1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng lạm phát tại việt nam năm 2008, những giải pháp đã thực hiện và bài học kinh nghiệm rút ra

28 788 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Lạm Phát Tại Việt Nam Năm 2008, Những Giải Pháp Đã Thực Hiện Và Bài Học Kinh Nghiệm Rút Ra
Tác giả Nhóm Sinh Viên
Chuyên ngành Kinh Tế
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2008
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 266 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦUCó thể khẳng định rằng: Ổn định tài chính và tiền tệ là điều kiện cơbản để phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, đặc biệt là đối với một quốc giađang phát triển như Việt Nam.. T

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Có thể khẳng định rằng: Ổn định tài chính và tiền tệ là điều kiện cơbản để phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, đặc biệt là đối với một quốc giađang phát triển như Việt Nam

Nền kinh tế nước ta đang chuyển sang hoạt động theo cơ chế thịtrường có sự quản lý của nhà nước Cơ chế mới là môi trường thúc đẩy sựphát triển của nền kinh tế theo xu hướng hiện đại, chắt lọc kế thừa nhữngthành tựu và khắc phục những tồn tại đã qua Trong đó lạm phát là một vấn

đề hết sức nghiêm trọng đối với các hoạt động kinh tế-chính trị-xã hội khôngchỉ ở Việt Nam mà hầu hết các nước trên thế giới đều quan tâm Lạm phát làmột trong những chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một quốcgia nhưng cũng là một trở ngại lớn nhất trong công cuộc phát triển đất nước.Bước sang nền kinh tế thị trường, chúng ta phải đối đầu với con số lạm phátkhông nhỏ do cơ chế cũ để lại Lạm phát không chỉ gây ra rối loạn kinh tế,ngừng trệ sản xuất, và bóp méo hoạt động phân bổ nguồn lực xã hội, mà cònảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của mọi tầng lớp nhân dân, ảnh hưởng trựctiếp tới cuộc sống của người nghèo và người có thu nhập thấp trong xã hội,

do thu nhập không thay đổi kịp với tốc độ thay đổi giá Lạm phát giá lươngthực có thể xóa tan thành quả công cuộc xóa đói, giảm nghèo trong nhiềunăm qua của các nước đang phát triển trên thế giới

Lạm phát là một vấn đề phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố kinh

tế vĩ mô Chính vì vậy, việc nghiên cứu nguyên nhân và tìm kiếm các biệnpháp đối phó với lạm phát luôn thu hút các nhà kinh tế thế giới và là côngviệc thường niên của chính phủ các nước Trong bối cảnh lạm phát tăng cao,

Trang 2

việc nghiên cứu tìm nguyên nhân và biện pháp để giải quyết lạm phát ở ViệtNam là một việc hết sức cấp thiết Việc nghiên cứu định lượng để nhận địnhtình hình, tìm ra nguyên nhân và lời giải cho bài toán lạm phát ở Việt Nam

sẽ giúp chúng ta nhanh chóng ổn định kinh tế vĩ mô, đưa nền kinh tế quaytrở lại guồng tăng trưởng

Nhận thức được sự cần thiết và quan trọng trong việc nghiên cứu vàtìm hiểu về vấn đề Lạm phát tại Viêt Nam trong năm vừa qua, nhóm sinh

viên chúng em quyết định làm Tiểu Luận với đề tài: “ Thực trạng lạm phát

tại Việt Nam năm 2008, những giải pháp đã thực hiện và bài học kinh nghiệm rút ra”.

Trang 3

I LÝ THUYẾT VỀ LẠM PHÁT

1 Khái niệm lạm phát

- Lạm phát là một phạm trù vốn có của nền kinh tế thị trường, nó xuấthiện khi các yêu cầu của các quy luật kinh tế hàng hoá không được tôntrọng, nhất là quy luật lưu thông tiền tệ Ở đâu còn sản xuất hàng hoá, còntồn tại những quan hệ hàng hoá tiền tệ thì ở đó còn tiềm ẩn khả năng xảy ralạm phát và lạm phát chỉ xuất hiện khi các quy luật của lưu thông tiền tệ bị

vi phạm

- Lạm phát được đặc trưng bởi chỉ số lạm phát Nó chính là GNP danhnghĩa/GNP thực tế Trong thực tế nó được thay thế bằng tỷ số giá tiêu dùnghoặc chỉ số giá bán buôn Ip = Σip d ip d

- Lạm phát 2 con số : Lạm phát xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanhvới tỷ lệ 2 con số 1 năm Ở mức 2 con số, lạm phát làm cho giá cả chungtăng lên nhah chóng, gây biến động lớn về kinh tế, các hợp đồng được chỉ sốhoá Lúc này người dâ tích trữ hàng hoá, vàng bạc, bất động sản và khôngbao giờ cho vay tiền ở mức lãi suất bình thường Loại này khi đã trở nênvững chắc sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng

- Siêu lạm phát: xảy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ caovượt xa lạm phát phi mã, nó như một căn bệnh chết người, tốc độ lưu thôngtiền tệ tăng kinh khủng, giá cả tăng nhanh và không ổn định, tiền lương thực

Trang 4

tế của người lao động bị giảm mạnh, tiền tệ mất giá nhanh chóng, thông tinkhông còn chính xác, các yếu tố thị trường biến dạng và hoạt động sản xuấtkinh doanh lâm vào tình trạng rối loạn Tuy nhiên siêu lạm phát rất ít khixảy ra

Lịch sử của lạm phát cũng chỉ ra rằng, lạm phát ở các nước đang pháttriển thường diễn ra trong thời gian dài, vì vậy hiệu quả của nó phức tạp vàtrầm trọng hơn Vì vậy các nhà kinh tế đã chia lạm phát thành 3 loại:

Lạm phát kinh niên kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạm phát dưới 50%một năm; lạm phát nghiêm trọng thường kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạmphát trên 50%; siêu lạm phát kéo dài trên một năm với tỷ lệ lạm phát trên200% một năm

3 Nguyên nhân gây ra lạm phát

a) Lạm phát theo thuyết tiền tệ:

Kinh tế đi vào lạm phát, đồng tiền mất giá… có nhiều nguyên nhândẫn đến lạm phát Lạm phát là hiện tượng tăng liên tục mức giá chung và cóthể giải thích theo 3 cách

- Theo học thuyết tiền tệ, lạm phát là kết quả của việc tăng quá thừa mức cung tiền

- Theo học thuyết Keynes, lạm phát xảy ra do thừa cầu về hàng hoá vàdịch vụ trong nền kinh tế (do cầu kéo)

- Theo học thuyết chi phí đẩy, lạm phát sinh ra do tăng chi phí sảnxuất (chi phí đẩy)

Trên thực tế lạm phát là kết quả của tổng thể 3 nguyên nhân trên, mỗinguyên nhân có vai trò khác nhau ở mỗi thời điểm khác nhau

b) Lạm phát theo thuyết Keynes (lạm phát cầu kéo)

Tăng cung tiền là nguyên nhân duy nhất dẫn đến việc tăng cầu vềhàng hoá và dịch vụ Tăng tiêu dùng, chi phí công cộng và tăng dân số là

Trang 5

những nhân tố phi tiền tệ, sẽ dẫn đến tăng cầu Áp lực lạm phát sẽ tăng sau 1đến 3 năm, nếu cầu về hàng hoá vượt quá mức cung, song sản xuất vẫnkhông được mở rộng hoặc do sử dụng máy móc với công suất tiến tới giớihạn hoặc vì nhân tố sản xuất không đáp ứng được sự gia tăng của cầu Sựmất cân đối đó sẽ được giá cả lấp đầy Lạm phát do cầu tăng lên hay lạmphát do cầu kéo được ra đời từ đó.

c) Lạm phát theo thuyết chi phí đẩy :

Lạm phát chi phí đẩy vừa lạm phát, vừa suy giảm sản lượng tăng thêmthất nghiệp nên còn gọi là lạm phát "đình trệ" Hình thức của lạm phát nàyphát sinh từ phía cung, do chi phí sản xuất cao hơn đã được chuyển sangngười tiêu dùng Điều này chỉ có thể được trong giai đoạn tăng trưởng kinh

tế khi người tiêu dùng sẵn sàng trả với giá cao hơn

d) Lạm phát dự kiến

Trong nền kinh tế, trừ siêu lạm phát, lạm phát phi mã, lạm phát vừa phải có xu hướng tiếp tục giữ mức lịch sử của nó Giá cả trong trường hợp này tăng đều một cách ổn định Mọi người có thể dự kiến được trước nên còn gọi là lạm phát dự kiến

Trong lạm phát dự kiến AS & AD dịch chuyển lên trên cùng, độ sảnlượng vẫn giữ nguyên, giá cả tăng lên theo dự kiến

e) Các nguyên nhân khác

Giữa lạm phát và lãi suất khi tỷ lệ lạm phát tăng lên lãi suất danhnghĩa tăng theo, tăng chi phí cơ hội của việc giữ tiền, càng giữ nhiều tiềncàng thiệt

Giữa lạm phát và tiền tệ khi ngân sách thâm hụt lớn các chính phủ cóthể in thêm tiền để trang trải, lượng tiền danh nghĩa tăng lên là một nguyênnhân gây ra lạm phát

Trang 6

Các nguyên nhân liên quan đến chính sách của Nhà nước, chính sáchthuế, chính sách cơ cấu kinh tế không hợp lý Các chủ thể kinh doanh làmtăng chi phí đầu vào, nguyên nhân do nước ngoài

4 Tác động của lạm phát đối với nền kinh tế

Lạm phát có nhiều loại, cho nên cũng có nhiều mức độ ảnh hưởngkhác nhau đối với nền kinh tế Xét trên góc độ tương quan, trong một nềnkinh tế mà lạm phát được coi là nỗi lo của toàn xã hội và người ta có thểnhìn thấy tác động của nó

* Đối với lĩnh vực sản xuất

Đối với nhà sản xuất, tỷ lệ lạm phát cao làm cho giá đầu vào và đầu rabiến động không ngừng, gây ra sự ổn định giả tạo của quá trình sản xuất Sựmất giá của đồng tiền làm vô hiệu hoá hoạt động hạch toán kinh doanh Hiệuquả kinh doanh - sản xuất ở một vài doanh nghiệp có thể thay đổi, gây ranhững xáo động về kinh tế Nếu một doanh nghiệp nào đó có tỷ suất lợinhuận thấp hơn lạm phát sẽ có nguy cơ phá sản rất lớn

* Đối với lĩnh vực lưu thông

Lạm phát thúc đẩy quá trình đầu cơ tích trữ dẫn đến khan hiếm hànghoá Các nhà doanh nghiệp thấy rằng việc đầu tư vốn vào lĩnh vực lưuthông Thậm chí khi lạm phát trở nên khó phán đoán thì việc đầu tư vốn vàolĩnh vực sản xuất sẽ gặp phải rủi ro cao Do đó nhiều người tham gia vàolĩnh vực lưu thông nên lĩnh vực này trở nên hỗn loạn Tiền ở trong taynhững người vừa mới bán hàng xong lại nhanh chóng bị đẩy vào kênh lưuthông, tốc độ lưu thông tiền tệ tăng vọt và điều này làm thúc đẩy lạm phátgia tăng

* Đối với lĩnh vực tiền tệ, tín dụng

Lạm phát làm cho quan hệ tín dụng, thương mại và ngân hàng bị thuhẹp Số người gửi tiền vào ngân hàng giảm đi rất nhiều Về phía hệ thống

Trang 7

ngân hàng, do lượng tiền gửi vào giảm mạnh nên không đáp ứng được nhucầu của người đi vay, cộng với việc sụt giá của đồng tiền quá nhanh, sự điềuchỉnh lãi suất tiền gửi không làm an tâm những người hiện có lượng tiền mặtnhàn rỗi trong tay Về phía người đi vay, họ là những người có lợi lớn nhờ

sự mất giá đồng tiền một cách nhanh chóng Do vậy, hoạt động của hệ thốngngân hàng không còn bình thường nữa Chức năng kinh doanh tiền tệ bị hạnchế, các chức năng của tiền tệ không còn nguyên vẹn bởi khi có lạm phát thìchẳng có ai tích trữ của cải hình thức tiền mặt

* Đối với chính sách kinh tế tài chính của Nhà nước

Lạm phát gây ra sự biến động lớn trong giá cả và sản lượng hàng hoá Khi lạm phát xảy ra những thông tin trong xã hội bị phá huỷ do biến động của giá cả làm cho thị trường bị rối loạn Người ta khó phân biệt được nhữngdoanh nghiệp làm ăn tốt và kém Đồng thời lạm phát làm cho nhà nước thiếuvốn, do đó nhà nước không còn đủ sức cung cấp tiền cho các khoản dành cho phúc lợi xã hội bị cắt giảm… các ngành, các lĩnh vực dự định được Chính phủ đầu tư và hỗ trợ vốn bị thu hẹp lại hoặc không có gì Một khi ngân sách nhà nước bị thâm hụt thì các mục tiêu cải thiện và nâng cao đời sống kinh tế xã hội sẽ không có điều kiện thực hiện được

II LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM NĂM 2008

1 Thực trạng lạm phát ở Việt Nam năm 2008

Lạm phát là một trong bốn yếu tố quan trọng nhất của mọi quốc gia (tăng trưởng cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ít, cán cân thanh toán có số dư) Tình hình lạm phát hiện nay ở Việt Nam lên tới mức báo động là 2 con

số, vượt qua ngưỡng lạm phát cho phép tối đa là 9% của mỗi quốc gia Điều này sẽ dẫn đến nhiều tiêu cực trong đời sống kinh tế của chính phủ: làm suy

Trang 8

vong nền kinh tế quốc gia Bên cạnh đó là sự tác động mạnh tới đời sống của người dân, nhất là dân nghèo khi vật giá ngày càng leo thang

a) Tình hình hiện tại: lạm phát cao, tăng trưởng thấp

Chỉ số tăng trưởng GDP hiện nay giảm xuống rất thấp và lạm phát ởmức rất cao (trên 20%)

Chỉ số tăng trưởng GDP hiện nay rất thấp, chỉ còn 6,7% mặc dù tốc

độ tăng trưởng của Việt Nam năm 2007 cao nhất trong 10 năm qua Mụctiêu tăng trưởng GDP năm 2008 do Quốc hội đề ra từ kỳ họp cuối năm trước

là 8,5- 9%, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo phấn đấu đạt trên 9% Tuy nhiên,tăng trưởng kinh tế quý 1/2008 đã chậm lại so với tốc độ của quý 1/2007

Lạm phát vượt qua mức tối đa cho phép 9% và lạm phát năm 2008tình đến nay là 22,3% Lạm phát năm 2007 đã ở mức hai chữ số (12,63%), 3tháng 2008 tiếp tục lồng lên đến mức 9,19%, cao gấp ba lần cùng kỳ và bằnggần ba phần tư mức cả năm 2007, đã vượt qua mức theo mục tiêu đã đề racho cả năm 2008; nhập siêu gia tăng cả về kim ngạch tuyệt đối (3.366 triệuUSD so với 1.933 triệu USD), cả về tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu (56,5%

so với 18,2%)

Theo Tổng cục Thống kê, giá tiêu dùng tháng 5 tăng đến 3,91% so vớitháng trước, cao nhất so với các tháng từ đầu năm đến nay (tháng 1 tăng 2,38%, tháng 2 tăng 3,56%, tháng 3 tăng 2,99%, tháng 4 tăng 2,20%), đưa tốc độ tăng giá sau 5 tháng (tháng 5.2008 so với tháng 12.2007) lên đến 15,96%

Trang 9

Mức lạm phát này cao hơn mức lạm phát của cả năm 2007 (12,63%)

và cao hơn mức cả năm của 15 năm qua (tính từ năm 1993)

Cũng theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng12/2008 giảm 0,68% so với tháng trước, nhưng so với tháng 12/2007 tăng19,89% và chỉ số giá bình quân năm 2008 so với năm 2007 tăng 22,97%;đặc biệt, so với kỳ gốc năm 2005 đã tăng 46,07%

Nhìn chung, trong năm 2008 có 4 nhóm hàng có chỉ số giá bình quântăng cao so với năm trước là: hàng ăn - dịch vụ ăn uống tăng 36,57% (riênglương thực tăng 49,16%, thực phẩm tăng 32,36%); nhà ở - vật liệu xây dựngtăng 20,51%; phương tiện đi lại - bưu điện tăng 16% và đồ dùng - dịch vụkhác tăng 13,17% Ngoài ra, chỉ số giá bình quân của vàng trong năm 2008

đã tăng 31,93%, trong khi chỉ số giá USD chỉ tăng bình quân 2,35% so vớinăm 2007

Trang 10

Biểu đồ diễn biến tình hình lạm phát từ năm 2000 đến nay - Nguồn: GSO, BVSC.

Chuyên gia IMF cho rằng, với chính sách hiện nay, Việt Nam đangnhập khẩu lạm phát từ bên ngoài Việt Nam cần có một cách tiếp cận mới,linh hoạt hơn, thích ứng với biến động thị trường để cuối 2008 lạm phát cóthể trở về một con số Cách đây vài năm, năm 2004, Việt Nam cũng đặttrong chỉ số lạm phát của Việt Nam ở mức 9,4% Tuy nhiên, so với thờiđiểm đó, tình hình lạm phát năm nay có nhiều điểm khác

Một là, đồng USD bị mất giá trên toàn cầu, đòi hỏi có những tínhtoán, cân nhắc về việc có nên tiếp tục cố định tỷ giá tiền đồng so với tiềnUSD không

Trang 11

Hai là dòng vốn từ nước ngoài đổ vào Việt Nam nhiều hơn rất nhiều

so với trước Ngân hàng Nhà nước giữ vai trò điều tiết buộc phải đóng vaitrò người mua ngoại tệ cuối cùng và đưa thêm tiền đồng vào lưu thông Tốc

độ tăng cung tiền của Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước trong khuvực, đặc biệt mức chênh lệch giữa tăng trưởng GDP và tăng cung tiền củaViệt Nam giãn rộng trong 3 năm qua Mức tăng cung tiền của Việt Nam lớnhơn rất nhiều so với các nước khác trong khu vực Đối với một nước dân sốđông và tăng nhanh như Việt Nam, số người nghèo có thể tăng lên cùng vớilạm phát Ứng phó trước tình trạng này, chỉ một bộ phận người Việt có thểđầu tư vào lĩnh vực tài chính, bảo vệ chính mình Người nghèo không cóđược công cụ bảo vệ đó Họ phụ thuộc vào thu nhập hằng ngày Họ có thể bịđói trong "cuộc đua" mua hàng hóa trong cơn lạm phát

Có thể nói Việt Nam đang “nhập khẩu” lạm phát Nhìn ra khu vực,cùng chịu tác động của cú sốc cung, của tăng giá hàng hóa nhưng tình trạnglạm phát của các nước rất thấp, ngay cả Trung Quốc có tốc độ phát triểnkinh tế nhanh hơn nhiều so với Việt Nam Chuyên gia IMF cho rằng, mộttrong những lí do tại sao lạm phát ở Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan thấphơn Việt Nam nằm ở chính sách tỷ giá hối đoái Việt Nam ràng buộc tỷ giávào một điểm so với đồng USD trong khi đồng tiền này biến động trên thịtrường tiền tệ toàn cầu Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam đã nhậpkhẩu một phần ảnh hưởng lạm phát của đồng USD mất giá

Trong khi đó, các nước khác trong khu vực đã cho phép tỷ giá biếnđộng phù hợp với những biến động của đồng USD trên thị trường ĐồngUSD đã giảm giá 9% so với euro, 7% so với đồng yên Điều này đồng nghĩavới giá hàng hóa trên thế giới tính theo tiền USD tăng rất nhanh Phản ứng

Trang 12

của các nước này giúp cho giá hàng hóa không bị tăng theo sự mất giá củađồng USD, xóa đi một số tác động xấu đối với nền kinh tế.

Hình 4 Lạm phát ở Việt Nam, Philippines, TrungQuốc, Thái Lan và Malaysia

b) Merrill Lynch phân tích thực trạng lạm phát ở Việt Nam

Ngân hàng đầu tư Merrill Lynch của Mỹ vừa công bố một báo cáo vềtình hình kinh tế châu Á, trong đó lấy Việt Nam làm tâm điểm để phân tíchtình trạng lạm phát leo thang trong khu vực

Trong bản báo cáo tựa đề “Vietnam: Anatomy of an inflation shock”(Việt Nam: Giải phẫu cú sốc lạm phát) này, các chuyên gia Merrill Lynchcho rằng, cuộc chiến chống lạm phát của Việt Nam có hàm chứa nhiều bàihọc quan trọng cho khu vực

Trang 13

Trong những năm gần đây, Việt Nam gây ấn tượng bởi tốc độ tăngtrưởng kinh tế cao liên tục Mặc dù vậy, Việt Nam đang chịu tác động từchính thành công quá lớn và quá nhanh chóng của chính mình

“Cú sốc” lạm phát

Tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay được coi là một ví dụ về “cúsốc” lạm phát Một số ví dụ khác bao gồm Trung Quốc hồi mùa xuân năm

2004 và mùa thu năm 2007, Ấn Độ đầu 2008, Indonesia mùa hè 2005…

Báo cáo cho rằng, kinh tế Việt Nam có nhiều điểm giống như kinh tếTrung Quốc, chẳng hạn cả hai nước đều mới gia nhập WTO, tốc độ tăngtrưởng cao nhờ xuất khẩu và đầu tư… Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất làcuộc chiến chống lạm phát ở Việt Nam căng thẳng hơn nhiều Vấn đề cốt lõi

- theo báo cáo nhận định - là Việt Nam đã tiếp nhận một lượng vốn lớn hơnrất nhiều so với khả năng hấp thụ của nền kinh tế

Merrill Lynch cho rằng, trong cuộc chiến chống lạm phát, nhìn chungViệt Nam có những điểm khác biệt cơ bản sau so với các nước châu Á khác

Thứ nhất, Việt Nam đang ở tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai, trongkhi phần lớn các nền kinh tế đang nổi lên ở châu Á có cán cân vãng lai thặng

dư Thặng dư này có thể tạo ra một tấm nệm cho sự rút lui của các dòng vốnngoại, đồng thời giúp cho việc tăng giá đồng nội tệ để chống lạm phát trởnên dễ dàng hơn, giảm bớt sự cần thiết phải tăng lãi suất

Thứ hai, các dòng vốn đổ vào Việt Nam năm ngoái chiếm tỷ trọngkhá lớn so với GDP Trong khi đó, các dòng vốn đổ vào các nước châu Ákhác chỉ ở mức khiêm tốn Do đó, ở các nước này, việc điều hành chính sách

Trang 14

tiền tệ ít gặp khó khăn hơn, đồng thời, cũng không có những rủi ro lớn trongtrường hợp có sự rút lui đột ngột của các dòng vốn

Và thứ ba, các nước trong khu vực còn có những yếu tố khác giúp ổnđịnh tốt tình hình kinh tế vĩ mô mà Việt Nam không có, như dự trữ ngoại hốicao, nợ nước ngoài thấp và tình hình ngân sách lành mạnh mạnh hơn.(Nguồn: TBKT, 29/5)

III NGUYÊN NHÂN XẢY RA LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM

Những nguyên nhân gây ra lạm phát ở Việt Nam không nằm ngoàikhuôn khổ lý thuyết Tuy nhiên, nguyên nhân chính gây nên lạm phát cao ởViệt Nam được nhiều người đánh giá là lạm phát do cung tiền và lạm phát

do chi phí đẩy Phần này đi phân tích và làm rõ hơn về 2 nguyên nhân này

1 Lạm phát do chi phí đẩy ở Việt Nam

Đây là nguyên nhân dễ nhận thấy đối với lạm phát của Việt Nam trong thời gian qua Với một nền kinh tế khá mở, kim ngạch nhập khẩu lên đến 90% GDP (2008), sự biến động của giá cả trên thế giới tác động ngay đến giá cả trong nước Năm 2007 và nửa đầu năm 2008, giá cả của hầu hết các mặt hàng trên thế giới biến động mạnh, đặc biệt là giá dầu thô, lương thực, thực phẩm và các nguyên liệu trong sản xuất công nghiệp Sự tăng giá của hầu hết các hàng hóa trong nước góp phần làm cho lạm phát ở Việt Nam bùng phát.

Ngày đăng: 05/03/2014, 10:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Biểu đồ diễn biến tình hình lạm phát từ năm 2000 đến nay - Nguồn: GSO, BVSC. - thực trạng lạm phát tại việt nam năm 2008, những giải pháp đã thực hiện và bài học kinh nghiệm rút ra
i ểu đồ diễn biến tình hình lạm phát từ năm 2000 đến nay - Nguồn: GSO, BVSC (Trang 10)
Hình 4. Lạm phát ở Việt Nam, Philippines, Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia - thực trạng lạm phát tại việt nam năm 2008, những giải pháp đã thực hiện và bài học kinh nghiệm rút ra
Hình 4. Lạm phát ở Việt Nam, Philippines, Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia (Trang 12)
Hình   4.   Lạm   phát   ở   Việt   Nam,   Philippines,   Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia - thực trạng lạm phát tại việt nam năm 2008, những giải pháp đã thực hiện và bài học kinh nghiệm rút ra
nh 4. Lạm phát ở Việt Nam, Philippines, Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia (Trang 12)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w