1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ôn thi tốt nghiệp chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học

75 11,5K 39

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 382,5 KB

Nội dung

Phần kiến thức về các nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học...50 Câu 11: Lý luận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và sự vận dụng của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam...50Câu

Trang 1

A Phần kiến thức lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa 2

Câu 1: Hoàn cảnh lịch sử, nội dung cơ bản của tư tưởng xã hội chủ nghĩa của T More và T Campanela 2

Câu 2: Hoàn cảnh lịch sử, nội dung cơ bản của chủ nghĩa xã hội Utopia thế kỷ XVIII 9Câu 3: Hoàn cảnh lịch sử, nội dung cơ bản của chủ nghĩa xã hội Utopia – phê phán 13Câu 4: Vai trò của C Mác và Ph Ăngghen đối với sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học trong thế kỷ XIX 18Câu 5: Vai trò của V.I Lênin đối với sự phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX 22

B Phần kiến thức kinh điển về chủ nghĩa xã hội khoa học 26

Câu 6: Phân tích các luận điểm của C Mác và Ph Ăngghen về chủ nghĩa xã hội khoa học trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” 26Câu 7: Phân tích các luận điểm của C Mác và Ph Ăngghen về chủ nghĩa xã hội khoa học trong tác phẩm “Nội chiến ở Pháp” 32Câu 8: Phân tích các luận điểm của Ph Ăngghen về chủ nghĩa xã hội khoa học trong tác phẩm Vấn đề nông dân ở Pháp và ở Đức 36Câu 9: Phân tích các luận điểm của V.I Lênin về chủ nghĩa xã hội khoa học trong tác phẩm: “Hai sách lược của Đảng xã hội - dân chủ Nga trong cách mạng dân chủ” 40Câu 10: Phân tích các luận điểm của V.I Lênin về chủ nghĩa xã hội khoa học trongtác phẩm “Bàn về thuế lương thực” 46

C Phần kiến thức về các nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học 50

Câu 11: Lý luận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và sự vận dụng của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam 50Câu 12: Chủ nghĩa xã hội, mô hình chủ nghĩa xã hội, thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa

tư bản lên chủ nghĩa xã hội và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam 56Câu 13: Học thuyết cách mạng xã hội chủ nghĩa và thời đại ngày nay là sự vận dụng của Chủ tịch Hồ Chí Minh vào thực tiễn cách mạng Việt Nam 61Câu 14: Lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học về dân chủ xã hội chủ nghĩa và chuyên chính vô sản và sự vận dụng, phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam 65Câu 15 Lý luận về quy luật hoạt động của Đảng Cộng sản trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, ý nghĩa đối với công tác xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay 70

Trang 2

A Phần kiến thức lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa.

Câu 1: Hoàn cảnh lịch sử, nội dung cơ bản của tư tưởng xã hội chủ nghĩa của

T More và T Campanela

Ở Châu Âu vào cuối thế kỷ XV đến XVII phương thức sản xuất tư bản đangtrong quá trình hình thành, bắt đầu có những bước phát triển đáng kể Giai cấp tưsản dần vươn lên chiến lĩnh những vị trí quan trọng và thống trị trong xã hội Cuộcđấu tranh giữa giai cấp tư sản, giai cấp địa chủ phong kiến cũng trở nên khắcnghiệt Xã hội có những thay đổi lớn, cùng với đó cũng xuất hiện nhiều nhà tưtưởng lớn đã đặt nên những nền móng về chủ nghĩa xã hội, những tư tưởng phêphán xã hội đường thời và hình thành nên xã hội mới xã hội cộng sản Tiêu biểucho những tư tưởng chủ nghĩa xã hội đương thời đó ở Châu Âu là T More và T.Campanela:

1.1 Hoàn cảnh lịch sử nước Anh thế kỷ XV – XVI ( T More 1478-1535)

Trong giai đoạn lịch sử này ở Châu Âu xã hội có những sự thay đổi khôngngừng ở trên tất cả các phương diện Tiêu điểm là ở Anh:

Về kinh tế: Ở châu Âu, nước Anh là nơi nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát

triển rất sớm Cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI, sản xuất nông nghiệp ở Anh cónhững biến đổi lớn Nghề chăn nuôi và sản xuất lông cừu phát triển mạnh mẽ đemlại nguồn lợi rất lớn, vì vậy các lãnh chúa phong kiến và địa chủ đã chiếm đoạt đấtđai của công xã, đuổi nông dân khỏ đồng ruộng, biến những diện tích đất canh tácnông nghiệp thành những đồng cỏ để chăn nuôi cừu Sự phát triển mạnh mẽ củachăn nuôi cừu theo kiểu tích tụ ruộng đất quy mô lớn đã từng bước làm phá sản hoạtđộng sản xuất của hàng triệu nông nô, phá hủy kết cấu kinh tế nông thôn phong kiếnvốn ngũ trị trong xã hội anh trước đó Sự giàu có của tầng lớp quý tộc, chúa đất tưsản tỷ lệ thuận với sự bần cùng, khốn khó của đông đảo nông dân bị phá sản, bị đẩykhỏi ruộng đất của họ, khiến họ phải xa lìa quê hương và đổ về các thành thị, trungtâm công nghiệp để kiếm sống Đó là một cảnh tượng hết sức tàn khốc của thời kỳtích lũy tư bản đầu tiên ở Anh Từ đây, nền kinh tế nông nghiệp phong kiến ở Anhchuyển sang nền kinh tế nông nghiệp TBCN

Trang 3

Do sản xuất hàng hóa phát triển cả trong công nghiệp và nông nghiệp đãthúc đẩy ngành thương nghiệp tư bản chủ nghĩa ra đời, phát triển Nhiều trung tâmthương mại hình thành và Luân Đôn trở thành trung tâm thương mại, tài chính lớnnhất nước Anh Thương mại phát triển đã thúc đẩy ngành hàng hải phát triển theo.

Về chính trị - xã hội: Cùng với sự xuất hiện của CNTB, với sự thay đổi trong

kinh tế đã dẫn đến sự thay đổi căn bản trong cơ cấu giai cấp – xã hội, vị trí vai củacác giai cấp trong xã hội Cùng với hai giai cấp địa chủ và nông dân, trong xã hộiAnh đã xuất hiện hai giai cấp mới đó là: vô sản và tư sản Do đó, trong xã hội Anhlúc bấy giờ, bên cạnh mâu thuẫn vốn có của xã hội phong kiến là mâu thuẫn giữanông dân và địa chủ phong kiến đã xuất hiện mâu thuẫn giữa quý tộc phong kiếnvới giai cấp tư sản mới hình thành cấu kết với giáo hội phản động Nước Anh thế

kỷ XVI vẫn do giai cấp địa chủ thống trị với sự chuyên chế hà khắc tiêu biểu làtriều đại Hăng ri VIII

Về văn hóa – tư tưởng: Nền kinh tế TBCN ra đời thì hệ tư tưởng tư sản cũng

ra đời, phát triển và ngay lập tức nó trở thành hệ tư tưởng đối lập với tư tưởngphong kiến Từ đó đã xuất hiện hai phong trào lớn: “Phong trào văn hóa Phụchưng” và “Phong trào cải cách tôn giáo” Cả hai phong trào này đều phản ánh hệ tưtưởng của giai cấp tư sản và phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản mới ra đờiđang sung sức chống lại tư tưởng giáo hội, phong kiến phản động Cả hai phongtrào này tác động mạnh mẽ vào nước Anh Phong trào cải cách tôn giáo dẫn đến sự

ra đời của đạo Tin Lành và Anh giáo thế kỷ XVI Phong trào văn hóa Phục hưnggóp phần hình thành trào lưu tư tưởng xã hội chủ nghĩa mà T More là một đại biểuxuất sắc

1.2 Hoàn cảnh lịch sử nước Ý thế kỷ XVII (T Campanela 1568-1639)

Cũng trong trong thế kỷ XVI – XVII, Italia bị cuốn vào cuộc chiến tranh kéodài suất 30 năm Đó là cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp, Đức, Tây Ban Nha.Cuộc chiến tranh đã xâu xé và tàn phá đất nước Ý nặng nề

Về kinh tế: Vào trước thế kỷ XVI nước Ý có nền kinh tế phát triển vào loại

nhất Châu Âu Ngay từ cuối thế kỷ XIV, nền kinh tế TBCN đã ra đời nhưng thịtrường trong nước vẫn bị phân chia theo lãnh địa, nên đã hạn chế đến việc giao lưu

Trang 4

hàng hóa và phát triển sản xuất Vào cuối thế kỷ XVI và đầu thế kỷ XVII, cùng với

sự khủng hoảng kinh tế, những cuộc chiến tranh đã biến nước Ý từ một nước cónền kinh tế phát triển nhất thành nền kinh tế bị phá hủy nặng nè

Về chính trị-xã hội: Do kinh tế vừa phát triển vừa biến động khủng hoảng

nên nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội mới nảy sinh với những ngành nghề mới, mứcsống và địa vị xã hội của các giai tầng cũng khác nhau Tình hình kinh tế xã hộitrên dẫn đến mâu thuẫn giữa các giai cấp ở Ý lúc này càng trở nên gay gắt đặc biệtlà: mâu thuẫn giữa quý tộc và tăng lữ với tư sản mới đang lên; mâu thuẫn giữa quýtộc với nông dân và thợ thủ công (tiền vô sản); mâu thuẫn giữa tư sản với ngườitiền vô sản

Về văn hóa-tư tưởng: Quê hương của Căm Pa nen la lại là điểm xuất phát

của một nền văn minh mới - văn minh tư sản - thời đại văn hóa Phục hưng vớinhững nhà tư tưởng lớn, những nhà khoa học nổi tiếng như: Lê ô na đơ vanh xi,Căm Pa nen la, Đăng tơ và Ga li lê

2.1 Nội dung cơ bản của tư tưởng xã hội chủ nghĩa của T More

Tômat Morơ sinh năm 1478 trong một gia đình luật sư ở Luân Đôn Dođược tiếp nhận một nền giáo dục đầy đủ lại kết hợp với tinh thần tự học, tự rènluyện ông trở thành người có học thức cao, có tư tưởng nhân đạo cao cả Năm 26tuổi ông bắt đầu tham gia hoạt động chính trị và đã trúng tuyển vào Nghi viện phụtrách trên lĩnh vực ngoại giao Năm 51 tuổi (1529) ông đã trở thành Huân tước tểtướng nước Anh Do những mong muốn tốt đẹp của ông đối lập với nhà vua, ông

đã bị tên vua Hăngri VIII quy thành tội “phản quốc” và ông đã bị bắt giam 15tháng và bị kết án tử hình Bản án tử hình ông được thi hành vào ngay 6/7/1535,khi ông mới 57 tuổi

Tư tưởng xã hội chủ nghĩa cơ bản của T More được trình bày và thể hiệntrong tác phẩm “Utopia” ở các nội dung sau:

Thứ nhất, phê phán chế độ đương thời:

Trước hết, T More phê phán chính sách ngoại giao xâm lược của bọn vuachúa, theo ông những cuộc chiến tranh xâm lược không chỉ giết hại người dân vô tội

Trang 5

mà còn tàn phá cơ sở kinh tế, chính trị, xã hội, đời sống nhân dân ở các nước bị xâmlược, nó còn làm cho nhân dân trong nước cũng bị kiệt quệ, lầm than.

Phê phán chế độ quân chủ chuyên chế phản động đương thời Phê phán bọn

ăn bám, ông cho rằng: xã hội có quá nhiều bọn quý tộc, linh mục, binh lính , bọn

ăn bám đó là một tệ nạn xã hội T More cho rằng, xã hội hình thành hai cực: mộtcực là đại bộ phận quần chúng lao động nghèo khổ, đói rách; một cực là thiểu sốbọn quý tộc giài sang, sống xa hoa, lãng phí Để sống như vậy chúng đã dùng mọithủ đoạn để bóc lột nhân dân lao động, trước những điều đó ông đã lên tiếng bênhvực người nghèo

T More đã nhấn mạnh sự ghê tởm của quá trình tích lũy nguyên thủy củachủ nghĩa tư bản Morơ đã khái quát hiện tượng trên bằng hình tượng “cừu ăn thịtngười” một hình tượng vừa hiện thực vừa quái dị nhưng lại phù hợp với thời kỳtích lũy ban đầu của CNTB C.Mác đã từng nói đây là thời kỳ đầy máu và nướcmắt T Morơ đã nhận ra nguyên nhân của mọi tệ nạn xã hội là do chế độ tư hữu.Chính chế độ tư hữu đã tạo ra những bất bình đẳng xã hội và không thể nói đếncông bằng và hạnh phúc được Ông kết luận: muốn có chế độ công bằng và bìnhđẳng thì chỉ có cách là: “xóa bỏ chế độ tư hữu”

Thứ hai, tư tưởng về một xã hội tốt đẹp đem lại cuộc sống hạnh phúc cho con người

T More đã xây dựng cả một dự án xã hội mang tính chất một mô hình tổng thể.Trong việc trình bày rõ ràng và có hệ thống những luận điểm tiêu biểu của tư tưởngXHCN thời kỳ này, những luận điểm đó được trình bày trên những vấn đề sau:

Trên lĩnh vực kinh tế: T More nêu ra cơ sở kinh tế trong xã hội Không tưởng

(Utopia) là một khối thống nhất gồm hai bộ phận thủ công nghiệp và nông nghiệptrên nền tảng của chế độ sở hữu xã hội cả về tư liệu sản xuất, lẫn tư liệu tiêu dùng,được tổ chức theo nguyên tắc bình đẳng giữa các thành viên Phân phối theo nhu cầu

ở mức tối thiểu cần thiết Tiêu dùng trên cơ sở tổ chức các nhà ăn công cộng

Trên lĩnh vực chính trị: Xã hội “Không tưởng” là một xã hội thật sự dân chủ,

mặc dù nó vẫn có nhà nước Nhưng nhà nước được tổ chức theo nhu cầu của xãhội, vì hạnh phúc của nhân dân Các nhà chức trách nhà nước là do nhân dân bầu

Trang 6

ra bằng phiếu kín, nhà nước có chức năng kiểm kê và phân phối sản phẩm, điềuhành lao động, làm ngoại thương và kiểm tra công việc của các giai đình Nhànước này đối lập với nhà nước quân chủ Anh trước đó Xã hội Utopia ghét chiếntranh yêu hòa bình, song T More không phản đối chiến tranh nói chung Họ chỉdùng chiến tranh để bảo vệ bờ cõi và có thể dùng bạo lực để giúp nhân dân cácnước bị áp bức, giải phóng họ khỏi áp bức, ngay khi chiến tranh thì mọi người phảichăn lo để không còn chiến tranh nữa.

Trên lĩnh vực xã hội: Về thời gian lao động, ông cho rằng người lao động

ngoài giờ làm việc ra phải được nghỉ ngơi, vui chơi giải trí để nâng cao thể lực, trílực, để hoàn thiện con người T More chủ trương mọi người làm việc 6 giờ mộtngày chia làm hai ca, còn lại là tám giờ ngủ, mười giờ nghỉ ngơi, vui chơi giải tríhoạt động khoa học văn học nghệ thuật Vì ông cho rằng, cuộc sống hạnh phúckhông chỉ có nhu cầu thỏa mãn về vật chất, mà còn cần nhiều thời gian nhàn rỗi đểcho con người có điều kiện tự do phát triển tinh thần và mở mang trí tuệ

Trong lĩnh vực giáo dục: Tất cả trẻ em (cả nam lẫm nữ) đều được nuôi

dưỡng trong các nhà trẻ Tất cả trẻ em nam, nữ đều được đi học Thanh niên bắtbuộc phải học cao cấp, giáo dục cao cấp còn dành cho những người lao động cónhu cầu học tập Học văn hóa phải kết hợp với học nghề thủ công hay nôngnghiệp

Về lĩnh vực hôn nhân gia đình: Xã hội quy định nam 22, nữ 18 tuổi trở lên

mới được thành hôn, hôn nhân tự do “mọi người được lựa chọn người vợ hoặcngười chồng của mình” và sống theo quan hệ một vợ một chồng “chỉ có dân đảo

“Không tưởng” mới thỏa mãn với chế độ hôn nhân một vợ một chồng” và ông nêuquan điểm: Trong hôn nhân có quyền ly hôn, vì hôn nhân tự do cho nên hôn nhân

ít tan vỡ và rất ít xảy ra ly hôn

Về lĩnh vực dân tộc và tôn giáo: Xã hội Utopia vẫn còn tồn tại dân tộc, vẫn

còn sự khác biệt, thậm chí mâu thuẫn giữa các dân tộc có thể dẫn đến chiến tranh.Trong xã hội không tưởng còn tồn tại các tư tưởng khác nhau Mọi người được tự

do tín ngưỡng và có thể tuyên truyền tôn giáo nhưng không được phép kì thị tôngiáo Tôn giáo trong Xã hội Utopia là tôn giáo duy lý hóa, Ông nêu lên quan điểm

Trang 7

bầu cha cố Như vậy, tôn giáo trong Utopia là sự tôn sùng những cái gì là đạo đức

và chủ nghĩa nhân đạo duy lý

Về vấn đề con người: Con người luôn là vấn đề được các nhà XHCN quan

tâm như là vấn đề trung tâm Trong Xã hội Utopia T More đã chỉ ra rằng: tất cảnhững thứ có trên thế giới này, không có cái gì quý có thể so sánh với tính mạngcon người Ông đã bênh vực những con người bị áp bức bóc lột, bị bần cùng hóađang chết dần chết mòn trong điều kiện xã hội phong kiến đang suy tàn và chủnghĩa tư bản đang trong thời kỳ tích luỹ ban đầu đầy máu và nước mắt

2.2 Nội dung cơ bản của tư tưởng xã hội chủ nghĩa của T Campanela

T Campanela sinh năm 1568 ở Ca la bri miền nam nước ý, trong một giađình thợ thủ công làm nghề đóng giầy dép Ông được gia đình tạo điều kiện cho ănhọc một cách có hệ thống trong các tu viện về các môn: thần học, triết học, văn học

và xã hội học Những quan điểm xã hội - chính trị của ông được thể hiện tập trungtrong tác phẩm “Thành phố mặt trời” Tác phẩm này ông đã viết khi đang ở trong

tù, nó đượ xuất bản bằng tiếng ý, tiếng La tinh năm 1613, tiếng Đức 1623, tiếngPháp 1637 và bằng tiếng Nga 1906 Những quan điểm xã hội – chính trị thể hiện:

Một là, phê phán xã hội đương thời:

Đó là một xã hội coi trọng những kẻ chây lười, ăn bám mà coi khinh nhữngngười lao động, những người có tài năng Xã hội coi con người không bằng convật: họ chăm lo chọn giống ngựa, giống chó trong khi lại coi nhẹ giống người Ôngcũng chỉ ra xã hội đương thời đầy rẫy những tệ nạn như: chây lười, trộm cắp, ănbám, cướp của, giết người, loạn luân Ông cho rằng những tệ nạn trên là do chế độ

tư hữu sinh ra

Hai là, tư tưởng về một xã hội tốt đẹp đem lại cuộc sống hạnh phúc cho con người

Xã hội của “Thành phố mặt trời” kể về một xã hội, một cộng đồng ngườisống với nhau rất lý tưởng, chưa ở đâu có, lấy chế độ công hữu về TLSX làm cơ

sở, mọi của cải trong xã hội như: ruộng đất, nhà cửa, tài nguyên và mọi của cải sảnxuất ra đều là của chung thậm chí chung vợ, chung chồng và chung con cái Nhữngquan điểm XHCN không tưởng của T Campanela được thể hiện qua phương pháp

Trang 8

mô tả chi tiết các mặt đời sống kinh tế chính trị, văn hóa, xã hội của “thành phốmặt trời”, đã gián tiếp phế phán xã hội đương thời ở Ý lúc bấy giờ.

Về lao động: mọi người có sức lao động phải làm việc theo khả năng của

mình, không ai chây lười ăn bám, nghề nào cũng được xã hội quý trọng Xã hội tạođiều kiện để mọi người đều có thể lao động kể cả người tàn tật Sự phân công laođộng phải dựa trên tài năng, giới tính và tuổi tác Sự phân công như vậy thể hiện sựbình đặng, đồng thơi tạo điều kiện để mọi người đều được làm việc theo khả năngcủa mình và cũng sẽ được thụ hưởng xứng đáng Nền kinh tế của “Thành phố mặttrời” gồm ba ngành chính: trồng trọt, chăn nuôi và nghề biển, đồng thời chú ý pháttriển thủ công, thương mại đặc biệt là nghiên cứu khoa học để phát triển sản xuất,nâng cao đời sống Mọi lao động đều được làm việc 4 giờ một ngày còn lại là ăn,ngủ, nghỉ ngơi vui chơi, nghiên cứu, phát triển trí lực và thể lực

Về phân phối: Ông cho rằng phải phân phối theo lao động nhưng mặt khác

phải phân phối theo nhu cầu nhưng thực chất là chủ nghĩa bình quân Trên cơ sở tất

cả là của chung, mọi thứ đều dồi dào, nhưng phân phối không để ai quá giàu, không

ai quá nghèo Ông giải thích về cách phân phối trên: nếu để cho người ta quá nghèo,

sẽ dẫn đến trộn cắp, nhưng để người ta quá giàu sẽ dẫn đến lười biếng Họ khônggiàu vì họ chẳng có gì là của riêng, họ không nghèo vì họ có mọi cái cấn thiết

Về chính trị: Cơ cấu và hoạt động của nhà nước trong thành phố mặt trời

được chia thành ba lĩnh vực với ba đại biểu: đại biểu cho sức mạnh, đại biểu chocho trí tuệ, đại biểu cho tình yêu Nhà nước do nhân dân bầu ra, người đứng đầu là

“Ông mặt trời” là người có quyết định tối cao đối với tất cả các công việc của xãhội Dưới Ông mặt trời và ba trợ lý có thể bị phê bình nhưng không thể bãi miễn,bởi vì họ là những người sáng suốt nhất, thông minh và hoàn hảo nhất, mọi việc xử

lý đều có lý, có tình Dưới ba trợ lý còn có những người có uy tín khác do dân cử

ra, những người này do dân bầu và bãi miễn theo nguyên tắc dân chủ

Về giáo dục: việc giáo dục ở thành phố mặt trời gắn liền với lao động sản

xuất Sự phát triển khoa học kỹ thuật có ý nghĩa to lớn T Campanela thực hiệnchế độ phổ cập giáo dục toàn xã hội, theo từng cấp từ thấp đến cao, giáo dục kếthợp với dạy nghề, với sản xuất Ở thành phố Mặt trời, người ta thiết lập sự bình

Trang 9

đẳng giữa nam và nữ Xã hội quan tâm tạo cho phụ nữ được quyền học tập, tạođiều kiện cho phụ nữ phát huy vai trò của mình trong xã hội.

Về con người: T Campanela chủ trương con người phải bình đẳng kinh tế và

chính trị Lợi ích cá nhân gắn liền với lợi ích xã hội song con người dù có bìnhđẳng thì cũng có năng lực và sở thích khác nhau Vì vậy nhà nước phải có chínhsách đãi ngộ khác nahu với từng người Tuân theo những quy định đó là thể hiệnđạo đức con người và con người phải thuần phục, trung thành với Chúa TrongThành phố Mặt trời mợi người đều bình đẳng, đều làm việc trên tinh thần thân ái,giúp đỡ lẫn nhau

Tóm lại mặc dù T Campanela đã nêu lên những quan điểm có giá trị songcũng bộc lộ nhiều hạn chế, nhiều mâu thuẫn Trong xã hội Thành phố Mặt trời là xãhội bình đẳng, nhưng vẫn có đặc quyền Ông đã chưa chỉ ra con đường cải tạo chế

độ chính trị - xã hội đương thời thành nhà nước lý tưởng dựa trên sở hữu xã hội vàhoạt động vì lợi ích của nhân dân Mặc dù các tư tưởng XHCN của T Campanelacòn có những hạn chế lịch sử trên, song qua tác phẩm của mình Ông đã thể hiện rõnhững ước mơ của quần chúng nhân dân lớp dưới về một tương lại tốt đẹp hơn

Câu 2: Hoàn cảnh lịch sử, nội dung cơ bản của chủ nghĩa xã hội Utopia thế kỷ XVIII

Trong khi nước Anh tiến mạnh trên con đường TBCN thì nước Pháp vẫn cònlạc hậu: 90% dân số sống bằng nghề nông, công cụ sản xuất lạc hậu, ruộng đất bị bỏhoang, năng xuất lao động thấp Nước Pháp càng ngày rơi vào sự khó khăn Chế độphong kiến đã cản trở sự phát triển, so với nước Anh, nước Pháp còn thua kém vềnhiều mặt

1 Hoàn cảnh lịch sử nước Pháp:

Sang thế kỷ XVIII, chế độ phong kiến ở Pháp đã bước vào thời kỳ suy tàn.Công thương nghiệp Pháp có những bước phát triển mạnh, các thành phố lớn vàtrung tâm công thương nghiệp đã ra đời và phát triển nhanh, yếu tố TBCN ngàycàng rõ rệt

Dưới chế độ phong kiến ở Pháp, việc phân chia đẳng cấp rất chặt chẽ Xã hộiđược phân ra làm ba tầng lớp: Tăng lữ, quý tộc là hai tầng lớp có đặc quyền, đặc

Trang 10

lợi, đẳng cấ thứ ba là bình dân chiếm 99% dân số nhưng bị tước mọi quyền chínhtrị, không được tham gia vào các cơ quan nhà nước và phải phục vụ các đặc cấp cóđặc quyền Vì vậy, mâu thuẫn trong xã hội Pháp trở nên sâu sắc Từ nữa sau thế kỷXVIII, xã hội Pháp chia thành hai trận tuyến rõ rệt: một bên là nhà vua, tăng lữ,quý tộc; một bên là giai cấp còn lại, là đẳng cấp thứ ba do giai cấp tư sản lãnh đạo.

Trong hoàn cảnh đó, từ cuối thế kỷ XVII nhất là sang thế kỷ XVIII, các nhà

tư tưởng tiên tiến đã liên tục tấn công vào thành trì của chế độ chuyên chế phongkiến bằng học thuyết mới tiến bộ và cách mạng Lịch sử gọi thế kỷ XVIII là thế kỷ

“Ánh sáng”, thế kỷ chuẩn bị tư tưởng cho cuộc đại cách mạng sắp bùng nổ Trongtrào lưu tư tưởng “Ánh sáng”, có nhiều lĩnh vực và nhiều khuynh hướng tư tưởngkhác nhau trong đó có các nhà tư tưởng XHCN và CSCN không tưởng mà tiêubiểu là Giăng Mêliê, F.Morenly, Gabrien Bonnơ Mably và Gơrắccơ Babớp

2 Nội dung cơ bản của chủ nghĩa xã hội Utopia thế kỷ XVIII

- Phê phán chế độ xã hội đương thời

Các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa thế kỷ XVIII đã lên án một cách gay gắtchế độ xã hội đương thời

Đầu tiên đó là G Mêliê, ông cho rằng trong xã hội, giữa người với người cómối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau Nếu không có mối quan hệ này thì xã hội khôngthể tồn tại G Mêliê đã phê phán chế độ chuyên chế phong kiến phản động ở Pháp,ông cho rằng đây là chế độ bất công, hủy hoại đánh đập con người Sự tham lamlộng hành của vua chúa làm cho thần dân bất hạnh Vì vậy, sự cầm quyền của chế

độ chuyên chế là một trong 6 điều ác của xã hội, nguồn gốc chính của cái ác là dochế độ tư hữu sinh ra Vì thế, muốn thủ tiêu cái ác trước hết phải thủ tiêu chế độ tưhữu, thu tiêu cội nguồn của mọi nỗi đau khổ, bất hạnh của con người

Còn F Morenly cho rằng chế độ xã hội đương thời đầy rẫy bất công Ông đãchỉ ra nguyên nhân của nỗi đau khổ, bất hạnh của con người đó là chế độ tư hữu

Vì vậy, muốn có xã hội tốt đẹp, con người được giải phóng thì phải xóa bỏ chế độ

tư hữu, xây dựng chế độ công hữu

Đến G Mably cũng giống như Morenly, Ông cũng xây dựng quan điểm vềCNXH không tưởng dựa trên cơ sở lý thuyết về quyền binhg đẳng tự nhiên, ông

Trang 11

cho rằng: mục đích của nhà nước là đức hạnh nhưng muốn có đức hạnh thì phải cóbình đẳng, muốn có bình đẳng thì phải cấp ruộng đất cho mọi người, để mọi ngườiđều có tài sản, nhưng tài sản này không được nhiều hơn mức pháp luật cho phép.Ông phê phán chế độ quân chủ ở Pháp là kinh tởm, là chế độ phân chia xã hộithành giai cấp: kẻ giàu có thì độc ác, người nghèo thì lao động nặng nhọc, bị ápbức đến cùng cực và luôn gặp rủi ro.

Cuối cùng là Babớp, cũng như những người xã hội chủ nghĩa không tưởngcùng thời, Babớp cũng lấy luật tự nhiên làm cơ sở cho thế giới quan của mình Ôngcho rằng: sự bình đẳng giữa người với người xuất phát từ bản chất của con người

và đó cũng là quyền thiêng liêng của con người Song khác với những bậc tiền bốiquan niện luật tự nhiên có từ buổi sơ khai của loài người được thể hiện dưới dạng

tự nhiên, Babớp không lẫn lộn trạng thái tự nhiên sơ khai với quyền tự nhiên.Babớp hiểu được cơ chế thống trị đầy rẫy sự bất công, và bóc lột nhan dân laođộng của giới quý tộc, cho nên ông có lòng thù hận giai cấp thống trị và đã khôngngừng đấu tranh chống lại những kẻ độc tài áp bức nhân dân

- Xây dựng xã hội mới

Từ việc phê phán chế độ xã hội đương thời, các nhà tư tưởng đều đi đến kếtluận nguyên nhân của nó là do chế độ tư hữu, do đó cần phải xóa bỏ chế độ tư hữuthiết lập chế độ công hữu để đi đến một xã hội tốt đẹp hơn

+ Mêliê chủ trương xây dựng xã hội mới - xã hội dựa trên chế độ công hữu vềruộng đất Trong xã hội mới, mọi người đều có nghĩa vụ lao động, mọi của cải đượcquản lý chung, con người sống trong hòa bình hữu nghị, được hưởng thụ một cáchbình đẳng về của cải và phương tiện sinh sống Mêliê kêu gọi nhân dân đoàn kết đểxóa bỏ bọn bóc lột, những kẻ ăn bám xã hội để giải phóng cho mình Để tiêu diệtbọn bóc lột, để giải phóng cho mình, Ông kêu gọi các dân tộc hãy đoàn kết tương trợlẫn nhau, đó là con đường để thoát khỏi cảnh nghèo khổ, chém giết lẫn nhau VớiMêliê, CNXH không phải là ước mơ mà là một học thuyết có ý nghĩa thực tiễn Ôngtin vào sức mạnh của nhân dân, vào khả năng cách mạng của họ, kêu gọi họ đứnglên làm cách mạng bằng sức mạng của mình, nhất định họ sẽ dành được thắng lợi

Trang 12

Việc chỉ ra con đường cách mạng giải phóng cho nhân dân lao động khỏi bị ápbức, bóc lột là công to lớn của Mêliê trong lịch sử tu tưởng XHCN.

+ Để mang lại niền vui hạnh phúc cho con người, Morenly chủ trương thiếtlập xã hội mới - xã hội cộng sản trên phạm vi cả nước Xã hội cộng sản được xâydựng trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất và thực hiện phân phối bìnhđẳng Nhà nước có trách nhiệm điều chỉnh các quá trình sản xuất công, nôngnghiệp và tiêu dùng của công dân Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm chăm lohạnh phúc cho nhân dân, mọi công dân trong xã hội phải coi lao động là quyền vànghĩa vu mỗi người Morenly còn đưa ra ba đạo luật cơ bản nhằm tủ tiêu những tệnạn và sự bất hạnh trong xã hội, đó là: thiết lập sở hữu xã hội, bảo đảm việc làmcho mọi người, biến tất cả công dân thành quan chức và cuối cùng là thiết lập tráchnhiệm mỗi công dân hành động vì lợi ích xã hội phù hợp với sức khỏe, tài năngtuổi tác của mình

+ Mably dự kiến xây dựng xã hội tương lai Trong xã hội mới, ruộng đất và

tư liệu sản xuất là của chung, tình trạng phân chia đẳng cấp trong xã hội xóa bỏ.Lao động được tổ chức một cách hợp lý, lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là niềmvinh quang của mọi thành viên trong xã hội Trong lao động phải phát huy tinhthần thi đua, thực hiện nguyên tắc lao động theo khả năng và phân phối theo nhucầu Theo ông, trong xã hội mới vấn đề giáo dục thế hệ trẻ phải được quan tâm, vì

đó là tương lai của đất nước, thực hiện giáo dục toàn dân không mất tiền Về đạođức xã hội cần giáo dục đạo lý: đừng làm điều gì mà mình không muốn người kháclàm cho mình

+ Babớp chủ trương xây dựng xã hội mới – xã hội cộng sản Trong xã hộimới phải thực hiện nguyên tắc mọi người đều lao động, bình đẳng trong lao động.Babớp khẳng định : “không ai được sống trên lưng người khác, trong nước cộnghòa sẽ không có kẻ ăn bám” Xã hội mới phải mang lại hạnh phúc cho mọi người,mọi người được sống trong trạng thái yên vui, sung túc, vững chắc Những côngdân lao động trong xã hội được nhận từ xã hội những vật phẩm để thỏa mãn cácnhu cầu cơ bản Lao động, sản xuất trong xã hội cộng sản được tổ chức tập trung.Ruộng đất và tài sản trong quốc gia đều thuộc về nhân dân

Trang 13

- Con đường để đạt tới xã hội cộng sản chủ nghĩa

Sau khi phê phán chế độ xã hội đương thời, phác họa lên xã hội tương lai,các nhà tư tưởng đã đề cập đến con đường để đi tới xã hội cộng sản chủ nghĩatương lai theo các cách khác nhau

- G Mêliê cho rằng cần phải lật đổ và gạt bỏ giai cấp thống trị Để tiêu diệtbọn bóc lột, để giải phóng cho mình, Mêliê kêu gọi các dân tộc hãy đoàn kết tươngtrợ lẫn nhau, đó là con đường để thoát khỏi cảnh nghèo khổ và chém giết lẫn nhau.Việc chỉ ra con đường cách mạng giải phóng cho nhân dân lao động khỏi ách ápbức, bóc lột là công lao to lớn của Mêliê trong lịch sử các tư tưởng XHCN

- Muốn xây dựng xã hội cộng sản, Morenly không chủ trương tiến hành cáchmạng để xóa bỏ xã hội cũ xây dựng xã hội mới mà ông chủ trương xã hội mớibằng con đường hòa bình, bằng cải cách chính trị xã hội và bằng luật lệ mới Ôngcho rằng, muốn xóa bỏ chế độ đương thời đầy rẫy bất công, phải thay các luật lệ cũbằng luật lệ mới tốt hơn Từ các đạo luật cơ bản quy định các nguyên tắc của xãhội cộng sản, sẽ xây dựng các đạo luật khác thiết thực vơi đời sống của con người

- Theo Mably trong xã hội mới, nhà nước có chức năng tổ chức lao động,phân phối sản phẩm và chăn lo giữ gìn những phong tục của xã hội Mọi công dântrong xã hội hết lòng thương yêu, gắn bó với tố quốc, đen hết sức mình để phục sự

tổ quốc mình, khi có giặc ngoại xâm thì tất cả công dân phải cần vũ khí vì xã hộikhông có quân đội đội thường trực và lực lượng vũ trang

- Babơp lại cho rằng cần có chính quyền chuyên chính cách mạng, nghĩa làphải sử dụng bạo lực cách mạng để thiết lập nên nhà nước của mình, để tiến hànhxây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa

Như vậy, nhìn chung hệ thống lý luận của CNXH Utopia đã thể hiện nhữngquan điểm cộng sản CNXH tương đối rõ nét, nhưng những quan điểm đó là khôngtưởng, nó chỉ đem lại một giá trị nào đó, trong tính chất của Xã hội cộng sản

Câu 3: Hoàn cảnh lịch sử, nội dung cơ bản của chủ nghĩa xã hội Utopia – phê phán.

Đầu thế kỷ XIX, là giai đoạn CNXH không tưởng phát triển đến đỉnh cao.CNXH không tưởng ở thời kỳ này đã phản ánh những yếu tố, xu hướng mới về

Trang 14

chất của hiện thực kinh tế xã hội, những nhu cầu này sinh trong quá trình xung độtgiai cấp gay gắt Vì vậy, nó trở thành “vật liệu xuất phát”, nguồn gốc tư tưởng củaCNXH khoa học của C Mác và Ph Ăngghen CNXH không tưởng đầu thế kỷ XIXtập trung ở hai nước: Pháp và Anh với những đại biểu kiệt xuất đó là Xanhximông,Phuriê và Ôoen:

1 Về hoàn cảnh lịch sử

Đầu thế kỷ XIX thế giới đã bước giai đoạn hai của thời kỳ cận đại Giai đoạnđầu của thời kỳ cận đại với sự xuất hiện hàng loạt các cuộc cách mạng dân chủ tưsản, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước được thiết lập, hệ tư tưởng

tư sản từng bước được truyền bá và giai cấp tư sản đã giữ vị trí thống trị ở nhiềunước phương Tây Giai đoạn hai của thời kỳ cận đại phương thức sản xuất tư bảnchủ nghĩa đã phát triển mạnh mẽ do việc ứng dụng những thành tựu khoa học kỹthuật vào sản xuất Đã bắt đầu xuất hiện những mâu thuẫn dẫn đến sự phủ định củachủ nghĩa tư bản

- Nước Pháp với sự cầm quyền của giai cấp tư sản phản động mà đứng đầu

là Napôlêon, mọi thành quả của cách mạng bị bóp chết, cái còn lại chỉ là những gì

có lợi cho giai cấp tư sản Napôlêon đã thực hiện chính sách bành trướng Sôvanh

tư sản gây chiến tranh khắp nơi với hi vọng giành lấy quyền bá chủ thế giới Vớibản chất xâm lược, quân đội Napôlêon đã gây nhiều tội ác ở nhữn nơi chúng đặtchân đến Phong trào quần chúng ở nhiều noi đã nổi lên chống lại cuộc chiến tranhxâm lược Đến năm 1815, Napôlêon bị thất bại hoàn toàn Sau đó ở giai cấp tự sảnPháp đã chào đón Vương triều Buốcbông, thế lực phong kiến bị đuổi khỏi nướcpháp nay lại trở về nắm chính quyền

Mặc dù chính quyền do đại biểu Phong kiến địa chủ lên nắm, song đó chỉ là

sự thay đổi ở thượng tầng kiến trúc, còn cơ sở kinh tế vẫn là CNTB – thành quả củacách mạng Pháp vẫn tồn tại và phát triển, nên nền kinh tế nước Pháp thời kỳ nàycũng có nhiều chuyển biến tích cực và phát triển với xu hướng chung của nền kinh

tế các nước châu Âu Tuy nhiên về chính trị-xã hội, đây là thời điểm diễn ra nhữngbiến cố chính trị phức tạp, đời sống nhân dân Pháp vẫn tối tăm Các cuộc đấu tranhcủa công nhân diễn ra với các hình thức khác nhau và đã có tính chất chính trị rõ

Trang 15

ràng Tất cả những cuộc khởi nghĩa, nổi dậy của quần chúng lao động chống các thếlực thống trị ở Pháp đã chứng minh mâu thuẫn ở Pháp là không thể điều hòa.

Tất cả những yếu tố kinh tế, chính trị - xã hội đó là cơ sở cho việc xuất hiện

và phát triển những tư tưởng, quan điểm và học thuyết về chủ nghĩa xã hội thời kỳnày ở nước Pháp, mà đại diện nổi bật là Xanhximông và Furiê

- Nước Anh, Cuộc cách mạng tư sản Anh (1640) đã mở đường cho sự pháttriển của CNTB, sau thắng lợi của cách mạng, GCTS Anh đã liên minh với tư sảnquý tộc để lên nắm chính quyền, đưa đất nước theo con đường TBCN Quá trìnhtích lũy nguyên thủy tư bản “đầy máu và nước mắt” để Anh trở thành cường quốc

về thương nghiệp và có nền công nghiệp pháp triển Sản phẩm trong trọng nhấttrong cách mạng công nghiệp này là GCVS GCVS tập trung đông đảo ở các khuvực công nghiệp, các thành thị lớn, tạo cho họ tình đoàn kết giai cấp và giác ngộvai trò của mình Từ cuối thế kỷ thứ XVIII và đặc biệt là sang đầu thế kỷ XIX,phong trào đấu tranh của GCCN Anh có những biến chuyển mạnh mẽ do bị bóc lộtthậm tệ Ngay từ khi mới ra đời, GCCN Anh đã tiến hành đấu tranh đòi cải thiệnđời sống Đến 1824 họ đã dành được thắng lợi quan trọng, buộc Quốc Hội phảithừa nhận công nhân có quyền lập hội Từ 1838 đến 1848 lại diễn ra một phongtrào lớn đó là phong trào Hiến chương Trong bối cảnh này đã xuất hiện một nhàcải cách tài năng có khuynh hướng cộng sản đó là Rô bớc Ô oen

2 Nội dung cơ bản của chủ nghĩa xã hội Utopia - phê phán thế kỷ XIX

2.1 Phê phán chế độ xã hội đương thời.

Cũng giống như các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa thời kỳ trước, các nhà tưtưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng - phê phán đã kịch liệt lên án chế độ xã hộiđương thời

- Xanhximông đã vạch trần tình trạng đặc quyền bất hợp lý vô chính phủ của

xã hội tư sản với những nghịch cảnh: kẻ không có năng lực lại điều khiển nhữngngười có năng lực, kẻ vô đạo đức lại đi dạy đạo đức cho người lương thiện, kẻphạm tội lại trừng phạt công dân

- Đương thời Furiê đã phê phán chế độ xã hội đương thời một cách sắc sảo

và sâu sắc Ông đã lấy lời hứa của giai cấp tư sản trước cách mạng so sánh hiện

Trang 16

thực sau cách mạng, Ông đã chỉ ra rằng đâu đâu những câu nói hết sức hoa mĩcũng tương ứng một thiện thực thảm họa nhất, để vạch trần bộ mặt thực sự của giaicấp tư sản lúc bấy giời Ông còn cho rằng xã hội Pháp lúc này là ‘một trạng thái vôchính phủ của công nghiệp” trong đó người lao động được hưởng quá ít, cònnhững kẻ ăn bám được hưởng quá nhiều

- Ôoen cho rằng chế độ tư hữu là nguyên nhân của mọi tai họa xã hội, nólàm tha hóa trí tuệ con người, là nguyên nhân thường xuyên gây nên sự thù hằntrong xã hội, là nguồn gốc của mọi tội lỗi xấu xa, nạn đĩ điếm mại dâm là nguyênnhân của chiến tranh mọi thời kỳ lịch sử gây nên cảnh chém giết lẫn nhau Ôoencăm thù chế độ tư bản, Ông cho rằng, xã hội tư bản có ba chướng ngại cản trở sựphát triển của xã hội: đó là chế độ tư hữu, hôn nhân tư sản và tôn giáo

2.2 Xây dựng xã hội mới

Cả ba nhà tư tưởng thời kỳ này đều chỉ ra rằng nguyên nhân của mọi bấtcông, bất bình đẳng, khuyết tật của xã hội là do chế độ tư hữu, tuy nhiên thái độcủa các nhà tư tưởng đối với chế độ tư hữu lại có sự khác nhau Xanhximông vàFuriê chủ trương duy trì chế độ tư hữu, theo Xanhximông “chế độ sở hữu phảiđược tổ chức như thế nào để có lợi nhất cho toàn xã hội về mặt tự do và về mặt củacải” Theo Furiê vẫn duy trì chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, xã hội vẫn còn phânchia giai cấp, vẫn còn thu nhập không do lao động đem lại Xã hội mới của Furiê

có những đặc trưng là: sản xuất tập thể trong các hiệp hội, tình trạng rời rạc, manhmún bị thủ tiêu, mọi người trong xã hội đều có quyền lao động, quyền có tư liệusản xuất để sinh sống, tình trạng lao động làm thuê bị thủ tiêu, mọi người được tự

do và tự nguyện lao động, thực hiện phân phối công bằng

Ôoen thì đòi thủ tiêu chế độ tư hữu, với quan điểm này, Ôoen đã vượt lênXanhximông và Furiê về vấn đề sở hữu Ôoen chủ trương xây dựng chế độ mới,chế độ công hữu Chế độ công hữu được tổ chức đúng đắn và có cơ sở khoa học thìtrong xã hội từ người có địa vị cao nhất đến người có địa vị thấp nhất đều có thể tựđảm bảo mọi nhu cầu cần thiết và hạnh phúc của mình một cách đầy đủ hơn so vớimức có thể đạt được bằng cạnh tranh dưới chế độ tư hữu Dưới chế độ mới, laođộng được tổ chức trên cơ sở lao động tập thể trong các công xã, mọi người được

Trang 17

bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ Nguyên tắc lao động là duy trì quan hệ hợptác mang tính chất liên hợp giữa các thành viên trong công xã, giữa các công xãvới công xã trong quá trình sản xuất.

Về xã hội mới theo quan điểm của Xanhximông thể hiện một số đặt trưngsau: Xã hội phải được tổ chức như thế nào để mang lại lợi ích cho đa số, muốn vậyphải giải quyết vấn đề sở hữu Trong xã hội mới mọi người đều phải lao động, laođộng được tổ chức thành “hội liên hiệp” nhằm duy trì sự hoạt động của mọi ngườimột cách có lợi nhất, mọi nhu cầu vật chất và tinh thần của công dân được thỏamãn Trong xã hội đó, khoa học và công nghiệp được kết hợp với nhau bằng đạo

Cơ đốc mới Các thiết chế xã hội phải thúc đẩy phúc lợi của những người vô sản.Song theo Ông, những người vô sản vẫn chưa tách khỏi quần chúng cần lao nhưngÔng đã đã thể hiện là người phát ngôn, người chiến sĩ bảo vệ lợi ích của họ

2.3 Con đường để đạt tới xã hội cộng sản chủ nghĩa

Để xây dựng xã hội cộng sản tương lai, các nhà tư tưởng lại có những conđường, phương pháp khác nhau Xanhximông đã tuyên bố: giải phóng giai cấp cầnlao là nhiệm vụ cuối cùng của mình Nhưng để làm điều đó thì Ông thực hiện bằngcon đường hòa bình, bằng giáo dục thuyết phục, thậm chí ông còn tìm mọi cáchngăn chặn hành động bạo lực

Còn đối với Furiê thì một mặt ông cho rằng cách mạng là hợp quy luậtnhưng mặt khác ông lại phủ nhận bạo lực cách mạng Ông chủ trương xây dựng xãhội mới bằng con đường hòa bình và nhờ vào lực lượng của những người có quyền

và có tiền Ông đã đến nhờ Napôlêôn đưa nhân loại thoát ra khỏi khủng hoảng.Đến những ngày cuối đời ông vẫn chờ những người “hằng tâm, hằng sản” đến báocho ông tin vui là họ sản sàng hỗ trợ cho sự nghiệp của ông, cung cấp kinh phí đểông xây dựng công xã Nhưng kêt quả là không một nhà chính khách, nhà tư sảnnào chịu tiếp không cả

Ôoen thì cho rằng chỉ có thể chuyển sang một chế độ xã hội mới bằng conđường hòa bình chứ không dùng bạo lực Mặt khác, để xây dựng xã hội mới, đểhoàn thành công cuộc cách mạng vĩ đại, cần phải tuyên truyền và giải thích chân lý

cơ bản Ông đặt nhiều niềm tin, hy vọng vào sự thức tỉnh của chính phủ đang cầm

Trang 18

quyền ông còn chủ trương thuyết phục để các chính phủ từ bỏ con đường lầm lạc,tạo điều kiện để Ôoen thực hiện những cải cách của mình.

Tóm lại, mặc dù có những hạn chế nhất định nhưng CNXH Utopia ở đầu thế

kỷ XIX với các nhà tư tưởng đại diện là Xanhximông, Puriê và Ôoen có nhữngcống hiến vô cùng to lớn, Học thuyết CNXH không tưởng của Ôoen đã được Mác

và Ăngghen thừa nhận là tiền đề của lý luận của CNXH khoa học Ba con người đó

đó mặc dù tất cả các tính chất ảo tưởng và không tưởng của nó thuộc về những trítuệ vĩ đại nhất của tất cả các thời đại, đã tiên đoán một cách thiên tài vô số chân lý

mà ngày nay chúng ta đang chứng mịnh sự đúng đắn của chúng một cách khoa học

Câu 4: Vai trò của C Mác và Ph Ăngghen đối với sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học trong thế kỷ XIX

C Mác và Ph Ăngghen đã có vai trò rất lớn trong việc hình thành và đặtnên nền móng vững chắc cho CNXH khoa học, những giá trị, tư tưởng lý luậncủa hai ông về CNXHKH là nhưng cớ sở để phát triển và đi đến con đường xãhội cộng sản

- Về vai trò của C Mác và Ph Ăngghen đối với sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học trong thế kỷ XIX.

Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa

đã phát triển mạnh mẽ gắn liền với sự ra đời và lớn mạnh của nền công nghiệp lớn.Cùng với sự lớn mạnh của giai cấp tư sản, giai cấp công nhân có sự gia tăng nhanhchóng về số lượng và sự chuyển đổi về cơ cấu Tỷ trọng công nhân công nghiệp đãtăng đáng kể và trở thành bộ phận hạt nhân của giai cấp Đây là lực lượng côngnhân lao động trong khu vực sản xuất then chốt có trình độ công nghệ và kỹ thuậthiện đại nhất Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại sự thống trị áp bứccủa giai cấp tư sản, biểu hiện về mặt xã hội của mâu thuẫn ngày càng quyết liệtgiữa lực lượng sản xuất có tính chất xã hội ngày càng cao với quan hệ sản xuất dựatrên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất Nhiều cuộckhởi nghĩa, nhiều phong trào đấu tranh đã bắt đầu có tổ chức và trên quy mô rộngkhắp Điều kiện kinh tế, xã hội ấy đòi hỏi phải có lý luận tiên phong dẫn đường,điều mà chủ nghĩa xã hội không tưởng trước đó một vài thập kỷ đã không thể đảm

Trang 19

đương; không chỉ đặt ra yêu cầu đối với các nhà tư tưởng của giai cấp công nhân

mà còn là mảnh đất hiện thực cho sự sinh thành ra lý luận mới, tiến bộ soi sáng sựvận động đi lên của lịch sử

Đầu thế kỷ XIX, nhân loại đã đạt nhiều thành tựu to lớn trên lĩnh vực khoahọc, văn hoá và tư tưởng Trong khoa học tự nhiên, những phát minh vạch thời đạitrong vật lý học và sinh học đã tạo ra bước phát triển đột phá có tính cách mạng

Trong triết học và khoa học xã hội, phải kể đến sự ra đời của triết học cổđiển Đức với tên tuổi của các nhà triết học vĩ đại: Hêghen, Phoiơbắc; của kinh tếchính trị học cổ điển Anh: A Smít và Đ Ricácđô; của chủ nghĩa xã hội khôngtưởng - phê phán: H Xanh Ximông, S Phuriê và R Ôoen Những giá trị khoa học,cống hiến mà các ông để lại đã tạo ra tiền đề cho các nhà tư tưởng, các nhà khoahọc thế hệ sau kế thừa

C Mác (1818 - 1883) và Ph Ăngghen (1820 - 1895) trưởng thành ở mộtquốc gia có nền triết học phát triển rực rỡ với thành tựu nổi bật là chủ nghĩa duyvật của L Phoiơbắc và phép biện chứng của V.Ph Hêghen Bằng trí tuệ uyên bác,các ông đã tiếp thu với một tinh thần phê phán đối với các giá trị của nền triết học

cổ điển và với kho tàng tư tưởng lý luận mà các thế hệ trước để lại; sớm đắm mìnhtrong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động tất cảnhững điều đó đã cho phép các ông đến với nhau, trở thành đôi bạn cùng chíhướng, giúp các ông nhận thức được bản chất của những sự kiện kinh tế - xã hội,chính trị - xã hội đang diễn ra trong lòng chế độ tư bản Kế thừa các giá trị khoahọc trong kho tàng tư tưởng nhân loại, quan sát, phân tích với một tinh thần khoahọc những sự kiện đang diễn ra đã cho phép các ông từng bước phát triển họcthuyết của mình, đưa các giá trị tư tưởng lý luận nói chung, tư tưởng xã hội chủnghĩa nói riêng phát triển lên một trình độ mới về chất

C Mác và Ph Ăngghen là hai nhà triết học vĩ đại của nhân loại, lãnh tụthiên tài giai cấp công nhân quốc tế, đã cống hiến toàn bộ cuộc đời của mình cho

sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân, những người lao động bị áp bức trên toànthế giới Hai ông đã xây dựng học thuyết cách mạng cho giai cấp công nhân – họcthuyết chủ nghĩa xã hội khoa học

Trang 20

Mác và Ăngghen nhờ hoạt động khoa học, đặc biệt là hoạt động thực tiễn đã

có sự chuyển biến lập trường dân chủ cách mạng sang lập trường cộng sản chủnghĩa Mác đã sớm nhận thấy, cần phải có triết học để tìm hiểu đời sống thực tế xãhội, còn Ăngghen lại từ đời sống thực tế mà thấy cần có triết học làm công cụ Sựuyên bác về trí tuệ, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, lòng trungthành vô hạn với lợi ích của giai cấp công nhân và kiên định lập trường giai cấp đãgiúp cho hai ông nhận thức đúng quy luật phát triển của xã hội loài người, nhất làquy luật vận động của chủ nghĩa tư bản, đồng thời hai ông phát hiện ra một lựclượng xã hội có thể chuyển xã hội sang một giai đoạn mới Sự phát hiện ra sứmệnh lịch sử của giai cấp công nhân đã đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hộikhoa học, phân biệt nó với các học thuyết khác

- Về vai trò của C Mác và Ph Ăngghen đối với sự phát triển của chủ nghĩa

xã hội khoa học trong thế kỷ XIX

Trong giai đoạn này hoạt động của hai ông gắn liền với các sự kiện cáchmạng trọng đại ở các nước Tây Âu: cao trào cách mạng 1848 – 1850, thành lậpquốc tế I (1864), Công xã Pari (1871), thành lập quốc tế II (1889) (lúc này C.Mác

đã mất, chỉ còn Ph.Ăngghen) Lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học được phát triểnthêm nhờ tổng kết thực tiễn đấu tranh của giai cấp công nhân

Từ thực tiễn của phong trào công nhân hai ông rút ra kết luận hết sức quantrọng là để giành được quyền thống trị về chính trị giai cấp công nhân phải “đậptan bộ máy nhà nước tư sản”, xây dựng nhà nước mới, nhà nước dân chủ xã hộichủ nghĩa; hai ông bổ sung lý luận về cách mạng không ngừng bằng tư tưởng về sựkết hợp cuộc cách mạng của giai cấp vô sản với phong trào đấu tranh của nôngdân; về chiến lược, sách lược đấu tranh giai cấp, về lựa chọn các phương pháp vàhình thức đấu tranh trong các thời kỳ cao trào và thoái trào cách mạng

Phát triển lý luận về chuyên chính vô sản, nhà nước của giai cấp công nhân

Dự kiến khoa học của C.Mác và Ph.Ăngghen về chủ nghĩa xã hội – về thời kỳ quá

độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và từ chủ nghĩa xã hội lên chủ nghĩacộng sản - được trình bày trong các tác phẩm “Phê phán cương lĩnh Gô ta”,

“Chống Đuy rinh”

Trang 21

Ph Ăngghen còn tiếp tục phát triển vấn đề nông dân và liên minh côngnông Trong CNTB không thể coi nông dân là một khối thống nhất và khôngngừng phân hóa (đại nông, ttrung nông, tiểu nông) Do đó, sách lược của Đảngcông nhân phải khác nhau đối với các tầng lớp nông dân khác nhau.

Cùng với việc phát triển học thuyết của mình thì C Mác và Ph Ăngghencòn phải tiến hành cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa cơ hội dưới mọi màu sắc,đặc biệt là chủ nghĩa cơ hội và xét lại trong quốc tế I để bảo vệ những nguyên lýcủa chủ nghĩa xã hội khoa học Khẳng định vai trò to lớn của C Mác và Ph.Ăngghen không những trong việc sáng lập mà còn bảo vệ và phát triển chủ nghĩa

xã hội khoa học

Như vậy, có thể tóm tắt vai trò của C Mác và Ph Ăngghen đối với sự ra đời

và phát triển của CNXH khoa học trong quá trình hoạt động thực tiễn tập trung ởcái điểm sau:

- Thứ nhất, Các ông đã phát hiện và chứng minh một cách khoa học cònđường, phương thức đấu tranh của nhân loại trong quá trình chuyển biến cáchmạng của loài người từ CNTB lên CNXH

- Thứ hai, Các Ông đã phát hiện ra và chứng minh một cách khoa học rằng,GCCN là lực lượng xã hội duy nhất có đủ khả năng đảm nhận sứ mệnh lịch sử thủtiêu CNTB, xây dựng XHCN và CNCS

- Thứ ba, C Mác và Ph Ăngghen đã thừa kế xuất sắc những giá trị lý luậncủa CNXH không tưởng – phê phán đối với những mặt, những nội dung cơ bảnhợp thành CNXHCS Hơn thế, các ông còn chứng minh được những quy luật cơbản của cách mạng XHCN trên những lĩnh vực cơ bản của xã hội, trong tiến trìnhtừng bước xây dựng chế độ xã hội mới, đưa nhận loại tiến vào CNXH và CNCS

Với những vai trò to lớn này C Mác và Ph Ăngghen đã thực hiện một cuộccách mạng trên lĩnh vực tư tưởng XHCN của loài người, đưa CNXH từ khôngtưởng trở thành khoa học, đặt nền móng, cơ sở cho những sự khám phá sáng tạomới của CNXH trên cả hai phương diện Một mặt, đó là những cơ sở, tiền đề vàđịnh hướng vững chắc cho nghiên cứu phát triển lý luận của CNXH khoa học Mặtkhác, đó là những nền tảng, những cơ sở, tiền đề và định hướng vững chắc cho

Trang 22

GCCN, cho chính Đảng của GCCN trong cuộc đấu tranh cách mạng, từng bướcvận dụng, thực hiện hóa lý luận CNXH khoa học.

Câu 5: Vai trò của V.I Lênin đối với sự phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

V I Lênin (1870 - 1924) - vị lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản, người đãđấu tranh không mệt mỏi để bảo vệ tính đúng đắn của chủ nghĩa Mác Bằngnhững nghiên cứu và kết luận khoa học của mình, V I Lênin đã làm phong phúchủ nghĩa Mác, đưa chủ nghĩa Mác sang một giai đoạn mới cao hơn, giải đápnhững vấn đề cơ bản mà thời đại đặt ra cho giai cấp vô sản quốc tế Nhìn nhậnnhững đóng góp to lớn của V I Lênin đối với lý luận của chủ nghĩa Mác, vaitrò to lớn của Lênin đã chuyển từ lý luận, học thuyết của chủ nghĩa Mác, CHXHkhoa học phát triển nó và biến nó thành thực tiễn trên con đường cách mạng vôsản của nước Nga

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, mở đầu một thời kỳ mới trong sự phát triểncủa phong trào công nhân Quốc tế Đó là thời kỳ giai cấp vô sản tiên tiến ở Châu

Âu đấu tranh hướng tới giành chính quyền do điều kiện khách quan là CNTB bướcvào giai đoạn phát triển cao nhất là chủ nghĩa đế quốc

Đến đầu thế kỷ XX, sự phân chia lãnh thổ thế giới đã hoàn thành, nên mâuthuẫn giữa đế quốc “già” và đế quốc “trẻ” trở nên gay gắt, vấn đề phân chia lạithuộc địa lại được đặt ra

Lênin giữ vai trò quyết định trong việc đấu tranh bảo vệ những nguyên tắccách mạng của chủ nghĩa Mác và phát triển nó một cách sáng tạo Sự xuất hiện vàphát triển của chủ nghĩa Lênin gắn bó hữu cơ với sự phát triển của phong trào cáchmạng ở Nga cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

Quốc tế II sau khi Ph Ăngghen mất đã rơi hoàn toàn vào tay các lãnh tụ cơhội, do đó một nhiệm vụ quan trọng đặt ra đối với V.I Lênin đó là đấu tranh chốnglại chủ nghĩa cơ hội bảo vệ chủ nghĩa Mác, đồng thời tiếp tục phát triển học thuyếtcủa Mác trong thời đại mới Và V.I Lênin đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đó.Nếu C.Mác và Ph.Ăngghen đã có công lớn làm cho chủ nghĩa xã hội từ không

Trang 23

tưởng trở thành khoa học, thì V.I.Lênin là người có công đầu làm cho chủ nghĩa xãhội từ lý tưởng thành hiện thực.

Có thể chia sự bảo vệ và phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học của V.I Lêninthành 2 thời kỳ:

1 Trước cách mạng tháng Mười

- Lênin đề cập đến việc xây dựng một đảng kiểu mới của GCCN

Một là, việc xây dựng một Đảng kiểu mới, Mácxít cách mạng của giai cấpcông nhân là xuất phát từ những tiền đề khách quan

Hai là, Đảng kiểu mới, Đảng Mácxít cách mạng của GCCN cần phải tuântheo các nguyên tắc sau:

+ Nguyên tắc thứ nhất, về tư tưởng, lấy chủ nghĩa Mác, lý luận CNXHKHlàm nền tảng tư tưởng

+ Nguyên tắc thứ hai về tổ chức, Đảng là một bộ phận của GCCN, song là bộphận tiên phong, giác ngộ nhất, cách mạng nhất của GCCN Đảng được xây dựngtheo nguyên tắc tập trung dân chủ, một khối thống nhất về tư tưởng, ý chí và hànhđộng Kỷ luật của Đảng là kỷ luật nghiêm minh trên cơ sở tự giác cao và bình đẳng,dân chủ trong đảng Đảng phải luôn luôn gắn bó máu thịt, trước hết với GCCN vàsau đó là nhân dân lao động và lãnh đạo họ và các tổ chức vô sản khác Đảng phảithực hiện tự phê bình và phê bình đối với từng đảng viên và nội bộ đảng

+ Nguyên tắc thứ ba, về chính trị, đảng phải kiên định lập trường GCCN,trung thành với lợi ích của GCCN và nhân dân lao động Đảng phải có trí tuệ vànăng lực xây dựng cương lĩnh cách mạng đúng đắn và trình độ thực hiện trongthực tiễn cách mạng Trong việc xây dựng cương lĩnh, Đảng phải xuất phát từ điềukiện lịch sử cụ thể, vận dụng sáng tạo nguyên lý lý luận của của CNXHKH, tráchgiáo điều, chủ quan duy ý chí

- Về cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới

Khi cách mạng dân chủ đã giành được thắng lợi triệt để phải chuyển biến ngaysang cách mạng XHCN Lênin đã đưa ra được một quan điểm hết sức quan trọng:

Một là, quan điểm về vai trò lãnh đạo của GCCN trong CNXHKH

Trang 24

Hai là, quan điểm về tính nhân dân của cuộc cách mạng dân chủ tư sảntrong thời đại đế quốc chủ nghĩa.

Ba là, nền tảng của cuộc cách mạng nhân dân là liên minh của GCCN vớiquảng đại quần chúng nhân dân lao động phi vô sản, trước hết là với nông dân.Liên minh GCCN với GCND là tất yếu và là cần thiết, bởi nó quyết định qui môcủa cách mạng Liên minh này còn xuất phát từ nhu cầu khách quan của hai giaicấp vô sản và nông dân

Bốn là, quan điểm về con đường, hình thức và phương pháp đấu tranh cáchmạng Lê nin đã khẳng định việc sự dụng bạo lực cách mạng để phá đổ một kiếntrúc thượng tầng chính trị đã lỗi thời là hết sức cần thiết Nhưng bạo lực cách mạngkhông đồng nhất với chỉ đâu tranh vũ trang và còn là toàn bộ hành động đấu tranhchính trị của nhân dân

Năm là, quan điểm về vấn đề chính quyền trong cách mạng dân chủ Lê ninkhẳng định vấn đề chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng Trongcách mạng dân chủ tư sản, GCCN lãnh đạo, chính phủ cách mạng lâm thời là mụctiêu đầu tiên và căn bản của cuộc cách mạng, là chính phủ thay thế chính phủphong kiến bị lật đổ, là biểu hiện thắng lợi quyết định của cách mạng vơi chế độchuyên chế và là một trong những điều kiện để chuyển sang cách mạng XHCN

Sáu là, quan điểm về sự chuyển biến cách mạng dân chủ tư sản thành cáchmạng XHCN Theo Lê nin cách mạng dân chủ thắng lợi thì GCVS và nhân dân laođộng vẫn chưa được giải phóng hoàn toàn, mâu thuẫn giữa GCCN với GCTS ngàycàng gay gắt Do đó, cách mạng dân chủ phải chuyển thành cách mạng XHCN

Bảy là, quan điểm về khả năng thắng lợi của cách mạng XHCN trong thơiđại Đế quốc chủ nghĩa Trong thời đại đế quốc chủ nghĩa cách mạng xã hội chủnghĩa có thể nổ ra và giành thắng lợi ở một nước tư bản trung bình, hoặc kém pháttriển, chứ CNXH không thể đống thời trong tấc cả các nước

- Bàn về vấn đề lực lượng cách mạng, vấn đề liên minh công nông.

Nền tảng của cuộc cách mạng nhân dân là liên minh công - nông Liên minhcông nông là tất yếu và cần thiết, bởi nó quyết định quy mô của cách mạng, quyếtđịnh sự thành công của cách mạng Liên minh công - nông là cần thiết còn xuất

Trang 25

phát từ nhu cầu khách quan của cả hai giai cấp: vô sản và nông dân Tuy nhiênnông dân là một giai cấp không thuần nhất và không được kiên định, họ không tựđại diện cho mình Do vậy liên minh công - nông phải do GCVS lãnh đạo.

Luận chứng về bản chất, nội dung của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lênchủ nghĩa xã hội; mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và chính trị trong thời kỳ này

Đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh và ấu trĩ “tả” khuynh

Thời kỳ sau cuộc nội chiến, nước Nga bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa

xã hội, là thời kỳ hoạt động đầy sáng tạo của V.I.Lênin nhằm phát triển chủ nghĩa xãhội khoa học Sự sáng tạo đó biểu hiện tập trung trong chính sách kinh tế mới

Từ sau cách mạng Lênin đã bổ sung và triến triển một loạt vấn đề lý luận chủnghĩa Mác nói chung và CNXHKH nói riêng Đặc biệt, Người đã tập trung phân tíchnhững vấn đề cơ bản về CNXHKH sau:

Một là, Lênin đã đặt vấn đề cách mạng giải phóng dân tộc trong các nướcthuộc địa và phụ thuộc theo một cách mới

Hai là, Lênin đã chỉ ra hai hình thức phát triển cách mạng của GCCN trong thờiđại quá độ từ CNTB lên XHCN và hình thức hòa bình Song khả năng hòa bình là hếtsức hiến có Cuối cùng, cách mạng XHCN tháng 10 Nga vẫn sử dụng hình thức vũtrang để giành chính quyền

Ba là, Lênin phát triển học thuyết Mác về chuyên chính vô sản Vấn đề chuyênchính vô sản là vấn đề Lênin đặc biệt quan tâm luận giải và phát triển

Bốn là, Lênin đã khái quát về mặt lý luận hoạt động thực tiễn của công cuộc cảitạo xã hội cũ và kinh nghiệm của quần chúng trong công cuộc xây dựng xã hội mới

Trang 26

và đã nêu lên những luận điểm cơ bản của một kế hoạch khoa học xây dựng CNXH,bao gồm những vấn đê: xã hội hóa theo hướng XHCN những tư liệu sản xuất cơ bản,xây dựng nền công nghiệp hiện đại, điện khí hóa nền kinh tế quốc dân, cải tạo nềnkinh tế tiểu nông theo nguyên tắc của CNXH, tiến hành cuộc cách mạng tư tưởng vănhóa.

Tóm lại, V.I.Lênin có công lao to lớn trong việc bảo vệ và phát triển sáng tạochủ nghĩa xã hội khoa học Trong mọi thời kỳ đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội khoahọc, Người không xem học thuyết này như cái gì đã xong xuôi và không thể sửachữa Người đòi hỏi mình và mọi người tìm cách vận dụng sáng tạo học thuyết nàyvào cuộc sống và từ sự khái quát thực tiễn cuộc sống góp phần bổ sung vào họcthuyết này

Sự phát triển lý luận CNXHKH của Lênin đã hình thành chủ nghĩa Lênin –chủ nghĩa Mác trong thời đại đế quốc chủ nghĩa Do đó, chủ nghĩa Mác trở thànhchủ nghĩa Mác – Lênin Sự phát triển đó đã làm rõ những nguyên lý quan trọngnhất về CNĐQ và lý luận cách mạng XHCN trong thời đại ĐQCN, xác định nhiệm

vụ gần của GCVS và phương pháp đấu tranh của nó

B Phần kiến thức kinh điển về chủ nghĩa xã hội khoa học

Câu 6: Phân tích các luận điểm của C Mác và Ph Ăngghen về chủ nghĩa xã hội khoa học trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”.

Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là tác phẩm kinh điển chủ yếu của chủnghĩa xã hội khoa học Những nguyên lý C.Mác và Ph.Ăngghen trình bày trong tácphẩm là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho toàn bộ phong trào cộng sản vàcông nhân quốc tế Trải qua mọi thử thách, hơn một thế kỷ qua, phong trào cộngsản và công nhân quốc tế, nhiều vấn đề mới đặt ra đòi hỏi giải quyết nhưng chủnghĩa Mác không hề lỗi thời Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã đặt nền tảng tưtưởng cho những vấn đề về Đảng và xây dựng Đảng Những tư tưởng đó có ýnghĩa thiết thực trong công tác xây dựng Đảng của Đảng ta

1 Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

Trang 27

Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, phương thức sản xuất và trao đổi tư bảnchủ nghĩa châu Âu phát triển mạnh mẽ gắn liền với tiến bộ của khoa học, kỹ thuật.Cuộc cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất đã thúc đẩy phương thức sản xuất tư bản chủnghĩa phát triển rất mạnh mẽ và do đó, vai trò thống trị của giai cấp tư sản đượccủng cố, đồng thời bản chất phản động của giai cấp này cũng bộc lộ rõ rệt.

Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa nẩysinh và bắt đầu biểu hiện thành nạn khủng hoảng sản xuất thừa theo chu kỳ và tìnhtrạng đông đảo người lao động thất nghiệp Tình trạng giai cấp công nhân bị bóclột nặng nề và bần cùng hoá đã đẩy mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản lên mức độgay gắt và biểu hiện thành biến động chính trị lớn

Về khoa học - kỹ thuật, văn hóa - tư tưởng: Đây là thời kỳ phát triển rực rỡcủa khoa học - kỹ thuật, văn hóa-tư tưởng Học thuyết Thuyết tế bào, thuyếtchuyển hoá và bảo toàn năng lượng, thuyết tiến hoá đánh dấu những bước tiếnlớn trong khoa học tự nhiên

+ Trong lĩnh vực khoa học xã hội, đây là thời kỳ phát triển rực rỡ của triếthọc mà thành tựu nổi bật là chủ nghĩa duy vật của Lút vích Phoi ơ bắc và phươngpháp biện chứng của Phri đrich Hê ghen; của kinh tế chính trị học mà những đạibiểu lớn nhất là Ađam Smít và Da vit Ri các đô; của chủ nghĩa xã hội không tưởng

mà đại biểu xuất sắc là Xanh xi mông, Phu ri ê, Ô oen

2 Các luận điểm của C Mác và Ph Ăngghen về chủ nghĩa xã hội khoa học trong tác phẩm

Tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” đã đề cập đến rất nhiều nhữngnguyên lý cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học Tiêu biểu là các nội dung sau:

2.1 Về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

- Vấn đề về đấu tranh giai cấp và vai trò là động lực thúc đẩy lịch sử của cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh giai cấp trong CNTB.

Trong tác phẩm C Mác và Ph Ăngghen đã làm sáng tỏ một cách ngắn gọn,chính xác nội dung cơ bản của đấu tranh giai cấp nói chung cũng như trong lòngchế độ tư bản chủ nghĩa nói riêng Các ông khẳng định rằng toàn bộ lịch sử loàingười, ngoại trừ chế độ cộng sản nguyên thủy, là lịch sử đấu tranh giai cấp, giữa

Trang 28

các giai cấp áp bức và bị áp bức Xuất phát từ các phân tích duy vật lịch sử đối với

sư phát triển phát triển xã hội từ khi phân chia thành giai cấp và có đối kháng giaicấp, các Ông đã chỉ ra rằng, các cuộc đấu tranh giai cấp ấy đều phải được kết thúcbằng các cuộc cách mạng xã hội Quan điểm trên có một ý nghĩa đặc biệt quantrọng cả về lý luận và thực tiễn Quan điểm này thể hiện rõ hai nội dung cơ bản.Thứ nhất, đấu tranh giai cấp là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội có phânchia giai cấp Thứ hai, nó mang lại ý nghĩa phương pháp luận quan trọng khi xemxét tiến trình lịch sử nhân loại và cho sự phân tích chính xã hội tư bản hiện đại.Các ông đã chỉ ra rằng xã hội tư sản không những không thể thủ tiêu giai cấp vàđối kháng giai cấp mà trái lại, nó lại làm cho các mâu thuẫn ấy thêm gay gắt vàquyết liệt hơn lên Xã hội ấy chỉ tạo ra những giai cấp mới, những điều kiện mới vàcác hình thức mới của cuộc đấu tranh ấy mà thôi

- Về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

C Mác và Ph Ăngghen nêu lên định nghĩa về giai cấp công nhân: “giai cấpcông nhân hiện đại - tức là giai cấp chỉ có thể sống với điều kiện là kiếm được việclàm, và chỉ kiếm được việc làm, nếu lao động của họ tăng thêm tư bản cũng pháttriển theo” Hai ông đã đề cập đến một cách có hệ thống những nội dung cơ bản vềGCCN sau:

Trước hết, giai cấp vô sản là giai cấp đông đảo nhất sinh ra và lớn lên cùngvới sự phát triển của nền đại công nghiệp

Trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giaicấp vô sản là thực sự cách mạng Các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùngvới sự phát triển của đại công nghiệp; GCVS trái lại, là sản phẩm bản thân nền đạicông nghiệp Lao động trong nền đại công nghiệp TBCN, do không có tư liệu sảnxuất, phải bán sức lao động cho nhà tư bản, lao động của họ kết hợp với máy móctạo ngày càng nhiều tư bản, tạo ra giá trị thặng dư cho giai cấp tư sản, đó là các đặctrưng cơ bản, bản chất của khái niệm GCCN mà C Mác và Ph Ăngghen đã nêutrong tuyên ngôn

Trang 29

C Mác và Ph Ăngghen phân tích quá trình đấu tranh giai cấp của giai cấpcông nhân Theo các ông cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển từ thấpđến cao, từ tự phát nhỏ lẻ dần dần đến ngày càng có tính tự giác.

Chính điều kiện kinh tế xã hội và chính trị xã hội của chủ nghĩa tư bản đãquy định một cách tất yếu rằng giai cấp công nhân là lực lượng xã hội có sứ mệnhlịch sử: thủ tiêu chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng chế độ mới – chế độ xã hội chủ

Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa chia thành hai giai đoạn: giai đoạn giànhchính quyền và giai đoạn sử dụng chính quyền đó để cải tạo xã hội cũ, xây dựng xãhội mới

Về nội dung của cách mạng vô sản: được thực hiện trên tất cả các lĩnh vựccủa đời sống xã hội: về chính trị, GCVS lãnh đạo nhân dân sử dụng bạo lực để lật

đổ GCTS, giành lấy chính quyền, sử dụng quyền lực đó để cải tạo xã hội cũ xâydựng thành công CNXH và CNCS; về kinh tế, xóa bỏ hình thức sở hữu tư nhânTBCN, xóa bỏ phương thức chiến hữu đã tồn tại từ trước tới nay, thực hiện cônghữu về tư liệu sản xuất; về xã hội, thực hiện công bằng bình đẳng xã hội; văn hóa-

tư tưởng, chống lại các trào lưu tư tưởng của các cấp bóc lột, phản động Thực hiện

Trang 30

giáo dục công cộng nhằm từng bước xây dựng đời sống văn hóa tinh thần, tạo điềukiện cho sự phát triển tự do của tấc cả mọi người.

2.2 Vai trò của Đảng trong tiến trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

C.Mác và Ph.Ăngghen đưa ra các luận điểm cơ bản về Đảng cộng sản như làmột điều kiện chủ quan, quyết định trực tiếp và là nhân tố chủ yếu đảm bảo chogiai cấp công nhân có thể thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử của mình trong tiếntrình cách mạng xã hội chủ nghĩa Sự ra đời của Đảng là một tất yếu do yêu cầu tổchức giáo dục, rèn luyện, tập hợp GCCN Mục tiêu và các nhiệm vu đầu tiên trước,trước mắt của Đảng là tổ chức lưc lượng công nhân, thủ tiêu chế độ thông trị củagiai cấp tư sản

Đảng cộng sản là điều kiện tiên quyết cho sự thắng lợi của phong trào côngnhân Đảng là đội ngũ tiên phong của giai cấp vô sản bao gồm những người tiênphong, kiên quyết trong các đảng công nhân, hiểu rõ điều kiện, tiến trình và kếtquả chung của phong trào vô sản, là một bộ phận gắn liền với giai cấp và tuyệtnhiên không có một lợi ích nào tách khỏi lợi ích của toàn thể giai cấp vô sản

Từ những phân tích các luận điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen trong tuyênngôn, chúng ta có thể nhận thấy rằng, Đảng cộng sản là một bộ phận có tổ chức, là

tổ chức cao nhất gồm những người ưu tú nhất của GCCN; Đảng thuộc về và là đaibiểu cho lợi ích của toàn bộ giai cấp, toàn bộ phong trào, ngoài ra Đảng không cólợi ích riêng nào

Trang 31

dân tộc, nhưng lúc đầu lại mang hình thức đấu tranh dân tộc Đương nhiên là trướchết, giai cấp vô sản mỗi nước phải thanh toán xong giai cấp tư sản nước mình đã

- Bàn về vấn đề hôn nhân và gia đình: phê phán hôn nhân tư sản, coi ngườiphụ nữ chỉ là công cụ lao động Bác bỏ luận điểm cho rằng những người cộng sảnmuốn thực hiện chế độ cộng thê

- Về thái độ đối với chế độ tư hữu: Những người cộng sản không xóa bỏ chế

độ tư hữu nói chung mà là xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa Chủ nghĩa cộngsản không tước bỏ của ai cái khả năng đang chiếm hữu những sản phẩm xã hội cả.Chủ nghĩa cộng sản chỉ tước bỏ quyền dùng sự chiếm hữu ấy để nô dịch lao độngcủa người khác

- Tác phẩm còn đề cập đến thái độ của những người cộng sản với các đảngđối lập mang màu sắc xã hội chủ nghĩa

- Về phê phán các trào lưu tư tưởng xã hội chủ nghĩa đối lập

3 Ý nghĩa của các luận điểm của C Mác và Ph Ăngghen về chủ nghĩa xã hội khoa học trong tác phẩm

Tác phẩm đã đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học nói riêng vàchủ nghĩa Mác nói chung Tuyên ngôn Đảng cộng sản làm một cuộc cách mạngtrong lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa Với một hệ thống các quy luật cơ bảnđược sáng tạo và công bố, không chỉ đã kế thừa xuất sắc những giá trị của CNXHkhông tưởng – phê phán, mà còn khắc phục một cách căn bản những hạn chế lịch

sử của CNXH ấy CNXH đã từ không tưởng trở thành khoa học

Tuyên ngôn của Đảng cộng sản đặt nền móng vững chắc, tạo nên nhữngđịnh hướng cơ bản cho toàn bộ hoạt động nghiên cứu sáng tạo lý luận chính trị vàhoạt động đấu tranh chính trị của giai cấp vo sản

Tuyên ngôn của Đảng cộng sản đã trở thành nền tảng phương pháp luận, cơ

sở lý luận có tính chất nguyê tắc trong chỉ đạo cuộc đấu tranh tư tưởng lý luận củaGCCN phê phán, chống lại một cách có hiệu quả các trào lưu tư tưởng XHCN vàCSCN phi vô sản

Tuyên ngôn của Đảng cộng sản là căm cứ lý luận cho việc tập trung xâydựng GCCN Việt Nam Đối với Đảng cộng sản Việt Nam, giai cấp công nhân,

Trang 32

nhân dân Việt Nam và đối với sự nghiệp đổi mới của nước ta hiện nay, Tuyênngôn của Đảng cộng sản chính là căn cứ lý luận cho việc tập trung xây dựng giaicấp công nhân Việt Nam phát triển toàn diện để xứng đáng là giai cấp lãnh đạocách mạng và cho việc xác định và thực hiện trên thực tế một hệ thống chính sáchkinh tế - chính trị - xã hội thích hợp nhằm phát huy cao nhất năng lực của GCCN

và các giai cấp, tầng lớp nhân dân lao động khác với vai trò là chủ thể chân chínhtrong sự nghiệp đổi mới đất nước Đặc biệt, khi đất nước đang ngày càng hội nhậpsâu rộng với cộng đồng quốc tế thì cần nhận thức đầy đủ hơn ý nghĩa và điều kiệnquốc tế cho việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam

Câu 7: Phân tích các luận điểm của C Mác và Ph Ăngghen về chủ nghĩa xã hội khoa học trong tác phẩm “Nội chiến ở Pháp”

1 Hoàn cảnh ra đời Tác phẩm Nội chiến ở Pháp

Thứ nhất, vào những năm 60-70 của thế kỷ XIX, phương thức sản xuất tưbản đã cơ bản hoàn thành ở Tây Âu CNTB đang chuyển sang giai đoạn CNĐQ và

có sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, thay đổi sâu sắc về chính trị

Về kinh tế: Nền công nghiệp phát triển mạnh và đã hoàn thành ở một sốnước Tây Âu như Anh, Đức, Pháp

Về chính trị: Mâu thuẫn giữa GCCN và GCTS đã thay thế mâu thuẫn giữa tưsản và phong kiến và trở thành mâu thuẫn chủ yếu và ngày càng gay gắt

Sau cách mạng những năm 1848-1849, chế độ chính trị phản động được xáclập, củng cố ở nhiều nước châu Âu Giai cấp tư sản đã bộc lộ bản chất phản độngcủa mình GCTS muốn thông qua chiến tranh xâu lược để bành trướng lãnh thổ,xâm chiếm thị trường và đẩy mâu thuẫn trong nước ra ngoài nước

Thứ hai, tình cảnh nước Đức và Pháp cuối thế kỷ XIX

Ở nước Đức Đây là thời kỳ thống trị của Bôx C.Mác (1815-1898) nhà quýtộc Đức, một trong những kẻ hô hào dùng vũ lực đàn áp phong trào cách mạngtrong những năm 1847-1848 và là kẻ ủng hộ chính phủ Chie Pháp đàn áp Công xãPa-ri 1871, Bôx C.Mác đã từng làm sứ giả Phổ, là đại diện của GCTS và địa chủphản động

Trang 33

Đại bộ phận kế hoạch thống nhất nước Đức của Bôx C.Mác được thực hiện.Năm 1867, liện bang Đức được thành lập, dưới quyền Phổ gồn 18 nước, Bắc Đức

và 3 thành phố tự do là Hăm bua, Bremen, Liubêch Và sau đó là việc thống nhấtnước Đức bằng chiến tranh

Ở nước Pháp Đây là thời kỳ thống trị của đế chế II

Về kinh tế: Nền công nghiệp Pháp đang tiếp tục phát triển GCTS chủ yếuđầu tư vào thương nghiệp, giao dịch cho vay nặng lãi, công nghiệp tiêu dùng xa xỉ,không đầu tư vào công nghiệp nặng Do đó Pa-ri trở thành trung tâm ăn chơi củathế giới tư bản

Về chính trị: Nền thống trị của đế chế II chỉ là hình thức chính quyền duynhất có thể có được trong một thời kì mà GCTS đã từng mất năng lực trị nước đórồi, mà GCCN thì chưa đạt được năng lực đó

GCTS tha hồ bóc lột NDLĐ để làm giàu Do đó, nhiều mâu thuẫn đã nảysinh, trong đó mẫu thuẫn giữa NHLĐ với chính quyền nhà nước Bônapác trở lênhết sức gay gắt Mâu thuẫn này như là nguyên nhân thường trực của một cuộc cáchmạng nhằm lật đổ hình thức nhà nước do LuIs Bônapác lập ra

Thứ ba, phong trào công nhân dần được phục hồi sau thời kỳ thoái tràonhững năm 1848-1849 do sự đàn áp của bọn phản động và sự phản bội của GCTS

tự do Tuy nhiên phong trào lại chịu ảnh hưởng nhiều của các trào lưu khác như:trào lưu tư tưởng Lat Xan, Bacu, công đoàn Anh Chủ nghĩa C.Mác lúc đó mới chỉ

là một trong những tròa lưu XHCN, mà chưa chiếm được ưu thế trong phong tràocông nhân Cho nên mục tiêu chung của phong trào thời kỳ này là thống nhất lựclượng công nhân

Khi cuộc chiến tranh giữa Pháp và Đức nổ ra, có nhiều ý kiến khác nhau vềcuộc chiến này Do đó vấn đề đặt ra cấp thiết là phải đánh giá cho đúng về cuộcchiến tranh để có lập trường và thái độ phù hợp C.Mác đã nhân danh Quốc tế I,viết ra tác phẩm “ Nội chiến ở Pháp” để chỉ đạo hành động cho giai cấp vô sản đặcbiệt là giai cấp vô sản ở Đức và Pháp

2 Các luận điểm của C Mác về chủ nghĩa xã hội khoa học trong tác phẩm

- Về chiến tranh và hòa bình

Trang 34

Vấn đề chiến tranh và hòa bình là vấn đề mang tính giai cấp và phụ thuộcvào tương quan lực lượng giai cấp Do đó, theo C Mác tính chất của một cuộcchiến tranh được quy định bởi các điều kiện như giai cấp nào tiến hành chiến tranh,mục đích chiến tranh và điều kiện cụ thể nổ ra chiến tranh Phải căn cứ vào cácđiều kiện đó mới hiểu đầy đủ về một cuộc chiến tranh của mỗi bên.

Đối với GCTS, chiến tranh là một thủ đoạn tất yếu, thuộc về bản chất củaGCTS Song chúng luôn luôn tìm mọi cách che đậy tính chất giai cấp và thực chấtphản động của chiến tranh do giai cấp tư sản tiến hành

Đối với giai cấp vô sản, chiến tranh luôn là tai họa, cho nên họ phản đối tất

cả các cuộc chiến tranh Bản chất của GCVS là hòa bình Khi GCVS phải tiếnhành cuộc chiến tranh chống giai cấp thống trị áp bức họ, thì đó là cuộc chiến tranhduy nhất chính nghĩa trong xã hội hiện đại

- Về mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc, dân tộc và quốc tế trong phong trào cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Tư tưởng lớn nhất của C.Mác khặng định lại, từ cuộc đấu tranh giai cấp và

từ chiến tranh: đó là, chiến tranh giữa các dân tộc thực chất là chiến tranh giữa cácgiai cấp thống trị trong các dân tộc

Đối với giai cấp tư sản, trong vấn đề dân tộc và giai cấp, chúng luôn dùngchiêu bài dân tộc để che giấu lợi ích giai cấp Khi có mâu thuẫn giữa lợi ích giaicấp và lợi ích dân tộc, thì cách giải quyết của giai cấp tư sản là hy sinh lợi ích dântộc, để bảo vệ lợi ích giai cấp của mình Chỉ có giai cấp vô sản là người đại diện lợiích chân chính của toàn dân tộc Họ luôn đấu tranh cho mục tiêu giải phóng ngườilao động Chỉ có giai cấp vô sản mới giải quyết triệt để vấn đề dân tộc Sự kết hợpchặt chẽ lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc là thuộc tính bản chất của giai cấp vôsản Chỉ khi GCVS trở thành dân tộc, nắm chính quyền nhà nước dân tộc, họ mới

có đầy đủ điều kiện để thể hiện và thực hiện sự kết hợp chặc chẽ và hài hòa giữalọi ích giai cấp và dân tộc, dân tộc và quốc tế

- Về cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản.

Bằng thực tế lịch sử C Mác tiếp tục phát triển tư tưởng về đập tan nhà nước

tư sản, coi đó là điều kiện tiên quyết để thiết lập chuyên chính vô sản, là thắng lợi

Trang 35

trên lĩnh vực chính trị của cách mạng vô sản Nhà nước tư sản đã phát triển đếnmức hoàn bị, không còn vai trò tích cực, mà trở thành một trướng ngại cho sự pháttriển của xã hội, nên tất yếu phải đạp tan Phương pháp đập tan nhà nước tư sản là

có kế thừa và chọn lọc Do đó, công xã phải hủy bỏ quân đội, cảnh sát và lấy nhândân vũ trang thay thế cho nó, tác giáo hội ra khỏi nhà nước

Chuyên chính vô sản ra đời là tất yếu để thay thế nhà nước tư sản vừa bị đậptan Chuyên chính vô sản tất yếu phải tồn tại, vì đó là công cụ để xóa bỏ chínhngay cả sự thống trị giai cấp, xóa bỏ nhà nước nói chung

Về chức năng của chuyên chính vô sản C.Mác không trình bày cụ thể chỉ cóthể thông qua hoạt động của công xã C Mác đã nói đến 2 chức năng: công xã đãtiến hành những nhiệm vụ thuộc chức năng tổ chức xây dựng Chức năng này đượcnhấn mạnh và là chức năng chủ yếu của công xã Chức năng bạo lực, trấn áp được

đề cập ít, vì đây là thiếu sót lớn của công xã

Về cơ cấu tổ chức của nhà nước chuyên chính vô sản phải thể hiện tính côngnhân, tính nhân dân, tính quốc tế

- Về nông dân và liên minh công nông

Vấn đề nông dân và liên minh công nông, được C Mác đề cập trong tácphẩm là tính tất yếu, nội dung của liên minh công nông Bằng những luận điểmchứng minh một cách cụ thể, thuyết phục C Mác đã chỉ cho nông dân thấy rõ bộmặt phản động của giai cấp tư sản và vai trò cách mạng của giai cấp vô sản C.Mác cho rằng: “thắng lợi của công xã là hy vọng duy nhất của các anh” Bởi vì khiliên minh với nông dân, giai cấp vô sản luôn giữ vai trò lãnh đạo, và là người đạibiểu tự nhiên cho quyền lợi của họ

Một trong những nguyên nhân được rút ra từ thất bại của công xã đó chính

là việc giai cấp vô sản không liên minh được với giai cấp nông dân ở ngoại ô Pari

Do đó, việc liên minh giai cấp chính là điều kiện để cách mạng vô sản có thể giànhthắng lợi

3 Ý nghĩa của các luận điểm của C Mác về chủ nghĩa xã hội khoa học trong tác phẩm

Trang 36

- Về lý luận: Đây là tác phẩm mẫu mực về phân tích khoa học một sự kiệnlịch sử trọng đại ngay lúc đang diễn ra hoặc vừa diễn ra Đây là sự thể nghiện vừachứng minh tính đúng đắn của chủ nghĩa duy vật lịch sử Tác phẩm đã tiếp tục pháttriển những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa xã hội khoa học, đặc biệt là nguyên lý

về chuyên chính vô sản, về liên minh công – nông, về đập tan nhà nước tư sản, mốiquan hệ dân tộc và giai cấp Những nguyên lý đó, không chỉ có ý nghĩa đối vớiphong trào công nhân giai đoạn trước đây mà nó còn có giá trị to lớn trong giai đoạnhiện nay khi đề cập đến những vấn đề về dân tộc, giai cấp, chiến tranh và hòa bình

- Về thực tiễn: là tác phẩm vạch ra chiến lược, sách lược cho GCCN trongcuộc đấu tranh trực tiếp thiết lập chyên chính vô sản và sử dụng nó để xây dựng xãhội mới Tác phẩm thể hiện lập trường kiên định, một niền tin vững chắc vào quầnchúng và tương lai cách mạng của C.Mác

- Đối với nước ta hiện nay: Trong công cuộc đổi mới hiện nay, nhiệm vụ xâydựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Những quanđiểm cơ bản về cuộc đấu tranh của công nhân Pari, những bài học kinh nghiệm củaCông xã vẫn tiếp tục được vận dụng trong việc đổi mới hệ thống chính trị, dân chủhóa nhằm làm cho quyền lực của nhân dân được thể hiện ngày càng đầy đủ trongthực tiễn, dưới sự lãnh đạo của Đảng của GCCN; Trong việc xây dựng khối đạiđoàn kết toàn dân tộc mà nòng cốt là liên minh công – nông – trí thức, kết hợpnhần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế cộng sản trong sáng nhằmphát huy cao độ nội lực và tranh thủ đối đa sức mạnh thời đại đưa đất nước ta trởmột nước dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và góp phầntích cực vào công cuộc đấu tranh chung của nhân loại tiến bộ vì hòa bình, độc lậpdân tộc, tiến bộ và chủ nghĩa xã hội

Câu 8: Phân tích các luận điểm của Ph Ăngghen về chủ nghĩa xã hội khoa học trong tác phẩm Vấn đề nông dân ở Pháp và ở Đức.

1 Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

Cuộc khủng hoảng trong nông nghiệp đầu những năm 90 của thế kỷ XIX ởTây Âu xuất phát từ hai nguyên nhân chủ yếu sau:

- CNTB bắt đầu thâm nhập vào nông nghiệp dẫn đến phá sản tiểu nông

Trang 37

- Việc CNTB nhập lúa mì của Mỹ và Ấn Độ với giá rẻ vào Tây Âu đã dẫnđến làm tụt giá lúa mì và các sản phẩm nông nghiêp khác đã làm cho nông dân ởTây Âu lâm vào tình cảnh khó khăn, đời sống nông dân ngày càng cực khổ, đặcbiệt là Pháp và Đức chịu ảnh hưởng lớn nhất.

Trong tình hình kinh tế đó, đời sống của tiểu nông rất cực khổ, lao động tănglên mà ăn thì giảm đi để cố giữ lấy mảnh đất nhỏ đó của mình Vì vậy nếu trướcđây đã từng đi với tư sản thì nay họ bắt đầu suy nghĩ lại và nông dân ngày càng cóchiều hướng chống lại giai cấp tư sản, trước tình hình đó, các đảng công nhân châu

Âu tìm cách lôi kéo nông dân về phía mình bằng các cương lĩnh của mình trongnghị trường Do mong muốn tranh thủ được phiếu bầu của nông dân mà cương lĩnh

đã xuất hiện những luận điểm mang tính chất cơ hội, đi ngược lại với nhữngnguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học Do đó, Ph Ăngghen viết một bài báo vớitiêu đề “Vấn đề nông dân ở Pháp và ở Đức” để chống lại những luận điểm cơ hội

đó, đồng thời tiếp tục phát triển những nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học vềvấn đề nông dân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa

2 Các luận điểm của Ph Ăngghen về chủ nghĩa xã hội khoa học trong tác phẩm

- Về cơ cấu giai cấp nông dân.

Khi nghiên cứu cơ cấu giai cấp nông dân Ph.Ăngghen đã chia ra làm ba tầnglớp chủ yếu: tiểu nông, trung nông và đại nông Các tập đoàn đó khác nhau về tàisản và lợi ích do đó có vai trò khác nhau trong cuộc đấu tranh cách mạng của giaicấp vô sản Từ việc phân tích tầng lớp tiểu nông Ph.Ăngghen đã cho rằng, tiểunông nói ở đây là chỉ người chủ ruộng đất hoặc là người tá điền mà nhất là ngườichủ mảnh đất không lớn hơn số đất đai mà họ thường xuyên có để cày cấy với giaiđình Ph.Ăngghen đã chỉ ra quy luật phát triển của tiểu nông dưới CNTB là khôngthể trách khỏi bị phá sản và tiêu vong trong tương lai Cho nên Ph Ăngghen đặcbiệt quan tâm đến tiểu nông, đó chính là những người vô sản tương lai Đồng thờiông cũng chỉ ra tính hai mặt của người tiểu nông: họ đồng thời là người lao động

và cũng là người tư hữu nhỏ Đây là hai mặt vừa thống nhất vừa mâu thuẫn trongcon người tiểu nông

Ngày đăng: 02/03/2014, 19:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w