(BQ) Giáo trình Phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học trang bị những tri thức lí luận rất thiết thực, giúp sinh viên nâng cao kiến thức về khoa học liên ngành, đồng thời có những hướng dẫn cụ thể để họ có thể thực hành tổ chức tốt các hoạt động làm quen với văn học ở trường mầm non. Giáo trình gồm có 3 chương và được chia thành 2 phần, phần 1 trình bày những vấn đề chung, nguyên tắc, hình thức và phương pháp cơ bản tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm non. Mời các bạn cùng tham khảo.
Trang 1
PHƯƠNG PHÁP
TÔ CHUC HOAT BONG LAM QUEN VOl
NN meen AS Seek
PLAIN V AN dị V/Á?
r1 7 /@I
Trang 3Loi noi dau
Phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn
học (còn gọi là phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học) được hình thành và phát triển trong các trường Sư: phạm có chuyên ngành Giáo dục Mầm non Cùng với sự phát triển của
ngành học, khoa học phương pháp tổ chức hoạt động làm quen
với văn học đã dần dẫn tự khẳng định vị trí, vai trò quan trọng
của nó đối với việc bổi dưỡng nhận thức lí luận, rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp cho sinh viên Khoa Giáo dục mầm non Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Những năm qua, số khoa Giáo dục Mầm non của các trường, đại học sự phạm đã được mở thêm nhiều, kinh nghiệm giảng dạy
của các giảng viên đại học cũng được tích luỹ, tuy nhiên lí luận
về phương pháp giảng dạy bộ môn 'Tổ chức hoạt động làm quen
với tác phẩm văn học trong các tài liệu nghiên cứu chưa được xây: dựng thành một thể thống nhất Thực tiễn đang diễn ra quá
trình nghiên cứu đổi mới toàn diện Giáo dục Mầm non Trong bối mảnh đó, sự ra đời của giáo trình Phương pháp tổ chức hoạt động Blam quen véi tác phẩm văn học đã cố gắng đáp ứng nhụ cầu đào
ao, giáo dục của khoa học Giáo dục trẻ em trước tuổi đến trường
—hổ thông, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại
Đây là cuốn giáo trình Phương pháp tổ chức hoạt động làm
mauen với tác phẩm văn học đầu tiên của Trường Đại học Sư: ==ham Ha là sản phẩm trí tuệ mà người nghiên cứu đã dành
— hiểu tâm huyết cho sự nghiệp đào tạo Cuốn sách chú trọng đến
Trang 4day bộ môn tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học
Nó trang bị những tri thức lí luận rất thiết thực, giúp sinh viên nâng cao kiến thức về khoa học liên ngành, đồng thời có những hướng dẫn cụ thể để họ có thể thực hành tổ chức tốt các hoạt động làm quen với văn học ở trường mầm non
Giáo trình được biên soạn theo hệ thống mở về đối tượng :
Sách không chỉ dùng cho hệ đào tạo cử nhân mà còn có thể dùng
cho thạc sĩ, cho các nhà sư phạm làm công tác giảng dạy bộ môn Phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học
và phát triển ngôn ngữ trẻ em ở các trường đại học và cao dang trong cả nước
Trong quá trình biên soạn, tác gia da cố gắng rất nhiều,
Trang 5Mở đầu
+ nguồn từ cuộc sống, nó thức tỉnh và phát triển tâm hồn con người Văn học là một loại hình nghệ thuật, là một
bộ phận hoạt động tỉnh thần cơ bản làm nên sự phong phú của
nhân cách, đặc biệt làm nảy sinh tư tưởng, tình cảm, trí tưởng tượng, niềm tin và hành động nhân đạo của con người trong môi trường xã và tự nhiên Văn học là nghệ thuật ngôn từ, phản ánh cuộc sống bằng hình tượng, là nguồn suối quan trọng của trị
thức, kinh nghiệm sống của nhân loại mà con người cần tiếp thu
và phát triển
Văn học có chức năng xã hội, thẩm mĩ to lớn, cho nên tác phẩm văn học được đưa vào chương trình giáo dục trẻ em trước
tuổi đến trường phổ thông Với tư cách là một lĩnh vực văn hoa,
làm quen với văn học được coi là một môn học trong chương trình
chăm sóc giáo dục trẻ em Tổ chức hướng dẫn trẻ làm quen với
tác phẩm văn học là một nhiệm vụ quan trọng ở trường mầm non Đó là sự dẫn đắt mở cửa cho con người ngay từ những bước chập chững đầu tiên đi vào thế giới của các giá trị phong phú chứa đựng trong tác phẩm nghệ thuật ngôn từ Sự tiếp xúc
thường xuyên với tác phẩm văn học được chọn lọc eẽ phát triển
ở trẻ ngôn ngữ, sự nhạy cảm thẩm mĩ, năng lực cảm thụ văn học,
những tố chất ban đầu của năng khiếu nghệ thuật Tiếp xúc với
tác phẩm văn học, trẻ học tiếng mẹ đẻ : học cách phát âm đúng,
tích luỹ vốn từ ngữ nghệ thuật, học những mẫu su Hoàn hao,
Trang 6
trân trọng tiếng nói dân tộc, hứng thú bước vào hoạt động văn học nghệ thuật Văn học còn góp phần phát triển trí tuệ, tình cảm đạo đức, làm phong phú đời sống tỉnh thần cho trẻ Những
ấn tượng đẹp đẽ về những hình tượng nghệ chuat trong tác phẩm
sẽ thúc đẩy ham muốn sáng tạo nghệ thuật của trẻ Những bài
thơ, những câu chuyện kể, tranh vẽ chính là sự thể hiện thế giới bên trong, là nhu cầu tự thể hiện mình của trẻ Để làm cho quá trình này phát triển có phương hướng, mục đích, người làm công
tác giáo dục, dạy học cần phải nắm được rrhững quy luật làm cơ
sở cho quá trình đó Và chính hệ phương pháp tổ chức hướng dẫn trẻ làm quen với tác phẩm văn học đã khám phá ra những quy
luật ấy
Trang 7
CHUONG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG
|= KHOA HỌC VỀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC
1 Sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đối với ngành Giáo dục Mầm non
Ngay từ những ngày đầu khi Oách mạng tháng 8 thành công và trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Nhà nước dân chủ nhân dân đã coi trọng việc chống giặc đốt bên cạnh giặc đói, giặc ngoại xâm, đã quan tâm đến sự nghiệp giáo dục thiếu niên
nhì đồng, giành cho tuổi thơ một sự quan tâm đúng mức Chỉ 8
ngày sau khi ra Tuyên ngôn độc lập, nhà nước đã ban hành chủ trương mở các lớp ấu trĩ viên, Nhà bảo anh, Dục anh Liên tiếp vào những ngày 10 — 13/12/1945 ; 14, 16, 16/2/1946 ; 25/7/1946, Hội đồng cố vấn học chính của Bộ Quốc gia Giáo dục mở những
cuộc họp nghiên cứu các nguyên tắc tổ chức, mở lớp huấn luyện
giáo viên mẫu giáo, cử các cán bộ phụ trách
Ngày 02/01/1949, Bộ Quốc gia Giáo dục đã tổ chức Hội nghị
mẫu giáo toàn quốc nhằm định ra đường lối phát triển ngành
học Ngày 9/11/1949, Hội nghị đã xác định rõ mục đích, phương châm, phương pháp giáo dục mẫu giáo Mục đích ấy là “uyên tập cho cde em mai sau tzở nên người công dân của nước dân chủ
Trang 8
dục khoa học “cách dạy ở mẫu giáo hết sức linh hoạt, hoạt bát,
chơi mà học, hợp uới lứa tuổi từ 3 ~ 4” (Sơ thảo 40 năm xây
dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục mầm non, 1991, nhiều tác giả, viện Nghiên cứu trẻ em)
Hai trích dẫn ngắn trên đủ cho ta hình dung được bước đi chập chững ban đầu của ngành mẫu giáo, tuy chưa có cơ sở khoa
học cụ thể nhưng đã thể hiện được chủ trương tốt đẹp của Nhà
nước muốn các cháu trở thành người công dân tương lai của cl độ mới Về phương pháp giáo dục, ngành học này còn gặp nhiều lúng túng, đó là việc để xuất phương pháp trong khi chưa xác định được nội dung giáo dục thì chỉ có thể dừng lại ở quan niệm chung chung là “cách day ở mẫu giáo hết sức linh hoạt, hoạt bát”: Ngày 4Í1I1950, Ban Mẫu giáo trung ương được thành lập
với nhiệm vụ “Nghiên cứu phương pháp, đặt chương trành, hế hoạch dạy trẻ từ 3~7 tuổi "
'Từ quan niệm trẻ em lứa tuổi mẫu giáo hoàn toàn như một
tờ giấy trắng, người lớn có thể uẽ gì lên ấy là tuỳ, mọi chủ trương, về mục đích, phương châm, phương pháp đều xuất phát từ quan
điểm giáo dục chủ quan, chưa thấy rõ những tiềm năng của trẻ
Người ta xem lứa tuổi này chỉ là giai đoạn chuẩn bị làm người
hoặc “sửa soạn cho chúng biết đọc biết uiết, để cho chúng được
lên học lớp trên được linh lợi" Suốt những năm tháng đó, Bộ Giáo dục đã tiến hành mở các khoá đào tạo, lớp bổi dưỡng những người làm công tác mẫu giáo ¡ mở trường, lớp mẫu giáo ở khắp
các tỉnh thành phong trào mẫu giáo phát triển nhanh chóng
Giai đoạn ấu trĩ của ngành Mẫu giáo nhanh chóng đi qua Bộ
Giáo dục đã sớm phát hiện ra sự bất hợp lí khi ngành Mẫu giáo vẫn đứng ngoài hệ thống giáo dục nhà trường, ngày 19/1/1966,
'Vụ Mẫu giáo đã được thành lập và tập trung sức triển khai, tổ
chức biên soạn tài liệu bỏi dung giáo viên mẫu giáo, hướng dẫn
thực hiện cáo môn học và tổ chức hoạt động phù hợp với giai
đoạn mới,
_ Sau nim 1966, Vụ Mẫu giáo ra đồi, chịu trách nhiệm trước (Sika dAna wach VS hash suà:ahimơ trình hiên oan tài lIỆU
Trang 9
môn học và tổ chức đào tạo giáo viên theo hệ thống nhà trường dân chủ nhân dân Lúc này, ngành Mẫu giáo mới có những bước tiến đồng bộ và có cơ sở khoa học Tuy nhiên, tính chất chủ quan áp đặt vẫn còn biểu hiện nặng nể Người ta mới lo cho cô giáo và công ệc của cô giáo chứ chưa thực sự coi trọng trẻ em Lo dạy
mà chưa lo việc học của các cháu Còn phương pháp dạy thì tuỳ theo cô giáo mà “linh hoạt”, “linh động” Từ sau 1975, ngành học
mẫu giáo đã có sự chỉ đạo thống nhất trong cả nước, phong trào
mẫu giáo trong cả nước phát triển nhanh, tương đối đều, phong
trào thi đua được đẩy mạnh Công cuộc cải cách giáo dục đồi hỏi ngành giáo dục mẫu giáo phải có những cải tiến trong nội dung, phương pháp giáo dục Một bộ phận cán bộ Vụ Mẫu giáo được giao nhiệm vụ “nghiên cứu những uấn để uê giáo dục mẫu giớo
trong cải cách giáo dục" Và ngày 21/01/1978, chương trình cải
tiến ra đời đánh dấu một bước quyết định trong việc nâng cao chất lượng giáo dục mẫu giáo không tách rồi với công tác nghiên
cứu khoa học
Ngày 10/02/1978, Ban Nghiên cứu cải cách mẫu giáo được thành lập đã tiến hành nghiên cứu về trẻ em và xây dựng mục tiêu kế hoạch chương trình mẫu giáo cải cách Chương trình đã quán triệt nghị quyết về cải cách giáo dục của Bộ Chính trị ngày
11/1/1979 : “Giáo dục mâm non là một bộ phận rất quan trong trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ ngay từ thời bì thơ ấu, nhằm
tạo ra cơ sở ban đầu rất quan trọng của con người mới, người lao
động làm chủ tập thể, phát triển toàn diện”
Gần đây, các nhà giáo dục mẫu giáo cũng đang có rất nhiều
ahiing nghiên cứu, đổi mới nội dung, chương trình và phương ¬háp tổ chức giáo dục trẻ ở trường mầm non Một trong những
-tổi mới có tính chất thời sự cếp thiết, đó là vấn để giáo dục trẻ =m theo hướng tích hợp theo chủ điểm, chủ để với những hình
mhức tổ chức và phương pháp thích hợp, quán triệt quan điểm
=iáo dục hiện đại lấy trẻ em: iằm trưng tâm
Trang 10: :
và Nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục nước nhị
trồng người nói chung và gido dục mầm non nói riêng
tự nghiệp 3 Xây dựng chương trình, quan niệm của các nhà giáo dục về Văn học đành cho trẻ em
Chương trình một ngành học phải dược xây dựng trên lí
thuyết về chương trình để đảm bảo sự cân đối giữa giáo dục và
đào tạo Một chương trình thuộc lĩnh vực sư phạm bao giờ cũng
có một hệ thống các khái niệm, xác định mối quan hệ giữa dạy
và học, giữa giáo dưỡng và giáo dục Những khái niệm khoa học của ngành Mẫu giáo cần dược làm rõ đó là khái niệm “hoc” va khái niệm "chơi", dó cũng là tiêu chuẩn và mục đích, nội dung, phương pháp và nguyên tắc thực hiện chương trình Nhìn vào
chương trình, người ta có thể biết được sự tiến bộ và chất lượng
của ngành học ấy
Tu nam 1963, ngành học Mẫu giáo đã có chương trình thử nghiệm Năm học 1966, Bộ Giáo dục ban hành chương trình tỉnh giản có nội dung môn học như ; Trò chơi, thể dục, hát múa, thơ
ca, chuyện kể, Để đáp ứng những yêu cầu bức thiết của tình
hình mới, ngày 21/01/1978, Bộ Giáo dục chính thức ban hành “Chương trình giáo dục mẫu giáo”, còn gọi là chương trình cải tiến, áp dụng trên phạm vi cả nước Lần này, Bộ Giáo dục, Vụ Mẫu giáo chủ trương đi sâu cải tiến chương trình và phương pháp các môn học Bước tiến rõ rệt trong nhận thức của ngành là phải có nội dung đào tạo, giáo dục trễ dựa trên những trị thức của các môn học tự nhiên, xã hội, nghệ thuật Môn “Chuyện va
Tho’, dude dua vào chương trình với mục đích “nhadm phát triển
ngôn ngữ, bao gồm uiệc làm giàu uốn từ, tộp cho trẻ phát âm
chính xáo, diễn đạt rõ rùng có ngữ điệu, đúng ngữ pháp, tao điều °iện cho trẻ có khả năng sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp va hee
tập uới chức năng giáo dục bằng phương tiện uăn học Chuyệ! ud
thơ giúp cho trẻ làm quen dẫn uới ý hay lời đẹp, hình tượng tron
sảng, tập cho trẻ tiếp xúc uới lác phẩm uăn học, từng ước xẤy `
Trang 11
nh cảm đạo đức uà tình cảm thẩm mũ góp phần làm phong hú hiểu biết của trẻ uà phát triển các năng lực trí tuệ" (Chương ình giáo dục Mẫu giáo, Nhà xuất bản Giáo dục, 1978)
Từ chỗ những nhà sư phạm mẫu giáo chỉ xem “Chuyện va hơ" như phương tiện để phát triển ngôn ngữ là chính, đến nhận
a chức năng toàn điện của văn học trong việc phát triển thẩm xi, trí tuệ và tình cảm, đã là cơ sở thuận lợi để đưa “Lam quen
đi uăn học" vào chương trình cải cách được ban hành năm 1990 hư một môn học có nội dung giáo dục toàn diện trẻ mẫu giáo tội dung chương trình chăm sóc giáo dục mẫu giáo cải cách,
tược xây dựng dựa trên cơ sở mục tiêu kế hoạch đào tạo nhà trẻ u giáo Báo cáo tổng kết công tác nghiên cứu của Viện nghiên
ứu trẻ em trước tuổi học đường dã đánh giá về bộ chương trình
u giáo cải cách : "Đây là bộ chương trình đổ sộ nhất trong lịch ử phát triển mẫu giáo nước ta, góp phần chuyển hướng về nội
lung, phương pháp giáo dục mẫu giáo, nâng cao chất lượng
hăm sóc giáo dục ở các trường mẫu giáo theo phương hướng cải ách Giáo dục Mầm non” (60 năm Giáo dục Mầm non Việt Nam, "hạm “Thị Sửu (chủ biên), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2006, cang 264) Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ đã phong phú
ơn lên rất nhiều Chương trình cũng đã xác định nguyên tắc
oạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ, lấy trẻ làm
gung tâm, lấy tình cảm mẹ con làm tình cảm cô cháu, lấy hoạt
ng tiếp xúc với hiện tượng xung quanh và đổ chơi làm con
tờng cơ bản để hình thành và phát triển nhân cách trẻ Những
=t luan chi dao thực hiện như thế là kết quả của một quá trình
=hiên cứu, tham khảo và đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn giáo _ic yao nha trường Việt Nam Cho đến nay nó vẫn khẳng định
—h dung đắn và hiệu quả
Xác định văn học có nội dung giáo dục đào tạo trẻ mẫu giáo
— toàn diện, hữu hiệu, nên những nhà sư phạm mẫu giáo chủ
_tong đưa dần văn học đến với trẻ một cách khoa học, thận
—ng và có mức độ Tính khoa học ấy: biểu hiện trong việc lựa
Trang 12
với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ là : đọc thơ và kể chuyện
Nguồn xúc cảm trong thơ, tính trực quan của hình ảnh và trí tưởng tượng kì thú trong thơ, trong truyện cũng tạo ra sự hấp dẫn và đồng cảm với trẻ Mỗi thể loại tác phẩm được chọn để đưa
vào chương trình cũng được cân nhắc kĩ lưỡng Tác phẩm thuộc
các thể loại phải có giá trị nội dung giáo dục và hình thức nghệ
thuật lôi cuốn, dễ hiểu, đổng thời đã được thử thách và khẳng
định qua thời gian
Nếu trước kia tác phẩm văn học chỉ được xem là phương tiện
giáo dục thì bây giờ sự giáo dục đào tạo trẻ mẫu giáo không
những chỉ thông qua tác phẩm văn học mà còn để trẻ hiểu biết về
tác phẩm văn học, tất nhiên chỉ là mức độ “làm quen” với nó
Những cố gắng của những người làm chương trình được bộc lộ rõ
trong việc đề xuất một số hình thức tổ chức và những cách thức, biện pháp thực hiện môn học trong phần hướng dẫn gợi ý thực
hiện Tuy chưa xây dựng được một hệ thống phương pháp cụ thể
nhưng những đề xuất ấy là có ý nghĩa phương pháp, là những suy
nghĩ gián tiếp về phương pháp Nội dung chương trình giáo dục mẫu giáo đã chú trọng đến các mơn văn hố, tuy nội dung đó còn sơ lược và việc học còn hoà vào chơi, nên việc đề ra những phương
pháp môn học thật chính xác, cụ thể và phản ánh được tính đặc
thù của nó cũng là một khó khăn đối với các nhà sư phạm
3 Phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học là một khoa học
Một khoa học chỉ được thừa nhận khi nó xáo định được đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu riêng của mình Phuong pháp tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học
Trang 13sọc là một quá trình tìm tồi của các nhà khoa học và cũng là kết
quả của một quá trình trưởng thành từng bước của khoa học giáo
lục nói chung, khoa học Giáo dục mầm non nói riêng và các huyên ngành phương pháp đạy các bộ môn
Có thể quan niệm, Phương pháp tổ chức hoạt động làm quen iới tác phẩm uăn học là một bộ phận của khoa học giáo dục nói hung va khoa học Giáo dục mẫm non nói riêng, có đối tượng nghiên cứu riêng, có nội dung và cách giải quyết riêng Nó căn
vào nội dung, kết cấu môn học (tổ chức hoạt động), hệ thống
ác dạng thức tiết học ở trường mầm non mà khoa học sư phạm
mới chỉ nêu ra lí thuyết chung về các phương pháp dạy học Đối tượng của khoa học phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với Lác phẩm văn học là nghiên cứu đặc điểm quy luật của quá trình lẫn đất trẻ vào thế giới của các giá trị phong phú chứa đựng
trong tác phẩm văn học, một trong những lĩnh vực cơ bản của
nghệ thuật, là quá trình hướng dẫn trẻ lĩnh hội vốn văn hoá, tri
thức, kinh nghiệm của con người chứa đựng trong tác phẩm
nghệ thuật ngôn từ đưới góc độ sự phạm và quá trình tổ chức cho trẻ tự hoạt động văn học nghệ thuật Quá trình này bao gồm quá
nh dạy của cô và học của trẻ, thông qua tác phẩm văn học và về tác phẩm văn học Nghĩa là một quá trình bao gồm những mối
iên hệ giữa dạy và học, giữa mục đích - nội dung = phương pháp
- hình thức tổ chức để trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học và tái
-a0 lại tác phẩm một cách sáng tạo, góp phần hình thành, phát
sriển toàn diện nhân cách trẻ Đây là một quá trình phức tạp bao
gồm ngôn ngữ và văn học, tâm lí và sự phạm
Nói theo cách khác, Phương pháp tổ chức hoạt động làm =uen với văn học giải đáp ba câu hỏi cơ bản : Thế nào là tổ chức
¬oạt động làm quen với tác phẩm văn học ? Tổ chức hoạt động -àm quen với tác phẩm văn học để làm gì (ý nghĩa, nhiệm vụ) ?
=àm thế nào để tổ chức tốt hoạt động làm quen với tác phẩm văn
=ọo (nguyên tắc, phương pháp) ?
Xác định rõ đối tượng của phương pháp tổ chức hoạt động
Trang 14
thích hợp nhằm ngày càng hoan thiện mục tiêu, nội dung,
phương pháp đào tạo tay nghề cho sinh viên khoa Giáo dục Mầm non ở các trường Đại học Sư phạm, đồng thời nâng cao chất
lượng tổ chức hoạt động làm quen với văn học ở trường mam non 3.2 Nhiém vu
'Từ thực tiễn thực hiện nhiệm vụ Làm quen uới tác phẩm uăn học ở trường mầm non và đặc điểm môn học này, từ những quan
điểm lí thuyết về tâm lí học hiện đại, tâm lí học dạy học và lí luận dạy học đại cương, lí luận giáo dục trẻ em trước tuổi học
đường tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học có
nhiệm vụ chung là :
~ Tìm ra những quy luật chung của quá trình tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở trường mẫm non
— Xây dựng cơ sở lí luận để nâng cao chất lượng hoạt động
làm quen với tác phẩm văn học, từng bước đưa mơn phương
pháp này thốt khỏi chủ nghĩa kinh nghiệm
Từ những nhiệm vụ chung trên, dựa vào yếu tố cấu thành
của quá trình đạy học, phương pháp tổ chức hoạt động làm quen
với tác phẩm văn học để ra các nhiệm vụ cụ thể sau :
~ Đúc kết những tư tưởng và kinh nghiệm tốt, khái quát
thành những quan điểm lí luận khoa học, đồng thời nghiên cứu, vận dụng sáng tạo những thành tựu mới của phương pháp giáo
dục, dạy học thuộc khoa học giáo dục trẻ em trước tuổi học đường, của các nước phù hợp với nền giáo dục Việt Nam
— Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc xây dựng chương trình
Lam quen uới tác phẩm uăn học, góp ý cải tiến xây dựng hoàn
thiện nội dung hoạt động này ở trường mầm non phù hợp với nền
giáo dục hiện đại Noi dung Lam quen uới tác phẩm uăn học phải
được biên soạn trong mối quan hệ với các môn học (lĩnh vực văn hoá khác) thể hiện tính tích hợp cao Nhà sư phạm cần am hiểu
đây đủ tư tưởng chiến lược, nguyên tắc xây dựng nội dung
Trang 15
én co sd tổng kết vận dụng những kinh nghiệm của các
giáo viên ở các trường mẩm non, cải tiến hoàn thiện phương
pháp dạy học theo hướng tăng cường tổ chức cho trẻ hoạt động, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ, tìm ra những
cách thức dạy học tốt nhất dể giúp trẻ làm quen với tác phẩm văn học nhằm đào tạo những chủ nhân tương lai của đất nước, năng động sáng tạo
~ Nghiên cứu cải tiến những phương tiện dạy học phù hợp với ¡ dung và phương pháp dạy học trong từng giai đoạn phát
triển của xã hội
~ Nghiên cứu quy luật hình thành cho trẻ kĩ năng, kĩ xảo tiếp nhận tác phẩm văn học và thể hiện lại tác phẩm một cách sáng tạo
~ Nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển khoa học
phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở nước ta Sự phát triển của khoa học này được nhìn nhận trong mối quan hệ với lịch sử xã hội, lịch sử giáo dục và kinh nghiệm
của các nước
'Tóm lại, nhiệm vụ của phương pháp tổ chức hoạt động làm
quen với tác phẩm văn học là nghiên cứu về nội dung môn học,
phương pháp dạy và học trong mối quan hệ giữa mục đích — nội dung — phương pháp Đồng thời, xác lập quy luật hình thành kiến thức — kĩ năng — kĩ xảo trong quá trình tổ chức hoạt động,
làm quen với tac phẩm văn học
3.3 Phương pháp nghiên cứu
Cũng như các khoa học khác, phương pháp tổ chức hoạt động,
làm quen với tác phẩm văn học cũng vận dụng hai hình thức nghiên cứu : nghiên cứu lí thuyết và nghiên cứu thực nghiệm Sau đây chúng ta nghiên cứu một số phương pháp chủ yếu thường áp dụng cho nghiên cứu lí luận dạy học môn học trong đó
zó phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn
aọc ở trường mầm non
Phương pháp nghiên cứu lí thuyết : Thực chất của
——.—.—-
Trang 16
tài liệu có liên quan đến chủ để, nhờ đó định hướng được nội dung và phạm vi, mức độ nghiên cứu của để tài Cũng qua đó, ta hiểu
có những vấn đề đã được nghiên cứu, được giải quyết, những vấn
để còn tổn tại, những quan điểm lí thuyết của những vấn để nghiên cứu Dựa vào các tài liệu thu thập được, lí giải, so sánh, phân tích để xác nhận số liệu khoa học, nhờ đó mà dữ liệu đưa ra có cơ sở, có độ tin cậy, có sức thuyết phục Do vậy, phương pháp nghiên cứu lí thuyết được sử dụng ngay từ khi xác lập để tài cho
đến khi kết thúc dé tài Nghiên cứu phương pháp tổ chức hoạt
động làm quen với tác phẩm văn học luôn tìm tòi phân tích, đánh giá những cái mới, đưa ra những cái cần thiết vào hệ thống của nó để ngày càng hoàn thiện việc xây dựng cơ sở lí luận của môn học Vì vậy, để nghiên cứu lí luận phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học có kết quả, cẩn phải có vốn tri thức vững vàng về tâm lí sự phạm, giáo dục học, mĩ học, nghiên cứu phê bình văn học, ngôn ngữ học và các ngành khoa học xã hội khác
Phương pháp tổ chức hoạt động làm quen tác phẩm văn hoc
vốn là một khoa học ứng dụng lại càng phải chú ý phương pháp thực nghiệm Hình thức nghiên cứu thực nghiệm có thể dùng nhiều phương pháp khác nhau :
Phương pháp điều tra : Phương pháp điều tra cơ bản dựa:
vào số liệu thống kê Thực chất của phương pháp này là người ta
thu thập số liệu đặt câu hỏi cho đối tượng điều tra trả lời hay viết
(thường là giáo viên) Kết quả điều tra là nội dung trả lời trung
thực của người được điều tra,
Đối tượng cần điều tra có thể là giáo viên, phụ huynh của trẻ,
người quản lí giáo dục trẻ em, tuỳ mục đích để tài nghiên cứu:
Dé thu được sự trả lời trung thực, đúng đắn, người điều tra cần đi vào công tác dạy học của giáo viên và có kĩ thuật đặt câu hồi Phương pháp này thường được dùng để tìm hiểu chất lượng
đạy học một vấn đề nào đó trong chương trình, hoặc thám dò ý kiến của giáo viên về một nội dung hay phương pháp dạy học nào
đó hoặc để thăm đò hiệu quả dạy học một nội dung, phương pháp
Ail Avan tht aiden:
Trang 17
Câu hỏi nêu ra có thể dưới dang trắc nghiệm (test) hay dang
câu hỏi truyền thống, tuy nhiên mỗi dạng đều có ưu, nhược điểm Chẳng hạn câu hỏi truyền thống trong thời gian ngắn chỉ kiểm
tra được ít vấn để, mất nhiều thời gian của người kiểm tra nhưng
lại đánh giá được dòng suy nghĩ và cách lập luận của người trả lời Câu hỏi trắc nghiệm sẽ kiểm tra được nhiều vấn để trong cùng một thời gian, thời gian kiểm tra và đánh giá kết quả nhanh, nhưng câu trả lời có thể mang tính ngẫu nhiên Do vậy, ngày nay người ta thường sử dụng phối hợp cả hai dạng câu hỏi,
đặc biệt dạng câu hỏi test cần được soạn công phu, trong một
phiếu đặt nhiều câu hỏi
nghĩa chính của phương pháp
những chỉ số để phát hiện tình hình và định hướng nghiên cứu
những vấn để cụ thể và sâu hơn trong quá trình cho trẻ làm
quen với các tác phẩm văn học
Phương pháp quan sát sư phạm : Quan sát sư phạm là quá trình trì giác một hiện tượng, một quá trình sư phạm trong hay ngoài lớp học theo một kế hoạch cụ thể, nhằm rút ra
những kết luận cẩn thiết Quan sát tự nhiên phát hiện ra
những biến đổi tỉnh tế, khách quan trong thái độ của trẻ đối
với môn học, với tiết học, với cô giáo, với tác phẩm văn chương
Phương pháp này có ưu thế đầm bảo tính tự nhiên khách quan
Nhờ có quan sát sư phạm mà người nghiên cứu thu thập được
nhiều sự kiện trong quá trình dạy học và giáo dục Từ những
sự kiện riêng lề, đơn nhất nhưng được lặp lại nhiều lần, người
nghiên cứu có thể phát hiện ra cái chung, cái bản chất, nhờ đó mà tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong việc cho trẻ làm quen các tác phẩm văn học, tránh được những sai lầm, nâng
cao được hiệu quả dạy học
Để ghi lại được thực trạng các sự kiện, các hiện tượng quan sát, người ta dùng camera để ghi lại hình ảnh âm thanh cing
toàn bộ hoạt động điễn ra ở nơi quan sát Nếu không có phương
tiện kĩ thuật trên thì ghi lại biên bản của cuộc quan sát, nghĩa
Trang 18'tượng, sự kiện xảy ra ở nơi quan sát theo đúng trình tự thời gian
Những sự kiện, hiện tượng càng được ghỉ đầy đủ, chính xác bao nhiêu thì việc phân tích kết luận rút ra càng phong phú, chính
xác, có giá trị bấy nhiêu
Quan sát sư phạm đồi hỏi tỉ mỉ, khách quan Do đó, người nghiên cứu phải có kình nghiệm và phải có hiểu biết sâu sắc về
phương pháp nghiên cứu
Gắn với phương pháp này là phương pháp trưng cầu ý
kiến (thường được thực hiện trên giấy) Tuỷ từng vấn để mà việc trả lời cần công khai hoặc kín đáo Phương pháp trưng cầu ý kiến được bổ sung bằng phương pháp phỏng vấn Đó là dạng trưng cầu ý kiến trực tiếp bằng lời Do tính bất ngờ, nhanh chóng trong
phông vấn, phương pháp này đã cho ta nhận ra những ấn tượng
mạnh mẽ nổi bật, cảm tính, ít suy luận ở người được phỏng vấn, nên nó vẫn thiên về những vấn để thuộc cá nhân Có thể dùng
phương pháp này để kiểm tra hứng thú văn học, trình độ tri
thức, thói quen và kĩ năng của trẻ và thái độ của giáo viên đối với trẻ
Muốn đạt được kết quả khách quan, việc soạn thảo những:
câu hồi hoặc nêu vấn để trong khi phỏng vấn phải kĩ lưỡng,
tập trung và gợi mở bằng nghệ thuật phỏng vấn hoặc trưng
cầu ý kiến,
Phương pháp khảo sát tiết dạy : Phương pháp khảo sát
tiết dạy (tổ chức hoạt động) Lam quen uới tác phẩm uăn học là
phương pháp đầm bảo điều kiện sư phạm tự nhiên và tương đối thống nhất từ quy mô, tiêu chuẩn, trình độ, lứa tuổi, không gian,
thời gian, nội dung, phương pháp Đây là phương pháp thực nghiệm tổng hợp nhằm khảo sát diễn biến của nhiều mối quan
hệ trong quá trình cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học Phương pháp khảo sát tiết dạy trọn vẹn cần tuân thủ một hệ
thống chặt chẽ các vấn đề nghiên cứu Người nghiên cứu phải
xác định mục đích đạt được một vài vấn để nghiên cứu cụ thể,
lựa chọn phương pháp khảo sát thích hợp, Khi vận dụng phương
Trang 19
kiện sư phạm để đảm bảo cho kết quả được chính xác Từ đó phân tích kết quả, đánh giá kết quả một lần nữa
'Tóm lại, dùng phương pháp khảo sát tiết dạy có thể nghiên: cứu chỉ tiết, tổng hợp các quá trình xảy ra trong tổ chức hoạt
động làm quen tác phẩm văn học, nhìn nhận các mối quan hệ tất
yếu trong một vùng, khâu hoàn chỉnh, nhờ đó phát hiện ra được
những đổi thay đáng kể về mặt nội dung và các phương pháp đạt
tới mục đích nghiên cứu
Phương pháp thực nghiệm sư phạm : Phương pháp này đảm bảo sự thống nhất từ chỉ đạo đến thực hiện, từ “thiết kế” đến "thi công” và có giá trị nghiên cứu khoa học sâu sắc Nó được
phép vạch hướng, dự kiến, điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi trong những điều kiện sư phạm ổn định và chủ động
Những kết quả rút ra lại có ý nghĩa hình thành và bổ sung cho lí thuyết nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Phương pháp thực nghiệm trong các trung tâm sư phạm phải tiến hành trong một thời gian dài, có quy mô to lớn, tốn kém, nhưng kết quả thu được có giá trị chỉ đạo thực tiễn su phạm phổ
biến, có giá trị kinh tế và tạo nên những thay đổi eơ bản trong
việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học Chính phương pháp
thực nghiệm tập trung này lại gợi ra nhiều hướng cho nghiên
cứu lí thuyết
Phương pháp thực nghiệm sư phạm có nhiều hình thức và
nhiều mức độ Thực nghiệm để rút kinh nghiệm cho một đề xuất
cải tiến nội dung và phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với
tác phẩm văn học Thực nghiệm để kiểm chứng một giả thiết
khoa học hoặc vận dụng một hệ phương pháp mới, thậm chí thực nghiệm cả cách thức thực nghiệm
Công thức thực nghiệm : Thường chọn từng cặp lớp tướng đương (một lớp chọn làm thực nghiệm, một lớp chọn làm đối
chứng) về mọi phương diện : số lượng, địa dư, giới tính, lực học, chỉ có yếu tố thực nghiệm là thay đổi Ví dụ muốn khảo sát về
hiệu quả của phương pháp trao đổi gợi mỡ (trò chuyện với trề về:
táo nhẩm) thì lán thưe.nghiêm có hê thống câu hỏi kết hơp với
Trang 20
đọc, kể tác phẩm diễn cảm, còn lớp đối chứng thì chỉ sử dụng phương pháp đọc, kể tác phẩm diễn cảm Như vậy, cả hai lớp chỉ
khác nhau về phương pháp dạy học, còn các yếu tố khác hoàn toàn tương đương nhau
Để nâng cao độ chính xác, giảm bớt yếu tố ngẫu nhiên thì
công thức thực nghiệm được lặp lại nhiều lần (thường là 3 lần) ở
trường thực nghiệm hoặc ở một số trường tiêu biểu
Phân tích kết quả nghiên cứu bằng thống kê toán
học : Thống kê toán học có đối tượng nghiên cứu là sự thu
thập, phân tích số liệu và rút ra kết luận từ những số liệu
thống kê Các số liệu thu được trong nghiên cứu như : mức độ trẻ đạt (có thể dùng loại : Tốt - Khá - Trung bình - Kém hoặc điểm số của trẻ), kết quả trả lời trong các cuộc điều tra trao đổi 'Những kết quả trong thực nghiệm sư phạm là những đại lượng
ngẫu nhiên và giá trị của chúng dao động do chúng phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động trong quá trình dạy học Do vậy,
dùng thống kê toán học, phân tích trên vô số những giá trị
ngẫu nhiên đó tìm ra một số ít những đại lượng đặc trưng giúp mé ta toàn bộ hiện tượng
Mỗi phương pháp đều có mặt mạnh và mặt yếu riêng
Người sử dụng phương pháp phải làm chủ được phương pháp
và biết phối hợp các phương pháp khác nhau để đạt hiệu quả
tối ưu
3.4 Mốt liên hệ của môn Phương pháp tổ chức hoạt
động làm quen uới tác phẩm uăn học uới các khoa học khúc - Bộ môn Phương pháp tổ chức hoạt động làm quen tác phẩm
văn học có liên hệ rộng rãi và nhiều mặt với các khoa học khé©
Trong đó, khoa học ngữ văn có liên quan chặt chẽ và trực tiếp nhất và cụ thể là tác phẩm văn học được chọn lọc dùng tron trường mầm non, giáo dục học mắm non, tâm lí học trẻ em (từ 0
_đến 6 tuổi), sinh lí học, lôgfe học,
Trang 21chọn lọc dùng trong trường mâm non Bất kì một phương pháp dạy học môn học nào đều phải phù hợp với nội dung của nó Phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với văn học lấy tác phẩm văn học xây dựng thành nội dung môn Lm qưen uới uăn học nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục trọng tâm là giáo dục thẩm mĩ, giáo dục nghệ thuật và hoạt động ngôn ngữ, ngôn ngữ
nghệ thuật cho trẻ Vì vậy, nội dung và nghệ thuật tác phẩm văn
học quy định nội dung và phương pháp cho trẻ làm quen với văn học ở trường mầm non
Bo môn Phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với văn học liên hệ với Giáo dục học mam non Các quy luật chung của lí dạy học đại cương được vận dụng cho dạy học ở ngành học này Bộ môn Phương pháp tổ chúc hoạt động làm quen với văn
học sử dụng các nguyên tac dạy học, các phương pháp, biện pháp
dạy học và giáo dục sao cho phù hợp với đặc điểm tiếp nhận và
hoạt động văn học nghệ thuật của trẻ em
'Bộ môn Phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với văn học liên hệ với Tâm lí học trẻ em Lí luận dạy học môn học phải dựa
trên những thành tựu nghiên cứu của Tâm lí học lứa tuổi, Tâm
1í học sư phạm Sự lĩnh hội trí thức, kĩ năng, kĩ xảo chỉ được
vững chắc nếu được tiến hành phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa
tuổi trẻ em Về vấn đề này Ơ.D Usinxki, nhà sư phạm Nga lỗi
lạc, đã coi đó là khoa học trì thức về trẻ em mà nhà sư phạm cần phải rút ra được
Bộ môn Phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với văn
học liên hệ với Sinh lí học trẻ em Hoạt động văn học nghệ
thuật đồi hỏi được đảm bảo bằng những cơ quan sinh lí phức
tạp khác nhau như thị giác, thính giác, bộ máy phát âm, hệ
hô hấp, bộ não của trẻ Bộ môn phương pháp, tổ chức hoạt
động làm quen với văn học sử dụng các tài liệu của khoa học
sinh lí trẻ
Bộ môn Phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với văn học
liên hệ đến ngôn ngữ học, sử dụng các phần sau đây của Khoa
Trang 22
nhằm hình thành khả năng cảm thụ văn học và phát triển tiếng mẹ đẻ cho trẻ
'Bộ môn Phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với văn học liên hệ với Lôgíc học Nắm vững nguyên tắc cơ bản của Lôgíc học
thì mới có thể trình bày một cách hệ thống chặt chẽ nội dung cấu
trúc của toàn bộ giáo trình phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học, cũng như trình bày một cách mạch
Tác nội dung từng chương mục
Phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với văn học với tư cách là một môn học vừa mang tính khoa học vừa mang tính
nghệ thuật Khi hình thành và phát triển, củng cố vững chắc hệ
thống các khái niệm cho trẻ thông qua mơn học (lĩnh vực văn hố) này, cần dựa vào Lôgíc học để tổ chức đúng đắn hoạt động nhận thức, tập cho trẻ biết so sánh, nhận xét, tổng hợp, suy luận, từ đó tư duy của trẻ được phát triển
CÂU HỘI ‘
1 Hãy nêu đối tượng — nhiệm vụ và những phương pháp nghiên cứu của khoa học Phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học ở trường mắm non
2: Phương pháp thực nghiệm sư phạm được thực hiện như thế nào mới đảm bảo độ tin cậy ?
BAI TAP
_ 4 Hay suu tam hai khoa luận tốt nghiệp về bộ môn Phương pháp
'chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học, nhận xét ưu, nhược
ém về phương pháp nghiên cứu của từng khoá luận đó ? Bổ sung
_những thiếu sót về phương diện day học và nghiên cứu của mỗi khoá
2 Thik xe ainh một để tài nghiên cứu về phương pháp tổ chức
Trang 23II - KHÁI NIỆM LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC
Làm quen uới tác phẩm uăn học chỉ ra mức độ, giới hạn, yêu
cầu của việc cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học qua nghệ
thuật đọc và kể chuyên của cô giáo Hoạt động này nhằm dẫn
dat, huéng dẫn trẻ cảm nhận những giá trị nội dung, nghệ thuật
phong phú trong tác phẩm, khơi gợi ở trẻ sự rung động, hứng thú đối với văn học, có ấn tượng về những hình tượng nghệ thuật, cái
hay cái đẹp của tác phẩm và thể hiện sự cảm nhận đó qua các hoạt động mang tính chất văn học nghệ thuật như đọc thơ, kể
chuyện, chơi trò chơi đóng kịch ; cao hơn là tiến tới sáng tạo ra
những vẫn thơ, câu chuyện theo tưởng tượng của mình, góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ
'Tác phẩm văn học là khâu quan trọng nhất của khoa nghiên
cứu văn học Với đối tượng là trẻ em mầm non (9 — 6 tuổi), cho trẻ làm quen với văn học là giúp trẻ cảm nhân sự độc đáo của phong cách nghệ thuật và vẻ đẹp riêng của nội dung hình thức
văn chương Chỉ văn chương thôi chứ chưa phải là văn học với tư
cách một môn văn hoá đây đủ Cái hay cái đẹp của tác phẩm văn
chương được thể hiện trước hết là ở sự miêu tả hiện thực cuộc
sống xung quanh với những màu sắc đa dạng, phong phú: Bằng
cảm quan, tài năng của mình, người nghệ sĩ đã làm đẹp thêm
bức tranh cuộc sống bằng những hình tượng nghệ thuật Trong mỗi tác phẩm văn học, thế giới mới của cuộc sống thực tại bao gồm thiên nhiên, xã hội, con người được diễn tả, biểu đạt, truyền
đạt trong những hình thức đa dạng độc đáo Văn học nói về thế
giới Teal vật, cỏ cây, hoa lá, mọi hiện tượng thiên nhiên, vũ trụ
¡g nói về những gì gần gũi trong môi
trường sống của trễ như làng quê, cánh đồng, dòng sông, phiên
chợ, lớp học, khu phố, Qua tác phẩm văn học, trẻ bắt đầu nhận
| ra trong xa hoi những mối quan hệ, những tình cảm gia đình, tình bạn, tình cô cháu, Trẻ cũng dần nhận ra có một xã hội xàng buộc con người với nhau trong lịch sử đấu tranh cách mạng,
Trang 24lượng siêu nhiên như thân linh, ông bụt, cô tiên, phù thuỷ, quỷ sứ và cả những phép màu còn tổn đọng trong tâm thức dân tộc Đây cũng là đối tượng miêu tả của văn học làm nên sự phong
phú, hấp dẫn của đời sống tỉnh thần
'Nhờ được nghe, tiếp xúc với một số lượng văn học đáng kể,
trẻ sẽ nhận dạng được văn học, có những hiểu biết sơ đẳng về:
văn học — đó là khả năng mộ tả cuộc sống xung quanh phong phú, hấp dẫn bằng những dạng thức khác nhau Bước đầu trẻ sẽ nhận biết được sự khác nhau về nội dung và hình thức giữa các
thể loại thơ, truyện Không những giúp trẻ cảm nhận được cái
đặc sắc của cách diễn đạt hình tượng, nhà sư phạm còn cần giúp
trẻ phân biệt được hình tượng nghệ thuật với hiện thực, hình thành một số khái niệm văn học như : thơ, truyện, nhân vật, hình ảnh , giúp trẻ trao đổi những điều đã được nghe và bộc lộ những suy nghĩ của mình về tác phẩm, nhằm phát triển đời sống
tỉnh thần của trẻ
'Tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật, cần giúp trẻ nhận biết các mối quan hệ biểu hiện giữa hoàn cảnh, trạng thái
tình huống và nhân vật ; giữa lời kể, lời thuật, lời bạch trữ tình và ngôn ngữ nhân vật ; giữa không khí, âm sắc, giọng điệu chung
của tác phẩm văn học và hành động văn học Chưa yêu cầu trẻ
phải nhớ hết mối quan hệ phức tạp và chưa đòi hỏi trẻ phân biệt quan hệ chính phụ trong truyện mà chỉ nhằm giúp trẻ nhận ra
tính liên tục của cốt truyện trong các mối quan hệ liên quan đến
nhân vật trung tâm của tác phẩm,
Với truyện kể, ta hãy giúp trẻ nhận ra, nhớ được sắc thái cơ
bản trong giọng kể, lời thuật, phân biệt ngữ điệu lời nói các loại
nhân vật, giúp trẻ nhận ra ngôn ngữ đời thường (khẩu ngữ) và
ngôn ngữ thơ giàu nhạc tính Qua tác phẩm văn học, trẻ quen
dân tính chất nhiều nghĩa và tỉnh luyện của ngôn ngữ văn học, dan dân tiến tới hiểu được nghĩa thực đến nghĩa bóng, từ nghĩa
văn cảnh đến ý tưởng nhà văn muốn truyền đạt
rẻ nhỏ tiếp nhận tác phẩm văn học chỉ bằng con đường gián = ‘oe a eee © Se
Trang 25phải tăng cường rèn luyện sức nghe cho trẻ Đó là sức nghe tối
la về nhạc cảm và sự đa thanh ; nghe được hết những cung bậc âm thanh và nhịp điệu khác nhau của cuộc sống ; nghe ra những âm thanh mới lạ huyền diệu của thiên nhiên như tiếng chim hót : "mỗi khi Sơn ca hót, cỗ cây hoa lá rì rào hoà theo” (Giọng hát chim Sơn ca), tiếng suối róc rách, tiếng “Gió từ biển khơi phía đông, từ núi cao phía tây rì rào nhè nhẹ" (Nai Ngọc) ; nghe ra những âm sắc biểu cảm, những rung cảm của trái tìm cùng nhịp điệu hài hoà giữa vũ trụ và con người Ngay từ khi còn trong bào thai, ở tháng thứ sáu, con người đã sống trong nhịp điệu, lời ru, lếng hát, vũ điệu, âm nhạc, những mối dây liên hệ tưởng như vô hình giữa con người với trời dat
phải dạy trẻ biết lắng mình với tác phẩm văn học, hoà
vào cõi mộng mơ, trau dổi thói quen đón nhận được các hồ âm tỉnh tế thống qua, bất chợt đến từ các nguồn sống khác, nghĩa là dạy trẻ tập trung rung động, cái rung động của mình chứ
không phải của người khác Lắng mình, an tĩnh đến mức quên
tất cả xung quanh và thậm chí quên tất cả bản thân mình thì khả năng sáng tạo trong sức nghe sẽ biểu lộ Đó là sự đồng hoá của cá nhân trẻ vào đối tượng nghệ thuật và cũng là sự bột phát
của tấm linh, là nhu cầu bộc lộ những khát khao sống, những
khát vọng ước mơ của tuổi thơ Trẻ mẫu giáo là một sinh thể
toàn khối có cái nhìn nguyên hợp đối với hiện thực, đó cái nhìn “uật ngã đồng nhất" với cuộc đời và nghệ thuật nên việc tiếp thu, cảm nhận thế giới cái đẹp được xây dựng trong văn học nghệ
thuật thì không ai lợi thế bằng trẻ em, những con người sống
nặng về cảm xúc hồn nhiên, trực giác, dễ cảm thông, hoà đồng vào ngoại vật
'Dù chỉ giới hạn trong việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn
học, cô giáo vẫn phải chỉ ra cho trẻ những nội dung bản chất và
8 dep we die Coug High maqemete AEE a
học là nguồn thông tin thẩm mĩ về con người trong mối quan hệ
ói cái đẹp thiên nhiên, cái đẹp của xã hội con người, cối đẹp của
Trang 26
xa cho trẻ cái có thể và cái cần phải học có ý nghĩa giáo dục tam
hồn, tình cảm đạo đức cho trẻ 4
Cái cần và có thể dạy trẻ, theo chúng tôi, là cái cụ thể gần gũi với trẻ, xuất phát từ những vẻ dẹp "bản chất người cua van
học" Đã nói đến ban chat van hoc 1A phai nhéin manh “tinh
người” trong thế giới tỉnh thần của nó Con người, số phận con
người luôn là điểu quan tâm muôn thuở của văn học Tác phẩm có thể không có nhân vật con người như trong ngụ ngôn, cổ tích
loài vật, truyện đồng thoại, trong thơ trữ tình phong cảnh nhưng
vẫn phải khám phá ra vấn để cuộc sống trân gian với cả những ràng buộc xã hội, tự nhiên phức tạp, bí ẩn của tình người Một
trong những nội dung bí ẩn ấy là vẻ đẹp đơn nhất cá thể của con người Vẻ đẹp riêng của mỗi người thể hiện tính người bên cạnh
tính cộng đồng xã hội, tính dân tộc và tính quốc tế Cũng vì thể mà Chủ tịch nước ~ nhà thơ Hỗ Chí Minh là con người quốc tế nhất, Người chịu ảnh hưởng sâu sắc hai luồng tư tưởng Đông
'Tây - vừa Khổng Mạnh vừa Mác Lênin mà vẫn là một cá thể độc
đáo có tính cách và tác phong ưu mũ, một bản lĩnh giản dị đến
phi thường Một Bác Hồ không thể trộn lẫn Cũng vì lẽ đó, người ta nhận thấy trong tình yêu thương của Bác đối với thiếu nhị,
không có sự cách biệt giữa vị nguyên thủ quốc gia với những,
công dân nhỏ tuổi mà như người ông với bầy cháu nhỏ Bởi vậy
mà khi nghe tìn Bác Hồ mất, Trần Đăng Khoa, em thiếu niên 11,
tuổi, đã bật lên tiếng khóc đau xót : i,
“Cháu buốt ở trong tìm này }
Chỗ đeo tang suốt đêm ngày Bac ci.” 1
Tiếng thơ chân thật giản dị mà sâu sắc của Khoa là tiếng Í lồng của triệu triệu người dân và thiếu nhỉ Việt Nam đối với Bác +
Về đẹp của tính người trong cá nhân đón nhất ở văn hợc tré
em có thể nhận ra từ cách cư xử tế nhị, nhân hậu gitta déng loal
(Bác Gấu đen va hai chú Thỏ), đôi khi lại bộc lộ trong sự thành €
thực đối với bản thân và người khác Vẻ 'dep Ay con thap thoang *
trong cit chi biết on (Hat gao lang ta = Trin Ding Khoa) OA t + xÄÊ
Trang 27
gười khác như hiểu cực nhọc của mẹ, nỗi ưu tư của cha, hiểu sự
ô đơn nghèo khó của bạn bè, nỗi bất hạnh của con người, rồi tận
inh lam nhe, voi gánh nặng đó Đấy là bước đi đầu tiên để trẻ
iét chia sẻ trải nghiệm và đồng cảm với văn học như trên đã
ói Từ những vẻ đẹp nhỏ nhặt thường ngày trong cư xử mang
tính người" ấy sẽ nảy sinh ra những hành động cao thượng:
hân ái vì con người
Sức mạnh của tác phẩm văn học thật vô cùng to lớn Trong
uá trình cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm, bằng tài năng sư phạm
ùng với nghệ thuật đọc và kể chuyện văn học, cô giáo ở trường ầm non sẽ hướng trẻ vào những vẻ dẹp nội dung và nghệ thuật
ác phẩm, gây ấn tượng đầu tiên cho trẻ về hình tượng nghệ
huật được xây dựng bằng ngôn ngữ dân tộc Cô giáo khơi gợi ở
rẻ hứng thú bước vào hoạt động văn học nghệ thuật một cách tự
hiên, như đọc diễn cảm thơ, kể lại truyện một cách sáng tạo, oá thân vào các vai diễn trong trò chơi đóng kịch Nhà sư phạm
ân ý thức rõ ràng vấn để này, để tổ chức cho trẻ trở thành chủ
hể hoạt động văn học nghệ thuật một cách tích cực, sáng tạo Việc cho trẻ làm quen với văn học tuy mới chỉ là như vậy thưng đó là việc làm cao cả, có ý nghĩa lớn trong việc hình thành rẻ em những phẩm chất cao quý, đẹp đẽ của con người, đặc iệt tình yêu đối với ngôn ngữ nghệ thuật Các em sẽ mang tình
êu đó bước đến trường phổ thông và mai sau sẽ yêu văn hoc
ude nhà
- Ý NGHĨA, NHIỆM VỤ CỦA TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LÀM
5UEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC Ở TRƯỜNG MAM NON
'Từ lâu, người ta đã nhận thấy văn học là nguồn suối không
am của trì thức, là kinh nghiệm sống rnà con người cần tiếp thu
Trang 28
phương tiện hữu hiệu để giáo dục trẻ Nhà nghiên cứu và phi
bình văn học Nga lỗi lạc V.G.Bielinxki đã từng nói : “M6t td=
phẩm uiết cho thiếu nhỉ là để giáo dục mà giáo dục là mot st
nghiệp vi dai vi nó quyết định số phận con người (V.G.Bielinxki toàn tập, Tập IV, Mátxedva, NXB Viện hàn lân khoa học Liên Xô, 1954, trang 79)
'Văn học xây dựng hình tượng bằng chất liệu ngôn từ Ngô:
từ với tư cách là chất liệu của văn học có những khả năng ưu th đặc biệt đối với mỗi người Trong đời sống, ngôn từ cũng là phá ngôn của một chủ thể lời nói mà ai cũng có thể hiểu và tiếp thủ Trong thơ ca và truyện kể chứa đẩy những nội dung lí thứ những hình tượng nghệ thuật trong sáng, vốn ngôn từ giàu chế
mĩ cảm, nguồn tưởng tượng giàu có Trí tưởng tượng là nhiê:
liệu của sự sáng tạo, đổi mới Nếu chỉ xét riéng tac dung kfc
thích trí tưởng tượng thôi cũng đã thấy văn học cần thiết biế chừng nào đối với lứa tuổi mẫu giáo, “Lứœ tuổi cân hoạt độn,
thật nhiều để cho trí tưởng tượng tràn ngập tâm hồn." (Kart
Eden Haumare, Những phương pháp và điều kiện cho trẻ vụ chơi, Tổ chức Radda Barnen)
Chính những yếu tố đó đã lôi cuốn trẻ em, đem lại cho các ©f niềm vui sướng và cũng vì thế nó có ý nghĩa lớn trong giáo dụ)
trẻ em trước tuổi đến trường phổ thông ;
Nói đến chức năng của văn học là nói đến mục đích, ý ng: xã hội của văn học Mĩ học và lí luận nghệ thuật Máoxít hiện nai
cho rằng văn học có nhiều chức năng, song có các chức năng chỉ
yếu sau : chức năng nhận thức, chức năng giáo dục và chức năn
thẩm mĩ Với các chức năng ấy, văn học có ưu thế đặc biệt tron việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục trẻ em trước tuổi họ
đường Như vậy, có thể nói cho trẻ làm quen với văn học 8ố
Trang 29'ong trường mầm non chỉ thực sự có được trên cơ sở những hiểu
t thật thấu đáo về bản chất tác phẩm văn học, về đặc điểm đối
tơng giáo dục, về nhiệm vụ chính trị xã hội đặt ra trong những,
iai đoạn lịch sử cụ thể, về đặc điểm xã hội vùng miền (địa
hương) nơi trường mầm non được xây dựng
Quan điểm hệ thống, quan điểm tiếp cận tích hợp của giáo ục mẫu giáo cũng đã chỉ ra phải xác lập mối liên hệ gắn bó chat
hẽ giữa môn "Lẻm quen uới uăn học” với các môn học khác, có
hư vậy mới tạo nên sức mạnh đồng bộ, tổng hợp, tác động đến
ự phát triển nhân cách trẻ một cách toàn diện
1 Tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học óp phần mở rộng nhận thức, phát triển trí tuệ cho trẻ
'Ý nghĩa nhận thức của văn học nghệ thuật là ở chỗ giúp con
gười biết cái gì, có thêm cái gì, những tri thức gì ?
Trẻ em luôn khao khát nhận thức, khám phá thế giới hiện
hực xung quanh Các em muốn biết tất cả, muốn thâu tóm tất
ả lí do tổn tại của cuộc sống vào khối óc bé nhỏ của mình Thế
idi xuất hiện trước mắt trẻ với toàn bộ sự phong phú, phức tạp
ủa nó Trong điều kiện đó, những câu ca dao, bài thơ, truyện kể
ì những bài học đầu tiên giúp các em nhận thức thế giới, định
tướng cơ bản trong môi trường xung quanh, giúp các em chính
ác hoá những biểu tượng đã có về thực tế xã hội, dần dần từng
ude cung cấp cho các em những khái niệm mới và mở rộng kinh ghiệm sống
“Theo H.Read, một đại diện lớn của nền giáo dục Anh nhận '¬nh rằng : Mục đích của giáo dục thông qua tác phẩm nghệ thuật xính là khả năng nhận thức các mối liên hệ trong thế giới Đọc ?hú đỗ con” của Viết Linh, trẻ sẽ nhận thấy được quá trình nảy “ầm của hạt thành cây dưới mưa xuân và ánh nắng mặt trời :
“Một chú Đỗ con ngủ khì trong cái chum khô ráo tà đổi om
=ốt một năm Một hôm tỉnh dậy, chú thấy mình nằm giữa
stones ha AAD ti ern Rin Ob ok AR
Trang 30
Thì ra cô Mưa xuân đem nước đến cho Đỗ con được tắm mát,
chú lại ngủ khì Có tiếng sáo u¡ uu trên mặt đất làm chú tỉnh
giấc Chú khẽ cựa mình hỏi : “Ai đó ?"
Tiếng thì thầm dịu dàng trẻ lời chú : “Chi day ma, chi la Git
xuân đây Dậy đi em, mùa xuân đẹp lắm" Đỗ con lại cựa mink
Chú thấy mình lớn phổng lên làm nứt cả chiếc áo ngoài
Chị Gió xuân bay đi Có những tia nắng ấm áp khẽ lay chà Đỗ con Đỗ con hỏi : “Ai dé ?”
Một giọng nói ôm ôm, âm ấm uang lên : “Bác đây ! Bác là Mặ
ụ ‘Nhung mà trên ấy lạnh lắm."
Bác Mặt trời khuyên : “Chau cit ving day di nao Bac sé sud đấm cho cháu, cựa mạnh vao.”
Đỗ con uươn vai một cái thật mạnh Chú trồi lên khỏi mã đất Mặt đất sáng bừng ánh nắng xuân Đỗ con xòe hai cénh tay nhỏ xíu hướng uê phía mặt trời ấm áp.”
Rất nhiều tác phẩm văn học thiếu nhỉ khác nữa viết về để tà
thiên nhiên và con người với quan hệ xã hội Sự tiếp xúc với tá
phẩm sẽ mở ra trước mắt trẻ thiên nhiên quê hương, đất nước vũ trụ bao la, những con người với mối quan hệ xã hội và lịch sĩ
dân tộc trong quá khứ và hiện tại
“Thiên nhiên phong phú từ bao đời đã là đối tượng miêu t của văn học Trong văn học dành cho thiếu nhỉ, chúng ta gặ không ít những tác phẩm miêu tả, phản ánh thế giới thiên nhiê tươi đẹp Qua các tác phẩm ấy, trẻ em nhận ra được phong cản thiên nhiên quen thuộc như mùa xuân, Tết :
“Cây đào trước ngõ Cười uui sáng hong
Hoa mai trong vin
ung rinh cánh trắng" i
(Tét dang vao nha — Nhuce Thuy
Trang 31Mùa hè sang :
“Hoa sen dé nd
Rue rd day hồ
Thoang thoảng gió đưa Mùi hương thơm ngát Lá sen xanh mát
Dong hat suong dém Gió rung êm đềm
Sương long lanh chạy.”
(Hồ sen — Nhược Thuỷ)
“Thiên nhiên là mảnh đất chứa đựng bao nhiêu điều cần được phát hiện, là nơi quan sát không bao giờ chán cuộc sống của các
loài động vật, thực vật Trẻ em hứng thú nghe đọc, nghe kể về
đặc điểm đời sống, sự sinh sôi nảy nở, bản tính của các con vật trong tác phẩm “Mười quả trứng tròn Me ga dp i Mười chú gà con Hôm nay ra đủ Lòng trắng lòng đỏ Thành mỏ thành chân | Cai mổ tí hon ] Gói chân bé xíu Lông uàng mát dị Mắt đen sáng ngt (Ban gà con ~ Phạm Hồ)
Quộc sống xã hội con người với nhiều mối quan hệ, hoạt động
phong phú được miêu tả khá sinh động trong các tác phẩm
Những mối quan hệ đầu tiên thân mật gần gũi, gắn bó như tình
Trang 32——.—.n
cuộc sống cùng với sự lựa chọn trước các tình huống Càng ngày
trẻ càng bị lôi cuốn bởi dung phản ánh trong tác phẩm và bị lôi kéo vào một loạt các mối quan hệ mang tính người phức tạp,
đặc biệt là sự thâm nhập vào thế giới bên trong, vào đời sống tỉnh thần, vào quá trình tư duy, tình cảm, số phận riêng của con
người Tất cả những yếu tố đó sẽ mở rộng khả năng nhận thức
cho các em
Mỗi bài thơ, câu chuyện đều giới thiệu với các em về một góc, một mặt của đời sống : có khi là quá khứ lịch sử hào hùng của dân tộc ; có khi là sinh hoạt trong gia đình, hoạt động của bác nông dân, chú bộ đội, chú công nhân, sinh hoat ở trường mẫu giáo ; có khi là cuộc sống ở một đất nước xa xôi với những
phong tục tập quán, không gian của những châu lục, quốc gia
Tiếp xúc với tác phẩm, trẻ không chỉ được thoả mãn nhu cầu nhận thức mà còn được mở rộng tầm nhìn, làm giàu có lượng
thông tin trì thức, làm sâu sắc hơn quá trình quan sát xã hội,
môi trường xung quanh, Từ sự quan sát, thúc đẩy quá trình phân tích, so sánh, tìm hiểu nguyên nhân kết quả, rút ra
những kết luận, những tri thức, khái niệm cơ bản, góp phần rên luyện trí nhớ, phát triển khả năng tư duy và các năng lực tâm lí khác như : tưởng tượng, ngôn ngữ, Quá trình tiếp xúc với tác phẩm văn học dần dân đã giúp trẻ nắm được rất nhiều
điều thú vị, bổ ích, có được lượng trì thức và kinh nghiệm sống
đáng kể, cùng với nó là năng lực trí tuệ nhất định để trẻ có thể bước vào trường phổ thông Cũng vì thế, nhiều tác phẩm văn
học được coi là sách giáo khoa về cuộc sống Nhà văn M.Goócki
trong bút kí “Tôi đã học như thế nào" đã hồi tưởng lại “Chếc
chấn tôi không truyên đạt lại cho được thật đầy đủ uà rõ ràng, nỗi bình ngạc của tôi lớn lao như thế nào, khi tôi cảm thấy rằng!
'hằu như mỗi quyển sách mở ra trước mắt tôi cánh cửa nhìn uào
Trang 339 Tổ chức hoạt g lam quen với tác phẩm văn học
góp phần giáo dục đạo đức
Giáo dục đạo đức cho trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng ở trường mdm non Giáo dục đạo đức cho trẻ em lứa tuổi Mẫu giáo phải được coi là một quá trình rèn luyện có mục đích
nhân cách trẻ Trong khoa học sự phạm, giáo dục được coi là một quá trình rèn luyện sự phát triển đạo đức của mỗi cá nhân Ma-ca-ren-cô gọi thời kì mẫu giáo là thời kì hình thành cá nhân
ở giai đoạn đầu tiên Vì vậy, giáo dục đạo đức cho trẻ trở thành
một nhiệm vụ quan trọng ở trường mầm non, nó hình thành:
phẩm chất đạo đức, tạo nền móng nhân cách của mỗi con người Phẩm chất đạo đức mang ba yếu tố cơ bản : những tình cảm
đạo đức, những thói quen hành vi đạo đức và những ý niệm đạo đức Ý niệm đạo đức là những ý niệm về tốt xấu, về sự trung
thực, sự khiêm tốn, tính cần cù, tình bạn, lòng ding cảm, tỉnh
thần trách nhiệm Để hình thành những phẩm chất đạo đức
này, văn học nghệ thuật là một phương tiện hữu hiệu
Từ xa xưa cha ông ta đã từng tâm niệm : “Văn đĩ tdi dao’, với chức năng này, trong các phương pháp tạo ra ý niệm, tình
cảm, đạo đức văn học có một vị thế đặc biệt
Bác Hồ của chúng ta khi sinh thời đã rất quan tâm đến việc
giáo dục đạo đức cho tuổi thơ, Bác đã dạy thiếu niên nhì đồng : “Yêu Tổ quốc, yêu đông bào, khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”
Đây chính là nội dung, nền tắng đạo đức chân chính của con
người ở mỗi thời đại, nó đòi hỏi sw nghiép “hông người” của
chúng ta phải hướng tới Khi bàn về giáo dục đạo đức cho lửa
tuổi mẫu giáo trong cuốn “Sự ra đời của một công dân”, nhà giáo
dục V.A.Xu-khô-lum-xki cũng đã xác định : “Điều cơ bản trong
;iáo dục đạo đức là làm sao để đứa trẻ trở thành những người
.êu Tổ quốc, yêu tha thiết mảnh đất quê hương va nhân dân
nình, sống trong sạch, ngay thang, vi tha, can đâm, khiêm
thường, không khoan nhượng uới điều ác uà sự lừa đối" Ông
shấn mạnh “Lòng yêu nước bắt đầu từ tuổi ấu thơ, Không thể trở
Trang 34
thật sự là đứa con của cha me minh” (V.A.Xu-khô~lum-xki — Bàn về giáo dục đạo đức ở lứa tuổi mẫu giáo ~ Tập san mẫu giáo
3/1986, trang 20 — 23)
Những quan niệm giáo dục đạo đức truyền thống ấy đã được
đưa vào những tác phẩm văn học và được trẻ em yêu thích Vì vậy, chúng ta cần đọc và kể cho trẻ nghe những tác phẩm văn
chương có gia tri dich thực, chúa dựng những nội dung giáo duc đạo đức cao cả, phù hợp với lứa tuổi mà tam hén tình cảm dang
trong như suối tận nguồn Ở trường âu giáo, khi tiếp xúc với
tác phẩm văn học qua nghe đọc, kể diễn cảm và sự dẫn dắt của
cô giáo, những ấn tượng nghệ thuật mà trẻ thu nhận được sẽ
hình thành ở các em những phẩm chất đạo đức bền vững Không
ai có thể phủ nhận vai trò của cái đẹp trong giáo dục đạo đức bởi
“Thông qua cái đẹp uượn tới nhân tính”~ (V.G.Bielinxki, nhà nghiên cứu văn học Nga thế kỉ XIX) Vì vậy, cái đẹp phải được coi là phương pháp cơ bản nhằm khơi gợi những tình cảm đạo đức cho trẻ, nó có mối liên hệ chặt chẽ với giáo dục thẩm mĩ, nó
trở thành một quy luật giáo dục
Ngôn ngữ thể hiện cái tỉnh hoa của dân tộc, của Tổ quốc Từ
ngôn ngữ toàn dân, bằng sức sáng tạo của người nghệ sĩ, vẻ đẹp
lóng lánh của ngôn ngữ nghệ thuật đã truyền đến cho các em
tình yêu Tổ quốc, yêu tiếng mẹ đẻ
Qua vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, những hành động tình
cảm cao quý của con người thể hiện trong tác phẩm sẽ giáo dục trẻ tình yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, ý thức giữ gìn bảo vệ cây:
xanh, có cách đối xử hiển từ đối với mọi sinh vật trên trái đất,
xác lập hành vi, thái độ của con người đối với các hiện tượng của
đồi sống Bảo vệ thiên nhiên, chỉnh phục tự nhiên là một trong,
những vấn đề sống còn của thời đại chúng ta và mai sau, nó trở
thành đạo đức của ngày hôm nay Về những vấn để này, chúng
tạ có thể tìm thấy rất nhiều trong những áng ca dao, những bài
thơ, những đoạn văn, những câu chuyện dành cho trẻ,
minh yêu thiên nhiên vốn là khổi điểm của tình yêu đất nước; e SLL Re Rahat MA nee ake nde
Trang 35
xương, gắn với một lang qué và cảnh vật gần gũi, thân thương
Đất nước — Tổ quốc = Quê hương là những cánh cò bay trên đồng
lúa mênh mông, đơn sơ mà mĩ lệ :
*Con cò bay là bay la
Bay từ ruộng lúa bay ra cánh đông” Và có khi là những con đường dài :
“Đường uô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ"
Trong những bài thơ, Tổ quốc hiện lên thật hùng vĩ với núi cao, biển rộng, sông dài, với những công trình mới (Em ra thăm bến cảng ~ Hồng Kiên)
Dạy trẻ yêu quê hương, đất nước là yêu mái nhà dân tộc giản
đậm hồn quê, có ấn tượng về ngôi nhà truyền thống dân tộc,
só ý thức về truyền thống thơ ca dân gian
“Chang déu bang chính nhà em
C6 dan chim sẻ bên thêm líu lo Có nàng gà mái hoa mở
Cục ta cục tác khi uừa để xong
Có bà chuối mật lưng ong
Có ông ngô bắp râu hồng như tơ Có ao muống uới cá cd
Em là chị Tấm đợi chờ bong lên
(Em yêu nhà em ~ Đoàn Thị Lam Luyén) 'Những vẫn thơ như thế gợi cho, trẻ em những xúc cắm, rung lộng mãnh liệt Những xúc cảm hình thành tình cảm đó là eon tường có tính quy luật Giáo dục tình cẩm cho con người là một
ong những vấn đề quan trọng trong việc hình thành phát triển
“hân cách toàn diện với sự phong phú về mặt tình thân Vẻ đẹp tong tính cách con người được biểu hiện đưới nhiều khía cạnh
Erong các tác phẩm Những tác phẩm viết về đề tài gia đình đã
=y trẻ biết yêu thương ông bà, cha mẹ, anh em Bài thợ “Me 6m” —
Trang 36“ich Chu” hình thành ở các em tình cảm tham thiết mẹ con, anh em, bà cháu Yêu con người, yêu nhân dân là yêu những những người sống quanh ta Câu chuyện “Bác Gấu đen uà hơi chi: Tha”, “Đôi bạn tốt" đã giáo dục trẻ lòng nhân hậu với đồng
loại, tình thân ái, đoàn kết
'Văn học hình thành ở trẻ lòng biết on và kính yêu lãnh tụ
(Ảnh Bác ~ Trần Đăng Khoa), những người anh hùng có công với đất nước cả trong quá khứ (Ông Gióng ; Sự tích Hồ Gươm) và hiện tại ('Chứ Giải phóng quân” — Cẩm Tho) Việc đọc và kể tác
phẩm có nghệ thuật của cô giáo về những chiến công anh hùng
của những chú bộ đội làm cho trẻ suy nghĩ, tưởng tượng và ước
mơ Bài the “Hat gao lang ta” - Tran Dang Khoa da dạy trẻ lòng biết ơn, kính trọng những con người lao động, yêu quý, trân trọng những thành quả lao động được chất chỉu từ những giọt
mỗ hôi
Tuổi ấu thơ các em chưa có ý thức rõ rệt về tình yêu Tổ quốc,
1í tưởng, nhưng những tình cảm giản dị tưởng như nhỏ bé này
lại là những tình cảm có tính nhân loại, nó sẽ hứa hẹn cho một tấm lòng hi sinh lớn lao cho đất nước Tất cả những điều đó sẽ
tạo ra tiển để cho xu hướng tư tưởng của nhân cách
Gó rất nhiều những bài học đạo đức khác nữa trong những
trang văn học giành cho lứa tuổi nhỏ mà chúng ta không thể kể
hết được Ở đây, chúng tôi xin dành để nói về một thể loại văn
học được trẻ em khắp nơi trên trái đất yêu thích và được nhân
dân lao động từ ngàn xưa coi là một công cụ rất hữu hiệu để giác
dục đạo đức cho trẻ, đó là một thể loại tự sự dân gian — truyér
cổ tích, được mệnh danh là “ruyện bể trong nhờ uà cho trẻ nhở”
Ngay từ khi ra đời, truyện cổ tích đã mang trong mình nó st
'mạng vẻ vang, là một.phương tiện để giáo dục, đặc biệt giáo dụt
đạo đức cho trẻ, Để thực hiện chức năng giáo huấn, truyện ot
tích luôn thiên về những vấn để đạo đức Nó mang nội dung luât đạo đức, triết học rất rõ ràng Vì vậy, những bài học đạo đứ
ở đây trở nên sâu sắc Mọi sự vật hiện tượng đều có mối quan BÍ
Trang 37hình tượng trong truyện cổ tích, trẻ em nhận thức được những
khái niệm đầu tiên về sự công bằng và bất công, về nền văn hoá
của dân tộc mình
Các tác giả dân gian nhìn hiện thực từ góc độ đạo đức, vì vậy
xung đột của truyện là xung đột thuộc phạm trù đạo đức đối lập
thiện ác, tốt xấu, trung thực xảo quyệt, ích kỉ, vị tha Truyện cổ
tích giới thiệu cái thiện và cái ác theo cách đơn giản và dễ hiểu
đối với trẻ Cô bé mổ côi tốt bụng và chăm làm, mụ dì ghẻ độc ác,
gian tham Cái tốt được đền đáp, cái ác bị trả giá Trong quá trình nghe truyện, trề em đã tự vận động chính bản thân mình trong mọi bình diện, đem cái tốt để chống chọi với cái ác Đây
chính là điểm đặc biệt làm ý nghĩa giáo dục của truyện cổ tích
thêm một chất lượng mới cao hơn Thế giới của truyện cổ tích
chan hoà ánh sáng của lòng nhân ái, của tình thương, ước mơ, hi
vọng, của niém tin vào chân If “chink nghio thắng gian ta” Điều này làm nên sức sống trường tổn mãnh liệt của truyện cổ tích và nó thật sự hấp dẫn trẻ Vì vậy, truyện cổ tích có ý nghĩa
lớn đối với giáo dục tình cảm đạo đức, có ý nghĩa cao cả trong,
giáo dục ý thức xã hội cho trẻ
‘Prong công trình nghiên cứu về sy phat triển đạo đức và
ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo, các nhà khoa học Bungari như §.A.Vramôva, S:Makedonskaia (Sư phạm học) S.Dimitsôva (Tâm lí học), I.Kotova, A.Vlađimisôva (Nghiên cứu văn học) cùng với kết quả nghiên cứu của nhóm Ngữ văn khoa Giáo dục mầm non, trường Đại học sư phạm Hà Nội trong quá trình nghiên cứu
khoa học và giảng dạy đã nhận thấy những khả năng to lớn của
trẻ mẫu giáo, đặc biệt là mẫu giáo lớn trong việc hiểu nội dung
thẩm mĩ, đạo đức của tác phẩm văn học và chứng mình trẻ có 'khả năng cầm thụ tác phẩm, diễn đạt khi kể lại và bộc lộ sự hiểu
Điết của mình về tư tưởng đạo đức chủ yếu của tác phẩm qua việc
“thể hiện thành các hình tượng nghệ thuật Sự thể hiện mình
trước tác phẩm văn họe, những hình tượng nghệ thuật do trẻ tạo
ýA dã mang đặc điểm cá tính, Đó là biểu hiện của việc hình 25 === eT
Trang 38
Như vậy, văn học nghệ thuật và việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học có ý nghĩa to lớn đối với việc giáo dục đạo đức, bồi
dưỡng phẩm chất tâm hồn, phát triển nhân cách trẻ mẫu giáo
©6 thể nói, trẻ em rất nhạy cảm đối với nội dung đạo đức trong
tác phẩm văn học Giáo dục đạo đức là một trong những mặt quan trọng nhất của sự phát triển nhân cách Nó cần được kết
hợp với các nhiệm vụ giáo dục và các mặt phát triển khác
3 Tổ chức hoạt động làm quen với tác phẩm văn học góp phần giáo dục thẩm mĩ
Giáo dục thẩm mĩ là một bộ phận không tách rời với giáo dục trí tuệ, đạo đức, được xác định trong hệ thống giáo dục quốc dân
và cần phải bắt đầu ngay từ lứa tuổi mẫu giáo
Đối với con người, nhu cầu về cái đẹp là nhu cầu có tính bản
chất, nó gắn với quá trình phát triển thể chất va tinh thần
Đốtxtôiépxki đã nói một câu bất hủ “Cái đẹp cứu thế giới" Vì
giáo dục thẩm mĩ trở thành nhiệm vụ trọng tâm của quá trint
cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm non
Qua tiếp xúc với tác phẩm văn học, dưới sự hướng dẫn cla ef giáo, trẻ em sẽ hình thành và phát triển những cảm xúc thẩm mĩ, tình cảm thẩm mĩ, thị hiếu nghệ thuật, năng lực cảm thy văn học, khả năng hoạt động nghệ thuật và sáng tạo nghệ thuật Giáo dục thẩm mĩ trong trường mầm non không chỉ cung cấp chỉ trẻ nhữmg nhận thức thẩm mĩ mà còn hướng tới hoạt động sán( tạo thẩm mĩ Trẻ em không chỉ cảm thụ mà phải hành động
sáng tạo Có thể nói văn học với sự phong phú, lấp lánh của ngôi
ngữ nghệ thuật trong việc biểu đạt hình tượng đã trở thàn] phương tiện giáo dục nghệ thuật cho trẻ
Nhờ sự sáng tạo độc đáo của người nghệ sĩ trong việc biểu dg
hiện thực bằng hình tượng nghệ thuật, cái dep von 06 trom
‘thién nhiên, trong đời sống di vào' văn học nghệ thuật đã là
Trang 39sắc, ngôn ngữ, làm giầu thêm vẻ đẹp của thế giới, làm giàu thêm đời sống tỉnh thần con người Nhờ vậy, phong cảnh, su vat, con
người trong tác phẩm trở nên rất đẹp và có sức hấp dẫn riêng,
nó làm thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ của trẻ em Hơn ai hết, trẻ
em luôn bị cuốn hút bởi cái đẹp và hướng tới cái đẹp Những hình tượng tươi sáng trong tác phẩm, những bức tranh thiên nhiên giàu chất thơ được vẽ nên bằng ngôn ngữ, nhạc điệu của những,
vần thơ, tính biểu cảm của ngôn ngữ sẽ tạo cho trẻ sự nhạy cảm
thẩm mĩ, tâm hồn, tình cảm cao đẹp, sự phong phú của đời sống tỉnh thần Bài thơ “Hoa phượng" của Lê Huy Hoà đã làm nên cái điểu kì diệu Hôm qua còn lấm tấm Chen lẫn màu lá xanh Sáng nay bừng lửa thắm Rừng rực cháy trên cành *Bà ơi sao mà nhanh Phượng nở nghìn mắt lửa Cả dãy phố nhà mình
Một trời hoa phượng đỏ
Hay đêm qua không ngủ Chị gió quạt cho mây,
Hay mặt trời ủ lờa
Cho hoa bừng hôm nay”
'Tiếp xúc với tác phẩm văn học, trẻ không chỉ cảm nhận được
cái đẹp của nghệ thuật mà còn muốn khám phá cái đẹp trong
đời sống Văn học khơi dậy và tiếp sức cho những rung động về
cái đẹp ; nơi nuôi dưỡng cho tâm hồn trẻ sự trong sáng, nhạy:
cam với vẻ đẹp của “giọt sương long lanh chạy”, của ánh trăng,
tỉa nắng mỗi bình mình Có thể nói, về phương diện này, văn
học chính là nơi nuôi dưỡng cảm xúc thẩm mĩ, nơi gìữ gìn phat
Trang 40
những tấm lòng hồn hậu, không nguội lạnh, thờ ơ với số phận con người, biết ghét những cái xấu cái ác, biết yêu thương, đứng
về cái tốt đẹp Về phương diện này, nhà lí luận Mỹ nổi tiếng
Eliot W.Eisner da ting nói : “Giáo dục thẩểm mĩ chính là giáo
dục đạo đức cho con người trong uà thông qua nghệ thuật"
(Nghệ thuật và trẻ em, V.Sestakov chủ biên, NXB Nghệ thuật
Mat-xco-va, 1969)
Như vậy, một tác phẩm văn học đích thực trong khi bôi đắp
những cảm xúc thẩm mĩ cũng đổng thời làm nên sự cao đẹp trong tâm hồn và hình thành cho trẻ quan niệm về cái đẹp Tác
phẩm văn học trực tiếp giáo dục thẩm mĩ cho trẻ
'Như chúng ta đã biết, giáo dục thẩm mĩ luôn gắn với giáo dục
nghệ thuật Trong các tài liệu về giáo dục ở Mỹ, người ta nhận
thấy vai trò đặc biệt của kinh nghiệm nghệ thuật đối với toàn bộ cuộc sống của các đại diện cho mỗi dân tộc trong tương lai và
người ta cho phổ cập các giờ học nghệ thuật bắt buộc đối với mỗi
đứa trẻ Theo Reid Hastrie, giờ học nghệ thuật không nên hạn chế ở sự nghiên cứu chỉ tiết sự sáng tạo các hình thức nghệ thuật mà một vấn để không kém phần quan trọng là hướng vào việc trỉ giác và phân tích có phê phán các tác phẩm nghệ thuật Kinh nghiệm đã cho phép trẻ tìm kiếm sự tác động hài hoà giữa các yếu tố của nghệ thuật như tư liệu nội dung, hình thức tác
phẩm Mục đích của giáo dục thông qua nghệ thuật chính là
nhằm phát triển ở trẻ khả năng nhận thức các mối liên hệ trong
thế giới Nghệ thuật chính là con đường giáo dục, nó không chỉ như môn học cần dạy mà còn như phương pháp dạy học đối với tất cả mọi môn học
Giáo dục Việt Nam cũng đã rất chú trọng việc giáo dục nghệ
thuật cho trẻ, mà trước hết ở trường mầm non là hình thành ở
trẻ sự cảm thụ văn học và tổ chức hướng dẫn trẻ tự hoạt động văn học nghệ thuật Cảm thụ văn hoc — cam thụ những hình
“ tượng nghệ thuật, ở góc độ này cũng thể hiện toàn bộ thế giới
tình cảm đạo đức của con người Khả năng cảm thụ được phát HA ia sob Laat sA hae triển mầm mống đaa