1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần cao su đà nẵng

85 1,7K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 339,8 KB

Nội dung

Báo cáo tài chính là tài liệu chủ yếu để phân tích tìnhhình tài chính doanh nghiệp, phản ánh một cách tổng hợp về tình hình tài chính, là nguồn tài liệu rất quan trọng và cần thiết đối v

Trang 1

Đánh giá khái quát tình hình tài chính nhằm xác định thực trạng và sức mạnh tài chínhcủa doanh nghiệp, biết được mức độ độc lập cũng như những khó khăn về mặt tài chính của doanh nghiệp, qua đó nhà quản lý có thể đưa ra những quyết định phù hợp về đầu tư, hợp tác, liên doanh, liên kết, mua bán, cho vay,

Phân tích tài chính của doanh nghiệp là việc xác định điểm mạnh và điểm yếu hiện tạicủa doanh nghiệp để tính toán những chỉ số khác nhau thông qua việc sử dụng số liệu từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp Báo cáo tài chính là tài liệu chủ yếu để phân tích tìnhhình tài chính doanh nghiệp, phản ánh một cách tổng hợp về tình hình tài chính, là nguồn tài liệu rất quan trọng và cần thiết đối với việc quản trị doanh nghiệp đồng thời là nguồn thông tin hữu ích đối với những người bên trong và bên ngoài doanh nghiệp có lợi ích kinh tế trực tiếp hoặc gián tiếp của doanh nghiệp như:

 Đối với chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp: mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ để đảm bảo sự tồn tại

và phát triển doanh nghiệp

 Đối với các chủ ngân hàng, những người cho vay: mối quan tâm của họ chủ yếu hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp Vì vậy, quan tâm đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp họ đặc biệt chú ý đến số lượng tiền tạo ra và các tài sản có thể chuyển đối nhanh thành tiền

 Đối với các nhà đầu tư, sự quan tâm của họ hướng vào các yếu tố như rủi ro, thời gian hoàn vốn, mức tăng trưởng, khả năng thanh toán vốn, Vì vậy họ để

ý đến báo cáo tài chính là để tìm hiểu những thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh, khả năng sinh lời hiện tại và tương lai

Trang 2

 Đối với nhà cung cấp họ phải quyết định xem có cho phép doanh nghiệp sắp tới có được mua hàng chịu hay không Vì vậy họ phải biết được khả năng thanh toán của doanh nghiệp hiện tại và thời gian sắp tới.

 Đối với các cơ quan quản lý chức năng của nhà nước, các cổ đông, người lao động, v.v mối quan tâm cũng giống như các đối tượng kể trên ở góc độ này hay góc độ khác

Mối quan tâm của các đối tượng cũng như các quyết định của từng đối tượng chỉ phù hợp

và được đáp ứng khi tiến hành phân tích báo cáo tài chính

Phân tích báo cáo tài chính không phải là một quá trình tính toán các chỉ số mà là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về các kết quả tài chính hiện hành so với quá khứ nhằm đánh giá đúng thực trạng tài chính doanh nghiệp, đánh giá những gì đãlàm được, nắm vững tiềm năng, dự kiến những gì sẽ xảy ra, trên cơ sở đó kiến nghị các biện pháp để tận dụng triệt để các điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu Nói cách khác,phân tích báo cáo tài chính là cần làm sao cho các số liệu trên các báo cáo đó "biết nói"

để những người sử dụng chúng nó có thể hiểu rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp và các mục tiêu, các phương pháp hành động của nhà quản lý doanh nghiệp

Để tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề trên, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài “Phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần cao su Đà Nẵng”, từ đó đưa ra các biện pháp cải thiện tình hình tài chính công ty tốt hơn

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1.Đối tượng nghiên cứu : Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng

3.2.Phạm vi nghiên cứu :

 Phạm vi về thời gian : Nghiên cứu tình hình tài chính trong giai đoạn 2012

2011- Phạm vi về không gian : Tại công ty cổ phần cao su Đà Nẳng

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

 Phương pháp thu thập số liệu : thu thập số liệu thứ cấp của công ty, thông tin trên sách báo, tạp chí, internet thông qua các trang web

Trang 3

 Phương pháp phân tích số liệu : sử dụng các phương pháp phân tích chủ yếu là phân tích theo chiều ngang, phân tích theo chiều dọc,phân tích xu hướng, phân tích tỷ số; ngoài ra còn sử dụng các phương pháp thống kê mô

tả, so sánh số liệu, phương pháp suy luận , tổng hợp để phân tích các số liệuđưa ra nhận xét đánh giá và một số giải pháp cho tình hình của công ty

5 KẾT CẤU ĐỀ TÀI

Đề tài hoàn thành với nội dung gồm 3 phần chính:

PHẦN I Đặt vấn đề

PHẦN II Nội dung và kết quả nghiên cứu:

 Chương 1 Phân tích BCTC tại công ty cổ phần cao su Đà Nẳng

 Chương 2 Một số giải pháp góp phần cải thiện tình hình tài chính và nâng cao hiệu quả tại công ty cổ phần cao su Đà Nẳng

PHẦN III Kết luận và kiến nghị

PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 PHÂN TÍCH BCTC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG

Trang 4

1.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

1.1.1.1 Lịch sử hình thành

Giới thiệu về công ty:

Tên đầy đủ: Công ty cổ phần Cao su Ðà Nẵng

Tên giao dịch Quốc tế: DANANG RUBBER JOINT – STOCK COMPANY

Tên viết tắt: DRC

Ðịa chỉ: Số 1 Lê Văn Hiến, TP Ðà Nẳng

Ðiện thoại: 0511.3847408 Fax: 0511.3836195

12/1975 : Nhà máy cao su Ðà Nẵng ra đời, tiền thân từ một xuởng đắp vỏ xe ô

26/05/1993 : Chuyển thành công ty Cao su Ðà Nẵng theo Quyết định

320/QÐ/TCNSÐT ngày 26/5/1993 của Bộ Công Nghiệp Nặng

10/10/2005 : Công ty Cao su Ðà Nẵng được chuyển thành Công ty cổ phần Cao su

Ðà Nẵng theo Quyết dịnh số 3241/QÐ-BCN của Bộ Công nghiệp

01/01/2006: Công ty cổ phần Cao su Ðà Nẵng chính thức đi vào hoạt động với

Năm 2008, trước những biến động lớn của nền kinh tế Công ty vẫn tiếp thu và áp

Trang 5

dụng những tiến bộ kỹ thuật mới, phát huy tinh thần lao động của CBCNV thực hiện thành công các đề tài tiến bộ kỹ thuật mang lại hiệu quả kinh tế cao, phong trào nâng cao chất lượng sản phẩm được hưởng ứng, củng cố và tăng lên không ngừng, đồng thời phát huy tinh thần tiết kiệm chống lãng phí đã mang lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh, đưa Công ty từng bước vượt qua những khó khăn hoàn thành vượt mức kế hoạch

và tăng cao so với cùng kỳ năm trước

Năm 2012 cũng là năm mà cùng một lúc nền kinh tế đất nuớc phải dối mặt với hàng loạt những khó khăn, thách thức như: tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, lạm phát gia tăng,niềm tin suy giảm, nhưng điều lo lắng lớn nhất chính là vấn đề vốn đầu tư của xã hội

đã sa sút hơn bao giờ hết

Trong bối cảnh đó, Công ty cổ phần Cao su Ðà Nẵng vẫn phải vừa sản xuất, vừa tiếptục triển khai các dự án dầu tư, vừa thực hiện kế hoạch di dời nhà máy từ Bắc Mỹ An vàoKhu công nghiệp Liên Chiểu để giao trả mặt bằng theo yêu cầu của UBNDThành phố ÐàNẵng Truớc tình hình đó, với truyền thống không ngừng vuợt khó đi lên, HÐQT, Ban điều hành và tập thể CBCNV Công ty cổ phần Cao su Ðà Nẵng đã phát huy tinh thần lao động sáng tạo, đoàn kết, thống nhất ; tận dụng thời cơ, từng bước vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh mà Nghị quyết Ðại hội đồng cổ đông thuờng niên của Công ty năm 2012 đã đề ra

Trong những năm gần đây, công ty đuợc đánh giá là một trong những đơn vị hoạtđộng hiệu quả nhất tại Ðà Nẵng với những thành tích đạt được vô cùng to lớn Bằng sự linh hoạt và sáng tạo, DRC đã tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường ,tốc độ tăng trưởng cao và liên tục trong nhiều năm và ngày nay DRC chiếm thị phần lốp ô tô tải hàngđầu Việt Nam Thương hiệu DRC được các tổ chức trong nước và quốc tế bình chọn, traotặng nhiều danh hiệu như: Sao Vàng Đất Việt, Hàng VN chất lượng cao, Thương hiệu mạnh Việt Nam và được Nhà nước khen thưởng nhiều huân chương lao động , huân chương độc lập

Tháng 12/2006, DRC chính thức niêm yết trên thị trường chứng khoán với mã chứng khoán DRC Điều này thể hiện sự tự tin ,tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh của Công ty

+Năm năm liền 1999, 2000, 2001, 2002, 2003 nhận cờ thi đua của Chính phủ ,trong đó

năm 2001, 2003 nhận cờ thi đua dẫn đầu;

+ Năm 2000, 2001, 2002, 2003, 2004, 2006 đuợc nhận cờ của Ủy ban Nhân Dân

Thành phố Ðà Nẵng tặng đơn vị xuất sắc khối công nghiệp I TW trong đó năm 2000,

2002, 2004, 2006 nhận cờ thi đua xuất sắc;

+ Năm 2006 nhận cờ thi đua của Bộ công nghiệp theo quyết định số 786/ KT-BCN

Trang 6

Trước cổ phần hóa, Công ty là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam với hơn 30 năm hình thành và phát triển, Công ty đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường, cụ thể theo điều tra mới nhất mà Công ty vừa thực hiện thì hiện tại:

- Công ty đứng thứ năm toàn ngành hóa chất

- Đứng thứ hai tính chung cho thị phần sản xuất săm lốp ôtô, xe đạp, xe máy

- Đứng thứ nhất tính riêng cho thị phần sản xuất săm lốp ôtô, máy kéo.Thị phần của Công

ty đạt khoảng 35%, trong khi đó hãng thứ hai chỉ chiếm 15%

Với những sản phẩm và đóng góp của mình, Công ty được Nhà nước, Chính phủ,

Bộ Công nghiệp, các cơ quan báo chí và nhiều tổ chức ghi nhận nhiều giải thưởng cao quý như Huân chương Lao động hạng nhất, nhì, ba; chứng chỉ quản lý chất lượng ISO 9001:2000, Sao vàng Đất Việt, Top Ten thương hiệu Việt các năm 2005, 2006, …

Đặc biệt, ngày 26/03/2013 : Công ty đã cho ra đời chiếc lốp ô tô Radial toàn thép đầu tiên tại Việt nam mang thương hiệu DRC

Trang 7

1.1.2.CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CÔNG TY

1.1.2.1 Chức năng

a) Lĩnh vực kinh doanh

+ Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm cao su và vật tư thiết bị cho ngành công nghiệp cao su

+ Chế tạo lắp đặt thiết bị ngành công nghiệp cao su

+ Kinh doanh thương mại dịch vụ tổng hợp

+ Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác

b) Các dòng sản phẩm của DRC

Lốp ô tô DRC được người tiêu dùng tin dùng nhờ chịu tải nặng, chịu mài mòn tốt, tuổi thọ cao và được bảo hành chu đáoSản phẩm nhập khẩu: - Cao su, hoá chất, vải mành, than đen

Thị trường nhập khẩu: - Nga, Nhật, Singapore, Ấn Độ, Thái Lan, Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc

Sản phẩm xuất khẩu: - Săm lốp ô tô, xe đạp, xe máy, lốp ôtô đắp, sản phẩm cao su kỹ thuật

Thị trường xuất khẩu: - Malaysia, Singapore, Campuchia, Lào Srilanka, Myanmar, Ấn Độ, các tiểu vương quốc Ả rập thốngnhất, Ý, Nepal, Pháp, Thái lan, Pakistan, Uruquay, Maroc

Hệ thống quản lý chất lượng: ISO 9001 - 2000

Các dòng sản phẩm đa dạng của DRC có thể kể đến:

- Dòng sản phẩm săm lốp xe đạp - xe máy và cao su kỹ thuật : Là sản phẩm truyền thống từ hơn 25 năm qua ,Với nhiều quicách sản phẩm phong phú đáp ứng đông đảo người tiêu dùng với nhiều thị hiếu đa dạng Những năm qua DRC đã cung cấpcho thị trường trong nước và xuất khẩu hàng trăm triệu đơn vị sản phẩm Trong đó sản phẩm săm tốp xe đạp - xe máythương hiệu DRC chiếm thị phần lớn tại khu vực Miền Trung - Tây Nguyên

- Dòng sản phẩm lốp ô tô đắp độc đáo mang lạt lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng với giá bán thấp bằng 45% lốp chínhphẩm nhưng giá trị sử dụng đạt hơn 70% lốp chính phẩm Đây là dòng sản phẩm mà DRC hầu như chiếm ưu thế tuyệt đốitại thị trường Việt Nam

- Riêng dòng sản phẩm săm lốp ô tô công nghệ Bias là sản phẩm chủ lực mang tính chiến lược được Công ty quan tâm đầu

tư với kỹ thuật công nghệ tiên tiến và thiết bị hiện đại đã giúp Công ty liên tục phát triển với tốc độ cao hơn 10 năm nay.

Trang 8

Những thiết bị hiện đại vào bậc chất khu vực Đông Nam Á có thể kể đến là: Dây chuyền luyện kín 270 lít tự động caocủa ITALY, Máy kiểm tra độ cân bằng lốp ô tô và Dây chuyền ép đùn mặt lốp 4 thành phần tự động của CHLB ĐỨC,…

Công ty luôn cập nhật thông tin về máy móc thiết bị để đầu tư phục vụ nâng cao chất lượng sản phẩm Dây chuyền sản xuất được đầu tư đồng bộ với nhiều máy móc hiện đại tiêu biểu là :

Dây chuyền luyện kín công suất 270 lít nhập của Ý, là thiết bị tiên tiến, có qui trình tự động hoá cao, cung cấp cao su bán thành phẩm với chất lượng ổn định

Hệ thống ép đùn mặt lốp nhập từ CHLB Đức, cung cấp cao su mặt lốp 3 thành phần đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, giúp lốp chịu mài mòn và gia tăng tuổi thọ

Hệ thống máy thành hình lốp ô tô giúp cho việc phân bổ kết cấu lốp đồng đều, đảm bảo lốp chịu tải nặng và an toàn

Hệ thống máy lưu hoá lốp ô tô, tự động vào ra lốp và kiểm soát thời gian lưu hoá, đáp ứng tốt tính năng kỹ thuật của lốp ô

Đồng thời với sự phát triển lốp ô tô công nghệ bias ,Từ nhiều năm nay DRC cung đã sản xuất thành công lốp ô tô công nghệRađian bố thép phục vụ cho các loại xe khách, xe tải nhẹ đang phát triển mạnh tại Vịêt Nam

Những thiết bị hiện đại với công nghệ tiên tiến của Châu Âu đã giúp cho DRC sản xuất ra những sản phẩm có chấtlượng cao với tính năng vượt trội, đáp ứng tốt thị hiếu tiêu dùng đó là : Tính chịu tải nặng, Hệ số an toàn cao ,đồng thời độmài mòn tốt giúp cho tuổi thọ của lốp được lâu bền Sản phẩm DRC không chỉ được cam kết bằng chất lượng bảo đảm mà

Trang 9

còn có thể cạnh tranh bằng chính sách giá cả linh hoạt và công tác chăm sóc khách hàng chu đáo bằng hệ thống phân phốirộng khắp Việt Nam.

Chính nhờ chiến lược đầu tư đúng đắn và những đột phá táo bạo trong định hướng công nghệ và định hướng sản phẩm DRC

đã chủ động tạo cho mình một lợi thế cạnh tranh mà không phải doanh nghiệp nào cũng có được

Với chính sách xem chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định mang lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng nên sản phẩm mang thương hiệu DRC được đông đảo người tiêu dùng Việt Nam tin dùng, DRC đã thiết lập hệ thống phân phối mạnh và rộng khắp Việt Nam Các nhà phân phối DRC có nhiều kinh nghiệm, có sự gắn kết, hợp tác vì sự phát triển chung và lâu dài,nhiều khách hàng lớn tin dùng sản phẩm DRC như : Công ty Ôtô Trường Hải, Công ty ô tô Huyndai, Cty TMT, Công ty

ô tô Xuân Kiên,Tập đoàn than khoáng sản VN, nhiều Cty vận tải , xe khách cả nước đồng thời sản phẩm DRC cũng đã xuất khấu đi hơn 15 quốc gia như :Singapore,Malaixia, Brunei, Pakistan, Achentina, Brazin, Thổ nhĩ kỳ Lốp ô tô DRC đạt tiêu chuẩn an toàn DOT 119 của Mỹ Điều này được khẳng định bằng tốc độ tăng trưởng cao, phát triển liên tục bền vững hơn

10 năm qua, để ngày nay DRC chiếm thị phần lốp ô tô tải lớn hàng đầu Việt Nam

1.1.2.2 Nhiệm vụ

Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng với mục tiêu chung là tạo ra các sản phẩm “An toàn trên mọi địa hình, vững chãi với sức

tải lớn, luôn bền bỉ theo thời gian - DRC- Chinh phục mọi nẻo đường”

a Các mục tiêu chủ yếu:

- Tập trung mọi nguồn lực cho dự án lốp Radial toàn thép 600.000 lốp/năm Đây là nhà máy có quy mô lớn, công nghệ hiện đại được xây dựng tại khu công nghiệp Liên chiều Đà Nẵng sẽ đáp ứng tốt chiến lược tăng tốc của công ty trong tương lai Phấn đấu đến cuối năm 2015, hoàn tất dự án và đưa vào sản xuất ổn định đạt công suất thiết kế

- Đối với lốp Bias (sợi mành nylon) tập trung ổn định chất lượng, từng bước nghiên cứu cải thiện, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm bằng các biện pháp tăng cường quản lý sản xuất Chú ý đến lốp đặc chủng OTR là thế mạnh của công tycần phát huy tốt hơn về thị trường và chất lượng

- Kết hợp việc di dời với việc phát triển sản xuất, tăng sản lượng nhằm đảm bảo không gây biến động lớn đến thị trường trong quá trình di dời, đồng thời tạo ra môi trường làm việc mới tốt đẹp hơn cho người lao động và cho công ty

- Phấn đầu đảm bảo mức chia cổ tức hàng năm cao hơn lãi suất tiết kiệm ngân hàng từ 5 - 10% Đảm bảo thu nhập cho người lao động ổn định hơn và tăng theo hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty

* Chiến lược trung và dài hạn:

Trang 10

- Khi dự án lốp Radial toàn thép (TBR) đi vào sản xuất ổn định, thị trường mở rộng sẽ tiếp tục đầu tư nâng công suất lên 1 triệu lốp/năm SOng song với việc tăng sản lượng TBR là việc đầu tư thêm công nghệ để sản xuất lốp Radial toàn thép (OTR) cho xe công trình, khai thác mỏ, cảng biển

- Vấn đề cung cấp cao su nguyên liệu (cao su thiên nhiên) cho sản xuất sẽ khó khăn hơn khi tăng sản lượng sản xuất do vậy cần tìm đối tác có nguồn nguyên liệu và sản xuất cao su nguyên liệu để liên kết hoặc mua cổ phần của đối tác nhằm đảm bảo ổn định nguồn cung về số lượng cũng như chất lượng Để làm việc đó cần có nguồn vốn lơn cho đầu tư nguồn nguyên liệu lâu dài cho công ty

- Trong điều kiện thuận lợi xem xét khả năng liên kết với các nhà sản xuất ô tô xe tải tại Việt Nam xây dựng nhà máy lốp vàcao su kỹ thuật để cung cấp sản phẩm ổn định cho họ

* Chiến lược phát triển

Với lợi thế về nguồn nhân lực năng động, trách nhiệm ; sản phẩm DRC có thị phần lớn , được Tập đoàn hoá chất Việt Nam quan tâm chỉ đạo

DRC đang đầu tư nhà máy mới sản xuất lốp xe tải Radial bố thép công suất 600.000 lốp/năm Đây là nhà máy có quy mô lớn , công nghệ hiện đại được xây dựng tại Khu công nghiệp Liên Chiểu Đà Nẵng sẽ đáp ứng tốt chiến lược tăng tốc của Công ty

Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành sản xuất săm lốp , DRC tin tưởng sẽ tiếp tục đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng trong nước và quốc tế, xứng đáng là Nhà sản xuất săm lốp xe hàng đầu Việt Nam

b Nhiệm vụ của công ty về công tác đời sống, văn hoá xã hội

- Công ty thực hiện tốt các chính sách đối với nguời lao động, thu nhập bình quân

tăng hàng năm, năm sau cao hơn năm trước Năm 2009 là : 6.000.000 đồng /1 tháng

- Bảo đảm việc làm thường xuyên cho nguời lao động là con em CNVC, đối tuợng

chính sách

- Thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động, không dể xảy ra sự cố tai nạn nghiêm trọng Tai nạn lao động nhẹ giảm, không cótai nạn chết nguời Duy trì tốt phong trào Xanh-Sạch-Ðẹp và bảo đảm an toàn vệ sinh lao động (Trong nhiều năm liền Công

Trang 11

ty Cổ phần cao su Đà Nẵng được khen thưởng về phong trào “Xanh ,sạch ,đẹp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ”

- Công ty thuờng xuyên tổ chức tốt các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao

trong CNVC đồng thời tham gia các hoạt động phong trào đều đặn tại địa phương,

Ngành đạt kết quả cao, đồng thời tài trợ, ủng hộ các phong trào, hội thi ở địa phương

- Thực hiện tốt các cuộc vận động lớn đóng góp kinh phí thực hiện nghĩa vụ và hổ

trợ xã hội như ủng hộ quỹ vì nguời nghèo, xây nhà tình nghĩa, đóng góp xây dựng

bệnh viện ung buớu Ðà Nẵng, giúp đỡ các đối tượng chính sách, ủng hộ quỹ Ðền ơn

đáp nghĩa, hay thăm hỏi tặng quà choTrung tâm diều dưỡng thương binh nặng, Trung tâm

nuôi dưỡng người có công Cách mạng nhân dịp 27/7 và tết Nguyên Đán Tổng số tiền

đóng góp năm qua trên 800 triệu đồng

Đặc biêt, Nhà máy (radial) đi vào hoạt động (2011) sẽ tạo thêm việc làm cho khoảng 1.000 lao động địa phương, nộp ngân sách bình quân mỗi năm trên 200 tỷ đồng

c Nhiệm vụ của công ty trong công tác an ninh quốc phòng :

Công ty đặc biệt quan tâm đến các hoạt động an ninh quốc phòng, coi đây là

nhiệm vụ chiến lược và đã hoàn thành xuất sắc công tác này, Công tác bảo vệ an ninh

sẳn sàng chiến đấu, nhiệm vụ quốc phòng được đánh giá cao

Hoạt động tự vệ liên tục duy trì là đơn vị xuất sắc trong Cụm Tự vệ trực thuộc Thành phố

1.1.3 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần cao su Đà Nẳng

1.1.3.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần cao su Đà Nẳng

Ngành nghề kinh doanh chính

Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm cao su và vật tu thiết bị cho

ngành công nghiệp cao su;

Chế tạo, lắp dặt thiết bị ngành công nghiệp cao su;

Kinh doanh thuong mại, dịch vụ tổng hợp

Hình thức sở hữu vốn : cổ phần

1.1.3.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty cổ phần cao su Đà Nẵng

Trang 13

Hội đồng quản trị

Ðược Ðại hội đồng cổ đông Công ty bầu ra gồm 7 thành viên với nhiệm kỳ là 3 năm

Hội đồng quản trị bầu ra 1 chủ tịch Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm xây dựng các kế

hoạch sản xuất kinh doanh mang tính chiến luợc tổng quát và đảm bảo các kế hoạch được

thực hiện thông qua Ban giám đốc Bên cạnh đó Ban kiểm soát cung là một cơ quan quản trị với nhiệm vụ thay mặt Ðại hội dồng cổ dông kiểm tra, giám sát, theo dõi mọi hoạt động của HÐQT và Ban diều hành cũng như báo cáo và chịu trách nhiệm trước ÐHÐCÐ và pháp luật

Ban giám đốc:

Ban giám ốc bao gồm 06 thành viên, 01 Tổng giám dốc, 05 Phó Tổng giám dốc do

HÐQT bổ nhiệm là co quan tổ chức điều hành, quản lý mọi hoạt dộng kinh doanh hàng

ngày của Công ty theo mục tiêu dịnh huớng, kế hoạch mà HÐQT, ÐHÐCÐ dã thông qua

Tổng Giám đốc là nguời chịu trách nhiệm hoàn toàn các hoạt dộng diều hành sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty, giúp việc cho Tổng Giám đốc là các Phó tổng giám đốc

Tổng Giám đốc Công ty sẽ căn cứ vào khả năng và nhu cầu quản lý để thực hiện việc ủy

quyền một số quyền hạn nhất định cho các thành viên trong Ban giám đốc về những công

việc điều hành chuyên môn

Dựa trên quy mô và ngành nghề, cơ cấu tổ chức của Công ty hiện nay được phân chia

theo chức năng, bao gồm:

- Ban Giám đốc công ty

Ðứng đầu các bộ phận này là các Truởng phòng, Giám đốc xí nghiệp và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám đốc Ngoài

ra, trong Công ty còn có các tổ chức đoàn thể chính trị: Ðảng bộ, Công đoàn và Ðoàn thanh niên, hoạt động trên cơ sở luật pháp của Nhà Nước và Ðiều lệ của các tổ chức này.

1.1.4 Đối thủ cạnh tranh

Trang 14

Công ty là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam với hơn 30 năm hình thành và phát triển, do vậy Công

ty đã có thời gian để khẳng định được vị trí của mình trên thị trường Hiện tại Công ty đứng thứ năm toàn ngành hóa chất, đứng thứ hai tính chung cho thị phần sản xuất săm lốp ôtô, xe đạp, xe máy, đứng thứ nhất tính riêng cho thị phần sản xuất săm lốp ôtô, máy kéo Thị phần của Công ty đạt khoảng 35%, trong khi đó hãng thứ hai chỉ chiếm 15% Để có cái nhìn khách quan về công ty, cần đi sâu tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh

Công ty chịu sự cạnh tranh gay gắt chủ yếu của công ty cổ phần cao su Miền Nam và công ty cổ phần Sao Vàng và một số công ty khác

 Công ty Sao Vàng : là doanh nghiệp nhà nước ra đời sớm nhất ngành cao su Việt Nam, chuyên sản xuất các loại săm lốp dùng cho máy bay phản lực,ô tô, xe đặc chủng, xe máy, xe đạp,và các sản phẩm cao su kĩ thuật, hiện là đối thủ cạnh tranh lớn nhất trong ngành cùa công ty cao su Đà Nẵng

 Công ty Cao su Miền Nam: là một doanh nghiệp Nhà nớc có quy mô lớn, sản phẩm lớn của công ty là săm, lốp xe đạp, xe máy, săm lốp xe công nghiệp và các sản phẩm cao su khác Trước đây sản phẩm của công ty mẫu mã đa dạng

và phong phú song chất lợng sản phẩm còn kém Tuy nhiên, mấy năm gần đây, công ty Cao su Miền Nam đã có những thay đổi, đầu tư công nghệ mới nên chất lợng sản phẩm cũng đã đợc nâng cao Nhìn chung về quy mô vẫn bé hơn Công ty Cao su Sao vàng Sản phẩm của công ty chủ yếu đợc tiêu thụ ở Miền Nam, một số tiêu thụ ở Miền Bắc

và Miền Trung

 Công ty cao su Inoue Việt Nam: cũng là một đối thủ cạnh tranh rất mạnh Các sản phẩm chủ yếu của công ty Cao su Inoue là săm lốp xe máy, săm lốp ô tô, săm lốp máy bay Đây là một công ty có vốn đầu tư nước ngoài, có dây chuyền công nghệ và máy móc thiết bị hiện đại Với các hoạt động Marketing rầm rộ và mạnh mẽ, công ty Inoue đã ngày càng mở rộng thị trờng của mình Năm 1997 công ty Cao su Sao vàng đã liên doanh với công ty cao su Inoue

để sản xuất sản phẩm lốp xe máy Trong hoạt động liên doanh này công ty Cao su Sao vàng chỉ góp vốn và hưởng lợinhuận còn mọi hoạt động là do phía công ty Inoue quyết định

 Ngoài ra trên thị trờng còn có một số sản phẩm của các công ty cao su khác và của nước ngoài nhập vào công ty cao

su Hà Nội, công ty tư nhân của “Vua lốp” (đường Nguyễn Thái Học) Tuy nhiên, quy mô của các công ty này rất nhỏ Đặc biệt chú ý các sản phẩm của Nhật, Thái Lan, Trung Quốc bằng nhiều con đường khác nhau, sản phẩm

Trang 15

của họ tuy có đắt hơn đôi chút nhưng chất lượng tốt, mẫu mã luôn thay đổi, trong tương lai không xa đây sẽ là nhữngthách thức lớn đối với không những công ty Cao su Sao vàng mà cả ngành cao su trong nước.

Bảng Thị phần của công ty Cao su Đà Nẵng với các công ty khác

STT Thị phần công ty

Thị phần tương đối

Săm lốp xe đạp

Săm lốp xe máy

Trang 16

3 Công ty Cao su miền

Niên độ kế toán công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc 31 tháng 12 hằng năm

 Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán

Đồng Việt Nam (VNĐ) được sử dụng làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán

1.1.6.2 Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng

a Chế độ kế toán áp dụng

Công ty áp dụng hệ thống kế toán Việt Nam duợc Bộ Tài Chính ban hành theo Quyết Ðịnh số 15/2006/QÐ-BTC ngày 20 tháng 03 nam 2006 và các thông tu sửa đổi bổ sung

Ngoài ra, công ty còn áp dụng các chuẩn mực kế toán mới

VAS 17- thuế thu nhập doanh nghiệp

VAS 23- các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ kế toán

b Tuyên bố về mức tuân thủ chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng

- “Chúng tôi đã thực hiện công việc kế toán theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và các quy dịnh về pháp lý có liên quan Báo cáo tài chính đã được trình bày một cách trung thực và hợp lý về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp.”

Trang 17

- Việc lựa chọn số liệu và thông tin cần phải trình bày trong bản Thuyết minh báo cáo tài chính được thực hiện theo nguyên tắc trọng yếu quy dịnh tại chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21 "Trình bày BáoCáo Tài Chính".

c Cơ sở lập Báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính kèm theo được trình bày bằng đồng Việt Nam (VNĐ), theo nguyên tắc giá gốc và phù hợp với các chuẩn mực kế toán Việt Nam, hệ thống kế toán Việt Nam, và các quy định hiện hành khác về kế toán tại Việt Nam

1.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY

1.2.1.Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần có một lượng tài sản nhất định Bảng cân đối kế toán là một bức tranh tài chính phản ánh toàn bộ giá trị các loại tài sản mà doanh nghiệp đang sở hữu và nguồn vốn để hình thành nên các loại tài sản đó tại một thời điểm nhất định Do đó, ta tiến hành phân tích bảng cân đối kế toansgiai đoạn 2011-2012 của công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng để thấy đượcc bức tranh tài chính này

1.2.1.1.Phân tích giá trị và cơ cấu tài sản

Trang 18

Bảng 1 Bảng cân đối kế toán về chỉ tiêu Tài sản qua 3 năm 2010, 2011, 2012.

A - TÀI SẢN NGẮN HẠN

(100=110+120+130+140+150) 100

771.4 80.141.769 72,49

Trang 19

IV Hàng tồn kho 140 446.312.887

0,04

821.503.54 0.654 50,66 712.406.624.020

Trang 20

I- Các khoản phải thu dài hạn 210

Trang 21

4 Phải thu dài hạn khác 218 V.07

2 Tài sản cố định thuê tài chính 224 V.09

4 Chi phí xây dựng cơ bản dở

dang 230 V.11 79.650.234.628 7,48 227.554.301.759 14,03 1.228.249.728.445

III Bất động sản đầu tư 240 V.12

- -

Trang 22

1 Chi phí trả trước dài hạn 261 V.14 19.000.499.645 1,79

a Phân tích giá trị tài sản

Trang 23

Bảng 2 phân tích biến động theo thời gian của chỉ tiêu tài sản

Mức tăng (giảm) Tỉ lệ tăng (giảm)(%)

Tài sản

ngắn hạn 771.480.141.769 1.213.155.482.270 1.044.042.991.451 441.675.340.501 -169.112.490.819 57,25 -13,94Tài sản dài

hạn 292.713.081.825 408.433.031.213 1.434.047.052.771 115.719.949.388 1.025.614.021.558 39,53 251,11Tổng tài

sản 1.064.193.223.594 1.621.588.513.483 2.478.090.044.222 557.395.289.889 856.501.530.739 52,38 52,82

Biều đồ 1 Biến động theo thời gian cuả tài sản

- 500,000,000,000

Biến động tài sản theo thời gian

Qua bảng số liêu, cho thấy Tổng Tài sản tăng qua 3 năm, chứng tỏ qui mô doanh nghiệp đang mở rộng nhưng đây có phải là

1 dấu hiệu tốt của doanh nghiệp, chúng ta cần đi sâu tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng qua các giai đoạn:

Trang 24

 Tổng tài sản năm 2011 tăng so với năm 2010 tăng 557.395.289.889VNĐ, tương ứng tăng 52,38%, trong đó:

 Các khoản phải thu tăng 89.726.437.060,00 VNĐ, tương ứng tăng 42,70 %, đều này chứng tỏ doanh nghiệp đã có chính sách thu hồi nợ hợp lý, cũng như quản lí tốt các khoàn phải thu

 Sự tăng đáng kể của hàng tồn kho, tăng 821.057.227.767 VNĐ, tương ứng tăng 183.964,49 % Thông thường hàng tồn kho tăng chứng tỏ doanh nghiệp không bán được hàng, nhưng đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh như công ty cổ phần cao su Đà Nẵng thì việc duy trì hàng tồn kho ở một mức hợp lý là điều đúng đắn, trường hợp DN đón đầu tình trạng khan hiếm hay tăng giá của sản phẩm, hàng hoá mà mình đang nắm quyền chi phối để "găm hàng"

và sẽ tung ra sản phẩm ở thời điểm cần thiết Khi đó, hàng tồn kho trở thành khoản lợi nhuận đang chờ ngày thanh toán của DN

Như vậy,các khoản phải thu và hàng tồn kho là 2 yếu tố chủ yếu làm tăng TSNH, hay các khoản phải thu và hàng tồn kho đều tăng thể hiện khả năng chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao

 Ngoài ra, các TSNH khác tăng 6.678.751.005VNĐ, tương ứng tăng 96,05 %, đây cũng là một nhân tố làm tăng TSNH

 Tiền và các khoản tương đương tiền giảm 29.920.500.862VNĐ, tương ứng giảm 27,69 %, đây là khoản giảm chủ yếu nhưng không đủ đê làm giảm Tổng TSNH Tiền và các khoản tương đương tiền giảm, điều này có thể gây khó khăn trong việc thanh toán của công ty trong trường hợp hàng hóa không tiêu thụ tốt

 TSCĐ tăng 116.764.610.646VNĐ, tương ứng tăng 43,71 % (doanh nghiệp dùng khoản tiền và tương đương tiền đầu tư vào TSCĐ), đây là khoản tăng chủ yếu làm tăng TSDH

 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn tăng 1.626.190.060VNĐ, tương ứng tăng

24,81 %

 Sự giảm của tài sản dài hạn khác không ảnh hưởng nhiều đến sự tăng của tổng tài sản dài hạn Cụ thể, tài sản dài hạnkhác giảm 2.670.851.318VNĐ, tương ứng giảm 14,06%

 Tổng tài sản năm 2012 tăng so với năm 2011 tăng 856.501.530.739 VNĐ, tương ứng tăng 52,82 %

Trang 25

 Các khoản tiền và tương đương tiền giảm 2.589.944.793VNĐ ( giảm 3,31%)

Như vậy, Các khoản tiền và tương đương tiền, Các khoản phải thu ngắn hạn đều giảm, đây là những khoản có tính thanh khoản cao chứng tỏ doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc tài trợ các khoản nợ ngắn hạn, đồng thời thể hiệnkhả năng chiếm lĩnh thi trường của doanh nghiệp giảm xuống ( do có dự cạnh tranh của cao su miền Nam và Sao Vàng)

 Hàng tồn kho giảm 109.096.916.634 VNĐ(13,28%),chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động rất tốt hay doanh nhiệp bán được hàng, Hàng tồn kho giảm sẽ ít tốn chi phí dự trữ, chi phí thanh lý hay cải tiến hàng bị lỗi thời và thanh lý hàng

hư hỏng, nhưng nếu xét trong trường hợp doanh nghiệp là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thường duy trì Hàng tồn kho ở một mức độ nhất định trong chiến lược dự trữ hàng hoá của mình, nhằm đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất, đảm bảo nguồn hàng trong lưu thông Ví dụ đơn giản như DN ký được một hợp đồng cung ứng hàng hóa lớn thì đương nhiên phải dự trữ hàng trong kho để thực hiện hợp đồng, đảm bảo an toàn trong việc cung ứng sản phẩm Ngoài ra, cũng không ngoại trừ trường hợp DN đón đầu tình trạng khan hiếm hay tăng giá của sản phẩm, hàng hoá mà mình đang nắm quyền chi phối để "găm hàng" và sẽ tung ra sản phẩm ở thời điểm cần thiết Khi đó, hàng tồn kho trở thành khoản lợi nhuận đang chờ ngày thanh toán của DN

 mặc dù có sự tăng lên của tài sản ngắn hạn khác 30.531.535.559VNĐ (223,97%) nhưng không đủ bù đắp cho các khoản tăng trên

 TSDH tăng 1.025.614.021.558VNĐ ( Nếu như ở năm 2011, tổng tài sản dài hạn chỉ có 408.433.031.213, thì đến năm

2012 TSDH tăng lên 1.434.047.052.771 VNĐ), tương tăng 251,11 %

 Trong đó tăng mạnh nhất là TSCĐ, với giá trị 1.022.154.640.245 VNĐ, tương ứng tăng 266,24% (doanh nghiệp chủ yếu đầu tư cho chi phí xây dựng, tăng 1.000.695.426.686VNĐ, tương ứng tăng 439,76 %, do doanh nghiệp đầu tư cho các dự án như : nhà máy sản xuất lốp radial, dự án di dời xí nghiệp ô tô, xe máy, xe đạp, mua sắm tài sản cố định, )

 Tài sản dài hạn khác tăng 21,18%, các khoản đầu tư tài chính dài hạn không thay đổi qua 2 năm

 Các khoản phải thu dài hạn không có biến động qua 3 năm, chứng tỏ doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn nhưng đây không hẵn là ưu điểm của doanh nghiệp

Trang 26

Qua phân tích theo chiều ngang,ta thấy rằng nhìn chung tổng ts 2012 so với 2010 tăng theo hướng giảmTSNH, tăng đầu

tư TSDH Tài sản tăng là 1 dấu hiệu tốt, chứng tỏ quy mô ngày càng tăng của doanh nghiệp, tuy nhiên đây có phải điều doanh nghiệp nên hướng đến trong thời gian tới hay không cần phải xem xét đến cơ cấu Tài sản

b Phân tích cơ cấu tài sản

Bảng 3 Phân tích cơ cấu và biến động cơ cấu của chỉ tiêu tài sản

Quan hệ kếtcấu(%) Biến động kết cấu (%)Khoả

2011/2010

2012/2011TSN

Mặt khác, Doanh nghiệp giảm tỉ trọng TSDH trong năm 2011 (giảm 2,32%) xuống còn 25,19%/tổng TS Đến năm 2012, TSDH tăng chiếm tỉ trọng lớn hơn TSNH, cụ thể tăng 32,68% và chiếm 57,87%/tổng TS

Trang 27

Tài sản ngắn hạn giảm dẫn đến khả năng thanh toán của Doanh nghiệp giảm xuống, tuy vậy tài sản ngắn hạn vẫn chiếm tỉ trọng tương đối lớn(42,13%) chứng tỏ khả năng chi tiêu và thanh toán của doanh vẫn còn tốt.

Từ kết quả phân tích theo chiều ngang và chiều dọc, có thể thấy rằng : Tiền và tương đương tiền giảm xuống, trong khi tài sản cố định của doanh nghiệp tăng lên chứng tỏ doanh nghiệp dùng tiền để đầu tư vào tài sản cố định, đây là 1 dấu

hiệu tốt, nhưng xét trong bảng cân đối kế toán, khi đi từ trên xuống dưới tính thanh khoản giảm dần, nếu dùng tiền đầu tư tài

sản chứng tỏ doanh nhiệp đang muốn đổi mới cơ cấu sản xuất, nhưng khả năng chi trả của doanh nghiệp sẽ kém hơn Bên

cạnh đó, hàng tồn kho giảm đến 109.096.916.634 VNĐ cũng cần xem xét Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn

giảm, cụ thể năm 2011 và 2012, các khảo đầu tư tài chính ngắn hạn bằng 0, trong khi khoản đầu tư tài chính dài hạn không

đổi qua 2 năm (=8.180.686.655VNĐ), cho thấy doanh nghiệp đang tập trung mở rộng hoạt động kinh doanh và giảm hoạt

động tài chính

1.2.1.2 Phân tích giá trị và cơ cấu nguồn vốn

Bảng 4 Bảng cân đối kế toán về chỉ tiêu nguồn vốn qua 3 năm 2010,2011,2012

A NỢ PHẢI TRẢ

(300 = 310 + 330)

30 0,00

45,

87

1.308.609.672 018

176.2 25.141.599

Trang 28

45.9 55.364.761

1.1 23.000.000

0,

00 3.000.000

Trang 29

B - VỐN CHỦ SỞ

HỮU (400 = 410 +

430)

40 0,00 731.651. 365.005 68,7 5 877.748.73 4.285 54, 13 1.169.480.372 .204 47, 19 146.097.369.280

129.6 26.335.198

20.5 83.296.475

0,

40 -

10 Lợi nhuận sau

thuế chưa phân phối 420,00 266.731.802.317 25,0 6 243.456.885.431 15, 01 334.400.235.283 13, 49 -23.274.916.886

11 Nguồn vốn đầu tư

Trang 30

100,

00

2.478.090.044 222

100,

00 557.395.289.889

a Phân tích giá trị nguồn vốn

Bảng 5 Phân tích biến động theo thời gian của nguồn vốn

MỨC TĂNG (GiẢM) TỈ LỆ TĂNG GiẢM(%)

Trang 31

2010 2011 2012

- 500,000,000,000.00

Biến động theo thời gian của nguồn vốn

Qua bảng số liêu, cho thấy Tổng nguồn vốn công ty qua 3 năm tăng, chủ yếu do tăng các khoản nợ phải trả, vốn chủ sở hữu

Nguồn vốn năm 2011 tăng so với 2010 là 557.395.289.889 VNĐ, tương ứng tăng 52,38 %, chủ yếu do tăng Nợ phải

trả và Vốn chủ sở hữu

 Nợ phải trả năm 2011 tăng 411.297.920.609 VNĐ, tương ứng tăng 123,68 %, chứng tỏ Doanh nghiệp tăng vay để

mở rộng sản xuất

 Trong đó, nợ ngắn hạn tăng 264.972.504.517VNĐ, tương ứng tăng 91,36%

 Nợ dài hạn tăng 146.325.416.092VNĐ, tương ứng tăng 344,30 %

 Vốn chủ sở hữu: tăng 146.097.369.280VNĐ, tương ứng tăng 19,97%,

 phần tăng chủ yếu lấy từ vốn chủ sở hữu 146.148.257.884,00 VNĐ, tương ứng tăng 19,98 %

 lợi nhuận sau thuế chưa phân phối giảm 23.274.916.886VNĐ, tương ứng giảm 8,73 %, chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả so với năm trước

 Nguồn vốn năm 2012 tăng so với 2011 là 856.501.530.739VNĐ, tương ứng tăng 52,82 %

Trang 32

 Nợ phải trả tăng 564.769.892.820VNĐ, tương ứng tăng 75,93 %, trong đó

 chủ yếu do các khoản nợ dài hạn tăng 582.240.400.546VNĐ, tương ứng tăng 308,35 %,

 chủ yếu do vay và nợ dài hạn tăng 583.537.100.546VNĐ, tương ứng tăng 311,22%

 Nợ ngắn hạn giảm 17.470.507.726 VNĐ, tương ứng giảm 3,15 %,( trong đó ,vay và nợ ngắn hạn giảm

170.017.414.054VNĐ, tương ứng giảm 59,2%, người mua trả tiền trước giảm 569.593.704VNĐ,trong khi các khoản phải trả người bán tăng 124.571.920.428VNĐ, tương ứng tăng 239,48 %

Như vậy,có thể thấy để tăng quy mô, doanh nghiệp dùng nguồn vốn vay dài hạn để tài trợ , biết cách giảm nợ ngắn hạn và tăng nợ dài hạn để đem lại sự an toàn về mặt tài chính hơn Nợ tăng khiến doanh nghiệp mất khả năng tựchủ về mặt tài chính,nhưng xét đến việc doanh nghiệp chiếm dụng vốn để đầu tư vào các dự án sản xuất của mình mục đích mở rộng quy mô thì sẽ mang tính tích cực hơn (Dự án sản xuất lốp xe tải Radial có tổng vốn đầu tư gần 3.000 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 30%,phần còn lại là vốn vay ) Tuy vậy, doanh nghiệp cần chú

ý trả nợ dài hạn dần, nếu không lâu dài sẽ bị rơi vào tình trạng nguy hiểm

 phần tăng chủ yếu lấy từ vốn chủ sở hữu (tăng 291.818.865.437VNĐ , tương ứng tăng 33,25%, trong đó chiếm tỉ trọng lớn lấy từ vốn đầu tư của chủ sở hữu, tăng 230.750.800.000 VNĐ),

 Nếu như lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm 2011 giảm thì đến năm 2012 tăng 90.943.349.852VNĐ, tương ứng tăng 37,36%, chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh có lãi

b Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Bảng 6 Phân tích cơ cấu và biến động cơ cấu của nguồn vốn

QUAN HỆ KẾT CẤU(%)

BIẾN ĐỘNG KẾT CẤU (%)

NỢ PHẢI TRẢ 332.541.858.589 743.839.779.198 1.308.609.672.018 31,25 45,87 52,81 14,62 6,94

Trang 33

VỐN CHỦ SỞ

HỮU 731.651.365.005 877.748.734.285 1.169.480.372.204 68,75 54,13 47,19 -14,62 -6,94

NGUỒN VỐN 1.064.193.223.594 1.621.588.513.483 2.478.090.044.222 100 100 100

Từ bảng kết quả trên, biến động cơ cấu nguồn vốn có sự tương tự với biến động cơ cấu tài sản

 Tỉ trọng Nợ phải trả tăng qua các năm Cụ thể, năm 2010 chiếm 31,25%, đến năm 2011 chiếm 45,87% và đến 2012 tăng và chiếm 52,81% trong tổng nguồn vốn,

 Bên cạnh việc giảm tỉ trọng nợ phải trả, vốn chủ sở hữu cũng giảm dần Cụ thể, năm 2011 giảm 14,62%, đến năm

2012 giảm nhẹ 6,94%

Có thể thấy rằng, cơ cấu nguồn vốn cũng có sự chuyển dịch tương tự tổng tài sản, bằng việc giảm tỉ trọng vốn chủ sởhữu đồng thời tăng tỉ trọng nợ phải trả Nợ phải trả tăng để đáp ứng nhu cầu về những dự án mang tầm cỡ quốc tế của công ty (dự án sản xuất lốp radial 600.000 lốp/năm) là một dấu hiêu tốt của doanh nghiệp trong việc linh động trong khả năng tiềm kiếm thị trường và nhu cầu mới, bên cạnh đó không thể không tồn tại những hạn chế rằng khiến khả năng tài chính của doanh nghiệp phụ thuộc vào vay nợ, cũng như ảnh hưởng không tốt cho doanh nghiệp trong việc đảm bảo sản xuất kinh doanh

Về mối quan hệ của các chỉ tiêu cho thấy nguồn vốn chủ sở hữu trong năm 2012 là 291.731.637.919VNĐ, nhỏ hơn tài sản đang sử dụng (Tài sản-Nợ phảithu = 2.478.090.044.222 - 211.922.629.104 = 2.266.167.415.118) Điều này chứng tỏ doanh nghiệp hiện đang phụ thuộc vào bên ngoài Nợ phải thu là 211.922.629.104VNĐ nhỏ hơn nhiều so với nợ phải trả là 1.308.609.672.018VNĐ, thể hiện doanh nghiệp chiếm dụng vốn nhiều hơn là bị chiếm dụng

Qua việc phân tích tình hình tài chính công ty thông qua bảng cân đối kế toán trên ta đi đến kết luận: Công ty đã chú trọng đến đầu tư tài sản cố định để tăng năng lực sản xuất kinh doanh hiện có và thu hẹp lĩnh vực hoạt động (cắt giảm hoạt động đầu tư tài chính), đồng thời tăng vay nợ để đầu tư Trong năm tới cần chú ý đến sự cân đối giữa các loại tài sản và giảm dần các khoản vay

Trang 34

1.2.2 Phân tích tình hình tài chính công ty thông qua báo cáo kết quả kinh doanh

Do bảng cân đối kế toán chỉ cho chúng ta biết tại thời điểm lập bảng công ty đang sở hữu các loại tài sản nào, các loại nguồn vốn nào hình thành nên các tài sản đó và qui mô hoạt động của công ty đến đâu Nhưng Bảng cân đối kế toán

không chỉ ra cho chúng ta thấy được kết quả kinh doanh sau 1 kì kế toán thu được bao nhiêu doanh thu bán hàng, các chi

phí đã chi ra liên quan để có được doanh thu đó Báo cáo kết quả kinh doanh, hay còn gọi là bảng báo cáo lãi lỗ, chỉ ra sự

cân bằng giữa thu nhập (doanh thu) và chi phí trong từng kỳ kế toán Bảng báo cáo này phản ánh tổng hợp tình hình và kết

quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo từng loại trong một thời kỳ kế toán và tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà

nước Báo cáo còn được sử dụng như một bảng hướng dẫn để xem xét doanh nghiệp sẽ hoạt động thế nào trong tương lai

Chính vì vậy cần đi sâu phân tích BCKQKD của công ty cổ phần cao su Đà Nẵng để có cái nhìn cụ thể hơn về tình hình tài

chính của công ty

Bảng 7 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh và các tính toán sơ bộ

Mức tăng giảm (+/-)2011/2010 %

Mức tăng giảm (+/-)2012/2011

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp

dịch vụ 2.218.090.853.691 100 2.706.755.140.588 100 2.895.509.201.367 100 488.664.286.897 22,03 188.754.060.779 2.Các khoản giảm trừ doanh thu 57.951.631.990 2,61 70.058.751.509 2,59

110.575.419.54

0 3,82 12.107.119.519 20,89 40.516.668.031 3.Doanh thu thuần về bán hàng và

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 40.485.459.453 1,83 49.655.771.787 1,83 81.971.929.348 2,83 9.170.312.334 22,65 32.316.157.561

Trang 35

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động

kinh doanh 257.311.439.533 11,60 257.761.858.250 9,52 411.541.802.045 14,21 450.418.717 0,18 153.779.943.795

11 Thu nhập khác 4.837.879.118 0,22 7.126.465.745 0,26 7.114.806.504 0,25 2.288.586.627 47,31 -11.659.241

12 Chi phí khác 1.201.388.273 0,05 1.275.778.391 0,05 1.540.167.088 0,05 74.390.118 6,19 264.388.697 13.Lợi nhuận khác 3.636.490.845 0,16 5.850.687.354 0,22 5.574.639.416 0,19 2.214.196.509 60,89 -276.047.938

14 Tổng lợi nhuận kế toán trước

thuế 260.947.930.378 11,76 263.612.545.604 9,74 417.116.441.461 14,41 2.664.615.226 1,02 153.503.895.857

15 Chi phí thuế thu nhập hiện hành 64.764.251.167 2,92 65.958.982.231 2,44 104.987.810.201 3,63 1.194.731.064 1,84 39.028.827.970

17 Lợi nhuận sau thuế thu nhập

doanh nghiệp 196.183.679.211 8,84 197.653.563.373 7,30 312.128.631.260 10,78 1.469.884.162 0,75 114.475.067.887

18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 6.376 0,00000029 4.282 0,00000016 5.355 0,00000018 -2.094 (32,84)

1.2.2.1.Phân tích doanh thu

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là doanh thu chủ yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và

chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp

Bảng 8 Phân tích biến động theo thời gian của tổng doanh thu

khoản

mức tăng(giảm)2011/201

188.754.060.77

9 6,97

Các

khoản 57.951.631.990 70.058.751.509 110.575.419.540 12.107.119.519 20,89 40.516.668.031 57,83

Trang 36

8 5,62 Doanh

thu

HĐTC 7.362.008.734 7.802.595.588 4.164.176.437 440.586.854

5,98 -3.638.419.151 (46,63) Thu

nhập

khác 4.837.879.118 7.126.465.745 7.114.806.504 2.288.586.627

47,31 -11.659.241 (0,16) tổng

doanh

thu 2.172.339.109.553 2.651.625.450.412 2.796.212.764.768 479.286.340.859

22,06

144.587.314.35

6 5,45

Biểu đồ 3 Biến động Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo thời gian

Trang 37

2010 2011 2012 0

Qua bảng phân tích biến động theo thời gian cũng như biểu đồ, cho thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng qua 3 năm, hay qui mô vốn doanh nghiệp liên tục được mở rộng Cụ thể, năm 2011 doanh thu BHVCCDV là

2.706.755.140.588VNĐ, tăng 488.664.286.897VNĐ so với 2010, tương ứng tăng 22,03%, chứng tỏ quy mô vốn tăng mạnh,con số này tiếp tục tăng trong năm 2012 là 2.895.509.201.367VNĐ, tương ứng tăng 6,97% so với năm 2011

Sự tăng lên liên tục của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ góp phần làm doanh thu thuần tăng qua 3 năm Cụ thể năm 2011 tăng 22, 06% so với năm 2010, năm 2012 tăng 5,62% so với 2011

Doanh thu thuần công ty luôn ở mức trên 2000 tỉ, sở dĩ có tốc độ tăng như vậy do các khoản giảm trừ doanh thu của doanh nghiệp chiếm tỉ trọng thấp Tuy nhiên, các khoản giảm trừ doanh thu của công ty cũng tăng liên tục qua 3 năm ở mức nhỏ,

cụ thể năm 2011 tăng 12.107.119.519VNĐ, Tương ứng tăng 20,89%, năm 2012 tiếp tục tăng mạnh hơn

40.516.668.031VNĐ, tương ứng tăng 57,83%, (các khoản giảm trừ năm 2012 bao gồm chiết khấu thương mại, hàng bán bị trả lại; trong đó chiết khấu thương mại là 98.789.129.690VNĐ, tăng so với năm 2011 là 55.237.387.792VNĐ, chứng tỏ chính sách chiết khấu , khuyến khích người mua của công ty đang hoạt động tốt hay doanh nghiệp đang ngày cang nâng caotầm ảnh hưởng của mình với khách hàng, trong khi hàng bán bị trả lại giảm 2012 là 11.786.289.850VNĐ so với năm 2011

là 14.821.363.717VNĐ, đây là 1 dấu hiệu tốt chứng tỏ chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao

Trang 38

Doanh thu hoạt động tài chính có sự biến đông tăng, giảm qua 3 năm, cụ thể năm 2011 là 7.802.595.588VNĐ, tương ứng tăng 5,98% so với năm 2010 Đến năm 2012 là 4.164.176.437VNĐ, tương ứng giảm 3.638.419.151VNĐ hay giảm 46,63%(do lãi tiền gửi, tiền cho vay giảm (năm 2012 là 1.068.785.358VNĐ, năm 2011 là 2.696.210.663VNĐ), lãi chênh lệch tỉ giá giảm( năm 2012 là 2.963.259.834VNĐ, năm 2011 là 5.009.280.400VNĐ).

Thu nhập khác của doanh nghiệp cũng có biến động tương tự, năm 2011 là 7.126.465.745VNĐ, tương ứng tăng 5,94% so với 2010; năm 2012 là 7.114.806.504VNĐ, giảm nhẹ 0,16% so với năm 2011 ( năm 2012, chủ yếu thu từ thanh

lý TSCĐ, bán phế liệu, xử lý thừa sau kiểm kê, hoàn nhập quỹ dự phòng trọ cấp mất việc làm và các khoản thu nhập khác, trong khi năm 2011 chỉ thu tù thanh lý tài sản cố định và thu nhập khác nhưng với số tiền lớn hơn )

Tổng doanh thu năm 2011 so với 2010 tăng 479.286.340.859VNĐ , tương ứng tăng 22,06%, song đến năm 2012chỉ tăng so với năm 2011 5,45% (với giá trị 2.796.212.764.768VNĐ)

Sở dĩ tổng doanh thu đạt tốc độ tăng trưởng cao như vậy, một phần nhu cầu về sản phẩm săm, lốp đang tăng mạnh, mặt khác cao su Đà Nẵng cũng thực hiện những chính sách đúng đắn trong định hướng đầu tư và phát triển như mở rộng qui

mô, làm ăn có uy tín, có chính sách thu hút khách hàng và đối tác( ví dụ trong giai đoạn 2010-2012, công ty thực hiên sản

xuất lốp radial mà trên thị trường chưa có công ty nào làm được )

(1,35) Chi phí

tài chính 42.087.541.188 65.399.048.491 44.773.024.457 23.311.507.303

55,39 (20.626.024.034)

(31,54) Chi phí

bán

hàng 43.260.444.129 50.875.668.389 59.891.566.893 7.615.224.260

17,60 9.015.898.504

17,72 Chi phí

quản li

DN 40.485.459.453 49.655.771.787 81.971.929.348 9.170.312.334

22,65 32.316.157.561

65,08 Chi phí 1.201.388.273 1.275.778.391 1.540.167.088 74.390.118 264.388.697

Trang 39

2.379.096.323.307 476.621.725.633

24,94 (8.916.581.501)

(0,37)

Năm 2011, giá vốn hàng bán là 2.220.806.637.750 VNĐ, tương ứng tăng 24,46% so với năm 2010, trong khi tốc độ tăng doanh thu thuần năm 2011 là 22,06%, chứng tỏ tốc độ tăng giá vốn cao hơn tốc độ tăng doanh thu thuần, đây là 1 dấu hiệu không tôt cho lợi nhuận của công ty Sở dĩ giá vốn tăng trong năm 2011 do giá đầu vào nguyên vật liệu tăng (việc giá cao su đầu vào tăng khoảng 47% làm giá vốn tăng 22,06%)

Năm 2012, giá vốn giảm 29.887.002.229 VNĐ, tương ứng giảm 1,35% so với năm 2011( do giá cao su trên thị trường giảm khoảng 28% so với năm 2011, điều này góp phần làm giá vốn giảm), giá vốn giảm trong khi tốc độ tăng doanh thu thuần năm 2012 là 5,62%, góp phần làm tăng lợi nhuận gộp cho công ty

Chi phí tài chính (chi phí lãi vay) năm 2011 là 65.399.048.491VNĐ, tương ứng tăng 55,39% so với năm 2010 Năm

2012, chi phí tài chính giảm 20.626.024.034VNĐ, tương ứng giảm 31,54%, do lãi tiền vay năm 2012 giảm hơn 7 tỷ (nhờ chính sách kéo giảm lãi suất của ngân hàng nhà nước),chiết khấu thanh toán,lãi bán hàng trả chậm tăng hơn 14 tỉ nhưng không bù đủ cho khoản lỗ chênh lệch tỉ giá giảm gần 29 tỉ so với năm 2011), chi phí tài chính có xu hướng giảm chứng tỏ khoản nợ vay công ty đang giảm dần theo thời gian

Chi phí bán hàng tăng qua 3 năm, năm 2011 là 50.875.668.389VNĐ, tương ứng tăng 17,6% so với năm 2010 Năm

2012 chi phí bán hàng tiếp tục tăng 9.015.898.504VNĐ, tương ứng tăng 17,72% so với năm 2011 Do năm 2012 chi phí nhân viên tăng hơn 1 tỷ VNĐ, chi phí khấu hao tăng trên 600 triệu VNĐ(do doanh nghiệp đầu tư mua mới TSCĐ), chi phí bằng tiền khác cũng tăng khoảng 7 tỉ VNĐ so với năm 2011

Chi phí quản lý cũng tăng qua các năm Năm 2012 tăng 65,08 % lớn hơn tốc độ tăng của năm 2011 so với 2010 (22,65%)

Do chi phí nhân vien tăng hơn 8tỉ, chi phí vật liệu, bao bì tăng khoảng 2 tỉ VNĐ, chi phí khấu hao tài sản tăng trên 1 tỉ VNĐ, chi phí khác bằng tiền mặt tăng khoảng 7 tỉ VNĐ

Việc chi phí bán hàng, chi phí quản li doanh nghiệp tăng nhưng chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng chi phí đều nằm trong vòng kiểm soát, tuy vậy doanh nghiệp cần tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp quản lí tốt hơn các khoản chi phí này nếu không thì sẽ ảnh hưởng xấu tới lợi nhuận công ty

Trang 40

Các khoản chi phí khác năm 2012 tăng 20,72% so với năm 2011 (năm 2011 tăng so với năm 2010 là 6,19%), do các chi phí về phế liệu thu hồi năm 2012 tăng hơn 200 triệu VNĐ so với năm 2011, đông thời các khoản chi phí khác cũng tăng hơn 100 triệu VNĐ so với năm 2011, góp phần làm tăng chi phí khác (nguồn: bảng thuyêt minh BCTC cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2012)

Bảng 10 Phân tích biến động và kết cấu chi phí

Kết cấu(%

)

Biến động kết cấu(%)

Giá vốn 1.784.356.346.132 2.220.806.637.750 2.190.919.635.521 82,60 84,23 78,67 1,62

5,56 Chi phí tài chính 42.087.541.188 65.399.048.491 44.773.024.457 1,95 2,48 1,61 0,53

0,87 Chi phí bán hàng 43.260.444.129 50.875.668.389 59.891.566.893 2,00 1,93 2,15 (0,07) 0,22

Ngày đăng: 28/02/2014, 09:28

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng Thị phần của công ty Cao su Đà Nẵng với các công ty khác - phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần cao su đà nẵng
ng Thị phần của công ty Cao su Đà Nẵng với các công ty khác (Trang 15)
Bảng 1. Bảng cân đối kế toán về chỉ tiêu Tài sản qua 3 năm 2010,2011, 2012. - phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần cao su đà nẵng
Bảng 1. Bảng cân đối kế toán về chỉ tiêu Tài sản qua 3 năm 2010,2011, 2012 (Trang 18)
1. Tài sản cố định hữu hình 221 V.08 184.8 01.099.824 - phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần cao su đà nẵng
1. Tài sản cố định hữu hình 221 V.08 184.8 01.099.824 (Trang 21)
Bảng 3. Phân tích cơ cấu và biến động cơ cấu của chỉ tiêu tài sản Quan hệ kết - phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần cao su đà nẵng
Bảng 3. Phân tích cơ cấu và biến động cơ cấu của chỉ tiêu tài sản Quan hệ kết (Trang 25)
Bảng 4. Bảng cân đối kế toán về chỉ tiêu nguồn vốn qua 3 năm 2010,2011,2012 - phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần cao su đà nẵng
Bảng 4. Bảng cân đối kế toán về chỉ tiêu nguồn vốn qua 3 năm 2010,2011,2012 (Trang 27)
7. Quỹ đầu tư phát - phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần cao su đà nẵng
7. Quỹ đầu tư phát (Trang 29)
Bảng 5. Phân tích biến động theo thời gian của nguồn vốn - phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần cao su đà nẵng
Bảng 5. Phân tích biến động theo thời gian của nguồn vốn (Trang 29)
Từ bảng kết quả trên, biến động cơ cấu nguồn vốn có sự tương tự với biến động cơ cấu tài sản - phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần cao su đà nẵng
b ảng kết quả trên, biến động cơ cấu nguồn vốn có sự tương tự với biến động cơ cấu tài sản (Trang 31)
Bảng 6. Phân tích cơ cấu và biến động cơ cấu của nguồn vốn - phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần cao su đà nẵng
Bảng 6. Phân tích cơ cấu và biến động cơ cấu của nguồn vốn (Trang 31)
Bảng 8. Phân tích biến động theo thời gian của tổng doanh thu - phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần cao su đà nẵng
Bảng 8. Phân tích biến động theo thời gian của tổng doanh thu (Trang 34)
Bảng 9. Phân tích biến động của tổng chi phí theo thời gian Khoản  - phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần cao su đà nẵng
Bảng 9. Phân tích biến động của tổng chi phí theo thời gian Khoản (Trang 36)
Nhìn chung tình hình chi phí của doanh nghiệp có chuyển biến tích cực, cho thấy cơng ty có đường lối kinh doanh hợp lý, tiêt kiệm những khoản chi phí khơng cần thiết , quản lí tốt hoạt động kinh doanh góp phần tăng lợi nhuận. - phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần cao su đà nẵng
h ìn chung tình hình chi phí của doanh nghiệp có chuyển biến tích cực, cho thấy cơng ty có đường lối kinh doanh hợp lý, tiêt kiệm những khoản chi phí khơng cần thiết , quản lí tốt hoạt động kinh doanh góp phần tăng lợi nhuận (Trang 39)
Biểu đồ 5. Tình hình tăng lợi nhuận qua các năm. - phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần cao su đà nẵng
i ểu đồ 5. Tình hình tăng lợi nhuận qua các năm (Trang 40)
Bảng 13. Bảng kết quả lưu chuyển tiền tệ qua 3 năm 2010,2011,2012 - phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần cao su đà nẵng
Bảng 13. Bảng kết quả lưu chuyển tiền tệ qua 3 năm 2010,2011,2012 (Trang 41)
Bảng 14. Phân tích biến động theo thời gian lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh - phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần cao su đà nẵng
Bảng 14. Phân tích biến động theo thời gian lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh (Trang 43)
I. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh  - phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần cao su đà nẵng
u chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh (Trang 43)
Bảng 15. Phân tích biến động theo thời gian của lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu tư - phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần cao su đà nẵng
Bảng 15. Phân tích biến động theo thời gian của lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu tư (Trang 45)
Bảng 17. Phân tích khả năng thanh tốn nợ ngắn hạn theo thời gian - phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần cao su đà nẵng
Bảng 17. Phân tích khả năng thanh tốn nợ ngắn hạn theo thời gian (Trang 48)
Bảng 18. Phân tích hiệu quả quản kí và sử dụng tài sản theo thời gian - phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần cao su đà nẵng
Bảng 18. Phân tích hiệu quả quản kí và sử dụng tài sản theo thời gian (Trang 51)
Bảng 22. Phân tích biến động của kỳ luân chuyển TSNH theo thời gian - phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần cao su đà nẵng
Bảng 22. Phân tích biến động của kỳ luân chuyển TSNH theo thời gian (Trang 55)
Bảng 29. Phân tích khả năng thanh tốn nợ dài hạn theo thời gian - phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần cao su đà nẵng
Bảng 29. Phân tích khả năng thanh tốn nợ dài hạn theo thời gian (Trang 60)
bảng - phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần cao su đà nẵng
b ảng (Trang 63)
Bảng 35. Phân tich biến động theo thời gian của khả năng sinh lời - phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần cao su đà nẵng
Bảng 35. Phân tich biến động theo thời gian của khả năng sinh lời (Trang 65)
Bảng 39. Phân tích biến động theo thời gian của Tỉ suất lợi nhuận trên tài sản cố định - phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần cao su đà nẵng
Bảng 39. Phân tích biến động theo thời gian của Tỉ suất lợi nhuận trên tài sản cố định (Trang 68)
Bảng 43. Phân tích biến động Tỷ lệ chi trả cổ tức theo thời gian Chỉ tiêu - phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần cao su đà nẵng
Bảng 43. Phân tích biến động Tỷ lệ chi trả cổ tức theo thời gian Chỉ tiêu (Trang 73)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w