Contents...1 Câu 1: Phân tích nguồn gốc tư tưởng, lý luận đối với việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh...1 Câu 2: Phân tích nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc
Trang 1Contents 1 Câu 1: Phân tích nguồn gốc tư tưởng, lý luận đối với việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh 1 Câu 2: Phân tích nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc và sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay cần chú ý những nội dung nào 6 Câu 3: Phân tích và chứng minh quan điểm Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội là con đường phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam Ý nghĩa quan điểm trên đối với cách mạng Việt Nam hiện nay 12 Câu 4: Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và
sự vận dụng của Đảng ta trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay 18 Câu 5: Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về quy luật ra đời và bản chất giai cấp công nhân của Đảng Cộng sản Việt Nam Ý nghĩa của những quan điểm trên đối với cách mạng Việt Nam hiện nay 27 Câu 6: Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt của Đảng Cộng sản Việt Nam và liên hệ vào việc thực hiện các nguyên tắc sinh hoạt đảng của bản thân 31 Câu 7: Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về tích chất, bản chất giai cấp công nhân của nhà nước
và sự vận dụng của Đảng ta vào xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay 36 Câu 8: Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về nguyên tắc, phương pháp đại đoàn kết dân tộc và sự vận dụng của Đảng ta vào xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc hiện nay 42 Câu 9: Phân tích các chuẩn mực đạo đức cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh và liên hệ vào việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của bản thân 49 Câu 10: Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về các lĩnh vực chính của văn hóa và sự vận dụng của Đảng ta vào xây dựng nền văn hóa Việt Nam hiện nay 55
Trang 2Câu 1: Phân tích nguồn gốc tư tưởng, lý luận đối với việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
Định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệthống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạngViệt Nam từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủnghĩa; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển của chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dântộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giảiphóng con người”
Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong một gia đình sĩ phu yêu nước, ởquê hương giàu truyền thống cách mạng, sống trong một đất nước sớm địnhhình một quốc gia dân tộc có chủ quyền lâu đời, trong đó tinh thần yêu nước làdòng chảy chủ yếu xuyên suốt chiều dài lịch sử Nguồn gốc hình thành tưtưởng Hồ Chí Minh là sự kết tinh của nhiều yếu tố, tư tưởng Hồ Chí Minh làsản phẩm của sự kết hợp giữa yếu tố khách quan (thực tiễn, tư tưởng và vănhoá) và yếu tố chủ quan (những phẩm chất của Hồ Chí Minh) Trên cơ sở đó ta
có thể khái quát nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh được được thểhiện qua các nội dung sau:
- Truyền thống tư tưởng và văn hoá Việt Nam
UNESCO đã khẳng định: tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết tinh truyềnthống văn hoá hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người con ưu tú nhất của dân tộc Việt Nam, vìvậy tư tưởng của Người trước hết bắt nguồn từ các giá trị truyền thống tốt đẹpcủa dân tộc Đảng ta khẳng định: “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nước ta
đã sinh ra Hồ Chủ tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làmrạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta”
Dân tộc Việt Nam đã hun đức nên những truyền thống tốt đẹp qua lịch sửngàn năm dựng nước và giữ nước Những truyền thống tốt đẹp ấy luôn có tronghành trang của Hồ Chí Minh
Trước tiên, đó là chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựngnước và giữ nước Đây là truyền thống tư tưởng quý báu nhất, nguồn gốc sứcmạnh lớn nhất trong đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc ta Điều đóđược phản ánh từ văn hoá dân gian đến văn hoá khoa học, từ những nhân vật
Trang 3truyền thuyết như Thánh Gióng, đến các anh hùng thời xa xưa như Thục Phán,Hai Bà Trưng, Bà Triệu đến những anh hùng nổi tiếng thời phong kiến nhưNgô Quyền, Phùng Hưng, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, NguyễnHuệ Chủ nghĩa yêu nước là giá trị văn hoá cao nhất, đứng đầu bảng giá trị vănhoá tinh thần Việt Nam, nó làm thành dòng chảy xuyên suốt lịch sử dân tộc, tạothành cơ sở vững chắc để nhân dân ta tiếp thu những giá trị văn hoá từ bên ngoàilàm phong phú văn hoá dân tộc và không ngừng phát triển.
Thứ hai, là tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương
ái, “lá lành đùm là rách” trong hoạn nạn, khó khăn Điều kiện địa lý và chính trị
đã đưa nhân dân ta tạo dựng truyền thống này ngay từ buổi bình minh của dântộc Các thế hệ Việt Nam đều trao truyền cho nhau:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng
Ba mươi năm bôn ba hải ngoại, năm 1941 vừa về nước, Hồ Chí Minh đãnhắc nhở nhân dân ta: “Dân ta phải biết sử ta” “Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúcnào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do” Người căndặn: “Dân ta xin nhớ chữ đồng: Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh!”
Thứ ba là truyền thống lạc quan yêu đời của dân tộc ta được kết tinh quahàng ngàn năm nhân dân ta vượt qua muôn nguy, ngàn khó, lạc quan tin tưởngvào tiền đồ dân tộc, tin tưởng vào chính mình Hồ Chí Minh là điểm kết tinh rực
rỡ của truyền thống lạc quan yêu đời của dân tộc đã tạo cho mình một sức mạnhphi thường vượt qua mọi khó khăn, thử thách đi đến chiến thắng
Thứ tư là nhân dân ta có truyền thống cần cù, dũng cảm, thông minh sángtạo trong sản xuất và chiến đấu, đồng thời ham học hỏi và không ngừng mở rộngđón nhận tinh hoa văn hoá nhân loại, trên cơ sở giữ vững bản sắc dân tộc, nhândân ta đã biết chọn lọc, tiếp biến những cái hay, cái tốt, cái đẹp từ bên ngoài vàbiến nó thành cái thuần tuý Việt Nam
- Tinh hoa văn hoá nhân loại
Cùng với tinh hoa văn hóa dân tộc, Hồ Chí Minh còn tiếp thu có chọn lọc,
kế thừa và phê phán tinh hoa văn hóa của nhân loại đó là văn hóa của phươngĐông, phương Tây để làm giàu trí tuệ, hình thành nhân cách, tư tưởng của mình
* Tư tưởng và văn hóa phương Đông:
Trang 4Thứ nhất, Hồ Chí Minh đã tiếp thu những mặt tích cực của Nho giáo HồChí Minh được tiếp thu Nho giáo từ nhỏ, Người hiểu sâu sắc về Nho giáo.Người nhận xét về cụ Khổng Tử, người sáng lập ra Nho giáo tuy là phong kiếnnhưng Cụ có những cái hay thì phải học lấy, Người nói: "Tuy Khổng Tử làphong kiến và tuy trong học thuyết của Khổng Tử có nhiều điều không đúngsong những điều hay trong đó thì chúng ta nên học" Cái phong kiến lạc hậu củaNho giáo là duy tâm, đẳng cấp nặng nề, khinh thường lao động chân tay, coikhinh phụ nữ thì Hồ Chí Minh phê phán triệt để Nhưng những yếu tố tích cựccủa Nho giáo như triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo, giúp đời; lýtưởng về một xã hội bình trị, một “thế giới đại đồng”; triết lý nhân sinh: tu thândưỡng tính; tư tưởng đề cao văn hóa, lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học đãđược Hồ Chí Minh khai thác để phục vụ nhiệm vụ cách mạng.
Thứ hai, về Phật giáo: Phật giáo vào Việt Nam từ rất sớm Trải qua hàngtrăm năm ảnh hưởng, Phật giáo đã đi vào văn hoá Việt Nam, từ tư tưởng, tìnhcảm, tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống Phật giáo là tôn giáo Hồ ChíMinh nhận xét: tôn giáo là duy tâm Nhưng Người cũng chỉ ra nhiều điều haycủa Phật giáo mà nó đã đi vào tư duy, hành động, cách ứng xử của người ViệtNam Đó là những điều cần được khai thác để góp vào việc thực hiện nhiệm vụcách mạng như tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn, thương ngườinhư thể thương thân, một tình yêu bao la đến cả chim muông, cỏ cây Phật giáodạy con người nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm điều thiện.Phật giáo có tinh thần bình đẳng, tinh thần dân chủ chất phác, chống lại mọiphân biệt đẳng cấp Hoặc như Phật giáo Thiền tông đề ra luật “Chấp tác”: “nhấtnhật bất tác, nhất nhật bất thực”, đề cao lao động, chống lười biếng Đặc biệt là
từ truyền thống yêu nước của dân tộc đã làm nảy sinh nên Thiền phái Trúc LâmViệt Nam, chủ trương không xa đời mà sống gắn bó với nhân dân, với đất nước,tham gia vào cộng đồng, vào cuộc đấu tranh của nhân dân, chống kẻ thù dân tộc
Thứ ba, về chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn, Hồ Chí Minh tìm thấynhững điều thích hợp với điều kiện nước ta, đó là dân tộc độc lập, dân quyền tự
Trang 5Văn hóa phương Tây là một bộ phận quan trọng của văn hóa nhân loại và
là một trong những cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
- Hồ Chí Minh tiếp thu văn hóa phương Tây khi đã có một vốn văn hóaphương Đông nhất định Những kiến thức đầu tiên về văn hóa phương Tây của
Hồ Chí Minh đã có từ trước đó Ngay từ lúc còn đang học ở trường tiểu họcPháp-Việt và trường Quốc học Huế, Người đã từng biết đến khẩu hiệu “Tự do-bình đẳng-bác ái” của Đại cách mạng tư sản Pháp 1789 Ba mươi năm liên tục ởnước ngoài, sống chủ yếu ở Châu Âu, nên Nguyễn ái Quốc cũng chịu ảnh hưởngrất sâu rộng của nền văn hoá dân chủ và cách mạng của phương Tây
Hồ Chí Minh thường nói tới ý chí đấu tranh cho tự do, độc lập, cho quyềnsống của con người trong Tuyên ngôn độc lập, 1776 của Mỹ Khi ở Anh, Ngườigia nhập công đoàn thuỷ thủ và cùng giai cấp công nhân Anh tham gia các cuộcbiểu tình, đình công bên bờ sông Thêmđơ Năm 1917, Người trở lại nước Pháp,sống tại Pari-trung tâm chính trị văn hoá-nghệ thuật của châu Âu Người gắnmình với phong trào công nhân Pháp và tiếp xúc trực tiếp với các tác phẩm củacác nhà tư tưởng khai sáng như Vonte, Rutxô, Môngtetxkiơ Tư tưởng dân chủcủa các nhà khai sáng đã có ảnh hưởng tới tư tưởng của Nguyễn ái Quốc Từ đó
mà hình thành phong cách dân chủ, cách làm việc dân chủ ở Người
Có thể thấy, trên hành trình tìm đường cứu nước, Nguyễn ái Quốc đã biếtlàm giàu trí tuệ của mình bằng vốn trí tuệ của thời đại, Đông và Tây, vừa thấuthái vừa gạn lọc để có thể từ tầm cao tri thức nhân loại mà suy nghĩ và lựa chọn,
kế thừa và đổi mới, vận dụng và phát triển
- Chủ nghĩa Mác-Lênin: Cơ sở thế giới giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh
- Chủ nghĩa Mác-Lênin là cơ sở chủ yếu nhất hình thành tư tưởng Hồ ChíMinh Chủ nghĩa Mác-Lênin đã cung cấp cho Hồ Chí Minh thế giới quan vàphương pháp luận duy vật biện chứng, để tổng kết lịch sử và kinh nghiệm thựctiễn tích lũy kiến thức, tìm ra con đường cứu nước mới
“Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dânViệt Nam, không những là cái “cẩm nang” thần kỳ, không những là cái kim chỉnam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng,
đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”
Trang 6Từ một người yêu nước trở thành người cộng sản là kết quả của sự tácđộng biện chứng giữa mối quan hệ cá nhân với dân tộc và thời đại Nhờ có thếgiới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, Nguyễn Ái Quốc đãhấp thụ và chuyển hóa được những nhân tố tích cực và tiến bộ của truyền thốngdân tộc cũng như của tư tưởng và văn hóa nhân loại để tạo nên hệ thống tưtưởng của mình.
Vì vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc hệ tư tưởng Mác-Lênin, những phạmtrù cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh cũng nằm trong những phạm trù cơ bảncủa lý luận Mác-Lênin; đồng thời tư tưởng Hồ Chí Minh còn là sự vận dụngsáng tạo, phát triển và làm phong phú chủ nghĩa Mác-Lênin ở thời đại các dântộc bị áp bức vùng lên giành độc lập, tự do và xây dựng xã hội mới
Nguyễn Ái Quốc tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin là do yêu cầu thực tiễncủa cách mạng Việt Nam, đó là con đường cứu nước, giành độc lập dân tộc, dầntiến lên chủ nghĩa xã hội Người đến với chủ nghĩa Lênin qua cửa ngõ của chủnghĩa yêu nước
Đối với chủ nghĩa Mác-Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã nắm vững lấy cái tinhthần, cái bản chất chứ không tự trói buộc trong cái vỏ ngôn từ Người vận dụnglập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác-Lênin để tự tìm ranhững chủ trương, giải pháp, đối sách phù hợp với hoàn cảnh cụ thể, từng thời
kỳ cụ thể của cách mạng Việt Nam chứ không đi tìm những kết luận có sẵntrong sách vở
- Những nhân tố thuộc về phẩm chất của Hồ Chí Minh
Trong cùng những điều kiện như trên mà chỉ có Hồ Chí Minh đượcUNESCO công nhận là anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất Rõràng yếu tố chủ quan ở Hồ Chí Minh có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hìnhthành tư tưởng của Người
Trước hết, ở Hồ Chí Minh có một tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo cộngvới đầu óc phê phán tinh tường sáng suốt trong việc nghiên cứu, tìm hiểu nhữngtinh hoa tư tưởng, văn hoá và cách mạng cả trên thế giới và trong nước
Hai là, sự khổ công học tập của Nguyễn ái Quốc đã chiếm lĩnh được vốntri thức phong phú của thời đại, với kinh nghiệm đấu tranh của phong trào giảiphóng dân tộc, phong trào công nhân quốc tế để có thể tiếp cận với chủ nghĩaMác-Lênin khoa học và cách mạng
Trang 7Ba là, Hồ Chí Minh có tâm hồn của một nhà yêu nước, một chiến sĩ cộngsản nhiệt thành cách mạng, một trái tim yêu nước, thương dân, thương yêunhững người cùng khổ, sẵn sàng chịu đựng những hy sinh cao nhất vì độc lậpcủa Tổ quốc, vì tự do, hạnh phúc của đồng bào.
Những phẩm chất cá nhân hiếm có đó đã giúp Hồ Chí Minh tiếp nhận,chọn lọc, chuyển hoá phát triển tinh hoa dân tộc và thời đại thành tư tưởng đặcsắc của mình
Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh có cội nguồn và được hình thành từ cácgiá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh hoa văn hóa của nhân loại mà đỉnhcao là chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng lý luận, phương pháp luận thông quahoạt động trí tuệ và thực tiễn của người
Câu 2: Phân tích nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc và sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay cần chú ý những nội dung nào
Trên con đường đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc của mình, HồChí Minh đã qua nhiều năm nghiên cứu, khảo sát các cuộc cách mạng trên thếgiới và thâm nhập vào cuộc sống của nhân dân các dân tộc bị áp bức ở các nướcthuộc địa để từ đó vạch ra con đường giải phóng phù hợp cho dân tộc Việt Nam
Cột mốc quan trong cho sự nhận thức của Người về cách mạng giải phóngdân tộc là vào năm 1920, Người đọc “Sơ thảo…” Lênin làm cho Người sáng tỏ
… Người biểu quyết tán thành gia nhập quốc tế Cộng sản, đánh dấu… Sau đóNgười đã tham gia hoạt động lý luận và thuyết diễn cực kỳ sôi nổi trong ĐảngCộng sản Pháp và quốc tế Cộng sản
Đến cuối 1924, đến Quảng Châu – Trung Quốc, sáng lập hội Việt Namcách mạng thanh niên, xuất bản báo Thanh niên, mở lớp huấn luyện cán bộ…Trong thời gian này, Người cho xuất bản các tác phẩm “Bản…”, và tác phẩm
“Đường Cách mạng” Tháng 2/30, tại Hội nghị hợp nhất, Người trực tiếp thảo racác văn kiện: Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt… những văn kiện này đãđánh dấu sự hình thành cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cáchmạng giải phóng dân tộc của Việt Nam
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc có thể khái quát thành một hệ thống quan điểm như sau:
Trang 8Thứ nhất, cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo conđường của cách mạng vô sản:
- Thất bại của các phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX ởnước ta là do chưa có đường lối và phương pháp đấu tranh đúng đắn khi chủnghĩa đế quốc đã thành một hệ thống thế giới Chủ nghĩa đế quốc vừa tranhgiành nhau xâu xé thuộc địa vừa liên kết với nhau trong việc đàn áp phong tràođấu tranh giành độc lập của các dân tộc thuộc địa
- Các nước thuộc địa chẳng những cung cấp nguyên liệu mà còn cung cấpbinh lính cho quân đội đế quốc nhằm đàn áp các phong trào đấu tranh của giaicấp công nhân ở chính quốc
- Trong cuộc đấu tranh tự giải phóng, giai cấp vô sản ở chính quốc vànhân dân các thuộc địa có chung một kẻ thù, vì vậy phải phối hợp hành động và
cổ vũ lẫn nhau
Từ đầu những năm 20 thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ: chủ nghĩa
đế quốc là một con đỉa có… Từ đó phải kết hợp cách mạng vô sản ở chính quốcvới cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa; phải xem cách mạng ở thuộc địanhư là “một trong những cái cách của cách mạng vô sản”, phát triển nhịp vớicách mạng vô sản; mặt khác cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phảitheo con đường cách mạng vô sản, tức là phải đi theo đường lối Mác Lênin
Thứ hai, cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo:
Nguyễn Ái Quốc đã sớm khẳng định: muốn giải phóng dân tộc thànhcông “Trước hết phải có đảng cách mệnh Đảng có vững chắc mệnh mới thànhcông… Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt… Bây giờ học thuyếtnhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cáchmệnh nhất là chủ nghĩa Lênin” Như vậy, Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định: cáchmạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng củagiai cấp công nhân, Đảng đó phải được xây dựng theo các nguyên tắc Đảng kiểumới của Lênin, được vũ trang bằng chủ nghĩa Mác Lênin
Các lãnh tụ yêu nước tiền bối cũng đã bước đầu nhận thức được tầm quantrọng và vai trò của chính đảng cách mạng Phan Chu Trinh đã nói: ngày nay,muốn có độc lập, tự do, phải có đoàn thể, nhưng ông chỉ kịp nói mà không kịplàm Phan Bội Châu đã tổ chức ra Đảng Việt Nam Quang phục hội, sau dự định
Trang 9cải tổ nó thành Việt Nam Quốc dân đảng theo kiểu Tôn Trung Sơn, nhưng ôngchưa kịp thực hiện thì đã bị bắt, bị đưa về giam lỏng tại Huế.
Dù đã thành lập hay chưa thì các đảng kiểu đó cũng không thể lãnh đạocách mạng giải phóng dân tộc đi đến thành công, vì nó thiếu một đường lốichính trị đúng đắn và một đường lối tổ chức chặt chẽ; lại không có cơ sở rộngrãi trong quần chúng, nên sớm muộn cũng rơi vào tan rã và thất bại
Thứ ba, cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp đoàn kết của toàn dân, trên cơ sở liên minh công nông:
- Cách mạng giải phóng dân tộc như Nguyễn Ái Quốc viết “là việc chung
cả dân chúng chứ không phải việc một hai người”, vì vậy phải đoàn kết toàn dân,
“sĩ, công, nông, thương đều nhất trí chống lại cường quyền” Nhưng trong sự tậphợp rộng rãi đó, Người nhắc nhở không được quên cái cốt của nó là công - nông.Phải nhớ: “Công nông là người chủ cách mệnh… Công nông là gốc cách mệnh”
- Trong phạm vi của cách mạng giải phóng dân tộc mà đối tượng cần đánh
đổ trước hết là bọn đế quốc và địa chủ phong kiến tay sai nhằm giành lại độc lậpdân tộc và dân chủ cho nhân dân, trước hết là nông dân, nên Nguyễn Ái Quốc chủtrương cần vận động, tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân Việt Nam đang mấtnước, đang bị làm nô lệ trong một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi nhằm huyđộng sức mạnh của toàn dân tộc đấu tranh giành độc lập tự do
- Người đã viết trong Sách lược vắn tắt tại Hội nghị thành lập Đảng đầunăm 1930: “Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, thanhniên, tân Việt…, để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp Còn đối với bọn phúnông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thìphải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập Bộ phận nào đã rõ mặt phảncách mạng (Đảng Lập hiến, v.v…) thì phải đánh đổ
- Do chưa phân biệt được sự khác nhau giữa yêu cầu mục tiêu của cáchmạng vô sản ở các nước tư bản phát triển với cách mạng giải phóng dân tộc ởthuộc địa, lại chịu sự chi phối của quan điểm “tả” khuynh của đường lối “giaicấp chống giai cấp” đang tồn tại trong Quốc tế Cộng sản lúc bấy giờ, nên đã có
ý kiến cho rằng Nguyễn Ái Quốc quá chú trọng vấn đề dân tộc, “chỉ nghĩ đếnviệc phản đế mà quên mất lợi ích giai cấp đấu tranh”,v.v…
- Thực ra, trong khi chủ trương đoàn kết, tập hợp rộng rãi các lực lượngdân tộc chống đế quốc, Hồ Chí Minh vẫn nhắc nhở phải quán triệt quan điểm
Trang 10giai cấp: “Công nông là gốc cách mệnh; còn học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủcũng bị tư sản áp bức, song không cực khổ bằng công nông, ba hạng ấy chỉ làbầu bạn cách mệnh của công nông thôi” Và trong khi liên lạc với các giai cấp,phải rất cẩn thận, không khi nào nhượng một chút lợi ích gì của công nông mà đivào đường lối thỏa hiệp”.
Thứ tư, cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc:
- Đây là một điểm mới mẻ và sáng tạo của Hồ Chí Minh Trong phongtrào cộng sản quốc tế, như đã nói ở trên, đã từng tồn tại quan điểm xem thắng lợicủa cách mạng thuộc địa phụ thuộc trực tiếp vào thắng lợi của cách mạng vô sản
ở chính quốc Tuyên ngôn thành lập Quốc tế Cộng sản năm 1919 có đoạn viết:
“Công nhân và nông dân không những ở An Nam, Angiêri, Bengan mà cả Ba
Tư hay Ácmênia chỉ có thể giành được độc lập khi mà công nhân các nước Anh
và nước Pháp lật đổ được Lôiit Gioócgiơ và Clêmăngxô, giành chính quyền nhànước vào tay mình”
- Những luận cương về phong trào cách mạng trong các nước thuộc địa
và nửa thuộc địa được thông qua Đại hội VI Quốc tế Cộng sản, ngày 1-9-1928viết: “Chỉ có thể thực hiện hoàn toàn công cuộc giải phóng các thuộc địa khigiai cấp vô sản giành được thắng lợi ở các nước tư bản tiên tiến” Quan điểmnày, vô hình trung đã giảm tính chủ động, sáng tạo của các phong trào cáchmạng ở thuộc địa
- Phát biểu tại Đại hội V Quốc tế Cộng sản (1924) Nguyễn Ái Quốc đãphân tích: “Vận mệnh giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh giai cấp vôsản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị ápbức ở các thuộc địa… nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đangtập trung ở các thuộc địa”, nếu khinh thường cách mạng ở thuộc địa tức là “muốnđánh rắn đằng đuôi”
- Vận dụng công thức của Các Mác: “Sự giải phóng giai cấp công nhânphải là sự nghiệp của bản thân giai cấp công nhân”, Nguyễn Ái Quốc đã đi tớiđiểm: “Công cuộc giải phóng anh em (tức nhân dân thuộc địa) chỉ có thể thựchiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em”
- Do nhận thức được thuộc địa là một khâu yếu trong hệ thống của chủnghĩa đế quốc, do đánh giá đúng đắn sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh
Trang 11thần dân tộc, ngay từ năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đã sớm cho rằng: “Cách mạngthuộc địa không những không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc mà
có thể giành thắng lợi trước”, và “trong khi thủ tiêu một trong những điều kiệntồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ nhữngngười anh em mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn”
- Đây là một luận điểm sáng tạo, có giá trị lý luận và thực tiễn rất to lớn,một cống hiến rất quan trọng vào kho tàng lý luận Mác- Lênin, đã được thắng lợicủa cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam chứng minh là hoàn toàn đúng đắn
Thứ năm, cách mạng giải phóng dân tộc phải được thực hiện bằng con đường bạo lực, kết hợp lực lượng chính trị của quần chúng với lực lượng vũ trang trong nhân dân:
+ Theo Mác: bạo lực là bà đỡ của mọi chính quyền cách mạng vì giai cấpthống trị bóc lột không bao giờ tự giao chính quyền cho lực lượng cách mạng
+ Theo Hồ Chí Minh, cách mạng giải phóng dân tộc phải được thực hiệnbằng con đường bạo lực được quy định bởi các yếu tố:
Sự thống trị của thực dân đế quốc ở thuộc địa vô cùng hà khắc, không hề
có một chút quyền tự do dân chủ nào, không có cơ sở nào thực hành đấu tranhkhông bạo lực
Cách mạng giải phóng dân tộc là lật đổ chế độ thực dân phong kiến giànhchính quyền về tay cách mạng, nó phải được thực hiện bằng một cuộc khởinghĩa vũ trang Như ở Việt Nam, Hồ Chí Minh xác định đó là từ khởi nghĩa từngphần tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân
+ Những sáng tạo và phát triển nguyên lý chủ nghĩa Mác-Lênin về conđường bạo lực ở Hồ Chí Minh là ở chỗ:
Khởi nghĩa vũ trang đương nhiên phải dùng vũ khí, phải chiến đấu bằnglực lượng vũ trang, nhưng không phải chỉ là một cuộc đấu tranh quân sự, mà lànhân dân vùng dậy, dùng vũ khí đuổi quân cướp nước Đó là một cuộc đấu tranh
to lớn về chính trị và quân sự, là việc quan trọng, làm đúng thì thành công, làmsai thì thất bại
Bởi vậy con đường bạo lực của Hồ Chí Minh là phải xây dựng hai lựclượng chính trị và vũ trang, trước hết là lực lượng chính trị
Trang 12Thực hành con đường bạo lực của Hồ Chí Minh là tiến hành đấu tranhchính trị, đấu tranh vũ trang, khi điều kiện cho phép thì thực hành đấu tranhngoại giao; đồng thời phải biết kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang
và đấu tranh ngoại giao để giành và giữ chính quyền
Mặt khác kinh nghiệm của các nước trên thế giới như Trung Quốc, ấnĐộ và của Việt Nam trước năm 1930 cho thấy đấu tranh chống đế quốc thựcdân giành độc lập dân tộc chỉ thuần túy đấu tranh vũ trang, hoặc đấu tranh hòabình đều thất bại
Thành công của Cách mạng Tháng Tám và thắng lợi của hai cuộc khángchiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ đã khẳng định tính đúng đắncách mạng và sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dântộc ở nước ta
* Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc trong giai đoạn hiện nay Đảng ta cần chú ý đến những nội dung như sau:
Sự vận dụng của ĐCSVN trong giai đoạn hiện nay, luôn kết hợp giữaCNYN và CNQT, gắn liền ĐLDT – CNXH Thực hiện công bằng xã hội, chống
áp bưc, bất công, đấu tranh ngăn chặn và khắc phục những tư tưởng và hànhđộng tiêu cực, sai trái, bảo vệ độc lập dân tộc, phấn đấu đến 2020 nước ta trởthành nước công nghiệp theo hướng hiện đại
Thứ nhất, nhận thức và giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc trên lập trườnggiai cấp Trên quan điểm về giai cấp của Hồ Chí Minh, xuất phát từ hoàn cảnhlịch sử và điều kiện cụ thể của dân tộc để từ đó Đảng ta đề ra đường lối đúngđắn, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn cách mạng của nước ta, phù hợp với xu thếphát triển của cách mạng thế giới Hơn bao giờ hết, phải làm cho quan điểm của
Hồ Chí Minh về sự kết hợp dân tộc với giai cấp, chủ nghĩa yêu nước với chủnghĩa quốc tế, độc lập dân tộc với CNXH được quán triệt sâu sắc trong toànĐảng và toàn dân
Thứ hai, kiên định mục tiêu, con đường xây dựng đất nước theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa Tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đã xácđịnh: Muốn cứu nước giải phóng dân tộc không có con đường nào khác conđường cách mạng vô sản Đi theo con đường đó, Đại hội XI của Đảng đã khẳngđịnh: “Trong bất kỳ điều kiện và tình huống nào, phải kiên trì thực hiện đườnglối và mục tiêu đổi mới, kiên định và vân dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa
Trang 13Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc vàCNXH Độc lập dân tộc là điều kiện kiên quyết để thực hiện CNXH thực sựđem lại cuộc sống ấn no, tự do, hạnh phúc cho toàn dân ta là nhân tố cơ bản đảmbảo vững chắn cho nền độc lập dân tộc.
Thứ ba, phát huy sức mạnh khôi đại đoàn kết toàn dân trong công cuộcđổi mới Tư tưởng về tập hợp lực lượng, đoàn kết toàn dân trong công cuộc đấutranh giành độc lập tự do của Hồ Chí Minh thực sự đã trở thành chiến lược củacách mạng Việt Nam Huy động và tập hợp sức mạnh là yếu tố nội sinh có ýnghĩa quyết định trong thời kỳ mới Báo cáo Chính trị tại Đại hội XI của Đảngxác định “ Đại đoàn kết dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng ViệtNam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết địnhđảm bảo thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Thứ tư, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnhđạo và sức chiến đấu của Đảng Trong giai đoạn hiện nay, để hoàn thành đượcnhiệm vụ cách mạng vẻ vang, đòi hỏi phải xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ,tiếp tục đổi mới, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng
Câu 3: Phân tích và chứng minh quan điểm Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội là con đường phát triển tất yếu của cách mạng Việt Nam Ý nghĩa quan điểm trên đối với cách mạng Việt Nam hiện nay
Hồ Chí Minh đã tiếp thu, vận dụng sáng tạo lý luận hình thái kinh tế - xãhội của Mác-Lênin về sự phát triển tất yếu của xã hội loài người Người khẳngđịnh: tiến lên CNXH là bước phát triển tất yếu của Việt Nam sau khi nước nhàđược độc lập theo con đường cách mạng vô sản
Quan điểm Hồ Chí Minh về những đặc trưng bản chất của CNXH
- Quan niệm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin
+ Xóa bỏ từng bước chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ sởhữu công cộng để giải phóng cho sức sản xuất xã hội phát triển
+ Có nền đại công nghiệp cơ khí với trình độ khoa học và công nghệ hiệnđại có khả năng cải tạo nông nghiệp, tạo ra năng suất lao động cao hơn chủnghĩa tư bản
+ Thực hiện sản xuất có kế hoạch, tiến tới xóa bỏ sản xuất hàng hóa traođổi tiền tệ
Trang 14+ Thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, thể hiện sự công bằng
và bình đẳng về lao động và hưởng thụ
+ Khắc phục dần sự khác biệt giữa các giai cấp, giữa nông thôn và thànhthị, giữa lao động tri óc và lao động chân tay, tiến tới một xã hội tương đối thuầnnhất về giai cấp
+ Giải phóng con người khỏi mọi ách áp bức, bóc lột, nâng cao trình độ tưtưởng và văn hóa cho nhân dân, tạo điều kiện cho con người tận lực phát triểnmọi khả năng sẵn có của mình
+ Sau khi đạt được những điều nói trên, khi giai cấp không còn nữa thìchức năng chính trị của Nhà nước sẽ dần dần diệt vong Những đặc trưng trênđây của chủ nghĩa xã hội là những phán đoán khoa học của Mác và Ăngghennêu lên trên cơ sở phân tích những điều kiện kinh tế-chính trị-xã hội ở các nước
tư bản chủ nghĩa Tây Âu phát triển nhất vào cuối thế kỷ XIX Với sự vận độngcủa lịch sử, với thành tựu khoa học-công nghệ, với những kinh nghiệm của thựctiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội đã qua và hiện nay, trong những luận điểm đó,
có điểm ngày nay đã được nhận thức lại cho phù hợp
- Chủ nghĩa xã hội là một chế độ do nhân dân làm chủ, nhà nước phảiphát huy quyền làm chủ của nhân dân để huy động được tính tích cực và sángtạo của nhân dân vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội
- Chủ nghĩa xã hội có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sảnxuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, nhằm khôngngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, trước hết là nhândân lao động
- Chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức, trong
đó người với người là bạn bè, đồng chí, là anh em, con người được giải phóngkhỏi áp bức, bóc lột, có cuộc sống vật chất và tinh thần phong phú, được tạođiều kiện để phát triển hết mọi khả năng sẵn có của mình
- Chủ nghĩa xã hội là một xã hội công bằng và hợp lý: làm nhiều thìhưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm thì không được hưởng; các dân tộctrong nước bình đẳng trên mọi phương diện và miền núi ngày càng có điềukiện tiến kịp miền xuôi - Chủ nghĩa xã hội là của nhân dân, do nhân dân tựxây dựng lấy
Trang 15Tóm lại, quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội là một quanniệm khoa học, hoàn chỉnh, hệ thống dựa trên học thuyết hình thái kinh tế-xã hộicủa Mác đồng thời được bổ sung thêm một số đặc trưng khác phản ánh truyềnthống, đặc điểm của Việt Nam Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội là một xãhội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, đạo đức và văn minh, một xã hội
ưu việt nhất
Tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:
Về lý luận: Hồ Chí Minh căn cứ vào quan điểm cách mạng không
ngừng của Lênin
Từ cách mạng tháng 10 Nga, Lênin nhận định :
- Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân vì tự do, dân chủ và CNXH
- Cuộc đấu tranh của nông dân đòi ruộng đất và quyền dân sinh dân chủtối thiểu
- Cuộc đấu tranh của các dân tộc đòi bình đẳng và tự quyết dân tộc
- Cuộc đấu tranh của nhân dân động đảo đòi chấm dứt chiến tranh và tạolập một nền hòa bình vững chắc…
Như vậy, vấn đề hòa bình, dân sinh, dân chủ trở thành mẫu số chung củatất cả các trào lưu đó Theo Lênin, tất cả những điều đó biểu lộ những “dấu hiệu
vô sản” – Đó là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới do giai cấp công nhânlãnh đạo Sự hoàn thành triệt để cuộc cách mạng đó có nghĩa là tạo lập chiếc cầutrực tiếp để chuyển sang cách mạng XHCN
Về thực tiễn: - Lịch sử cho phép Chủ nghĩa Cộng sản thâm nhập dễ dàng
vào Châu Á hơn là Châu Âu…Dựa trên những đặc điểm truyền thống văn hóa
tư tưởng, điều kiện kinh tế, xã hội và sự thống trị tàn bạo của CNTB tại thuộcđịa châu Á
- Nội dung cách mạng XHCN mang tính chất triệt để và nhân đạo Nhờcuộc cách mạng đó nhân dân lao động làm chủ nước nhà, những dân tộc nhỏ bégiành được độc lập, ruộng đất về tay dân cày (Trong khi đó “cách mệnh Phápcũng như cách mệnh Mỹ nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đếnnơi… cách mệnh đã 4 lần rồi mà nay công nông Pháp vẫn còn phải mưu cáchmệnh lần nữa mới hòng thoát khỏi vòng áp bức.” Dưới nhận thức của Hồ Chí
Trang 16Minh, cách mạng tháng 10 như một sự nổi trội, vượt xa và khác hẳn với cuộc
cách mạng xã hội đã từng diễn ra trong lịch sử trước đó
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh độc lập dân tộc mới chỉ là cấp độ đầu tiên.Giải phóng về mặt chính trị tự bản thân nó chưa phải là công cuộc giải phónghoàn toàn, độc lập dân tộc chỉ là tiền đề đầu tiên để tiến lên CNXH, đi tới cuộcsống ấm no, tự do, hạnh phúc
* Ý nghĩa, sự vận dụng những quan điểm đó vào công cuộc đổi mới hiện nay
Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đạt được nhữngthành tựu quan trọng, tạo ra thế và lực mới cho con đường phát triển XHCN ởnước ta Cùng với tổng kết thực tiễn, quan niệm của Đảng ta về CNXH, conđường đi lên CNXH ngày càng sát thực, cụ thể hóa Nhưng, trong quá trình xâydựng CNXH, bên cạnh những thời cơ, vận hội, nước ta đang phải đối đầu vớihàng loạt thách thức, khó khăn cả trên bình diện quốc tế, cũng như từ các điềukiện thực tế trong nước tạo nên Trong bối cảnh đó, vận dụng tư tưởng Hồ ChíMinh về CNXH và con đường quá độ lên CNXH, chúng ta cần tập trung giảiquyết những vấn đề quan trọng nhất:
Giữ vững mục tiêu của CNXH
Trong điều kiện nước ta, độc lập dân tộc phải gắn liền với CNXH, sau khigiành được độc lập dân tộc phải đi lên CNXH, vì đó là quy luật tiến hóa trongquá trình phát triển của xã hội loài người chỉ có CNXH mới đáp ứng được khátvọng của toàn dân tộc: độc lập cho dân tộc, dân chủ cho nhân dân, cơm no áo
ấm cho mọi người dân Việt Nam Thực tiễn phát triển đất nước cho thấy, độclập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện CNXH và CNXH là cơ sở bảođảm vững chắc cho độc lập dân tộc
Hiện nay, chúng ta đang tiến hành đổi mới toàn diện đất nước vì mục tiêu
“dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” là tiếp tục conđường cách mạng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH mà Hồ Chí Minh đã lựachọn Đổi mới, vì thế, là quá trình vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh,kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, chứ không phải là thay đổi mụctiêu
Tuy nhiên, khi chấp nhận kinh tế thị trường, chủ động hội nhập kinh tếquốc tế, chúng ta phải tận dụng các mặt tích cực của nó, đồng thời phải biêt cáchngăn chặn, phòng tránh các mặt tiêu cực, bảo đảm nhịp độ phát triển nhanh, bền
Trang 17vững trên tất cả mọi mặt đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa; không
vì phát triển, tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá mà làm phương hại các mặt kháccủa cuộc sống con người
Vấn đề đặt ra là trong quá trình phát triển vẫn giữ vững định hướngXHCN, biết cách sử dụng các thành tựu mà nhân loại đã đạt được để phục vụcho công cuộc xây dựng CNXH, nhất là thành tựu khoa học- công nghệ hiện đại,làm cho tăng trưởng kinh tế luôn đi liền với sự tiến bộ, công bằng xã hội, sựtrong sạch, lành mạnh về đạo đức, tinh thần
Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khơi dậy mạnh mẽ các nguồn lực nhất là nguồn lực nội sinh để công nghiệp hoá- hiện đại hoá
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là con đường tất yếu mà đất nước ta phảitrải qua Chúng ta phải tranh thủ thành tựu của cách mạng khoa học và côngnghệ, của điều kiện giao lưu, hội nhập quốc tế để nhanh chóng biến nước tathành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, sánh vai với các cường quốcnăm châu như mong muốn của Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn: Xây dựng CNXH là sự nghiệp của toàn dân, doĐảng lãnh đạo, phải đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân, nghĩa là phảibiết phát huy mọi nguồn lực vốn có trong dân để xây dựng cuộc sống ấm no,hạnh phúc cho nhân dân Theo tinh thần đó, ngày nay, công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước phải dựa vào nguồn lực trong nước là chính, có phát huy mạnh mẽnội lực mới có thể tranh thủ sử dụng hiệu quả các nguồn lực bên ngoài Trongnội lực, nguồn lực con người là vốn quý nhất
Nguồn lực của nhân dân, của con người Việt Nam bao gồm trí tuệ, tàinăng, sức lao động, của cải thật to lớn Để phát huy tốt sức mạnh của toàn dântộc để xây dựng và phát triển đất nước, cần giải quyết tốt các vấn đề sau:
- Tin dân, dựa vào dân, xác lập quyền làm chủ của nhân dân trên thực tế,làm cho chế độ dân chủ được thực hiện trong mọi lĩnh vực hoạt động của conngười, nhất là ở địa phương, cơ sở, làm cho dân chủ thật sự trở thành động lựccủa sự phát triển xã hội
- Chăm lo mọi mặt đời sống của nhân dân để nâng cao chất lượng nguồnnhân lực
- Thực hiện nhất quán chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh,trên cơ sở lấy liên minh công- nông- trí thức làm nòng cốt, tạo nên sự đồng
Trang 18thuận xã hội vững chắc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dânchủ, văn minh.
Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
Xây dựng CNXH phải biết tranh thủ các điều kiện quốc tế thuận lợi, tậndụng tối đa sức mạnh của thời đại Ngày nay, sức mạnh của thời đại tập trung ởcuộc cách mạng khoa học và công nghệ, xu thế toàn cầu hóa Chúng ta phảitranh thủ tối đa các cơ hội do xu thế đó tạo ra để nâng cao hiệu quả hợp tác quốctế; phải có cơ chế, chính sách đúng để thu hút vốn đầu tư, kinh nghiệm quản lý
và công nghệ hiện đại, thực hiện kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thờiđại theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Muốn vậy, chúng ta phải có đường lối chính trị độc lập, tự chủ Tranh thủhợp tác phải đi đôi với thường xuyên khơi dậy chủ nghĩa yêu nước, tinh thầndân tộc chân chính của mọi người Việt Nam nhằm góp phần làm gia tăng tiềmlực quốc gia
Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế phải gắn liền với nhiệm vụ trau dồi bảnlĩnh và bản sắc văn hóa dân tộc, nhất là cho thanh, thiếu niên- lực lượng rườngcột của nước nhà, để không tự đánh mất mình bởi xa rời cội rễ dân tộc Chỉ cóbản lĩnh và bản sắc dân tộc sâu sắc, mạnh mẽ đó mới có thể loại trừ các yếu tốđộc hại, tiếp thu tinh hoa văn hóa loài người, làm phong phú, làm giàu thêm nềnvăn hóa dân tộc
Chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh, làm trong sạch bộ máy Nhà nước, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, thực hiện cần kiệm xây dựng CNXH
Thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, phát huy quyền làm chủcủa nhân dân cần đến vai trò lãnh đạo của một Đảng cách mạng chân chính, mộtNhà nước thật sự của dân, do dân và vì dân Muốn vậy, phải:
- Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền, một Đảng “đạo đức,văn minh” Cán bộ, đảng viên gắn bó máu thịt với nhân dân, vừa là ngườihướng dẫn, lãnh đạo nhân, vừa hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, gương mẫutrong mọi việc
- Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN mạnh mẽ, của nhân dân, donhân dân, vì nhân dân; thực hiện cải cách nền hành chính quốc gia một cáchđồng bộ để phục vụ đời sống nhân dân
Trang 19- Bằng các giải pháp thiết thực, cụ thể, hình thành một đội ngũ cán bộ liênkhiết, tận trung với nước, tận hiếu với dân; kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy chínhquyền những “ông quan cách mạng”, lạm dụng quyềnl ực của dan để mưu cầulợi ích riêng; phát huy vai trò của nhân dân trong cuộc đấu tranh chống quanliêu, tham nhũng, lãng phí, giữ vững sự ổn định chính trị- xã hội của đất nước.
- Giáo dục mọi tầng lớp nhân dân ý thức biết cách làm giàu cho đất nước,hăng hái đẩy mạnh tăng gia sản xuất kinh doanh gắn liền với tiết kiệm để xâydựng nước nhà Trong điều kiện đất nước còn nghèo, tiết kiệm phải trở thànhqốc sách, thành một chính sách kinh tế lớn và cũng là một chuẩn mực đạo đức,một hành vi văn hóa như Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Một dân tộc biết cần, biếtkiệm” là một dân tộc văn minh, tiến bộ; dân tộc đó chắc chắn sẽ thắng đượcnghèo nàn, lạc hậu, ngày càng giàu có về vật chất, cao đẹp về tinh thần tổng hợp
Câu 4: Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về mục tiêu và động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và sự vận dụng của Đảng ta trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay
Hồ Chí Minh ý thức được rõ ràng giá trị của chủ nghĩa xã hội về mặt lýluận là quan trọng, nhưng vấn đề quan trọng hơn là tìm ra con đường để thựchiện những giá trị này Điểm then chốt, có ý nghĩa phương pháp luận quan trọngtrong quan niệm của Hồ Chí Minh là Người đã đề ra các mục tiêu chung và mụctiêu cụ thể xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong mỗi giai đoạn cách mạngkhác nhau Chính thông qua quá trình đề ra các mục tiêu đó, chủ nghĩa xã hộiđược biểu hiện với việc thỏa mãn các nhu cầu, lợi ích thiết yếu của người laođộng, theo các nấc thang từ thấp đến cao, tạo ra tính hấp dẫn, năng động của chế
độ xã hội mới
Ở Hồ Chí Minh, mục tiêu chung của chủ nghĩa xã hội và mục tiêu phấnđấu của Người là một, đó là độc lập, tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân.Người nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho
Trang 20nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng
có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” Đó cũng chính là mục tiêu tổng quáttheo cách diễn đạt của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội
Từ cách đặt vấn đề này, theo Hồ Chí Minh, hiểu mục đích của chủ nghĩa
xã hội, nghĩa là nắm bắt nội dung cốt lõi con đường lựa chọn và bản chất thực tếchế độ xã hội mà chúng ta phấn đấu xây dựng Tiếp cận chủ nghĩa xã hội vềphương diện mục đích là một nét đặc sắc, thể hiện phong cách và năng lực tưduy lý luận khái quát của Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh có nhiều cách đề cập mụcđích của chủ nghĩa xã hội Có khi Người trả lời một cách trực tiếp: “Mục đíchcủa chủ nghĩa xã hội là gì? Nói một cách đơn giản và dễ hiểu là: không ngừngnâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân laođộng” Hoặc “Mục đích của chủ nghĩa xã hội là không ngừng nâng cao mứcsống của nhân dân” Có khi Người diễn giải mục đích tổng quát này thành cáctiêu chí cụ thể: “chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngàycàng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động đượcthì nghỉ, những phong tục tập quán không tốt dần dần được xóa bỏ… Tóm lại,
xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủnghĩa xã hội” Có khi Người nói một cách gián tiếp, không nhắc đến chủ nghĩa
xã hội, nhưng xét về bản chất, đó cũng chính là mục tiêu của chủ nghĩa xã hộitheo quan niệm của Người Kết thúc Di chúc, Hồ Chí Minh viết: “Điều mongmuốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựngmột nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và gópphần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”
Hồ Chí Minh quan niệm mục tiêu cao nhất của chủ nghĩa xã hội là nângcao đời sống nhân dân Đó là sự tin tưởng cao độ vào lý tưởng vì dân, vừa làmột sự mạnh dạn trong lý luận Theo Người, muốn nâng cao đời sống nhân dânthì phải tiến lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa xã hội là nâng cao đời sống nhândân có ý nghĩa sâu sắc đối với chúng ta Cách tư duy lấy chủ nghĩa xã hội làmđiểm xuất phát tuyệt đối, làm cơ sở cho mọi hoạt động thực tiễn cần phải được
bổ sung bằng sự tác động trở lại và chủ nghĩa xã hội cũng phải được làm rõ bởihàng loạt quan hệ khác Mục đích nâng cao đời sống toàn dân đó là tiêu chí tổngquát để khẳng định và kiểm nghiệm tính chất xã hội chủ nghĩa của các lý luậnchủ nghĩa xã hội và chính sách thực tiễn Trượt ra khỏi quỹ đạo đó thì hoặc làchủ nghĩa xã hội giả hiệu hoặc không có gì tương hợp với chủ nghĩa xã hội
Trang 21Chỉ rõ và nêu bật mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đã khẳngđịnh tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội so với các chế độ xã hội đã tồn tại tronglịch sử, chỉ ra nhiệm vụ giải phóng con người một cách toàn diện, theo các cấpđộ: từ giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, xã hội đến giải phóng từng cánhân con người, hình thành các nhân cách phát triển tự do.
Quá trình đi tới mục tiêu cuối cùng của chủ nghĩa xã hội là một quá trìnhlâu dài, trải qua một thời kỳ quá độ, nhiều bước trung gian, quá độ nhỏ Đối vớicuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh cho rằng: “Chúng ta phải xâydựng một xã hội hoàn toàn mới xưa nay chưa từng có trong lịch sử dân tộc ta.Chúng ta phải thay đổi triệt để những nếp sống, thói quen, ý nghĩ và thành kiến
có gốc rễ sâu xa hàng ngàn năm Chúng ta phải thay đổi quan hệ sản xuất cũ,xóa bỏ giai cấp bóc lột, xây dựng quan hệ sản xuất mới không có bóc lột áp bức.Muốn thế, chúng ta phải dần dần biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậuthành một nước công nghiệp Chúng ta phải dần dần tập thể hóa nông nghiệp.Chúng ta phải tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tưnhân, đối với thủ công nghiệp Chúng ta phải biến một nước dốt nát, cực khổthành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vui hạnh phúc” Như vậy, Hồ ChíMinh đã xác định các mục tiêu cụ thể của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hộitrên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội
Mục đích, mục tiêu ấy phải được thực hiện trên các phương tiện của chế độ
xã hội chủ nghĩa do nhân dân lao động xây dựng và làm chủ Đó là:
- Mục tiêu chính trị: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội, chế độ chính trị phải là do nhân dân lao động làm chủ, nhànước là của dân, do dân và vì dân Nhà nước có hai chức năng: dân chủ với nhândân, chuyên chính với kẻ thù của nhân dân Hai chức năng đó không tách rờinhau, mà luôn luôn đi đôi với nhau Một mặt, Hồ Chí Minh nhấn mạnh phải pháttriển quyền dân chủ và sinh hoạt chính trị của nhân dân; mặt khác, lại yêu cầuphải chuyên chính với thiểu số phản động chống lại lợi ích của nhân dân, chốnglại chế độ xã hội chủ nghĩa
Để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, Hồ Chí Minh chỉ rõ con đường
và biện pháp thực hiện các hình thức dân chủ trực tiếp, nâng cao năng lực hoạtđộng của các tổ chức chính trị – xã hội của quần chúng; củng cố các hình thức
Trang 22dân chủ gián tiếp, tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý của các cơ quan lậppháp, hành pháp và tư pháp, xử lý và phân định rõ chức năng của chúng.
- Mục tiêu kinh tế: Theo Hồ Chí Minh, chế độ chính trị của chủ nghĩa xã
hội chỉ được bảo đảm và đứng vững trên cơ sở một nền kinh tế vững mạnh Nềnkinh tế mà chúng ta xây dựng là nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công – nôngnghiệp hiện đại, khoa học và kỹ thuật tiên tiến, cách bóc lột theo chủ nghĩa tưbản được xóa bỏ dần, đời sống vật chất của nhân dân ngày càng được cải thiện
Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở nước ta cần phát triển toàn diện các ngành
mà những ngành chủ yếu là công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp, trong đó
“công nghiệp và nông nghiệp là hai chân của nền kinh tế nước nhà”
Kết hợp các loại lợi ích kinh tế là vấn đề rất được Hồ Chí Minh quan tâm.Người đặc biệt nhấn mạnh chế độ khoán là một trong những hình thức của sựkết hợp lợi ích kinh tế
- Về văn hóa: Chủ nghĩa xã hội gắn liền với văn hóa và là giai đoạn phát
triển cao hơn chủ nghĩa tư bản về mặt giải phóng con người Nền văn hóa xã hộichủ nghĩa phải là nền văn hóa vì con người, phục vụ con người Hồ Chí Minh rấtcoi trọng văn hóa đạo đức lối sống
Nền văn hóa mà Đảng và Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng là một nềnvăn hóa “lấy hạnh phúc của đồng bào, của dân tộc làm cơ sở”, “văn hóa phải sửađổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa xa xỉ”, “phải làm cho ai cũng có lýtưởng tự chủ, độc lập, tự do” Tóm lại, để phục vụ sự nghiệp cách mạng xã hộichủ nghĩa thì nền văn hóa phải có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính dân tộc sâusắc; biết tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại kết hợp với kế thừa vàphát triển những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam
- Về quan hệ xã hội: Xã hội mà chúng ta xây dựng là một xã hội công
bằng, dân chủ có quan hệ tốt đẹp giữa người với người Mọi chế độ, chính sách
xã hội phải là chế độ, chính sách về con người, vì con người, cho con người
Hồ Chí Minh quan niệm chủ nghĩa xã hội là công trình tập thể của nhândân, do nhân dân xây dựng lấy Nếu không có những con người thiết tha với lýtưởng xã hội chủ nghĩa thì không thể có chủ nghĩa xã hội Do đó Hồ Chí Minhđặt lên hàng đầu nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa là đào tạo conngười Bởi lẽ, mục tiêu cao nhất, động lực quyết định nhất công cuộc xây dựngchính là con người
Trang 23Theo quan điểm của Hồ Chí Minh con người xã hội chủ nghĩa phải là conngười có tinh thần và năng lực làm chủ, có đạo đức cần kiệm liêm chính, chícông vô tư, có kiến thức khoa học-kỹ thuật, nhạy bén với cái mới, có tinh thầnsáng tạo, dám nghĩ, dám làm Đó là nguồn lực quan trọng để xây dựng thànhcông chủ nghĩa xã hội.
Để giải phóng mọi tiềm năng sẵn có của con người trong việc xây dựngchủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh nhấn mạnh là cần giải phóng phụ nữ Bởi vì vaitrò và lực lượng của phụ nữ trong đấu tranh cách mạng và xây dựng chủ nghĩa
xã hội được Người đánh giá rất cao: “Nói phụ nữ là nói phân nửa xã hội Nếukhông giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người Nếu khônggiải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa”
Do đó có thể nói rằng mục tiêu chung của chủ nghĩa xã hội là giải phóngcon người, giải phóng mọi tiềm năng của con người, tạo điều kiện về mọi mặtcho sự phát triển tự do và toàn diện của con người
b Các động lực của chủ nghĩa xã hội
Để thực hiện những mục tiêu đó, cần phát hiện những động lực và nhữngđiều kiện bảo đảm cho động lực đó thực sự trở thành sức mạnh thúc đẩy côngcuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là những động lực bên trong, nguồn nộilực của chủ nghĩa xã hội
Động lực của chủ nghĩa xã hội là một hệ thống rất phong phú nhưng suyđến cùng các động lực này phát huy tác dụng đều phải thông qua con người.Động lực con người được xét trên hai phương diện: cộng đồng và xã hội
+ Phát huy sức mạnh đoàn kết của cả cộng đồng dân tộc-động lực chủ yếu
để phát triển đất nước
Để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội phải ra sức phát huy sức mạnhcủa khối đại đoàn kết dân tộc, vì xây dựng chủ nghĩa xã hội không phải chỉ làvấn đề giai cấp mà còn là vấn đề dân tộc, đó không là sự nghiệp riêng của riêng
ai mà là sự nghiệp chung của toàn dân tộc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IXcủa Đảng ta chỉ rõ: “Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kếttoàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảnglãnh đạo kết hợp hài hòa các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọitiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế của toàn xã hội”
Trang 24Đây chính là sự kết thừa và quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về huy độngsức mạnh tổng lực của toàn dân tộc trong tình hình mới.
+ Phát huy sức mạnh của con người với tư cách cá nhân lao động
Sức mạnh cộng đồng được hình thành từ sức mạnh của cá nhân, thông quasức mạnh của từng cá nhân Vì vậy, muốn phát huy được sức mạnh của cộngđồng, phải khơi dậy, phát huy động lực của mỗi cá nhân
Hồ Chí Minh đã đề cập một hệ thống nội dung, biện pháp, vật chất và tinhthần, nhằm tác động vào đấy, tạo ra sức mạnh thúc đẩy hoạt động của con ngườicho chủ nghĩa xã hội
- Tác động vào nhu cầu và lợi ích của con người: đây là nhu cầu và lợi íchcủa con người, của xã hội
- Tác động vào các động lực chính trị-tinh thần: Đó là việc phát huyquyền làm chủ và ý thức làm chủ của người lao động, thực hiện công bằng xãhội; thực hiện sự điều chỉnh của các yếu tố tinh thần khác: chính trị, văn hóa,đạo đức, pháp luật
Ngoài các động lực bên trong, theo Hồ Chí Minh, phải kết hợp được vớisức mạnh thời đại, tăng cường đoàn kết quốc tế, phải sử dụng tốt những thànhquả khoa học-kỹ thuật thế giới
Bên cạnh việc phát huy các động lực, Hồ Chí Minh cũng chỉ ra sự cần thiếtphải đấu tranh khắc phục những trở lực của chủ nghĩa xã hội do đó Người yêu cầu:+ Phải đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, căn bệnh đẻ ra trăm thứ bệnh.+ Phải đấu tranh chống tham ô, lãng phí, quan liêu
+ Phải chống chia rẽ, bè phái, mất đoàn kết, vô kỷ luật
+ Phải chống chủ quan, bảo thủ, giáo điều, lười biếng, không chịu họctập cái mới
c Đảng ta vận dụng những quan điểm đó vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay
Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa do Đảng ta khởi xướng và lãnhđạo đạt được những thành tựu quan trọng, tạo ra thế và lực mới cho con đườngphát triển XHCN ở nước ta Cùng với tổng kết thực tiễn, quan niệm của Đảng ta
về CNXH, con đường đi lên CNXH ngày càng sát thực, cụ thể hóa Nhưng, trongquá trình xây dựng CNXH, bên cạnh những thời cơ, vận hội, nước ta đang phảiđối đầu với hàng loạt thách thức, khó khăn cả trên bình diện quốc tế, cũng như từcác điều kiện thực tế trong nước tạo nên Trong bối cảnh đó, vận dụng tư tưởng
Trang 25Hồ Chí Minh về CNXH và con đường quá độ lên CNXH, chúng ta cần tập trunggiải quyết những vấn đề quan trọng nhất:
Thứ nhất, giữ vững mục tiêu của CNXH
Trong điều kiện nước ta, độc lập dân tộc phải gắn liền với CNXH, sau khigiành được độc lập dân tộc phải đi lên CNXH, vì đó là quy luật tiến hóa trongquá trình phát triển của xã hội loài người chỉ có CNXH mới đáp ứng được khátvọng của toàn dân tộc: độc lập cho dân tộc, dân chủ cho nhân dân, cơm no áo
ấm cho mọi người dân Việt Nam Thực tiễn phát triển đất nước cho thấy, độclập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện CNXH và CNXH là cơ sở bảođảm vững chắc cho độc lập dân tộc
Hiện nay, chúng ta đang tiến hành đổi mới toàn diện đất nước vì mụctiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” là tiếp tụccon đường cách mạng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH mà Hồ Chí Minh
đã lựa chọn Đổi mới, vì thế, là quá trình vận dụng và phát triển tư tưởng HồChí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, chứ không phải làthay đổi mục tiêu
Tuy nhiên, khi chấp nhận kinh tế thị trường, chủ động hội nhập kinh tếquốc tế, chúng ta phải tận dụng các mặt tích cực của nó, đồng thời phải biêt cáchngăn chặn, phòng tránh các mặt tiêu cực, bảo đảm nhịp độ phát triển nhanh, bềnvững trên tất cả mọi mặt đời sống xã hội: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa; không
vì phát triển, tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá mà làm phương hại các mặt kháccủa cuộc sống con người
Vấn đề đặt ra là trong quá trình phát triển vẫn giữ vững định hướngXHCN, biết cách sử dụng các thành tựu mà nhân loại đã đạt được để phục vụcho công cuộc xây dựng CNXH, nhất là thành tựu khoa học- công nghệ hiện đại,làm cho tăng trưởng kinh tế luôn đi liền với sự tiến bộ, công bằng xã hội, sựtrong sạch, lành mạnh về đạo đức, tinh thần
Thứ hai, Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khơi dậy mạnh mẽ cácnguồn lực nhất là nguồn lực nội sinh để công nghiệp hoá- hiện đại hoá
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là con đường tất yếu mà đất nước ta phảitrải qua Chúng ta phải tranh thủ thành tựu của cách mạng khoa học và côngnghệ, của điều kiện giao lưu, hội nhập quốc tế để nhanh chóng biến nước ta
Trang 26thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, sánh vai với các cường quốcnăm châu như mong muốn của Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn: Xây dựng CNXH là sự nghiệp của toàn dân, doĐảng lãnh đạo, phải đem tài dân, sức dân, của dân làm lợi cho dân, nghĩa là phảibiết phát huy mọi nguồn lực vốn có trong dân để xây dựng cuộc sống ấm no,hạnh phúc cho nhân dân Theo tinh thần đó, ngày nay, công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước phải dựa vào nguồn lực trong nước là chính, có phát huy mạnh mẽnội lực mới có thể tranh thủ sử dụng hiệu quả các nguồn lực bên ngoài Trongnội lực, nguồn lực con người là vốn quý nhất
Nguồn lực của nhân dân, của con người Việt Nam bao gồm trí tuệ, tàinăng, sức lao động, của cải thật to lớn Để phát huy tốt sức mạnh của toàn dântộc để xây dựng và phát triển đất nước, cần giải quyết tốt các vấn đề sau:
- Tin dân, dựa vào dân, xác lập quyền làm chủ của nhân dân trên thực tế, làmcho chế độ dân chủ được thực hiện trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người,nhất là ở địa phương, cơ sở, làm cho dân chủ thật sự trở thành động lực của sự pháttriển xã hội
- Chăm lo mọi mặt đời sống của nhân dân để nâng cao chất lượng nguồnnhân lực
- Thực hiện nhất quán chiến lược đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh,trên cơ sở lấy liên minh công- nông- trí thức làm nòng cốt, tạo nên sự đồngthuận xã hội vững chắc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dânchủ, văn minh
Thứ ba, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
Xây dựng CNXH phải biết tranh thủ các điều kiện quốc tế thuận lợi, tậndụng tối đa sức mạnh của thời đại Ngày nay, sức mạnh của thời đại tập trung ởcuộc cách mạng khoa học và công nghệ, xu thế toàn cầu hóa Chúng ta phảitranh thủ tối đa các cơ hội do xu thế đó tạo ra để nâng cao hiệu quả hợp tác quốctế; phải có cơ chế, chính sách đúng để thu hút vốn đầu tư, kinh nghiệm quản lý
và công nghệ hiện đại, thực hiện kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thờiđại theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Muốn vậy, chúng ta phải có đường lối chính trị độc lập, tự chủ Tranh thủhợp tác phải đi đôi với thường xuyên khơi dậy chủ nghĩa yêu nước, tinh thần
Trang 27dân tộc chân chính của mọi người Việt Nam nhằm góp phần làm gia tăng tiềmlực quốc gia.
Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế phải gắn liền với nhiệm vụ trau dồi bảnlĩnh và bản sắc văn hóa dân tộc, nhất là cho thanh, thiếu niên- lực lượng rườngcột của nước nhà, để không tự đánh mất mình bởi xa rời cội rễ dân tộc Chỉ cóbản lĩnh và bản sắc dân tộc sâu sắc, mạnh mẽ đó mới có thể loại trừ các yếu tốđộc hại, tiếp thu tinh hoa văn hóa loài người, làm phong phú, làm giàu thêm nềnvăn hóa dân tộc
Thứ tư, chăm lo xây dựng Đảng vững mạnh, làm trong sạch bộ máy Nhànước, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, thực hiện cần kiệm xây dựngCNXH
Thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, phát huy quyền làm chủcủa nhân dân cần đến vai trò lãnh đạo của một Đảng cách mạng chân chính, mộtNhà nước thật sự của dân, do dân và vì dân Muốn vậy, phải:
- Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền, một Đảng “đạo đức,văn minh” Cán bộ, đảng viên gắn bó máu thịt với nhân dân, vừa là người hướngdẫn, lãnh đạo nhân, vừa hết lòng hết sức phục vụ nhân dân, gương mẫu trongmọi việc
- Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN mạnh mẽ, của nhân dân, donhân dân, vì nhân dân; thực hiện cải cách nền hành chính quốc gia một cáchđồng bộ để phục vụ đời sống nhân dân
- Bằng các giải pháp thiết thực, cụ thể, hình thành một đội ngũ cán bộ liênkhiết, tận trung với nước, tận hiếu với dân; kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy chínhquyền những “ông quan cách mạng”, lạm dụng quyềnl ực của dan để mưu cầulợi ích riêng; phát huy vai trò của nhân dân trong cuộc đấu tranh chống quanliêu, tham nhũng, lãng phí, giữ vững sự ổn định chính trị- xã hội của đất nước
- Giáo dục mọi tầng lớp nhân dân ý thức biết cách làm giàu cho đấtnước, hăng hái đẩy mạnh tăng gia sản xuất kinh doanh gắn liền với tiết kiệm đểxây dựng nước nhà Trong điều kiện đất nước còn nghèo, tiết kiệm phải trởthành qốc sách, thành một chính sách kinh tế lớn và cũng là một chuẩn mựcđạo đức, một hành vi văn hóa như Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Một dân tộc biếtcần, biết kiệm” là một dân tộc văn minh, tiến bộ; dân tộc đó chắc chắn sẽ thắng
Trang 28được nghèo nàn, lạc hậu, ngày càng giàu có về vật chất, cao đẹp về tinh thầntổng hợp.
Câu 5: Phân tích quan điểm Hồ Chí Minh về quy luật ra đời và bản chất giai cấp công nhân của Đảng Cộng sản Việt Nam Ý nghĩa của những quan điểm trên đối với cách mạng Việt Nam hiện nay
* Quy luật ra đời
Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam 1930 đã đánh dấu bước nhảy vọtcủa sự phát triển phong trào đấu tranh trong nước của giai cấp công nhân Sự rađời của một chính Đảng đó là chấm dứt sự khủng khoảng về đường lối chính trịphương pháp đấu tranh trong phong trào cách mạng giải phóng dân tộc lúc bấygiờ Theo quan điểm của Hồ Chí Minh về sự ra đời của Đảng Cộng sản VN làmột quy luật tất yếu của lịch sử, theo quan điểm đó của Người quy luật ra đờicủa Đảng Cộng sản VN thể hiện ở các nội dung sau:
Thứ nhất, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sản phầm của sự kết hợp chủnghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.Học thuyết Mác - Lênin khẳng định rằng, Đảng công sản là sản phẩm của sự kếthợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân Quy luật chung này đượcNgười vận dụng sáng tạo vào điều kiện Việt Nam, nơi giai cấp công nhân còn ít
về số lượng, nhưng người vô sản bị áp bức, bóc lột thì đông Sự kết hợp chủnghĩa Mác - Lênin với phong trào công nông và phong trào yêu nước dẫn đến sự
ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam
Hồ Chí Minh tiếp thu quan điểm của Mác- Lênin và xuất phát từ thựctiễn cách mạng Việt Nam đã đưa thêm yếu tố thứ ba, đó là phong trào yêu nước
để dẫn đến sự ra đời Đảng cộng sản Việt Nam Bởi vì:
+ Phong trào yêu nước có vị trí, vai trò cực kỳ to lớn trong quá trình pháttriển của dân tộc Việt Nam
+ Phong trào công nhân kết hợp được với phong trào yêu nước vì cả haiphong trào đó đều có mục tiêu chung là giải phóng dân tộc
+ Phong trào nông dân kết hợp với phong trào công nhân
+ Phong trào yêu nước của các tầng lớp tiểu tư sản, trí thức Việt Nam lànhân tố quan trọng thúc đẩy sự kết hợp các yếu tố cho sự ra đời của đảng cộngsản Việt Nam
Trang 29Muốn xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, phảicoi trọng đầy đủ cả ba yếu tố trên.
Thứ hai, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của sự phát triền cao
và thống nhất của phong trào công nhân và phong trào yêu nước Đảng ta là con
đẻ của phong trào cách mạng của công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động
và trưởng thành thông qua đấu tranh chống đế quốc, chống phong kiến Muốncủng cố và phát triển Đảng, đòi hỏi phải củng cố và phát triển phong trào cáchmạng của quần chúng Đảng mật thiết liên hệ với quần chúng, hướng dẫn, lãnhđạo phong trào quần chúng, thông qua thực tiễn phong trào cách mạng mà củng
cố và phát triển Đảng
Thứ ba, Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả thống nhất của phongtrào cách mạng trong cả nước, là sự đồng tâm nhất trí của những chiến sĩ tiênphong Những người cộng sản Việt Nam dù ở trong Đông Dương cộng sảnđảng, An Nam cộng sản đảng hay Đông Dương cộng sản liên đoàn, lúc bấy giờtuy có những vấn đề bất đồng, nhưng đã biết đề cao trách nhiệm của đội tiênphong, đặt lợi ích dân tộc, lợi ích giai cấp lên trên hết nên đã sớm thống nhấtvào một đảng duy nhất để lãnh đạo cách mạng Việt Nam
Thứ tư, đường lối chiến lược và sách lược cách mạng của Đảng được thểhiện trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt là phù hợp với yêu cầu củatoàn Đảng và toàn dân Cương lĩnh đâu tiên trở thành ngọn cờ tập hợp, đoàn kếtcác lực lượng và lãnh đạo phong trào cách mạng từ khi Đảng được thành lập.Thực tiễn cách mạng nước ta ngày càng khẳng định sự đúng đắn và sáng tạo củanhững tư tưởng chiến lược và sách lược trên của Hồ Chí Minh Đại hội đại biểutoàn quốc lân thứ VII của Đảng đã khẳng định: "lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tưtưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động" củatoàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trong giai đoạn hiện nay
* Bản chất giai cấp công nhân của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Từ luận điểm phải kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào côngnhân và phong trào yêu nước để hình thành Đảng cộng sản, Hồ Chí Minh còn điđến kết luận: Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, đồngthời là Đảng của dân tộc Việt Nam Đây chính là luận điểm mới của Hồ ChíMinh, bổ sung vào học thuyết về Đảng cộng sản của chủ nghĩa Mác-Lênin
Trang 30Đảng ta nhiều lần mang những tên gọi khác nhau, có thời kỳ không mangtên Đảng cộng sản mà mang tên là Đảng Lao động nhưng bản chất giai cấp củaĐảng chỉ là bản chất giai cấp công nhân.
Trong báo cáo chính trị tại Đại hội II, khi nêu lên Đảng ta còn là Đảngcủa nhân dân lao động và của toàn dân tộc, Hồ Chí Minh cũng nêu lên toàn bộ
cơ sở lý luận và các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng mà những nguyên tắcnày tuân thủ một cách chặt chẽ học thuyết về đảng kiểu mới của giai cấp vô sảncủa V.I.Lênin
Hồ Chí Minh khẳng định bản chất giai cấp công nhân của Đảng ta dựatrên cơ sở thấy rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam Nhưng nộidung quy định bản chất giai cấp công nhân không phải là ở số lượng đảng viênxuất thân từ công nhân mà là ở nền tảng lý luận và tư tưởng của Đảng là chủnghĩa Mác-Lênin Mục tiêu của Đảng cần đạt tới là chủ nghĩa cộng sản; Đảngtuân thủ một cách nghiêm túc, chặt chẽ những nguyên tắc xây dựng đảng kiểumới của giai cấp vô sản
Bản chất giai cấp của Đảng là bản chất giai cấp công nhân nhưng quanniệm Đảng không những là Đảng của giai cấp công nhân mà còn là Đảng củanhân dân lao động và của toàn dân tộc Đảng đại diện cho lợi ích của toàn dântộc cho nên nhân dân Việt Nam coi Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng củachính mình
Trong thành phần của mình, ngoài công nhân, còn có những người ưu tútrong giai cấp nông dân, trí thức và các thành phần khác Để đảm bảo tăngcường bản chất giai cấp công nhân, Đảng luôn luôn gắn bó mật thiết với giai cấpcông nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc trong tất cả các thời kỳ cáchmạng Hồ Chí Minh rèn luyện Đảng luôn luôn chú trọng tính thống nhất giữayếu tố giai cấp và yếu tố dân tộc
Người khẳng định: - Bản chất giai cấp công nhân của Đảng ta dựa trên cơ
sở thấy rõ sứ mệnh lịch sử của giai câp công nhân việt nam
+ Lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng, làm hệ tư tưởng của giaicấp công nhân
+ Mục tiêu của Đảng; đưa đất nước đi lên CNXH
+ Đảng sinh hoạt theo nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp
vô sản
Trang 31- Tính dân tộc của Đảng.
+ Đảng đại diện cho lợi ích của toàn dân tộc
+ Đảng luôn luôn gắn bó mật thiết với giai câp công nhân, nhân dân laođộng và toàn thể dân tộc trong tất cả các thời kì của cách mạng
Tóm lại; Hồ Chí Minh rèn luyện Đảng luôn luôn chú trọng tính thốngnhất giữa 2 yếu tố giai cấp và yếu tố dân tộc Sức mạnh của đảng không chỉ làbắt nguồn từ giai cấp công nhân mà còn bắt nguồn từ các tầng lớp nhân dân laođộng khác
* Ý nghĩa của những quan điểm trên đối với cách mạng Việt Nam
Về ý nghĩa của quan điểm sáng tạo, phát triển của Hồ Chí Minh
- Đối với cách mạng Việt Nam: có ý nghĩa cực kỳ quan trọng tới:
+ Đường lối chủ trương, chính sách đại đoàn kết dân tộc trong tất cả cácthời kỳ cách mạng
+ Việc xây dựng, củng cố và tăng cường khối liên minh giai cấp côngnhân, nông dân, trí thức
+ Việc tăng cường vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân mà đội tiênphong của nó là Đảng cộng sản Việt Nam
+ Việc giải quyết tốt vấn đề mối quan hệ: Đảng-giai cấp-dân tộc cả trongcách mạng dân tộc dân chủ và trong cách mạng xã hội chủ nghĩa-làm cho cáchmạng Việt Nam đi đúng hướng, giải quyết tốt vấn đề giai cấp và dân tộc
+ Giúp Đảng cộng sản Việt Nam khắc phục quan điểm biệt phái, tảkhuynh để tập hợp toàn dân vào cuộc cách mạng vĩ đại của dân tộc
+ Cách mạng Việt Nam được các lực lượng tiến bộ thế giới ủng hộ
- Đối với quốc tế:
+ Với những nước có hoàn cảnh giống Việt Nam: giúp cho cho việc nhìnnhận rõ hơn vị trí, vai trò của lực lượng tiến bộ xã hội mà Đảng cộng sản phảichú ý, về lực lượng cách mạng cũng như những bước đi, để giải quyết tốt vấn đềdân tộc và giai cấp
Ý nghĩa
Đặt luận điểm trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh lịch sử cụthể của dân tộc Việt Nam (thuộc địa nửa phong kiến, kinh tế nông nghiệp lạchậu, chậm phát triển, giai cấp công nhân ít ỏi, chủ nghĩa yêu nước là động lựclớn, tất cả các giai tầng đều khát vọng giải phóng dân tộc ) thì mới thấy sự trung