TÌNH HÌNH THU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI VIỆT NAM năm 2008

8 400 0
TÌNH HÌNH THU hút vốn đầu tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI VIỆT NAM năm 2008

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VIỆT NAM NĂM 2008 I ĐẶT VẦN ĐỀ Dưới tác động mạnh mẽ nhiều mặt của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ. Nền kinh tế thế giới đang được toàn cầu hóa, Việt Nam đang hòa vào dòng chảy đó của nhân loại, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Với duy kinh tế mới, Đảng, nhà nước ta chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa. Một trong những thành phần kinh tế đó là “Kinh tế có vốn đầu nước ngoài (FIE)”. Nó bắt đầu có mặt ở Việt Nam từ năm 1988, sau khi luật đầu nước ngoài được thông qua vào cuối tháng 12 năm 1987. Nổi bật trong khu vực kinh tế có vốn đầu nước ngoài (FIE) đó là bộ phận kinh tế có vốn đầu trực tiếp nước ngoài (FDI = Foreign direct investement). Từ đó đến nay sau 20 năm có mặt tại Viêt Nam, FDI đang ngày càng được quan tâm và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nó đóng góp đáng kể vào tăng trưởng GDP, đầu phát triển xã hội, tăng kim ngạch xuất khẩu, và tổng giá trị sản lượng công nghiệp. Cũng từ FDI chúng ta có thể học tập, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lí của các nước tiên tiến. 1 Đại hội X đảng ta khẳng định: “Kinh tế có vốn đầu nước ngoài là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” ( Trích Văn kiện đại hội đảng toàn quốc lần thứ X). Đặc biệt năm 2007 kinh tế có vốn đầu trực tiếp nước ngoài thu được nhiều thành tựu to lớn. Thực chất FDI là gì ? Đầu trực tiếp nước ngoài (FDI) là loại hình di chuyển vốn giữa các nước, trong đó người chủ sở hữu đồng thời là người trưc tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn. Xét về bản chất, FDI là loại hình đầu mà nhà đầu bỏ tiền ra xây dựng mới hoặc mua lại các doanh nghiệp ở nước ngoài dưới nhiều hình thức khác nhau, vốn đầu 100% hay liên doanh liên kết để điều hành quản lý. Nhà đầu chịu trách nhiệm trực tiếp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó. Phải tuân thủ theo luật pháp của nước sở tại và thông lệ quốc tế. II THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VIỆT NAM NĂM 2007 Luật Đầu nước ngoài được Quốc hội thông qua năm 1987, sửa đổi bổ sung cho phù hợp thực tiễn cuộc sống vào các năm 1990, 1992, 1996… đến nay, đã có 82 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu vào Việt Nam. Xấp xỉ 10.000 dự án được đăng ký và đang còn hiệu lực với tổng vốn FDI khoảng 144,5 tỷ USD . Từ ngày 11 tháng 01 năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Kể từ đó các nhà đầu quốc tế đã chú ý hơn đến Việt Nam. Nhiều làn sóng đầu lớn ồ ạt “rót” vào Việt Nam. Trong đó phải kể đến những nhà đầu hàng đầu như : Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và nhiều nhà đầu mới từ Hoa Kì . 2 Năm 2007cả nước thu hút 20,3 tỉ USD. Kế hoạch đặt ra cho năm 2008thu hút được 30 tỉ USD. Thực tế, theo số liệu thống kê của cục đầu nước ngoài thuộc Bộ kế hoạch và đầu thì tính đến ngày 24 tháng 12 năm 2008 nước ta thu hút được 65 tỉ USD vốn FDI cam kết. Tăng 70% so với năm 2007. vượt xa kế hoạch đề ra. Trong năm 2008, cả nước đã cấp giấy chứng nhận đầu cho 1.171 dự án, trong khi con số của năm 2007 là 1.406 dự án. Tương tự, số dự án tăng vốn là 311, so sánh với 361 lượt dự án tăng vốn của năm 2007. Với một con số quan trọng hơn - vốn giải ngân, thì năm 2008 cũng xác lập kỷ lục. Năm qua, các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đã giải ngân số vốn lên tới 11,5 tỷ USD, tăng 43,2% so với năm 2007. Nếu trong giai đoạn 20 năm trước đó (1988-2007), vốn FDI thực hiện đạt 43 tỷ USD, tức là tính trung bình chỉ giải ngân được 2,15 tỷ USD/năm, thì giải ngân trong năm 2008 đã bằng 26,7% tổng số vốn giải ngân 20 năm trước đó. Tổng doanh thu của khối các doanh nghiệp FDI trong năm 2008 lên đến 50,55 tỷ USD, tăng 24,4% so với năm 2007. Trong đó, giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI năm 2008 đạt 24,465 tỷ USD, chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Một kỷ lục nữa liên quan đến FDI. Năm 2008, khối doanh nghiệp FDI đã đóng góp vào ngân sách nhà nước 1,982 tỷ USD, tăng 25,8% so với năm 2007. Cũng trong năm nay, khối doanh nghiệp này đã tạo ra trên 200 nghìn việc làm mới trong tổng số 1,615 triệu việc làm mới tạo được của cả nước, nâng tổng số lao động làm việc trong các dự án FDI lên 1,467 triệu người, góp phần giải quyết vấn đề công ăn việc làm vốn đang rất nóng bỏng của Việt Nam hiện nay. 3 Đầu FDI cũng chiếm khoảng 45% kim ngạch xuất nhập khẩu, tạo ra việc làm cho khoảng 1,42 triệu lao động trực tiếp. Đấy là những thành quả vô cùng to lớn của công cuộc đổi mới thời gian qua. Tại diễn đàn thương mại và phát triển Liên hiệp quốc(UNCTAD) tháng 12, năm 2008 Việt Nam được đánh giá là điểm đầu hấp dẫn của các tập đoàn xuyên quốc gia. Theo báo cáo của ủy ban đầu quốc tế (WIR), trong 141 quốc gia được điều tra Việt Nam đứng thứ 6 thế giới về thu hút đầu trực tiếp nước ngoài sau Trung Quốc, Ấn Độ, Mĩ, Nga và Braxin. Trong số 65 tỉ USD cam kết thì 62% số dự án và 54% số vốn tập trung vào nghành công nghiệp, 33% số dự án, 42,2% số vốn vào ngành dịch vụ, còn lại 5% số dự án, 1,4% số vốn còn lại vào các ngành khác. Một số dự án lớn năm 2008 . Ngày 23/5, lễ trao giấy phép và khởi công dự án khu liên hợp du lịch phức hợp Hồ Tràm, đặt tại Xuyên mộc Rịa Vũng tàu, với số vốn 4,2 tỉ USD. Tháng 6, dự án khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương của Tập đoàn Formosa (lãnh thổ Đài Loan) với tổng đầu giai đoạn 1 trên 7,8 tỷ USD đã được Ban quản lý khu kinh tế Vũng áng (Hà Tĩnh) ký giấy chứng nhận. Tháng 9, dự án khu liên hợp thép Cà Ná do Công ty TNHH Thép Vinashin - Lion (liên doanh giữa Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam và Công ty Maju Stabil thuộc Tập đoàn Lion-Malaysia) đầu đặt tại Cụm công nghiệp Dốc Hầm (xã Phước Diêm, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) cũng có vốn 4 cam kết tới 9,79 tỷ. Dự án này đã làm lễ động thổ, khởi công xây dựng ngày 23/11 trên diện tích 1.650 ha Năm dự án có vốn đầu lớn nhất trong năm 2008: - Dự án Công ty TNHH Thép Vinashin - Lion (Malaysia) có số vốn đăng ký 9,8 tỷ USD; - Dự án Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa của Đài Loan 7,9 tỷ USD; - Dự án Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) của Nhật Bản và Kuwait liên doanh 6,2 tỷ USD; - Dự án Công ty TNHH New City Việt Nam 4,3 tỷ USD; - Dự án Hồ Tràm của Canada trên 4,2 tỷ USD - Chỉ tiêu kế hoạch năm 2008 được dự kiến từ đầu năm: - Vốn thực hiện: đạt 10 tỷ USD vượt 25% năm 2007 (8 tỷ USD); - Lao động: 160.000 người, tăng 6,7% so với năm 2007; - Nộp ngân sách Nhà nước: 2 tỷ USD, tăng 29% so với năm 2007 5 Mặc dù năm nay nước ta thu hút tới 65 tỉ USD nhưng chỉ giải ngân được 12 tỉ. Sỡ dĩ như vậy là vì nhiều dự án lớn cam kết từ năm 2008 nhưng những năm tới mới thực hiên, hơn nữa công tác hoạch định, đền bù giải phóng mặt bằng gặp nhiều chậm trễ, cơ sở hạ tầng, giao thông bến bãu phát triển không kịp đã hạn chế đến tốc độ giải ngân FDI III NGUYÊN NHÂN VIỆT NAM THU HÚT NHIỀU FDI TRONG NĂM 2007 Nhà nước ta đã sửa đổi nhiều chính sách ưu tiên thu hút vốn FDI, luật pháp được chỉnh sửa hoàn chỉnh hơn, hàng rào thuế quan được cởi mở hơn, tạo môi trường đầu hấp dẫn cho các nhà đầu nước ngoài đầu vào Việt Nam. Từ năm 2007 Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao, nhiều nhà đầu quốc tế biết đến Việt Nam qua sự kiện này. Đặc biệt chính trị Việt Nam ổn định tạo môi trường đầu an toàn, ít bị rủi ro nên nhà đầu nước ngoài an tâm đầu vào Việt Nam. Giá thuê lao động, đất đai và nguyên vật liệu ở Việt Nam rẻ. Giao thông đường biển quốc tế thuân lợi. IV MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ TĂNG THU HÚT VỐN TRONG NHỮNG NĂM TIẾP THEO Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, sửa đổi luật pháp, hàng rào thuế quan tạo môi trường đầu thôn thoáng hơn thu hút các nhà đầu nước ngoài. Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, kho tàng bến bãi . Xây dựng hoàn thiện thị trường tài chính tiền tệ, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản. 6 Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, kiên cường chống tham nhũng, tạo tâm lí an tâm cho các nhà đầu tư. Coi trọng hoạt động xúc tiến đầu và thực thi chính sách bảo đảm đầu tư. Xây dựng những chính sách thuế ưu đãi để khuyến khích đầu tư. Đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ quản lý, đội ngũ công nhân có tay nghề kĩ thuật cao, đáp ứng nhu cầu của nhà đầu nước ngoài. Tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh công tác ngoại giao và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Mở rộng lĩnh vực đầu tư, địa bàn đầu tư. Thực hiện tốt đồng bộ các giải pháp trên sẽ tạo kì vọng cho các nhà đầu mạnh dạn đầu vào Việt Nam V. KẾT LUẬN Từ những nghiên cứu trên cho ta thấy năm 2008 nước ta đã thu hút hút vốn FDI vượt xa khả năng mong đợi, thu được nhiều thành quả đáng kể. vì vậy trong ngững năm tới cần phát huy hơn nữa, để ngày càng thu hút nhiều FDI hơn nữa nhằm tăng thêm sức mạnh nền kinh tế. Góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, sớm đưa nước ta ngày càng hội nhập thế giới và khẳng định vị thế của mình trên chính trường quốc tế . Nhóm sinh viên: 7 1: Nguyễn Trọng Bằng 2: Trần Thị Nữ Giáo 3 :Phạm Văn Nguyên 4 :Trần Văn Tưởng 8 . biệt năm 2007 kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thu được nhiều thành tựu to lớn. Thực chất FDI là gì ? Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là loại hình. TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VIỆT NAM NĂM 2008 I ĐẶT VẦN ĐỀ Dưới tác động mạnh mẽ nhiều

Ngày đăng: 10/12/2013, 22:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan