I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Vấn đề tiêu thụ sản phẩm giữ vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến việc đưa ra thị trường sản phẩm gì với g
Trang 1Các kênh Marketing tạo nên lợi thế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm, nếu doanh nghiệp nào có được một kênh phân phối tốt
sẽ chuyển tải được nhiều hàng hoá, ít tốn chi phí do đó lợi nhuận thu được sẽ cao hơn so với doanh nghiệp không có kênh phân phối tốt Phát triển các chiến lược Marketing thành công trong môi trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay là một công việc khó khăn và phức tạp Việc áp dụng các biện pháp về sản phẩm, quảng cáo, khuyến mại, cắt giảm giá chỉ có lợi thế trong ngắn hạn, bởi các doanh nghiệp khác cũng nhanh chóng làm theo Việc tập trung phát triển mạng lưới kênh tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp xây dựng và duy trì được lợi thế cạnh tranh lâu dài, bởi kênh tiêu thụ sản phẩm là một tập hợp các quan hệ bên ngoài giữa các doanh nghiệp độc lập trong kinh doanh Tạo lập và phát triển hệ thống kênh Marketing đòi hỏi thời gian, trí tuệ, tiền của, sức lực nên không dễ dàng bị các doanh nghiệp khác làm theo Vì vậy các doanh nghiệp phải tìm ra kênh phân phối chuyển tải được đa số lượng hàng hoá, tiết kiệm chi phí Marketing, rủi ro thấp
Nhiều công ty đã thấy rằng để cạnh tranh thành công họ không chỉ cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt hơn đối thủ mà còn phải làm cho chúng sẵn có ở đúng thời gian, địa điểm và phương thức mà người tiêu dùng mong muốn Vậy, việc thiết lập kênh tiêu thụ thì rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh
Nước ta là một nước nông nghiệp với cơ cấu tổng sản phẩm nông nghiệp là
39 % trong tổng sản phẩm trong nước Trong đó, một trong những mặt hàng nông nghiệp chủ lực của Việt Nam là lúa gạo (đứng thứ 2 thế giới sau Thái Lan về xuất khẩu) Trong những năm gần đây, sản lượng gạo xuất khẩu luôn luôn tăng qua các năm, năm 2004 xuất khẩu được 4 triệu tấn đến năm 2005 xuất được 5,2 triệu tấn
Trang 2(1,4 tỷ USD) Nhưng điều đáng nói là gạo của Việt Nam lại bị đánh bại ngay trên sân nhà bởi các loại gạo của các nước trong khu vực, điển hình là gạo Thái Lan Phần lớn là do các công ty Việt Nam chưa thật sự đầu tư đúng mức vào thị trường nội địa, chưa quan tâm nhiều đến hoạt động phân phối gạo, sản phẩm gạo cao cấp của công ty chưa được khách hàng trong nước biết đến, người tiêu dùng hiện nay
có khuynh hướng sính ngoại Do đó việc thua trên sân nhà là điều khó tránh khỏi Vậy để giành lại thị trường nội địa cần phải có một chiến lược phân phối gạo hiệu quả, nhằm thoả mãn nhu cầu khách hàng trong nước, đồng thời tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
Những vấn đề trên hầu như công ty kinh doanh lương thực nào cũng gánh phải, kể cả Công ty Xuất Nhập Khẩu Tổng Hợp Đồng Tháp Do đó, vấn đề đặt ra hiện nay là nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm lúa gạo, giành lại thị trường nội địa thông qua việc thiết lập kênh tiêu thụ lúa gạo hiệu quả
Như vậy, việc thiết lập kênh tiêu thụ gạo là một công việc rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các công ty kinh doanh gạo chính những lý do
trên mà tôi quyết định chọn đề tài “Hoạch Định Chiến Lược Tiêu Thụ Gạo Của Công ty Thương Nghiệp Xuất Nhập Khẩu Tổng Hợp Đồng Tháp”
II MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1 Mục tiêu tổng quát:
Trong bối cảnh hiện nay, mọi công ty đều cần chiến lược tiêu thụ sản phẩm nhằm giúp tạo lợi thế cạnh tranh lâu dài cho công ty Do đó, mục tiêu của đề tài này là thiết lập kênh phân phối gạo hiệu quả cho Công ty Thương Nghiệp Xuất Nhập Khẩu Tổng Hợp Đồng Tháp dựa trên kênh phân phối gạo hiện có trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
2 Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua
- Tìm hiểu về hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ gạo nội địa của tỉnh Đồng Tháp
- Mô tả và phân tích kênh phân phối gạo nội địa của tỉnh Đồng Tháp nói chung và của công ty nói riêng
- Đưa ra giải pháp kênh phân phối hiệu quả cho công ty
III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trang 3Để thực hiện đề tài cần sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập số liệu:
Thu thập số liệu thứ cấp từ các báo cáo, tài liệu của cơ quan thực tập, niên giám thống kê, các sở ban ngành, thông tin trên các báo, tạp chí nghiên cứu khoa học, truyền hình, và internet
Thu thập số liệu sơ cấp từ việc điều tra thực tế kênh phân phối gạo của tỉnh Đồng Tháp Thông qua việc phỏng vấn trực tiếp 30 thành viên trong kênh phân phối như: nông dân, thương lái, doanh nghiệp chế biến Tìm hiểu nhu cầu tiêu thụ gạo của người dân qua việc thu thập số liệu sơ cấp, số liệu thu thập được gồm 30 mẫu phỏng vấn trực tiếp từ các cửa hàng bán gạo và được xử lý theo phương pháp thống kê tần suất
- Đề tài sử dụng mô hình lý thuyết về thiết kế kênh gồm 6 bước được trình bày cụ thể trong phần cơ sở lý luận
IV PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Do thời gian thực tập giới hạn trong 3 tháng nên đề tài chỉ nghiên cứu về kênh phân phối của sản phẩm chủ lực của công ty đó là mặt hàng gạo trên địa bàn Tỉnh Đồng Tháp
Trong đề tài có thu thập số liệu sơ cấp, nhưng do giới hạn về thời gian nên chỉ tiến hành phỏng vấn 30 mẫu đại diện từ những cửa hàng bán gạo để hiểu sơ lược về nhu cầu của người tiêu dùng Đồng Tháp
Trang 4PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
I ĐỊNH NGHĨA KÊNH MARKETING
Hiện tại có nhiều định nghĩa khác nhau về kênh Marketing Kênh Marketing có thể được coi là đường đi của sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng Nó cũng được coi như một dòng chuyển quyền sở hữu các hàng hoá khi chúng được mua bán qua các tổ chức khác nhau Một số người lại
mô tả kênh Marketing như là các hình thức liên kết lõng lẽo của các công ty để cùng thực hiện một mục đích thương mại
Vậy, kênh Marketing là một tổ chức các quan hệ bên ngoài doanh nghiệp
để quản lý các hoạt động phân phối, tiêu thụ sản phẩm nhằm đạt các mục tiêu của doanh nghiệp trên thị trường
Khi nói bên ngoài nghĩa là kênh Marketing tồn tại bên ngoài doanh nghiệp
Nó không phải là một phần cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp Quản trị kênh Marketing tất nhiên liên quan tới sử dụng khả năng quản lý giữa các tổ chức hơn
là quản lý trong nội bộ tổ chức
Tổ chức quan hệ nghĩa là kênh Marketing gồm các công ty hay tổ chức những người có tham gia vào quá trình đàm phán về việc đưa hàng hoá và dịch vụ
từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng Họ có chức năng đàm phán, mua bán chuyển quyền sở hữu hàng hoá và dịch vụ Thông thường chỉ những công ty hay những tổ chức nào tham gia thực hiện những chức năng này mới là thành viên của kênh Các công ty khác thực hiên chức năng bổ trợ không phải là thành viên của kênh
Mục tiêu phân phối: quản lý kênh phải có các mục tiêu phân phối xác định Kênh Marketing tồn tại nhằm đạt mục tiêu đó Cấu trúc và quản lý kênh nhằm đạt các mục tiêu phân phối của công ty Khi các mục tiêu này thay đổi, các yếu tố trong tổ chức quan hệ bên ngoài và cách quản lý các hoạt động có thể sẽ thay đổi
Như vậy, kênh Marketing là tập hợp các doanh nghiệp và cá nhân độc lập
và phụ thuộc lẫn nhau mà qua đó doanh nghiệp sản xuất thực hiện bán sản phẩm
Trang 5cho người sử dụng hoặc người tiêu dùng cuối cùng Nói cách khác kênh Marketing là hệ thống quan hệ của một nhóm các tổ chức và cá nhân tham gia vào quá trình đưa hàng hoá từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng Kênh Marketing là một hệ thống các mối quan hệ tồn tại giữa các tổ chức liên quan trong quá trình mua bán hàng hoá Kênh Marketing là đối tượng để tố chức, quản
lý như một công cụ Marketing trọng yếu của các doanh nghiệp trên thị trường Đồng thời là đối tượng nghiên cứu để hoạch định các chính sách quản lý kinh tế
vĩ mô Các kênh Marketing tạo nên một hệ thống thương mại phức tạp trên thị trường
Như vậy, phân phối qua hệ thống kênh Marketing liên quan tới giải quyết vấn đề doanh nghiệp đưa sản phẩm ra thị trường như thế nào để đạt mục tiêu của doanh nghiệp
II VAI TRÒ CỦA KÊNH PHÂN PHỐI
Phân phối có vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
- Là cầu nói giúp nhà sản xuất cung cấp sản phẩm cho khách hàng đúng sản phẩm, thời điểm, đúng kênh, luồng hàng
- Tập trung sản phẩm, điều hoà và phân phối sản phẩm
- Làm tăng giá trị sản phẩm (thời gian, không gian, hình thể sản phẩm)
- Tổ chức điều hành vận chuyển tiết kiệm chi phí, hạn chế rủi ro và thiệt hại
III CÁC DÒNG CHẢY TRONG KÊNH
Hệ thống kênh Marketing hoạt động thông qua các dòng chảy, khi một kênh Marketing đã được phát triển, nhiều dòng chảy xuất hiện trong nó Những dòng chảy này cung cấp sự kết nối ràng buộc các thành viên trong kênh và các tổ chức khác với nhau trong phân phối hàng hoá và dịch vụ
Chúng tôi sử dụng từ dòng chảy là vì các hoạt động phân phối trong kênh Marketing là một quá trình vận động liên tục không ngừng Mỗi dòng chảy là một tập hợp các chức năng được thực hiện thường xuyên bởi các thành viên kênh Từ quan điểm quản lý kênh, những dòng chảy quan trọng nhất là:
Trang 61 Dòng vận động của sản phẩm
Về mặt vật chất dòng vận động của sản phẩm thể hiện sự di chuyển thực sự của sản phẩm về không gian và thời gian qua tất cả các thành viên tham gia vào quá trình này từ địa điểm sản xuất đến địa điểm tiêu dùng cuối cùng Ví dụ, trong kênh phân phối bia 333, sản phẩm được vận chuyển bởi các công ty vận tải công cộng tới các nhà phân phối bia, qua kho của các tổng đại lý hoặc đại lý lớn, sau đó các nhà phân phối lại tiếp tục vận chuyển bia bằng các xe tải của họ tới những người buôn lẻ (các cửa hàng bán bia, tiệm ăn, quán bia ) nơi mà người tiêu dùng cuối cùng sẽ mua nó
2 Dòng đàm phán
Dòng đàm phán biểu hiện sự tác động qua lại lẫn nhau của các bên mua và bán liên quan đến quyền sở hữu sản phẩm Cần biết rằng công ty vận tải không nằm trong dòng chảy này vì nó không tham gia vào dòng đàm phán Đồng thời, cũng phải thấy rằng đây là dòng hai chiều, chỉ rõ đàm phán liên quan đến sự trao đổi song phương giữa người mua và người bán ở tất cả các cấp độ kênh
3 Dòng chuyển quyền sở hữu
Dòng chuyển quyền sở hữu thể hiện sự vận chuyển quyền sở hữu sản phẩm
từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng Ở đây, một lần nữa công ty vận tải không nằm trong dòng chảy bởi vì nó không sở hữu sản phẩm trong quá trình vận chuyển, nó chỉ tạo thuận lợi cho sự trao đổi
4 Dòng thông tin
Chúng ta thấy rằng công ty vận tải xuất hiện ở dòng chảy này và dòng thông tin từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng là hai chiều Tất cả các thành viên đều tham gia vào dòng thông tin và các thông tin phải được chuyển qua lại giữa từng cặp thành viên Phần lớn các thông tin này liên quan đến mua bán và xúc tiến, đến số lượng, chất lượng hàng hoá, thời gian, địa điểm giao hàng, thanh toán
5 Dòng xúc tiến
Dòng xúc tiến thể hiện sự hỗ trợ về thông tin sản phẩm của người sản xuất cho tất cả các thành viên kênh dưới các hình thức quảng cáo, bán hàng cá nhân, xúc tiến bán và quan hệ công chúng Ở đây, có sự tham gia của các đại lý quảng cáo cung cấp và thực hiện các dịch vụ quảng cáo Người sản xuất và đại lý quảng
Trang 7cáo sẽ làm việc cùng nhau để phát triển các chiến lược xúc tiến hiệu quả trong kênh
Dòng sản Dòng đàm Dòng sở Dòng thông Dòng xúc phẩm phán hữu tin tiến
Hình 1: Sơ đồ năm dòng chảy chính trong kênh Marketing
Trang 8IV CHỨC NĂNG CỦA PHÂN PHỐI
Hình 2: Sơ đồ các chức năng phân phối
Chức năng vận chuyển và giao hàng hóa là chuyển hàng hóa từ địa điểm này đến địa điểm khác
Chức năng tồn trữ lưu kho liên quan đến dự trữ hàng hóa cho đến khi nào
có nhu cầu thị trường
Chức năng cung cấp tài chính là cung cấp tiền mặt và tín dụng cần thiết cho sản xuất, vận tải, lưu kho, xúc tiến, bán và mua sản phẩm
Phân chia và tạo ra các phân cấp mặt hàng liên quan đến sắp xếp hàng hóa theo chủng loại và số lượng Điều này làm cho việc mua bán dễ dàng hơn bởi vì giảm được nhu cầu kiểm tra và lựa chọn
Tiếp cận người mua và thông tin bán hàng liên quan đến thu thập, phân tích
và phân phối tất cả các thông tin cần thiết cho lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra các hoạt động Marketing của tất cả các doanh nghiệp cả ở thị trường trong nước lẫn quốc tế
Bán hàng và giúp đỡ bán hàng bao gồm việc bán hàng cá nhân, quảng cáo
và các phương pháp Marketing khác nhau, liên quan đến cả việc xúc tiến sản phẩm
Xử lý đơn hàng thu thập chứng từ và lập hoá đơn là việc thu thập các chứng
từ và lập các hóa đơn trong việc mua bán hàng hóa cho khách hàng
Chức năng của phân phối
Xử lý đơn hàng thu thập chứng từ và lập hoá đơn
Vận chuyển và giao hàng hoá
Cung cấp tài chính tín dụng và thu hồi tiền hàng
Tiếp cận người mua,
thông tin bán hàng
Tồn trữ lưu kho
Bán hàng và giúp
đỡ bán hàngPhân chia và tạo ra các
phân cấp mặt hàng
Trang 9V ĐỊNH NGHĨA CẤU TRÚC KÊNH
Các kênh Marketing có cấu trúc như các hệ thống mạng lưới do chúng bao gồm các doanh nghiệp và cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau Kênh marketing
là một hệ thống các tổ chức liên quan với nhau và phụ thuộc vào nhau trong quá trình tạo ra kết quả là sản phẩm được người tiêu dùng mua và sử dụng
Vậy, cấu trúc kênh như là một nhóm các thành viên của kênh mà tập hợp các công việc phân phối được phân phối cho họ Các cấu trúc kênh khác nhau có cách phân chia các công việc phân phối cho các thành viên khác nhau
VI CÁC DẠNG KÊNH PHÂN PHỐI THÔNG DỤNG
Hình 3: Sơ đồ các dạng kênh phân phối VII KHÁI NIỆM VỀ THIẾT KẾ KÊNH VÀ NHỮNG CÔNG VIỆC PHẢI THỰC HIỆN TRONG QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC KÊNH
1 Khái niệm về thiết kế kênh
Tổ chức các kênh Marketing của doanh nghiệp trên thị trường là một công việc quan trọng và phức tạp Tuy nhiên trong nhiều ngành kinh doanh, kênh Marketing đã phát triển qua nhiều năm và trở thành hệ thống mang tính truyền thống Ở đây người sản xuất bắt buộc phải sử dụng những kênh này trong hoạt động sản xuất kinh doanh Điều này không có nghĩa kênh truyền thống luôn có
Trang 10hiệu quả và không cần cải tiến Các doanh nghiệp cần phải xem xét trong lĩnh vực kinh doanh của mình có tồn tại kênh truyền thống không và có các loại hình trung gian thương mại nào sẵn sàng kinh doanh các sản phẩm của doanh của doanh nghiệp Nhiều trường hợp các nhà kinh doanh phân tích một cách chi tiết các hệ thống kênh hiện có và phát hiện ra rằng các trung gian độc lập phù hợp sẵn có để bán sản phẩm của công ty ở những khu vực địa lý đã lựa chọn Thậm chí, sẵn có những trung gian phù hợp nhưng họ không chấp nhận bán sản phẩm của doanh nghiệp.
Vậy, tổ chức kênh Marketing là tất cả những hoạt động liên quan đến việc phát triển những kênh Marketing mới ở những nơi trước đó nó chưa tồn tại hoặc
để cải tiến kênh hiện tại
2 Những công việc phải thực hiện trong quá trình thiết kế kênh
Các doanh nghiệp chắc chắn phải làm các quyết định về tổ chức kênh nhằm thiết lập kênh Marketing cho sản phẩm của mình trên thị trường Các trường hợp doanh nghiệp phải tổ chức kênh bao gồm cả cải tiến những kênh đang sử dụng và thiết kế những kênh hoàn toàn mới Tổ chức kênh là một quyết định có tính chiến lược của doanh nghiệp, là hoạt động tích cực của người quản lý Đây cũng là công việc phức tạp, liên quan đến phân chia một cách tích cực các công việc phân phối, nhằm tạo ra một cấu trúc kênh tối ưu
Doanh nghiệp cần xác định khi nào nên thiết kế kênh, điều nầy rất quan trọng, doanh nghiệp cần thiết kế kênh khi:
- Phát triển sản phẩm mới hoặc dòng sản phẩm mới Nếu các kênh hiện có cho các sản phẩm khác là không thích hợp với sản phẩm hoặc dòng sản phẩm mới, kênh mới có thể cần được xây dựng hoặc các kênh hiện tại phải được sửa đổi cho phù hợp
- Đưa các sản phẩm hiện tại vào thị trường mục tiêu mới
- Có sự thay đổi cơ bản trong một số biến số của Marketing – mix
- Thiết lập công ty mới
- Các trung gian thương mại hiện tại thay đổi chính sách của họ có ảnh hưởng đến mục tiêu phân phối của công ty
- Thay đổi khả năng sẵn sàng của các loại trung gian thương mại cụ thể
- Mở các khu vực thị trường địa lý mới
Trang 11- Xảy ra những sự thay đổi thị trường chủ yếu.
- Xảy ra xung đột hoặc các quá trình hành vi khác
- Việc xem xét và đánh giá thường xuyên tới hoạt động của kênh trong thời
kỳ trước có thể dẫn đến cần thay đổi các kênh hiện có hoặc thiết lập kênh mới
Sau khi đã xác định được doanh nghiệp nên thiết kênh phân phối, các bước tiếp theo cần thực hiện trong thiết kế kênh là:
(1) Xác định mục tiêu phân phối, mục tiêu phân phối phải gắn liền với mục tiêu kinh doanh, để xác định được mục tiêu phân phối căn cứ trên:
- Khối lượng và thời gian tiêu thụ hàng hoá cần đạt
- Lợi nhuận cho nhà sản xuất và nhà trung gian
- Phần thị trường cần chiếm giữ
- Chi phí của doanh nghiệp và chiếc khấu cho nhà trung gian
- Khả năng khai thác kênh hiện có, kênh khả thi, xây dựng kênh tối ưu.(2) Phân tích và dự đoán thị trường:
- Phân tích đặc điểm khách hàng
- Dự đoán nhu cầu
(3) Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn kênh
* Yếu tố môi trường vĩ mô:
Trang 12* Ảnh hưởng của nhà trung gian:
- Khả năng cung cấp dịch vụ, phương tiện
- Lợi ích mang lại từ họ
- Mức độ cộng tác, quan điểm hợp tác
* Bản thân doanh nghiệp:
- Quy mô
- Khả năng tài chính
- Kinh nghiệm quản lý
- Các mục tiêu và chiến lược
(4) Xác định cấu trúc kênh tối ưu:
- Xác định chiều dài kênh
- Xác định chiều rộng kênh
- Xác định các loại trung gian tham gia vào kênh
(5) Lựa chọn kênh phân phối hiệu quả
Dựa trên những tiêu chí sau:
- Kênh chuyển tải được đa số lượng hàng hoá
- Có tương đối ít thành viên
- Tiết kiệm chi phí Marketing
- Tỷ lệ thiệt hại rủi ro thấp
(6) Lựa chọn các thành viên kênh phân phối: Căn cứ vào
- Thâm niên, kinh nghiệm, khả năng am hiểu khách hàng
- Nguồn vốn và cơ sở vật chất
- Thành tích tăng trưởng về doanh số và lợi nhuận
- Khả năng tổ chức kinh doanh và kinh nghiệm bán hàng
- Khả năng trả nợ
- Danh tiếng và uy tín trong kinh doanh
- Pháp nhân kinh doanh và mối quan hệ với công chúng
Trang 13- Đông giáp tỉnh Tiền Giang.
- Nam giáp tỉnh Cần Thơ, Vĩnh Long
- Bắc giáp tỉnh Long An
- Tây giáp tỉnh An Giang và Prây - Veng (Campuchia)
Đường biên giới quốc gia dài 52 km Diện tích tự nhiên 3.390 km2, trong đó hơn 220.900 ha diện tích đất nông nghiệp; 180.000 ha đất trồng
Toàn tỉnh có 9 huyện, 2 thị xã là: Cao Lãnh và Sa Đéc, 142 xã phường, thị trấn, tỉnh lỵ là thị xã Cao Lãnh
Phần tả ngạn sông Tiền, là một bộ phận của Đồng Tháp Mười, gồm 6 huyện và thị xã Cao Lãnh, chiếm 68,82 % diện tích tự nhiên của tỉnh, hàng năm ngập lũ sâu, chuyên canh lúa
Phần hữu ngạn sông Tiền, giáp sông Hậu, gồm ba huyện và thị xã Sa Đéc,
là vùng tập trung đông dân cư, kết cấu hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, nông nghiệp phát triển khá toàn diện, có nhiều vườn cây ăn trái vùng trồng hoa kiểng ở thị xã
Sa Đéc, tập trung nhiều cơ sở chế biến gạo
2 Điều kiện tự nhiên
Đồng Tháp có hệ thống sông ngòi chằng chịt, trong đó sông Tiền chiếm vị trí quan trọng và khoảng 1.000 kênh rạch lớn nhỏ xen kẻ nhau theo trục sông Tiền
đã tạo ưu thế đặc biệt phát triển giao thông, nông nghiệp và thương mại Bên cạnh
hệ thống giao thông đường thuỷ, hệ thống giao thông đường bộ bao gồm quốc lộ, tỉnh lộ và đường liên xã đã được nâng cấp và mở rộng, nhất là giao thông nông thôn góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương
Trang 14Với địa hình đồng bằng bằng phẳng, có xu hướng thấp dần từ bắc xuống nam, tây sang đông, Đồng Tháp nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, một năm có 2 mùa rõ rệt mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Nhiệt độ trung bình hàng năm 27.04oC, lượng mưa trung bình hằng năm
là 1.174 – 1.518 mm, độ ẩm trung bình hằng năm khoảng 83 %
(Nguồn: http://www.mattran.org.vn/Diaphuong/DongThap.htm)
3 Dân số và lao động
Theo điều tra dân số thời điểm 2005 Đồng Tháp có 1.654.680 người Trong đó, nam: 806.281 người, nữ: 848.399 người; thành thị: 285.606 người, nông thôn: 1.369.374 người Mấy năm qua tốc độ đô thị hoá diễn ra khá mạnh Tình hình dân tộc, người kinh chiếm 99,4 % còn lại là người Hoa , Khơmer, Tày, Mường Có 20,14 % dân số là tín đồ các tôn giáo Trong đó, đạo Hoà Hảo chiếm 11,46 %, đạo Cao Đài: 3,35 % và đạo Thiên Chúa: 2,25 %
Mật độ dân số: 489 người/km2 Tỷ lệ sinh: 1,822 %; tỷ lệ chết: 0,569 %; tỷ
lệ tăng tự nhiên: 1,251 %
Nguồn lao động dồi dào chiếm 52 % dân số của tỉnh, lao động được đào tạo khoảng 9,5 % dân số Cơ cấu lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế: nông nghiệp chiếm khoảng 82,71 %, công nghiệp xây dựng chiếm khoảng 6,05 %; dịch vụ chiếm khoảng 11,24 % ( Nguồn: Cục thống kê tỉnh Đồng Tháp)
4 Tài nguyên thiên nhiên:
Đồng Tháp có nguồn nước ngọt dồi dào Hệ thống kênh rạch khá hoàn chỉnh phục vụ cho giao thông thuỷ và quan trọng nhất là làm nhiệm vụ đưa nước
và rút nước cho đồng ruộng
Thiên nhiên ưu đải cho Đồng Tháp đất đai đa dạng và phong phú; đất phù sa: diện tích 143.997 ha, chiếm 43,95 % diện tích đất tự nhiên, phân bố dọc theo sông rạch và các cù lao của sông Tiền, sông Hậu Hàng năm được bồi đắp thêm phù sa mới rất thuận lợi cho trồng cây hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày như: lúa, đậu các loại và cây ăn quả Ngoài ra còn có các loại đất xám đất phèn: diện tích 140.396 ha (chiếm 42,85 % diện tích đất tự nhiên) đa số đã được ngọt hoá, trồng được luá, nuôi trồng thuỷ sản với năng suất và chất lượng cao
Trang 15II GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
1 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Thương Nghiệp Xuất Nhập Khẩu Tổng Hợp Đồng Tháp (Docimexco) là doanh nghiệp nhà nước được thành lập lại theo quyết định số 140/QĐTL ngày 25/12/1992 của UBND tỉnh Đồng Tháp
Tên giao dịch với nước ngoài: dong thap commerce import export co
Tên viết tắt: docimexco
Địa chỉ: đường Nguyễn Huệ, thị xã Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
Điện thoại: 067.856041 - 067.8555356 – 067.852026
Fax: 067.851250 ; Email: docimexcodt@hcm.vnn.vn
Khi mới thành lập tổng số vốn là: 4.365 triệu đồng, trong đó:
Tài sản cố định: 1.038 triệu đồng, Tài sản lưu động: 3.327 triệu đồng
Do hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt hiệu quả liên tục, nên công ty đã dần phát triển mạnh lên, cho đến nay công ty đã trở thành một trong những doanh nghiêp nhà nước lớn mạnh của tỉnh nhà, là một trong hai công ty chủ lực của tỉnh Đồng Tháp, được sự tín nhiệm của Tỉnh Uỷ, Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh, các cơ quan, ban ngành và là đối tác uy tín của khách hàng trong và ngoài nước
Đến năm 2005 tổng số vốn công ty đã có: 30,8 tỷ, trong đó:
Tài sản cố định: 7,2 tỷ đồng; Tài sản lưu động: 23,6 tỷ đồng
- Nhập khẩu vật tư, phân bón, nguyên liệu máy móc, thiết bị, phụ tùng, phục vụ sản xuất công nông nghiệp, xây dựng và hàng tiêu dùng thiết yếu để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu
Trang 16- Kinh doanh mặt hàng gỗ tròn và gỗ xẻ các loại, sản xuất kinh doanh thức
ăn gia súc Nuôi cá nước ngọt, nước mặn, nước lợ Chế biến, bảo quản thủy hải sản Khai thác cát đá, xây dựng công trình, hạng mục công trình San lấp mặt bằng, kinh doanh bất động sản
* Phòng kế hoạch kinh doanh (KHKD)
Là bộ phận chuyên trách hoạt động xuất nhập khẩu của toàn công ty như đề
ra kế hoạch xuất nhập khẩu, tìm kiếm thị trường khách hàng, điều tra nhu cầu xuất nhập khẩu
BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TY
Phòng
TCCBHCQT
Phòng KHKD
Phòng KTTV
Chi nhánh tại TPHCM
Phòng HTĐT
XN
CBLTXK I
XN CBLTXK II
XN KDVTNN
XN CBTSXK
XN KDNĐ
XN CBLTXK III
Trang 17Phòng kế hoạch có nhiệm vụ tiếp xúc đàm phán với các đơn vị, công ty, các thương nhân trong và ngoài nước trong phạm vi kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty nhằm mục đích tìm kiếm nguồn nguyên liệu và thị trường tiệu thụ cho sản phẩm của công ty Ngoài ra, phòng kế hoạch còn có nhiệm vụ dự thảo và đề ra phương hướng thực hiện kế hoạch xuất nhập khẩu.
* Phòng kế toán tài vụ (KTTV)
Tổ chức công tác kế toán, thống kê, phù hợp với hoạt động kinh doanh của công ty theo yêu cầu của đơn vị chế độ quản lý và không ngừng cải tiến bộ máy kế toán
Tổ chức ghi chép tính toán phản ánh chính xác trung thực kịp thời đầy đủ toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty Tổ chức kiểm tra xét duyệt báo cáo, tổ chức hướng dẫn thi hành kịp thời các chế độ, thể lệ tài chính kế toán của nhà nước
và các quy định của cấp trên
Có nhiệm vụ giải quyết mối quan hệ tài chính trong nội bộ công ty, mối quan hệ với các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh doanh đảm bảo tiến hành các hoạt động kinh doanh được liên tục, phân phối vốn hợp lí, có hiệu quả nhằm tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận cho công ty
* Phòng hợp tác đầu tư (HTĐT)
Tiếp thu các nghị quyết, các chương trình, kế hoạch của công ty, tổ chức phổ biến và triển khai các kế hoạch, giải pháp thực hiện đáp ứng yêu cầu của công ty
* Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM)
Hỗ trợ công việc xúc tiến thương mại và đầu tư của công ty Đại diện công ty tiếp xúc thượng lượng với khách hàng, ký kết các hợp đồng trong và ngoài nước theo sự uỷ nhiệm của công ty
* Các xí nghiệp chế biến lương thực xuất khẩu (XNCBLTXK)
Chế biến, dự trữ tồn kho các loại gạo theo nhu cầu của thị trường để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu
Ký kết các hợp đồng mua bán gạo nguyên liệu, gạo thành phẩm các loại phụ phẩm và các hợp đồng dịch vụ khác
Trang 18* Xí nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu (XNCBTSXK)
Đảm nhận nhiệm vụ là chế biến các loại thủy hải sản đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước Thu mua nguyên liệu thủy sản, quản lí vùng nuôi trồng thủy sản nhằm đảm bảo lượng nguyên liệu đầu vào ổn định Đồng thời cũng chăm lo đến việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ
* Xí nghiệp kinh doanh vật tư nông nghiệp (XNKDVTNN)
Chịu trách nhiêm về việc nhập khẩu các loại phân bón cũng như các loại nguyên vật liệu khác để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu Đàm phán giao dịch mua bán các loại phân bón, ký kết các hợp đồng, tìm kiếm thị trường tiêu thụ điều hành các hoạt động liên quan đến việc cung cấp vật tư nông nghiệp cho các thị trường
* Xí nghiệp kinh doanh nhà đất (XNKDNĐ)
Mua bán, tư vấn, các dịch vụ liên quan đến kinh doanh nhà đất, kinh doanh bất động sản, chịu sự giám sát của ban giám đốc công ty
Từ sơ đồ cơ cấu tổ chức cho ta thấy các phòng ban chịu trách nhiệm về tất
cả những nhiệm vụ do ban giám đốc đề ra, đồng thời các xí nghiệp, các bộ phận cũng chịu sự quản lý giám sát của ban giám đốc Nhìn chung, sơ đồ cũng thể hiện được những mặt mạnh như: thông tin truyền xuống các cấp được thông suốt, hạn chế sai lệch, nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại những mặt hạn chế như: bộ phận kế hoạch phải đảm đương nhiều nhiệm vụ cả những công việc liên quan đến Marketing, không có riêng một phòng chuyên trách về công tác Marketing nên các hoạt động liên quan đến Marketing còn yếu
Hiện nay tổng số lao động của toàn công ty là: 1.378 người
Trong đó lao động quản lý công ty là: 178 người, số còn lại là công nhân
và lao động phổ thông ở các xí nghiệp là 1.200 người
Trong 178 cán bộ quản lý, có 2 thạc sĩ, 83 đại học, 8 cao đẳng, 35 trung học, sơ cấp 2 người, loại khác 48 người
Trang 19Bảng 1: SỐ LƯỢNG, TRÌNH ĐỘ NHÂN VIÊN CÔNG TY
TRONG CÁC BỘ PHẬN
Phòng ban Số lao
động
Thạc sĩ
Đại Học
Cao đẳng
Trun
g cấp
Sơ cấp Khác
Nhân viên trong công ty là những người nhiệt tình, kinh nghiệm dồi dào,
có năng lực chuyên môn, nhạy bén năng động, có đủ năng lực quản lý sản xuất và kinh doanh Công nhân thì có tay nghề, có kinh nghiệm trong quá trình sản xuất đảm bảo sản xuất ra những sản phẩm đạt yêu cầu, đảm bảo chất lượng
II TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG
1 Hoạt động sản xuất kinh doanh:
* Hoạt động sản xuất của công ty rất đa dạng, công ty có:
- 3 xí nghiệp chế biến lương thực gạo xuất khẩu, có công suất 150.000 tấn thành phẩm/năm, sức chứa các kho 50.000 tấn
Trang 20- 1 xí nghiệp sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp có mạng lưới kho cửa hàng ở 6 địa phương trong tỉnh, kho có sức chứa 20.000 tấn, có hệ thống đại lý tiêu thụ rộng khắp trong và ngoài tỉnh.
- 1 xí nghiêp xuất khẩu thuỷ sản Sa Đéc chế biến gia công các mặt hàng cá tra cá basa, cá đồng, các loại hải sản xuất khẩu, công suất 3.000 tấn thành phẩm/năm
* Hoạt động kinh doanh của công ty
Về xuất khẩu: Công ty xuất khẩu chủ yếu các mặt hàng như: gạo, thuỷ sản, phân bón các loại
Bảng 2: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU TỪNG MẶT HÀNG CỦA CÔNG TY
NĂM 2003 - 2005
ĐVT: 1.000 USD
(Nguồn:Phòng kế hoạch kinh doanh)
Kết quả ở bảng 2 cho thấy, trong những mặt hàng trên thì gạo là mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất thu được nhiều ngoại tệ cho công ty , kim ngạch xuất khẩu (KNXK) qua các năm đều tăng, nhất là năm 2005 là 32.334.350 USD, so với năm
2004 tăng 12.852.500 USD, tăng 66 % so với năm 2004
Các loại gạo mà công ty xuất khẩu: gạo hạt dài Việt Nam 5 % tấm, 10
% tấm, 15 % tấm, 20 % tấm, 25 % tấm và 100 % tấm
Các loại gạo mà công ty xuất khẩu là ở dạng thô, phải qua các trung gian nước ngoài nên lợi nhuận còn thấp Ngoài ra công ty còn thực hiện uỷ thác xuất khẩu
Về mặt hàng thuỷ sản thì đến năm 2003 doanh nghiệp mới bắt đầu xuất khẩu, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu (KNXK) cũng liên tục tăng Năm 2004 tăng 2.902.800 USD so với năm 2003, tương ứng với tỷ lệ là 460 % Đến năm 2005 tăng 14.306.000 USD so với năm 2004, tăng 405 % so với năm 2004
Chỉ Tiêu Năm
2003
Năm 2004
Năm 2005
Chênh lệch (2004/2003)
Chênh lệch (2005/2004) Giá trị tỷ lệ
% Giá trị
tỉ lệ
%
Gạo 13.526,0 19.481,9 32.334,4 5.955,9 44 12.852,5 66Thuỷ sản 631,0 3.533,8 17.839,8 2.902,8 460 14.306,0 405Phân bón 8.533,0 7.244,8 7.332,5 1.288,2 (15) 87,7 1,2
Trang 21Phân bón các loại qua các năm thì kim ngạch xuất khẩu cũng tăng, nhưng đến năm 2004 kim ngạch xuất khẩu lại giảm 1.288.200 USD, tương ứng với tỷ lệ (15 %) so với năm 2003, đến năm 2005 tăng so với năm 2004 là 87.700 USD nhưng cũng không đáng kể với tỷ lệ 1,2 %
2001 2002 2003 2004 2005Năm
Hình 5: Biểu đồ sản lượng gạo xuất khẩu của công ty từ 2001 đến 2005
Qua biểu đồ trên cho ta thấy sản lượng gạo xuất khẩu của công ty qua các năm không ổn định, nhưng đến năm 2004 thì sản lượng xuất khẩu bắt đầu tăng, đáng kể là năm 2005 đạt 123.598 (tấn) Nguyên nhân là do công ty có được những khách hàng mới do giá gạo xuất khẩu của công ty tương đối thấp so với các nước xuất khẩu khác nên những khách hàng này chuyển sang mua gạo của công ty
Các thị trường xuất khẩu gạo chủ yếu của công ty là Châu Phi, Indonesia, Philipin, Irăn, Irắc, Nga, Thổ Nhĩ Kì, Cuba
(Tấn)
Trang 22Irac TNK Cuba Nga
Hình 6: Biểu đồ tỷ trọng các thị trường chủ yếu trong tổng Kim Ngạch Xuất Khẩu gạo của công ty năm 2005
Trong năm 2005, Philipin là thị trường chiếm tỷ trọng lớn nhất 38 %, đứng thứ 2 là Châu Phi với 25 %, kế đến là Indonesia, Iran, Irắc chiếm tỉ trọng bằng nhau 7 %, Thổ Nhĩ Kì (TNK) và Cuba cũng chiếm tỉ trọng bằng nhau 6 %, thấp nhất là Nga chiếm 3 % Tỉ trọng các thị trường này sẽ thay đổi theo từng năm, tùy thuộc vào lượng đặt hàng của các nước
Về tiêu thụ nội địa: Bên cạnh xuất khẩu gạo với số lượng lớn công ty còn thực hiện tiêu thụ mặt hàng gạo tại thị trường nội địa
Bảng 3: SẢN LƯỢNG, DOANH THU TIÊU THỤ GẠO NỘI ĐỊA CỦA
CÔNG TY TỪ NĂM 2002 – 2005 Năm Sản lượng
(tấn)
Chênh lệch năm sau/năm trước (%)
Doanh thu (tỷ đồng)
(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh)
Số liệu tổng hợp ở bảng 3 cho thấy, sản lượng gạo tiêu thụ nội địa của công
ty qua các năm có xu hướng giảm Năm 2003 sản lượng tăng so với năm 2002 là 7,5 % nhưng không đáng kể Nhưng từ năm 2004 trở đi sản lượng giảm so với năm 2003 là 8.348 (tấn), tương ứng với tỷ lệ giảm 20 %, khi đó doanh thu chỉ đạt
Trang 23108,876 tỷ đồng, giảm so với năm 2003 là 1,824 tỷ đồng Đến năm 2005 chỉ còn 25.930 (tấn), giảm so với năm 2004 là 6.722 (tấn), tương đương với tỷ lệ 20,6 %, với doanh thu thu được là 97,336 tỷ đồng, giảm 11,54 tỷ đồng so với năm 2004
Nguyên nhân là do việc bán gạo nội địa của công ty phụ thuộc nhiều vào việc thiếu hụt gạo của các doanh nghiệp khác, vì công ty chỉ bán gạo cho các doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu thụ nội địa của các doanh nghiệp khác Hiện nay, công ty chưa quan tâm nhiều đến việc tiêu thụ gạo nội địa
2 Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
Bảng 4: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TỪ
NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2005
tính
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
1 Tổng doanh thu
-Trong đó: Doanh thu
tiêu thụ gạo nội địa
3 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 3,800 4,100 5,200 7,250 15,100
4 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 2,584 2,732 4,645 4,930 10,268
5 Nơ phải trả quá hạn Tỷ đồng 0 0 0 0 0
(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh)
Doanh thu và lợi nhuận từ năm 2001 đến năm 2005 đều tăng Nhất là năm
2005 vừa qua công ty đạt lợi nhuận khá cao (lợi nhuận sau thuế: 10,268 tỷ đồng)
Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của công ty luôn tăng nguyên nhân là do sản lượng các mặt hàng xuất khẩu như: gạo, phân bón các loại, thuỷ sản qua các năm đều tăng
Doanh thu tiêu thụ gạo nội địa của công ty không ổn định, công ty chưa đầu tư đúng mức vào thị trường nội địa Ước tính sản lượng tiêu thụ gạo nội địa năm 2005 của công ty chỉ chiếm 18 % trong tổng sản lượng tiêu thụ gạo của toàn công ty
Vậy, qua bảng 4 cho ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty luôn đạt hiệu quả cao
Trang 243 Thuận lợi và khó khăn:
- Là khách hàng có uy tín và lớn nhất của chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh Đồng Tháp, Quỹ hổ trợ phát triển tỉnh Đồng Tháp
- Docimexco là doanh nghiệp có danh tiếng được nhiều khách hàng biết đến Có một số khách hàng quen thuộc ở các thị trường như: Yemen, Ivory, Mozambique, Geogria, Kenya
- Đồng thời Docimexco được tỉnh nhà tạo điệu kiện cho xí nghiệp chế biến thuỷ sản 2 vùng nuôi thuỷ sản, nhằm đảm bảo từ 30 % đến 50 % cá nguyên liệu hàng năm, để ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm
- Công ty có 3 xí nghiệp chế biến lương thực có năng suất cao, có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng
3.2 Khó khăn
- Thiếu vốn đầu tư hoạt động, đa số vốn hiện nay của công ty là vốn vay
- Chưa có vùng qui hoạch lúa ổn định, nên chưa làm ra được sản phẩm giá trị gia tăng
- Thị trường tiêu thụ gạo nội địa không ổn định, chủ yếu là bán lại cho các doanh nghiệp, công ty không thực hiện bán lẻ
- Công ty xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài dưới dạng thô qua trung gian nên dễ bị ép giá làm ảnh hưởng đến lơi nhuận
III ĐỊNH HƯỚNG TƯƠNG LAI
- Khai thác tối đa lợi thế nguồn hàng trong tỉnh theo hướng xuất khẩu, nhập khẩu máy móc vật tư phục vụ sản xuất, phát triển sản xuất kinh doanh phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh từ đó hoạch định kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh trước mắt và lâu dài
- Xây dựng trang bị các thiết bị hiện đại cho các xí nghiệp, mở rộng các kho chứa hàng, thành lập và tạo vùng nguyên liệu ổn định cho công ty
Trang 25- Mở rộng và củng cố thị trường ở Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ Hướng vào thị trường nội địa nhằm tăng doanh số, quảng bá thương hiệu.
Trang 26CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ
TIÊU THỤ GẠO NỘI ĐỊA CỦA TỈNH ĐỒNG THÁP
I TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH LÚA GẠO CỦA TỈNH ĐỒNG THÁP
1 Tình hình sản xuất lúa
Nông nghiệp là thế mạnh của Tỉnh Đồng Tháp Với lợi thế về đất đai, khí hậu và nguồn nước ngọt nên Tỉnh đã xác định đúng vị trí và vai trò quan trọng của nông nghiệp, từ đó tập trung sức đầu tư phát triển Nhờ vậy, những cánh đồng sình lầy, phèn chua và hoang hóa, chủ yếu là lúa một vụ, năng suất thấp, sản xuất bấp bênh trước đây đã nhanh chóng được thay thế bằng những cánh đồng lúa 2 - 3
vụ với năng suất cao, sản xuất ăn chắc
Năm 2005 diện tích gieo trồng luá 467.677 ha Sản lượng lương thực ổn định trên 2 triệu tấn/năm Đất đai được sử dụng có hiệu quả Hệ số vòng quay của đất ngày một nâng cao Quá trình chuyển vụ diễn ra nhanh chóng Khoa học kỹ thuật được ứng dụng vào sản xuất Công tác khuyến nông ngày càng được đẩy mạnh Giống mới được sử dụng ngày càng nhiều Đặc biệt trong sản xuất lúa đã
có trên 70 % diện tích gieo trồng sử dụng các loại giống có chất lượng cao đủ tiêu chuẩn xuất khẩu Tỷ suất hàng hoá ngày càng cao Sản lượng luá hàng hoá đạt trên 1,4 triệu tấn
Bảng 5: DIỆN TÍCH, SẢN LƯỢNG, NĂNG SUẤT LÚA
QUA CÁC MÙA VỤ NĂM 2005
Trang 27Đồng Tháp trồng lúa 3 vụ một năm, các mùa vụ trong năm là Đông Xuân,
Hè Thu, Thu Đông
Diện tích trồng lúa qua các vụ không giống nhau, tại Đồng Tháp diện tích trồng lúa vụ Đông Xuân là cao nhất so với các vụ khác
Năng suất lúa của vụ Đông Xuân cao nhất, thấp nhất là vụ Thu Đông
Diện tích (ha)
Năm
Trang 28NămNăng Suất (tạ/ha)