1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những tác phẩm chủ nghĩa khoa học Của Lênin

45 1,9K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 280 KB

Nội dung

Qua đó tiểu luận nghiên cứu về: “Những luận điểm của V.I.Lênin về CNXH và thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH” cũng là những vần đề quan trọng, cần thiết cấp bách bổ sung vào kho tàng lý l

Trang 1

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG TIỂU LUẬN

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan tiểu luận này chính là tác phẩm nghiên cứu của tôi, những vấn đề và nội dung trong tiểu luận này là do chính tôi tìm hiểu và nghiên cứu được, không phải là được sao chép từ các công trình nghiên cứu khác Những tài liệu được viết trong bài nhằm bổ sung cho luận điểm nghiên cứu là những nội dung trung thực có ý nghĩa lý luận và khoa học đã được công bố và thẩm định.

Người viết tiểu luận Nguyễn Văn Hiểu M C L C ỤC LỤC ỤC LỤC A PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do, tính cấp thiết 1

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 5

Trang 3

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Đóng góp của tiểu luận 5

7 Kết cấu của tiểu luận 5

B PHẦN NỘI DUNG 7

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 7

1.1 Sơ lược về chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa tư bản 7

1.1.1 Chủ nghĩa tư bản 7

1.1.2 Chủ nghĩa xã hội 7

1.2 Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội 7

1.2.1 Khái niệm thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH 7

1.2.2 Các hình thức quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội 8

1.2.3 Đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội 8

1.2.4 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về thời kỳ quá độ 9

CHƯƠNG II: NHỮNG LUẬN ĐIỂM CỦA V.I.LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ TỪ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 11

2.1 Hoàn cảnh lịch sử ra đời tác phẩm 11

2.1.1 Hoàn cảnh ra đời tác phẩm “Nhà nước và cách mạng”: 11

2.1.2 Hoàn cảnh ra đời tác phẩm “Kinh tế và chính trị trong thời đại chuyên chính vô sản”: 13

2.1.3 Hoàn cảnh ra đời tác phẩm “ Bàn về thuế lương thực”: 14

2.2 Những luận điểm của V.I.Lênin về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội 16

2.2.1 Qua tác phẩm “Nhà nước và cách mạng”: 16

2.2.2 Qua tác phẩm “Kinh tế và chính trị trong thời đại chuyên chính vô sản”:21 2.2.3 Qua tác phẩm “ Bàn về thuế lương thực”: 24

CHƯƠNG III: THỜI KỲ QUÁ ĐỘ TỪ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 27

3.1 Tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam 27

3.2 Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 28

3.2.1 Quan niệm về xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: 28

3.2.2 Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về thời kỳ quá độ: 28

3.2.3 Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 30

3.3 Những thành tựu và hạn chế 33

C PHẦN KẾT LUẬN 41

D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 42

Trang 4

A PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do, tính cấp thiết

Như chúng ta đã biết, từ khi xã hội loài người xuất hiện đã trải qua cácgiai đoạn phát triển xã hội, đi kèm theo những sự tiến bộ của loài người đãhình thành nên các hình thái ý thức xã hội khác nhau, tương ứng với mối quan

hệ sản xuất mỗi giai đoạn hình thái xã hội đó tạo nên những đặc trưng riêngbiệt Có năm hình thái kinh tế - xã hội đó là: Công xã nguyên thủy; chiếm hữu

nô lệ; phong kiến; TBCN; và đỉnh cao đang hướng tới đó là CSCN Chủ nghĩaduy vật lịch sử cho rằng, mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có những quy luậtriêng của nó khi nó phát sinh, phát triển và chuyển sang một hình thái khác caohơn Đồng thời cũng khẳng định đến sự tồn tại của những quy luật phản ánhnhững đặc điểm chung của mọi hình thái kinh tế - xã hội, những quy luật phổbiến phát huy tác dụng trong tất cả các giai đoạn phát triển của lịch sử, trongtất cả các hình thái xã hội

Để đạt tới hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa có ba giai đoạnphát triển: Thời kỳ quá độ từ TBCN lên CNXH; CNXH; Chủ nghĩa Cộng Sản.Tuy nhiên, để đi đến CNCS đó là một quá trình gian nan và phức tạp, qua cácgiai đoạn đó câu hỏi được đặt ra là phải mất bao nhiêu thời gian và bằng conđường, định hướng như thế nào,v.v để qua các giai đoạn và đi đến cái đích cuốicùng là CNCS đó là một trong những bài toán nan giải đặt ra mà chúng ta cầnphải giải quyết

Hiện nay nước ta đang ở trong thời kỳ quá độ lên CNXH, thời kỳ mà cáimới chưa thật sự hoàn thành và cái cũ chưa hoàn toàn xóa bỏ, đây là một trongnhững thời kỳ cực kỳ khó khăn Với xuất phát điểm thấp, từ nền kinh tế lạc hậu

bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, quá trình đi lên CNXH bỏ qua giai đoạnTBCN là một trong những thách thức lớn mà chúng ta phải vượt qua Chúng tacũng không thể đốt cháy giai đoạn hay phủ nhận hoàn toàn những thành tựu màCNTB đạt được, phải giữ lấy được những điểm mạnh của nó để phát huy

Trang 5

Trước sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu, hệ thống các nướcXHCN bị ảnh hưởng rất lớn, cách mạng thế giới bị rơi vào thoái trào,thì vấn đề

đi lên CNXH lại được đặt ra và trở thành tâm điểm thu hút mọi sự bàn thảo,thậm chí tranh luận gay gắt Các thế lực chống cộng, cơ hội chính trị thì hí hửng,vui mừng, thừa cơ dấn tới để xuyên tạc, chống phá Trong hàng ngũ cách mạngcũng có người bi quan, dao động, nghi ngờ tính đúng đắn, khoa học của CNXH.Nhưng suy cho cùng khi phân tích một loạt nguyên nhân cả chủ quan lẫn kháchquan và đi đến kết luận rằng, đó là sự sụp đổ của một mô hình cụ thể và conđường định hướng sai lầm về CNXH chứ không phải là sự sụp đổ của lý luậnkhoa học về CNXH

Do đó, chúng ta cần phải xác định con đường đi lên đúng đắn và dựatrên những thành quả mà chúng ta có được để tiếp tục phát huy, kiên định vớicon đường đi lên CNXH ở nước ta tránh những sai lầm, tư duy nóng vội, giảiquyết từng phần các vấn đề tồn tại Đảng ta đã xác định kinh tế thị trường địnhhướng XHCN là mô hình kinh tế tổng quát trong suốt thời kỳ quá độ đi lênCNXH ở Việt Nam

Với những mặt tồn tại và các vấn đề xảy ra trên con đường, giai đoạn từthời kỳ quá độ đi lên CNXH ở nước ta cho thấy rất cần thiết việc nghiên cứu lýluận về khoa học XHCN và nhận thức đúng đắn về con đường đi lên CNXH ở

nước ta Qua đó tiểu luận nghiên cứu về: “Những luận điểm của V.I.Lênin về CNXH và thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH” cũng là những vần đề quan

trọng, cần thiết cấp bách bổ sung vào kho tàng lý luận về CNXH, cho thấynhững quan điểm của học thuyết của chủ nghĩa Mác-Lênin về con đường đi lênCNXH, cho ta cái nhìn và những nhận thức đúng đắn về con đường đi lênCNXH ở nước ta

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Nghiên cứu về V.I.Lênin, con người vĩ đại, người đã kế thừa, vận dụng vàphát huy học thuyết của C.Mác và Ph.Ăngghen, trên con đường cách mạng vôsản đi đến cuộc Cách mạng tháng 10 Nga thành công, hình thành nên hệ thốngXHCN và nghiên cứu về CNXH và thời kỳ quá độ đi lên CHXH là những đề tài

Trang 6

được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm Các ngành triết học, lịch sử,CNXHKH, chính trị được nhiều nhà khoa học nghiên cứu ở nhiều góc độ khácnhau Sau đây là sơ lược một số đề tài nghiên cứu liên quan:

- PGS, TS Mai Ngọc Cường [2001]: Kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb CTQG, Hà nội

TS Nguyễn Đức Luận [2013]: Vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin về tính độc lập tương đối của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất

-ở nước ta hiện nay, khoa Triết học, Học viện Báo chí và tuyên truyền

- TS Ngô Văn Lương [2002]: Kinh tế chính trị Mác - Lênin trong thời kỳquá độ lên CNXH ở Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội

- TS Ngô Văn Lương - TS Phạm Ngọc Dũng [2011]: Quan điểm kinh tếtrong một số tác phẩm kinh điển Mác - Lênin về thời kỳ quá độ lên CNXH.NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

- TS Ngô Văn Lương - TS Phạm Ngọc Dũng - PGS,TS Nguyễn KhắcThanh [2011]: Quan điểm kinh tế và chính trị về thời kỳ quá độ lên CNXH trongmột số tác phẩm kinh điển Mác - Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

Ban Khoa giáo Trung ương [1994]: Một số vấn đề về chủ nghĩa Mác Lênin trong thời đại hiện nay, Hà Nội

PGS, TS Đặng Hữu Toàn [2002]: Chủ nghĩa Mác Lênin và công cuộcđổi mới ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

- GS, TS Nguyễn Đình Hương [2006]: Phát triển các loại thị trường trongnền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Lý luậnchính trị, Hà Nội

- GS, TS Nguyễn Công Nghiệp [2006]: Phân phối trong nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb CTQG, Hà Nội

- GS, TS Lương Xuân Quỳ [2006]: Quản lý nhà nước trong nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội

- PGS,TS Nguyễn Cúc [2005]: 20 năm đổi mới và hình thành thể chế kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb CTQG, Hà Nội

Trang 7

- PGS,TS Nguyễn Cúc và PGS, TS Kim Văn Chính [2006]: Sở hữu nhànước và doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội.

- GS, TS Hoàng Ngọc Hòa [2007]: Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế vàphát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb CTQG, Hà Nội

Như vậy, đã có rất nhiều công trình cùng nghiên cứu về V.I.Lênin vềCNXH và thời kỳ quá độ từ CNTB đi lên CNXH mà trên đây là những côngtrình tiêu biểu Các tác giả đã tiếp cận vấn đề này với những mức độ và phạm vikhác nhau và đã đưa ra được những kết luận có ý nghĩa rất quan trọng đối với sựnghiệp xây dựng CNXH ở nước ta hiện nay Tuy nhiên, do mục đích và các giớihạn, các góc độ nghiên cứu nên những công trình đó mới chỉ tiếp cận dướinhững góc độ chuyên biệt mà đề tài giới hạn, có ít những đề tài đi sâu vàonghiên cứu những lý luận về CNXH và thời kỳ quá độ đi lên CNXH trong cáctác phẩm của V.I.Lênin

Vì vậy, tôi nhận thấy cần phải tiếp tục nghiên cứu tập trung những luậnđiểm của V.I.Lênin về CNXH và thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH, trên cơ sởthông qua các tác phẩm mà V.I.Lênin viết trong các hoàn cảnh chính trị cáchmạng cụ thể ở những thời điểm đó để nêu ra những quan điểm nhận thức củathời kỳ cách mạng dẫn đến cách mạng Nga thành công

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những luận điểm của V.I.Lênin vềCNXH và thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH

- Pham vi nghiên cứu của đề tài giới hạn ở những luận điểm của V.I.Lênin

về CNXH và thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH, mà cụ thể đề tài làm rõ nhữngluận điểm đó qua các tác phẩm “Nhà nước và cách mạng”, “Kinh tế và chính trịtrong thời đại chuyên chính vô sản” và “Bàn về thuế lương thực”

4 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của tiểu luận nhằm làm rõ những luận điểm củaV.I.Lênin về CNXH và thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH Qua đó tiểu luậncũng sơ lược thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH ở Việt Nam, khái quát lên

Trang 8

những quan điểm của Đảng ta khẳng định về con đường đi lên CNXH, thời kỳquá độ từ CNTB lên CNXH.

Để làm rõ mục tiêu trên cần nghiên cứu, tiến hành những nhiệm vụ sau:

- Thứ nhất, trình bày khái quát quan điểm của V.I.Lênin về CNXH và thời

kỳ quá độ từ CNTB đi lên CNXH

- Thứ hai, tìm hiểu hoàn cảnh lịch sử hình thành những luận điểm trongcác tác phẩm

- Thứ ba, tìm hiểu phân tích làm rõ những luận điểm của V.I.Lênin vềthời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH qua tác phẩm

- Thứ tư, sơ lược thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH ở Việt Nam, kháiquát những quan điểm của Đảng ta khẳng định về con đường đi lên của CNXH

và thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong đề tài này sử dụng các phương pháp nghiên cứu đó là:

- Phương pháp luận (Phương pháp duy vật lịch sử)

- Phương pháp logic lịch sử

- Phương pháp phân tích tổng hợp

Trong đó chủ yếu sử dụng phương pháp logic, phương pháp luận duy vậtlịch sử

6 Đóng góp của tiểu luận

Kho tàng lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin là vô cùng to lớn, V.I.Lênin

đã vận dụng sáng tạo học thuyết của C.Mác và Ph.Ăngghen vào thực tiễn cách mạng Liên Xô, hơn nữa ông còn kế thừa và phát huy chúng trở thành học thuyết

lý luận Mác - Lênin kinh điển đã mang lại thành công rực rỡ cho cách mạng vô sản không chỉ ở Liên Xô mà cả trên toàn thế giới Nội dung đề tài tiểu luận này

chỉ đề cập đến một phần nhỏ bé trong hoc thuyết lý luận Chủ nghĩa Mác - Lênin

Nhưng tôi hy vọng khi hoàn thành xong tiểu luận, nó sẽ làm nổi bật được nội dung, cũng như làm phong phú thêm kho tàng lý luận uyên bác này Do sự hiểu biết của tôi về học thuyết lý luận Mác - Lênin còn hạn chế và hiện tại tôi vẫn đang trong quá trình học tập, tiếp thu CNXHKH Mác - Lênin, nhưng tôi mong

Trang 9

rằng tiểu luận này sẽ góp một phần nhỏ bé vào việc nghiên cứu lý luận Mác

-Lênin và ứng dụng tính thực tiễn của nó trong đời sống xã hội, trong các cấp,

các ngành và đặc biệt trong sinh viên, thế hệ trẻ… Điều này rất quan trọng trong công cuộc phát triển đất nước nói chung và sự nghiệp tiếp tục đi lên CNXH ở nước ta, trong giai đoạn khó khăn và phức tạp như hiện nay khi các thế lực thù

địch vẫn đang soi mói, chống phá và xuyên tạc học thuyết lý luận khoa học

CNXH về con đường đi lên CNXH, việc khẳng định vai trò lãnh đạo của ĐCS hướng đến CNXH Vì thế khi chúng ta hiểu đúng, có lập trường lý luận vững vàng về con đường chúng ta đã chọn thì chúng ta sẽ thành công và không có bất

kỳ thế lực nào có thể tác động đến nó được Đề tài này cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu tiếp theo của các học viện khóa sau.

7 Kết cấu của tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì kết cấucủa tiểu luận gồm ba chương bảy tiết

Bố cục các chương bao gồm:

- Chương I: Cơ sở lý luận

- Chương II: Những luận điểm của V.I.Lênin về chủ nghĩa xã hội và thời

kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội

- Chương III: Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội ởViệt Nam

Trang 10

B PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Sơ lược về chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa tư bản

1.1.1 Chủ nghĩa tư bản

CNTB là một hình thái kinh tế - xã hội của xã hội loài người, xuất hiệnđầu tiên tại châu Âu, phôi thai và phát triển từ trong lòng xã hội phong kiến châu

Âu và chính thức được xác lập như một hình thái xã hội tại Anh và Hà Lan ở thế

kỷ thứ 17 Sau cách mạng Pháp cuối thế kỷ 18, hình thái chính trị của “nhà nướcTBCN” dần dần chiếm ưu thế hoàn toàn tại châu Âu và loại bỏ dần hình thái nhànước của chế độ phong kiến, quý tộc Và sau này hình thái chính trị - kinh tế -

xã hội TBCN lan ra khắp châu Âu và thế giới

CNTB là một trong các hình thái kinh tế của sản xuất tư hữu và đối lậpvới CNXH trên nền tảng sở hữu công cộng Các chính sách an sinh xã hội trongnền kinh tế tư bản không phải là thành tố của CNTB và cũng không phải là biểuhiện đặc trưng của CNXH Chính xác hơn nó là một biểu hiện của một nền kinh

tế được điều chỉnh ít nhiều bởi nhà nước

1.1.2 Chủ nghĩa xã hội

CNXH bao gồm các tư tưởng chính trị ủng hộ một hệ thống kinh tế - xãhội mà trong đó các sở hữu và các tài sản là thuộc quyền điều khiển của toàn thểcộng đồng nhằm mục đích tiến đến sự công bằng trong xã hội và trong kinh tếcũng như tiến đến một sự hợp tác tốt hơn Quyền điều khiển có thể là trực tiếpqua một tập thể như hình thức công đoàn hay gián tiếp qua hình thức nhà nước.Nhìn theo khía cạnh kinh tế thì CNXH có đặc tính là sự sở hữu của các phươngtiện sản xuất đã được “cộng đồng hóa”

1.2 Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội

1.2.1 Khái niệm thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội

Thời kỳ quá độ lên CNXH là thời kỳ lịch sử đặc biệt, thời kỳ cải biếncách mạng sâu sắc, toàn diện, triệt để từ xã hội cũ (xã hội TBCN) thành xã hội

Trang 11

mới (xã hội CSCN mà giai đoạn thấp là xã hội XHCN) để tạo ra những tiền đềvật chất, tinh thần cần thiết cho xã hội mới trên các lĩnh vực đời sống xã hội.Thời kỳ này được bắt đầu từ khi cách mạng vô sản thắng lợi, GCVS giành đượcchính quyền bắt tay vào xây dựng xã hội mới và kết thúc khi xây dựng thànhcông các cơ sở chính trị, kinh tế, xã hội của CNXH.

1.2.2 Các hình thức quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội

Thứ nhất, quá độ từ CNTB lên CNXH từ các quốc gia TBCN phát triểncao Đây là hình thức quá độ vận động theo quy luật phát triển tuần tự

Thứ hai, quá độ từ CNTB lên CNXH từ các quốc gia có trình độ TBCNtrung bình hoặc thấp

Thứ ba, quá độ từ CNTB lên CNXH từ các quốc gia tiền TBCN Đây làhình thức quá độ phản ánh sự phát triển nhảy vọt quá độ lên CNXH không quachế độ TBCN ở những nước có nền kinh tế kém phát triển Theo V.I.Lênin, cácnước quá độ lên CNXH theo hình thức này phải có các điều kiện:

Điều kiện tiên quyết: Phải có Đảng của GCVS lãnh đạo cách mạng thắng

lợi, giành được chính quyền về tay GCCN và NDLĐ, kiên quyết lãnh đạo đấtnước đi lên CNXH

Điều kiện bên ngoài: Phải được sự ủng hộ kịp thời của cách mạng XHCN

ở một nước hay một số nước tiên tiến

Điều kiện bên trong: Phải có sự liên minh giữa GCVS đã nắm chính

quyền và đại đa số nông dân Trong điều kiện chưa có sự giúp đỡ kịp thời củacách mạng vô sản thế giới thì sự liên minh này càng có ý nghĩa sống còn

1.2.3 Đặc điểm cơ bản của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội

Thời kỳ này được nhận định như là thời kỳ “ đau đẻ kéo dài và đau đớn”,cách mạng phải trải qua những khó khăn vô cùng to lớn Đặc điểm cơ bản nhất,xuyên suốt và bao trùm của thời kỳ quá độ là sự tồn tại nền kinh tế nhiều thànhphần và xã hội nhiều giai cấp Trong thời kỳ quá độ, nền kinh tế có tính chất quáđộ: nó không còn là nền kinh tế TBCN, nhưng cũng chưa hoàn toàn là nền kinh tếXHCN V.I.Lênin viết: Danh từ quá độ có nghĩa là gì ? Vận dụng vào nền kinh tế,

Trang 12

có phải nó có nghĩa là trong chế độ hiện nay, có những thành phần, những bộ phận,những mảng của CNTB và CNXH không? Bất cứ ai cũng đều thừa nhận là có.

Theo V.I.Lênin, trong đó có các thành phần kinh tế cơ bản là: kinh tế sảnxuất hàng hoá nhỏ, kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế XHCN.Tương ứng với nềnkinh tế quá độ gồm nhiều thành phần, trong xã hội cũng tồn tại nhiều giai cấp,trong đó có ba giai cấp cơ bản là giai cấp tiểu tư sản, GCTS và GCCN, ngườilao động tập thể

Nền kinh tế nhiều thành phần và xã hội nhiều giai cấp như trên là sựthống nhất biện chứng các mâu thuẫn của tồn tại xã hội Những mâu thuẫn nàybắt nguồn từ tính độc lập tương đối về kinh tế do các hình thức sở hữu khácnhau về TLSX quy định

Trong thời kỳ quá độ, mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa CNXH vàCNTB Theo V.I.Lênin, thời kỳ quá độ bao gồm tất cả những đặc điểm, đặc tínhcủa CNXH và CNTB, là thời kỳ đấu tranh giữa CNXH mới ra đời nhưng cònnon yếu với CNTB đã bị đánh bại nhưng chưa bị tiêu diệt hoàn toàn Chính vìtính chất quá độ đó nên trong nền kinh tế quá độ chưa có thành phần kinh tếthống trị chi phối, mới có thành phần kinh tế nhà nước vươn lên giữ địa vị chủđạo trong nền kinh tế quốc dân

1.2.4 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về thời kỳ quá độ

C.Mác và Ph.Ăngghen đều cho rằng, phương thức sản xuất TBCN có tínhchất lịch sử và XHTB tất yếu bị thay thế bằng xã hội mới - xã hội CSCN Đồngthời C.Mác và Ph.Ăngghen cũng dự báo trên những nét lớn về những đặc trưng

cơ bản của xã hội mới, đó là: có LLSX xã hội cao, chế độ sở hữu xã hội vềTLSX được xác lập, chế độ người bóc người bị thủ tiêu, sản xuất nhằm thỏamãn nhu cầu của mọi thành viên trong xã hội, nền sản xuất được tiến hành theomột kế hoạch thống nhất trên phạm vi toàn xã hội, sự phân phối sản phẩm bìnhđẳng, sự đối lập giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động trí óc và lao độngchân tay bị xóa bỏ Để xây dựng xã hội mới có những đặc trưng như trên cầnphải trải qua hai giai đoạn: Giai đoạn thấp (giai đoạn đầu) và giai đoạn sau (giaiđoạn cao) Sau này Lênin gọi giai đoạn đầu là CNXH và giai đoan sau là CNCS

Trang 13

C.Mác gọi giai đoạn đầu XHCN là thời kỳ quá độ chính trị lên giai đoạn cao củaXHCS Thời kỳ quá độ lên CNXH là thời kỳ cải biến cách mạng toàn diện trêntất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Thời kỳ này ở các nước có trình độ pháttriển kinh tế xã hội khác nhau có thể diễn ra với khoảng thời gian dài ngắn khácnhau Đối với những nước đã trải qua CNTB phát triển ở trình độ cao, khi tiếnlên CNXH thời kỳ quá độ có thể tương đối ngắn Những nước trải qua giai đoạnphát triển TBCN ở trình độ trung bình, đặc biệt là những nước có nền kinh tếnghèo nàn, lạc hậu thì thời kỳ quá độ tương đối khó khăn, phức tạp

Phân tích tính chất và đặc điểm của CNTB trong thời kỳ tự do cạnh tranh,C.Mác và Ph.Ăngghen đã nêu ra khả năng quá độ lên CNCS ở các nước lạc hậukhi cách mạng vô sản ở các nước Tây Âu giành được thắng lợi Khi phân tích đặcđiểm của CNTB trong thời kỳ độc quyền, phát triển ra quy luật phát triển khôngđều về kinh tế và chính trị của CNTB, V.I.Lênin rút ra kết luận quan trọng về khảnăng thắng lợi của CNXH ở một số nước riêng lẻ chứ không thể thắng lợi cùngmột lúc ở tất cả cả nước Khi CNXH thắng lợi ở một nước, thì nhân loại bắt đầubước vào thời đại mới - thời đại quá độ lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới.Trong điều kiện đó, các nước lạc hậu có thể quá độ lên CNXH bỏ qua chế độTBCN Theo V.I.Lênin, điều kiện để một nước quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ

TBCN là: thứ nhất, điều kiện bên trong, có ĐCS lãnh đạo giành được chính

quyền và sử dụng chính quyền nhà nước công, nông, trí thức liên minh làm điều

kiện tiên quyết để xây dựng CNXH; thứ hai, điều kiện bên ngoài, có sự giúp đỡ

của GCVS của các nước tiên tiến đã giành thắng lợi trong cách mạng vô sản Cácnước lạc hậu có khả năng quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN nhưng khôngphải là quá độ trực tiếp, mà phải qua con đường gián tiếp với một loạt nhữngbước quá độ thích hợp, thông qua “chính sách kinh tế mới” Chính sách kinh tếmới là con đường quá độ gián tiếp lên CNXH, được áp dụng ở Liên Xô từ mùaxụân 1921 thay cho “chính sách cộng sản thời chiến” được áp dụng trong nhữngnăm nội chiến và can thiệp vũ trang của chủ nghĩa đế quốc

Trang 14

CHƯƠNG II NHỮNG LUẬN ĐIỂM CỦA V.I.LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ TỪ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 2.1 Hoàn cảnh lịch sử ra đời tác phẩm

2.1.1 Hoàn cảnh ra đời tác phẩm “Nhà nước và cách mạng”:

Tác phẩm này được viết trong hoàn cảnh trước ngày nổ ra Cách mạngTháng Mười (từ tháng 7 đến tháng 8 năm 1917) Để tránh sự bắt bớ của Chínhphủ lâm thời lúc bấy giờ, V.I.Lênin phải ẩn náu trong nhà một người công nhân

ở ga Rađơlít trên biên giới Nga - Phần Lan, về sau lại ẩn náu trong túp lều tranhphía sau hồ Rađơlít để hoạt động và viết tác phẩm này

Sống trong hoàn cảnh bí mật, V.I.Lênin không một phút nào ngừng hoạtđộng cách mạng, Người vẫn giữ mối liên hệ với Trung ương Đảng Thời gian ởđây, V.I.Lênin viết thêm 60 bài báo, sách và thư từ Trong số đó có tác phẩm

“Nhà nước và cách mạng” nổi tiếng, nó được viết ra như có sự hối thúc của thờicuộc, như dành riêng cho GCCN để giành lấy chính quyền

Trong tác phẩm này, V.I.Lênin không những đã khôi phục được quanđiểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về nhà nước mà còn phát triển một bước họcthuyết của chủ nghĩa Mác về nhà nước và chuyên chính vô sản Sau đó khônglâu, V.I.Lênin có ý muốn viết tiếp phần thứ hai của tác phẩm này - một bài tổngkết những kinh nghiệm của cuộc Cách mạng Nga năm 1905 và năm 1917; tổnghợp lại những kinh nghiệm mới của chính quyền Xôviết để tiếp tục phát huy vàlàm phong phú thêm học thuyết về nhà nước của mình Rất tiếc, V.I.Lênin chưakịp làm công việc đó thì Người đã từ trần Đây là một thiệt thòi lớn cho nhânloại, cho những nước đi theo con đường XHCN của V.I.Lênin

Trong tình hình căng thẳng như vậy mà V.I.Lênin vẫn quyết định viết tácphẩm “Nhà nước và cách mạng” với ba lý do:

Một là, trong lời tựa lần xuất bản thứ nhất tác phẩm này, V.I.Lênin cũng

đã chỉ rõ: “Hiện nay, vấn đề nhà nước có một ý nghĩa quan trọng đặc biệt vềphương diện lý luận cũng như về phương diện chính trị - thực tiễn”

Trang 15

Theo V.I.Lênin , vấn đề Nhà nước bao giờ cũng là vấn đề cơ bản của mọicuộc cách mạng.

Đúng như C.Mác đã tổng kết cuộc cách mạng Pháp 1848 - 1851 trong tácphẩm “Ngày mười tám tháng Sương mù của Louis Bonaparte” đã viết: Cácchính Đảng lần lượt nối gót nhau đấu tranh giành chính quyền, đều coi việc đoạtlấy tòa lâu đài Nhà nước đồ sộ kia là chiến lợi phẩm chủ yếu của kẻ chiến thắng

- Khi GCVS giành được chính quyền thì sức mạnh của đảng được thựchiện thông qua nhà nước, đảng sẽ lãnh đạo được toàn xã hội

- V.I.Lênin dự đoán được cuộc Cách mạng XHCN tháng Mười Nga nhấtđịnh sẽ thành công, chính quyền Xô viết sẽ về tay công nông Để giúp GCVShiểu về nhà nước, biết cách quản lý nhà nước của mình, Người viết tác phẩm

“Nhà nước và cách mạng”

Hai là, trong thời điểm này (1917), CNTB đã phát triển đến giai đoạn đếquốc chủ nghĩa - CNTB phân chia thị trường, xâm chiếm lãnh thổ thuộc địa vàchính chủ nghĩa đế quốc đã làm cho mâu thuẫn của CNTB căng thẳng và sâusắc cực độ Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 - 1918) nổ ra hòng phânchia thế giới và dập tắt phong trào cách mạng của công nhân các nước, nhưngkết quả thì ngược lại Cuộc chiến tranh này đã tập trung tất cả mâu thuẫn củaCNTB (mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản, giữa chủ nghĩa đế quốc với nhân dâncác nước thuộc địa và nửa thuộc địa, giữa chủ nghĩa đế quốc với chủ nghĩa đếquốc) đã làm tăng nhanh và sâu sắc thêm quá trình biến CNTB tự do cạnhtranh (CNTB lũng đoạn) thành CNTB lũng đoạn nhà nước (chủ nghĩa đếquốc) Đồng thời đẩy nhanh thêm những tai họa chưa từng có và làm tăng thêmtinh thần cách mạng của nhân dân

Kết quả là đẩy cuộc đấu tranh cách mạng của GCVS thêm nhanh vàthuận lợi: - Phong trào cách mạng vô sản thế giới phát triển rầm rộ; - Thời cơGCVS giành lấy chính quyền từ tay GCTS đã chín muồi; - Vấn đề GCVS vàquan hệ đối với nhà nước được đặt ra; - Việc GCVS trực tiếp tổ chức vũ trang

và cuộc cách mạng vô sản giành chính quyền bằng bạo lực đã trở thành vấn đềhành động thực tế trước mắt

Trang 16

V.I.Lênin khẳng định: Chủ nghĩa đế quốc là đêm trước của cách mạng vôsản Vì vậy, vấn đề nhà nước được đặt ra một cách cấp bách Tác phẩm “Nhànước và cách mạng” chính là sự chuẩn bị lý luận về nhà nước và cách mạng choGCVS giành chính quyền và nắm lấy chính quyền, là cương lĩnh xây dựng nhànước của GCVS, vũ trang về mặt lý luận cho GCVS và quần chúng cách mạngNga, làm cho những hoạt động khởi nghĩa vũ trang có sự chỉ đạo lý luận Mácxít.

Ba là, viết “Nhà nước và cách mạng”, V.I.Lênin muốn đập tan luận điệucủa bọn cơ hội ở Quốc tế II (điển hình là Bécstanh và Cauxky), mưu toan chốnglại những nguyên lý về nhà nước của C.Mác, chống lại việc xây dựng phươngpháp cách mạng để thay thế nhà nước tư sản bằng nhà nước vô sản Bọn cơ hội,xét lại ở Quốc tế II ra sức bảo vệ lý luận phát triển, đấu tranh hòa bình đểchuyển từ CNTB thành CNXH Còn bọn vô chính phủ thì tìm cách chống lại bất

kỳ một nhà nước nào, kể cả nhà nước chuyên chính vô sản

Trước tình hình đó, V.I.Lênin cho rằng, nếu không đấu tranh kiên quyếtchống những thiên biến cơ hội chủ nghĩa về vấn đề nhà nước thì không thể đấutranh giải phóng quần chúng cần lao khỏi ảnh hưởng của GCTS nói chung.Những ý tưởng đó đã thúc giục Người bắt tay viết “Nhà nước và cách mạng”

Tên tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” nói lên rằng, để có một nhà nước

vô sản - nhà nước kiểu mới, nhà nước của GCCN và NDLĐ do họ làm chủ thìchỉ có một con đường là dùng bạo lực cách mạng, mọi phương pháp khác đều làcải lương cơ hội

2.1.2 Hoàn cảnh ra đời tác phẩm “Kinh tế và chính trị trong thời đại chuyênchính vô sản”:

Nhân dịp kỷ niệm 2 năm thành lập chính quyền Xô viết (ngày 7111917 ngày 7-11-1919), V.I.Lênin muốn tổng kết những kinh nghiệm của Nhà nước

-Xô viết đầu tiên trên thế giới trong công cuộc xây dựng CNXH, chủ yếu ở hailĩnh vực kinh tế và chính trị trong thời đại chuyên chính vô sản

V.I.Lênin có ý định viết một cuốn sách nhỏ, tiếp tục những tư tưởng củatác phẩm “Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô viết” Tác phẩm này

Trang 17

V.I.Lênin muốn làm rõ mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị trong thời đạichuyên chính vô sản và những vấn đề xung quanh thời kỳ quá độ

Nhưng từ tháng 1-1918 đến tháng 3-1918, Đức, Áo, Hung gây chiến tranhvới Liên Xô Để phân hoá kẻ thù, giảm bớt sự nguy hiểm đối với chính quyềnXôviết, V.I.Lênin đã ký với Đức hiệp ước Brétlitôp nhằm tranh thủ những ngàyhoà bình để xây dựng và củng cố chính quyền Tác phẩm được viết trong thời kỳnghiêm trọng nhất đối với nhà nước Xô Viết, khi mà Liên Xô phải dốc toàn lực

để chống “thù trong, giặc ngoài”, bảo vệ nhà nước non trẻ Vì vậy, ý định muốnviết cuốn sách nhỏ của V.I.Lênin cũng không thực hiện được Do bận nhiềuviệc, V.I.Lênin chỉ viết bài báo có tính chất đặt vấn đề để đảng viên thảo luận,đăng ở Báo Sự thật số 250 ngày 7-11-1919 lấy tên là: “Kinh tế và chính trị trongthời đại chuyên chính vô sản”

Tuy là một bài báo, song nó đã chứa đựng rất nhiều tư tưởng, quan điểmlớn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với các nhà nước chuyên chính vô sảntrong thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH

2.1.3 Hoàn cảnh ra đời tác phẩm “ Bàn về thuế lương thực”:

Vào những năm 1920 - thời kỳ nước Cộng hòa Xô Viết non trẻ chuyển từgiai đoạn chiến tranh sang hòa bình và xây dựng nền kinh tế XHCN V.I.Lêninnhận thấy rằng, nước Nga đang vấp phải một cuộc khủng hoảng rất lớn Cuộckhủng hoảng này biểu hiện trực tiếp trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xãhội của nước Nga lúc bấy giờ, cụ thể:

- Về kinh tế: Nếu tiếp tục thực hiện Chính sách cộng sản thời chiến, tìnhhình kinh tế sẽ ngày càng khó khăn, nhất là tình trạng thiếu lương thực, thựcphẩm… Do vậy, phải gấp rút khôi phục và phát triển kinh tế, mà phải bắt đầu từnông nghiệp, nông dân và nông thôn Muốn vậy, phải có thái độ chính trị bằngviệc thay chế độ trưng thu lương thực thừa bởi thuế lương thực

- Về chính trị: Từ khó khăn về kinh tế sẽ dẫn đến tình hình chính trị sẽcàng phức tạp thêm Cứ tiếp tục như vậy, Chính quyền Xôviết sẽ không thểđứng vững được Theo LV.I.Lênin, thay chế độ trưng thu lương thực thừa bằngthuế lương thực có tác dụng to lớn cả kinh tế và chính trị - xã hội, trước hết là

Trang 18

vấn đề chính trị Thay chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thuế lương thực làbắt đầu thực hiện liên minh kinh tế Liên minh kinh tế là cơ sở vững chắc để xâydựng liên minh chính trị, củng cố chuyên chính vô sản.

Chính sách cộng sản thời chiến không còn phù hợp, thậm chí mâu thuẫn vớinhững điều kiện mới của giai đoạn hoà bình xây dựng kinh tế V.I.Lênin yêu cầutất cả những người cộng sản và những ai ủng hộ chính sách kinh tế mới (NEP) cầntin rằng, NEP là tuyệt đối cần thiết với nước Nga nông nghiệp lạc hậu trong thời kỳquá độ lên CNXH

V.I.Lênin đặc biết nhấn mạnh mức độ trầm trọng của cuộc khủng hoảngkinh tế nông dân và cho rằng đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự thayđổi chính sách của Đảng, từ chính sách “Cộng sản thời chiến” sang “Chínhsách kinh tế mới”

Theo V.I.Lênin, vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quan trọng là phải phân tíchđúng các nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng, để có biện pháp khắc phục trướcmắt cũng như lâu dài nhằm xây dựng thắng lợi nền kinh tế XHCN Ông chorằng, cuộc khủng hoảng này là kết quả của quá trình tiếp tục và làm gay gắtthêm những mâu thuẫn vốn có trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước; baogồm những lý do sau:

+ Thực trạng nền kinh tế đất nước Nga sau chiến tranh không chỉ pháttriển chưa cao, mất cân đối, mà còn bị tàn phá và khủng hoảng trầm trọng, đang

ở thế “ngàn cân treo sợi tóc”

+ Các thế lực đế quốc, phản động trong và ngoài nước luôn tìm cách pháhoại, chống đối kịch liệt chính quyền Xô viết non trẻ nhằm tiêu diệt xu hướngphát triển của CNXH

+ Chính sách “Cộng sản thời chiến” phục vụ mục tiêu giành chính quyền,

đã hoàn thành vai trò lịch sử và đã bộc lộ những chỗ yếu, bất hợp lí, không kịpthời thay đổi sẽ dẫn đến bất bình của quần chúng lao động

+ Bản thân ĐCS Nga còn nhiều mặt yếu kém: nội bộ Đảng, cán bộ vẫncòn nhiều khuyết điểm, đặc biệt là yếu kém trong lãnh đạo kinh tế

Trang 19

Đứng trước tình hình ấy, V.I.Lênin quyết định phải tiến hành cải cáchkinh tế để cứu nước Nga vượt qua vực thẳm của sự sụp đổ Tháng 3 năm 1921tại Đại hội lần thứ X của ĐCS Nga, Nghị quyết về những chính sách kinh tếmới đã được thông qua Trong hoàn cảnh đó, tác phẩm “Bàn về thuế lươngthực” (“Ý nghĩa của chính sách kinh tế mới và những điều kiện của chính sáchấy”) của V.I.Lênin ra đời.

2.2 Những luận điểm của V.I.Lênin về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ

từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội

Vấn đề đầu tiên được V.I.Lênin đề cập đến trong tác phẩm “Nhà nước vàcách mạng” là vấn đề nguồn gốc và bản chất của nhà nước Đây là vấn đề phứctạp nhất, đã, đang và sẽ luôn còn là đối tượng của cuộc đấu tranh tư tưởng gaygắt nhất Trên cơ sở phân tích sâu sắc những tác phẩm của C.Mác vàPh.Ăngghen, V.I.Lênin đã nhấn mạnh rằng chỉ có chủ nghĩa Mác mới đưa rađược câu trả lời khoa học và đúng đắn cho câu hỏi: Nhà nước là gì, nó xuất hiệnkhi nào và trên cơ sở nào, tại sao trong các thời kỳ lịch sử khác nhau nhà nướcmang các hình thức khác nhau và đóng vai trò khác nhau?

V.I.Lênin khẳng định rằng nhà nước là một hiện tượng lịch sử, là công cụthống trị nằm trong tay các giai cấp bóc lột, nhà nước xuất hiện khi xã hội phânhóa thành những giai cấp đối kháng Cùng với việc nêu rõ bản chất của nhà

Trang 20

nước nói chung, nhà nước tư sản nói riêng, đồng thời khẳng định những mâuthuẫn cơ bản của CNTB, V.I.Lênin đã vạch ra tính tất yếu của cách mạngXHCN V.I.Lênin nhận xét rằng dưới chủ nghĩa đế quốc, cơ sở xã hội của cáchmạng được mở rộng Cách mạng bạo lực là con đường khách quan để thủ tiêunhà nước tư sản, “Không có cách mạng bạo lực thì không thể thay thế nhà nước

tư sản bằng nhà nước vô sản được” Sau khi lật đổ nền chuyên chính của giaicấp bóc lột, cách mạng XHCN phải thiết lập nền chuyên chính vô sản

V.I.Lênin đã tập trung phân tích bản chất và nhiệm vụ của chuyênchính vô sản, vai trò tổ chức cực kỳ to lớn của nó trong việc xây dựng xã hộimới sau thắng lợi của cách mạng XHCN Khẳng định luận điểm của chủnghĩa Mác về nhà nước vô sản, V.I.Lênin nhấn mạnh: “Nhà nước, tức làGCVS được tổ chức thành giai cấp thống trị”, bản chất của nhà nước vô sảnthể hiện rằng nó không còn là nhà nước theo nguyên nghĩa của nó nữa mà lànửa nhà nước - chế độ dân chủ “từ chỗ là dân chủ tư sản đã biến thành dânchủ vô sản, từ chỗ là nhà nước nó biến thành một cái gì thực ra không phải

là nhà nước hiểu theo nghĩa thật sự nữa”

V.I.Lênin đặc biệt nhấn mạnh tính chất dân chủ của nhà nước vô sản, sựkhác biệt của nó với nền dân chủ tư sản Người chỉ ra rằng nhà nước chuyênchính vô sản là một nhà nước kiểu mới, “Nhà nước dân chủ kiểu mới (dân chủđối với những người vô sản và nói chung những người không có của), và chuyênchính kiểu mới (chống GCTS)” Nhà nước vô sản bảo vệ quyền lợi của nhữngngười lao động, sự khác biệt cơ bản của nhà nước chuyên chính vô sản với nhànước tư sản biểu hiện ở các hình thức tổ chức nhà nước và ở vai trò lịch sử mà

nó thực hiện V.I.Lênin khẳng định trong nền chuyên chính vô sản phải đảm bảoquyền lực thống nhất trong tay GCVS, thực hiện “sự thống trị về chính trị củaGCVS, chuyên chính của giai cấp đó, tức là một chính quyền không bị chia sẻvới ai hết, và trực tiếp dựa vào lực lượng vũ trang của quần chúng”

Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) làm cho mâu thuẫn củaCNTB gay gắt đến tột độ, đã thúc đẩy nhanh chóng quá trình chín muồi củakhủng hoảng cách mạng trong nhiều nước đế quốc Thực tế này đã đặt ra trước

Trang 21

GCVS và các Đảng Mác-xít của nó nhiệm vụ lật đổ ách thống trị của GCTS vàgiành chính quyền về tay GCCN V.I.Lênin đã nhấn mạnh: “Vấn đề thái độ củacách mạng XHCN của GCVS đối với nhà nước không những chỉ có ý nghĩa chínhtrị thực tiễn, mà còn có tính chất nóng hổi nhất nữa, vì đây là vấn đề làm cho quầnchúng thấy rõ những việc họ sẽ phải làm trong một tương lai gần đây, để tự giảiphóng khỏi ách tư bản”1 Thực tiễn cách mạng đặt ra yêu cầu cần tổng kết mộtcách sáng tạo kinh nghiệm cách mạng mới của cuộc đấu tranh của GCVS và trên

cơ sở đó phát triển hơn nữa lý luận Mác-xít về cách mạng XHCN, trong đó cốt lõi

là học thuyết về nhà nước Do vậy cần phải trình bày có hệ thống các quan điểmcủa những người sáng lập CNCS khoa học về nhà nước, các quan điểm này đã bịbóp méo xuyên tạc dưới nhiều hình thức của chủ nghĩa cơ hội quốc tế xét lại vàphát triển chúng cho phù hợp với hoàn cảnh lịch sử mới

V.I.Lênin đã giải quyết một cách xuất sắc những nhiệm vụ quan trọng hàngđầu này trong tác phẩm “Nhà nước và cách mạng”, đặt cơ sở cho lý luận về nhànước XHCN - phần quan trọng nhất của học thuyết Mác-xít về nhà nước, về sau

lý luận này được V.I.Lênin phát triển dựa trên kinh nghiệm Chính quyền Xô viết

V.I.Lênin cũng khẳng định chỉ có chủ nghĩa Mác mới làm rõ nguồn gốc,bản chất và các hình thức của nhà nước Theo V.I.Lênin “chính trị là sự thamgia vào những công việc của nhà nước, là việc vạch hướng đi cho nhà nước, việcxác định những hình thức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của nhà nước”2 Vấn

đề cơ bản nhất của chính trị là chính quyền nhà nước, là quyền lực nhà nước.Trong xã hội có giai cấp, các tập đoàn, các tầng lớp xã hội có vị trí khác nhautrong công việc quản lý nhà nước Do vậy có thể khẳng định chính trị là sự phảnánh quan hệ giữa các giai cấp, các tập đoàn, các tầng lớp xã hội khác nhau trongviệc giành, giữ và sử dụng chính quyền nhà nước

Trên cơ sở này, V.I.Lênin xác định nguồn gốc nhà nước “Nhà nước là sảnphẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được Bất

cứ ở đâu, hay lúc nào và chừng nào, về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai

1 V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, năm 1976, tập 33, tr.5.

Trang 22

cấp không thể điều hoà được thì nhà nước xuất hiện”3 Nhà nước xuất hiện vàtồn tại không phải do ý muốn chủ quan của một ai hay một giai cấp nào đó Bảnchất giai cấp của nhà nước là do cơ sở kinh tế trên đó mà nhà nước tồn tại quyđịnh Giai cấp nắm chính quyền nhà nước trong một thời đại phải là giai cấpthống trị về kinh tế, do đó cũng là giai cấp “được coi là thừa nhận, là đại biểuchung của xã hội”4 Vị trí trung tâm trong tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” lànhững vấn đề về cách mạng XHCN và chuyên chính vô sản, học thuyết về haigiai đoạn của xã hội CSCN.

Tổng kết thực tiễn lịch sử và phát triển quan điểm của C.Mác vàPh.Ăngghen trong điều kiện lịch sử mới của cuộc đấu tranh của GCVS trongthời đại chủ nghĩa đế quốc, V.I.Lênin chỉ rõ vấn đề cơ bản của bất kỳ cuộc cáchmạng nào là vấn đề chính quyền nhà nước Sự phát triển của CNTB ở giai đoạn

đế quốc chủ nghĩa đã làm sâu sắc thêm mâu thuẫn của CNTB và tạo ra nhữngtiền đề kinh tế, chính trị và xã hội cần thiết cho cuộc cách mạng XHCN nổ ra

Trong thời kỳ quá độ từ CNTB lên CNXH, chuyên chính vô sản là tất yếulịch sử, GCVS dùng chính quyền nhà nước để đàn áp thiểu số dân cư là bọn bóclột và xây dựng xã hội mới Nhà nước chuyên chính vô sản là nhà nước quá độ

và nó khác về cơ bản với nhà nước tư sản: trong xã hội XHCN, nhà nước từ chỗ

là công cụ thống trị giai cấp chuyển thành cơ quan thể hiện ý chí của toàn dân

V.I.Lênin khẳng định, sự quá độ từ CNTB lên CNXH tạo ra tính muônhình muôn vẻ của hình thức chính quyền nhà nước, song thực chất của chúng tấtnhiên chỉ là một: chuyên chính vô sản Kết quả nghiên cứu và tổng kết kinhnghiệm cùng những bài học của các cuộc cách mạng là kết luận của C.Mác vàPh.Ăngghen cho rằng GCCN chỉ có thể giành được chính quyền và thiết lập nềnchuyên chính vô sản bằng con đường cách mạng XHCN, trong cuộc cách mạng

đó GCVS xóa bỏ bộ máy nhà nước tư sản và dựng lên bộ máy nhà nước mới.Nhiệm vụ của chuyên chính vô sản là thủ tiêu chế độ người bóc lột người và xâydựng CNXH Chuyên chính vô sản có vai trò tổ chức quan trọng trong việc xây

3 V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1976, tập 33, tr.10.

Ngày đăng: 02/03/2014, 19:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb. Sự thật, H. 1991, tr. 12 Khác
2. Đảng cộng sản Việt Nam [2001]: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
3. Đảng cộng sản Việt Nam [2011]: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
4. Đặng Hữu Toàn [2002]: Chủ nghĩa Mác - Lênin và công cuộc đôi mới ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
5. Đỗ Công Tuấn [2012]: Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Nxb. Chính trị - Hành chính Khác
6. Đỗ Công Tuấn [2013]: Một số tác phẩm của V.I.Lênin về chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Nxb. Chính trị - Hành chính Khác
9. V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H. 2006, t. 26 Khác
10. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, H. 1995, t.1, tr.585 Khác
11. Mai Ngọc Cường [2001]: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà nội Khác
12. Ngô Văn Lương [2002]: Kinh tế chính trị Mác - Lênin trong thời kỳquá độ lên CNXH ở Việt Nam, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
13. Ngô Văn Lương - Phạm Ngọc Dũng - Nguyễn Khắc Thanh [2011]:Quan điểm kinh tế và chính trị về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong một số tác phẩm kinh điển Mác - Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
14. Ngô Văn Lương - Phạm Ngọc Dũng [2011]: Quan điểm kinh tế trong một số tác phẩm kinh điển Mác - Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
15. Nguyễn Thọ Khang [2011]: Giới thiệu một số tác phẩm kinh điển của C.Mác và Ph.Ăngghen về chủ nghĩa xã hội khoa học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w