Chính vì vậy nên khi kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiên, kiểm toánviên cần có các thủ tục kiểm toán thích hợp để thu thập bằng chứng đảm bảo số dư đầunăm không có sai sót gây ảnh h
Trang 1KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH
BÁO CÁO THỰC TẬP NHÓM
THỦ TỤC KIỂM TOÁN SỐ DƯ ĐẦU NĂM KHI KIỂM TOÁN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM ĐẦU TIÊN TẠI
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
NHÓM 7
Trang 2Khóa học: 2010 - 2014 ĐẠI HỌC HUẾ ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH
Trang 3LỜI CẢMƠN
Như chúng ta đã biết, đối với lĩnh vực kế toán kiểm toán thì bên cạnh những kiến thức lý thuyết đã được học thì nội dung thực hành là vô cùng quan trọng Qua thực tiễn được tiếp cận thì sinh viên chuyên ngành kế toán kiểm toán mới có thể vận dụng được lý thuyết vào công việc, nhận ra và lý giải được những khúc mắc chuyên môn, từ đó nâng cao được khả năng nghề nghiệp để có thể trang bị một hành trang vững chắc nhất khi ra trường Vừa qua, sinh viên hai lớp K44A, B Kế toán - Kiểm toán đã được Ban lãnh đạo trường, khoa Kế toán - Tài chính và các Thầy Cô giảng viên trong bộ môn Kiểm toán tạo điều kiện đi thực tập giáo trình tại thành phố Đà Nẵng Nhờ vậy mà sinh viên chúng tôi có cơ hội được nghe và tìm hiểu những kiến thức thực tiễn đầy bổ ích và thú vị, nâng cao được khả năng vận dụng lý thuyết vào thực hành và rút ra nhiều kinh nghiệm quý báu từ những chia sẻ đầy tâm huyết của các báo cáo viên Không biết nói gì hơn, nhóm chúng tôi và toàn thể sinh viên hai lớp K44A, B Kế toán kiểm toán xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ban lãnh đạo trường Đại học Kinh tế, khoa Kế toán - Tài chính, quý Thầy Cô trong tổ bộ môn Kiểm toán
và các báo cáo viên Nhóm chúng tôi và tất cả sinh viên Kiểm toán khóa 44 sẽ
cố gắng hết mình để tiếp thu ghi nhớ tất cả những gì được học từ đợt thực tập giáo trình vừa rồi, không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn để có thể trở thành những Kiểm toán viên đủ tâm và tài, phụng sự cho Đất nước, cho nhân dân.
Trang 4DANH MỤC VIẾT TẮT
BCTC: Báo cáo tài chính
DN: Doanh nghiệp
SXKD: Sản xuất kinh doanh
HTK: Hàng tồn kho
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
VSA: Chuẩn mực kiểm toán
KTV: Kiểm toán viên
HTKSNB: Hệ thống kiểm soát nội bộ
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty 19
Sơ đồ 2.2 Quy trình kiểm toán chung của công ty AAC 20
Trang 6MỤC LỤC
Trang LỜI CẢM ƠN 3
DANH MỤC VIẾT TẮT 4 DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ 5 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 8
1.1 Lý do chọn đề tài 8
1.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài 8
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
1.4 Phương pháp nghiên cứu 9
1.5 Kết cấu đề tài 9
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 11 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 11 1.1 Giới thiệu về chuẩn mực kiểm toán 510: Kiểm toán năm đầu tiên - số dư đầu năm tài chính 11
1.2 Tầm quan trọng của số dư đầu năm trong năm đầu tiên kiểm toán 11
1.3 Thủ tục kiểm toán số dư đầu năm khi kiểm toán năm đầu tiên 12
1.3.1 Khái niệm 12
1.3.1.1 Kiểm toán năm đầu tiên 12
1.3.1.2 Số dư đầu năm 12
1.3.2 Thủ tục kiểm toán số dư đầu năm trong quy trình kiểm toán năm đầu tiên 12
1.3.2 1 Thủ tục kiểm toán số dư đầu năm trong giai đoạn thực hiện kiểm toán 13
1.3.2.3 Ảnh hưởng của số dư đầu năm lên ý kiến của kiểm toán viên trong giai đoạn kết thúc kiểm toán 14
1.4 Bằng chứng kiểm toán 14
1.4.1 Khái niệm 15
1.4.2 Yêu cầu 15
1.4.2.1 Thích hợp 16
1.4.2.2 Đầy đủ 16
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG CÁC THỦ TỤC KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM ĐẦU TIÊN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN & KẾ TOÁN AAC 17 2.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH Kiểm toán & Kế toán AAC 17
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 17
2.1.2 Những dịch vụ cung cấp 18
2.1.3 Sơ đồ bộ máy tổ chức 19
Trang 72.1.4 Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính của công ty AAC 19
2.2 Khảo sát thực tế tại Công ty TNHH Kiểm toán & Kế toán AAC 20
2.2.1 Báo cáo tài chính năm trước đã được đơn vị khác kiểm toán và kiểm toán viên đồng ý với ý kiến của kiểm toán viên tiền nhiệm 20
2.2.2 Báo cáo tài chính năm trước chưa được kiểm toán hoặc đã được kiểm toán nhưng kiểm toán viên năm nay không thỏa mãn 22
2.3 Thực trạng việc áp dụng các thủ tục kiểm toán số dư đầu năm khi kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiên tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 23
2.3.1 Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng 23
2.3.2 Chi phí trả trước 25
2.3.3 Hàng tồn kho 28
2.3.4 Phải thu khách hàng 32
2.3.5 Tài sản cố định 35
2.3.6 Phải trả nhà cung cấp 37
2.3.7 Nợ vay và chi phí lãi vay 40
2.3.8 Vốn chủ sở hữu 42
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 46 3.1 Đánh giá về các thủ tục kiểm toán số dư đầu năm trong kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiên tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 46
3.1.1 Ưu điểm 47
3.1.2 Hạn chế 49
3.2 Kiến nghị 49
PHẦN III: KẾT LUẬN CHUNG 51 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
PHỤ LỤC 53
Trang 8PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Lý do chọn đề tài
Trong hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp, số dư đầu năm là đốitượngluôn xuất hiện và không thể thiếu Tuy nhiênkhi tiếp cận với báo cáo tài chínhthì không phải ai cũng quan tâm tới đối tượng này Trên thực tế, số dư đầu năm đóngmột vai trò vô cùng quan trọng bởi vì đây là cơ sở để người sử dụng so sánh và đánhgiá tình hình biến động trong năm của doanh nghiệp Số dư đầu năm này chính là số dưcuối năm trước chuyển sang, chịu ảnh hưởng của chế độ kế toán áp dụng trong nămtrước và các sự kiện cũng như nghiệp vụ kinh tế diễn ra trong năm trước Nếu số dư đầunăm không chính xác thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới tính trung thực và hợp lý của báocáo tài chính Chính vì vậy nên khi kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiên, kiểm toánviên cần có các thủ tục kiểm toán thích hợp để thu thập bằng chứng đảm bảo số dư đầunăm không có sai sót gây ảnh hưởng trọng yếu tới báo cáo tài chính năm hiện hành.Với mong muốn được tìm hiểu về các thủ tục kiểm toán số dư năm đầu năm khikiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiên, cũng như được tiếp cận chuyên sâu hơn vềchuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 510: Kiểm toán năm đầu tiên - số dư đầu năm tạimột công ty kiểm toán thực tế, nhóm chúng tôi xin được trình bày báo cáo về đề tài:
“THỦ TỤC KIỂM TOÁN SỐ DƯ ĐẦU NĂM KHI KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀICHÍNH NĂM ĐẦU TIÊN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁNAAC”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Giới thiệu những vấn đề liên quan đến kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiên,
số dư đầu năm tài chính trên nền tảng chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 510
Giới thiệu tổng quan Công ty TNHH Kiểm toán Kế toán AAC, tìm hiểu nhữnghướng dẫn của công ty đối với vấn đề kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiên
Khảo sát thực tế các thủ tục kiểm toán được thực hiện để thu thập bằng chứng
Trang 9Kim Anh - Trưởng phòng kiểm toán BCTC và chị Trần Thị Nở -Phó phòng tư vấn đàotạo của công ty.
Đưa ra một số nhận xét và kiến nghị về các thủ tục kiểm toán số dư đầu năm củacông ty AAC
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Thủ tục kiểm toán số dư đầu năm của các khoản mụctrọng yếu trong BCTC mà công ty AAC thực hiện
Phạm vi nghiên cứu: Trong các vấn đề của kiểm toán báo cáo tài chính năm đầutiên, đề tài chỉ nghiên cứu về thủ tục kiểm toán nhằm đưa ra những bằng chứng về tínhtrung thực và hợp lý của số dư đầu năm
1.4.Phương pháp nghiên cứu
Trao đổi, phỏng vấn với đại diện của đơn vị;
Tìm hiểu,thu thập các tài liệu có liên quan như sách báo, khóa luận, website về
Kế toán - Kiểm toán;
Vận dụng những kiến thức đã được học và áp dụng chuẩn mực để phân tích làm
rõ vấn đề
1.5 Kết cấu đề tài
Đề tài trình bày của chúng tôi gồm có 3 phần:
Phần I: Đặt vấnđề
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý luận
Đưa ra như nội dung lý thuyết làm cơ sở cho các vấn đề được đưa ra và phântích trong bài
Chương 2: Thực trạng về việc thực hiện các thủ tục kiểm toán số dư đầu năm khi kiểm toán BCTC năm đầu tiên tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
Trình bày những gì tìm hiểu được về những thủ tục kiểm toán số dư đầu năm
Trang 10khi kiểm toán BCTC năm đầu tiên mà công ty AAC áp dụng.
Trang 11Chương 3: Kêt luận, kiến nghị
Đưa ra nhận xét sau quá trình tìm hiểu và phân tích, đồng thời đề xuất nhữngkiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện thủ tục kiểm toán số dư đầu năm tại đơn vị
Phần III: Kết luận
Trang 12PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Giới thiệu về chuẩn mực kiểm toán 510: Kiểm toán năm đầu tiên-số dư đầu năm tài chính
Chuẩn mực kiểm toán 510 được Ban hành theo Quyết định số
219/2000/QĐ-BTC ngày 29 tháng 12 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định các nguyên
tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc, thủ tục cơ bản liênquan đến số dư đầu năm tài chính khi kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiên Chuẩnmực này cũng yêu cầu kiểm toán viên nắm được những sự kiện không chắc chắn haynhững cam kết hiện hữu ở thời điểm đầu năm tài chính trong trường hợp kiểm toánbáo cáo tài chính năm đầu tiên
Chuẩn mực này áp dụng cho kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiên và đượcvận dụng cho kiểm toán năm đầu tiên các thông tin tài chính khác
Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải tuân thủ những quy định của chuẩnmực này trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiên
1.2 Tầm quan trọng của số dư đầu năm trong năm đầu tiên kiểm toán
Số dư đầu năm đóng vai trò rất quan trọng trong các BCTC của các công ty.Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền
tệ và bảng thuyết minh báo cáo tài chính luôn có sự hiện diện của số dư đầu năm
Số dư đầu năm tài chính phản ánh tình hình tài sản cũng như nguồn hình thànhcác tài sản đó của doanh nghiệp tại thời điểm đầu niên độ kế toán Do đó, các sai lệchtrên số dư đầu năm tài chính có thể gây ra ảnh hưởng đáng kể đến việc ghi nhận kếtquả hoạt động kinh doanh trong kỳ hiện hành, đồng thời dẫn đến những sai lệch trên
số dư cuối năm tài chính
Việc trình bày số dư đầu năm tài chính còn có ý nghĩa dùng để so sánh, chẳng
Trang 13cuối năm và phân tích các biến động bất thường.
1.3 Thủ tục kiểm toán số dư đầu năm khi kiểm toán năm đầu tiên
1.3.1 Khái niệm
1.3.1.1 Kiểm toán năm đầu tiên
Kiểm toán năm đầu tiênlà kiểm toán báo cáo tài chính nhưng được thực hiện chocác đối tượng khách hàng là khách hàng mới của công ty kiểm toán Theo đó, kháchhàng chưa từng được kiểm toán hoặc đã từng được kiểm toán nhưng do công ty kiểmtoán khác thực hiện
1.3.1.2 Số dư đầu năm
Theo chuẩn mực kiểm toán 510 “Số dư đầu năm là số dư trên tài khoản kế toánvào thời điểm đầu năm tài chính Số dư đầu năm được lập dựa trên cơ sở số dư cuốinăm tài chính trước.”
Số dư đầu năm chịu ảnh hưởng của:
Các sự kiện và nghiệp vụ kinh tế trong các năm trước;
Chế độ kế toán đã áp dụng trong năm trước
1.3.2 Thủ tục kiểm toán số dư đầu năm trong quy trình kiểm toán năm đầu tiên
Quy trình thực hiện một cuộc kiểm toán năm đầu tiên cũng giống như quy trìnhthực hiện kiểm toán báo cáo tài chính thông thường Tuy nhiên nó sẽ chú trọng hơntrong khâu chấp nhận khách hàng và bổ sung thêm những thủ tục cho các khoản mục
có số dư đầu năm Gồm có 3 giai đoạn:
Trang 14báo cáo tài chính năm hiện hành được xác định theo mức độ trọng yếu, từ đó kiểmtoán viên đưa ra ý kiến kiểm toán một cách khách quan và cẩn trọng.
Không phải tất cả khoản mục trên báo cáo tài chính đều phải tiến hành kiểm toáncho số dư đầu năm Tùy thuộc vào mức độ trọng yếu của khoản mục được kiểm toán,đặc trưng hoạt động kinh doanh của khách hàng cũng như thời gian và chi phí kiểmtoán mà kiểm toán viên sẽ tiến hành lựa chọn những khoản mục để kiểm toán số dưđầu năm Kiểm toán số dư đầu năm là một công đoạn, một phần hành trong quy trìnhkiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiên Vì thế trong bài báo cáo này, để làm rõ và đisâu vào đề tài thì nhóm chúng tôi chỉ xin được trình bày về thủ tục kiểm toán số dưđầu năm khi tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiên
1.3.2.1 Thủ tục kiểm toán số dư đầu năm trong giai đoạn thực hiện kiểm toán
Nội dung công việc mà KTV cần thực hiện khi kiểm toán báo cáo tài chính nămđầu tiên:
Xem xét các số dư đầu năm đã được phản ánh theo chế độ kế toán được ápdụng trong năm trước và được áp dụng nhất quán trong năm nay Nếu có thay đổi chế
độ kế toán thì kiểm toán viên phải xem xét những thay đổi đó cũng như việc thực hiện
và trình bày trong báo cáo tài chính năm nay
Khi báo cáo tài chính năm trước được công ty kiểm toán khác kiểm toán thìkiểm toán viên năm nay có thể thu thập bằng chứng kiểm toán về số dư đầu năm bằngcách xem xét hồ sơ kiểm toán của kiểm toán viên năm trước Trong trường hợp này,kiểm toán viên năm nay cần lưu ý đến năng lực chuyên môn và tính độc lập của kiểmtoán viên năm trước Nếu báo cáo kiểm toán của kiểm toán viên năm trước không chấpnhận toàn phần thì kiểm toán viên năm nay phải lưu ý đến những nguyên nhân khôngchấp nhận toàn phần của ý kiến kiểm toán năm trước
Khi báo cáo tài chính năm trước chưa được kiểm toán hoặc đã được kiểm toánnhưng kiểm toán viên năm nay không thoả mãn sau khi đã thực hiện các thủ tục quyđịnh ở trên, mà không thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp, thì kiểmtoán viên phải thực hiện các thủ tục kiểm toán chi tiết để kiểm tra tính trung thực vàđúng đắn của số dư đầu năm
Trang 151.3.2.3 Ảnh hưởng của số dư đầu năm lên ý kiến của kiểm toán viên trong giai đoạn kết thúckiểm toán
Theo quy định trong chuẩn mực kiểm toán 510 thì có các trường hợp xảy ra nhưsau:
Nếu số dư đầu năm có nhiều sai sót ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chínhnăm nay thì kiểm toán viên phải thông báo cho Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn
vị và sau khi được sự đồng ý của Giám đốc, thông báo cho kiểm toán viên năm trước(nếu có)
Hoặc số dư đầu năm có những sai sót ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tàichính năm nay như nói trên, nhưng đơn vị được kiểm toán không xử lý và không trìnhbày trong thuyết minh báo cáo tài chính thì kiểm toán viên đưa ra “ý kiến chấp nhậntừng phần” hoặc “ý kiến không chấp nhận”
Trường hợp chế độ kế toán của năm nay thay đổi so với chế độ kế toán nămtrước và sự thay đổi đó đơn vị được kiểm toán không xử lý và không trình bày đầy đủtrong thuyết minh Báo cáo tài chính thì kiểm toán viên đưa ra “ý kiến chấp nhận từngphần” hoặc “ý kiến không chấp nhận”
Trường hợp báo cáo kiểm toán năm trước không đưa ra “ý kiến chấp nhậntoàn phần”, thì kiểm toán viên phải xem xét lý do dẫn đến ý kiến đó và ảnh hưởng của
nó đến báo cáo tài chính năm nay Nếu lý do không được chấp nhận toàn phần trongbáo cáo kiểm toán năm trước vẫn còn và ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chínhnăm nay thì kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến phù hợp trong báo cáo kiểm toán nămnay
Trang 16 Chế độ kế toán đã được áp dụng nhất quán hoặc các thay đổi về chế độ kế toán
đã được điều chỉnh trong báo cáo tài chính và trình bày đầy đủ trong phần thuyết minhbáo cáo tài chính
1.4.1 Khái niệm
Theo chuẩn mực kiểm toán 500 thì: “Bằng chứng kiểm toán là tất cả các tài liệu,thông tin do kiểm toán viên thu thập được liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trêncác thông tin này kiểm toán viên hình thành nên ý kiến của mình”
Phân loại bằng chứng kiểm toán
Theo loại hình bằng chứng, bao gồm:
- Dạng bằng chứng vật chất;
- Dạng bằng chứng tài liệu;
- Dạng bằng chứng bằng lời nói
Theo nguồn gốc hình thành, bao gồm:
- Bằng chứng do đơn vị phát hành và luân chuyển nội bộ;
- Bằng chứng do các đôi tượng khác phát hành lưu trữ tại doanh nghiệp;
- Bằng chứng do đơn vị phát hành nhưng lại lưu chuyển ở bên ngoài;
- Bằng chứng do đơn vị bên ngoài phát hành và lưu trữ;
- Bằng chứng do kiểm toán viên trưc tiếp khai thác và phát hiện
Kiểm toán viên cần chú ý trong việc lựa chọn và sử dụng các bằng chứng mộtcách thích hợp để việc đưa ra ý kiến kết luận kiểm toán được thực hiện một cách chínhxác và nhanh chóng
1.4.2 Yêu cầu
Theo chẩn mực kiểm toán500 thì “Kiểm toán viên phải thu thập đầy đủ các bằngchứng kiểm toán thích hợp cho mỗi loại ý kiến của mình”, điều này chỉ rõ hai yêu cầucần thiết và luôn đi liền với nhau của bằng chứng kiểm toán đó là tính thích hợp vàtính đầy đủ
Trang 171.4.2.1 Thích hợp
Tính thích hợp là tiêu chuẩn thể hiện chất lượng, độ tin cậy của bằng chứng kiểmtoán cần thu thập Tính thích hợp của bằng chứng kiểm toán thường phụ thuộc vào cácyếu tố như: Loại hình bằng chứng, nguồn gốc, độ tin cậy của các tài liệu, thông tin,thời điểm thu thập bằng chứng hay sự hiệu qủa của hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn
Trang 18CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG CÁC THỦ
TỤCKIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁNBÁO CÁO TÀI CHÍNH NĂM ĐẦU TIÊN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN & KẾ TOÁN
AAC 2.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH Kiểm toán & Kế toán AAC
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Tên công ty: Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC
Tên giao dịch đối ngoại:Auditing and Accounting Company
Tên viết tắt: AAC
Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC, trước đây là Công ty Kiểm toán và
Kế toán trực thuộc Bộ Tài chính, là một trong số rất ít các công ty kiểm toán đầu tiên
ra đời và hoạt động tại Việt Nam, được thành lập trên cơ sở quyết định số194/TC/TCCB ngày 01 tháng 04 năm 1993 và Quyết định số 106/TC-BTC ngày 13tháng 02 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
Hiện nay, AAC là thành viên tổ chức kiểm toán quốc tế Prime Global có trụ sởchính tại Hoa Kỳ và hơn 380 thành viên hoạt động tại 90 quốc gia trên toàn thế giới.Công ty có một trụ sở chính và một chi nhánh:
Trụ Sở chính: Lô 78-80 Đường 30 tháng 4, Tp Đà Nẵng
Chi nhánh tại Tp Hồ Chí Minh: Tầng 4 Tòa nhà Hoàng Đan, 47-49 Hoàng Sa.AAC là một trong 10 công ty kiểm toán có số lượng khách hàng lớn nhất (đứngthứ 7 với 839 khách hàng) và đứng thứ 7 trong 10 công ty kiểm toán có số lượng kiểm
Trang 19toán viên hành nghề nhiều nhất, với 36 kiểm toán viên Đội ngũ kiểm toán viên củaAAC được đào tạo có hệ thống ở Việt Nam, Anh, Bỉ, Pháp, Ai-len, Úc và có nhiềunăm kinh nghiệm thực tiễn về kiểm toán và tư vấn tài chính-kế toán-thuế ở Việt Nam
2.1.2 Những dịch vụ cung cấp
Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC cung cấp các dịch vụ sau: Kiểmtoán, kế toán, tư vấn Thuế, tư vấn tài chính và quản lý, dịch vụ đào tạo và tuyển dụng,dịch vụ Tin học Trong đó dịch vụ kiểm toán, dịch vụ tư vấn tài chính và quản lý là haidịch vụ chủ yếu của công ty
Dịch vụ Kiểm toán
- Kiểm toán báo cáo tài chính
- Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành
- Kiểm toán báo cáo quyết toán dự án
- Kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế
- Kiểm toán hoạt động
- Kiểm toán tuân thủ
- Kiểm toán nội bộ
- Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành
- Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở thủ tục thoả thuận trước
Dịch vụ Tư vấn tài chính và quản lý
- Tư vấn thành lập và quản lý doanh nghiệp
- Tư vấn thiết lập cơ chế tài chính nội bộ
Trang 20- Tư vấn việc sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán – tài chính phù hợp với yêu cầuquản lý.
- Soát xét báo cáo tài chính
- Xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá hoặc phá sản doanh nghiệp
- Thẩm định tình hình tài chính và giá trị tài sản tranh chấp, kiện tụng
2.1.3 Sơ đồ bộ máy tổ chức
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty
2.1.4 Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính của công ty AAC
Để đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế và tính hiệu lực của từng cuộc kiểm toán,đồng thời để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị làm căn cứ cho kếtluận của KTV về tính trung thực và hợp lý của số liệu trên BCTC, quy trình kiểm toán
BCTC do công ty AAC thực hiện qua ba giai đoạn sau: Lập kế hoạch kiểm toán, thực
hiện kiểm toán và hoàn thành cuộc kiểm toán.
Trang 21Sơ đồ 2.2 Quy trình kiểm toán chung của công ty AAC2.2 Khảo sát thực tế tại Công ty TNHH Kiểm toán & Kế toán AAC.
Có 2 trường hợp xảy ra đối với BCTC năm trước của khách hàng kiểm toán nămđầu tiên:
2.2.1 Báo cáo tài chính năm trướcđã được đơn vị khác kiểm toán và kiểm toán viên đồng ý với ý kiến của kiểm toán viên tiền nhiệm
Theo quy định của VSA 510, khi báo cáo tài chính năm trước được công ty kiểm
Trang 22toán khác kiểm toán thì kiểm toán viên năm nay có thể thu thập bằng chứng kiểm toán
về số dư đầu năm bằng cách:
Xem xét danh tiếng, tính độc lập, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệpcủa KTV tiền nhiệm bằng cách thảo luận với VACPA, KTV khác hoặc ngân hàng
Gửi thư cho KTV tiền nhiệm, hoặc trao đổi trực tiếp với KTV tiền nhiệm vềcác lý do chuyên môn do thay đổi KH
Xem xét hồ sơ kiểm toán của kiểm toán viên năm trước Tiến hành xem xét lạicác giấy tờ làm việc của KTV tiền nhiệm trên tất cả các khía cạnh trọng yếu, bao gồm cáctài liệu về lập kế hoạch, đánh giá HTKSNB, thực hiện kiểm toán, báo cáo kết quả kiểmtoán, và các vấn đề quan trọng của kiểm toán, đánh giá xem liệu KTV tiền nhiệm đã thuthập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp cho ý kiến kiểm toán của mình chưa
Nếu báo cáo kiểm toán của kiểm toán viên năm trước không chấp nhận toànphần thì kiểm toán viên năm nay phải lưu ý đến những nguyên nhân không chấp nhậntoàn phần của ý kiến kiểm toán năm trước
Nếu việc xem xét hồ sơ kiểm toán của kiểm toán viên tiền nhiệm không cungcấp bằng chứng đầy đủ và thích hợp về số dư đầu năm thì kiểm toán viên có thể thựchiện các thủ tục thay thế hợp lý, bao gồm cả những thủ tục áp dụng đối với trường hợpbáo cáo tài chính năm trước chưa được kiểm toán
Theo quy địnhởcông ty AAC, khi tiến hành xem xét hồ sơ kiểm toán của KTVtiền nhiệm, KTV của AAC sẽ kiểm tra lại những thủ tục kiểm toán mà kiểm toán viêntiền nhiệm đã thực hiện, xem những thủ tục đó có phù hợp hay không, các bằng chứngkiểm toán thu thập được đã đầy đủ và thích hợp chưa Nếu sau khi xem xét, KTV củaAAC cho rằng kiểm toán viên tiền nhiệm đã thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toáncần thiết để đảm bảo số dư cuối năm của báo cáo tài chính năm trước không chứađựng các sai sót trọng yếu, KTV sẽđối chiếu số dư đầu năm nay với số dư đã đượckiểm toán cuối năm trước để đảm bảo rằng số dư đầu năm nay không chứa đựng cácsai sót ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính năm nay Ngược lại, nếu KTV đánhgiá rằng KTV tiền nhiệm chưa thực hiện đầy đủ các thủ tục kiểm toán cần thiết, bằngchứng kiểm toán mà KTV tiền nhiệm thu thập được chưa đầy đủ và thích hợp để đảm
Trang 23bảo số dư cuối năm của báo cáo tài chính năm trước không chứa đựng các sai sót trọngyếu, KTV sẽ xem xét thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết đối với số dư đầu nămhoặc không sử dụng kết quả công việc của KTV tiền nhiệm và thực hiện lại các thủ tụckiểm toán cần thiết.
Tuy nhiên trong thực tế khi liên lạc với KTV tiền nhiệm thì vẫn còn gặp phải một
số khó khăn nhất định Hiện nay, do sức ép cạnh tranh để có được các hợp đồng giữacác công ty kiểm toán với nhau và tính bảo mật thông tin của Kiểm toán nên việc tiếpxúc với hồ sơ kiểm toán của KTV tiền nhiệm hầu như là không thể tiếp cận được, chỉ
có những công ty Kiểm toán lớn mới hợp tác để cung cấp hồ sơ kiểm toán cho nhau.Thông thường, đối với các hợp đồng kiểm toán đã được kiểm toán năm trước thìKTV của AAC sẽ thực hiện theo đúng quy trình chung của công ty và bổ sung thêmmột số thủ tục các thủ tục kiểm toán khác để kiểm toán cho cả số dư đầu năm như trongtrường hợp kiểm toán cho một khách hàng mới chưa được kiểm toán lần nào Đồng thờitrong quá trình kiểm toán thì sẽ chú trọng thực hiện các thủ tục kiểm toán để chứng minhtính trung thực và hợp lý của SDĐN hơn so với các cuộc kiểm toán khác
2.2.2 Báo cáo tài chính năm trước chưa được kiểm toán hoặc đã được kiểm toán nhưng kiểm toán viên năm nay không thỏa mãn
Nếu BCTC năm trước chưa được kiểm toán hoặc vì lí do nào đó mà KTV củaAAC năm nay không thể kiểm tra hồ sơ kiểm toán của KTV tiền nhiệm hoặc khôngđồng ý với kết quả kiểm toán năm trước Trong trường hợp này, KTV của AAC nămnay sẽ thực hiện thủ tục kiểm toán theo đúng chương trình kiểm toán chi tiết các phầnhành của công ty và kết hợp thêm một số thủ tục kiểm toán cần thiết cho số dư đầunăm của các khoản mục trên BCTC Trong trường hợp cụ thể thì KTV sẽ thay đổi một
số thủ tục so với quy trình chung trong Giai đoạn Lập kế hoạch kiểm toán để có thểthu thập được bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp Bên cạnh đó, KTV sẽ kếthợp với những thông tin thu thập được khi nghiên cứu HTKSNB và xem xét các chínhsách chế độ kế toán của doanh nghiệp để kiểm tra tính trung thực và hợp lý của số dưđầu năm
Trang 242.3 Thực trạng việc áp dụng các thủ tục kiểm toán số dư đầu năm khi kiểm toán báo cáo tài chính năm đầu tiên tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toánAAC
Trong năm 2012, Công ty AAC đã kí hợp đồng kiểm toán cho Công ty Cổ phầnsách và thiết bị giáo dục ABCniên độ 2012 Đây lànăm đầu tiền Công ty Cổ phần sách
và thiết bị giáo dục ABC tiến hành kiểm toán BCTC Sau đây là một số nét về Công ty
Cổ phần sách và thiết bị giáo dục ABC:
- Hệthống Chuẩn mực Kếtoán Việt Nam và các quy định vềsửa đổi, bổsung
có liên quan do BộTài chính ban hành
Do giới hạn về mặt tài liệu cũng như số liệu minh họa nên nhóm chúng tôi chỉxin được trình bày về thủ tục kiểm toán số dư đầu năm của những khoản mục trọngyếu và thường xảy ra sai sót
2.3.1 Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng
Đối với mọi DN, tiền mặt và tiền gửi luôn luôn giữ vai trò hết sức quan trọngtrong mọi hoạt động SXKD của DN Đây là một khoản mục rất nhạy cảm với gian lận,biển thủ dưới nhiều hình thức Mặt khác khoản mục này thường được sử dụng trongphân tích khả năng thanh toán của một doanh nghiệp nên có thể bị cố tình trình bày sailệch Rủi ro tiềm tàng của khoản mục này thường được đánh giá là cao Vì vậy, kiểm
Trang 25toán viên phải dành nhiều thời gian để kiểm tra tiền mặc dù khoản mục này thườngchiếm một tỉ trọng không lớn trong tổng tài sản.
Để thu thập bằng chứng kiểm toán cho số dư đầu năm của khoản mục này, KTV
sẽ thực hiện các thử nghiệm chi tiết sau:
Đối chiếu số dư tiền mặt với Biên bản kiểm kê quỹ, với sổ quỹ (do Thủ quỹtheo dõi), sổ cái của năm trước
Gửi thư xác nhận cho cả số dư đầu năm tiền gửi ngân hàng Đối chiếu số dư tiền gửi ngân hàng với sổ phụ ngân hàng hoặc thư xác nhận.
Mục tiêu:Đảm bảo các khoản tiền là có thực; thuộc quyền sở hữu của DN; được
hạch toán và đánh giá đầy đủ, chính xác, đúng niên độ; và trình bày trên BCTCphù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành
Nguồn gốc số liệu: Sổ chi tiết tài khoản 112 và thư xác nhận.
Công việc thực hiện:
Gửi thư xác nhận cho cả số dư đầu năm tiền gửi ngân hàng (Phụ lục 1)
Kiểm tra, đối chiếu số dư chi tiết đầu năm với các thư xác nhận đã thu thập.
Tên Ngân hàng
Ngày gửi thư
Sổ chi tiết tại ngày 31/12/2011
Sổ phụ, xác nhận của ngân hàng tài ngày 31/12/2011
Chênh lệch Lần 1 Lần
Trang 26Kết luận: Số dư đầu kỳ là có thật và được phản ánh phù hợp trên BCTC.
Kiểm tra trình bày các phương pháp xuất ngoại tệ
2.3.2 Chi phí trả trước
Chi phí trả trước là các khoản đã chi ra trong một kỳ kế toán nhưng ảnh hưởngđến kết quả kinh doanh của nhiều kỳ kế toán sau đó.Nếu chi phí trả trước bị sai lệch(có thể là do phân bổ sai, phân bổ theo tiêu thức không phù hợp….) sẽ gây ảnh hưởngđến BCĐKT, các khoản mục chi phí TK 627, 641, 642 Từ đó gây sai lệch Kết quảkinh doanh
Để thu thập bằng chứng kiểm toán cho số dư đầu năm của khoản mục này, kiểmtoán viên đã thực hiện các thử nghiệm chi tiết sau:
Kiểm tra các khoản chi phí trả trước phát sinh có giá trị lớn,
Đánh giá tính hợp lý của phương pháp phân bổ, cách xác định thời gian phân
bổ và tính toán lại giá trị chờ phân bổ đầu năm
Trang 27Mục tiêu:Đảm bảo chi phí trả trước có thực; được ghi nhận đầy đủ, chính xác,
đánh giá hợp lý; và được trình bày trên BCTC phù hợp với các chuẩn mực và chế
Công việc thực hiện:
Đánh giá tính hợp lý của phương pháp phân bổ, thời gian phân bổ do DN chọn
và tính nhất quán của năm trước
Chi phí bản thảo: phân bổ theo số lượng in
Trang 28 Kiểm tra lại việc tính toán của bảng tổng hợp phân bổ và đánh giá tính hợp lýcủa việc phân bổ chi phí trả trước vào các khoản chi phí có liên quan.
Đối chiếu số lượng số lượng in sách và số phân bổ chi phí bản thảo:
Mã Tên sách Giá bìa TL (%) SL (bản) SL PB (bản) Giá trị PB
T1E24N1 Tiếng việt 1/1 22.700 6 15.000 3.000 4.086.000
T1E25N1 Tiếng việt 1/2 23.300 6 15.000 3.000 4.194.000
T1T18N1 Toán 1 23.800 6 15.000 3.000 4.284.000
T2E40N1 Tiếng việt 2/1 22.200 6 15.000 3.000 3.996.000
T2E41N1 Tiếng việt 2/2 21.700 6 15.000 3.000 3.906.000
T2T20N1 Toán 2 23.800 6 15.000 3.000 4.284.000
T3E40N1 Tiếng việt 3/1 18.200 6 15.000 3.000 3.276.000
T3E41N1 Tiếng việt 3/2 21.200 6 15.000 3.000 3.816.000
T3T28N1 Toán 3 25.500 6 15.000 3.000 4.590.000
T4E44N1 Tiếng việt 4/1 23.300 6 15.000 3.000 4.194.000
T4E45N1 Tiếng việt 4/2 22.700 6 15.000 3.000 4.086.000
T4T36N1 Toán 4 23.200 6 15.000 3.000 4.176.000
T5E54N1 Tiếng việt 5/1 22.700 6 15.000 3.000 4.086.000
T5E55N1 Tiếng việt 5/2 23.300 6 15.000 3.000 4.194.000
T5T53N1 Toán 5 27.800 6 15.000 3.000 5.004.000
Phân bổ chi phí bản thảo chính xác
Kết luận:Số dư đầu năm TK 242 trình bày trung thực và hợp lý.
2.3.3 Hàng tồn kho
Trang 29Hàng tồn kho là một khoản mục chứa nhiều yếu tố để nhà quản lý thực hiện cáchành vi quản trị lợi nhuận Nhà quản lý có thể sử dụng các công cụ kế toán tác độngvào khoản mục này để điều chỉnh BCTC theo mục đích của mình Mặt khác HTK còn
là một khoản mục “nhạy cảm” với các gian lận như biển thủ, trộm cắp và chịu nhiềurủi ro do mất giá, hư hỏng, lỗi thời, hao hụt, mất mát… Đặc biệt đối với những DNthương mại với quy mô lớn việc quản lý HTK là công việc mang yếu tố sống còn đốivới hoạt động kinh doanh của DN Vì vậy đây là khoản mục KTV phải dành nhiều thờigian, công sức để kiểm tra, đảm bảo khoản mục này được trình bày trung thực, hợp lýtheo quy định của Chế độ kế toán Việt Nam
Để thu thập bằng chứng kiểm toán cho số dư đầu năm của khoản mục này, KTVthực hiện các thủ tục chi tiết sau:
Thu thập Bảng tổng hợp nhập xuất tồn năm trước và năm nay,đối chiếu số dưcuối năm trước và đầu năm nay
Tiến hành kiểm kê tất cả các kho của công ty tại ngày 28/12/2012, đối chiếu sốlượng HTK đã kiểm kê với bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho năm 2012 của Công ty.Chọn mẫu, đối chiếu, kiểm tra một số nghiệp vụ nhập, xuất trong kỳ của công ty Dựatrên số liệu đã kiểm kê cuối kỳ và giá trị xuất, nhập kho trong năm KTV tính lại giá trịtồn kho cho từng mặt hàng tại thời điểm đầu năm theo công thức:
HTK đầu kì = HTK cuối kì + HTK xuất trong kì - HTK nhập trong kì
KTV tiến hành thu thập bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho cả năm 2012 (Phụ lục 2)
Trang 30 KTV tiến hành chọn mẫu kiểm kê và được trình bày trong Phiếu Kiểm kê HTK sau:
PHIẾU KIỂM KÊ HTK
Địa điểm: Kho Sách đại lý XYZ
Thời điểm kiểm kê: 14h30 ngày 28/12/2012
Chủng loại vật tư, hàng hoá: Hàng hoá (Sách tham khảo- Hàng ký gửi)
STT Tên hàng hoá, vật
tư Mã số
Đơn vị tính
Số liệu đếm thực tế
Số liệu theo sổ sách
Chênh lệch
1 Sách tham khảo toán
Trang 31Mục tiêu: Đảm bảo các khoản mục HTK là có thực, thuộc quyền sở hữu của DN; được hạch toán đầy đủ, chính xác,
đúng niên độ và đánh giá theo giá trị thuần; và trình bày trên BCTC phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành
Nguồn gốc số liệu: Biên bản kiểm kê HTK, Sổ chi tiết và chứng từ nhập xuất có liên quan.
Công việc thực hiện:
Lập bảng tổng hợpkết quả kiểm kể, đối chiếu số liệu kế toán với số liệu kiểm kê thực tế
TK Vật tư Kho Sổ kế toán Kiểm kê CL Ghi chú
1521 Giấy in Hòa Cầm 2.765.180 2.760.370 4.810
-15418 DD:Khác Tại các công ty giao in - -
-15421 DD:Vật tư giao gia công Tại các công ty giao in 25.316.566 23.709.797 1.606.769
15422 DD: Vtư giao cắt rọc Hòa Phát 17.254.642 17.254.642