LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TP HÒ CHÍ MINH
HỘI KHOA HỌC LỊCH SỬ TP HÒ CHÍ MINH kt*%& GS.TS Võ Văn Sen (Chủ biên) NAM BO (Tap XII)
Trang 3MUC LUC
LOL NOT Dd LL, da re cdgeng vii
NHUNG VAN DE LICH SU’ - VAN HOA SAI GON _ THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH
- HOẠT ĐỘNG CỦA CHG VA CANG THI CU LAO PHO, SAI GON - BEN NGHE TREN VUNG DAT
DONG NAM BO (THE KY XVII-DAU THE KY MD Je 1
Nguyễn Đức Hòa
- LƯỢC KHẢO BỨC TRANH THƯƠNG MẠI SÀI
GÒN THẾ EE // ÀÀé 37
Nguyễn Thanh Ti uyên
VÉ NHỮNG CHOE GOM TRUNG QUOC THOI THANH THE KY XVII-XVIII XUAT KHAU SANG
VIỆT NAM TẠI BẢO TÀNG LỊCH SỬ TP HCM 75
Nguyễn Khắc Xuân Thi
NHỮNG BỨC HOÀNH PHI MANG DẤU ÂN
TRIEU NGUYÊN TẠI THÀNH HỖ CHÍ MINH 90
Nguyễn Hữu Lộc
- DI SẢN VĂN HÓA ĐÔ THỊ SÀI GÒN — TP HO CHi MINH QUAN DIEM, CONG CU BAO TON
VA PHAT HOY: GIATRIGO BQRaAN AG Wat 107 -
Nguyễn Thi Hau :
ĐẢNG BỘ SÀI GÒN —- CHỢ LON — GIA ĐỊNH VỚI
NEN GIAO DUC KHANG CHIEN (1945 — 1948) 133
Lé Ting Lam
TU XỨ CỦ CHI ĐÉN ĐÁT THÁNH ĐỊA ĐẠO 149
Nguyễn San Hà
Trang 48 PHAT TRIEN THANH PHO HO CHi MINH NHIN
TỪ BÀI HOCSNN nron: ẻ 166
Vo Van Sen — V6 Phitc Toàn
9 THANH PHO HO CHI MINH PHAT TRIEN DU LICH
BEN VUNG TRONG THOI KY TOAN CAU HOA 193
Dang Hoang Lan
10 MOT SO GIAI PHAP PHAT HUY GIA TRI VAN
HOA DU LICH TAI THANH PHO HO CHI MINH 208
Tạ Duy Linh, Dương Đức Minh
11 KHAI THÁC ĐỜI SÓNG DÂN GIAN Ở BAO TẢNG (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP TRƯNG BÀY NGHE THỦ CÔNG TRUYÊN THÓNG Ở
BAO TANG THÀNH PHÓ HỎ CHÍ MINH]) 234
Phạm Lan Hương - Lưu Thu Huyền
12 TÍN NGƯỠNG THỜ THÂN TÀI TRONG CÁC HỘI QUÁN CỦA NGƯỜI HOA Ở THÀNH PHÓ
HỖ CHỮ MINESE LTD, /ÁI 22.3 251
Nguyễn Thái Hòa
NHUNG VAN DE LICH SU - VAN HOA NAM BO 13 KIỀN TRÚC VÀ TƯỢNG TRONG THÁP, CHÙA VIỆT
NAM (TIEP CAN KHAO CO HOC PHAT GIÁO) Lục „271
Đặng Văn Thắng
14 DẦU ẤN VĂN HÓA ÁN ĐỘ TRONG ĐỜI SÓNG CƯ DÂN VĂN HÓA OC EO — NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP KHU DI TÍCH GÒ THÁP (TỈNH
Or << 302
Võ Thị liưỳnh Như _
15 SỰ GIAO LƯU VÀ TIẾP BIẾN VĂN HÓA GIỮA VĂN HÓA THỜI KỲ GUPTA Ở ÁN ĐỘ VÀ VĂN
HÓA ÓC EO Ở ĐÔNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 318
Trang 5
aaa
16 NHUNG PHAT HIEN MOI VE KHAO CO HOC
TAI XA LONG SON (THANH PHO VUNG TAU) 333 _ Nguyễn Văn Tâm
17 VE NHUNG CHIEC BUA HO MENH
“APRAMADA” CUA CƯ DÂN NAM BỘ CÔ 351
Nguyễn Thị Huỳnh Như
18 MỘT PHÉ TÍCH THÀNH CÔ MANG PHONG
CÁCH VAUBAN ĐƯỢC PHÁT HIỆN Ở ĐÔNG
BĂNG RÔNG GUUUÔNG MAMTA 1 L004À064c cseeeeee- 361 Nguyễn Hữu Hiéu
19 QUAN TI IỦ ĐẠO ĐÔNG KHAUTU THE KY
XVIH ĐÉNGIỮA THÊKÝ XDPK.s- - 370 Nguyễn Thanh Thuận
DO IRATE VEL THỌ 22 2v meesyrrynenssesn= 383
Lam Quang Hién
21 BÒN BINH HAY BÙNG BINH? - 398
Nguyễn Thanh Lợi
22_ DI DÂN ĐẾN VÙNG ĐẤT MOI TAY NAM BO
NHIÌN TỪ GÓC ĐỘ NGƯỜI VIỆT VÀ NGƯỜI HOA 409
Đổ Kim Trường
23 HUẾ TRONG TÂM THUC NAM BO HAY LA -
KT 111 do ảanannayxrawerkr=—==e 429
Lê Công Lý
24 VAI TRÒ CỦA BÁO CHÍ QUỐC NGỮ TRONG ĐỜI SÓNG VĂN HÓA XÃ HỘI NAM BỘ ĐẦU
THẺ KH sien Ad - 449
Nguyễn Thị Trúc Bạch | |
25 CAU DOI HAN NOM O NAM BO - NHUNG LOI
NGOI CA BAT DIET (T RUONG HOP TINH | DONG THAP, AN GIANG, T IÈN GIANG, ) 466
Trang 626 Zt 28 2a 30 1M 32 oo, xI
Nguyễn Đông Triều
SỰ XÁC LẬP MẪU HÌNH NHÀ VĂN MỚI:
NHÌN TỪ KHU VỰC NAM BỘ SH 490
Phan Mạnh Hùng |
“MOT BAU TAM SỰ”- MỘT CÁI NHÌN THỜI
CUỘC VÀ THÁI ĐỘ CỦA TRÀN HUY LIỆU 521
Hườnh Bá Lộc
MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MIỄN
NAM VIỆT NAM TRONG SÁCH LƯỢC TẬP HỢP LỰC LƯỢNG CHÓNG MỸ VÀ CHÍNH QUYEN SAI GON CUA DANG CONG SAN
VIET NAM ouocccccssescssssecesecsssessecssesssessecssscsessssssesseseeseseeeeceseee 527
Nguyễn Thanh Tiến
MIEN NAM VIỆT NAM NĂM 1965 QUA GÓC
NHIN CUA MỘT NHÀ BÁO THỎ NHĨ KỲ 541
Lu Vi An
DAC DIEM CUA CHIEN TRANH BAO VE TO
QUỐC Ở BIÊN GIỚI TÂY NAM co 553 Ha Minh Hong
NHIN LAI CHIEN TRANH BAO VE BIEN GIOI TAY NAM: CUOC CHIEN TRANH BAT BUOC
CUA VIỆT NAM NĂM 1979 HH 11 re 567
Trân Hùng Minh Phươn ợ
ĐA VĂN HÓA TRONG CÁC CƠ SỞ TÍN
NGƯỠNG CỦA NGƯỜI HOA Ở TRÀ VINH 582
Trân Hồng Liên
NHAT KY DIEN DA VE CAC CO SO TIN
NGƯỠNG - TÔN GIÁO HUYỆN CHÂU
THẢNH, TĨNH TRÀ VINH 222 2s Sz22cszcEsvEsse 592
Trang 734 VAN HOA SÔNG NƯỚC Ở NAM BỘ NHIN TU
KHA O.COM C ch recanrdrechiepertyer MORN Sec cugealfaeessevernsen 613
Nguyễn Thị Hậu |
35 TIN NGUONG NU THAN MARIAMMAN TRONG
DÒNG CHẢY VĂN HÓA CƯ DÂN NAM BỘ 628
Phan Anh Tu
36 BẢO TÒN VÀ PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HOA TRUYEN THONG CUA CONG DONG
NGƯỜI HOA Ở BÌNH DƯƠNG -2-s-s+zzs+ezs2 642
Dao Vinh Hop, Vo Thi Anh Tuyét
37 CUNG VIEC LE O LONG AN, MOT TAM LONG
SON - MỘT NGHI THỨC ĐỊẸP - se xe 2+ 665
Vương Thụ Hồng
38 VAN HOA CONG DONG “TOT ĐỜI ĐẸP ĐẠO” CUA DAN CU VIET VUNG TAY NAM BO
TRONG SINH HOAT TON GIAO TIN NGUONG 684
Pham Thi Hué
39 TAI LIEU LUU TRU PHUC VU NGHIEN CUU
NAM BO DAT VA NGUOL .eccsscsssescsssccecssecssseenecseecsecesceses 697
Phan Dinh Nham
~ 40 PHAT TRIEN MO HINH HOP TAC XA NONG _—_ NGHIỆP KIEU MOI O VUNG DONG BANG |
SONG CUU LONG uueecccccecscsessecssesssecssessecsssssessssensensssseeseesees 718
Huynh Thi Gam, Vo Hitu Ngọc
41 ĐÀO TẠO NGUỎN NHÂN LỰC TẠI NAM BỘ TỪ VIỆC PHÁT TRIÊN CÁC ĐẠI HỌC NGOÀI
CƠNG LLẬP 2-6 ©+EEEEEESEEEsEEErEEerrkzerzrrreee 730
Ngun Thị Hồng Cúc
42 MOT NEN MONG CAU TRUC VUNG CHẮC
CỦA MỖI GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ VĂN HÓA 744
Nguyễn Thanh Bên
Trang 843 AUSTRALIA VOI VAN DE BIEN DONG 756
Nguyễn Cảnh Huệ
44 TRÀO LƯU VĂN HÓA ÁN ĐỘ Ở NAM BỘ ch 783
Lê Thị Sinh Hiên, Lý Vũ Nhật Tú |
45 XU NHAT BAN 6 NAM BO XUA HIẾNV TP 812
Lê Ngọc Quốc
TÀI LIỆU THAM KHẢO 52s szz.rzzcerrzco 835
Trang 9TRÀO LƯU VĂN HÓA ẤN DO
Ở NAM BỘ
Lê Thị Sinh Hiền * - Lý Vñ Nhật Tú”
1 Giới thiệu
Nền văn hóa Ấn Độ đặc sắc và phát triển rực rỡ được cho là
đã có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều quốc gia và khu vực trên
thé giới, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam
Việc làn sóng văn hóa Ấn Độ thâm nhập vào nên văn hóa Việt
Nam là một quá trình lịch sử liên tục lại vừa âm ỉ và có khởi
nguồn từ rất sớm, có thể nói từ những thế kỷ đầu Công nguyên
Trào lưu văn hóa Án (Indian Cultural Wave) nhu phim anh
(Bollywood), âm nhạc (Indian dance, Belly dance), yoga, âm thực, tín ngưỡng tôn giáo, thịnh hành ở Việt Nam trong một
thời gian khá dài và hiện nay tiếp tục khởi sắc Bên cạnh đó,
xuất hiện thêm những dạng thức quan tâm mới (du lịch hành
hương về đất Phật, tham quan các thánh tích, điển tích, dược phẩm, ) Việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập về tiếng Pali, Sanskrit, Hindi va An Độ học, các bộ môn, các viện nghiên cứu
về Án Độ có sự thu hút riêng và phát triển rằm rộ
Trong bối cảnh hội nhập toàn câu trên tất cả các lĩnh vuc va sự phát triển mạnh mẽ của mối quan hệ Việt - An, nhu cau tim hiểu và nghiên cứu về tính da diện của môi quan hệ song phương này đang ngày cảng tăng Trong số đó, khía cạnh văn hóa của mối quan hệ Việt - Ấn thu hút sự quan tâm của cả giới học thuật và công chúng nói chung
Trang 10phan tich nhitng khia cạnh biểu hiện của nó trong quá trình trao
đổi tương tác giữa cộng đồng người Ấn và người Việt ở Nam
Bộ, xem xét các nguyên nhân để lý giải cho hiện tượng trên cũng như phân tích các chính sách mà chính phủ Ấn Độ đã vận dụng dễ phổ biến văn hóa của họ ra thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng
Sử dụng giả thuyết của ltamar Even Zohar để lý giải hiện tượng trào lưu văn hóa Ấn ở một số thành tố văn hóa chọn lọc như tín ngưỡng tôn giáo, trang phục, âm thực, phim ảnh (Bollywood) và kinh tế xã hội, bài viết đưa ra những phân tích
sơ khởi về tính chất của trào lưu văn hóa Ấn ở Nam Bộ và
những ảnh hưởng của nó đối với nền văn hóa Trống Đồng
Thông qua việc phân tích những thành tố trên, bài viết lập
luận rằng thay vì bị hút vào văn hóa Việt Nam hay nói cách khác
là bị đồng hóa, văn hóa Ấn ở Nam Bộ vẫn giữ được những nét
văn hóa rất riêng và đặc trưng của mình Người Việt đã tích cực
tiếp nhận những yêu tố văn hóa có nguồn gốc từ Ân Độ như một phần trong đời sống văn hóa của mình Có thể nói, những nét văn hóa Án Độ đã hòa quyện vào tổng thể văn hóa Việt và góp phần vào bức tranh đa dạng văn hóa ở miền Nam Việt Nam 2 Quá trình hình thành và phát triển của trào lưu văn hóa Án ở Nam Bộ
2.1 Khái niệm “Trào lưu văn hóa An” (Indian Wave/Trend) Fons Trompenaars, Charles Hampen-Turner (2006) cho rang: “Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, trong cái đại dương dậy sóng từ những giao thoa về văn hóa, khi các dân tộc đang ngày càng ràng buộc, gắn bó với nhau, thì các tổ chức và cả những đơn vị kinh doanh đều phải chịu áp lực ngày càng lớn của những dòng chảy biến động văn hóa và hội nhập,
thì cả những tập đoàn hùng mạnh đến những công ty nhỏ bé đều
phải đứng trước những thách thức xây dựng văn hóa riêng phù
hợp với tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu của công ty mình” (tr.5) 784
Trang 11Thuật ngữ “làn sóng văn hóa” (Cultural Wave) là khái niệm được Fons Tropmenaars (Giám đốc điều hành Tập đoàn Quản lý
Tri tué Trompenaars Hampen-Tumer) và Charles Hampen
Turner (Chuyén gia cé van hang dau cla DBA, Harvard) dua ra lần đầu tién vao nim 1998 trong quyén sach Riding the Waves of Culture (Chinh phuc cdc lan séng van hda) nham ly giai va trinh bay cách thức giúp các doanh nghiệp đối phó với những vẫn đề về văn hóa trong quá trình hội nhập và phát triển
Chúng ta cũng bắt gặp thuật ngữ “Hallyu” (Làn sóng Hàn
Quốc) trong quyên sách 7he birth oƒ Korean cool (Giải mã Hàn
Quốc sành điệu) của tác giả Euny Hong, xuất bản năm 2014 tại Mỹ Trong đó, tác giả đã giải thích khá đầy du vé lich str phat |
triển của Hàn Quốc từ sau chiến tranh Triều Tiên, những bí mật
trong văn hóa Hàn Quốc và chìa khóa của “Kỳ tích sông Hàn”
(The Han’s Miracle) (Nguyễn Hoàng Ánh 2015, tr.8) Làn sóng
Hàn Quốc “Hallyu” được dùng để chỉ trào lưu văn hóa Hàn như
phim ảnh, âm nhạc, trang phục, ầm thực, mỹ phẩm 6 at tran vào Việt Nam những năm 90
Ngày nay, chúng ta đón nhận một trào lưu văn hóa Ấn (Indian Wave) vốn không xa lạ với cộng đồng người Việt và đã
định hình từ lâu nhưng chưa có tên trên bản đồ văn hóa Việt nói
riêng và thế giới nói chung Ấn Độ là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại lâu đời cũng như có ngành thương nghiệp phát triển rực rỡ từ rất sớm Các thương gia Ấn Độ từng giong buém đi khắp các vùng biển Đông Nam Á từ những thé kỷ đầu Công nguyên và lập nên những quếc gia “Án Độ hóa”
Hiện nay, với diện tích 3,3 triệu km” và số dân hơn 1,3 tỉ người,
Ấn Độ có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế Án Độ đã trở thành “một trong những nước dẫn đầu thế giới về sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp, sản xuất và xuất khâu phần mềm, thu hút
dầu tư nước ngồi” (Bộ Cơng thương, 2011, tr.3) Trong tương
lai gần, Ấn Độ sẽ có thể trở thành siêu cường và vượt qua những
Trang 12nền kinh tế khác “Năm nay (2016) đánh dấu một bước nhảy vot
của nền kinh tế Ấn Độ Lần đầu tiên sau 150 năm, Ấn Độ đã
vượt qua Anh để trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Tức nước này chỉ xếp sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Đức” Trong khi đó, trong bài viết “Kinh tế
Ấn Độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới”, Thanh Ba trong bài “Kinh tế Án độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới” đã nhận định
“tác độ tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ trong quý 3/2015 dat 7.4%, đưa nước này vượt qua Trung Quốc, trở thành nên kinh tế tăng trưởng nhanh nhát thế giới”
Trong những quốc gia đang trở mình thông qua quá trình
toàn cầu hóa, Ấn Độ chính là một trong những tâm điểm trong suốt nhiều thập kỷ qua Ấn Độ với nền văn hóa phong phú, đa dạng cùng những giá trị truyền thống là cái nôi của những tôn giáo lớn của thế giới như Phật giáo và Hindu giáo Những giá trị Án Độ ấy vẫn trường tồn cùng với tốc độ phát triển kinh tế, xã hội như vũ bão của thế giới hiện nay
Điều làm cho văn hóa Ấn trở nên đặc biệt chính là những giá trị cổ xưa như giá trị tôn giáo (Phật giáo đã trở thành tôn giáo
thế giới với 535 triệu tín đồ năm 2010, chiếm 7-8% dan sé thé giới) (Harvey, Peter 2013, tr.5), yoga (Liên hiệp quốc chọn ngày
21/6 hàng năm làm Ngày Yoga T hé giới “International Day of Yoga”), phim An D6 (Bollywood), thoi trang An, ẩm thực,
Theo Đỗ Thu Hà (2016), “không có một quốc gia nào mà
điện ảnh lại ảnh hưởng mạnh mẽ đến dân chúng như ở Án Độ
Trang 13phim/năm), quay gần 2.000 phim ngắn (tài liệu, khoa học, quảng
cáo, ), ngoài ra, còn có dòng phim khá ăn khách trên hệ thống
truyền hình nhà nước < > Các bộ phim của Án Độ được dịch
ra 30 thứ tiếng trong và ngoài nước” (tr.435) Tổng doanh thu của Ấn Độ đã đạt tới 1,86 tỉ USD năm 2011 Với công nghệ tiên tiễn, những minh tỉnh màn bạc nổi tiếng thế giới như Om Puri, Aishwarya Rai (hoa hậu thế giới năm 1994), từng tỏa sáng không chỉ trên màn ảnh trong nước mà còn ở kinh đô điện ảnh Hoa Kỳ (Hollywood), các đề tài khoa học viễn tưởng, tình yêu
kết hợp với loại hình nhạc-vũ-kịch đã đưa Bollywood đến với thị
trường của hơn 120 quốc gia 21 June Yoga for Harmony & Peace Hình 1 Logo Yoga (Nguon: http:/www un.org/en/events/yogaday/) |
Trong khi đó, thời trang Ấn Độ với thiết kế đa dạng, đặc sắc và đặc biệt là sản xuất thủ công các chiếc váy, đầm dạ hội, trang
phục công sở đã thu hút những người nỗi tiếng, thậm chí là đệ
nhất phu nhân giới lãnh đạo quốc gia Nhà thiết kế Naeem Khan,
Mumbai, chia sẻ: “Khi Bà Obama chọn một trong những thiết kế
của tôi cho bữa tiệc quốc gia đầu tiên ở Nhà Trắng năm 2009, tôi
thật sự quá sốc” (When Ms Obama chose one of my creations
Trang 14for her first state dinner at the White House in 2009, I was
actually super shocked) (India Perspectives, Volume 31, Issue
2&3, March - June 2017, tr.92) Thiét ké cla Naeem Khan con
được cựu đệ nhất phu nhân Mỹ ưa chuộng trong suốt 8 năm qua (Hình 2) Ngoài ra, công nương của Cambridge Kate Middleton
cũng chọn lựa thiết kế của Naeem Khan (Hình 3)
Hình 2 Đệ Nhất phu nhân Michelle =
Obama trong thiết kế của NaeemKhan Hình 3 Đệ nhất phu nhân Michelle (Obama và Công
(http://antg.cand.com.vn/hau-truong/Thoi- ONE Kate Middleton trong trang-ngoai-giao-cua-de-nhat-phu-nhan-My- _ thiét ké cha Naeem Khan
350051/)
Nguon: An ninh thé gidi Online
Nguon: India Perspectives,
Volume 31, Issue 2&3, March - June 2017, tr.92
2.2 Chủ thể của trào lưu văn hóa Ân ở Nam Bộ
Theo số liệu từ Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ năm 2011, có khoảng 2.000 người sốc Ấn sinh sống và làm việc tại Việt Nam
với hai nhóm chính: nhóm người sống ở Việt Nam trước 1975 và nhóm người đến Việt Nam từ sau những năm 1990 Những
Trang 15và người lao động, họ đến Việt Nam để làm VIỆC trong các
doanh nghiệp Ấn Độ tại Việt Nam Mặc dù có nhiều bằng chứng
cho thấy người Ấn theo các thuyền buôn đến Việt Nam cách đây
hơn 2000 năm vào thời kỳ văn hóa Óc Eo (thế kỷ I-VII SCN),
các nhà vua Phù Nam có tên Ấn Độ và người Án đến sinh sống
tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng gần 200 năm nhưng có rất ít
tài liệu ghi chép về cộng đồng người Ấn ở Việt Nam nói chung
và ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng Qua khảo sát được biết vào cuối thế kỷ XIX, người Ấn bắt đầu đến Sài Gòn và tập trung
sinh sống trên đường Ohier (nay la duong Tôn Thất Thiệp) Người Ấn lúc bấy giờ chủ yếu là nguoi dén tir bang Tamil Nadu năm ở phần cực nam của tiểu lục địa Ấn Độ Những người đến
Sài Gòn từ những năm 70 của thế kỷ trước và những người đầu tiên phần lớn là nhân viên của các thương cục Pháp ở Án Độ
Họ là những thương nhân năng động và hoạt động trong các lĩnh
vực thương mại Người Ấn ở Thành phố Hồ Chí Minh thường
được người dân địa phương gọi là “Chà” hay “Chà Và” Họ còn có tên gọi khác là Chettars hoặc Chettys Khu phố họ sinh sống
được gọi là phố Chettys Ngoài người Tamil, cộng đồng người
Ấn còn có những người đến từ Bombay và các bang khác của
Ấn Độ như Madras, Delhi, Benares Tuy nhiên, người Ấn Tamil
và Bombay chiếm phần lớn trong số họ
Theo số liệu thống kê cộng đồng người Án ở Sài Gòn của
Nguyễn Phan Quang qua các năm 1897, 1903 và 1905 như sau:
Trang 16_| Người Hoa 13.113 | 12.103 | 14.035 Người Ấn 910} 790 855 Người Nhật 98 61 120 Người Mã Lai 164} 424] 245 Tổng cộng 33.000 | 47.500 | 54.700
(Nguồn: Nguyễn Phan Quang (1 998),
Góp thêm tư liệu Sài Gòn - Gia Định 1659-1945, NXB Trẻ, TP HCM, tr.46)
Dựa vào bảng số liệu, ta thấy người Ấn đứng thứ tư chỉ sau
người Việt, người Hoa và người Pháp chiếm 2,7% (1897), 1,66% (1903) và 1,56% (1905)
Ngày nay, cộng đồng người Ấn sinh sống rải rác ở khắp các
quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng tập trung đông nhất là ở Quận 2 và Quận 7 Đời sống của họ khá sung túc vì phần lớn họ là những doanh nhân, chủ công ty, chủ nhà hàng,
hoạt động ở mọi lĩnh vực kinh doanh vải, tơ lụa, đồ trang sức,
thuốc, phân bón dạy múa Ấn Độ (Bollywood), Yoga, và các
hoạt động ngân hàng, hàng không, Đặc biệt, nhiều người Án
_ kết hôn với người Việt tạo nên một cộng đồng người Việt - Án
nhộn nhịp ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay Họ là những
thương nhân giàu có, đóng góp rất lớn vào sự phát triển và thịnh vượng của Thành phố Hồ Chí Minh
Sudir Devare (2015) trong tác phẩm “Ân Độ và Đông Nam
Á: hướng đến nền an ninh chung” cho rằng cộng đồng Án Độ ở
hải ngoại là nhân tố quan trọng trong sự hòa nhập đa dạng các
nên văn hóa, dân tộc và tôn giáo tại Đông Nam Á (tr.180) Điểm nổi bật là, mặc dù cộng đồng người Ấn hòa nhập rất tốt với
người dân bản xứ, họ vẫn tích cực thể hiện bản chất văn hóa của người Án và bảo tồn các giá trị truyền thống, duy trì các mối liên
Trang 172.3 Một sô biêu hiện của trào lưu văn hóa Án ở Nam Bộ
Tôn giáo - Tín ngưỡng
Phật giáo |
Phật giáo xuất hiện ở Ấn Độ cô đại vào thế kỷ VI TCN
Theo lịch sử thành văn, Phật giáo lan tỏa vào Việt Nam những
năm đầu Công nguyên Với chủ trương thấm đẫm tính nhân văn, lòng hướng thiện, nó đã chinh phục được trái tim và khối óc của
hàng triệu người lao động, nhanh chóng xác định vị trí không thể
thiếu được trong đời sống tư tưởng tôn giáo và văn hóa của người dân Việt Nam Giáo lý Phật giáo cởi mở, mềm dẻo, với
trình độ tư duy mang tính hệ thống hóa và khái quát cao cùng
giá trị nhân văn sâu sắc đã thích nghi với văn hóa bản địa và
truyền thống của dân tộc Việt
Trong số các tổ chức tôn giáo đã được công nhận tại Việt
Nam, Phật giáo là tôn giáo có sự gắn bó lâu dài với dân tộc, có
ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống người dân Qua các số thống
kê cho thấy Việt Nam với dân số 89,6 triệu người thì hơn một nửa dân số theo Phật giáo Công giáo chiếm 7% dân số, Cao Đài
chiếm 2,5-4% dân số, Hòa Hảo chiếm 1,5-3%, Islam chiếm 0,1%, và Tin Lành chiếm 1-2% dân số Số còn lại tự nhận mình
là không theo tôn giáo nào, mặc dù nhiều người trong số họ vẫn
thực hành các tín ngưỡng truyền thống như thờ cúng tổ tiên, thờ
vật linh” Trong các lễ hội của người Việt ở Nam Bộ có hơn một
ngàn lễ hội (Phan Huy Lê 2017, tr 86), trong đó các lễ hội tôn
giáo của Phật giáo như lễ Phật Đản, Lễ Vía Đức Phat A Di Da,
Trang 18
Hình 4 Lễ Vía Đức hật A Di Đà, | Tnnh 5 Lễ Phật Đản ở Việt Nam
Chùa Hoăng Pháp Quốc Tự, TP HCM
Nguén: Phan Huy Lê (2017), tr 88, | -_ Nguân: Phan Huy Lê (2017), tr 87
dẫn theo www.giaohoiphatgiaotphcm.vn
Trong các triều đại Dinh, Lê, Lý, Trần, Phật giáo đóng vai
trò quan trọng trong đời sống, chính trị và xã hội Các VỊ cao
tăng có học thức, có giới hạnh được mời tham gia triều chính hoặc làm cố vẫn trong những việc quốc gia đại sự Thời vua Đinh Tiên Hoàng đã phong cho thiền sư Ngô Chan Luu
(Khuéng Viét Dai Su) lam Tang Thống, thời Tiền Lê có thiền sư
Vạn Hạnh Ngày nay, mặc dù có nhiều tôn giáo mới xuất hiện ở
Việt Nam, Phật giáo vẫn giữ một vai trò hết sức quan trọng
trong đời sống xã hội và tinh thần của người Việt Những năm gan day, nhiều giá trị Phật giáo đang được khôi phục và phát triển Những người Phật tử thường đi chùa trong các ngày rằm, ba mươi và những ngày lễ lớn của Phật giáo như Lễ Phật Đản, Lễ Vu Lan Họ siêng năng trong việc thiền định, giữ giới, làm việc thiện Việc ăn chay hàng tháng và quyên góp cứu trợ đồng
Trang 19u O ih la ru su 10 a tổ Am an lan lồng Vic
Nam Đối với người Việt, những phong tục tập quán chịu ảnh
hưởng Phật giáo khá rõ nét Triết lý “Nhân quả báo ứng” của Phật giáo đã thâm nhuần trong tâm thức của người Việt Những luân lý
“thiện thắng ác” của Ấn Độ cũng được thê hiện qua các truyện cổ
tích, tuồng chèo của người Việt từ xưa Lê Văn Lợi (2016) đã nhận định: “Phật giáo đã du nhập vào Việt Nam từ lâu đời và trở
thành một thành tố quan trọng trong đời sống văn hóa của người Việt Phật giáo đã có ảnh hưởng sau rộng trong đời sống xã hội,
góp phần tạo nên bản sắc, cốt cách văn hóa, góp phần to lớn trong
công cuộc dựn và giữ nước của dân tộc Việt Nam” Hindu giáo
Vai trò của Ấn Độ đối với sự ra đời các quốc gia Hindu
giáo cô đại đầu tiên ở Đông Nam Á đã được nhiều nhà khoa học
bàn luận và công nhận từ cuối thế ký XIX Hầu hết các nhà nghiên cứu đều thừa nhận tầm ảnh hưởng to lớn của nền văn hóa
Phạn ngữ đối với tôn giáo, nghệ thuật và kiến trúc ở Đông Nam
Á Theo Ngô Văn Doanh (2013), “các hạm đội không lồ của
những người Ấn Độ phiêu lưu vượt biển đến vùng Viễn Án và ˆ
Indonesia, thanh lap ra cac vuong quốc, thiết lập các thuộc địa, phát triển nền thương mại của mẫu quốc và sau đó mang các
nghệ sĩ tài năng từ Bengal, Kalinga và Gujarat đến để xây dựng những công trình vô song Trong các chiếc thuyền ấy có cả những thầy tu (Brahmin), chính những Brahmin này đã đóng vai „ trò quan trọng và quyết định trong việc truyền bá và phổ biến văn hóa Ấn Độ, đặc biệt là văn hóa Hindu giáo Hindu giáo đã „ CÓ mặt ở Đông Nam Á từ những buổi đầu lập quốc Ở Việt P' Nam, Hindu giáo xuất hiện từ rất sớm từ thế kỷ I SCN cùng với:
sự ra đời của vương quốc Phù Nam Hầu hết các nhà nghiên cứu 'Việt Nam đều thừa nhận Phù Nam là một trong những vương
P triều Hindu đầu tiên của Đông Nam Á”
Lê Văn Lợi, Phùng Thị Việt Hà (2016), Vai trò của Phật giáo trong hợp tác phát
triern giữa Việt Nam với An Độ, Kỷ yêu hội thảo “Việt Nam-An Độ: Bôi cảnh mới, tâm nhìn mới, Trung tâm nghiên cứu Ấn Độ (CIS), tr 199
Trang 20Với lịch sử lâu đời Hindu giáo đã bén ré va ton tại song song với những tôn giáo khác ở Nam Bộ Nhiều ngôi đền Hindu giáo tai Thanh phó Hồ Chí Minh được cộng đồng người Ấn xây dựng
làm cơ sở thờ tự và sinh hoạt cộng đông khi đặt chân đến vùng
đất này thù hút khá nhiều tín đồ người Việt đến viếng và hành lễ
Đơn cử, tại đền Mariamman tọa lạc trên đường Trương Định,
Q.1, Thành phố Hồ Chí Minh, được biết đến như “Chùa Bà” có
khá nhiều người đến lễ, đa số là phụ nữ dù không phải là dịp lễ
Ngoài việc thắp nhang, cúng vái, họ còn úp mặt vào bức tường đá ở phía sau ngôi đền để cầu nguyện Ngoài ra, việc tín ngưỡng
thờ cúng nữ thần Mariamman còn được xem như việc thờ Mẫu
trong tín ngưỡng dân gian của người Việt Người Việt xem đền thờ nữ thần Mariamman là một trong những ngôi chùa linh thiêng về việc cầu duyên và cầu tự
Dù cộng đồng người Ấn chiếm tỉ lệ rất nhỏ so với dân số Việt Nam (khoảng 2000 người), nhưng văn hóa và tôn giáo của
họ lại có ảnh hưởng đến đời sống tâm linh của người Việt Việc
người VIỆt tiếp thu Hindu giáo một cách thấm nhuan co thé được giải thích theo giả thuyết của Even Zohar: thứ nhất, có sự
tiếp xúc không chỉ ở hiện tại mà còn từ trong lịch sử; thứ hai, sự
ảnh hưởng có được là nhờ vào vị thế và danh tiếng của nền văn
hóa Ấn Ấn Độ với hơn 5.000 năm lịch sử, có một nền văn minh
rực rỡ được xem là một trong những nền văn minh của nhân loại Ân Độ cũng có nhiều đóng góp khoa học cho khu vực và thế BIỚI Dù là văn hóa của một cộng đồng nhỏ nhưng đây lại là một nền văn hóa lâu đời và đặc sắc Bên cạnh vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo và triết học, các vấn đề khác như âm nhạc, điện ảnh, âm thực, lối sống người Việt bị hút vào văn hóa Ấn hơn là ngược lại Nhiều người Việt thực hành không sát sinh (ahimsa), luyện tập yoga và ăn chay Trong khi Người Ấn vẫn giữ bản sắc truyền thống riêng của họ Nếu có thay đổi thì có lẽ người Ấn cố găng
Trang 21các gia đình người Ấn cúng thần Ganesa và nữ thần Lakshmi — nữ thân hạnh phúc và của cải Mọi người đôt đèn, thắp nến trong
nhà, đây là một phong tục không thê thiêu trong văn hóa Ấn Độ Một ví dụ minh họa cho việc người Ấn thay đổi để hòa nhập với cuộc sống ở Thành phố Hồ Chí Minh đó là việc rước Bà Ngày trước, các ngôi đền Hindu giáo tại Thành phố Hồ Chí Minh thường tổ chức lễ hội rất lớn, lễ rước Bà được diễu hành
qua các con phố Trong lễ hội (giữa tháng 10 hàng năm), tượng Bà Parvathy ngồi trên lưng tượng sư tử Simha Vahanam và rước qua các đường phố ở khu vực Bến Thành Ngày nay, tập tục này dã được thay đổi, đến ngày lễ, chỉ rước Bà tượng trưng trong khuôn viên đền Những tiếp xúc và tiếp biến ở cộng đồng người
Ấn chỉ biểu hiện ở trên bề nổi, chủ yếu ở các hoạt động, trong khi đó, sự tiếp thu văn hóa Ấn ở cộng đồng người Việt diễn ra ở bề sâu, trong tâm thức người Việt
www,delcarnpe.net
Hình 4 Xe ngựa rước Bà tại đền Hình 5 Kiêu rước Bà
Sri Thenday Utthapani, T6n That Thiệp Nguôn: b
Ị http://jol.info.vn/index.php/JSTD/article Neuon: http://eva.vn
Trang phuc
Về trang phục, người Án thường nồi bật và khác biệt với
váy, áo truyện thông của cả nam và nữ tại các thành phô, trong
Trang 22lễ hội, giảng đường và kế cả ở các hội nghị hoặc diễn đàn quốc tế Người Ấn vẫn giữ gìn bản sắc dân tộc của mình qua các bộ trang phục truyền thông, mà phần lớn các dân tộc khác trên thế giới hiện nay đã ít nhiều có sự thay đổi Người Hindu quan niệm răng “hãy ăn theo sở thích nhưng hãy mặc theo tập tục (Đỗ Thu
Hà, 20159) Cũng theo Đỗ Thu Hà, trang phục của người
An D6 phu thuộc phan lớn vào điều kiện khí hậu cũng như những yếu tô văn hóa Đối với người Ấn Đệ, trang phục không
chỉ để che thân, chống lại những bất lợi về mặt khí hậu, thời tiết
mà còn nhằm mục đích tôn giáo, xã hội Trang phục giúp người Án Độ phân biệt tín đồ của các giáo phái, người thuộc các dang cap trong xã hội, các vùng miễn và đặc biệt hơn hết là sự mong
cầu những điều tốt lành, may mắn qua trang phục
Trang phục Ấn Độ có truyền thống từ rất lâu đời, có thể bắt nguồn từ thời Vệ Đà (Veda) Người Án Độ cổ đại dùng hai hay
ba mảnh vải với những phần không may để thả lỏng như được
tìm thấy trong các bức họa hay phù điêu ở các hang động Ajanta, Sanchi Nghé may vai thanh trang phuc có thé chua xuat hiện lúc bấy gio Phụ nữ Ấn Độ thường dùng một miếng vải không khâu quân quanh người để che từ trên xuống tới đầu gối
hay mắt cá cùng với một cái thắt lưng nhỏ Chiếc áo Saree của
phụ nữ Ấn Độ ngày nay được cho là bắt nguồn từ kiểu ăn mặc này Chiếc Saree được làm từ một miếng vải dài từ 6 đến 7m, rộng khô 1,2m, được quấn quanh cơ thể tại điểm bắt đầu ở eo cùng với một cái váy lót rộng, phần còn lại được dùng dé che lên đầu hoặc vắt lên vai, hoặc dùng một cánh tay để nâng đỡ Ngoài chiếc Saree truyền thống, đặc sắc, người Ấn Độ còn có các kiểu trang phục nữ khác như Salwar Kameez va Choli Lehenga BO
Salwar Kameer gom một chiếc quân đài ôm bó chân và một cái áo dài khỏi đầu géi tay dài hoặc ngắn kết hợp với một cái khăn
quàng cồ nhỏ Duppata [Hình 6] Kiểu trang phục này rất phổ
biến trong giới nữ Ấn Độ hiện nay Theo quan điểm của tác giả,
bộ trang phục áo dài cách tân của Việt Nam với chiếc quan om
bó sát có thể được lẫy cảm hitng tir Salwar Kameer ctia Án Độ
[Hình 7]
796
Trang 23
Hinh 6 Trang phuc Salwar Kameez,
Ấn Độ Hình 7 Áo đài Việt Nam cách tân
(Nguồn: Lê Thị Sinh Hiển) Neguén: https://news.zing.vn
Kinh té
Năm 2017, nhân dân hai nước Việt Nam - Ấn Độ kỷ niệm
45 năm quan hệ ngoại giao (1972-2017) do Chủ tịch Hồ Chí
Minh và Thủ tướng Jawaharlal Nehru thiết lập và 10 năm nâng
quan hệ ngoại giao hai nước lên thành Đối tác chiến lược toàn
diện (2007-2017) Mối quan hệ toàn diện, đối tác chiến lược
giữa Việt Nam và Ấn Độ ngày nay được thể hiện trên nhiều lãnh vực: thương mại, đầu tư, tín dụng, khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa và an ninh quốc phòng [Nguyễn Duy Bính
2013] Riêng về hợp tác trên lĩnh vực dầu khí giữa Việt Nam với Ấn Độ, trong giai đoạn đấu tranh giành độc lập, Việt Nam bị Mỹ
và các thế lực thân Mỹ cám vận thì Án Độ vẫn tiếp tục tăng cường đầu tư vào Việt Nam, Hợp đồng thăm dò và khai thác dầu khí Nam Côn Sơn có tông vốn đầu tư lên đến 238 triệu USD”
” Đỗ Thanh Hà (2016), “Hợp tác dâu khí Việt Nam- Ấn Độ và những phán ứng, thách thức từ Trung Quốc”, Kỷ yếu hội thảo “Việt Nam-Án Độ: Bồi cảnh mới, tầm nhìn mới”, Viện Nghiên cứu Ấn Độ (CIS), tr 174
Trang 24cho thấy Việt Nam là thị trường tiềm năng của An Độ Quan hệ
thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ còn nhận được sự quan
tâm của chính phủ hai nước Ông Hamiid Ansari, Phó Tổng thống Án Độ nói với báo chí trong chuyến thăm chính thức Việt
Nam nhân dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao va 5 năm Đối tác chiến lược toàn diện rằng Ấn Độ mong muốn day
mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư với Việt
Nam Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam năm 2009, các
công ty liên doanh và các dự án đầu tư của Ấn Độ tại Việt Nam
tập trung vào các ngành nghé da dang như thăm dò và khai thác dầu khí, sản xuất dược phẩm, sản xuất đường, trồng và chế biến
cà phê, dịch vụ thiết kế và phân tích thông tin và máy tính, sản
xuất và cung ứng phần mềm xuất khẩu, sản xuất và chế biến
cẩm thạch, sản phẩm khử trùng nông nghiệp và dụng cụ phẫu
thuật, và đặc biệt là công nghệ thông tin Về lĩnh vực đầu khí, tổ chức hàng đầu của Ấn Độ, Ủy ban Dầu khí - VIDESH đã hợp
đồng sản xuất với Petro-Vietnam với 45% cổ phần và đầu tư 228
triệu USD Án Độ là quốc gia đầu tiên đầu tư vào Việt Nam từ
nam 1989’ Địa bàn hoạt động của các công ty liên doanh và các
dự án đầu tư Án Độ tại Việt Nam không chỉ ở Thành phố Hồ
Chí Minh mà còn ở khắp các tỉnh thành trên cả nước với nguồn
vốn đầu tư lớn (khoảng 533,43 triệu USD năm 2007) Đặc biệt, Ấn Độ đã đầu tư vào lĩnh vực tài chính - ngân hàng ở Việt Nam
Ngân hàng Bank of India (BOI) khai trương chi nhánh nước
ngoài thứ 61 tại số 37 Tôn Đức Thắng, Q.1, TP HCM “Ngân
hang BOI, Chi nhánh TP Hồ Chí Minh khai trương sẽ giúp đáp
ứng nhu cầu các nhà xuất nhập khẩu của Việt Nam và Ấn Độ,
Raghuvir Srinivasan, “lndiaVienam trade can do better’, Nguồn: http://www thehindu.com/business/Economy/indiavietnam-trade-can-do-
bettcr/article43 17048.ece, truy cập ngày 30/9/2017
Sudir Devare (2015), Án Độ và Đông Nam Á: hướng đến nền an ninh chung, NXB Đại học Quốc gia TP HCM, tr.148
Trang 25đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đây quan hệ thương mại song phương giữa hai nước”Š Đây là ngân hàng Án Độ đầu tiên
được Việt Nam cấp phép thành lập - thể hiện sự quan tâm đặc
biệt của Chính phủ hai nước trong việc thúc đây quan hệ hợp tác
song phương Ngoài ra, ngành hàng không cũng được Ấn Độ quan tâm đầu tư tại Việt Nam như hãng hàng không Air India Việt Nam và Jet Airways đã và đang hoạt động hiệu quả cung cấp nhiều chuyến bay giá rẻ đi từ Việt Nam - Ấn Độ và ngược lại
Nhìn chung, quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam - Ấn Độ có nhiều triển vọng, và nhận được nhiều sự quan tâm và chính phủ hai nước Cộng đồng doanh nghiệp gốc Án đã có nhiều đóng góp thiết thực trong việc phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa ở Nam Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung thông qua các
hợp tác thương mại và đầu tư Âm thực
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh hội tụ nhiều nhà hàng
Ấn Độ, đem đến cơ hội thưởng thức, khám phá nhiều món ăn độc đáo cho các tín đồ đam mê món ăn Ấn Ở Thành phố Hồ
Chí Minh và Hà Nội đã có hơn 30 nhà hàng Ấn Độ phục vụ các món ăn truyền thống Ấn Độ Đặc biệt, món cà ri Ấn Độ khá quen thuộc với người Việt và thu hút nhiều tín đồ người Việt
Món cà ri có thể chế biến với nhiều nguyên liệu phong phú như cá, gà, dê, vịt, bò, cừu Các nhà hàng Ấn Độ phân bổ khắp các quận của Thành phố Hồ Chí Minh như Nhà hàng Punjab (Phạm
Ngũ Lão, Q.1), Nhà hàng Bombay (Đông Du, Q.1), Little India
Trang 26Nishimura (Nguyén Van Trỗi, Q Phú Nhuận), Cham Gugben (Phú Mỹ Hưng, Q.7), Ashoka (Khu phố Hưng Vượng, Tân Phong, Q.7), Taste of India (Bùi Viện, Q.L), Mr Singh (Nguyễn
Văn Hưởng, P Thảo Điền, Q.2), Spice India (Bùi Viện, Hậu Giang, Tan Binh), Ganges-Fine Dining Indian Cuisine (Hai Ba
Trung, Q3), ngoài ra còn có hệ thống nhà hàng Bollywood, hệ thống Ganesh, Với hệ thống nhà hàng Ấn Độ dày đặc với số lượng lớn và phân bỗ ở các quận trung tâm như Quận 1, 2, 3, 7, đã giúp phổ biến ẩm thực Ấn Độ với người dân Việt Nam Với các bạn trẻ, khi được hỏi đã từng thưởng thức món ăn An Độ chưa, họ đều có chung câu trả lời là đã hơn một lần thưởng thức
và cảm thấy rất thích, đặc biệt là món ca ri dé Ấn Độ
Điện ảnh Bollywood
Bollywood được biết đến như là nền điện ảnh tiếng Hindi, có trụ sở tại Mumbai bang Maharashtra, Ấn Độ Tuy nhiên,
Bollywood chỉ là một trong những trung tâm điện ảnh Ấn Độ
Ngoài phim bằng tiếng Hindi, Ấn Độ còn có nhiều phim băng
các ngôn ngữ khác của Ấn Độ Từ năm 1970, Bollywood được
biết đến khi Ấn Độ vượt Mỹ để trở thành nhà sản xuất phim lớn nhất thế BIỚI Bollywood không chỉ phổ biến ở Ấn Độ, với cộng đồng Ấn kiều tại hải ngoại mà còn vượt biên giới đến tận các nước châu Phi như Nigeria, Ai Cập, Trung Đông và các nước
châu Á như Nga, Đông Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản)
và Đông Nam Á trong đó có Việt Nam Ở Việt Nam, trong những năm 60 và 70, các bộ phim Bollywood đã giành được trái
tim của nhiều thế hệ người Việt bởi các nữ diễn viên xinh đẹp,
các vũ điệu và bài hát tuyệt vời Phim Án Độ hiện đang được
xem là một hiện tượng của thế gidi Bollywood không chỉ là nên
điện ảnh sản xuất phim lớn nhất thế giới mà còn vì những bộ phim mang đặc điểm riêng Ông Adoor Gopalakrishnan, giám đốc HANIFF, cho biết trong những năm gân đây, bộ phim
truyền hình Án Độ đã được nhập khẩu và phát sóng rộng rãi trên
các kênh truyền hình Việt nam
S00
Trang 27Ở Việt Nam, có rất nhiều bộ phim Ấn Độ nỗi tiếng và thu hút nhiều lượt xem như: Ba chàng ngốc, Cô dâu 8 tuổi, Định
mệnh, Triệu phú Ô chuột, Lời hứa từ trải tìm, Huyễn bí sông
Hằng (do Đài truyền hình TP HCM thực hiện), v.v Những bộ phim này đều thu hút nhiều lượt người xem và lượng bình luận
rất lớn trên các trang mạng xã hội Cụ thể, Có đâu 8 tuổi đề cập đến các khía cạnh khác nhau của nạn tảo hôn ở An Độ Phim đã
được vinh danh trong sách Limca Book of Records là bộ phim
tiếng Hindi dài nhất với 2.196 tập vào ngày 05/6/2016 Bộ phim
lọt vào top 10 từ khóa được người Việt tìm kiếm nhiều nhất trên
Google Việt Nam năm 2015
Ngoài ra, Ba chàng ngốc là bộ phim hài của điện ảnh Ấn
Độ, công chiếu năm 2009 tại nhiều nước như Mỹ, Anh, Đài
Loan, Hồng Kong, Trung Quốc Phim đạt nhiều giải thưởng lớn
như Oscar với doanh thu lên đến 84,7 triệu USD Tại Việt Nam,
bộ phim thu hút khá nhiều bạn trẻ quan tâm, có ảnh hưởng lớn và là nguồn cảm hứng, động lực cho giới trẻ trong bước đầu
khởi nghiệp |
Ông Lâm Chí Thiện, Chủ tịch Tập đoàn IMC cho biết, trong
vài năm gần đây, kênh truyền hình Today TV của tập đồn đã phát sóng khơng dưới 10 bộ phim Ấn và các bộ phim này đều có lượt bình chọn cao hơn hắn so với phim các nước khác Cùng
nhận xét, Bà Vũ Thị Bích Liên, giám đốc công ty Sóng Vàng,
một đơn vị sản xuất và nhập khâu phim nước ngoài chia sẻ, trong 3 năm qua phim truyền hình Ấn Độ luôn dẫn đâu về lượng
bình chọn Bollywood thật sự chiếm được tình cảm của khán giả Việt và ngày càng được đón nhận rộng rãi
Yoga
Nói đến trào lưu văn hóa Ấn Độ không thể không kể đến yoga Yoga phat trién 6 An Độ từ thê kỷ VI-V TCN và hiện nay đã lan rộng ra toàn thế giới trong đó có Việt Nam Trong truyền
Trang 28thống Ấn Độ, yoga là sự thống nhất hài hòa giữa thân và tâm,
mục đích sau cùng của yoga là đạt được sự giải thoát (moksha) Vào những năm 1980, yoga được giới thiệu sang phương Tây và
được luyện tập như một môn thể thao Ở Việt Nam, yoga được
cho là đã xuất hiện tứ sớm khoảng năm 1970 nhưng phổ biến
vào những năm 80-90 Hiện nay, yoga đã phát triển rằm rộ, đặc
biệt là ở những thành phố lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh với
các lớp giảng dạy và phòng tập Yoga (395.000 người ở TP
HCM và 483.000 người ở Hà Nội) (Nguyễn Hải Nguyên 2013, tr.575) Vì lợi ích mà yoga mang lại như sức khỏe, giảm cân,
- dưỡng sinh, thẳm mỹ, tốt cho tim mạch, kiểm soát cảm xúc, thiền định, yoga ngày càng phổ biến với mọi đối tượng ở Việt
Nam, đặc biệt là giới văn phòng, những người nổi tiếng, tu sĩ,
các bà nội trợ,
Ngày Yoga Quốc tế (International Day of Yoga) lần đầu tiên
năm 2015 được tổ chức tại TP HCM và Hà Nội thu hút hơn
3.000 người tham gia Ngày Yoga Quốc tế lần thứ nhất có chủ
đề “hài hòa và an lạc””
Hình 8 Ngày Yoga Quốc tế lần thứ nhất tại TP HCM
Trang 29_ Trong lần Yoga Quốc tế lần thứ hai năm 2016, Tổng lãnh sự ‘quan Ân Độ tại Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tai 6 tỉnh trên cả nước như TP HCM, Hà Nội Hải Phòng, Nghệ An, Đà Nẵng
và Khánh Hòa Chương trình diễn ra tại TP HCM vào sáng 18/6 - tại sân vận động trong nhà trên đường Hồ Xuân Hương, quận 3
Ngày Yoga ở Hà Nội diễn ra hôm 26/6 trong sân vận động Quần Ngựa, quận Ba Đình; Hải Phòng diễn ra chiều 21/6 ở Cung Văn
hóa Hữu nghị Việt Tiệp, quận Ngô Quyền; Nghệ An vào tối
-_ ngày 2/7 ở Quảng trường Hồ Chí Minh, thành phố Vinh Đà Nẵng diễn tra lúc 5h sáng 19/6 tại công viên Biển Đông, bãi biển
Phạm Văn Đồng: còn Khánh Hòa vào 6h sáng 25/6 tại Trung
tâm Hội nghị số 46 Trần Phú, thành phố Nha Trang” Sự kiện Ngày Yoga Quốc tế lần thứ 3 năm 2017 diễn ra tại 9 tỉnh thành trên khắp cả nước như Hà Nội, TP HCM, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, ‘Vinh, Nha Trang, Đồng Nai, Cần Thơ và Long An đã thu hút
hơn 7000 người tham gia đồng diễn và khoảng 10.000 người
hưởng ứng tham dự Sự kiện còn nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 nam quan hệ
Đối tác chiến lược giữa hai nước Việt - Án
3 Nguyên nhân sức hấp dẫn và ảnh hưởng của trào lưu văn
hóa Án ở Nam Bộ
Thứ nhất, trào lưu văn hóa An (Indian Wave) ở Việt Nam không phải là một hiện tượng nhất thời, mà quá trình này đã có
từ rất lâu đời có thể nói từ những thế ký đầu Công nguyên và diễn ra liên tục Có cả những nguyên nhân khách quan cũng như
chủ quan Các thuật ngữ như “miền ngoại Ấn” hay “Ân Độ bên
kia sông Hằng” hay “Đại Ấn Độ” (Greater India), hay “Các
quốc gia Ấn Độ hóa” được nhà nghiên cứu G Coedes sử dụng
đã phần nào nói lên sự lan tỏa của trào lưu này ở các nước Đông
Nam Á trong đó có Việt Nam § Levi đã nói “người mẹ của sự
mỉnh triết và của nền triết học, Ấn Độ đã cung cấp cho ba phần
'° Sđd |
Trang 30tu chau Á một thần linh, một tôn giáo, một học thuyết, một nghệ
thuật Nó mang thứ ngôn ngữ chữ Phạn, văn học, những thiết
chế lên miền Quần đảo, tới tận cùng biên cương của thế giới
được biết lúc đó, và từ đó lại bật trở lại tới Madagascar, có thé 6
cả bờ biển châu Phi, nơi những làn sóng di cư hiện nay của
những người Ấn Độ hình như đã đi theo những vết tích đã trử
nên mờ tối của quá khứ” (G Coedes 2008, tr.17) Theo G Coedes (2008) thì “sự bành trướng của nền văn minh An Độ tới những vùng miền và hải đảo phương Đông là do sự đồng cảm hiển nhiên, sự bành trướng này là một giai đoạn nỗi bật của lịch sử thế giới, một trong những giai đoạn đã quyết định số phận của
một phần lớn nhân loại” (tr.17)
'Bên cạnh đó, những cuộc chinh phục của vua Samdragupta
ở lưu vực sông Hằng và nam tiến xuống vùng cao nguyên Decan
vào thế ký thứ IV, chính sách bành trướng của các vị vua Chola
ở phía Nam vào thế kỷ XI đã gây ra những cuộc di thực ồ ạt đến Đông Nam Á G Coedes đã viết: “một dòng chảy những thương nhân và dân di cư đến Đông Dương da 6 6 at tran dén, két quả là những vương quốc An Độ đã được thành lập, có những nền nghệ thuật, tập quán và tôn giáo của Ấn Độ” (tr.47) G Coedes cho rằng, sự kiện người Ấn đến Đông Nam Á vào khoảng đầu
Công nguyên không phải là một điều mới mẻ nhưng nó đã làm kinh ngạc thế giới vì lần đi cư này họ đi với số lượng đông đảo
hơn, họ mang theo tri thức để có thể truyền bá những tôn giáo, nghệ thuật và ngôn ngữ tiếng Phạn của Ấn Độ
Đặc biệt, yêu tố kinh tế đã thúc đây làn sóng văn hóa Ấn ở “miền ngoại Ấn” phát triển mạnh mẽ hơn G Coedes đã nhận định: “Sự bành trướng của nền văn hóa Án về phương Đông vào
đầu Công nguyên như là kết quả của những công việc buôn bán,
của một đợt sóng liên tục những nhà hàng hải” Ông cũng chỉ ra
sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với những người đi biển Những
người Ấn Độ đi đến đâu họ cũng mang theo những lễ nghĩ,
Trang 31phong tục tập quán và tín ngưỡng thờ cúng thân linh của Hindu
giáo “Những người thực dân Ấn Độ mang theo mình một tục thờ cúng các vị thần của mình, trong đó thần Shiva giữ vai trò của người bảo vệ đất nước, nhờ ở sự giúp đỡ của vị thần Bà La
Môn là vị tư tế của nhà vua” (tr.63) Mặc khác, để làn sóng văn
hóa Ấn bám rễ ăn sâu và trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa bản địa không gì hơn là thông qua con đường hôn nhân hỗn chủng Chính loại hôn nhân đó đã xây dựng nên vương quốc Phù Nam khi Hỗn Điền (Houen t'1en, một người Ấn Độ)
- cưới Liễu Diệp (Lieou Ye, nữ chúa của một vùng đất sình lầy) |
lập nên triều đại đầu tiên của Phù Nam Dẫn theo K.P Jayaswal trong công trình TẾ DI of India c.150 A.D to 350 A.D, G Coedes cho rằng: “người sáng lập và người thực hiện công cuộc
Ấn Độ hóa vĩ đại của nước Phù Nam đều thuộc dòng tộc Bà La Môn Kaundinya (Kiều Trấn Như), có nguồn gốc ở miền bắc Ấn
Độ và một chi họ đã có ảnh hưởng quan trọng tới vùng Mysore trong thế kỷ II” (tr 73) Nhu vay, bang chứng lịch sử đã cho thấy làn sóng văn hóa Ấn ở Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung xuất hiện từ rất lâu đời Nguyên nhân của làn sóng này là do sự di cư của người Ấn đến bờ bên kia của vinh Bengal Ho di cư một phân là do chiến tranh và những chính sách bành trướng của mẫu quốc, một phần là do kinh tế khi kỹ thuật đóng thuyền phát triển cùng với việc phát hiện ra gió mùa vào đầu Công nguyên, nhu cầu về hàng hóa như gỗ thơm, long não, gia vị,
nông thổ sản, đặc biệt là vàng Tất cả đã làm cho hoạt động
ø1ao thương diễn ra ram r6 va kèm theo đó là làn sóng văn hóa
Thứ hai, trong bỗi cảnh toàn cầu hóa hiện nay, đa dạng mối quan hệ giao thương là một cách hiệu quả để phát triển kinh tế và văn hóa Làn sóng toàn cầu hóa được thúc đây bởi các chính
sách hiện đại và tối ưu, tạo ra những nên kinh tế trong nước và quốc tế đan xen lẫn nhau Trong hai thập kỷ qua, nhiều quốc gia đã chọn lựa mô hình kinh tế thị trường tự do tạo cơ hội cho thương mại, đầu tư và văn hóa phat trién An D6 dang la một
Trang 32cường quốc trong khu vực và trong tương lai có thê vươn lên trở thành một cường quôc thê giới Vì vậy, tiêm năng của quôc gia này hiện không ngừng tăng lên
Thứ ba, làn sóng văn hóa An Độ dễ dàng thâm nhập và lan tỏa ở Nam Bộ một phần được cho là bởi có yếu tố gần gũi với
văn hóa bản địa Phan Thị Hồng Xuân trong bài viết “Ý nghĩa của cây và lá chuối trong các nghi lễ ở đền thờ Hindu giáo” đã
chứng minh rằng Ấn Độ và Đông Nam Á có cùng không gian
văn hóa - xã hội nhiệt đới gió mùa Cùng nhận định, Mai Ngọc
Chir cho rằng “văn hóa Đông Nam Á nói chung đã có những yếu tổ văn hóa bản địa mang đậm bản sắc nơng nghi¢p- -nơng thôn cho nên sự tiếp nhận các yếu tố văn hóa từ An D6 mang tính tiếp biến và rất suôn sẻ chứ không gượng ép, lạ lùng” (Mai
Ngọc Chừ 2016, tr.287) Ở Việt Nam, dấu ấn của làn sóng văn
hóa Ấn Độ quá rõ ràng Dòng văn hóa ấy thể hiện ở những di tích lịch sử Phù Nam và Champa cùng với những di vật mang giá trị
Án Độ như tượng điêu khắc mang phong cách nghệ thuật Gandhara, Mathura, Gupta, AmaravatI của Ấn Độ, đền đài, những mi cửa với hoa văn chạm khắc kiểu Ấn Độ Đặc biệt là tôn giáo: Phật giáo và Hindu giáo đã thâm nhập vào Việt Nam có ảnh
hưởng hết sức to lớn đến đời sống tâm linh của người Việt
Thứ tư, về chính trị, một nguyên nhân nữa làm cho làn sóng
văn hóa Án dễ dàng thâm nhập, lan tỏa và hết sức bền bỉ với thời
gian đó là tinh thần Ấn Độ yêu hòa bình, ghét bạo động và dung hòa “Trai qua bao biến thiên của lịch sử, Ấn Độ ngày nay hiện Ta trước thế giới trong hình ảnh của một cường quốc mới nỗi với một nền dân chu bat bạo động, khoan dung, đứng trung lập trong
các vấn đề toàn cầu” (Nguyễn Thị Mỹ Hạnh 2016, tr.89) Không
chỉ ở hiện tại mà trong lịch sử, người An D6 không hề tiến hành
chính phục, sắp nhập một quốc gia nào hay một mẫu quốc, và
những vương quốc Ấn Độ được thành lập trong vùng ngoại Ấn vào những thế kỷ đầu Công nguyên đều dựa vào những mối
Trang 33quan hệ truyền thống với các vương triều ở Án Độ chính quốc,
mà không có sự phụ thuộc về mặt chính trị “Những cuộc trao
đổi sứ bộ giữa hai bờ của vịnh Bengal đã được tiến hành trên
một cơ sở bình đăng, trong khi đó Trung Quốc luôn luôn đòi hỏi các “man dân phương Nam” phải thừa nhận chủ quyền bảo hộ của ho bang cách cử thường kỳ những đoàn triều cống” (G
Coedes 2008, tr.80) Không phải ngẫu nhiên khi chuẩn bị cho
chuyến công du đến 5 nước Châu Á trong 10 ngày, ông chủ Nhà Trang Donald Trump đã dùng cụm từ “Ấn Độ - Thái Bình Dương” thay cho “Châu Á - Thái Bình Dương” để chỉ vùng đại
dương và lục địa kéo dài từ Australia đến Ấn Độ “Ân Độ-Thái
Bình Dương” đang trở thành một từ khoá của chính trị an ninh thé giới" Trong khi thế giới đang đối phó mối đe dọa về vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, Mỹ đã nghĩ đến Ấn Độ cho giải pháp
cứu cánh hòa bình, bất bạo động và khoan dung để thúc đây một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở, cải thiện sự
thịnh vượng của Mỹ thông qua những tập quán thương mại, kinh
tế công bằng :
3 Chính sách phát triển trào lưu văn hóa Ấn ở Việt Nam và
thế giới của Chính phủ An D6
Ngày nay, dân chủ và văn hóa được xem như là tâm điểm
của chính trị quốc tế Sự đóng góp của chúng vào việc tạo ra các
mối liên kết về kinh tế, an ninh lâu dài không thể xem nhẹ Nhận
thức được điều này, Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á kêu
gọi sự hợp tác an ninh toàn diện để thúc đây sự phát triển xã hội
và kinh tế bền vững của mỗi quốc gia Trong đó, Án Độ đặc biệt chú trọng vào mối quan hệ kinh tế với các quốc gia CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam) Khả năng cung cấp
đầu tư và khoa học kỹ thuật cho các quốc gia CLMV đã chứng
'' Thạch Ha (2018), “An Độ-Thái Bình Dương: “Nước cờ khai cuộc” của TT
Trump sẽ làm nóng cuộc đua Mỹ - Trung?”, Vietnamnet.vn, Truy cập ngày - 8/9/2018
Trang 34tỏ Án Độ chủ ý tạo ra làn sóng Ấn Độ tại khu vực trọng yếu này Ấn Độ đã tài trợ Việt Nam thành lập Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long năm 1977 đóng góp rất nhiều vào việc tăng sản lượng gạo đáng kể trong nước Tại Lào, Ấn Độ đã cung cấp máy bơm dầu do công ty Kirloskar Brothers sản xuất giúp kiêm soát được lũ lụt và tưới tiêu, dẫn đến gia tăng sản xuất lúa gạo của quốc gia Các công ty phần mềm Án Độ đã đào tạo các chuyên gia phần mềm cho Việt Nam, Campuchia và Lào trong thời gian qua
với ý tưởng táo bạo thành lập các trung tâm đào tạo công nghệ thông tin NIIT và APTECT của Ấn Độ ở Việt Nam, Malaysia,
Indonesia và Campuchia Trong thỏa thuận bảo tồn và khôi phục ngôi đền thờ nỗi tiếng, Ta Prohm, tại khu phức hop Angkor | trong thoi gian 10-12 năm với kinh phf 1én dén 5,8 triéu USD, Ấn Độ một lần nữa cam kết đóng góp đáng kế vào việc bảo tồn di sản đặc sắc Angkor Wat của Campuchia, và cũng là điểm du
lịch chính của quốc gia này Ngoài ra, Thủ tướng Ấn Độ
Narendra Modi đã công bố khoản tín dụng mới 500 triệu USD cho Việt Nam để tăng cường hơn nữa hợp tác an ninh quốc phòng hai nước trong chuyến thăm Việt Nam tháng 9 năm 2016 Ấn Độ cũng sẽ cung cấp 5 triệu USD để Việt Nam xây dựng công viên phần mềm ở Nha Trang Việc Ấn Độ mong muốn giúp Việt Nam tăng cường tiềm lực kinh tế, hiện đại hóa nông
nghiệp, thúc đây khoa học kỹ thuật, xây dựng quốc gia hiện đại không nằm ngoài chính sách phổ biến làn sóng văn hóa Ấn tại
Việt Nam của Ấn Độ
Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng nhận thức được rằng các quốc gia CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam) không chỉ cần nguồn vốn, phát triển nguồn nhân lực mà còn kỹ thuật và
dao tao, An Độ đã đề nghị thành lập Viện Phát triển khả năng lãnh đạo (EDIS) ở tất cả các quốc gia CLMV Theo đó, Viện
đầu tiên được thành lập tại Viêng Chăn vào tháng 10 năm 2004
Ấn Độ còn nổi lên như một nguồn cung cấp phát triển nguồn nhân lực và đào tạo cho các quốc gia này Thông qua chương
Trang 35trình Hợp tác kinh tế và kỹ thuật Ấn Độ (ITEC), mỗi năm An
Độ cung cấp 150 học bổng cho cán bộ, công nhân viên chức của
các quốc gia này Ngoài ra, Ấn Độ còn cung cấp học bổng toàn
_ phần bậc cử nhân (chương trình 3 năm), thạc sĩ (2 năm) cho các sinh viên ngành Án Độ học tại Việt Nam và học bong nghién cứu sinh cho các cán bộ nghiên cứu của Viện Lua Đồng bằng sông Cửu Long Việc Ấn Độ tham gia vào chương trình Phát triển hạ lưu sông Mekong cùng với các quốc gia Đông Á như
Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc được xem là một chiến lược của Ấn Độ trong việc cạnh tranh tầm ảnh hưởng của mình
ở khu vực này với các quốc gia trên
Đặc biệt, Ấn Độ đã sử dụng văn hóa như một “quyền lực mềm” để vươn tầm ảnh hưởng của mình ra khu vực và thé giới Theo Joseph Nye, quyền lực mềm là khả năng một người đạt
được điều mà họ muốn bang cách thu hút hơn là de doa hay trả
tiền cho người khác Quyền lực này dựa vào nền văn hóa, tư tưởng chính trị và chính sách (Sudir Devare, 2015, tr 177) Đứng trước su anh hưởng ' toàn cầu của văn hóa Mỹ như sự phổ biến
của văn hóa như quần jeans, nước uống có ga Coca Cola, thức
ăn nhanh McDonald's, nhạc pop, hiphop và cả những tạp chí
thời trang bán chạy nhất, Ấn Độ đã chia sẻ quyền lực mềm
dưới các hình thức như phim Bollywood, Ayurveda (sử dụng
các loại thảo dược, bổ sung khoảng chất, kỹ thuật phẫu thuật, và
mát xa dầu), Yoga, âm thực và âm nhạc Thủ tướng Modi đã
tranh thủ sự ủng hộ của Liên hiệp quốc chọn ngày 21/6 hàng
năm là Ngày Yoga Quốc tế (International Day of Yoga) Mặc
khác, tại các quốc gia Đông Nam Á, nnững ngôi sao điện ảnh Ấn Độ như Amitabh Bachhan, Aishwarya Rai hay Shah Rukh
‘Khan da trở thành biểu tượng của văn hóa Ấn Độ Ngoài ra, Ấn Độ còn có một quyền lực mềm khác đó là Phật giáo Chính vì thế mà ngay sau khi nhậm chức tháng 5⁄2014, Thủ tướng
Narendra Modi đã chuyển chính sách “hướng Đông” mà Ấn Độ
Trang 36“hiện sự tham gia mạnh mẽ của Án Độ đối với các quốc gia Ơ
Đông A tap trung vao cac linh vuc thuong mai, kết nối khu vực,
sáng tạo và giao lưu nhân dân Trong đó, các nhân tố văn hóa được Modi đặc biệt chú trọng trong quá trình triển khai chính sách “Hành động hướng Đông” Một trong những biểu hiện sinh
động của ngoại giao văn hóa của Ấn Độ là các hoạt động “ngoại
giao Phật giáo” Thông qua đó, Ân Độ mong muốn nâng cao vị thế trung tâm và tăng sự ảnh hưởng của mình đối với khu vực
(Trần Nam Tiến 2016, tr.67)
Bên cạnh đó, Ấn Độ còn có những nhà tri thức lớn có uy tín
trên thế giới cùng cộng đồng người Ấn rộng khắp, giau có và ngày càng có tiếng nói ở các trung tâm chính trị và kinh tế ở các quốc gia cũng như ở các tổ chức quốc tế, eó khả năng quảng bá
cho hình ảnh của đất nước Ấn Độ Nhận thức sự phát triển về tri thức, giáo dục và nguồn nhân lực là một biểu hiện của nền văn
hóa sống động, Ấn Độ đã xây dựng một hệ thống bao gồm mạng
lưới các trường dai hoc 6 An Độ và Đông Nam Á, hệ thống hóa việc công nhận băng cấp của các trường đại học và các tổ chức
với nhau, trao đổi giáo sư, chuyên gia về công nghệ thông tin,
sinh học, y học, cùng nghiên cứu các lĩnh vực tiên tiến trong
nông nghiệp, chế biến thực phẩm và khoa học, công nghệ cao, cùng với việc trao đổi sinh viên và giáo sư trong khối ngành kinh tế và khoa học xã hội Đối với Việt Nam, Ấn Độ đã ký kết
MOU với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM và Hà Nội năm 2011-2020, theo đó hàng năm Ấn Độ cử giáo sư sang giảng dạy tại Trường trong thời gian một năm
KẾT LUẬN
Trào lưu văn hóa Ấn ở Nam Bộ đã trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài Tuy vẫn chưa có nhiều dữ liệu về quá
trình này nhưng những nét văn hóa đặc trưng Ấn Độ đã thiết lập được sự hiện diện và ảnh hưởng mạnh mẽ trong đời sống văn hóa — kinh tế — xã hội của vùng đất này Điều này có được là từ
Trang 37những tương tác khởi nguồn từ lâu đời của hai nền văn hóa Việt
- Ấn và cả những tiếp xúc và trao đổi giữa cộng đồng người Ấn
và cộng đồng người Việt sinh sống trên cùng một quốc gia
Về khía cạnh tôn giáo tín ngưỡng, cả hai tôn giáo lớn bắt
nguồn từ Ấn Độ là Phật giáo và Hindu giáo đã được tiếp thu và
thực hành trong đời sống tâm linh của người Việt Với nhiều chủ trương phù hợp và tìm thấy sự đồng điệu với văn hóa cũng như tâm thức Việt, Phật giáo đã trở thành một trong những tôn giáo
lớn không chỉ tại Thành phố Hồ Chí Minh mà còn trên khắp
toàn quốc Dù những ảnh hưởng của Hindu giáo đối với văn hóa
Việt không được thể hiện rõ nét ở bề nỗi, những tiếp xúc với tôn
giáo này đã bắt nguồn từ rất lâu Tại địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh thời hiện đại, khi tiếp xúc với văn hóa tín ngưỡng của
cộng đồng người Ấn, người Việt cũng đã tiếp thu những nét văn
hóa này thành một phần của đời sống tôn giáo tín ngưỡng Việt Sự phát triển và khởi sắc của trào lưu văn hóa Ấn ở Việt
Nam nói riêng và thế giới nói chung có thể đến từ nguyên nhân
lich sử rằng Án Độ và Đông Nam Á đã có những giao thoa văn hóa mật thiết Ngoài ra, chính phủ Ấn Độ cũng quan tâm đến việc thúc đây phổ biến hình ảnh Ấn Độ ra thế giới, đặc biệt là ở - Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam bằng những chính sách hợp
tác an ninh, kinh tế, học thuật thiết thực