1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp thúc đẩy, xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU

61 885 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 88,45 KB

Nội dung

MỤC LỤC Chương 1: Tổng quát chung về hoạt động xuất khẩu hàng hóa: 1 1.1. Khái niệm về xuất khẩu hàng hóa: 1 1.2 . Các loại hình xuất khẩu hàng hóa 1 1.2.1 Xuất khẩu trực tiếp 1 1.2.2 Xuất khẩu gián

Trang 1

Chương 1: Tổng quát chung về hoạt động xuất khẩu hàng hóa:1.1 Khái niệm về xuất khẩu hàng hóa:

Xuất khẩu hàng hóa là việc bán, cung cấp hàng hóa dịch vụ cho bênnước ngoài trên cơ sở dung tiền tệ làm phương tiện thanh toán.Không chỉ lànhững hoạt động mua bán thông thường mà hoạt động xuất khẩu đòi hỏi sựtham gia của các chủ thể mang quốc tịch khác nhau, hoạt động xuất khẩukhông chỉ đơn thuần mang lại lợi nhuận cho một hay một vài chủ thể thamgia vào hoạt động này mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triểncủa mỗi quốc gia Hoạt động xuất khẩu mang lại nguồn thu ngoại tệ, thúcđẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao năng lực sản xuất trong nước, gópphần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

1.2 Các loại hình xuất khẩu hàng hóa1.2.1 Xuất khẩu trực tiếp

Xuất khẩu trực tiếp: là hình thức mà nhà sản xuất giao dịch trực tiếp vớikhách hàng nước ngoài ở khu vực thị trường nước ngoài thông qua tổ chứccủa mình Hình thức này thể hiện thông qua: Đại diện bán hàng xuất khẩu;Chi nhánh bán hàng tại nước ngoài.

Hình thức xuất khẩu này có ưu điểm là các nhà xuất khẩu trực tiếp tiếpxúc với thị trường, tiếp cận được với khách hàng, nắm bắt tình hình thịtrường một cách trực tiếp từ đó đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng.Việc tiếp xúc trực tiếp với các thị trường xuất khẩu tạo điều kiện cho cácdoanh nghiệp dễ tiếp thu kinh nghiệm quốc tế, đồng thời với hình thức nàycác doanh nghiệp xuất khẩu không phải chia sẻ quyền lợi của mình với cáctổ chức trung gian do đó có được lợi nhuận cao hơn.

Tuy nhiên hạn chế của thị trường này là doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phảichịu chi phí rủi ro lớn, cần có thời gian để thâm nhập được thị trường, đồngthời thông tin về thị trường cũng có phần hạn chế.

1.2.2 Xuất khẩu gián tiếp

Xuất khẩu gián tiếp: là hình thức khi doanh nghiệp thông qua dịch vụcủa tổ chức độc lập đặt ngay tại nước xuất khẩu để tiến hành xuất khẩu sảnphẩm của nước mình ra nước ngoài Trong hình thức này doanh nghiệp cóthể sử dụng các trung gian phân phối như: công ty quản lý xuất khẩu, đại lýxuất khẩu, h•ng buôn xuất khẩu…

Trang 2

Hình thức xuất khẩu này có ưu điểm là: người mua bán hoặc trunggian nắm rõ phong tục tập quán của thị trường do đó có khả năng đẩynhanh việc mua bán và giảm rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu Doanhnghiệp xuất khẩu cũng giảm được chí phí thâm nhập thị trường do các tổchức trung gian thường có sẵn cơ sở vật chất, đồng thời doanh nghiệp xuấtkhẩu cũng sẽ có được các thông tin về thị trường, về các đối thủ cạnh tranhthông qua các tổ chức.

Nhược điểm của hình thức xuất khẩu này là: các doanh nghiệp xuấtkhẩu không tiếp cận trực tiếp với thị trường, khách hàng do đó ít có khảnăng đáp ứng đúng các nhu cầu của khách hàng tiềm năng Bên cạnh đódoanh nghiệp xuất khẩu còn phải đáp ứng các yêu sách của các tổ chứctrung gian, phải chia sẻ lợi nhuận với họ và cũng có thể bị họ lợi dụng vềthông tin và vốn mà mình cung cấp cho họ.

1.2.3 Buôn bán đối lưu

Là phương thức trao đổi trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ vớinhập khẩu người bán đồng thời là người mua lượng hàng giao đi và nhậnvề có giá trị tương đương.

Hình thức này thường được sử dụng khi các bên thiếu thị trường,thiếu ngoại hối đặc biệt hình thức này cũng tránh cho các doanh nghiệpđược các rủi ro về ngoại hối

1.2.4 Tái xuất và chuyển khẩu

Trong hoạt động tái xuất khẩu người ta tiến hành nhập khẩu tạm thờihàng hoá từ bên ngoài vào, sau đó lại xuất khẩu sang một thị trường thứ ba.Hình thức này có độ rủi ro lớn nhưng lợi nhuận thu được cũng rất cao.

Chuyển khẩu là hình thức trong đó không có hành vi mua bán mà ởđây chỉ thực hiện các dịch vụ như vận tải quá cảnh, lưu kho b•i,…

1.2.5 Xuất khẩu tại chỗ

Đây là hình thức xuất khẩu mà hàng hoá và dịch vụ có thể chưa vượtqua ngoài biên giới quốc gia nhưng ý nghĩa kinh tế của nó tương tự như

Trang 3

hoạt động xuất khẩu Đó là việc cung cấp hàng hoá dịch vụ cho các ngoạigiao đoàn, khách du lịch quốc tế… Hoạt động này có thể đạt được hiệu quảcao do giảm bớt được chi phí bao bì, đóng gói, chi phí bảo quản, chi phívận tải, thời gian thu hồi vốn nhanh trong khi vấn có thể thu được ngoại tệ

1.2.6 Gia công xuất khẩu:

Gia công quốc tế là một phương thức giao dịch kinh doanh trong đómột bên (nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hay bán thành phẩm củabên khác (bên đặt gia công) để chế biến ra thành phẩm giao lại cho bên đặtgia công và nhận thù lao gia công (phí gia công) Trong đó những nướctrình độ khoa học kỹ thuật còn yếu, thiếu vốn, hạn chế về thị trường thườnglà những nước nhận gia công còn các nước phát triển là những nước đặt giacông.

1.3 Vai trò & Lợi ích của việc xuất khẩu hàng hóa:

Vai trò của xuất khẩu hàng hoá đối với nền kinh tế là rất quan trọng nhấtlà trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, xu thế toàn cầu hoá, chuyên mônhoá sản xuất để tận dụng các lợi thế tuyệt đối hay so sánh của mỗi quốc gia.Không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế hoạt động xuất khẩu còn có ý nghĩaquan trọng đối với tình hình phát triển chung của một quốc gia.

+ Hoạt động xuất khẩu tạo nguồn dự trữ ngoại tệ quan trọng

Ngày nay, việc dự trữ ngoại tệ nhất là các ngoại tệ mạnh là điều rấtquan trọng, vì trong quan hệ mua bán trên thị trường thế giới hiện nay cácnước đều sử dụng các ngoại tệ mạnh trong giao dịch của mình Trong điềukiện đất nước đang trong tiến trình CNH - HĐH đất nước hiện nay thìnguồn thu ngoại tệ là rất quan trọng vì ta có thể nhập khẩu các máy mócthiết bị công nghệ hiện đại từ nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩuphục vụ quá trình CNH - HĐH đất nước Đồng thời nguồn ngoại tệ có đượcsẽ thoả m•n được nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân và gópphần vào tăng trưởng kinh tế.

+ Hoạt động xuất khẩu phát huy được các lợi thế so sánh

Trong xu thế chung của thế giới hiện nay là đang dần tiến tới chuyênmôn hoá trên phạm vi toàn thế giới thì việc khai thác được lợi thế so sánh

Trang 4

cuả mình là rất quan trọng Đối với các nước đang phát triển việc phát huylợi thế so sánh của mình về giá nhân công rẻ, về nguồn tài nguyên thiênnhiên dồi dào là hết sức quan trọng để bước đầu hội nhập với nền kinh tếthế giới Xuất khẩu giúp 1 quốc gia khai thai thác có hiệu quả hơn các lợithế của mình, phát huy các lợi thế của quốc gia mình.

+ Hoạt động xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, địnhhướng sản xuất

Ngày nay, cùng với xu thế chung của các nền kinh tế, các quốc giangày càng nhận thức rõ vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với sự pháttriển kinh tế của quốc gia mình Sự chuyên biệt hoá các ngành sản xuất đểphục xuất khẩu phù hợp với lợi thế của quốc gia mình đ• giúp các quốc giacó định hướng chiến lược đối với các ngành sản xuất trong nước Đây làmột điều có ý nghĩa quan trọng bởi lẽ việc lựa chọn các ngành sản xuất đểcó thể phát huy lợi thế của quốc gia mình không phải là việc dễ làm vàkhông ít quốc gia đ• có những bước đi sai lầm trong việc hoạch định chínhsách phát triển kinh tế của quốc gia mình Định hướng vào các ngành sảnxuất có lợi thế sẽ dần dẫn tới việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao dầntỷ trọng của các ngành công nghiệp chế biến phục vụ xuất khẩu mang lạinguồn thu lớn từ hoạt động xuất khẩu.

+ Hoạt động xuất khẩu giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập vànâng cao mức sống của nhân dân

Để tập trung phát triển sản xuất phục vụ cho xuất khẩu thì cần phải giatăng lao động, để xuất khẩu có hiệu quả tăng được khả năng cạnh tranh thìcần tận dụng lợi thế về lao động, hạn chế được tỷ lệ thất nghiệp Đối vớicác nước đang phát triển, việc mở rộng hoạt động xuất khẩu thường đi kèmvới các việc xuất hiện các khu công nghiệp các khu chế xuất Các khu côngnghiệp và chế xuất đ• thu hút không chỉ các nhà xuất khẩu trong nước màcả các nhà đầu tư nước ngoài tham gia để tạo ra sản phẩm xuất khẩu ra thịtrường trên thế giới Thực tế cho thấy việc mở rộng hoạt động của các khunày đ• thu hut được một lượng lớn lao động ở các địa phương, nhất là laođộng dư thừa vào mùa nông nhàn Không những tạo việc làm cho người laođộng mà hoạt động xuất khẩu còn tăng thu nhập cho họ, giúp họ nâng caochất lượng cuộc sống.

+ Hoạt động xuất khẩu nâng cao uy tín của hàng hoá trong nước trênthị trường thế giới, nâng cao vị thế của một quốc gia trên trường quốc tế

Trang 5

Để có thể thực hiện hoạt động xuất khẩu và không ngừng nâng cao tỷtrọng kim ngạch xuất khẩu thì đòi hỏi các nhà sản xuất luôn phải biết tậndụng các lợi thế của mình đồng thời cũng luôn phải đổi mới công nghệ,trang thiết bị phục vụ sản xuất để tạo ra những sản phẩm có chất lượng caothì mới tăng được khả năng cạnh tranh hàng hoá của trên thị trường thếgiới Chính sự đầu tư đó sẽ tạo ra những sản phẩm có chất lượng ngày càngcao có được lòng tin từ khách hàng trên khắp thế giới và tạo được chỗ đứngtrên thị trường thế giới Việc các sản phẩm xuất khẩu có chất lượng cao cóđược lòng tin từ phía khách hàng cũng là một hình thức các quốc gia quảngcáo về quốc gia mình, giới thiệu về quốc gia mình và với những sản phẩmchất lượng cao, có uy tín các quốc gia sẽ nâng cao vị thế của mình trêntrường quốc tế.

+ Hoạt động xuất khẩu mở rộng khả năng sản xuất và tiêu dùng củamột nước

Trong điều kiện sản xuất cố định

Đường ee là đường giới hạn khả năng sản xuất Trên mỗi điểm củađường ee, nền kinh tế sản xuất và tiêu dùng một khối lượng x hàng hoá Xvà hàng hoá Y.

- Nếu một nước không có hoạt động xuất khẩu, nền kinh tế chỉ đượctiêu dùng số lượng hàng hoá sản xuất ra Khi ấy, đường giới hạn khả năngsản xuất cũng là đường giới hạn khả năng tiêu dùng.

- Nếu một nước có hoạt động xuất khẩu Giả sử nền kinh tế sản xuất ởđiểm a và hàng Y có thể đổi lấy hàng X qua con đường xuất khẩu Khảnăng tiêu thụ bây giờ được biểu hiện bằng đường thị trường đi qua điểm a.Độ dốc của đường thị trường chỉ ra lượng hàng Y đổi lấy một đơn vị hànghoá X trên thị trường thế giới Mặc dù sản xuất cố định ở a (một khối lượngx hàng X và y1 hàng hoá Y) mức tiêu dùng có thể ở bất kỳ điểm nào trênđường thị trường

Trang 6

(Biểu đồ 1) Y

e Đường giới hạn khả năng sản xuất t

Trong điều kiện thay đổi

Một cơ hội khác để mở rộng khả năng tiêu dùng của đất nước thôngqua xuất khẩu hàng hóa, đó là, lượng hàng hoá sản xuất ra có thể thayđổi một cách có lợi dựa trên cơ sở giá cả trên thị trường thế giới Mộtnước có thể sản xuất ra những sản phẩm hàng hoá có giá trị trên thịtrường thế giới.

Nếu thay đổi điểm sản xuất từ a sang c bằng cách tăng mức độchuyên môn hoá sản xuất sản phẩm Y Tại điểm c, sản xuất khối lượng x3phẩm và y3 sản phẩm Y Và hàng Y có lợi khi đổi lấy hàng hoá X qua conđường xuất khẩu Khả năng tiêu thụ bây giờ được biểu thị bằng đường t't'qua điểm c Độ dốc của đường t't' chỉ ra lượng hàng Y đổi lấy một đơn vịhàng hoá X trên thị trường thế giới Cũng như bất kỳ điểm nào trên đườngbiểu diễn khả năng tiêu dùng thị trường (khi có hoạt động xuất khẩu), cũngcó điểm tiêu dùng d trên đường t't' cho phép tiêu dùng nhiều hơn cả hai loạisản phẩm (so sánh điểm b trên đường thị trường và điểm d trên đường t't').

Trang 7

(Biểu đồ 2) Yt' e

y3 ct

d

y1 a y2

x3 x1 e x2 t

Lợi ích của việc chuyển đổi từ tình trạng không có hoạt động xuấtkhẩu (a), sang tình trạng ngoại thương (b) hay (d) là những lợi ích của hoạtđộng ngoại thương đối với một quốc gia Khi việc sản xuất sản phẩm Ytăng lên cà sản phẩm X giảm xuống, một quốc gia có thể chuyển tới nhữngđiểm như điểm (d) bằng cách sản xuất nhiều hàng hoá Y là loại hàng màquốc gia đ• có lợi thế so sánh và đổi lâý sản phẩm bổ sung của hàng hoá Xqua hoạt động xuất khẩu.

+ Các nước có nền kinh tế quy mô nhỏ có thể và có lợi khi tham giahoạt động xuất khẩu

Xuất khẩu hàng hoá trong một nền kinh tế quy mô nhỏ.

Trang 8

P S0 p1 E3 E1 E2

D0

D1Biểu đồ 3

Hàng xuất khẩu của một nền kinh tế quy mô nhỏ là sự khác nhau giữahàng cung và cầu trong nước tính theo giá quốc tế.

Trên biểu đồ: D0 và S0 là đường cầu và đường cung trong nước vớimột hàng hoá xuất khẩu điển hình Sự cân bằng tự cung tự cấp sẽ là điểmEơ0 khi mà lượng hàng q0 được sản xuất và tiêu thụ trong nước với giá p0.

Nếu hoạt động xuất khẩu xảy ra ở mức gia p1 (p1 > p0) sự cân bằngtiêu dùng sẽ là E1 với lượng tiêu dùng q1, trong khi cân bằng sản xuất ở E2với lượng sản xuất q2 Sự chênh lệch giữa sản xuất và tiêu dùng trong nướcq2 - q1 sẽ được xuất khẩu.

Nếu nhu cầu trong nước chuyển sang Dơ1, sự cân bằng tiêu dùngtrong nước chuyển sang E3 với lượng tiêu dùng q3 Với mức sản xuất trongnước không đổi E2 lượng hàng xuất khẩu q2 - q3 sẽ tăng lên.

+ Hoạt động xuất khẩu là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Trong nền kinh tế hàng hoá, sản xuất muốn phát triển sản phẩm phảiđược tiêu thụ Hoạt động xuất khẩu ở một quốc gia có ảnh hưởng tích cựcđến phát triển kinh tế Biểu hiện:

Trang 9

Một là, xuất khẩu đưa đến việc sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lựctrong nước Có thể do nhu cầu không lớn của thị trường trong nước vàkhông có hoạt động xuất khẩu, ở một nước có tình trạng sử dụng không hếtnguồn lực Nhờ có hoạt động xuất khẩu, nước này có thể chuyển từ điểmsản xuất không hiệu quả bên trong đường giới hạn sản xuất sang điểm sảnxuất có hiệu quả trên đường giới hạn sản xuất.

Hai là, việc mở rộng hoạt động xuất khẩu đ• tạo ra sự phân công laođộng hợp lý và có hiệu quả Đây là điểm quan trọng đặc biệt đối với cácđơn vị kinh tế tham gia hoạt động xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ Phát huylợi thế so sánh của mình các quốc gia sẽ đào tạo đội ngũ cán bộ, đội ngũlao động cho phù hợp từ đó dẫn tới việc phân công lao động trên phạm vitoàn thế giới.

Ba là, hoạt động xuất khẩu tạo điều kiện chuyển dịch quốc tế côngnghệ mới, phương pháp tổ chức kinh doanh mới… làm cho hoạt động kinhdoanh có hiệu quả.

Bốn là, thương mại quốc tế khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợicho đầu tư quốc tế Trong trường hợp đầu tư trực tiếp nước ngoài vào mộtnước nào đó thì cùng với nguồn vốn nước ngoài vào thường kèm theo kỹthuật công nghệ mới, các chuyên gia điều hành có kinh nghiệm tổ chức vàquản lý kinh doanh.

Năm là, hoạt động xuất khẩu vũ khí chống độc quyền, bởi vì chúngđòi hỏi các nhà sản xuất trong nước tăng cường sức mạnh kinh tế để đốiphó cạnh tranh với các nhà sản xuất nước ngoài.

Có thể thấy rằng, hoạt động xuất khẩu đ• cung cấp, tạo những điềukiện thuận lợi đối với quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia Vàtrong xu thế thế giới hiện nay toàn cầu hoá, khu vực khoá thì các quốc giađều coi trọng phát triển thương mại quốc tế nói chung và hoạt động xuấtkhẩu nói riêng.

Trang 10

Chương 2 : Sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản ViệtNam sang thị trường EU

2.1 Tổng quan chung về thị trường nông sản EU2.1.1 Khái quát về thị trường EU

Thị trường E.U (The European Union) là một thị trường chung lớnnhất thế giới Và trong tương lai gần đây thị trường E.U sẽ ngày càng đượcmở rộng bằng cách hoà nhập các nền kinh tế của các nước Đông Âu Đâylà một khối thị trường chung, thị trường E.U phát triển vượt xa khỏi nhữnghiệp định mậu dịch tự do giữa các thành viên Đây là một liên hiệp về hảiquan và tiền tệ, cho phép hàng hóa, dịch vụ, con người và vốn được dichuyển một cách tự do điều hành bởi các định chế chung (Ủy Ban ChâuÂu, Nghị viện Châu Âu…), các hệ thống quy định luật lệ mang tính hoàhợp chung và các chính sách phù hợp nhất Tuy nhiên E.U cũng là một thịtrường bao gồm nhiều thị trường khác nhau 15 nước thành viên, 15 khốidân số, văn hoá, kinh tế khác nhau… Mặc dù chúng ta nói về E.U như mộtthị trường chung, tuy nhiên chúng ta cũng cần phải quan tâm đến từng đặcđiểm tính chất của từng thị trường trong các quốc gia thành viên.

2.1.2 Một số đặc điểm chung về thị trường hàng hóa EU2.1.2.1 Về tập quán và thị hiếu tiêu dung

EU là một thị trường rộng lớn Thị trường EU thống nhất cho phép tựdo di chuyển sức lao động, hàng hóa dịch vụ và vốn giữa các thành viên.

Mỗi quốc gia thành viên của EU lại có những đặc điểm tiêu dungriêng Do vậy có thể thấy rằng thị trường EU có nhu cầu rất đa dạng, phongphú về hàng hóa, dịch vụ Trên thực tế có những loại hàng hóa rất được ưachuộng ở thị truuwòng Pháp, Italy, Bỉ nhưng lại không được người tiêudùng ở Anh, Ailen, Đan Mạch, Đức đón chào Giữa Eu cũ và các thành

Trang 11

viên mới cũng có những sự khác biệt về thị hiếu tiêu dùng Tuy có sự khácbiệt về thị hiếu tiêu dùng giữa các thị trường các quốc gia trong khối EUnhưng các quốc gia nằm trong khu vực Tây Âu, Bắc Âu, Đông Âu cónhững đặc điểm tương đồng về kinh tế văn hóa Trình độ về kinh tế, vănhóa, xã hội các nước thành viên khá đồng đều, cho nên người dân thuộckhối EU có những đặc điểm chung về thói quen sở thích trong tiêu dùng.Điển hình như : đối với hàng may mặc và giày dép, người dân Áo, Đức, HàLan chỉ mua hàng may mặc, giày dép không chứa chất nhuộm có nguồngốc hữu cơ(azodyes) Khách hàng EU đặc biệt quan tâm đến chất lượng vàthừoi trang của 2 loại sản phẩm này Nhiều khi yếu tố thời trang có ý nghĩaquyết định cao hơn nhiều so với giá cả Đối với hàng giầy dép, người tiêudùng EU có xu hướng đi giầy vải Xu hướng này càng tăng lên, tỷ lệ vớinhu cầu tiêu dùng giầy dép tăng lên hàng năm của EU.Hai mặt hàng nàythay đổ nhanh chóng đặc biệt về mẫu, mốt Đối với hàng thủy sản, ngườitiêu dùng EU không mua những loại hàng thủy sản nhập khẩu bị nhiễm độcdo môi trường hoặc do chất phụ gia không được phép sử dụng Đặc biệt,mặt hàng thủy sản xuất khẩu vào thị trường EU hiện nay đang bị rào cản kỹthuật rất khắt khe khống chế nên gặp rất nhiều khó khăn Gần đây nhất Euquy định dư lượng kháng sinh đối với tôm xuất khẩu vào EU là 0%, mộtquy định mà không một nước nào có thể đạt được.

Đặc biệt, người dân EU có sở thích tiêu dùng và thói quen sử dụng cácloại sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng trên thê giới Họ cho rằng những nhãnhiệu này sẽ gắn với chất lượng sản phẩm và có uy tín lâu đời, cho nên khidùng sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng sẽ rất an tâm về chất lượng và antoàn cho người sử dụng Vì vậy, trong nhiều trường hợp, mặc dù giá cả rấtđắt nhưng họ vẫn mua và không thích chuyển sang tiêu dùng những sảnphẩm không nội tiếng khác cho dù giá rẻ hơn rất nhiều.

Trang 12

2.1.2.2 Về kênh phân phối của liên minh châu âu

Hệ thống kênh phân phối của EU về cơ bản cũng như hệ thống kênhphân phối của một quốc gia, gồm mạng lưới bán buôn và bán lẻ Tuy nhiên,hệ thống này là một trong những hệ thống kênh phân phối phức tạp nhấthiện nay trên thế giới, với sự tham gia của rất nhiều thành phần: công tyxuyên quốc gia, hệ thống các của hàng, siêu thị, các công ty bán lẻ độclập… trong số đó nổi bật lên là vai trò của các công ty xuyên quốc gia Cáccông ty này thường phát triển theo mô hình chiều ngang, gồm ngân hànghoặc công ty tài chính, nhà máy, công ty thương mại, các cửa hàng.

Với sự hiện diện của các công ty ( hoặc tập đoàn) xuyên quốc gia này,hệ thống phân phối của EU trở thành một tổ hợp rất chặt chẽ và có nguồngốc lâu đời Hai hình thức tổ chức phổ biến nhất của các kênh phân phốitrên thị trường EU là: theo tập đoàn và không theo tập đoàn.

Theo kênh phân phối theo tập đoàn, các nhà sản xuất hoạc nhập khẩucủa một tập đoàn chỉ cung cấp hàng hóa cho hệ thống các cửa hàng và siêuthị của tập đoàn này mà không cung cấp cho hệ thống bán lẻ bên ngoài.Ngược lại, trong kênh phân phối không theo tập đoàn, các nhà sản xuất vànhập khẩu của một tập đoàn có thể cùng lúc cung cấp hàng hóa cho hệthống bán lẻ của nhiều tập đoàn và các công ty bán lẻ độc lập khác.

Thông thường các siêu thị hoặc công ty bán lẻ độc lập trên thị trườngEU không mua bán hàng trực tiếp từ các nhà sản xuất nước ngoài màthường thông qua các “nhà bán buôn”-là các trung tâm thu mua lớn củaEU(xem bảng) Mối quan hệ bạn hàng này không phải là ngẫu nhiên màchủ yếu là vì những ràng buộc trong quan hệ tín dụng, hoặc do mua cổphần của nhau, do đó thương là những quan hệ khá bền vững và lâu dài Hơn nữa theo quan điểm của các nhà phân phối châu Âu, mối quan hệ nhưvậy còn đảm bảo sự ổn định nguồn hàng và chất lượng hàng, nhờ đó họ có

Trang 13

thể giữ được chữ tín với khách hàng-mục tiêu hàng đầu mà các nhà kinhdoanh EU luôn hướng tới Kiểu liên kết này trong hệ thốngkênh phân phốiEU đã tạo nên những chuỗi mắt xích chặt chẽ được gắn với nhau bằng cáchợp đồng kinh tế, mà việc tiếp cận và trở thành một trong các mắt xích đókhông dễ dàng với các nhà xuất khẩu Việt Nam vốn chỉ quen làm ăn chộpgiật và theo từng hợp đồng riêng biệt.

Các trung tâm thu mua lớn tại EU

2.1.3 Chính sách ngoại thương của Liên Minh Châu Âu

Đặc điểm cơ bản nhất trong chính sách ngoại thương của EU là tất cảcác nước thành viên EU cùng áp dụng một chính sách ngoại thương chungđối với các nước ngoài khối Ủy ban châu Âu (EC) là người đại diện duynhất cho Liên minh trong việc đàm phán, ký kết các hiệp định thương mạivà dàn xếp tranh chấp trong lĩnh vực này, buôn bán trong nội bộ khối EUđược miễn hoàn toàn thuế hải quan và các thủ tục xuất nhập khẩu khác.Liên minh châu Âu thực sự là một không gian kinh tế thống nhất và môhình “nhà nước Châu Âu” đang trở thành hiện thực, đặc biệt khi hầu hếtcác nước thành viên sử dụng chung một đồng tiền.

Chính sách ngoại thương của EU bao gồm chính sách thương mại tựtrị(AUTONOMOUS Commercer) và chính sách thương mại chung dựatrên nguyên tắc không phân biệt đối xử, minh bạch, có đi có lại, và cạnhtranh công bằng Các biện pháp được áp dụng phổ biến trong chính sáchngoại thương của Liên minh Châu Âu là thuế quan, hạn chế về số lượng,hang rào kỹ thuật, chống bán phá giá và trợ cấp xuất khẩu

Về các quy chế nhập khẩu chung, để đảm bảo cạnh tranh công bằngtrong thương mại quốc tế, EU thực hiện các biện pháp: chống bán phá giá(ANTI-dumping), chống trợ cấp xuất khẩu và chống hàng giả EU đã banhành chính sách chống bán phá giá và áp dụng thuế “chống xuất khẩu bán

Trang 14

phá giá” để đấu tranh với tình trạng cạnh tranh không lành mạnh và bấtbình đẳng trong buôn bán với các nước ngoaì liên minh Bên cạnh đó, cácbiện pháp chống hàng giả của EU cho phép ngăn chặn không cho nhậpkhẩu những hàng hóa được sao chép lậu và đánh cắp bản quyền.

2.1.4 Chính sách thương mại đối với mặt hàng nông sản của EU

Các công cụ chính sách thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp đượcáp dụng tùy thuộc vào tình hình thị trường của từng sản phẩm cụ thể Tuynhiên các hình thức chính là thuế linh hoạt, thuế nhập khẩu, trợ cấp xuấtkhẩu và ứng trước vốn Nếu giá cả thị trường bên ngoài còn cao hơn giá cảtrên thị trường EU thì xuất khẩu có thể bị đánh thuế, nhập khẩu sẽ được trợcấp.

Đối với hầu hết các mặt hàng nông sản được nhập khẩu từ bên ngoài,không xây dựng biểu thuế cố định mà thường áp dụng các mức thuế quanlinh hoạt nhằm đảm bảo cho các nhà sản xuất được hưởng những mức giácao hơn giá thị trường thế giới.Các mức thuế được tính bằng chênh lệchgiữa giá CIF nhập khẩu, kể cả chi phí vận chuyển trong EC, và làm chomức cung của thế giới tăng đến các mức giá mục tiêu Trong trao đổi vớicác nước không phải là thành viên, chế độ giấy phép được áp dụng, cảnhững người xuất khẩu đều phải xin giấy phép tiến hành các giao dịch.

Đối với nhập khẩu thì EC không áp dụng các hạn chế vêg số lượng.Thay vào đó là các thỏa thuận về hạn chế xuất khẩu tự nguyện được ký kếtvới các nước không phải là thanh viên trong đó các nước này cam kết rằngxuất khẩu của họ vào EC sẽ không vượt quá giới hạn quy định Ngoài racòn có các điều khoản cho phép EC, trong những trường hợp ngoại lệ, ápdụng bất kỳ biện pháp nào nhằm bảo vệ thị trường cộng đồng một khi xảyra những rối loạn nghiêm trọng.

Trang 15

Ứng trước vốn là công cụ chủ yếu hỗ trợ XK, nhằm đảm bảo cho sảnphẩm của EC có tính cạnh tranh cao Những người sản xuất được ứng trướcvốn với quy mô bằng chênh lệch mức giá nội địa ( bao gồm cả chi phíchuyên trở hàng hóa đến cảng) và giá bán trên thị trường thế giới Ngoài ramức vốn ứng trước còn phụ thuộc vào việc hàng hóa bán đi đâu và vàohoàn cảnh cụ thể.Các mức vốn ứng trước là thống nhất cho toàn bộ cộngđồng và lấy từ ngân sách nông nghiệp.

Tác động của các công cụ chính sách áp dụng đối với các sản phẩmnông nghiệp được đánh giá như sau Các mức thuế linh hoạt có tác dụnghạn chế thương mại hơn so với thuế quan nhập khẩu thông thường Xét vềmặt trung hạn hay dài hạn thì nước XK có thể hạn chế tác động của thuếquan nhập khẩu bằng cách nâng cao hiệu quả sản xuất tương đối, cắt giảmchi phí sản xuất Điều này không thể thực hiện được trong trường hợp thuếquan linh hoạt bởi vì một khi giá chào hàng giảm xuống thì mức thuế linhhoạt lại tự động tăng lên Do đó bất chấp năng suất lao động tăng lên, cácnước XK tính gộp lại không thể gia tăng tỷ trọng của mình trên thị trườngEC, mặc dù tỷ trọng mỗi nước có thể thay đổi.

Như vậy tác động của những công cụ chính sách ngoài EC liên quantrực tiếp đến mức thuế linh hoạt và hình thức ứng trước vốn cho XK Cácbiện pháp này được áp dụng một cách tương xứng đối với toàn bộ cộngđồng bất chấp có tình trạng dư thừa hay thiếu hụt Thuế linh hoạt sẽ có tácdụng hạn chế nhập khẩu những mặt hàng có tình trạng dư thừa Các mứcthuế quan bảo hộ này có thể biến động rất mạnh từ năm này sang năm khácvì chúng phụ thuộc trực tiếp vào giá cả thế giới.

Nói một cách chung nhất, tác động trực tiếp của chính sách bảo hộ nóitrên là đem lại lợi ích cho các nhà sản xuất, còn người tiêu dùng của EC bịđánh thuế Tuy nhiên sự bảo hộ như vậy chỉ là bề ngoài vì nó không chỉphụ thuộc vào mức thuế linhhoạt và ứng trước vốn XK Mà còn các biện

Trang 16

pháp chính sách nông nghiệp khác Đây là hình thức bảo hộ danh nghĩa vìcác mức thuế linh hoatj và ứng trước vốn cho XK còn phụ thuộc vào cácyếu tố tiền tệ và tỷ giá hối đoái Do các mức nói trên được tính bằng tiền tệchâu Âu (EUR) trong khi thế giới lại tính bằng USD nên khi USD lên caohơn so với EUR thì các mức đó giảm xuống Vì vậy trên thực tế các mứcthuế linh hoạt và ứng trước vốn có thể tăng hay giảm tùy thuộc vào tỷgiáhối đoái mà không cần đến sự biến động danh nghĩa của cả thế giới.

Cơ chế giá cả và kiểm soát đối với từng sản phẩm cũng có tác độngđến quan hệ thương mại đến các nước ngoài EC Lý do là vì chúng ảnhhưởng không chỉ đến các mức thuế quan linh hoạt và ứng trước vốn mà còntới số lượng, và từ đó tới nhu cầu nhập khẩu và lượng hàng hóa dành choXK Do các cơ chế kiểm soát nói trên là mức giá nội địa cao hơn so vớimức giá trên thị trường thế giới cho nên sản xuất có xu hướng gia tăng vàtiêu dùng có xu hướng giảm sút Kết quả là nhập khẩu của EC có xu hướnggiảm xuống trong khimức cung XK tăng lên Tuy mức giá chung cao hơnmức giá thế giới, nhưng nhập khẩu lại có xu hhướng giá sút vì tác động củacác mức thuế quan lin hoạt, còn XK được khuyến khích bởi cơ chế ứngtrước vốn nên có xu hướng tăng lên.

Trang 17

- Thứ hai, với các định hướng phát triển nền nông nghiệp hàng hoálớn phù hợp với nhu cầu thị trường và tăng cường tiềm lực khoa học và công

nghệ trong nông nghiệp…, đưa nhanh công nghệ mới vào sản xuất, thuhoạch, bảo quản, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp,chúng ta sẽ nâng cao được chất lượng và VSATTP của sản phẩm nôngnghiệp.

Sự ra đời của Luật và các văn bản pháp luật bảo vệ môi trường, cùngvới những yêu cầu ngày càng cao của các thị trường nhập khẩu về sản phẩmthân thiện với môi trường, ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển theohướng bảo vệ môi trường Hiện nay, ở nước ta các trang trại, các khu vực sảnxuất hàng hóa lớn theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo ra nhiềusản phẩm hàng hóa phù hợp với các tiêu chuẩn về chất lượng, VSATTP vàmôi trường để đáp ứng nhu cầu của thị trường nhập khẩu còn nhiều khókhăn Nhiều tỉnh đang phát triển nuôi lợn xuất khẩu với quy mô lớn: hệthống chuồng trại và thức ăn đạt tiêu chuẩn, kỹ thuất không có biến đổi genchưa tốt lên làm hạn chế chất lượng, phẩm cấp của sản phẩm.

Theo như phân tích ở trên, có thể khẳng định rằng, EU là một thịtrường xuất khẩu cực kỳ lớn đối với hàng nông sản Việt Nam, nhưng chúngta có khai thác được thị trường này và thị trường nông sản thế giới nói chunghay không là tuỳ thuộc vào hai yếu tố: Một là, phải căn cứ vào nhu cầu của

thị trường để tính toán khối lượng nông sản sẽ sản xuất, và hai là, phải đáp

ứng được những yêu cầu ngặt nghèo về các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng

nhập khẩu đặc biệt là các quy định về chất lượng, VSATTP và môi trường.Sau nhiều năm nỗ lực mở rộng thị trường EU, nhưng năm 2002 hàngnông sản Việt Nam đã giảm thị phần so với các năm trước, một phần là domột số mặt hàng nông sản mất giá quá mạnh (cà fê, chè, hạt tiêu, gao,…) vàphần khác là do những quy định quá ngặt nghèo về các tiêu chuẩn kỹ thuậtđối với hàng nông sản của EU Do đó, trong giai đoạn từ năm 2003 đến 2005

Trang 18

trở đi Việt Nam cần khôi phục thị trường này với hai nhiệm vụ quan trọngnhất là:

- Thứ nhất, căn cứ vào nhu cầu của thị trường EU để điều chỉnh khối

lượng hàng nông sản xuất khẩu, đặc biệt là đối với những mặt hàng mà ViệtNam có thế mạnh như cà fê, hạt tiêu, gạo và cao su…; đồng thời đẩy mạnhxuất khẩu quả nhiệt đới, thịt gia súc, gia cầm, và các loại thực phẩm chế biếnkhác.

- Thứ hai, về lâu dài là phải từng bước nâng cao chất lượng và VSATTPcủa hàng nông sản Việt Nam, tạo ra nhiều nông sản thực phẩm phù hợp với môi

trường để đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng khắc khe của người tiêu dùngEU.

Làm tốt được các nội dung nói trên chúng ta đã nhanh chóng triểnkhai, khôi phục thị trường EU đưa tổng kim ngạch xuất khẩu có thể đạt 431,7triệu USD tương đương với năm 1998, thậm trí đạt 500 triệu USD trong vàiba năm tới là có thể thực hiện được.

Thị trường EU có nhu cầu lớn đối với hàng nông sản xuất khẩu củaViệt Nam như đã nói trên và với ưu thế của hàng loạt nông sản nhiệt đới, mộtkhi đã đạt được những đòi hỏi về chất lượng, VSATTP và môi trường cũngnhư các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật khác đối với hàng nhập khẩu, việcmở rộng thị trường EU cho hàng nông sản Việt Nam có thể thực hiện được.

Theo chiến lược xuất khẩu của Bộ thương mại, dự báo triển vọng xuấtkhẩu hàng nông sản sang thị trường EU sẽ có hai phương án sau:

- Phương án thấp, trên cơ sở đạt mức tăng trưởng bình quân11%/năm như trong giai đoạn 1996 - 2001 trên cơ sở đã hoàn thành hoặc

hoàn thành tốt việc khôi phục thị trường EU vào năm 2005 (đạt 430 - 500triệu USD) như đã nói ở trên, thì kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản xuất

Trang 19

khẩu sang thị trường này sẽ đạt khoảng 730 - 840 triệu USD vào năm 2010,tức là tăng khoảng 4,51 - 5,18 lần trong vòng tám năm tới.

- Phương án cao, đạt mức tăng trưởng bình quân 15%/năm trên cơsở đã đạt được 430 - 500 triệu USD vào năm 2005, thì kim ngạch xuất khẩu

hàng nông sản sang thị trường EU sẽ đạt khoảng 860 triệu USD đến 1 tỷUSD vào năm 2010, tức là sẽ tăng 5,31 - 6,17 lần trong vòng tám năm tới.

2.1.5 Những thách thức đối với Việt Nam trong xuất khẩu hàngnông sản sang EU

Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường EU trong nhữngnăm tới nhiều khả năng sẽ phải đối mặt với những thách thức dưới đây:

- Thứ nhất, hệ thống các quy định hết sức ngặt nghèo về tiêu chuẩn kỹthuật đối với hàng hoá trong đó bao gồm: tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩnvề môi trường, tiêu chuẩn về VSATTP, tiêu chuẩn an toàn cho người sửdụng, cũng như hàng loạt các biện pháp và chế tài mà EU áp dụng đối vớihàng nông sản nhập khẩu vi phạm các biện pháp và chế tài mà EU áp dụngđối với hàng nông sản nhập khẩu vi phạm các quy định của EU đối với hàngnông sản nhập khẩu Luật thực phẩm của EU nâng từ 10 chất kháng sinh bịcấm năm 2002 lên 26 chất vào năm 2005 EU duy trì chính sách "dư lượng =0" đối với mười kháng sinh (năm 2005 là 26 kháng sinh) Như vậy sẽ rất khókhăn đối với hàng nông sản thực phẩm của Việt Nam khi thâm nhập vào thịtrường này.

Hiện EU đang hoàn thiện Quy trình GAP (Quy trình canh tác nôngnghiệp đảm bảo) và cũng đang xây dựng một nhãn hiệu duy nhất cho thựcphẩm có nguồn gốc hữu cơ Chính vì vậy mà trong những năm tới, yêu cầuhàng nhập khẩu của thị trường EU sẽ là hàng nông sản hữu cơ, tức là nôngsản sạch (nông sản được sản xuất theo quy trình GAP, hạn chế sử dụng thuốctrừ sâu và phân hoá học,…) Hàng nông sản nhập khẩu vào thị trường này

Trang 20

phải có nhãn hiệu của thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ EU sẽ sử dụng GAPđể kiểm soát dư lượng kháng sinh và thuốc trừ sâu có trong hàng nông sản.EU cho rằng sản xuất nông nghiệp theo Quy trình GAP không chỉ bảo vệmôi trường sinh thái, mà sản phẩm làm ra còn đáp ứng tiêu chuẩn chất lượngvà VSATTP.

Đối với các sản phẩm thịt gia súc, gia cầm phải tuân thủ Quy đinhkiểm tra thú y Quy định này sẽ ngày càng khó thực hiện vì EU duy trì "dưlượng = 0" đối với 10 chất kháng sinh Trong số 10 chất, có 7 chất gây ônhiễm môi trường Để đáp ứng được quy định trên, sản phẩm thịt của ViệtNam phải tuân thủ rất nhiều chỉ thị của Hôi đồng ủy ban Châu Âu, và các chỉthị thường xuyên được EU chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với thực tế luônbiến đổi Thêm vào đó, thực phẩm chế biến còn phải tuân thủ Quy định chấtphu gia trong thức phẩm Đây quả là một thách thức không nhỏ đối với thựcphẩm chế biến của ta xuất khẩu sang EU trong thời gian tới, vì hiện tại mớichỉ có một khối lượng rất nhỏ mặt hàng này thâm nhập được vào thị trườngEU.

Đối với rau, quả, hạt có dầu,… xuất khẩu vào thị trường EU phải tuânthủ Quy định mức thuốc trừ sâu tối đa có trong sản phẩm nông nghiệp Trongkhi đó tại Việt Nam hiện nay, sử dụng thuốc trừ sâu quá liều lượng và khôngđúng kỹ thuật đã gây tác động xấu tới môi trường sinh thái Nếu chúng takhông có các biện pháp khắc phục và hướng dẫn bà con nông dân sử dụngthuốc trừ sâu theo quy định của EU thì sẽ rất khó cho các sản phẩm nôngnghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này.

Quy định bao bì và phế thải bao bì của EU đang dặt ra nhiều tháchthức đối với các doang nghiệp Việt Nam sản xuất hàng xuất khẩu sang thịtrường EU Những năm tới, các doanh nghiệp phải chú trọng tới khía cạnhmôi trường của bao bì sản phẩm nhiều hơn và phải tuân thủ các yêu cầutrong quy định này.

Trang 21

Bên cạnh sự phức tạp và ngặt nghèo ngày càng tăng của hệ thống cáctiêu chuẩn kỹ thuật của EU đối với hàng nông sản nhập khẩu, các biện phápvà chế tài mà EU áp dụng đối với các trường hợp vi phạm sẽ ngày càng chặtchẽ và hà khắc hơn Như vậy, để tránh tổn thất và đẩy mạnh được xuất khẩusang EU, chúng ta cần phải tuân thủ các quy định về chất lượng, môi trườngvà VSATTP của EU đối với nhập khẩu hàng nông sản Hơn nữa, việc thựchiện các quy định này sẽ góp phần mang lại môi trường sống lành mạnh chochính chúng ta.

- Thứ hai, Nông sản là một nhóm hàng nhạy cảm và được EU trợ cấprất lớn Mức trợ cấp tăng lên hàng năm để bảo hộ nền sản xuất nông nghiệp

trong Liên Minh Bởi vậy, hàng nông sản xuất khẩu của ta sẽ ngày càng khókhăn hơn khi thâm nhập vào thị trường này Ngoài việc phải cạnh tranh vớicác đối tác xuất khẩu khác có tiềm lực mạnh hơn ta, chúng ta còn phải cạnhtranh với hàng nội địa được hưởng nhiều ưu đãi.

- Thứ ba, ngoài nhu cầu ngày càng cao cảu người tiêu dùng EU vềnông sản thực phẩm thân thiện với môi trường, yêu cầu của họ về chất lượng

và VSATTP đối với nhóm hàng này cũng ngày càng khắt khe đây Chẳnghạn người tiêu dùng EU đã từng tẩy chay thịt bò điên, thịt gà có dioxin,…được nhập khẩu từ các nước Đây cũng là thách thức không nhỏ đối với cácdoanh nghiệp chế biến hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang thịtrường EU.

2.2 Những tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng nông sản nhập khẩuvào thị trường EU

Nhập khẩu vào Thị trường E.U

Tiến trình tự do thương mại đã được tăng tốc bởi vòng đàm phámUruguay, điều này có nghĩa rằng các hàng rào phi quan thuế như quota sẽđược bãi vỏ và những hàng rào thuế quan cũng sẽ bị cắt giảm Tuy nhiên

Trang 22

điều này không có nghĩa là các nhà xuất khẩu có thể dễ dàng tiếp cận vàothị trường E.U Việc tiếp cận thị trường E.U trở nên khó khăn hơn nhiều doviệc tăng nhanh những quy định và các yêu cầu thị trường trong các lãnhkhía cạnh về an toàn, sức khỏe, chất lượng và các vấn đề môi trường và xãhội Sự khác biệt giữa những hàng rào kỹ thuật so sánh với các hàng ràotrước đây đó là những quy định và yêu cầu của thị trường được phát triểntừ những một quan tâm chung của cả các chính phủ và người tiêu dùng vềan toàn, sức khỏe, chất lượng và môi trường Trong quá khức các hàng ràothuế quan và phi thuế quan nhìn chung nhằm bảo vệ các nhà sản xuất củaChâu Âu Việc bảo vệ môi trường và bảo vệ cho người tiêu dùng ngày càngtăng đã dần thay thế cho việc bảo vệ nhà sản xuất và lao động.

Việc sử dụng các hàng rào kỹ thuật được điều chỉnh thông qua cáchàng rào kỹ thuật trong hiệp định thương mại của WTO Bên cạnh đó cầnphải chú ý rằng đây không chỉ là những quy định luật lệ mà các chính phủáp dụng thêm nhằm xác định các tiêu chuẩn cao trong an toàn, sức khỏe vàmôi trường, mà người tiêu dùng trở nên ngày càng khó chịu trước nhữngsản phẩm và những ảnh hưởng có hại tiềm tàng Điều này dẫn tới các quyđịnh khó khăn hơn xuất phát từ phía thị trường.

Các hàng rào kĩ thuật trong thương mại

Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật (BTT) đã thảo luận trong vòngđàm phán Uruguay là một phần không thể thiếu trong hiệp định của WTO

Trong phần đầu của hiệp định có ghi rõ: “không một quốc gia nào bị

ngăn cấm đưa ra những biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ con người, độngvật, cuộc sống hoặc sức khỏe của thực vật, của môi trường hoặc không bịngăn cấm đưa ra các biện pháp nhằm ngăn cản các hành động lừa bịp vớimức độ phù hợp”.

Trang 23

Tuy nhiên, Hiệp định cũng xác định rằng” Sự linh động điều chỉnh

của các thành viên bị giới hạn bởi yêu cầu về các quy định kỹ thuật khôngđược chuẩn bị, điều chỉnh hoặc áp dụng mới mục đích hoặc ảnh hưởnglàm tạo ra các cản trở khôngcần thiết trong thương mại” (Mục 2.2).

Tiêu chuẩn hoá

CENELEC, CEN và ETSI là 3 cơ quan tiêu chuẩn hoá của Châu Âuđược coi là đủ năng lực trong việc tiêu chuẩn hoá kỹ thuật, 3 cơ quan nàyđã đưa ra các tiêu chuẩn của E.U trong từng lãnh vực riêng biệt và tạo ra“hệ thống tiêu chuẩn hoá Châu Âu”

Các tiêu chuẩn là các thỏa thuận bằng văn bản chức đựng những

đặc điểm kỹ thuật hoặc những tiêu chuẩn chính xác khác được sử dụng mộtcách nhất quán như những luật lệ, hướng dẫn, hoặc định nghĩa của các đặctính nhằm bảo đảm rằng các vật liệu, sản phẩm, các phương pháp chế biếnvà các dịch vụ đáp ứng các mục đích của chúng

Vì vậy mà các tiêu chuẩn quốc đóng góp vào việc làm cho cuộc sốngtrở nên đơn giản hơn, và làm tăng tính tin cậy và hiệu quả của hàng hoá vàdịch vụ chúng ta sử dụng.

Hiện tại E.U đang tạo ra các tiêu chuẩn thống nhất và điều hoà chotoàn E.U đối với các lãnh vực sản phẩm chính nhằm thay thế hàng ngàn cáctiêu chuẩn quốc gia khác nhau Nhìn chung, các mức độ yêu cầu được đặtra hoặc sẽ được đặt ra trong những năm tới đây Các quốc gia thành viênđược cho phép đưa ra thêm các yêu cầu cho ngành công nghiệp của mình.Tuy nhiên, nếu sản phẩm nào đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu sẽđược cho phép lưu hành tự do tại E.U

Tiêu chuẩn hoá không chỉ quan trọng trong lãnh vực sức khỏe, antoàn mà còn trong lãnh vực quản lý chất lượng, sản xuất mang tính môi

Trang 24

trường, trách nhiệm xã hội Việc tiêu chuẩn hoá sẽ tạo ra các nhãn, các giấychứng nhận nhằm chứng minh cho việc tuân thủ các tiêu chuẩn Trong lượcđồ dưới đây, việc tiêu chuẩn hoá tạo ra những nhãn, giấy chứng nhận trongnhiều lãnh vực hàng hoá

Các loại nhãn, giấy chứng nhận, và mã số được thực hiện được yêucầu nhằm tuân thủ các quy định và yêu cầu thị trường.

Các quy định bắt buộcSức khỏe an toàn

Các tiêuchuẩnEN/ISO

Nhãnhiệu xã

Các quytắc đạo

Nhãn sinhthái

Chứng nhậnISO14000

Các yêu cầu của thị trường

2.2.1 Sức khỏe và an toàn

Vấn đề sức khỏe và an toàn trở nên ngày càng quan trọng đối vớimỗi cá nhân tại E.U Việc áp dụng chủ yếu liên quan đến phía khách hànghơn là phía lao động

Phương pháp tiếp cận mới và chỉ thị về an toàn sản phẩm

Trang 25

Từ tháng 5 năm 1985 Hội Đồng Châu Âu đã duyệt Phương pháp tiếp cậnmới (New Approach) liên quan đến việc bình thường hoá và điều hòa hoá.Phương pháp tiếp cận mới với tiêu chuẩn hoá và quản lý chất lượng nhằmđảm bảo rằng chỉ có những sản phẩm an toàn và thỏa mãn các yêu cầu bảovệ sức khỏe, môi trường và người tiêu dùng lưu thông tạo khu vực kinh tếChâu Âu (EEA – European Economic Area) Phương pháp tiếp cận mớiđược ban hành như 1 kế hoạch cho việc phát triển thị trường trong E.U,hàng trăm vấn đề xác định cho việc hoà hợp hoá các quy định và luật lệ,tuy nhiên cũng có hàng ngàn các chỉ thị của E.U được bãi bỏ do phươngpháp tiếp cận cũ về tiến trình hoà hợp hoá chi tiết được chấm dứt Theo

như Phương pháp mới này thì nhãn CE là một nhãn bắt buộc đối với nhiều

sản phẩm công nghiệp.

Nghị định về an toàn sản phẩm chung 92/59/EC (thường được biếtdưới tên Nghị định về an toàn sản phẩm) được Cộng Đồng Châu Âu thôngqua ngày 29/6/0992 Và nghị định có hiệu lực hoàn toàn từ tháng 6/1994và áp dụng cho an toàn sản phẩm khi sản phẩm có mặt lần đầu tại thịtrường E.U và được kéo dài suốt đời sống có thểcó của sảnn phẩm TheoNghị định, những nhà sản xuất và phân phối chỉ được kinh doanh nhữngsản phẩm an toàn.

Một “sản phẩm an toàn” được định nghĩa là một sản phẩm không có- đặc biệt ở khía cạnh thiết kế, cấu thành, hoạt động, chức năng, bao bì, cácđiều kiện lắp ráp, bảo trì hoặc thải hồi, cá hướng dẫn sử lý và sử dụng, hoặccác đặc tính khác của sản phẩm – bất cứ một rủi ro trực tiếp hay gián tiếpkhông thể chấp nhận cho an toàn và sức khỏe con người hoặc ảnh hưởngtrên các sản phẩm khác hoặc phụ tùng của nó.

Chỉ thị quy định cả đối với sản phẩm mới và các sản phẩm tái chếmặt do các sản phẩm đã qua sử dụng không được xác định rõ ràng như là

Trang 26

đồ cổ hoặc cần phải sử chữa hoặc tái chế Mặc dù Chỉ thị về an toàn sảnphẩm đã tồn tại, tuy nhiên chưa quy định đối với nhiều loại sản phẩm.

Chỉ thị yêu cầu các sản phẩm cho người tiêu dùng không được có bấtcứ rủi ro không thể chấp nhận nào và cũng yêu cầu những người sử dụngtiềm năng những sản phẩm này được cảnh báo đầy đủ các rủi ro có thể xẩyra Chỉ thị về an toàn sản phẩm được đặt ra nhằm vào các sản phẩm chongười sử dụng cuối cùng (thực phẩm và phi thực phẩm), nếu như không cócác quy định đặc biệt nào cho những sản phẩm này Ngoài ra nếu có cácquy định đặc biệt khác của EC thì Chỉ thị này không được áp dụng.

2.2.2 Nhãn CE (European Conformity)

Mục đích của nhãn CE là đặt ra yêu cầu chung đối với các nhà sảnxuất nhằm chỉ đưa ra những sản phẩm an toàn tại thị trường E.U Nhãn CEđược coi là 1 giấy thông hành của nhà sản xuất lưu thông nhiều sản phẩmcông nghiệp như máy móc thiết bị, các thiết bị điện có hiệu điện thế thấp,đồi chơi, các thiết bị an toàn cá nhân, các thiết bị y tế… Trên thị trườngE.U Tuy nhiên nhãn CE không áp dụng cho tất cả các hàng hoá côngnghiệp Nhãn CE không chỉ là ràng buộc duy nhất đối với sản phẩm NhãnCE không áp dụng cho các sản phẩm trang trí nội thất, quần áo và các sảnphẩm da Nhãn CE chỉ ra rằng sản phẩm tuân thủ các yêu cầu về luật địnhvà có thể được áp dụng về an toàn, sức khỏe, môi trường và bảo vệ ngườitiêu dùng Cần phải chú ý rằng, nhãn EC không bảo đảm về chất lượng sảnphẩm.

Trang 27

Đối với các sản phẩm thực phẩm

HACCP (the Hazard Analysis Critical Control Point system) được áp dụngcho ngành công nghiệp thực phẩm Chỉ thị về vệ sinh thực phẩm(93/43/EC) có hiệu lực từ tháng 1/1996 xác định rằng “các công ty thựcphẩm sẽ xác định từng khía cạnh của các hoạt động ảnh hưởng đến an toànthực phẩm và bảo đảm rằng các biện pháp an toàn có thể có sẽ được thiếtkế, áp dụng, thực hiện và kiễm tra lại trên cơ sở của hệ thống HACCP.

Các nguyên tắc cơ bản của HACCP

 Xác định tất cả các nguy cơ có thể xẩy ra cho sản phẩm trong chu kỳsống của sản phẩm;

 Xác định các Điểm Kiểm Soát Tới Hạn (Critical Control Points), cácgiai đoạn có thể kiểm soát được trong chu kỳ sống của sản phẩm;  Xác định những biên độ tiêu chuẩn cao nhất có thể cho phép cho mỗi

điểm kiểm soát tới hạn;

 Thiết kế và thực hiện một hệ thống kiểm soát kiểm nghiệm hoặcquan sát cho mỗi Điểm Kiểm Soát Tới Hạn, bao gồm 1 lịch trìnhtheo thời gian;

 Thiết kế và thực hiện các kế hoạch hành động chính xác cho mỗiĐiểm Kiểm Soát Tới Hạn;

 Đưa ra một tiến trình xác nhận, bao gồm các kiểm nghiệm và tiếntrình khác nhằm kiểm tra tính hiệu quả của hệ thống HACCP;

Chứng từ hoá tất cả các tiến trình và kết quả kiểm nghiệm.

Trang 28

2.2.3 Môi trường Trách nhiệm xã hội

Tại nhiều quốc gia Châu Âu, nhiều thỏa thuận mang tính tình nguyệnvà mang tính pháp lý được thông qua giữa các chính phủ và các nhà sảnnxuất Các thỏa thuận không chỉ áp dụng cho sản phẩm mà còn áp dụng chobao bì của sản phẩm Các nhà xuất khẩu của Việt Nam phải tuân thủ nhữngquy định về môi trường để được xuất khẩu và E.U, do đó các nhà nhậpkhẩu sẽ chuyển những yêu cầu này cho nhà xuất khẩu.

Theo đó, các nhà xuất khẩu buộc phải xem xét ảnh hưởng môitrường của sản phẩm của mình, của quá trình sản xuất và đóng gói Ngườitiêu dùng yêu cầu các sản phẩm mang tính môi trường Do vậy các nhàxuất khẩu Việt Nam phải hiểu rằng việc tuân thủ các quy định về sản phẩmlà rất cần thiết, tuy nhiên đầu tiên là đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùngE.U là điều quan trọng trong thành công tại thị trường E.U

Chính sách môi trường của EU

Chính sách môi trường của E.U dựa trên cơ sở các hiệp định toàncầu, đặc biệt trong Lịch trình 21 của Hiệp định Rio de Janeiro Trong Hộinghị Liên Hiệp Quốc về Môi trường và Phát triển, được tổ chức năm 1992tại Brazin đã hình thành nền tảng đầu tiên cho sự phát triển bền vững trêntoàn thế giới, áp dụng răng trưởng kinh tế cân bằng có quan tâm đến môitrường E.U và các quốc gia thành viên đã cam kết thực hiện hành độngtheo nội dung Hiệp định Rio.

Nội dung chính trong "Chương trình hành động thứ 5 về môi trường"liên quan nhiều hơn những nguyên nhân nguồn gốc hơn là những vấn đềxảy ra Danh sách các sản phẩm bị ảnh hưởng bởi chính sách môi trườngcủa E.U và ảnh hưởng bởi sự quan tâm của khách hàng rất dài như các sảnphẩm thực phẩm tươi, thực phẩm chế biến, hoá chất y tế, sản phẩm da, cácsản phẩm gỗ, dệt, may, điện tử các sản phẩm khoáng Các vấn đề nhạy cảm

Trang 29

là mức độ thặng dư thuốc trừ sâu, phụ gia thực phẩm, sự hiện diện của kimloại nặng, sự hiện diện của các chất gây ô nhiễm, sử dụng hoá chất, gỗ rừngnhiệt đới, ô nhiễm nguồn nước vá không khí và việc sử dụng cạn kiệt cáctài nguyên không thể tái tạo Ngoài ra còn những vấn đề ảnh hưởng trựctiếp ngay đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam là:

 Các biện pháp được thực hiện nhằm giảm thiểu chất thải bao bì và táisử dụng, tái chế các vật liệu bao bì;

 Tăng cường thực hiện quản lý môi trường và các hệ thống đánh giávà sử dụng các dấu hiện xác nhận tiêu chuẩn;

Tăng cường tầm quan trọng của các dấu hiệu xác nhận tiêu chuẩn chonhiều loại sản phẩm theo thái độ của người tiêu dùng Châu Âu.

Chính sách môi trường của E.U

(Thể hiện ở 2 cấp độ là: Cấp độ sản phẩm và cấp độ công ty)

Quản lý chất thải bao bì đóng gói

Chỉ thị 94/62/EEC về đóng gói và chất thải bao bì đóng gói: có quy địnhcác mức độ tối đa của các kim loại nặng trong bao bì và mô tả các yêu cầuđối với sản xuất và thành phần của bao bì:

 Bao bì được sản xuất bằng phương pháp để cho thể tích và cân nặngđược giới hạn ở mức thấp nhất nhằm duy trì mức độ an toàn, vệ sinhcần thiết và sự chấp thuận của người tiêu dùng cho sản phẩm đónggói

 Bao bì được thiết kế, sản xuất và thương mại hoá sao cho có thểđược tái sử dụng hoặc thu hồi, bao gồm tái chế, và để giảm thiểu ảnhhưởng về môi trường khi chất thải bao bì hoặc những phần dư từchất thải bao bì được loại trừ.

Trang 30

 Bao bì phải được sản xuất để giảm thiếu sự hiện diện của các chấtđộc hại và các chất nguy hiểm khác có quan tâm đến sự hiện diệncủa các chất tro, bức xạ khi bao bì hoặc các phần dư được thiêu hủyhoặc chôn.

Việc thực hiện Chỉ thị đã được nhiều quốc gia thành viên đưa vào luật tuynhiên các quy định ở mỗi quốc gia khác nhau.

Thông dụng nhất là hệ thống “Green Dot” do Chính phủ Đức áp dụng Biểutượng Green Dot thể hiện cho người mua biết rằng bao bì có thể được tái sửdụng hoặc tái chế và cũng cho biết việc loại bỏ và tái chế bao bì vậnchuyển sẽ do các bên liên quan chịu chi phí.

Các tiêu chuẩn quản lý môi trường

Các tiêu chuẩn quản lý môi trường cho phép các nhà sản xuất và nhà xuấtkhẩu cơ hội nhằm giới thiệu cho các đối tác bên ngoài rằng việc sản xuấtđược thực hiện theo phương pháp trung thành với môi trường Các tiêuchuẩn quản lý môi trường là các tiêu chuẩn mang tính tự nguyện Hiện naytiêu chuẩn môi trường cho các quốc gia đang phát triển được áp dụng nhiềunhất là ISO 14001

Các đặc điểm của tiêu chuẩn quản lý môi trườngISO14001

 Chứng nhận ISO dựa trên cơ sở tự nguyện, mặc dù nó có 1 sức épđáng kể từ những người mua hàng Tây Âu;

 Nó là một quyết định của đội ngũ quản lý nhằm tránh sự ô nhiễm vàchất thải và trở nên hiệu quả hơn và cạnh tranh hơn khi tôn trọng môitrường;

 Các bộ tiêu chuẩn được thể hiện chi tiết dưới dạng thực hiện cáccông việc gì chứ không phải là như thế nào;

Ngày đăng: 29/11/2012, 09:58

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w