1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lênin đã đẩy lùi cuộc khủng hoảng về thế giới quan của các nhà khoa học vật lý học như thế nào qua tác phẩm chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán

83 2,2K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 401,5 KB

Nội dung

Còn cuốn sách của E.côn-man cũng là quyển sách cónhiều giá trị sử dụng, vì qua đó có thể tìm thấy một tầm nhìn khái quát vềmối quan hệ của từng luận điểm triết học mà Lênin đã trình bày

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Lịch sử nghiên cứu của vấn đề 6

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận 7

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của khóa luận 7

5 Ý nghĩa của khóa luận 8

6 Kết cấu của khóa luận 8

NỘI DUNG 10

Chương 1: VÀI NÉT VỀ CUỘC KHỦNG HOẢNG THẾ GIỚI QUAN TRONG VẬT LÝ HỌC CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX 10

1.1 Bối cảnh lịch sử 10

1.1.1 Sơ lược quá trình phát triển của vật lý học và các cơ sở triết học của nó trước khi cuộc khủng hoảng về thế giới quan bùng nổ 10

1.1.2 Cuộc khủng hoảng thế giới quan trong vật lý học bùng nổ 17

1.2 Thực chất và nguyên nhân của cuộc khủng hoảng thế giới quan trong vật lý học 21

1.2.1 Thực chất của cuộc khủng hoảng 21

1.2.2 Nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng 31

Chương 2: LÊNIN ĐẨY LÙI CUỘC KHỦNG HOẢNG VỀ THẾ GIỚI QUAN CỦA CÁC NHÀ KHOA HỌC VẬT LÝ 42

2.1 Lênin đấu tranh chống lại các trào lưu triết học phi mac-xit ở Nga vào năm 1908 42

2.2 Một số nguyên tắc cơ bản để giải quyết cuộc khủng hoảng về thế giới quan của vật lý học 50

2.2.1 Xây dựng một liên minh triết học duy vật biện chứng và khoa học tự nhiên vững mạnh 51

2.2.2 Các nhà vật lý học nói riêng và khoa học tự nhiên nói chung có cần tính đảng không? 58

2.3 Định nghĩa vật chất của Lênin 64

KẾT LUẬN 75

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 83

MỞ ĐẦU

Trang 2

1 Lý do chọn đề tài:

Chủ nghĩa Mác-Lênin luôn xem triết học, cũng như các bộ môn củakhoa học tự nhiên (KHTN) là những hình thái đặc thù của sự nhận thức củacon người về thế giới Sự ra đời, phát triển của triết học, nhất là sự ra đời vàphát triển của triết học duy vật luôn gắn bó khăng khít với sự ra đời, pháttriển của KHTN và ngược lại Song đối với từng trường phái triết học, cũngnhư đối với bản thân từng nhà KHTN thì cách nhìn nhận về liên minh đómang nhiều lập trường khác nhau, thậm chí là đối lập nhau Ở đây, chúng tađặc biệt quan tâm đến cách nhìn về mối quan hệ giữa triết học duy vật vàKHTN Ngay từ rất sớm trong lịch sử nhân loại, giữa triết học duy vật vàKHTN đã hình thành nên một liên minh vững chắc: liên minh triết học duyvật - khoa học tự nhiên

Trong liên minh ấy, triết học duy vật được KHTN cung cấp chonhững tài liệu nhận thức về tự nhiên, và mỗi lần có một phát minh vạch thờiđại trong lĩnh vực KHTN thì triết học buộc phải thay đổi hình thức của nócho phù hợp Ph.Ăngghen từng khái quát mối quan hệ đó như sau: “Mỗi lần

có một phát minh vạch thời đại, ngay cả trong lĩnh vực khoa học tự nhiên,thì chủ nghĩa duy vật không tránh khỏi phải thay đổi hình thức của nó”[20;606] Còn KHTN thì ngay từ đầu đã được xây dựng trên cơ sở thế giới quan

và phương pháp luận của triết học, đặc biệt là triết học duy vật; bằng chứng

là KHTN luôn được triết học cung cấp cho phương pháp nghiên cứu và sựnhận thức chung về thế giới thông qua những phạm trù, những khái niệm,…của triết học Hơn thế, với tư cách là thế giới quan và phương pháp luậnchung, triết học còn có khả năng đi trước KHTN trên một số lĩnh vực vàbằng những tiên đoán của mình, triết học đã không ngừng vạch đường choKHTN tiến lên Như vậy liên minh triết học duy vật - khoa học tự nhiên thì

có tính tự nhiên, tất yếu trong lịch sử nhận thức của nhân loại

Triết học Mác-Lênin ra đời vào những năm 40 của thế kỉ XIX đã là

“sản phẩm” của mối quan hệ mật thiết giữa triết học duy vật với KHTN lúcbấy giờ Trong nhiều tác phẩm của mình, cả C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhấnmạnh nhiều lần rằng một trong những tiền đề để hai ông xây dựng nên hệthống lý luận của mình chính là những phát minh khoa học vĩ đại trongKHTN ở thế kỉ XIX Ngược lại, kể từ khi ra đời cho đến nay, triết học Mác-

Trang 3

Lênin đã luôn là “kim chỉ nam” cho toàn bộ nền KHTN, trong đó có vật lýhọc hiện đại Ngày nay, KHTN đã và đang lớn mạnh theo nhịp phát triển củatriết học duy vật biện chứng (DVBC)

Song những tri thức mà KHTN đã đạt được từ trước đến nay khôngphải là những trái cây thơm ngọt sẵn có trên cành, tức là những tri thức củaKHTN chưa bao giờ là cái có sẵn, hay là cái đã hoàn chỉnh; ngược lại, chúngchỉ được hình thành theo từng nấc thang một trong một quá trình phát triểndài lâu và gian khổ Trong quá trình lớn lên của mình, KHTN không thểtránh khỏi những cuộc ốm đau và bệnh tật ngắn ngủi Hiện nay cũng nhưtrong tương lai gần, KHTN vẫn còn nằm trong một quá trình tiến hóa theomột con đường mà nó đã đi trong hàng ngàn năm qua Do đó, không ai cóthể khẳng định một cách chắc chắn rằng trong tương lai sẽ không có những

“trận ốm đau” xảy ra trong một ngành nào đó của KHTN hoặc đối với toàn

bộ nền KHTN

Đó không phải là một lời cảnh báo suông của những nhà tương lai học

bi quan Hãy nhìn vào quá khứ của ngành vật lý học thì sẽ rõ về mức độnghiêm trọng của vấn đề Vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, vật lý học đãphải chứng kiến một cuộc “khủng hoảng” về thế giới quan bởi sự trỗi dậymạnh mẽ của chủ nghĩa duy tâm “vật lý học” Thứ chủ nghĩa duy tâm(CNDT) nguy hiểm đó đã lôi kéo hầu hết các nhà vật lý học đi theo conđường triết học phản động nhất Cuộc “khủng hoảng” đó được Lênin coi nhưmột bước giật lùi, một “trận ốm” ngắn ngủi trong sự trưởng thành của ngànhvật lý học Song, nếu nó không được nhanh chóng dập tắt thì hậu quả sẽ rấtnghiêm trọng, vì cuộc khủng hoảng đó không chỉ có tác hại xấu đến sự tiếntriển của bản thân ngành vật lý học nói riêng, KHTN nói chung mà còn cónguy cơ làm sụp đổ cả hệ thống triết học duy vật, trong đó có cả triết họcDVBC của Mác Vì vậy, đẩy lùi cuộc khủng hoảng đó là một nhiệm vụmang tính cấp thiết trong thời điểm lịch sử bấy giờ Để đẩy lùi cuộc khủnghoảng thế giới quan của những nhà vật lý học lúc đó Lênin đã viết tác phẩm

“Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”

Tác phẩm này được Lênin viết năm 1908, xuất bản lần đầu ở Nga năm

1909 Tác phẩm này ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt, khi đó KHTN, mànhất là vật lý học đang có nhiều phát hiện mang tính “đột phá và cách mạng”

Trang 4

trong sự khám phá tự nhiên Nhiều phát hiện mới của vật lý học đã bác bỏnhững quan niệm cũ cứng nhắc đã tồn tại hàng trăm năm, thậm chí là hàngngàn năm trong tư tưởng nhân loại Điều đó đã khiến cho nhiều nhà bác họcvật lý trượt dài từ chủ nghĩa duy vật (CNDV) siêu hình sang chủ nghĩatương đối, hoài nghi, rồi rơi “tõm” vào chủ nghĩa duy tâm (CNDT), từ đógây nên một cuộc “khủng hoảng” về thế giới quan trong vật lý học mà tronglịch sử ngành này chưa từng chứng kiến Do ra đời trong một hoàn cảnh đặcbiệt như vậy cho nên tác phẩm này có đầy đủ tính chất của một tác phẩmluận chiến kinh điển trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là về tính chất mẫu mựctrong việc bảo vệ và phát triển triết học Mác lẫn KHTN trên hai phươngdiện: nội dung và phương pháp.

Ngày nay, khi nhân loại đã bước vào một thiên niên kỉ mới (thiên niên

kỉ thứ III) với một nền văn minh mới (nền “văn minh trí tuệ”, “văn minh trithức”) thì KHTN càng có điều kiện để phát triển một cách vũ bão với tốc độ

“một ngày bằng hai mươi năm” hoặc lớn hơn nữa Điều đó đã và đang gây

ra những biến đổi lớn lao đối với thế giới quan của những nhà triết học lẫncác nhà KHTN Ngày nay không khó để nhận ra và khẳng định một cáchchắc chắn về việc nhân loại đã đạt tới những khối lượng tri thức khổng lồtrong sự hiểu biết về tự nhiên Sự biến đổi quá ư nhanh chóng đó đã làm chonhiều nhà KHTN (và cả những người quan tâm đến lĩnh vực này) phải sững

sờ và thảng thốt, do đó họ dễ dàng rơi vào trạng thái mất thăng bằng, khủnghoảng về mặt thế giới quan Cùng với đó là sự trỗi dậy mạnh mẽ của những

kẻ thù “cũ” của chủ nghĩa Mác-Lênin, chúng đang ra sức hoạt động rốt ráo

và tấn công vào thành lũy lý luận của Chủ nghĩa Cộng sản, tức là chủ nghĩaMác-Lênin Từ hiện thực đó, một cuộc “khủng hoảng” về thế giới quan như

đã từng xảy ra trong ngành vật lý học trong thời kì của Lênin thì hoàn toàn

có cơ hội để quay trở lại, tức là sẽ lại có một số nhà KHTN do đánh mấtniềm tin vào thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng nênkhông thể đứng vững trước sự lôi kéo của kẻ thù và họ sẽ lại trượt dần sangchủ nghĩa tương đối, rồi rơi vào CNDT Đó chắc hẳn là một vấn đề lý luậnrất lớn mà chúng ta còn cần có nhiều sự nghiên cứu công phu, kĩ lưỡng hơnnữa trong thời gian tới để giải quyết trọn vẹn vấn đề

Trang 5

Mặt khác, hiện nay dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam,đất nước ta đang kiên định với con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội, mà trướcmắt là phấn đấu vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, côngbằng, văn minh”, muốn vậy chúng ta càng cần phải hiểu đúng và nắm vữngchủ nghĩa Mác-Lênin hơn gấp nhiều lần trước đây Khi sinh thời Bác Hồ vẫnthường nhắc nhở: “Học tập chủ nghĩa Mác-Lênin là học tập cái tinh thần xửtrí mọi việc, là học tập những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác-Lênin

để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của nước ta…”[21;292] Do đó, nếu muốn thể hiện được sự trung thành đối với học thuyếtMác-Lênin thì chúng ta không những phải nắm vững thực chất tư tưởng củaC.Mác, Ph Ăngghen, V.I.Lênin và các nhà mác-xít đi trước mà còn cần phảidựa trên những nguyên tắc căn bản có ý nghĩa phương pháp luận mà các bậctiền nhân đã chỉ ra để nỗ lực sáng tạo thêm trong thực tiễn

Đến đây chúng ta chợt nhớ lời người xưa: “Ôn cố, tri tân”, nghĩa là:học mới nhưng phải ôn cũ Thiết nghĩ học chủ nghĩa Mác-Lênin là học cái tinh thần xử trí mọi việc một cách sáng tạo, song muốn sáng tạo cái mới thìphải biết cách của người xưa đã làm ra “cái cũ” để mà rút ra những kinh

nghiệm cho bản thân Về điều này thì rõ ràng tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật

và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” của Lênin là một quyển sách có nhiều

giá trị vì nó chứa đựng trong mình cái phương pháp mà Lênin đã dùng đểphân tích cuộc “khủng hoảng” vật lý học hồi đầu thế kỉ XX Rõ ràng cáiphương pháp đó cho đến bây giờ vẫn còn nguyên giá trị và việc học tập nóvẫn là một việc làm thiết thực

Trên tinh thần “ôn cố tri tân” và sự cảm phục Lênin một cách sâu sắc,tác giả đã ôm ấp ước vọng muốn học được cái tinh thần “xử trí” và “xử lý”công việc của Người nên đã chọn đề tài: “Lênin đã đẩy lùi cuộc khủnghoảng về thế giới quan của các nhà khoa học vật lý học như thế nào qua tác

phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”” làm đề tài

khóa luận tốt nghiệp đại học của mình Đây chưa hẳn là một đề tài quá cấpbách hiện nay, song theo tác giả thì việc nghiên cứu đề tài này vẫn có nhiềugiá trị thiết thực cả về lý luận và thực tiễn

Trang 6

2 Lịch sử nghiên cứu của vấn đề:

Ngay từ khi mới được xuất bản, tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” của Lênin đã gây được tiếng vang lớn và được

các nhà nghiên cứu thuộc cả giới mác xít lẫn “phi mác xít” chú ý khá nhiều,

vì qua tác phẩm này, Lênin đã đặt ra và giải quyết hàng loạt các vấn đề triếthọc quan trọng, trong đó có vấn đề về cuộc khủng hoảng của ngành vật lýhọc cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX

Đã có không ít bài viết và công trình nghiên cứu bàn đến tác phẩmnày trên nhiều bình diện và góc độ khác nhau, trong đó phải kể đến một số

bài viết và công trình tiêu biểu như: C.Mác, F.Engen, V.I.Lênin: Về mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên, Nxb KHXH, HN, 1973; E.Côn- man: Lênin và vật lý học hiện đại, Nxb ST, HN, 1960; PGS.TS Doãn Chính, PGS.TS Đinh Ngọc Thạch: Vấn đề triết học trong tác phẩm của C.Mác- Ph.Ăng-ghen-Lênin, Nxb CTQG, HN, 2008; GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn, PTS Đặng Hữu Toàn (đồng chủ biên): Sức sống của một tác phẩm triết học, Nxb CTQG, HN, 2000 Trong đó, quyển sách “C.Mác, F.Engen, V.I.Lênin:

Về mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên” là quyển sách trích dẫn

lại những đoạn văn hay có liên quan đến từng chủ đề của triết học và KHTNnên đã giúp tác giả khóa luận tiết kiệm nhiều thời gian trong việc tìm kiếmcác văn bản gốc trong các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin cóliên quan tới đề tài Còn cuốn sách của E.côn-man cũng là quyển sách cónhiều giá trị sử dụng, vì qua đó có thể tìm thấy một tầm nhìn khái quát vềmối quan hệ của từng luận điểm triết học mà Lênin đã trình bày trong tác

phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” với những

luận cứ và luận chứng đến từ những thành tựu của vật lý học hiện đại.PGS.TS Doãn Chính và PGS.TS Đinh Ngọc Thạch trong phần bàn về tác

phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” đã phân tích

cuộc khủng hoảng thế giới quan trong vật lý học và khả năng khắc phục

cuộc khủng hoảng đó Song đặc biệt nhất vẫn là tác phẩm “Sức sống của một tác phẩm triết học” do GS.TS Nguyễn Trọng Chuẩn và PTS Đặng Hữu Toàn đồng chủ biên, vì toàn bộ những vấn đề của tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” đều có thể tìm thấy ở đây Trong

tác phẩm lớn này, tác giả khóa luận đặc biệt chú ý tới bài viết của PTS

Trang 7

Nguyễn Cảnh Hồ với tựa đề “V.I.Lênin và cuộc khủng hoảng của vật lý học cuối thế kỉ XIX”.

Như vậy mặc dù số lượng tài liệu tham khảo là chưa nhiều, song đóđều là những tài liệu chuyên sâu đủ để tác giả khóa luận hoàn thành nhữngmục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra Trên tinh thần kế thừa và pháthuy những tài liệu đã có, tác giả chỉ làm được một việc là khái quát lại toàn

bộ vấn đề theo cách hiểu của bản thân tác giả Nhưng với vốn kiến thức vànguồn tài liệu có được, cũng như khả năng có hạn của người làm khóa luậnnên khóa luận này cũng chỉ dừng lại ở việc bàn về cuộc khủng hoảng thếgiới quan trong ngành vật lý học ở cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX và nhữngviệc mà Lênin đã làm để đẩy lùi cuộc khủng hoảng đó

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận:

- Mục tiêu của khóa luận là xác định đúng thực chất và nguyênnhân gây nên cuộc khủng hoảng trong ngành vật lý học đầu thế kỉ XX vàcon đường, cách thức mà Lênin đã sử dụng để đẩy lùi cuộc khủng hoảng đó

Từ đó đi đến kết luận: Trong thời đại ngày nay, chủ nghĩa Mác-Lênin vẫnxứng đáng là triết học tiên phong, là đỉnh cao tinh thần của thời đại, là công

cụ nhận thức vĩ đại của giai cấp công nhân và nhân loại Đồng thời thôngqua đó góp phần khẳng định công lao của Lênin đối với sự phát triển củatriết học Mác và KHTN

- Nhiệm vụ của khóa luận là đi vào phân tích các mặt của cuộckhủng hoảng trong ngành vật lý học và cuộc đấu tranh mà Lênin đã tiếnhành nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng đó

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của khóa luận:

Khóa luận này được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩaMác-Lênin, đặc biệt là các tác phẩm kinh điển của Ph.Ăngghen và

V.I.Lênin, trong đó phải kể đến “Biện chứng của tự nhiên” và “Chống rinh” của Ph.Ăngghen và “Chủ nghĩa duy vật và Chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” của Lênin Mặt khác, khóa luận này cũng là kết quả của sự khái quát

Đuy-nhiều kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan

Để hoàn thành những mục tiêu và nhiệm vụ tự đặt ra cho bản thân, thìtrong quá trình nghiên cứu tác giả đã sử dụng một tổ hợp các phương phápnhư: phân tích - tổng hợp, so sánh - đối chiếu, lôgich - lịch sử, thống kê,…

Trang 8

Những phương pháp đó luôn được sử dụng trên nền tảng của một thế giớiquan và nhận thức luận duy vật triệt để.

5 Ý nghĩa của khóa luận:

Với đề tài đã lựa chọn như trên, bản thân tác giả không có tham vọng

gì lớn Đề tài này được tác giả lựa chọn theo đúng sở thích của bản thân vớimột mong muốn nhỏ là góp phần nào công sức của mình nhằm làm rõ mộtvấn đề đã đi vào lịch sử của ngành vật lý học - cuộc khủng hoảng về thế giớiquan của các nhà vật lý học hồi đầu thế kỉ XX Mặc dù cuộc khủng hoảng đó

đã lùi vào lịch sử khá xa, song theo nhận định của tác giả thì nó hoàn toàn có

cơ hội để lại bùng phát trong tương lai và lần này có thể là với một cường độcòn lớn hơn trước nhiều lần Vì vậy, tác giả rất muốn nắm vững cách thức

mà những nhà kinh điển của triết học mác-xít đã tiến hành để đẩy lùi nótrong lịch sử, để từ đó rút ra những kinh nghiệm quý báu cho bản thân trongviệc nhìn nhận, đánh giá các thành tựu mới nhất của ngành vật lý học hiệnđại nói riêng và KHTN ngày nay nói chung

Mặc dù đây không phải là lần đầu tác giả thực hiện một công trìnhnghiên cứu khoa học, song đây là một đề tài không dễ vì mang tính lý luậncao và có liên quan nhiều tới kiến thức của các ngành KHTN, đặc biệt làkhoa học vật lý học Hơn nữa việc đi sâu nghiên cứu một tác phẩm kinh điểnluôn luôn là một vấn đề khó vì nó luôn đòi hỏi tính tích cực, cần cù, chămchỉ, sáng tạo và một thời gian đủ dài để đọc và hiểu tác phẩm, cho nên dù đã

cố gắng hết sức song chắc chắn khóa luận này không tránh khỏi những saisót và hạn chế Với sự cầu tiến cao nhất để ngày càng hoàn thiện đề tài này,bản thân tác giả mong nhận được từ quý thầy cô và các bạn những sự cảmthông và nhiều sự góp ý, giúp đỡ Tác giả xin chân thành cảm ơn

6 Kết cấu của khóa luận:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và danhmục các từ viết tắt, khóa luận này gồm có 2 chương và 5 tiết:

Chương 1: Vài nét về cuộc khủng hoảng thế giới quan trong vật lý

học cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX

1.1 Bối cảnh lịch sử

1.1.1 Sơ lược quá trình phát triển của vật lý học và các cơ sở triếthọc của nó trước khi cuộc khủng hoảng về thế giới quan bùng nổ

Trang 9

1.1.2 Cuộc khủng hoảng thế giới quan trong vật lý học bùng nổ

1.2 Thực chất và nguyên nhân của cuộc khủng hoảng thế giới quan trong vật lý học

1.2.1 Thực chất của cuộc khủng hoảng

1.2.2 Nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng

Chương 2: Lênin đẩy lùi cuộc khủng hoảng về thế giới quan của

Trang 10

NỘI DUNG

Chương 1: VÀI NÉT VỀ CUỘC KHỦNG HOẢNG THẾ GIỚI

QUAN TRONG VẬT LÝ HỌC CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX 1.1 Bối cảnh lịch sử

1.1.1 Sơ lược quá trình phát triển của vật lý học và các cơ sở triết học của nó trước khi cuộc khủng hoảng về thế giới quan bùng nổ:

Giữa vật lý học và triết học có mối quan hệ rất mật thiết mặc dù mỗingành có đối tượng nghiên cứu riêng của mình Đối với vật lý học thì đốitượng nghiên cứu của nó là thế giới vật chất với các quá trình vật lý xảy ratrong các vật thể cũng như sự tác động qua lại giữa chúng Còn đối với triếthọc thì đối tượng nghiên cứu của nó trước hết là các vấn đề và quy luậtchung, mang tính khái quát nhất của các quá trình vận động và phát triển củathế giới, ví như về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức,…Mối quan hệ chặtchẽ giữa triết học và vật lý học được biểu hiện ở chỗ triết học luôn phải dựavào những thành tựu của KHTN, nhất là của vật lý học để khái quát thànhnhững khái niệm, phạm trù, quy luật, nguyên lý của mình; bằng chứng làtrong triết học có khá nhiều các khái niệm cơ bản tương ứng với các kháiniệm của vật lý học như: vật chất, không gian, thời gian, vận động,… Ngượclại, vật lý học cũng như mọi ngành khoa học khác luôn cần đến sự địnhhướng của triết học với tư cách là một thế giới quan và phương pháp luậnchung nhất

Nếu chỉ bàn riêng về vấn đề của ngành vật lý học thì chúng ta đềuđồng ý rằng những tri thức vật lý học của con người không phải tự nhiên mà

có, nó đã trải qua một quá trình hình thành, phát triển lâu dài, đi lên từngbước một Điều đó được thể hiện trong cách phân kì lịch sử vật lý học Vềcách phân kì lịch sử vật lý học thì có nhiều quan điểm khác nhau, nhưngkhái quát nhất vẫn là chia ra làm 03 thời kì lớn, và trong mỗi thời kì như vậylại bao gồm một số giai đoạn khác nhau 03 thời kì lớn đó là:

Trang 11

- Thời kì hình thành khoa học vật lý: Kéo dài suốt từ thời cổ Hy Lạpđến gần cuối thế kỉ XVII, khi xuất hiện các công trình của Newtơn.

- Thời kì vật lý cổ điển: Kéo dài từ cuối thế kỉ XVII đến cuối thế kỉXIX

- Thời kì vật lý học hiện đại: Bắt đầu từ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XXcho đến nay

Nhưng dù trong giai đoạn nào đi chăng nữa thì vật lý học vẫn phảiluôn “sánh bước” cùng triết học, vì một lẽ tự nhiên là ngay từ đầu chúng đã

là bạn đồng hành tự nhiên của nhau, không thể tách rời nhau, không thểkhông bổ sung cho nhau để nhằm một mục đích là cùng khám phá thế giới,cùng làm cho trình độ nhận thức của con người về thế giới ngày một sâu sắc

và hoàn chỉnh hơn Song mối quan hệ giữa triết học và vật lý học không phải

là bất biến, ngược lại nó luôn biến đổi trong quá trình phát triển của mỗingành Tương ứng với mỗi thời kì phát triển khác nhau của ngành vật lý học

là các hình thức triết học khác nhau và trên những cơ sở triết học khác nhau

ấy lại mở ra những giai đoạn phát triển khác nhau cho vật lý học Cụ thể:

Ở thời kì Cổ đại, khi mà những tri thức mà con người có được về tựnhiên đều đến từ “triết học tự nhiên” chứ không phải từ các bộ môn củaKHTN thì những tư tưởng về vật lý học chỉ tồn tại ở dạng mầm mống, vìtrong nền “triết học tự nhiên” tri thức triết học sẽ chiếm ưu thế chứ khôngphải là tri thức của vật lý học hay của bất kì một bộ môn khoa học nào khác.Trong thời kì này cũng đã xuất hiện một số luận điểm cơ bản làm nền tảngcho sự phát triển về sau của ngành vật lý, đặc biệt là những phán đoán củacác nhà triết học duy vật cổ đại về cấu tạo vật chất của thế giới (mà đúnghơn là của những vật thể), trong đó tiêu biểu nhất cho khuynh hướng nàykhông ai khác ngoài Đêmôcrit với học thuyết nguyên tử luận Cũng như hầuhết các nhà triết học duy vật cổ đại khác, Đêmôcrit đã xây dựng toàn bộ lý

Trang 12

luận của mình từ một nguyên lý nổi tiếng “không có cái gì phát sinh từ cáikhông có gì, không có gì đang tồn tại lại có thể bị hủy diệt, mọi sự biến đổiđều do các bộ phận hợp lại với nhau hoặc tách khỏi nhau” và “không có cái

gì là ngẫu nhiên xảy ra, mọi cái đều có nguyên nhân và tất yếu” Có thể kháiquát lại toàn bộ những vấn đề cơ bản trong học thuyết nguyên tử màĐêmôcrit đã bàn đến là: Khi xét về bản thể thế giới thì chỉ có nguyên tử vàchân không là tồn tại thật, còn mọi cái khác đều là sản phẩm của sự tưởngtượng của con người; trong tự nhiên, các nguyên tử nhiều vô tận về số lượng

và phong phú về hình dạng, rơi vĩnh viễn trong không gian và thời gian, hạt

to rơi nhanh hơn, rồi va đập vào các hạt nhỏ hơn gây ra những chuyển độngxuyên và xoáy, tạo thành các thế giới, có vô số thế giới sinh ra và mất đitheo cách đó; xét về hình dạng thì các nguyên tử hoàn toàn không giốngnhau, song chúng có những đặc tính chung như nhỏ nhất, không thể phânchia, cùng là nền tảng xây dựng nên tòa lâu đài thế giới; các vật thể khácnhau thì được tạo nên từ các nguyên tử có hình dạng, số lượng, độ lớn vàcách sắp xếp khác nhau, cho nên theo Đêmôcrit thì không có cái gì là “phinguyên tử”, ngay cả thần linh và linh hồn của con người

Đó là một tư tưởng tiến bộ của cả một thời đại, nhưng ngay từ đầu nó

đã bị chống đối quyết liệt bởi CNDT và tôn giáo, để rồi nó bị chôn vùi trongthời Trung cổ vì bị nhà thờ cấm đoán nghiêm ngặt Song một lần nữa những

tư tưởng tiến bộ ấy đã sống dậy và phát triển mạnh mẽ hơn dưới thời kì Phụchưng - Cận đại, nhất là ở nửa đầu thế kỉ XIX Học thuyết nguyên tử củaĐêmôcrit đã là cơ sở cho sự phát triển của vật lý học nguyên tử trong mộtthời gian khá dài trước khi ngành này lâm vào một cuộc khủng hoảng trầmtrọng

Sang thời Trung cổ - một thời kì đen tối nhất trong lịch sử phương Tâykhông chỉ về mặt chính trị - xã hội mà cả về mặt khoa học, nhất là KHTN -

Trang 13

khi mà những tư tưởng của Platôn và sau đó là của Arixtôt được xem nhưnhững giáo điều bất khả xâm phạm, thì những tác phẩm của Đêmôcrit và củacác nhà duy vật khác bị cấm ngặt, bị đốt bỏ hoặc chôn vùi trong các thư viện

và ngay cả những tư tưởng ủng hộ thuyết nguyên tử luận hay một điều gì đótương tự đều bị thẳng tay trừng trị Trong thời kì này, KHTN chỉ còn là mộtcái xác không hồn, cho nên trải qua 2000 năm trong đêm trường Trung cổ

mà vật lý học chẳng tiến được là bao nhiêu

Mãi cho đến thế kỉ XV-XVI, nhờ có Côpecnic, rồi Brunô, Galilê,trước đó nữa là Lêôna Đơ Vinci,… - những người đã dũng cảm đứng lênchống lại Nhà thờ và Giáo hội- để nhen lên ngọn lửa sinh khí cho KHTNnảy nở mạnh mẽ trong các thế kỉ sau Đó là thời kì mà những xiềng xích củatriết học kinh viện áp đặt lên KHTN mới bắt đầu được tháo tung để báo hiệucho một sự trỗi dậy không gì có thể ngăn cản nổi của khoa học Cũng từ thờiđiểm đó, vật lý học mới bắt đầu thoát khỏi cái bóng của triết học để tồn tạivới tư cách là một trong những bộ môn khoa học độc lập Trong giai đoạnnày, chúng ta thấy nổi lên vai trò đặc biệt của nhà bác học Galilê, ông đượccoi là người mở đầu cho phong trào thực nghiệm trong khoa học với thínghiệm nổi tiếng tại tháp nghiêng Pida và là người đã chế tạo ra chiếc kínhthiên văn đầu tiên trên thế giới Galilê đã đánh đổ Arixtốt ở dưới đất bằng thínghiệm Pida, và ở trên trời bằng kính thiên văn

Tới thế kỉ XVII vật lý học nói riêng và KHTN nói chung mới thực sựtách khỏi triết học thông qua một cuộc cách mạng chưa từng có, nhất là ởhai ngành: thiên văn học và cơ học Có người còn nói: “Cùng với Newtơn,vật lý học đã vĩnh viễn tách ra khỏi triết học” Sự lớn mạnh nhanh chóng củaKHTN trong hai thế kỉ này đi liền với sự xuất hiện và trưởng thành của giaicấp tư sản đang lên Chính nhu cầu phát triển sản xuất công nghiệp vàthương nghiệp của một giai cấp mới ra đời- giai cấp tư sản- đã đòi hỏi các

Trang 14

bộ môn khoa học cụ thể phải tách khỏi triết học Người ta bắt đầu chia nhỏthế giới thành những phần khác nhau để dễ dàng nghiên cứu và mỗi chuyênngành khác nhau của khoa học chỉ đi sâu nghiên cứu từng bộ phận nhỏ lẻcủa thế giới chứ không nghiên cứu thế giới như là một tổng thể nữa Việcnày là cần thiết để thúc đẩy sản xuất phát triển, nhưng một hệ quả tất yếu là

nó dẫn tới sự ra đời và dần chiếm ưu thế của phương pháp siêu hình trongvấn đề nhận thức thế giới Đặc biệt, ảnh hưởng của nhà bác học vật lýNewtơn trong giai đoạn này là quá lớn, cái bóng của ông trùm lên mọi lĩnhvực của khoa học và trở thành khuôn mẫu cho ngành vật lý học cổ điển (kéodài gần 300 năm cho mãi đến cuối thế kỉ XIX) Khi còn sống dường nhưNewtơn đã thấy được tác hại của một cách nhìn cứng nhắc về thế giới nênông đã cảnh báo: “Vật lý học hãy đề phòng siêu hình học”(song đúng ra là

“Vật lý học hãy đề phòng triết học”- TG) Mặc dù vậy thì chính Newtơn lại

là nhà siêu hình lớn nhất của thời đại mà ông sống Cuối thời kì này nhiềunhà khoa học vật lý chỉ còn là những “tiến sĩ nhai lại”, họ không dám vượtqua cái bóng của những người đi trước, vì tư duy của họ đã bị cái phươngpháp siêu hình, máy móc làm cho tê liệt Kiểu tư duy siêu hình như vậy đãtạo ra quá nhiều cơ hội thuận lợi để CNDT lợi dụng mà xâm nhập vàoKHTN để từ đó phá hoại CNDV từ bên trong, ví như một khi các nhà khoahọc đã chấp nhận giả thuyết cho rằng trạng thái hiện tại của thế giới là vĩnhcửu thì họ buộc phải thừa nhận rằng có một lực đẩy nguyên thủy (hay chính

là Thượng đế) đã làm cho thế giới này vận động, để rồi sẽ vận động mãi mãi.Đây là chìa khóa để có thể hiểu được nguyên nhân vì sau mà trong các thế kỉtiếp sau, CNDT đã trỗi dậy mạnh mẽ và dần dần áp đảo CNDV

Tới thế kỉ XVIII, phát súng đầu tiên chọc thủng cái quan niệm cứngnhắc về tự nhiên đã đến từ không phải các nhà KHTN mà lại đến từ một nhàtriết học, đó là I.Kant với giả thuyết tinh vân nổi tiếng của ông, sau I.Kant

Trang 15

một chút là Láplát Tương ứng với trình độ của KHTN lúc này là một hìnhthức triết học mới – CNDV Pháp (những nhà nghiên cứu KHTN của Phápcuối thế kỉ XVIII đều là những người duy vật và vô thần, đồng thời họ cũngtin vào khả năng vô hạn của con người có thể nhận thức tự nhiên, do đó họkhông công nhận chủ nghĩa bất khả tri) Trong hình thức triết học mới này,các vấn đề có tính chất chuyên môn của triết học tự nhiên hầu như đã khôngđược bàn đến nữa (tức là triết học chủ động tách rời khỏi KHTN, hay đúnghơn là một thứ triết học không còn “cần” đến KHTN), tuy vậy nó vẫn chưabiết cách tự giới hạn đối tượng nghiên cứu của mình nên trong nhiều trườnghợp nó vẫn tìm cách giải quyết những vẫn đề thuộc đối tượng nghiên cứucủa KHTN Nó vẫn tự coi mình là môn khoa học duy nhất nắm được chân lýtuyệt đối, có quyền nói lên tiếng nói cuối cùng về chân lý khoa học, cóquyền can thiệp sâu vào các vấn đề cụ thể của các KHTN nếu nó thích và bắtcác thành tựu của KHTN phải phù hợp với những sơ đồ định sẵn của nó, do

đó nó tự nhận mình là “khoa học của mọi khoa học”

Sang nửa đầu thế kỉ XIX, những thành tựu mới nhất của vật lý học,hóa học, sinh vật học,…đã chứng minh cho một quá trình phát triển biệnchứng của thế giới Giờ đây những quan niệm cứng nhắc, bất biến, tách rời,

cô lập lẫn nhau về thế giới đã bắt đầu bị lung lay Thế là CNDV Pháp mấtdần ảnh hưởng, thay vào đó là triết học cổ điển Đức Song ảnh hưởng củathứ triết học đó đối với vật lý học ở đầu thế kỉ XIX là khá mâu thuẫn, trong

đó nó đem lại kết quả xấu thì nhiều hơn Hêghen, người đã xây dựng nên hệthống phép biện chứng lại cũng chính là người đứng chắn đường không chocác nhà KHTN tiếp thu phép biện chứng, do đó triết học của Hêghen khôngnhững đã không thúc đẩy khoa học phát triển mà còn kìm hãm nó Và phảichờ đến Mác và Ăngghen thì phép biện chứng mới phát huy được tính tíchcực của nó Dựa vào tất cả những tài liệu mới nhất lúc đó của KHTN, Mác

Trang 16

và Ăngghen đã xây dựng nên một hình thức triết học mới có tính chất vừakhoa học vừa cách mạng hơn tất cả các hình thức triết học đã từng tồn tạitrong lịch sử, đó là triết học DVBC Triết học mới này đã từ bỏ việc giảiquyết các vấn đề cụ thể của KHTN; ngay từ khi mới ra đời, nó đã tự xácđịnh đối tượng nghiên cứu của nó là mối quan hệ giữa nhận thức và tồn tại,

là những quy luật vận động và phát triển tổng quát của tự nhiên, xã hội và tưduy; nó cũng xác định đúng mối quan hệ giữa nó với KHTN, trong đó có vật

lý học Song do một số nguyên nhân khách quan mà từ khi ra đời cho đếncuối thế kỉ XIX, triết học DVBC vẫn chưa được phổ biến sâu rộng trongđông đảo các nhà KHTN, hơn nữa trong thời kì này vật lý học cơ giới vẫncòn gặt hái được nhiều thắng lợi nên đây vẫn là thời kì mà tư duy siêu hìnhvẫn còn chiếm ưu thế trong vật lý học Sự ràng buộc của tư tưởng về mộtchất liệu cơ bản “đầu tiên” cấu thành toàn bộ thế giới vẫn lớn tới mức hầunhư không nhà vật lý học nào thoát khỏi nó Do chỉ nhìn thấy cây mà chẳngthấy rừng, nên vật lý học vào cuối thế kỉ XIX đã tự coi mình là hình thức

“hoàn bị” cuối cùng trong toàn bộ tiến trình phát triển của vật lý học khôngnhững từ trước cho đến lúc đó mà còn cho mãi về sau Sự ngạo mạn đó đãđược thể hiện đầy đủ trong lời nói của nhà vật lý học lão thành kiêm Huântước nước Anh là Kenvin Ông này cho rằng vật lý học cuối thế kỷ XIXkhông còn cái gì để phát minh nữa mà chỉ còn nhiệm vụ là tìm cách ứngdụng thật tốt những cái đã phát minh Chưa hết, một nhà vật lý học khác làMaikenxơn còn nói thẳng ra rằng khoa học trong tương lai sẽ không tìm racái mới, cái chưa biết mà sẽ chỉ làm cho những cái đã biết ngày thêm chínhxác Tư tưởng siêu hình và máy móc như vậy đã ngăn cản các nhà vật lý họclúc đó hiểu rằng thế giới vật chất ngoài kia là vô cùng phong phú và đadạng, rằng vẫn còn nhiều điều mà họ vẫn chưa biết, hoặc chưa có khả năngvươn tới

Trang 17

Tóm lại, trong hàng ngàn năm phát triển của mình trước khi xảy racuộc khủng hoảng, ngành vật lý cũng đã trải qua nhiều cuộc “lật đổ” ngoạnmục những lý thuyết cũ của nó Con người đã phải phấn đấu không mệt mỏitrong suốt 20 thế kỉ để đến được với cơ học cổ điển của Newtơn, dĩ nhiêntham vọng của con người vẫn còn rất lớn nên sẽ không chịu dừng chân ở đó,con người sẽ tiếp tục cuộc hành trình “hỏi - đáp - khám phá” để ngày càngđạt tới sự nhận thức đúng đắn hơn về bản chất của thế giới.

Trong quá trình đó, vận mệnh của ngành vật lý học đã luôn gắn chặtvào vận mệnh của triết học Mặc dù trong lịch sử đã qua không phải không

có những lần giữa triết học và vật lý học nổ ra những cuộc tranh cãi vớinhau, song đó chẳng qua chỉ là sự phủ định thuộc về sự phát triển của sự vật.Còn xét một cách tổng thể thì mỗi giai đoạn phát triển của ngành vật lý họcđều bị chi phối mạnh mẽ bởi một hình thức triết học tương ứng Cho nênmới nói, tóm tắt lịch sử của ngành vật lý học cũng đồng nghĩa với việc tómtắt toàn bộ lịch sử của triết học là như vậy

1.1.2 Cuộc khủng hoảng thế giới quan trong vật lý học bùng nổ:

Bộ phận vật lý học được hình thành cuối thế kỉ XVII (khi nhữngnguyên lý cơ học của Newtơn bắt đầu xác lập được địa vị thống trị của nótrong vật lý học) đến cuối thế kỉ XIX mà chúng ta vừa tìm hiểu ở mục trướcđược gọi là nền vật lý học cổ điển, đây là nền vật lý học nghiên cứu các đốitượng thuộc về thế giới vĩ mô Còn bắt đầu từ những năm cuối cùng của thế

kỉ XIX và những năm đầu thế kỉ XX cho đến nay, đối tượng nghiên cứu củangành này đã có nhiều thay đổi, nó đã chuyển hướng nghiên cứu sang cácđối tượng thuộc thế giới vi mô, tức là từ nguyên tử trở xuống, người ta gọi

nó là nền vật lý học hiện đại Nếu nhìn vào toàn bộ lịch sử của vật lý học,nhất là từ khi ngành này hoàn toàn tách ra khỏi triết học cho đến đầu thế kỉ

XX, thì chưa bao giờ trong một thời gian ngắn ngủi chỉ có 10 năm (nếu coi

Trang 18

năm 1895 là cái mốc đánh dấu cho sự khởi đầu của toàn bộ cuộc tiến côngvào thế giới vi mô và năm 1905 là năm mà Anh-xtanh công bố thuyết tươngđối hẹp) người ta lại được chứng kiến một sự bùng nổ dồn dập của nhiềuphát minh vĩ đại đến như vậy.

Mọi chuyện được bắt đầu vào năm 1895 khi nhà bác học Đức ghen đã tình cờ tìm ra tia X (hay còn gọi là tia Rơn-ghen) Về đặc tính thìnhững tia này có bước sóng rất ngắn vào khoảng 10-8 cm và tương ứng vớitần số dao động rất lớn trong một giây Như vậy về bản chất thì nó là mộtbức xạ phát ra từ bên trong lòng của nguyên tử và có thể xuyên qua mọi vậtcản Chính phát hiện này đã gợi ý rằng nguyên tử thì không phải là cái gì đógiản đơn như người ta thường nghĩ, phát hiện này còn cho phép một sự suyluận lôgich về sự tồn tại của một thế giới có kích thước với không gian vàthời gian vô cùng nhỏ bé, song nó vẫn có khối lượng, điện tích và vận tốc cóthể xác định được Thế giới đó được các nhà vật lý học sau này đặt tên làthế giới vi mô, còn đối với hầu hết các nhà khoa học lúc đó thì đây vẫn làmột phát hiện ngẫu nhiên và còn nhiều tranh cãi xoay quanh tính có phù hợpcủa nó hay không với những quan niệm sẵn có trước kia của vật lý học cổđiển Sau đó ít lâu, Rơnghen đã nhận được giải Nôben vật lý học cho pháthiện này, nhưng dù sao thì sự phát hiện ra tia X cũng chỉ là một sự ngẫunhiên không có chủ đích của chính người đã tìm ra nó Nhưng sẽ không còn

Rơn-là những sự ngẫu nhiên nữa khi mà hàng loạt các phát hiện quan trọng khác

về thế giới vi mô đã dồn dập được công bố dựa trên các kết quả thí nghiệmcông phu của các nhà bác học đã thành danh ở nhiều nước khác nhau

Một năm sau phát hiện của Rơnghen, nhà bác học Pháp Béccơren đãkhám phá ra hiện tượng phóng xạ của nguyên tố Uranium, và từ đó đã rút rakết luận: trong quá trình phóng xạ thì một nguyên tố phóng xạ sẽ có sự bức

xạ hạt an-pha ra khỏi nguyên tố đó cho nên nguyên tố phóng xạ đó sẽ biến

Trang 19

thành một nguyên tố khác Phát minh này có ý nghĩa to lớn về mặt triết học

vì nó đã chứng minh được nguyên tố hóa học không phải là bất biến và tồntại vĩnh viễn như người ta vẫn nghĩ mà nó có thể chuyển hóa lẫn nhau, nghĩa

là nguyên tử của nguyên tố này hoàn toàn có thể biến đổi thành nguyên tửcủa các nguyên tố khác Nguyên nhân của sự biến đổi ấy là do tính khôngbền vững của nguyên tử gây ra, điều đó hoàn toàn bác bỏ quan niệm siêuhình vốn tồn tại trước đó hàng trăm năm cho rằng nguyên tố hóa học là bấtbiến

Những nhà bác học vật lý tất nhiên không chịu dừng lại ở đó, vào năm

1897, những nghi ngờ về sự tồn tại của một thế giới hạt vi mô phong phú và

đa dạng đã được chứng minh một cách chắc chắn bằng phát hiện của nhà vật

lý học người Anh tên là Tômxơn khi ông phát hiện ra điện tử và chứng minhđược điện tử đúng là một trong những thành phần cấu tạo nên nguyên tử.Điều đó đã hoàn toàn xác nhận rằng nguyên tử thì có thể bị phân chia chứkhông phải là một khối vững chắc “bé nhất, không phân chia, không xuyênthấu, không bị phá vỡ” Nguyên tử giờ đây không còn là “viên gạch cuốicùng” của tòa lâu đài vật chất, dưới nguyên tử vẫn còn có những hạt bé hơnnữa

Bẵng đi một thời gian cực kì ngắn ngủi, ngành vật lý học lại rungchuyển với phát minh của nhà vật lý học Đức Kaufman vào năm 1901 Vớiphát minh của mình, ông đã chứng minh được khối lượng của điện tử khôngphải là bất biến mà nó cũng biến đổi tùy theo vận tốc chuyển động của điện

tử, rằng trong quá trình vận động của điện tử thì khối lượng của điện tử sẽtăng lên khi vận tốc chuyển động tăng lên Phát kiến này đã bác bỏ quanđiểm siêu hình coi khối lượng là bất biến và đồng nhất với vật chất

Đến năm 1905, Anhxtanh đề ra thuyết tương đối hẹp, trong đó có côngthức nổi tiếng “E= mc2”, từ đó chứng tỏ khối lượng và năng lượng không

Trang 20

phải là hai thực thể tách biệt nhau hoàn toàn mà khối lượng cũng là nănglượng, ngược lại, năng lượng cũng là khối lượng Một hệ quả quan trọng nữađược rút ra từ thuyết tương đối hẹp của Anhxtanh là: không gian và thời giankhông phải là những hình thức tuyệt đối và tách rời nhau, mà không gian vàthời gian chỉ là tương đối, nó phụ thuộc vào vận động, trong vận động củacác vật thể thì chúng luôn gắn chặt với nhau tạo nên một không - thời gianthống nhất 4 chiều: 3 chiều của không gian và 1 chiều của thời gian.

Tất cả những phát minh ấy đã đưa lại cho con người những hiểu biếtmới sâu sắc hơn về cấu trúc bên trong của nguyên tử, rằng nguyên tử thì vôcùng phức tạp, nó chưa phải là đơn vị nhỏ nhất như những gì người ta đã

“tưởng tượng” về nó trong hàng ngàn năm đã qua, nó hoàn toàn có thể bịphân rã và chuyển hóa Điều đó đã đánh dấu cho sự sụp đổ của hàng loạt cácnguyên lý của cơ học cổ điển do không thể áp dụng để giải thích một cách

có hiệu quả đối với những thành tựu mới vừa đạt được trong ngành vật lýhọc Điều đó đã làm cho nhiều nhà bác học “giỏi khoa học nhưng kém cỏi vềtriết học” rơi vào sự hụt hẫng về thế giới quan Như vậy những phát minhkhoa học mới không những không đem lại những sự thay đổi tích cực trong

tư duy mà còn tạo ra sự hụt hẫng trong cách giải thích, đánh giá các thànhtựu mới Sự mất phương hướng về thế giới quan của các nhà vật lý học trongviệc sử dụng các thành quả của vật lý học hiện đại để phân tích bản chất củathế giới hiện thực sẽ là ngòi nổ của một cuộc “khủng hoảng” về thế giớiquan trong ngành vật lý Ví như Poanhcarê (1854-1912), một nhà toán họclớn “quan tâm” tới vật lý học, một Viện sĩ của Viện hàn lâm khoa học Pari

đã không ngừng kêu ca và than vãn về việc vật lý học “có những triệu chứngcủa một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng”, từ đó ông ta trở nên hoài nghi tất

cả và vô cùng chán ghét CNDV, ông ta kêu gọi CNDV hãy nhường chỗ choCNDT trong vật lý học vì theo ông “phàm cái gì không phải là tư tưởng đều

Trang 21

là hư vô thuần túy”[13; 254] Còn nhà hóa học và triết học Đức Ôxtơvanđơ(1853-1932) thì cho rằng có lẽ năng lượng chứ không phải là vật chất mới làthực thể duy nhất đích thực của thế giới, do đó cần thay thế các khái niệm

“vật chất’ và cả “tinh thần” bằng cùng một khái niệm là “năng lượng”.Những quan niệm tương tự thì đầy rẫy trên các sách báo khoa học và triếthọc, đại loại như: “nguyên tử đã bị phá vỡ”, “vật chất đã tiêu biến”, “chủnghĩa duy vật đã sụp đổ”,…tất cả đã châm ngòi cho sự bùng nổ của cuộckhủng hoảng về thế giới quan trong ngành vật lý học vào đầu thế kỉ XX.Như vậy, ngay trong những năm đầu của thế kỉ XX, ngành vật lý học đãchứng kiến một bước đi “giật lùi” về thế giới quan của các nhà vật lý ngaytrong lúc mà ngành vật lý học đạt tới trình độ của một cuộc cách mạng chưatừng có với những phát hiện vĩ đại nhất trong lịch sử từng trải qua của nócho đến lúc đó

Bàn về bối cảnh lịch sử mà cuộc khủng hoảng thế giới quan của cácnhà vật lý học đã bùng nổ, chúng ta còn phải lưu ý tới cả hoàn cảnh chính trị

- xã hội vô cùng phức tạp và nhạy cảm hồi đầu thế kỉ XX Trên thế giới thìchủ nghĩa tư bản đã chuyển mình trở thành chủ nghĩa đế quốc với bộ mặtcực kì phản động Riêng ở Nga thì từ năm 1905-1907, cách mạng vô sảnNga tạm thời bị thất bại, chính quyền chuyên chế Nga hoàng đang ra sức tấncông phong trào cách mạng trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế lẫn tưtưởng Không gắn cuộc khủng hoảng vật lý học cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ

XX với những biến động dữ dội về chính trị - xã hội lúc ấy thì không thểhiểu trọn vẹn thực chất và nguyên nhân của cuộc khủng hoảng ấy là gì

1.2 Thực chất và nguyên nhân của cuộc khủng hoảng thế giới quan trong vật lý học

1.2.1 Thực chất của cuộc khủng hoảng:

Trang 22

Những ai quan tâm đến cuộc khủng hoảng của ngành vật lý đã từngxảy ra ở đầu thế kỉ XX thì luôn tự đặt câu hỏi: cái gì là sự thật ẩn giấu đằngsau cuộc khủng hoảng ấy hay nội dung chủ yếu, cơ bản nhất của cuộc khủnghoảng ấy là gì? Phải chăng nó đúng như lời của những học giả “giỏi khoahọc nhưng kém cỏi về triết học” đã hô hoán lên rằng “vật chất tiêu tan”,

“chủ nghĩa duy vật sụp đổ”? Hơn nữa, việc tìm hiểu về thực chất của cuộckhủng hoảng là việc không thể bỏ qua vì có nắm bắt được bản chất của đốitượng thì mới có thể cải biến đối tượng được, đó cũng là điều mà Ăngghen

đã dạy cho chúng ta, rằng “một khi nắm được bản chất sự vật, nó có thể biếnđổi từ chỗ là những bà chủ quỷ quái mà trở thành cô đày tớ ngoan ngoãn”[2;476] Song song với việc tìm hiểu thực chất cũng như nguyên nhân của cuộckhủng hoảng vật lý, chúng ta sẽ lần lượt làm rõ một số khái niệm có liênquan đến cuộc khủng hoảng đó như: “cuộc cách mạng trong vật lý học”, chủnghĩa duy tâm “vật lý học” và từ đó chỉ ra mối quan hệ giữa chúng với cuộc

“khủng hoảng” vật lý lúc bấy giờ

Trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, Lênin đã chỉ rõ thực chất của cuộc khủng hoảng đó là gì, theo Lênin

thì “thực chất của cuộc khủng hoảng của vật lý học hiện đại là ở sự đảo lộncủa những quy luật cũ và của những nguyên lý cơ bản, ở sự gạt bỏ thực tạikhách quan ở bên ngoài ý thức, tức là ở sự thay thế chủ nghĩa duy vật bằngchủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa bất khả tri “Vật chất đã tiêu tan mất”,-người ta có thể dùng câu nói đó để diễn đạt cái khó khăn cơ bản và điển hìnhđối với nhiều vấn đề riêng biệt, khó khăn đã gây ra cuộc khủng hoảngấy”[13; 259]

Quan điểm đó của Lênin đã vạch rõ thực chất của cuộc khủng hoảng từ

cả hai phía: vật lý học và triết học Như vậy về hình thức thì cuộc khủnghoảng đó là một cuộc khủng hoảng “kép” Chính vì là một cuộc khủng

Trang 23

hoảng “kép” như vậy nên chúng ta buộc phải đồng thời làm sáng tỏ thựcchất của cuộc khủng hoảng về mặt vật lý học, cũng như thực chất cuộckhủng hoảng về mặt triết học và cả mối quan hệ giữa chúng Cụ thể:

a Thực chất của cuộc khủng hoảng xét về mặt vật lý học:

Nếu xét riêng các sự biến của bản thân ngành vật lý học thì rõ ràng lúc

ấy trong ngành này đang diễn ra những “sự đảo lộn của những quy luật cũ vànhững nguyên lý cơ bản” Lênin dẫn lại lời của một nhà vật lý lúc đó: “trongquyển “Giá trị của khoa học”, nhà vật lý học Pháp nổi tiếng Hăng-ri Poanh-ca-rê nói rằng vật lý học có “những triệu chứng của một cuộc khủng hoảngnghiêm trọng”, và đã dành cả một chương…để viết về cuộc khủng hoảng ấy.Cuộc khủng hoảng ấy không phải chỉ có nghĩa là “chất ra-đi-um, nhà cáchmạng vĩ đại ấy”, đã lật đổ nguyên lý bảo tồn năng lượng [Mà] “Tất cả cácnguyên lý khác cũng đều lâm nguy” Ví dụ như nguyên lý La-voa-đi-ê, tức

là nguyên lý bảo tồn khối lượng, cũng bị thuyết điện tử về vật chất đánhđổ”[13; 253] “Chúng ta, Poanh-ca-rê nói, đang đứng trước “những xácchết” của những nguyên lý cũ của vật lý học, trước “sự phá sản phổ biến củacác nguyên lý”[13; 254] Thêm vào đó, các quan niệm cũ về cấu tạo nguyên

tử như “là cái bé nhất, là đơn vị cuối cùng không thể phân chia, là bảnnguyên đại diện cho thế giới” cũng đã tan tành theo mây khói, “khối lượngtiêu tan mất Nền tảng của cơ học sụp đổ Nguyên lý Niu-tơn về sự ngangbằng giữa tác động và phản tác động,…cũng sụp đổ nốt”[13; 254] Song,nếu chỉ vin vào sự xuất hiện và thay thế của “những cái mới” cho “những cáicũ” đang mất đi thì có đủ để nói lên toàn bộ thực chất của cuộc khủnghoảng?

Lịch sử ngành vật lý học đã tự nó hé mở cho ta nhiều điều để hiểu cái

gì là sự thật của cuộc khủng hoảng nếu xem xét về những bước tiến trongnhững thành tựu vật lý học mới nhất Sự thật là cho mãi đến cuối thế kỉ XIX,

Trang 24

các nhà vật lý học vẫn còn tin tưởng tuyệt đối vào những quy luật và nguyên

lý của cơ học cổ điển và khẳng định một cách chắc chắn rằng thế giới vậtchất này đã bị đóng khuôn trong những quy luật đó mà không cần có thêmbất kì một quy luật nào nữa Lênin viết: “Trong thời gian hai phần ba đầu thế

kỉ XIX, các nhà vật lý học đều nhất trí với nhau về những điểm chủ yếu.Người ta tin vào sự giải thích về tự nhiên một cách thuần túy máy móc;người ta thừa nhận rằng vật lý học chỉ là một thứ cơ học phức tạp hơn, tức là

cơ học phân tử Người ta chỉ có ý kiến khác nhau trong vấn đề nhữngphương pháp dùng để quy vật lý học thành cơ học, trong vấn đề những chitiết của cơ giới luận mà thôi”[13; 255] Cho nên một khi các nhà vật lý đượctiếp xúc với hàng loạt các phát minh mới và thấy chúng cứ “bướng bỉnh”không chịu ăn khớp với những gì có sẵn từ trước thì họ hết sức hoang mang

từ đó có sự xáo động lớn về tư tưởng, vốn dĩ họ là những người duy vật mặc dù là duy vật siêu hình - thì nay họ sẵn sàng chấp nhận CNDT và bấtkhả tri như một sự cứu cánh Như vậy, sự “khủng hoảng” của vật lý học bắtđầu từ một đống hoang tàn của những nguyên lý cũ đã tan rã toàn diện.Nhiều nhà bác học - như Poanhcarê - đã lấy đó làm dấu hiệu cho một cuộckhủng hoảng nghiêm trọng Vấn đề là họ đã không hiểu những phát hiệnmới trong vật lý học là bước phát triển mới của nhân loại trong việc nhậnthức và từng bước làm chủ thế giới tự nhiên Theo lẽ thường thì các quanniệm siêu hình, cũ kĩ, cứng nhắc về thế giới trước kia không tránh khỏi phảisụp đổ khi tiếp xúc với những gì được coi là cách mạng và tiến bộ Vấn đề là

-ở chỗ, trong nhận thức trước kia người ta vẫn thường coi nguyên tử là cái gì

đó không thể phân chia, còn các hạt điện tích và trường điện từ thì không thểtồn tại, còn bây giờ thì hoàn toàn ngược lại Họ không hiểu được sự thay thếmột số khái niệm và nguyên lý này bằng một số khái niệm và nguyên lýkhác sau những khám phá mới trong khoa học chỉ chứng tỏ cho sự hoàn

Trang 25

thiện của khoa học, chứng tỏ trình độ hiểu biết của con người ngày một sâusắc thêm Theo nghĩa đó thì vật lý học cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XXđang trải qua một “bước trưởng thành”, một “cuộc cách mạng” chứ khôngphải là một cuộc khủng hoảng như người ta tưởng tượng về nó Cuộc cáchmạng trong vật lý học cũng chính là sự đảo lộn những qui luật cũ, nhữngkhái niệm cũ, những nguyên lý cơ bản của vật lý học cổ điển, sự đảo lộn đóđược thực hiện thông qua những phát minh vĩ đại trong vật lý học

Có phải “cuộc cách mạng” của vật lý học đến từ một sự ngẫu nhiên?Như đã tìm hiểu trong mục 1.1 thì lịch sử vật lý học là một quá trình pháttriển luân phiên giữa những thời kì tiến hóa yên tĩnh và những thời kì biếnđổi cách mạng Trong thời kì tiến hóa, vật lý học phát triển một cách êm ảtuân theo những quan điểm chung và một phương pháp luận chung nào đó.Nhưng đến một giai đoạn nhất định thì các quan điểm chung và phươngpháp luận chung đó không thể giải thích được một số hiện tượng quan trọngmới được phát hiện nữa thì lúc đó thời kì tiến hóa chấm dứt và thời kì cáchmạng bắt đầu Đầu thế kỉ XX, một cuộc cách mạng như vậy đã bùng nổtrong lòng vật lý học Mặc dù những luận điểm cơ bản của lý thuyết cũ thìkhông còn phù hợp với trình độ lúc đó nhưng những lý thuyết cũ vẫn chứađựng trong nó những hạt nhân hợp lý nào đó và vẫn phản ánh đúng thực tạikhách quan ở một mức độ nhất định, do đó chúng ta cũng phải chú ý tới tính

kế thừa của lý thuyết vật lý “mới” đối với những lý thuyết vật lý “cũ” chứkhông nên mù quáng tin vào những lời hô hào vứt bỏ hoàn toàn những lýthuyết “cũ” Điều đó là hoàn toàn phù hợp với lý luận nhận thức của chủnghĩa duy vật biện chứng (CNDVBC), rằng quá trình nhận thức là một quátrình tịnh tiến dần đến chân lí tuyệt đối thông qua những chân lý tương đối,

cả lý thuyết cũ và mới đều chỉ là những bậc thang trong quá trình phát triểncủa vật lý Theo đó thì sự phát triển tiếp theo của vật lý học thế kỉ XX đã

Trang 26

chứng tỏ tình hình là: Những quan niệm mới lúc đầu có vẻ trái ngược vớinhững quan niệm cũ, nhưng thực ra chúng không bác bỏ, mà chỉ mở rộngnhững quan niệm đó sang một lĩnh vực nghiên cứu mới – thế giới vi mô Bộphận vật lý mới được xây dựng hồi đầu thế kỉ XX không xóa bỏ bộ phận vật

lý cũ, mà chỉ nêu lên phạm vi ứng dụng của bộ phận vật lý cũ, trong giới hạn

đó, vật lý học cũ vẫn giữ nguyên giá trị của nó Đó là những điều không thểhiểu được đối với những ai không biết tới phép biện chứng của CNDV.Chính sự đảo lộn mang tính cách mạng của những thành tựu mới trongngành vật lý đã dẫn tới cuộc khủng hoảng tinh thần trong những nhà vật lýhọc không hiểu được lý luận nhận thức của CNDVBC Như vậy cuộc khủnghoảng của vật lý học không phải là cuộc khủng hoảng tất yếu trong sự pháttriển của vật lý học, không phải do sự phát triển của khoa học đem lại màchính là do có một số nhà vật lý học khi lý giải những phát minh mới đãkhông đứng trên quan điểm DVBC mà lại rút ra những kết luận sai lầmmang tính duy tâm, đi tới chỗ gạt bỏ thực tại khách quan tồn tại ngoài ý thức

và đi tới chỗ thay thế CNDV bằng chủ nghĩa bất khả tri

b Thực chất cuộc khủng hoảng xét về mặt triết học:

Vì giữa triết học và KHTN có mối quan hệ hỗ tương cho nên trongcuộc “khủng hoảng” về vật lý học không thể “thiếu” sự tác động đến từ phíatriết học Để hiểu trọn vẹn vấn đề ta cần gắn cuộc khủng hoảng về thế giớiquan của các nhà vật lý học với cuộc đấu tranh triết học giữa CNDV vớiCNDT trong giai đoạn này Chính Lênin đã cho chúng ta những lời chỉ dẫntrong vấn đề này, rằng chỉ có những người như “Poanh-ca-rê không pháttriển những kết luận ấy một cách triệt để, không quan tâm gì lắm đếnphương diện triết học của vấn đề”[13; 254] mới có thể rút ra những kết luậnduy tâm từ cuộc cách mạng của vật lý học

Trang 27

Rõ ràng trong suốt nhiều thế kỉ, CNDV siêu hình đã hoàn toàn thốngtrị trong khoa học nói chung và vật lý học cổ điển nói riêng làm cho “vật lýhọc này đã đem lại cho những lý luận của mình một ý nghĩa bản thể luận Vànhững lý luận này đều có tính chất cơ giới luận”[13; 256] Vốn dĩ, phép siêuhình luôn có những hạn chế mà bản thân nó không thể khắc phục được nhưĂngghen đã cảnh báo: “Phương pháp nhận thức siêu hình dù được coi làchính đáng và thậm chí là cần thiết trong những lĩnh vực nhất định ít nhiềurộng lớn tùy theo tính chất của đối tượng nghiên cứu, nhưng chóng hay chày

nó cũng sẽ gặp phải một ranh giới mà nếu nó vượt quá thì nó trở thành phiếndiện, hạn chế, trừu tượng, và sa vào những mâu thuẫn không thể nào giảiquyết được”[6; 352] Chính những mâu thuẫn không thể giải quyết được đó

đã đem lại “sự phá sản chung của các nguyên lý”, và khi Poanhcarê pháthiện ra điều đó ông đã la toáng lên rằng: “thời kì hoài nghi” đã đến rồi! Sau

đó, ông nêu câu hỏi: “Liệu khoa học có vạch ra cho chúng ta bản chất chânthật của sự vật không?” và ông tự trả lời: “Chắc chẳng có ai ngần ngại màkhông trả lời một cách phủ định Tôi nghĩ rằng còn có thể đi xa hơn nữa:không những khoa học không thể vạch ra cho chúng ta bản chất của sự vật,

mà không có cái gì vạch ra nổi bản chất đó” [22; 225-226] Đó cũng là suynghĩ chung của những người chịu ảnh hưởng của thực chứng luận lúc đó(hay chủ nghĩa Makhơ), tức là họ đều cho rằng không hề có một thực tạikhách quan nào tồn tại độc lập với ý thức con người, không phải thiên nhiêncung cấp cho con người những quy luật mà chính chúng ta đặt ra các quyluật đó, và nói chung bất kì những quy luật nào cũng chỉ là sự sắp xếp có trật

tự những cảm giác của ta mà thôi Vì vậy nhà khoa học chỉ cần ghi nhậnnhững cái mà thực nghiệm cung cấp chứ không nên phí công sức tìm tòinguyên nhân sâu xa của các hiện tượng Từ “thời kì hoài nghi” đó,Poanhcarê và nhiều người khác đã đưa ra các kết luận sai lầm về mặt nhận

Trang 28

thức như sau: “Không phải tự nhiên đem lại cho chúng ta (hay ép buộcchúng ta phải nhận) những khái niệm về không gian và thời gian, mà chínhchúng ta đem những khái niệm ấy cho tự nhiên”; “phàm cái gì không phải là

tư tưởng đều là hư vô thuần túy”[13; 254] Lênin đã vạch rõ: “…đó là nhữngkết luận duy tâm Sự đảo lộn những nguyên lý cơ bản chứng minh (quá trình

tư tưởng của ông Poanh-ca-rê là như vậy) rằng những nguyên lý ấy khôngphải là những bản sao chép, những bức ảnh nào đó của giới tự nhiên, khôngphải là những sự phản ảnh của cái gì đó ở bên ngoài ý thức con người, mà lànhững sản phẩm của ý thức ấy”[13; 254]

Trong hai vế (hai khía cạnh) của cuộc khủng hoảng mà Lênin đã đềcập thì vế nào (khía cạnh nào) là vế trung tâm? Theo ý kiến của bản thân tácgiả khóa luận thì vế sau mới thực sự là vế trung tâm, nghĩa là bản chất củacuộc khủng hoảng không gì ngoài việc các nhà vật lý không nắm được lýluận triết học DVBC Lịch sử ngành vật lý học đã luôn chứng minh rằng một

sự bừng tỉnh của tư duy thường được khởi đầu bằng sự từ bỏ một định kiếnnào đó Tức nhiên quá trình để từ bỏ một định luôn là một cuộc đấu tranh vôcùng cam go và đầy thử thách Anh-xtanh từng ví việc “phá vỡ một địnhkiến trong khoa học khó hơn phá vỡ một hạt nhân nguyên tử” Sự đảo lộnnhững quy luật cũ và những nguyên lý cơ bản thì đâu phải là lần đầu mớithấy trong lịch sử vật lý học, cách đó mấy trăm năm Côpecnic đã làm rồi khiông đưa ra thuyết nhật tâm để đánh đổ thuyết địa tâm tồn tại trong hơn haingàn năm, song nó đã không đưa lại bất kì một cuộc khủng hoảng nào vềmặt thế giới quan Vậy sự khác nhau giữa hai thời điểm lịch sử này là gì? Đó

là giờ đây có quá nhiều nhà bác học giỏi chuyên môn nhưng không phải lànhững nhà duy vật, rõ ràng hồi đó tuy cũng là lý thuyết mới đánh đổ lýthuyết cũ nhưng cái thế giới quan và nhận thức luận duy vật thông qua đó

mà được củng cố, đó là quá trình thay thế CNDT bằng CNDV, còn giờ đây

Trang 29

thì sự việc lại diễn biến theo hướng hoàn toàn ngược lại, tức là CNDV bịthay thế bởi CNDT và chủ nghĩa bất khả tri Những phần tử phản động nhấttrong triết học đã lợi dụng và đã làm cho cuộc khủng hoảng này trở nênnghiêm trọng bằng cách “từ cuộc “khủng hoảng của vật lý học hiện đại”,người ta đã vội rút ra những kết luận hoài nghi luận”[13; 255]

Từ sự phân tích đó, ta thấy rõ quan điểm của Lênin cho rằng cuộc

“khủng hoảng” vật lý học ấy thực ra là cuộc khủng hoảng về thế giới quan

và nhận thức luận của triết học, ở đây không có lỗi của khoa học, không cólỗi của người phát minh ra nó mà cái lỗi lớn nhất lại thuộc về những ngườigiải thích nó một cách lệch lạc do khiếm khuyết của họ trong nhận thức hoặc

vì những mưu đồ riêng về chính trị Chính Lênin đã tổng kết những điều đónhư sau: “Cho nên, về mặt triết học, thực chất “cuộc khủng hoảng của vật lýhọc hiện đại” là ở chỗ vật lý học cũ coi lý luận của mình là sự “nhận thứchiện thực về thế giới vật chất”, tức là sự phản ánh hiện thực khách quan.Trào lưu mới trong vật lý học coi lý luận chỉ là những tượng trưng, nhữngdấu hiệu, những ký hiệu cho thực tiễn, tức là nó phủ nhận sự tồn tại của thựctại khách quan độc lập với ý thức chúng ta và do ý thức chúng ta phản ánh…

lý luận duy vật về nhận thức mà vật lý học cũ thừa nhận một cách tự phát đã

bị lý luận duy tâm và bất khả tri về nhận thức thay thế; điều đó đã bị chủnghĩa tín ngưỡng lợi dụng bát kể nguyện vọng của những người duy tâm vànhững người bất khả tri là như thế nào”[13; 258] Như vậy lời tuyên bố

“nguyên tử tan rã”, “vật chất tiêu tan” rõ ràng là không đúng, vì như Lênin

đã vạch rõ nó chỉ là sản phẩm của một số nhà vật lý đã “không thừa nhậnmột cách thẳng thắng, dứt khoát và kiên quyết giá trị khách quan của những

lý luận của mình”[19; 119].Vậy là mọi vấn đề có thể coi như được sáng tỏ.Tóm lại, theo Lênin thì thực chất sâu xa hơn của toàn bộ cuộc khủnghoảng phải nằm ở mặt triết học chứ không phải ở mặt vật lý học; chính mặt

Trang 30

triết học sẽ nói lên bản chất của cuộc khủng hoảng vật lý học, còn mặt vật lýhọc chẳng qua chỉ là cái cớ; không thể hiểu được thực chất của cuộc khủnghoảng từ việc xem xét các phát minh khoa học, mà việc mất phương hướng

về thế giới quan của nhiều nhà vật lý phải bắt đầu khi họ bước sang lĩnh vựccủa triết học…Thực chất của vấn đề nằm “ở sự gạt bỏ thực tại khách quan ởbên ngoài ý thức, tức là ở sự thay thế chủ nghĩa duy vật bằng chủ nghĩa duytâm và chủ nghĩa bất khả tri” thông qua sự xâm nhập của chủ nghĩa duy tâm

“vật lý học” - một trào lưu mới trong vật lý học chỉ coi những khám phá mớinhư là những tượng trưng, những dấu hiệu, những kí hiệu có ích lợi thựctiễn, tức là nó phủ nhận sự tồn tại khách quan, độc lập của thế giới vật chất,phủ nhận thực tại khách quan được đem lại cho chúng ta trong cảm giác và

do ý thức của chúng ta phản ánh Những nhà triết học kiêm vật lý học cóquan hệ mật thiết nhất với chủ nghĩa duy tâm “vật lý học” mà tiêu biểu làMakhơ, Avênariut và các đồ đệ của họ ở Nga đã lợi dụng những thành tựumới nhất của KHTN để chống lại CNDV và làm sống lại CNDT và hoàinghi luận của Béccli, của Hium và của I.Kant Có những bằng chứng chothấy việc một số nhà vật lý ngả theo CNDT, chủ nghĩa Kant và chủ nghĩabất khả tri Hium là những tác giả chính gây ra “sự nhầm lẫn” trong việc tìmhiểu và giải thích những thành tựu của vật lý học lúc bấy giờ Cho nên có thểnói việc tìm kiếm nguyên nhân và con đường để giải quyết cuộc khủnghoảng vật lý học đó cũng chính là quá trình tìm kiếm nguyên nhân và cáchthức để đẩy lùi và đánh bật những người chủ nghĩa duy tâm “vật lý học” rakhỏi vật lý học

Như vậy, mặc dù được gọi là cuộc “khủng hoảng” vật lý học song thật

ra chẳng có một cuộc khủng hoảng nào hết về mặt vật lý mà chỉ có một cuộckhủng hoảng về mặt thế giới quan và nhận thức luận triết học trong bản thâncác nhà vật lý học Bằng chứng là đã có hàng loạt những cách hiểu sai, giải

Trang 31

thích sai về những phát minh mới Phải chăng do họ ngốc ngếch? Chắc làkhông Nguyên nhân thì có nhiều và sẽ được bàn đến ở mục sau, nhưng ngaybây giờ chúng ta có thể khẳng định ngay một điều là việc giải thích sai lệchnhững thành tựu mới của vật lý học có một sự tác động không nhỏ đến từCNDT và chủ nghĩa hoài nghi đang hoành hành trong một bộ phận các nhàtriết học và các nhà KHTN lúc đó Bởi vậy, Lênin mới đặt tựa đề cho

chương V của quyển sách “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” là “Cuộc cách mạng mới nhất trong khoa học tự nhiên và chủ nghĩa duy tâm triết học” Song, chúng ta phải ghi nhớ rằng cuộc khủng hoảng đó

“chỉ là một bước dao động nhất thời, một thời kì ốm đau ngắn ngủi trong

lịch sử khoa học, một chứng bệnh của trưởng thành, phần lớn là do sự đảo lộn đột ngột của những khái niệm cũ, đã được xác định, sinh ra”[13; 309]; vì

chủ nghĩa duy tâm “vật lý học” thì cũng chỉ làm người ta nhất thời say mê

mà thôi Đó cũng là câu trả lời của Lênin đối với câu hỏi của A.Rây: “Phảichăng cuộc khủng hoảng hiện nay của vật lý học là một biến cố nhất thời và

bề ngoài trong sự phát triển của khoa học, hay là khoa học đột nhiên quay lạiđằng sau và hoàn toàn rời bỏ con đường đã đi theo từ trước”[13; 257]

Việc Lênin chỉ ra đâu là thực chất của cuộc khủng hoảng đã tạo điềukiện thuận lợi để nắm bắt được các nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng,

từ đó đề ra con đường đúng đắn nhất để khắc phục và đẩy lùi cuộc khủnghoảng đó

1.2.2 Nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng:

Một câu hỏi cần làm sáng tỏ ở mục này là: Cái gì đã làm nảy sinh racuộc khủng hoảng trong vật lý học hồi đầu thế kỉ XX? Đây không phải làcâu hỏi khó trả lời, song bắt buộc chúng ta phải tìm hiểu vì có như vậychúng ta mới có thể hiểu được cách thức giải quyết vấn đề của Lênin màchương sau của khóa luận sẽ phải bàn tới

Trang 32

Về vấn đề nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng thì cũng đã có rấtnhiều nhà nghiên cứu đề cập rồi, hơn nữa Lênin cũng đã trình bày vấn đềnày rất cặn kẽ trong tác phẩm, vì vậy, ở mục này tác giả chỉ xin khái quát lại

và có thêm một số dẫn chứng để bổ sung mà thôi

Đầu tiên, chúng ta đều đồng ý với Lênin về nguồn gốc sâu xa của cuộckhủng hoảng thế giới quan trong ngành vật lý nằm ở ngay cách đặt vấn đề vềvật chất như là “viên gạch đầu tiên” của thế giới Lênin viết: ““Vật chất đãtiêu tan mất”, - người ta có thể dùng câu nói đó để diễn đạt cái khó khăn cơbản và điển hình đối với nhiều vấn đề riêng biệt, khó khăn đã gây ra cuộckhủng hoảng ấy”[13; 259] Trong hàng ngàn năm trước đó, đa phần các nhàkhoa học đã luôn tin tưởng vào sự tồn tại của một “bản nguyên” vật chấtchung của thế giới Cũng trong hàng ngàn năm đó, họ đã cố công truy tìmcái “bản nguyên” đó và cứ mỗi lần đạt được một sự tiến bộ nào đó thì họkhông những coi đó là “bản nguyên đại diện cho thời đại” của mình mà còn

là cái “bản nguyên chân thật của thế giới” Sự không ngừng truy tìm bảnnguyên vật chất của thế giới như vậy đã khiến trình độ nhận thức của conngười không ngừng vượt lên phía trước, song mỗi lần khoa học tạo ra đượcmột bước đột phá mới là tư duy của cả nhân loại lại rơi vào trạng thái hụthẫng mới Rõ ràng “cú sốc” về thế giới quan hồi đầu thế kỉ XX trong triếthọc và vật lý học đâu phải là sự ngẫu nhiên, nó là kết quả của một cuộc cáchmạng mới trong khoa học vật lý trong việc truy tìm cái “bản nguyên” vậtchất của thế giới

Tiếp theo, trong cùng tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, Lênin cũng đã chỉ rõ: cuộc khủng hoảng của vật lý học

hiện đại mà xét về mặt thế giới quan thì gắn liền với sự ra đời của chủ nghĩaduy tâm “vật lý học” nên những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự ra đời củachủ nghĩa duy tâm “vật lý học” thì cũng chính là các nguyên nhân dẫn đến

Trang 33

cuộc khủng hoảng thế giới quan của các nhà vật lý học Theo Lênin thì cóhai nguyên nhân chính “đẻ” ra chủ nghĩa duy tâm “vật lý học” :

- Nguyên nhân thứ nhất: “Cuộc khủng hoảng của vật lý học là ở chỗtinh thần toán học đã chinh phục vật lý học” [13; 311]

Trong vấn đề này, Lênin đặc biệt lưu ý đến mặt tiến bộ của vật lý họchiện đại là sử dụng rộng rãi các phương pháp toán học trong các nghiên cứucủa mình Những tiến bộ của toán học đã được ứng dụng rộng rãi vào trongvật lý học và làm cho vật lý học “lý thuyết” trở thành vật lý học “toán học”.Trong vật lý học “toán học” thì sự ham mê phiến diện các mối quan hệ số đãdẫn đến hệ quả là các quan hệ số này dần tách khỏi các cơ sở vật chất củachúng, có nghĩa là các nhà bác học chỉ hướng sự chú ý của mình vào nhữngcon số thuần túy, do đó các công thức vật lý sẽ không còn phản ánh được sựphụ thuộc của các con số vào ý nghĩa và giá trị thực tại của chúng và điều đó

sẽ trở thành thức ăn cho chủ nghĩa duy tâm “vật lý học”, thế là bắt đầu thời

kì vật lý học “hình thức” (hay là thời kì vật lý học “toán học”); nếu xét vềbản chất thì vật lý học “toán học” chẳng qua chỉ là một bộ môn toán họcthuần túy, nó không còn là một nhánh của vật lý học nữa mà nó đã trở thànhmột ngành của toán học, còn bản thân những nhà vật lý học cũng đã trởthành những nhà toán học thuần túy với những phép toán trừu tượng Vấn đềlà: vật lý học “lý thuyết” trước đó có phải cũng là một hình thức vật lý học

mà “khái niệm, khái niệm thuần túy đã thay thế những yếu tố thực tại”[13;312]? Dĩ nhiên là không phải như vậy, Lênin đã chỉ rõ: “Nếu nhà toán họckhông bị công việc có tính chất xây dựng của trí tuệ mình lừa dối…, thì ông

ta mới tìm thấy được mối liên hệ của vật lý học lý thuyết với thựcnghiệm…” [13; 312] Như vậy về bản chất thì vật lý học lý thuyết hoàn toànkhác với vật lý học toán học Vật lý học toán học là một giai đoạn mới mẻcủa vật lý học, mà thực ra là của toán học mới đúng

Trang 34

Trong giai đoạn mới mẻ này, nhà vật lý học kiêm nhà toán học thườngquen với các yếu tố khái niệm thuần túy lôgich và coi đó là những yếu tốduy nhất được dùng làm tài liệu cho công tác nghiên cứu của mình, do đó họcảm thấy vướng víu với những yếu tố “thô kệch”, hay những yếu tố vật chất

mà họ cho là không dễ uốn nắn lắm, nên tất nhiên họ phải luôn luôn đemtrừu tượng hóa chúng đi và hình dung chúng là hoàn toàn phi vật chất vàthuần túy lôgich, hoặc thậm chí còn hoàn toàn coi thường chúng nữa Nhữngyếu tố được coi là tài liệu thực tại, khách quan, tức là yếu tố vật lý, thì hoàntoàn biến đi mất Còn lại chỉ là những liên hệ hình thức biểu thị bằng nhữngphương trình vi phân Điều đó hoàn toàn đúng với nhận định của Lênin: “Cuộc khủng hoảng của vật lý học là ở chỗ tinh thần toán học đã chinh phụcvật lý học”[13; 311], các nhà vật lý học trở thành những nhà toán học,những qui luật vận động của vật chất đều được đem diễn giải bằng toán học,

họ đã quên mất vật chất, nên ““vật chất tiêu tan mất” chỉ còn lại nhữngphương trình”[13; 312]

Như vậy, chủ nghĩa duy tâm “vật lý học” với tư cách là một trào lưuphản động trong vật lý học đã nảy sinh từ chính sự tiến bộ của vật lý họctoán học chứ không phải là vật lý học lý thuyết Chính việc “tinh thần toánhọc đã chinh phục vật lý học” là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến sự ra đời củachủ nghĩa duy tâm “vật lý học”, đồng thời cũng là nguyên nhân dẫn đếncuộc khủng hoảng của vật lý học Trước đó mấy chục năm, Ăngghen cũng

đã từng tiên đoán: “…một khi các nhà toán học đã rút lui vào trong cácthành lũy trừu tượng bất khả xâm phạm của họ, tức là vào trong cái màngười ta gọi là toán học thuần túy thì tất cả những cái tương đồng như thếđều sẽ bị lãng quên đi, cái vô cực đã trở thành một cái gì hoàn toàn thần bí

và cách mà người ta dùng cái vô cực đó trong sự phân tích cũng trở thànhmột cái gì hoàn toàn khó hiểu, một cái gì mâu thuẫn với mọi kinh nghiệm và

Trang 35

mọi tri thức…Họ quên rằng toàn bộ cái mà người ta gọi là toán học thuầntúy đều nghiên cứu những điều trừu tượng, rằng tất cả những đại lượng của

họ, nói một cách chặt chẽ, đều là những đại lượng tưởng tượng, và tất cảnhững sự trừu tượng đẩy đến cực độ đều biến thành những điều vô lý, thànhnhững cái đối lập” [19; 164], hay có thể nói một cách hình tượng đơn giản:

Vì các nhà vật lý học mải vùi đầu tính toán nên đã dần mất đi thói quen suynghĩ! Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, tiên đoán đó của Ăngghen đã trởthành hiện thực, nó đã trở thành một trong các nguyên nhân “đẻ” ra chủnghĩa duy tâm “vật lý học” nói riêng, cũng tức là một trong các nguyên nhântrực tiếp dẫn dến cuộc khủng hoảng trong vật lý học nói chung như Lênin đãphân tích

- Nguyên nhân thứ hai: Theo Lênin thì “một nguyên nhân khác sinh rachủ nghĩa duy tâm “vật lý” là nguyên lý của chủ nghĩa tương đối, tức lànguyên lý về tính tương đối của tri thức của chúng ta Trong thời kì các lýluận cũ sụp đổ đột ngột, nguyên lý này có một sức mạnh đặc biệt buộc các

nhà vật lý học phải tuân theo, - và trong tình trạng không hiểu biết phép biện chứng, nguyên lý này, tất nhiên dẫn đến chủ nghĩa duy tâm ”[13; 313]

Theo Lênin, nếu xét trên khía cạnh nhận thức luận thì “vấn đề quan hệgiữa chủ nghĩa tương đối và phép biện chứng có lẽ là vấn đề quan trọngnhất” [19; 121] Bởi vì “lấy chủ nghĩa tương đối làm cơ sở cho lý luận vềnhận thức, có nghĩa là không tránh khỏi tự hãm mình vào thuyết hoài nghituyệt đối, vào thuyết bất khả tri và vào thuyết ngụy biện, hoặc vào chủ nghĩachủ quan.”[13; 127] Lênin lưu ý: “Phép biện chứng duy vật của Mác vàĂng-ghen tất nhiên là có bao hàm chủ nghĩa tương đối nhưng không quythành chủ nghĩa tương đối…”[13; 127] Và “vật lý học mới sở dĩ đi trệchsang phía chủ nghĩa duy tâm, chủ yếu là vì các nhà vật lý học không hiểuđược phép biện chứng Họ đã công kích luôn chủ nghĩa duy vật siêu hình

Trang 36

(hiểu theo nghĩa mà Ăng-ghen dùng, chứ không phải theo nghĩa thực chứngluận, tức là theo nghĩa của Hi-um) cùng với “tính cơ giới” phiến diện của nó,

và đã hắt luôn đứa trẻ cùng với chậu nước đã dùng để tắm cho nó Trong khiphủ nhận tính bất biến của những đặc tính và nguyên tố của vật chất mà đếnnay ai ai cũng biết, họ đã đi đến chỗ phủ nhận vật chất, nghĩa là phủ nhậntính thực tại khách quan của thế giới vật lý Trong khi phủ nhận tính tuyệtđối của những quy luật cơ bản quan trọng nhất, họ đã đi dến chỗ phủ nhậnbất cứ qui luật khách quan nào trong tự nhiên, họ tuyên bố rằng qui luật tựnhiên chỉ là những qui ước, là “hạn chế sự chờ đợi”, là “tính tất nhiên lôgic”,

…Trong khi kiên quyết nói về tính chất gần đúng và tương đối của những trithức của chúng ta, họ đã đi đến chỗ phủ nhận khách thể độc lập của nhậnthức, khách thể được nhận thức phản ánh lại một cách gần đúng và tươngđối đúng”[Xem 19; 121-122] Rõ ràng chủ nghĩa tương đối đã mở rộng cửatrước cho CNDT xâm nhập vào vật lý học, vì không thể đem lại cho chủnghĩa tương đối một định nghĩa chính xác, nên họ sa vào CNDT Hơn nữa,

“vì không hiểu phép biện chứng, nên họ thường thông qua chủ nghĩa tươngđối mà rơi vào chủ nghĩa chủ quan và chủ nghĩa duy tâm Họ không hiểumột điều rằng hậu quả của sự khinh thường phép biện chứng sẽ đưa một sốngười tỉnh táo nhất sa vào chỗ dị đoan ngu xuẩn nhất, sa vào thần linh họccận đại”[19; 27], rằng “chỉ có phép biện chứng duy vật của Mác và Engenmới giải quyết được vấn đề chủ nghĩa tương đối bằng một lý luận đúng, vàngười nào không hiểu phép biện chứng duy vật thì nhất định sẽ đi từ chủnghĩa tương đối sang chủ nghĩa duy tâm triết học”[19; 121]

Như vậy, sở dĩ diễn ra tình trạng mất phương hướng ở ngay cả các nhàbác học lớn là vì họ thiếu một phương pháp tư duy biện chứng Từ khi vật lýhọc bước sang thời kì hiện đại với đối tượng nghiên cứu mới là thế giới vi

mô với những đặc điểm hoàn toàn khác với thế giới vĩ mô trước kia thì cơ sở

Trang 37

triết học của cơ học cổ điển không còn khả năng phản ánh đúng đắn thế giới

vi mô nữa Các thành tựu mới trong KHTN đã phá vỡ tính tách biệt giữa thếgiới vô cơ và thế giới hữu cơ, cũng như tính tách biệt giữa tự nhiên với xãhội Giờ đây giữa những sự vật, hiện tượng được coi là tách biệt hoàn toàntrước đây lại có sự gắn bó hữu cơ với nhau, tác động biện chứng với nhau,bây giờ người ta biết chắc chắn nhiệt có thể biến thành điện, điện có thể sinh

ra cơ năng, hóa năng, nhiệt năng…Giờ đây cái gì là máy móc, siêu hình thìkhông còn phù hợp nữa, do đó bức tranh siêu hình về thế giới của vật lý học

cổ điển đã trở thành hàng rào cản trở sự phát triển của khoa học Sự pháttriển mới của KHTN đòi hỏi phải có một phương pháp luận mới thay thế chophương pháp luận siêu hình Một quan niệm mới về tự nhiên đã dược hìnhthành trên những nét lớn: Tất cả những cái gì có tính cứng nhắc đã bị tiêutan, tất cả những gì có tính chất cố định đã biến mất và tất cả những cái gì

mà người ta cho là có tính chất vĩnh viễn đã trở nên tiêu vong Một nhu cầutất yếu của vật lý học hiện đại lúc đó là cần có một cơ sở triết học mới làm

cơ sở cho nó, đó là CNDVBC Song, vì một số lý do mà triết học DVBC đóvẫn chưa thể phổ biến sâu rộng trong vật lý học được Còn các nhà vật lýhọc lúc bấy giờ thì vẫn quen suy nghĩ theo lối cơ học cổ điển, chỉ chấp nhậncách nói “điều này sẽ xảy ra hoặc điều này không thể xảy ra” và rất khó đểchấp nhận cách nói “điều này sẽ xảy ra với một xác suất cao”, vì nói như vậycũng có nghĩa là điều đó vẫn có thể không xảy ra Cái cách nghĩ siêu hình đó

đã từng giúp cho khoa học phát triển trong một thời gian dài, song nó cũng

để lại cái thói quen xem xét sự vật một cách phiến diện mà không chú ý gìtới sự biến hóa của sự vật Đối với nó “có là có, không là không”, ngoài rakhông còn cái gì cả Chúng ta phải luôn ghi nhớ rằng CNDT chưa bao giờ

bỏ cuộc trong sự đua tranh giành giật tầm ảnh hưởng của CNDV đối vớiKHTN Hễ lúc nào nhà khoa học dao động và không còn đứng vững trên lập

Trang 38

trường duy vật là sẽ rơi ngay vào vòng tay của CNDT Thậm chí chừng nàomột nhà khoa học tuy có thế giới quan duy vật nhưng còn nhận thức mộtchiều, phiến diện, chủ quan như thế thì chừng ấy CNDT vẫn còn có điềukiện để phục hồi và phát triển.

Nếu đi sâu hơn nữa tìm hiểu nguồn gốc của chủ nghĩa tương đối, cũngnhư chủ nghĩa bất khả tri trong vật lý học thì chúng ta sẽ phát hiện ra rằngchúng được sinh ra từ việc không hiểu biết phép biện chứng giữa chân lýtuyệt đối và chân lý tương đối, cũng như không hiểu vai trò của các giảthuyết khoa học Nếu trước đây, CNDV siêu hình thừa nhận mọi tri thứckhoa học như là một sự bất biến, tuyệt đối thì đến đầu thế kỉ XX, khi vật lýhọc hiện đại chứng tỏ điều hoàn toàn ngược lại, tức chúng chỉ là những trithức tương đối thì những người siêu hình hoang mang, người ta nghi ngờ về

sự tồn tại khách quan của những quy luật, những nguyên lý nói chung Họkhông hiểu rằng trong thế giới này, lỗi lầm của người đi trước chính là sự

mở đường cho người đi sau đạt tới chân lý, vì lỗi lầm đã là một nửa của chân

lý đang còn lóng ngóng

Khi còn sống, Ăngghen đã rất đề cao vai trò của giả thuyết khoa học,ông phê phán những kẻ coi thường giả thuyết mà cứ chờ đợi quy luật thuầnkhiết, họ không hiểu rằng một hành động như vậy sẽ đồng nghĩa với việc

“đình chỉ” những sự tìm tòi của tư duy cho tới lúc đạt được quy luật, và nhưthế cũng đủ cho chúng ta không bao giờ có được quy luật Ngay cả Newtơn,người đã nhiều lần tuyên bố “Tôi không đề ra giả thuyết” song viện sĩ Liên

xô Va-vi-lôp lại khẳng định Newtơn là một tay thợ sản xuất giả thuyết xuấtsắc, vượt xa nhiều người đương thời Như vậy, để đi đến được một quy luậtbất kì thì chắc hẳn phải có nhiều giả thuyết bị đánh đổ và gạt bỏ, song sựthay thế và đổ vỡ ấy có đẻ ra chủ nghĩa hoài nghi hay CNDT hay không thìlại hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân các nhà KHTN có được rèn luyện về

Trang 39

phép biện chứng hay không, rằng họ có sự hiểu biết về mối quan hệ giữachân lý tương đối và chân lý tuyệt đối không, rằng họ có biết khái quátnhững phát minh khoa học mới nhất để nhận thức được rằng sự thay đổi cácquan niệm như vậy không hề phủ nhận chân lý khách quan chứa đựng trongcác quan niệm, mà chỉ chứng tỏ tính phức tạp, mâu thuẫn trong quá trìnhnhận thức, chứng tỏ tính tương đối trong nhận thức của con người

Sai lầm dễ nhận thấy nhất của chủ nghĩa tương đối và hoài nghi làkhông hiểu chân lý như là một quá trình lịch sử vận động từ chưa đầy đủ đếnđầy đủ hơn, sâu sắc hơn Có những cái là chân lý trong những điều kiện lịch

sử này thì cũng có thể không còn là chân lý trong điều kiện lịch sử khác.Đáng lẽ mỗi khái niệm, mỗi quy luật, mỗi nguyên lý,…phải được coi làchính xác khi nó được đặt trong một bối cảnh không gian, thời gian nhấtđịnh và có quan điểm lịch sử cụ thể khi giải thích nó thì những kẻ cơ hội chủnghĩa lại dùng một thủ đoạn hèn hạ như thế này để xem xét vấn đề: Đầu tiênchúng đem những gì là của quá khứ, những gì đã lỗi thời đặt vào hoàn cảnhhiện tại, rồi sau đó chúng la toáng lên về sự không thích dụng được củanhững cái cũ đó với hiện tại Còn những gì là của hiện tại thì bị áp đặt trongcùng một cái khuôn chật hẹp đã bị rạn nứt của quá khứ Hậu quả là trướcmắt của họ chỉ còn lại những đống hoang tàn và đổ nát của cả cái cũ lẫn cáimới, của cả cái đúng lẫn cái sai, của cái tiến bộ và lạc hậu,…đó là mảnh đấtmàu mỡ để những hạt mầm của CNDT được ươm mầm rồi còn gì

Rõ ràng chủ nghĩa tương đối và hoài nghi đã góp công lớn gây ra cuộckhủng hoảng và đẻ ra chủ nghĩa duy tâm “vật lý học” Điều này đã đượcLênin khái quát lại và coi như nguyên nhân thứ hai của cuộc khủng hoảngvật lý đầu thế kỉ XX

Ngoài các nguyên nhân nhận thức luận, sự khủng hoảng của vật lý họccòn có nguyên nhân chính trị - xã hội và tín ngưỡng, đây là những nguyên

Trang 40

nhân gián tiếp Những diễn biến trong đời sống xã hội, những xáo trộn trongsinh hoạt chính trị đã cách li các nhà khoa học khỏi CNDVBC của Mác, nhất

là phương pháp BCDV Trong lịch sử, CNDT luôn là công cụ để các giaicấp thống trị - bóc lột và các lực lượng phản động khác trong xã hội lợi dụng

để mê hoặc quần chúng, để tách quần chúng ra khỏi ảnh hưởng của CNDVtiến bộ Từ lâu lắm rồi, giai cấp tư sản đã đánh rơi ngọn cờ duy vật và tìmmọi thủ đoạn tinh vi nhất để khôi phục, duy trì, truyền bá CNDT Sự bùng

nổ của cuộc cách mạng trong ngành vật lý học đã bị kẻ thù của giai cấp vôsản lợi dụng triệt để để mở một cuộc tiến công lớn nhắm vào lý luận của chủnghĩa Mác để thanh toán kẻ thù nguy hiểm nhất của chúng về mặt lý luận làchủ nghĩa Mác Ví như luận điểm “vật chất đã tiêu tan” mà những nhà khoahọc và triết học phản động đã rêu rao thì ngoài việc phô diễn sự ngu ngốccủa họ nó còn thể hiện một động cơ chính trị hơn là vì một sự tiến bộ chânchính của nền vật lý học

Ngoài ra, cái trình trạng mà nhiều nhà bác học tuy là những nhà duyvật vững vàng trong lĩnh vực khoa học của họ nhưng bên ngoài lĩnh vực đóthì họ có thể là những người duy tâm, thậm chí còn là những tín đồ chínhthống và ngoan đạo của đạo Thiên Chúa cũng là một trong các nguyên nhângián tiếp dẫn tới cuộc khủng hoảng trong vật lý học

Tóm lại: CNDT là kẻ thù của khoa học Nó luôn luôn lợi dụng nhữngthành tựu và những khó khăn của KHTN vào những mục tiêu phản độngnhất nhằm chống lại triết học duy vật và cả KHTN; còn phương pháp tư duysiêu hình thì gây ra nhiều sự cản trở trong quá trình phát triển của KHTN:

“Chủ nghĩa siêu hình triết chung thông thường đã làm cho khoa học tự nhiên

bị chặn đứng lại một cách tuyệt vọng trong những yêu cầu về lý luận củanó” [1; 81] Còn những lý thuyết như thuyết năng lượng của Ôxtơvanđơ chỉ

là cái cớ cho nhà triết học và khoa học dao động về tư tưởng chạy trốn khỏi

Ngày đăng: 30/12/2013, 20:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ph.Ăngghen, Biện chứng của tự nhiên, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1963 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biện chứng của tự nhiên
Nhà XB: Nxb Sự Thật
2. Ph.Ăngghen, Chống Đuy-rinh, Nxb CTQG, HN, 1971 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chống Đuy-rin
Nhà XB: Nxb CTQG
3. Nguyễn Tường Bách, Lưới trời ai dệt ?, Nxb Trẻ, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lưới trời ai dệt
Nhà XB: Nxb Trẻ
4. Phùng Văn Bộ (chủ biên), Một số vấn đề về phương pháp giảng dạy và nghiên cứu triết học, Nxb GD, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về phương pháp giảng dạy vànghiên cứu triết học
Nhà XB: Nxb GD
5. PGS,TS Doãn Chính- PGS,TS Đinh Ngọc Thạch, Vấn đề triết học trong tác phẩm của C.Mác- Ph.Ăng-ghen- V.I.Lê-nin, Nxb CTQG, HN, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề triết học trongtác phẩm của C.Mác- Ph.Ăng-ghen- V.I.Lê-nin
Nhà XB: Nxb CTQG
6. GS, PTS Nguyễn Trọng Chuẩn, PTS Đặng Hữu Toàn, Sức sống của một tác phẩm triết học, Nxb CTQG, HN, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sức sống của mộttác phẩm triết học
Nhà XB: Nxb CTQG
7. E.Côn-man, Lê-nin và vật lý học hiện đại, Nxb ST, HN,1960 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê-nin và vật lý học hiện đại
Nhà XB: Nxb ST
8. PGS Lê Cảnh Đại, Một số vấn đề triết học trong vật lý học, Khoa Triết, trường Đại học KHXH & NV,1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề triết học trong vật lý học
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Triết học, Nxb CTQG, HN, 1993, tập 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học", Nxb CTQG, HN, 1993
Nhà XB: Nxb CTQG
10. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Triết học, Nxb CTQG, HN, 1995, tập 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết học", Nxb CTQG, HN, 1995
Nhà XB: Nxb CTQG
11. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Triết học Mác- Lênin, Nxb CTQG, HN, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Triết học Mác- Lênin
Nhà XB: Nxb CTQG
12. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Triết học , Nxb CT-HC, HN, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Triết học
Nhà XB: Nxb CT-HC
13. V.I. Lênin, Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán. Bút ký phê phán một triết học phản động, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1976 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán. Bútký phê phán một triết học phản động
Nhà XB: Nxb Tiến bộ
14. V.I. Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1978, tập 45 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập", Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1978
Nhà XB: Nxb Tiến bộ
15. V.I. Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1980, tập 21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập", Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1980
Nhà XB: Nxb Tiến bộ
16. V.I. Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1981, tập 18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập", Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1981
Nhà XB: Nxb Tiến bộ
17. V.I. Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1981, tập 29 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập", Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1981
Nhà XB: Nxb Tiến bộ
18. C.Mác-Ph.Ăng-ghen, Tuyển tập, Nxb ST, HN,1962, tập 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập", Nxb ST, HN,1962
Nhà XB: Nxb ST
19. C.Mác-Ph.Ăng-ghen-V.I.Lênin, Về mối quan hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên, Nxb KHXH, HN, 1973 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về mối quan hệ giữa triết học và khoahọc tự nhiên
Nhà XB: Nxb KHXH
20. Đại học Huế - Trường Đại học Khoa học - Khoa Mác-Lênin, Triết học trong khoa học tự nhiên, Huế, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết họctrong khoa học tự nhiên

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w