Bất cập trong công tác dự báo

Một phần của tài liệu thực trạng lạm phát tại việt nam năm 2008, những giải pháp đã thực hiện và bài học kinh nghiệm rút ra (Trang 25 - 26)

IV. BÀI HỌC RÚT RA

d) Bất cập trong công tác dự báo

“Dù loại trừ các yếu tố bên ngoài, khách quan, vẫn có thể nhận thấy có sự liên hệ trực tiếp giữa việc tăng giá cả xã hội với chính sách điều hành giá cả thị trường trong nước trong thời gian vừa qua.

Chính phủ đã có nhiều cố gắng và đã đạt được một số kết quả nhất định về kiềm chế tăng giá trong năm nay nhưng vẫn dễ dàng nhận ra sự bất cập trong hoạt động của Tổ điều hành giá cả, mà biểu hiện rõ nét và tập trung nhất là ở quan điểm và cách thức “bắt mạch”, dự báo xu hướng biến động giá cả cũng như sự sẵn sàng và hiệu quả của đơn thuốc được kê cho các tình huống giá cả phát sinh.

Ngoài ra, việc nghiêng về phát hành trái phiếu quốc tế để thu hút ngoại tệ, trong khi lượng trái phiếu đó có thể được phát hành trong nước để hút ngoại tệ và lượng tiền dư thừa cũng là một bất cập khác...”.

e) Bài học về sự nóng vội và thiếu bài bản

“Tình trạng lạm phát trong năm 2007 cho thấy những bài học đáng chú ý nhất trong công tác điều hành, quản lý.

Thứ nhất là “Bài học về sự nôn nóng”. Tự do hóa giá cả là một tiến trình đúng đắn của một nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị trường và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, giá cả chỉ phát huy được một cách đúng đắn quyền tự do của mình khi thị trường đã trưởng thành ở một mức độ nhất định. Một số thị trường với điều kiện chưa có được những trưởng thành và sung sức, việc giá cả đã sớm được tự do bươn chải, định đoạt số phận của mình lại là những nóng vội, thậm chí mang tính chất mong muốn chủ quan.

Thứ hai là bài học về tính “bài bản” trong hoạch định chính sách, điều hành, quản lí. Sự tăng lên nhanh chóng, với mức độ lớn của luồng vốn đầu

tư nước ngoài không những không được dự báo tốt mà còn thiếu những biện pháp và giải pháp thích hợp, đúng đắn.

Cho đến những ngày cuối năm, khi dòng vốn từ nước ngoài tiếp tục đổ vào, khi giá cả tiếp tục tăng mạnh, khi các giải pháp kiềm chế tăng giá đã được Chính phủ chỉ đạo sát sao, quyết liệt..., nhưng vấn đề vĩ mô có tính căn bản liên quan đến việc xử lí mối quan hệ giữa 3 trụ cột quan trọng, đó là chế độ tỉ giá, tự do hóa luồng vốn đầu tư và tính độc lập của chính sách tiền tệ, vẫn chưa được đề cập và bàn thảo một cách chính thức và thấu đáo.

Việc phát hành tiền Đồng, mua vào một khối lượng lớn ngoại tệ chưa được đặt trên nền tảng có tính bài bản của việc xử lí tổng thể các mối quan hệ rất cơ bản có tính quyết định này và vì vậy sự “lúng túng”, chậm trễ, thậm chí thiếu sót trong việc thực hiện nghiệp vụ trung hòa dường như là khó tránh khỏi”.

Một phần của tài liệu thực trạng lạm phát tại việt nam năm 2008, những giải pháp đã thực hiện và bài học kinh nghiệm rút ra (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(28 trang)
w