mang lại hiệu quả hay không, có thể tồn tại

Trang 9

và phát triển trong điều kiện môi trường kinh doanh mới hay không, có thểkhai thác được những lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp một cách có lợinhất nhằm thu được lợi nhuận cao nhất hay không Như vậy, nhà đầu tư sẽxem xét xem doanh nghiệp có đáp ứng đủ những yêu cầu cần thiết sau haykhông:

- Trước hết các doanh nghiệp cần có tiềm lực tài chính mạnh :

Như chúng ta đã biết, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thực chất là 1 quátrình di chuyển vốn từ nước đầu tư tới nước nhận đầu tư Vốn đầu tư bao gồmcác nguồn lực tài chính và nguồn lực hiện vật để sử dụng trong quá trình sảnxuất kinh doanh, xây dựng thêm nhà máy mới, duy trì và mở rộng hoạt độngsản xuất kinh doanh Vốn là một yếu tố không thể thiếu đối với bất kì mộthoạt động đầu tư nào Do đó muốn cạnh tranh trên thị trường thì các doanhnghiệp phải đủ mạnh, nghĩa là phải có một nguồn vốn dồi dào, có đủ năng lựcthực hiện các hoạt động đầu tư nhằm thu được lợi nhuận.

- Các doanh nghiệp cần có KHCN có thể cạnh tranh trên thị trường nướcnhận đầu tư hoặc có bí quyết riêng trong sản xuất sản phẩm.

Cạnh tranh là 1 tất yếu trên thị trường, năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp thể hiện chủ yếu ở hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh ở hiệntại cũng như trong tương lai, các sản phẩm của doanh nghiệp tạo ra có khảnăng cạnh tranh cao, được người tiêu dùng chấp nhận và bảo đảm được thịtrường tiêu thụ, doanh nghiệp được tổ chức hợp lý, năng động, áp dụng côngnghệ tiên tiến, có đội ngũ cán bộ và công nhân có trình độ chuyên môn cao,có khả năng tiếp cận với các nguồn vốn cho việc đầu tư theo chiều rộng vàchiều sâu Để có thể thắng được đối thủ cạnh trạnh thì việc áp dụng nhiềuphương pháp quản lý mới nhằm rút gọn bộ máy, tái cấu trúc quá trình kinhdoanh, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động là cần thiết để xoá bỏnhững bất lợi Tuy nhiên những cải thiện đó chỉ giúp cho các doanh nghiệptồn tại trong cạnh tranh mà chưa đảm bảo chiến thắng trong cạnh tranh Muốncó thể đánh bại được đối thủ trong cạnh tranh thì các doanh nghiệp phải tạo ra

Trang 10

được lợi thế cạnh tranh cho mình và luôn thay đổi để tạo ra thị trường chứkhông chỉ tìm cách nâng cao thị phần, vượt qua những bất lợi Bấtkỳ mộtdoanh nghiệp nào cũng đều có khả năng cạnh tranh, chỉ khác nhau là ở mứcđộ mạnh hay yếu Theo quy luật tất yếu của thị trường thì doanh nghiệp nàocó khả năng cạnh tranh mạnh hơn thì doanh nghiệp đó sẽ chiến thắng khôngnhững ở thị trường trong nước mà cả ở ngoài nước Năng lực cạnh tranhmạnh mẽ bảo đảm cho doanh nghiệp có thể tồn tại và chiến thắng ở nơi màdoanh nghiệp tiến hành đầu tư sản xuất Như vậy khả năng cạnh tranh củadoanh nghiệp chính là điều kiện cần thiết cho doanh nghiệp tiến hành đầu tư ởbất cứ đâu Đối với các doanh nghiệp đến từ các nước đang phát triển, vớixuất phát điểm thấp, thiếu vốn, thiếu trình độ tổ chức quản lý, công nghệ chưacao,… thì cần có một chiến lược cạnh tranh hợp lý, tạo ra nội lực từ trongchính doanh nghiệp, như vậy mới có thể tiến hành hoạt động đầu tư ra nướcngoài

Đối với các nước đang phát triển như Vịêt Nam, trình độ KHCN khôngcao nên khi thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài một cách trực tiếp thìviệc sản xuất các sản phẩm truyền thống, các sản phẩm sử dụng bí quyết riêngtrong sản xuất là một giải pháp phù hợp và mang lại hiệu quả cao Như vậy dođặc điểm riêng có đó mà sản phẩm sẽ có tính cạnh tranh cao và dễ được chấpnhận trên thị trường bởi vì đó là những sản phẩm mang đậm nét truyền thốngcủa dân tộc, lạ và độc đáo

- Doanh nghiệp cần có nguồn nhân lực đủ năng lực quản lý, sản xuất kinhdoanh, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sản xuất kinh doanh.

Trong bất kỳ một hoạt động đầu tư nào, nhà đầu tư cũng đều mong muốncó một kết quả kinh doanh tốt nhất Và để có thể hoạt động đầu tư có hiệu quảthì nhân tố con người luôn đựoc đánh giá rất quan trọng Điều đó được thểhiện ở các yếu tố như trình độ chuyên môn, trình độ tổ chức quản lý, …Trongtiến trình hội nhập kinh tế hiện nay thì hoạt động đầu tư nước ngoài cũng từngbước đi vào chiều sâu trong cơ chế thị trường luôn nhiều biến động Vì vậy

Trang 11

cần thiết phải có một đội ngũ cán bộ tiếp nhận và hướng dẫn đầu tư có trìnhđộ năng lực sâu sát để phân tích tình hình, lựa chọn đối tác đầu tư đúng nhưmục tiêu đề ra Đặc bịêt điều quan trọng nhất trong đội ngũ lao động củadoanh nghiệp là những nhà quản lý và điều hành phải có trình độ hiểu biết,trước hết là ở lĩnh vực mà mình đang kinh doanh, biết khai thác triệt để mọinguồn lực trong doanh nghiệp và tận dụng mọi cơ hội đầu tư…Bên cạnh đóđội ngũ công nhân viên làm việc cho doanh nghiệp cũng phải có trình độ kỹthuật cao, tác phong làm việc công nghiệp… các thành viên trong doanhnghiệp phải biết đoàn kết đưa doanh nghiệp trở thành một lực lượng vữngmạnh trên thị trường Mặt khác do sự khác biệt về ngôn ngữ, khác biệt về vănhoá, tập quán, luật pháp mà các doanh nghiệp khi đầu tư ra nước ngoài phảinhận thức được sâu sắc về nhiều mặt, tính độc lập cao Và kỹ năng xử lý cáctình huống, nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực Trước khiđầu tư ra nước ngoài các doanh nghiệp cần phải xem xét kỹ trình độ của côngnhân viên rồi mới tiến hành hoạt động đưa họ ra nước ngoài, làm sao để họ cóthể thích ứng được với môi trường làm việc mới Có như vậy thì hoạt độngsản xuất kinh doanh mới có thể thành công, đem lại hiệu quả.

B Về nhà nước

- Tăng cường hoạt động thúc đẩy, hỗ trợ đầu tư trực tiếp ra nước ngoàicủa Nhà nước bằng các biện pháp như ban hành các quy chế khuyến khích, hỗtrợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện đầu tư ra nướcngoài

- Tăng cường hợp tác quốc tế với các nước trên thế giới về mọi mặt đểtạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện đầu tư ra nước ngoàimột cách thuận lợi hơn bằng việc ký kết các hiệp ước, các thoả thuận , camkết về hợp tác kinh tế giữa các nước Như Hiệp định đầu tư song phương giữaViệt Nam và Hoa Kỳ

Trang 12

Chương II Thực trạng ĐTTTRNN của các DN VN

1 Những cơ hội và thách thức đối với DN VN trong hoạt động ĐTTTRNN

- Việc gia nhập WTO

Ngày 7/11/2006 vừa qua, Vịêt Nam chính thức trở thành thành chính thứcthứ 150 của tổ chức WTO qua 11 năm và hơn 200 cuộc đàm phán Dù lâunhất, nhiều nhất trong các đàm phán giữa Việt Nam với các tổ chức quốc tế,nhưng chúng ta vẫn kiên trì cho mục đích gia nhập tổ chức thương mại này.Bởi đây thực sự là sân chơi lớn mang tính toàn cầu Sau khi gia nhập, ViệtNam sẽ tăng vị thế của mình trên trường quốc tế; có điều kiện chủ động thamgia chính sách thương mại toàn cầu; đồng thời tập trung xây dựng, điều chỉnhhệ thống luật pháp minh bạch, phù hợp xu thế chung, thu hút các nhà đầu tưtrong nước và ngoài nước

Việt Nam đang phấn đấu cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội côngbằng, dân chủ, văn minh Muốn đạt được điều này, kim ngạch xuất khẩu củachúng ta phải đạt 100 tỷ USD mỗi năm và kim ngạch nhập khẩu cũng tươngđương Hiện nay, xuất khẩu của chúng ta tăng tương đối nhanh, nhưng kimngạch mới đạt 32,5 tỷ USD và hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu đang bị phân biệtđối xử Gia nhập WTO, chúng ta sẽ được bình đẳng tham gia thị trường toàncầu để phát triển kinh tế, thương mại, thu hút đầu tư và hàng hóa, dịch vụ sẽkhông bị phân biệt đối xử, sẽ dỡ bỏ được nhiều rào cản và được hưởng nhữngưu đãi dành cho thành viên WTO Như vậy cơ hội đầu tư ra nước ngoài sẽđược mở rộng cửa đối với các doanh nghiệp Việt Nam.

- Kí kết hiệp định thương mại song phương với Mỹ

Hiệp định thương mại song phương Vịêt Nam- Hoa Kỳ có hiệu lực vàongày 10/12/2001, đã bình thường hóa quan hệ thương mại và đầu tư giữa VịêtNam và Hoà Kỳ Hiệp định đã mở ra thị trường Hoa Kỳ khổng lồ cho các nhàxuất khẩu Vịêt Nam trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng với các nước khác Cáccam kết toàn diện trong hiệp định sẽ không những thức đẩy thươg mại 2 chiều

Trang 13

giữa 2 nước mà còn tăng thêm tính hấp dẫn của môi trường đầu tư tại VịêtNam đối với các nhà đầu tư Hoa Kỳ và các nước khác.

Sau khi hiệp định thương mại có hiệu lực, 1 số nhà đầu tư như công tybánh kẹo Kinh Đô đã đầu tư vào thị trường Hoa Kỳ Tuy nhiên tỷ trọng vốnđầu tư thực hiện của Vịêt Nam tại Hoa Kỳ chỉ chiếm gần 1% tổng đầu tư thựchiện ra nước ngoài của Vịêt Nam, và vốn đăng ký chỉ chiếm 3% trong tổng sốvốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài của Vịêt Nam Như vậy thực tế cho thấyviệc đầu tư vào Hoa Kỳ của các doanh nghiệp Vịêt Nam còn rất ít, chưa đángkể.

Trong khi, đầu tư vào Hoa Kỳ là 1 trong những cách để thâm nhập vàothị trường Hoa Kỳ và các doanh nghiệp Vịêt Nam có thể tận dụng thêm cơ hộiđầu tư tại nước này Con số thống kê cho thấy dường như các doanh nghiệpVịêt Nam chưa tận dụng hết các cơ hội đầu tư mà mới chỉ tận dụng cơ hộixuất khẩu sang Hoa Kỳ Nhìn chung thị trường Hoa Kỳ là thị trường lớn vàviệc thực hiện đầu tư tại Hoa Kỳ sẽ giúp doanh nghiệp Vịêt Nam tạo thế đứngvững chắc trên thị trường này Kinh nghiệm của các nước khác đã chỉ rõ điềunày Như hãng Honda của Nhật Bản đã đầu tư rất nhiều vào các nhà máy lớnở Hoa Kỳ để không chỉ xuất khẩu xe hơi sang Hoa Kỳ mà còn coi đây là 1trung tâm sản xuất của mình phục vụ cho thị trường Hoa Kỳ và các nướckhác 1 ví dụ khác mà các doanh nghiệp Vịêt Nam có thể học hỏi , đó làtrường hợp hãng Haier của trung Quốc Hãng này đã coi đầu tư vào Hoa Kỳlà 1 cách làm có hiệu quả để củng cố vị thế của hãng tại Hoa Kỳ và là cách đểtránh các vụ kiện bán phá giá Do đó các doanh nghiệp Vịêt Nam cần tìm hiểukỹ hơn cơ hội đầu tư vào Hoa Kỳ theo cam kết của hiệp định.

Trang 14

khích nhằm kêu gọi vốn đầu tư từ bên ngoài Điều kiện đó đã mở ra cho cácdoanh nghiệp Vịêt Nam cơ hội nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng việc đầutư vào những nơi có khả năng mang lại tỷ suất lợi nhuận cao Điểm đến củađầu tư không bị bó hẹp trong khuôn khổ địa lý một quốc gia mà được mởrộng ra các nước trong khu vực cũng như trên toàn thế giới

- Các doanh nghiệp Vịêt Nam có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ.Hoạt động thương mại là một trong những bước cơ bản đầu tiên trong lộtrình xâm nhập thị trường nước ngoài, nhưng để thực sự tồn tại lâu dài tại thịtruơng các nước trên thế giới, doanh nghiệp nhất thiết phải thành lập các chinhánh ở nước ngoài thông qua các hình thức như doanh nghiệp liên doanhhay doanh nghiệp 100% vốn Đây chính là kinh nghiệm thành công và lớnmạnh của các công ty xuyên quốc gia trên thế giới.

Vịêt Nam đang trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, cácsản phẩm của Vịêt Nam bước đầu nhận được sự đánh giá khá cao của ngườitiêu dùng nước ngoài Nhưng trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắtnhư hiện nay, cùng với việc các quốc gia đặc biệt là các nước phát triểnthường sủ dụng những biện pháp thương mại rất tinh vi để hạn chế khả nângxâm nhập của hàng hoá nước ngoài vào thị trường nước họ, thì đầu tư trựctiếp ra nước ngoài trở thành hoạt động kinh tế hữu ích giúp cho các doanhnghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ, tạo thế vững chắc và bổ sung cho sự pháttriển của các chi nhánh và công ty mẹ ở trong nước.

- Doanh nghiệp Vịêt Nam có điều kiện khai thác các nguồn lực sảnxuất của nước ngoài để từ đó phát huy được lợi thế so sánh của nước mình.

Thực tế cho thấy rằng, mỗi quốc gia đều có những nguồn lực sản xuấtnhất định và tổng nguồn lực là hữu hạn Đây chính là một nguyên nhân cơbản khiến cho doanh nghiệp của quốc gia tìm kiếm cơ hội đầu tư ở quốc giakhác nhằm khai thác nguồn lực của nước đó để phát triển Đồng thời cùng vớiquá trình khai thác là việc phát huy thế mạnh của mỗi doanh nghiệp Những

Trang 15

lợi thế sẽ không đem lại lơị nhuận một khi chúng không được triển khai trongthực tiễn.

- Các doanh nghiệp Vịêt Nam có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với các thịtrường quốc tế về vốn, máy móc thiết bị, KHCN, từ đó có điều kiện tiếp thucông nghệ mới, hiện đại hơn, có điều kiện đổi mới cơ cấu sản xuất của doanhnghiệp.

- Các doanh nghiệp Vịêt Nam có điều kiện tiếp thu kinh nghiệm quản lýtiên tiến, nâng cao trình độ tổ chức, quản lý sản xuất, nâng cao hiểu biết vềluật pháp và ý thức chấp hành luật pháp, nâng cao khả năng cạnh tranh côngbằng trên trường quốc tế và cả ở trong nước.

B Những thách thức.

Trở thành thành viên của tổ chức WTO, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ córất nhiều cơ hội mới để phát triển sản xuất Tuy nhiên, bên cạnh đó cho cácdoanh nghiệp Việt Nam cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức.

Muốn có thị trường toàn cầu thì Việt Nam cũng phải mở cửa thị trườngnội địa cho các nước Đây là thách thức trước tiên, bởi cả nước đang có sốlượng rất đông, hơn 230.000 doanh nghiệp, nhưng phần lớn là vừa và nhỏ,năng lực cạnh tranh kém Khi mở cửa hội nhập, vấn đề cạnh tranh giànhnguồn lực con người sẽ diễn ra khốc liệt Tuy nhiên, các doanh nghiệp ViệtNam khá năng động và chuyển động rất nhanh khi môi trường kinh doanhthay đổi Vượt qua được thách thức của sự cạnh tranh, Việt Nam sẽ tạo đượcmôi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng Những doanh nghiệp nào trướcđây dựa dẫm vào sự hỗ trợ, ưu đãi của chính sách thì nay buộc phải vươn lên,tự đứng bằng hai chân của mình

Các doanh nghiệp nước ngoài vào hoạt động ở Việt Nam sẽ dùnglương, dùng các chính sách ưu đãi để thu hút lao động, nhất là lao động cónăng lực về làm việc cho mình Thách thức này đòi hỏi các doanh nghiệptrong nước phải có chiến lược đào tạo, có cơ chế phù hợp nhằm “chiêu hiềnđãi sĩ”, để giữ lao động Đồng thời, phải có những đổi mới trong cách quản lý.

Trang 16

Xu thế hiện nay, Nhà nước tập trung quản lý ở tầm vĩ mô, xây dựng hệ thốngpháp luật, chính sách và kiểm tra việc thực hiện luật, chính sách đó; chuyểnquyền quản lý trực tiếp cho các hiệp hội ngành hàng, tạo điều kiện bảo vệđược ngành hàng và hợp tác liên kết cùng phát triển Thực tế đã cho thấy, khichúng ta chuyển quản lý trực tiếp việc xuất khẩu gạo cho hiệp hội thực hiệnđã tạo điều kiện để mọi thành phần đều có thể xuất khẩu gạo, thông qua sựquản lý của hiệp hội Xu thế này tạo nên sự hợp tác, liên kết rất quan trọng -liên kết với nhau để tạo sức mạnh cho nhau và cùng phát triển

Nếu biết và quyết tâm vượt qua tất cả những thách thức thì chúng ta sẽphát triển Nhiều người cho rằng, thách thức cũng là cơ hội mới, cuộc sốngkhông có thử thách thì không còn là cuộc sống Gia nhập WTO đem lại chochúng ta nhiều cơ hội và nhiều thách thức Có tận dụng được cơ hội, có vượtqua đựơc thách thức, biến thách thức thành cơ hội hay không hoàn toàn do sựđổi mới trong nhận thức cũng như hành động của các cấp, các ngành, do sựnăng động của từng doanh nghiệp Nhà nước mở cửa, có chính sách thu hútđầu tư, nhưng các địa phương và các doanh nghiệp không tha thiết thu hút đầutư, thì chúng ta cũng không thể đạt mục tiêu đề ra

Bản thân việc gia nhập WTO không làm Việt Nam giàu lên hay nghèođi mà chỉ là tạo cơ hội Chúng ta tranh thủ được cơ hội thì sẽ phát triển, vượtqua đựơc thách thức thì sẽ tạo thêm cơ hội mới Bởi vậy, đòi hỏi sự cố gắngcủa tất cả các bộ, ngành, các địa phương, nhất là sự lao động sáng tạo, liên kếtchặt chẽ giữa các doanh nghiệp Việt Nam, tạo sức mạnh nội lực lớn hơn đểphát triển nhanh hơn, bền vững hơn , Tuy nhiên doanh nghiệp Việt Nam còngặp phải nhiều thách thức lớn khi thực hiên hoạt động đầu tư trực tiếp ra nướcngoài.

- Tiềm lực tài chính của đại đa số các doanh nghiệp Vịêt Nam còn yếuTheo kết quả điều tra về doanh nghiệp được tổng cục thống kê công bố,tính đến cuối năm 2003, cả nước có khoảng 72.016 doanh nghiệp, với tổnglượng vốn đầu tư là 1.709 nghìn tỷ đồng, trung bình quy mô vốn đầu tư của 1

Trang 17

doanh nghiệp đạt 23,73 tỷ đồng, như vậy quy mô là rất nhỏ Tiềm lực tàichính yếu là nguyên nhân chính làm lượng vốn đầu tư ra nước ngoài của cácdoanh nghiệp Vịêt Nam chưa cao, nên sức cạnh tranh của các dự án này thấphơn nhiều so với doanh nghiệp bản địa, cũng như doanh nghiệp đến từ cácquốc gia khác Tiềm lực tài chính yếu làm cho các doanh nghiệp chưa xâydựng được chiến lược kinh doanh dài hạn Đa phần các dự án triển khai ởnước ngoài hiện nay còn mang tính chất thăm dò, thời gian thực hiện dự ánngắn Nhiều dự án đã được bên nước ngoài cấp giấy phép nhưng không đượctriển khai do phía Vịêt Nam chưa tìm được nguồn vốn thực hiện.

- Các doanh nghiệp Vịêt Nam còn thiếu kinh nghiệm đầu tư ra nướcngoài

Vịêt Nam bắt đầu chính thức cho phép các doanh nghiệp đầu tư ra nướcngoài kể từ năm 1999, nhưng hoạt động này mới được quan tâm đến trongvòng 2, 3 năm trở lại đây và trên thực tế có rất ít các biện pháp của nhà nướckhuyến khích cho hoạt động này Trong khi đó một số nước trong khu vựcnhư Singapore, Thailand, Malaysia lại khuyến khích các doanh nghiệp nướcmình đầu tư ra nước ngoài từ cuối thập kỷ 80 của thế kỷ 20 Vì vậy doanhnghiệp các quốc gia đó đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm kinh doanh quốctế và hiện đang là chủ đầu tư lớn của khu vực Việc thiếu kinh nghiệm trongtriển khai dự án ở nước ngoài khiến cho các nhà đầu tư Vịêt Nam lúng túngvà gặp nhiều khó khăn.

- Năng lực cạnh tranh tổng hợp cả các doanh nghiệp Vịêt Nam còn thấpkhiến khả năng đầu tư ra nước ngoài chưa cao.

Ngoài tiềm lực tài chính yếu, doanh nghiệp Vịêt Nam còn bộc lộ một sốhạn chế như mức độ áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất chưa cao, hệthống đại lý phân phối sản phẩm mỏng, chưa tạo dựng được thương hiệu códanh tiếng… nhũng tồn tại này.khiến khả năng cạnh tranh của các doanhnghiệp Vịêt Nam xét về tổng thể được các tổ chức quốc tế đánh giá khôngcao Năng lực cạnh tranh yếu kém của doanh nghiệp là nguyên nhân chính

Trang 18

khiến năng lực cạnh tranh tổng thể của nền kinh tế Vịêt Nam thấp Theo côngbố của diễn đàn kinh tế thế giới, năng lực cạnh tranhh của cả nền kinh tế VịêtNam đứng ở thứ hạng thấp và thiếu ổn định, năm 2000 là thứ 53/59, năm2001 là 62/75, năm 2002 là 65/80 Năng lực cạnh tranh thấp khiến cho hiệuquả kinh doanh cuả doanh nghiệp Vịêt Nam cả trong và ngoài nước chưa cao.

2 Cơ chế chính sách khuyến khích ĐTTTRNN của Vịêt Nam

Trong quá trình hội nhập kinh tế hiện nay, thì các quốc gia đều phảiquan tâm đến hoạt động đầu tư Tuy nhiên với các nước đang phát triển trongđó có Vịêt Nam thì vấn đề quan tâm là làm sao có thể thu hút được nhiều vốnđầu tư nước ngoài nhất và ít quan tâm hỗ trợ đến vốn đầu tư ra Trong khi đóthực tiễn chứng tỏ rằng hoạt động đầu tư ra nước ngoài càng tăng thì thịtrường sản xuất kinh doanh càng được mở rộng, cơ hội kinh doanh càng tăngvà làm động lực cho nền kinh tế trong nước phát triển Do đó ở Vịêt Nam, tưduy về hoạt động đầu tư ra nước ngoài ngày càng thay đổi theo hướng ngàycàng hợp lý hơn, đánh giá đúng mức hơn tầm quan trọng của hoạt động đầu tưra nước ngoài, điều đó được thể hiện qua đường lối chính sách và các biệnpháp hỗ trợ từ phía nhà nước.

Trước hết là ảnh hưởng của các chính sách kinh tế vĩ mô đến hoạt độngđầu tư trực tiếp ra nước ngoài Bao gồm các chính sách như: chính sách tàichính- tiền tệ, chính sách xuất nhập khẩu và quản lý ngoại hối… các chínhsách này liên quan trực tiếp đến hiệu quả hoạt động đầu tư, nếu các nhà đầu tưnhận thấy rằng đầu tư trong nước mang lại nhiều hiệu quả hơn so với đầu tưra nước ngoài thì các nhà đầu tư sẽ không thực hiện hoạt động đầu tư ra nướcngoài nữa, mà thay vào đó sẽ tập trung đầu tư trong nước, khả năng xuất khẩu, khả năng nhập khẩu cũng ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động đầu tư củadoanh nghiệp Sự thay đổi các chính sách tài chính - tiền tệ từ thắt chặt sangnới lỏng hoặc ngược lại sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả đầu tư của cácdoanh nghiệp Khi chuyển chính sách thắt chặt tiền tệ- nới lỏng tài chính sangchính sách nới lỏng tiền tệ - thắt chặt tài chính sẽ làm cho mức lãi suất thực tế

Trang 19

giảm, do đó làm cho đầu tư trong nước trở nên khó khăn hơn và do đó sẽkhuyến khích đầu tư ra nước ngoài Mặt khác sự thay đổi chính sách tài chính-tiền tệ có ảnh hưởng đến lạm phát, qua đó tác động làm giảm đầu tư ra nướcngoài Khi lạm phát cao, đồng nội tệ bị mất giá so với đồng ngoại tệ, như vậycùng 1 đồng tiền ở trong nước sẽ mua được ít dịch vụ hơn ở nước ngoài và dođó đầu tư ra nước ngoài sẽ hạn chế và ngược lại.

3 Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài các doanh nghiệp ViệtNam thời gian qua

A Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp giấy phép năm 1989 - 2005

Đơn vị: triệu USD

Số DAĐTRN

Số DAFDI

Số VốnFDI

Tỷ trọngVĐTRNN

(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Qua bảng số liệu về tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của ViệtNam trong những năm qua, chúng ta thấy hoạt động đầu tư trực tiếp nướcngoài ngày càng có xu hướng gia tăng cả về số dự án đầu tư và qui mô vốn

Trang 20

đầu tư Năm 2005 số dự án đầu tư ra nước ngoài nhiều nhất trong nhữngnămqua là 37 dự án, và cũng chiếm nhiều số vốn đăng ký nhất là 368.5 triệuUSD, tiếp đến là năm 2003, có 26 dự án được cấp giấy phép đầu tư ở nướcngoài, với số vốn là 28.2 triệu USD, năm 2004 với 17 dự án, với số vốn đầutư đăng kí là 11.6 triệu USD Như vậy, trong mấy năm gần đây tình hình đầutư ra nước ngoài ngày càng gia tăng cả về số lượng dự án lẫn qui mô vốn đầutư cho dự án Bên cạnh đó, Việt Nam cũng ngày càng thu hút được nhiều vốnđầu tư trực tiếp nước ngoài, số dự án đầu tư và số vốn đầu tư FDI gia tăngtheo từng năm Cụ thể là năm1989 mới chỉ có 67 dự án FDI vào Việt Nam vớisố vốn là 525.5 triệu USD, nhưng đến năm sau ( năm 1990) Việt Nam đã thuhút được 107 dự án với số vốn đầu tư là 735 triệu USD, và đến năm 1999 sốdự án FDI vào Việt Nam là 327 dự án vói số vốn đăng ký là 2565.4 triệuUSD Như vậy sau 10 năm, số dự án FDI vào Việt Nam đã tăng gấp 5 lần vàquy mô vốn tăng gần 5 lần Cho ta thấy sự gia tăng mạnh mẽ của dòng đầu tưtrực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam và hiệu quả từ các chính sách thu hútvốn mà Nhà nước ta đã thực hiện trong những năm vừa qua, từ đó mà ViệtNam ngày càng trở thành điểm đến cho các nhà đầu tư trên thế giới.Tuynhiên, qua đó ta cũng thấy được tương quan giữa dòng vốn đầu tư ra của cácnhà đầu tư Việt Nam so với dòng FDI của các nhà đầu tư nước ngoài vào ViệtNam có sự chênh lệch rất lớn.

Năm 1989, trong tổng số 526.1 triệu USD vốn đầu tư ra và vào Việt Nam, thìvốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam là 0.6 triệu USD, chiếm 0.144% trongtổng số vốn đầu tư ra và vào Việt Nam Năm 1999, vốn đầu tư ra nước ngoàichiếm 0.477% tổng vốn đầu tư.Và gần đây, năm 2005, vốn đầu tư ra nướcngoài chiếm 5.122% tổng số vốn đầu tư Qua đó ta thấy vốn đầu tư ra nướcngoài của Việt Nam là quá nhỏ so với số vốn nước ngoài đầu tư vào ViệtNam Điều này có thể giải thích là do hoạt động đầu tư ra nước ngoài ở ViệtNam còn quá mới, kinh nghiệm hoạt động đầu tư quốc tế hầu như còn ít, tiềmlực kinh tế, khoa học công nghệ , trình độ quản lý của các doanh nghiệp

Ngày đăng: 29/11/2012, 10:36

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

3 Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài các doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua - Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam
3 Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài các doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua (Trang 19)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w