1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo trình Phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học: Phần 2

93 58 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 18,47 MB

Nội dung

(BQ) Giáo trình Phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học: Phần 2 trình bày những phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm non như: Tổ chức hoạt động kể cho trẻ nghe truyện; tổ chức hoạt động đọc truyện cho trẻ nghe; tổ chức hoạt động dạy trẻ kể lại truyện; tổ chức hoạt động đọc thơ cho trẻ nghe; tổ chức hoạt động dạy trẻ đọc thuộc thơ diễn cảm; tổ chức hoạt động dạy trẻ đọc thuộc tục ngữ, ca dao, đồng dao;… Mời các bạn cùng tham khảo.

Trang 1

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở TRƯỜNG MẦM NON

1 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KỂ CHO TRẺ NGHE TRUYỆN "Truyện kể là một tác phẩm văn học thuộc loại tự sự Các thể

truyện dân gian, truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài đều là những thể loại rõ rệt nhất thuộc loại hình tự sự Tác phẩm thuộc

loại tự sự bao giờ cũng là mệt tác phẩm có tình tiết, tức là có một câu chuyện làm nòng cốt, trong đó có những sự việc đang xảy ra,

đang diễn biến, có sự tham gia của những con người với những, hành động, ngôn ngữ, tâm trạng, tính cách của họ trong mối quan hệ với hoàn cảnh thiên nhiên, xã hội và trong mối quan hệ lấn nhau Trong tác phẩm tự sự, tác giả có thể đóng vai trò người kể chuyện Tư tưởng tình cảm, thái độ của tác giả biểu hiện chủ yếu là ở bản thân câu chuyện Tác giả có thể đóng vai trò người

kể chuyện một cách công khai nhưng thường giấu mình một cách

rất khéo Sự tổn tại của lồi kể của tác giả là một đặc điểm của loại tự sự Hình tượng của tác phẩm tự sự được dệt nên qua lờ

Trang 2

lồi kể của tác giả) và ngôn ngữ trực tiếp (tức là lời nói của nhân vật) Ngoài những đặc trưng này, các thể loại truyện kể đều có những phong cách, vẻ đẹp riêng Ngôn ngữ truyện kể gần gũi với ngôn ngữ đời sống, nó giản dị, sinh động mang tính hình tượng khiến cho việc tiếp nhận tác phẩm của trẻ qua lời kể có những thuận lợi nhất định

1 Hoạt động kể cho trẻ nghe truyện với giáo dục trẻ em Qua nghe kể chuyện, trẻ làm quen với văn học nghệ thuật,

cảm nhận được những nét đẹp về nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn xuôi tự sự, phong cách riêng của từng, thể loại truyện, hình thành ở trẻ sự cảm thụ văn học

Như chúng ta đã biết, thế giới hiện đại dù có nhiều phương

tiện giải trí hiện đại đến đâu cũng không thể ngay lập tức giúp

trẻ định hướng cơ bản trong môi trường xung quanh Thế giới xuất hiện trước mắt trẻ với toàn bộ những phong phú, phức tạp của nó Trong tình hình như vậy, những bài ca, những truyện kể

dân gian sẽ là người bạn đường tìn cậy của trẻ

Truyện dân gian là một trong những loại tác phẩm nghệ thuật ngôn từ đầu tiên mà trẻ em nghe và yêu thích ngay từ tuổi ấu thơ Truyện đân gian đưa các em về với quá khứ của dân tộc, giúp các em nhận thức thế giới mang tính đặc trưng của con

người thời cổ với những khát vọng sống, những ước mơ cao đẹp

Qua những truyện thần thoại, bước đầu trẻ nhận thức được những hiện tượng, quy luật của tự nhiên, những mối liên hệ trong

thế giới tự nhiên với những ước mơ giải thích, chỉnh phục tự nhiên của người Việt cổ Trong cách giải thích sự hình thành vũ trụ, bằng trí tưởng tượng vô thức của mình, người xưa đã tạo nên hình

tượng Thần trụ trời đồ sộ, lớn lao, mang sức mạnh của tự nhiên, -vũ trụ Hiện tượng : cóc nghiến răng thì trời đổ mưa tong Góc

“biện trời, hiện tượng thủy triểu trong 7hển biển đó là những : ton tượng nghệ thuật rất pane dân trẻ em, nó kích thích sự ham

Trang 3

hông khí hào hùng, giàu chất sử thi trong những cuộc đấu tranh giữ nước anh dũng của dân tộc, với những người anh hùng,

được thần thánh hoá, mĩ lệ hoá, gắn với những chiến công hiển

hách, trẻ sẽ cảm nhận được với một niểm tự hào qua những truyện truyền thuyết như truyền thuyết Thánh Gióng, Sự tích

hồ Gươm

Đặc biệt truyện cổ tích xuất hiện từ xưa và sống đến nay, được mệnh danh là “truyện kể trong nhà và cho trẻ nhở”, có sức hấp dẫn kì lạ đổi với các em chính bởi nội dung và hình thức nghệ thuật của nó Tri giác thế giới theo lối truyện cổ tích là đặc

điểm thông thường ở trẻ em Truyện cổ tích dân gian giúp trẻ nhận thức được phẩm chất của các nhân vật, mối quan hệ của

con người trong xã hội, cảm nhận được những quy luật, những

triết lí thể hiện cảm quan đạo đức của nhân dân như : *ở hiển

gặp lành”, “chính nghĩa thắng gian tà” Truyện cổ tích bao giờ cũng chứa đựng nội dung giáo huấn rất sâu sắc Qua những

truyện kể, trẻ sẽ được làm quen với những quan niệm đạo đức và

niền văn hoá của dân tộc mình Qua những tấm gương, những bài học từ truyện dân gian, trẻ em tiếp thu được những cơ sở đầu

tiên của nền giáo dục đạo đức nhân dân

"Truyện giáo dục cho các em những tính cách, những phẩm

chất ưu tú của con người, giúp các em ngay từ những năm đầu tiên của cuộc đời biết nhận thức, suy xét những vấn đề phức tạp trong cuộc sống Thông qua mối quan hệ giữa những con người với con người trong những hoàn cảnh, trạng huống, từ đó các em biết đánh giá những hành vi của họ, biết đứng về phía thiện, lên án cái áo Truyện cổ tích giáo dục các em về tình thương Đó là cd sd, là nền tảng bản chất của người lao động mà trẻ em cần tiếp thu và phát triển Nhà giáo dục Nga K.D Usinxki đã coi việc kể chuyện dân gian là biện pháp tốt tác động vào trẻ em

Ông viết “Đó là những ý định đầu tiên và đây triển vọng của

nền giáo dục nhân đân, và tôi nghĩ rằng không một ai có đủ sức

thi thố trong trường hợp này với nhà giáo dục thiên tài là toàn

Trang 4

Để thực hiện mục đích giáo huấn, bằng sức tưởng tượng kì

lệu của mình, truyện cổ tích đã tạo nên một thế giới cổ tích đầy: hất thơ bay bổng, tạo nên một sức hút kì diệu không chỉ với trẻ nơ mà cả với người lớn Trẻ em cảm thấy được đến với một thế

fi khác cuộc sống hang ngi thế giới trong đó trẻ em vận ông, chống chọi, đem cái thiện chí của mình ra đối kháng với kẻ e” (V Xu-khô~lum-xki) Một thế giới trong đó “sự giản dị đẹp

ẽ, sự dốt nát kì diệu của người thời cổ được bảo quản tươi

guyên như hoa với cả hương thơm” (A Phrăngxơ — dẫn theo Đỗ inh Tri trong cuốn Phân tích tác phẩm uăn học dân gian, NXB iáo dục, 1995, tr 10)

Thế giới cổ tích mang vẻ đẹp của một thế giới con người lí

fởng, một thế giới dầy hoa thơm cỏ lạ, chính nghĩa thắng gian

\, con người được các lực lượng siêu nhiên giúp đỡ để có cuộc g hạnh phúc trong tình yêu thương Thế giới ấy đẩy ắp những: u kì diệu, khác thường do con người tưởng tượng ra để thoả tãn ước mơ, dem lại niềm tin và sự thích thú cho chính họ Đó L thế giới của tình người, của cái đẹp mà mỗi một con người 'ong chúng ta trong máu thịt đều có một phần của cổ tích — một

ud thi — cô Tấm, một Cây tre trăm đốt, một Con chim thân đến âu cây khế để tin tưởng, lớn lên

“Truyện cổ tích có những đặc điểm thuộc tính cơ bản như tính

ất tưởng tượng hư cấu, tính kì ảo, có ảnh hưởng tác dụng lớn 5i với sáng tạo thẩm mĩ ở trẻ Trí tưởng tượng là nhiên liệu của {sáng tạo Chúng ta đang sống ở thời đại của những phát mình

¡ng tạo không ngừng, giáo sư V.1.Kiếc-pd-trép, dạy bộ môn cơ

3e và sức bền vật liệu, trong bài "Ý nghĩa của tưởng tượng đối

a nà sư" đăng trong tin tức của trường Đại học Bách Khoa

: “Chúng ta sẽ phát triển óc "tưởng tượng tự nhiên, sẽ

lồng cần trở óc tưởng tượng phát triển một cách độc đáo đối với

Trang 5

“Truyện cổ tích là người bạn đồng minh, một kĩ sư khó có thể trở

thành nhà sáng tạo nếu thời thơ ấu không được bồi dưỡng bằng truyện cổ tích (Nhiều tác giả, Văn học và trẻ em, NXB

Kim Đồng, 1982)

"Thế giới của truyện cổ tích vừa thực vừa mộng ảo, nó đẩy ap

tri tưởng tượng và ước mơ, nó góp phần nuôi dưỡng những khát

vọng sáng tạo của trẻ

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điểm cũng đã viết :

“Ta lén lên bằng niềm tin rat that

Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời Dấu phải khi cay đắng dập uùi

Rang cô Tấm cũng uê làm hoàng hậu Cây khế chua có đại bàng đến đậu

ỀÌ trả ngon ngọt cho ta Đất đai cỗi cần thì người sẽ ra hoa

Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa”

AM Ngoài những ước mơ và khát vọng mà trẻ em tìm thấy troni truyện cổ tích, các em còn thấy toàn bộ thế giới tron tick

đượm đà sắc ảo, giàu chat thơ Nó đường như là thị thậ

nhưng cũng dường như là một thế giới khác Tất cả tạo chí

truyện cổ tích một sức hấp dẫn lạ kì đối với trẻ nhỏ Thế gidi of

tích ấy ngay cả người lớn cũng phải “truyền tụng và yêu dấu” Nó làm cho “gian nhà học đáng thương của người học nghề thàn! thế giới của thơ ca, thành một lâu đài mĩ lệ và lam cho cai der

khỏe chắc của họ giống như một nàng công chúa trẻ kiề) ¥

Đây cũng chính là điều khiến trẻ em có những rung động mãn! liệt, sâu sắc và lưu giữ mãi trong mình những ấn tượng, tình yết

đối với truyện cổ tích

Xét về tính chính xác, duyên dáng, uyển chuyển thì ngôn nữt

Trang 6

gũi với đồi sống, giàu hình ảnh và nhiều màu sắc, đã làm cho câu

chuyện là một tác phẩm nghệ thuật nhất quán Từ vựng trong

truyện dân gian chính xác và vang vọng, nhờ thế mà các hình

tượng và khung cảnh hiện lên thật như thấy được bằng mắt

Ngôn ngữ trong truyện dân gian góp phần rất lớn vào việc học

và rèn luyện ngôn ngữ nói cho trẻ

*Ngày xưa có một chàng trai nghèo tên là Thạch Sanh Thạch

Sanh sống lủi thủi một mình trong túp lều cứ dựng dưới gốc đa Cả gia tài chỉ có một lưỡi búa, hằng ngày, chang lên rừng đốn

củi biếm ăn” Đó là cảnh cô đơn, nghèo khó của Thạch Sanh trong truyện cổ tích Thạch Sanh

Xen kẽ những câu văn xuôi là những câu văn vẫn được trẻ

em rất thích, mà khi kể chuyện người ta có thể ca lên làm cho câu chuyện trở nên thơ mộng, duyên dáng, sinh động đặc biệt

Chỉ cần nhớ những câu văn vần là trẻ có thể nhớ ra toàn bộ

truyện Trong “Tấm Cám” : “Bong bong bang bang

Mày ăn cơm uàng cơm bac nha ta

Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người” “Vang ảnh uàng anh

' Có phải uợ anh Chui vao tay do”

Trong truyện kể dân gian, hầu như không có những đoạn

miêu tả cảnh thiên nhiên, chỉ đôi chỗ những hình ảnh, những

nh vật được nhắc đến trong lời kể, mà thiên nhiên, không gian @n thực vẫn hiện lên trước mắt người nghe Một làng quê

“hanh bình yên ả, trong đó có những hình ảnh quen thuộc đậm 5hong vị nông thôn Viet Nam : Cay da, giếng nước, ngày hộ àng, những cánh đồng bát ngát Không gian ấy bình dị, yên tĩnh

aang dam dấu ấn dân tộc Ngữ diệu ngôn ngữ dân gian đã gợi

“hững hình ảnh, làm cho cảnh thiên nhiên trong truyện trở nên =ống động, phong phú đã làm nên những phẩm chất tâm hồn €ễm

Trang 7

Nhìn chung, truyện dân gian có những giá trị nghệ thuật rất độc đáo Những hình tượng nghệ thuật, những cốt truyện, kết cấu, những nhân vật con người được kì diệu hoá và nhân vật thần kì, không gian và thời gian nghệ thuật của mỗi thể loại truyện đều tạo sức hấp dẫn riêng Vì vậy, khi kể chuyện dân gian, cô giáo cẩn biết cách trân trọng những giá trị thẩm mĩ ấy, đem nó đến cho người nghe

Như vậy, truyện dân gian là những tác phẩm truyền miệng trong nhân dân, được hình thành nơi cửa miệng những nghệ sĩ tài năng khi họ trực tiếp nói chuyện với người nghe Bản thân chữ “truyện” cũng là bắt nguồn từ chữ “nói chuyện” mà ra Trong suốt bao nhiêu thế kỉ truyền từ miệng ngư:

người khác, từ thế hệ này sang thế hệ kháe, truyện dân gian vẫn giữ được vị trí của nó trong nền văn học mỗi một dân éi

được những hình thức kết cấu truyền thống chặt chẽ, sự liên kết mạch lạc và một ngôn ngữ diễn cảm Ngữ điệu của ngôn ngữ dân gian trong lúc nói có sức thuyết phục hơn khi đọc sách, vì thế truyện dân gian phải đem ra kể bằng miệng cho các em nghe để các em học được cách nói của nhân dân và cảm nhận được những 'tư tưởng, tình cảm truyền thống, nền văn hoá của dân tộc

"Truyện cổ dân gian dành cho các em rất phong phú về thể loại : thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn Điểm nổi bật

trong nội dung những truyện ấy là niểm lạc quan hỉ vọng, lối kết

thúc có hậu Vì vậy, giọng điệu chính của truyện kể dân gian là

trong sáng, là yêu đời, sảng khoái có pha chút huyền bí, hài hước, hóm hỉnh Những điều này đặc biệt quan trọng đối với cô

giáo mẫu giáo trong việc đem truyện kể dân gian đến cho trẻ em * Ngoài những truyện dân gian thường kể cho trẻ nghe, một

thể loại tiêu biểu nữa được trẻ em yêu thích trong chương trình

làm quen với văn học đó là truyện đồng thoại

Đồng thoại là thể truyện cho trẻ em, trong đó loài vật và các

vật vô trì được nhân cách hoá để tạo nên một thế giới thần kì;

Trang 8

nơ tưởng, nhân vật chính thường là các loài vật và các vật vô trí

ô giác được nhân cách hoá để tạo nên một thế giới vừa hư vừa

hực Qua cái thế giới vừa hư vừa thực đó, truyện đồng thoại

nhằm biểu hiện cuộc sống sinh hoạt của xã hội loài người, nó làm iàu vốn sống cho tr

‘Truyén đồng thoại có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp trẻ nhận

hức thế giới Truyện nói về thế giới động vật gần gũi, nên nó

tung cấp cho trẻ những trì thức về môi trường tự nhiên Trẻ biết

ên gọi, đặc điểm của vơ vàn các lồi động vat sống trong nhà

tũng như loài động vật sống trên rừng như : hươu, nai đến các ; sống dưới nước Qua ngồi bút miêu tả của tác giả,

cồn nắm được tập tính và môi trường sống của chúng, hiểu

nột số hiện tượng tự nhiên hết sức thú vị như : mực phun ra

thất có màu đen để lần trốn kẻ thù, bạch tuộc có những cánh tay

lài và có thể thay đổi màu da theo màu sắc của từng vùng nước

Truyện “Mực con tim me”) hay hiện tượng nòng nọc đứt đuôi

thành nhái bén (Truyện “Trong một hé nước” = Võ Quảng)

Trong truyện đồng thoại, tất cả thế giới động vật, cổ cây, hoa á đều có linh hồn Mỗi câu chuyện đều nhen lên ở trẻ tình yêu

n nhiên, cuộc sống khiến trẻ có thể hoà mình với những

xang viết, hoà mình vào thế giới thiên nhiên để nghe tiếng rì rào

tủa con suối, để bay lên bầu trời đi chơi cùng giọt nước tí xíu,

ghe tiếng hót của cbìm hoàng yến, hay đi xuống lòng biển phiêu

tru trong thế giới huyền diệu của san hô Điều đó làm giàu thêm tiến thức, phong phú đời sống tâm hồn của trẻ

Những kiến thức tìm thấy từ những câu chuyện này thôi “húc trí tò mò, lòng ham hiểu biết muốn khám phá thế giới tự “hiên xung quanh của trẻ

Qua các hình tượng nhân vật trong truyện đồng thoại, trẻ

“hận ra mối quan hệ con người trong xã hội, tình cảm cao đẹp

“ia con người với con người Đó là tình cảm gia đình như truyện “Mắt giếc đỏ hoe” — Võ Quảng, “Bổ nông có hiếu" — Phong Thụ,

oài động vật bay trên trời như chim, đại bằn/ như rùa, cá, mực, bạch tude

Trang 9

“Đôi bạn tốt” ~ Thu Thủy sưu tầm, “Sẻ con tìm bạn” — Bích Hồng, “Trong một hồ nước” ~ Võ Quảng và rất nhiều những tình cảm cao quý khác nữa như cách cư xử tế nhị giữa dông loại, tình cảm gắn bó giữa những con người lao động, tỉnh thần tập thể (ruyện *Những chiếc áo ấm” — Võ Quảng) Từ nhận thức, cảm xúc sẽ phát triển ở trẻ những tình cảm đạo đức Những tình cảm đó sẽ mang đến cho các em sức mạnh, những niềm vui trong cuộc sống, làm

bừng cháy lên ngọn lửa yêu thương trong các em Với đặc trưng

thể loại, truyện đã đem đến cho trẻ những giá trị nhân văn cao

quý, những bài học làm người một cách nhẹ nhàng mà sâu sắc từ

đó trẻ tự giác xây đựng, củng cố những thói quen hành vỉ dao dite

“Trong truyện đổng thoại, tính chất mơ tưởng hoặc khoa

trương là yếu tố không thể thiếu Sự tung hoành của trí tưởng

tượng là một thuộc tính cơ bản khiến truyện để tác dộng trực

tiếp vào trẻ em, làm phong phú, làm cho trí tưởng tượng của các

em phải hoạt dong “Tưởng tượng trong đồng thoại đều được xây

dựng, bắt nguồn từ thực tế dù rất xa xôi hoặc từ một thói quen về tập tụe nào đó cho nên nó cũng dễ đi vào các em và các em đón nhận nó một cách rất tự nhiên, thích thú

Đồng thoại gần gũi với trẻ thơ còn bởi lối viết ngắn gọn vui tươi, dí dồm, với nhiều yếu tố bất ngờ thú vị Nó dem đến ch

trẻ những ước mơ bay bổng, những xúc cảm thẩm mĩ về thế giớ

tự nhiên

Ngôn ngữ trong đồng thoại trong sáng, giản đị giàu tính tạc hình nhờ việc sử dụng nhiều từ ngữ miêu tả âm thanh, màu: sắt với những biện pháp sơ sánh đặc biét, gitip tré em dé dang hint

dung đặc điểm của sự vật, hiện tượng Nó cung cấp cho các en

vốn từ giàu đẹp với đầy dủ cơ cấu thể loại, nhận rõ tính chín]

xác của từ, sự hoàn hảo của các câu và văn phong trong sang giản dị Trong “Đàn chim gáy”, Tơ Hồi dã viết : 'Những coi

chim gáy hiển lành béo nục, đôi mắt nâu trầm ngâm ngơ ngá

nhìn xa”, những con chim chích “hai chân bằng hai chiếc tăm Qua ngôn: ngữ dong thoại, tr con học aise lối diễn đạt neon ng

Trang 10

Truyện *Chú đê đen” là một truyện đồng thoại nằm trong, chương trình chăm sóc giáo dục trẻ em được trẻ rất yêu thích, các tô giáo kể và còn thường chuyển thể tác phẩm sang kịch bản để

tổ chức cho trẻ chơi trò chơi đóng kịch

Một con sói ngôi sẵn ở đó, thấy dê đì qua nó quát hồi :

~ Dé hia, mày đi đâu ?

~_ Tao đi tìm hẻ nào hay gây sự đây — Mày có gì ở chắn ?

~ Chân thép của tao có móng bằng đồng

= Trên đầu mày có gi?

— Trên đầu tao có đôi sừng bằng kim cương: Sối lại hỏi tiếp :

— Bay git’ may hay trả lời tao : Tìm mày thế nào ?

— Trdi tim thép của tao bảo tao : Hãy cắm đôi sừng bằng kim cương uào bụng mày Này sói, hãy xem day !

Sói sợ quá, uội uàng chuôn thằng

Trong quá trình tổ chức hoạt động kể cho trẻ nghe truyện,

agoài việc hình thành sự tập trung, chú ý có chủ định, cô giáo

on, phát triển tính tích cực cá nhân, các kĩ năng tư duy cho trẻ

pằng việc trao đổi với các em về tác phẩm Quá trình trao đổi, trẻ

:ẽ cố gắng thể hiện một cách rõ ràng, mạch lạc suy nghĩ của

nình Đó cũng chính là ý nghĩa lớn của hoạt động, kể cho trẻ

\ghe truyện ở trường mầm non, nó sẽ góp phần giáo dục, đào,

lo, phát triển trẻ em

2 Cách thức thực hiện

“Kể chuyện có nghệ thuật theo nội dung tác phẩm văn học, aay một phần của tác phẩm đó, chính là truyền đạt không cần

shải kể đúng lại từng từ: Kể có tính chất sáng tạo, người kể có hể hồ trộn ngơn ngữ của mình vào ngôn ngữ tác phẩm, thể

ign mối quan hệ riêng và phong cách kể riêng của mình với tác in i SS

Trang 11

cắm bởi ngữ điệu biểu cảm khi kể làm cho lượng thông tin được

giãn ra, trẻ đỡ căng thẳng khi theo dõi Trước mắt các em những

hình tượng sẽ hiện ra như thật, cá tính và hành vi các nhân vật

được vẽ ra rõ nét hơn Khi kể, ngoài lời văn của truyện, bộ mặt,

nét mặt, cử chỉ và mối giao cảm trực tiếp của người kể với người nghe cũng như phản ứng đáp lại của thính giả nhỏ tuổi đóng một vai trò to lớn

“Thực hiện nhiệm vụ kể cho trẻ nghe truyện, cô giáo với tư cách

là người truyền đạt tác phẩm phải căn cứ vào tác phẩm có giá trị

phù hợp chủ để, chủ điểm, với nhiệm vụ giáo dục được xác định mà lựa chọn Nghiên cứu tác phẩm, xem tác phẩm đó thuộc thể loại nào, suy nghĩ kĩ về ý tưởng của tác giả dưới mỗi dòng chữ để

nắm được nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật tác phẩm là một yêu cầu không thể thiếu trước khi tiến hành việc kể tác phẩm Cô

giáo phải thấu hiểu và nắm rất vững tác phẩm, bởi cơ sở của công

tái tạo chân thực một tác phẩm chính là những tư tưởng và

tình cảm của người kể, chúng được xác định trong quá trình người kể nghiền ngẫm, nghiên cứu nội dung tác phẩm đó Công

việc này giúp cho cô giáo xác định được những phương tiện diễn cảm tương ứng để trình bày tác phẩm sáng tạo có nghệ thuật

Một điều quan trọng là phải làm sao cho tác phẩm văn học

được thể hiện chân thực với đối tượng trẻ em, tác động được đến

tình cảm của các em Chỉ khi đó nó mới đi vào ý thức, gây được ấn tượng bền vững trong từng em Sự nhạy cảm, sự quan tâm

đến chủ định của tác giả, đến nội dung nghệ thuật của truyện kể

sẽ giúp người kể xác định được giọng điệu tác phẩm Trên cơ sở đó, tìm ra được ngữ điệu đúng, cái sẽ mang đến cho người kể sinh khí

Sau đó, cô giáo xác định phương pháp chính và các

phương pháp kết hợp, vận dụng nó vào quá trình kể chuyện Để cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm, giúp trẻ trì giác tác phẩm, cô giáo cân kể chuyện diễn cảm kết hợp với các hình thức nghệ thuật khác để trình bày tác phẩm (vận dụng phương pháp cơ bản “Đọc

CS CS S221 1A

Trang 12

Trước khi thực hiện việc kể chuyện diễn cảm, cô giáo cần tạo

ra môi trường kể chuyện với những màu sắc rất riêng phù hợp với từng truyện để cuốn hút trẻ vào thụ cảm tác phẩm Truyền thuyết mang âm hưởng sử thi hào hùng được người xưa kể trong không gian rộng, giữa quảng trường rộng lớn, trên sân khấu

vòng tròn Truyện cổ thường được kể trong không gian hẹp,

trong căn phòng ấm cúng, bên bếp lửa Ở trường mầm non, cô nên chú ý đến những yếu tố này để chọn hoàn cảnh kể, thời

gì:

điểm kể cho phù hợp Đối với truyện cổ tích, có thể tạo không gian huyền ảo bằng việc bật một ngọn đèn, hoặc một bếp lửa giả, cửa hơi khép lại, cô giáo và trẻ ngồi quây quần bên nhau dần dan dua trẻ vào môi trường cổ tích rồi kể Với truyện “Thạch

Sanh”, chúng ta có thể dựng một bức phông màn có cây đa to và cô giáo có thể mào đầu truyện “Ngày xửa ngày xưa, ở gốc cây đa này, có một chàng trai tên là Thạch Sanh, ngày đi kiếm củi, tối

về ngủ lạ

Một điều không thể thiếu trong hoạt động kể chuyện là cô giáo phải giới thiệu tên truyện gắn với thể loại, tên tác giả (nếu có) : “Hôm nay cô sẽ kể chuyện cổ tích Cây khế” để trẻ biết gọi tên tác phẩm, nhớ và dẫn từng bước nhận ra được văn học nghệ thuật với các thể loại quen thuộc Điều này rất có ý nghĩa trong việc giáo dục nghệ thuật cho trẻ Giới thiệu tên tác phẩm cho trẻ làm quen, cô giáo thể hiện sự say sưa như một người ham thích

truyện, thích kể chuyện Mục đích là để trẻ tập trung chú ý, khơi

sợi hứng thú chờ đợi

Khi kể diễn cảm, cần lưu ý rằng truyện bao giờ cũng có tình :iết, tức là có một câu chuyện làm nồng cốt, trong đó có những, sự việc đang xảy ra, đang diễn biến, có sự tham gia của những ›on người với những hành động, ngôn ngữ, tâm trạng, tính cách rong mối quan hệ với thiên nhiên, hoàn cảnh xã hội và trong,

“ối quan hệ với nhau Truyện dân gian cũng du hành trên cỗ xe

;ủa tình tiết Mặc dù sự truyền miệng qua không gian và thời sian nhưng thường thường, cáo tình tiết chính vẫn còn giữ được,

Rests enc eosin )D SG Q60) —

Trang 13

tụng truyện dân gian thường vì tỉnh tiết hấp dẫn, kì diệ

đó hình tượng nhân vật được khắc hoạ một cách hiển hiện và ý

nghĩa của tác phẩm được bộc lộ một cách mạnh mẽ Trong văn học, ít có những hình ảnh nào có sức mạnh lớn lao và vẻ đẹp như những hình ảnh do nhân dân tưởng tượng ra trong truyện

truyền thuyết dân gian như cậu bé Phù Đổng ăn cơm mãi không

no mà vươn vai một cái trở thành người khổng lỗ đi đánh giặc ; đã có hình ảnh vợ chồng, anh em tiết nghĩa nào đẹp bằng hình

ảnh trầu cau và vôi quấn quýt bên nhau trong truyện cổ tích “Sự tích trầu cau” ; đã có hình ảnh người vợ nào trong tiểu thuyết

của ta mà so sánh được với nàng Tô Thị đứng ôm con chờ chồng cho đến hoá thành đá Những hình tượng kì diệu và cốt truyện

hết sức điển hình như vậy đã làm cho truyện cổ tích không cần

ghỉ thành lời văn hay mà vẫn eó sức sống được mãi

Sự tồn tại của tình tiết (hay còn gọi là cốt truyện) là một đặc

trưng căn bản của bất cứ truyện dân gian hay hiện đại, điều này người kể chuyện cần nhớ Nhưng khi kể diễn cảm thì cô giáo có

thể nhấn vào những tình tiết chính hoặc lướt qua những tình

tiết không làm ảnh hưởng đến việc hiểu nội dung cũng như việc

tiếp thu ngôn ngữ nghệ thuật của trẻ Tuy nhiên, nếu cô giáo chỉ

chú ý đến việc cho trẻ ghi nhớ cốt truyện hoặc thêm thắt các chi tiết rườm rà, bỏ đi những tình tiết, những câu văn có hình ảnh,

gợi cảm, thì truyện kể sẽ chỉ là bộ xương khô khốc, vô hồn

Tình tiết là sự việc, là biến cố đang vận động, đang phát

triển, nhưng trung tâm của sự việc, của biến cố là con người,

trung tâm của tình tiết là nhân vật Điều quan tâm muôn thuở

nhất của văn học là số phận con người Truyện kể về con người,

về vận mệnh, số phận của những con người Trong truyện dân

gian, tình tiết gắn chặt với nhân vật không rời, cứ theo hành

động nhân vật thì sẽ là nội dung cốt truyện

Nhân vật trong truyện dân gian thường có tính chất đơn thuần, hoặc tốt hoặc xấu rõ rột, ít nhân vật đa dạng, phức tạp,

mau thuẫn, Sức hấp dẫn của truyện dân gian thường dựa vào sự: `5

Trang 14

nhiên, có nhiều yếu tố tình cờ xen vào câu chuyện làm động lực

\o sự phát triển của truyện Yếu tố tình cờ rõ rệt nhất là vai trò

trời, phật, thần, tiên như những lực lượng bên ngoài can: vào công việc của con người để giải quyết tất cả các vấn để c rối khi cần Sức hấp dẫn của các hình tượng nhân vật trong ruyện dân gian thường dựa vào sự phóng đại, kì diệu, lãng mạn Ji dụ : Sơn Tỉnh hoá phép núi cao lên để ngăn nước, Thánh 5ióng vươn mình lớn vụt lên để đi đánh giặc, cơ Tấm hố thành

on chim Vang anh, Mj Châu chết, máu trở thành hạt trai dưới

iển Cô giáo cần đặc biệt lưu ý đến những yếu tố đó trong khi

ể chuyện để những hình tượng nghệ thuật giàu chất lãng man tây in sâu đậm trong tâm trí của tuổi thơ,

“Trong quá trình phát triển của văn học, nghệ thuật xây dựng

thân vật của truyện ngày càng phát triển Truyện đi sâu vào

niêu tả thế giới nội tâm, các diễn biến tâm lú, các sắc thái tâm tư

ủa con người với những chỉ tiết chân thực, gần giống như trong lồi sống thực Truyện đồng thoại đã thể hiện những nét đó

Tời kể chuyện là yếu tố rất quan trọng Cốt truyện, nhân vật, oàn bộ hình tượng của truyện được dệt nên qua lời kể đó Lời kể nột mặt là phương tiện để phần ánh cuộc sống thành hình tượng

rong truyện, mặt khác cũng là phương tiện để biểu hiện thái độ,

Inh cảm, tư tưởng, sự đánh giá của tác giả đổi với cuộc sống lột truyện hay còn do bản thân nội dung câu chuyện, đồng thời

ồn do cách kể chuyện Đó là vì lời kể thể biện cách nhìn, cách

ghĩ, cách nhận xét, đánh giá, nói chung là thể hiện thái độ của gười kể đối với sự việc và con người trong truyện, cái mà

„Tônxtôi gọi là “thái độ đạo đức độc đáo của tác giả”-

Như vậy, khi kể chuyện, cô giáo cân căn cứ vào diễn biến tâm rạng của nhân vật, hành động của nhân vật, bối cảnh xảy ra cá

inh tiết đó mà thể hiện ngữ điệu giọng phù hợp Cùng một nhân

ật nhưng trong các bối cảnh khác nhau, sắc thái ngữ điệu được

hể hiện khác nhau Ví dụ trong truyện cổ tích “Tếm Cam”, lic

'ấm hát gọi bống, cô giáo phải thể hiện được tình cảm yêu

nae recta mate SL ae Amid the thigk «=

Trang 15

iy

“Bong bong bang bang

Tên Gn com vang com bac nha ta

Ché Gn com ham chao hoa nhà người.”

n, mâu thuẫn giữa Tấm

là gay gắt,

Nhưng dến tiến trình hai của tru

và Cám đã lên đến đỉnh điểm thì ngữ điệu lúc nà

quyết liệt :

*Phơi áo chồng tao thì phơi bằng sào

Chớ phơi bờ rào rách áo chồng tao.”

Hay trong truyện đồng thoại “Chú đê den”, giọng sói hống hách, hung hãng quát nạt khi gặp đê trắng nhút nhát, yếu duối

Nhưng khi gặp dê đen dũng cảm, giọng sói thay đổi từ quát nạt

đến yếu dẫn, hốt hoảng, sợ hãi Trong truyện “Cô bé quàng khăn đỏ” hoặc trong “Dé con nhanh trí”, giọng sói lại dược thể hiện ngược lại Chó sói nói rất nhẹ nhàng, ngon ngọt, biểu lộ tình thân ái để đánh lừa cô bé và rất dịu dàng khi bắt chước giọng dê mẹ Ngữ điệu giúp cho người nghe hình dung được diện mạo, cá tính phẩm chất của các nhân vật, thể hiện qua cách lên giọng, xuống giọng, nhấn mạnh, chú ý chỗ ngừng nghỉ

Khi kể, cần chú ý một số kĩ thuật thể hiện như cường độ,

nhịp độ, ngắt giọng Có lúc cường độ giọng nhỏ khi thể hiện

tình cảm, sự âu yếm thân mật : “Dê mẹ âu yếm ôm con vào lòng, thơm lên đầu con và khen con của mẹ ngoan lắm.” Khi miêu tả

tiếng loa để tìm người cứu nước của sứ giả : "Loa ! Loa ! Loa †

Giặc Ân sang cướp nước ta Ai là người tài giỏi hãy ra giúp nước Loa ! Loa | Loa ! " thì cần phải lớn giọng

Hay khi kể chuyện “Sự tích hồ Gươm” đến doạn :

*Trong lúc mấy, người dang bàn tán thì bông từ mặt nước tiếng nói uang lên :

\L- 7g là Long Quân đây, Thấy Lê Lợi quyết tâm đánh giặc

Minh cứu nước, ta cho Lê Lợi mượn gươm thân để diệt giặc Cac

ngươi mang thanh gươm này vé dâng cho Lê Lợi

LÍ Đột nhiên nghe tiếng nói lạ, tả mẩy người lính hoảng hot

Trang 16

~ Đây là thanh gươm rất quy, nếu biết sử dụng th nó sẽ giúp ê Lợi uà các ngươi đánh thăng giặc Minh Nếu không biết sử

ung thì nó cũng sẽ tẩm thường như mọi thanh guom khác Ta

nở tài của Lê Lợi, tin ở sức mạnh của nhân dân nên ta cho

lượn Các ngươi hãy mang gươm uễ dâng cho Lê Lợi”

Cường độ tiếng nói của Long Quân phải cao hơn, to hơn, anh hơn đoạn dầu và doạn kết

Cường độ giọng còn cần phải tương ứng với không gian số

fợng trẻ nghe truyện

Kể chuyện phải có nhịp diệu Nhịp điệu thể hiện trong sự:

hát triển của những chỉ tiết, kết cấu, tương ứng với hành động

hân vật, cả trong ngôn ngữ của truyện Như vậy, cách trình bày ủa người kể cũng có thể nhanh, chậm, tạo một tâm lí lôi cuối

gười nghe Trong "Tấm Cám”, ta có thể kể với nhịp độ nhanh

én dập đoạn Tấm biến hoá liên tục lúc thì biển thành chim

ang anh, lúc thành cây xoan dào, thành khung cửi thể hiện df gay go quyết liệt để dành sự sống, dành hạnh phúc của Tấm

rước những hành động đen tối, tàn ác không kém phần quyết

ệt của mẹ con Cám

‘Trong truyén “Thanh Gióng”, khi kể đến doạn Gióng phi ngựa

a trận đánh giặc Ân, phải kể với nhịp điệu nhanh, thôi thức

*Gióng đội nón, cằm gậy nhảy phốc lên ngựa Ngực sắt hi

ang phun ra lita réi phong nue bay ra trận Lúc đó, giặc Âm tang tràn đi khắp nơi giết người cướp của Gióng thúc ngựa phi

hằng uào quân giặc Gậy sắt ung lên như ánh chúp đánh: xuống

lẩu giặc, ngựa sắt phun lửa thiêu lũ giặc ra tro Bong nhién cay

đây sắt của Gióng bị gãy Gióng nhổ từng bụi tre ben đường quất đã bụi uào đầu giặc Giặc Ân thua chạy lan tao, xáo giặc ngổi

gang khắp nơi"

Đến đoạn tiếp theo phải kể với giọng chậm lại :

“Dinh xong giặc Ân, Gióng cười ngựa qua làng Phi Dong,

hào từ biệt mẹ giả, rồi cả người uà ngựa bay thẳng lên nói Sốc

Trang 17

Neat giong 1a sự ngừng nghỉ, nhấn giọng trong giây lát khi

đọc, khi kể tác phẩm Ngắt giọng là để nhấn mạnh vào ý, vào từ

nào đó để gây bất ngờ, hồi hộp cho người nghe, để chuyển từ

đoạn này sang đoạn khác

Sự kết hợp điệu bộ, cử chỉ, nét mặt trong khi kể diễn cảm cần

hết sức tự nhiên, tránh khoa trương thái quá Cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, dáng vẻ là sự nối tiếp câu chuyện do nội dung truyện 'và tâm hồn người kể tạo ra, nó giúp cho trề em hình dung ra một

cách đầy đủ hình tượng tác phẩm

Khi kể chuyện, cần chú ý vào giao tiếp giữa cô giáo với các

em Điều này cần được lưu ý cả trong các hoạt động đọc thơ, truyện ở trường mầm non Trong việc giao tiếp với các em, vai trò chủ yếu và quyết định là đôi mắt của người trình bày, trong

đó phản ánh được những sắc thái tình cảm, nội tâm tỉnh tế nhất

“Trong những ánh mắt của người nghe, dù đó là người lớn hay trẻ em, người trình bày bao giờ cũng tìm thấy sự phản ánh mức độ

quan tâm đến tác phẩm mà họ đang nghe Qua đôi mắt của

người trình bày tác phẩm và đôi mắt của các thính giả nhỏ tuổi,

chúng ta sẽ tìm thấy ở đó sự giao hoà tiếng nói nghệ thuật Về eơ bản, sự giao tiếp này phải được hiểu là sự tiếp xúc thường xuyên bên trong giữa những người trình bày và người nghe, sự tiếp xúc xuất hiện trong quá trình dùng nghệ thuật tác động đến

trí tuệ và tình cảm của người nghe, là nguyện vọng của người kể muốn buộc các em nhỏ nhìn thấy những cái đang nói tới, hiểu

được tư tưởng câu chuyện, đánh giá được những sự kiện xảy ra,

những hành động của nhân vật buộc các em phải suy nghĩ, phải

vui buồn, phải cùng hồi hộp với người kể, phải tìn tưởng vào

những điều đã nghe: Đây cũng là điều cần lưu ý khi tiến hành

những hoạt động đọc tác phẩm văn học cho các em nghe và tổ chức cho trẻ đọc, kể lại tác phẩm

Ngoài việc sử dụng lồi kể chuyện diễn cảm, trong quá trình kể, cô giáo có thể kết hợp với âm thanh âm nhạc phù hợp với Eiọng điệu, ngữ điệu truyện kể, Cô giáo kể diễn cảm trên nền =

Trang 18

ngắt nghỉ khi thể hiện tâm trạng nhân vật hỗ trợ cho sự cảm thụ

văn học của trẻ

'ể diễn cảm kết hợp với trao đổi gợi mở để phát triển làm

sâu sắc quá trình nhận thức của trẻ Đây là sự kết hợp giữa các phương pháp cơ bản trong quá trình tổ chức hoạt động làm quen

văn học ở trường mầm non nói chung và kể cho trẻ nghe truyện

iêng Việc trao đổi với trẻ về tác phẩm có thể tiến hành ở

xen vào giữa những lần kể hoặc củng cố kết thúc hoạt động Mở đầu hoạt động kể chuyện, cô giáo trò chuyện, thăm d¿ ‘Cac cháu đã được nghe kể chuyện cổ tích chưa ? Các cháu đã

được nghe và biết truyện cổ tích nào rồi ? Cháu có thích không

và nhớ được những gì nào ? Bây giờ thì lắng nghe cô kể chuyện

[Tam Cam nhé !” Dụng ý tạo không khí, tập trung nghe truyện,

thăm đò mức độ quen thuộc của trẻ với truyện Căn cứ vào mục

tích yêu cầu của hoạt động kể chuyện trên những dạng thức tiết

học, cô giáo trao đổi với trẻ bằng hệ thống câu hồi về tác phẩm Đô có thể hỏi : “Trong truyện Tấm Cứm có những nhân vật nào ?”,

“Tấm và Cám trong truyện là người như thế nào ? Tại sao cháu

ai nghĩ như vậy nhỉ ?” hoặc “Cháu có nhận xót gì về hai nhân

vat Tam và Cám trong truyện cô vừa kể ?” Ở những câu hồi

xày, cô giáo vừa cho trẻ nắm được nội dung truyện, hình thành

én thao tác tư duy so sánh, bước đầu biết phân tích, tổng xợp, khái quát

'Kể diễn cảm sáng tạo kết hợp với đọc Nghệ thuật kể chuyện

liễn cắm cho phép kể chuyện kết hợp với trích đoạn đọc dién

tầm Trong quá trình kể diễn cảm truyện “Tấm ám”, cô giáo

tết hợp đọc với nhịp độ nhanh đoạn hoá thân chuyển tiếp liên tục của Tấm, tạo ra thế giới hoang đường kì lạ, in đậm màu: sắc

‘ham mĩ : Tấm hoá thành chỉm vàng anh , Cám xình lúc vắng

3óp chết chim vàng anh, nướng cho mèo ăn, còn lông chim đem

hôn sâu ngoài vườn ở chỗ lông chim mọc lên một cây xoan đào

‘hat dep , Cam chặt cây đi, lấy gỗ xoan đào đóng khung cồi

đếng kêu “Cót ca cót két, Lấy tranh chồng chị, chi khoét mat ra” Mowe ave

Trang 19

Kể diễn cảm kết hợp với giải thích, thay thế từ ngữ khó hiểt để phát triển ngôn ngữ : “Ngày xửa ngày xưa, đã /đư lắm rồi, ở

một làng nọ, trong một ngôi nhà nhỏ có hai chị em cùng cha khác mẹ tên là Tấm và Cám”

Kể diễn cảm kết hợp với sử dụng trực quan Phương tiện

trực quan sử dụng để kể chuyện rất phong phú, dòi hỏi cô giáo

cân biết lựa chọn một đến hai loại trực quan cần thiết và phù hợp nhất cho hoạt động kể, tránh ôm đồm, lạm dụng, rối rắm

'Vì trực quan không thay thế được lời kể Lời kể là một hoạt động

ngôn ngữ đời sống gần gũi với lời nói hằng ngày, cần rèn luyện

ngôn ngữ nói cho trẻ Có thể sử dụng trực quan để gây hứng thú

mở đầu giờ học bằng việc đưa ra một bức tranh rực rỡ có nhân vật nào đó trong truyện kết hợp với câu mào đầu "Muốn biết nhân vật này như thế nào các cháu hãy lắng nghe cô kể” Trong

quá trình kể chuyện diễn cảm, cô giáo kết hợp sử dụng trực

quan là rối tay, hoặc là đổ chơi, hoặc là tranh minh hoạ nên

vào sau lần kể thứ ba hoặc thứ tư, hoặc giải thích từ mới tuỳ vào

mục đích hình thành, khác sâu, củng cố biểu tượng Việc sử

dụng trực quan cần được kết hợp nhuần nhuyễn với lời kể giàu

sức biểu cảm

Những trực quan là những bức tranh dùng để minh hoạ cần

khái quát, không dàn trải Ví dụ kể chuyện cổ tích Tấm Cám chỉ

cần khoảng sáu bức tranh với những tình tiết nghệ thuật rõ nét,

trọng tâm, gây được ấn tượng mạnh cho trẻ về tác phẩm Có thể là bức tranh vẽ có cô Tấm nâng trên tay con bống ngước mắt nhìn ông Bụt.; Cô Tấm thử hài ; Cô Tấm trên ngọn cau, mẹ con (Cám ở dưới gốc chặt cau ; Cô Tám biến thành chim Vang Anh bên vua ; Cô Tấm từ trong quả thị bước ra ; Vua nhận ra Tấm từ

miếng trầu têm cánh phượng trong quán nhỏ của bà hàng nước

Gòn truyện tranh nên cho trẻ xem ở góc đọc sách

Kể diễn cảm kết hợp với lời bình, giúp mở rộng làm phong phú truyện, đó là một cách kể sáng tạo Ví dụ : Tưởng giết được 'Tấm là mẹ con Cám thoả lòng ghen tức và Cám sẽ vào cung mà

Utne cl Livknw adv cone nhitng Pm ohdt vin shite hất ohuven

Trang 20

'ấm chết nhưng linh hồn Tấm hoá thành chim vàng anh bay vào ung vua để đối phó với mẹ con Cám

'ể diễn cảm tóm tắt toàn bộ truyện kết hợp với tranh vẽ làm

ình tượng trực quan Lần kể tóm tắt này truyện sẽ được rút gọn

ái quát, để trẻ nghe cái không được kể ra, để trẻ hiểu cái thông in tiểm ẩn, trẻ nhớ cốt truyện, hiểu nội dung và làm quen với hệ hống ngôn ngữ mới Hình tượng trực quan giúp trẻ đễ dàng đi vào ưởng tượng hình dung nối kết các hình ảnh diễn ra trong truyện

“Trong hoạt động kể chuyện ở trường mầm non, tích hợp các dung học để đạt những mục tiêu giáo dục được xác định đã

ầm cho hoạt động học mang nội dung phong phú, mở ra cho cô điều kiện chủ

ộ g sng tạo để nâng cao hiệu

uẩ hoạt động kể chuyện, giúp cho những hoạt động học trở nên hẹ nhàng uyển chuyển Tổ chức cho trẻ vẽ tranh sau khi nghe ể chuyện sẽ góp phần to lớn vào việc khắc sâu những biểu ượng, phát triển những tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mĩ,

iáo dục nghệ thuật cho trẻ Tranh vẽ thể hiện thế giới bên trong

ủa đứa trẻ, phát triển các kĩ năng vẽ của trẻ

'Trong quá trình kể chuyện, cô có thể kết hợp đưa yếu tố chơi

ể tạo ra động cơ và hứng thú học tập, giúp cho việc ghi nhớ tuyện, làm sâu sắc ấn tượng về những hình tượng nghệ thuật

tong tác phẩm Trò chơi “Nhổ củ cải” đã kích hoạt hoạt động học tột cách tích cực từ phía trẻ Trò chơi “Thử hài” khi kết thúc tuyện Tấm Cám có thể được tiến hành như sau : Sau những lân € diễn cảm kết hợp với các biện pháp khác để kết thúc tiến trình

ột của truyện, cô giáo tổ chức trò chơi bằng lồi trò chuyện : “Bây lồ các cháu có muốn làm hoàng hậu như cô Tấm không ? Cô

ing nhặt được một chiếc hài như của cô Tấm, ai thử vừa hài sẽ

Uge làm hoàng hậu, các cháu sửa lại trang phục lên thử hài Ao I” Tit học kết thúc trong không khí ngày hội Trò chơi này hắc sâu chỉ tiết mang tính quốc tế của truyện cổ tích dân gian

Trang 21

Như vậy, chơi là một cách học của trẻ Yếu tố chơi cần được đới hạn trong nội dung tri thức dạy Yếu tố chơi hay có thể gọi biện pháp có tính vui chơi trong hoạt động làm quen với văn học

cần bước ra từ tác phẩm và gắn với những tình tiết truyện Nội

dung chơi chứa trong tác phẩm, chủ thể chơi là trẻ bước vào cuộc

chơi thể nghiệm mình, với mong muốn được như nhân vật mình

yêu thích sẽ đem lại cho trẻ niểm vui lớn Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm trò chơi này và thấy rằng khi nhập cuộc chơi, trẻ em gái hồi hộp đưa chân vào thử hài, trẻ em trai cũng háo hức, chăm chú xem các bạn gái thử hài Các em đã sống với truyện kể bằng niềm tin thánh thiện :

“Rằng cô Tấm cũng uề làm hoàng hậu”

(Nguyễn Khoa Điểm)

'Trên đây là những phương pháp, biện pháp để kể chuyện cho

trẻ nghe ở trường mầm non Tuỳ từng tác phẩm với những đặc

trưng thể loại, tuỳ từng đối tượng trẻ em, mà cô giáo chọn lọc,

vận dụng cho phù hợp Những phương pháp, biện pháp này chưa

phải là giới hạn, nó sẽ được phát triển trong sự vận dụng sáng

tạo của các cô giáo Chúng tôi cũng lưu ý thêm rằng trong hoạt

động kể chuyện văn học, lời kể diễn cảm vẫn giữ vai trò chủ đạo, bởi vì qua lời kể của cô giáo, trẻ em sẽ được tiếp xúc với lời hay

ý đẹp, với những từ ngữ trong sáng, câu văn sinh động, giàu sức biểu cảm, có ý nghĩa lớn trong việc giáo dục, phát triển trẻ em

Doc va ké diễn cảm ngôn ngữ nghệ thuật sẽ là phương pháp cơ

bản, chủ đạo của những hoạt động làm quen với văn học khác ở

trường mầm non

'Việc tiến hành hoạt động kể chuyện cho trẻ nghe có thể được

tiến hành trong lớp trên những dạng thức tiết học- hoạt động

chung, trong các nhóm với những hứng thú mang đặc điểm cá tính riêng Có thể được tiến hành trên các hình thức tổ chức khác như trong các góc, trong sinh hoạt hằng ngày Dù bất kì dưới

hình thức nào, cô giáo cũng phải kể tác phẩm diễn cảm đúng với

'giọng điệu tác phẩm và hướng vào giải quyết các nhiệm vụ gìáo

Trang 22

CÂU HỎI

1 Mục đích, ý nghĩa của tổ chức hoạt động kể cho trẻ nghe truyện ?

Sho vi du minh hoa

2 Làm thế nào để tổ chức tốt hoạt động kể cho trẻ nghe truyện ? 3 Chị hãy xác định phương pháp chính để tổ chức hoạt động kể ho trẻ nghe truyện 2

4 Hãy soạn một giáo án và phân tích các phương pháp, biện pháp ử dụng trong giáo án 2

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐỌC TRUYỆN CHO TRỂ NGHE

Truyện dân gian thường dùng để kể, các thể loại truyện khác

hường dùng để đọc Ở trường mẫm non các em nhỏ rất thích thú

ghe cả truyện ngắn Trong nền văn học thiếu nhi, thể loại này

ược sử dụng khá rộng rãi Nội dung truyện ngắn dành cho các em Ất đa dạng, hình thức của nó cũng vậy Đối với các em, yếu tố

uan trọng trong truyện ngắn là tính cụ thể, là tình tiết gay cấn, ì những hình tượng rõ nét Tác giả truyện ngắn thường hướng tới hắc hoạ một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan ệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người, chính vì vậy trong nuyện ngắn thường rất ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp Nhân vat lyện ngắn thường là hiện thân của một trạng thái quan hệ xa

, ý thức xã hội, hoặc trạng thái tổn tại của con người

Nội dụng thể loại truyện ngắn có thể kể về một cuộc đời hay tột đoạn đời, một sự kiện hay một “chốc lát” trong cuộc sống

hân vật, cái chính của truyện ngắn không phải ở hệ thống sự

ién ma ở cái nhìn tự sự đối với cuộc đời

Chức năng của truyện ngắn nói chung là để nhận ra một

i@u gì Cái chính của truyện ngắn là gây một ấn tượng sâu đậm:

Ề cuộc đời và tình người

Tết cấu của truyện ngắn thường là một sự tương phần, liên

fone Rit whsn tate thuat thine 1A chim nha

Trang 23

Ngoài ra, giọng điệu, cái nhìn cũng hết sức quan trọng, làm

nên cái hay của truyện ngắn

Khác với truyện cổ tích, phần lớn truyện ngắn được đọc theo

sách, cũng đều phải diễn cảm, có nghệ thuật

1 Hoạt động đọc truyện với giáo dục trẻ em

Đọc truyện là sự truyền đạt trung thành tác phẩm, nên qua

nghe đọc truyện, trẻ được làm quen với văn học viết, được tiếp nhận nguyên vẹn cả nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm Sự chính xác về mặt ngôn ngữ khi đọc truyện cho phép trẻ lĩnh hội được vốn ngôn ngữ nghệ thuật phong phú, đa dạng với những từ ngữ trong sáng, giàu hình ảnh, âm thanh, màu sắc, những mẫu câu hoàn hảo với cách diễn đạt biểu cảm, hàm súc có sức lay động tâm hồn trẻ, đánh thức những xúc cảm, tình cảm

thẩm mĩ, khơi gợi liên tưởng, tưởng tượng Qua đó, trẻ có thể

nghe và nhìn thấy bức tranh cuộc sống muôn màu muôn vẻ *Những khu rừng trải ra uô tận dưới ánh trăng, sông hót lên niêm uui của mình Những sợi rong xanh biếc chập chờn Những con cá không muốn ngủ, cứ bơi lượn lấp lánh suốt đêm.” (Lồi ru của trăng - Xuân Quỳnh) Nghe đọc truyện, trẻ được tiếp xúc,

làm quen với văn bản nghệ thuật mạch lạc giàu sức biểu cm,

một văn bản có mối liên kết chặt chẽ giữa các từ, các câu thec một trình tự nội dung nhất định

Mỗi tác phẩm còn mở rộng hiểu biết cho các em về tự nhiêr

và xã hội Bằng những truyện ngắn, các tác giả đã đưa các em

vào thế giới thiên nhiên sinh động, mở rộng tầm hiểu biết chc các em, hướng dẫn các em hiểu được các hiện tượng thiér

nhiên, làm cho các em quen với những hiện tượng dễ hiểu trong

đời sống xã hội, tạo cho các em một khí sắc vui vẻ, sảng khoáš

Doc “Chui đỗ con”, trẻ nắm được quy luật phát triển của thế gié đhựoc vật từ khi là hạt cho đến lúc phát triển thành cây “Ghuyện của hoa phù dung”, trẻ được tìm hiểu về đặc tính củ

Trang 24

mò nó lại tài ba đến thế ? Nó biến màu như có phép lạ ấy 1 Sáng ~ nàu trắng, trưa — màu hông, chiều — mau dé” (Chuyén cha toa phù dụng — Nguyễn Thái Vận) Mỗi truyện ngắn, trong nó lều chứa đựng những vấn để đạo đức sâu sắc, có giá trị lớn lao rong việc giáo dục các em lòng yêu mến và thích thú tìm hiểu quê hương đất nước Từ trong nội dung các tác phẩm, trẻ học

tược những bài học đạo đức sâu sắc như sự kiên trì, chăm chỉ

qua “Giọng hót chỉm sơn ca”, tình thương yêu đồng loại trong Có một bầy hươu”, và rất nhiều những giá trị đạo đức truyén

hống tốt đẹp nữa trong các tác phẩm khác như lòng vị tha, sự

'an đảm, lòng hiếu thảo, sự biết ơn Từ đó, trẻ yêu mến văn lọc nước nhà

Quá trình nghe truyện, sự tập trung chú ý có chủ định, khả

xăng ghỉ nhớ của trẻ được rèn luyện, phát triển

Tạo ra khả năng đọc và hứng thú đọc cũng là một mục đích

hể hiện tính phát triển của hoạt động đọc truyện ở trường mầm aon, đặc biệt với trẻ 5 — 6 tuổi Qua quá trình đọc, dẫn dất trẻ

mm nhận tác phẩm, cô giáo đã nhen lên ở trẻ niềm say mê hứng tú “đọc” sách và hình thành khả năng đọc Nhiều lần được tiếp

túc với truyện đọc, dưới sự hướng dẫn của cô giáo, trẻ nhận ra

Shi cái trong từ, từ trong câu, rồi tập ghép chúng lại với nhau để đọc ra được những dòng chữ, Chính quá trình quan sát cô đọc,

trẻ đã học được cách ngồi đọc đứng tư thế, biết cách cầm sách,

mở sách, đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới Đây là những:

kĩ năng cần thiết để trả bước vào lớp Một

_ Như vậy, đọc truyện có một ý nghĩa đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo Đó chính là sự chuẩn bị để trẻ vững vàng, tự tỉn bước vào trường phổ thông 3 Cách thức thực hiện

Đọc truyện ngắn mà diễn cảm gây được ấn tượng như ý muốn tồn khó khăn hơn là kể chuyện cổ tích Nếu trong truyện cổ tích

ban than nội dung và hình thức của nó đã mang sẵn một số

Trang 25

ngữ điệu hội thoại sinh động, tính nhịp điệu, những định ngữ

nghệ thuật rất đẹp, tính chuẩn xác của ngôn ngữ dân gian thì trong truyện ngắn những phương tiện ấy lại khác Về cơ bản, truyện ngắn có tính hiện thực, tác giả lựa chọn nội dung truyện

trong thực tiễn đời sống xung quanh Sắc điệu cơ bản khi đọc

truyện ngắn là sắc điệu ngôn ngữ hội thoại bình thường, vì thế

khi trình bày phải sử dụng các ngữ điệu phong phú và da dang để dựng lại bức tranh âm thanh nghệ thuật của nó

Sau khi đã lựa chọn được tác phẩm hướng vào chủ để, chủ điểm với các nhiệm vụ giáo dục, cô giáo cần

dung tư tưởng, nghệ thuật của tác phẩm, thái độ của mình đối dung, với các nhân vật, các sự kiện, từ đó định ra giọng điệu chính của truyện và tiến hành đọc truyện cho trẻ nghe bằng

phương pháp đọc và kể tác phẩm có nghệ thuật

Trước khi đọc, cần tạo ra môi trường đọc phù hợp với tác

phẩm để cuốn hút trẻ nghe đọc Ví dụ có thể là một phông vẽ,

hoặc sắp đặt ở trong lớp khung cảnh khu rừng có những tia

nắng, với những con chim đậu trên cành cây để đọc “Giọng hót chim Sơn Ơa” Cô giáo trò chuyện mào đầu hoặc cho trẻ xem ảnh

táo giả, tranh bìa quyển truyện Sau khi giới thiệu tên truyện,

tên tác giả, cô giáo dắt trẻ vào câu chuyện : “Câu chuyện này nói

gì vậy ? Chúng ta sẽ tìm thấy trong quyển sách này ?”

Cô giáo đọc diễn cảm tác phẩm nhiều lần, khi đọc không giấu

diém tình cảm của mình, đồng thời giúp các em nhỏ, những thính giả cả tin hiểu đúng nội dung

Rất nhiều truyện ngắn thường cho ta nhiều biểu tượng về thị giác và thính giác Tất cả những cái đó người đọc phải tự mình nhìn thấy, phải truyền đạt được ý định của người viết và cho các em thấy được hình ảnh sống qua bức tranh âm thanh Đôi khi có những truyện ngắn đòi phải sử dụng nhiều nhịp độ giọng đọc khác nhau, có lúc phải đọc chậm, có lúc thì tăng lên nhanh hơn

Như vậy, người đọc phải hết sức chú ý đến nội dung tác phẩm và

phải chuẩn bị kĩ lưỡng mới có thể thể hiện hết tư tưởng của tác Sse ck a RR ate

Trang 26

Cũng cần lưu ý thêm rằng khi đọc tác phẩm tự sự phải tôn

trọng mạch lôgíc cốt truyện, khắc hoạ rõ nhân vật với những phẩm chất, tính cách qua các chỉ tiết nghệ thuật, qua ngôn ngữ Có khi từ một chỉ tiết tạo ra sự hấp dẫn của cốt truyện, có khi từ một sự kiện tạo ra tình huống

Đặc biệt chú ý nhấn vào những câu văn hay, mẫu mực, giàu hình ảnh, làm nổi rõ những đoạn miêu tả để trẻ cảm nhận được

vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học viết

Đọc truyện diễn cảm có nghệ thuật cần được tiến hành kết lợp với âm thanh, âm nhạc phù hợp với giọng điệu, âm sắc của

ác phẩm, tâm trạng của nhân vật Có thể là tiếng chim hót,

iếng suối chảy róc rách khi đọc “Giọng hót chim Sơn Ca”, một bản nhạc êm dịu khi đọc diễn cảm “Tài ru của trăng”

Trong khi tiến hành đọc truyện cho trẻ nghe, chúng ta cần

n hành trao đổi với trẻ về tác phẩm, Việc trao đổi có thể bắt

lầu khi mở đầu hoạt động đọc để gây tò mò, hứng thú, có khi

liễn ra sau những lần đọc để trẻ hiểu sâu sắc giá trị nội dung,

tình thức tác phẩm, giúp cho tư duy và ngôn ngữ của trẻ phát riển Đây là sự hợp tác cân thiết giữa cô và trẻ để trẻ tiếp thu lược những câu văn hay với những từ ngữ nghệ thuật giàu hình nh, giàu âm thanh màu sắc, biểu cảm và những bành động bộc 3 phẩm chất nhân vật Trong quá trình trao đổi, nhà sư phạm èn các thao tác tư duy, hướng dẫn trẻ so sánh, phân tích, tổng, gp khái quát hoá Đặc biệt, khả năng suy luận đơn giản sẽ là cơ

ở nảy nở đạng ban đầu của tư duy lôgíc ở trẻ mẫu giáo lớn

Hệ thống câu hỏi gợi mở có một ưu thế đặc biệt trong việc im sau sắc sự cảm thụ văn học, tích cực hoá ngôn ngữ và phát

ty tính sáng tạo của trễ

Ví dụ với truyện “Giọng hót chìm Sơn Ca”‹ Ngoài những câu

ỗi về tên tác phẩm, tác giả, nhân vật, về những câu văn hội

3oại hay cô giáo có thể dần dân đặt những câu hỏi như ;

Trang 27

+ Tác giả đã tả như thế nào mỗi khi Sơn Ơa hót ? (Gợi ý để trễ nói được những câu văn nghệ thuật : Mỗi khi Sơn Ca hót, cổ, cây, hoa lá rì rào hoà theo Dòng suối đang chảy róc rách cũng như muốn dừng lại để thưởng thức giọng hót mê li ấy )

+ Bạn chim Sẻ đã hỏi Sơn Ca như thế nào ? (Có phải ông

mặt trời đã cho bạn giọng hót hay ấy không, có phải cô

mây hồng đã cho bạn giọng hót hay không ?)

+ Sơn Ca đã trả lời như thế nào ? ( Không phải đâu bạn Sẻ

ạ, ông mặt trời chỉ cho tôi những tia nắng vàng rực rỡ,

ấm áp thôi ! ô mây hồng chỉ cho tôi những tảng bông êm dịu thôi J)

+ Để có giọng hót hay Sơn Ca đã phải làm như thế nào ?

(sau khi trẻ tranh luận, cô đọc trích dẫn đoạn : “Thỉnh

thoảng Sơn Ca lại nghiêng đầu lắng nghe

xào xạc, tiếng suối chảy róc rách Nghe rất kĩ rất lâu những âm thanh ấy rồi Sơn Ca mới bắt chước theo

sau đó cô gợi ý để trẻ nhất trí kết luận : Sơn Ca có giọng

hót hay là do luyện tập)

Hệ thống câu hỏi trên phức tạp dẫn, phù hợp với khả năng của trẻ Thông qua đó, trẻ lĩnh hội được những hình ảnh đẹp, những từ nghệ thuật như : Giọng hát mê li, suối chảy róc rách, cây cối xào xạc và cũng là bài học về tính kiên trì, chăm chỉ

Sau đó, cô có thể cho trẻ nghe băng ghỉ âm mô tả tiếng chim

Sơn Ca hót vang và yêu cầu trẻ bắt chước giọng hót chim Sơn Ca Đây là yếu tố chơi được kết hợp làm phong phú nội dung hoạt

động văn học và phát triển thính giác âm nhạc

Hỗ trợ cho việc đọc truyện diễn cảm là việc kết hợp sử dụng

trực quan, trong đó tranh minh hoạ truyện đọc có ý nghĩa rất lớn

cho việo cảm nhận những giá trị nội dung, đặc biệt là ngôn ngữ

nghệ thuật Những bức tranh mình hoạ thể hiện những hình tượng trong tác phẩm văn học nghệ thuật được c sẽ giáo sử dung

Trang 28

biểu cảm, đã làm rõ ràng những biểu tượng được hình thành ở

trẻ qua nghe đọc Hướng dẫn trẻ tri giác tranh tỉ mỉ, cô giáo chú ý tái hiện những câu văn hay, cần hướng dẫn trẻ sử dụng ngôn

từ nghệ thuật có trong tác phẩm để miêu tả bức tranh minh hoa -

Có như vậy, ngôn ngữ nghệ thuật mới dần trở thành sở hữu của trẻ, khiến chúng biết sử dụng một cách chủ động tích cực trong

cuộc sống và trong quá trình kể chuyện theo tranh, theo đồ chơi, theo kinh ng! , kể chuyện có tính chất nghệ thuật sau này

Sau những lần dọc, cô giáo lựa chọn trực quan phù hợp như tranh minh hoạ hoặc đổ chơi, con rối kết hợp với lời kể nhấn vào những tình tiết chính, những câu văn hay của truyện, hoặc

để giải thích từ mới Có thể coi đó là biện pháp được vận dụng

tiến hành trong quá trình tổ chức hoạt động đọc truyện, làm cho

hoạt động này trở nên sinh động, hấp dẫn, hiệu quả

‘Trén day la những phương pháp, biện pháp có thể vận dụng,

phối hợp tiến hành thực hiện nhiệm vụ đọc truyện cho trẻ nghe Như vậy, kết quả của hoạt động đọc truyện sẽ góp phần to lớn vào việc hình thành khả năng cảm thụ văn học, tích lũy vốn ngôn ngữ nghệ thuật làm giàu có kho tàng ngôn ngữ của trẻ và

các mặt giáo dục khác Hoạt động này góp phân tích cực, chuẩn bị cho trẻ bước vào trường phổ thông trong lĩnh vực ngôn ngữ

Bởi vậy, hoạt động đọc truyện cần thiết phải được tiến hành ở

trường mầm non trên mọi hình thức tổ chức

Ngoài hình thức đọc truyện ngắn trên dạng thức tiết học (hoạt động chung có chủ dích học tập), cô giáo cần tận dụng các

thời điểm trong ngày như : sinh hoạt chiều, giờ vui chơi, trước

khi trẻ ngủ, dạo chơi tham quan, trên các nhóm, ở các góc để

đọc cho trẻ nghe Tổ chức đọc dưới hình thức này,,nên tiến hành

thường xuyên đối với những truyện tranh, Cơ giáo đọc cho các ©m nghe, cùng cáo em xem tranh, trò chuyện phân tích về các

nhân vật thể hiện trên tranh vẽ Với khả năng bắt chước kì diệu,

trề em có thể thuộc những truyện tranh chỉ sau vài ba lần nghe £8 giáo đọc và chăm chú theo dõi tranh Chúng có thể đọc không Nw eos Ica Sen RS

Trang 29

giúp cho trẻ thêm hứng thú tìm hiểu văn học, hứng thú đối với việc đọc truyện, vốn từ tăng lên, trí nhớ được rèn luyện

CÂU HOI

1 Hoạt động đọc truyện cho trẻ nghe có vai trò như thế nào đối với việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ ?

` 2, Để có thể tổ chức tốt hoạt động đọc truyện cho trẻ nghe, nhà sư phạm cần phải làm gì ?

3: Từ những lí thuyết đã học được, chị hãy chọn và phân tích một giáo án đọc truyện cho trẻ nghe ở trường mầm non nơi chị làm việc ?

Ill TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY TRẺ KỂ LẠI TRUYỆN

1 Hoạt động dạy trẻ kể lại truyện với giáo dục trẻ em

Dạy trẻ kể lại truyện là một nội dung của chương trình làm

quen với văn học ở trường mầm non Đây là hoạt động cơ bản giúp trẻ rèn luyện thực hành, trải nghiệm nghệ thuật Nó có ý nghĩa lớn trong việc phát triển nhân cách, chuẩn bị cho trẻ bước vào trường phổ thông trong mọi lĩnh vực, nhất là lĩnh vực ngôn ngữ ˆ

Phát triển ngôn ngữ và giọng nói là một vấn để luôn được đặt

ra trước các cô giáo khi tổ chức hoạt động làm quen với văn học ở trường mầm non Trong ngôn ngữ nói chuyện hằng ngày, trẻ

em thể hiện tình cảm và suy nghĩ của chính mình Khi kể lại truyện, trẻ phải biết thể hiện tình cảm, suy nghĩ của tác giả và thái độ của mình đối với nội dung tác phẩm, trải nghiệm tình cẩm trong đó và thể hiện chúng bằng cách sử dụng những

'phương tiện biểu cảm như ngôn ngữ, nét mặt, ánh mất, cử chỉ,

điệu bộ Những kĩ năng mà chúng học được trong quá trình kổ

lại truyện diễn cảm như cách kể mỡ đầu, diễn biến, kết thức

Trang 30

sắm, nếu không điều chỉnh được hơi thở của mình Điều này

sing giúp trẻ tăng chất lượng ngôn ngữ nói Sức mạnh của ngôn

ngữ nói phụ thuộc trước tiên vào tính diễn cảm và mức độ thể hiện nội dung một cách đầy đủ, rõ ràng, đúng

Để thể hiện suy nghĩ dây đủ và chính xác, trẻ phải có vốn từ tương đối phong phú, khả năng sử dụng từ, những mệnh để với nghĩa đen và nghĩa bóng làm phong phú ngôn ngữ Những câu :huyện được trẻ kể lại với những vốn từ phong phú, câu văn giàu nình ảnh, những lời đối thoại gọn ghẽ, biểu cảm là mẫu mực !ề cách thể hiện ý nghĩ sẽ được trẻ ghi nhớ và đôi khi sử dụng 'húng trong giao tiếp Như vậy có nghĩa là trẻ đã không sử dụng

ứng một cách máy móc mà biết dùng nó một cách oó ý thức để

Ể hiện ý nghĩ, tình cảm của mình

Day trẻ kể lại truyện được coi là một phương pháp hiệu quả lể phát triển ngôn ngữ mạch lạc, một hình thức ngôn ngữ bậc 'ao rất cần có ở mỗi đứa trẻ Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho

là cần thiết và quan trọng để đảm bảo cho ngôn ngữ trở hành phương tiện giao tiếp Như chúng ta đã biết, khi vừa mới tinh ra, đứa trẻ là một cá thể, một cơ thể sinh học Nhưng ngay từ những giờ phút đầu tiên của cuộc đời, đứa trẻ đã là một thực

hể xã hội (Vư-gôt-xki), bé có khả năng giao tiếp với những gười xung quanh là phương tiện phi ngôn ngữ Nhưng chỉ nhờ 6 ngôn ngữ mạch lạc, trẻ mới có thể giao tiếp một cách đầy đủ, oàn vẹn nhất Ngôn ngữ mạch lạc là phương tiện vạn năng, đặc

sắc, trọn vẹn và có hiệu quả nhất của giao tiếp

hông những thế, trẻ phải hiểu và biết cách sử dụng những tỲ ngữ văn học nghệ thuật của tác giả chứa đựng trong mỗi tác shẩm văn học nghệ thuật Các cháu đã biết gìữ lại nhưng cầu

răn hay, những hình ảnh đẹp trong khi kể lại truyện Về sau, thi trẻ chuyển sang các hoạt động kể chuyện độc lập khác như :

tỂ chuyện theo tranh, theo kinh nghiệm, theo đổ chơi , chúng

Trang 31

quan trọng của quá trình tổ chức cho trẻ làm quen với văn học

nói chung và dạy trẻ kể lại truyện nói riêng

Ké lại truyện không chỉ là sự ghỉ nhớ một cách máy móc một

tác phẩm văn học, mà đó là sự tái tạo mang tính sáng tạo (làm

sống lại tác phẩm văn học), là quá trình rèn luyện, củng cố trí nhớ “Trí nhớ có chủ định làm giàu lời nói, phát triển tình cảm thẩm mũ của trẻ Trí nhớ có hình ảnh gắn với tưởng tượng, trí nhớ

bằng lời gắn với tư duy” (L P.Phê-đô-ren-kô, G.A.Phô-mi-trê~va,

'V.K.Lô-ma-rép Phương pháp phát triển tiếng cho trẻ mẫu giáo,

Nhà xuất bản Giáo dục,1977, trang 217)

Trong khi kể lại truyện, trẻ em phải biết cách sử dụng ngôn

ngữ của tác giả một cách chính xác và vốn từ của mình một

cách sáng tạo Để trẻ kể lại truyện được tốt, thì trẻ phải có một

trí nhớ tốt vì quá trình tâm lí chính trong khi kể lại truyện là quá trình ghỉ nhớ, phải nhớ trình tự các sự kiện của câu chuyện Không những thế, kể lại truyện đồi hỏi trẻ phải hình

dung, tưởng tượng ra được các hình tượng nhân vật, với các

hành động cụ thể, làm hiện lên trước mắt người nghe bức tranh cuộc sống với những cảnh, những con người sống động Cũng từ

quá trình kể lại truyện, trí nhớ được rèn luyện, trí tưởng tượng phát triển

Để kể lại được truyện, trẻ phải có một sự nỗ lực, ý chí cao để

thực hiện nhiệm vụ học tập Như vậy, trong hoạt động này, ở trẻ

đã xuất hiện tính có chủ định và có ý thức, từ đó tính tích cực cá nhân, tính độc lập sáng tạo, sự tự tin cũng được hình thành

Quá trình kể lại truyện, trẻ đã biến mình từ chủ thể tiếp nhận thành chủ thể văn học Sống và hoá thân vào câu chuyện kể, trẻ trải nghiệm và tích luỹ kinh nghiệm sống, làm sâu sắc sự cảm thụ văn học, làm giàu có những xúc cảm, tình cảm thẩm mĩ,

tình cảm đạo đức

Điều rất cơ bản để trẻ kể lại truyện diễn cảm đạt hiệu quả cao đi hỏi các em phải hiểu được nội dung truyện kể, tư tưởng

tác phẩm (ở mức độ của trẻ) với những tình tiết, nhân vật gây ấn

Trang 32

2 Cách thức thực hiện

Như đã nêu ở trên, giáo dục trẻ bằng những phương tiện văn nghệ thuật bao gồm hai quá trình có liên quan với nhau : the tác phẩm và tái tạo lại tác phẩm đã được nghe Nhà giáo

ạc Nga Plo-ri-na cũng đã chỉ ra rằng hiểu tác phẩm hời hợt, Sng cạn sẽ không thể tái tạo lại tác phẩm một cách diễn cảm

hi da hiéu tác phẩm, thì ở trẻ xuất hiện ý muốn tái tạo lại hững điều đã được nghe Trẻ rất thích được kể lại truyện, nhất ‹ truyện cổ tích

Những nghiên cứu cho thấy việc kể lại truyện của trẻ lứa

16i mẫu giáo rất đa dạng về đặc điểm Trong công việc đó, có vể nhận thấy những khả năng riêng của trẻ như mức độ phát

iển tiếng nói, trí nhớ, tưởng tượng nó phụ thuộc nhiểu vào *ng độ tuổi

Một số trẻ có thể nắm vững một cách chính xác tính liên tục

ủa sự kiện trong truyện và truyền đạt lại truyện kể gần giống

hư nguyên bản Một số khác thì lại bỏ qua và thỉnh thoảng còn

Aay đổi cấu trúc của câu chuyện Rất nhiều trẻ mẫu giáo lớn

rong khi kể lại đã lặp lại từng lời, từng câu của câu chuyện được

ghe Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng hiểu hết ý nghĩa

ủa các câu chữ đó Không ít trẻ với trí nhớ tốt đã lặp lại một

ách máy móc câu chuyện kể đã nghe mà không nhận thức được

ội dung của nó

"Trong khi đó, có những trẻ thực sự hiểu được nội dung truyện chúng có thể đã đưa vào một số thay đổi theo ý mình trong

hì kể lại, có thể thay các từ của tác giả bằng các từ tương tự phù

lớp, trẻ mẫu giáo lớn có thể thay đổi cả cầu mà không làm mất inh légic, tiến trình phát triển của truyện, không làm mất ý Ighĩa tư tưởng của nó Lại có trẻ cuối tuổi mẫu giáo lớn, khi kể ạì truyện thì không đây đủ lắm, thỉnh thoảng còn làm mất tính lên tục của sự kiện Mặc dù em không thể nhớ tất cả sự kiện câu huyện trong sự liên tục của nó, nhưng ở trong em đã hình hành khái niệm đúng đắn về các nhân vật trong truyện kể, nội

i! )

Trang 33

trong khi kể lại vẫn không làm giảm giá trị tư tưởng của tác

phẩm và trẻ càng cảm nhận đầy đủ sâu sắc các truyện kể càng

'thể hiện rõ ấn tượng của mình khi kể lại truyện

Dạy trẻ kể lại truyện là một phương pháp thực hành rèn luyện Để việc dạy trẻ kể lại truyện hiệu quả, điều trước tiên là

phải biết lựa chọn các truyện để kể và đọc cho trẻ nghe và dạy trẻ kể lại truyện Các câu chuyện ấy không nên quá đài, lưu ý đến đặc điểm trí nhớ và sự chú ý của trẻ, Truyện kể phải phù hợp với chủ để, phù hợp với trẻ về nội dung, phát triển ở trẻ những đặc tính cần thiết của nhân cách, có giá trị nghệ thuật cao, sinh động ; có sự rõ ràng và tuần tự trong triển khai hành

động Từ ngữ cần phải dễ hiểu, chính xác, kết cấu ngữ pháp

không phức tạp, hành văn phải sáng sủa, giàu hình ảnh

Dạy trẻ kể lại truyện là quá trình sư phạm (thứ hai) dựa

trên kết quả của quá trình sư phạm trước đó (quá trình cô đọc

kể tác phẩm và hướng dẫn cho trẻ nghe để trẻ cảm nhận tác phẩm ~ quá trình sư phạm thứ nhất) Khi tổ chức hoạt động

nghệ thuật này, sau khi tạo môi trường để trẻ bước vào hoạt

động văn học nghệ thuật vui vẻ, phấn chấn, cô giáo cần nhắc lại tên tác phẩm, nhắo trẻ chú ý nghe và ghi nhớ nội dung truyện để sau đó tự kể lại

Cô giáo kể lại truyện một cách diễn cảm để lân nữa trẻ ghỉ

chính của truyện hi kể chuyện, cô giáo không được lược bỏ

những nét đẹp của nội dung tác phẩm, vì mỗi truyện là tác phẩm văn học chỉnh thể, không phải là bài học đạo đức luân lí và việc

tiếp thu ngôn ngữ nghệ thuật qua tác phẩm văn học sẽ làm giàu có vốn ngôn từ nghệ thuật của trẻ

Gô có thể trò chuyện với trẻ theo hệ thống câu hồi vào những

điểm mốu chốt của tác phẩm theo trình tự cốt truyện, về nội

đụng, về giá trị nghệ thuật, về những hành động chính của nhân

vật, giúp cho trẻ lần nữa chắc những tình tiết chính và

Trang 34

Các câu hỏi nhắc trẻ lôgíc của truyện, mối quan hệ và tác động qua lại của các nhân vật Oác câu hỏi phải phong phú, đa

dạng về thể loại và về tất cả các thành phần cấu trúc của ngôn

ngữ Có loại câu hỏi về trình tt lung cốt truyện Loại câu hồi hứ hai đi vào ngôn n tả trong truyi hình thành tốn từ văn học nghệ thuật cho trẻ Loại câu hỏi thứ ba, câu hỏi ré thái độ, tình cảm, cách đánh giá của trẻ đối với nhân vật trong ruyện Loại câu hỏi thứ tư hỏi về ngữ điệu giọng các nhân vật ›hù hợp với hành động và tính cách nhân vật Ví dụ : “Nghe chị

nói, giọng của sóc như thế nào ? (giận dữ) Cháu hãy bắt chước

riọng của sóc đi !" Loại câu hỏi thứ năm, câu hỏi liên hệ bài học

hực tế gần gũi với trẻ Cuộc trao đổi này củng cố trì giác toàn

ren về tác phẩm văn học trong sự thống nhất của nội dung và

lình thức Câu hỏi phải được cân nhắc, lựa chọn cẩn thận Phần tày không nên kéo dài quá, chỉ nên cho trẻ bốn năm câu hỏi để

lành thời gian cho trẻ bước vào hoạt động văn học nghệ thuật kể

huyện độc lập

Sau khi kể diễn cảm lại truyện một lần, cô giáo có thể mở

lầu, trẻ khác kể tiếp kết thúc truyện Hoặc ngược lại, cô kể đoạn

Udi, gọi trẻ kể mở đầu, diễn biến Thông thường trẻ ghi nhớ tốt

nở đầu câu chuyện, vì thế, chúng tự kể lại được Trong trường \dp trẻ lúng túng, gặp khó khăn, cô giáo giúp đổ, nhắc trẻ một

tai từ, hoặc nguyên văn cả câu Cũng có thể cô và trẻ cùng kể lại

ruyện theo các nhân vật do cô giáo phân công

Dạy trẻ kể chuyện theo tranh minh hoạ tác phẩm, trong biện ›háp kể chuyện này toàn bộ nội dung cầu chuyện có trước thể

tiện qua bộ tranh Ở đây chỉ thể hiện những tình tiết chính của

‘au chuyện, trẻ phải tự nghĩ ra hành động, sự kiện xây ra và kể

gi: Đối với những trẻ yếu, chúng ta có thể dùng bộ tranh mình 10a dé gitip tré ké lai truyện Đối với những trễ phát triển tốt 'ớn, cô giáo treo tranh không có trật tự, cho trẻ quan sát tranh, tà tự sắp xếp theo trình tự truyện kể để kể lại si

Cần nhớ rằng phần quan trọng của hoạt động này chính là

Trang 35

khi kể lại truyện tái tạo được nội dung cốt truyện và lời nói hình

ảnh nghệ thuật trở thành.của riêng trẻ Cô giáo quyết định lựa

chọn cháu nào lên kể đầu tiên, sự lựa chọn lệ thuộc vào mức độ khó khăn của câu chuyện và nhiệm vụ cụ thể đặt ra và đặc điểm

cá nhân của trẻ Nếu câu chuyện nội dung đơn giản, dung lượng

không lớn có thể cho trẻ yếu kể trước Nhưng kinh nghiệm cho thấy rằng ở mọi lứa tuổi nên cho trẻ khá xung phong kể trước để trẻ yếu trong quá trình lắng nghe bạn kể đã củng cố việc kể của

mình Làm như vậy sẽ tận dụng được thời gian kể, gọi được

nhiều cháu

Đối với truyện dài, cô giáo có thể phân thành.đoạn thể hiện

nội dung tương đối trọn vẹn Để phát triển ngôn ngữ mạch lạc,

không thể chia cắt thành đoạn quá nhỏ

Đánh giá câu chuyện kể lại của trẻ cũng là một biện pháp | quan trọng Trong nhóm mẫu giáo nhö, mẫu giáo lớn có thể tiến

hành công việc này Cô giáo có thể hỏi trẻ “Bạn kể đã hay chưa 2” “Vì sao vậy nhỉ ?", “Cháu có thể kể hay hơn bạn được không » Sau khi trẻ đưa ra ý kiến đánh giá của mình, cô giáo phân tích ngắn gọn về câu chuyện, những điểm được và chưa dược Nên

động viên sự cố gắng của trẻ để trẻ tự tin Giáo dục cho trẻ kĩ

năng nhận xét cũng là một nhiệm vụ cần thiết của các cô giáo

mầm non Cô giáo phải tạo ra những điều kiện hỗ trợ phát triển

tính tích cực nói năng và tính tự lập của tất cả các cháu

Dạy trẻ kể lại truyện ở mỗi độ tuổi có đặc trưng riêng, yêu

cầu riêng của mình, nhưng cũng có thể vận dụng những biện pháp chung như vừa nêu ở trên, cô giáo cần phải biết lựa chọn,

vận dụng vào trong hoạt động dạy trẻ kể lại truyện một cách cụ thể, tránh ôm đồm Điều +ất cơ bản là phải dành thời gian

Ý cho trẻ kể lại truyện không trừ một trẻ nào, trẻ yếu càng được

ˆ rèn luyện

| ‘Tré 3 tudi khi kể lại truyện thường cố gắng ghi nhớ và kể lại

“nguyên văn Trẻ mẫu giáo nhỡ 4 tuổi nhiệm vụ đặt ra có phần 'phức tạp hơn pase : Dạy chúng kể lạ những cầu chuyện cổ tích, thuật — — _=

|

Trang 36

ét lời kể lại của các bạn khác Nếu trẻ khó khăn khi kể lại, cô ên dưa ra những câu bổ sung, có thể yêu cầu trẻ khác giúp bạn

oặc nhắc lại một câu nào đó, một từ nào đó trẻ đã quên trong

ăn bản truyện kể

Đổi với trẻ mẫu giáo lớn, người ta nêu ra những nhiệm vụ lớn

rong việc dạy trẻ kể lại những tác phẩm văn học, kĩ năng truyền

tlại nội dung truyện kể như truyện dân gian, một cách thứ tự, iu cam chặt chẽ không cần đến những câu hồi gợi ý của cô Trẻ

tuyển đạt lại lời thoại có biến đổi ngữ điệu tương ứng với tình

ìm của các nhân vật, sử dụng các phương tiện biểu cảm Trẻ có tể kể lại những tác phẩm có cốt truyện phức tạp như truyện cổ ch Tấm Cám Đối với trẻ cuối tuổi mẫu giáo lớn chúng ta có thể

>m đến cho trẻ những câu chuyện có tinh chat miéu ta Phuong háp dạy trẻ kể lại truyện được tiến hành trong các đạng thức

ết học phụ thuộc vào trình độ phát triển lời nói mach lac cha

ẻ, nhiệm vụ cô giáo đặt ra và đặc trưng của những câu chuyện

CẬU HỎI

1 Mục đích, ý nghĩa của tổ chức hoạt động dạy trẻ kể lại truyện ?

2 Làm thế nào để tổ chức tốt hoạt động dạy trẻ kể lại truyện ?

3 Hãy soạn một giáo án và chỉ ra các phương pháp, biện pháp sử Ing trong giáo án ?

': TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐỌC THƠ CHO TRE NGHE

Tà một thể loại văn học, thơ là một hiện tượng phức tạp có

hững đặc trưng cơ bản, thơ trữ tình là tiếng nói trực tiếp của

Im hồn tình cầm Nói như nhà thơ Thanh Tịnh : “Tho la tinh 14, là thể chất cô đọng của trí tuệ tình cảm" Xúc cảm mạnh mõ, mé vé thé gidi tạo ra một số cách nói riêng làm nên chất thơ, Ì thơ Chất thơ là sự dồn nén sức biểu cảm trong một số lượng `

Trang 37

Người ta thường nói thơ là biểu hiện của sự hoàn thiện, trẻ em lại ngây thơ, vụng dại Vậy “phải chăng là phi lí nếu có ý định hoà hợp trẻ với thơ ca ? Liệu có gì là mâu thuẫn giữa sự mù mờ, sự vụng dại và mảnh mai của con người khởi đầu ấy và cái thời

điểm quan trọng của tư tưởng và biểu hiện của nó là nơi nảy nở của thơ ca Một bên là biểu hiện chưa rõ hình thù và một giọng

nói bập bẹ Một bên là kết thúc của sự hoàn thiện và thông tuệ, theo đúng nghĩa của nớ” Ý kiến của Ga-ma-ra đã phác ra một

sự tương phản, đó cũng là điều chúng ta cần lí giải

Trẻ và thơ là hai ý niệm thường gắn liền với nhau Đã nói đến trẻ là nói đến thơ, nói đến sức sống trẻ, trí tưởng tượng trẻ,

vần điệu trẻ, với tâm hồn luôn luôn trẻ Là “bài thơ của cuộc đời”, trẻ có thuận lợi là ngay cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ của các em đã dẫn các em đến ngưỡng cửa của thơ ca Thơ là cách cảm

và hiểu thế giới, cuộc sống của người nghệ sĩ Người phát ngôn

trong bài thơ (nhân vật trữ tình) thường lấy mình làm trung tâm nhìn thế giới, quy thế giới về mình, hoà nhập vào thế giới khách

quan không phân biệt chủ thể, khách thể Tình trạng bất phan

này là một đặc trưng của thơ Nhà thơ Xuân Diệu đã từng viết : “Mây biếc uê đâu bay gấp gấp

Con cò trên ruộng cánh phân uân”

“Phân vân” là điệu của tâm hồn chủ thể, ở đây nó hoà nhập

đối tượng khách thể, thể hiện tâm trạng, nỗi niềm

Hiện tượng vừa nêu trên theo cách gọi của J.Piaget nhà tâm lí học nổi tiếng người Thụy Sĩ là “tính tự kỉ” Một số nhà nghiên cứu lí luận văn học gọi đó là năng lực “nội cảm” thế giới ~ một kiểu tư duy thơ

'Cuộc sống con người làm thơ càng phong phú, sức “nội cảm”

càng mạnh, thơ càng hay Ở đây có gì giống với tư duy trẻ 3 — 6 tuổi Tính “tự kỸ" hay “ý thức bản ngã” rất cao, khiến trẻ mẫu giáo lấy mình làm trung tâm để nhìn nhận thế giới xung quanh

'Với cách nhìn “vật ngã đồng nhất”, khi cảm thụ văn học, trẻ hoà

đồng vào các nhân vật, hoà mình trong các hình tượng, đồng ^^ 1 nk Kole ke tek wh thi

Trang 38

ao cảm x huật trong tác phẩm, để có thể bộc lộ

ột cách hiểu về thế giới bằng ngôn ngữ rất thơ của mình : “bịi

dòng sông chỉ có một bờ” Vậy nên, thơ đi được vào thế giới tâm

in trẻ, trẻ đến với thơ như một lẽ tự nhiên và cảm hiểu được

ột đôi phần trong đó

Ngay từ khi còn nằm trong nôi, được tắm trong những lời hát

của bà, của mẹ, trẻ đã được sống trong một thế giới tràn ngập

ững lời ru, điệu ngâm để lại trong đầu óc non trẻ của các em

¬ững ấn tượng đầu tiên về nhạc điệu, nhịp điệu Tiếng ru yêu

ương ấy trở thành tiếng nói thân thuộc của bà, của mẹ, nó gần là nguồn nước trong lành tưới mát tâm hồn con trễ

1, Hoạt động đọc thơ cho trẻ nghe với giáo dục trẻ em

Những điều diễn tả trên đây cho thấy thơ ca là một loại nghệ uật ngôn từ rất gần gũi với trẻ, trẻ em và thơ có sự gặp gỞ' rất

' nhiên Tổ chức hoạt động đọc thơ là nội dung của chương trình

o.trẻ làm quen với văn học ở trường mầm non, nó có một ý

;hĩa sư phạm to lớn

Ba tuổi, rời vòng tay mẹ, bé đến trường mẫu giáo, bước vào ôi trường mới với bao nỗi hổi hộp, thắc mắc, lo âu, thơ ca giúp

Š giải toả những âu lo ấy Trẻ được nghe cô giáo đọc thơ, ru

¿ng thơ Những lời thơ, những âm thanh trắm bổng êm ái, ^ững cảnh, những người quen thuộc, gợi những xúc cảm, tình

ìm thân thiết ở trẻ Chúng hân hoan, đọc theo và thật sự vui

từng Rõ ràng thơ thoả mãn nhu cầu tỉnh thần của trẻ

Nghe cô giáo đọc những bài thơ, trẻ nhận thức thế giới phong

hú với các mối quan hệ Thơ gợi ra những liên tưởng độc đáo, hững xúc cảm lành mạnh, những điều tốt lành, những tình cảm

\o đẹp, Từ đó, tạo nên ở trẻ sự nhạy cảm thẩm mĩ, thị biếu nghệ

\uật, phong cách sống Thơ góp phần giáo dục thẩm mĩ và bồi

tØng vốn ngôn từ nghệ thuật cho trẻ

„Thơ gắn với tiếng mẹ đẻ và “thực chất, là một hình thức được

Trang 39

tiếng nói cho trẻ Tiếng Việt vốn là ngôn ngữ rất giàu đẹp và phong phú, ngôn ngữ thơ giàu sức biểu cảm, hàm súc, giàu âm thanh, nhịp điệu, tiếp xúc với ngôn ngữ thơ, trong khi cảm thụ, trẻ em được nhen lên hứng thú sáng tạo từ tổng hoà dư vang những âm thanh dịu ngọt Bước đầu là các em nghe thơ, tự đọc bài thơ đã ghỉ nhớ, dẫn đến làm thơ Trong sáng tác thơ ca, cảm xúc là yếu tố quan trọng quyết định đầu tiên, không có cảm xúc thì không thể có thơ Một nhà:văn đã nói : “Kẻ nào ngắm hàng

ngàn buổi bình mình mà không say đắm buổi nào, ngắm hàng

ngàn buổi hồng hơn khơng say mê, kinh ngạc một buổi nào, kẻ ấy mà viết văn, thật khó”,

Như vậy là trước tất cả mọi điều, mở đầu nguồn cảm hứng

sáng tạo của nhà thơ chính là sự ngạc nhiên say đắm trước con người, trước cuộc sống Vì thế, ngạc nhiên phải được coi là thước

đo năng lực sáng tạo của nhà thơ Tuổi thơ, buổi bình minh của

cuộc đời là giai đoạn đang hình thành những tình cảm nhận thức ng “đôi mắt

đầu tiên về thế giới Trẻ em đến với cuộc sống

xanh non” mổ to như lần đầu tiên nhìn vào thế giới, với những hiện tượng bình thường đơn giản, các em vẫn luôn có được những xúc cảm mới lạ trần đẩy Hơn ai hết, trẻ thơ luôn ngạc nhiên trước cuộc sống, điểu mà người lớn chúng ta nhiều khi không có được Trẻ em đến với cuộc sống, trong lòng mang ngọn lửa khát khao hiểu biết, khám phá và ham muốn diễn tả những nhận thức và cảm xúc của mình bằng các hình thức nghệ thuật một cách tự nhiên “Thơ ca vốn là tiếng nói hồn nhiên nhất của con

người trước cuộc đời và trời đất” (Tố Hữu), cho nên việc trẻ thơ

tìm đến với thơ ca và bộc lộ nhu cầu tự thể hiện mình bằng việc

sáng tạo ra những bài thơ như một quy luật của tự nhiên, của

đời sống

C6 thé khẳng định rằng, thơ ca góp phần làm giàu nhân cách

tré, đặc biệt góp phần vào mục đích giáo dục nghệ thuật, phát

triển hồn thiện ngơn ngữ Để thực hiện mục đích giáo dục nghệ thuật 'và ngôn ngữ, nhà sư phạm trong quá trình đọc thơ cho trẻ REAL URL a La SA SA aang

Trang 40

;hi nhớ, tổn trữ được những biểu hiện đa dạng, phong phú về chất hơ, lời thơ từ trong những bài thơ cụ thể Lời thơ và tính nhạc,

ính trầm bổng, tính nhịp điệu của ngôn ngữ thơ góp phần giáo

lục năng khiếu nghệ thuật, giáo dục năng khiếu nhạc cho các em rong quá trình đọc thơ cho trễ nghe cô giáo không những truyền lạt nội dung ý nghĩa của nó mà còn truyển đạt cả hình thức và

thạc điệu của câu thơ nữa để từ đó trẻ nhận ra được thơ là những

lòng ngắn với số lượng ngôn từ giới hạn được viết ở giữa dòng Việc đọc thơ hay diễn cảm cùng với việc hướng dẫn của cơ đáo giúp trẻ nắm những giá trị nội dung trong sự kết hợp hài oà với hình thức của tác phẩm, giúp cho việc làm giàu phẩm

hất trí tuệ của trẻ, cuốn hút trẻ tập trung nghe, phát triển ở trẻ

hú ý có chủ định, sức nghe, kĩ năng nghe thơ

Một điều rất quan trọng là phải làm sao cho các em ghỉ nhớ

ài thơ theo đúng cách biểu diễn nghệ thuật của nó, phải tận

lụng được sức mạnh riêng của thơ để phát triển ở trẻ tình yêu đối thơ ca ngay từ khi còn thơ ấu Thơ vốn là người bạn tâm tình,

rì kỉ của bao thị 'on người, bao lứa tuổi, trong đó trẻ thơ là

Igười bạn rất đặc biệt của thơ, quan hệ “tình bạn” đặc biệt này

ẽ là căn cứ để các nhà sư phạm tìm kiếm xây dựng các phương

háp cho trẻ mẫu giáo tiếp xúc với thơ một cách hiệu quả

2 Cách thức thực hiện

"Trẻ chưa biết chữ, chưa tự mình đọc được nên cảm thụ bằng hị giác bị hạn chế, ở trường mầm non, sự cảm thụ thơ cửa trẻ rông chờ vào cô giáo Việc đọc thơ cho trẻ nghe, đòi hỏi cô giáo rước hết cần biết tìm những bài thơ hay được trẻ yêu thích, phù lớp với chủ để Đọc nhiều lần để hiểu kĩ tác phẩm, xác định thể

ðại, nội dung tư tưởng của tác phẩm để định ra được giọng điệu

hủ đạo của bài thơ, đó là việc làm có tính bắt buộc tạo ra' sự

hành công của hoạt động đọc thơ Trên nền giọng điệu ấy, xác

Ngày đăng: 25/07/2022, 10:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN