Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 51 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
51
Dung lượng
771 KB
Nội dung
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Phạm Hoài Hương Chương I: Cơ sở lý luận về kiểmtoánvốnbằngtiền 1. Khái quát về kếtoánvốnbằngtiền 1.1 Khái nệm Khái niệm : Vốnbằngtiền là những tài sản có thể dùng để dự trữ, tích luỹ và làm phương tiện để thanh toán như: tiền mặt , tiền gửi ngân hàng vàtiền đang chuyển. Tiền mặt tại quỹ bao gồm cả nguyên tệ và ngoại tệ hiện có tại quỹ của đơn vị. Tiền gửi ngân hàng bao gồm tiền nguyên tệ và ngoại tệ được gửi tại ngân hàng. Tiền đang chuyển là tiền đang trong quá trình lưu thông từ ngân hàng về quỹ tiền, từ quỹ chuyển đến ngân hàng. 1.2. Những quy định của kế toánvốnbằngtiềnKếtoánvốnbằngtiền phải căn cứ vào chế độ quản lý tiền tệ của Nhà nước và tôn trọng những quy định sau: Kếtoánvốnbằngtiền phải sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng Việt Nam, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể sử dụng ngoại tệ để ghi sổkếtoán nhưng phải được Bộ Tài chính chấp nhận bằng văn bản. Ở doanh nghiệp có sử dụng ngoại tệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ, hoặc tỷ giá giao dịch thực tế của nghiệp vụ kinh tế phát sinh để ghi sổkế toán. Đối với vàng bạc, đá quý, kim khí quý được tính ra tiền theo giá thực tế (giá hoá đơn, hoặc giá thanh toán) để ghi sổkếtoánvà theo dõi số lượng, trọng lượng, quy cách phẩm chất và giá trị của từng thứ, từng loại. 2. Kiểmtoánkhoảnmụcvốnbằngtiền 2.1. Ý nghĩa vàmục tiêu kiểmtoánvốnbằngtiền 2.1.1. Ý nghĩa Vốnbằngtiền là mộtkhoảnmục trong tài sản lưu động, được trình bày trước tiên trên bảng cân đối kế toán, và là căn để đánh giá khả năng thanh toán của một doanh nghiệp. Do đó, khoảnmục này thường được trình bày sai lệch. Khi số dư của tài khoản này quá thấp sẽ cho thấy đơn vị sẽ gặp khó khăn trong thanh toán. Ngược lại, khi số dư quá cao sẽ cho thấy sự quản lý vốnbằngtiền kém hiệu quả. Kiểmtoán các tài khoảntiền có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát hiệnvà ngăn ngừa những gian lận, sai sót hoặc lạm dụng quá trình quản lý, hạch toán các tài khoản tiền. Đồng thời các tài khoảntiền liên quan đến rất nhiều các chu kỳ kinh doanh khác, như: chu kỳ mua vào và thanh toán; chu kỳ bán hàng và thu tiền; chu kỳ tiền lương và nhân sự Vì vậy việc kiểmtoán các tài khoảntiền cũng được đặt trong mối quan hệ với kiểmtoán các khoảnmục liên quan. Việc sai sót, gian lận tiền dĩ nhiên sẽ dẫn đến những sai sót ở các chu kỳ liên quan. Hoặc ngược lại, những sai sót, gian lận ở các khoảnmục liên quan, có thể dẫn đến sai sót và gian lận ở các tài khoản tiền. 2.1.2. Mục tiêu kiểmtoánkhoảnmụcvốnbằngtiền SVTH: Trương Văn Minh Trang: 1 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Phạm Hoài Hương Việc xác định hệ thống mục tiêu kiểmtoán có vai trò rất quan trọng. Nó giúp cho kiểmtoán viên thựchiện đúng hướng và có hiệu quả. Là một loại hình kiểm toán, kiểmtoán báo cáo tài chính có mục tiêu tổng quát là thu thập bằng chứng để đưa ra kết luận trình bày trên một báo cáo tài chính thích hợp. Mục tiêu tổng quát này đã được xác định trong chuẩn mựckiểmtoán Việt Nam số 200 - mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểmtoán báo cáo tài chính, khoản 11 xác định: “Mục tiêu kiểmtoán báo cáo tài chính là giúp cho kiểmtoán viên vàcôngtykiểmtoán đưa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mựcvà chế độkếtoánhiện hành, có tuân thủ pháp luật liên quan, có phản ánh trung thựcvà hợp lý tình hình tài chính trên các khía cạnh trọng yếu không?” Đây là mục tiêu cơ bản của cuộc kiểmtoán báo cáo tài chính. Mục tiêu tổng quát này được cụ thể hoá thành các mục tiêu kiểmtoán chung như: tính hợp lý chung, tính hiện hữu, tính đầy đủ, tính chính xác số học, phân loại vàtrình bày, quyền và nghĩa vụ, đánh giá và phân bổ. Trong quá trìnhthựchiệnkiểm toán, ngoài việc phải xác định chính xác các mục tiêu cụ thể, Kiểmtoán viên còn phải xác định chính xác các mục tiêu đó vào từng phần hành kiểmtoán để xây dựng hệ thống mục tiêu đặc thù. Việc xác định mục tiêu kiểmtoán đặc thù của mỗi phần hành, khoảnmục cụ thể là mộtcông việc quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả của cuộc kiểm toán, đồng thời làm giảm rủi ro kiểmtoán đến mức thấp nhất. Trên cơ sởmục tiêu kiểmtoán đặc thù cho từng khoản mục, Kiểmtoán viên tiến hành các thủ tục để khẳng định mục tiêu kiểmtoánđó có được đơn vị tuân thủ hay không? Từ đó tìm ra các sai phạm. Mục tiêu kiểmtoán của khoảnmụcvốnbằngtiềnnhằm xác định các vấn đề chủ yếu sau: Tính hiện hữu của kiểm soát nội bộ đối với vốnbằng tiền: Tức là xem xét đánh giá sự hiện diện, tính liên tục và tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với vốnbằngtiền có được đảm bảo không? Sự đảm bảo về mứcđộ trung thực, hợp lý của các khoảnmụcvốnbằngtiền trên báo cáo tài chính, thể hiện trên các khía cạnh sau: Mục tiêu hiện hữu: xác nhận số dư các khoảntiền tồn tại vào ngày lập bảng cân đối kếtoán là hợp lý. Vì số dư này liên quan đến khả năng thanh toán nên doanh nghiệp khai báo tiền vượt quá số dư thực tế để che dấu tình hình tài chính thực hoặc thất thoát tài sản hoặc tiền bị chiếm dụng nên sốthực tế nhỏ hơn sốsổ sách. Mục tiêu này liên quan đến mục tiêu hiện hữu của khoảntiềnvà được coi là mục tiêu quan trọng trong kiểmtoánkhoảnmục này. Mục tiêu về sự đầy đủ: Xác nhận tất cả các nghiệp vụ liên quan đến tiền là có thật và đều được ghi nhận. Đây là mục tiêu quan trọng nhất vì thế Kiểmtoán viên cần chú trọng đến mục tiêu này để đảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán. Mục tiêu quyền sở hữu: Xác nhận doanh nghiệp có quyền sở hữu về mặt pháp lý đối với các khoản tiền. Đây là mục tiêu Kiểmtoán viên xác định nhưng nó không giữ vai trò quan trọng trong việc kiểmtoánkhoảnmụcvốnbằngtiền nên Kiểmtoán viên có thể bỏ qua mục tiêu này trong quá trìnhthựchiệnkiểmtoán để tránh lãng phí thời gian. SVTH: Trương Văn Minh Trang: 2 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Phạm Hoài Hương Mục tiêu đánh giá: Số dư của tiền phải được ghi theo đúng giá trị có thể thựchiện được. Mục tiêu này áp dụng cho những tài khoản ngoại tệ, nếu doanh nghiệp có ngoại tệ và với giá trị lớn thì mục tiêu này khá quan trọng. Mục tiêu ghi chép chính xác: Sổ chi tiết được tổng cộng đúng và phải phù hợp với tài khoản tổng hợp trên sổ cái. Mục tiêu trình bày vàcông bố: sốtiền được phân loại vàtrình bày thích hợp trên báo cáo tài chính. Các trường hợp tiền bị hạn chế sử dụng đều được khai báo đầy đủ. 2.2. Quytrìnhkiểmtoánvốnbằngtiền 2.2.1. Lập kế hoạch kếtoánkhoảnmụcvốnbằngtiền Sau khi đã xác định mục tiêu của cuộc kiểmtoán cho từng khoản mục, Kiểmtoán viên tiến hành thu thập bằng chứng cho cuộc kiểm toán. Để thựchiệncông việc này, Kiểmtoán viên cần xây dựng mộtquytrìnhkiểmtoán cụ thể cho cuộc kiểmtoán để có thể đạt được kết quả tốt. Kiểmtoánkhoảnmụcvốnbằngtiền được tiến hành qua ba giai đoạn: lập kế hoạch kiểm toán, thựchiệnkiểmtoánvà kết thúckiểm toán. Bước1: Chuẩn bị kế hoạch kiểmtoánkhoảnmụcvốnbằngtiền Chuẩn bị kế hoạch kiểmtoánnhằm xác định cơ sởpháp lý, các mục tiêu, phạm vi kiểmtoán cùng các điều kiện về nhân lực, vật lực cho cuộc kiểm toán. Khi tiếp nhận thư mời kiểm toán, côngtykiểmtoán cần đánh giá khả năng chấp nhận kiểmtoán thông qua xem xét kiểm soát nội bộ, tính liêm chính của ban quản lý và liên lạc với Kiểmtoán viên tiền nhiệm. Nếu chấp nhận thư mời kiểm toán, côngtykiểmtoán sẽ lựa chọn nhân viên kiểmtoán xuống đơn vị theo yêu cầu của khách hàng. Nhóm trưởng phân côngcông việc cho các thành viên trong nhóm, Kiểmtoán viên được phân côngkiểmtoánkhoảnmụcvốnbằngtiền phải có trình độ, năng lực chuyên môn về vốnbằngtiềnvà hiểu biết về ngành nghề kinh doanh của khách hàng. Sau khi được phân côngkiểmtoánkhoảnmụcvốnbằng tiền, Kiểmtoán viên phải xác định mục tiêu kiểmtoánkhoảnmụcvốnbằng tiền. Ngoài ra, trong quá trìnhthựchiện cũng cần tránh thay đổi nhân viên nhằm đảm bảo hiệu quả cũng như chất lượng công việc. Đặc biệt, việc kiểmtoán cho một khách hàng trong nhiều năm có thể giúp cho Kiểmtoán viên tích luỹ được nhiều kinh nghiệm cũng như có được hiểu biết sâu sắc về ngành nghề kinh doanh của khách hàng. Bước 2: Thu thập thông tin cơ sở Đây là một giai đoạn quan trọng công việc lập kế hoạch kiểmtoán tổng quát. Giai đoạn này sẽ cung cấp những thông tin cơ bản làm nền tảng cho các công việc tiếp theo. Chuẩn mựckiểmtoán Việt Nam số 300 - lập kế hoạch kiểmtoán đã xác định rằng Kiểmtoán viên cần thu thập hiểu biết về ngành nghề kinh doanh của khách hàng, tìm hiểu về hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ và các bên liên quan để đánh giá rủi ro và lên kế hoạch kiểm toán. Công việc này rất cần thiết cho việc đảm bảo tính thận trọng nghề ngiệp đúng mức của Kiểmtoán viên. Chuẩn mựckiểmtoán Việt Nam (IAS) 310 chỉ rõ: “Để thựchiệncông tác kiểmtoán tài chính, chuyên gia kiểmtoán phải hiểu biết đầy đủ về hoạt động đơn vị được kiểm toán, để xác định và hiểu được các sự kiện, SVTH: Trương Văn Minh Trang: 3 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Phạm Hoài Hương nghiệp vụ và cách làm việc của đơn vị, mà theo đánh giá của Kiểmtoán viên có thể có một tác động quan trọng đến báo cáo tài chính, đến việc kiểmtoán hoặc đến báo cáo kiểm toán”. Chuẩn mựckiểmtoán Việt Nam số 310: hiểu biết về tình hình kinh doanh, đoạn 2 đã quy định: “Để thựchiệnkiểmtoán báo cáo tài chính, Kiểmtoán viên phải nắm bắt được tình hình kinh doanh của khách hàng để có thể nhận thứcvà xác định sự kiện, nghiệp vụ vàthựctiễn hoạt động mà theo đánh giá Kiểmtoán viên có thể ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, đến việc kiểm tra của Kiểmtoán viên hoặc đến báo cáo kiểm toán”. Đối với phần hành kiểmtoánvốnbằng tiền, Kiểmtoán viên phải dựa vào các căn cứ chủ yếu sau: Chính sách chế độ liên quan đến quản lý vốnbằng tiền, như quy định về mở tài khoảntiền gửi ngân hàng, chế độ thanh toán không dùng tiền mặt, quy định về phát hành séc về quản lý và hạch toán ngoại tệ. Các quy định của hội đồng quản trị (hay ban giám đốc) đơn vị về trách nhiệm và thủ tục phê chuẩn, xét duyệt chi tiêu vốnbằng tiền, quy định về phân công trách nhiệm giữ quỹ, kiểm kê, đối chiếu… Báo cáo tài chính. Các chứng từ, tài liệu thu chi, chuyển tiền. Sổkếtoán các tài khoảnvốnbằngtiền (sổ tổng hợp, sổ chi tiết và các chứng từ, tài liệu, sổkếtoán khác có liên quan). Bước 3: Thựchiện thủ tục phân tích đối với khoảnmụcvốnbằngtiềnThựchiện thủ tục phân tích là việc Kiểmtoán viên phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng, qua đó tìm ra xu hướng biến động và tìm ra những mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin có liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị đã dự kiến. Các thủ tục phân tích thường được thựchiện ở cả 3 bước là lập kế hoạch kiểm toán, thựchiệnkiểm toán, kết thúckiểm toán. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, các thủ tục phân tích giúp Kiểmtoán viên nhận diện các vấn đề quan trọng cần trong quá trìnhkiểm toán, xác định được rủi ro tiềm tàng liên quan đến các khoản mục. Thủ tục phân tích ít được sử dụng trong kiểmtoánkhoảnmụcvốnbằng tiền. Tuy nhiên trong mộtsố trường hợp, thủ tục phân tích có thể vẫn hữu ích. Như sử dụng tỉ lệ số dư tài khoản tiền, các tài khoản lưu động. Tỷ lệ này có thể đem so với số dự toán về ngân sách hay so với tỷ lệ của năm trước. Nếu Kiểmtoán viên có thể sử dụng tỷ lệ này, thủ tục phân tích được sử dụng để thu thập bằng chứng về những mục tiêu kiểmtoánhiện hữu, đầy đủ và đánh giá, thủ tục này làm giảm số lượng bằng chứng của các thủ tục cơ bản khác nếu số liệu phân tích phù hợp với dự đoán của Kiểmtoán viên. Bước 4: Tìm hiểu sơ bộ về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng đối với vốnbằngtiền Đây là công việc hết sức quan trọng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Việc nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soát đã được quy định trong chuẩn mựckiểmtoán Việt nam số 400 – Đánh giá rủi ro vàkiểm soát nội bộ, đã nêu: “Kiểm toán viên phải có hiểu biết đầy đủ về hệ thống kếtoánvàkiểm soát nội bộ để đánh giá thái độ, mứcđộ quan tâm và SVTH: Trương Văn Minh Trang: 4 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Phạm Hoài Hương sự can thiệp của các thành viên trong hội đồng quản trị và ban giám đốc với kiểm soát nội bộ và đánh giá khả năng của kiểm soát nội bộ của khách hàng trong việc ngăn ngừa, phát hiện các sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính”. Các nguyên tắc kiểm soát nội bộ đối với vốnbằngtiền Nhân viên phải có đủ khả năng và liêm chính: Vì không thể có kiểm soát nội bộ vững mạnh khi nhân viên không đủ khả năng, hoặc không liêm chính và cố tình gian lận. Áp dụng nguyên tắc phân chia trách nhiệm: nghĩa là không cho bất cứ cá nhân nào thựchiện các chức năng từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc nghiệp vụ. Nói cách khác, mỗi cá nhân chỉ được phân côngmột nhiệm vụ trong quá trình xử lý nghiệp vụ, bao gồm các chức năng xét duyệt nghiệp vụ; ghi chép vào sổkế toán; bảo quản tài sản; kiểm kê, đối chiếu các số liệu ghi trên sổ sách kếtoán với số liệu thực tế. Tập trung đầu mối thu: nên hạn chế tối đa số người nắm giữ tiền, nghĩa là chỉ cho phép mộtsố ít nhân viên được thu tiền. Điều này làm giảm khả năng thất thoát sốtiền đã thu. Ghi chép kịp thời và đầy đủ số thu: Phân công cho một nhân viên ghi nhận kịp thời các nghiệp vụ thu tiền ngay vào thời điểm phát sinh. Hàng ngày đối chiếu số liệu giữa thủ quỹvàkế toán, nộp ngay số thu cho ngân hàng. Để tăng cường kiểm soát, trước khi thủ quỹ nộp tiền vào ngân hàng, có thể phân công cho một nhân viên độc lập so sánh giữa tổng số thu trên chứng từ, số thu trên chứng từ với số thu đã ghi vào sổ sách kế toán. Có biệnpháp khuyến khích người nộp tiền yêu cầu cung cấp biên lai hoặc phiếu thu. Thựchiện tối đa những khoản chi tiềnbằngtiền gửi ngân hàng, hạn chế chi tiền mặt. Cuối mỗi tháng thựchiện đối chiếu giữa số liệu ghi trên sổ sách với thực tế, cụ thể là đối chiếu giữa: Sổ cái vàsổ phụ về số dư vàsố phát sinh của tài khoảntiền gửi ngân hàng. Tài khoảntiền mặt với biên bản kiểmkê quỹ. Để đạt được sự hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ, Kiểmtoán viên tiến hành khảo sát thông qua các hình thức cơ bản sau: phỏng vấn, kiểm tra chứng từ, sổ sách, báo cáo, khảo sát thực tế, lấy xác nhận… căn cứ vào ước tính về tính hiện hữu của kiểm soát nội bộ, Kiểmtoán viên sẽ đánh giá rủi ro kiểm soát theo những cách thức khác nhau theo tỷ lệ, theo mức độ… Đối với doanh nghiệp nhỏ, Kiểmtoán viên thường soạn thảo tường thuật, còn với doanh nghiệp lớn, họ thường dùng lưu đồ để mô tả cơ cấu kiểm soát nội bộ hiện hành. Để thiết lập, Kiểmtoán viên thường dựa vào sự quan sát và sử dụng bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ. Bảng 1: Bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ tiền mặt vàtiền gửi ngân hàng có thể như sau: Câu hỏi Trả lời Ghi chú Có Không Yếu kém Quan trọng Thứ yếu SVTH: Trương Văn Minh Trang: 5 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Phạm Hoài Hương 1. Khi phát sinh nghiệp vụ thu chi tiền có được phản ảnh đầy đủ vào các sổ sách liên quan? 2. Việc xét duyệt thu chi có giới hạn ở mộtsố người mà họ không đảm nhận việc ghi chép sổ sách kếtoán hay lưu giữ chúng? 3. Việc ghi chép, kiểm tra và lưu giữ sổ sách trong quá trình hạch toánvốnbằngtiền có được thựchiện độc lập bởi các nhân viên chuyên trách không? 4. Kếtoánquỹvà thủ quỹ có độc lập với nhau không? 5. Nơi thựchiện quá trình thu chi và quản lý cất giữ tiền có đủ rộng, ngăn cách khỏi văn phòng? 6. Việc thu tiền có tổ chức việc thu tại công ty? 7. Côngty có sử dụng két sắt để bảo vệ tiền mặt chưa? 8. Mã số của két sắt có được giữ bí mật theo quy định không? 9. Quytrình xét duyệt các khoản chi tiền mặt có được sự phê chuẩn của kếtoán trưởng và thủ trưởng đơn vị không? 10. Biên lai thu tiền hoặc phiếu bán hàng có được quy định đánh số trước? 11. Các khoảntiền mặt thu về có nộp vào ngân hàng đầy đủ và kịp thời không? 12. Những khoản thu chi lớn có được thựchiện qua ngân hàng? 13. Tiền gửi ngân hàng có được mở sổ chi tiết là tiền Việt nam, ngoại tệ? 14. Hàng tháng quá trình tổng hợp đối chiếu cân chỉnh về thu chi tiền gửi ngân hàng với những ngân hàng liên quan có được thựchiện không? Và cuối năm có sự xác nhận của ngân hàng? Bước 5: Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro đối với khoảnmụcvốnbằngtiền Đánh giá tính trọng yếu: Trọng yếu là khái niệm chỉ tính hệ trọng của phần nội dung cơ bản của kiểmtoán có ảnh hưởng tới tính đúng đắn của việc nhận thức, đánh giá đối tượng kiểmtoánvà việc sử dụng thông tin đã đánh giá đó để ra quyết định quản lý. Để đánh giá mức trọng yếu, nhân viên kiểmtoán cần thựchiện các bước sau: Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu: Là sai số tối đa mà Kiểmtoán viên tin rằng tại mứcđó các báo cáo tài chính có chứa đựng sai sót nhưng chưa ảnh hưởng tới quyết định của người sử dụng báo cáo tài chính. Việc ước tính này đòi hỏi chủ yếu là kinh nghiệm vàtrìnhđộ của Kiểmtoán viên. Phân bố ước tính ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản mục: các khoảnmụcvốnbằngtiền sẽ lần lược phân phối tính ban đầu về tính trọng yếu. Đánh giá rủi ro: Trong khi lập kế hoạch kiểm toán, Kiểmtoán viên đánh giá rủi ro kiểmtoán đối với từng khoảnmục trong báo cáo tài chính. Kiểmtoán viên thường quan tâm các loại rủi ro sau: SVTH: Trương Văn Minh Trang: 6 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Phạm Hoài Hương Rủi ro tiềm tàng (IR): là mức rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ, từng khoảnmục trong báo cáo tài chính chứa đựng sai sót trong yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp, mặc dù có hay không có hệ thống kiểm soát nội bộ. Do bản chất của vốnbằngtiền nên rủi ro tiềm tàng thường có nguy cơ xảy ra rất cao đối với khoảnmục này. Rủi ro tiềm tàng của khoảnmụcvốnbằngtiền phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố như: bản chất hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, tính tung thực của ban giám đốc, bản chất nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kết quả các lần kiểmtoán trước. Rủi ro kiểm soát (CR): là khả năng xảy ra các sai phạm trọng yếu do hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị khách hàng không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả, dođó đã không phát hiệnvà ngăn chặn các sai phạm này. Đối với khoảnmụcvốnbằng tiền, kiểmtoán sẽ tiến hành đánh giá lại rủi ro kiểm soát của từng sơsở dẫn liệu. Công việc này chủ yếu là để nhận diện các điểm yếu, điểm mạnh của hệ thống kiểm soát nội bộ, nhằm điều chỉnh chương trìnhkiểmtoán cho phù hợp. Nếu Kiểmtoán viên đánh giá rủi ro kiểm soát là thấp, thì các thử nghiệm cuối năm có thể chỉ hạn chế ở mức đối chiếu với sổ phụ ngân hàng vàso sánh số dư này với xác nhận của ngân hàng. Nếu đánh giá mứcđộ rủi ro trong kiểm soát là trung bình, thì có thể áp dụng các thủ tục trên và bổ sung thêm mộtsố thủ tục nhằm phát hiện gian lận. Nếu đánh giá rủi ro kiểm soát là đáng kể hay tối đa thì kiểmtoán cần mở rộng các thủ tục kiểm tra chi tiết các khoản mục. Rủi ro phát hiện (DR): là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoảnmục trong báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp lại mà trong quá trìnhkiểm toán, Kiểmtoán viên không phát hiện được. Rủi ro kiểmtoán (AR): AR = IR x CR x DR DR = AR / (IR x CR) Với mức rủi ro kiểmtoán có thể chấp nhận được và các rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát xác định Kiểmtoán viên sẽ tính ra rủi ro phát hiệnvà dựa vào đó xác định số lượng bằng chứng kiểmtoán cần thu thập. Bước 6: Lập kế hoạch kiểmtoán chung và thiết kế chương trìnhkiểmtoán Trên cơ sở hiểu biết về tình hình kinh doanh, nghĩa vụ pháp lý cùng hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, Kiểmtoán viên tiến hành lập kế hoạch kiểmtoán chung và thiết kế chương trìnhkiểmtoán cho khoảnmụcvốnbằng tiền. 2.2.2. ThựchiệnkiểmtoánkhoảnmụcvốnbằngtiềnThựchiệnkế hoạch kiểmtoán là thựchiện các công việc đã lập ra trong kế hoạch kiểmtoánvà chương trìnhkiểm toán. Mục đích của giai đoạn này là thu thập bằng chứng đầy đủ, tin cậy làm cơ sở cho việc đưa ra ý kiến của Kiểmtoán viên trên báo cáo kiểmtoán về báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Thực chất của công việc này là thu thập các bằng chứng để chứng minh đánh giá rủi ro kiểm soát và tính chính xác của nghiệp vụ phát sinh về vốnbằng tiền. Để đạt được mục đích trên, Kiểmtoán viên phải thựchiện ba bước công việc: Thựchiện thủ tục kiểm soát, Thựchiện các thủ tục phân tích, SVTH: Trương Văn Minh Trang: 7 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Phạm Hoài Hương Thựchiện các thủ tục kiểm tra chi tiết. 2.2.2.1. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với vốnbằngtiềnKiểmtoán viên chỉ có thể đánh giá sơ bộ rủi ro kiểmtoán đối với mộtsố cơ sở dẫn liệu nào đó là thấp mức tối đa, khi mà đánh giá rằng các thủ tục kiểm soát liên quan được thiết kếvàthựchiện hữu hiệu. Đây là cơ sở giúp Kiểmtoán viên giới hạn phạm vi của các thử nghiệm cơ bản phải tiến hành đối với các khoảnmục có liên quan. Ngược lại, nếu mức rủi ro kiểm soát được đánh giá là tối đa và xét thấy không có khả năng giảm được trong thực tế, Kiểmtoán viên không cần thựchiện các thử nghiệm kiểm soát mà chỉ thựchiện các thử nghiệm cơ bản ở mứcđộ phù hợp. Khảo sát hệ thống kiểm soát nội bộ Nguyên cứu, đánh giá về kiểm soát nội bộ đối với tiền mặt đòi hỏi Kiểmtoán viên tìm hiểu về kiểm soát nội bộ của đơn vị và sử dụng các thể thức khảo sát về sự hiện diện, liên tục và sự hữu hiệu của kiểm soát nội bộ như thế nào. Để kiểm toán, tìm hiểu về kiểm soát nội bộ nói chung và đối chiếu với tiền mặt nói riêng, Kiểmtoán viên có thể sử dụng soạn thảo bảng tường thuật hoặc dùng lưu đồ để mô tả cơ cấu kiểm soát nội bộ của đơn vị, trên cơ sở quan sát và đặt ra những câu hỏi có liên quan đến kiểm soát nội bộ. Sau khi đã có mô tả về hệ thống kiểm soát nội bộ, Kiểmtoán viên áp dụng các thể thức cụ thể như: quan sát, phỏng vấn, xem xét… để khảo sát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát. Nội dung và thể thức khảo sát về kiểm soát nội bộ với tiền mặt thường tập trung vào các vấn đề sau: Khảo sát, xem xét các quy định về phân công nhiệm vụ và về trách nhiệm của các nhân viên, các bộ phân liên quan như: Phân công người giữ quỹvà chế độ trách nhiệm về giữ quỹ, xem xét theo nguyên tắc “tập trung đầu mối thu” có được đảm bảo hay không. Phân côngvà phân biệt giữa cán bộ có trách nhiệm duyệt chi với kếtoánvà thủ quỹ có đảm bảo nguyên tắc “bất kiêm nhiệm”. Sự phân côngcông việc giữa các nhân viên trong các khâu hạch toán có đảm bảo cho việc thựchiện hạch toántiền mặt được kịp thời và chặc chẽ. Thể thức các khảo sát trên đây thựchiện chủ yếu bằng việc xem xét các văn bản quy định về phân công nhiệm vụ, trách nhiệm, thựchiện việc phỏng vấn nhân viên liên quan, kết hợp quan sát trực tiếp sự vận hành của mộtsốcông việc như kếtoánquỹvà thủ quỹ. Nếu có sự kiêm nhiệm trong công việc không tuân theo quy định hoặc không có sự tách biệt trách nhiệm rõ ràng thì hiệu lực kiểm soát bị giảm đi, tiềm năng về gian lận hoặc sử dụng tiền mặt lạm dụng dễ xảy ra. Khảo sát, xem xét các quytrình duyệt chi tiền mặt và khâu tổ chức bảo quản chứng từ thu tiền, như: Việc thựchiệnquytrình duyệt chi tiền mặt có được giới hạn ở mộtsố người đảm bảo sự chặt chẽ và nguyên tắc “uỷ quyền, phê chuẩn” hay không. Kiểmtoán viên cần chú ý đến các dấu hiện của sự phê chuẩn trên các hồ sơvà các chứng từ chi tiền của đơn vị. Công việc tổ chức bảo quản các chứng từ tài liệu liên quan đến tiền mặt, có được đơn vị chú ý vàthựchiện như thế nào? SVTH: Trương Văn Minh Trang: 8 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Phạm Hoài Hương Nếu có trường hợp khoản chi không được phê chuẩn trước thì sự lỏng lẻo trong kiểm soát này để gây ra gian lận của khoản chi hoặc chứng từ không đảm bảo hợp lệ, hợp lý. Khảo sát, xem xét việc phân công trách nhiệm trong khâu kiểm tra, soát xét đối với các thủ tục, các chứng từ, các việc tính toánvà đối với việc ghi chép kế toán. Kiểmtoán viên cần xem xét các văn bản quy định trách nhiệm trong khâu kiểm tra soát xét đối với từng khâu công việc, phỏng vấn các nhân viên liên quan vàthựchiện điều tra theo hệ thống mộtsố nghiệp vụ được thựchiện ghi chép trong sổkế toán. Cũng có thể thựchiện việc điều tra mộtsố các chứng từ (phiếu thu, phiếu chi hay chứng từ bán hàng) để xem xét việc thựchiện đánh số trước của đơn vị có được thựchiệnvà duy trì hay không. Trong mộtsố trường hợp còn áp dụng việc quan sát quá trình ghi sổ, quá trìnhkiểmkê quỹ… để thấy được sự thựchiệnkiểm soát nội bộ đã được đặt ra hay không. Khảo sát, xem xét việc chấp hành quy định về kiểm tra đối chiếu quỹtiền mặt và việc nộp quỹ, tồn quỹtiền mặt; bao gồm: Xem xét việc kiểmquỹvà đối chiếu với sổquỹ hằng ngày có được thựchiện có nề nếp. Kiểmtoán viên hỏi nhân viên kếtoán nào có trách nhiệm kiểmkêquỹvà yêu cầu cho xem các biên bản kiểm kê, đồng thời trực tiếp phỏng vấn nhân viên đó để biết về tình hình kiểmkê tại đơn vị. Xem xét việc thựchiệnkiểmkêquỹtiền mặt cuối tháng và đối chiếu với sổkếtoán có được thựchiện đều đặn. Kiểm tra việc chấp hành quy định về nộp ngay số thu tiền mặt vào ngân hàng (gửi vào tài khoảntiền gửi ngân hàng) và chấp hành quy định về tồn quỹtiền mặt. Sự lỏng lẻo trong việc chấp hành các quy định nói trên sẽ chứa dựng tiềm ẩn sự gian lận sai sót, lợi dụng vàbiển thủ tiền của đơn vị. Khảo sát, xem xét việc tổ chức bảo quản tiền mặt, kể cả việc bảo hiểm tiền mặt và vấn đề ký quỹ của thủ quỹ (nếu có); bao gồm: Xem xét hệ thống bảo hiểm về tiền mặt của đơn vị như két đựng tiền, hệ thống chống cháy, hệ thống khoá, hệ thống báo động… có đảm bảo an toàn cho tiền mặt hay không. Xem xét đối với trường hợp đơn vị có mua bảo hiểm tài sản nói chung để thấy được sự coi trọng của đơn vị đối với sự an toàn của tài sản trong đó có tiền mặt. Trường hợp đơn vị có quy định vàthựchiệnquy định thủ quỹ phải có ký quỹ cũng thể hiện sự ngăn ngừa gian lận, biển thủ tiền mặt của đơn vị một cách có hiệu quả, tăng cường trách nhiệm của thủ quỹ. Những công việc khảo sát về kiểm soát nội bộ đối với tiền mặt nói trên giúp cho kiểmtoán viên đánh giá được hiệu lực của kiểm soát nội bộ vàmứcđộ rủi ro kiểm soát đối với tiền mặt. Từ đó xác định phạm vi và thiết kế các khảo sát cơ bản để kiểmtoán đối với các số liệu kếtoán (khảo sát chi tiết các nghiệp vụ vàsố dư tiền mặt). 2.2.2.2. Thử nghiệm kiểmtoánkhoảnmụcvốnbằngtiền 2.2.2.2.1. Tiền mặt SVTH: Trương Văn Minh Trang: 9 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Th.s Phạm Hoài Hương Tiếp theo sau việc khảo sát về kiểm soát nội bộ, kiểmtoán viên cần tiến hành các khảo sát về các nghiệp vụ tiền mặt. Dưới đây sẽ trình bày các mục tiêu kiểmtoán cụ thể và thể thức khảo sát thông thường, phổ biến mà kiểmtoán viên thường sử dụng trong khảo sát nghiệp vu tiền mặt: Mục tiêu kiểm toán: các khoảntiền mặt thu, chi ghi trên sổkiểmtoántiền mặt đều thực tế phát sinh và có căn cứ hợp lý. Để khảo sát mục tiêu này, kiểmtoán viên thường tiến hành các thể thức chủ yếu sau đây: Kiểm tra các bằng chứng về sự phê duyệt chi tiền của người có trách nhiệm (chữ kí phê duyệt, tính đúng đắn của sự phê duyệt). Kiểm tra mẫu những chứng từ chi tiền đối với những khoản chi lớn và bất thường về nội dung chi, xem xét các chứng từ có đầy đủ chứng từ gốc kèm theo chứng minh hợp lệ và hợp lý không. Đối chiếu chứng từ thu, chi với các chứng từ chứng minh nghiệp vụ (chứng từ gốc). Xem xét lại sổ nhật ký quỹ (thu, chi tiền mặt), sổ cái tài khoảntiền mặt và đối chiếu với các sổkếtoán có liên quan như sổ mua hàng, bán hàng, thanh toán… Kiểm tra tên của những người nộp tiền, người nhận tiền trên các chứng từ liên quan. Kiểm tra các khoản chi tiền cho khách hàng về giảm giá, hoa hồng đại lý… xem có đúng chính sách quy định của đơn vị hay không và đối chiếu với các sổkếtoán liên quan để xác định các khoảntiền mặt đã được chi và có khách hàng thực nhận hay không. Mục tiêu kiểm toán: các khoản thu, chi tiền mặt đều được ghi sổkếtoán đầy đủ và kịp thời Thể thức khảo sát cho mục tiêu này có thể được áp dụng gồm: Đối chiếu chọn mẫu các chứng từ thu, chi tiền mặt đối với sổ nhật ký quỹvàsổkếtoán liên quan khác về sốtiềnvà cả ngày ghi để kiểm tra sự đầy đủ và kịp thời của việc ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh. Tiến hành khảo sát đồng thời các nghiệp vụ mua vào và thanh toán cũng như với chu kỳ bán hàng và thu tiền để đối chiếu, kiểm tra sự ghi chép đầy đủ, phát hiện ghi trùng hay bỏ sót nghiệp vụ. Trong các khảo sát trên đây có thể cho phép phát hiện được các gian lận có thể như: người bán hàng thu tiền ngay nhưng cố tình quên ghi sổ hay ghi sổ chậm hay chậm nộp tiền để lạm dụng sử dụng tiền của đơn vị một thời gian cho mục đích cá nhân; khoảng cách giữa ngày ghi nhận doanh thu và thời điểm thu tiền của khách hàng với thời điểm hạch toántiền mặt đã thu trên sổkếtoán (hoặc thời điểm lập phiếu thu tiền mặt) quá lớn thì có khả năng nhân viên bán hàng, thu tiền lạm dụng sử dụng tiền của đơn vị trong thời gian đó. Kiểmtoán viên cũng cần lưu ý các khoản chi tiền cho người mua như: giảm giá, chiết khấu, hoa hồng… có được ghi chép đầy đủ hay không. Hoặc nghiệp vụ xoá sổ các khoản thu khó đòi có thực tế được xử lý chưa. Đôi khi, thủ tục lấp liếm trong hạch toán các khoản thu tiền mặt (chưa ghi ngay khoản đã thu mà chờ khi thu được khoản khác để che dấu sự thiếu hụt về tiền mặt thu được) cũng cần được Kiểmtoán viên cảnh giác khi kiểm tra ngày ghi sổtiền mặt vàsổkếtoán khác có đảm bảo kịp thời và đúng kỳ không. SVTH: Trương Văn Minh Trang: 10 [...]... doanh nghiệp Chương 2: Quytrìnhkiểm toán vốnbằngtiền do côngtyTNHHkiểmtoánvàkếtoánAACthựchiện 1 Giới thiệu về côngtyTNHHkiểmtoánvàkếtoánAAC 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công tyCôngtyTNHH kiểm toánvàkếtoánAAC (trước đây là CôngtykiểmtoánvàkếtoánAAC trực thuộc Bộ Tài Chính thành lập từ năm 1993) là một trong số rất ít các côngtykiểmtoán được thành lập đầu... toánAACQuytrìnhkiểmtoán báo cáo tài chính ở côngtyTNHHkiểmtoánvàkếtoánAAC gồm ba giai đoạn thể hiện qua sơđồ sau: Lập kế hoạch kiểmtoánQuytrìnhkiểmtoán BCTC Thựchiệnkiểmtoán Kết thúckiểmtoánSơđồ 2: các giai đoạn của quytrìnhkiểmtoán báo cáo tài chính 1.6.1 Lập kế hoạch kiểmtoán Lập kế hoạch kiểmtoán là giai đoạn đầu tiên của quá trìnhkiểmtoánnhằm tạo ra các điều kiện pháp. .. gian thựchiệnkiểmtoán ngắn, côngtyTNHHkiểmtoánvàkếtoánAAC có thể bỏ qua bớt mộtsố giấy tờ làm việc không cần thiết như: Biên bản ghi nhận tiếnđộ làm việc, bảng chấm công, Bàn luận về thư quản lý…mà vẫn đảm bảo được chất lượng của cuộc kiểmtoánvà không ảnh hưởng đến hình ảnh côngty trong tâm trí khách hàng 2 Quytrìnhkiểm toán vốnbằngtiền tại côngty cổ phần XYZ docôngtyTNHHkiểm toán. .. kiểmtoánkhoảnmụcvốnbằngtiềnMục đích của công việc này là đánh giá việc thựchiện của Kiểmtoán viên chưa có kinh nghiệm và đảm bảo rằng cuộc kiểmtoán thoả mãn các chuẩn mựcthựchiện của côngtykiểmtoán Vào giai đoạn hoàn thành cuộc kiểmtoán có quy mô lớn, toàn bộ tư liệu kiểmtoán sẽ được mộtKiểmtoán viên có kinh nghiệm và độc lập không tham gia vào cuộc kiểmtoán xem xét lại nhằm đánh giá... là cao 2.4 Thựchiệnkiểmtoánkhoảnmụcvốnbằngtiền Sau khi tìm hiểu về hệ thống kiểm soát về khoảnmụcvốnbằngtiền của côngty cổ phần XYZ, kiểmtoán viên tiến hành phân công cụ thể cho một nhân viên kiểmtoánthựchiệnkiểmtoán đối với khoảnmụcvốnbằngtiền như sau: 2.4.1 Thựchiện các thử nghiệm kiểm soát Sau khi thựchiện đánh giá sơ bộ, nhân viên kiểmtoán áp dụng các thể thức cụ thể như:... côngty Trợ lý kiểmtoán viên cấp 2: Là người làm việc ở côngtykiểmtoán được hai năm, chịu trách nhiệm về các công việc mà nhóm trưởng giao phó Trợ lý kiểmtoán viên cấp 3: Là người làm việc ở côngty được ba năm, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểmtoánvà có thể làm trưởng đoàn kiểmtoán cho những côngty nhỏ 1.6 Quytrìnhkiểmtoán Báo cáo tài chính tại CôngtyTNHHkiểmtoánvàkế toán. .. thu tiền mặt vào ngân hàng và chấp hành các quy định về tồn quỹtiền mặt Nhân viên kiểmtoán yêu cầu kếtoán cung cấp quy đinh của côngty về tồn quỹtiền mặt vàkiểm tra bất ngờ vào cuối ngày để kiểm tra việc chấp hành quy định Trong quá trình tìm hiểu về kiểm soát nội bộ của côngty XYZ, kiểmtoán viên thấy côngtyquy định về tồn quỹtiền mặt là dưới 300 triệu đồng Vàkiểmtoán viên đã kiểm tra bất... kiểmtoán – B10 1.6.2 ThựchiệnkiểmtoánThựchiệnkiểmtoán là quá trình sử dụng các phương pháp, kỹ thuật kiểmtoán thích ứng với từng đối tượng kiểmtoán cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán, đưa ra ý kiến xác thực về mứcđộ trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính Nội dung cơ bản của giai đoạn thựchiệnkiểmtoán ở côngtyTNHHkiểmtoánvàkếtoán AAC: Quy định về nhiệm vụ của nhóm trưởng:... quỹtiền mặt là dưới 300 triệu đồng Từ đó nhân viên kiểmtoán này kết luận rằng thủ quỹ đã chấp hành những quy định của côngty về tồn quỹtiền mặt 2.4.2 Thựchiện các thủ tục kiểm tra chi tiết Xác định mục tiêu của kiểm toán vốnbằngtiền Tất cả số dư tiền gửi, tiền mặt, tiền đang chuyển, khoản thấu chi, tài khoảntiền vay là có thực tại ngày lập bảng cân đối kếtoán Tất cả số dư tiền gửi, tiền. .. như các điều kiện cần thiết khác cho cuộc kiểmtoán Chuẩn mựckiểmtoán Việt Nam số 300 nêu rõ: kiểmtoán viên vàcôngtykiểmtoán cần lập kế hoạch kiểmtoán để có thể đảm bảo được rằng cuộc kiểmtoán đã được tiến hành một cách có hiệu quả Lập kế hoạch kiểmtoán giúp kiểmtoán viên thu thập được các bằng chứng kiểmtoán đầy đủ và có giá trị làm căn cứ để kiểmtoán viên đưa ra ý kiến của mình về báo . 2: Quy trình kiểm toán vốn bằng tiền do công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC thực hiện 1. Giới thiệu về công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. chương trình kiểm toán cho khoản mục vốn bằng tiền. 2.2.2. Thực hiện kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền Thực hiện kế hoạch kiểm toán là thực hiện các công việc đã lập ra trong kế hoạch kiểm toán và. lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. Bước1: Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán nhằm xác định cơ sở pháp lý, các mục