phân tích báo cáo tài chính tại ngân hàng thương mại cổ phần đại á

84 303 0
phân tích báo cáo tài chính tại ngân hàng thương mại cổ phần đại á

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời cảm ơn Danh mục bảng biểu Danh mục sơ đồ và biểu đồ Danh mục các chữ viết tắt LỜI MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài: 1 2 Phương pháp nghiên cứu: 1 3 Ý nghĩa khoa học của đề tài: 1 4 Mục đích nghiên cứu đề tài: 2 5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2 6 Bố cục đề tài: 2 Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3 1.1 GIỚI THI ỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI: 3 1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại: 4 1.1.2 Phân lọai ngân hàng thương mại: 4 1.1.3 Chức năng của các Ngân hàng thương mại: 5 1.1.3.1 Chức năng trung gian tín dụng: 5 1.1.3.2 Chức năng trung gian thanh toán : 6 1.1.3.3 Chức năng tạo ra các công cụ lưu thông tín dụng thay thế cho tiền mặt: 7 1.2 LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG: 10 1.2.1 Báo cáo tài chính: 11 1.2.1.1 Khái niệm báo cáo tài chính: 11 1.2.1.2 Mục đích của việc lập báo cáo tài chính: 11 1.2.2 Các báo cáo của NHTM: 12 1.2.2.1 Bảng cân đối kế toán: 12 1.2.2.2 Báo cáo kết quả họat động kinh doanh: 14 1.2.2.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: 16 1.2.3 Phân tích báo cáo tài chính : 17 1.2.3.1 Phân tích theo chiều ngang: 18 1.2.3.2 Phân tích xu hướng : 18 1.2.3.3 Phân tích theo chiều dọc : 19 1.2.3.4 Phân tích các chỉ số chủ yếu : 19 1.2.4 Nội dung phân tích: 19 1.3 PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỜI: 20 1.3.1 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản: 20 1.3.2 Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu: 20 1.3.2.1 Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu: 20 1.3.2.2 Tỷ suất sinh lời trên vốn cổ phần thường: 21 1.3.2.3 Đòn cân nợ: 22 1.3.2.4 Thu nhập trên mỗi cổ phần thường: 23 1.4 PHÂN TÍCH VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN: 24 1.4.1 Khả năng thanh toán ngắn hạn: 24 1.4.1.1 Hệ số khả năng thanh toán nhanh : 25 1.4.1.2 Hệ số khả năng thanh toán hiện hành: 25 1.4.1.3 Hệ số vòng quay khoản phải thu: 26 1.4.1.4 Hệ số vòng quay hàng tồn kho: 27 1.4.1.5 Hệ số vòng quay các khoản phải trả: 27 1.4.2 Khả năng thanh toán dài hạn: 28 1.4.2.1 Tỷ lệ ngân lưu ròng từ họat động kinh doanh đối với tổng nợ: 28 1.4.2.2 Tỷ lệ đảm bảo lãi vay: 28 TÓM TẮT CHƯƠNG 1: 29 Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI Á 30 2.1 TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH ĐỒNG NAI NĂM 2010: 30 2.1.1 Vị trí địa lý: 30 2.1.2 Tình hình kinh tế-xã hội tỉnh Đồng Nai năm 2010: 31 2.2 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI Á: 34 2.2.1 Lịch sử hình thành: 34 2.2.2 Lĩnh vực họat động kinh doanh của ngân hàng: 39 2.2.3 Sơ đồ bộ máy và mô hình tổ chức của Đại Á ngân hàng: 41 2.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI Á: 46 2.3.1 Phân tích khái quát tình hình tài sản và nguồn vốn: 46 2.3.2 Phân tích tình hình lợi nhuận: 52 2.3.3 Phân tích tình hình huy động vốn: 54 2.3.4 Phân tích tình hình hoạt động tín dụng: 55 2.3.5 Phân tích các chỉ số tài chính: 59 2.4 DỰ BÁO KHẢ NĂNG SINH LỜI CỦA TÀI SẢN: 66 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 70 Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI Á 71 3.1 ĐỊNH HƯỚNG MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẠI Á, GIAI ĐOẠN 2011-2015 71 3.2 NHẬN XÉT CHUNG VỀ VIỆC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI NGÂN HÀNG: 71 3.2.1 Nhận xét về việc phân tích báo cáo tài chính: 71 3.2.2 Nhận xét chung về tình hình tài chính tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Á: 72 3.3 NHỮNG MẶT ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦ A NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI Á: 74 3.3.1 Ưu điểm 75 3.3.2 Tồn tại/hạn chế: 75 3.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẠI Á: 76 3.4.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước: 76 3.4.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Á: 76 3.4.2.1 Nâng cao năng lực tài chính của Ngân hàng: 76 3.4.2.2 Tăng cường công tác tiếp thị và mở rộng mạng lưới hoạt động : 77 3.4.2.3 Nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ: 77 3.4.2.4 Nâng cao quản lý và sử dụng nguồn nhân lực hợp lý: 78 TÓM TẮT CHƯƠNG 3: 79 KẾT LUẬN: . 80 Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục - 1 - WX 1 Lý do chọn đề tài: Trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, mỗi ngân hàng ở mỗi quốc gia đều đứng trước những cơ hội mới và đương nhiên cũng có những thử thách mới. Sự cạnh tranh gay gắt để tồn tại của các ngân hàng trở thành vấn đề nổi cộm nhưng thường nhật. Để tồn tại và phát triển, mỗi nhà quản trị cần đề ra phương hướ ng, chiến lược cụ thể cho ngân hàng mình, làm sao để có thể cạnh tranh với những ngân hàng khác, làm sao để thu được lợi nhuận trong bối cảnh hiện nay… Trong quá trình đề ra chiến lược kinh doanh, một vấn đề không thể không nhắc tới là vấn đề tài chính của ngân hàng. Phân tích báo cáo tài chính đóng một vai trò đặc biệt quan trọng và trở nên là việc làm không thể thiếu đối với bất kì ngân hàng nào, bởi đối với nhà quản trị ngân hàng, phân tích báo cáo tài chính là con đường ngắ n nhất để tiếp cận với bức tranh toàn cảnh tình hình tài chính của chính ngân hàng mình, thấy được cả ưu và nhược điểm cũng như nguyên nhân của những nhược điểm đó để có thể có định hướng kinh doanh đúng đắn trong tương lai. Xuất phát từ thực tiễn đó đã làm cơ sở cho em chọn đề tài : “ Phân tích báo cáo tài chính tại ngân hàng thương mại cổ phần Đại Á ” để làm nội dung cho báo cáo nghiên cứu khoa học của mình. 2 Phương pháp nghiên cứu: Khóa luận sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích với hệ thống sơ đồ, bảng biểu để trình bày các nội dung lí luận và thực tiễn. 3 Ý nghĩa khoa học của đề tài: Tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phân tích báo cáo tài chính tại ngân hàng thương mại cổ phần Đại Á ” là đi sâu nghiên cứu phân tích báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần Đại Á. Từ đó, đưa ra những đánh giá chính xác tình - 2 - hình tài chính của chính ngân hàng mình, thấy được cả ưu và nhược điểm cũng như nguyên nhân của những nhược điểm. Qua đó, đề ra những giải pháp kinh doanh đúng đắn trong tương lai góp phần khẳng định vị trí, thương hiệu của Ngân hàng trong nền kinh tế trong nước cũng như quốc tế. 4 Mục đích nghiên cứu đề tài: Mục đích nghiên cứu của đề tài là cung cấp các thông tin kinh tế tài chính chủ yếu phục vụ cho việc đánh giá tình hình và kết quả họat động của ngân hàng, đồng thời đánh giá thực trạng tài chính của ngân hàng trong kỳ đã qua và những dự đoán trong tương lai. Thông tin của báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng cho việc đề ra các quyết định về quản lý điều hành họat động sản xuất kinh doanh . 5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đề tài đi sâu nghiên cứu công tác phân tích BCTC ở ngân hàng TMCP Đại Á thông qua các chỉ tiêu, các nội dung phân tích hoạt động kinh doanh cơ bản của Đại Á trong thời gian từ năm 2008 đến 2010. 6 Bố cục đề tài: Trong đề tài nghiên cứu này thì bố cục được chia làm 3 chương, bắt đầu đi từ cơ sở lý luận đến thực trạng và từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Cụ thể như sau: # Chương 1 : Lý luận chung về phân tích báo cáo tài chính ngân hàng thương mại. # Chương 2 : Áp dụng vào phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng TMCP Đại Á. # Chương 3 : Giải pháp hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh ở Ngân hàng TMCP Đại Á - 3 - Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI: Ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Ngân hàng là người cho vay chủ yếu đối với hàng triệu hộ tiêu dùng (cá nhân, hộ gia đình) và với hầu hết các cơ quan Chính quyền địa phương (thành phố, tỉnh, ). Hơn nữa, đối với các doanh nghiệp nhỏ ở địa phương, từ người bán rau quả đến người kinh doanh ôtô, ngân hàng là tổ chức cung cấp tín dụng cơ bản phục vụ cho việc mua hàng hóa dự trữ hoặc mua ôtô trưng bày. Khi doanh nghiệp và người tiêu dùng phải thanh tóan cho các khoản mua hàng hóa và dịch vụ, họ thường dùng séc, thẻ tín dụng hay tài khoản điện tử. Và khi cần thông tin tài chính hay cần lập kế họach tài chính, họ thường tìm đến ngân hàng để nhận được lời tư vấn. [8] Trên thế giới, ngân hàng là lọai hình tổ chức trung gian tài chính cung cấp các khoản tín dụng trả góp cho người tiêu dùng với quy mô lớn nhất. Trong mọi thời kỳ, ngân hàng là một trong những thành viên quan trọng nhất trên thị trường tín phiếu và trái phiếu do chính quyền địa phương phát hành để tài trợ cho các công trình công cộng, từ những hội trường, sân bóng đá cho đến sân bay và đường cao tốc. Ngân hàng cũng là một trong những tổ chức tài chính cung cấp vốn lưu động quan tr ọng nhất cho các doanh nghiệp. Và trong những năm gần đây, ngân hàng đã tăng cường mở rộng cho vay dài hạn đối với các doanh nghiệp để hỗ trợ việc xây dựng nhà máy mới hay mua sắm máy móc thiết bị mới. Tài sản do các ngân hàng Mỹ nắm giữ chiếm khỏang 1/3 tổng tài sản của tất cả các tổ chức tài chính đóng trụ sở tại Mỹ . Ở các nước khác, như Nhật b ản, các ngân hàng nắm giữ phần lớn tài sản của hệ thống các tổ chức tài chính. Hơn nữa, dự trữ ngân hàng là một kênh quan trọng trong chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Với tất cả những lý do đó và hơn thế nữa, ngân hàng là một trong những tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất của xã hội. Do vậy, chúng ta cần nghiên cứu và hiểu một cách thấu đáo về lọai hình tổ chức này. - 4 - 1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại: Các học thuyết kinh tế khi nghiên cứu về ngân hàng thương mại có cách nhìn nhận tương đối thống nhất về ngân hàng thương mại như sau: [7] Ở Mỹ cho rằng : NHTM là một công ty kinh doanh tiền tệ , chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và họat động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính. Ở Pháp : đạo luật ngân hàng (1941) cũng đã định nghĩa “NHTM là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính ” Ở Việt Nam, Luật số 021997QH10 Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam khẳng định : “Ngân hàng là lọai hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ họat động ngân hàng và các họat động kinh doanh khác có liên quan”. Qua các khái niệm trên, chúng ta có thể rút ra một số nhận xét sau: [5] - Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp đặc biệt chuyên kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ tín dụng, trong đó có chức năng chủ yếu là trung gian tín dụng giữa cá doanh nghi ệp, tổ chức kinh tế và cá nhân. - Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ và thực hiện các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng. - Ngân hàng thương mại là một định chế tài chính trung gian, chuyên kinh doanh tiền tệ bằng nguồn vốn huy động tiền gửi và cung ứng các dịch vụ thanh toán. 1.1.2 Phân lọai ngân hàng thương mại: [8] Để phân lọai NHTM người ta dựa vào các tiêu thức sau đây: Căn cứ vào hình thức sở hữu: Ngân hàng sở hữu tư nhân: là ngân hàng do chính cá nhân thành lập bằng vốn của chính họ. Tại Việt Nam vẫn chưa có lọai hình này. Ngân hàng sở hữu nhà nước: là ngân hàng có vốn sở hữu do nhà nước cấp. - 5 - Ngân hàng cổ phần: là lọai hình ngân hàng được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần. Trong đó, các doanh nghiệp nhà nước, tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế xã hội và các cá nhân cùng góp vốn kinh doanh. Ngân hàng liên doanh: là ngân hàng được thành lập bằng vốn góp của hai hay nhiều bên. Ở Việt Nam thì lọai hình này thường được thực hiện giữa ngân hàng trong nước với các ngân hàng nước ngoài để tận dụng ưu thế của nhau. - Căn cứ vào chiến lược kinh doanh: Ngân hàng bán buôn: là ngân hàng chỉ giao dịch và cung ứng cho các đối tượng khách hàng là tập đoàn, công ty chứ không giao dịch với khách hàng cá nhân. Ngân hàng bán lẻ: là lọai ngân hàng chuyên giao dịch và cung ứng các dịch vụ cho khách hàng là cá nhân. Ngân hàng vừa bán buôn, vừa bán lẻ: là lọai ngân hàng giao dịch và cung ứng dịch vụ cho cả khách hàng công ty và cả các khách hàng cá nhân. Ở Việt Nam, hầu hết các ngân hàng đều thuộc lọai ngân hàng này. 1.1.3 Chức năng của các Ngân hàng thương mại: [1] Khi bàn về các chức năng của ngân hàng thương mại, các kinh tế gia đều cho rằng NHTM có ba chức năng cơ bản sau: 1.1.3.1 Chức năng trung gian tín dụng: Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng và cơ bản nhất của NHTM . Với chức năng này, ngân hàng huy động và tập trung các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế để tạo lập nguồn vốn cho vay và sử dụng nguồn vốn đó để đầu tư vào các nhu cầu khác trong nền kinh tế. Khi thực hiện chức năng này, NHTM đóng vai trò là cầu nối gi ữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn, hay có thể nói ngân hàng vừa “mua” tiền vừa “bán ” tiền, phần tiền chênh lệch giữa giá “bán” giá “mua” chính là bộ phận lớn trong lợi nhuận của ngân hàng thương mại. - 6 - Sơ đồ minh họa cho chức năng trung gian tín dụng : Sơ đồ 1.1 : Chức năng trung gian tín dụng [1] Đối với ngân hàng thương mại, chức năng này là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, tạo nguồn vốn để ngân hàng thương mại kinh doanh và tăng thu lợi nhuận, đồng thời là cơ sở để ngân hàng thương mại tạo bút tệ. Đối với khách hàng tiền gửi vừa giúp cho vốn nhàn rỗi tăng khả năng sinh lợi lại vừa đảm bảo an toàn vốn. Đối vớ i khách hàng tiền vay vừa kịp thỏa mãn được nhu cầu vốn tạm thời thiếu hụt trong sản xuất kinh doanh, dịch vụ và tiêu dùng lại vừa tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian tìm kiếm nguồn vốn tiện lợi, an toàn và hợp pháp. 1.1.3.2 Chức năng trung gian thanh toán: Ngân hàng thương mại làm trung gian thanh toán khi nó thưc hiện thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác tùy theo yêu cầu của khách hàng. Trung gian thanh toán là chức năng quan trọng, không những thể hiện khá rõ bản chất của NHTM mà còn cho thấy tính chất “đặc biệt ” trong họat động của NHTM. Khi thực hiện chức năng này, NHTM đóng vai trò là “th ủ quỹ” cho các doanh nghiệp và cá nhân thực hiện thanh toán theo yêu cầu. Ngân hàng thực hiện chức năng trung gian thanh toán trên cơ sở thực hiện chức năng trung gian tín dụng. Bởi vì thông qua việc nhận tiền gửi, ngân hàng đã mở cho khách hàng tài khoản tiền gửi để theo dõi các khoản thu, chi. Đó chính là tiền đề để khách hàng thực hiện thanh toán qua ngân hàng, đặt ngân hàng vào vị trí làm trung [...]... trị ngân hàng Nắm vững những lý luận chính là cách hiệu quả nhất để công tác phân tích phân tích luôn đi đúng hướng và đạt hiệu quả phân tích cao Chương này giới thiệu khái quát về ngân hàng thương mại, các lý luận chung về báo cáo tài chính, các phương pháp phân tích và các chỉ tiêu phục vụ cho công tác phân tích báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại - 30 Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH... tế thị trường, tình hình tài chính của NHTM là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm Chính vì vậy, việc phân tích báo cáo tài chính là vô cùng cần thiết và không thể thiếu đối với bất kì ngân hàng nào - 11 1.2.1 Báo cáo tài chính: 1.2.1.1 Khái niệm báo cáo tài chính: [9] Hệ thống báo cáo tài chính gồm những văn bản đặc biệt riêng có của hệ thống kế toán được tiêu chuẩn hoá trên phạm vi quốc tế về... Ngân hàng mở tại chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi Ngân hàng đặt Sở giao dịch, chi nhánh - Ngân hàng mở tài khoản tiền gửi cho khách hàng trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật Các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ - Cung ứng các phương tiên thanh toán - Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng 1.2 LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG: Trong nền... gian Phân tích giúp đánh giá khái quát các chỉ tiêu tài chính, từ đó đánh giá tình hình tài chính của ngân hàng Đánh giá tình hình từ tổng quát đến chi tiết, sau khi đánh giá cho ta liên kết các thông tin để đánh giá khả năng tiềm tàng và rủi ro, tập trung những khoản có biến động cần tập trung phân tích xác định nguyên nhân 1.2.3.2 Phân tích xu hướng : Một biến thể của phân tích theo chiều ngang là phân. .. ứng trước Chi phí quản lý Chi phí các họat động khác Cơ sở số liệu : để lập báo cáo kết quả họat động kinh doanh kỳ này thì cơ sở số liệu là Báo cáo kết quả họat động kinh doanh của kì trước và số dư cuối kỳ của các tài khoản lọai 7 và 8 1.2.2.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: [8] Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hay còn gọi là báo cáo ngân lưu là một báo cáo tài chính thể hiện dòng tiền ra, dòng tiền vào của một... theo dõi, tính toán, phân tích các khoản mục ngọai bảng này Bởi vì nó có ảnh hưởng không ít đến kết quả họat động kinh doanh ngân hàng 1.2.2.2 Báo cáo kết quả họat động kinh doanh:[8] Báo cáo kết quả kinh doanh (còn gọi là báo cáo thu nhập chi phí ) cung cấp thông tin về các lọai thu nhập, chi phí chủ yếu, lãi ròng hay lỗ ròng của ngân hàng thương mại trong một thời kỳ nhất định Qua báo cáo này người sử... mở tài khoản tiền gửi, tài khoản khác tại Sở giao dịch và các chi nhánh của Ngân hàng Nhà nước để thực hiện giao dịch thanh toán và duy trì trên tài khoản tiền gửi tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước số dư tiền gửi dự trữ bắt buộc theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, mở tài khoản tiền gửi tại các Ngân hàng khác trong nước theo quy định của Ngân hàng Nhà nước - Sở giao dịch, chi nhánh của các Ngân hàng. .. đầu tư và tài chính Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho biết NH có bao nhiêu tiền vào đầu kỳ và còn lại bao nhiêu vào cuối kỳ Việc sử dụng tiền được ghi thành số âm, và nguồn tiền được ghi thành số dương Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập căn cứ vào Báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán và các tài liệu khác như sổ kế toán chi tiết… - 17 Có hai phương pháp lập Báo cáo ngân lưu : Phương pháp trực... tái chiết khấu thương phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác Cho thuê tài chính Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ cho thuê tài chính qua Công ty cho thuê tài chính trực thuộc ngân hàng chủ quản Công ty cho thuê tài chính tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ Tài khoản tiền gửi - Ngân hàng. .. thức tái cấp vốn - Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Hoạt động tín dụng: - Ngân hàng thương mại cấp tín dụng bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước - Ngân hàng thương mại cho các tổ chức, . đề tài: Phân tích báo cáo tài chính tại ngân hàng thương mại cổ phần Đại Á ” là đi sâu nghiên cứu phân tích báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần Đại Á. Từ đó, đưa ra những đánh. LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG: 10 1.2.1 Báo cáo tài chính: 11 1.2.1.1 Khái niệm báo cáo tài chính: 11 1.2.1.2 Mục đích của việc lập báo cáo tài chính: 11 1.2.2 Các báo cáo của. Lý luận chung về phân tích báo cáo tài chính ngân hàng thương mại. # Chương 2 : Áp dụng vào phân tích báo cáo tài chính tại Ngân hàng TMCP Đại Á. # Chương 3 : Giải pháp hoàn thiện và nâng

Ngày đăng: 04/08/2014, 15:14