HẠ TẦNG THANH TOÁN THẺ của VIỆT NAM

18 319 0
HẠ TẦNG THANH TOÁN THẺ của VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

HẠ TẦNG THANH TOÁN THẺ của VIỆT NAM

HẠ TẦNG THANH TOÁN THẺ CỦA VIỆT NAM I, Tìm hiểu về thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ 1,Thẻ tín dụng Khái niệm: Thẻ tín dụng là một hình thức thay thế cho việc thanh toán trực tiếp. Hình thức thanh toán này được thực hiện dựa trên uy tín. Chủ thẻ không cần phải trả tiền mặt ngay khi mua hàng. Thay vào đó, Ngân hàng sẽ ứng trước tiền cho người bán và Chủ thẻ sẽ thanh toán lại sau cho ngân hàng khoản giao dịch. Thẻ tín dụng cho phép khách hàng “trả dần” số tiền thanh toán trong tài khoản. Chủ thẻ không phải thanh toán toàn bộ số dư trên bảng sao kê giao dịch hằng tháng. Tuy nhiên, Chủ thẻ phải trả khoản thanh toán tối thiểu trước ngày đáo hạn đã ghi rõ trên bảng sao kê. Thẻ tín dụng khác với thẻ ghi nợ vì tiền không bị trừ trực tiếp vào tài khoản tiền gửi của chủ thẻ ngay sau mỗi lần mua hàng hoặc rút tiền mặt. +, Cách thức hoạt động Thẻ tín dụng được phát hành sau khi nhà cung cấp dịch vụ tín dụng duyệt chấp thuận tài khoản thẻ, sau đó chủ thẻthể sử dụng nó để mua sắm tại các điểm bán hàng chấp nhận loại thẻ. Khi mua sắm, người dùng thẻ cam kết sẽ trả tiền cho nhà phát hành thẻ. Chủ thẻ thể hiện cam kết này bằng cách ký tên lên hóa đơn có ghi chi tiết của thẻ cùng với số tiền, hoặc bằng cách nhập một mật mã cá nhân (PIN). Ngoài ra nhiều điểm bán hàng cũng chấp nhận cách thức xác minh qua điện thoại hoặc xác minh qua internet cho những giao dịch được gọi là giao dịch vắng thẻ hoặc vắng chủ thẻ (CNP - Card/Cardholder Not Present). Chủ thẻ cũng có thể rút tiền mặt từ tài khoản thẻ tín dụng (tiền mặt ứng trước) nếu muốn Người ta sử dụng nhiều hệ thống điện tử để xác minh trong vòng vài giây tính hợp lệ của thẻ cũng như kiểm tra xem hạn mức tín dụng của thẻ còn đủ chi trả cho lần mua sắm đó không. Việc xác minh được thực hiện bằng một đầu đọc thẻ (POS - Point of Sale) kết nối vào ngân hàng thu nhận (acquiring bank) của người bán hàng. Đầu đọc đọc dữ liệu của thẻ từ dải từ tính hoặc từ bản vi mạch trên thẻ. Loại thẻ mới sử dụng bản vi mạch thường được gọi là thẻ "chip" hoặc thẻ EMV. Các nhà bán hàng trực tuyến thường sử dụng một các thức khác để xác minh tài khoản thẻ, trong đó chủ thẻ thường phải cung cấp thêm thông tin như mã số an ninh in ở mặt sau thẻ, địa chỉ chủ thẻ hoặc mật khẩu định trước. Hàng tháng, chủ thẻ nhận được một bảng kê trong đó thể hiện các giao dịch thực hiện bằng thẻ, các khoản phí và tổng số tiền nợ. Sau khi nhận bảng kê, chủ thẻ có quyền khiếu nại bác bỏ một số giao dịch mà anh/chị ta cho là không đúng. Nếu không khiếu nại gì, trước ngày đến hạn, chủ thẻ phải trả một phần tối thiểu định trước, hoặc nhiều hơn, hoặc trả hết món nợ. Nhà cung cấp dịch vụ tín dụng sẽ tính lãi trên phần còn nợ (thường là với lãi suất cao hơn lãi suất của hầu hết những hình thức vay nợ khác). Nhiều tổ chức tài chính có thể sắp xếp việc trả nợ tự động, cắt tiền từ tài khoản ngân hàng của chủ thẻ (nếu có đủ tiền) để tránh trễ hạn trả nợ. +,Hình thức thẻ Hầu hết các thẻ tín dụng được phát hành bởi các ngân hàng địa phương hay các tổ chức tín dụng. Thẻ tín dụng ban đầu chỉ được làm bằng giấy cứng, có nhiều hình thức, kích cỡ khác nhau tùy theo ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng phát hành ra nó. Cách thức sử dụng thẻ cũng chỉ giới hạn trong khu vực hẹp, nơi mà người ta có thể nhận dạng trực tiếp các chủ thẻ. Do sự tiến bộ của khoa học, cùng với sự phát triển của nhu cầu sử dụng, thẻ tín dụng ngày nay đều dùng chất liệu nhựa polyme, thống nhất có cùng hình dạng và kích thước theo tiêu chuẩn ISO 7810 2, Thẻ ghi nợ Khi sở hữu thẻ ghi nợ, chủ thẻthể thanh toán/rút tiền mặt trên cơ sở số tiền đang có trong tài khoản. Thẻ ghi nợ có hai loại, theo phạm vi sử dụng: thẻ ghi nợ nội địa và quốc tế. +, Thẻ ghi nợ nội địa: Thẻ ghi nợ nội địa là phương tiện thanh toán hàng hoá, dịch vụ không dùng tiền mặt. Quý khách hàng chi tiêu và rút tiền trực tiếp trên tài khoản tiền gửi của quý khách mở tại Ngân hàng, Khi trong tài khoản của Quý khách không có tiền, Quý khách không thể sử dụng thẻ ghi nợ để thanh toán hay rút tiền. Thẻ ghi nợ nội địa có giá trị sử dụng trong phạm vi Việt Nam. Với thẻ ghi nợ, quý khách có thể thanh toán hàng hoá, dịch vụ cũng như rút tiền mặt tại các điểm rút tiền và các máy rút tiền tự động ATM. Hạn mức chi tiêu, mua sắm của quý khách không hạn chế, tuỳ vào số dư trên tài khoản của quý khách. Đối với giao dịch rút tiền mặt tại ATM, lượng tiền rút phụ thuộc vào hạn mức ngày của thẻ. Thẻ ghi nợ nội địa cho phép quý khách hàng nhanh chóng tiếp cận nhanh chóng với phương thức thanh toán thẻ, làm quen với các dịch vụ ngân hàng tự động tại ATM, làm quen với việc chi trả không dùng tiền mặt tại các ĐVCNT. +, Thẻ ghi nợ quốc tế: Thẻ ghi nợ hay thẻ trả trước quốc tế (Debit/ Prepaid Card) là sản phẩm thẻ thanh toán toàn cầu do các ngân hàng liên minh với các tổ chức thẻ thanh toán quốc tế như Visa, MasterCard… phát hành. Nó có những tính năng, cách sử dụng và hình thức y hệt như 1 thẻ tín dụng. Điều khác biệt mấu chốt giữa thẻ ghi nợ/ trả trước và thẻ tín dụng đó là: trong khi thẻ tín dụng cho phép người dùng chi xài tiền trước rồi sau đó mới hoàn trả ngân hàng vào cuối kỳ, thì người dùng thẻ ghi nợ phải nộp tiền vào thẻ trước khi sử dụng và chỉ được chi tiêu tối đa số tiền có trong thẻ. Nói cách khác, chủ thẻ chi dùng trên số dư thực tế của thẻ. Chính sự khác biệt này khiến cho thẻ ghi nợ được ưa thích hơn và phù hợp với nhu cầu của số đông người dùng bởi đặc điểm dễ dàng quản lí chi tiêu, tránh được rủi ro vay nợ tín dụng cũng như giảm thiểu thiệt hại trong những trường hợp bị đánh cắp thông tin thẻ. • Nộp tiền vào thẻ bằng VNĐ. Ngân hàng sẽ tự động qui đổi ra ngoại tệ theo tỉ giá tại thời điểm có giao dịch thanh toán. • Rút tiền và thanh toán ở bất kì máy ATM và điểm giao dịch nào có biểu tượng VISA/ MASTER… • Thanh toán online tại các website/ dịch vụ chấp nhận credit/ debit card, bao gồm việc nạp tiền vào tài khoản poker. • Nhận tiền thanh toán vào thẻ trên phạm vi toàn cầu. • -Tiền chưa sử dụng trong thẻ sinh lãi hàng ngày theo lãi suất không kỳ hạn. • -Các loại phí dịch vụ rẻ. Để sử dụng thẻ ghi nợ, khách hàng phải có tài khoản thẻ tại ngân hàng (có thể mở tài khoản khi đăng ký sử dụng thẻ). Thẻ ghi nợ được cấp tất cả mọi công dân Việt Nam và người nước ngoài đang công tác hoặc định cư tại Việt Nam. Thủ tục đăng ký mở thẻ rất đơn giản, thông thường, bạn chỉ cần một/vài tấm hình 3x4 hoặc 4x6, CMND/Hộ chiếu và điền vào Đơn đăng ký phát hành thẻ theo mẫu ngân hàng. Với thẻ ghi nợ, khách hàng có thể thanh toán hoặc rút tiền mặt tại các điểm chấp nhận thẻ, máy ATM. Khách hàng cũng có thể kiểm tra tài khoản, đổi mật mã, chuyển khoản, xem và in sao kê giao dịch ngay trên ATM. Bên cạnh đó, thẻ ghi nợ còn có những tiện ích đáng chú ý như: - Tiền chưa sử dụng trong thẻ sinh lãi hàng ngày theo lãi suất không kỳ hạn - Miễn phí rút tiền khi rút tại máy ATM trong hệ thống - Có thể dùng để thanh toán tự động các khoản chi định kỳ như tiền điện, nước, điện thoại, internet, bảo hiểm, trả nợ vay… - Một số ngân hàng cho phép chủ thẻ chi tiêu đến đồng cuối cùng trong thẻ hoặc được phép thấu chi khi tài khoản hết tiền II, Sự phát triển dịch vụ thẻ tại Việt Nam 1, Số lượng ngân hàng phát hành thẻ Thẻ ngân hàng tiếp tục là phương tiện thanh toán đa dụng, tiện ích, được các ngân hàng thươngmại (NHTM) chú trọng phát triển, có tốc độ phát triển nhanh chóng. Tính đến cuối tháng 03/2013, đã có 52 tổ chức đăng ký phát hành thẻ, số lượng thẻ được phát hành của 48 tổ chức đạt trên 57,1 triệu thẻ (tăng 38,5% so với cuối năm 2011) với khoảng 378 thương hiệu thẻ, trong đó hầu hết là thẻ ghi nợ (chiếm 93,6%), thẻ tín dụng (chiếm 3,1%); tỷ lệ sử dụng thẻ ngân hàng so với các phương tiện TTKDTM khác đang có xu hướng tăng lên. Dịch vụ thẻ ngân hàng phát triển đã giúp NHTM có thêm kênh huy động vốn và phát triển thêm các dịch vụ giá trị gia tăng với nhiều tiện ích khác nhau cung cấp cho khách hàng. (Đơn vị: triệu ) Loại ngân hàng Số lượng thẻ phát hành 31/12/2011 Số lượng thẻ phát hành 31/12/2012 Ngân hàng thương mại Nhà nước 5 5 Ngân hàng chính sách 1 1 Ngân hàng thương mại CP 35 34 Ngân hàng liên doanh 4 4 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài 5 5 tổng 50 49 Bảng 1 : Bảng tổng kết số lượng thẻ phát hành của một số NHVN 2011-2012 2, Tỷ lệ sử dụng hình thức thanh toán thẻViệt Nam Theo kết quả nghiên cứu mới đây của Moody Alalitics – công ty chuyên tư vấn và nghiên cứu kinh tế độc lập - tăng trưởng trong việc sử dụng các sản phẩm thanh toán điện tử (TTĐT) như thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ đã đóng góp 1,2 tỷ USD (25 nghìn tỷ đồng) vào GDP của Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012. Tuy nhiên, với tỷ lệ thanh toán qua thẻ chỉ đạt 10% trên tổng số khoảng 54 triệu thẻ ngân hàng ở Việt Nam hiện nay cho thấy, con số này còn ở mức quá khiêm tốn. 2.1,Thực trạng thanh toán bằng thẻ ở nước ta: Thanh toán bằng tiền mặt còn rất phổ biến trong nền kinh tế. Tiền mặt vẫn là phương tiện thanh toán chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực doanh nghiệp và chiếm đại đa số trong các giao dịch thanh toán của khu vực dân cư. Đến hết năm 2011, tỷ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ghi nhận mức 14%, số liệu này tuy đã giảm đáng kể so với năm 2004 với mức là 20,3% nhưng vẫn còn ở mức cao so với thế giới. Mục tiêu đề án đẩy mạnh thanh toán không dung tiền mặt đến năm 2015 tỷ lệ này chỉ còn 11%. Thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt các ngân hàng thương mại đã không ngừng nỗ lực để đưa dịch vụ thẻ trở thành một phương tiện thanh toán đến đại đa số khách hàng. Dịch vụ thẻ không những là một công cụ hữu hiệu để trả lương mà còn để thực hiện các dịch vụ gia tăng, là cầu nối giữa khách hàng và dịch vụ ngân hàng, trở thành một công cụ thanh toán tiện ích đối với đa số người dân Việt Nam. Theo thống kê của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia về số lượng tài khoản đến ngày 30/06/2012 đối với Nhóm 14 ngân hàng lớn nhất Việt Nam. Số lượng tài khoản tiền gửi thanh toán của cá nhân hiện tại là 30.605.024 tài khoản, trong đó số dư tài khoản tiền gửi thanh toán của cá nhân là 56.632.553 triệu đồng. Mặt khác, số lượng tài khoản tiền gửi thanh toán của các tổ chức chỉ có 1.003.288 tài khoản nhưng lượng giao dịch qua tài khoản của nhóm này đã lên đến 162.962.140 triệu đồng. Mặc dù số lượng tài khoản thanh toán đăng ký của các cá nhân với ngân hàng không ngừng tăng trong thời gian qua nhưng hiệu quả sử dụng đạt tỷ lệ thấp so với kỳ vọng. Để triển khai dịch vụ thẻ và hệ thống ATM phục vụ khách hàng, các ngân hàng phải đầu tư các khoản chi phí lớn lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng về hạ tầng kỹ thuật, chi phí cho lượng tiền nạp sẵn vào máy ATM, chi phí về nghiệp vụ, nhân sự,… Trong suốt 10 năm qua, với mục tiêu tạo thói quen sử dụng phương tiện thanh toán hiện đại cho người dân, ngoài việc cung cấp dịch vụ cơ bản tại ATM như rút tiền, truy vấn thông tin, các ngân hàng đã không ngừng cập nhật nhiều tiện ích trên sản phẩm thẻ ghi nợ cho khách hàng như chuyển khoản, thanh toán cước phí điện thoại, tiền điện, nước, Internet, thanh toán phí bảo hiểm, tiền mua hàng hoá/dịch vụ, thanh toán trực tuyến… Doanh số chi tiêu qua thẻ tăng cao trong năm 2011 cho thấy người tiêu dùng đang dần thích sử dụng thẻ thanh toán để mua hàng, thay vì tiền mặt.Theo số liệu của Hiệp hội Thẻ Việt Nam, tính tới cuối năm 2011, tổng giá trị giao dịch của các loại thẻ tại thị trường Việt Nam lên đến 32 tỉ USD, tuy nhiên giao dịch rút tiền vẫn còn rất lớn, chiếm hơn 80%. Đại diện các siêu thị Coopmart, Big C, Citimart, Maximark cho biết thanh toán không dùng tiền mặt chỉ đạt xấp xỉ 1% và không quá 5% tổng doanh thu. Nguyên nhân chính của thực trạng này có thể xuất phát từ việc còn thiếu các điểm chấp nhận thẻ, cũng như thói quen trả tiền mặt khi mua sắm của các khách hàng Việt Nam. Cho đến nay số lượng thẻ ghi nợ nội địa (ATM) đang lưu hành là 28.720.311 thẻ trên tổng số hơn 40 triệu thẻ được phát hành bởi các tổ chức tín dụng trên toàn quốc. Ngoài ra các ngân hàng này còn phát hành thẻ ghi nợ và tín dụng quốc tế với số lượng là 2.322.580 thẻ. Số lượng máy rút tiền tự động ATM hiện đã dải khắp 63 tỉnh thành trong cả nước với số lượng lên đến 10.560 máy. Trong 37.346.990 giao dịch qua ATM của nhón 14 ngân hàng lớn thì có đến 26.850.331 là giao dịch rút tiền mặt tại ATM. Còn lại các giao dịch là thanh toán chuyển khoản, thương mại điện tử Điều này cho thấy, hoạt động thanh toán sử dụng tiền mặt của người dân hiện vẫn còn rất cao. +,Hình thành thói quen sử dụng thẻ thanh toán Mặc dù vậy, người tiêu dùng đã có dấu hiệu thích mang theo chiếc thẻ đi mua sắm thay vì lỉnh kỉnh tiền mặt. DongABank (DAB) là ngân hàng có lượng thẻ lớn trên thị trường với hơn 6,066 triệu thẻ các loại, tính đến cuối năm 2011. Tổng chi tiêu qua thẻ của DAB trong năm đã tăng hơn 40,64% so với năm 2010. Số lượng thẻ tín dụng quốc tế của DAB chỉ là 7.155 thẻ, chiếm 0,12% tổng lượng thẻ phát hành, nhưng chi tiêu của loại thẻ này đã đạt 141,573 tỉ đồng, chiếm 21% tổng doanh thu. Ông Trịnh Thường Thức - trưởng phòng thẻ thuộc ngân hàng Vietcombank Tp. HCM - cho biết, năm 2011, chỉ tính riêng chi nhánh Vietcombank Tp. HCM, chi tiêu (không kể rút tiền) bằng thẻ ghi nợ nội địa qua các kênh thanh toán trực tiếp, mạng mỗi tháng ước chừng 30 tỉ đồng, trong đó lượng thanh toán thông qua POS tăng mạnh. Riêng chi tiêu của các chủ thẻ tín dụng của Vietcombank Tp. HCM đạt khoảng 200 tỉ đồng/tháng.Vietcombank hiện có 6 triệu thẻ nội địa và 1 triệu thẻ quốc tế, với mức tăng trưởng chi tiêu tăng trưởng bình quân 30% mỗi năm. “Thẻ tín dụng được chấp nhận ở mọi nơi trên thế giới, cùng cái lợi chi trước trả tiền sau 45 ngày không lãi suất, nên đạt doanh số lớn”, ông Thức nói. Ông Godfrey Swain - giám đốc khối dịch vụ tài chính cá nhân và quản lý tài sản của ngân hàng HSBC Việt Nam - cho biết, mảng kinh doanh thẻ tín dụng của HSBC có mức tăng trưởng đáng kể. Tổng chi tiêu thực hiện qua thẻ tín dụng của HSBC Việt Nam có tỉ lệ tăng trưởng bình quân trong 3 năm qua là hơn 90%. Phần lớn chủ thẻ HSBC là người Việt Nam, và hơn 50% thanh toán bằng thẻ tín dụng của HSBC được thực hiện ở nước ngoài. Singapore, Mỹ, Hồng Kông, Anh, Úc là những nơi mà khách hàng HSBC đến và chi tiêu nhiều nhất; lĩnh vực chi tiêu chủ yếu là các dịch vụ ăn uống, quần áo, phụ kiện, du lịch và bán lẻ. HSBC cũng nhận thấy có sự tăng trưởng nhanh chóng về số lượng thanh toán cũng như số điểm chấp nhận thẻ tại thị trường Việt Nam. “Chi tiêu qua thẻ ghi nợ nội địa tăng, nhưng thẻ tín dụng tăng mạnh hơn. Bình quân mỗi khoản chi tiêu qua thẻ tín dụng Vietcombank là 3 triệu đồng/giao dịch, nhiều người dùng thẻ 3 đến 4 lần/tuần. Chủ thẻ tín dụng ngày càng chi tiêu tại thị trường Việt Nam nhiều hơn, chiếm khoảng 30 - 40%”, ông Thức cho biết. +, Việt Nam sẽ có thêm hàng triệu chủ thẻ mới bắt đầu làm quen với việc dùng thẻ thanh toán, thay vì dùng tiền mặt. Theo số liệu của công ty nghiên cứu thị trường Research & Markets (Mỹ) đưa ra vào cuối năm 2011, thị trường thẻ Việt Nam được đánh giá là một thị trường năng động hàng đầu thế giới, với mức tăng trưởng khoảng 18,5% từ nay đến năm 2014. Trong đó, có hơn 20 ngân hàng triển khai Internet Banking và gần 8 ngân hàng triển khai m-banking ở các mức độ khác nhau. Theo Hiệp hội Thẻ Việt Nam, tổng số thẻ phát hành toàn hệ thống đạt khoảng 40 triệu thẻ, số lượng ATM là khoảng 13.000 máy và POS là 70.000. 2.2, Những nguyên nhân tồn tại  Chất lượng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt chưa đồng bộ • Việc mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ nội địa vẫn gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại. Do phần lớn khách hàng sử dụng thẻ nội địa là người VN, vốn quá quen với việc sử dụng tiền mặt và lại luôn có sẵn tiền mặt cũng như dễ dàng tiếp cận với nguồn tiền mặt có tại các ATM, nên việc sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt còn rất hạn chế. • Các phương tiện thanh toán hiện nay chưa được triển khai trên diện rộng để đáp ứng nhu cầu thanh toán trong nền kinh tế. Các phương tiện thanh toán này còn mới mẻ và bỡ ngỡ với phần lớn người dân; tâm lý e dè, sợ rủi ro đã ngăn cản việc tiếp cận của người tiêu dùng với các phương tiện thanh toán mới. Các thanh toán trong khu vực dân cư phần lớn vẫn sử dụng tiền mặt, ngay cả ở thành thị, nơi có điều kiện thuận lợi cho phát triển các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, việc sử dụng tiền mặt vẫn còn phổ biến. • Dịch vụ thẻ ngân hàng mới có sự gia tăng về số lượng nhưng chưa có sự chuyển biến thực sự về chất lượng; mục tiêu cuối cùng là sử dụng thẻ để thanh toán hàng hóa, dịch vụ thay cũng chỉ đạt khoảng 17% giao dịch còn lại là thực hiện rút tiền mặt tại hệ thống ATM; dịch vụ đi kèm ATM đã có nhưng chưa nhiều. Hệ thống POS chưa phát triển rộng, thanh toán qua POS còn hạn chế; số lượng giao dịch qua POS còn ít (chỉ đạt chưa đến 5% doanh số bán hàng).  Phí chưa thỏa đáng • Các giao dịch qua ATM, thanh toán thẻ tín dụng đều phải trả phí khi mà cơ sở hạ tầng của hệ thống thanh toán này còn quá nhiều bất cập. Gần đây nhất NHNN đã thống nhất việc thu phí dịch vụ bắt đầu từ năm 2013 trên cơ sở đề xuất mức phí từ các ngân hàng. • Các đơn vị kinh doanh không muốn chấp nhận thẻ một phần do phải trả phí ngân hàng, một là phải công khai doanh thu. Vì thế, một số đơn vị chấp nhận thẻ (ĐVCNT) dù đã ký hợp đồng chấp nhận thẻ với ngân hàng nhưng vẫn tìm nhiều cách hạn chế các giao dịch bằng thẻ của khách hàng như để máy cà thẻ vào nơi khuất, ưu tiên khách hàng trả tiền mặt,… • Thực tế các ngân hàng chạy đua hạ mức phí chiết khấu cho các ĐVCNT khiến cho việc phát triển mạng lưới POS không có hiệu quả do các ngân hàng không có nguồn thu bù đắp chi phí đầu tư mua sắm thiết bị, chi phí cho nhân sự để phát triển ĐVCNT.  Cơ sở hạ tầng kỹ thuật Hạ tầng cơ sở kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thanh toán phát triển chưa đồng bộ Mặc dù số lượng ATM, POS được lắp đặt tăng đều qua các năm nhưng thực tế là tỷ trọng so với số dân vẫn còn thấp, chưa phân bố đều (chủ yếu tập trung tạo các đô thị lớn, khu công nghiệp). Hoạt động của hệ thống phục vụ thanh toán chưa đảm bảo, còn tiềm ẩn nguy cơ về bảo mật.  Khuôn khổ pháp lý chưa hoàn thiện • Cơ sở pháp lý đối với thanh toán không dùng tiền mặt vẫn còn lạc hậu so với thực tế • Cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt chưa thật đồng bộ, chưa khuyến khích đầu tư mạnh cho cơ sở hạ tầng. • Chưa có quy định về các loại hình kinh doanh bắt buộc phải thanh toán qua thẻ, giảm thuế/hoàn thuế cho các giao dịch thanh toán bằng thẻ, miễn/giảm thuế nhập khẩu đối với thiết bị thanh toán thẻ…  Nguyên nhân khác • Hiện tượng phá máy ATM để lấy tiền gia tăng. • Tội phạm trong lĩnh vực thanh toán gia tăng chủ yếu liên quan đến gian lận tài khoản thẻ và thẻ giả, thẻ bị mất cắp, thất lạc… Trong đó, gian lận tài khoản thẻ thường xảy ra với các giao dịch không xuất trình thẻ vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn đáng kể so với gian lận thẻ giả Nhằm đa dạng hóa dịch vụ, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thanh toán điện tử và chú trọng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế, cuối tháng 12/2011, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn hai (2011 - 2015). Theo đó, đề án đã chỉ rõ mục tiêu cần phải đạt được đến cuối năm 2015 là tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán dưới 11%, nâng tỷ lệ người dân có tài khoản ngân hàng lên 35 - 40%; triển khai 250.000 điểm giao dịch với số lượng trên 200 triệu giao dịch/năm Cụ thể, một số khuyến nghị đưa ra như sau: * Phát triển thanh toán điện tử với nhiều sản phẩm, dịch vụ mới, đa dạng, an toàn, thuận tiện; * Lựa chọn áp dụng một số mô hình thanh toán phù hợp với Việt Nam để xây dựng nền tảng, tạp bước phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở khu vực nông thôn; * Tăng cường quản lý thanh toán tiền mặt, giảm sử dụng tiền mặt trong các giao dịch thanh toán; cần chú trọng triển khai thực hiện đồng bộ 5 nhóm giải pháp: Một là, bổ sung, hoàn thiện đồng bộ khuôn khổ pháp lý và cơ chế chính sách; Hai là, nâng cao chất lượng và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật; Ba là, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các dịch vụ thanh toán, ứng dụng các phương tiện thanh toán mới, hiện đại; Bốn là, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn trong toàn xã hội; Năm là, đẩy mạnh các giải pháp hỗ trợ khác như đẩy mạnh hợp tác quốc tế để nhận được sự hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan Bộ, ngành trong việc triển khai các giải pháp, tăng cường nâng cao chất lượng cán bộ, đặc biệt là cán bộ tham gia xây dựng chính sách, tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động thanh toán trong nền kinh tế… Theo thống kê mới nhất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến cuối tháng 03/2013, đã có 52 tổ chức đăng ký phát hành thẻ, số lượng thẻ được phát hành của 48 tổ chức đạt trên 57,1 triệu thẻ (tăng 38,5% so với cuối năm 2011) với khoảng 378 thương hiệu thẻ, trong đó hầu hết là thẻ ghi nợ (chiếm 93,6%), thẻ tín dụng (chiếm 3,1%); tỷ lệ sử dụng thẻ ngân hàng so với các phương tiện thanhtoán không dùng tiền mặt (TTKDTM) khác đang có xu hướng tăng lên. III, Các phương pháp marketing cho dịch vụ thẻ của các ngân hàng Việt Nam: Marketing là một công cụ vô cùng quan trọng giúp các doanh nghiệp đưa sản phẩm tới người tiêu dùng và thu hút họ. Và hiện nay, đây cũng là công cụ hữu hiệu nhất mà các ngân hàng sử dụng để phát triển dịch vụ thẻ trên thị trường. Có rất nhiều các công cụ marketing mà các ngân hàng có thể lựa chọn để đẩy mạnh dịch vụ thẻ và nó còn tùy thuộc vào từng ngân hàng cụ thể, cũng như chiến lược kinh doanh, thị trường mục tiêu của họ mà việc sử dụng các phương pháp marketing sẽ linh hoạt. Các phương pháp marketing mà các ngân hàng sử dụng phổ biến hiện nay gồm: 1. Marketing trực tiếp qua thư điện tử ( email- marketing): Đây là phương pháp hiệu quả mà ít tốn kém nên các ngân hàng thường xuyên sử dụng để giới thiệu về dịch vụ thẻ tới khách hàng của mình. Họ sẽ gửi những email tới danh sách các khách hàng của họ, gồm một đoạn thông điệp ngắn gọn quảng bá về các loại thẻ của ngân hàng, ưu đãi khi KH sử dụng thẻ 2. Tổ chức sự kiện Tài trợ hoặc tổ chức cho những sự kiện có ảnh hưởng đến xã hội.Gắn liền nhãn hiệu của bạn với sự kiện này, sản phẩm sẽ nhanh chóng trở nên nổi tiếng.Trong các sự kiện này, các ngân hàng có thể trực tiếp giới thiệu cácloại thẻ của họ, có thể giải đáp những thắc mắc về loại hình dịch vụ này cho KH. 3. Đưa bản tin Bản tin là một công cụ đặc biệt hiệu quả, nhất là đối với các ngân hàng. Bằng cách đưa bản tin, doanh nghiệp đã chứng tỏ họ làm chủ về lĩnh vực của mình. Bản tin cũng có thể cho phép ngân hàng đưa tin về những sản phẩm mới, giá cả và những hoạt động khác nhau của doanh nghiệp, đặc biệt là những hoạt động xã hội - điểm tạo nên cái nhìn thiện cảm của công chúng đối với doanh nghiệp. 4. Liên kết với các trường ĐH, CĐ Vào các dịp đầu năm học, các ngân hàng thường liên kết các trường ĐH, CĐ để phát hành thẻ tín dụng miễn phí cho sinh viên như Vietinbank, Agribank, Sinh viên cũng là một trong những đối tượng quan trọng mà các ngân hàng muốn tập trung tới. Trong đối tượng này thì chủ yếu sử dụng loại thẻ tín dụng. 5. Tham gia các hoạt động từ thiện, tài trợ Tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, giúp đỡ người nghèo, tật nguyền. Ngoài ra bạn có thể tài trợ cho các hoạt động thể thao, đỡ đầu một đội bóng. Những hoạt động này sẽ giúp tạo nên ấn tượng tốt đẹp, và đưa công ty đến gần hơn với công chúng. Điều này cũng tác động lớn đến lượng khách hàng sử dụng thẻ của các ngân hàng. 6. Quảng cáo trên các phương tiện truyềnthông: TV, đài, báo chí là những công cụ tạo hiệu quả rất cao và nhanh chóng khi DN muốn đưa sản phẩm tới công chúng. Các ngân hàng có thể qua đó quảng cáo về dịch vụ thẻ của mình, các loại thẻ của ngân hàng, các hình thức ưu đãi khách hàng khi sử dụng những loại thẻ đó. IV, Rủi ro khi thanh toán thẻ 1. Khái niệm về rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ Rủi ro trong hoạt động kinh doanh thẻ là các tổn thất về vật chất hoặc phi vật chất có liên quan đến hoạt động kinh doanh thẻ, bao gồm hoạt động phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ. Đối tượng chịu rủi ro là ngân hàng, chủ thẻ, đơn vị chấp nhận thẻ. 2. Các rủi ro trong thanh toán thẻ hiện nay 2.1 Xét rủi ro từ góc độ vĩ mô - Rủi ro do môi trường pháp lý: Trong hoạt động kinh doanh thẻ, quá trình thực hiện giao dịch đôi khi có liên quan đến các chủ thể nước ngoài, do vậy có một số vấn đề không những bị điều chỉnh bởi luật pháp trong nước mà còn bị điều chỉnh bởi luật pháp nước ngoài,thông lệ quốc tế. Nếu các chủ thể tham gia trong hoạt động thẻ không nắm bắt được hết các nội dung, qui phạm pháp luật sẽ dễ dẫn đến rủi ro. Nguyên nhân gây nên rủi ro này là do luật pháp quốc gia, luật pháp quốc tế hoặc các thông lệ quốc tế có nhiều điểm khác nhau. [...]... đây là bài phân tích về hạ tầng thanh toán thẻ của Việt Nam Ta có thể thấy rõ Xu hướng sử dụng thẻ để thanh toán ngày nay khá phổ biến và ngàycàngcó xu hướng tang nhanh trong những năm tới Ước mơ về một nền kinh tế thanh toán phi tiền mặt không còn quá xa vời với một nước có nền kinh tế phát triển mạnh trong khu vực như Việt Nam Sự phát triển của thị trường thẻ thanh toánViệt Nam không còn là biểu... chủ thẻ nhập số pin Sau đó, chúng tìm cách làm chủ thẻ mất tập trung, chẳng hạn hét lên, đánh đổ nước uống hoặc nước sốt vào chủ thẻ hoặc đánh rơi tiền và hỏi đó là tiền của ai.Trong lúc chủ thẻ sao nhãng, kẻ gian liền lấy trộm toàn bộ thẻ, tiền của chủ thẻ Khi lấy được thẻ, kẻ gian thực hiện rút tiền trong thẻ với số pin đã nhìn trộm được - Tộiphạmtạicácquầythanhtoán Có thể ngay tại quầy thanh toán của. .. của các ngân hàng với nhau và với chủ thẻ 2.2 Rủi ro từ góc độ các ngân hàng thương mại Kinh doanh thẻ được coi là khá an toàn so với các loại hình dịch vụ khác của ngân hàng Tuy vậy, đối với các tổ chức phát hành và thanh toán thẻ, việc phòng ngừa và quản lí rủi ro vẫn là một vấn đề rất quan trọng Rủi ro trong hoạt động thanh toán thẻ của ngân hàng nằm trong hai khâu: phát hành thẻthanh toán thẻ. .. gửi thẻ về địa chỉ mới Do không kiểm tra tính xác thực của thông tin nên ngân hàng đã gửi thẻ đến địa chỉ mới theo yêu cầu của khách hàng nhưng đây không phải là yêu cầu của chủ thẻ thật Tài khoản của chủ thẻ đã bị người khác lợi dụng Điều này chỉ bị phát hiện khi ngân hàng nhận được sự liên hệ của chủ thẻ thật do không nhận được thẻ hoặc ngân hàng gửi yêu cầu thanh toán cho chủ thẻ Rủi ro trong thanh. .. vụ thẻ phát triển cao * Rủi ro về đạo đức Đây là rủi ro xảy ra khi nhân viên cơ sở chấp nhận thanh toán thẻ cố tình in ra nhiều bộ hóa đơn thanh toán thẻ nhưng chỉ giao một bộ cho khách hàng, các bộ hóa đơn còn lại sẽ được giả mạo chữ kí của khách hàng đưa đến ngân hàng thanh toán để yêu cầu ngân hàng chi trả Thiệt hại của rủi ro có thể làm ảnh hưởng đến cả ngân hàng phát hành và ngân hàng thanh toán. .. toán Phần lớn các thẻ giả mạo đều thực hiện tại các ĐVCNT Do vậy để phòng ngừa và hạn chế rủi ro các ĐVCNT/ĐƯTM nên nghiêm túc thực hiện các công việc sau: - - - - - Các ĐVCNT/ĐƯTMnêncửngườicó đủtrình độchuyênmôn, ngoạingữ đitậphuấncáckhóa đàotạonhư: quitrìnhthanhtoánthẻ, cáchpháthiệnthẻgiả, cáchhạnchếrủirothanhtoánthẻ,… Các ĐVCNT/ĐƯTM phải thực hiện đúng qui trình chấp nhận thanh toán thẻ, các điều khoản... hưởng của tình hình tội phạm thẻ trên thế giới,….Trong thời gian qua trên thế giới và tại Việt Nam đã xảy ra các hình thức gian lận như sau: - Lấy cắp thẻ Bước đầu tiên, bọn tội phạm lắp vào khe đọc thẻ của máy ATM một miếng nhựa có khả năng giữ thẻ và ngăn máy nhả thẻ ra Khi chủ thẻ còn lúng túng chưa biết xử lý ra sao, kẻ gian đến gần, giả vờ là người tốt bụng sẵn sàng giúp đỡ và “tư vấn” chủ thẻ nên... lấy cắp thông tin thẻ Tiếp theo là khâu giải mã thông tin tải về rồi ngay lập tức trải qua một quá trình mã hóa khác để ngăn chặn sự kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền Sau khi mã hóa, những thông tin lấy cắp được sẽ được ghi vào thẻ trắng và sử dụng số pin có được để rút tiền 3 Một số biện pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán thẻViệt Nam 3.1 Các ngân hàng thanh toán - Ngay khi thẻ đã được kích... thân ngân hàng phát hành * Thẻ được tạo băng từ giả Đây là loại hình giả mạo thẻ sử dụng công nghệ cao, trên cơ sở thông tin của khách hàng trên băng từ của cơ sở chấp nhận thanh toán thẻ các tổ chức tội phạm sử dụng các phần mềm mã hóa và tạo ra các băng từ giả trên thẻ và thực hiện các giao dịch.Điều này dẫn đến rủi ro cho cả ngân hàng phát hành, ngân hàng thanh toán và chủ thẻ. Loại hình giải mạo thường... ra khỏi tầm mắt Cất thẻ ngay khi hoàn tất giao dịch Trong quá trình giao dịch tại các điểm chấp nhận thẻ, chủ thẻ cần chú ý bảo vệ mật mã cá nhân của mình Chủ thẻ không nên đưa thẻ của mình cho người thân để thực hiện việc thanh toán thẻ qua POS Kiểm tra hoá đơn thanh toán tại các đơn vị chấp nhận thẻ trước khi ký Nếu thông tin trên hoá đơn không đúng, yêu cầu đại lý huỷ giao dịch và huỷ các liên hoá . HẠ TẦNG THANH TOÁN THẺ CỦA VIỆT NAM I, Tìm hiểu về thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ 1 ,Thẻ tín dụng Khái niệm: Thẻ tín dụng là một hình. đitậphuấncáckhóa đàotạonhư: quitrìnhthanhtoánthẻ, cáchpháthiệnthẻgiả, cáchhạnchếrủirothanhtoánthẻ,…. - Các ĐVCNT/ĐƯTM phải thực hiện đúng qui trình chấp nhận thanh toán thẻ, các

Ngày đăng: 27/02/2014, 00:43

Hình ảnh liên quan

Bảng 1: Bảng tổng kết số lượng thẻ phát hành của một số NHVN 2011-2012 - HẠ TẦNG THANH TOÁN THẺ của VIỆT NAM

Bảng 1.

Bảng tổng kết số lượng thẻ phát hành của một số NHVN 2011-2012 Xem tại trang 5 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I, Tìm hiểu về thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ

  • 1,Thẻ tín dụng

    • +, Cách thức hoạt động

    • +,Hình thức thẻ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan