YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN KÊNH PHÂN PHỐI 1 Yếu tố môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Hoạch Định Chiến Lược Tiêu Thụ Gạo Của Công ty Thương Nghiệp Xuất Nhập Khẩu Tổng Hợp Đồng Tháp (Trang 43 - 48)

1. Yếu tố môi trường vĩ mô

1.1. Kinh tế

Kinh tế là nhân tố môi trường có ảnh hưởng hiển nhiên nhất tới tới tất cả các thành viên của kênh phân phối. Trong phạm vi quản lý kênh, kinh tế là yếu tố quyết định đặc biệt đến hành vi hoạt động của các thành viên kênh.

* Lạm phát là vấn đề cố hữu của mọi nền kinh tế. Lạm phát đã đang và sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi của mọi người tham gia vào nền kinh tế đặc biệt là tới các thành viên của kênh. Năm 2005, tình hình lạm phát đang ở mức 8,4 %, theo dự đoán tỷ lệ lạm phát năm nay có thể ở mức 7 %. Lạm phát tăng làm giá cả hàng hoá tăng làm ảnh hưởng đến chi phí hoạt động kinh doanh của các thành viên trong kênh phân phối.

Người quản lý kênh ở công ty phải cần phải luôn quan tâm nắm bắt những sự thay đổi do lạm phát gây ra ảnh hưởng như thế nào đến hành vi của các thành viên trong kênh để có những ứng phó thích hợp trong chiến lược kênh.

* Hiện nay lãi suất đang có xu hướng tăng làm ảnh hưởng đến các hoạt động của các thành viên trong kênh phân phối. Các thành viên kênh phân phối và ngay cả bản thân doanh nghiệp cũng hoạt động chủ yếu là nhờ vốn vay, do vậy tỷ lệ lãi suất cao sẽ ảnh hưởng đến chi phí hoạt động kinh doanh.

Tỷ lệ lãi suất nó cũng ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng. Lãi suất tăng người tiêu dùng có xu hướng giảm nhu cầu tiêu thụ các loại gạo cao cấp, xu hướng tiêu thụ gạo thường sẽ có chiều hướng tăng lên. Do vậy, người quản lý kênh cần chú ý đến vấn đề này để có chiến lược kênh phân phối các loại gạo thường đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

1.2. Cạnh tranh

Trong tình hình hiện nay, việc tiêu thụ gạo nội địa đang gặp phải khó khăn, thách thức lớn. Đó là việc gạo ngoại đang tràn ngập trên thị trường nội địa nhất là gạo Thái Lan. Hiện nay, thông qua con đường tiểu ngạch, gạo Thái Lan đang gia tăng sản lượng gạo tiêu thụ trên thị trường nội địa. Nguyên nhân chính khiến các doanh nghiệp không thể cạnh tranh được với gạo Thái là do 5 % thuế VAT mà các doanh nghiệp phải chịu. Đồng thời đây cũng là một bất lợi mà các doanh nghiệp khó có thể cạnh tranh với các kênh phân phối tư nhân, vì họ không chịu khoản thuế VAT này.

Hiện nay trong ngành kinh doanh lương thực cũng đang diễn ra cạnh tranh gây gắt giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau nên gây nhiều khó khăn, rủi ro trong kinh doanh cho các doanh nghiệp.

1.3. Văn hoá – xã hội

Môi trường văn hoá xã hội liên quan đến tất cả các mặt xã hội. Các kênh Marketing tất nhiên cũng bị ảnh hưởng bởi môi trường này. Do môi trường văn hoá xã hội nước ta nói chung và Đồng Tháp nói riêng tồn tại số đông các trung gian bán nhỏ lẻ, kinh doanh số lượng hàng hoá nhỏ hiệu quả thấp nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại những người kinh doanh lớn.

Người quản lý kênh phải có nhận thức về môi trường văn hoá xã hội tại Đồng Tháp có ảnh hưởng đến kênh Marketing như thế nào.

Hiện nay, tỷ lệ tăng tự nhiên của Đồng Tháp là 1,254 %, tỷ lệ sinh 1,841 %, tỷ lệ chết 0,587 % do vậy dân số của Đồng Tháp qua mỗi năm đều tăng, xu hướng đô thị hóa đang diễn ra làm tăng số lượng người dân thành thị, người quản lý kênh cần chú ý đến sự thay đổi này. Điều này làm tăng mật độ thị trường ở những khu vực thành thị.

Nhìn chung, trình độ giáo dục của Đồng Tháp ngày càng được nâng cao. Số lượng người đi học Đại học, cao đẳng, trung học, phổ thông các cấp ngày càng tăng. Do vậy, người quản lý kênh cần quan tâm đến việc làm sao để thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng do trình độ của họ ngày càng tăng, người tiêu dùng sẽ đòi hỏi cung cấp nhiều dịch vụ, thông tin hơn trong việc bán hàng, điều này đòi hỏi các thành viên trong kênh phân phối, nhất là những người bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng phải đáp ứng tốt các nhu cầu này. Do đó người quản lý kênh không thể bỏ qua kênh phân phối tồn tại các thành viên trung gian.

Tại Đồng Tháp, đa số các gia đình sống ở thành thị là những gia đình nhỏ, tất cả các thành viên trong gia đình đều có những công việc riêng. Những người lớn đi làm kể cả phụ nữ do vậy người đàn ông trong gia đình cũng có thể quyết định mua loại gạo nào để dùng.

1.4 Kỹ thuật –công nghệ

Công nghệ là yếu tố có ảnh hưởng đến tất cả những hoạt động trong cuộc sống. Đồng thời những yếu tố này lại càng ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc thiết kế kênh cũng vậy, người quản lý kênh phải chỉ ra những phát triển về công nghệ có liên quan tới công ty và cả những người tham gia kênh phân phối.

Hiện nay, trong việc kinh doanh thì máy vi tính là vấn đề trở nên phổ biến đối với mọi người, người ta có thể ngồi tại chổ làm việc để liên lạc mà vẫn tìm kiếm được khách hàng, vẫn có thể biết rõ về giá cả sản phẩm, có thể ngồi tại nhà gọi điện để đặt hàng mà không cần phải đến tận nơi để mua.

Nhưng hiện nay tại Đồng Tháp, việc sử dụng công nghệ máy tính này chỉ phổ biến đối với những doanh nghiệp, còn đối với các thành viên trong kênh phân phối thì việc sử dụng máy tính đối với họ là một điều khó. Với tình hình hiện nay, điện thoại là phương tiện thông tin thích hợp của những thương lái, người buôn sỉ và người buôn lẻ.

1.5 Luật pháp

Đây là yếu tố môi trường phức tạp có nhiều điều luật định chế các hành vi kinh doanh trên thị trường. Các điều luật này có ảnh hưởng đến các kênh Marketing do đó đòi hỏi người quản lý kênh phải nắm rõ.

Hiện nay nhà nước đã ban hành nhiều bộ luật định chế các hoạt động kinh doanh như luật doanh nghiệp nhà nước, luật công ty, luật thương mại, luật đầu tư nước ngoài... những bộ luật này chưa có những qui định chi phối hoạt động phân phối hàng hoá của các doanh nghiệp trên thị trường.

2. Yếu tố thị trường:

Việc xác định thị trường mục tiêu là công việc rất quan trọng của công ty. Thị trường mục tiêu được xác định theo tiêu thức phân khúc vùng địa lý là tỉnh Đồng Tháp. Khách hàng mục tiêu là những người dân thành thị, những người không tham gia vào hoạt động sản xuất ra lúa, gạo, và những người có nhu cầu mua gạo để ăn.

Địa lý thị trường: thể hiện ở vị trí của thị trường và khoảng cách từ người sản xuất đến thị trường. Ở đây thị trường của công ty rộng, khách hàng của công ty thì đông và phân tán, do vậy việc sử dụng trung gian là điều cần thiết để tiếp cận khách hàng.

Qui mô thị trường: Căn cứ vào số lượng khách hàng của thị trường nếu số lượng khách hàng độc lập lớn thì qui mô thị trường lớn. Khách hàng của công ty là lớn do lượng người tiêu dùng nhiều do vậy việc sử dụng trung gian trong kênh là thích hợp.

Mật độ thị trường: Mật độ thị trường của công ty thấp do khách hàng phân tán do vậy công ty nên sử dụng trung gian trong phân phối.

Hành vi thị trường: Đối với thị trường tiêu dùng gạo tại Đồng Tháp khách hàng mua gạo với số lượng nhỏ là phổ biến do vậy nên sử dụng kênh phân phối dài. Còn đối với khách hàng mua với số lượng lớn nên sử dụng kênh phân phối trưc tiếp.

Đa số người tiêu dùng mua gạo tại các chợ là chủ yếu vì vậy cần thiết phải tìm kiếm những người bán có khả năng đáp ứng nhu cầu của họ, đảm bảo sao cho khi họ cần là được thỏa mãn.

Gạo là mặt hàng thiết yếu trong tiêu dùng vì vậy họ sẽ mua bất cứ khi nào có nhu cầu cần sử dụng. Vì vậy cần phải sử dụng nhiều người bán kể cả bán buôn lẫn buôn lẻ để có thể kịp thời đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

3. Đặc tính sản phẩm

Gạo là sản phẩm tiêu dùng thiết yếu, tuỳ thuộc vào khối lượng mua của khách hàng nếu khách hàng mua số lượng nhỏ thì sử dụng kênh phân phối có các thành viên trung gian, còn nếu khách hàng mua số lượng lớn thì nên sử dụng kênh phân phối trực tiếp thì sẽ hiệu quả hơn.

Giá trị đơn vị sản phẩm gạo không cao phụ thuộc vào khối lượng mua của khách hàng, khách hàng mua số lượng lớn thì giá trị lớn nên sử dụng kênh phân phối ngắn ít trung gian hoặc phân phối trực tiếp vì như thế sẽ tiết kiệm chi phí vận chuyển còn ngược lại khách hàng mua khối lượng nhỏ thì nên sử dụng kênh phân phối có các thành viên trung gian để có thể chia sẽ bớt chi phí vận chuyển.

Gạo là sản phẩm có mức tiêu chuẩn hoá cao nên sử dụng nhiều trung gian trong kênh phân phối để thuận lợi cho cho việc đưa sảm phẩm đến tay người tiêu dùng. Đồng thời gạo cũng là mặt hàng tiêu dùng đơn giản không đòi hỏi dịch vụ kèm theo nên có thể sử dụng kênh phân phối dài.

4. Ảnh hưởng nhà trung gian

Hiện trên thị trường có các loại trung gian như sau: Thương lái, người buôn sỉ, người buôn lẻ.

Thương lái là người đứng ra thu mua lúa từ những người nông dân bán lại cho doanh nghiệp các thương lái này luôn sẵn sàng cung cấp các loại gạo theo yêu cầu của công ty. Họ là những người có kinh nghiệm trong việc thu mua gạo từ nông dân họ có khả năng cung cấp lượng gạo lớn, luôn đảm bảo nguồn đầu vào cho công ty, ngoài ra họ còn có khả năng dự trữ gạo giúp công ty khi cần thiết.

Người buôn sỉ là những người có vốn lớn, có nhiều khách hàng họ có khả năng cung cấp sản phẩm đến tay người tiêu dùng ở nhiều nơi mà bản thân công ty khó có thể thực hiện được thông qua các phương tiện vận chuyển của họ. Đồng thời họ là những người cung cấp thông tin về nhu cầu của người tiêu dùng cho doanh nghiệp, Ngoài ra họ còn có các kho chứa để dự trữ và bảo quản sản phẩm giúp doanh nghiệp.

Người buôn lẻ chiếm số lượng lớn, có địa điểm bán tại các chợ, họ có kinh nghiệm trong việc mua bán, tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng, nắm bắt nhu cầu của người tiêu dùng, chịu trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin sản phẩm cho khách hàng. Họ cũng luôn sẵn sàng đáp ứng những nhu cầu và dịch vụ mà người tiêu dùng mong muốn.

5. Bản thân doanh nghiệp

Qui mô: Công ty là 1 trong những doanh nghiệp nhà nước lớn mạnh của tỉnh Đồng Tháp là một trong 3 doanh nghiệp xuất khẩu gạo chủ yếu của tỉnh, qua nhiều năm liên tục công ty luôn làm ăn có hiệu quả được sự tín nhiệm của Tỉnh Uỷ và Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh. Hàng năm số lượng vốn của công ty luôn tăng điều này cho thấy qui mô hoạt động của công ty tương đối lớn.

Nguồn tài chính: Khả năng tài chính của công ty không lớn do phần lớn vốn hoạt động của công ty là vốn vay. Vậy việc phân phối tại thị trường nội địa nên nhờ vào trung gian sẽ giúp công ty giảm bớt khó khăn trong quá trình phân phối.

Kinh nghiệm quản lý: Công ty chủ yếu là xuất khẩu gạo chưa từng tiêu thụ gạo nội địa nên kinh nghiệm trong phân phối còn hạn chế, việc sử dụng trung gian trong phân phối là tốt nhất, các trung gian này sẽ giúp công ty tìm kiếm khách hàng giảm chi phí và chia sẽ bớt rủi ro với công ty.

Các mục tiêu và chiến lược: Thiết kế kênh doanh nghiệp cần xem xét đến các mục tiêu và chiến lược kinh doanh của mình, để xây dựng kênh phân phối không ảnh hưởng đến các mục tiêu và chiến lược này.

Mục tiêu chiến lược của công ty là: Thâm nhập thị trường nội địa nhằm vừa quảng bá thương hiệu vừa tăng doanh số, nâng cao lợi nhuận. Do vậy, việc thiết kế kênh cần chú trọng đến vấn đề này nhằm giảm thiểu chi phí để đảm bảo lợi nhuận.

Một phần của tài liệu Hoạch Định Chiến Lược Tiêu Thụ Gạo Của Công ty Thương Nghiệp Xuất Nhập Khẩu Tổng Hợp Đồng Tháp (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w