Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Những tác phẩm chủ nghĩa khoa học Của Lênin (Trang 31 - 45)

B. PHẦN NỘI DUNG

3.2. Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

3.2.1. Quan niệm về xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam:

Vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tông kết thực tiễn quá trình cách mạng Việt Nam, nhất là trong hai mươi năm đôi mới, ĐCS Việt Nam đã hình thành một quan niệm tông quát về xã hội XHCN.

“Xã hội XHCN mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên LLSX hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của LLSX; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; có Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của ĐCS; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”.

Có thể xem đây là mô hình CNXH của Việt Nam. Những đặc trưng trong mô hình vừa phản ánh tính phô biến theo tinh thần học thuyết Mác- Lênin về xây dựng CNXH, vừa thể hiện tính đặc thù của dân tộc, có tính đến các đặc điểm của thời đại.

3.2.2. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về thời kỳ quá độ:

Thời kỳ quá độ là thời kỳ đan xen giữa cái cũ và cái mới. Cái cũ đã bị đánh bại nhưng chưa bị tiêu diệt hoàn toàn, còn có điều kiện phục hồi trở lại. Cái mới thì mới ra đời chưa đủ thực lực chiến thắng hoàn toàn cái cũ.

Bản chất nhất của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam là tính đan xen giữa cái cũ và cái mới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

“Đây là một quá trình cách mạng sâu sắc, triệt để, đấu tranh phức tạp giữa cái cũ và cái mới nhằm tạo ra sự biến đôi về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước phát triển, nhiều hình thức tô chức kinh tế, xã hội đan xen”8.

Tính chất cơ bản nhất của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam là gay go, phức tạp, lâu dài nhắc nhở chúng ta không được chủ quan, nóng vội, duy ý

8Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.70

chí. Đây là một quá trình có tính tất yếu khách quan được lý giải theo quan điểm của C.Mác. Theo ông, giữa xã hội TBCN và xã hội CSCN là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của GCVS. Kiểu quá độ của C.Mác là quá độ về chính trị. Quá độ trực tiếp chỉ cần thay đôi kiến trúc thượng tầng của giai cấp tư sản, quan hệ sản xuất TBCN là có ngay những điều kiện xây dựng CNXH.

- Theo V.I. Lênin, về lý luận, không còn nghi ngờ gì nữa rằng giữa xã hội TBCN và xã hội XHCN phải có một thời kỳ quá độ. Đó là thời kỳ đấu tranh giữa CNTB đã bị đánh bại và CNXH mới phát sinh.

Kiểu quá độ của V.I.Lênin là quá độ toàn diện, gián tiếp. Vì từ các nước thuộc địa đi lên CNXH có xuất phát điểm thấp.

- Nhận thức của ĐCS Việt Nam về thời kỳ quá độ lên CNXH từ sau Đại hội VI đã cụ thể hơn. Chia thời kỳ quá độ thành nhiều chặng đường, nhiều khâu trung gian, nhiều bước quá độ; bắt đầu thời kỳ quá độ khi GCCN và NDLĐ giành được chính quyền bắt tay xây dựng chế độ xã hội mới; nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt thời kỳ quá độ là xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của nền công nghiệp cho CNXH nhằm cải tạo nông nghiệp tức là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; độ dài thời kỳ quá độ tùy thuộc vào việc thực hiện nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt thời kỳ quá độ; và kết thúc thời kỳ quá độ khi chúng ta xây dựng xong cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH.

3.2.3. Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: Xuất phát điểm lên CNXH còn quá thấp, từ một nền nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ là chính với lực lượng sản xuất thấp kém, quan hệ sản xuất manh mún, đại đa số là nông dân còn mang nặng tư tưởng nho giáo, phong kiến, tiểu nông.

Hậu quả chiến tranh nặng nề, vừa khôi phục, hàn gắn vết thương chiến tranh, vừa phát triển kinh tế, vừa thực hiện chính sách xã hội.

Chủ nghĩa đế quốc và âm mưu diễn biến hòa bình hòng xóa bỏ CNXH với các chiêu bài dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, dân tộc...là lực cản đối với quá trình phát triển của dân tộc.

Từ sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Việt Nam tạm thời chia hai miền: Miền Nam tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân; miền Bắc vừa bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH, vừa làm hậu phương lớn cho cách mạng miền Nam. Đảng ta xác định rõ: Đặc điểm lớn nhất của miền Bắc, xét về kinh tế, là từ nền sản xuất nhỏ, nông nghiệp lạc hậu, quá độ lên CNXH, bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN. Những thành tựu của miền Bắc trong những năm chống Mỹ, cứu nước đã thực sự xứng đáng là hậu phương lớn của miền Nam và có vai trò quyết định nhất đến toàn bộ hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước: Giải phóng miền Nam, thống nhất Tô quốc và xây dựng CNXH ở miền Bắc.

Vận dụng những quan điểm cơ bản mà V.I.Lênin đã nêu ra về đặc điểm thời kỳ quá độ lên CNXH ở “những nước tiểu nông”, Đảng ta và nhân dân ta đã có những thành quả bước đầu trong xây dựng CNXH, bảo vệ độc lập tự do của Tô quốc. Nhưng khoảng thời gian 1975-1985, chúng ta đã phạm một số sai lầm, trong đó có biểu hiện chủ quan, nóng vội, nhất là về quản lý kinh tế: Đó là quá chú trọng hai thành phần kinh tế là quốc doanh và tập thể một cách hình thức, thực hiện quá lâu cơ chế tập trung quan liêu, hành chính bao cấp của Nhà nước; nhận thức chưa đúng quan điểm của V.I.Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, kinh tế đan xen nhau trong thời kỳ quá độ, do đó đã biến chế độ sở hữu toàn dân và tập thể trở nên trừu tượng, hình thức bề ngoài, nhiều TLSX chung của xã hội, nhất là đất đai trở nên không có chủ cụ thể... Đó là một trong những nguyên nhân làm triệt tiêu các động lực, các tiềm năng của toàn dân ta, của đất nước ta và không phát huy hết nội lực, không tranh thủ được sự hợp tác quốc tế. Vì vậy, kinh tế - xã hội đã lâm vào trì trệ, khủng hoảng.

Đại hội ĐCS Việt Nam lần thứ VI đánh dấu sự mở đầu chính thức công cuộc đôi mới đất nước theo định hướng XHCN. Đảng ta xác định đúng đắn, bắt đầu từ đôi mới tư duy lý luận, nhất là tư duy kinh tế. Đôi mới toàn diện nhưng có trọng điểm đúng: Trên cơ sở ôn định, phát triển kinh tế, cải thiện từng bước đời sống nhân dân, đồng thời và từng bước đôi mới hệ thống chính trị để phát triển đất nước đúng định hướng XHCN.

Chúng ta đã có nhận thức ngày càng rõ hơn về “thời kỳ quá độ lên CNXH”, có thể thấy rõ những bước cụ thể hoá về phát triển “bỏ qua giai đoạn TBCN”. Đường lối đôi mới của Đảng ta đã khẳng định đó là “bỏ qua chế độ TBCN”. Đến Đại hội IX, Đảng ta nhận thức rõ hơn nữa: “bỏ qua chế độ TBCN, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng TBCN nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ TBCN, đặc biệt về khoa học và công nghệ để phát triển nhanh LLSX, xây dựng nền kinh tế hiện đại”9.

Nội dung của thời kỳ quá độ ở nước ta: Xây dựng CNXH bỏ qua chế độ TBCN, tạo ra sự biến đôi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnh vực là sự nghiệp khó khăn, phức tạp, cho nên thời kỳ quá độ ở nước ta rất lâu dài với nhiều chặng đường, nhiều hình thức tô chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ. Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội diễn ra sự đan xen và đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, giữa con đường TBCN và con đường XHCN, đấu tranh quyết liệt chống âm mưu “diễn biến hoà bình” của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động.

Trong thời kỳ quá độ, có nhiều hình thức sở hữu về TLSX, nhiều thành phần kinh tế, giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau nhưng cơ cấu, tính chất, vị trí của các giai cấp trong xã hội đã thay đôi nhiều cùng với những biến đôi to lớn về kinh tế - xã hội. Mối quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội là quan hệ hợp tác và đấu tranh trong nội bộ nhân dân, đoàn kết và hợp tác lâu dài trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tô quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Lợi ích GCCN thống nhất với lợi ích toàn dân tộc trong mục tiêu chung độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.

Nội dung chủ yếu của thời kỳ quá độ là tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết dân tộc trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của toàn xã hội.

Trong giai đoạn hiện nay, để đi lên CNXH, chúng ta phải phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá;

xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng tinh thần của xã hội; xây dựng nền dân chủ XHCN, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế.

Những phương hướng - nhiệm vụ cơ bản xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam:

+ Một là, xây dựng Nhà nước XHCN, nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, lấy liên minh GCCN với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng do ĐCS lãnh đạo. Thực hiện ngày càng đầy đủ các quyền dân chủ, làm chủ, quyền lực của nhân dân; giữ nghiêm kỷ cương xã hội, chuyên chính với mọi tội phạm và kẻ thù của nhân dân.

+ Hai là, phát triển LLSX, công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền công nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm, nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH, không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân.

+ Ba là, phù hợp với sự phát triển của LLSX, thiết lập từng bước quan hệ sản xuất XHCN từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy hình thức phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu.

+ Bốn là, tiến hành cách mạng XHCN trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa, làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vị tri chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội. Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của tất cả các dân tộc trong nước, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người.

+ Năm là, thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, tập hợp mọi lực lượng phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Thực hiện chính sách

đối ngoại hòa bình, hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước, trung thành với chủ nghĩa quốc tế của GCCN, đoàn kết với các nước XHCN, với tất cả các lực lượng đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

+ Sáu là, xây dựng CNXH và bảo vệ Tô quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước, nhân dân ta luôn luôn nâng cao cảnh giác, củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Tô quốc và các thành quả cách mạng.

+ Bảy là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tô chức ngang tầm nhiệm vụ, bảo đảm cho Đảng làm tròn trách nhiệm lãnh đạo sự nghiệp cách mạng XHCN ở nước ta.

3.3. Những thành tựu và hạn chế

Những thành tựu:

Cả chặng đường đầu của thời kỳ quá độ lên CNXH là “Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đoàn kết một lòng, quyết tâm đem hết tinh thần và lực lượng tiếp tục thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tô quốc Việt Nam XHCN” và “Trong khi không ngừng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tô quốc, Đảng và nhân dân ta tiếp tục đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng CNXH, xây dựng chế độ làm chủ tập thể, nền kinh tế mới, nền văn hóa mới và con người mới XHCN”. Đường lối đôi mới đất nước, đi lên CNXH đã thật sự đi vào cuộc sống và đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng. Cơ bản giữ vững ôn định kinh tế vĩ mô. Duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, các ngành đều có bước phát triển, quy mô nền kinh tế tăng lên; đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện; chính trị - xã hội ôn định; quốc phòng, an ninh được tăng cường; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thô được giữ vững; hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế được mở rộng, vị thế, uy tín quốc tế của nước ta được nâng cao; phát huy dân chủ có tiến bộ, khối đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được củng cố; công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đạt một số kết quả tích cực. Cụ thể là:

Về lương thực, thực phẩm, từ chỗ thiếu ăn triền miên, chúng ta đã vươn lên đáp ứng nhu cầu trong nước, có dự trữ và xuất khẩu, góp phần quan trọng ôn định đời sống nhân dân và thay đôi cán cân xuất - nhập khẩu.

Kinh tế đối ngoại phát triển mạnh, mở rộng hơn trước về quy mô, hình thức và góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội. Những kết quả trên gắn liền với những chuyển biến tích cực trong việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư và bố trí lại cơ cấu kinh tế.

Một thành tựu quan trọng nữa là đã bước đầu kiềm chế được đà lạm

Một phần của tài liệu Những tác phẩm chủ nghĩa khoa học Của Lênin (Trang 31 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w