- Tìm hiểu tình hình kinh doanh của khách hàng Tổng hợp thông tin về lĩnh vựchoạt động, loại hình doanh nghiệp, hình thức sở hữu, công nghệ sản xuất, tổ chức bộmáy quản lý và thực tiễn h
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Kiểm toán là thuật ngữ nghề nghiệp và là hoạt động nghiệp vụ đã xuất hiện từ lâutrên thế giới và được chấp nhận ở Việt Nam từ những năm đầu đổi mới (1990) Ở ViệtNam hiện nay, kiểm toán là một lĩnh vực còn hết sức mới mẻ Lịch sử hình thành vàphát triển của kiểm toán Việt Nam mới chỉ bắt đầu từ những năm đầu của thập niên
90, xuất phát từ nhu cầu tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường: đòi hỏi các hoạtđộng kinh tế - tài chính diễn ra một cách bình đẳng, minh bạch, công khai Vì thế thịtrường kiểm toán Việt Nam hiện nay đang phát triển một cách nhanh chóng với nhiềuloại hình khác nhau trong đó nổi bật là kiểm toán độc lập Rất nhiều các công ty kiểmtoán độc lập được thành lập và đi vào hoạt động đóng góp một phần công sức vào sựnghiệp phát triển đất nước
Bất kỳ một cuộc kiểm toán nào cũng được thực hiện theo trình tự thống nhấttrong đó kế hoạch kiểm toán là bước đầu tiên của quy trình kiểm toán Kế hoạch kiểmtoán được lập một cách đầy đủ và chu đáo có vai trò quan trọng, là cơ sở để KTV vàcông ty kiểm toán bao quát được hết các khía cạnh trọng yếu kiểm toán, phát hiện rủi
ro và gian lận đồng thời thu thập bằng chứng có giá trị góp phần đưa ra nhận xét chínhxác về hoạt động của đơn vị được kiểm toán, tiết kiệm thời gian, chi phí cuộc kiểmtoán
Nhận thức được vấn đề này, trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Kiểmtoán Trường Thành, được sự giúp đỡ của Công ty và thầy giáo hướng dẫn, em đã
mạnh dạn chọn đề tài “ Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Trường Thành thực hiện”.
Nội dung Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em gồm 3 phần:
Phần 1: Lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán Trường Thành.
Phần 2: Thực trạng công tác lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Trường Thành thực hiện.
Phần 3: Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán
do Công ty TNHH Kiểm toán Trường Thành thực hiện.
Trang 2Do còn hạn chế về mặt kiến thức và kinh nghiệm thực tế nên Chuyên đề thực tậpcủa em không tránh khỏi những sai sót Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý củathầy giáo, và các anh chị KTV ở Công ty Kiểm toán Trường Thành để em có thể hoànthiện Chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn TS Trần Mạnh Dũng, người đã nhiệt tình chỉ bảo,hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành Chuyên đề tốt nghiệp này Đồng thời em cũng xingửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo và các anh chị trong Công ty TNHH Kiểm toánTrường Thành đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập tạiCông ty
Trang 3PHẦN 1 LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TẠI
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN TRƯỜNG THÀNH
1.1 Khái quát chung về lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán tài chính
Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên của một cuộc kiểm toán và có vaitrò quan trọng, chi phối tới chất lượng và hiệu quả chung của toàn bộ cuộc kiểm toán
Ý nghĩa của giai đoạn này được thể hiện qua một số điểm sau:
Kế hoạch kiểm toán giúp KTV thu thập được các bằng chứng kiểm toán đầy
đủ và có giá trị làm cơ sở để đưa ra các ý kiến xác đáng về các BCTC, từ đó giúp KTVhạn chế những sai sót, giảm thiểu trách nhiệm pháp lý, nâng cao hiệu quả công việc vàgiữ vững uy tính nghề nghiệp đối với khách hàng
Kế hoạch kiểm toán giúp các KTV phối hợp hiệu quả với nhau cũng như phốihợp hiệu quả với các bộ phận có liên quan Tạo điều kiện cho KTV có thể tiến hànhcuộc kiểm toán theo đúng chương trình đã lập với chi phí ở mức hợp lý, tăng cườngsức mạnh cạnh tranh cho công ty kiểm toán
Kế hoạch kiểm toán thích hợp là căn cứ để công ty kiểm toán tránh xảy ranhững bất đồng đối với khách hàng Trên cơ sở kế hoạch kiểm toán đã lập, KTV thốngnhất với khách hàng về các nội dung sẽ thực hiện, thời gian tiến hành kiểm toán cũngnhư trách nhiệm của mỗi bên Điều này sẽ tránh được hiểu lầm đáng tiếc giữa hai bên
Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, hoạt động kiểm toán nói chung cũngnhư hoạt động kiểm toán độc lập nói riêng là những hoạt động hết sức mới mẻ, có khivừa học vừa làm, vừa tạo nếp nghĩ và thói quen trong kiểm toán Trong khi đó hànhlang pháp lý cho hoạt động kiểm toán chưa đầy đủ, nội dung, quy trình cũng nhưphương pháp được vận dụng trong các cuộc kiểm toán của Việt Nam mới là giai đoạnđầu, nguồn tài liệu thiếu cả về số lượng, tính đồng bộ và hạn chế về mặt chất lượng
Do vậy, giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán càng cần được coi trọng để đảm bảo chấtlượng và hiệu quả của cuộc kiểm toán Thực tiễn hoạt động kiểm toán ở nước ta trongnhững năm vừa qua cho thấy kế hoạch kiểm toán được lập đầy đủ và chu đáo là mộttrong những nhân tố hàng đầu đưa đến sự thành công của cuộc kiểm toán cũng nhưdẫn sự đến thành công của các doanh nghiệp
Trang 4Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên mà các KTV cần thực hiện trong
mỗi cuộc kiểm toán nhằm tạo ra điều kiện pháp lý cũng như các điều kiện cần thiếtkhác cho kiểm toán Để đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế và tình hiệu lực của từngcuộc kiểm toán cũng như để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị làmcăn cứ cho kết luận của KTV về tính trung thực và hợp lý của số liệu trên BCTC, côngviệc lập kế hoạch kiểm toán cho các cuộc kiểm toán thường được tiến hành theo quytrình sau:
Sơ đồ 1.1: Quy trình lập kế hoạch kiểm toán
1.2 Các công việc trong lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán Trường Thành
1.2.1 Lập kế hoạch chiến lược
Kế hoạch chiến lược phải được lập cho các cuộc kiểm toán lớn về quy mô, tínhchất phức tạp, địa bàn rộng hoặc kiểm toán BCTC của nhiều năm Tuy nhiên, theo yêucầu quản lý của mình, công ty kiểm toán có thể lập kế hoạch chiến lược cho các cuộckiểm toán không có những đặc điểm nêu trên
Kế hoạch chiến lược phải do người phụ trách cuộc kiểm toán lập và được Giámđốc hoặc người đứng đầu công ty kiểm toán phê duyệt Kế hoạch chiến lược là cơ sở
để lập kế hoạch kiểm toán tổng thể, là cơ sở chỉ đạo thực hiện và soát xét chất lượng,kết quả của cuộc kiểm toán Kế hoạch chiến lược phải được lập thành một văn bảnriêng hoặc lập thành một phần riêng trong kế hoạch kiểm toán tổng thể
Tại phụ lục số 01, Mẫu kế hoạch chiến lược, CMKT số 300, nội dung và cácbước công việc của kế hoạch chiến lược bao gồm:
Lập kế hoạch chiến lược
Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát
Thiết kế chương trình kiểm toán
Trang 5- Tìm hiểu tình hình kinh doanh của khách hàng (Tổng hợp thông tin về lĩnh vựchoạt động, loại hình doanh nghiệp, hình thức sở hữu, công nghệ sản xuất, tổ chức bộmáy quản lý và thực tiễn hoạt động của đơn vị).
- Xác định những vấn đề liên quan đến BCTC như chế độ kế toán, chuẩn mực kếtoán áp dụng, yêu cầu về lập BCTC và quyền hạn của công ty;
- Xác định vùng rủi ro chủ yếu của doanh nghiệp và ảnh hưởng của nó tới BCTC
(đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát);
- Đánh giá hệ thống KSNB;
- Xác định các mục tiêu kiểm toán trọng tâm và phương pháp tiếp cận kiểm toán;
- Xác định nhu cầu về sự hợp tác của các chuyên gia: chuyên gia tư vấn phápluật, kiểm toán nội bộ, KTV khác và các chuyên gia khác như kỹ sư xây dựng, kỹ sưnông nghiệp…
- Dự kiến nhóm trưởng và thời gian thực hiện;
- Giám đốc phê duyệt và thông báo kế hoạch chiến lược cho nhóm kiểm toán.Căn cứ kế hoạch chiến lược đã được phê duyệt, trưởng nhóm kiểm toán lập kế hoạchkiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán
1.2.2 Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát
Kế hoạch kiểm toán tổng quát phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán, trong đó
mô tả phạm vi dự kiến và cách thức tiến hành công việc kiểm toán Kế hoạch kiểmtoán tổng thể phải đầy đủ, chi tiết làm cơ sở để lập chương trình kiểm toán Hình thức
và nội dung của kế hoạch kiểm toán tổng thể thay đổi tuỳ theo qui mô của khách hàng,tính chất phức tạp của công việc kiểm toán, phương pháp và kỹ thuật kiểm toán đặcthù do KTV sử dụng
Kế hoạch kiểm toán tổng quát được lập theo các bước sau:
Trang 6Sơ đồ 1.2: Các bước lập kế hoạch kiểm toán tổng quát
* Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán
Một quy trình kiểm toán bắt đầu khi KTV thu nhận một khách hàng Trên cơ sởxác định được đối tượng khách hàng có thể phục vụ trong tương lai, KTV được phâncông phụ trách khách hàng này sẽ tiến hành các công việc cần thiết để chuẩn bị lập kếhoạch bao gồm: đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán, nhận diện các lý do kiểmtoán và đạt được một hợp đồng kiểm toán
Sơ đồ 1.3: Các công việc trong chuẩn bị kế hoạch kiểm toán
Tìm hiểu hệ thống KSNB
và đánh giá rủi ro kiểm soát Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro
Thu thập thông tin cơ sở
Thu thập thông tin về các nghĩa vụ pháp lý của khách hàng
Các thủ tục phân tích Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán
Lập hợp đồng kiểm toán
Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán
Nhận diện lý do kiểm toán của khách hàng
Lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán
Trang 7 Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán
KTV phải đánh giá xem việc chấp nhận một khách hàng mới hay tiếp tục kiểmtoán cho một khách hàng cũ có làm tăng rủi ro cho hoạt động của KTV hay làm hạiđến uy tín của Công ty kiểm toán hay không? Để làm điều đó KTV phải tiến hành cáccông việc như sau:
- Xem xét hệ thống kiểm soát chất lượng
Để đưa ra quyết định chấp nhận hay duy trì một khách hàng thì KTV phải xemxét tính độc lập, khả năng phục vụ tốt khách hàng và tính liêm chính của ban quản trịkhách hàng
- Tính liêm chính của Ban quản trị
Nếu Ban quản trị thiếu liêm chính, KTV không thể dựa vào bất kỳ bản giải trìnhnào của Ban quản trị cũng như không thể dựa vào các sổ kế toán Thêm vào đó Banquản trị đứng hàng đầu trong việc tạo ra một môi trường kiểm soát vững mạnh Nhữngnghi ngại về tính liêm chính của Ban quản trị có thể nghiêm trọng đến nỗi KTV kếtluận rằng cuộc kiểm toán không thể thực hiện được
- Liên lạc với KTV tiền nhiệm
Đối với những khách hàng tiềm năng, nếu khách hàng này trước đây đã đượckiểm toán bởi 1 công ty kiểm toán khác thì KTV mới (KTV kế tục) phải chủ động liênlạc với KTV cũ (KTV tiền nhiệm) vì đây là nguồn thông tin đầu tiên để đánh giákhách hàng
Đối với các khách hàng cũ, hàng năm KTV cập nhật các thông tin về kháchhàng và đánh giá xem liệu có rủi ro nào khiến KTV phải ngừng cung cấp các dịch vụkiểm toán cho họ hay không
Nhận diện lý do kiểm toán của khách hàng
Thực chất của việc nhận diện các lý do kiểm toán của công ty khách hàng làviệc xác định người sử dụng BCTC và mục đích sử dụng báo cáo của họ
Để biết được điều đó, KTV có thể phỏng vấn trực tiếp Ban giám đốc kháchhàng (đối với khách hàng mới) hoặc dựa vào kinh nghiệm của cuộc kiểm toán đã đượcthực hiện trước đó (đối với khách hàng cũ) Và trong suốt quá trình thực hiện kiểm
Trang 8toán sau này, KTV sẽ thu thập thông tin để hiểu biết thêm về lý do kiểm toán của công
ty khách hàng
Việc xác định người sử dụng BCTC và mục đích sử dụng báo cáo của họ là haiyếu tố chính ảnh hưởng đến số lượng bằng chứng phải thu thập và mức độ chính xáccủa các ý kiến mà KTV đưa ra trong báo cáo kiểm toán
Thông qua việc nhận diện lý do kiểm toán của khách hàng, Công ty kiểm toáncần ước lượng được quy mô phức tạp của công việc kiểm toán cần thực hiện, từ đó tạođiều kiện thuận lợi cho việc lựa chọn đội ngũ nhân viên thích hợp để thực hiện cuộckiểm toán ở bước tiếp theo
Lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán
Xác định mục tiêu, phạm vi kiểm toán và định lượng khối lượng công việckiểm toán sẽ phải thực thi để chuẩn bị nhân sự cho cuộc kiểm toán, đặc biệt là chọnngười phụ trách cuộc kiểm toán Khâu chọn và chỉ định người phụ trách kiểm toán đòihỏi phải thích hợp với vị trí, yêu cầu và nội dung công việc, đồng thời đặc biệt chú ýđến trình độ chuyên môn và năng lực tổ chức hoạt động
Việc lựa chọn này được tiến hành trên yêu cầu về số người, trình độ, khả năng
và yêu cầu chuyên môn kỹ thuật và thường do Ban giám đốc công ty kiểm toán trựctiếp chỉ đạo
Lập hợp đồng kiểm toán
Khi đã quyết định chấp nhận kiểm toán cho khách hàng và xem xét các vấn đềtrên, bước tiếp theo trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán mà công ty kiểm toán phải đạtđược là một hợp đồng kiểm toán Đây là sự thoả thuận chính thức giữa công ty kiểmtoán và khách hàng về việc thực hiện kiểm toán và các dịch vụ liên quan khác
Hợp đồng kiểm toán bao gồm các nội dung sau:
+ Mục đích và phạm vi kiểm toán: Mục tiêu của cuộc kiểm toán là cái đích cần
đạt tới đồng thời là thước đo kết quả của mỗi cuộc kiểm toán cụ thể Phạm vi kiểmtoán là sự giới hạn về không gian, thời gian của đối tượng kiểm toán, thường được xácđịnh cùng với việc xác định mục tiêu của cuộc kiểm toán
Trang 9+ Trách nhiệm của Ban giám đốc công ty khách hàng và KTV: Ban giám đốc có
trách nhiệm trong việc lập và trình bày trung thực các thông tin trên BCTC, KTV cótrách nhiệm đưa ra ý kiến độc lập về BCTC dựa trên kết quả của cuộc kiểm toán Vàtrách nhiệm của công ty khách hàng là cung cấp các tài liệu và thông tin liên quan đếncông việc kiểm toán
+ Hình thức thông báo kết quả kiểm toán: Kết quả kiểm toán thường được biểu
hiện cụ thể dưới một báo cáo kiểm toán và có kèm theo một thư quản lý trong đó nêu
rõ những khuyết điểm của hệ thống KSNB hoặc những gợi ý sửa chữa những khuyếtđiểm này
+ Thời gian tiến hành cuộc kiểm toán: Thời gian kiểm toán sơ bộ, kiểm toán
chính thức, thời điểm kết thúc kiểm toán và phát hành báo cáo kiểm toán
+ Căn cứ tính giá phí cuộc kiểm toán và hình thức thanh toán phí kiểm toán
thường được xác định căn cứ vào thời gian làm việc của các cấp bậc KTV khác nhautrong cuộc kiểm toán
+ Xác định rằng KTV không chịu trách nhiệm những sai sót do bản chất và hạnchế vốn có của hệ thống kế toán, KSNB và kiểm toán
Hợp đồng kiểm toán là cơ sở pháp lý để KTV thực hiện các bước tiếp theo củacuộc kiểm toán
* Thu thập thông tin cơ sở
Sau khi ký kết hợp đồng kiểm toán, KTV sẽ thu thập các hiểu biết ngành nghề,công việc kinh doanh của khách hàng, tìm hiểu về hệ thống kế toán, hệ thống KSNB
và các bên liên quan để đánh giá rủi ro và lên kế hoạch kiểm toán Trong giai đoạn nàyKTV đánh giá khả năng có những sai sót trọng yếu, đưa ra đánh giá ban đầu về mứctrọng yếu và thực hiện các thủ tục phân tích để xác định thời gian cần thiết để thựchiện kiểm toán và việc mở rộng các thủ tục kiểm toán khác
- Tìm hiểu ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hang: Điều này rất
cần thiết khi KTV thực hiện kiểm toán với tính thận trọng nghề nghiệp đúng mức Những hiểu biết về ngành nghề kinh doanh còn bao gồm những hiểu biết chung
về nền kinh tế, lĩnh vực hoạt động của đơn vị và sự hiểu biết cụ thể hơn về tổ chức và
Trang 10hoạt động của đơn vị được kiểm toán KTV còn phải hiểu cả những khía cạnh đặc thùcủa một tổ chức cụ thể như cơ cấu tổ chức, cơ cấu vốn, dây chuyền và các dịch vụ sảnxuất, chức năng và vị trí của KSNB để hiểu rõ các sự kiện, các nghiệp vụ và các hoạtđộng có thể tác động đến các BCTC và để thực hiện quá trình so sánh khách hàng nàyvới các đơn vị khác trong ngành đó.
- Xem xét lại kết quả kiểm toán trước và hồ sơ kiểm toán chung
Các hồ sơ kiểm toán năm trước thường chứa đựng rất nhiều thông tin về kháchhàng, về công việc kinh doanh, cơ cấu tổ chức và các đặc điểm hoạt động khác Ngoài
ra đa phần các công ty kiểm toán đều duy trì hồ sơ kiểm toán thường xuyên đối vớimỗi khách hàng Hồ sơ này có các bản sao của các tài liệu như: sơ đồ tổ chức, điều lệcông ty, các bảng kê, chính sách tín dụng, chính sách kế toán Qua đó KTV sẽ tìmthấy những thông tin hữu ích về công việc kinh doanh của khách hàng
- Tham quan nhà xưởng
Việc tham quan nhà xưởng, quan sát trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanhcủa khách hàng sẽ cung cấp cho KTV những điều mắt thấy tai nghe về quy trình sảnxuất kinh doanh của khách hàng, cho phép KTV gặp các nhân vật chủ chốt và có mộtcái nhìn tổng thể về công việc kinh doanh của khách hàng Điều này tạo điều kiện choviệc thuyết minh số liệu kế toán, phát hiện những vấn đề cần quan tâm như sản xuất trìtrệ, sản phẩm ứ đọng, máy móc lạc hậu không sử dụng hết công suất Do đó KTV dựđoán được những tài khoản trọng yếu trên BCTC
- Nhận diện các bên liên quan
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV cần xác định tất cả các bên cóliên quan với khách hàng Theo cách hiểu thông thường, các bên có liên quan là các tổchức hoặc cá nhân có tác động ảnh hưởng tới khách hàng
Để nhận diện các bên có liên quan, KTV có thể thông qua các hình thức nhưphỏng vấn BGĐ, xem sổ theo dõi cổ đông, sổ theo dõi khách hàng , từ đó bước đầu
dự đoán các vấn đề có thể phát sinh giữa các bên liên quan để có thể hoạch định một
kế hoạch kiểm toán phù hợp
- Dự kiến nhu cầu chuyên gia bên ngoài
Trang 11Thuật ngữ “Chuyên gia” chỉ một người hay một văn phòng có năng lực, hiểubiết và kinh nghiệm cụ thể trong một lĩnh vực riêng ngoài lĩnh vực kế toán và kiểmtoán KTV có thể thấy rằng không ai trong nhóm kiểm toán có chuyên môn hoặc kinhnghiệm về lĩnh vực nào đó để thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết nhất đinh.
* Thu thập thông tin về các nghĩa vụ pháp lý của khách hàng
Nếu các thông tin cơ sở nêu trên được thu thập giúp KTV hiểu được về các mặthoạt động kinh doanh của khách hàng thì việc thu thập thông tin về pháp lý của kháchhàng sẽ giúp KTV nắm bắt được những quy trình mang tính chất pháp lý có ảnh hưởngđến các mặt hoạt động kinh doanh của khách hàng này Các thông tin về nghĩa vụ pháp
lý bao gồm:
- Giấy phép thành lập và điều lệ công ty
Việc nghiên cứu những tài liệu này giúp KTV hiểu được về quá trình hìnhthành, mục tiêu hoạt động và các lĩnh vực kinh doanh hợp pháp của đơn vị cũng nhưnắm bắt được những vấn đề manh tính nội bộ của doanh nghiệp như cơ cấu tổ chức,chức năng, nhiệm vụ các phòng ban, thủ tục phát hành cổ phiếu, trái phiếu
- Các BCTC, báo cáo kiểm toán, thanh tra hay kiểm tra của năm hiện hành hoặc trong vài năm trước
Các BCTC cung cấp dữ liệu về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh củađơn vị, giúp cho KTV nhận thức được tổng quát về vấn đề đó, trên cơ sở đó áp dụngcác kỹ thuật phân tích các báo cáo này và từ đó nhận thức được xu hướng phát triểncủa đơn vị khách hàng Đây là tài liệu quan trọng nhất trong một cuộc kiểm toánBCTC Ngoài ra, việc xem xét các báo cáo kiểm toán, các biên bản thanh tra, kiểm tra
sẽ còn giúp KTV nhận thức rõ hơn về thực trạng hoạt động của đơn vị khách hàng và
dự kiến các phương hướng kiểm tra
- Biên bản các cuộc họp cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc
Đây là những tài liệu chính thức và tóm lược về những vấn đề quan trọng nhất
đã được thảo luận và quyết định chính thức trong các cuộc họp đó Các biên bản nàythường chứa đựng những thông tin quan trọng như: Công bố về cổ tức, phê chuẩn việchợp nhất hoặc giải thể các đơn vị trực thuộc, xét duyệt mua bán, chuyển nhượngnhững tài liệu quan trọng Qua việc nghiên cứu các biên bản này, KTV sẽ xác định
Trang 12được những dữ kiện có ảnh hưởng quan trọng đến việc hình thành và trình bày trungthực các thông tin trên BCTC.
- Các hợp đồng và cam kết quan trọng
Các hợp đồng và các cam kết quan trọng như Hợp đồng mua bán hàng luôn làmối quan tâm hàng đầu của KTV trong các chu trình kiểm toán, đặc biệt là trong suốtcác giai đoạn khác nhau của cuộc khảo sát chi tiết
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, việc xem xét sơ bộ các hợp đồng đó sẽgiúp KTV tiếp cận với các hoạt động chính của khách hàng, hình dung những khíacạnh pháp lý có ảnh hưởng đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động của đơn vịkhách hàng
- Tăng cường sự hiểu biết của KTV về hoạt động kinh doanh của khách hàng vàgiúp KTV xác định các vấn đề nghi vấn về khả năng hoạt động liên tục của kháchhàng
Như vậy qua việc thực hiện các thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạchkiểm toán, KTV có thể xác định được nội dung cơ bản cần thực hiện trong cuộc kiểmtoán BCTC Mức độ, phạm vi và thời gian thực hiện các thủ tục phân tích tại các đơn
vị khách hàng khác nhau thay đổi tuỳ thuộc vào quy mô và tính phức tạp trong hoạtđộng kinh doanh của khách hàng
Các thủ tục phân tích được KTV sử dụng bao gồm hai loại cơ bản
- Phân tích ngang (phân tích xu hướng) là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh
các trị số của cùng một chỉ tiêu trên BCTC, như:
+ So sánh số liệu kỳ này với số liệu kỳ trước hoặc giữa các kỳ với nhau, nhờ đóKTV thấy được những biến động bất thường và xác định những vấn đề cần quan tâm
Trang 13+ So sánh số liệu thực tế với số liệu dự toán hoặc số liệu ước tính của KTV + So sánh dữ kiện của công ty khách hàng với dữ liệu chung của ngành.
- Phân tích dọc (phân tích tỷ suất) là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các tỷ
lệ tương quan của các chỉ tiêu và các khoản mục khác nhau trên BCTC Các tỷ suất tàichính thường dùng trong phân tích dọc có thể là các tỷ suất về khả năng thanh toán,các tỷ suất về khả năng sinh lời
* Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro: Nếu như ở các bước trên, KTV mới chỉ thu
thập được các thông tin mang tính khách quan về khách hàng thì ở bước này, KTV sẽcăn cứ vào các thông tin đã thu thập được để đánh giá, nhận xét nhằm đưa ra mộtchiến lược, kế hoạch kiểm toán phù hợp
Đánh giá tính trọng yếu
Trọng yếu là khái niệm để chỉ tầm cỡ và bản chất của các sai phạm của cácthông tin tài chính là đơn lẻ hoặc là từng nhóm mà trong bối cảnh cụ thể nếu dựa vàocác thông tin này để xét đoán thì không thể chính xác hoặc là sẽ rút ra những kết luậnsai lầm
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV phải đánh giá mức độ trọng yếu
để ước tính mức độ sai sót của BCTC có thể chấp nhận được, xác định phạm vi củacuộc kiểm toán và đánh giá ảnh hưởng của các sai sót lên BCTC để từ đó xác định bảnchất, thời gian và phạm vi các khảo sát (thử nghiệm) kiểm toán trên cơ sở xác địnhphạm vi của cuộc kiểm toán, xác định nội dung và trình tự thực hiện các thử nghiệmkiểm toán Ở đây, KTV cần đánh giá mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC và phân bổmức đánh giá đó cho từng khoản mục trên BCTC
- Ước tính ban đầu về mức trọng yếu là giá trị tối đa mà KTV tin rằng ở đó các
BCTC có thể bị sai nhưng vẫn chưa ảnh hưởng đến các quyết định của những người sửdụng thông tin tài chính, hay nói cách khác đó chính là mức sai sót có thể chấp nhậnđược đối với toàn bộ BCTC Việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu giúp cho KTVlập kế hoạch để thu thập bằng chứng kiểm toán một cách đầy đủ và thích hợp
- Phân bổ ước lượng ban đầu cho các khoản mục: Sau khi KTV có được ước
lượng ban đầu về tính trọng yếu, KTV cần phải phân bổ mức ước lượng này cho từng
Trang 14khoản mục trên BCTC Đó chính là sai số có thể chấp nhận được đối với từng khoảnmục.
Với mục đích của việc phân bổ này nhằm giúp KTV xác định được số lượngbằng chứng kiểm toán thích hợp phải thu thập đối với từng khoản mục ở mức chi phíthấp nhất có thể mà vẫn bảo đảm được tổng hợp các sai sót trên BCTC không vượt quaước lượng ban đầu về tính trọng yếu Các khoản mục có mức trọng yếu được phân bổcàng thấp thì số lượng bằng chứng kiểm toán phải thu thập càng nhiều và ngược lại Trong thực tế, rất khó dự đoán về khả năng xảy ra sai sót cũng như chi phí kiểmtoán đối với từng khoản mục nên công việc phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọngyếu thường mang tính chủ quan và đòi hỏi xét đoán nghề nghiệp KTV Do vậy công tykiểm toán thường phân công các KTV có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm
để thực hiện công việc này
- Đánh giá rủi ro kiểm toán
Rủi ro kiểm toán bao gồm ba bộ phận: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi
ro phát hiện
+ Rủi ro tiềm tàng:
Rủi ro này liên quan đến hoạt động và ngành nghề kinh doanh của khách hàng,khi đưa rủi ro tiềm tàng vào mô hình rủi ro kiểm toán là một trong những khó khăn củaKTV vì nó ngụ ý là KTV phải cố gắng dự đoán nơi nào trên các BCTC có nhiều khảnăng sai sót nhất hay có ít khả năng sai sót nhất Và ảnh hưởng đến tổng số bằngchứng mà KTV cần thu thập
Để đánh giá rủi ro tiềm tàng, KTV dựa vào các yếu tố ảnh hưởng sau:
+ Bản chất công việc kinh doanh của khách hàng
Trang 15+ Tính liêm chính của BGĐ.
+ Kết quả của các lần kiểm toán trước
+ Hợp đồng kiểm toán lần đầu hay là hợp đồng kiểm toán gia hạn
+ Các nghiệp vụ kinh tế bất thường
+ Các ước tính kế toán
+ Số lượng tiền của các số dư tài khoản
KTV cần phải đánh giá lần lượt các yếu tố trên và quyết định mức rủi ro tiềmtàng thích hợp đối với từng khoản mục trên BCTC
Rủi ro kiểm soát:
Rủi ro kiểm soát được KTV đánh giá đối với từng khoản mục trên BCTCthường qua việc tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng đối với khoản mục này Rủi
ro kiểm soát sẽ luôn xuất hiện và khó tránh khỏi do những hạn chế cố hữu của bất kỳ
hệ thống KSNB nào
Rủi ro phát hiện là khả năng mà các thủ tục kiểm toán không phát hiện được
các sai phạm trọng yếu Ngược lại với rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, KTV phải
có trách nhiệm thực hiện các thủ tục thu thập các bằng chứng kiểm toán nhằm quản lý
và kiểm soát đối với rủi ro phát hiện Trong quá trình kiểm toán có thể rủi ro phát hiện
do ảnh hưởng các các nhân tố sau đây:
+ Các bước kiểm toán không thích hợp
+ Phát hiện ra bằng chứng nhưng không nhận thức được sai sót đó nênthường đưa ra kết luận sai về phần hành đó cũng như về BCTC
+ Hoàn toàn không phát hiện ra sai sót do có sự thông đồng
Đây là rủi ro được xác định từ ba loại rủi ro: rủi ro kiểm toán mong muốn, rủi
ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát Vì ba loại rủi ro này thay đổi đối với từng khoản mụctrên BCTC nên rủi ro phát hiện và số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập cũngthay đổi theo
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV phải xác định rủi ro kiểm toán mongmuốn (DAR) Mức rủi ro này được xác định phụ thuộc vào hai yếu tố:
Yếu tố 1: Mức độ mà theo đó người sử dụng thông tin bên ngoài tin tưởng vào
BCTC Một số yếu tố chỉ ra mức độ mà theo đó các BCTC được người sử dụng bên
Trang 16ngoài tin tưởng (là ảnh hưởng nhiều hoặc ảnh hưởng lớn đến xã hội) đó là: Quy môcủa công ty khách hàng, tính độc quyền trong kinh doanh, tính độc quyền trong viêcphân phối hàng hoá và dịch vụ.
Yếu tố 2: Khả năng khách hàng sẽ gặp khó khăn về tài chính sau khi BCKT được
công bố (chủ nợ sẽ đòi nợ trước hạn, người ta sẽ rút vốn, không cho vay nợ )
Căn cứ vào hai yếu tố nêu trên KTV sẽ xác định một mức rủi ro kiểm toán mongmuốn cho toàn bộ các BCTC đang được kiểm toán
* Tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soát
Tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng
Hệ thống KSNB là hệ thống bao gồm chính sách và thủ tục được thiết lập tại đơn
vị nhằm bảo đảm hợp lý cho các nhà quản lý đạt được các mục đích sau: Bảo vệ tàisản và sổ sách, bảo đảm độ tin cậy của hệ thống thông tin, bảo đảm việc thực hiện cácchế độ pháp lý và đảm bảo hiệu quả của hoạt động và năng lực quản lý
Hệ thống KSNB bao gồm bốn yếu tố cấu thành: Môi trường kiểm soát, hệ thốngthông tin, các thủ tục kiểm soát và bộ máy kiểm toán nội bộ
Môi trường kiểm soát
Môi trường kiểm soát bao gồm các nhân tố bên trong và bên ngoài đơn vị có tínhmôi trường tác động đến việc thiết kế, hoạt động và xử lý dữ liệu của các loại hình
KSNB Môi trường kiểm soát thường bao gồm sáu mặt chủ yếu sau: Đặc thù về quản lý; Cơ cấu tổ chức; Chính sách nhân sự; Công tác kế hoạch; Ủy ban kiểm soát; Môi trường bên ngoài.
Hệ thống kế toán
Hệ thống thông tin chủ yếu là hệ thống kế toán của đơn vị, bao gồm hệ thốngchứng từ kế toán, hệ thống sổ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán và hệ thống bảngtổng hợp, cân đối kế toán Như vậy hệ thống kế toán không những có tác dụng cungcấp thông tin cho quản lý mà còn có tác dụng kiểm soát nhiều mặt hoạt động của đơn
vị Do đó việc tìm hiểu hệ thống kế toán sẽ giúp KTV nhận biết có hữu hiệu khôngthông qua kiểm tra về tính có thực, sự phê chuẩn, tính đầy đủ, sự đánh giá, sự phânloại, tính đúng kỳ và quá trình chuyển sổ và tổng hợp chính xác
Trang 17 Các thủ tục kiểm soát
Các thủ tục kiểm soát do các nhà quản lý xây dựng dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản:
- Nguyên tắc phân công, phân nhiệm: Theo nguyên tắc này, trách nhiệm và công
việc cần được phân chia cụ thể cho nhiều bộ phận và cho nhiều người trong bộ phận.Việc phân công phân nhiệm rõ ràng tạo sự chuyên môn hoá trong công việc, sai sót ítxảy ra và khi xảy ra thường dễ phát hiện
- Nguyên tắc bất kiêm nhiệm: Nguyên tắc này quy định sự cách ly thích hợp về
trách nhiệm trong các nhiệm vụ có liên quan nhằm ngăn ngừa các sai phạm và hành vilạm dụng quyền hạn
- Nguyên tắc uỷ quyền và phê chuẩn: Theo sự uỷ quyền của các nhà quản lý, các
cấp dưới được giao cho quyết định và giải quyết một số công việc trong một phạm vinhất định
Kiểm toán nội bộ
Kiểm toán nội bộ là một bộ phận độc lập được thiết lập trong đơn vị để tiến hànhcông việc kiểm tra và đánh giá các hoạt động phục vụ yêu cầu quản trị nội bộ đơn vị.Kiểm toán nội bộ là một yếu tố của hệ thống KSNB, cung cấp một sự quan sátđánh giá thường xuyên về toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm cả tính hiệuquả của việc thiết kế và vận hành các chính sách và thủ tục về KSNB
Đánh giá rủi ro kiểm soát
Sau khi thu thập được một sự hiểu biết về cách thiết kế và sự vận hành của hệthống KSNB, KTV sẽ đưa ra đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát cho từng mục tiêukiểm soát chi tiết Công việc này được làm riêng rẽ cho từng loại nghiệp vụ kinh tếchủ yếu trong từng chu trình nghiệp vụ theo các bước sau đây:
- Nhận diện các mục tiêu kiểm soát mà theo đó quá trình đánh giá vận dụng: Trong
bước này KTV sẽ vận dụng các mục tiêu KSNB cụ thể cho từng loại nghiệp vụ chủyếu của Công ty
- Nhận diện các quá trình kiểm soát đặc thù: Ở bước này KTV không cần thiết
phải xem xét mọi quá trình kiểm soát mà chỉ cần nhận diện và phân tích các quá trìnhkiểm soát dự kiến có ảnh hưởng lớn nhất đến việc thoả mãn mục tiêu kiểm soát mà sẽmang lại tính hiệu quả cho cuộc kiểm toán
Trang 18- Nhận diện và đánh giá các nhược điểm của hệ thống KSNB: Nhược điểm được
hiểu là sự vắng mặt của quá trình kiểm soát thích đáng mà điều này sẽ làm tăng khảnăng rủi ro của việc tồn tại các sai phạm trên BCTC
- Đánh giá rủi ro kiểm soát: khi đã nhận diện được quá trình kiểm soát và các
nhược điểm của hệ thống KSNB, KTV tiến hành đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soátđối với từng mục tiêu kiểm soát của từng loại nghiệp vụ kinh tế KTV có thể đượcđánh giá rủi ro theo yếu tố định tính: là mức “cao”, “thấp”, “trung bình” hoặc theo tỷ
lệ phần trăm
1.2.3 Thiết kế chương trình kiểm toán
Chương trình kiểm toán của hầu hết các cuộc kiểm toán được thiết kế thành baphần gồm: trắc nghiệm công việc, trắc nghiệm phân tích, trắc nghiêm trực tiếp số dư.Mỗi phần được chia nhỏ thành các chu kỳ nghiệp vụ và khoản mục trên BCTC Việcthiết kế các trắc nghiệm kiểm toán trên đều gồm bốn nội dung: xác định thủ tục kiểmtoán, quy mô chọn mẫu, khoản mục được chọn và thời gian thực hiện
* Thiết kế trắc nghiệm công việc
Các thủ tục kiểm toán: Việc thiết kế các thủ tục kiểm toán của trắc nghiệm công
việc thường tuân theo phương pháp luận bốn bước sau:
- Cụ thể hoá các mục tiêu KSNB cho các khoản mục đang được khảo sát
- Nhận diện các quá trình kiểm soát đặc thù mà có tác dụng làm giảm rủi ro kiểmsoát của từng mục tiêu KSNB
- Thiết kế các thử nghiệm kiểm soát đối với từng quá trình kiểm soát đặc thù nóitrên
- Thiết kế các trắc nghiệm công việc theo từng mục tiêu KSNB có xét đến nhượcđiểm của hệ thống KSNB và kết quả ước tính của thử nghiệm kiểm soát
Quy mô mẫu chọn: trong trắc nghiệm công việc, để xác định quy mô mẫu chọn
người ta thường dùng phương pháp chọn mẫu thống kê được sử dụng để ước tính tỷ lệcủa phần tử trong một tổng thể có chứa một đặc điểm hoặc thuộc tính được quan tâm
Khoản mục được chọn: Sau khi xác định quy mô mẫu chọn, KTV phải xác định
các phần tử cá biệt mang tính đại diện cao cho tổng thể
Trang 19Thời gian thực hiện: Các trắc nghiệm công việc thường được tiến hành vào thời
điểm giữa năm (nếu hợp đồng kiểm toán dài hạn) hoặc vào thời điểm kết thúc năm
* Thiết kế trắc nghiệm phân tích
Trắc nghiệm phân tích được thiết kế để đánh giá tính hợp lý chung của các số dưtài khoản đang được kiểm toán Trong giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán, quytrình phân tích còn bao hàm những thủ tục phân tích chi tiết đối với số dư các tàikhoản và được thực hiện qua các bước sau: Xác định số dư tài khoản và sai sót tiềmtàng cần được kiểm tra; Tính toán giá trị ước tính của tài khoản cần được kiểm tra;Xác định giá trị chênh lệch có thể chấp nhận được; Xác định số chênh lệch trọng yếucần được kiểm tra; Kiểm tra số chênh lệch trọng yếu; Đánh giá kết quả kiểm tra
* Thiết kế trắc nghiệm trực tiếp số dư
Việc thiết kế trắc nghiệm trực tiếp số dư cho từng khoản mục trên BCTC được tiếnhành theo phương pháp luận trên sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.4: Quy trình thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư
Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục đang kiểm toán
Thông qua việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu và phân bổ ước lượng nàycho từng khoản mục trên BCTC, KTV xác định mức sai số có thể chấp nhận cho từng
Đánh giá tính trọng yếu, rủi ro tiềm tàng với khoản mục đang kiểm toán
Đánh giá rủi ro kiểm soát đối với chu trình kiểm toán đang được thực hiện
Thiết kế, dự đoán kết quả trắc nghiệm công việc và trắc nghiệm phân tích
Thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư của khoản mục được xét để thoả mãn
các mục tiêu kiểm soát đặc thù
Trang 20khoản mục Sai số chấp nhận được của khoản mục càng thấp đòi hỏi số lượng bằngchứng kiểm toán thu thập càng nhiều và do đó các trắc nghiệm trực tiếp số dư vànghiệp vụ sẽ được mở rộng và ngược lại
Rủi ro tiềm tàng cho từng khoản mục càng cao thì số lượng bằng chứng kiểm toán phảithu thập càng nhiều và vì thế trắc nghiệm số dư sẽ được mở rộng thêm và ngược lại
Đánh giá rủi ro kiểm soát với chu trình kiểm toán được thực hiện
Quá trình kiểm soát hiệu quả sẽ làm giảm rủi ro kiểm soát đối với chu trình, do đó
số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập trong các trắc nghiệm trực tiếp số dư vànghiệp vụ sẽ giảm xuống, theo đó chi phí kiểm toán giảm xuống và ngược lại
Thiết kế, dự đoán kết quả trắc nghiệm công việc, trắc nghiệm phân tích.
Các hình thức trắc nghiệm kiểm toán này được thiết kế với dự kiến sẽ đạt đượcmột số kết quả nhất định Các kết quả này theo dự kiến của KTV sẽ ảnh hưởng đếnviệc thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư tiếp theo
Thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư để thoả mãn các mục tiêu kiểm toán đặc thù của khoản mục đang xem xét
Các trắc nghiệm trực tiếp số dư được thiết kế dựa trên kết quả ước tính của trắcnghiệm kiểm toán trước đó và chúng được thiết kế làm các phần:
- Các thủ tục kiểm toán: Đây là phần khó nhất của toàn bộ quá trình lập kế hoạch
kiểm toán, việc thiết kế các thủ tục này đòi hỏi những phán xét nghề nghiệp quan trọng
- Quy mô chọn mẫu: Quy mô mẫu chọn dùng cho các khảo sát chi tiết số dư được
xác định theo các phương pháp chọn mẫu thống kê để ước tính sai số bằng tiền trongtổng thể đang được kiểm toán, từ đó chọn ra quy mô mẫu thích hợp
- Khoản mục được chọn: Sau khi đã xác định được quy mô mẫu, các KTV
thường chọn mẫu ngẫu nhiên bằng bảng số ngẫu nhiên, chương trình máy tính hoặcdùng phương pháp chọn mẫu hệ thống để xác định các phần tử đại diện
- Thời gian thực hiện: Phần lớn các trắc nghiệm trực tiếp số dư được thực hiện
vào thời điểm cuối kỳ (kết thúc niên độ kế toán) Tuy nhiên, đối với các khách hàngmuốn công bố BCTC sớm ngay sau khi lập bảng cân đối tài sản, thì những trắc nghiệmtrực tiếp số dư tốn nhiều thời gian sẽ được làm từ giữa kỳ và KTV sẽ thực hiện các thủ
Trang 21tục kiểm toán bổ sung vào cuối năm để cập nhật các số dư đã kiểm toán giữa kỳ thành
số dư cuối kỳ Trên thực tế khi đã được thiết kế, các thủ tục kiểm toán ở các hình thứctrắc nghiệm trên sẽ được kết hợp và sắp xếp lại theo một chương trình kiểm toán
PHẦN 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN TRƯỜNG THÀNH
THỰC HIỆN
Mặc dù đối tượng trực tiếp của kiểm toán tài chính là các BCTC nhưng khách thể
cụ thể của mỗi một cuộc kiểm toán tài chính lại là khác nhau, với quy mô và tính chất
Trang 22của các cuộc kiểm toán khác nhau Vì vậy, kiểm toán tài chính không phải lúc nàocũng có trình tự như nhau, đặc biệt là đối với những đối tượng và khách thể phức tạp.
Từ đó, Công ty đã hết sức sáng tạo và linh hoạt trong việc xây dựng trình tự kiểm toántài chính căn cứ trên những gì mà Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam và Chuẩn mựcKiểm toán Quốc tế đã quy định Tuy vậy, quy trình chung của kiểm toán tài chính tạiCông ty Trường Thành vẫn bao gồm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị kiểm toán
Giai đoạn 2: Thực hiện công việc kiểm toán kiểm toán
Giai đoạn 3: Kết thúc công việc kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán
Trong đó, quy trình lập kế hoạch kiểm toán BCTC của Công ty Trường Thành gồm
3 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị trước kiểm toán, giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tổngquát và giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán chi tiết
Quy trình lập kế hoạch kiểm toán BCTC được cụ thể trong sơ đồ sau :
Trang 23Sơ đồ 2.1: Quy trình lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại Công ty Trường
Thành
Gửi thư mời kiểm toán
Lựa chọn nhóm kiểm toán
Thiết lập các điều khoản của hợp đồng
Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán
Chuẩn bị kế hoạch
kiểm toán
Lập kế hoạch
Kiểm toán tổng quát
Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán
Thu thập thông tin về khách hàng
Tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng
Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ
Xác định mức trọng yếu
Lập kế hoạch
kiểm toán chi tiết
Tổng hợp và phổ biến kế hoạch kiểm toán
Tổng hợp rủi ro liên quan đến số dư tài khoản và
sai sót tiềm tàngXác định phương pháp kiểm toán
Xác định các thủ tục kiểm tra chi tiếtXác định các thử nghiệm kiểm soát
Trang 24Để thấy được công tác lập kế hoạch kiểm toán trong quy trình kiểm toán BCTC
mà các KTV của Công ty Trường Thành thực hiện, em xin được trình bày về việc lập
kế hoạch kiểm toán BCTC năm 2012 cho khách hàng của Công ty Trường Thành làCông ty CP XD & DVTM AB
Công ty CP XD & DVTM AB là Công ty Cổ phần hoạt động trong lĩnh vực xâydựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông; mua, bán, đại lý hàng lươngthực, nông, lâm sản, vật liệu xây dựng, đồ dùng cá nhân và gia đình, văn hoá phẩm,rượu, bia, thuốc lá; dịch vụ ăn uống, giải khát, vui chơi giải trí; cho thuê máy móc thiết
bị xây dựng, nhà ở, văn phòng; kinh doanh địa ốc Công ty CP XD & DVTM ABđược thành lập năm 1999 theo Giấy phép thành lập công ty cổ phần số 597/GP –TLCTCP ngày 04/02/1999 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An về việc thành lập Công
ty Cổ phần Công ty hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 055962
do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Nghệ An cấp ngày 06/12/1999 và thay đổi bổ sung lầnthứ 9 ngày 09 tháng 12 năm 2004
2.1 Giai đoạn chuẩn bị kế hoạch kiếm toán
2.1.1 Gửi thư mời kiểm toán
Thị trường kiểm toán tại Việt Nam tuy còn mới mẻ nhưng đã có sự cạnh tranhgay gắt của các hãng kiểm toán nước ngoài như PriceWaterhouseCoopers, KPMG,Ernst and Young với các Công ty kiểm toán của Việt Nam như AASC, VACO, Trong một thị trường có tính cạnh tranh cao như vậy thì việc có và giữ được kháchhàng là việc không phải đơn giản Có nhiều cách để có được khách hàng, trong đócách chắc chắn nhất là chủ động tìm đến với khách hàng và giới thiệu về những dịch
vụ mà Công ty có thể cung cấp, về sự đảm bảo chất lượng dịch vụ cũng như khẳngđịnh được với khách hàng về những gì mà khách hàng trông đợi ở một Công ty kiểmtoán
Việc đầu tiên trong quy trình kiểm toán của Công ty Trường Thành là gửi thưchào hàng kiểm toán Đối với khách hàng mới, hàng năm Công ty đều gửi thư mờikiểm toán Đối với khách hàng truyền thống, Công ty trực tiếp gặp gỡ thảo luận và kýkết hợp đồng Thư chào hàng kiểm toán cung cấp cho khách hàng các thông tin vềCông ty TNHH Trường Thành, các loại dịch vụ mà Công ty có khả năng cung cấp vàquyền lợi mà khách hàng được hưởng từ các dịch vụ của Công ty
Trang 25Thư chào hàng của Trường Thành bao gồm các nội dung: Thư ngỏ của BanGiám đốc, giới thiệu về Công ty và khách hàng của Công ty cùng các dịch vụ màCông ty cung cấp Dưới đây là Thư chào hàng của Công ty TNHH Kiểm toánTrường Thành gửi tới Công ty CPDV & TM AB
Bảng 2.1: Trích thư chào hàng của Công ty TNHH Kiểm toán Trường Thành
Số: /TTA - GT
Hà Nội, ngày tháng năm 2012
THƯ CỦA BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TY KIỂM TOÁN TRƯỜNG THÀNH Kính gửi: Công ty Cổ phần Xây dựng và Dịch vụ Thương mại AB
Trước tiên, Công ty TNHH Kiểm toán Trường Thành xin gửi tới Quý Công ty lời chúc sức khỏe và thành công trong công việc điều hành quản lý của Quý Công ty
Chúng tôi chân thành cảm ơn Quý Công ty đã tạo điều kiện cho chúng tôi gửi Thư chào hàng cung cấp dịch vụ kiểm toán Báo cáo Tài chính và Báo cáo Quyết toán nguồn vốn đầu tư , Chi phí đầu tư công trình xây dựng cơ bản hoàn thành của Quý Công ty
Công ty Kiểm toán Trường Thành có đội ngũ chuyên gia và nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm về tài chính, kế toán, kiểm toán, thuế và quyết toán chi phí, vốn đầu
tư xây dựng cơ bản Quý Công ty hoàn toàn yên tâm vì đã hợp tác với một hãng làm việc chuyên nghiệp để có thể đánh giá được tình hình tài chính, chi phí và nguồn vốn xây dựng cơ bản của Quý Công ty Trên cơ sở đó, chúng tôi có thể đưa ra những gợi ý giúp Quý Công ty quản lý hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả hơn.
Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn Quý Công ty đã tạo cơ hội này cho chúng tôi được giới thiệu về dịch vụ của mình Chúng tôi tin tưởng rằng với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm sẽ có khả năng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về dịch vụ của Quý Công ty và với mức phí kiểm toán hợp lý sẽ là căn cứ và cơ sở để Quý Công ty lựa chọn chúng tôi là kiểm toán viên và nhà tư vấn cho đơn vị hiện tại và trong tương lai.
Trang 26Chúng tôi rất hân hạnh được tiếp kiến Quý Công ty trong một ngày gần nhất Trân trọng!
Đại diện Công ty Kiểm toán Trường Thành
Giám đốc
Phan Thanh Thuỷ
Nếu khách hàng chấp nhận lời mời cung cấp dịch vụ của Trường Thành thì họ
sẽ ký vào thư mời kiểm toán và gửi lại cho Công ty một bản sao của thư mời kiểmtoán đó Sau khi nhận được bản sao do khách hàng gửi lại có kèm theo sự chấp thuậnlời mời kiểm toán của Công ty thì Công ty sẽ thực hiện các công việc của một cuộckiểm toán, mà giai đoạn đầu của cuộc kiểm toán chính là việc lập kế hoạch kiểm toáncho cuộc kiểm toán đó
Trước khi lập kế hoạch kiểm toán cho khách hàng đã chấp nhận dịch vụ kiểm toáncủa mình, Trường Thành thực hiện một số công việc trước kiểm toán như sau:
- Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán (rủi ro chấp nhận hợp đồng).
- Lựa chọn nhóm kiểm toán
- Thiết lập các điều khoản của hợp đồng
2.1.2 Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán
Do việc đánh giá rủi ro kiểm toán có ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc kiểm toán, hơnnữa việc đánh giá rủi ro này thường mang tính xét đoán nghề nghiệp, nên Ban Giámđốc Công ty thường cử ra một thành viên của Ban Giám đốc, là một người có trình độchuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm, chịu trách nhiệm đánh giá rủi ro kiểm toánđồng thời xem xét khả năng chấp nhận kiểm toán cho khách hàng
Việc đánh giá này được thực hiện trên cơ sở các thông tin chung nhất về kháchhàng đã thu thập như: lĩnh vực hoạt động, cơ cấu tổ chức, khả năng tài chính, môitrường hoạt động, tính liêm chính của Ban lãnh đạo… để tiến hành xếp loại kháchhàng vào một trong ba loại: khách hàng có mức rủi ro thông thường, khách hàng có rủi
ro ở mức có thể kiểm soát được, khác hàng có mức rủi ro ở mức cao
Trang 27Một khách hàng được coi là có rủi ro ở mức trung bình nếu:
- Hoạt động kinh doanh của đơn vị có thể đứng vững được và có triển vọng pháttriển dài hạn
- Hệ thống tài chính và hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu quả
- Doanh nghiệp áp dụng các chính sách kế toán ít thay đổi
- Đơn vị có tuân thủ các yêu cầu Báo cáo tài chính về mặt thời gian
- Đơn vị có bộ phận quản lý có năng lực chuyên môn, chính trực bao gồm nhữngnhà quản lý tài chính và kế toán thông hiểu tình hình kinh doanh và các quyết định củaBan Giám đốc
Một khách hàng được coi là có rủi ro ở mức rất cao nếu đơn vị có khả năng gây
ra cho Công ty một tổn thất do vướng vào một vụ kiện với khách hàng hoặc gây mất
uy tín cho Công ty Theo đó, Công ty sẽ không chấp nhận những đơn vị đó làm kháchhàng của Công ty
Một khách hàng được coi là có rủi ro ở mức kiểm soát được nếu rủi ro cao hơnmức trung bình nhưng chưa đến mức rất cao
Việc đánh giá về khách hàng phụ thuộc vào thực tế và khả năng suy đoán dựatrên sự đánh giá tổng thể và kinh nghiệm của kiểm toán viên Nếu khách hàng đượcđánh giá ở mức thông thường và rủi ro kiểm soát được thì kiểm toán viên có thể chấpnhận kiểm toán cho khách hàng này
Sau khi xem xét phân tích, chủ nhiệm kiểm toán sẽ sử dụng hiểu biết của mình đểtrả lời bảng câu hỏi có sẵn Căn cứ vào câu trả lời đối với mỗi vấn đề cụ thể, đặc biệt làxem xét tầm quan trọng của vấn đề đó tới Báo cáo tài chính, chủ nhiệm kiểm toán sẽđánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán
Đối với Công ty CPXD & DVTM AB, kết quả đánh giá rủi ro tổng quát củaCông ty Trường Thành được lưu lại trong hồ sơ kiểm toán như sau:
Trang 28Bảng 2.2: Kết quả đánh giá rủi ro tổng quát
Khách hàng: Công ty CPXD & DVTM AB Người thực hiện:
Trần Bình Minh
Ngày: 23/12/2012
1 Công ty hoạt động trong lĩnh vực nào? Xây dựng, thương mại dịch vụ, kinh
doanh địa ốc
2 Tình hình sở hữu của Công ty? Công ty cổ phần
4 Chính sách kế toán của khách hàng là gì
(chú ý đến những trường hợp đặc biệt, chẳng hạn, ghi
nhận doanh thu quan trọng sau khi thực nhận tiền)
Chính sách kế toán thống nhất theoquy định của Bộ tài chính và tuân thủchuẩn mực Kế toán Việt Nam
5 Hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng xét trên
khía cạnh chung nhất hoạt động như thế nào?
Hợp lý
6.Quy mô của khách hàng? ( Sử dụng giá trị tổng tài
sản nếu khác hàng là một ngân hàng, một công ty bảo
hiểm, công ty kinh doanh bất động sản; sử dụng
doanh thu bán hàng hoặc tổng số bán ra nếu khách
8 Quan hệ giữa Công ty và kiểm toán viên? Rất tốt
9 Khả năng công ty báo cáo sai các kết quả tài chính
và tài sản ròng?
Thấp
10 Khách hàng có ý định lừa dối kiểm toán viên
không ?
Công ty cung cấp đầy đủ thông tin khi
có yêu cầu của kiểm toán viên
11 Mức độ chủ quan trong việc xác định kết quả? Thấp
12 Năng lực của Ban Giám đốc điều hành và Giám
đốc tài chính?
Phù hợp với yêu cầu hoạt động củacông ty
Trang 2913 Kiểm toán viên có băn khoăn gì về tính lien tục
hoạt động của khách hàng không?
Không
14 Khả năng khách hàng bị vướng vào vụ kiện nào
đó?
Không có khả năng này
15 Lợi ích kinh tế từ việc kiểm toán cho khách hàng
có cao hơn mức rủi ro không?
Không
16 Liệu Trường Thành có thể cung cấp dịch vụ kiểm
toán với chất lượng cao do các KTV có kinh nghiệm
chuyên môn, năng lực ở mức độ phù hợp với công
việc cũng như độc lập với khách hàng không?
Có
2.1.3 Lựa chọn nhóm kiểm toán
Sau khi đã chấp nhận kiểm toán cho khách hàng, căn cứ vào quy mô của Công tykhách hàng, khối lượng, tính chất phức tạp của cuộc kiểm toán, Công ty quyết định sốlượng nhân viên tham gia thực hiện cuộc kiểm toán
Nhóm kiểm toán tại Trường Thành thường gồm từ 3 đến 5 người, bao gồm: mộtthành viên của Ban Giám đốc (thường là Phó Giám đốc), là một người có trình độchuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm; một KTV cao cấp và 3 trợ lý kiểm toán Nhómkiểm toán thường được một thành viên của Ban Giám đốc tự chỉ định hoặc giao chomột trưởng phòng nghiệp vụ (hoặc trưởng phòng đào tạo) lựa chọn Khi lựa chọnnhóm kiểm toán Trường Thành thường chú ý lựa chọn những KTV có kiến thức vàkinh nghiệm về ngành nghề kinh doanh của khách hàng, đặc biệt là tránh sự thay đổiKTV trong các cuộc kiểm toán cho một khách hàng trong nhiều năm
Đối với khách hàng như Công ty AB, nhóm kiểm toán được lựa chọn là nhóm cóKTV đã có kinh nghiệm trong việc kiểm toán khách hàng hoạt động trên lĩnh vực kinhdoanh tương tự, do đó sẽ có kiến thức và kinh nghiệm hơn về ngành nghề kinh doanhnày
Bảng 2.3: Trích giấy tờ làm việc về phân công nhóm kiểm toán tại Công ty
TNHH Kiểm toán Trường Thành
…4 Dự kiến thời gian và nhân sự.
Kế hoạch thời gian
Ngày bắt đầu Thời gian Thời gian Thời gian
Trang 30kiểm toán tại đơn vị khách hàng (ngày)
tổng hợp tại
Trường Thành (ngày)
phát hành Báo cáo (ngày)
Kiểm toán sơ
Ông Lê Quang Hưng Chức vụ : Kiểm toán viên.
Bà Cao Thị Thu Hường Chức vụ : Trợ lý Kiểm toán viên Ngày bắt đầu: 30/12/2012
Ngày kết thúc: 30/12/2012
Nhân sự tham gia thực hiện kiểm toán
Trưởng nhóm kiểm
Trợ lý kiểm toán Nguyễn Thị Thu Huyền Nguyễn Thị Thu Huyền
Bên cạnh đó, Ban Giám đốc Trường Thành còn thường xuyên giám sát chặtchẽ cuộc kiểm toán để giải quyết kịp thời các vấn đề nảy sinh trong quá trình thựchiện kiểm toán
Trang 312.1.4 Thiết lập các điều khoản trong hợp đồng kiểm toán.
Sau khi đã chấp nhận kiểm toán cho khách hàng, đồng thời với việc lựa chọn nhómkiểm toán, Ban Giám đốc sẽ tiến hành thảo luận trực tiếp với khách hàng về các điềukhoản trong hợp đồng kiểm toán Sau khi hai bên đã đi đến thống nhất về các điềukhoản ghi trong hợp đồng, Trường Thành sẽ soạn thảo một hợp đồng
Bảng 2.4: Hợp đồng kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán Trường Thành
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN
- Căn cứ vào Luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/06/2005;
- Căn cứ Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/03/2004 của Chính phủ ban hành Qui chế kiểm toán độc lập; Nghị định số 133/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/10/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP;
- Thực hiện Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 210 về Hợp đồng kiểm toán;
- Căn cứ vào nhu cầu của Công ty AB và năng lực thực hiện của Công ty
TNHH Kiểm toán Trường Thành.
Bên A: CÔNG TY CỔ PHẦN XD & TMDV AB
Đại diện là Ông: Chu Đức L
Trang 32-Bên B: CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN TRƯỜNG THÀNH
Đại diện là Ông: PHAN THANH THỦY
Địa chỉ trụ sở chính: Phòng 516A5, Công cụ số 1, Thượng Đình, Thanh
Xuân, Hà Nội Điện thoại: 043 5573389
Tài khoản: 0011003461220 - Sở Giao dịch Ngân hàng TMCP
Ngoại Thương Việt Nam
Mã số thuế: 0104225745
Sau khi thoả thuận hai bên nhất trí ký hợp đồng này gồm các điều khoản sau:
Điều 1: Nội dung của dịch vụ
Bên B sẽ cung cấp cho Bên A dịch vụ Kiểm toán Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2012 Báo cáo tài chính được lập phù hợp với Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành về tài chính kế toán của nhà nước Việt Nam.
Điều 2: Luật định và chuẩn mực
Dịch vụ kiểm toán được tiến hành theo đúng các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán và kiểm toán độc lập hiện hành tại Việt Nam, phù hợp với các văn bản pháp quy của Nhà nước ban hành trong lĩnh vực kiểm toán, theo tình hình thực tế của Bên A và theo những thoả thuận được thống nhất bằng văn bản trong quá trình thực hiện.
Các chuẩn mực này đòi hỏi Bên B phải lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán
để đạt đựơc sự đảm bảo hợp lý rằng báo cáo tài chính không còn chứa đựng những sai sót trọng yếu Công việc kiểm toán bao gồm việc kiểm tra và thực
Trang 33hiện các thử nghiệm cơ bản các bằng chứng cho những khoản mục và những thông tin trong báo cáo tài chính Công việc kiểm toán cũng bao gồm việc đánh giá các chính sách kế toán được áp dụng, các ước tính và xét đoán quan trọng của Giám đốc cũng như đánh giá việc trình bày tổng thể báo cáo tài chính.
Do bản chất và những hạn chế vốn có của kiểm toán cũng như của hệ thống
kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ, có những rủi ro khó tránh khỏi, ngoài khả năng của kiểm toán viên và công ty kiểm toán trong việc phát hiện sai sót.
Điều 3: Trách nhiệm và quyền hạn của các bên
3.1 Trách nhiệm của Bên A
- Lưu trữ và quản lý chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các tài liệu có liên quan đến Bên A một cách an toàn, bí mật theo qui định của Nhà nước.
- Bảo đảm cung cấp kịp thời, đầy đủ cho Bên B các thông tin cần thiết có liên quan đến cuộc kiểm toán bao gồm chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các tài liệu liên quan khác.
- Báo cáo tài chính dùng để kiểm toán phải được Bên A ký và đóng dấu chính thức trước khi cung cấp cho Bên B Việc lập báo cáo tài chính và công bố các thông tin khác là trách nhiệm của Bên A Trách nhiệm này đòi hỏi hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ phải thích đáng, sự lựa chọn và
áp dụng các chính sách kế toán và việc đảm bảo an toàn cho các tài sản của đơn vị.
- Bên B có thể yêu cầu Bên A xác nhận bằng văn bản sự đảm bảo về các thông tin và tài liệu liên quan đến cuộc kiểm toán đã cung cấp cho Bên B.
- Cử nhân viên của Bên A tham gia, phối hợp với Bên B và tạo điều kiện thuận lợi để Bên B có thể xem xét tất cả chứng từ, sổ kế toán và các thông tin khác cần thiết cho cuộc kiểm toán.
- Bố trí địa điểm làm việc và tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ của Bên B được cử đến để thực hiện nội dung đã ghi trong Hợp đồng
Trang 34- Thanh toán đúng hạn cho Bên B số phí kiểm toán như đã thoả thuận tại Điều
5 của hợp đồng này.
3.2 Trách nhiệm của Bên B
- Bảo đảm tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán hiện hành của Việt Nam.
- Xây dựng và thông báo cho Bên A nội dung, kế hoạch kiểm toán Thực hiện
kế hoạch kiểm toán theo đúng nguyên tắc độc lập, khách quan và bí mật.
- Cử kiểm toán viên và chuyên gia có năng lực, kinh nghiệm thực hiện công việc kiểm toán.
- Giữ bí mật về những số liệu, thông tin có liên quan đến hoạt động kinh doanh của Bên A thu được trong quá trình kiểm toán trừ khi có sự uỷ quyền bằng văn bản của Bên A.
Điều 4: Báo cáo kiểm toán
Sau khi hoàn thành cuộc kiểm toán, Bên B sẽ cung cấp cho Bên A:
- Bản ghi nhớ kiểm toán được phát hành sau khi hoàn thành kiểm toán sẽ đề cập đến những thiếu sót cần khắc phục và ý kiến đề xuất của kiểm toán nhằm cải tiến hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ Phát hành Báo cáo Kiểm toán về Báo cáo tài chính năm 2012 kết thúc vào ngày 31/12/2012 của Công ty AB.
- Báo cáo kiểm toán được lập gồm 5 bản bằng tiếng Việt Bên A giữ 4 bản tiếng Việt, Bên B giữ 01 bản tiếng Việt
Điều 5: Phí dịch vụ và phương thức thanh toán
- Phí dịch vụ cho toàn bộ cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2012 là: Phí dịch vụ kiểm toán: 30.000.000 đồng
Thuế giá trị gia tăng: 3.000.000 đồng
Tổng số phí dịch vụ là: 33.000.000 đồng
(Bằng chữ: Ba mươi ba triệu đồng chẵn)
- Phương thức thanh toán:
+ Thanh toán 50% giá trị hợp đồng được ký giữa Bên A và Bên B ngay sau khi hai bên ký hợp đồng và triển khai công việc.
Trang 35+ Thanh toán nốt phần còn lại ngay sau khi bàn giao Báo cáo kiểm toán chính thức cho Bên A.
+ Bên A thanh toán chuyển khoản bằng tiền đồng Việt Nam.
Điều 6: Cam kết thực hiện và thời gian hoàn thành
Hai bên cam kết sẽ thực hiện đúng các điều khoản đã ghi trong Hợp đồng Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu phát sinh vướng mắc, hai bên phải kịp thời thông báo cho nhau và trao đổi, tìm cách giải quyết thích hợp Mọi thông tin phải được thông báo trực tiếp cho mỗi bên bằng văn bản theo địa chỉ đã ghi trên đây
Điều 7: Hiệu lực, ngôn ngữ và thời hạn hợp đồng
- Hợp đồng này được lập thành 02 bản tiếng Việt có hiệu lực từ ngày có đủ chữ ký và đóng dấu Mỗi bên giữ 01 bản tiếng Việt
- Hợp đồng này có giá trị thực hiện cho đến khi thanh lý hợp đồng hoặc hai bên cùng nhất trí huỷ bỏ hợp đồng
BÊN A CÔNG TY CPXD & DV AB
GIÁM ĐỐC
CHU ĐỨC L
BÊN B CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN TRƯỜNG
THÀNH GIÁM ĐỐC PHAN THANH THỦY
Sau khi thực hiện xong các công việc trên, kiểm toán viên sẽ lập kế hoạch vềthời gian và nhân sự cho cuộc kiểm toán và thông báo kế hoạch này cho nhóm kiểmtoán và cho Công ty khách hàng để được sự thống nhất của cả hai bên Đồng thời,kiểm toán viên cũng nêu rõ trách nhiệm của công ty khách hàng trong việc cung cấptài liệu đầy đủ, khách quan để có căn cứ thu thập bằng chứng đầy đủ, phục vụ chocông việc kiểm toán được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi và hiệu quả
Bảng 2.5: Trích giấy tờ làm việc về các tài liệu yêu cầu khách hàng cung cấp
Trang 36Công ty TNHH Kiểm toán Trường Thành
TruongThanh auditing company limited
Số 129 R đường Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Tel: +84 (43) 5573389 Fax: +84 (43) 5573389
Kính gửi : Công ty CP XD & DVTM AB
Căn cứ vào Hợp đồng kiểm toán giữa Công ty CP XD & DVTM AB và Công ty TNHH Kiểm toán Trường Thành về việc kiểm toán BCTC cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2012 của Công ty CP XD & DVTM AB;
Chúng tôi xin dự kiến kế hoạch về nhân sự và thời gian để tham gia kiểm toán BCTC năm 2012 của Công ty tại trụ sở Công ty AB như sau:
1 Thời gian thực hiện: từ ngày 01/04/2013 đến ngày 15/04/2013.
2 Nhân sự tham gia thực hiện kiểm toán: 04 người
Bà Cao Thị Thu Hường Thành viên
Bà Nguyễn Thị Thu Huyền Thành viên
3 Tài liệu cần cung cấp:
- BCTC cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2012
- Bảng cân đối phát sinh các tài khoản cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2012
- Biên bản kiểm kê tiền, CCDC, hàng tồn kho, TSCĐ tại thời điểm 31/12/2012
- Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng, xác nhận công nợ của các khoản nợ phải thu, phải trả tại thời điểm 31/12/2012
- Toàn bộ các chứng từ của các nghiệp vụ phát sinh trong năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2012
- Rất mong Quý Công ty chuẩn bị đầy đủ những tài liệu trên để công tác kiểm toán được thực hiện đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng
Xin trân trọng cảm ơn./.
Trang 372.2 Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát
Sau khi ký kết hợp đồng kiểm toán, chỉ định nhóm kiểm toán, KTV bắt tay vào lập
kế hoạch kiểm toán tổng quát và kế hoạch kiểm toán chi tiết Công việc này được thựchiện bởi các KTV có chuyên môn vững và kinh nghiệm thực tiễn cao, đã quản lý vàtrực tiếp tham gia nhiều cuộc kiểm toán Các bước lập kế hoạch kiểm toán tổng quátcủa Công ty Trường Thành bao gồm 5 bước như sau:
Sơ đồ 2.2: Các bước lập kế hoạch kiểm toán tổng quát
2.2.1 Thu thập các thông tin về khách hàng
Việc thu thập các thông tin về khách hàng (bao gồm thông tin cơ sở và thôngtin về nghĩa vụ pháp lý) đóng vai trò quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến việc địnhhướng cho công việc kiểm toán Theo quy định của Trường Thành, các tài liệu màKTV cần thu thập bao gồm:
Các thông tin chung: Bảng kê đặc điểm của khách hàng, sơ đồ tổ chức,
Ban Giám đốc, quá trình phát triển, các đối tác thường xuyên
Các tài liệu pháp luật: Điều lệ Công ty, giấy phép thành lập, giấy phép đăng
ký, hợp đồng liên doanh, bố cáo thành lập doanh nghiệp, biên bản họp đại hội đồng cổđông, biên bản họp hội đồng quản trị, Ban lãnh đạo, nhiệm kỳ lãnh đạo, thay đổingành nghề kinh doanh, theo dõi vốn kinh doanh và thay đổi vốn kinh doanh
Các tài liệu về thuế: Quyết toán thuế hàng năm, biên bản kiểm tra thuế, các văn bản
có liên quan đến các yếu tố và đặc điểm riêng của doanh nghiệp trong tính thuế
Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán
Xác định mức trọng yếu Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ Tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng Thu thập thông tin về khách hàng
Trang 38Các tài liệu nhân sự: Thoả ước lao động tập thể, hợp đồng lao động, các quy
định về quản lý và sử dụng quỹ lương, các quy định trong điều lệ, biên bản đại hộicông nhân viên chức, hội đồng quản trị có liên quan đến nhân sự, biên bản các cuộckiểm tra về nhân sự trong doanh nghiệp
Các tài liệu kế toán: BCTC, chế độ kế toán áp dụng trong doanh nghiệp, các
nguyên tắc kế toán đang được áp dụng
Các tài liệu về hợp đồng: Hợp đồng kiểm toán, hợp đồng thuê mướn dịch vụ,
hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng tín dụng, các hợp đồng khác
Đối với khách hàng như Công ty Cổ phần AB, những thông tin trên được KTVthu thập bằng cách trao đổi trực tiếp với Ban giám đốc Công ty khách hàng, quan sátthực tế, gửi thư yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu, xem xét các tài liệu do kháchhàng cung cấp
Theo lịch làm việc đã thông báo từ trước cho Công ty CP XD & DVTM AB,KTV của Công ty Trường Thành tiến hành gặp gỡ với đại diện của Công ty AB tại vănphòng của Công ty, và nghe trình bày về những thông tin chung nhất về hoạt độngkinh doanh của họ Thông qua việc phỏng vấn trực tiếp Ban Giám đốc Công ty AB,KTV sẽ nắm được những thông tin khái quát nhất về Công ty AB một cách nhanhchóng nhất, KTV sẽ có được những nhận định ban đầu dựa trên những thông tin màđại diện khách hàng đã cung cấp
Bảng 2.6: Tóm tắt đặc điểm của Công ty CP XD & DVTM AB
Công ty kiểm toán : Trường Thành Người lập: Trần Bình Minh Năm tài chính : 2012 Người soát xét: Lê Quang Hưng
Khái quát về đặc điểm doanh nghiệp
Trang 39- Tên doanh nghiệp : Công ty CP XD & DVTM AB
- Thời gian hoạt động : 13 năm kể từ ngày cấp giấy phép thành lập.
- Hình thức pháp lý : Công ty cổ phần.
- Lĩnh vực hoạt động :
+ Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, điện năng + Mua, bán, đại lý hàng lương thực, nông, lâm sản, vật liệu xây dựng, vật tư nông nghiệp, máy móc thiết bị và phụ tùng thay thế, đồ dùng cá nhân và gia đình, văn hoá phẩm, bia, rượu, thuốc lá ;
+ Dịch vụ ăn uống, giải khát, vui chơi giải trí, internet ;
+ Cho thuê máy móc thiết bị xây dựng, nhà ở, văn phòng
+ Kinh doanh địa ốc
- Trụ sở chính: 1xx đường Nguyễn Thái Học – Thành phố Vinh - Tỉnh Nghệ An
- Điện thoại: 0383586xxx Fax: 0383586xxx
- Giấy phép thành lập Công ty cổ phần: 597/GP - TLCTCP ngày 04/02/1999 và thay đổi bổ sung lần thứ 9 ngày 09/12/2004.
Trang 402.2.2 Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng
Mục đích của việc tìm hiểu về hệ thống KSNB là để đánh giá hiệu quả của hệthống KSNB, từ đó sẽ quyết định có nên dựa vào hệ thống KSNB của Công ty AB đểtăng cường hay giảm bớt khối lượng công việc kiểm tra chi tiết hay không
Khi đánh giá hệ thống KSNB, các kỹ thuật thường được Trường Thành sử dụng
là quan sát, phỏng vấn, kiểm tra tài liệu và được tiến hành qua các bước:
Tìm hiểu môi trường kiểm soát
Tìm hiểu các quy trình kế toán áp dụng
Tìm hiểu các thủ tục kiểm soát
* Tìm hiểu môi trường kiểm soát.
Sau khi có được hiểu biết về hoạt động kinh doanh của khách hàng, KTV tiếnhành tìm hiểu môi trường kiểm soát thông qua việc tập trung xem xét triết lý và phongcách điều hành của Ban lãnh đạo cũng như các quy trình kiểm soát có ảnh hưởng đếnhoạt động kinh doanh của khách hàng Mục đích của việc tìm hiểu này là đánh giá tổngquát về thái độ, nhận thức và hoạt động của Ban lãnh đạo khách hàng nhằm khẳng địnhtính hợp lý, độ tin cậy của hệ thống KSNB
Đối với khách hàng mới như Công ty AB, để đạt được hiểu biết về môi trườngkiểm soát, kiểm toán viên sẽ tiến hành những buổi gặp gỡ trực tiếp với Ban Giám đốckhách hàng để thu thập thông tin về các yếu tố cấu thành môi trường kiểm soát (cơ cấu tổchức, giám sát quản lý, cán bộ) Trong các buổi tiếp xúc trực tiếp này, KTV thường đặtcâu hỏi trực tiếp với Ban lãnh đạo khách hàng Từ đó, kiểm toán viên sẽ đưa ra nhận xétban đầu về tác phong làm việc, tính chính trực, phong cách điều hành của Ban lãnh đạo -một yếu tố cấu thành quan trọng trong môi trường kiểm soát của Công ty khách hàng
Sơ đồ 2.3: Cơ cấu tổ chức của Công ty AB
Ban kiểm soát
Hội đồng quản trị
Giám đốc điều hành
BQL dự
án công trình xây dụng
Phòng kinh doanh
Phòng
tổ chức kế toán Phòng
Siêu thị Maxi Mark